Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

Đề tài phân tích rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính tại công ty cổ phần lâm đặc sản xuất khẩu quảng nam luận văn, đồ án, đề tài tốt nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (881.78 KB, 79 trang )

LỜI CẢM ƠN
—so.ca—
Qua 4 năm học tập dưới mái trường Đại Học Nha Trang, đuợc sự truyền đạt tận tình
của Quý thầy, cô, em đã tích lũy được nhiều kiến thức bổ ích và làm quen với nhiều phương
thức học. Chính nhờ nền tảng tri thức này, em đã dễ dàng lĩnh hội được những kiến thức mới
trong quá trình thực tập để làm hành trang cho em tiếp cận và làm chủ công việc trong tương
lai.
Để hoàn thành khóa luận này, em xin chân thành cảm ơn:
- Giáo viên hướng dẫn: Cô Ths Nguyễn Bích Hương Thảo - đã tận tình chỉ bảo,
sữa chữa những sai sót, giúp em hoàn thành tốt đề tài.
- Quý Thầy, Cô trong Khoa Kế Toán - Tài Chính, ngành Tài Chính đã nhiệt
tình truyền đạt kiến thức, góp ý, bổ sung để đề tài của em được hoàn chỉnh.
- Tập thể nhân viên Công ty cổ phần Lâm đặc sản xuất khẩu Quảng Nam, đặc
biệt là phòng kế toán đã tận tình hướng dẫn, cung cấp những tài liệu cần thiết
để em tìm hiểu, hoàn thành đề tài.
- Gia đình yêu thương - nguồn cổ vũ tinh thần luôn bên em, động viên em hoàn
thành tốt khóa luận.
Trong quá trình hoàn thành đề tài, do hạn chế về thời gian cũng như chưa có nhiều
kinh nghiệm thực tế, nên bài làm của em không tránh khỏi thiếu sót. Em kính mong nhận
được sự góp ý và chỉ bảo của quý thầy cô và các cô chú, anh chị trong Công ty để đề tài
được hoàn chỉnh hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn và kính chúc quý thầy cô, tập thể nhân viên
tại Công ty có nhiều sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt.
Nha Trang, tháng 05 năm 2012 Sinh
viên thực hiện Trương Thạch
Thảo
MỤC LỤC
Danh mục từ viết tắt
Danh mục bảng biểu
3.2.1.1 Thực hiện tốt Công tác phân tích tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu và


DANH MỤC TỪ VIÉT TẮT
CP
CPBH
ĐBKD
EBIT
GVHB

Chi phí
Chi phí bán hàng
Đòn bẩy kinh doanh
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay
Giá vốn hàng bán


LNTT
QLDN

Lợi nhuận trước thuế
Quản lý doanh nghiệp

ROA
RE
ROE
UBND
VCSH

Khả năng sinh lời của tổng tài sản
Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản
Khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu
ủy Ban Nhân Dân

Vốn chủ sở hữu

DANH MỤC Sơ ĐÒ, BẢNG BIỂU
Bảng
Bảng 2.1: Đánh giá khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn


Biêu đô
Biểu đồ 2.1: Mức độ biến động tổng doanh thu của Forexco giai đoạn 2008 - 2011

Sơ đồ

2


4

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý tại Công tyLỜI

MỞ ĐẦU

1. Sự Cần thiết của đề tài
Trong bối cảnh “con tàu” Việt Nam đã ra biển lớn, vượt sóng hội nhập, khi nền
kinh tế Việt Nam đã hội nhập vào “sân chơi” chung của toàn cầu với rất nhiều những cơ
hội và thách thức to lớn đan xen vào nhau, bởi “lực đẩy” của cạnh tranh và hội nhập, các
doanh nghiệp ngày càng phải đối mặt với nhiều rủi ro. Chính vì vậy, vấn đề phân tích rủi
ro của doanh nghiệp đã trở thành vấn đề thu hút được sự quan tâm của đông đảo mọi
người và càng ngày càng tở nên bức thiết hơn bao giờ hết.
Đặc biệt, trong giai đoạn vừa qua, nền kinh tế Việt Nam có sự biến động to lớn về
nhiều mặt ảnh hưởng đến đa số các ngành nghề kinh doanh trong đó có ngành gỗ, là

ngành hiện đang có kim ngạch xuất khẩu thứ 5 trên cả nước. Đi từ suy thoái nặng nề năm
2008, 2009 khi khủng hoảng kinh tế và lạm pháp xảy ra cho đến sự phục hồi khi nền kinh
tế có dấu hiệu phục hồi trở lại. Đen nay, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu sản phẩm
gỗ nhất nhì Đông Nam Á. Tuy nhiên bên cạnh sự phát triển đó các doanh nghiệp ngành
gỗ luôn phải đối đầu với những khó khăn và rủi ro khó lường đến từ bản thân doanh
nghiệp hay môi trường kinh doanh như giá nguyên vật liệu tăng, nhu cầu tiêu dùng không
ổn định... Những điều này đã gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp gỗ Việt Nam nói
chung và Công ty cổ phần Lâm đặc sản xuất khẩu Quảng Nam nói riêng.
Trong điều kiện như vậy Công ty phải đối mặt ngày càng nhiều với rủi ro. Do đó
bên cạnh việc phân tích hiệu quả, để có thể xem xét, đánh giá một cách đầy đủ, chính xác
tình hình tài chính của Công ty thì việc đo lường phân tích các rủi ro để hạn chế tổn thất
và phát huy hiệu quả là vấn đề cần được quan tâm và rất cần thiết.
Với ý nghĩa quan trọng của việc phân tích rủi ro của doanh nghiệp và xuất phát từ
thực tế trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần Lâm đặc sản xuất khẩu Quảng Nam,
đặc biệt là sự gợi ý, hướng dẫn tận tình, chu đáo của Cô Nguyễn Bích Hương Thảo em
đã chọn đề tài “Phân tích rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính tại Công ty cổ phần
Lâm đặc sản xuất khẩu Quảng Nam” làm đề tài tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cửu đề tài
Mục đích của đề tài này nhằm đưa ra những lý luận cơ bản nhất về phân tích rủi
ro kinh doanh và rủi ro tài chính, phân tích rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính ở Công ty
cổ phần Lâm đặc sản xuất khẩu Quảng Nam và đưa ra một số giải pháp nhằm hạn chế rủi
ro kinh doanh và rủi ro tài chính ở Công ty.
3. Đối tưọ*ng và phạm vi ngiên cứu của đề tài
Đoi tượng của đề tài: rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính trong doanh nghiệp.
Phạm vi nghiên cứu:
Do thời gian nghiên cứu có hạn nên đề tài chỉ tập trung vào việc phân tích rủi ro
kinh doanh và rủi ro tài chính tại Công ty cổ phần Lâm đặc sản xuất khẩu Quảng Nam.
Số liệu phân tích được thu thập từ năm 2008 đến năm 2011.
4. Phưotig pháp nghiên cửu
Để nội dung phân tích đúng với tình hình thực tế tại Công ty, em đã sử dụng kết

hợp các phương pháp phân tích sau: phương pháp so sánh, phương pháp cân đối, phương
pháp phân tích tương quan, phương pháp phân tích nguồn số liệu chủ yếu lấy từ báo cáo


5

tài chính. Trong đó, đề tài tập trung nghiến cứu, phân tích rủi ro thực tế của Công ty theo
phương pháp phân tích báo cáo tài chính và từ đó đưa ra kết luận cùng một số giải pháp
để kiểm soát rủi ro tại Công ty.
5. Ket cấu của đề tài nghiên cứu
Đề tài gồm có 3 chương:
CHƯƠNG 1: Khái quát về rủi ro và phân tích rủi ro kinh doanh và rủi ro tài
chính trong doanh nghiệp
CHƯƠNG 2: Phân tích rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính ở Công ty cổ
phần Lâm đặc sản xuất khẩu Quảng Nam
CHƯƠNG 3: Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro kinh doanh và rủi ro tài
chính ở Công ty cổ phần Lâm đặc sản xuất hẩu Quảng Nam
Do kiến thức còn hạn hẹp, tài liệu còn nhiều thiếu sót và thời gian trải nghiệm thực tế còn
nhiều hạn chế nên dù đã cố găng hết sức nhưng đề tài sẽ không thể tránh khỏi những thiếu
sót. Rất mong sự góp ý và chỉ bảo của thầy cô và các cô chú phòng kế toán của Công ty
để đề tài được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn
!CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VÈ RỦI RO VÀ PHÂN TÍCH RỦI RO KINH DOANH
VÀ RỦI RO TÀI CHÍNH TRONG DOANH NGHIỆP
1.1 Tổng quan về rủi ro và phân tích rủi ro kinh doanh, rủi ro tài chính trong
doanh nghiệp
1.1.1 Tổng quan về rủi ro
1.1.1.1 Khái niệm về rủi ro
Cho đến nay chưa có được định nghĩa thống nhất về rủi ro. Những trường phái khác
nhau, các tác giả khác nhau đưa ra những định nghĩa rủi ro khác nhau. Những định nghĩa
này rất phong phú và đa dạng nhưng tập trung lại có thể chia thành hai trường phái lớn:

* Theo trường phái truyền thong: Rủi ro được xem là sự không may mắn, sự tổn
thất mất mát, nguy hiểm. Đó là sự giảm sút về tài sản hay sự giảm sút lợi nhuận thực tế so
với lợi nhuận dự kiến. Rủi ro còn được hiểu là những bắc trắc ngoài ý muốn xảy ra trong
quá trình kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp, tác động xấu đến sự tồn tại và phát triển
của một doanh nghiệp. Tóm lại theo quan điểm này rủi ro mang tính tiêu cực.
* Theo trường phải hiện đại’. Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được, vừa mang
tính tích cực vừa mang tính tiêu cực. Rủi ro có thể mang đến những tổn thất mất mát cho
con người nhưng cũng có thể mang lại những lợi ích, những cơ hội. Neu tích cực nghiên
cứu rủi ro có thể tìm ra những biện pháp phòng ngừa, hạn chế những rủi ro tiêu cực, chớp
lấy những cơ hội mang lại kết quả tốt đẹp cho tương lai.
Thường thì các định nghĩa được phát biểu tùy theo quan điểm của từng người,
từng ngành. Chẳng hạn theo quan điểm của bảo hiểm, rủi ro được định nghĩa là sự tổn
thất ngẫu nhiên, là khả năng có thể gây ra tổn thất, là khả năng có thể xuất hiện một biến
cố không mong đợi. Theo quan điểm của các nhà đầu tư, rủi ro lại được định nghĩa là
không có được NPV, IRR như dự tính. Còn theo sác xuất và thống kê thì rủi ro là biến cố
ngẫu nhiên có thể đo lường bằng xác suất. Theo quan điểm hiện đại, rủi ro được định
nghĩa là: “khả năng sẽ xảy ra một kết quả có lợi hay không có lợi từ mối nguy hiểm hiện
hữu”.


6

Đối với doanh nghiệp, rủi ro là bất cứ điều gì có khả năng ngăn cản sự phát triển
của doanh nghiệp, có những rủi ro xâm nhập tò bên ngoài doanh nghiệp cũng như phát
sinh bên trong doanh nghiệp. Mỗi một doanh nghiệp khi thực thi những chiến lược hoạt
động phát triển sản phẩm và dịch vụ của mình không thể không tránh khỏi việc đương
đầu với những rủi ro có thể xảy ra trong kinh doanh. Chẳng hạn, một doanh nghiệp xuất
khẩu bất ngờ phải đối mặt với một vụ kiện chống bán phá giá dẫn tới những thua thiệt
trong đơn đặt hàng hay công nhân của nhà máy đột ngột đình công làm ngưng trệ sản
xuất, giá của nguyên liệu đầu vào tăng đột biến trong khi giá bán sản phẩm không đổi

làm lợi nhuận bị sụt giảm mạnh... Những rủi ro đó sẽ làm cho doanh nghiệp bị bất ngờ và
dẫn đến thiệt hại, ảnh hưởng đến mục tiêu của doanh nghiệp.
1.1.1.2 Những nguyên nhân gây nên rủi ro
♦♦♦ Nguyên nhân khách quan:
Là những nguyên nhân xảy ra ngoài ý muốn, ngoài sự kiểm soát và không phải tò hành
động trực tiếp của con người bao gồm:
+ Nhóm nguyên nhân đến từ những điều kiện tự nhiên bất lợi như: gió, bão, sóng thần,
động đất, núi lửa..., các dịch bệnh có xu hướng ngày càng gia tăng và lan nhanh.
+ Nhóm nguyên nhân từ môi trường kinh doanh: Môi trường kinh doanh luôn tìm ẩn
những nguy cơ rủi ro cao cho những ai không nhận biết, vận dụng quy luật kinh tế,
chớp thời cơ kinh doanh, thích nghi với tính cạnh tranh...Sự thay đổi của các chính
sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước và Chính phủ đã tác động đến hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp (chính sách phát triển kinh tế xã hội, chinhs sách ngoại giao) cũng
chính là nguyên nhân gián tiếp gây nên rủi ro, tổn thất trong sản xuất của doanh
nghiệp.
♦♦♦ Nguyên nhân chủ quan:
Đây là những nguyên nhân được coi là xuất hiện tò các hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp
của các cá nhân và tổ chức trong quá tình kinh doanh. Nhóm nguyên nhân này rất đa dạng
và phức tạp. Có thể khái quát một số nguyên nhân sau đây:
+ Chính sách quản lý vĩ mô sai lầm, chính trị không ổn định, hệ thống pháp luật luôn thay
đổi, pháp chế không nghiêm, tập quán xã hội khác biệt... Nhóm nguyên nhân này gây hậu
quả lớn và không mang tính quy luật nên khó dự đoán. + Những sai lầm của các cá nhân,
tổ chức về việc lựa chọn chiến lược kinh doanh. + Thiếu thông tin kiến thức kinh doanh
cũng chính là một nguyên nhân gây ra những quyết định sai lầm dẫn đến rủi ro.
+ Do sơ suất, bất cẩn, chủ quan không tập trung của các cá nhân, tổ chức.
+ Do thiếu tinh thần trách nhiệm, đạo đức, phẩm chất, kinh nghiệm nghề nghiệp, sức
khỏe, tinh thần của mọi thành viên trong tổ chức...
+ Buôn lậu, làm hàng giả, cạnh tranh không lành mạnh... cũng là nguyên nhân của rủi ro
ngày càng gia tăng và phức tạp.
+ Trong hoạt động của các cá nhân, tổ chức phải quan hệ Yơi nhiều cá nhân, tổ chức

khác nhau. Chính từ các mối quan hệ này đã phát sinh cấc nhân tố có the gây nên rủi
ro. Đây là những nguyên nhân gây nên rủi ro từ hành vi của đối tác kinh doanh hoặc
của những người thứ ba gây nên.
+ về phía doanh nghiệp: Rủi ro có thể xuất phát từ việc thiếu hiểu biết kỹ thuật công nghệ
mới, không nắm bắt được sự đổi mới nhanh chóng của công nghệ, chưa có chiến lược
nhân sự trong việc lựa chọn người quản lý doanh nghiệp hoặc sự yếu kém của nhân
viên không nắm vững nghiệp vụ, luật pháp gây nên tổn thất cho doanh nghiệp.


7

1.1.1.3 Phân loại rủi ro
♦♦♦ Theo tính chất của rủi ro Có thể chia rủi ro thành hai loại: rủi
ro suy đoán và rủi ro thuần túy.
+ Rủi ro suy đoán: Còn được gọi là rủi ro suy tính hay rủi ro đầu cơ. Đây là loại rủi ro
gắn liền với khả năng thành bại của hoạt động đầu tư, kinh doanh và đầu cơ. Ví dụ việc
đầu tư vào việc mua bán chứng khoán là khoản đầu tư có thể lãi, hòa vốn hoặc lỗ. Khi
mua chứng khoán các nhà đầu tư mong muốn mang lại cho mình một khoản lợi lớn. Tuy
nhiên không phải bao giờ những tính toán kinh nghiệm của các nhà đầu tư cũng đúng. Sai
lầm và sự biến đổi không ngừng của môi trường kinh tế - tài chính làm giá chứng khoán
giảm mạnh chính là rủi ro trong đầu tư chứng khoán. Hoặc như thực hiện một hoạt động
sản xuất kinh doanh luôn có ba tình huống có thể xảy ra: lãi, hòa vốn hoặc lỗ. Những tác
động bất lợi của môi trường kinh doanh, những quyết định sai lầm, những sai sót của hệ
thống quản trị... là nguyên nhân dẫn đến lỗ vốn trong kinh doanh.
Lỗ vốn trong kinh doanh, thất bại trong đầu tư nhưng không tiên lượng được chính là
biểu hiện cụ thể của rủi ro suy đoán. Rủi ro suy đoán có mặt hấp dẫn nào đó. Khi vào
cuộc chơi người ta thường cho rằng xác suất rủi ro nhỏ hơn xác suất thành công, tức là họ
kỳ vọng đạt được những may mắn. Nhận định này tùy thộc vào thái độ, cảm giác chủ
quan của con người trong mỗi “cuộc chơi”, thành công của người này chính có thể là thất
bại của người khác. Trong kinh doanh rủi ro càng lớn thì khả năng đạt được lợi nhuận

càng lớn và ngược lại.
+ Rủi ro thuần tày là những rủi ro chỉ có thể dẫn đến những thiệt hại mất mát mà
không có cơ hội kiếm lời. Rủi ro này có nguyên nhân tò những đe dọa nguy hiểm luôn
rình rập như những hiện tượng tự nhiên bất lợi, những hành động sơ ý bất cẩn của con
người hoặc những hành động xấu của người khác gây ra... Bất cứ khi nào, ở đâu rủi ro
thuần túy xảy ra thì cá nhân, tổ chức, xã hội sẽ bị thiệt hại, mất mát về tài sản cũng như
tinh thần. Như vậy khi rủi ro thuần túy xảy ra thì sẽ không ai được hưởng lợi.
♦♦♦ Theo phạm vi ảnh hưỏng của rủi ro Được chia
làm hai loại: rủi ro cơ bản và rủi ro riêng biệt
+ Rủi ro cơ bản là những rủi ro phát sinh từ những nguyên nhân ngoài tầm kiểm soát
của mọi người. Hậu quả của loại rủi ro này thường nghiêm trọng, khó lường, có ảnh
hưởng đến cộng đồng. Hầu hết các rủi ro cơ bản đếu xuất phát từ sự tác động thuộc về
kinh tế, chính trị, xã hội. Ví dụ như nạn thất nghiệp, khủng hoảng tiền tệ kinh tế, lạm
phát, chiến tranh, xung đột chính trị, động đất, núi lửa, bão lụt, cháy nổ...
+ Rủi ro riêng biệt: Là những rủi ro xuất phát từ những biến cố chủ quan và khách
quan của cá nhân, tổ chức, nó vừa nằm ngoài vừa nằm trong suy nghĩ và hành vi con
người. Loại rủi ro này chỉ ảnh hưởng đến lợi ích của từng cá nhân, tổ chức. Neu xét tới
hậu quả của một tổ chức có thể rất nghiêm trọng nhưng không ảnh hưởng nhiều tới xã
hội. Ví dụ rủi ro do định hướng chiến lược sai, rủi ro do đầu tư sai vào một thị trường
hoặc rủi ro phá sản.
♦♦♦ Phân theo đối tượng của rủi ro
+ Rủi ro tài sản: Là đối tượng có thể hưởng lợi hoặc chịu tổn thất về vật chất, tài sản
chính hoặc tài sản vô hình khi rủi ro xảy ra. Tài sản có thể bị hư hỏng, tàn phá, mất mát
hoặc giảm giá bằng nhiều cách khác nhau.
+ Rủi ro pháp lý: Là các đối tượng có thể gây ra tổn thất vì các trách nhiệm pháp lý đã


8

quy định. Các trách nhiệm pháp lý thay đổi theo từng quốc gia cũng là điều cần phải lưu

ý.
+ Rủi ro nguồn nhân lực: Là các đối tượng có liên quan đến “tài sản con người” nó
không chỉ là thiệt hại về thể xác mà sự bất ổn kinh tế như mất việc, nghỉ hưu cũng là tổn
thất phổ biến.
♦♦♦ Phân theo môi trưòng rủi ro
+ Nhóm rủi ro từ tác động của môi trường vĩ mô
Sự thay đổi các yếu tố của môi trường vĩ mô như kinh tế, chính trị, pháp luật,
cạnh tranh trên thị trường, thông tin... theo hướng bất lợi cho doanh nghiệp mà không dự
báo được chính là nhóm rủi ro từ tác động của môi trường vĩ mô bao gồm:
- Rủi ro kinh tế: Là rủi ro do các nhân tố kinh tế vĩ mô gây bất lợi cho các doanh
nghiệp và được thể hiện trên các yếu tố: suy thoái kinh tế, lạm phát, sự chuyển dịch l ãi
suất...
- Rủi ro chính trị: Là sự thay đổi bất thường của các thể chế chính trị, sự tác động
của chiến tranh, bạo lực các thế lực chính trị, sự can thiệp quá sâu vào hoạt động của
doanh nghiệp... Môi trường chính trị càng ổn định thì càng giảm thiểu rủi
- Rủi ro pháp lý: Rủi ro pháp lý có nguồn gốc tò sự thay đổi của pháp luật liên quan
đến kinh doanh: sự mập mờ, chồng chéo không thống nhất của các văn bản pháp quy, sự
thiếu thông tin trong việc phổ biến pháp luật, quá nhiều những điều chỉnh. Hậu quả của
những rủi ro pháp lý là những tranh chấp kiện tụng giữa các doanh nghiệp, các công trình
xây dựng bị bõ dỡ, kìm hãm sự đầu tư tò nước ngoài.
- Rủi ro cạnh tranh: Là những áp lực bất ngờ không lường trước của doanh nghiệp
trước sự thay đổi thị hiếu của người tiêu dùng, sự gia tăng bất thường về số lượng cũng
như qui mô của các doanh nghiệp cùng ngành, sự xâm nhập mạnh mẽ của các doanh
nghiệp nước ngoài khi Chính phủ mở cửa kinh tế... Rủi ro cạnh tranh có thể dẫn đến sự
thu hẹp thị trường tiêu thụ thậm chí doanh nghiệp có thể bị thôn tính hoặc bị loại ra khỏi
thị trường.
- Rủi ro thông tin: Là những sai lệch thông tin, chậm tiếp cận nguồn thông tin, phân
tích xử lý thông tin thiếu chính xác của doanh nghiệp. Hậu quả của tủi ro thông tin là
doanh nghiệp chậm chân, bỏ lỡ thời cơ hoặc đưa ra quyết định sai lầm dẫn đến thất bại
trong kinh doanh.

+ Nhóm rủi ro trong hoạt động kinh doanh
- Rủi ro quản lý: Đây là những rủi ro gắn liền với những sai lầm về chiến lược,
chính sách kinh doanh và những quyết định thiếu sáng suốt của nhà quản trị. Loại rủi ro
này ảnh hưởng khá nặng nề đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Rủi ro chuyên môn, nghiệp vụ: Trong quá trình tác nghiệp, trên cơ sở nhiệm vụ
hoặc chuyên môn của mình có thể xảy ra những bất trắc sai lầm, sơ suất do chủ quan hoặc
thiếu kiến thức, kinh doanh gây ra những thiệt hại về tài sản, tiền bạc, lợi ích không được
hưởng, cơ hội kinh doanh. Đây là những rủi ro có thể khắc phục, hạn chế bằng cách rèn
luyện tính cẩn trọng, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, tích lũy kinh nghiệm, không
ngừng học hỏi những kiến thức, lĩnh vực khác nhau....


9

1.1.2 Khái quát về phân tích rủi ro trong doanh nghiệp
1.1.2.1 Sự cần thiết phải phân tích rủi ro trong doanh nghiệp
♦> Đoi với doanh nghiệp: Phân tích rủi ro là công cụ để phát hiện những rủi ro tiềm
ẩn trong kinh doanh của mọi doanh nghiệp. Bất kỳ ngành nghề kinh doanh với điều kiện
và môi trường kinh doanh khác nhau thế nào đi chăng nữa cũng luôn tồn tại những nhân
tố gây bất lợi có ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của doanh nghiệp. Chỉ khi tiến
hành phân tích mới phát hiện những yếu tố bất lợi đó và có những giải pháp ngăn chặn
kịp thời để giảm thiểu rủi ro và mang lại hiệu quả hoạt động cho doanh nghiệp.
♦> Đoi với nhà đầu tư: Để đưa ra quyết định đầu tư, các nhà đầu tư xem xét tình hình
tài chính của doanh nghiệp thông qua viêc phân tích hiệu quả của doanh nghiệp. Tuy
nhiên đó chỉ mới là một mặt để xem xét tinh hình tài chính của doanh nghiệp. Những kết
luận rút ra từ nội dung phân tích này sẽ không đầy đủ nếu ta không xem xét một dạng
khác của nó, đó là phân tích rủi ro của doanh nghiệp. Hiệu quả hoạt động của một doanh
nghiệp chỉ có thể được xem xét tương ứng với một mức rủi ro mà nó có thể chịu và ngược
lại. Nhà đầu tư chỉ chấp nhận một rủi ro đầu tư tương ứng với một hiệu quả trông chờ nào
đó. Phân tích rủi ro của doanh nghiệp nhà đầu tư sẽ biết được mức độ rủi ro của doanh

nghiệp từ đó đưa ra quyết định có nến đầu tư hay không.
♦♦♦ Đoi với các chủ nợ: Các chủ nợ quan tâm đầu tiên đó là mức độ an toàn của các
doanh nghiệp để đảm bảo trả nợ. Thông qua việc phân tích rủi ro của doanh nghiệp, các
chủ nợ sẽ biết được mức độ an toàn của doanh nghiệp từ đó đưa ra quyết định cho vay
hay không và mức vay là bao nhiêu. Doanh nghiệp có mức rủi ro càng thấp sê được các
nhà cho vay càng tin tưởng, ưu tiên để tiếp cận với nguồn vốn của họ.
1.1.2.2. Các nguồn thông tin để phân tích rủi ro ♦> Báo cáo tài chính
Bảng cân đoi kế toán
Đây là một báo cáo tài chính tổng hợp dùng để phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị
tài sản hiện có và nguồn hình thành nên tài sản đó của doanh nghiệp dưới hình thức tiền
tệ tại một thời điểm nhất định. Qua bảng cân đối kế toán ta thấy được toàn bộ giá trị tài
sản hiện có, hình thái vật chất của tài sản, nguồn hình thành tài sản đó và đánh giá khái
quát được tình hình tài chính, sự biến động tăng giảm của nguồn vốn chủ sở hữu. Nó là
một ảnh chụp (tĩnh) chứ không phải là một cuốn phim (động) và phải được phân tích dựa
trên sự so sánh với các bản cân đối kế toán trước đây và các báo cáo hoạt động khác.
Dựa vào số liệu trên bảng cân đối kế toán ta có thể tính được các chỉ tiêu để phân
tích các vấn đề cần thiết của doanh nghiệp.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Là báo cáo tài chính tổng họp cho biết tình hình tài chính của doanh nghiệp trong
từng thời kỳ nhất định, phản ánh tóm lược các khoản thu, chi phí, kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh của toàn doanh nghiệp, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo từng
hoạt động kinh doanh (sản xuất kinh doanh, đầu tư tài chính, hoạt động bất thường). Bên
cạnh đó, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh còn cho biết tình hình thực hiện nghĩa vụ
với Nhà nước của doanh nghiệp trong thời kỳ đó.
Dựa vào số liệu trên báo cáo kết quả kinh doanh, người sử dụng thông tin có thể
kiểm tra, phân tích, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ, so


1


sánh với kỳ trước và với doanh nghiệp khác để nhận biết khái quát hoạt động trong kỳ và
xu hướng vận động.
Báo cáo lưu chuyến tiền tệ
Được lập để trả lời những câu hỏi liên quan đến luồng tiền ra vào trong doanh
nghiệp, tình hình trả nợ, đầu tư bằng tiền của doanh nghiệp trong từng thời kỳ. Báo cáo
lưu chuyển tiền tệ cung cấp những thông tin về những luồng vào, ra của tiền và coi như
tiền, những khoản đầu tư ngắn hạn có tính lưu động cao, có thể nhanh chóng và sẵn sàng
chuyển đổi thành một khoản tiền biết trước ít chịu rủi ro lỗ về giá trị do những sự thay đổi
về lãi suất. Những luồng vào ra của tiền và những khoản coi như tiền được tổng họp
thành ba nhóm: lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh, lưu chuyển tiền tệ từ hoạt
động đầu tư, lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính và lập theo phương pháp trực tiếp,
gián tiếp.
Thuyết minh báo cáo tài chính và các báo cáo kế toán nội bộ khác
Đây là báo cáo mô tả các phương pháp kế toán, phương pháp tính giá, phương
pháp khấu hao... mà doanh nghiệp đang sử dụng. Đồng thời nó cũng cung cấp thêm các
thông tin chi tiết hơn cho các khoản mục quan trọng trên bảng cân đối kế toán và báo cáo
kết quả hoạt động kinh doanh như: tiền và tương đương tiền, tài sản cố định, các khoản
vay, các khoản phải thu, phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu... phục vụ thêm cho công tác
phân tích cho cụ thể và xác thực.
Ngoài báo cáo tài chính doanh nghiệp, còn sử dụng thêm các báo cáo quản trị
khác mang đặc thù của doanh nghiệp và nhu cầu quản lý để phân tích hiệu quả hơn.
♦> Các nguồn thông tin khác
Ngoài thông tin tò báo cáo kế toán, phân tích rủi ro doanh nghiệp còn sử dụng
nhiều nguồn thông tin khác để các kết luận trong phân tích có tính thuyết phục hơn. Các
nguông thông tin khác được chia thành 3 nhóm sau:
* Thông tin liên quan đến tình hình kinh tế
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chịu nhiều sự tác động bởi nhiều nhân tố
thuộc môi trường vĩ mô nên phân tích cần dặt trong bối cảnh chung của kinh tế trong
nước và khu vực. Ket họp thông tin này sẽ đánh giá đầy đủ hơn tình hình tài chính và dự
báo nguy cơ của doanh nghiệp. Những thông tin quan tâm bao gồm:

+ Thông tin về tăng trưởng, suy thoái kinh tế
+ Thông tin về lãi suất ngân hàng, trái phiếu kho bạc, tỉ giá ngoại tệ
+ Thông tin về chỉ số lạm pháp
+ Các chính sách kinh tế lớn của Chính Phủ, chính sách chính trị, ngoại giao của đất
nước...
* Thông tin theo ngành
Ngoài những thông tin về môi trường vĩ mô, những thông tin liên quan đến ngành, lĩnh
vực kinh doanh cũng cần được chú trọng. Đó là:
+ Mức độ và yêu cầu công nghệ của ngảnh
+ Mức độ cạnh tranh và quy mô của thị trường
+ Tính chất cạnh tranh của thị trường hay mối quan hệ giữa doanh nghiệp với nhà
cung cấp, khách hàng.
+ Nguy cơ xuất hiện những đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn ...
Những thông tin trên sẽ làm rõ hơn nội dung của từng chỉ tiêu tài chính trong từng ngành,
lĩnh vực kinh doanh, đánh giá rủi ro doanh nghiệp.


1

*

Thông tin về đặc điếm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Do mỗi doanh nghiệp có những đặc điểm riêng trong tổ chức sản xuất kinh doanh
và trong phương hướng hoạt động nên để đánh giá hợp lý tình hình kinh doanh, tài chính
của doanh nghiệp nhà phân tích cần nghiên cứu kĩ lưỡng đặc điểm hoạt động của doanh
nghiệp. Những vấn đề cần quan tâm bao gồm:
+ Mục tiêu và chiến lược hoạt động của doanh nghiệp gồm cả chiến lược tài chính và
chiến lược kinh doanh.
+ Đặc điểm quá trình luân chuyển vốn trong các khâu kinh doanh của doanh nghiệp
+ Tính thời vụ, tính chu kỳ trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

+ Mối liên hệ giữa doanh nghiệp với nhà cung cấp, khách hàng, ngân hàng và các đối
tượng khác.
+ Các chính sách hoạt động khác.
1.1.2.3 Phưong pháp phân tích rủi ro
Phân tích rủi ro doanh nghiệp cần xác định các chỉ tiêu phù hợp và so sánh giữa
các thời kỳ, giữa các doanh nghiệp hoặc so sánh với các chỉ tiêu trung bình ngành. Qua
đó có thể đánh giá mức độ rủi
ro của doanhnghiệp giữa các thời kỳ
hoặc giữa các phương án nghiên cứu khácnhau hoặc xu hướng
rủi ro.
Trên cơ sở đó ta thiết lập các công thức thể hiện mối liên quan giữa các chỉ tiểu
phản ánh rủi ro với các nhân tố ảnh hưởng qua đó làm rõ mức độ ảnh hưởng của từng
nhân tố đối với rủi ro của doanh nghiệp. Từ đó tìm hiểu nguyên nhân để có phương
hướng khắc phục và các biện pháp cụ thể để chọn được phương án ít rủi ro nhất hoặc để
giảm rủi ro trong các giai đoạn sau.
Để phân tích các nguyên nhân và nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro của doanh nghiệp
nhằm có biện pháp khắc phục cần kết hợp các yếu tố định tính và định lượng. Rủi ro giữa
các doanh nghiệp thuộc các ngành khác nhau thường không giống nhau, do vậy phải so
sánh với các chỉ tiêu của ngành hoặc mức độ rủi ro giữa các doanh nghiệp cùng ngành để
có sự đánh giá chính xác hơn. Rủi ro cũng thay đổi theo thời gian do môi trường kinh tế,
chính trị xã hội không phải lúc nào cũng ổn định. Phân tích rủi ro không chỉ xem xét đến
hoạt động của doanh nghiệp mà còn xem đến tác động của môi trường, đó là sự ảnh
hưởng của các nhân tố như sự tăng trưởng kinh tế cả nước, lạm phát, tỷ giá, lãi suất... và
nhiều yếu tố khác. Vì vậy phân tích rủi ro phải xem xét toàn diện các vấn đề trên.
Bên cạnh đó doanh nghiệp cũng cần phải dự báo các rủi ro có thể xảy ra trong
tương lai, từ đó có những quyết định kinh doanh đúng đắn và lựa chọn những chiến lược
kinh doanh phù họp nhất.
về nội dung phân tích rủi ro của doanh nghiệp bao gồm: phân tích rủi ro kinh
doanh, phân tích rủi ro tài chính và phân tích rủi ro phá sản. Tuy nhiên trong phạm vi đề
tài chỉ giới hạn nghiên cứu rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính. Sau đây là nội dung phân

tích rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính trong doanh nghiệp.
1.2 Nội dung phân tích rủi ro kinh doanh
Rủi ro kinh doanh được hiểu là biến cố xảy ra và gây nên tổn thất trong hoạt động sản
xuất kinh doanh, đó là sự tổn thất về tài sản hay sự giảm sút về lợi nhuận. Rủi ro kinh
doanh là rủi ro gắn liền với sự không chắc chắn, sự biến thiên của kết quả và hiệu quả


1

kinh doanh của doanh nghiệp.
1.2.1 Phân tích rủi ro kinh doanh qua phưong sai, độ lệch chuẩn và hệ số biến thiên
1.2.1.1Phưong sai và độ lệch chuẩn
* Phương sai (Var: Variance)
Rủi ro kinh doanh có thể được hiểu là rủi ro gắn liền với sự biến thiên của kết quả
và hiệu quả kinh doanh. Vì vậy theo quan điểm phân tích thống kê, để đo lường rủi ro
kinh doanh người ta sử dụng chỉ tiêu phương sai đại lượng kết quả kinh doanh như doanh
thu, lợi nhuận... hay hiệu quả kinh doanh như khả năng sinh lời tổng tài sản để đánh giá
mức độ biến thiên của các đại lượng đó. Ví dụ để xem xét độ biến thiên của chỉ tiêu k, ta
dùng phương sai (ký hiệu là Var) để thể hiện và phương sai sẽ được tính bằng b ình
phương các độ lệch của chỉ tiêu nghiên cứu với giá trị trung bình của nó.
n

Var{k)=Ỵ^{k,-ky* p,
Trong đó:
ki là giá trị thứ i của chỉ tiêu nghiên cứu (đó có thể là kết quả kinh doanh hay chỉ tiêu hiệu
quả kinh doanh nào đó được chọn để phân tích như: doanh thu, lợi nhuận, hiệu suất sinh
lời...)
k là giá trị kỳ vọng hay giá trị trung bình của chỉ tiêu phân tích ở trên, được tính bằng
công thức:
n

Pj là xác suất để có được giá trị k ị
* Độ ỉệch chuấn (ơ: Standard Deviatỉon)
Đôi khi để chỉ tiêu có giá trị tương ứng và phù hợp về đơn vị người ta còn dùng thêm chỉ
tiếu độ lệch chuẩn, độ lệch chuẩn được tính theo công thức:

ơ = -Jvar(k) =

Jz(*/-ĩfpi

Hai chỉ tiêu này có ý nghĩa tương tự nhau, đều thể hiện độ phân tán của các giá trị
của chỉ tiêu so với giá trị trung bình của nó. Khi phân tích rủi ro kinh doanh thì nó có ý
nghĩa là ở một mức hoạt động và quy mô tương tự nhau, doanh nghiệp hay phương án
nào có phương sai hay độ lệch chuẩn của cùng một chỉ tiêu nhỏ hơn phương sai hay độ
lệch chuẩn của doanh nghiệp hay phương án kia thì doanh nghiệp hay phương án đó có
rủi ro thấp hơn do mức độ biến thiến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp là thấp hơn.
Nghĩa là doanh nghiệp hoạt động ổn định hơn.
1.2.1.2 Hệ số biến thiên
Trong quá trình phân tích chỉ tiêu phương sai và độ lệch chuẩn có nhược điểm là
các chỉ tiêu có thước đo khác nhau, giá trị kỳ vọng giữa các phương án so sánh khác nhau
thì sử dụng phương sai và độ lệch chuẩn để so sánh là không có ý nghĩa. Do đó, người ta
sử dụng thêm chỉ tiêu hệ số biến thiên, hệ số biến thiên được tính bằng tỷ số giữa độ lệch
chuẩn của chỉ tiêu với giá trị kỳ vọng của nó.


1

H„,
=Y k
Hệ số biến thiên được dùng để đánh giá rủi ro kinh doanh giữa các phương án với
nhau một cách chính xác hơn khi các phương án đó có thước đo khác nhau, có giá trị kỳ

vọng khác nhau. Với công thức như trên hệ số biến thiên đã loại bỏ ảnh hưởng của nhân
tố thước đo và quy mô. Do đó nó có thể làm căn cứ so sánh giữa hai doanh nghiệp không
cùng quy mô. Hệ số này dùng để so sánh giữa các phương án, giữa các doanh nghiệp hay
giữa các thời kỳ. Phương án hay doanh nghiệp nào có hệ số biến thiên nhỏ hơn thì có rủi
ro kinh doanh nhỏ hơn.
1.2.2 Phân tích rủi ro kỉnh doanh qua đòn bẩy kỉnh doanh
Hệ số đòn bẩy kinh doanh hay còn gọi là độ lớn đòn bẩy kinh doanh là chỉ tiêu
phản ánh ảnh hưởng của những thay đổi về doanh thu đối YỚi lợi nhuận của doanh
nghiệp. Nó phản ánh mức độ rủi ro trong kinh doanh. Độ lớn đòn bẩy kinh doanh (K)
được tính theo công thức sau:
% thay đổi lợi nhuận kinh doanh
Độ lớn đòn bẩy kinh doanh =
_______________________________
(ĐBKD)
% thay đôi lợi doanh thu


1

ALN/LN
ADT/DT
Hay K =
Trong đó:
LN là lợi nhuận kinh doanh của
doanh nghiệp
DT là doanh thu hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp
Hệ số K cho thấy: cứ 1% thay đổi về doanh thu sẻ ảnh hưởng đến K% thay đổi về
lợi nhuận kinh doanh. Lợi nhuận tính theo đòn bẩy kinh
doanh không tính

đến chi phí phải trả lãi vay nhằm loại bỏ sự ảnh hưởng của cơ
cấuvàchi phínguồn
vốn khi phân tích rủi ro kinh doanh.
Hệ số đòn bẩy kinh doanh cho thấy ứng với một mức hoạt động, hệ số này càng
cao thì doanh nghiệp có thể đạt được hiệu quả kinh doanh lớn nhưng hiệu quả kinh doanh
biến thiên lớn do đó rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp cũng cao. Lí do là một sự thay
đổi nhỏ về doanh thu cũng dẫn đến một sự thay đổi lớn hơn về lợi nhuận kinh doanh. Lợi
nhuận kinh doanh sẽ tăng rất nhanh trong trường hợp mở rộng thị trường, tăng doanh thu
nhưng cũng sẽ giảm rất mạnh nếu tiêu thụ của doanh nghiệp giảm
1.2.3 Phân tích rủi ro kinh doanh qua mửc độ phân bổ giữa chi phí biến đổi và chi
phí cố định
Rủi ro gắn liền với sự không chắc chắn của hiệu quả kinh doanh phụ thuộc chủ
yếu vào sự phân bổ giữa định phí và biến phí.
Trong trường hợp chi phí kinh doanh của doanh nghiệp tách biệt thành biến phí và định
phí thì hệ số đòn bẩy kinh doanh tại một mức hoạt động của doanh nghiệp có thể được
xem xét như sau:

K = ĐBKD =

Q{p ~ BPỈV)~ ĐP

Trong đó:
Q: số lượng sản phẩm tiêu thụ
P: đơn giá bán sản phẩm BPđvbiến phí đơn vị ĐP: tổng định
phí
Công thức trên cho thấy, định phí có ảnh hưởng lớn đến hệ số K vừa tính được.
Tại một mức độ hoạt động, tỉ lệ định phí trong tổng chi phí càng lớn th ì độ lớn đòn bẩy
kinh doanh càng cao và rủi ro doanh nghiệp càng lớn.
Do vậy nhân tố về phân bố chi phí cố định cũng còn được gọi là đòn cân định phí.
Nhân tố này thể hiện: nếu tỉ trọng chi phí cố định trong tổng chi phí cao và tỉ trọng này

không giảm khi nhu cầu cắt giảm thì rủi ro doanh nghiệp càng gia tăng.


1

Điều này cũng được giải thích như sau, chi phí cố định phụ thuộc vào mức độ đầu
tư và công nghệ của doanh nghiệp, doanh nghiệp nào có nhiều tài sản cố đính sẽ có đ òn
bẩy kinh doanh lớn nhưng lại rất khó khăn trong việc chuyển đổi hình thức hoạt động
kinh doanh. Do đó doanh nghiệp sẽ thiếu tính năng động trong việc thích ứng với sự phát
triển của thị trường và rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp sẽ lớn.
Các doanh nghiệp sản xuất thường có tỉ trọng tài sản cố định lớn nên đòn bẩy kinh
doanh cao, trong khi đó các doanh nghiệp thương mại có độ lớn đòn bẩy kinh doanh thấp.
Vì vậy các doanh nghiệp sản xuất thường rủi ro hơn các doanh nghiệp thương mại.
Các nhân tố ảnh hường đến rủi ro kỉnh doanh
> Sự biến đoi nhu cầu thị trường'.
Khi nhu cầu thị trường ổn định và số lượng sản phẩm tiêu thụ của doanh nghiệp
ổn định, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi thì rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp
càng thấp.
Nhân tố này cho thấy rủi ro kinh doanh giữa các ngành hoàn toàn khác nhau và sự
khác nhau này giữa các doanh nghiệp còn phụ thuộc vào vị trí của doanh nghiệp trên thị
trường. Những sản phẩm kinh doanh có chu kỳ sống sản phẩm càng ngắn thì rủi ro kinh
doanh càng cao. vấn đề độc quyền trên thị trường hay sự liên minh, liên kết hoặc sản
phẩm đang trong giai đoạn tăng trưởng... đều tạo cho doanh nghiệp một doanh số ổn định,
rủi ro doanh nghiệp được cho là thấp. Vì vậy trong phân tích tài chính, nhà phân tích nên
xem xét đến biến động của doanh thu trong nhiều năm liên tiếp và thông qua đó đánh giá
triển vọng của doanh nghiệp trong tương lai.
> Sự biến đổi giá bán:
Những doanh nghiệp mà có giá bán sản phẩm dễ dao động thường mang rủi ro
kinh doanh cao hơn những doanh nghiệp có giá bán ổn định. Nhân tố này gắn liền với
doanh thu ở trên vì sự thay đổi giá cả thường dẫn đến khách hàng thay đổi sản phẩm tiêu

thụ. Ngoài ra, đây còn là cơ sở đánh giá mức độ rủi ro giữa các ngành kinh doanh. Khi
phân tích sự biến đổi giá bán cũng cần xem xét đến dặc điểm của sản phẩm (nhất là độ co
giãn của cầu theo giá) và cả chiến lược định giá của doanh nghiệp. Các vấn đề có tính
thời vụ, thiên tai, quản lý giá cả, điều kiện giao thông vận tải, khả năng phát sinh các
doanh nghiệp mới trong những ngành nghề hấp dẫn, những thay đổi công nghệ... phải
xem xét toàn diện vì chúng có liên hệ mật thiết đến giá cả của doanh nghiệp.
> Sự biến đổi giá cả và các yếu tố đầu vào:
Nhân tố này thể hiện: những doanh nghiệp có giá cả yếu tố đầu vào luôn biến
động cao thì có mức độ rủi ro kinh doanh cao vì yếu tố này sẽ tác động đến lợi nhuận
trong tương lai thông qua mức chi phí. Sự biến đổi về giá cả đầu vào thường có nhiều yếu
tố tác động cả do chủ quan lẫn khách quan. Các yếu tố khách quan bao gồm: biến động
nền kinh tế (lạm phát, tỷ giá...), tính khan hiếm của vật tư hàng hóa, thời vụ, giao thông
vận tải, giá cả các mặt hàng có liên quan (sản phẩm thay thế), chính sách của Nhà nước...
Các yếu tố chủ quan thường do khả năng kiểm soát của doanh nghiệp đối với giá cả các
yếu tố đầu vào chẳng hạn: quản lý chặt chè chi phí thu mua, khả năng gây ảnh hưởng của
doanh nghiệp đối với nhà cung cấp. Nói chung, một khi giá cả đầu vào ổn định thì lợi
nhuận của doanh nghiệp ít bị ảnh hưởng.
♦♦♦


1

> Khả năng thay đổi giá bán khi có sự thay đổi giá đầu vào:
Không phải doanh nghiệp nào cũng có khả năng tăng giá bán khi giá đầu vào tăng.
Có nhiều lý do cho vấn đề này: vì áp lực từ phía Nhà nước, do cách ứng xử của đối thủ
cạnh tranh, do phản ứng từ người tiêu dùng và cả vị trí của doanh nghiệp trên thị trường.
Những doanh nghiệp nào có khả năng thay đổi giá bán càng lớn khi giá cả đầu vào thay
đổi, doanh nghiệp đó càng có mức độ rủi ro kinh doanh thấp. Nhân tố này đặc biệt quan
trọng khi doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế có mức lạm phát cao. Ngày nay, hoạt
động kinh doanh có xu hướng toàn cầu hóa nến bất kỳ khủng hoảng kinh tế khu vực đều

có khả năng gây ảnh hưởng đến biến động về giá.
Trong điều kiện kinh tế Việt Nam, phân tích nhân tố này còn phải xem xét đến
quy chế định giá của doanh nghiệp. Giá cả sản phẩm mà doanh nghiệp kinh doanh phải
được sự chấp thuận của cơ quan quản lý giá của Nhà nước hay doanh nghiệp tự định giá.
Trong trường hợp giá cả phải do Nhà nước chấp nhận thì sự linh hoạt này thường thấp
hơn các doanh nghiệp tự do cạnh tranh.
Ở đây chúng ta chỉ xem xét một số các nhân tố, nguyên nhân ảnh hưởng đến rủi ro
của doanh nghiệp. Việc xem xét mức độ ảnh hưởng của chúng thường rất phức tạp. Mối
quan hệ giũa chúng không biểu hiện thành công thức. Do đó phương pháp xác định các
nhân tố ảnh hưởng là phương pháp tương quan.
1.3 Nội dung phân tích rủi ro tài chính 1. 3.1
Quan điểm phân tích rủi ro tài chính
Rủi ro tài chính có thể hiểu là sự bất trắc, sự không ổn định có thể đo lường được,
có thể đưa đến những tổn thất, mất mát thiệt hại hoặc làm mất đi những cơ hội sinh lời.
Những rủi ro này gắn liền với hoạt động tài chính và mức độ sử dụng nợ của doanh
nghiệp nghĩa là gắn liền với cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp.
Có thể xem xét việc phân tích rủi ro tài chính theo quan điểm sau: Neu xem
hoạt động tài chính như là một hoạt động kinh doanh thì chỉ tiêu, phương pháp
sử dụng đối với phân tích rủi ro kinh doanh có thể áp dụng khi phân tích rủi ro
tàichính của doanh nghiệp. Do đó, có thể phân tích rủi ro tài chính thông qua sự
biến thiên của khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu, sự biến thiên của đòn bẩy tài
chính
Rủi ro tài chính vừa hàm ý các trạng thái rủi ro kiệt giá tài chính và còn
nói lên những rủi ro do doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính - sử dụng vốn
vay trong kinh doanh. Rủi ro kiệt giá tài chính là độ nhạy cảm từ các nhân tố giả
cả thị trường như lãi suất, tỷ giá, giá cả hàng hóa và chứng khoán tác động đến
thu nhập doanh nghiệp.
Vì vậy, ngoài việc phân tích rủi ro tài chính thông qua sự biến thiên của
khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu, phân tích đòn bẩy tài chính thì phải đồng thời
phân tích khả năng thanh toán cũng như độ nhạy cảm đối với lãi suất, tỷ giá,

biến động giá cả của doanh nghiệp để phân tích rủi ro tài chính một cách toàn
diện.


1

1.3.2 Nội dung phân tích rủi ro tài chính
1.3.2.1 Phân tích rủi ro tài chính thông qua độ biến thiên của ROE (khả
năng sinh lòi vốn chủ sỏ’ hữu)
Khả năng sinh lời vốn chủ sỡ hữu là chỉ tiêu phản ánh khái quát nhất khả
năng sinh lời của doanh nghiệp được tính theo công thức:
Lợi nhuận sau thuế
Khả năng sinh lời VCSH = ----------------------------------------------------- X 100
Vốn chủ sở hữu bình quân

Khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu cho biết được một đơn vị vốn chủ hữu
đầu tư vào kinh doanh đem lại mấy đơn vị lợi nhuận sau thuế.
Khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu còn được tính theo công thức:
Lợi nhuận sau
thuế Khả năng sinh lời VCSH = ---------------------------------------------------------Vốn chủ sở hữu bình quân
=

Lợi nhuận sau

Doanh thu thuần

Doanh thu thuần

vốn chủ sở hữu


-------------------------------------------------------------------------------------- X

Lợi nhuận sau

Doanh thu thuần

Tổng tài

sản
=

--------------------------- X ----------------------------------------

Doanh thu thuân
sở hữu

Tổng tài sản

Doanh lợi
Vòng quay
doanh thu x tổng tài sản x

X

vốn

chủ

1


1 - tỷ số nợ
Ta thấy khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu phụ thuộc một phần vào cơ cấu
nguồn vốn của doanh nghiệp tức là tùy thuộc vào mức độ sử dụng nợ. Đối với tỷ số nợ, ta
thấy khi tỷ số nợ càng cao thì tỷ số l/(l+tỷ số nợ) càng lớn. Do đó khi doanh nghiệp có lợi
nhuận thì khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu càng cao hay nói cách khác là tỷ số nợ tỷ lệ
thuận với khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu. Nghĩa là khi doanh nghiệp vay nợ càng nhiều
thì càng kỳ vọng làm gia tăng khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, khi tỷ số nợ
của doanh nghiệp càng cao thì các tỷ số thanh toán càng thấp cho thấy rủi ro tài chính
càng cao.
Do đó rủi ro tài chính của doanh nghiệp được biểu hiện bởi độ biến thiên của hiệu
quả tài chính (khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu). Doanh nghiệp nào có độ biến thiên khả
năng sinh lời vốn chủ sở hữu càng cao thì rủi ro tài chính càng lớn. Vì vậy khi phân tích
rủi ro tài chính phải sử dụng độ biến thiên của chỉ tiêu này để đánh giá.


1

1.3.2.2 Phân tích rủi ro tài chính thông qua đòn bẩy tài chính
Như đã nêu ở trên rủi ro tài chính chịu sự ảnh hưởng trực tiếp từ Yấn đề sử dụng
nợ của doanh nghiệp và ảnh hưởng đó thể hiện qua sự tác động của nó đối với khả năng
sinh lời của vốn chủ sở hữu. Để xem xét ảnh hưởng đó ta dùng chỉ tiêu đòn bẩy tài chính.
Độ lớn đòn bẩy tài chính là chỉ tiêu đo lường ảnh hưởng của những thay đổi về lợi nhuân
trước thuế và lãi vay đối với lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.
% thay đổi ROE
Độ lớn đòn bẩy tài chính =
--------------------------------------------------% thay đổi lợi nhuận trước thuế và lãi vay
Hay :

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay
Độ lớn đòn bẩy tài chính =----------------------------------------------------7

Lợi nhuận trước thuế

Chỉ tiêu này có ý nghĩa là nếu lợi nhuận trước thuế và lãi vay tăng 1% thì lợi
nhuận trên một đồng vốn chủ sở hữu tăng K% (K là độ lớn đòn bẩy tài chính). Những
doanh nghiệp không sử dụng nợ sẽ có độ lớn đòn bẩy tài chính bằng 1. Những doanh
nghiệp sử dụng nợ có độ lớn đòn bẩy tài chính lớn hơn 1, các chủ sở hữu mong muốn gia
tăng lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cao hơn.
Vì đòn bẩy tài chính đặt trọng tâm vào tỷ số nợ, do đó đòn bẩy tài chính sẽ rất lớn
trong các doanh nghiệp có tỷ số nợ cao, và ngược lại đòn bẩy tài chính sẽ rất nhỏ trong
các doanh nghiệp có tỷ số nợ thấp. Khi đòn bẩy tài chính cao, chỉ cần một sự thay đổi nhỏ
của lợi nhuận trước thuế và lãi vay cũng làm thay đổi lớn tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên
vốn chủ sở hữu. nghĩa là tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu sẽ rất nhạy cảm với
lợi nhuận trước thuế và lãi vay.
Tóm lại, tăng độ lớn đòn bẩy tài chính thì có thể tăng hiệu quả tài chính của doanh
nghiệp nhưng kèm theo đó cũng làm tăng rủi ro tài chính của doanh nghiệp.
1.3.2.3 Phân tích rủi ro tài chính qua khả năng thanh toán
Thực tế cho thấy, một doanh nghiệp có hoạt động tài chính tốt và lành mạnh sẽ
không phát sinh tình trạng dây dưa nợ nần, chiếm dụng vốn lẫn nhau kéo dài, khả năng
thanh toán dồi dào. Ngược lại, khi một doanh nghiệp phát sinh tình trạng nợ nần dây dưa,
kéo dài thì chắc chắn chất lượng hoạt động tài chính của doanh nghiệp không cao, thực
trạng tài chính không mấy sáng sủa, khả năng thanh toán thấp. Vì vậy qua việc phân tích
tính thanh khoản của doanh nghiệp ta có thể thấy được mức độ rủi ro tài chính của doanh
nghiệp.
Tính thanh toán sê được phân tích theo hệ số thanh toán hiện hành, hệ số thanh
toán nhanh, hệ số thanh toán lãi vay.
Hệ số thanh toán hiện hành được tính theo công thức:

Hệ số thanh toán hiện hành =

Tổng tài sản

-------------------------Nợ phải trả

Chỉ tiêu này đánh giá thực trạng tổng quát tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh bình thường thì hệ số này luôn lớn hơn 1. Neu hệ số


1

này bằng 1 hoặc nhỏ hơn 1 nghĩa là doanh nghiệp đã mất hết vốn chủ sở hữu và doanh
nghiệp bị phá sản hoặc giải thể.
Hệ số thanh toán nhanh được tính theo công thức:
Hệ số thanh toán nhanh =

Tài sản ngắn hạn - Hàng tồn kho
---------------------------------------Nợ ngắn hạn

Hệ số thanh toán nhanh được sử dụng nhằm đo khả năng huy động tài sản lưu
động của một doanh nghiệp để thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp
này.
Hệ số thanh toán lãi vay được tính theo công thức:
Lơi nhuận trước thuế + Chi phí lãi vay
Hệ số thanh toán lãi vay =
---------------------------------------Chi phí lãi vay
Hệ số này cho biết khả năng thanh toán lãi vay và mức độ an toàn có thể đối với
nhà cung cấp tín dụng và đây cũng là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của
doanh nghiệp.
Tóm lại, khả năng thanh toán luôn là vấn đề sống còn đối với bất kỳ doanh nghiệp
nào. Khả năng thanh toán của doanh nghiệp cho biết năng lực tài chính trước mắt và lâu
dài của doanh nghiệp. Khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng cao, năng lực tài chính
càng lớn, an ninh tài chính càng vững chắc và ngược lại khả năng thanh toán của doanh

nghiệp càng thấp năng lực tài chính càng nhỏ, rủi ro tài chính càng cao.
1.3.2.4 Phân tích rủi ro tài chính qua độ nhạy cảm vói lãi suất, biến động giá cả và tỷ
giá
Rủi ro tài chính còn được thể hiện qua độ nhạy cảm của doanh nghiệp với lãi suất,
biến động giá cả và tỷ giá gọi là rủi ro kiệt giá tài chính.
• Độ nhạy cảm của doanh nghiệp với lãi suất". Khi lạm phát xảy ra, lãi suất tiền vay
tăng đột biến làm thay đổi chi phí, những tính toán, dự kiến trong kế hoạch kinh doanh
đầu tư bị đảo lộn. Lượng tiền vay càng lớn, tác động tiêu cực càng nghiêm trọng và có thể
dẫn đến phá sản nếu nó tồn tại trong thời gian dài. Độ nhạy cảm của doanh nghiệp với lãi
suất càng cao thì rủi ro tài chính càng cao.
• Độ nhạy cảm của doanh nghiệp với biến động giá hàng hóa: Khi hàng hóa có sự
biến động giá cả sê làm chi phí biến động từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của
doanh nghiệp. Ngoài ra do giá cả biến động nên những dự kiến về giá cả của doanh
nghiệp bị sai lệch nên giá đầu ra khi ký kết hợp đồng không tương ứng kịp với sự gia tăng
giá đầu vào. Do đó rủi ro tài chính càng cao nếu độ nhạy cảm của doanh nghiệp với biến
động giá hàng hóa càng lớn.
• Độ nhạy cảm của doanh nghiệp với tỷ giá: Các khoản phải thu hoặc phải trả của
doanh nghiệp sẽ biến động nếu tỷ giá biến động. Khi tỷ giá biến động theo chiều hướng
bất lợi sẽ làm tăng chi phí, giảm doanh thu của doanh nghiệp dẫn đến hiệu quả sử dụng
vốn chủ sở hữu giảm sút. Doanh nghiệp càng nhạy cảm với sự thay đổi tỷ giá th ì rủi ro tài
chính càng cao.
Các nhân tố ánh hưòng đến rủi ro tài chính:
> Rủi ro kinh doanh".
Rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp ảnh hưởng tỷ lệ thuận đối với rủi ro tài chính.


2

Rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp càng cao thì sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận từ đó ảnh
hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn tức là ảnh hưởng đến rủi ro tài chính của doanh nghiệp.

> Tỷ lệ nợ:
Tỷ lệ nợ doanh nghiệp sử dụng ảnh hưởng tỷ lệ thuận đối với rủi ro tài chính,
doanh nghiệp sử dụng nợ càng nhiều thì khả năng sinh lời cao nhưng rủi ro do đó cũng
tăng lên.
> Rủi ro lãi suất:
Doanh nghiệp có tỷ lệ nợ càng cao trong bối cảnh nền kinh tế lạm phát tăng sẽ gặp
phải rủi ro lãi suất cao hơn. Rủi ro lãi suất tỷ lệ thuận với rủi ro tài chính. Rủi ro lãi suất
càng cao thì sẽ ảnh hưởng càng lớn đến chi phí lãi vay, làm giảm lợi nhuận hoặc mất khả
năng thanh toán từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn tức là ảnh hưởng đến rủi ro
tài chính của doanh nghiệp.
> Rủi ro tỷ giá:
Khi doanh nghiệp có sự không cân xứng giữa đồng tiền nhận được và đồng tiền
chi ra sê xuất hiện rủi ro tỷ giá. Các doanh nghiệp thường không phản ứng kịp với những
bất ổn của tỷ giá khi tỷ giá thay đổi theo chiều hướng bất lợi làm tăng chi phí, giảm doanh
thu do đó sẽ làm lợi nhuận giảm. Rủi ro tỷ giá ở các doanh nghiệp càng cao thì rủi ro tài
chính càng lớn.
> Rủi ro biến động giá cả:
Khi giá cả biến động theo chiều hướng không tốt nếu doanh nghiệp không có phản ứng
linh hoạt thì tổn thất là điều khó tránh khỏi. Lạm phát làm giá cả hàng hóa tăng làm chi
phí đầu vào tăng nên các doanh nghiệp phải điều chỉnh giá đầu ra cho phù họp. Tuy nhiên
không phải doanh nghiệp nào cũng có thể điều chỉnh giá đầu ra dễ dàng nên lợi nhuận sẽ
giảm nên rủi ro tài chính tăng
.CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH RỦI RO KINH
DOANH VÀ RỦI RO TÀI CHÍNH Ở CỒNG TY CỐ PHÀN LÂM ĐẶC s

ẢN XUẤT KHẨU QUẢNG NAM
2.1 Tổng quan về Công ty cổ phần Lâm đặc sản xuất khẩu Quảng Nam
2.1.1 Sự hình thành, đặc điểm và chức năng của Công ty
2.1.1.1 Lịch sử hình thành:
Ngày 29/11/1986 UBND tỉnh Quảng Nam Đà Nằng ra quyết định số 3266/QĐUB

về việc thành lập Xí nghiệp Liên Họp Lâm Đặc Sản Quảng Nam Đà Nang. Xí Nghiệp
Liên hợp lúc đó chỉ có 2 đơn vị thành viên là; Xí ngiệp Mộc Việt Đức và Công ty liên
doanh Trẩu Tiên Phước. Xí nghiệp chỉ có khoảng 200 công nhân với nhiệm vụ khai thác
chế biến nông lâm sản xuất khẩu và kinh doanh thương mại.
Ngày 9/12/1992, UBND tỉnh Quảng Nam Đà Nằng ra quyết định số 3415/QĐUB
về việc thành lập Doanh Nghiệp Nhà Nước Công ty Lâm Đặc Sản Xuất Khẩu Quảng
Nam Đà Nằng. Công ty chịu sự quản lý trực tiếp của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn Quảng Nam Đà Nằng.
Tháng 10/1997 do việc tách tỉnh Quảng Nam và Đà Nang nên vào ngày 10/5/1997
công ty được tỉnh Quảng Nam tiếp nhận với quyết định số 700/QĐUB. Hiện nay công ty
có tên là: Công ty cổ phần Lâm Đặc Sản Xuất Khẩu Quảng Nam. Tên giao dĩch đối


2

ngoại: FOREST PRODUCTS EXPORT JOINT- STOCK COMPANY OF QUANG
NAM.
Tên viết tắt FORESTCO QUANG NAM.
Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần. Trong đó nhà nước chiếm 65% vốn.
Vốn điều lệ: 30.000.000.000 đồng.
Trụ sở chính: Thôn Ngọc Vinh - xã Điện Ngọc - huyện Điện Bàn - tỉnh Quảng Nam.
Fax: 05103.843569
Email:
Website: www.Forestcoqnam.com
2.1.1.2 Quá trình phát triển:
Giai đoạn từ năm 1986 đến năm 1989: hoạt động chủ yếu là sản xuất hàng nông lâm sản xuất khẩu và tiêu thụ nội địa như hàng thủ công mỹ nghệ, bàn ghế, tiêu, dầu
trẩu...Công ty hoạt động theo kế hoạch tỉnh giao. Hoạt động kinh doanh của Công ty nhìn
chung ổn định, công nhân có việc làm với mức thu nhập khá. Doanh thu của năm sau cao
hơn năm trước. Nộp ngân sách Nhà nước 3 năm 197 triệu đồng và lợi tức thực hiện 254
triệu đồng.

Giai đoạn từ năm 1990 đến năm 1993: Nen kinh tế có sự chuyển biến mạnh mẽ từ
tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường, sự thay đổi chính sách kinh tế làm cho công
ty gặp nhiều khó khăn, thách thức lớn trong kinh doanh. Công ty đã kinh doanh thua lỗ
kéo dài, công nhân thiếu việc làm, đời sống công nhân viên rất khó khăn. Tổng số nợ
trong giai đoạn này lên đến 522 triệu đồng, lỗ 232 triệu đồng.
Giai đoạn từ năm 1994 đến năm 1997: Vượt qua thời kỳ khó khăn Công ty đã xây
dựng phương án đổi mới cơ chế quản lý, vạch rõ định hướng phát triển, đổi mới mặt
hàng, mạnh dạn đầu tư công nghệ mới, làm thủ tục xin giấy phép xuất khẩu trực tiếp sang
thị trường nước ngoài. Nhờ đó Công ty ngày càng phát triển tốt, tạo công ăn việc làm cho
hơn 900 công nhân viên với 4 đơn vị trực thuộc và là thành viên của Công ty liên doanh
sản xuất nguyên liệu giấy Việt Nhật.
Giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2004: Trong giai đoạn này doanh thu và lợi
nhuận năm sau cao hơn năm trước đã giúp Công ty giải quyết việc làm cho hơn 1300 lao
động.
Từ năm 2004 đến nay: Năm 2004 thực hiện chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp
nhà nước của Chính phủ và của tỉnh, Công ty đã được UBND tỉnh Quảng Nam ra quyết
định số 5084/QĐUB ngày 30/11/2004 về việc phê duyệt phương án cổ phần hóa Doanh
nghiệp nhà nước Công ty cổ phần Lâm Đặc Sản Xuất Khẩu Quảng Nam với vốn điều lệ
30 tỷ đồng.
Để có thể cạnh tranh với các công ty khác và hội nhập WTO Công ty đã cơ cấu
sắp xếp lại tổ chức sản xuất của Công ty, đầu tư máy móc thiết bị mới nhằm tăng năng
suất lao động, tinh giảm bộ máy quản lý ở các đơn vị. Năm 2005 tổng doanh thu của
Công ty đạt 164 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước 8 tỷ đồng, ổn định việc làm cho hơn
1225 lao động.
Sau cổ phần hóa Công ty được tổ chức lại và hiện nay Công ty bao gồm các đơn
vị sau:
+ Văn phòng Công ty tại thôn Ngọc Vinh - xã Điện Ngọc - huyện Điện Bàn - tỉnh


2


Quảng Nam.
+ Xí nghiệp Chế biến Lâm sản Điện Ngọc tại thôn Tứ Hà - xã Điện Ngọc - huyện
Điện Bàn - tỉnh Quảng Nam.
+ Xí nghiệp Chế biến Lâm sản Hòa Nhơn tại thôn Thạch Nam - xã Hòa Nhơn
- huyện Hòa Vang - thành phố Đà Nang.
+ Xí nghiệp Lâm đặc sản Tam kỳ, Tổ 7, phường Trường Xuân, TP Tam Kỳ, tỉnh
Quảng Nam
+ Xí nghiệp Lâm nghiệp Quảng Nam tại số 821/11 Phan Châu Trinh - phường Hòa
Hương - thành phố Tam Kỳ - tỉnh Quảng Nam.
+ Xí nghiệp Mộc Việt Đức tại số 462 Hùng Vương - phường Thanh Hà - thành phố
Hội An - tỉnh Quảng Nam.
2.1.2

Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty

2.1.2.1 Lĩnh vực kinh doanh:
Công ty hiện đang kinh doanh 2 lĩnh vực chính là sản xuất, kinh doanh hàng đỗ gỗ ngoài
trời các loại và trồng rừng kinh doanh ngyên liệu giấy.
* Sản xuất kinh doanh hàng đồ gỗ ngoài tròi:
Công ty có 4 xí nghiệp chế biến gỗ trực thuộc chuyên sản xuất hàng đồ gỗ ngoài
trời các loại để tiêu thị nội địa và xuất khẩu.Các xí nghiệp được trang bị máy móc nhập
khẩu từ Italia, Đài Loan, Đức...đặc biệt các xí nghiệp còn được trang bị hệ thống lò sấy
hơi hiện đại theo công nghệ Italia. Tổng công suất bình quân 700 container/năm. Thị
trường xuất khẩu chính là Châu Âu. Nguyên liệu dùng để chế biến hàng ngoài trời là
nguyên liệu họp pháp được trồng tai khu vực tỉnh Quảng Nam. Ngoài ra công ty còn nhập
khẩu các loại gỗ keo có chứng chỉ FSC, bạch đàn FSC, Teak FSC... để sản xuất.
* Trồng rừng , kinh doanh nguyên liệu giấy:
Công ty đang quản lý 4100 hecta rừng trồng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và
thành phố Đà Nằng. Chủng loại cây trồng chủ yếu là keo và bạch đàn. Chu kỳ khai thác

trong vòng 7 năm, sản lượng khai thác hàng năm khoảng 60.000BDT đến 80.000BDT
(BDT: tấn dăm khô) để xuất khẩu làm bột giấy. Diện tích rừng trồng mới hàng năm vào
khoảng 500ha.
2.1.2.2 Tình hình hoạt động:
Công ty đã có hơn 20 năm kinh nghiệm sản xuất hàng mộc xuất khẩu và tiêu thụ
nội địa, hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trồng rừng, nguyên liệu giấy và kinh
doanh gỗ nguyên liệu giấy.
Năng lực sản xuất toàn Công ty: 30.000 m3 gỗ mộc nguyên liệu/năm.
Cung ứng gỗ nguyên liệu giấy: bình quân 80.000 tấn/năm.
Quản lý hơn 2.400 ha rừng trồng keo các loại và 1.000 ha rừng trồng bằng hình thức đầu
tư cho vay vốn.
Doanh thu xuất khẩu hàng năm đạt trên 10.000.OOOUSD/năm.


2

Thị trường xuất khẩu chủ yếu sang Châu Âu như Thụy Điển, Italia, Pháp...
2.1.2.3. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty
* Chửc năng:
Thông qua các hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu và liên doanh họp
tác đầu tư với các tổ chức kinh tế, các cá nhân trong và ngoài nước để khai thác có hiệu
quả các nguồn lực hiện có nhằm phát triển lượng hàng hóa đáp ứng tiêu dùng nội địa và
tạo nguồn thu xuất khẩu, tăng thu ngoại tệ cho đất nước, góp phần đẩy mạnh nền kinh tế
phát triển trong giai đoạn mới.
Nội dung hoạt động của công ty là trồng rừng nguyên liệu, khai thác và chế biến các mặt
hàng lâm đặc sản để tiêu thụ nội địa và xuất khẩu như bàn ghế cá
cloại, ván sàn tinh chế, gỗ sẻ...Trực tiếp nhập khẩu các máy móc thiết bị,
nguyên phụ liệu để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của Công
ty.
❖ Nhiệm vụ:

Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh
của công ty theo pháp luật hiện hành của Nhà nước và theo sự chỉ đạo
hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam.
Tìm hiểu và nghiên cứu thị trường để xây dựng các phương án kinh
doanh có hiệu quả, quản lý và sử dụng vốn của Công ty đúng qui định,
đạt hiệu quả kinh tế, đảm bảo trang trải tài chính, thực hiện đầy đủ các
nghĩa vụ , trách nhiệm đối với Nhà nước. Quản lý đội ngũ cán bộ công
nhân viên theo đúng luật định của Nhà nước, luôn quan tâm, chăm lo đời
sống vật chất tinh thần cho cán bộ công nhân viên của Công ty.
Khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên nông lâm
sản, gắn liền sản xuất với tái tạo rừng, đảm bảo cho sự cân bằng của môi
sinh, thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ của hội viên mạng kinh doanh lâm
sản Việt Nam và thế giới mà công ty tham gia và được công nhận.


2

2.1.3.1 Bộ máy quán lý tại Công ty
So’ đồ 2.1.3.1: So’ đồ tổ chửc bộ máy quản lý tại Công ty

2.1.3 Co* cấu tổ chức quản lý ỏ’ Công ty
Ghi chú:

-----------► Quan hệ trực tuyến
<-----------► Quan hệ tham mưu
-------------► Quan hệ chức năng
2.1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của các thành viên trong bộ máy quản lý
♦♦♦ Các thành viên bộ phận quản lý
* Chủ tịch hội đồng quản trị khiêm giám đốc
Phụ trách chung mọi hoạt động của Công ty, có trách nhiệm điều hành mọi hoạt động sản

xuất kinh doanh của Công ty nhằm bảo tồn và phát triển vôn góp của các cổ đông, đại
diện cho mọi quyền lợi và nghĩa vụ của Công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi
hoạt động của Công ty. Tổ chức quản lý sản xuất, xây dựng quy hoạch đội ngũ cán bộ
công nhân viên và lao động toàn bộ Công ty. Phụ trách công tác thi đua khen thưởng tại
Công ty. Trực tiếp theo dõi phòng tổ chức, phòng tài vụ Công ty. Trực tiếp theo dõi công
tác Đảng và công tác đoàn thể.
* Phó giám đốc phụ trách thương mại
Tham mưu cho giám đốc, chỉ đạo các phòng chức năng thực hiện các nhiệm vụ được
phân công và chịu trách nhiệm trước giám đốc Công ty về các lĩnh vực được giao như
công tác lâm sinh nguyên liệu giấy, trồng và khai thác rừng; công tác lao động tiền lương;
trực tiếp chỉ đạo công tác thu mua và cung ứng nguyên liệu giấy cho liên doanh
VDACHIP... và thực hiện một số công tác khác do giám đốc phân công.
* Phó giám đốc phụ trách sản xuất


2

Tham mưu cho giám đốc và các phòng chức năng, các đơn vị trực thuộc thực hiện các
nhiệm vụ và chịu trách nhiệm trước giám đốc Công ty về các lĩnh vực được phân công
như: công tác sản xuất hàng mộc xuất khẩu và tiếu thụ nội địa; xây dựng chiến lược phát
triển thị trường và khách hàng; xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh toàn Công ty, trực
tiếp chỉ đạo về công tác Marketing... và thực hiện một số công tác khác do giám đốc phân
công.
* Phòng to chức hành chính
Có trách nhiệm tham mưu cho giám đốc việc tổ chức sắp xếp bộ máy và nhân sự toàn
Công ty, về công tác lao động tiền lương, về khen thưởng kỉ luật... Trực tiếp thực hiện và
chỉ đạo thực hiện các chế độ chính sách đối với lao động toàn Công ty đúng với quy định
của Công ty và qui định của pháp luật hiện hành và thực hiện công tác hành chính và một
số nhiệm vụ khác theo sự phân công của ban giám đốc Công ty.
* Phòng tài vụ

Tham mưu cho giám đốc Công ty về công tác tài chính của Công ty nhằm bảo toàn và
phát triển vốn và thực hiện một số nhiệm vụ: xây dựng kế hoạch tài chính của toàn Công
ty; tổ chức và theo dõi công tác hạch toán ở văn phòng và ở các đơn vị;
thưc hiện điều hòa vốn, quản lý kiểm tra nguồn vốn, tài chính của Công ty.... và thực hiện
một số nhiệm vụ khác theo sự phân công của giám đốc Công ty.
* Phòng kế hoạch kinh doanh
Tham mưu cho giám đốc Công ty về công tác kế hoạch sản
xuất kinh
doanh, công
tác Marketing, mở rộng thị trường, công tác xây dựng cơ bản,
đầu tưmáy móc thiết
bị, dây chuyền sản xuất và thực hiện một số nhiệm vụ như: lập kế hoạch sản xuất kinh
doanh, xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh cho toàn Công ty; trực tiếp theo dõi
công tác sản xuất sản phẩm của các đơn vị sản xuất hàng mộc để đảm bảo giao hàng đúng
tiến độ, đúng chất lượng, đúng mẫu mã theo các đơn đặt hàng... và thực hiện một số
nhiệm vụ khác do giám đốc phân công.
* Phòng lâm sinh nguyên liệu giấy
Tham mưu cho giám đốc Công ty trong việc bảo vệ, xây dựng và phát triển Yốn rừng,
quản lý và thực hiện các dự án trồng rừng, khai thác rừng và cung ứng nguyên liệu giấy
và thực hiện một số công việc như sau: xây dựng kế hoạch trồng, chăm sóc và khai thác
rừng; lập kế hoạch và thực hiện cung ứng nguyên liệu giấy cho nhà máy liên doanh
VUACHIP; tổ chức kiểm tra thường xuyên và định kỳ diện tích trồng rừng, kịp thời phát
hiện những vấn đề phát sinh và đề xuất biện pháp giải quyết... và thực hiện một số nhiệm
vụ khác do giám đốc phân công.
* Phòng xúc tiến thương mại
Tham mưu cho giám đốc công ty về công tác tìm kiếm khách hàng mới, nguyên liệu mới
và chương trình mới như : thực hiện các chương trình có hệ thống quản lý chất lượng ISO
9001, 2000, chương trình quản lý chất lượng QWAY, chương trình an sinh xã hội
SA8000; một phần chương trình ISO 4001; chương trình suy nguyên nguồn gốc coc... và
thực hiện một số nhiệm vụ khác do ban giám đốc phân công.

♦♦♦ Các đơn vị trực thuộc Là những đơn vị hạch toán phụ thuộc, có con dấu riêng,
được mở tài khoản riêng tại các ngân hàng. Giám đốc các đơn vị chịu trách nhiệm trước
Giám đốc Công ty về hoạt động sản xuất kinh doanh đảm bảo có hiệu quả, nhằm bảo tồn
và phát triển vốn Công ty giao và có các trách nhiệm phù hợp với từng đơn vị.
> Xí nghiệp Mộc Việt Đức, xí nghiệp Chế biến Lâm sản Điện Ngọc, xí nghiệp Chế


×