Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Tóm tắt: Trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại từ thực tiễn các tỉnh Tây Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (790.96 KB, 27 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

<b>HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>Cơng trình được hồn thành tại Học viện Khoa học xã hội </b>

<b>Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Trần Minh Đức 2. TS. Dương Quỳnh Hoa </b>

Phản biện 1: GS.TS. Thái Vĩnh Thắng Phản biện 2: PGS.TS. Vũ Công Giao Phản biện 3: PGS.TS. Lê Thị Hương

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ họp tại Học viện Khoa học xã hội giờ ngày tháng năm 2024

Có thể tìm hiểu luận án tại:

<b> - Thư viện Học viện Khoa học xã hội - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội </b>

Việt Nam

- Thư viện Quốc gia Việt Nam

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>MỞ ĐẦU </b>

<b>1. Tính cấp thiết của đề tài </b>

Trong những năm qua, đặc biệt khi nước ta mở cửa hội nhập kinh tế với các nước trên thế giới và trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới, tình hình vi phạm pháp luật hành chính nói chung, các vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại nói riêng đã và đang diễn ra hết sức phức tạp. Nạn buôn lậu, sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng hóa kém chất lượng, các vi phạm về vệ sinh an tồn thực phẩm, vi phạm sở hữa trí tuệ.. có chiều hướng gia tăng. Phải chăng các biện pháp phòng, chống vi phạm hành chính, trong đó có trách nhiệm hành áp dụng đối các hành vi vi phạm này hiệu quả còn thấp, chưa đủ tính răng đe đối với các đối tượng vi phạm. Thực tiễn trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên cho thấy các biện pháp chế tài vẫn chưa đủ sức răn đe, việc phân định thẩm quyền chưa hợp lý dẫn đến thực trạng cán bộ trực tiếp xử lý khơng có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong khi đó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh phải trực tiếp xử phạt vi phạm hành chính dẫn đến công việc quá tải,…

Như vậy, rất cần những nghiên cứu để làm rõ những vấn đề lý luận về trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại, trên cơ sở đó tìm ra những giải pháp nhằm hồn thiện các quy định của pháp luật hiện hành về trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại cũng như đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện pháp luật về trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại từ thực tiễn các tỉnh Tây Nguyên.

<i><b>Với các lý do đã trình bày trên tôi chọn đề tài “Trách nhiệm hành </b></i>

<i><b>chính trong lĩnh vực thương mại từ thực tiễn các tỉnh Tây Nguyên” để </b></i>

làm đề tài luận án tiến sĩ luật học.

<b>2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu </b>

<i><b>4.1. Về đối tượng nghiên cứu </b></i>

Đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm

- Các quan điểm khoa học về vi phạm hành chính, trách nhiệm hành chính nói chung và trong lĩnh vực thương mại nói riêng.

- Các chủ trương, chính sách, pháp luật về trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại ở Việt Nam.

- Pháp luật luật về trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại ở một số nước trên thế giới.

- Tình hình áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên.

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<i><b>4.2. Về phạm vi nghiên cứu </b></i>

Đề tài tập trung nghiên cứu trách nhiệm hành chính và chế tài hành chính áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại. Đề tài tập trung nghiên cứu những nguyên tắc, tiêu chuẩn chi phối việc thiết lập và thực hiện thủ tục xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại.

Trong phạm vi của luận án, khái niệm lĩnh vực thương mại cũng được tiếp cận theo nghĩa hẹp. Khái niệm lĩnh vực thương mại sẽ được nghiên cứu sinh làm sáng tỏ trong nội dung chính của luận án.

Về khơng gian, đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng áp dụng pháp luật về trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại trên địa bàn 05 tỉnh khu vực Tây Nguyên.

<b>Thời gian nghiên cứu: từ năm 2010 đến năm 2023. </b>

<b>3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể </b>

<i><b>3.1. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài </b></i>

Mục tiêu xuyên suốt của luận án là tìm ra các giải pháp nhằm hồn thiện các quy định của pháp luật về trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại và nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện pháp luật về trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại từ thực tiễn các tỉnh Tây Nguyên.

<i><b>3.2. Nhiệm vụ cụ thể của luận án </b></i>

Để đạt được mục tiêu trên, luận án phải giải quyết được các nhiệm vụ sau đây:

<b>Thứ nhất, luận án phải giải quyết được những vấn đề lý luận: khái niệm </b>

và đặc điểm của hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại; khái niệm, đặc điểm và vai trò của trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại; nội dung của trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại; nguyên tắc và phạm vi áp dụng của trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại; hình thức và trình tự, thủ tục áp dụng trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại.

<b>Thứ hai, luận án phải giải quyết được những vấn đề về thực trạng áp </b>

dụng pháp luật về trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại trên địa bàn tỉnh Tây Nguyên.

<b>Thứ ba, luận án phải đề xuất được một số giải pháp nhằm hoàn thiện </b>

các quy định của pháp luật về trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại cũng như nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại trên địa bàn các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên.

<b>4. Phương pháp nghiên cứu </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

Đề tài được thực hiện trên cơ sở vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, cùng đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về thương mại và xử lý vi phạm hành chính về hoạt động gian lận thương mại.

Để giải quyết các vấn đề nghiên cứu đặt ra, các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng trong luận văn là: tổng hợp, thống kê, phân tích, so sánh, đánh giá và làm sáng tỏ nội dung nghiên cứu đặt ra từ đề tài.

Cách tiếp cận: Tiếp cận hệ thống; tiếp cận liên ngành; tiếp cận lịch sử.

<b>5. Đóng góp và kết quả nghiên cứu </b>

<i><b>5.1. Những đóng góp mới của luận án </b></i>

Luận án có một số đóng góp sau:

Về mặt lý luận, luận án đã đưa ra được một số vấn đề lý luận về trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại: khái niệm và đặc điểm của hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại; khái niệm, đặc điểm và vai trò của trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại; nội dung của trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại; nguyên tắc và phạm vi áp dụng của trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại; hình thức và trình tự, thủ tục áp dụng trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại.

Về mặt thực tiễn, luận án đã chỉ ra được những vướng mắc, hạn chế của các quy định của pháp luật về trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại. Đồng thời, luận án cũng đã chỉ ra những khó khăn về mặt khách quan và chủ quan làm hạn chế tính hiệu quả trong cơng tác áp dụng các quy định pháp luật về trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại. Từ đó, luận án đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại cũng như nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại.

Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong công tác giảng dạy và nghiên cứu pháp luật về trách nhiệm hành chính nói chung và trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại nói riêng. Luận án cũng có thể được các nhà làm luật tham khảo trong công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật.

<b>5. Kết quả của luận án </b>

Về mặt nội dung, luận án đạt được những kết quả sau:

<b>Thứ nhất, về góc độ lý luận, luận án làm sáng tỏ được khái niệm và đặc </b>

điểm của hành vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại; khái niệm, đặc điểm, vai trị của trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại; nội dung của trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại; nguyên tắc

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

và phạm vi áp dụng của trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại; hình thức và trình tự, thủ tục áp dụng trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại. Đặc biệt về mặt lý luận, luận án đưa ra được các chế tài hành chính phù hợp với thời đại 4.0, luận án đưa ra các tiêu chí đánh giá một hệ thống chế tài chuẩn. Luận án cũng luận giải về mặt lý luận về nguyên tắc suy đoán khơng có lỗi trong xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại.

<b>Thứ hai, dưới góc độ thực tiễn, luận án đạt được kết quả sau: </b>

Luận án chỉ ra và phân tích được những vướng mắc, bất cập của các quy định của pháp luật hiện hành về trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại; (2) Những khó khăn về khách quan cũng như chủ quan ảnh hưởng đến hiệu quả áp dụng pháp luật về trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại trên địa bàn tỉnh Tây Nguyên.

Luận án đưa ra được những một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại cũng như nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại trên địa bàn các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên.

Về mặt hình thức, luận án một cơng trình khoa học có độ dày 150 trang A4 với cấu trúc như sau:

Lời nói đầu

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và những vấn đề nghiên cứu liên quan đến luận án

Chương 2: Những vấn đề lý luận về trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại

Chương 3: Thực trạng áp dụng trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại tại các tỉnh Tây Nguyên

Chương 4: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại từ thực tiễn các tỉnh Tây Nguyên

Kết luận

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>Chương 1 </b>

<b>TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu </b>

<i><b>1.1.1. Tình hình nghiên cứu về khái niệm lĩnh vực thương mại </b></i>

Qua khảo cứu các cơng trình nghiên cứu đã công bố, nghiên cứu sinh thấy rằng cho đến nay khái niệm “lĩnh vực thương mại” vẫn chưa được thống nhất.

<i><b>1.1.2. Tình hình nghiên cứu về trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại </b></i>

<i>1.1.2.1. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại </i>

Vi phạm hành chính được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu và lý giải. Tuy nhiên, cho đến này chưa có các cơng trình nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn diện về hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại nhằm chỉ rõ bản chất, tính đặc trưng của hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại.

<i>1.1.2.2. Trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại </i>

Vấn đề trách nhiệm hành chính chủ yếu được các tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu trên cơ sở các chế tài hành chính. Nhìn chung, các cơng trình khoa học trong và ngoài nước đều đã chỉ ra được những chế tài hành chính chủ yếu như phạt tiền, tước giấy phép, cấm thực hiện một số hành vi, các biện pháp khắc phục hậu quả,...

Cho đến nay, chưa có một cơng trình nào nghiên cứu tịan diện và đầy đủ về trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại. Phần lớn các nhà khoa học chỉ nghiên cứu trách nhiệm hành chính hoặc chế tài hành chính hoặc xử lý vi phạm hành chính đối với một số hoạt động cụ thể trong lĩnh vực thương mại.

<i>1.1.2.3. Thủ tục xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại </i>

Các cơng trình khoa học đã cơng bố tập trung vào lý giải, xử lý vi phạm hành chính là thủ tục tư pháp hay thủ tục hành chính. Các nghiên cứu thực tế cho thấy, việc áp dụng mơ hình tố tụng hình sự hay mơ hình hành chính là tuỳ thuộc vào quan điểm mỗi quốc gia. Vì vậy, vấn đề này cần phải được tiếp tục làm sáng tỏ.

Bên cạnh đó, cũng khơng có nhiều cơng trình nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn diện về thủ tục xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại. Các cơng trình được khảo cứu cũng không chỉ ra những nét đặc thù trong thủ tục xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<i><b>1.1.3. Tình hình nghiên cứu về trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại tại các tỉnh Tây Nguyên </b></i>

Về thực trạng các quy định của pháp luật về trách nhiệm hành chính ở Việt nam thì cũng đã có nhiều cơng trình khoa học đề cập đến. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có nhiều cơng trình nghiên cứu về trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại của các tỉnh Tây Nguyên.

<i><b>1.1.5. Những công trình khoa học đề xuất hoàn thiện các quy định của pháp luật về trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại </b></i>

Đã có rất nhiều cơng trình khoa học đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định về chế tài hành chính ở Việt Nam.

Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có cơng trình khoa học nào đưa ra những kiến nghị hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại trên cơ sở nghiên cứu thực trạng địa bàn các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên.

<b>1.2. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu về trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại từ thực tiễn các tỉnh Tây Ngun </b>

<i><b>1.2.1. Những kết quả các cơng trình nghiên cứu đã đạt được </b></i>

<b>Thứ nhất, về mặt lý luận: Các cơng trình khoa học đã cơng bố của các </b>

tác giả nước ngoài đã giải quyết nhiều vấn đề lý luận liên quan đến hành vi vi phạm hành chính, trách nhiệm hành chính, chế tài hành chính và xử lý vi phạm hành chính.

<b>Thứ hai, những kết quả đạt được liên quan đến thực trạng pháp luật về </b>

trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại: Về cơ bản, các công trình khoa học đã cơng bố đều chỉ ra được những hạn chế, vướng mắc của pháp luật hiện hành của Việt Nam về xử lý vi phạm hành chính nói chung và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại nói riêng.

<b>Thứ ba, những đề xuất nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về </b>

trách nhiệm hành chính, xử lý vi phạm hành chính. Các tác giả đã đưa ra nhiều đề xuất có giá trị tham khảo nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

<i><b>2.5.2. Những vấn đề luận án tiếp tục kế thừa và phát triển </b></i>

Trên cơ sở kế thừa và phát triển có chọn lọc những kết quả lý luận của các cơng trình khoa học đã được công bố, nghiên cứu sinh tiếp tục kế thừa và phát triển những vấn đề sau:

- Những kết quả đạt được của các cơng trình nghiên cứu về vi phạm hành chính, trách nhiệm hành chính, chế tài hành chính và mơ hình xử lý vi phạm hành chính sẽ được nghiên cứu sinh tham khảo, chọn lọc, kế thừa và

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

phát triển những vấn đề lý luận về trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại.

<i><b>2.5.3. Những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu </b></i>

Sau khi khảo cứu các cơng trình khoa học đã công bố, nghiên cứu sinh đặt ra những vấn đề mà luận án tiếp tục nghiên cứu, giải quyết như sau:

<b>Thứ nhất, làm rõ khái niệm “lĩnh vực thương mại”. </b>

<b>Thứ hai, làm rõ những chế tài hành chính phù hợp và hiệu quả trong xử </b>

lý hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại.

<b>Thứ ba, luận án sẽ làm sáng tỏ “nguyên tắc suy đốn khơng có lỗi” </b>

trong thủ tục xử lý vi phạm hành chính.

<b>Thứ tư, luận án tiếp tục nghiên cứu làm sáng tỏ thêm những điểm còn </b>

vướng mắc, hạn chế của pháp luật về xử lý vi phạm hành trong lĩnh vực thương mại ở Việt Nam. Đồng thời, luận án sẽ nghiên cứu thực trạng pháp luật của một số nước về về xử lý vi phạm hành trong lĩnh vực thương mại ở Việt Nam để rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu cho Việt Nam.

<b>Thứ năm, luận án cũng sẽ có những giải pháp độc lập, góp phần làm </b>

hoàn thiện các quy định của pháp luật về trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại ở Việt Nam.

<b>1.3. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu </b>

<i><b>1.3.1. Cơ sở lý thuyết </b></i>

<i>1.3.1.1. Một số lý thuyết sử dụng </i>

- Học thuyết Mác – Lênin và tư tưởng Hồ chí Minh về Nhà nước và pháp luật

- Các quan điểm của Đảng, Nhà nước về xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân và các quan điểm của Đảng và Nhà nước về nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, cũng như đường lối, chính sách của Đảng về tái cấu trúc nền kinh tế.

Mô hình đánh giá tính hiệu quả của chế tài hành chính được phát triển trong cơng trình: Anthony Ogus, Michael Faure & Niels Philipsen (2006), Report on the Effectiveness of Enforceability Regimes, OECD/OCDE 2006 cũng sẽ được luận án vận dụng trên cơ sở kết hợp với các lý thuyết khác để tìm ra những chế tài hành chính hiệu quả trong lĩnh vực thương mại.

Bên cạnh đó, các lý thuyết về quản lý nhà nước, lý thuyết bảo vệ và duy trì trật công cộng, lý thuyết mệnh lệnh phục tùng được phát triển bởi khoa học luật hành chính sẽ được nghiên cứu sinh sử dụng để phát triển các quan điểm khoa học của mình trong luận án.

Đặc biệt các lý thuyết về trách nhiệm hành chính được phát triển bởi các nhà khoa học Việt Nam được nghiên cứu sinh kế thừa và phát triển trong

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

luận án này để làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại

<i> 1.3.1.2. Khung phân tích để làm rõ lý thuyết: Cụ thể: </i>

<i><b>Giả thuyết nghiên cứu: </b></i>

Phải chăng những hạn chế trong thực tiễn áp dụng trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại trên địa bàn các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên xuất phát từ nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan và các quy định của pháp luật về trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại vẫn còn nhiều tồn tại.

<i><b>Các câu hỏi nghiên cứu đặt ra: </b></i>

1. Bản chất, vai trò và nội dung của trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại là gì? Mơ hình xử lý vi phạm hành chính nào phù hợp với Việt Nam?

vướng mắc, hạn chế đó từ thực tiễn áp dụng pháp luật về trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại ở địa bàn tỉnh Tây Nguyên?

<b>3. Cần những giải pháp nào để hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm hành </b>

chính trong lĩnh vực thương mại và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về trách

<b>nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại ở địa bàn tỉnh Tây Nguyên </b>

<i><b>4. Kết quả nghiên cứu: (dự kiến) </b></i>

Luận án sẽ làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại, từ đó tiếp tục làm rõ những vấn đề lý luận về trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại. Từ nghiên cứu lý luận và khảo cứu thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, luận án đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại.

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<b>Chương 2 </b>

<b>NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI </b>

<b>2.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại </b>

<i><b>2.1.1. Khái niệm và đặc điểm của trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại </b></i>

<i>2.1.1.1. Khái niệm lĩnh vực thương mại </i>

Trong toàn bộ luận án này, khái niệm lĩnh vực thương mại được tiếp cận theo nghĩa hẹp chỉ bao gồm các hoạt động sản xuất (để bán ra thị trường nhằm kiếm lợi nhuận), mua bán, phân phối, lưu thơng hàng hố, cung ứng dịch vụ (trừ các dịch vụ đặc thù như dịch vụ tài chính, dịch vụ địi nợ th, dịch vụ tư vấn pháp luật,…) trên thị trường và hoạt động xúc tiến thương mại.

<i>2.1.1.2. Khái niệm hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại </i>

Về cơ bản, hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại cũng có các yếu tố cấu thành của một hành vi vi phạm hành chính nói chung. Trong đó: (1) Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại là hành động hoặc không hành động trái với quy chế hành chính trong lĩnh vực thương mại ; (2) Khách thể của vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại chính là trật tự quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại; (3) Chủ thể của hành vi vi phạm hành chính nói chung bao gồm cá nhân và pháp nhân.

<i>2.1.1.2. Khái niệm trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại </i>

Trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại là hậu quả của vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại, thể hiện ở việc Nhà nước áp dụng các chế tài hành chính đối với chủ thể có hành vi phạm hành chính theo trình tự, thủ tục do pháp luật hành chính quy định.

Trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại có những đặc điểm sau:

<b>Thứ nhất, cơ sở của trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại là </b>

vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại. Trong thực tiễn, sẽ tồn tại những hành vi vi phạm vừa có dấu hiệu của vi phạm trong lĩnh vực này vừa có dấu hiệu của vi phạm trong lĩnh vực khác. Trong trường hợp này, cần áp dụng nguyên tắc, nếu cơ quan thuộc một trong hai lĩnh vực phát hiện trước thì có thẩm quyền xử lý vi phạm theo hành vi vi phạm thuộc lĩnh vực mình quản lý.

<b>Thứ hai, trách nhiệm hành chính có tính chất cưỡng chế nghiêm khắc </b>

nhưng nhẹ hơn so với trách nhiệm hình sự.

<b>Thứ ba, việc truy cứu trách nhiệm hành chính được thực hiện theo thủ </b>

tục hành chính.

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<b>Thứ tư, trách nhiệm hành chính là trách nhiệm nghiêm khắc. Cơ quan </b>

hành chính khơng bắt buộc phải tn theo một quy trình xử lý quá chặt chẽ, phức tạp như trong tố tụng hình sự. Thay vào đó, gánh nặng chứng minh vi phạm và mức độ vi phạm được giảm cho cơ quan hành chính bằng việc địi hỏi đối tượng vi phạm phải có nghĩa vụ hợp tác cung cấp thơng tin.

<i>2.1.1.3. Vai trị của trách nhiệm hành chính </i>

Trách nhiệm hành chính có các vai trị sau: (1) Trách nhiệm hành chính có mục đích giáo dục; Trách nhiệm hành chính có mục đích phịng ngừa; Trách nhiệm hành chính cịn có vai trị bù đắp những tổn thất do vi phạm hành chính gây ra.

<b>2.2. Nội dung trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại </b>

<i><b>2.2.1. Chủ thể chịu trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại </b></i>

Chủ thể chịu trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại là cá nhân có năng lực chịu trách nhiệm hành chính hoặc pháp nhân thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại.

<i><b>2.2.2. Hậu quả mà chủ thể vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại phải gánh chịu </b></i>

Hậu quả mà chủ thể vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại phải gánh chịu là những bất lợi mà chủ thể này phải gánh chịu do Nhà nước áp dụng các chế tài hành chính. Hậu quả mà chủ thể vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại phải gánh chịu không chỉ là những chế tài mà chủ thể này bị Nhà nước áp dụng mà cịn cả những chi phí phát sinh do phải thực hiện những biện pháp chế tài mà cơ quan Nhà nước có thẩm quyền áp dụng.

<i><b>2.2.3. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại </b></i>

Để bảo đảm chứng cứ còn đầy đủ, bảo đảm sự công bằng và công minh, pháp luật quy định một thời hạn nhất định kể từ thời điểm xảy ra vi phạm hành chính, chủ thể vi phạm hành chính phải được xử phạt. Nếu quá thời hạn trên, cơ quan nhà nước có thẩm quyền mất quyền xử phạt vi phạm hành chính.

<i><b>2.2.4. Các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại </b></i>

Trách nhiệm hành chính sẽ tương xứng với tính chất, mức độ và hậu quả của hành vi vi phạm hành chính. Chính vì vậy, các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hành chính là những căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định đúng tính chất, mức độ và hậu quả của hành vi vi phạm hành chính để từ đó đưa ra mức xử phạt phù hợp.

<i><b>2.2.5. Quy trình và thủ tục xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

Khi phát hiện ra hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại, người có thẩm quyền sẽ tiến hành các thủ tục nhằm đánh giá chứng cứ, tình tiết của vụ việc và áp dụng các quy định của pháp luật nhằm xác định cụ thể hành vi vi phạm, tính chất, mức độ vi phạm và chế tài áp dụng cho người vi phạm.

<b>2.3. Nguyên tắc và phạm vi áp dụng trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại </b>

<i><b>2.3.1. Các nguyên tắc áp dụng trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại </b></i>

Việc áp dụng trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại phải tuân theo những nguyên tắc sau đây: (1) Nguyên tắc pháp chế; (2) Ngun tắc suy đốn khơng có lỗi (có tính tương đối); (3) Nguyên tắc nhanh chóng kịp thời; (4) Ngun tắc cá thể hố trách nhiệm hành chính; (5) Nguyên tắc

<b>Thứ hai, có sự phân định giữa trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực </b>

<b>thương mại với trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực khác. </b>

Nếu dựa theo tính chất trừng trị thì có hình thức xử phạt được phân chia thành: (1) Hình thức xử phạt tác động vào uy tín của người vi phạm: Hình thức này chủ yếu tác động vào giá trị về mặt đạo đức của người vi phạm; (2) Hình thức xử phạt tác động vào tài sản của người vi phạm; (3) Hình thức xử phạt tác động đến quyền của người vi phạm: Hình thức xử phạt này tước hoặc hạn chế một số quyền nhất định của chủ thể vi phạm.

<i>2.4.1.2. Các biện pháp khắc phục hậu quả </i>

Các biện pháp khắc phục hậu quả rất đa dạng và được áp dụng tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Biện pháp khắc phục hậu quả giảm thiểu những chi phí mà Nhà nước phải bỏ ra, đồng thời buộc chủ thể vi phạm phải chịu trách nhiệm khắc phục những hậu quả do mình gây ra. Như vậy, cùng với hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả có tác dụng ngăn ngừa rất cao.

</div>

×