Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Đề tài Có ý kiến cho rằng xã hội hóa dịch vụ công làm cho chất lượng của các dịch vụ tăng lên nhưng khoảng cách giàu – nghèo trong xã hội cũng tăng rõ rệt. Anh chị có đồng ý với nhận định trên hay không. Tại sao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.4 KB, 11 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC ...</b>

<small>------LOGO TRƯỜNG</small>

<b>BÀI TIỂU LUẬN</b>

<i><b>Đề tài : Có ý kiến cho rằng : “xã hội hóa dịch vụ cơng làm cho chất lượng của các</b></i>

<i>dịch vụ tăng lên nhưng khoảng cách giàu – nghèo trong xã hội cũng tăng rõ rệt”. </i>

Anh chị có đồng ý với nhận định trên hay không? Tại sao?

Dưới góc độ phân hóa giàu nghèo khi xã hội hóa dịch vụ cơng, Anh/chị hãy bình luận về việc người bệnh không phải chi trả khi điều trị covid.

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

Từ xưa đến nay, các vấn đề về xã hội hóa dịch vụ cơng, khoảng cách giàu – nghèo luôn được mọi người vô cùng quan tâm. Vấn đề này càng được nhắc đến khi thế giới nói chung cũng như đất nước Việt Nam nói riêng trải qua đại dịch covid suốt 2 năm vừa qua, lúc này đây, sự phân chia của các dịch vụ công và các dịch vụ tư nhân, đặc biệt là dịch vụ y tế, trở thành những vấn đề khiến cho các công ty tư nhân và nhà nước phải thỏa thuận một cách êm đẹp để cứu người dân vùng dịch.

Khi nói về xã hội hóa dịch vụ cơng và khoảng cách giàu – nghèo, có ý kiến cho

<i>rằng “xã hội hóa dịch vụ cơng làm cho chất lượng của các dịch vụ tăng lên nhưngkhoảng cách giàu – nghèo trong xã hội cũng tăng rõ rệt”. Cá nhân Tôi thấy nhận định</i>

này đang phản ánh khá đúng về thực tế hiện nay, Tôi sẽ lý giả về sự đồng tình của Tơi về nhận định này trong bài tiểu luận. Và qua đây, tôi cũng nêu lên quan điểm của bản thân tôi về việc “ người bệnh không phải chi trả khi điều trị covid” dưới góc độ phân hóa giàu nghèo khi xã hội hóa dịch vụ cơng.

<i>Trước khi đưa ra những lý giải về sự đồng tình nhận định: “xã hội hóa dịch vụcông làm cho chất lượng của các dịch vụ tăng lên nhưng khoảng cách giàu – nghèotrong xã hội cũng tăng rõ rệt”. Tơi xin nói qua về các phạm trù “xã hội hóa”, “dịch vụcơng” và “khoảng cách giàu – nghèo”.</i>

<i> Xã hội hóa là gì?</i>

Khi nói về khái niệm của xã hội hóa, có rất nhiều quan điểm khác nhau, nổi bật trong số đó là một vài khái niệm dưới đây:

<i>Theo N.Smelser: “xã hội hóa là q trình mà trong đó cá nhân học cách thứchành động tương ứng với vai trị của mình”.</i>

<i>Theo Fichter: “xã hội hóa là một q trình tương tác giữa người này và ngườikhác, kết quả là một là sự chấp nhận những khn mẫu hành động và thích nghi vớinhững khn mẫu hành động đó”.</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<i>Theo phần đa mọi người hiểu rằng: xã hội hóa là một quá trình mà cá nhân trongxã hội gia nhập vào nhóm cộng đồng của xã hội, được mọi cá thể cũng như tổ chứctrong xã hội chấp nhận, cuối cùng, cá nhân đó tìm được tiếng nói chung và đồng nhấtvới xã hội.</i>

Mục đích của xã hội hóa:

+ Xã hội hóa sẽ trang bị những kiến thức cũng như kĩ năng cho cá nhân hòa nhập vào xã hội

+ Cá nhân sẽ hình thành, thực hành và rèn luyện các khả năng như viết, diễn thuyết và thuyết trình trước đám đơng.

+ Xã hơi hóa sẽ giúp cho cá nhân hiểu và nắm rõ các giá trị xã hội, quy tắc cũng như chuẩn mực sống, từ đó sẽ nhận được sự tín nhiệm của xã hội.

<i>Dịch vụ cơng là gì?</i>

Theo khoản 1, điều 3, nghị định 32/2019/ND-CP ngày 10 tháng 04 năm 2019 của

<i>Chính phủ đã đưa ra khái niệm: “ dịch vụ công là dịch vụ thiết yếu đối với đời sốngkinh tế – xã hội của đất nước, cộng đồng dân cư hoặc bảo đảm quốc phòng, an ninhmà Nhà nước phải tổ chức thực hiện”</i>

Dịch vụ cơng là những dịch vụ, hàng hóa do nhà nước cung cấp hoặc nhà nước ủy quyền cho một cơ quan khác thực hiện nhằm đáp ứng cac nhu cầu thiết yếu, cần thiết của cộng đồng, đem lại sự hiệu quả và công bằng.

Tại Việt Nam, dịch vụ công được chia thành 03 loại như sau:

<i>Thứ nhất, dịch vụ công trong lĩnh vực sự nghiệp. Đây là những hoạt động cung</i>

cấp phúc lợi xã hội thiết yếu cho người dân như: y tế, giáo dục đào tạo, văn hóa, thể dục thể thao, an sinh xã hội….

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<i>Thứ hai, dịch vụ công trong lĩnh vực cơng ích. Đây là các hoạt động cung cấp</i>

hàng hóa, dịch vụ cơ bản, thiết yếu cho cộng đồng như: vệ sinh môi trường, xử lý rác thải, cấp nước sạch, vận tải cơng cộng đơ thị, phịng chống thiên tai…

<i>Thứ ba, dịch vụ hành chính cơng là loại dịch vụ gắn liền với chức năng quản lý</i>

nhà nước nhằm đáp ứng yêu cầu của người dân. Đây là một phần trong chức năng quản lý nhà nước. Dịch vụ công này bao gồm cấp giấy phép, giấy chứng nhận, đăng ký, công chứng, thị thực, hộ tịch,…

<i>Khoảng cách giàu - nghèo là gì?</i>

Khoảng cách giàu – nghèo ( cịn được gọi là bất bình đẳng kinh tế) là sự chênh lệch về tài sản hoặc thu nhập giữa các cá nhân hoặc nhóm trong xã hội hoặc giữa quốc gai này với quốc gia khác.

Khoảng cách giàu – nghèo liên quan đến cơng bằng, bình đẳng về kết quả, cơ hội và tuổi thọ.

Bất bình đẳng kinh tế khác nhau giữa các xã hội, giữa giai đoạn lịch sử, cơ cấu kinh tế và các hệ thống (ví dụ, chủ nghĩa tư bản hay chủ nghĩa xã hội), và giữa các khả năng của từng cá nhân để tạo ra sự giàu có.

Sau khi hiểu rõ các khái niệm về “xã hội hóa”, “dịch vụ cơng” và phân hóa giàu –

<i>nghèo”, Tơi xin đưa ra những luận giải về sự đồng tình ý kiến “xã hội hóa dịch vụcơng làm cho chất lượng của các dịch vụ tăng lên nhưng khoảng cách giàu – nghèotrong xã hội cũng tăng rõ rệt”</i>

<i> “Xã hội hóa dịch vụ công làm cho chất lượng của các dịch vụ tăng lên” vì:Thứ nhất, các cơ quan nhà nước ln có 1 độ ì nhất định, do hầu hết người vào</i>

được nhà nước là con ơng cháu cha, họ có quan điểm đã vào được nhà nước thì họ sẽ khơng bao giờ bị sa thải dù làm sai làm chậm, bên cạnh đó chất lượng đầu vào có thể

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

thấp, những người chỉ có trình độ học vấn trung cấp, cao đẳng cũng có thể được tuyển vào với vị ca nếu có cơ cấu tốt, điều này dẫn đến chất lượng của dịch vụ giảm dần.

Ví dụ như bệnh viện của nhà nước, để có thể xin được vào làm trong bệnh viện nhà nước như tuyến huyện hay tuyến tỉnh, nếu chỉ có bằng đẹp, trường cao mà khơng có quan hệ thì sẽ khơng thể vào được nhưng nếu có quan hệ rộng, con ơng cháu cha thì chỉ cần có bằng cấp đúng với ngành, không phân biệt trường cao hay trường thấp, đại học hay trung cấp hay cao đẳng, vẫn có thể vào một cách đường hồng. Chính vì sự quan liêu, quen biết , tư tưởng con ông cháu cha mà dẫn đến chất lượng đội ngũ nhân viên của bệnh viện ngày càng giảm sút, điều này cũng dẫn đến chất lượng dịch vụ cũng giảm dần.

<i>Thứ hai, một cá nhân hay tổ chức tư nhân khi gia nhập vào việc cung cấp dịch vụ</i>

cơng nào đó, thì để có thể đc mọi người trong xã hội chấp nhận, bắt buộc cá nhân hay tổ chức tư nhân đó phải đảm bảo về chất lượng của các dịch vụ mà họ cung cấp.

Ví dụ như dân số ngày càng tăng lên, số lượng các trường công không thể đáp ứng được nhu cầu giáo dục của người dân, từ đó, nhà nước cho phép các cá nhân và tổ chức tư nhân được phép tham gia vào cung cấp dịch vụ giáo dục. Đi đơi với việc học phí cao hơn trường cơng thì chất lượng giáo dục của các trường tư cũng cao hơn, nhiều hoạt động ngoại khóa, lĩnh vực được áp dụng vào trong giảng dạy, trường tư thục chú trọng đến giáo dục các kiến thức có thể áp dụng được trong thực tế, giúp con người phát triển hồn thiện hơn. Dù học phí cao hơn trường công nhưng trường tư thục vẫn được lựa chọn nhiều do chất lượng giáo dục tốt.

<i>Thứ ba, để có thể cung cấp những dịch vụ chất lượng, các cá nhân và tổ chức tư</i>

nhân sẽ đầu tư vào chiêu mộ những nhân tài hơn, linh hoạt trong cách thức tổ chức và vận hành dịch vụ, đồng thười cũng mở rộng hợp tác với các tổ chức nước ngồi hơn.

Ví dụ như các trường đại học, trước kia dưới sự chỉ đạo của bộ giáo dục nhưng vài năm trở về đây, các trường đại học được tự chủ về tài chính, tự chủ về tuyển dụng

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

giảng viên và chương trình dạy để phù hợp với từng ngành, từng chuyên ngành. Để có thể làm giảng viên đại học, học hàm ít nhất phải từ thạc sỹ trở lên, trước kia thì vẫn chấp nhận thạc sỹ trong nước nhưng ngày nay tiêu chuẩn của các trường càng cao, thạc sỹ phải tốt nghiệp nước ngồi, có trình độ tiếng anh. Để chất lượng dịch vụ giảng dạy ngày càng tăng, các trường cịn mời các giảng viên nước ngồi và cũng hợp tác giảng dạy từ xa hoặc trực tuyến với các trường đại học nổi tiếng khác trên thế giới, bên cạnh đó, các trường cũng ứng dụng các chương trình dạy của nước ngoài vào giảng dạy để đạt hiệu quả cao hơn.

<i>“Xã hội hóa dịch vụ cơng làm khoảng cách giàu – nghèo trong xã hội cũng tăngrõ rệt” là vì các lý do dưới đây:</i>

<i>Thứ nhất, khi xã hội hóa dịch vụ cơng, mỗi tổ chức tư nhân sẽ thu mức học phí</i>

hoặc mức phí khác nhau để đáp ứng được nguồn thu chi làm cho những người nghèo khơng đủ điều kiện để sử dụng dịch vụ.

Ví dụ như các trường đại học hiện nay muốn chất lượng dịch vụ tăng lên thì phải đầu tư chi phí mời giảng viên nước ngồi, đầu tư cơ sở vật chất… điều này dẫn đến học phí tăng lên gấp đơi, thậm chí gấp ba so với trước kia. Do học phí cao nên nhiều học sinh sinh viên có hồn cảnh khó khăn, chủ yếu là ở các tỉnh lẻ hoặc vùng sâu vùng xa không thể theo học, họ khơng thể có tấm bằng đại học để xin việc, dẫn đến khoảng cách giàu nghèo tăng lên.

<i>Thứ hai, một vài lĩnh vực dịch vụ khi được xã hội hóa sẽ dẫn đến sự độc quyền,</i>

dẫn đến sự phân hóa giàu – nghèo tăng lên.

Ví dụ như ngành điện lực, nhà nước cho phép tư nhân tham gia vào cung cấp dịch vụ lĩnh vực này, nhưng do chi phí đầu tư ban đầu quá lớn nên chỉ có 1 cơng ty là EVN được độc quyền cung cấp điện. Đây là dịch vụ thiết yếu phục vụ cho cuộc sống, người dân không được quyền trả giá, dẫn đến, dù nghèo khổ cũng phải trả mức giá như người giàu, dẫn đến khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<i>Thứ ba, các công ty tư nhân hoặc các cá nhân sẽ chọn các khu vực thành thị để</i>

phát triển hơn là khu vực nông thơn. Tại thành thị, người dân được bình đẳng hơn và dễ dàng tiếp cận các dịch vụ giáo dục, y tế, đồng thời trình độ học vấn cũng đồng đều hơn nên bất bình đẳng về thu nhập sẽ thấp hơn nơng thơn. Cịn tại các vùng miền, do ít được tiếp xúc với các dịch vụ tốt nên trình độ dân trí sẽ thấp hơn nhiều so với thành thị, dẫn đến khoảng cách giàu nghèo lớn.

Trong suốt 2 năm qua, thế giới cũng như Việt Nam đang phải trải qua dịch bệnh covid xuất phát từ đất nước Trung Quốc. Dịch bệnh gây thiệt hại về người cũng như kinh tế của hầu hết các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Trải qua 2 đợt dịch đầu, do những chính sách và đường lối đúng đắn của chính phủ, đất nước ta khơng bị thiệt hại về người nhưng đến đơt dich thứ 3 bắt đầu từ đâug tháng 3/2021, đến nay vẫn chưa kết thúc, nước ta đã phải chịu thiệt hại rất nặng về con người cũng như kinh tế. Dịch bệnh xảy đến là điều khơng ai muốn, chính vì thế, nhà nước cần phải hỗ trợ nên việc người bệnh không phải chi trả khi điều trị covid là một chính sách đúng đắn mà nước ta đang áp dụng.

Ngày nay, xã hội hóa dịch vụ cơng ngày càng tăng, đặc biệt là lĩnh vực y tế, ngày càng nhiều các bệnh viện tư, phòng khám tư để phục vụ cho nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng tăng của người dân. Do hầu hết các quốc gia cũng như tỉnh thành đều có xu hướng đơ thị hóa nên người dân đổ xô về các tỉnh, thành phố lớn để tìm kiếm việc làm và sinh sống, dẫn đến, số lượng các bệnh viện tư nhân và phòng khám ngày càng tăng lên đế đáp ứng sự tăng dân số thành thị. Do chất lượng khám chữa bệnh của các bệnh viện tư ngày càng tăng, sự nhanh chóng và tiện lợi trong khám chữa bệnh dẫn đến lượng bệnh nhân vào khám và giá các dịch vụ cũng tăng lên. Những lao động từ tỉnh lẻ lên thành thị làm việc, do họ k có trình độ học vấn cao, họ chỉ có thể làm các cơng việc tay chân với mức lương thấp đến trung bình, họ khơng có đủ khả năng để sử dụng các dịch vụ tư nhân với chi phí đắt đỏ, khi bắt buộc phải điều trị bệnh thì họ sẽ phải bỏ ra

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

chi phí rất lớn nên người nghèo càng ngày càng nghèo, sự phân hóa giàu nghèo ngày càng tăng.

Đợt dịch thứ ba mà đất nước Việt Nam đã, đang và tiếp tục trải qua bùng mạnh nhất ở Thành Phố Hồ Chí Minh – thành phố lớn và đông dân bâc nhất của Việt Nam.Ở đây, khoảng cách giàu – nghèo rõ rệt nhất so với các tỉnh thành khác trong cả nước, chính vì thế, khi dịch bùng lên thì những thiệt hại về người và kinh tế tại thành phố này là rất lớn, những người nghèo nếu bị mắc bệnh họ sẽ không có đủ chi phí để khám chữa bệnh. Vì thế việc người bệnh không phải chi trả khi điều trị covid là điều nhà nước nên làm.

Đặc thù của loại dịch bệnh này là lây lan rất nhanh, chỉ cần tiếp xúc với những bệnh nhân mắc bệnh một thời gian ngắn là cũng có thể bị mắc, rồi thời gian ủ bệnh cũng lâu, khơng có triệu trứng để phát hiện, tới khi có triệu trứng thì đã lây cho rất nhiều người, chính vì thế, khi phát hiện có ca bệnh, nếu nhà nước khơng tun truyền là cách ly và chữa trị miễn phí thì mọi người, đặc biệt là người nghèo khơng có tiền sẽ trốn trách, không thành thực trong khai báo, khiến cho dịch bệnh trở nên ngày càng khó kiểm sốt.

Trong thực tế, một nghịch lý là người giàu ít bị mắc, chỉ có những người nghèo, người vơ gia cư lại bị mắc, hằng ngày,họ mưu sinh bằng những nghề tay chân hoặc nhặt ve chai, tiền ăn uống sinh hoạt còn khơng đủ, thậm chí khơng đủ tiền để th nổi một cái phịng trọ thì khi bị mắc bệnh, họ sẽ khơng đủ chi phí để chữa bệnh, chính vì thế, lúc này nhà nước cần đứng ra để khám chữa bệnh miễn phí cho người dân, nhà nước cần phải đảm bảo cho họ được chữa trị không phải trả phí dù là ở bệnh viện cơng hay bệnh viện tư nhân. Trải qua dịch bệnh, các nhà máy xí ngiệp đóng cửa, cơng nhân khơng có việc làm mà giờ phải mất thêm tiền chữa trị bệnh thì càng khiến cho khoảng cách giàu nghèo trở nên lớn hơn.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

Tại Thành phố Hồ Chí Minh, một trong những thành phố bị ảnh hưởng lớn nhất của đại dịch covid, ở đây có rất nhiều khu công nghiệp, lao động chủ yếu là các công nhân từ miền Tây và các tỉnh lân cận, nếu chi phí khám chữa bệnh và trang trải trên thành phố quá đắt đỏ, họ không đủ khả năng lo và chi trả thì cách duy nhất để có thể mưu sinh là mọi người sẽ ồ ạt, kéo nhau về quê để được chữa trị với chi phí rẻ hơn, đây là điều sẽ khiến cho dịch bệnh lan nhanh hơn và khó kiểm sốt hơn.

Hiện tại, nguồn lực y tế của nhà nước đang không đủ để chữa trị cho các ca bệnh, nếu nhà nước để cho bệnh viện tư được quyền chữa trị và thu viện phí theo thơng thường thì sẽ dẫn đến người dân khơng đủ tiền chi trả viện phí trừ những người có điều kiện còn bệnh viện sẽ chuộc lợi bằng cách tăng phí lên vì lúc này bệnh viện nào cũng quá tải, nếu không đồng ý chữa trị theo mức phí bệnh viện đề ra thì người đó có thể chết nhanh chóng. Chình vì thế sẽ làm cho khoảng cách giàu nghèo sau dịch bệnh càng lớn. Việc xã hội hóa các dịch vụ cơng thời bình là tốt nhưng khi có đại dịch thì cần phải nhà nước can thiệp để an sinh xã hội.

Điều cuối cùng, nhà nước là tổ chức lãnh đạo cao nhất của một đất nước, đại dịch là căn bệnh của cả nước chứ không phải đặc thù của riêng cá nhân nào, nếu nhà nước không đứng lên để đề xuất những phương án điều trị chung cho cả nước thì rất khó để kiểm sốt được dịch bệnh, nếu nhà nước khơng trấn an lịng dân bằng việc điều trị miễn phí cho bệnh nhân mắc covid thì người dân sẽ cô cùng hoang mang đặc biệt là những người nghèo. Bên cạnh đó, nước ta cũng chưa thể sản xuất ra vacxin phòng chống covid, nếu để bệnh viện tư nhân tự ý điều trị theo phác đồ của riêng mình sẽ khơng khống chế được dịch bệnh. Chính vì thế, một lần nữa tơi rất đồng tình với chính sách điều trị miễn phí cho bệnh nhân mắc covid của nước ta.

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<b>DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO</b>

</div>

×