Tải bản đầy đủ (.docx) (137 trang)

tìm hiểu thực trạng và đề xuất mô hình chuỗi cung ứng lạnh nông sản mặt hàng rau củ quả tại thành phố cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1001.19 KB, 137 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b> KHOA CÔNG NGHỆ</b> Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

<b>BỘ MÔN QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP *********</b>

<i>Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2020</i>

<b>PHIẾU ĐỀ NGHỊ ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊNNĂM HỌC: 2019 – 2020</b>

<b>1. Họ và tên sinh viên thực hiện</b>

Họ và tên: Lê Mộng Thường MSSV: B1604859 Ngành: Quản lý Cơng nghiệp Khóa: 42

<b>2. Tên đề tài luận văn tốt nghiệp</b>

<i><b>“Tìm hiểu thực trạng và đề xuất mơ hình chuỗi cung ứng lạnh nơng sản(mặt hàng rau, củ, quả) tại thành phố Cần Thơ”</b></i>

<b>3. Địa điểm thực hiện</b>

Bộ môn Quản lý Công nghiệp, Khoa Công nghệ, Trường Đại học Cần Thơ.

<b>- Đề xuất được mơ hình chuỗi cung ứng lạnh cho mặt hàng nông sản, dựa trên</b>

các thông tin tham khảo được từ các bài báo khoa học, các tạp chí quốc tế, v.v

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>5.2. Mục tiêu cụ thể</b>

<b>- Hệ thống hóa được các cơ sở lý thuyết về chuỗi cung ứng lạnh.</b>

<b>- Tìm hiểu các mơ hình chuỗi cung ứng lạnh đã được xây dựng thành công để</b>

làm cơ sở cho việc xây dựng bảng khảo sát thực trạng áp dụng chuỗi cung ứng lạnh cho mặt hàng nông sản tại thành phố Cần Thơ.

<b>6. Nội dung chính và giới hạn đề tài6.1. Nội dung chính</b>

Chương I: Giới thiệu

Chương II: Lược khảo tài liệu

Chương III: Xây dựng bảng khảo sát

Chương IV: Phân tích và đánh giá thực trạng Chương V: Đề xuất mơ hình chuỗi cung ứng lạnh Chương VI: Kết luận và kiến nghị

<b>6.2. Giới hạn đề tài </b>

- Thời gian: Từ tháng 01/2020 đến tháng 07/2020.

- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung khảo sát các nhà cung cấp, các tiểu thương tại chợ đầu mối, các nhà tiêu dùng và các đại lý bán sỉ và lẻ trên địa bàn quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.

<b>7. Các yêu cầu hỗ trợ việc thực hiện đề tài8. Kinh phí dự trù cho việc thực hiện đề tài</b>

<b>Lý NghĩaLê Mộng Thường</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b> TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠCỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆTNAM</b>

<b> KHOA CÔNG NGHỆ</b> Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

<b>BỘ MÔN QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP</b>

<b> *********</b>

<i>Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2020</i>

<b>NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN</b>

<b>1. Cán bộ hướng dẫn: Ths. Trần Thị Thắm</b> <i><b>2. Tên đề tài: “Tìm hiểu thực trạng và đề xuất mơ hình chuỗi cung ứng lạnhnông sản (mặt hàng rau củ quả) tại thành phố Cần Thơ”</b></i> <b>3. Sinh viên thực hiện:</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<i>Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2020</i>

<b>NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN</b>

<b>1. Cán bộ chấm phản biện</b>

... ...

<i><b>2. Đề tài: “Tìm hiểu thực trạng và đề xuất mơ hình chuỗi cung ứng lạnh nông</b></i>

<i><b>sản (mặt hàng rau, củ, quả) tại thành phố Cần Thơ”</b></i>

<b>3. Sinh viên thực hiện</b>

<b>c. Nhận xét về nội dung của LVTN</b>

- Đánh giá nội dung thực hiện của đề tài:

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>LỜI CẢM ƠN</b>

<b>Trong suốt quá trình thực hiện đề tài “Tìm hiểu thực trạng và đề xuất mơ</b>

<b>hình chuỗi cung ứng lạnh nơng sản (mặt hàng rau, củ, quả) tại thành phố CầnThơ”, chúng em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến và sự chỉ bảo</b>

nhiệt tình từ Thầy Cơ, gia đình và bạn bè. Trước tiên, chúng em xin gửi lời cám ơn chân thành và sâu sắc nhất đến Cô Trần Thị Thắm, giảng viên Bộ môn Quản lý công nghiệp – Khoa Công nghệ – Trường Đại học Cần Thơ. Người trực tiếp hướng dẫn chúng em thực hiện đề tài. Cám ơn Cơ đã tận tình hướng dẫn, giải đáp những thắc mắc cũng như giúp chúng em sửa chữa những sai sót trong q trình thực hiện.

Bên cạnh đó, em cũng xin chân thành cám ơn các Thầy Cô trong Bộ môn đã dạy cho em những kiến thức về các môn đại cương cũng như các mơn chun ngành. Đó là cơ sở và tiền đề quan trọng để làm hành trang cho tương lai. Đồng thời, đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để chúng em có thể hồn thành đề tài một cách tốt đẹp.

Cuối cùng, chúng em xin chân thành cảm ơn các Anh/Chị, Cô/Chú tiểu thương ở các chợ tại thành phố Cần Thơ, các Bác nông dân và các Anh/Chị nhân viên của các cơng ty đã nhiệt tình giúp chúng em thực hiện phiếu thu thập thông tin về thực trạng áp dụng chuỗi cung ứng lạnh nông sản.

Do kiến thức còn hạn hẹp, thời gian thực hiện hạn chế nên khơng tránh được cịn nhiều thiếu sót. Chúng em rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của Q Thầy Cơ để đề tài được hồn thiện hơn nữa. Cuối lời, chúng em xin kính chúc đến Cô Trần Thị Thắm cùng Quý Thầy Cô trong Bộ môn thật nhiều sức khỏe và thành công trong cơng tác của mình.

Chúng em xin chân thành cám ơn!

Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2020 Sinh viên thực hiện

Lý Nghĩa

<i>SVTH: Lý Nghĩa (B1604832)</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

Lê Mộng Thường

<i>SVTH: Lý Nghĩa (B1604832)</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>TÓM TẮT</b>

Việc quản lý những thiết bị, các quy trình và thơng tin được sử dụng để bảo quản thực phẩm ướp lạnh và đông lạnh được gọi là “chuỗi cung ứng lạnh”. Mục tiêu của chuỗi cung ứng lạnh là phải bảo quản được thực phẩm từ nơi sản xuất và chế biến, đến lưu trữ tại hộ gia đình hoặc nơi tiêu thụ. Quản lý chuỗi cung ứng lạnh là một cách để đảm bảo giúp gia tăng giá trị cho các sản phẩm dễ hỏng, chất lượng hàng hóa được duy trì, từ đó số lượng hàng hóa hao hụt giảm đi.

<b>Đề tài “Tìm hiểu thực trạng và đề xuất mơ hình chuỗi cung ứng lạnh</b>

<b>nơng sản (mặt hàng rau, củ, quả) tại thành phố Cần Thơ” được tiến hành dựa</b>

vào việc khảo sát thực trạng áp dụng chuỗi cung ứng lạnh cho mặt hàng nông sản bằng cách phỏng vấn trực tiếp các thành phần khác nhau, là: nhà cung cấp, nhà phân phối, nhà bán lẻ, doanh nghiệp chế biến và công ty cung cấp dịch vụ logistics. Sau đó, tiến hành thống kê số liệu thu thập được bằng phần mềm Microsoft Excel và thực hiện phân tích thống kê mơ tả bằng phần mềm SPSS 22. Từ kết quả phân tích 5 nhóm thành phần chuỗi cung ứng, tiến hành đánh giá thực trạng áp dụng chuỗi cung ứng lạnh cho mặt hàng nông sản tại thành phố Cần Thơ. Tiếp đến, đưa ra các đề xuất nhằm hoàn thiện chuỗi cung ứng lạnh cho mặt hàng nông sản.

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<b>LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU...5</b>

2.1. Tổng quan về chuỗi cung ứng lạnh...5

2.2. Cấu trúc của chuỗi cung ứng lạnh...7

2.3. Hoạt động của chuỗi cung ứng lạnh...12

2.4. Quản lý chuỗi cung ứng lạnh – Cold Supply Chain Managemant...14

2.5. Tác động của chuỗi cung ứng lạnh...17

2.6. Các nghiên cứu về khảo sát thực trạng chuỗi cung ứng...18

<b>CHƯƠNG III...31</b>

<b>XÂY DỰNG BẢNG KHẢO SÁT...31</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

4.1.4. Thành phần doanh nghiệp chế biến nông sản...54

4.1.5. Thành phần công ty cung cấp dịch vụ logistics...57

4.2. Đánh giá thực trạng và xu hướng phát triển...61

4.2.1. Mô tả chuỗi cung ứng lạnh nông sản...61

4.2.2. Thảo luận về thực trạng chuỗi cung ứng lạnh nơng sản...63

4.2.3. Phân tích SWOT đối với thực trạng chuỗi cung ứng lạnh...65

4.2.4. Thảo luận về xu hướng phát triển chuỗi cung ứng lạnh...67

<b>CHƯƠNG V...68</b>

<b>ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH...68</b>

5.1. Phân tích chung về đề xuất mơ hình...68

5.2. Mơ hình đề xuất cho Bách Hóa Xanh...68

5.2.1. Cơ sở của đề xuất...68

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<b>DANH MỤC BẢNG</b>

Bảng 3.1. Cỡ mẫu kỳ vọng của nghiên cứu...33

Bảng 3.2. Bảng xây dựng câu hỏi dành cho từng thành phần chuỗi cung ứng...34

Bảng 3.3. Bảng xây dựng câu hỏi dành cho từng thành phần chuỗi cung ứng (tt)...35

Bảng 3.4. Bảng xây dựng câu hỏi dành cho từng thành phần chuỗi cung ứng (tt)...36

Bảng 3.5. Bảng xây dựng câu hỏi dành cho từng thành phần chuỗi cung ứng (tt)...37

Bảng 4.1. Kết quả khảo sát nhà cung cấp nông sản về xu hướng phát triển...42

Bảng 4.2. Bảng tổng hợp các đối tượng nhà phân phối tham gia khảo sát...43

Bảng 4.3. Kết quả khảo sát nhà phân phối nông sản về xu hướng phát triển...48

Bảng 4.4. Bảng tổng hợp các đối tượng nhà bán lẻ tham gia khảo sát...49

Bảng 4.5. Kết quả khảo sát nhà bán lẻ nông sản về xu hướng phát triển...53

Bảng 4.6. Kết quả khảo sát doanh nghiệp chế biến nông sản về xu hướng phát triển ... 56

Bảng 4.7. Dịch vụ logistics các công ty cung cấp...57

Bảng 4.8. Kết quả khảo sát công ty dịch vụ logistics về xu hướng phát triển...60 Bảng 4.9. Bảng phân tích SWOT đối với thực trạng chuỗi cung ứng lạnh hiện tại. 66

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<b>DANH MỤC HÌNH</b>

Hình 2.1. Mơ hình chuỗi cung ứng lạnh...7

Hình 2.2. Cơ sở hạ tầng của chuỗi cung ứng lạnh...11

Hình 2.3. Các liên kết cơ bản trong chuỗi cung ứng lạnh...12

Hình 2.4. Chuỗi cung ứng ngành rau ở ĐBSCL...20

Hình 2.5. Mắt xích nơng dân trong chuỗi cung ứng lúa gạo ĐBSCL...24

Hình 2.6. Chuỗi giá trị sản phẩm khóm của nơng hộ nghèo ở tỉnh Tiền Giang...26

Hình 2.7. Sơ đồ chuỗi giá trị sản phẩm chuối xiêm tỉnh Cà Mau...30

Hình 4.1. Sơ đồ biểu thị hình thức bảo quản sau thu hoạch của nhà cung cấp...39

Hình 4.2. Sơ đồ biểu thị đối tượng được cung ứng nơng sản...40

Hình 4.3. Sơ đồ biểu thị nguồn cung cấp nông sản của nhà phân phối...44

Hình 4.4. Sơ đồ biểu thị hình thức bảo quản nơng sản sau tiếp nhận...45

Hình 4.5. Sơ đồ biểu thị hình thức phân phối nơng sản...46

Hình 4.6. Sơ đồ biểu thị cách thức tiếp nhận nông sản của nhà bán lẻ...50

Hình 4.7. Sơ đồ biểu thị cách thức bảo quản nơng sản của nhà bán lẻ...51

Hình 4.8. Sơ đồ đối tượng phân phối hàng hóa của các cơng ty...58

Hình 4.9. Sơ đồ chuỗi cung ứng lạnh nơng sản...62

Hình 5.1. Mơ hình chuỗi cung ứng nơng sản hiện tại của Bách Hóa Xanh – Cần Thơ ... 69

Hình 5.2. Mơ hình chuỗi cung ứng nông sản được đề xuất cho Bách Hóa Xanh...71

Hình 5.3. Mơ hình chuỗi cung ứng nơng sản hiện tại của nơng dân Cần Thơ...73

Hình 5.4 Mơ hình chuỗi cung ứng đề xuất hình thành liên minh HTX...74

Hình 5.5. Mơ hình chuỗi cung ứng đề xuất xây dựng công ty thu mua và phân phối ... 76

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

ACT Agricultural Certification Thailand ERP Enterprise Resource Planning GAP Good Agricultural Practices GMP Good Manufacturing Practices

HACCP Hazard Analysis and Critical Control Points ISO International Organization for Standardization SPSS Statistical Package for the Social Sciences SWOT Strengths, Weaknesss, Opportunities, Threats

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

<b>CHƯƠNG I</b>

<b>GIỚI THIỆU</b>

<b>1.1.Đặt vấn đề</b>

Đồng bằng Sơng Cửu Long (ĐBSCL) có diện tích gần 40.000 km<small>2</small>, dân số gần 18 triệu người, được biết đến là một trong số ít vùng trên thế giới có lợi thế đặc biệt về sản xuất nông nghiệp và ni trồng thủy sản. Hằng năm, tồn vùng đóng góp khoảng 27% GDP của cả nước, sản xuất hơn 50% tổng sản lượng lương thực, đóng góp hơn 90% lượng gạo xuất khẩu, ngoại tệ thu về khoảng 3 tỉ USD. Với thế mạnh sản xuất lúa gạo, cây ăn trái và ni trồng thủy sản, ĐBSCL đã góp phần bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, gia tăng kim ngạch xuất khẩu cho cả nước, nâng cao đời sống vật chất, tạo cơ hội việc làm cho cư dân ở khu vực nông thôn.

Cần Thơ là một thành phố trực thuộc trung ương của Việt Nam, là thành phố hiện đại và phát triển nhất ở ĐBSCL. Nằm ở vị trí địa lý chiến lược, Cần Thơ được xem là trung tâm đầu mối nông sản và là vùng nông sản lớn nhất của ĐBSCL. Ngành nông nghiệp thành phố Cần Thơ tiếp tục ứng dụng khoa học công nghệ, nhất là công nghệ cao, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ gắn với chuyển đổi cơ cấu sản xuất phù hợp, từng bước nâng cao trình độ sản xuất gắn với phát triển sản xuất và tiêu thụ theo hợp đồng, theo tiêu chuẩn, có sức cạnh tranh cao. Được biết, trong năm 2019, ngành nông nghiệp thành phố Cần Thơ phấn đấu tốc độ tăng tổng sản phẩm khu vực nông nghiệp và thủy sản là 1,2% so với năm 2018. Mặc dù có những thành tựu tiêu biểu, ngành nơng nghiệp vùng nói chung và Cần Thơ nói riêng trong giai đoạn tới vẫn đối mặt với những khó khăn. Trước hết là tính bền vững bị tác

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

động bởi các vấn đề mơi trường như biến đổi khí hậu, nước biển dâng cao, thiên tai, v.v. Thứ hai, chuỗi liên kết nơng sản trong sản xuất cịn chưa chặt chẽ, quy mô nhỏ lẻ làm cho sức cạnh tranh, năng suất và hiệu quả kinh tế chưa được cao. Thứ ba, tác động từ những biến động thị trường xuất khẩu, bối cảnh hàng rào thuế quan và chiến tranh thương mại dẫn đến nhiều rủi ro và thách thức cho lĩnh vực nơng sản.

Có một thực tế khơng thể phủ nhận, hiện tại sản xuất nông sản vẫn dựa trên các hộ nhỏ lẻ, chuỗi liên kết thiếu chặt chẽ nên việc thu gom sản phẩm khá phức tạp, tỷ lệ thất thốt, hư hỏng cao, khơng theo kịp yêu cầu của thị trường quốc tế. Theo báo cáo mới nhất của Cục chế biến, hiện tại tỷ lệ tổn thất trung bình trong quá trình thu hoạch, chế biến, lưu trữ vận chuyển các sản phẩm nông sản Việt Nam là 25-30%. Đối với trái cây, rau quả mức độ tổn thất có thể lên đến 45%, đối với các sản phẩm thủy, hải sản là 35%. Nông sản của Việt Nam đã tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu nhưng mới chỉ dừng lại ở cung cấp sản phẩm nông nghiệp thô, trong khi giá trị gia tăng đối với hàng nông sản lại chủ yếu do khâu chế biến, bảo quản, lưu trữ, vận chuyển phục vụ hoạt động thương mại. Để giải quyết tình trạng này, việc áp dụng và phát triển “Chuỗi cung ứng lạnh – Cold Chain” là một trong những giải pháp đáng được quan tâm.

Chuỗi cung ứng lạnh là một khái niệm khá phổ biến ở các nước có nền nông nghiệp phát triển, được hiểu là các chuỗi cung ứng có khả năng kiểm sốt và duy trì nhiệt độ thích hợp với các loại hàng hóa có yêu cầu bảo quản lạnh khác nhau, nhằm bảo đảm và kéo dài tuổi thọ của các mặt hàng nhạy cảm với nhiệt độ cao như sản phẩm nông nghiệp, thủy - hải sản, hàng đông lạnh chế biến, các sản phẩm dược phẩm, đặc biệt là vắc - xin. Quản lý chuỗi cung cấp lạnh là một cách để đảm bảo giúp gia tăng giá trị cho các sản phẩm dễ hỏng, chất lượng hàng hóa được duy trì, từ đó số lượng hàng hóa hao hụt giảm đi. Đây chỉ là một trong số nhiều lợi ích mà chuỗi cung ứng lạnh mang lại. Từ đó nhận thấy việc nghiên cứu một cách có hệ thống về chuỗi cung ứng lạnh cho mặt hàng nông sản là một vấn đề cần thiết, đề tài

<b>“Tìm hiểu thực trạng và đề xuất mơ hình chuỗi cung ứng lạnh nơng sản (mặthàng rau, củ, quả) tại thành phố Cần Thơ” được đề xuất thực hiện. </b>

<b>1.2.Mục tiêu đề tài</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

<b>1.2.1. Mục tiêu chung</b>

<b>- Khảo sát được thực trạng áp dụng chuỗi cung ứng lạnh cho mặt hàng nông</b>

sản tại thành phố Cần Thơ.

<b>- Đề xuất được mơ hình chuỗi cung ứng lạnh cho mặt hàng nông sản, dựa trên</b>

các thông tin tham khảo được từ các bài báo khoa học, các tạp chí quốc tế, v.v. và khảo sát thực tế.

<b>1.2.2. Mục tiêu cụ thể</b>

<b>- Hệ thống hóa được các cơ sở lý thuyết về chuỗi cung ứng lạnh.</b>

<b>- Tìm hiểu các mơ hình chuỗi cung ứng lạnh đã được xây dựng thành công để</b>

làm cơ sở cho việc xây dựng bảng khảo sát thực trạng áp dụng chuỗi cung ứng lạnh cho mặt hàng nông sản tại thành phố Cần Thơ.

<b>- Thống kê được kết quả khảo sát và đánh giá thực trạng áp dụng chuỗi cung</b>

ứng lạnh cho mặt hàng nông sản của thành phố Cần Thơ.

<b>- Đề xuất được mơ hình chuỗi cung ứng lạnh phù hợp cho mặt hàng nông sản.1.3.Phương pháp thực hiện</b>

<b>- Tìm hiểu và tham khảo các thơng tin, kiến thức liên quan đến chuỗi cung ứng</b>

lạnh thông qua các giáo trình, tài liệu, bài báo khoa học, tạp chí quốc tế.

<b>- Tiến hành xây dựng bảng khảo sát dựa vào các thông tin thu thập được từ tài</b>

liệu, sách báo khoa học, tạp chí quốc tế, v.v.

<b>- Thu thập các số liệu bằng phương pháp khảo sát các nhà cung cấp, các tiểu</b>

thương tại chợ đầu mối, các nhà tiêu dùng, đại lý bán sỉ và lẻ, v.v.

<b>- Phân tích số liệu bằng phương pháp thống kê mô tả thông qua phần mềm</b>

<b>- Đề xuất mơ hình chuỗi cung ứng lạnh nơng sản dựa trên thực trạng mơ hình</b>

chuỗi cung lạnh đã khảo sát được.

<b>1.4.Phạm vi đề tài</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

<b>- Về nội dung: Đề tài tập trung phân tích và đánh giá thực trạng áp dụng chuỗi</b>

cung ứng lạnh cho mặt hàng nông sản tại thành phố Cần Thơ, tiếp đến đề tài sẽ đề xuất mơ hình chuỗi cung ứng lạnh cho sản phẩm này.

<b>- Về không gian: Đề tài tập trung khảo sát các nhà cung cấp, các tiểu thương</b>

tại chợ đầu mối, các nhà tiêu dùng và các đại lý bán sỉ và lẻ trên địa bàn quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.

<b>- Về thời gian: Từ tháng 01/2020 đến tháng 07/2020.1.5.Nội dung</b>

<b>- Chương I: Giới thiệu</b>

<b>- Chương II: Lược khảo tài liệu</b>

<b>- Chương III: Xây dựng bảng khảo sát</b>

<b>- Chương IV: Phân tích và đánh giá thực trạng- Chương V: Đề xuất mô hình chuỗi cung ứng lạnh- Chương VI: Kết luận và kiến nghị</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

<b>CHƯƠNG II</b>

<b>LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU</b>

<b>2.1.Tổng quan về chuỗi cung ứng lạnh</b>

Hầu hết các sản phẩm thực phẩm đều dễ hư hỏng và thời hạn sử dụng của chúng có thể bị ảnh hưởng rất lớn bởi các điều kiện nhiệt độ trong chuỗi cung ứng. Việc kiểm soát thời gian và nhiệt độ trở thành một vấn đề quan trọng trong hậu cần thực phẩm tươi sống (Montanari, 2008). Do đó, cơ sở hạ tầng và quản lý thông tin_những thành phần quan trọng trong thương mại thực phẩm cần phát triển phù hợp với việc phân phối và lưu trữ thực phẩm ướp lạnh và đông lạnh (Beasley, 1998).

Việc quản lý những thiết bị, các quy trình và thơng tin được sử dụng để bảo quản thực phẩm ướp lạnh và đông lạnh được gọi là “chuỗi cung ứng lạnh”. Mục tiêu của chuỗi cung ứng lạnh là phải bảo quản được thực phẩm từ nơi sản xuất và chế biến, đến lưu trữ tại hộ gia đình hoặc nơi tiêu thụ. Các giai đoạn vận chuyển đóng vai trị là ngun tắc cơ bản để đạt được mục tiêu trên. Các vấn đề tiềm ẩn có thể phát sinh từ quy mơ của lô hàng, độ tin cậy của thiết bị và q trình chuyển quyền sở hữu các lơ hàng trong hệ thống. Điều kiện nhiệt độ trong chuỗi cung ứng lạnh quyết định rủi ro tiềm năng, thời hạn sử dụng và chất lượng cuối cùng của các sản phẩm ướp lạnh được chế biến và đóng gói. Trong thực tế, những sai lệch thường xuyên xảy ra nên việc giám sát và ghi lại nhiệt độ là điều kiện tiên quyết để kiểm soát chuỗi và bất kỳ hệ thống quản lý hậu cần nào nhằm tối ưu hóa chất lượng sản phẩm cho người tiêu dùng cuối cùng (Wells và Singh, 1989).

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

Chuỗi cung ứng lạnh được hiểu là một hệ thống chuỗi cung ứng các loại thực phẩm dễ hư hỏng được mua hoặc đánh bắt (thủy – hải sản) từ nơi xuất xứ, qua các quy trình chế biến, lưu trữ, vận chuyển, phân phối và tiếp thị dưới nhiệt độ thấp cần thiết để đảm bảo an toàn, giảm tổn thất và ngăn ngừa ô nhiễm. Chuỗi cung ứng lạnh là một hình thức hậu cần đặc biệt và một hệ thống đông lạnh phức tạp, bao gồm một số liên kết, các quy trình tổng thể từ mua sắm, chế biến, phân phối, bán lẻ đến tiêu thụ đều ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ bình thường (Zhang và Chen, 2011). Mục đích của chuỗi cung ứng lạnh là đảm bảo chất lượng của các hàng hóa được ướp lạnh và đông lạnh với nhiệm vụ cốt lõi là giữ cho thực phẩm được vận chuyển ở nhiệt độ thấp hơn. Với giới hạn thời gian nghiêm ngặt, các hàng hóa được ướp lạnh và đơng lạnh địi hỏi cách vận chuyển phức tạp hơn và cách tổ chức quản lý hợp lý hơn so với các hàng hóa được vận chuyển ở nhiệt độ mơi trường bình thường (Huang, 2002).

Chuỗi cung ứng lạnh liên quan đến việc vận chuyển các sản phẩm nhạy cảm với nhiệt độ xuyên suốt chuỗi cung ứng thông qua các phương pháp đóng gói nhiệt và lạnh, kết hợp với lập kế hoạch hậu cần để bảo vệ tình trạng nguyên vẹn của các lô hàng. Các sản phẩm trong chuỗi cung ứng lạnh có thể được vận chuyển bằng một số phương tiện, bao gồm: xe tải, xe lửa đông lạnh, tàu chở hàng lạnh, thùng xe đông lạnh cũng như vận chuyển hàng không (Rodrigue, 2020). Quản lý hậu cần chuỗi cung ứng lạnh là một dự án hậu cần có hệ thống, các sản phẩm nhạy cảm với nhiệt độ luôn được cung cấp trong môi trường nhiệt độ thấp ở mọi khía cạnh từ sản xuất, lưu trữ, vận chuyển, tiếp thị và tiêu thụ, để đảm bảo chất lượng hàng hóa, giảm hao hụt. Chuỗi cung ứng lạnh cấu thành từ bốn khía cạnh: chế biến đơng lạnh, lưu trữ đông lạnh, vận chuyển và phân phối lạnh, bán hàng đông lạnh. Các sản phẩm nhạy cảm với nhiệt độ điển hình như: các sản phẩm sữa, thực phẩm tươi sống và các sản phẩm làm vườn và máu, vắc-xin, thuốc, v.v (Yan và Lee, 2009). Do đó, chuỗi cung ứng lạnh được xem là khoa học, cơng nghệ và quy trình. Nó là khoa học vì nó địi hỏi sự hiểu biết về các quy trình hóa học và sinh học liên quan đến tính dễ hư hỏng. Nó là cơng nghệ vì nó dựa vào các phương tiện vật lý để đảm bảo các điều kiện nhiệt độ thích hợp xuyên suốt chuỗi cung ứng. Nó là một q trình vì một loạt các

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

nhiệm vụ phải được thực hiện để chuẩn bị, lưu trữ, vận chuyển và giám sát các sản phẩm nhạy cảm với nhiệt độ (Rodrigue, 2020).

Bởi vì chuỗi cung ứng lạnh là một hệ thống chuỗi cung ứng đảm bảo các yêu cầu cốt lõi của việc duy trì mơi trường nhiệt độ thấp nhằm mục đích đảm bảo chất lượng cho hàng hóa dễ hư hỏng, do đó, nó có yêu cầu cao hơn hệ thống hậu cần ở nhiệt độ mơi trường bình thường. u cầu về thời gian của hàng hóa dễ hỏng cần tổ chức và phối hợp chặt chẽ hơn với mọi mắc xích trong chuỗi cung ứng lạnh (Yan và Lee, 2009).

Chuỗi cung ứng lạnh là hệ thống hậu cần cung cấp điều kiện “lý tưởng” cho hàng hóa dễ hỏng từ nơi sản xuất đến các điểm tiêu thụ thơng qua các phương pháp đóng gói nhiệt, đóng gói lạnh và lập kế hoạch hậu cần để bảo vệ chất lượng và tăng thời hạn sử dụng của các lô hàng này. Chuỗi cung ứng lạnh là chuỗi cung ứng được kiểm soát nhiệt độ bắt đầu ở giai đoạn tiền làm lạnh trước khi vận chuyển. Nó liên quan đến vận chuyển, kiểm soát độ ẩm, lưu trữ của hàng lạnh và hàng đông lạnh (Saurav và Neeraj, 2015).

Có thể hình dung một chuỗi cung ứng lạnh như sau:

Hình 2.1. Mơ hình chuỗi cung ứng lạnh

<b>2.2.Cấu trúc của chuỗi cung ứng lạnh </b>

Các chuỗi cung ứng lạnh bao gồm hai hệ thống Logistics cơ bản:

 Mạng lưới nhà kho lạnh được kiểm soát tốt về nhiệt độ để bảo quản các mặt hàng nhạy cảm và dễ hỏng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

 Hệ thống vận tải lạnh bao gồm các loại phương tiện chuyên chở như xe tải, container lạnh, các thiết bị chuyên dụng cho hoạt động vận chuyển và giao nhận kiểm tra, duy trì nhiệt độ lạnh cần thiết (Vilas, 2009).

Trước tiên nói về việc chuỗi cung ứng lạnh cung cấp một môi trường nhiệt độ được kiểm soát. Với nhu cầu ngày càng tăng của các bữa ăn sẵn, các sản phẩm đông lạnh và thức ăn nhanh, các tổ chức hậu cần đang tìm cách cung cấp các giải pháp chuỗi cung ứng lạnh tốt hơn. Các tổ chức đang sử dụng một số mức nhiệt độ thực phẩm để phù hợp với các mặt hàng thực phẩm khác nhau. Đông lạnh, ướp lạnh vừa là một số pháp danh thường được sử dụng với phạm vi sản phẩm được chỉ định, tùy thuộc vào sản phẩm, cho dù đó là thịt, chuối, khoai tây hoặc kem (Saurav và Neeraj, 2015). Sự thành công của các ngành công nghiệp dựa vào chuỗi cung ứng lạnh là nhờ biết cách vận chuyển một sản phẩm có kiểm sốt nhiệt độ phù hợp với hoàn cảnh vận chuyển. Hoạt động chuỗi cung ứng lạnh đã được cải thiện đáng kể trong những thập kỷ gần đây và ngành cơng nghiệp có thể đáp ứng yêu cầu của một loạt các sản phẩm. Các sản phẩm khác nhau địi hỏi phải duy trì các mức nhiệt độ khác nhau để đảm bảo tính nguyên vẹn của chúng trong tồn bộ chuỗi cung ứng. Ngành cơng nghiệp đã đáp ứng với việc thiết lập các tiêu chuẩn nhiệt độ phù hợp với phần lớn các sản phẩm (Rodrigue, 2020). Về cơ bản, kiểm soát nhiệt độ trong chuỗi cung ứng lạnh được chia thành làm lạnh (Chilling) và đông lạnh (Freezing), cụ thể là:

<b>- Làm lạnh (Chilling) liên quan đến việc giảm nhiệt độ thực phẩm xuống</b>

dưới nhiệt độ môi trường, nhưng trên mức 1ºC. Điều này dẫn đến việc bảo quản thực phẩm trong thời gian ngắn hiệu quả bằng cách ngăn lại nhiều phản ứng vi sinh, vật lý, hóa học và sinh hóa liên quan đến hư hỏng thực phẩm. Tuy nhiên, thực phẩm ướp lạnh lại rất dễ hư hỏng, do đó, thực phẩm ướp lạnh chất lượng cao và an tồn địi hỏi phải tối thiểu được ơ nhiễm trong q trình sản xuất (bao gồm ơ nhiễm chéo), làm lạnh nhanh và nhiệt độ thấp trong quá trình bảo quản, xử lý, phân phối, trưng bày bán lẻ và lưu trữ cho người tiêu dùng (Prusik, 1990).

<b>- Đông lạnh (Freezing) bảo quản tuổi thọ của thực phẩm bằng cách làm cho</b>

chúng trơ hơn và làm chậm các phản ứng bất lợi thúc đẩy q trình oxy hóa thực

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

phẩm và kéo dài thời hạn sử dụng. Tuy nhiên, cần phải nhận ra rằng một số phản ứng vật lý và sinh hóa vẫn có thể xảy ra và nhiều trong số đó sẽ xảy ra nhanh hơn khi các điều kiện xử lý, sản xuất và lưu trữ khuyến khích khơng được duy trì. Việc sản xuất thực phẩm đơng lạnh an tồn địi hỏi sự chú ý tương tự đối với các nguyên tắc sản xuất tốt (GMP) và các nguyên tắc HACCP như thực phẩm ướp lạnh hoặc tươi sống (Bogh và Olsson, 1990).

Các tiêu chuẩn nhiệt độ phổ biến nhất là ướp lạnh (chill) ở mức 2°C, đông lạnh (frozen) ở mức -18°C và đông lạnh sâu (deep frozen) ở mức -29°C, mỗi loại liên quan đến các nhóm sản phẩm cụ thể (Rodrigue, 2020). Ví dụ như, ướp lạnh (chill) là mức chuẩn nhiệt độ trong tủ lạnh và thường được sử dụng để vận chuyển trái cây và rau quả để có được thời hạn sử dụng tối ưu. Đơng lạnh (frozen) chủ yếu dành cho vận chuyển thịt. Đông lạnh sâu (deep frozen) đây là mức nhiệt độ lạnh nhất chủ yếu dành cho vận chuyển hải sản. Ngoài ra mức từ 2°C đến 8°C, là thích hợp để bảo quản dược phẩm thông thường. Khoảng nhiệt từ 12°C đến 14°C thích hợp cho chuỗi cung ứng chuối, là một trong những loại trái cây sản xuất và vận chuyển nhiều nhất thế giới (Vilas, 2009).

Có thể đảm bảo rằng một lơ hàng sẽ duy trì trong phạm vi một thời gian dài hay không chủ yếu phụ thuộc vào loại container được sử dụng và phương pháp làm lạnh. Các cơng nghệ chính trong việc cung cấp mơi trường nhiệt độ được kiểm sốt trong chuỗi cung ứng lạnh suốt quá trình vận chuyển bao gồm:

<b>- Đá khơ: Carbon dioxide rắn, khoảng -80°C và có khả năng giữ cho một lô</b>

hàng được đông lạnh trong một thời gian dài. Nó đặc biệt được sử dụng để vận chuyển dược phẩm, hàng hóa, thực phẩm nguy hiểm và trong các thiết bị làm lạnh cho hàng hóa hàng khơng. Đá khơ khơng tan chảy, thay vào đó nó thăng hoa khi tiếp xúc với khơng khí.

<b>- Gói gel: Phần lớn các lô hàng dược phẩm và thuốc được phân loại là các sản</b>

phẩm ướp lạnh, có nghĩa là chúng phải được bảo quản trong phạm vi nhiệt độ từ 2°C đến 8°C. Phương pháp phổ biến để cung cấp nhiệt độ này là sử dụng các gói gel, hoặc các gói có chứa các chất thay đổi pha có thể chuyển từ dạng rắn sang dạng lỏng và ngược lại để kiểm sốt nhiệt độ mơi trường. Tùy thuộc vào yêu cầu vận

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

chuyển, các gói này có thể bắt đầu ở trạng thái đóng băng hoặc ướp lạnh. Xuyên suốt quá trình vận chuyển, chúng tan chảy thành chất lỏng, đồng thời thu giữ năng lượng thốt ra và duy trì nhiệt độ bên trong.

<b>- Tấm Eutectic: Nguyên tắc sử dụng của nó tương tự như gói gel. Thay vào</b>

đó, các tấm này được chứa đầy một chất lỏng và có thể được tái sử dụng nhiều lần. Các tấm Eutectic có một loạt các ứng dụng, chẳng hạn như duy trì nhiệt độ lạnh. Chúng cũng có thể được sử dụng trong các phương tiện giao hàng để giữ nhiệt độ ổn định trong thời gian ngắn, phù hợp cho việc giao hàng trong khu vực nhạy cảm với tiếng ồn hoặc giao hàng vào ban đêm.

<b>- Nitơ lỏng: Một chất đặc biệt lạnh, khoảng -196°C, được sử dụng để giữ cho</b>

các gói đóng băng trong một thời gian dài. Chủ yếu được sử dụng để vận chuyển hàng hóa sinh học như mô và các cơ quan.

<b>- Mền: Các mảnh cách điện được đặt trên hoặc xung quanh hàng hóa nhằm</b>

hoạt động như bộ đệm để duy trì nhiệt độ tương đối ổn định. Do đó, vận chuyển hàng hóa đơng lạnh sẽ vẫn bị đóng băng trong một khoảng thời gian dài hơn, giúp ích cho việc tránh sử dụng các thiết bị làm lạnh đắt tiền hơn. Mền cũng có thể được sử dụng để giữ cho hàng hóa nhạy cảm với nhiệt độ môi trường trong khi điều kiện bên ngồi có thể thay đổi đáng kể (ví dụ trong mùa hè hoặc mùa đông).

<b>- Thùng xe đông lạnh: Tên chung cho một đơn vị vận chuyển được kiểm sốt</b>

nhiệt độ, có thể là một chiếc xe tải, xe tải nhỏ, sơ mi rơ moóc hoặc thùng chứa ISO tiêu chuẩn. Các thiết bị này, được cách nhiệt, được thiết kế đặc biệt để cho phép lưu thông khơng khí được kiểm sốt nhiệt độ và được duy trì bởi một nhà máy làm lạnh độc lập. Do đó, một máy lạnh có thể giữ cho nhiệt độ hàng hóa mát và thậm chí ấm. Thuật ngữ Reefer ngày càng áp dụng cho các container ISO 40 feet được làm lạnh với kích thước vượt trội là 40 footer (45R1 là kích thước và mã loại) (Rodrigue, 2020).

Kế đến, nói về hệ thống cơ sở hạ tầng vận chuyển lạnh. Một chuỗi cung ứng lạnh bảo quản nhiều loại sản phẩm thực phẩm trong toàn bộ chuỗi cung ứng bằng cách cung cấp cơ sở kiểm soát nhiệt độ. Đây là một hệ thống logistics cung cấp một loạt các điều kiện lưu trữ và vận chuyển nhiệt độ được kiểm soát từ điểm xuất phát

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

đến điểm tiêu thụ, tức là từ trang trại đến tận bàn ăn. Nó bảo vệ cho sản phẩm tươi tránh sự xuống cấp, độ ẩm và tiếp xúc với nhiệt độ khơng thích hợp và giữ cho chúng được đông lạnh, tươi và ướp lạnh (Bishara, 2006). Bất kỳ sự không phù hợp nào về nhiệt độ hoặc khoảng cách thời gian trong chuỗi cung ứng lạnh đều có thể

<i>cản trở giá trị hiện tại rịng và giá trị gia tăng của chúng (Bogataj et al., 2005). Cơ</i>

sở hạ tầng của một chuỗi cung ứng lạnh điển hình được thể hiện trong hình sau:

Hình 2.2. Cơ sở hạ tầng của chuỗi cung ứng lạnh

Để có thể hình dung một cách đơn giản về cấu trúc của một chuỗi cung ứng lạnh thì cần nắm rõ về các yếu tố chính của chuỗi cung ứng lạnh, nó bao gồm:

<b>- Hệ thống làm mát: Đưa hàng hóa như thực phẩm đến nhiệt độ thích hợp để</b>

chế biến, lưu trữ và vận chuyển.

<b>- Kho lạnh: Cung cấp phương tiện để lưu trữ hàng hóa trong một khoảng thời</b>

gian, hoặc chờ được chuyển đến một nơi tiêu thụ xa nào đó, nó được đặt tại một địa điểm trung gian để xử lý và phân phối, đồng thời nó cũng được đặt gần nơi tiêu thụ.

<b>- Vận chuyển lạnh: Là sự vận chuyển sẵn có để vận chuyển hàng hóa trong</b>

khi vẫn duy trì điều kiện nhiệt độ và độ ẩm ổn định cũng như bảo vệ tính nguyên vẹn của hàng hóa.

<b>- Chế biến và phân phối lạnh: Cung cấp phương tiện cho việc chuyển đổi và</b>

xử lý hàng hóa cũng như đảm bảo điều kiện vệ sinh. Củng cố và tách các lô hàng (thùng, hộp, pallet) để phân phối (Rodrigue, 2020).

<b>2.3.Hoạt động của chuỗi cung ứng lạnh</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

Theo các chức năng cơ bản của hậu cần, hoạt động chuỗi cung ứng lạnh có thể được chia thành bốn lĩnh vực sau: sản xuất (sản xuất, xử lý, mua, kiểm tra và tiếp nhận), lưu trữ (lưu trữ, xử lý và phân loại), vận chuyển (vận chuyển, xử lý và phân phối) và cuối cùng là tiêu thụ (vận chuyển, lưu trữ, phân loại) (Zhao và Zhang, 2009).

Hoạt động cụ thể của chuỗi cung ứng lạnh được thể hiện trong hình 2.3:

Hình 2.3. Các liên kết cơ bản trong chuỗi cung ứng lạnh

Mặc dù về cơ bản chuỗi cung ứng lạnh khơng khác gì nhiều so với một chuỗi cung ứng bình thường, tuy nhiên, để vận chuyển một lô hàng qua chuỗi cung ứng mà không phải chịu bất kỳ thất bại hay bất thường về nhiệt độ nào đòi hỏi phải thiết lập một quy trình hậu cần tồn diện để duy trì tính tồn vẹn của lơ hàng. Q trình này liên quan đến một số giai đoạn, từ việc chuẩn bị các lơ hàng đến xác minh cuối cùng về tình trạng nguyên vẹn của lô hàng tại điểm giao hàng. Các hoạt động cụ thể trải qua trong suốt các giai đoạn của chuỗi cung ứng bao gồm:

<b>- Chuẩn bị vận chuyển: Khi một sản phẩm nhạy cảm với nhiệt độ đang được</b>

vận chuyển, điều quan trọng đầu tiên là phải đánh giá được các đặc tính của nó. Một vấn đề quan trọng nữa liên quan đến điều hòa nhiệt độ và cách đóng gói của lơ hàng. Các thiết bị dùng trong chuỗi cung ứng lạnh thường được thiết kế để giữ nhiệt độ ổn định. Các mối quan tâm khác bao gồm điểm đến của lô hàng và điều kiện thời tiết ở các khu vực đó, chẳng hạn như lô hàng sẽ tiếp xúc với nhiệt độ cực lạnh hoặc

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

cực nóng theo tuyến đường vận chuyển. Một vấn đề khác đáng quan tâm là kiểm sốt khí quyển, phải duy trì mức oxy và carbon dioxide (CO<small>2</small>) thích hợp, giúp kiểm sốt (trì hỗn) q trình chín của thực phẩm.

<b>- Lựa chọn phương thức: Có một số yếu tố chính đóng vai trị quyết định đến</b>

phương thức mà lô hàng sẽ được vận chuyển. Như là, khoảng cách giữa điểm xuất phát và điểm đến cuối cùng (thường bao gồm một tập hợp các vị trí trung gian), kích thước và trọng lượng của lơ hàng, nhiệt độ mơi trường bên ngồi và mọi giới hạn về thời gian của sản phẩm đều ảnh hưởng đến các tùy chọn vận chuyển có sẵn. Khoảng cách ngắn có thể được xử lý bằng xe tải, trong khi chuyến đi dài hơn có thể cần máy bay hoặc tàu container.

<b>- Thủ tục thuế quan: Nếu vận chuyển hàng hóa vượt qua ranh giới, các thủ</b>

tục thuế quan có thể trở nên rất quan trọng, vì các sản phẩm trong chuỗi cung ứng lạnh có xu hướng nhạy cảm về thời gian và phải chịu sự kiểm tra nhiều hơn so với vận chuyển hàng hóa thơng thường (ví dụ: nơng sản, dược phẩm và mẫu sinh học). Khó khăn của hoạt động này khác nhau tùy thuộc vào quốc gia (hoặc khối kinh tế) và cửa ngõ vì có sự khác biệt trong thủ tục. Liên quan đến kiểm tra vệ sinh, lơ hàng có thể bị yêu cầu khử trùng cũng là một vấn đề phổ biến phải lưu ý. Các vấn đề hải quan thường được xem là quan trọng nhất trong việc thiết lập các chuỗi cung ứng lạnh quốc tế đáng tin cậy.

<b>- The “Last Mile”: Giai đoạn cuối cùng là việc giao hàng đến đích, trong dịch</b>

vụ hậu cần thường được gọi là “Last Mile”. Những cân nhắc chính khi sắp xếp giao hàng cuối cùng không chỉ là điểm đến, mà cả thời gian giao hàng để có sẵn không gian kho bãi. Xe tải là phương thức vận chuyển chính cho giai đoạn này, nó phải đáp ứng được các thông số kỹ thuật cần thiết để vận chuyển lô hàng lạnh. Do nhiều đợt giao hàng các sản phẩm chuỗi cung ứng lạnh diễn ra trong môi trường đô thị, đặc biệt là ở các cửa hàng tạp hóa, nên có thể bị cản trở bởi tắc nghẽn đường xá và khó khăn khi đỗ xe, và dẫn đến thiệt hại cho hàng hóa.

<b>- Tính tồn vẹn và đảm bảo chất lượng: Sau khi lô hàng được giao, mọi</b>

thiết bị ghi nhận nhiệt độ hoặc dị thường nhiệt độ đã biết phải được ghi lại. Đây là một bước của quy trình hậu cần tạo niềm tin và trách nhiệm, đặc biệt nếu một lô

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

hàng phát sinh hư hỏng. Nếu xảy ra sự cố hoặc bất thường làm tổn hại một lô hàng, phải nỗ lực để xác định nguyên nhân và tìm các hành động khắc phục. Điều này đặc biệt liên quan đến giá trị của hàng hóa chuỗi cung ứng lạnh.

Do đó, việc thiết lập các hoạt động và vận hành chuỗi cung ứng lạnh phụ thuộc vào mỗi đơn vị hàng hóa được vận chuyển có các yêu cầu khác nhau về vị trí, nhu cầu, mức độ tập trung, sự nguyên vẹn của lô hàng và sự nguyên vẹn khi vận chuyển. Bởi vì các nhiệm vụ bổ sung này đều liên quan đến chi phí vận chuyển, cho nên chi phí vận chuyển một đơn vị hàng hóa đơng lạnh cao hơn nhiều so với hàng hóa thơng thường. Sự nâng cao liên tục về nhu cầu sống và chun mơn hóa kinh tế sẽ vẫn là động lực quan trọng trong nhiều năm tới do nhu cầu ngày càng tăng đối với hàng hóa dễ hư hỏng và hậu cần chuỗi cung ứng lạnh (Rodrigue, 2020).

<b>2.4.Quản lý chuỗi cung ứng lạnh – Cold Supply Chain Managemant(CSCM)</b>

Thuật ngữ chuỗi cung ứng lạnh để chỉ một chuỗi cung ứng cụ thể có các quy trình và hoạt động đảm bảo kiểm soát nhiệt độ cho các sản phẩm thực phẩm dễ hư

<i>hỏng (Shabani et al., 2015). Một CSCM điển hình bao gồm việc đơng lạnh/làm</i>

lạnh, đóng gói, kho lạnh, vận chuyển đến nhà kho, vận chuyển đến trung tâm phân phối, vận chuyển đến cửa hàng bán lẻ và đến tay người tiêu dùng (Asadi và Hosseini, 2014).

Quản lý chuỗi cung ứng lạnh (Cold Supply Chain Management – CSCM) hoặc logistics chuỗi cung ứng lạnh (Cold Chain Logistics - CCL) ngày càng trở nên quan trọng vì các sản phẩm có nhu cầu cần được kiểm soát nhiệt độ ngày càng gia

<i>tăng, đặc biệt là trái cây và rau quả (Khan et al., 2017). Mặc dù xu hướng tăng</i>

trưởng trong CSCM rất cao, để có được lợi thế cạnh tranh thì việc duy trì chất lượng và an toàn thực phẩm vẫn là mối quan tâm hàng đầu của các nhà cung cấp dịch vụ

<i>logistics chuỗi cung ứng lạnh (Vrat et al., 2018). </i>

CSCM chịu trách nhiệm bảo quản, vận chuyển và phân phối hàng hóa trong các giới hạn nhiệt độ được kiểm sốt để làm chậm q trình phân hủy sinh học và

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

cung cấp sản phẩm đúng thời hạn và thực phẩm chất lượng tốt cho khách hàng

<i>(Mercier et al., 2017; Singh et al., 2017). CSCM là một hệ thống vật lý kiểm soát</i>

các hoạt động hậu cần chuỗi cung ứng của một mặt hàng thực phẩm cụ thể (Beasley, 1998; Salin và Nayga, 2003). CSCM có thể được phân thành ba cấp độ là lập kế hoạch, thực hiện và phân phối vận chuyển và thực hiện các đơn đặt hàng của

<i>khách hàng (Lambert và Cooper, 2000; Van et al., 2007). Thời gian thực hiện quản</i>

lý chuỗi cung ứng lạnh phụ thuộc vào mặt hàng thực phẩm và địa điểm tiêu thụ cụ thể. Với một số chuỗi cung ứng lạnh có thể là nhiều giờ, nhiều tháng, nhiều năm, đặc biệt đối với các sản phẩm thực phẩm đơng lạnh thời gian có thể kéo dài (Gogou

<i>et al., 2015; Manoj et al., 2008; Mercier et al., 2017). </i>

<i>Theo Sargent et al. (2000), tỷ lệ tổn thất thực phẩm xảy ra đáng kể qua quá</i>

trình vận chuyển và giao hàng trong chuỗi cung ứng. Mức tổn thất này ước tính lên

<i>đến gần ba mươi phần trăm (Lupien et al., 2005). Cụ thể, sự thay đổi trong hệ thống</i>

làm lạnh hoặc hệ thống kiểm soát nhiệt độ trong giai đoạn vận chuyển làm thực

<i>phẩm hư hỏng (Estrada et al., 2002). Bên cạnh đó việc thiếu thiết bị đóng gói, thiếu</i>

thiết bị làm lạnh, chậm trễ trong q trình làm lạnh cùng với các yếu tố bên trong và bên ngoài khác cũng là nguyên nhân gây ra tổn thất thực phẩm (Watkins, 2016). Do đó, quản lý chuỗi cung ứng thực phẩm nên tập trung vào việc giao hàng đúng thời hạn cũng như duy trì chất lượng thực phẩm. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng một chuỗi cung ứng có sự kết hợp và chia sẻ thông tin (trọng tâm ở các khu vực phân phối và vận chuyển) giúp giảm tổn thất, đảm bảo chất lượng hàng hóa (Lebersorger

<i>và Schneider, 2014; Halloran et al., 2014), từ đó đảm bảo sức khỏe người tiêu dùngđồng thời cải thiện chất lượng cuộc sống (Edwards et al., 2008; Coulomb, 2008).</i>

Một vấn đề quan trọng trong chuỗi cung ứng lạnh là duy trì yêu cầu nhiệt độ khác nhau tùy vào các loại mặt hàng thực phẩm dễ hư hỏng ở mỗi giai đoạn của

<i>chuỗi cung ứng (Mercier et al., 2017). Hệ thống theo dõi quản lý dữ liệu và kiểm</i>

soát nhiệt độ là hai hoạt động thiết yếu của hệ thống chuỗi cung ứng lạnh. Tuy nhiên để quản lý hai hoạt động này trong lĩnh vực thực phẩm vẫn là một thách thức lớn (Montanari, 2008).

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

Nhằm truy xuất nguồn gốc và giám sát an toàn cũng như chất lượng của các sản phẩm nơng nghiệp chính trong chuỗi cung ứng lạnh, một số công cụ quan trọng đã được xem xét và đề xuất, bao gồm:

<b>- Theo dõi nhiệt độ truyền thống: Thông thường, việc quản lý được thực</b>

hiện bằng cách lấy mẫu ở mỗi kho lạnh. Tuy nhiên, nhiệt độ tại các lối vào và sâu bên trong nhà kho có xu hướng thay đổi lớn do việc mở và đóng cửa gây ra. Do đó, nhiệt kế được lắp đặt trong kho hoặc xe tải đơi khi khơng có khả năng ghi lại nhiệt độ chính xác của sản phẩm.

<b>- Kỹ thuật theo dõi thời gian – nhiệt độ: Cảm biến nhiệt độ không dây cho</b>

phép các nhà quản lý giám sát chuỗi cung ứng lạnh và theo dõi những biến động nhiệt độ theo thời gian trong q trình vận chuyển và lưu trữ hàng hóa nhạy cảm với nhiệt độ như hải sản và các sản phẩm nông nghiệp dễ hư hỏng. Hệ thống này cung cấp thơng tin về tồn bộ chuỗi thực phẩm chỉ trong vòng vài phút, trong khi các hệ thống truy xuất nguồn gốc hiện tại cần phải tốn đến vài giờ hoặc vài ngày.

<b>- Thẻ nhận dạng qua tần sóng vô tuyến - Radio Frequency Identity</b>

<b>(RFID) Tags: RFID là một cơng nghệ dùng kết nối sóng vơ tuyến để tự động xác</b>

định và theo dõi các thẻ nhận dạng gắn vào vật thể. Nó được một số người coi là một trong những cơng nghệ điện tốn phổ biến nhất trong lịch sử. Ở dạng đơn giản nhất, RFID là một khái niệm tương tự như mã vạch. Với RFID, bằng cách tải xuống dữ liệu tại các điểm khác nhau trong chuỗi cung ứng, các sản phẩm khơng an tồn có thể được loại bỏ trước khi đến tay người dùng cuối cùng, do đó đảm bảo cung cấp thực phẩm an toàn (Asadi và Hosseini, 2014).

<b>- Chỉ số nhiệt độ thời gian – Time Temperature Indicators (TTIs): Các bộ</b>

tích hợp nhiệt độ thời gian (Time Temperature Integrators - TTI) là các thiết bị vật lý nhỏ, được đặt trên bao bì thực phẩm để đo nhiệt độ của sản phẩm (Rice, 1989; Anon, 1989; Sherlock và Labuza, 1992). TTIs là các chỉ số đáng tin cậy về thời hạn

<i>sử dụng của các sản phẩm thực phẩm (Taoukis et al., 1991). Các thiết bị này có thể</i>

được sử dụng trên bao bì các sản phẩm, vì vậy họ thiết lập một hệ thống điều khiển vì không phải tất cả các sản phẩm sẽ được xử lý, phân phối với nhiệt độ thống nhất

<i>(Labuza et al., 1992). Do đó, TTIs có thể tăng hiệu quả của kiểm soát chất lượng</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

trong phân phối và trong việc đo lường độ tươi của sản phẩm. (Sherlock, 1991; Wells và Singh, 1988).

<b>2.5.Tác động của chuỗi cung ứng lạnh</b>

Từ góc độ phát triển kinh tế, chuỗi cung ứng lạnh cho phép nhiều nước đang phát triển tham gia vào thị trường tiêu thụ sản phẩm dễ hư hỏng toàn cầu, với tư cách là nhà sản xuất hoặc là người tiêu dùng. Mức tăng trưởng về thu nhập có liên quan đến xu hướng tiêu thụ thực phẩm. Những người có điều kiện về kinh tế có xu hướng tiêu thụ rau và trái cây tươi, không chỉ với số lượng cao hơn mà còn đa dạng hơn. Người tiêu dùng ngày càng quan tâm tới việc ăn uống lành mạnh, do đó các nhà sản xuất và nhà bán lẻ đã hướng đến việc cung cấp đa dạng các loại trái cây tươi có nguồn gốc từ khắp nơi trên thế giới.

Từ góc độ địa lý, chuỗi cung ứng lạnh có các tác động sau:

<b>- Tồn cầu: Chuỗi cung ứng giúp chun mơn hóa các chức năng nông nghiệp</b>

cho phép vận chuyển các thực phẩm nhạy cảm với nhiệt độ đến các nơi tiêu thụ ở xa. Cho phép phân phối vắc-xin và các sản phẩm dược phẩm hoặc sinh học khác từ các cơ sở lớn đến bất kỳ nơi tiêu thụ nào trên thế giới.

<b>- Khu vực: Có thể hỗ trợ chun mơn hóa sản xuất và quy mô kinh tế trong</b>

việc phân phối. Điều này có thể liên quan đến các cơ sở lưu trữ đông lạnh lớn phục vụ nơi tiêu thụ trong khu vực hoặc phịng thí nghiệm chun ngành.

<b>- Địa phương: Giúp phân phối kịp thời cho người tiêu dùng cuối cùng, cụ thể</b>

là cửa hàng tạp hóa và nhà hàng.

Khi ngày càng có nhiều quốc gia tập trung vào nền kinh tế xuất khẩu, xung quanh việc chế biến và sản xuất thực phẩm, nhu cầu giữ cho các sản phẩm này được tươi trong thời gian dài đã nhận được sự quan tâm đặc biệt vì lý do thương mại và sức khỏe. Chuỗi lạnh cũng là một giải pháp sức khỏe cộng đồng bởi vì khi vận chuyển đúng cách các sản phẩm sẽ làm giảm khả năng ô nhiễm vi khuẩn và nấm của lô hàng. Ngồi ra, khả năng vận chuyển hàng hóa y tế trên một khoảng cách dài

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

giúp các vấn đề chăm sóc sức khỏe hiệu quả hơn (ví dụ như phân phối vắc-xin) (Rodrigue, 2020).

<b>2.6.Các nghiên cứu về khảo sát thực trạng chuỗi cung ứng</b>

Phạm Thị Hồng Vân (2008) đã thực hiện nghiên cứu về “Tổng quan chuỗi cung ứng thủy sản ở Việt Nam” với chuyên đề “Cải cách các chính sách thương mại và thủy sản, cấu trúc lại chuỗi cung ứng, nâng cao nhu cầu của người tiêu dùng đối với quản lý bền vững ngành thủy sản: Nghiên cứu điển hình tại Việt Nam”. Nghiên cứu kết luận rằng phần lớn các tàu khai thác hải sản cung cấp sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng có qua chế biến và khơng qua chế biến. Những người mua bán trung gian cũng đa chức năng và qua rất nhiều cấp. Nghiên cứu chia chuỗi cung ứng sản phẩm khai thác hải sản thành 3 giai đoạn:

 <b>Cung ứng sản phẩm từ khâu khai thác và các bên liên quan:</b>

<b>- Người bán có thể là: chủ tàu (chủ tàu cũng là ngư dân hoặc chủ tàu không là</b>

ngư dân), chủ tàu kiêm ngư dân, ban chủ nhiệm hợp tác xã và chủ Nậu vựa (Nậu vựa là một người hoặc một tổ chức mua bán sản phẩm khai thác hải sản trung gian giữa ngư dân và các bộ phận mua bán trung gian khác. Nậu vựa có thể đầu tư cho chủ tàu hoặc có các tàu khai thác và cơ sở chế biến).

<b>- Người mua có thể là: người tiêu dùng, người bán lẻ, người bán buôn (bán sỉ),</b>

cơ sở chế biến, hợp tác xã dịch vụ khai thác hải sản.

 <b>Dịng sản phẩm trong khâu lưu thơng trung gian và các bên liên quan:</b>

bao gồm người buôn bán, nhà hàng và khách sạn, cơ sở chế biến và hệ thống tiêu thụ sản phẩm chế biến (các công ty kinh doanh, đại lý, người bán buôn, bán lẻ, nhà hàng, khách sạn, v.v), các HTX dịch vụ và thu mua sản phẩm hải sản và người bán lẻ.

 <b>Cung ứng sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng: </b>

<b>- Nhóm sản phẩm khơng qua chế biến tiêu thụ nội địa đến tay người tiêu dùng</b>

thường từ người bán lẻ, các điểm đại lý quy mô nhỏ, các siêu thị, các nhà hàng, khách sạn, một số rất ít từ chủ thuyền khai thác quy mô nhỏ ven bờ.

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

<b>- Nhóm sản phẩm không qua chế biến xuất khẩu đến tay nhà nhập khẩu</b>

thường theo con đường xuất khẩu tiểu ngạch. Các sản phẩm này đến tay nhà nhập khẩu chủ yếu từ người mua bn, một số rất ít đến từ chủ tàu – bán trao tay trực tiếp trên biển.

<b>- Nhóm sản phẩm qua chế biến tiêu thụ nội địa đến tay người tiêu dùng cũng</b>

thường từ người bán lẻ, các điểm đại lý quy mô nhỏ, các siêu thị, nhà hàng, khách sạn.

<b>- Nhóm sản phẩm qua chế biến xuất khẩu đến tay nhà nhập khẩu thường từ các</b>

cơ sở chế biến và xuất khẩu thủy sản (xuất khẩu trực tiếp), một số khác từ các công ty xuất khẩu thủy sản hoặc các công ty xuất khẩu nói chung.

Ở lĩnh vực nơng sản, Trần Thị Ba (2008) đã thực hiện nghiên cứu về “Chuỗi cung ứng rau Đồng bằng Sông Cửu Long theo hướng GAP”. Sau quá trình thực hiện khảo sát, kết quả thu được như sau:

<b>- Trong chuỗi giá trị rau ở ĐBSCL, nơng dân là đối tượng có lượng phân phối</b>

rau cho hầu hết các đối tượng khác trong chuỗi cung ứng, đóng một vai trị hết sức quan trọng. Một số hộ nông dân tham gia vào Hợp tác xã trồng rau an tồn của địa phương, cịn phần lớn nơng dân đều tự trồng rau và bán ra bên ngoài. Khi bán cho thương lái nông dân chủ yếu bán mão vì những đặc điểm tiện lợi của loại hình này so với việc bán lẻ.

<b>- Thương lái mua rau ở ĐBSCL chủ yếu có quy mơ vừa và nhỏ, đa số là</b>

thương lái đem bán sản phẩm tại địa phương, tới các tỉnh lân cận và lên thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên Hợp tác xã vẫn chưa phát huy hết vai trị của mình khi chưa quy hoạch và phân bổ cụ thể cho các hộ nông dân trồng các loại rau.

<b>- Các doanh nghiệp tư nhân chế biến rau ĐBSCL kinh doanh khá hiệu quả với</b>

sự gia tăng lượng hàng xuất khẩu rau quả đóng hộp, đặc biệt ở tỉnh An Giang. Không những thế, các đơn vị này còn tận dụng lợi thế nguồn nguyên liệu dồi dào tại khu vực ĐBSCL để đa dạng hố sản phẩm xuất khẩu.

<b>- Người nơng dân ở những những vùng chuyên canh rau của các tỉnh thành lớn</b>

nắm khá vững yêu cầu, quy định về trồng rau an toàn. Tuy nhiên, để thực hiện nghiêm ngặt các quy định này, họ phải thực sự an tâm về đầu ra vì chi phí cho rau

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

an tồn cao, đầu tư nhiều (nhà lưới, phân bón, v.v) lại ít có nơi thu mua, cũng như chưa có các cửa hàng chuyên biệt bán rau an toàn để tiêu thụ được sản phẩm (như tại Hồ Chí Minh) hoặc xuất khẩu số lượng lớn (như Đà Lạt) khiến rau an tồn vẫn cịn được sản xuất với sản lượng thấp, chủ yếu phục vụ các siêu thị trên địa bàn khu vực (Metro, Coopmart, Citimart) hoặc cửa hàng do ngành nông nghiệp địa phương tổ chức.

<b>- Hiện nay các hộ nông dân ĐBSCL đang trồng nhiều các loại rau ăn lá, rau</b>

gia vị trên những khu đất dành riêng và các loại rau ăn quả luân canh với cây lúa (2 lúa 1 rau). Mỗi năm, các hộ nơng dân trồng trung bình ln phiên trên cùng diện tích từ 2 đến 5 loại rau (mùa vụ), mỗi loại cách nhau khoảng 1 tháng (rau lá), có khi 2-3 tháng (rau củ, quả).

Hình 2.4. Chuỗi cung ứng ngành rau ở ĐBSCL

Đặc biệt, tình hình hoạt động của chuỗi cung ứng rau ở ĐBSCL cũng được tác giả điều tra chi tiết, thu được những thông tin như sau:

<i><b>- Quy trình trồng: Mỗi loại rau có quy trình trồng khơng giống nhau về cách</b></i>

thức, chăm sóc, thời gian thu hoạch, v.v.

<i><b>- Quy trình thu hoạch: Mỗi một loại rau cũng có quy trình thu hoạch riêng</b></i>

phụ thuộc rất nhiều vào phương thức tiêu thụ (bán ký hay bán mão), và người tiêu thụ (nông dân hay thương lái), nhưng khá đơn giản. Khi sơ chế, rau lá có hao hụt

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

khá cao khoảng 20% (do bó gốc, lặt lá già), đối với loại rau lấy quả (dưa leo, đậu) hao hụt khoảng 5%. Tóm lại, khó khăn chính của sản xuất rau là lượng hao hụt sản phẩm khá lớn sau thu hoạch, giá cả rau lại không ổn định, thường xuyên bị thương lái ép giá nhất là khi vào mùa cao điểm và thời tiết thất thường là những nguyên nhân gây khó khăn cho thu hoạch rau của nông dân.

<i><b>- Tiêu thụ: Hình thức bán mão chiếm phổ biến trong phương thức giao dịch</b></i>

của nông dân ĐBCSL. Người nông dân bán rau thường đến nhà thương lái thông báo số lượng rau có thể thu hoạch ngày hơm đó. Đây là hình thức được nơng dân ưa chuộng vì lượng sản phẩm bán ra thường được tiêu thụ hết bất kể chất lượng sản phẩm đồng đều hay không.

<i><b>- Khách hàng và giao dịch: Khách hàng chính của nơng dân là thương lái,</b></i>

chủ yếu là thương lái quen lâu năm, có uy tín “thoả thuận giá cả”. Điểm mà nơng dân khơng hài lịng nhất về thương lái là hay bị ép giá khi giá thị trường biến động, ngay cả khi đã được thoả thuận trước (hợp đồng miệng). Một lượng nhỏ sản phẩm rau được nông dân bán cho các đại lý để bán lẻ ở địa phương hoặc nông dân tự bán lẻ rau ở chợ cho người tiêu dùng nhưng giá bán khơng được cao. Ngồi ra cịn có Hợp tác xã của địa phương bao tiêu rau an tồn cho nơng dân, chủ yếu bán rau cho siêu thị (Metro, Co-opmart, Vinatex, v.v).

Về tình hình hoạt động logistics trong chuỗi cung ứng, Nguyễn Thị Bình (2008) trình bày chủ đề “Vài nét về thực trạng hoạt động logistics trong các doanh nghiệp sản xuất của Việt Nam”. Tác giả thu thập số liệu bằng phương pháp điều tra phỏng vấn trực tiếp và phỏng vấn gián tiếp (gửi bảng hỏi đến cho doanh nghiệp). Nội dung chính của bảng câu hỏi tập trung vào các vấn đề liên quan đến tổng chi phí logistics, thời gian dự trữ nguyên vật liệu đầu vào, sản phẩm chính của doanh nghiệp. Qua khảo sát và nghiên cứu 28 doanh nghiệp, có thể rút ra một vài nét về thực trạng hoạt động logistics trong các doanh nghiệp sản xuất của Việt Nam như sau:

<b>- Tỷ trọng chi phí logistics trong tổng doanh thu của doanh nghiệp (khoảng</b>

20 - 25%) còn khá cao so với các nước trong khu vực và thế giới.

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

<b>- Kết quả nghiên cứu cũng đã chỉ ra một số nét khác biệt về hoạt động logistics</b>

giữa các doanh nghiệp miền Bắc và miền Nam. Các doanh nghiệp phía Bắc phụ thuộc khá lớn vào nguồn cung cấp đầu vào từ nước ngồi (nhập khẩu). Trong khi đó, thu mua nội vùng lại rất phát triển ở khu vực phía Nam.

<b>- Thời gian dự trữ đối với các sản phẩm chính của doanh nghiệp là vào khoảng</b>

1-3 tháng. Thời gian dự trữ dài cũng là nhân tố quan trọng góp phần làm gia tăng tổng chi phí logistics của doanh nghiệp.

Mai Thùy Dung (2009) đã thực hiện nghiên cứu khoa học với đề tài “Xây dựng chuỗi cung ứng mặt hàng cá tra xuất khẩu khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long”. Kết quả khảo sát cho thấy thực trạng hoạt động sản xuất cá tra xuất khẩu ở khu vực ĐBSCL được xem xét qua bốn thành phần chính tham gia vào q trình sản xuất, đó là: ngành ni trồng, ngành chế biến, hoạt động xuất khẩu và sự tham gia của các ngành dịch vụ phụ trợ. Thực trạng liên kết giữa các khâu trong quá trình sản xuất cá tra xuất khẩu ở ĐBSCL được tổng hợp như sau:

<b>- Sự liên kết giữa các khâu trong quá trình sản xuất cá tra xuất khẩu ở ĐBSCL</b>

yếu cả về liên kết dọc lẫn liên kết ngang.

<b>- Chưa xây dựng được cơ chế chia sẻ thông tin dẫn tới tình trạng thiếu thơng</b>

tin và thơng tin khơng chính xác và đầy đủ khiến hoạt động sản xuất cá tra không ổn định về sản lượng, chất lượng và giá.

Hệ thống cơ sở vật chất trong vận chuyển và lưu kho chưa phát triển tương xứng với tốc độ tăng trưởng của ngành, dẫn đến tình trạng dịng chảy hàng hóa (cá tra nguyên liệu và sản phẩm chế biến) bị gián đoạn ảnh hưởng đến năng suất sau thu hoạch, khả năng đáp ứng đơn hàng nhanh và chất lượng sản phẩm.

Với nghiên cứu “Nghiên cứu về các chiến lược logistics chuỗi cung ứng

<i>lạnh: Hiểu biết sâu sắc từ ngành công nghiệp UAE”, Tamini et al. (2010) đã đưa ra</i>

các ví dụ về hoạt động logistics trong chuỗi cung ứng lạnh của ngành dược phẩm và ngành trồng hoa tại UAE (United Arab Emirates – Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất). Với ngành dược phẩm, nhóm tác giả cho biết logistics chuỗi cung ứng lạnh liên quan đến việc lưu trữ và vận chuyển vắc-xin y tế trong mơi trường an tồn từ nhà sản xuất đến người sử dụng, điều này cực kỳ quan trọng vì hầu hết vắc-xin

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

và thuốc bị mất lợi ích y tế của nó và theo thời gian, đặc biệt là nếu tiếp xúc với ánh sáng mặt trời và nhiệt. Từng cấp độ của chuỗi lạnh có các điều kiện lưu trữ và vận chuyển khác nhau tùy thuộc vào số lượng vắc-xin và thuốc được lưu trữ, thời gian bảo quản và nhiệt độ cần thiết. Đối với ngành trồng hoa, nhằm mục tiêu giảm thất thốt hoa trong q trình vận chuyển và tiếp thị, UAE cho xây dựng và đưa vào hoạt động Trung tâm hoa Dubai, một cơ sở kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm được sử dụng để nhập khẩu, xuất khẩu và phân phối tất cả các loại hoa khác nhau.

Nguyễn Thị Thủy Trúc (2014) đã thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học với chủ đề “Phát triển dịch vụ logistics tại Đại lý hàng hải Đà Nẵng”. Nghiên cứu đã trình bày thực trạng phát triển dịch vụ Logistics tại Đại lý hàng hải Đà Nẵng qua các yếu tố chính sau:

 <i><b>Thực trạng phát triển sản phẩm dịch vụ Logistics: Các loại dịch vụ</b></i>

logistics chính tại cơng ty chủ yếu gồm: dịch vụ kho bãi, dịch vụ bốc xếp, dịch vụ kiểm kiện - cân hàng, dịch vụ đại lý vận tải và dịch vụ khai báo hải quan. Ngoài ra, cơng ty cịn cung cấp các dịch vụ nhỏ lẻ đi kèm với các dịch vụ chính nêu trên như: kiểm tra (giám định) chất lượng, ký mã hiệu, hun trùng, v.v tạo thành một chuỗi các dịch vụ giúp đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ logistics cho khách hàng.

 <i><b>Thực trạng phát triển về chất lượng dịch vụ Logistics: Phần lớn khách hàng</b></i>

đều cảm thấy các dịch vụ logistics tại VOSA Đà Nẵng ở mức bình thường và hài lịng, cịn lại cảm thấy khơng hài lịng với 9 tiêu chí cơ bản: sự nhanh chóng trong phản hồi và xử lý công việc, thông tin liên lạc, chất lượng chứng từ, tính an tồn trong thực hiện lơ hàng, tính chính xác về thời gian – địa điểm, tính đúng hẹn trong việc lập hóa đơn và chứng từ, việc lưu tâm đến các chỉ thị, tính chuyên nghiệp của nhân viên và cuối cùng là trang bị cơ sở vật chất.

 <i><b>Thực trạng phát triển về quy mô cung cấp dịch vụ Logistics: Quy mơ cung</b></i>

cấp dịch vụ logistics của cơng ty cịn hạn chế, chưa phát triển nhiều. Phần lớn khách hàng sử dụng dịch vụ logistics của công ty tập trung ở thành phố Đà Nẵng, một số tỉnh thành lân cận như Quảng Nam, Huế, quốc gia Lào và số rất ít thuộc các tỉnh thành khác còn lại. Nguyên nhân là do cơng ty ít đầu tư để phát triển các nguồn lực như nguồn lực cơ sở vật chất, nguồn lực tài chính, nguồn nhân lực và cơng nghệ.

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

Sau khi đã phân tích được thực trạng của dịch vụ logistics tại Đại lý hàng hải Đà Nẵng, tác giả cũng đồng thời đề ra chính sách phát triển bao gồm: đa dạng hóa dịch vụ, hồn thiện quy trình cung ứng dịch vụ theo hướng giảm chi phí, mở rộng quy mơ hoạt động, đào tạo nguồn nhân lực logistics.

Võ Văn Thanh và cộng sự (2015) nghiên cứu về “Thực trạng chuỗi cung ứng lúa gạo Đồng bằng Sông Cửu Long”. Thực trạng chuỗi cung ứng được đặt trong quan hệ kinh tế được thể hiện dưới dạng chuỗi giá trị, nông dân trồng lúa ĐBSCL liên kết đến hai nhóm tác nhân chủ yếu, một là nhóm tác nhân cung cấp các yếu tố đầu vào cho sản xuất và hai là nhóm tác nhân tiêu thụ lúa của nơng dân.

Hình 2.5. Mắt xích nông dân trong chuỗi cung ứng lúa gạo ĐBSCL  <b>Đầu vào của chuỗi cung ứng</b>

<i><b>- Giống lúa: Giống lúa được xem là nhân tố hàng đầu trong việc nâng cao</b></i>

năng suất, sử dụng giống tốt ước tính sẽ tăng năng suất từ 30 - 50% cho một vụ gieo trồng.

<i><b>- Phân bón: Nơng dân ĐBSCL khơng có nhiều vốn, nên người dân thường</b></i>

phải mua trước và trả sau khi thu hoạch.

</div>

×