Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Tiểu luận nhiệm vụ trách nhiệm và quyền hạn của người có quyền tiến hành tths

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (353.06 KB, 24 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>1.2. Việc thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng...5</b>

<i>1.2.1. Những trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng...5</i>

<i>1.2.2. Quyền đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng...6</i>

<i>1.2.3. Các trường hợp thay đổi người tiến hành tố tụng...7</i>

<i>1.2.3.1. Thay đổi Kiểm sát viên...7</i>

<i>1.2.3.2. Thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm...7</i>

<i>1.2.3.3. Thay đổi Thư ký Tòa án...8</i>

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ CỦA NGƯỜI CÓ THẨM QUYỀN TIẾN HÀNH TỐ TỤNG HÌNH SỰ TRONG TỊA ÁN...8

2.1. Thực trạng về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong Tòa án...8

2.1.1. Đối với vai trò của Hội thẩm khi tham gia Hội đồng xét xử...8

2.1.2. Đối với vai trò của Chánh án tòa án trong hoạt động tố tụng hình sự...11

2.1.3. Đối với vai trò của Thẩm phán trong hoạt động tố tụng hình sự...12

2.1.4. Đối với vai trị của Thư ký trong hoạt động tố tụng hình sự...14

2.1.5. Đối với vai trị của Thẩm tra viên trong hoạt động tố tụng hình sự...15

2.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật nâng cao vai trị thực hiện của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự trong Tịa án...16

2.2.1. Đối với Hội thẩm...16

2.2.2. Đối với Chánh án tòa án...17

2.2.3. Đối với Thẩm phán...18

2.2.4. Đối với Thư ký...18

2.2.5. Đối với Thẩm tra viên...19

<b>KẾT LUẬN...21</b>

<b>DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...22</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>MỞ ĐẦU</b>

<i>Tại Điều 2 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định: “Bộ luật Tố tụng hình sự cónhiệm vụ bảo đảm phát hiện chính xác và xử lý cơng minh, kịp thời mọi hành vi phạmtội, phịng ngừa, ngăn chặn tội phạm, không để lọt tội phạm, khơng làm oan người vơtội; góp phần bảo vệ cơng lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độxã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức,cá nhân, giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa vàchống tội phạm”. Để thực hiện nhiệm vụ này đòi hỏi mọi giai đoạn trong tố tụng phải</i>

được tiến hành một cách công bằng, công khai, minh bạch, đặc biệt là trong quá trình xét xử. Trong q trình này, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự trong cơ quan Tòa án là những người cầm cân này mực, đưa ra phán xét dựa trên luật pháp và sự công bằng. Tuy nhiên, để hiểu rõ nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của chủ thể này

<b>cần đi sâu tìm hiểu một cách khách quan. Vì vậy, nhóm tơi xin chọn đề tài: “NHIỆM</b>

<b>VỤ, QUYỀN HẠN, TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI CÓ THẨM QUYỀN TIẾNHÀNH TỐ TỤNG HÌNH SỰ TRONG TỊA ÁN” để phân tích để làm rõ hơn về</b>

người tiến hành tố tụng hình sự trong tố tụng hình sự.

Chánh án là người đứng đầu, lãnh đạo Tịa án được bầu hoặc bổ nhiệm theo quy định của pháp luật.

<i>Chánh án Tịa án có nhiệm vụ, quyền hạn sau:</i>

- Trực tiếp tổ chức việc xét xử vụ án hình sự; quyết định giải quyết tranh chấp về thẩm quyền xét xử;

- Quyết định phân cơng Phó Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm giải quyết, xét xử vụ án hình sự; quyết định phân cơng Thư ký Tòa án tiến hành tố tụng đối với vụ án hình sự; quyết định phân cơng Thẩm tra viên thẩm tra hồ sơ vụ án hình sự;

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

- Quyết định thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án trước khi mở phiên

- Giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Tòa án.

Khi vắng mặt, Chánh án Tịa án ủy quyền cho một Phó Chánh án Tòa án thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh án.

<i>Khi tiến hành việc giải quyết vụ án hình sự, Chánh án Tịa án có những nhiệmvụ, quyền hạn:</i>

- Quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam, xử lý vật chứng;

- Quyết định áp dụng, đình chỉ biện pháp bắt buộc chữa bệnh;

- Quyết định áp dụng thủ tục rút gọn hoặc hủy bỏ quyết định áp dụng thủ tục rút gọn;

- Kiến nghị, kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án;

- Tiến hành hoạt động tố tụng khác theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.<small>1</small>

<i><b>1.1.2. Phó Chánh án Tịa án</b></i>

<i>Phó Chánh án Tịa án là người giúp cho Chánh án Tòa án thực hiện nhiệm vụtheo sự phân công của Chánh án.</i>

Khi được phân công giải quyết, xét xử vụ án hình sự, Phó Chánh án Tịa án có những nhiệm vụ, quyền hạn như Chánh án Tòa án, trừ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 44 Bộ luật Tố tụng hình sự. Phó Chánh án Tịa án khơng được giải quyết khiếu nại, tố cáo về hành vi, quyết định của mình, phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình. Chánh án, Phó Chánh án Tịa án không được ủy quyền cho Thẩm phán thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

<i><b>1.1.3. Thẩm phán</b></i>

<i>Thẩm phán là người được Chủ tịch nước bổ nhiệm theo quy định của pháp luậtđể làm nhiệm vụ xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyềncủa Tòa án.<small>2</small></i>

<i>Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thẩm phán:</i>

Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thẩm phán: - Nghiên cứu hồ sơ vụ án trước khi mở phiên tịa; - Tiến hành xét xử các vụ án hình sự;

- Tiến hành các hoạt động tố tụng và biểu quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử;

- Tiến hành các hoạt động tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Tịa án theo sự phân cơng của Chánh án Tòa án.

<small>1 Điều 44 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015.</small>

<small>2 Khoản 1 Điều 65 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<i>Thẩm phán được phân cơng chủ tọa phiên tịa, ngoài những nhiệm vụ, quyềnhạn được quy định tại khoản 1 Điều 45 Bộ luật Tố tụng hình sự cịn có những nhiệmvụ và quyền hạn sau đây:</i>

- Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, trừ biện pháp tạm giam;

- Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung;

- Quyết định đưa vụ án ra xét xử; quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án; - Điều hành việc xét xử vụ án, tranh tụng tại phiên tòa;

- Quyết định trưng cầu giám định, giám định bổ sung hoặc giám định lại, thực nghiệm điều tra; thay đổi hoặc yêu cầu thay đổi người giám định; yêu cầu định giá tài sản, yêu cầu thay đổi người định giá tài sản;

- Yêu cầu hoặc đề nghị cử, thay đổi người bào chữa; thay đổi người giám sát người dưới 18 tuổi phạm tội; yêu cầu cử, thay đổi người phiên dịch, người dịch thuật;

- Quyết định triệu tập những người cần xét hỏi đến phiên tòa;

- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Tịa án theo sự phân cơng của Chánh án Tòa án theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.

Thẩm phán phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình.<small>3</small>

<i><b>1.1.4. Hội thẩm</b></i>

<i>Hội thẩm là người được bầu hoặc cử theo quy định của pháp luật để thực hiệnnhiệm vụ xét xử những vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án.</i>

Hội thẩm Tòa án nhân dân gồm có: Hội thẩm nhân dân và Hội thẩm quân nhân. Hội thẩm nhân dân thực hiện nhiệm vụ xét xử những vụ án thuộc thẩm quyền của Tịa án nhân dân theo phân cơng của Chánh án Tòa án nơi được bầu làm Hội thẩm nhân dân. Hội thẩm quân nhân thực hiện nhiệm vụ xét xử những vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án quân sự theo phân cơng của Chánh án Tịa án nơi mình được cử làm Hội thẩm quân nhân.

Hội thẩm làm nhiệm vụ theo sự phân cơng của Chánh án Tịa án nơi mình được bầu hoặc cử làm Hội thẩm.<small>4</small>

Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Hội thẩm được quy định tại Điều 46 Bộ luật Tố tụng hình sự. Theo đó, Hội thẩm được phân cơng xét xử sơ thẩm vụ án

<small>3 Điều 45 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015.</small>

<small>4 Xem: Điều 85, Điều 86 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<i>Thư ký Tịa án là người có trình độ cử nhân luật trở lên được Tòa án tuyểndụng, được đào tạo nghiệp vụ Thư ký Tòa án và bổ nhiệm vào ngạch Thư ký Tòa án.<small>5</small></i>

Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thư ký Tòa án được quy định tại Điều 47 Bộ luật Tố tụng hình sự. Theo đó, Thư ký Tịa án được phân cơng tiến hành tố tụng đối với vụ án hình sự có những nhiệm vụ, quyền hạn:

- Kiểm tra sự có mặt của những người được Tịa án triệu tập; nếu có người vắng mặt thì phải nêu lý do;

- Phổ biến nội quy phiên tòa

- Báo cáo Hội đồng xét xử danh sách những người được triệu tập đến phiên toà và những người vắng mặt;

- Ghi biên bản phiên tòa;

- Tiến hành hoạt động tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Tịa án theo sự phân cơng của Chánh án Tòa án.

Thư ký Tòa án thực hiện nhiệm vụ theo sự phân cơng của Chánh án Tịa án và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Chánh án Tịa án về những hành vi của mình.

<i><b>1.1.6. Thẩm tra viên</b></i>

<i>Thẩm tra viên là cơng chức chun mơn của Tịa án đã làm Thư ký Tòa án từ05 năm trở lên, được đào tạo nghiệp vụ Thẩm tra viên và bổ nhiệm vào ngạch Thẩmtra viên.<small>6</small></i>

Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thẩm tra viên được quy định tại Điều 48 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Theo đó, Thẩm tra viên được phân cơng tiến hành tố tụng đối với vụ án hình sự có những nhiệm vụ, quyền hạn:

- Thẩm tra hồ sơ vụ án mà bản án, quyết định của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật theo sự phân công của Chánh án hoặc Phó Chánh án Tịa án;

- Kết luận việc thẩm tra và báo cáo kết quả thẩm tra với Chánh án Tịa án hoặc Phó Chánh án Tịa án;

- Thẩm tra viên giúp Chánh án Tòa án thực hiện nhiệm vụ về công tác thi hành án thuộc thẩm quyền của Tòa án và nhiệm vụ khác theo sự phân cơng của Chánh án Tịa án hoặc Phó Chánh án Tòa án.

Thẩm tra viên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Chánh án, Phó Chánh án Tồ án về hành vi của mình.

<b>1.2. Việc thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng</b>

<i><b>1.2.1. Những trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi người có thẩm quyền tiến hànhtố tụng</b></i>

Để bảo đảm sự vô tư của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, Điều 49 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định những trường hợp phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi. Theo đó, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng

<small>5 Xem: Điều 92 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014.</small>

<small>6 Xem: Điều 93 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi khi thuộc một trong những trường hợp sau đây:

- Đồng thời là bị hại, đương sự; là người đại diện, người thân thích của bị hại, đương sự hoặc của bị can, bị cáo;

Bị hại, đương sự là những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án. Những người này và người đại diện, người thân thích của họ hoặc của bị can, bị cáo không thể vô tư trong khi tiến hành tố tụng, xem xét giải quyết những vấn đề có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của chính mình, của người thân hoặc của người mà mình đại diện, vì vậy họ khơng thể đồng thời là người tiến hành tố tụng trong cùng một vụ án. Người thân thích của bị hại, đương sự hoặc của bị can, bị cáo là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi; là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột; là cụ nội, cụ ngoại, là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cơ ruột, dì ruột; là cháu ruột mà họ là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cơ ruột, dì ruột của bị hại, đương sự hoặc của bị can, bị cáo.<small>7</small>

- Đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật trong vụ án đó;

Người tiến hành tố tụng đã tham gia tố tụng trong vụ án đó với tư cách người bào chữa thì phải từ chối tiến hành hoặc bị thay đổi. Người bào chữa thực hiện chức năng bào chữa trong tố tụng hình sự, khi tham gia tố tụng họ có trách nhiệm đưa ra những chứng cứ gỡ tội để bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Trong khi đó, trách nhiệm của người tiến hành tố tụng là phải xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, tồn diện và đầy đủ, khơng được coi nhẹ mặt nào, buộc tội cũng như gỡ tội. Vì vậy, người bào chữa khơng thể bảo đảm tính khách quan, vô tư trong khi tiến hành tố tụng.

Người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản là người tham gia tố tụng, có nghĩa vụ cung cấp những chứng cứ cần thiết cho việc giải quyết vụ án. Những người này không thể đồng thời là người tiến hành tố tụng trong cùng một vụ án, vì lúc đó họ vừa là người cung cấp chứng cứ, vừa là người thu thập, kiểm tra, đánh giá những chứng cứ đó, như vậy sẽ khơng bảo đảm sự khách quan trong quá trình chứng minh để giải quyết vụ án.

Người phiên dịch, người dịch thuật tham gia trong vụ án khi có người tham gia tố tụng khơng biết tiếng Việt để phiên dịch cho những người này trong q trình tố tụng hoặc trong trường hợp có tài liệu không được thể hiện bằng tiếng Việt. Sự giao tiếp trong quá trình giải quyết vụ án và việc xác định sự thật của vụ án phụ thuộc một phần vào người phiên dịch, người dịch thuật. Vì vậy, người tiến hành tố tụng không đồng thời là người phiên dịch, người dịch thuật để bảo đảm sự khách quan.

- Có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể khơng vơ tư trong khi làm nhiệm vụ.

Ngoài những trường hợp trên, người tiến hành tố tụng còn phải từ chối tiến hành hoặc bị thay đổi nếu như có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể khơng vơ tư trong khi làm nhiệm vụ như: Có căn cứ rõ ràng để cho rằng họ bị mua chuộc, bị đe

<small>7 Nghị quyết số 03/2004/NQ-HĐTP ngày 02/10/2004 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối caohướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ nhất “Những quy định chung” của Bộ luật Tố tụng hìnhsự năm 2003.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

dọa hoặc có những quan hệ ràng buộc khác với những người tham gia tố tụng như trong quan hệ tình cảm, quan hệ thơng gia, quan hệ công tác, quan hệ kinh tế... Cũng được coi là có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể khơng vơ tư trong khi làm nhiệm vụ nếu trong cùng một phiên tòa xét xử vụ án hình sự Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm và Thư ký Tịa án là người thân thích với nhau.<small>8</small> Ngoài những trường hợp quy định tại Điều 49 Bộ luật Tố tụng hình sự cịn có những căn cứ cụ thể khác do luật quy định đối với từng người tiến hành tố tụng.

<i><b>1.2.2. Quyền đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng</b></i>

Theo quy định tại Điều 50 Bộ luật Tố tụng hình sự, những người sau đây có quyền đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng:

<i>- Kiểm sát viên</i>

Kiểm sát viên có nhiệm vụ và quyền hạn kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong các hoạt động tố tụng, bảo đảm cho việc giải quyết vụ án được khách quan, toàn diện, đầy đủ và đúng pháp luật. Mặt khác, Kiểm sát viên cịn thực hành quyền cơng tố trong tố tụng hình sự, thay mặt Nhà nước để buộc tội bị cáo nhằm bảo vệ những quan hệ xã hội được Nhà nước bảo vệ đã bị tội phạm xâm hại. Vì vậy, việc đề nghị thay đổi những người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khi có căn cứ cho rằng họ khơng vơ tư trong khi làm nhiệm vụ vừa là nhiệm vụ, vừa là quyền hạn của Kiểm sát viên.

<i>- Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự vàngười đại diện hợp pháp của họ</i>

Những chủ thể này bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc có các quyền lợi, nghĩa vụ dân tự liên quan trong vụ án. Việc giải quyết vụ án như thế nào sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các quyền và nghĩa của họ. Hơn ai hết, họ hết sức mong muốn việc giải quyết vụ án bảo đảm được các quyền và lợi ích pháp lý của mình. Họ có quyền địi hỏi việc giải quyết vụ án phải khách quan, vô tư và đúng đắn. Vì vậy, Bộ luật Tố tụng hình sự quy định họ có quyền được đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

<i>- Người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, nguyênđơn dân sự, bị đơn dân sự</i>

Những người này tham gia tố tụng không nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của chính mình nhưng họ vẫn có quyền đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Quy định này nhằm giúp họ thực hiện được vai trị tố tụng của mình trong việc bào chữa cho bị can, bị cáo và bảo vệ quyền lợi cho các đương sự khác. Mặt khác, quy định này cũng góp phần bảo đảm được sự bình đẳng trước Tịa án.<small>9</small>

<i><b>1.2.3. Các trường hợp thay đổi người tiến hành tố tụng</b></i>

<i>1.2.3.1. Thay đổi Kiểm sát viên</i>

<small>8 Xem: Nghị quyết số 03/2004/NQ-HĐTP ngày 02/10/2004 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tốicao hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ nhất “Những quy định chung” của Bộ luật Tố tụnghình sự năm 2003.</small>

<small>9 Trường Đại học Luật Hà Nội (2018), Sđđ, tr. 129-130.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

Theo Điều 52 Bộ luật Tố tụng hình sự, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi khi thuộc một trong các trường hợp sau:

- Trường hợp quy định tại Điều 49 Bộ luật Tố tụng hình sự;

- Đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Thẩm phán, Hội thẩm, Thẩm tra viên hoặc Thư ký Tòa án.

Việc thay đổi Kiểm sát viên trước khi mở phiên tịa do Viện trưởng hoặc Phó Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp được phân công giải quyết vụ án quyết định. Kiểm sát viên bị thay đổi là Viện trưởng Viện kiểm sát thì do Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp quyết định. Trường hợp phải thay đổi Kiểm sát viên tại phiên tịa thì Hội đồng xét xử ra quyết định hỗn phiên tòa.

<i>1.2.3.2. Thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm</i>

Theo quy định tại Điều 53 Bộ luật Tố tụng hình sự, Thẩm phán, Hội thẩm phải từ chối tham gia xét xử hoặc bị thay đổi khi thuộc một trong các trường hợp sau:

- Trường hợp quy định tại Điều 49 Bộ luật Tố tụng hình sự;

- Họ cùng trong một Hội đồng xét xử và là người thân thích với nhau;

- Đã tham gia xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm hoặc tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Thẩm tra viên, Thư ký Tịa án.

Nếu Thẩm phán, Hội thẩm được phân cơng tham gia xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm nhưng chỉ tham gia ra các quyết định: trả hồ sơ để điều tra bổ sung, tạm đình chỉ vụ án, hủy quyết định đình chỉ vụ án, hỗn phiên tịa thì vẫn được tiếp tục giải quyết vụ án.<small>10</small> Việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm trước khi mở phiên tịa do Chánh án hoặc Phó Chánh án Tịa án được phân công giải quyết vụ án quyết định. Thẩm phán bị thay đổi là Chánh án Tịa án thì do Chánh án Tòa án trên một cấp quyết định. Việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm tại phiên tòa do Hội đồng xét xử quyết định trước khi bắt đầu xét hỏi bằng cách biểu quyết tại phòng nghị án. Khi xem xét thay đổi thành viên nào thì thành viên đó được trình bày ý kiến của mình, Hội đồng quyết định theo đa số. Trường hợp phải thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm tại phiên tịa thì Hội đồng xét xử ra quyết định hỗn phiên tịa.

<i>1.2.3.3. Thay đổi Thư ký Tòa án</i>

Theo Điều 54 Bộ luật Tố tụng hình sự, Thư ký Tịa án phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi khi thuộc một trong các trường hợp sau:

- Trường hợp quy định tại Điều 49 Bộ luật Tố tụng hình sự;

- Đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Thẩm phán, Hội thẩm, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án.

Việc thay đổi Thư ký Tòa án trước khi mở phiên tòa do Chánh án hoặc Phó Chánh án Tịa án được phân cơng giải quyết vụ án quyết định. Việc thay đổi Thư ký

<small>10 Nghị quyết số 03/2004/NQ-HĐTP ngày 02/10/2004 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối caohướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ nhất “Những quy định chung” của Bộ luật Tố tụng hìnhsự năm 2003.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

Tòa án tại phiên tòa do Hội đồng xét xử quyết định. Trường hợp phải thay đổi Thư ký Tịa án tại phiên tịa thì Hội đồng xét xử ra quyết định tạm ngừng phiên tịa.

<b>CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HỒN THIỆNPHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ CỦA NGƯỜI CĨ THẨM QUYỀNTIẾN HÀNH TỐ TỤNG HÌNH SỰ TRONG TỊA ÁN </b>

<i><b>2.1. Thực trạng về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của người có thẩmquyền tiến hành tố tụng trong Tòa án</b></i>

<i><b>2.1.1. Đối với vai trò của Hội thẩm khi tham gia Hội đồng xét xử </b></i>

Trong thành phần của Hội đồng xét xử sơ thẩm, số lượng Hội thẩm bao giờ cũng chiếm tỷ lệ cao hơn so với Thẩm phán. Đây là một lợi thế để các Hội thẩm thể hiện “ngang quyền” với Thẩm phán khi xét xử trên tinh thần dân chủ.Tuy nhiên, thực tế phải thẳng thắn nhìn nhận, khi trình độ kiến thức pháp luật, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ giữa Hội thẩm và Thẩm phán có một khoảng cách q xa thì việc thực hiện nguyên tắc “ngang quyền” của Hội thẩm khi tham gia xét xử cũng chỉ mang tính hình thức và nhiều trường hợp là sự “gượng ép”.

<i><b> Thứ nhất, theo quy định tại Điều 64 Luật TCTAND, để được bổ nhiệm làm</b></i>

Thẩm phán, thì nhiều tiêu chuẩn Thẩm phán phải có, đó là: Trình độ từ cử nhân luật trở lên; được đào tạo nghiệp vụ xét xử; có thời gian làm cơng tác thực tiễn pháp luật; …Theo quy định tại Điều 66 Luật TCTAND, các ngạch Thẩm phán, gồm: Thẩm phán TANDTC; Thẩm phán cao cấp; Thẩm phán trung cấp và Thẩm phán sơ cấp. Điều kiện bổ nhiệm Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp theo quy định tại Điều 68 Luật TCTAND hết sức chặt chẽ, ví dụ: Để được bổ nhiệm Thẩm phán sơ cấp, ngoài các tiêu chuẩn quy định tại Điều 66 Luật TCTAND, cịn địi hỏi có thời gian làm cơng tác pháp luật từ 05 năm trở lên, trúng tuyển kỳ thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp; tương tự để bổ nhiệm Thẩm phán trung cấp ngoài các tiêu chuẩn quy định tại Điều 66 Luật TCTAND, còn đòi hỏi đã là Thẩm phán sơ cấp từ đủ 05 năm trở lên, trúng tuyển kỳ thi nâng ngạch Thẩm phán trung cấp. Trong khi đó đối với Hội thẩm, nếu thỏa các tiêu chuẩn quy định tại Điều 85 Luật TCTAND thì có thể được bầu hoặc cử làm Hội thẩm, mà các tiêu chuẩn đề ra hoàn toàn mang tính định lượng khơng rõ ràng, khơng cụ thể nên rất dễ tùy nghi vận dụng, đa số Hội thẩm được bầu hoặc cử trong các nhiệm kỳ vừa qua chưa trải qua lớp đào tạo chuyên ngành Luật cho dù là trung cấp, mà chỉ được trang bị kiến thức rất cơ bản về pháp luật và nghiệp vụ công tác xét xử sau khi được bầu làm Hội thẩm thông qua đợt tập huấn hàng năm thời gian từ 02 đến 03 ngày là xong! Nên khi tham gia xét xử, bản thân Hội thẩm đó xem xét các vấn đề đặt ra đối với họ chủ yếu bằng kinh nghiệm sống là chính, chứ khơng hồn tồn dựa trên cơ sở pháp luật thực định, thậm chí họ cũng khơng thể biết quan hệ pháp luật đó phải áp luật luật nội dung nào cho phù hợp, chứ chưa nói đến rất nhiều các Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng trong từng lĩnh vực riêng biệt, Hội thẩm chưa một lần đọc hay nghe đến, trong khi đó pháp

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

luật lại trao cho họ quyền quá lớn “ngang quyền” với Thẩm phán khi thảo luật quyết định những vấn đề tội danh, hình phạt, biện pháp tư pháp,…Rõ là sự khập khiễng của quy định pháp luật hiện nay, dù rằng việc tham gia xét xử của Hội thẩm là cần thiết.

<i><b> Thứ hai, chế độ nghiên cứu hồ sơ của Hội thẩm với thời gian quá ngắn, tối đa</b></i>

khoảng 12 ngày khi Tòa án ra Quyết định đưa vụ án ra xét xử (chưa kể các trường hợp gia hạn thời hạn xét xử), nghĩa là sau khi có quyết định phân cơng của Chánh án của Tịa án đó và Thẩm phán – Chủ tọa phiên tòa ban hành Quyết định đưa vụ án ra xét xử, thì từ thời điểm đó Hội thẩm chính thức trở thành thành viên của Hội đồng xét xử và theo sự sắp xếp, bố trí của Thư ký Hội thẩm được tham gia đọc hồ sơ, nghiên cứu xét xử vụ án đó. Trong khi đó, theo quy định tại khoản 1 điều 277 BLTTHS năm

<i>2015:“Trong thời hạn ba mươi ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng, bốn mươi lămngày đối với tội phạm nghiêm trọng, hai tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, batháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, kể từ ngày nhận hồ sơ vụ án…”. Theo</i>

quy định này, Thẩm phán được phân cơng xét xử vụ án có thời gian nghiên cứu hồ sơ dài hơn, cụ thể 30 ngày, 45 ngày, 02 tháng, 03 tháng tùy theo từng loại tội phạm, trong khi đó thời gian nghiên cứu hồ sơ của Hội thẩm tối đa cũng chỉ khoảng 12 ngày (chưa kể trường hợp được gia hạn thời gian chuẩn bị xét xử thì thời gian nghiên cứu được kéo dài thêm), mà đã là Hội thẩm thì sẽ tham gia xét xử tất cả các loại án từ hình sự, dân sự, đến hành chính, kinh tế, lao động… thời gian nghiên cứu hồ sơ ít như vậy cộng với vốn kiến thức pháp luật nền tảng bị hạn chế thì rõ ràng Hội thẩm khơng có đủ điều kiện để đánh giá hết các chứng cứ trong hồ sơ để có quyết định đúng đắn về vụ án, nhất là đối với những vụ án có nhiều tình tiết phức tạp

<i><b> Thứ ba, Hội thẩm được Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu để tham gia xét xử tại</b></i>

TAND ở địa phương đó gọi là Hội thẩm nhân dân; Hội thẩm được Chủ nhiệm Cục Chính trị Quân khu và tương đương cử theo đề nghị của các đơn vị thuộc quyền trên địa bàn gọi là Hội thẩm quân nhân cấp Khu vực, Hội thẩm được Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị cử theo đề nghị của cơ quan chính trị cấp quân khu và tương đương gọi là Hội thẩm quân nhân cấp Quân khu. Thực tiễn cho thấy hầu hết nguồn của Hội thẩm nhân dân là các công chức, viên chức nhà nước kiêm nhiệm hoặc đã nghỉ hưu; Hội thẩm quân nhân là cán bộ, sĩ quan cơng tác tại các cơ quan đơn vị đóng qn trên địa bàn, mà Tịa án qn sự đó đảm nhiệm. Hội thẩm tham gia vào hoạt động xét xử của Tịa án nói chung phần lớn trong số họ chưa thể hiện được trách nhiệm nặng nề mà người dân trao cho họ. Bởi:

<i> Một là, khi tham gia xét xử, Hội thẩm ngang quyền với Thẩm phán, nhưng một</i>

số chế độ của Thẩm phán như: phụ cấp công vụ, phụ cấp trách nhiệm nghề thì Hội thẩm lại khơng được hưởng, nên xét về thu nhập, đây không phải là nguồn thu nhập có thể ni sống gia đình và bản thân.

<i> Hai là, về trách nhiệm công vụ, đây cũng không phải là nơi họ sẽ phải chịu trách</i>

nhiệm kỷ luật, trách nhiệm hành chính, nên cho dù có thực hiện tốt hay chưa tốt nhiệm vụ của Hội thẩm thì cũng khơng ảnh hưởng đến việc xét nâng lương, thăng quân hàm,

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

bổ nhiệm chức danh,…kể cả đánh giá xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức tại cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý họ. Thực tế cho thấy, nhiều trường hợp bản án của Hội đồng xét xử đó bị hủy, bị sửa do áp dụng pháp luật không đúng hoặc xét xử oan, sai, nhưng cuối cùng Hội thẩm tham gia Hội đồng xét xử vẫn vơ tư, coi như khơng có chuyện gì xảy ra, mặc dù theo quy định của

<i>pháp luật “Hội thẩm trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình mà gây thiệthại thì Tịa án nơi Hội thẩm đó thực hiện nhiệm vụ xét xử phải có trách nhiệm bồithường và Hội thẩm đã gây thiệt hại có trách nhiệm bồi hồn cho Tịa án theo quyđịnh của pháp luật hoặc nếu có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mứcđộ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật bãi nhiệm hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự” theo quy</i>

định tại Khoản 8 Điều 89 Luật TCTAND năm 2014. Nhưng thực tế thì chưa có vị Hội thẩm nào bị xét kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự do khơng hồn thành nhiệm vụ, trách nhiệm của Hội thẩm

<i> Ba là, do ảnh hưởng từ những hạn chế vừa phân tích trên nên về mặt xã hội tuy</i>

không phải là nhiều nhưng thực tiễn xét xử cho thấy, ngay sau khi được Chủ tọa phiên tịa giải thích cho họ biết về quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng trong vụ án mà Tịa án đã xác định, khơng ít trường hợp bị cáo hoặc bị hại hay nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự đề nghị thay đổi vị Hội thẩm đang là thành viên của Hội đồng xét xử, lý do mà họ đưa ra để giải thích về sự thiếu tin tưởng vào kỹ năng xét xử địi hỏi phải có của một “quan tịa” đối với Hội thẩm đó. Bên cạnh nhiều Hội thẩm tỏ ra rất tích cực trong nghiên cứu, giúp cho Hội đồng xét xử đưa ra phán quyết thật “thấu lý đạt tình”, cũng có nhiều Hội thẩm mà vai trị của họ khá mờ nhạt, điều này được thể hiện ngay chính phong thái của Hội thẩm tại phiên tịa, có thể do khơng nắm thật chắc tình tiết vụ án; kỹ năng xét xử nhất là kỹ năng vận dụng các nghị quyết hướng dẫn áp dụng pháp luật của Hội đồng thẩm phán TANDTC vào giải quyết từng loại án cụ thể cịn hạn chế, chính vì lẽ đó cũng dễ bắt gặp những câu hỏi có tính chất “món cung”,… nên họ trở nên bị phụ thuộc vào ý kiến của Thẩm phán – Chủ tọa phiên tòa khi nghị án.

<i><b> Thứ tư, nghị án là thủ tục bắt buộc trước khi Hội đồng xét xử tuyên án. Theo</b></i>

quy định Hội thẩm là những người phát biểu, trình bày quan điểm trước rồi mới đến Thẩm phán – Chủ tọa phiên tòa. Tuy nhiên, từ những hạn chế và bất cập trên nên có trường hợp Hội thẩm khi tham gia nghị án, họ thường thiếu lý lẽ để bảo vệ chính kiến của mình, gần như “phó thác” trách nhiệm cho Chủ tọa. Hơn nữa, pháp luật tố tụng hiện hành quy định Hội đồng xét xử tuyên án sau khi nghị án xong, để thực hiện đúng quy định này do áp lực về thời gian, buộc Thẩm phán phải chuẩn bị trước bản án và kể cả Biên bản nghị án chứ khơng cịn cách nào khác. Do vậy, nhiều phiên tòa khi nghị án, phần lớn thời gian Thẩm phán – Chủ tọa phiên tòa “chốt” lại một số nội dung chính, sau khi thống nhất với các thành viên trong Hội đồng xét xử, như: Tội danh; điều luật áp dụng; loại hình phạt, mức hình phạt; biện pháp tư pháp áp dụng;… Điều này cũng dễ dàng lý giải vì sao có đến 99% nội dung Biên bản nghị án trong các vụ án hình sự tại cấp Sơ thẩm thể hiện tính thống nhất cao khi Hội đồng xét xử biểu quyết.

</div>

×