Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHỈ SỐ SINH HỌC VÀ THỂ TRẠNG CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THCS LÝ THƯỜNG KIỆT, THÀNH PHỐ TAM KỲ, TỈNH QUẢNG NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (873.98 KB, 47 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA: LÝ – HĨA – SINH </b>

------

<b>NGUYỄN THỊ BÍCH NỮ </b>

<b>NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHỈ SỐ SINH HỌC VÀ THỂ TRẠNG CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THCS </b>

<b>LÝ THƯỜNG KIỆT, THÀNH PHỐ TAM KỲ, TỈNH QUẢNG NAM </b>

<i><b> KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC</b></i>

<i><b>Quảng Nam, tháng 4 năm 2015 </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>LỜI CAM ĐOAN </b>

Tôi xin cam đoan bài nghiên cứu này là của riêng tôi.

Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong bài làm là chân thực và tin cậy. Tôi xin chịu trách nhiệm với lời cam đoan.

<i>Quảng Nam, tháng 5 năm 2016 </i>

<b>Tác giả </b>

<b>Nguyễn Thị Bích Nữ </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>LỜI CẢM ƠN </b>

Tôi xin chân thành cảm ơn ban giám hiệu nhà trường, lãnh đạo khoa Lý – Hóa –Sinh cùng các thầy cô trong khoa đã tạo điều kiện cho tơi hồn thành bài khóa luận này.

Tơi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến giảng viên Thạc sĩ Nguyễn Hoàng Lan Anh bộ môn Sinh, khoa Lý – Hóa –Sinh trường đại học Quảng Nam thời gian qua đã tận tình hướng dẫn tơi trong suốt thời gian hồn thành khóa luận.

Với sự hiểu biết cịn hạn chế, khóa luận khơng thể tránh khỏi những thiếu sót.

Tơi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thày, cô giáo cùng với những người quan tâm đến đề tài này để nội dung khóa luận được hoàn thiện

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>DANH MỤC BẢNG </b>

3.1 Chiều cao đứng (cm) của học sinh theo tuổi và giới tính 10 3.2 <sup>Kết quả so sánh CCĐ của HS trường THCS Lý Thường Kiệt </sup>

(năm 2016) với học sinh trường THCS Lý Tự Trọng (năm 2014) <sup>11 </sup> 3.3 Trọng lương cơ thể (kg) của học sinh theo tuổi và giới tính 12 3.4 <sup>Kết quả so sánh TLCT của HS trường THCS Lý Thường Kiệt </sup>

(năm 2016) với học sinh trường THCS Lý Tự Trọng (năm 2014) <sup>14 </sup> 3.5 Vịng ngực trung bình (cm) của học sinh theo tuổi và giới tính 14 3.6 <sup>Kết quả so sánh VNTB của HS trường THCS Lý Thường Kiệt </sup>

(năm 2016) với học sinh trường THCS Lý Tự Trọng (năm 2014) <sup>16 </sup>

3.8 Thể trạng của học sinh theo tuổi và giới tính 18

3.9

Kết quả so sánh chỉ số BMI của HS trường THCS Lý Thường Kiệt (năm 2016) với học sinh trường THCS Lý Tự Trọng (năm 2014)

20

3.10 Chỉ số Pignet của học sinh theo tuổi và giới tính 21 3.11 Thể lực của học sinh theo tuổi và giới tính 23

3.12

Kết quả so sánh chỉ số Pignet của HS trường THCS Lý Thường Kiệt (năm 2016) với học sinh trường THCS Lý Tự Trọng (năm 2014)

25

3.13 Mối tương quan giữa thể trạng và kết quả học tập môn Văn 28 3.14 Mối tương quan giữa thể trạng với kết quả học tập mơn Tốn 31

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>3.1 Chiều cao đứng (cm) của học sinh theo tuổi và giới tính </b> 10

<b>3.2 Trọng lượng cơ thể (kg) của học sinh theo tuổi và giới tính </b> 13

<b>3.3 VNTB(cm) của học sinh theo tuổi và giới tính </b> 15

<b>3.4 Chỉ số BMI của học sinh theo tuổi và giới tính </b> 17

<b>3.9 Chỉ số Pignet của học sinh theo tuổi và giới tính </b> 24

<b>3.14 Mối tương quan giữa thể trạng gầy với kết quả học tập môn Văn </b> 29

<b>3.15 </b> <sup>Mối tương quan giữa thể trạng bình thường với kết quả học tập mơn </sup>

<b>3.16 Mối tương quan giữa thể trạng thừa cân với kết quả học tập môn Văn </b> 29

<b>3.17 Mối tương quan giữa thể trạng béo phì với kết quả học tập môn Văn </b> 30

<b>3.18 Mối tương quan giữa thể trạng gầy với kết quả học tập mơn Tốn </b> 32

<b>3.19 </b> <sup>Mối tương quan giữa thể trạng bình thường với kết quả học tập mơn </sup>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>MỤC LỤC </b>

Phần I. MỞ ĐẦU ... 1

1. Lý do chọn đề tài ... 1

2. Mục tiêu của đề tài ... 2

3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ... 2

4. Phương pháp nghiên cứu ... 2

Phần II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ... 3

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ... 3

1.1. Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh 12 tuổi đến 15 tuổi ... 3

1.1.1. Đặc điểm phát triển về mặt cơ thể ... 3

1.1.2. Sự phát triển về mặt tâm lý, nhận thức ... 3

1.2. Các chỉ số hình thái, thể trạng và những nghiên cứu về các chỉ số này ... 5

1.2.1. Các chỉ số hình thái, thể trạng ... 5

1.2.2. Những nghiên cứu về chỉ số hình thái và thể trạng ... 5

1.3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Tam Phú, thành phố Tam Kỳ ... 6

1.3.1. Điều kiện tự nhiên ... 6

1.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ... 6

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .... 7

2.1. Đối tượng nghiên cứu ... 7

2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ... 7

2.3. Nội dung nghiên cứu ... 7

2.4. Phương pháp nghiên cứu ... 7

2.4.1. Phương pháp chọn mẫu ... 7

2.4.2. Phương pháp xác định các chỉ số ... 8

2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu ... 9

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ... 10

3.1. Các chỉ số hình thái của học sinh 12 tuổi đến 15 tuổi ... 10

3.1.1. Chiều cao đứng của học sinh theo tuổi và giới tính: ... 10

3.1.2. Trọng lượng cơ thể ... 12

3.1.3. Vòng ngực trung bình ... 14

3.2. Chỉ số BMI và thể trạng của học sinh 12 tuổi đến 15 tuổi ... 16

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

3.2.1. Chỉ số khối cơ thể (BMI) ... 16

3.2.2. Chỉ số Pignet ... 20

3.3. Mối quan hệ giữa thể trạng và kết quả học tập ... 26

3.3.1. Mối tương quan giữa thể trạng và kết quả học tập môn văn ... 26

3.3.2. Mối tương quan giữa thể trạng và kết quả học tập mơn Tốn ... 30

Phần III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ... 35

I. Kết luận ... 35

II. Kiến nghị ... 35

Phần IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 37<small>  </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>Phần I. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài </b>

Con người vừa là nhân tố then chốt, đóng vai trị quyết định cho sự phát triển xã hội bền vững, vừa là mục tiêu của mọi sự phát triển. Trong chiến lược phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến giáo dục, đặt sự nghiệp giáo dục lên vị trí hàng đầu. Nghị quyết Đại hội TW Đảng lần

<i>thứ 2 khoá VIII xác định: “Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục là quốc </i>

<i>sách hàng đầu. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư có lãi nhất”. </i>

Việc đầu tư phát triển giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực, đội ngũ lao động có sức khỏe tốt, có đầy đủ tri thức và chuyên môn sâu rộng, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiên đại hóa đất nước và địi hỏi của xã hội,của thời đại là nhiệm vụ không chỉ của riêng ngành giáo dục mà cịn là của tồn xã hội. Chính vì vậy, dù trong điều kiện nào, Đảng và Nhà nước ta luôn coi nhiệm vụ bảo vệ và chăm sóc trẻ em là một nội dung cơ bản của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhà nước ta đã có những chính sách đúng đắn, ưu tiên đầu tư ngày càng tăng cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Các tổ chức chính trị, nhà trường, gia đình và tồn xã hội ln quan tâm bảo vệ, chăm sóc và giáo dục nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho trẻ em.

Để giúp thế hệ trẻ chuẩn bị cho mình những hành trang cần thiết cho tương lai, đảm đương vai trò, sứ mệnh thiêng liêng của mình,xứng đáng chủ nhân tương lai của đất nước, cần tạo điều kiện để thế hệ trẻ được phát triển tồn diện các mặt đức, trí, lao, thể, mĩ… Trong đó, những nghiên cứu về trẻ em đóng một vai trò quan trọng làm cơ sở cho việc hoạch định chiến lược phát triển chất lượng con người cũng như phát triển và sử dụng con người một cách hiệu quả nhất.

Thực tế cho thấy sự hiểu biết về hình thái - thể trạng của học sinh là nền tảng cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp đúng đắn hữu hiệu đối việc nâng cao chất lượng con người.Ở nước ta hiện nay đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về các chỉ số hình thái - thể trạng của học sinh.Kết quả cho thấy hình thái, thể trạng, trí tuệ ở mỗi lứa tuổi, mỗi điều kiện xã hội và vùng miền địa lý, địa bàn khác nhau là khác nhau.Việc nghiên cứu các chỉ số hình thái - thể trạng của học sinh là

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

rất cần thiết và phải được thực hiện thường xuyên, đầy đủ trên các địa bàn trong cả nước.

Hiện nay trên địa bàn, khu vực thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam cịn ít các cơng trình khoa học nghiên cứu về vấn đề chỉ số hình thái - thể trạng của học sinh đặc biệt là học sinh THCS. Để đóng góp thêm những số liệu về sự thay đổi hình thái- thể trạng của học sinh THCS trên địa bàn thành phố Tam Kỳ tôi chọn

<i><b>đề tài“Nghiên cứu một số chỉ số sinh học và thể trạng của học sinh trường </b></i>

<i><b>THCS Lý Thường Kiệt, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam”. </b></i>

<b>2. Mục tiêu của đề tài </b>

- Xác định một số chỉ số sinh học của học sinh lứa tuổi 12 – 15 ở trường trung học cơ sở Lý Thường Kiệt, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.

- Xác định thể trạng của học sinh lứa tuổi 12 – 15 ở trường trung học cơ sở Lý Thường Kiệt, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.

- Nghiên cứu mối tương quan giữa sự phát triển thể trạng với kết quả học tập.

<b>3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu </b>

- Đối tượng nghiên cứu: một số chỉ số sinh học và thể trạng của học sinh từ 12 – 15 tuổi.

- Phạm vi nghiên cứu: Khuôn khổ đề tài chỉ nghiên cứu một số chỉ số hình thái của học sinh ở trường trung học cơ sở Lý Thường Kiệt thành phố Tam Kỳ,

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<b>Phần II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh 12 tuổi đến 15 tuổi </b>

<i><b>1.1.1. Đặc điểm phát triển về mặt cơ thể </b></i>

Cơ thể của các em bước vào giai đoạn phát triển mạnh mẽ, vượt bậc. Cụ thể:

+ Về chiều cao: bắt đầu tăng nhanh ở cả nam và nữ. Chiều cao của nữ ở tuổi 12, 13, 14 lại cao hơn so với nam. Tuy nhiên, đến tuổi 15 thì chiều cao của nam lại cao hơn so với nữ. Nguyên nhân do học sinh nữ dậy thì sớm hơn học sinh nam nên các em có sự phát triển mạnh về chiều cao ở độ tuổi này. Sự phát triển chiều cao do sự dài ra của xương, dặc biệt xương chi dài.

+ Trọng lượng cơ thể: cũng bắt đầu tăng ở cả nam và nữ và theo độ tuổi, tăng trung bình mỗi năm từ 2.4kg đến 6kg.

+ Vòng ngực: bắt đầu tăng kích thước qua các độ tuổi. Sự phát triển vòng ngực do sự thay đổi một số hooc môn sinh trưởng, insulin… đồng thời một phần do tích cực tham gia hoạt động thể dục, thể thao của các em.

+ Hệ xương phát triển rất nhanh, xương tay chân phát triển nhanh hơn so với xương ngón tay ngón chân. Dẫn đến giai đoạn này các em thường có thân hình gầy, cao, thiếu cân đối,… từ đó trở nên vụng về, không khéo léo khi làm việc. Đồng thời tâm lý các em khơng ổn định, dễ bực tức, khó chịu và không thoải mái.

+ Hệ thống tim mạch không cân đối đễ dẫn đến tăng huyết áp, tim đập mạnh, nhức đầu, có cảm giác mệt mỏi khi làm việc. Nguyên nhân do thể tích tim tăng, hoạt động của tim mạnh nhưng khi đó kích thước mạch máu phát triển chậm.

+ Hoạt động thần kinh cấp cao chưa vững các em dễ ở trong tình trạng ức chế, bị kích động.

+ Các tuyến nội tiết hoạt động mạnh hơn đặc biệt tuyến giáp trạng. Dẫn đến thần kinh không ổn định, dễ bị rối loạn, các em hay nổi nóng, nhạy cảm, không làm chủ, kiềm hảm được cảm xúc của mình. [4]

<i><b>1.1.2. Sự phát triển về mặt tâm lý, nhận thức * Về mặt tâm lý: </b></i>

Không giống với môi trường học ở tiểu học, các em bước vào cấp THCS,

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

gặp nhiều hoàn cảnh mới, bạn bè mới, thầy cô mới, việc làm quen thích nghi với những vấn đề đó dẫn đến các em gặp rất nhiều khó khăn. Việc học tập được chú trọng hơn do lượng kiến thức nhiều, nhiều môn học với nhiều giá viên bộ môn khác nhau yêu cầu các em phải tự lập, tích cực học tập và rèn luyện đạo đức. Các em luôn ý thức, có nguyện vọng được thể hiện, được phát triển tất cả các mặt đức. trí, lao, thể, mĩ, được mọi người công nhận. Các em sẽ phát triển theo hướng tích cực nếu được giáo dục đúng hướng. Ngược lại các em sẽ trở nên hư hỏng, không chăm lo học tập, học đòi, hổn láo với mọi người, hút thuốc, uống rượu, gây gỗ, đánh đập bạn bè nếu giáo dục sai hướng và không quan tâm các em. Ở lứa tuổi này các em có hứng thú với nhiều điều mới lạ, năng động, các em có thể tự lựa chọn cho mình đi vào lĩnh hội kiến thức mình ưa thích nhưng đồng thời có thể coi thường, không xem trọng những kiến thức thuộc lĩnh vực khơng ưa thích, kém hấp dẫn.[6], [12].

<i><b> * Về mặt nhận thức: </b></i>

- Tri giác: Do điều kiện sống và học tập thay đổi, tri giác ở tuổi thiếu niên trở nên có kế hoạch và tồn diện hơn so với lứa tuổi nhi đồng. Học sinh đã có tri giác một cách có chủ định, có mục đích và có sự lựa chọn.Trong q trình tri giác, học sinh biết phân tích đối tượng, đồng thời số lượng tri giác đã được tăng lên. - Trí nhớ: Trí nhớ của tuổi thiếu niên dần trở thành những hoạt động có tổ chức, các em đề ra các biện pháp để ghi nhớ phù hợp với nội dung và tính chất của tài liệu. Tốc độ, khối lượng tài liệu ghi nhớ cũng được tăng lên, ghi nhớ máy móc đần dần nhường chỗ cho ghi nhớ logic có ý nghĩa. Qua đó giúp các em hiểu được bản chất, quy luật của tài liệu. Do đó, trong q trình dạy học, thầy cơ phải giúp học sinh phát triển ghi nhớ logic có ý nghĩa trên cơ sở thông hiểu các tài liệu.

- Chú ý: Sự phát triển chú ý của học sinh THCS diễn ra phức tạp, một mặt chú ý có chủ định phát triển. Mặt khác, chú ý khơng chủ định vẫn đóng vai trị quan trọng. Do đó, những đối tượng tạo ra những ấn tượng mạnh mẽ sẽ làm cho chú ý có chủ định của học sinh bị phân tán. Vì vậy, ở học sinh thường xảy ra hiện tượng một số môn học học rất hứng thú, rất chú ý, cịn một số mơn học rất đãng trí, rất thờ ơ.

- Tư duy: Do tính chất của hoạt động học thay đổi, học sinh phải học nhiều

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

mơn, nhiều nội dung mới, địi hỏi phải tư duy trí tuệ. Tư duy của học sinh THCS đã thoát khỏi tư duy hành động trực quan, cụ thể chuyển sang tư duy trừu tượng. [5].

<b>1.2. Các chỉ số hình thái, thể trạng và những nghiên cứu về các chỉ số này </b>

<i><b>1.2.1. Các chỉ số hình thái, thể trạng </b></i>

Sự phát triển cơ thể con người được biểu hiện qua các chỉ số hình thái như: chiều cao, khối lương cơ thể, vòng ngực, chiều rộng của vai,…Trong đó, chiều cao và khối lượng cơ thể là hai chỉ số cơ bản nhất.

Chiều cao phản ánh sự phát triển chiều dài của xương, đặc trưng cho từng chủng tộc người, thay đổi tùy theo giới tính và khu vực sinh sống. Khối lượng cơ thể phản ánh tình trạng dinh dưỡng, mức độ và tỉ lệ giữa quá trình hấp thu và tiêu hóa vật chất, năng lượng. Khối lượng cơ thể thay đổi theo điều kiện sống và ít phụ thuộc vào yếu tố di truyền. Vòng ngực thể hiện sự phát triển của hoạt động hô hấp và sức khỏe con người.

Sự tăng trưởng của con người được biểu hiện qua các chỉ số thể trạng: chỉ số Pignet thể hiện sự phát triển thể lực ở trẻ em, người ta thường sử dụng những số đo kích thước cơ bản của cơ thể chiều cao, câng nặng, vòng ngực. Chỉ số pignet càng nhỏ sức khỏe càng tốt. Chỉ số BMI được dùng để đánh giá thể trạng của mỗi người và được xác định dựa vào tương quan giữa cân nặng và chiều cao.

<i><b>1.2.2. Những nghiên cứu về chỉ số hình thái và thể trạng </b></i>

Ở nước ta đã có những cơng trình nghiên cứu nhằm phân tích đánh giá thực trạng về hình thái và thể trạng của học sinh THCS có thể kể ra một số nghiên cứu sau: nghiên cứu các chỉ số cơ bản về sinh lý và tâm lý học sinh phổ thông hiện nay của PGS.Trần Trọng Thủy (2006), nghiên cứu một số chỉ số sinh học hình thể của học sinh trường THCS xã Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, Hà Nam của tác giả Hoàng Thị Mai Hoa (2012), nghiên cứu một số chỉ số sinh học của học sinh trường THCS Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội của tác giả Ngô Thị Phương Thanh (2012); nghiên cứu một số chỉ số sinh học và trí tuệ của học sinh THCS tỉnh Thái Nguyên của tác giả Hoàng Thu Sang (2012), và một số

<i><b>nghiên cứu của một số tác giả khác. [3], [9], [10], [11] </b></i>

<small> </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<b>1.3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Tam Phú, thành phố Tam Kỳ </b>

<i><b>1.3.1. Điều kiện tự nhiên </b></i>

Tam Phú là một xã thuộc thành phố Tam Kỳ, tinh Quảng Nam với tổng diện tích 11.663.110 ha. Phía Đơng giáp xã Tam Thanh, phía Tây giáp với phường An Phú, phía Nam giáp với xã Tam Tiến, Tam Xuân, huyện Núi Thành, phía Bắc giáp với xã Tam Thăng. Trên địa bàn có 2 doanh nghiệp chính có trụ sở làm việc. Địa bàn chia làm 8 thôn.

<i><b>1.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội </b></i>

Theo thống kê đến năm 2016, xã Tam Phú có khoảng 8960 khẩu với 2390 hộ.

Thành phần dân cư gồm có gia đinh cơng chức và hưu trí chiếm 1.5% dân số của xã, cịn lại người dân sống chủ yếu vào nghề nơng nghiệp và buôn bán.

Cơ cấu kinh tế xã hội của xã gồm các ngành nghề chính như nơng nghiệp là chính cịn lại là các ngành nghề ngư nghiệp, thủ công nghiệp, buôn bán nhỏ và sản xuất hàng tiêu dùng. Hiện tại có trên địa bàn có hai doanh nghiệp. Đời sống nhân dân đi vào ổn định, bình quân thu nhập đầu người khoảng 18 triệu/ năm, tỉ lệ hộ nghèo và cận nghèo chiếm 3.1%. Tồn xã có trên 410 đối tượng chính sách đang hưởng trợ cấp nhà nước.

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<b>Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu </b>

Học sinh trường THCS Lý Thường Kiệt xã Tam Phú, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam từ tuổi 12 đến tuổi 15.

Nghiên cứu ở đối tượng học sinh có sức khỏe, tâm sinh lí bình thường khơng có bệnh tật, dị tật.

<b>2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu </b>

<b>Địa điểm nghiên cứu: trường THCS Lý Thường Kiệt, xã Tam Phú, thành </b>

phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.

<b>Thời gian nghiên cứu: từ tháng 12/2015 đến tháng 3/2016. 2.3. Nội dung nghiên cứu </b>

- Một số chỉ số về hình thái của học sinh 12 tuổi đến 15 tuổi. - Một số chỉ số về thể trạng của học sinh 12 tuổi đến 15 tuổi. - Mối quan hệ giữa thể trạng và kết quả học tập.

<b>2.4. Phương pháp nghiên cứu </b>

<i><b>2.4.1. Phương pháp chọn mẫu </b></i>

Chọn mẫu cỡ lớn áp dụng khi điều tra các chỉ số sinh học như chiều cao, cân nặng,…

Tổng số đối tượng nghiên cứu là 460 học sinh ở 4 nhóm tuổi được thể hiện qua bảng sau.

<b> Bảng 2.4. Phân bố đối tượng nghiên cứu </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

Mẫu cỡ lớn được chọn theo công thức: <small>/ </small>

n: số cá thể cần lấy

: độ lệch chuẩn tính theo % của giá trị trung bình, cịn gọi là hệ số biến thiên CV (có được qua điều tra sơ bộ)

<small>/ </small>: trị số tương ứng với độ tin cậy chọn trước kết quả

<i>d: sai số cho phép của trị số trung bình ( ) chọn trước. [1] </i>

Chọn độ tin cậy của kết qur nghiên cứu là 99% tương ứng với <sub>/ </sub>=2.58, sai số d cho phép của kết quả nghiên cứu là ±1%, độ lệch chuẩn của kết quả điều tra trước là 4.04 thì số cá thể của mẫu cần lấy là:

<i><b>2.4.2. Phương pháp xác định các chỉ số </b></i>

Các chỉ số hình thái – thể trạng được xác định theo phương pháp được dùng phổ biến trong các nghiên cứu y sinh học gồm có:

<i><b>- Cân nặng: được xác định bằng cân y tế có độ chính xác đến 0.1kg. Cân </b></i>

được đặt trên mặt phẳng nằm ngang, các đối tượng đo mặc quần áo mỏng, đứng thẳng sao cho trọng tâm cơ thể rơi vào điểm giữa cân, đo xa bữa ăn. Kiểm tra lại cân trước khi đo, chỉnh kim về vị trí số 0.

<i><b>- Chiều cao đứng: đơn vị là cm, dụng cụ đo là thước đo chiều cao độ chính </b></i>

xác đến 1mm. Người được đo ở tư thế đứng thẳng trên nền phẳng, hai gót chân sát nhau sao cho 4 điểm chẩm, lưng, mơng, gót chạm vào thước đo, đầu để thẳng sao cho đuôi mắt và điểm giữa bờ vai trên lỗ tai ngoài nằm trên đường thẳng vuông góc với trục cơ thể. Đo từ mặt đất cho đến điểm cao nhất của đỉnh đầu.

<i><b>- Vòng ngực trung bình: dụng cụ đo là thước dây có độ chính xác đến 1mm, </b></i>

đo ở tư thế đứng thẳng, vịng thước dây quanh ngực vng góc với cột sống và đi qua xương bả vai và mũi ức phía trước. Đo ở hai thì hít vào và thở ra hết sức sau đó lấy trung bình cộng.

<i><b>- Chỉ số BMI (Body Mass Index) được tính theo công thức: </b></i>

BMI = cân nặng (kg)/ [chiều cao đứng (m)]<small>2</small>.

Trong điều tra sàng lọc, giới hạn ngưỡng được coi là béo phì khi BMI + 2SD, thừa cân khi chỉ số BMI + 1SD, gầy khi chỉ số BMI - 2SD. Đánh giá

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

chỉ số BMI theo WHO.

BMI 23.1: Béo phì BMI 19.4 – 13.7: Bình thường BMI 23.1 – 19.4: Thừa cân BMI 13.7: Gầy

<i><b>- Chỉ số Pignet: được tính theo cơng thức: </b></i>

Pignet = chiều cao đứng (cm) – [cân nặng (kg) + vòng ngực trung bình (cm)].

Đánh giá chỉ số Pignet theo PGS Trần Trọng Thủy:

Pignet 23: Cường tráng Pignet 35 - 41: Bình thường Pignet 23 – 28.9: Rất khỏe Pignet 41.1 - 47: Yếu Pignet 29 – 34.9: Khỏe Pignet 47.1 - 53: Rất yếu Pignet 53: Cực yếu

<i><b>2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu </b></i>

Các số liệu được xử lý theo toán xác xuất thống kê dùng trong y, sinh học. Để phân tích, đánh giá kết quả, việc tính tốn số liệu được thực hiện trên máy vi tính bằng phần mềm MS.Excel.

Các cơng thức sử dụng để tính tốn thống kê:

* Giá trị trung bình ( ) (Mean): ( ) = <sup>∑</sup> <i> (i = 1, 2, …., n) </i>

( ): giá trị trung bình của đối tượng quan sát.

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

<b>Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Các chỉ số hình thái của học sinh 12 tuổi đến 15 tuổi </b>

<i><b>3.1.1. Chiều cao đứng của học sinh theo tuổi và giới tính: </b></i>

Kết quả nghiên cứu chiều cao của học sinh và kết quả so sánh với CCĐ của học sinh Lý Tự Trọng, bài nghiên cứu của tác giả Đoàn Thị Khương, được trình bày trong bảng 3.1, 3.2 và biểu đồ 3.1.

<b>Bảng 3.1. Chiều cao đứng (cm) của học sinh theo tuổi và giới tính </b>

<b>Biểu đồ 3.1. Chiều cao đứng (cm) của học sinh theo tuổi và giới tính </b>

Dựa vào bảng và biểu đồ 3.1, ta thấy CCĐ của học sinh tăng dần theo lứa tuổi ở cả nam và nữ. Cụ thể: CCĐ của học sinh nam tăng từ 136.9cm ở tuổi 12

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

tăng nhanh lên 143.11cm ở tuổi 13, từ 13 tuổi đến 14 tuổi, tốc độ tăng trung bình, tiếp đến lại tăng nhanh từ 148.28cm ở tuổi 14 lên 156.41 ở tuổi 15. Đồng thời CCĐ của học sinh nữ tăng đều qua các năm từ 137.71cm ở tuổi 12 lên 149.53cm ở tuổi 15.

CCĐ của học sinh nam ở tuổi 12 đến tuổi 14 đều thấp hơn CCĐ của nữ, nhưng đến tuổi 15 CCĐ của nam cao hơn nữ. Nguyên nhân do ở học sinh nữ các em dậy thì sớm hơn HS nam nên chiều cao phát triển mạnh hơn. Nhưng đến tuổi 15, học sinh nam bước vào giai đoạn dậy thì, lúc đó sẽ tăng trưởng vượt bậc hơn so với nữ. Sự phát triển chiều cao do sự phát triển của hệ xương, đặc biệt là các xương chi dài chi phối.

Chiều cao đứng thay đổi theo độ tuổi, theo giới tính và chịu ảnh hưởng rất rõ của điều kiện kinh tế - xã hội. Trường THCS Lý Thường Kiệt nằm trên địa bàn Tam Phú thuộc một xã của thành phố Tam Kỳ trong những năm gần đây có sự thay đổi mạnh mẽ về nền kinh tế- xã hội nên việc đáp ứng cho nhu cầu giáo dục là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Cơ sở vật chất phục vụ cho học tập vui chơi của học sinh đã được đầu tư đầy đủ, đảm bảo nhu cầu dạy và học của học sinh và giáo viên.Đồng thời trường cũng đẩy mạnh vấn đề phát triển thể chất cho học sinh nên học sinh có điều kiện phát triển cơ thể.Những điều này đã ảnh hưởng đến sự phát triển của học sinh.

Từ kết quả nghiên cứu CCĐ của học HS trường THCS Lý Thường Kiệt ta đi so sánh với kết quả nghiên cứu của tác giả Đoàn Thị Khương với đề tài nghiên cứu một số chỉ số sinh học và thể trạng của HS trường THCS Lý Tự Trọng, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Kết quả so sánh được thể hiện qua bảng sau:

<b>Bảng 3.2. Kết quả so sánh CCĐ của HS trường THCS Lý Thường Kiệt (năm 2016) với HS trườngTHCS Lý Tự Trọng (năm 2014) </b>

<b>Tuổi Trường THCS Lý Thường Kiệt Trường THCS Lý Tự Trọng </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

Từ số liệu trong bảng, ta có nhận xét:

CCĐ của HS trường THCS Lý Thường Kiệt ( năm 2016) ở các độ tuổi 12, 13, 14, 15 đều thấp hơn so với CCĐ học sinh trường THCS Lý Tự Trọng (năm 2014). Điều này cho thấy HS trường THCS Lý Thường Kiệt thuộc xã Tam Phú điều kiên kinh tế-xã hội nhìn chung dã phát triển từng ngày nhưng không phát triển bằng phường An Mỹ, thành phố Tam Kỳ. Ở đây các em được học tập, sinh sống ở môi trường đầy đủ, phát triển tất cả các mặt về kinh tế và xã hội, y tế và giáo dục, đa số các em thuộc gia đình có điều kiên khá giỏi nên được phát triển hơn so với HS thuộc vùng nông thôn, việc ăn uống chưa được đầy đủ các em phải phụ giúp gia đình nhiều.

Tóm lại việc nâng cao chế độ dinh dưỡng, đời sống tinh thần và vật chất đã ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của học sinh.

<i><b>3.1.2. Trọng lượng cơ thể </b></i>

Bảng 3.3, 3.4 và biểu đồ hình 3.2 thể hiện kết quả nghiên cứu về trọng lương cơ thể của học sinh đồng thời so sánh với kết quả nghiên cứu TLCT HS trường Lý Tự Trọng. Qua các số liệu trong bảng và biểu đồ cho thấy trọng lượng cơ thể của học sinh tăng dần theo lứa tuổi giữa nam và nữ có sự khác biệt về trọng lượng cơ thể nhưng không nhiều.

<b>Bảng 3.3. Trọng lượng cơ thể (kg) của học sinh theo lứa tuổi và giới tính </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

<b>Biểu đồ 3.2 Trọng lượng cơ thể học sinh theo tuổi và giới tính </b>

Qua bảng 3.3 và biểu đồ 3.2 cho ta thấy, trọng lượng cơ thể của học sinh tăng dần theo độ tuổi ở cả HS nam và HS nữ. Cụ thể:

TLCT của HS nam tăng từ 30.9kg ở tuổi 12 lên 42.38kg ở tuổi 15. Trọng lượng cơ thể học sinh nữ tăng từ 29.3kg ở tuổi 12 lên 41.01kg ở tuổi 15. Nhìn chung, TLCT của cả học sinh nam và nữ đều tăng qua mỗi năm, trung bình năm tăng 3.74kg.

TLCT của HS nam ở tuổi 12 lớn hơn HS nữ. Ở tuổi 13 thì TLCT tương đối như nhau. Đến năm 14 tuổi, TLCT học sinh nam là 37.6kg thấp hơn so với nữ 39.17kg. Tiếp đến ở độ tuổi 15 TLCT của học sinh nam lại cao hơn nữ.

Nguyên nhân của sự sụt giảm do cơ thể các em đang chuyển biến ở giai đoạn dậy thì, sẽ xuất hiện kinh nguyệt và sức khỏe cũng như tâm lý của các em không ổn định nên các em có thể sẽ lười ăn và lười luyện tập thể dục thể thao do đó anh hưởng đến tình trạng sức khỏe.

Ta đi so sánh với kết quả nghiên cứu TLCT của học sinh Lý Thường Kiệt (năm 2016) với kết quả nghiên cứuTLCT của học sinh truowgf THCS Lý Tự Trọng của tác giả Đoàn Thị Khương để thấy sự khác biệt. Kết quả so sánh được

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

<b>Bảng 3.4. Kết quả so sánh TLCT của HS trường THCS Lý Thường Kiệt (năm 2016) với HS trườngTHCS Lý Tự Trọng (năm 2014) </b>

<b>Tuổi Trường THCS Lý Thường Kiệt Trường THCS Lý Tự Trọng </b>

Từ số liệu trong bảng, ta thấy:

TLCT của học sinh cả hai trường đều tăng qua các độ tuổi khác nhau, tốc độ tăng trưởng khơng có sự khác biệt.

TLCT học sinh trường THCS Lý Thường Kiệt luôn thấp hơn so với trường Lý Tự Trọng. Nguyên nhân, do ăn uống thiếu chất, do bước vào giai đoạn

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

<b>Biểu đồ 3.3 VNTB (cm) của học sinh theo tuổi và giới tính. </b>

Dựa vào kết quả nghiên cứu VNTB của học sinh trường THCS Lý Thường Kiệt được trình bày trong bảng và biểu đồ 3.3, ta có nhận xét: VNTB của học sinh tăng dần theo độ tuổi ở cả nam và nữ. Cụ thể,

VNTB cuả sinh nam từ 66.27cm tuổi 12 tăng lên 76.7cm ở tuổi 15, trung bình mỗi năm tăng 3.47cm. VNTB của nữ cũng tăng từ 66.17cm ở tuổi 12 lên 75.26cm ở tuổi 15, trung bình mỗi năm tăng 3.03cm.

VNTB của cả HS nam và HS nữ tăng nhanh đạt 4.67 cm/năm ở tuổi 13. Nhưng giai đoạn 14-15 tuổi lại tăng chậm hơn chỉ đạt 3.76cm và 0.27 cm/năm. Trung bình mỗi năm tăng 2.87cm.

Vịng ngực trung bình của học sinh trường THCS Lý Thường Kiệt ở giai đoạn 12 đến 15 tuổi đều ở cả nam và nữ khi các em bước vào tuổi dậy thì. Nguyên nhân là do sự thay đổi của một số loại hóoc mơn như: hóoc mơn sinh trưởng, tuyến giáp, insulin,… Bên cạnh đó, yếu tố làm thay đổi kích thước vịng ngực do sự luyện tập thể dục thể thao tích cực của học sinh.

So sánh kết quả nghiên cứu trên với kết quả nghiên cứu VNTB của tác giả Đoàn Thị Khương (năm 2014), để rút ra nhận xét sự ảnh hưởng của vùng miền khác nhau thì sự phát triển chỉ số vịng ngực có khác biệt khơng. Kết quả thể hiên

</div>

×