Tải bản đầy đủ (.doc) (254 trang)

xây dựng chương trình giáo dục thể chất tích hợp giáo dục kỹ năng sống ứng phó với biến đổi khí hậu cho học sinh trung học cơ sở thành phố bạc liêu tỉnh bạc li

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 254 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH</b>

<b>ĐÀO THỊ THU</b>

<b>XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC THỂ CHẤT TÍCHHỢP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG ỨNG PHĨ VỚI BIẾN ĐỔIKHÍ HẬU CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ</b>

<b>BẠC LIÊU, TỈNH BẠC LIÊU</b>

<b>LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC</b>

<b>TP.HỒ CHÍ MINH - NĂM 2024</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH</b>

<b>ĐÀO THỊ THU</b>

<b>XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC THỂ CHẤT TÍCHHỢP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG ỨNG PHĨ VỚI BIẾN ĐỔIKHÍ HẬU CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<i>kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bấtkỳ cơng trình nào.</i>

<i>Tác giả luận án</i>

<i>Đào Thị Thu</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<i>và tập thể. Tác giả luận án xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới:</i>

<i>PGS.TS. Nguyễn Quang Sơn và TS. Lê Tấn Đạt đã tận tâmhướng dẫn, chỉ bảo để luận án được hoàn thành.</i>

<i>Ban Giám hiệu Trường Đại học Sư phạm TDTT TPHCM.</i>

<i>Ban lãnh đạo và các cán bộ phòng Sau đại học và công nghệ - TrườngĐH Sư phạm TDTT TPHCM đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả học tập vànghiên cứu.</i>

<i>Lãnh đạo và cán bộ phụ trách GDTC phòng giáo dục Thành phố BạcLiêu, Ban Giám Hiệu, Giáo viên, Học sinh các trường THCS đã nhiệt tình giúpđỡ tác giả trong quá trình điều tra số liệu, hồn thành luận án.</i>

<i>Gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ tác giả trongsuốt quá trình thực hiện luận án.</i>

<i><b>Tác giả luận án</b></i>

<i><b>Đào Thị Thu</b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

2. Mục đích nghiên cứu...5

3. Mục tiêu nghiên cứu...5

4. Giả thuyết khoa học...6

<b>CHƯƠNG 1...7</b>

<b>TỒNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...7</b>

<b>1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về GDTC trong trườnghọc các cấp...8</b>

<b>1.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về giáo dục kỹ năng sống...8</b>

<b>1.3. Những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước và của các Bộ,Ngành liên quan đối với cơng tác phịng chống đuối nước cho trẻ em...10 </b>

<i>1.3.1. Những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước và đối với cơngtác phịng chống đuối nước cho trẻ em...10</i>

<i>1.3.2. Những chủ trương chính sách của các Bộ, Ngành liên quan đối vớicơng tác phịng chống đuối nước cho trẻ em...13</i>

<i>1.3.3. Tình hình triển khai cơng tác bơi lội chống đuối nước cho trẻ em trong</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

1.5.8. Tích hợp và dạy học tích hợp...34

<i>1.5.8.1. Tích hợp...34</i>

<i>1.5.8.2. Sự cần thiết phải DHTH...34</i>

<i>1.5.8.3. Sự cần thiết phải GDKNS cho HS THCS...38</i>

<b>1.6. Định hướng thử nghiệm tích hợp dạy KNS trong chính khóa...38</b>

<b>1.7. Điểm lược một số cơng trình nghiên cứu có liên quan...41</b>

<b>CHƯƠNG 2...45</b>

<b>PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU...45</b>

<b>2.1. Đối tượng nghiên cứu...45</b>

2.1. Đối tượng nghiên cứu...45

2.2. Khách thể nghiên cứu...45

<b>2.2. Phương pháp nghiên cứu...46</b>

2.2.1. Phương pháp tham khảo tài liệu...46

2.2.2. Phương pháp phỏng vấn ...47

<i>2.2.2.1. Phương pháp phỏng vấn trực tiếp...47</i>

<i>2.2.2.2. Phương pháp phỏng vấn gián tiếp...47</i>

2.2.3. Phương pháp kiểm tra nhân trắc học...48

2.2.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm...48

2.2.5. Phương pháp quan sát sư phạm...53

2.2.6. Phương pháp thực nghiệm sư phạm...53

2.2.7. Phương pháp chọn mẫu...54

2.2.7. Phương pháp toán thống kê...54

<b>2.3. Tổ chức nghiên cứu...56</b>

2.3.1. Phạm vi nghiên cứu...56

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

2.3.3. Kế hoạch nghiên cứu...57

<b>CHƯƠNG 3...58KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN...58</b>

<i><b>3.1. Đánh giá thực trạng chương trình GDTC tích hợp GDKNS ứng phó vớibiến đổi khí hậu cho học sinh Trung học cơ sở thành phố Bạc Liêu, Tỉnh BạcLiêu...58</b></i>

<i>3.1.1. Xác định tiêu chí đánh giá thực trạng chương trình GDTC tích hợp</i>

<i>GDKNS ứng phó với biến đổi khí hậu cho học sinh THCS thành phố Bạc Liêu58</i>

3.1.2. Ứng dụng tiêu chí đánh giá thực trạng chương trình GDTC tích hợp GDKNS cho HS THCS ở TP. Bạc Liêu...66

3.1.3. Bàn luận về thực trạng chương trình GDTC tích hợp GDKNS ứng phó với biến đổi khí hậu cho học sinh Trung học cơ sở thành phố Bạc Liêu, Tỉnh Bạc Liêu...90

<i><b>3.2. Xây dựng chương trình GDTC tích hợp GDKNS ứng phó với biến đổi khíhậu cho học sinh Trung học cơ sở thành phố Bạc Liêu, Tỉnh Bạc Liêu...92</b></i>

<i>3.2.1. Căn cứ xây dựng chương trình GDTC tích hợp GDKNS ứng phó với biến</i>

<i>đổi khí hậu cho học sinh Trung học cơ sở thành phố Bạc Liêu, Tỉnh Bạc Liêu..92</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<i>3.2.2. Xác định mục tiêu và kết quả đạt được của chương trình GDTC tích hợp</i>

<i>GDKNS ứng phó với biến đổi khí hậu cho học sinh Trung học cơ sở thành phố</i>

<i>Bạc Liêu, Tỉnh Bạc Liêu...94</i>

<i>3.2.3. Xây dựng chương trình GDTC tích hợp GDKNS ứng phó với biến đổi khí</i>

<i>hậu cho học sinh Trung học cơ sở thành phố Bạc Liêu, Tỉnh Bạc Liêu...96</i>

3.2.3.1. Chương trình GDTC tích hợp GDKNS ứng phó với biến đổi khí

<i>hậu cho học sinh 6,7 Thành phố Bạc liêu, tỉnh Bạc Liêu. ...963.2.3.2. Chương trình GDTC tích hợp GDKNS ứng phó với biến đổi khíhậu cho học sinh 8,9 Thành phố Bạc liêu, tỉnh Bạc Liêu...973.2.4. Khảo sát tính khả thi và hiệu quả của chương trình GDTC tích hợp GD</i>

<i>KNS cho học sinh THCS Thành phố Bạc Liêu...98</i>

<i>3.2.5. Bàn luận xây dựng chương trình GDTC tích hợp GD KNS cho học sinh</i>

<i>THCS Thành phố Bạc Liêu...99</i>

<i><b>3.3. Đánh giá hiệu quả chương trình GDTC tích hợp GDKNS cho học sinhTHCS Thành phố Bạc Liêu...100</b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<i>3.3.1.1. Thời gian thực nghiệm...100</i>

<i>3.3.1.2. Cách thức thực nghiệm...100</i>

<i>3.3.1.3. Tiêu chí đánh giá hiệu quả thực nghiệm...100</i>

3.2.2. Đánh giá hiệu quả chương trình GDTC tích hợp GDKNS cho học sinh THCS Thành phố bạc Liêu sau thực nghiệm...101

<i>3.3.2.1. Đánh giá Sự quan tâm của nhà trường đối với chương trình GDTC </i>

<i>3.3.2.4. Đánh giá hiệu quả kiến thức kỹ năng sống và kỹ năng chống đuốinước của học sinh sau thực nghiệm...109</i>

<i>3.3.2.5. Đánh giá hiệu quả Công tác tuyền truyền, vận động sau thựcnghiệm...117</i>

3.3.3. Bàn luận hiệu quả chương trình GDTC tích hợp GD KNS cho học sinh THCS tại Thành phố Bạc Liêu sau thực nghiệm...119

<b>KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ...122</b>

<b>KẾT LUẬN...122</b>

<b>KIẾN NGHỊ...123</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

Sở LD TB&XH <small>-</small> Sở Lao động thương binh và xã hội Sở TN&MT <small>-</small> Sở Tài nguyên và Môi trường TCNVN - Thể chất người Việt Nam

UNESCO - Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa liên hiệp quốc UNICEFF - Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<i>Kg</i> <small>-</small> <i>Kilogam</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

3.1 trình GDTC tích hợp GDKNS cho học sinh Trung học cơ sở tại TP. Bạc Liêu

63 3.2 Bảng tổng hợp chế độ công tác đối với giáo viên 66 3.3 <sup>Thực trạng về cơ sở vật chất phục vụ cho công tác GDTC & </sup>

GD KNS tại các trường tại Tp. Bạc Liệu <sup>Sau 67</sup> 3.4 <sup>Chương trình giảng dạy GDTC nội khoá cho học sinh THCS </sup>

thành phố Bạc Liêu (70 tiết)

Sau 69

3.5 <sup>Thực trạng về đội ngũ giảng dạy GDTC tại các trường THCS </sup>

3.6 <sup>Thực trạng về chương trình giảng dạy ngoại khóa GDTC tại </sup>

3.7 <sup>Bảng tổng hợp đánh giá sự quan tâm của nhà trường đối với </sup>

3.9 <sup>Kết quả khảo sát thực trạng quan tâm của lãnh đạo về chương </sup>

3.10 Kết quả khảo sát thực trạng nâng cao trình độ GV Sau 72 3.11 <sup>Kết quả khảo sát thực trạng tổ chức hoạt động GDTC tích hợp </sup>

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

3.18 Thực trạng chương trình giảng dạy GDTC tích hợp GDKNS Sau 79 3.19 <sup>Kết quả khảo sát thực trạng chương trình giảng dạy GDTC tích </sup>

3.22 <sup>Đánh gia của học sinh về thực trạng chương trình giảng dạy </sup>

3.23 Kết quả khảo sát HS thực trạng chương trình GDTC Sau 79 3.24 Đánh giá của GV về kiến thức KNS của HS 81

3.27 Kết quả khảo sát kiến thức KNS của học sinh 82

3.29 Kết quả khảo sát kỹ năng bơi cho học sinh Nam lớp 6 83 3.30 Kết quả khảo sát kỹ năng bơi cho học sinh Nam lớp 6 84

3.32 Kết quả khảo sát Kỹ năng bơi Nữ học sinh lớp 7 85 3.33 Kết quả khảo sát Kỹ năng bơi Nam học sinh lớp 7 85

3.35 Kết quả khảo sát Kỹ năng bơi nữ học sinh lớp 8 86 3.36 Kết quả khảo sát Kỹ năng bơi nam học sinh lớp 8 86

3.38 Kết quả khảo sát kỹ năng bơi của nữ học sinh lớp 9 87 3.39 Kết quả khảo sát kỹ năng bơi nam lớp 9 88 3.40 Thực trạng công tác tuyên truyền, vận động 89 3.41 Kết quả khảo sát công tác tuyên truyền, vận động 89 3.42 Kết quả khảo sát phối hợp với các môn khác 90 3.43 Thời lượng thực hiện chương trình 6,7 Sau 96

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

cho học sinh THCS Thành phố Bạc Liêu.

3.46 <sup>Kết quả khảo sát tính pháp lý chương trình GDTC tích hợp GD </sup> KNS cho học sinh THCS Thành phố Bạc Liêu.

3.47 <sup>Kết qủa khảo sát tính khoa học chương trình GDTC tích hợp </sup> GD KNS cho học sinh THCS Thành phố Bạc Liêu.

Sau 98

3.48 <sup>Kết quả khảo sát tính Sư phạm chương trình GDTC tích hợp </sup> GD KNS cho học sinh THCS Thành phố Bạc Liêu.

Sau 98

3.49 <sup>Kết quả khảo sát tính thực tiễn chương trình GDTC tích hợp </sup> GD KNS cho học sinh THCS Thành phố Bạc Liêu.

Sau 98 3.50 <sup>Kết quả khảo sát Sự quan tâm của nhà trường đối với chương </sup>

trình GDTC tích hợp GDKNS sau thực nghiệm98 <sup>Sau 98</sup> 3.51 <sup>Kết quả khảo sát Sự quan tâm của nhà trường về chương trình </sup><sub>GDTC tích hợp GD KNS sau thực nghiệm</sub> 101 3.52 <sup>Kết quả khảo sát sự quan tâm về trình độ giáo viên </sup>

3.53 <sub>sau thực nghiệm</sub><sup>Kết quả khảo sát công tác tổ chức các hoạt động TDTT </sup> 102 3.54 <sup>Tổng hợp các tiêu chí đánh giá hình thái, thể lực HS lớp 6 tại </sup>

3.55 <sup>Nhịp độ tăng trưởng các chỉ tiêu đánh giá hình thái, thể lực của </sup>

3.56 <sup>Nhịp độ tăng trưởng các chỉ tiêu đánh giá hình thái, thể lực của nữ</sup>

3.57 <sup>Tổng hợp các tiêu chí đánh giá hình thái, thể lực HS lớp 7 tại </sup><sub>TP Bạc Liêu</sub> Sau 104 3.58 Nhịp độ tăng trưởng các chỉ tiêu đánh giá hình thái, thể lực của Sau 104

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

3.60 <sup>Tổng hợp các tiêu chí đánh giá hình thái, thể lực HS lớp 8 tại </sup>

3.61 <sup>Nhịp độ tăng trưởng các chỉ tiêu đánh giá hình thái, thể lực của </sup>

3.62 <sup>Nhịp độ tăng trưởng các ch tiêu đánh giá hình thái, thể lực của nữ </sup>

3.63 <sup>Tổng hợp các tiêu chí đánh giá hình thái, thể lực HS lớp 9 tại </sup><sub>TP Bạc Liêu</sub> Sau 104 3.64 <sup>Nhịp độ tăng trưởng các chỉ tiêu đánh giá hình thái, thể lực của </sup>

3.65 <sup>Nhịp độ tăng trưởng các ch tiêu đánh giá hình thái, thể lực của nữ </sup>

3.66 <sup>Kết quả khảo sát chương trình giảng dạy GDTC tích hợp </sup>

3.67 <sup>Kết quả khảo sát chương trình giảng dạy GDTC tích hợp </sup>

3.68 Kết quả khảo sát nội dung giảng dạy GDTC sau TN 106 3.69 Kết qủa khảo sát giáo viên đánh giá GD KNS sau TN 106 3.70 <sup>Kết quả khảo sát chương trình giảng dạy GDTC tích hợp </sup>

GDKNS do học sinh đánh giá sau thực nghiệm <sup>108</sup> 3.71 Kết quả khảo sát học sinh đánh giá GDTC sau thực nghiệm 108 3.72 <i><sup> Kết quả khảo sát kiến thức KNS của HS Giáo viên đánh giá </sup></i>

3.73 <sup>Kết quả khảo sát Giáo viên đánh giá kiến thức KNS của học </sup><sub>sinh sau thực nghiệm</sub> 110 3.74 Kết quả khảo sát kiến thức KNS của học sinh sau TN 111 3.75 Kết quả khảo sát học sinh đánh giá KNS sau thực nghiệm 111 3.76 Kết quả khảo sát kỹ năng Bơi của học sinh lớp 6, 7 sau TN 112 3.77 Kết quả khảo sát kỹ năng bơi Nam lớp 6 sau thực nghiệm 112 3.78 Kết quả khảo sát kỹ năng bơi Nữ lớp 6 sau thực nghiệm 113 3.79 Kết quả khảo sát kỹ năng bơi Nam lớp 7 sau thực nghiệm 113 3.80 Kết quả khảo sát kỹ năng bơi nữ lớp 7 sau thực nghiệm 114

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

3.84 Kết quả khảo sát kỹ năng bơi nam lớp 9 sau thực nghiệm 116 3.85 Kết quả khảo sát kỹ năng bơi nữ lớp 9 sau thực nghiệm 116 3.86 Kết quả khảo sát công tác tuyên truyền vận động sau TN 117 3.87 Kết quả khảo sát công tác tuyên truyền vận động sau TN 118 3.88 <sup>Kết quả khảo sát sự phối hợp chương trình GDTC tích hợp GD </sup><sub>KNS với các môn khác sau thực nghiệm</sub> 118

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

3.1 <sup>Tổng hợp đánh giá thể lực của khách thể nghiên cứu theo </sup>

3.2 Nhịp tăng trưởng của nam học sinh nam lớp 6 sau TN Sau 104 3.3 Nhịp tăng trưởng của nam học sinh nữ lớp 6 sau TN Sau 104 3.4 Nhịp tăng trưởng của nam học sinh nam lớp 7 sau TN Sau 104 3.5 Nhịp tăng trưởng của nam học sinh nữ lớp 7 sau TN Sau 104 3.6 Nhịp tăng trưởng của nam học sinh nam lớp 8 sau TN Sau 104 3.7 Nhịp tăng trưởng của nam học sinh nữ lớp 8 sau TN Sau 104 3.8 Nhịp tăng trưởng của nam học sinh nam lớp 9 sau TN Sau 104 3.9 Nhịp tăng trưởng của nam học sinh nữ lớp 9 sau TN Sau 104

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

<b>PHẦN MỞ ĐẦU</b>

<b>1. Lý do chọn đề tài </b>

Môi trường sống, hoạt động và học tập của thế hệ trẻ hiện nay đang có những thay đổi đáng kể. Sự phát triển nhanh chóng của các lĩnh vực kinh tế - xã hội và giao lưu quốc tế đã và đang tạo ra những tác động đa chiều, phức tạp ảnh hưởng quá trình hình thành và phát triển nhân cách của thế hệ trẻ. Thực tiễn này đã khiến các nhà giáo dục và những người tâm huyết với sự nghiệp giáo dục đặc biệt quan tâm đến vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho thế hệ trẻ, trong đó có học sinh trung học cơ sở. Vấn đề trung tâm liên quan đến giáo dục kỹ năng sống cho thế hệ trẻ được quan tâm và chia sẽ là: thế hệ trẻ hiện nay thường phải đương đầu với những rủi ro đe dọa sức khỏe và hạn chế cơ hội học tập. Do đó việc giáo dục sao cho học sinh THCS có thể lực, kỹ năng sống (KNS) để giúp các em có thể sống một cách an toàn và khỏe mạnh trước những biến đổi của xã hội là việc làm cần thiết. Chính những điều này sẽ là cơ sở, là nền tảng giúp các em phát triển nhân cách sau này góp phần đào tạo nguồn nhân lực phát triển một cách toàn diện, bền vững, phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hóa đất nước.

Ngày nay, trong xu thế hội nhập quốc tế về giáo dục, việc bảo tồn, phát triển văn hóa truyền thống là một trong những vấn đề được đặc biệt quan tâm với tất cả các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Nhiều phương án đã được triển khai nhằm giải quyết vấn đề nêu trên. Một trong những phương án đó là đưa vào chương trình giáo dục những nội dung mới. Giáo dục kỹ năng sống (GDKNS) cho HS phổ thông là một minh chứng. Hội nhập quốc tế cũng làm cho môi trường sống, hoạt động và học tập của thế hệ trẻ hiện nay đang có những thay đổi đáng kể với những tác động đa chiều, phức tạp ảnh hưởng quá trình hình

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

thành và phát triển nhân cách của thế hệ trẻ. Thực tiễn này dẫn tới vấn đề GDKNS cho thế hệ trẻ, trong đó có học sinh THCS được các nhà giáo dục và toàn thể xã hội đặc biệt quan tâm.

Từ năm 2001, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã thực hiện GDKNS cho HS phổ thông với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, đặc biệt là của Unicef tại Việt Nam. Gần đây, Bộ GD&ĐT đang nghiên cứu xây dựng chương trình GDKNS để đưa vào chương trình giáo dục phổ thơng theo hình thức tích hợp ở nhiều môn học và hoạt động giáo dục trong và ngồi nhà trường. Tuy nhiên, việc tích hợp GDKNS vào nội dung môn học, hoạt động giáo dục nào, bằng phương pháp nào, thời lượng, cơ cấu chương trình và cách tổ chức thực hiện ra sao là những câu hỏi đặt ra đòi hỏi phải giải đáp.

Việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh hiện nay ở các nhà trường đang được đặt lên hàng đầu, bên cạnh việc nâng cao kết quả học tập của học sinh. Đặc biệt rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh được xác định là một trong những nội

<i>dung cơ bản của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinhtích cực” trong các trường phổ thơng giai đoạn 2008 - 2013 do Bộ Giáo dục và</i>

đào tạo chỉ đạo [14]. Ngày 12 tháng 10 năm 2010, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định số 4619/QĐ – BGDĐT về việc phê duyệt dự án:

<i>“Đưa nội dung ứng phó bới biến đổi khí hậu vào chương trình giáo dục và đàotạo giai đoạn 2011 – 2015”, chỉ có giáo dục mới nâng cao nhận thức của người</i>

dân, giáo dục bằng nhiều hình thức như tuyên truyền, vận động người dân qua phương tiện thơng tin đại chúng, lồng ghép vào chương trình học, mở các buổi thảo luận, chuyên đề...Bên cạnh việc giáo dục cần quan tâm đầu tư ngân sách và đẩy mạnh xã hội hóa xây dựng các bể bơi, hồ bơi đơn giản và dạy bơi cho trẻ em để giúp các em có kỹ năng phịng tránh đuối nước.

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

Vị trí địa lý của tỉnh Bạc Liêu nằm trên bán đảo Cà Mau, thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, miền đất cực nam của Việt Nam, với diện tích đất tự nhiên là 2.570 km<small>2</small>, chiếm gần 0.8% diện tích cả nước và đứng hàng thứ 7 trong khu vực Đồng bằng sơng Cửu Long. Phía bắc giáp với Hậu Giang, phía đơng và đơng bắc giáp với Sóc Trăng, phía tây nam giáp với Cà Mau, phía tây bắc giáp với Kiên Giang, phía đơng nam giáp với Biển Đông với đường bờ biển dài 56 km. Hiện nay tỉnh Bạc Liêu có 1 thành phố và 2 huyện giáp biển là Bạc Liêu, Đơng Hải, Hịa Bình đây là nơi phải đối phó với các biến đổi khí hậu như bảo, hạn hán, nước biển dâng diễn ra thường xuyên.

<i>+ Kịch bản 1: Theo dự báo của các chuyên gia địa phương trong vùng</i>

mực nước biển ở tỉnh Bạc Liêu có thể tăng thêm (so với thời kỳ 1980 - 1999) từ 8 – 9 cm vào năm 2020, từ 26 – 30 cm vào năm 2050 và đến cuối thế kỷ 21 có thể tăng thêm 79 – 99 cm. [82]

<i> + Kịch bản 2: Nếu nước biển dâng 50cm, thì tồn tỉnh Bạc Liêu có</i>

khoảng 253.978 ha bị ngập (chiếm 97,91% tổng diện tích tự nhiên). Tổng diện tích ngập nhiều nhất trong khoảng từ 20 – 50 cm (107.742 ha, chiếm 41,54% tổng diện tích tự nhiên). Các khu vực ngập nhiều và nặng nhất (ngập trên 100 cm) thuộc các huyện Đông Hải (94,80%), TP. Bạc Liêu (93,04%) và huyện Hịa Bình (62,54%). Các khu vực ít chịu ảnh hưởng ngập trong kịch bản này là huyện Phước Long và Hồng Dân (chỉ ngập dưới 70 cm).

<i>+ Kịch bản 3: Nếu nước biển dâng 75 cm thì tồn bộ diện tích trên địa bàn</i>

tỉnh đều ngập và nặng nhất vẫn thuộc về các huyện nằm phía Nam của tỉnh, trong đó diện tích ngập trên 100cm chiếm tỷ lệ cao nhất là 42,45%. Chủ yếu tại các huyện Đông Hải (98,49%), TP. Bạc Liêu (94,29%), huyện Hịa Bình (65,75%), huyện Giá Rai (20,12%).

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

<i>+ Kịch bản 4: Nước biển dâng 100 cm vào năm 2001 thì tồn bộ diện tích</i>

đất trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu đều bị ngập nặng, diện tích ngập trên 100 cm chiếm đến 69,86% tổng diện tích tự nhiên tồn tỉnh.

Tuy nhiên đây chỉ là dự báo nhưng những điều đang diễn ra cho thấy những dự báo hồn tồn có thể xảy ra và mức độ có thể cịn nguy hiểm hơn. Do đó, Sở TN &MT Bạc Liêu đề xuất, cần tập trung thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu về quản lý, cần rà sốt, bổ sung và hồn thiện hệ thống chính sách để tăng cường năng lực quản lý môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Hiện nay giáo dục THCS và THPT bên cạnh việc hoàn thiện nội dung GDPT qui định cho từng cấp học, thì trước những thách thức của BĐKH các nhà cán bộ quản lí, giáo viên và học sinh trong từng giai đoạn cụ thể cần hiểu biết cơ bản về BĐKH, tác động của BĐKH gây ra cho môi trường tự nhiên, cho đời sống và sản xuất của con người. Theo số liệu từ Sở LĐ-TB&XH Bạc Liêu, năm 2011 Bạc Liêu có 16 trẻ em chết đuối, năm 2012 là 11 em và năm 2015 cũng có 11 em tử vong vì tai nạn đuối nước. Riêng những tháng đầu năm 2016, đã ghi nhận 1 trường hợp trẻ tử vong do đuối nước ở huyện Hịa Bình. Đa phần trẻ em gặp nạn vì khơng biết bơi. Điều này bộc lộ một nghịch lý là mặc dù được biết đến là một vùng sơng nước, hệ thống sơng ngịi chằng chịt, người dân quen thuộc với việc sử dụng phương tiện thủy hằng ngày, nhưng việc tập bơi cho trẻ thì khơng được chính quyền địa phương và các gia đình quan tâm đúng mức. Qua đó cho thấy, tai nạn đuối nước là loại tai nạn nguy hiểm hàng đầu đe dọa tính mạng trẻ em từng giờ, từng ngày. Điều này đặt ra cho cơ quan chức năng, chính quyền địa phương và gia đình một bài tốn là bằng mọi cách phải chấm dứt tình trạng này, bằng công tác truyền thông, qua các lớp tập bơi dành cho trẻ em”. Tuy nhiên, để khơng cịn tình trạng trẻ em đuối nước, thiết nghĩ cần thực hiện các giải pháp đồng bộ và thường xuyên, lâu dài. Xuất phát từ thực tiễn đó,

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

để trang bị những kỹ năng cơ bản và đặc biệt là kỹ năng đuối nước cho học sinh THCS cả nước nói chung và học sinh THCS tỉnh Bạc Liêu nói riêng để đối phó với biến đổi khí hậu nên tơi chọn đề tài:

<i><b>“Xây dựng chương trình Giáo dục thể chất tích hợp Giáo dục kỹ năngsống ứng phó với biến đổi khí hậu cho học sinh Trung học cơ sở thành phốBạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu”.</b></i>

<b>2. Mục đích nghiên cứu</b>

Nhằm nâng cao hiệu quả chương trình Giáo dục thể chất tích hợp Giáo dục kỹ năng sống ứng phó với biến đổi khí hậu cho học sinh Trung học cơ sở thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu.

<b>3. Mục tiêu nghiên cứu</b>

Để xây dựng được chương trình giáo dục thể chất nhằm giáo dục kỹ năng sống ứng phó với biến đổi khí hậu cho học sinh Trung học cơ sở thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu luận án giải quyết 3 mục tiêu nghiên cứu sau:

<i><b>3.1 Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng chương trình GDTC tích hợp</b></i>

GDKNS ứng phó với biến đổi khí hậu cho học sinh THCS thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu.

- Xác định tiêu chí đánh giá thực trạng chương trình GDTC tích hợp GDKNS ứng phó với biến đổi khí hậu cho học sinh Trung học cơ sở thành phố Bạc Liêu, Tỉnh Bạc Liêu.

- Ứng dụng tiêu chí đánh giá thực trạng chương trình GDTC tích hợp

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

GDKNS ứng phó với biến đổi khí hậu cho học sinh Trung học cơ sở thành phố Bạc Liêu, Tỉnh Bạc Liêu

<i><b>3.2. Mục tiêu 2: Xây dựng chương trình GDTC tích hợp GDKNS ứng phó</b></i>

với biến đổi khí hậu cho học sinh trung học cơ sở thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu.

- Căn cứ xây dựng chương trình GDTC tích hợp GDKNS ứng phó với biến đổi khí hậu cho học sinh Trung học cơ sở thành phố Bạc Liêu, Tỉnh Bạc Liêu.

- Xác định mục tiêu và kết quả đạt được của chương trình GDTC tích hợp GDKNS ứng phó với biến đổi khí hậu cho học sinh Trung học cơ sở thành phố Bạc Liêu, Tỉnh Bạc Liêu.

- Xây dựng chương trình GDTC tích hợp GDKNS ứng phó với biến đổi khí hậu cho học sinh Trung học cơ sở thành phố Bạc Liêu, Tỉnh Bạc Liêu.

- Khảo sát tính khả thi và hiệu quả của chương trình GDTC tích hợp GDKNS cho học sinh THCS Thành phố Bạc Liêu.

<i><b>3.3. Mục tiêu 3: Đánh giá hiệu quả chương trình GDTC tích hợp GDKNS</b></i>

ứng phó với biến đổi khí hậu cho học sinh trung học cơ sở thành phố Bạc Liêu,

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

THCS Thành phố bạc Liêu sau thực nghiệm.

<b>4. Giả thuyết khoa học</b>

Hiện nay thực trạng biến đổi khí hậu đang ngày càng trở thành vấn đề gay gắt và gây hậu quả nghiêm trọng của toàn nhân loại. Đặt biệt là biến đổi khí hậu về nước biển dâng và lũ lụt. Nếu có một chương trình GDTC tích họp Giáo dục KNS để trang bị một số kỹ năng cơ bản về bơi và phòng chống đuối nước cho học sinh để ứng phó với biến đổi khí hậu đồng thời góp phần giảm thiểu các tai nạn do đuối nước gây ra cho học sinh THCS Việt Nam nói chung và cho học sinh THCS tỉnh Bạc Liêu nói riêng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

<b>CHƯƠNG 1</b>

<b>TỒNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU</b>

Quốc hội nước ta đã thông qua Luật giáo dục mới nhất vào ngày 14/6/2019 và có hiệu lực từ ngày 1/7/2019, thay thế luật giáo dục năm 1998 [39]. Theo Luật giáo dục, mục tiêu giáo dục là đào tạo con người phát triển tồn diện, có đạo đức, tư chất, sức khỏe, thông minh và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo về tổ quốc. GDTC và thể thao trong trường học phải góp phần thực hiện mục tiêu này.

Để nâng cao năng lực công dân sau khi HS tốt nghiệp theo mục tiêu nêu trên, mấy năm gần đây Bộ GD&ĐT đã ban hành thông tư 04/2014/TT-BGDĐT ngày 28/2/2014 [6] và công văn hướng dẫn số 463/BGDĐT ngày 28/1/2015 về GDKNS và hoạt động ngồi giờ chính khóa cho HS [4].

Muốn thực hiện tốt Luật giáo dục, các Thông tư và Chỉ thị về GDKNS cho HS tại Bạc Liêu, cần phải nghiên cứu thí điểm GDKNS tích hợp chương trình GDTC. Chính vì vậy, nghiên cứu của luận án là thực hiện mục đích trên.

Mục đích nghiên cứu của luận án là thực hiện GDTC theo chương trình (sách giáo khoa) của Bộ GD&ĐT đồng thời tích hợp chương trình GDKNS (thí điểm) trong từng giờ dạy thể dục chính khóa theo tinh thần Thơng tư và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT. Chương trình tích hợp dạy KNS mang tính chất thực nghiệm thí điểm theo chủ trương của Bộ GD&ĐT, trong khi Bộ chưa ban hành sách giáo khoa, tài liệu giảng dạy chính thức nào về tích hợp dạy KNS trong từng mơn học. Chương trình tích hợp này mang tính chất thực nghiệm thí điểm ở phạm vi hẹp, đảm bảo đúng hướng của Bộ GD&ĐT, nhưng cần phải được hồn chỉnh, vì đây là một chủ trương lớn.

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

<b>1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về giáo dục kỹ năng sống</b>

- Nghị quyết Trung ương V khóa VIII và Hội nghị Trung ương 9 Khóa XI đều rất coi trọng xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam, trong đó có lối sống, kỹ năng sống.

- Điều 60.3 Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013: "... Xây dựng con người Việt Nam có sức khỏe, văn hóa, giàu lịng u nước, tinh thần đồn kết, ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân" [38]. Như vậy, Hiến pháp nước ta cũng yêu cầu xây dựng con người có sức khỏe, nhưng cũng có văn hóa và nhiều tiêu chí khác của KNS.

- Nghị quyết của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục thể thao đến năm 2020 có các đoạn:

+ "Đổi mới chương trình và phương pháp giáo dục thể chất, gắn giáo dục thể chất với giáo dục ý chí, đạo đức, giáo dục quốc phòng, giáo dục sức khỏe và kỹ năng sống của học sinh, sinh viên." [2]

- Chiến lược phát triển thể dục thể thao Việt Nam đến năm 2020 có đoạn: "Cải tiến nội dung, phương pháp giảng dạy theo hướng kết hợp thể dục, thể thao với hoạt động giải trí, chú trọng nhu cầu tự chọn của học sinh” [31]

Mục tiêu giáo dục phổ thông đã và đang chuyển hướng từ chủ yếu là trang bị kiến thức sang trang bị năng lực cần thiết cho các em học sinh. Nội dung GDKNS đã được tích hợp trong một số môn học, việc GDKNS cho HS phổ thơng cịn được thực hiện thơng qua nhiều chương trình, dự án như: Giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục phòng chống HIV/ AIDS, giáo dục phòng tránh tai nạn thương tích, ..…

<b>1.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về GDTC trong trườnghọc các cấp</b>

Đảng ta ln khẳng định rõ vị trí quan trọng của TDTT trong chính sách kinh tế - xã hội nhằm bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người, tạo ra sức mạnh

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

và động lực phát triển đất nước. Phạm vi công tác TDTT rất rộng, vì đối tượng của TDTT là con người thuộc mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp nhân dân, học sinh, sinh viên trong nhà trường các cấp, vì vậy người cán bộ TDTT, giảng viên, giáo viên TDTT cần nắm vững đường lối quan điểm của Đảng, tìm mọi biện pháp để khai thác và phát huy giá trị nhân văn của TDTT, phát hiện, bồi dưỡng tài năng thể thao cho đất nước, phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế, chính trị, văn hố - xã hội và an ninh quốc phịng nhằm phục vụ lợi ích của đơng đảo quần chúng nhân dân. Với ý nghĩa như vậy, Đảng ta luôn coi công tác TDTT là bộ phận quan trọng trong chính sách xã hội. Các Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, X, XI của Đảng đã xác định những quan điểm cơ bản và chủ trương lớn trong công tác TDTT của thời kỳ đổi mới [30, tr. 28-29].

Để đưa công tác GDTC trong nhà trường trở thành một khâu quan trọng, cũng như xác định nhận thức đúng về vị trí GDTC trong nhà trường các cấp, phải được triển khai đồng bộ với các mặt giáo dục tri thức và nhân cách tử tuổi thơ cho đến đại học. Bộ GD&ĐT đã có văn bản quyết định ban hành quy chế về công tác GDTC trong nhà trường các cấp. Trong đó đã khẳng định: “GDTC được thực hiện trong hệ thống nhà trường từ mầm non đến đại học, góp phần đào tạo những cơng dân phát triển toàn diện.. Cũng như khẳng định: “GDTC trong nhà trường các cấp nhằm từng bước nâng cao trình độ văn hoá thể chất và thể thao của học sinh, sinh viên. Góp phần phát triển sự nghiệp TDTT của đất nước đáp ứng nhiệm vụ giao tiếp của học sinh, sinh viên Việt Nam và Quốc tế” [11].

Ngày 28 tháng 4 năm 2011, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định số 641/QĐ-TTg về việc phê duyệt đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 - 2030, trong đó nhấn mạnh: "Phát triển thể lực, tầm vóc bằng giải pháp tăng cường GDTC đối với HS từ 03 tuổi đến 18 tuổi"... [17] và Điều 20 Luật Thể dục, Thể thao khẳng định:

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

1. GDTC là mơn học chính khố thuộc chương trình giáo dục nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản cho người học thơng qua các bài tập và trị chơi vận động, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện.

2. Hoạt động thể thao trong nhà trường là hoạt động tự nguyện của người học được tổ chức theo phương thức ngoại khoá phù hợp với sở thích, giới tính, lứa tuổi và sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người học thực hiện quyền vui chơi, giải trí, phát triển năng khiếu thể thao [35].

Ngày 01 tháng 12 năm 2011, Ban chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết số 08/NQ-TW về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về TDTT đến năm 2020, trong đó nhấn mạnh: "Thể dục, thể thao trường học là bộ phận quan trọng của phong trào thể dục, thể thao, một mặt của giáo dục toàn diện nhân cách học sinh, sinh viên, cần được quan tâm đầu tư đúng mức." và "Đổi mới chương trình và phương pháp giáo dục thể chất, gắn giáo dục thể chất với giáo dục ý chí, đạo đức, giáo dục quốc phịng, giáo dục sức khỏe và kỹ năng sống của học sinh, sinh viên. Đãi ngộ hợp lý và phát huy năng lực đội ngũ giáo viên thể dục hiện có, mở rộng và nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, hướng dẫn viên thể dục cho trường học; củng cố các cơ sở nghiên cứu khoa học về tâm sinh lý lứa tuổi và TDTT trường học."... [2]

<b>1.3. Những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước và của cácBộ, Ngành liên quan đối với cơng tác phịng chống đuối nước cho trẻ em </b>

<i><b>1.3.1. Những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước và đối vớicơng tác phịng chống đuối nước cho trẻ em</b></i>

Quốc hội đã ban hành Luật số 26/2018/QH sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao số 77/2006/QH11 đã bổ sung khoản 6 vào Điều 22: “6. Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển môn bơi, võ cổ truyền và

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

các môn thể thao dân tộc; thành lập câu lạc bộ thể thao của học sinh, sinh viên” [37].

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 234/QĐ-TTg, ngày 05/02/2016, phê duyệt Chương trình phịng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2016 - 2020 (sau đây gọi là Chương trình) với những nội dung chủ yếu sau [53]:

Mục tiêu tổng qt: Kiểm sốt tình hình tai nạn, thương tích trẻ em, đặc biệt là tai nạn đuối nước và tai nạn giao thơng nhằm đảm bảo an tồn cho trẻ em, hạnh phúc của gia đình và xã hội.

Các mục tiêu cụ thể: Giảm tỷ suất trẻ em bị tai nạn, thương tích xuống cịn 600/100.000 trẻ em; Giảm tỷ suất trẻ em bị tử vong do tai nạn, thương tích xuống cịn 17/100.000 trẻ em; 5.000.000 ngơi nhà thuộc các hộ gia đình có trẻ em đạt tiêu chí Ngơi nhà an tồn; 10.000 trường học đạt tiêu chuẩn Trường học an toàn; 300 xã phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn Cộng đồng an toàn; Giảm 25% số trẻ em tử vong do tai nạn giao thông đường bộ so với năm 2015; Giảm 6% số trẻ em bị tử vong do đuối nước so với năm 2015; 90% trẻ em trong độ tuổi tiểu học, trung học cơ sở biết các quy định về an toàn giao thông; 40% trẻ em trong độ tuổi tiểu học và trung học cơ sở biết kỹ năng an toàn trong môi trường nước; 90% trẻ em sử dụng áo phao khi tham gia giao thông đường thủy; 100% tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thí điểm chương trình bơi an tồn cho trẻ em; 100% cán bộ cấp tỉnh, cấp huyện và 80% cán bộ cấp xã, cộng tác viên, tình nguyện viên làm cơng tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em được tập huấn về kỹ năng phịng, chống tai nạn, thương tích trẻ em; 100% nhân viên y tế thôn, bản, nhân viên y tế trường học biết các kỹ thuật sơ cứu, cấp cứu ban đầu cho trẻ em bị tai nạn, thương tích.

Để tăng cường chỉ đạo, thực hiện phịng, chống tai nạn thương tích và đuối nước cho học sinh, trẻ em, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 17/

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

CT-TTg ngày 16/05/2016 về triển khai cơng tác phịng, chống tai nạn, thương tích nói chung và phòng, chống tai nạn đuối nước cho học sinh, trẻ em nói riêng; yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường chỉ đạo, tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau đây: Thực hiện nghiêm Công điện số 641/CĐ-TTg ngày 13 tháng 4 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ; triển khai quyết liệt, có hiệu quả Quyết định số 234/QĐ-TTg ngày 05 tháng 02 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phịng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2016 - 2020; Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo các cơ sở giáo dục, trước hết là các trường phổ thơng rà sốt nội dung chương trình giáo dục thể chất trong nhà trường, đặc biệt chú ý hướng dẫn kỹ năng bơi lội, kỹ năng phịng, tránh, ứng phó các trường hợp tai nạn, gây thương tích (như cháy nổ, hỏa hoạn, bão, lũ...) [53];

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo việc rà soát cơ sở vật chất, điều kiện rèn luyện sức khỏe, thể chất cho học sinh, trẻ em, đặc biệt là điều kiện hướng dẫn tập luyện kỹ năng bơi lội phù hợp với điều kiện của địa phương. Chỉ đạo chính quyền cấp huyện, cấp xã tiến hành rà sốt các khu vực thường xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra tai nạn đuối nước để cảnh báo và có biện pháp chủ động phịng ngừa kịp thời bảo đảm an toàn cho học sinh, trẻ em trong dịp hè, mùa mưa bão, mùa nước nổi; Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh theo chức năng quản lý cần tăng cường chỉ đạo việc quản lý, tổ chức hoạt động hè cho học sinh, trẻ em bảo đảm an toàn; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tập trung chỉ đạo

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

triển khai có hiệu quả Tháng hành động vì trẻ em năm 2016 với chủ đề “Vì cuộc sống an tồn, phịng chống tai nạn, thương tích trẻ em”;

Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan báo chí, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam đẩy mạnh công tác truyền thông nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân về phịng, chống tai nạn, thương tích và đuối nước cho học sinh, trẻ em. Tuyên truyền, vận động gia đình thường xuyên quan tâm, giám sát con, em mình đặc biệt trong thời gian nghỉ hè, mùa mưa bão, mùa nước nổi; phổ biến kiến thức, kỹ năng phòng, chống tai nạn đuối nước học sinh và trẻ em cho người dân.

<i><b>1.3.2. Những chủ trương chính sách của các Bộ, Ngành liên quan đốivới cơng tác phịng chống đuối nước cho trẻ em</b></i>

Bộ GDĐT đã phê duyệt Đề án Xây dựng kế hoạch thí điểm dạy bơi trong trường tiểu học năm 2009, tiếp đó là Đề án Phịng chống đuối nước và thí điểm dạy bơi trong trường tiểu học giai đoạn 2010 – 2015 do Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng, triển khai năm 2010 đã khẳng định sự cần thiết phải phổ cập bơi cứu đuối và đặt mục tiêu phổ cập dạy và học bơi đối với học sinh phổ thông và mầm non, đảm bảo 100% trưởng phổ thông đưa môn bơi vào chương trình ngoại khố theo Chiến lược phát triển thể dục, thể thao đến năm 2020 của Chính phủ [7].

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch - Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011) đã ban hành Chương trình phối hợp số 998/CTr-BGDĐT-BVHTTDL về chỉ đạo công tác thể dục, thể thao trường học giai đoạn 2011-2015 [13].

Bộ VHTTDL đã ban hành Kế hoạch số 866/KH-BVHTTDL về việc tổ chức Lễ phát động tồn dân tập luyện mơn Bơi phòng chống đuối nước năm 2019 nhằm tuyên truyền về lợi ích, tác dụng của việc tập luyện mơn Bơi, các kỹ năng an tồn trong mơi trường nước, đồng thời vận động tồn dân tích cực tập luyện mơn Bơi nhằm nâng cao sức khỏe, tầm vóc, thể lực, phòng chống bệnh tật cho trẻ em và cộng đồng; Phát huy vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành,

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

gia đình, nhà trường và toàn thể xã hội trong việc phát triển phong trào dạy bơi, học bơi và cơng tác phịng, chống đuối nước, góp phần từng bước giảm tỷ lệ đuối nước [88].

Để triển khai tốt hoạt động này, Bộ VHTTDL đã giao Tổng cục TDTT là đơn vị chủ trì thực hiện; phối hợp với Vụ Giáo dục Thể chất- Bộ GDĐT, Cục trẻ em Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Hội Đồng đội trung ương, Trung ương đồn TNCS Hồ Chí Minh. Các Sở VHTT và Sở VHTTDL các tỉnh/thành có trách nhiệm: Tham mưu xây dựng kế hoạch, triển khai, đề xuất báo cáo UBND tỉnh/thành quy hoạch đất, đầu tư cở sở vật chất, xây lắp bể bơi, bố trí kinh phí tổ chức Lễ phát động và đẩy mạnh triển khai Chương trình bơi an tồn, phịng, chống đuối nước trẻ em năm 2019, phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương; Chỉ đạo, hướng dẫn quận, huyện, thị xã, các đơn vị, thị xã, phường, thị trấn, trường học, cơ sở hoạt động thể thao dưới nước tổ chức Lễ phát động năm 2019;

Tổ chức tập huấn xây dựng đội ngũ hướng dẫn viên, nhân viên cứu hộ, tổ chức dạy bơi cho trẻ em và cộng đồng; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về kiến thức kỹ năng phòng, chống đuối nước, tổ chức giải bơi và hội thi cứu đuối cho học sinh, thanh thiếu nhi và nhân dân trên địa bàn; Đẩy mạnh phối hợp liên ngành triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống đuối nước trẻ em; đề xuất các cấp chính quyền đầu tư xây dựng sân bãi, nhà tập TDTT, khu vui chơi, giải trí và mơi trường sống an tồn cho trẻ em; Tăng cường cơng tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở hoạt động thể thao dưới nước; đồng thời tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả triển khai Chương trình bơi an tồn, phòng chống đuối nước trẻ em nhằm rút kinh nghiệm, học tập, triển khai cách làm hiệu quả của các đơn vị điển hình để nhân rộng tới các xã, phường, trường học trong phạm vi toàn tỉnh/thành phố.

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

Ủy ban Quốc gia về trẻ em đã có cơng văn khẩn chỉ đạo các đơn vị chức năng triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống tai nạn, thương tích, đuối nước trẻ em. Ủy ban Quốc gia về trẻ em yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 16/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường chỉ đạo, thực hiện phịng, chống tai nạn thương tích và đuối nước cho học sinh, trẻ em. Bên cạnh đó, các địa phương cũng cần đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân về phòng, chống đuối nước trẻ em; tuyên truyền, vận động gia đình thường xuyên quan tâm, giám sát trẻ em, đặc biệt trong mùa mưa bão và mùa nước nổi; chủ động đưa trẻ em đi học bơi, học kỹ năng an tồn trong mơi trường nước; phổ biến kiến thức, kỹ năng về phòng, chống đuối nước trẻ em cho người dân và trẻ em; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục hướng dẫn triển khai thực hiện việc xây dựng "Ngơi nhà an tồn", "Trường học an tồn" và "Cộng đồng an tồn", phịng, chống tai nạn, thương tích trẻ em nhằm loại bỏ các nguy cơ gây đuối nước cho trẻ em. Các địa phương cũng cần quan tâm hỗ trợ, trang bị cơ sở vật chất để dạy bơi cho trẻ em tại địa phương; đào tạo, tập huấn nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy bơi, dạy kỹ năng an toàn trong môi trường nước [88].

Bộ LĐTBXH đã ban hành Quyết định số 589/QĐ-BLĐTBXH, ngày 11/5/2009, Phê duyệt Kế hoạch phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2009 – 2010 của ngành Lao động – Thương binh và Xã hội gồm những nội dung chủ yếu sau đây: Từng bước hạn chế tai nạn thương tích ở trẻ em, góp phần đảm bảo an tồn tính mạng của trẻ em và sự phát triển bền vững của Quốc gia [12].

Mục tiêu cụ thể đến năm 2020: Trên 80% các Sở LĐTBXH triển khai các hoạt động truyền thơng phịng, chống tai nạn thương tích trẻ em; Giảm hàng năm

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

số trẻ em bị tai nạn thương tích đặc biệt là do đuối nước và các nguy cơ gây tai nạn thương tích tại gia đình; 20 tỉnh/thành phố trọng điểm về tai nạn thương tích ở trẻ em (tỉnh/thành phố có tỷ lệ trẻ em bị tai nạn thương tích cao) triển khai các hoạt động xây dựng và giám sát các quy định về Ngôi nhà an tồn cho trẻ em phịng, chống tai nạn thương tích và phịng, chống đuối nước cho trẻ em; 100% cán bộ làm cơng tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em có liên quan đến phịng, chống tai nạn thương tích trẻ em tại cấp tỉnh, 50% cấp huyện và 30% cấp xã, phường của ngành Lao động – Thương binh và Xã hội được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về phịng, chống tai nạn thương tích trẻ em; Hệ thống thu thập thơng tin về phịng, chống tai nạn thương tích trẻ em của ngành Lao động – Thương binh và Xã hội được thiết lập và đi vào hoạt động.

Tăng cường việc xây dựng và hoàn thiện các văn bản chỉ đạo nâng cao năng lực xây dựng kế hoạch về phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em, lồng ghép các mục tiêu phịng, chống tai nạn thương tích trẻ em vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương; Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ngành LĐTBXH ở các cấp nhằm nâng cao hiểu biết về cơng tác phịng, chống tai nạn thương tích trẻ em. Đặc biệt coi trọng cơng tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định an tồn phịng, chống tai nạn thương tích trẻ em. Cơng tác phịng, chống tai nạn thương tích nói chung và phịng, chống tai nạn thương tích trẻ em là trách nhiệm của mọi gia đình và tồn xã hội.

Đầu tư cho cơng tác phịng, chống tai nạn thương tích trẻ em là đầu tư cho sự phát triển tồn diện của trẻ em do đó cần đẩy mạnh việc xã hội hóa trong cơng tác phịng, chống tai nạn thương tích trẻ em. Huy động sự tham gia của các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội, cộng đồng trong và ngoài nước trong thực hiện cơng tác phịng, chống tai nạn thương tích trẻ em, tạo ra mơi trường an tồn cho trẻ em. Tăng cường hợp tác, trao đổi thông tin, kế hoạch,

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

kinh nghiệm giữa các Bộ, ngành, các địa phương và các tổ chức, đoàn thể về hoạt động phịng, chống tai nạn thương tích trẻ em.

<b>1.3.3. Tình hình triển khai công tác bơi lội chống đuối nước cho trẻ emtrong tồn quốc</b>

Sau khi có chỉ đạo của Chính phủ, với chức năng quản lý nhà nước, Ủy ban Thể dục thể thao (Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch hiện nay) đã phối hợp với các Bộ: Giáo dục và Đào tạo, Cơng an, Quốc phịng, Lao động Thương binh và Xã hội, cùng với Trung ương Đồn TNCS Hồ Chí Minh… triển khai nhiều Chương trình phát triển bơi lội chống đuối nước ở trẻ em, trong đó có nhiều chương trình hợp tác với nước ngoài, tiêu biểu như [57], [58], [59], [68]

Từ năm 2010, Tổng cục Thể dục Thể thao - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức bồi dưỡng cán bộ, công chức TDTT các địa phương (theo 2 khu vực) về chủ trương của Chính phủ về dạy bơi chống đuối nước cho trẻ em đặc biệt các học sinh phổ thông phải được học bơi để nâng cao khả năng chống đuối nước trong mọi hoàn cảnh. Trong chương trình cơng tác của Vụ Thể dục Thể thao quần chúng năm nào cũng mở lớp đào tạo hướng dẫn viên cho các tỉnh thành về chương trình dạy bơi chống đuối nước. Bên cạnh đó, Đề án triển khai thực hiện chương trình phổ cập bơi cứu đuối giai đoạn 2012-2020 của Tổng cục Thể dục Thể thao – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành cũng đã nhấn mạnh sự cần thiết phải phổ cập bơi cho các đối tượng chưa biết bơi đặc biệt là trẻ em [57], [58].

Năm 2018, theo thống kê của Tổng cục TDTT đã có 63/63 địa phương có kế hoạch triển khai Chương trình bơi an tồn, phịng chống đuối nước trẻ em; có 129.625 tài liệu, 10.000 cuốn sách được ban hành về hướng dẫn kỹ năng phịng chống đuối nước trẻ; có 60.108 buổi phổ biến, hướng dẫn cho 5.566.806 trẻ em về phòng chống đuối nước. Để vận động, khuyến khích trẻ em tích cực học bơi, năm 2018, toàn ngành thể thao đã tổ chức Lễ phát động trẻ em học bơi

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

tại 4.150 bể bơi, thu hút được 7.351.559 lượt người, trong đó có 4.312.078 trẻ em tham gia; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức được 19 lớp với 2.450 học viên; toàn quốc tổ chức được 36.298 lớp dạy bơi, số lượng trẻ em tham gia học bơi năm 2018 là 3.603.955 em, số trẻ em được học kiến thức an toàn bơi là 4.941.957 em [88].

Nhằm đẩy mạnh tiến độ và hiệu quả triển khai thực hiện Chương trình bơi an tồn, phịng chống đuối nước trẻ em giai đoạn 2019-2020, việc nhân rộng những cách làm hay, mơ hình hiệu quả là cần thiết. Chính vì vậy, một mặt đề nghị Chính phủ tăng cường bố trí ngân sách và ban hành cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho các địa phương đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình, ưu tiên phát triển mơn bơi trong trường học, mặt khác, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị lãnh đạo các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, các bộ, ngành, đoàn thể quan tâm ban hành chính sách hỗ trợ phổ cập bơi và trang bị kiến thức, kỹ năng phòng, chống đuối nước cho trẻ em thuộc diện nghèo và trẻ em ở vùng đặc biệt khó khăn.

Song song với việc mở rộng, thu hút các chương trình, dự án hợp tác với nước ngoài, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã xây dựng, triển khai một loạt chương trình, đề án triển khai đồng bộ bơi chống đuối nước cho học sinh trong cả nước. Trên cơ sở đánh giá tính chất nghiêm trọng của loại hình tai nạn này và vì mục tiêu đảm bảo quyền sống cịn, đảm bảo cho trẻ an toàn, lành mạnh, phát triển toàn diện, Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em đã phối hợp cùng Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tổ chức hội thảo Bàn giải pháp phòng chống đuối nước cho trẻ em. Tham dự, có đơng đảo đại diện các ban ngành, tổ chức, quần chúng, đơn vị như Bộ Y tế, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hội Phụ nữ, Cục Đường sông Việt Nam [88].

<i>Dự án "An toàn Ðà Nẵng" (triển khai từ năm 2009) do Hiệp hội cứu hộ</i>

Hoàng gia Úc (RLSSA) tài trợ thơng qua tổ chức Liên minh vì an tồn trẻ em

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

Hoa Kỳ (TASC) có tổng kinh phí 80.000USD. Dự án được triển khai trên địa bàn thành phố Đà Nẵng nhằm hỗ trợ cho mục tiêu quốc gia về giảm thiểu tai nạn thương tích ở trẻ em trong đó có tai nạn đuối nước. Sau 3 năm thực hiện dự án

<i>đã có 15.271 trẻ tham gia đánh giá kết thúc chương trình “Bơi an tồn” với tiêu</i>

chí bơi được khoảng cách 25 m, nổi 90 giây, có kiến thức cơ bản về an tồn nước và có kỹ năng hồi sinh tim phổi cơ bản đối với trẻ lớn hơn 10 tuổi [88].

<i>Dự án “Đào tạo, tập huấn kỹ năng bơi lội và an toàn dưới nước cho họcsinh tại thành phố Hội An” của tổ chức Swim Vietnam. Tổ chức Swim Vietnam</i>

là một tổ chức phi chính phủ nước ngồi, quốc tịch Anh, được thành lập vào ngày 25/02/2011 với mục đích huấn luyện cho trẻ em cũng như người dân địa phương các kỹ năng cần thiết về bơi lội và an toàn dưới nước nhằm làm giảm tỷ lệ chết đuối, đồng thời nâng cao nhận thức của người dân về việc bơi lội như là môn thể thao giúp rèn luyện sức khỏe, với tổng kinh phí 78.000 USD, triển khai trong 03 năm từ 2011-2013 [88].

<i><b>Chương trình bơi AWSOM của thành phố Perth, nước Úc (Do Bà Bev</b></i>

<b>Christmass sáng lập) dạy bơi cho trẻ em và người cao tuổi tại thành phố Mỹ Tho</b>

tỉnh Tiền Giang từ năm 2010 – 2014. Mỗi năm, Đoàn hướng dẫn bơi phòng chống đuối nước cho trên 300 học sinh các trường mầm non, tiểu học, trẻ khuyết tật, người cao tuổi đồng thời hỗ trợ kinh phí cho 6 huấn luyện viên, quản lý Trung tâm Thể dục thể thao Thành phố Mỹ Tho được tu nghiệp tại Úc trong 3 năm (mỗi năm 2 huấn luyện viên) [88].

<i>Chương trình nằm trong dự án giảm thiểu rủi ro (Dự án GTRR/DRR) do</i>

Hội Chữ thập đỏ Na Uy tài trợ tổ chức dạy bơi cho 206 học sinh tiểu học, trung

<i>học cơ sở tại vùng rốn lũ Thành phố Mỹ Tho – Tiền Giang. Hay “Khóa học bơiphịng chống đuối nước” do tổ chức CRS (Mỹ) tài trợ tại Quảng Nam triển khai</i>

từ tháng 9 đến tháng 11/2014 [88].

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

Hà Nội là một trong những địa phương tiêu biểu, có nhiều tập thể và cá nhân được nhận Bằng khen của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, được Tổng cục Thể dục thể thao biểu dương sau 2 năm triển khai Chương trình bơi an tồn, phịng chống đuối nước trẻ em giai đoạn 2016-2020. Cách làm của Hà Nội là chủ động xây dựng cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích, thu hút các nguồn đầu tư xây lắp bể bơi cho trẻ em có thêm cơ hội được học bơi. Trao đổi về vấn đề này, Phó Trưởng phịng Quản lý Thể dục thể thao - Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Nguyễn Phúc Anh chia sẻ: "Tổng kinh phí từ ngân sách đầu tư cho việc triển khai chương trình là 1,5 tỷ đồng, nhưng Hà Nội đã huy động được nguồn kinh phí xã hội hóa lên đến 30 tỷ đồng”.

Nhờ cách làm đúng, sáng tạo, sau 2 năm thực hiện chương trình, số lượng bể bơi được xây dựng và lắp ghép trong các nhà trường ở Hà Nội đã tăng lên đáng kể: Năm 2016 Hà Nội có 98 bể bơi trường học, đến năm 2017 đã có 133 bể và con số này vào năm 2018 là 250 bể.

Với Thành phố Hà Nội, có thể thấy trong điều kiện hiện nay, xây dựng bể bơi mini trong trường học hoặc lắp đặt bể bơi thơng minh là mơ hình có tính khả thi cao, tạo tiền đề khuyến khích các cơ sở giáo dục tổ chức dạy bơi trong giờ học chính khóa. Mơ hình này có thể áp dụng tại các thành phố, khu đơ thị có quỹ đất dành cho thể thao hạn chế.

Không chỉ ở Hà Nội, những bài học kinh nghiệm được rút ra từ thực tiễn và mô hình phổ cập bơi an tồn, phịng chống đuối nước tại Đà Nẵng, An Giang, Thành phố Hồ Chí Minh... cũng rất giá trị [84].

Ví dụ, như Sở Văn hóa và Thể thao Đà Nẵng đã liên kết đầu tư 6 bể bơi tại các trường theo phương thức thỏa thuận với phụ huynh học sinh mức kinh phí không quá 200.000 đồng/12 buổi học; mời gọi Tổ chức AOG World Relief tại Việt Nam đầu tư 1 bể bơi di động, Tổ chức TASC chuyển giao 11 bể bơi di động... Ngành Văn hóa - Thể thao Đà Nẵng cũng đã phát động phong trào dạy

</div>

×