Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Luận văn thạc sĩ luật học: Trách nhiệm dân sự liên đới bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo pháp luật Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (23.9 MB, 99 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

PHAM QUANG TIEN

TRACH NHIEM DAN SU LIEN DOI

BOI THUONG THIET HAI NGOÀI HỢP DONG

LUAN VAN THAC Si LUAT HOC

<small>Hà Nội — 2023</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

PHAM QUANG TIEN

Chuyên ngành: Luật Dân sự va Ti 6 tung dan su

Mã số: 8380101.04

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Minh Hằng

<small>Hà Nội - 2023</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong đề tài là trung thực và tôi xin chịu trách nhiệm về tất cả những số liệu, kết quả nghiên cứu đó. Đề tài này chưa được ai

cơng bố trong bắt kỳ cơng trình nào khác.

<small>Tác gia dé tai</small>

Pham Quang Tién

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<small>MỤC LỤC</small>

MỞ DAU ...-s5<-Se4 AE... E140 E714 077440 972941 E71381 9914929 1

CHƯƠNG 1: NHỮNG VAN DE LÝ LUẬN VE TRÁCH NHIEM DAN SỰ LIEN DOI BOI THUONG THIET HAI NGOÀI HỢP DONG... 10

1.1. Khái niệm trách nhiệm dân sự và trách nhiệm dân sự liên đới bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng...-.-e 2-2 sssessesssessesseseese 10 1.2. Đặc điểm trách nhiệm dân sự liên đới bồi thường thiệt hại ngoài

WOP 0) 111101377... ... 17

1.3. Nội dung trách nhiệm dân sự liên đới bồi thường thiệt hại ngoài '01.)0 5 11112732777... ... 23 KET LUẬN CHƯNG l...e- 2s s£ se se s2 ssEssEssesserserserserssssse 39 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT HIEN HANH VE TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ LIÊN ĐỚI BỊI THƯỜNG THIỆT HẠI NGỒI HỢP

<small>ĐƠNNG... Họ. HH TT TT. HH 1.0091 090000000090904000 4. 06 40</small>

2.1. Khái quát quá trình phát triển và vai trò của chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng...--.s- s- s-s° se csscssessessesserserserssrssrssese 40 2.2. Quy định của pháp luật hiện hành về trách nhiệm dân sự liên đới

bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng ...-.---s--s 5 scsecssessese 44

KET LUẬN CHƯNG 2...--- 5° 5° s2 s2 SsSsESsESsEssEseEseEseseeserssssess 64

CHƯƠNG 3: THỰC TIEN ÁP DUNG PHAP LUAT VE TRÁCH

NHIỆM DÂN SỰ LIÊN ĐỚI BỊI THƯỜNG THIỆT HẠI NGỒI HỢP

DONG VÀ GIẢI PHÁP... <5 se se ©ss£vse©sseEeExsersetssesserssesse 65

3.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật về trách nhiệm dân sự liên đới bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng...- e2 2s ssessesssssessessess 65

<small>3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp</small>

luật về căn cứ phát sinh trách nhiệm dân sự liên đới bồi thường thiệthại ngoài hợp đồng ...----° 2 << s se se Ess©ssEssessesserserserserssersssse 78

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

KET LUẬN CHƯNG 3...- 2s se se se EssEssessesserserserserssssse4000/0077 ...Ô

TÀI LIEU THAM KHẢO ... 2-2-5 5° s2 s2 ssss£ssesseEsezseessessesse

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

DANH MỤC TU VIET TAT

<small>Bộ luật Dan su BLDSTrach nhiệm dân sự TNDS</small>

Bồi thường thiệt hại BTTH

Giấy chứng nhận quyên sử dụng đất GCNQSDD

Thông tư số 173-TANDTC ngày 23/3/1972 hướng dan xét Thông tư sô

xử về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng 173-TANDTC

Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/7/2006 của

Hội đồng Thâm phán Toà án nhân dân tối cao về hướng | Nghị quyết số dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Dân sự năm 03/2006

2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Nghị quyết số 02/2022/NQ-HĐTP ngày 06/9/2022 hướng on,

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

TNDS liên đới BTTH ngoài hợp đồng được xem là một chế định có vị trí quan trọng trong pháp luật dân sự Việt Nam hiện nay. Tầm quan trọng thể

hiện qua dòng chảy lịch sử của chế định này, ngay từ các Bộ luật Hồng Đức, Bộ luật Gia Long, quy định này đã được đề cập một cách tương đối chi tiết dé điều chỉnh các quan hệ dân sự trong thời kỳ phong kiến, qua thời gian, các quy định ngày càng rõ nét hơn trong theo chiều dài của lịch sử cho đến khi

được quy định cụ thê trong các BLDS 1995, BLDS 2005 và hiện nay là BLDS 2015. Quy định về TNDS liên đới hiện hành đã có sự kế thừa, chọn lọc từ các quy định trước đây cũng như có những sự điều chỉnh phù hợp với nhu cầu của xã hội thời điểm hiện nay, các quy định đã tương đối đầy đủ tạo

điều kiện quan trọng cho việc áp dụng pháp luật phát sinh trong quan hệ

BTTH ngồi hợp đồng, từ đó bảo vệ tốt quyền và lợi ích hợp pháp của các

chủ thể, đảm bảo lưu thông dân sự.

Mặc dù BLDS năm 2015 đã có nhiều sửa đổi, bổ sung so với pháp luật

trước đây về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng nói chung,

trong đó có trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng. Tuy

nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, BLDS năm 2015 cịn ton tại những quy định chưa hồn thiện như thiếu những quy định về tiêu chí cụ thé dé ấn định bồi thường giữa những người cùng gây thiệt hại trong trách nhiệm liên đới

bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng: điều kiện dé áp dụng TNDS liên đới bồi

thường thiệt hại; chủ thé chịu trách nhiệm bồi thường, vi dụ trong trường hợp

tài sản có nhiều chủ sở hữu hoặc tài sản được giao cho nhiều người chiếm

<small>hữu, quan ly ma tai sản đó gây thiệt hại thì trách nhiệm BTTH của những</small>

người đồng chủ sở hữu, những người cùng chiếm hữu, quản lý tài sản đó có liên đới chịu trách nhiệm bồi thường hay không?...

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

Từ lý luận, thực trạng pháp luật đến thực tiễn áp dụng pháp luật về vấn đề này còn tồn tại nhiều vướng mắc. Cùng với đó, dịng chảy của xã hội cũng làm

<small>cho các quy định của pháp luật nói chung và TNDS liên đới BTTH ngồi hợp</small>

đồng nói riêng cần phải luôn thay đồi hoặc được quy định mang tinh tổng quát, mang tinh dự phòng cao dé đảm bảo với thực tiễn tại nước ta thời gian tới. Với

những điểm còn tổn tại của các chế định này làm cho cơ quan tòa án, thi hành

án gặp nhiều khó khăn, vướng mắc khi áp dụng quy định của pháp luật dé giải quyết đối với TNDS liên đới BTTH và cần được khắc phục kịp thời.

Vì vậy, việc lựa chọn đề tài: “Trách nhiệm dân sự liên đới bồi thường thiệt hại ngoài hop đồng theo pháp luật Việt Nam” dé nghiên cứu là cần

thiết với mục đích tìm hiểu, phân tích và làm rõ về mặt lý luận cũng như thực

tiễn một cách có hệ thống quy định của pháp luật hiện nay về các điều kiện

<small>làm phat sinh TNDS do hành vi gây thiệt hai.1.2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu</small>

<small>1.2.1. Mục đích nghiên cứu</small>

Mục đích của luận văn là làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về căn cứ phát

sinh trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, đánh giá thực

tiễn áp dụng pháp luật nhăm đưa ra các giải pháp toàn diện nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về trách nhiệm dân sự liên đới bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

<small>1.2.2. Nhiệm vụ nghién cứu</small>

Các mục đích được thực hiện bởi các nhiệm vụ cụ thê sau:

Thứ nhất, nghiên cứu một số vấn đề lý luận, làm sáng rõ khái niệm, đặc

điểm, các điều kiện phát sinh và căn cứ xác định TNDS liên đới bồi thường thiệt hại thông qua việc so sánh, đối chiếu với các loại TNDS khác. Kết quả

nghiên cứu nhằm xây dựng một số khái niệm khoa học về: TNDS; TNDS

liên đới bồi thường thiệt hại; xác định mức độ, phạm vi của TNDS liên đới

bồi thường thiệt hại và vai trị của nó trong cơ chế điều chỉnh pháp luật.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

Thứ hai, đánh giá toàn diện thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng

pháp luật về trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Thứ ba, đề xuất một số phương hướng hoàn thiện pháp luật dân sự nhăm sửa đổi, bổ sung các quy định về trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại trong BLDS năm 2015 và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là một số vấn đề lý luận về trách

nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và thực trạng pháp luật, thực tiễn áp dụng BLDS năm 2015 về trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

<small>1.3.2. Phạm vi nghiên cứu</small>

<small>Một là, phạm vi nội dung nghiên cứu, luận văn tập trung nghiên cứu các</small>

quy định của BLDS năm 2015 về trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Nội dung trong tâm nghiên cứu về chủ thé và thực hiện

trách nhiệm dân sự liên đới bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

<small>Hai là, phạm vi thời gian nghiên cứu, luận văn nghiên cứu từ khi BLDS</small>

năm 2015 có hiệu lực tính từ năm 2017 đến năm 2022.

1.4. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

TNDS liên đới BTTH là nội dung rất quan trọng trong pháp luật dân sự

Việt Nam cũng như các quốc gia khác trên thế giới. Các quy định của pháp

luật trong chế định này nhằm bảo đảm khả năng bồi thường cho người bị

thiệt hại một cách kịp thời và hợp lý. Vì vậy, đây là một chủ đề thu hút sự

quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về nội

dung này hoặc liên quan đến trách nhiệm BTTH nói chung, được thé hiện ở

<small>các câp độ khác nhau.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

* Dưới hình thức luận án tiễn sỹ, luận văn thạc sỹ luật học, khóa luận tốt nghiệp cử nhân luật có những cơng trình nghiên cứu sau:

- Luận án tiễn sỹ - Trường Đại học Luật Hà Nội về “TNDS liên đới bôi

<small>thường thiệt hại trong pháp luật dân sự Việt Nam” của tác giả Phạm Kim</small>

Anh (năm 2008). Luận án đã đi sâu nghiên cứu vấn đề trách nhiệm liên đới

BTTH ngồi hợp đồng trên bình diện rộng là pháp luật dân sự Việt Nam.

- Luận văn thạc sĩ - Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh về

“Trách nhiệm boi thường thiệt hại do tài sản gây ra theo pháp luật Việt

Nam” của tác giả Nguyễn Thị Mân (năm 2013). Tác giả tập trung nghiên cứu

các vấn đề về điều kiện phát sinh, chủ thể chịu trách nhiệm, xác định nguyên tắc chủ thé chịu trách nhiệm BTTH do tài sản gây ra về mặt cơ sở lý luận và

<small>thực tiễn.</small>

- Luận văn thạc sĩ - Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh về

“Trách nhiệm bồi thường của cha mẹ đối với thiệt hại do con chưa thành

niên gây ra” của tác giả Nguyễn Trung Tín (năm 2014). Luận văn này phân

tích làm rõ về mặt lý luận và quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi

thường của cha mẹ đối với thiệt hại do con chưa thành niên gây ra, phân tích thực tiễn áp dụng những quy định đó thơng qua các bản án được giải quyết

tại Tịa án và có những kiến nghị liên quan đến vấn đề trên.

- Khóa luận tốt nghiệp cử nhân - Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh về “Trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng”

<small>của tác giả Hoàng Lam Thụy Châu (năm 2006). Tác giả tập trung nghiên cứu</small>

các vấn đề như khái niệm, xác định thiệt hại và ấn định mức bồi thường,

năng lực và nguyên tắc chịu trách nhiệm liên đới BTTH ngoài hợp đồng,

trách nhiệm liên đới BTTH ngoài hợp đồng trong một số trường hợp cụ thê về mặt cơ sở lý luận và thực tiễn.

- Khóa luận tốt nghiệp cử nhân - Trường Đại học Luật Thành phó Hồ Chí

<small>Minh vê “Trách nhiệm bồi thường liên đới trong các vụ án đông phạm” của</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

tác giả Diệp Hồng Khơn (năm 2012). Khóa luận này nghiên cứu các vấn đề về lý luận và thực tiễn liên quan đến trách nhiệm liên đới BTTH do nhiều

<small>người cùng gây ra nói chung và trách nhiệm liên đới BTTH trong các vụ án</small>

đồng phạm nói riêng.

- Khóa luận tốt nghiệp cử nhân - Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh về “TNDS liên đới bồi thường thiệt hai trong tai nạn giao thông” của tác giả Trương Ngọc Liệu (năm 2013). Tác giả chủ yếu phân tích về lý

luận và thực tiễn áp dụng pháp luật quy định tại Điều 623 BLDS 2005.

* Về sách tham khảo, chuyên khảo, giáo trình, bình luận khoa học có

thé ké đến những cơng trình tiêu biểu sau:

- Đỗ Văn Đại (2010), Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam - Bản án và bình luận bản án, Nhà xuất bản (Nxb) Chính trị quốc gia,

<small>Hà Nội.</small>

- Đỗ Văn Đại (2014), Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam - Bản án và bình luận bản án (tập 1, 2), Nxb. Đại học Quốc gia TP. Hồ

<small>Chí Minh.</small>

<small>- Các cơng trình khoa học này bình luận chun sâu các bản án liên quan</small>

đến rất nhiều van dé về BTTH, trong đó có liên đới chịu trách nhiệm bồi thường,

đánh giá sự bat cập giữa lý luận và thực tiễn, có so sánh với luật nước ngồi.

- Hoang Thé Lién (chủ biên) (2013), Bình luận khoa hoc Bộ luật dân sự

năm 2005 (tập 2), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Trong chương XXI, các

tác giả bình luận từng điều Luật về trách nhiệm BTTH ngồi hợp đồng trên

<small>phương diện lý luận; chưa có sự phân tích, so sánh giữa những quy định của</small>

pháp luật với thực tiễn áp dụng pháp luật.

- Nguyễn Xuân Quang- Lê Nét - Nguyễn Hồ Bích Hang (2007), Luật dân sự Việt Nam, Nxb. Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. Các tác giả phân tích các vấn đề lý luận chung và các trường hợp cụ thê về trách nhiệm BTTH

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

ngoài hợp đồng về phương diện lý luận (chương IV), nhưng chưa đi sâu phân tích các vấn đề có liên quan đến trách nhiệm liên đới BTTH.

<small>- Trường Đại học Luật Hà Nội (2013), Giáo trình Luật dân sự Việt Nam</small>

(tập 2), Nxb. Cơng an nhân dân, Hà Nội. Giáo trình phân tích các vấn đề lý

luận chung và các trường hợp cụ thê về trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng

về phương diện lý luận (chương X), nhưng chưa di sâu phân tích các van đề

có liên quan đến trách nhiệm liên đới BTTH.

- Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2013), Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức - Hội luật gia Việt Nam, Hà Nội. Giáo trình đã trình bày các vấn đề cơ bản liên quan đến TNDS liên đới BTTH như: Khái niệm về trách nhiệm liên đới BTTH, điều kiện phát sinh trách nhiệm liên đới, căn cứ xác định TNDS liên đới khi có nhiều

<small>người cùng gây thiệt hại, nội dung của TNDS liên đới (chương V).</small>

Các cơng trình nghiên cứu trên đây thể hiện nội dung ở bình diện rộng, chung nhất những quy định của pháp luật về BTTH ngoài hợp đồng nói chung và TNDS liên đới BTTH ngồi hợp đồng nói riêng.

* Ngồi ra, cịn có các bài viết của nhiều tác giả khác nhau được đăng

trên các tạp chí chuyên ngành liên quan đến đề tài này, điển hình như:

<small>- Đỗ Văn Đại - Nguyễn Nhật Thanh (2015), “Trách nhiệm liên đới của</small>

vợ chồng theo Luật Hơn nhân và gia đình 2014” đăng trên Tạp chí Tịa án nhân dân (5). Bài viết phân tích các vấn đề về trách nhiệm liên đới của vợ,

chồng đối với nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sự và nghĩa vụ phát sinh

<small>không từ giao dịch dân sự quy định trong pháp luật hiện hành.</small>

- Phạm Văn Thiệu (2001), “Trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại

ngoài hợp đồng trong các vụ án hình sự” đăng trên Tạp chí Nhà nước và Pháp luật (6). Tác giả phân tích một số vấn đề liên quan đến trách nhiệm liên đới BTTH do nhiều người cùng gây thiệt hại (Điều 620 BLDS 1995).

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

- Đỗ Văn Đại - Nguyễn Nhật Thanh (2015), “Trách nhiệm liên đới của

vợ chồng theo Luật Hơn nhân và gia đình 2014” đăng trên Tạp chí Tịa án nhân dân (5). Bài viết phân tích các vấn đề về trách nhiệm liên đới của vợ, chồng đối với nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sự và nghĩa vụ phát sinh

<small>không từ giao dịch dân sự quy định trong pháp luật hiện hành.</small>

- Phạm Văn Thiệu (2001), “Trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong các vụ án hình sự” đăng trên Tạp chí Nhà nước và

Pháp luật (6). Tác giả phân tích một số vấn đề liên quan đến trách nhiệm liên

đới BTTH do nhiều người cùng gây thiệt hại (Điều 620 BLDS 1995).

- Hoàng Thị Hải Yến (2012), “Bàn về khái niệm lỗi trong TNDS ngồi hợp đồng” đăng trên Tạp chí Tịa án nhân dân số (7). Tác giả phân tích về khái niệm lỗi, các yếu tô của lỗi được quy định trong pháp luật nước ngoài và

<small>pháp luật Việt Nam.</small>

Những cơng trình khoa học, các bài viết nêu trên là nguồn tài liệu rất

quý giá, giúp tác giả có thêm nhiều thơng tin bổ ích phục vụ cho việc thực

<small>hiện luận văn, nhưng các cơng trình trên khơng nghiên cứu một cách có hệ</small>

thống liên quan đến các van dé về lý luận và thực tiễn giải quyết TNDS liên

<small>đới BTTH do hành vi cua con người gây ra và do tài sản gây ra theo quy định</small>

của BLDS 2015. Các cơng trình nghiên cứu trên đây hoặc thể hiện nội dung ở bình diện rộng về TNDS liên đới BTTH ngoai hợp đồng, hoặc nghiên cứu về một mảng BTTH do tài sản gây ra có đề cập đến vấn đề trách nhiệm liên

đới bồi thường, hay nghiên cứu một chế định cụ thé của BTTH ngoài hợp đồng, chưa có cơng trình nào nghiên cứu một cách song song các vấn đề liên quan đến hai trường hợp: TNDS liên đới BTTH do hành vi con người gây ra và TNDS liên đới BTTH do tài sản gây ra, đây là điểm khác biệt của luận

văn này với các cơng trình nghiên cứu nêu trên. Cụ thể là các cơng trình

<small>nghiên cứu nêu trên cịn bỏ ngỏ vân đê cùng phân tích vê chủ thê, căn cứ phát</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

sinh trách nhiệm liên đới BTTH ngoài hợp đồng, cách thức thực hiện trách nhiệm liên đới trong BTTH ngoài hợp đồng do hành vi của con người gây ra

và do tài sản gây ra, có sự so sánh dé chỉ ra được những đặc điểm chung và riêng của các vấn đề nêu trên liên quan đến hai trường hợp TNDS liên đới

<small>BTTH do hành vi con người gây ra và TNDS liên đới BTTH do tài sản gay</small>

ra, nhằm giúp các cơ quan thực thi pháp luật áp dụng đúng đắn hơn các chế định nêu trên khi giải quyết các vụ việc bồi thường có liên quan đến liên đới

<small>chịu trách nhiệm BTTH.</small>

<small>5. Phương pháp nghiên cứu</small>

<small>Phương pháp luận nghiên cứu khoa học duy vật biện chứng và duy vật</small>

lich sử của chủ nghĩa Mác - Lénin, tư tưởng H6 Chi Minh và đường lối quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về Nhà nước và pháp luật.

Một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu được áp dụng:

- Phương pháp phân tích, phương pháp diễn giải: những phương pháp

này được sử dụng phô biến trong tất cả các chương của luận văn.

<small>- Phương pháp đánh gia, phương pháp so sánh: những phương pháp</small>

này được tác giả vận dụng đề đưa ra ý kiến nhận xét quy định của pháp luật

hiện hành có hợp lý hay khơng, đồng thời nhìn nhận trong mối tương quan

<small>so với quy định liên quan hoặc pháp luật của các nước khác... Đặc biệt,</small>

phương pháp này được sử dụng dé phân tích các van dé về lý luận chung liên quan đến van đề TNDS liên đới BTTH, nhằm tổng hợp đưa ra khái niệm về TNDS liên đới BTTH ngoài hợp đồng.

- Phương pháp quy nạp, phương pháp diễn dịch: Được vận dụng để triển khai có hiệu quả các vấn đề liên quan đến việc khởi kiện, đặc biệt là các

kiến nghị hoàn thiện. Cụ thể như cơ sở đưa ra những kiến nghị mang tính khái quát, súc tích người viết dùng phương pháp diễn dịch để làm rõ nội

dung của kiến nghị đó...

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

- Phương pháp bình luận các vẫn đề giữa quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật còn bat cập, trên cơ sở đó kiến nghị hồn thiện pháp luật.

6. Cơ cau của luận văn

Ngồi lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương, cụ thê:

Chương 1: Những vấn dé lý luận về trách nhiệm dân sự liên đới bồi

thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Chương 2: Thực trạng pháp luật hiện hành về trách nhiệm dân sự liên đới bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Chương 3: Thực tiễn áp dụng pháp luật về trách nhiệm dân sự liên đới bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và giải pháp.

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

<small>CHƯƠNG 1</small>

NHUNG VAN DE LÝ LUẬN VE TRÁCH NHIEM DÂN SỰ LIÊN DOI

BOI THUONG THIET HAI NGOÀI HỢP DONG

<small>1.1. Khái niệm trách nhiệm dân sự va trách nhiệm dan sự liên đới</small>

bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

<small>1.1.1. Khai niệm trách nhiệm dân sự</small>

Trong giao dịch dân sự, nghĩa vụ bao gồm nghĩa vụ tài sản và nghĩa vụ

không là tài sản. Nghĩa vụ tài sản tất nhiên phát sinh từ các vẫn đề liên quan trực tiếp đến tài sản và quyền sở hữu tài sản. Cịn nghĩa vụ khơng phải là tài sản bao việc thực hiện và không thực hiện cơng việc (cơng việc có thể liên quan hoặc không liên quan đến tài sản tuy nhiên bản chất của nghĩa vụ này đặt trọng tâm vào công việc có định khơng quan trọng vấn đề về tài sản). Có thê đánh giá, BLDS quy định về nghĩa vụ đã tạo nền tảng pháp lý để cá nhân,

cơ quan áp dụng pháp luật giải quyết các vấn đề liên quan đến nghĩa vụ dân

sự một cách thống nhất, ở cả góc độ lý luận và thực tiễn.

<small>Bên cạnh nghĩa vụ, “trách nhiệm” cũng là một nội dung thuộc quan hệ</small>

<small>pháp luật dân sự, tuy vậy, khác với nghĩa vụ dân sự được quy định một cách</small>

khá chi tiết, thì TNDS lại chưa có được một khái niệm pháp lý hoàn chỉnh.

Theo từ điển tiếng Việt, trách nhiệm nghĩa là “phu rách, gánh vác công việc và nhận mọi hậu quả của công việc ay” [39, tr.1068]. Tu dinh nghia trén, TNDS có thé hiểu là một loại trách nhiệm pháp lý, là hậu quả bat lợi mà bên vi phạm nghĩa vụ dân sự phải gánh chịu. Trong trường hợp chủ thể trong giao

<small>dịch dân sự không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ do các bên</small>

thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật, chủ thể có nghĩa vụ phải chịu

trách nhiệm với chủ thé là bên có quyền. TNDS mà họ phải chịu có thé là việc

bắt buộc thực hiện nghĩa vụ hoặc buộc phải khắc phục, sửa chữa thiệt hại, hay

phải chịu những hậu quả bat lợi về vật chất, tinh thần do không thực hiện

<small>10</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

<small>hoặc thực hiện khơng đúng nghĩa vụ. Người có nghĩa vụ phải chịu sự cưỡng</small>

chế đối với hành vi trái pháp luật. Chính sự cưỡng chế này đã tạo điều kiện cho quan hệ pháp luật dân sự ngày càng phát triển, góp phần ngăn chặn những hậu quả xấu có thé xảy ra, nhằm bao đảm 6n định trật tự xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trong quan hệ dân sự. Quyền của chủ thé trong TNDS sẽ phat sinh khi việc nghĩa vụ không thực hiện đúng như thoả

thuận hoặc quy định của pháp luật. Đó có thể là việc đến thời hạn thực hiện các nghĩa vụ nhưng chủ thể có nghĩa vụ khơng thực hiện hoặc thực hiện

không đầy đủ, không thực hiện hoặc thực hiện không đúng. Nếu khơng có bất kỳ thiệt hại nào xảy ra, người có quyên chỉ có thể yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng nghĩa vụ đã giao kết hoặc theo quy định của pháp luật. Tuy vậy, nếu việc vi phạm này kéo theo một thiệt hại nhất định (thê chất và tinh thần) thì cịn phát trách nhiệm phải BTTH. Nhưng, vấn đề này không phải là tuyệt

đối, trong nhiều trường hợp nhất định, dù vi phạm việc thực hiện nghĩa vụ

nhưng người có nghĩa vụ khơng phát sinh TNDS. Về mặt bản chất, TNDS là

<small>một loại trách nhiệm pháp lý nên mang những đặc trưng chung của trách</small>

nhiệm pháp lý, bao gồm: (i) là hình thức cưỡng chế của Nhà nước, áp dụng đối với những chủ thé có vi phạm pháp luật; (ii) được thực hiện bởi co quan

Nhà nước có thâm quyên, sử dụng một số chế tài nhất định do luật định hoặc

người vi phạm phải gánh chịu những hậu quả bat lợi.

Mặc dù là một van đề pháp lý chưa được pháp luật định nghĩa, TNDS

được nhiều tác giả nghiên cứu, phân tích và đưa ra một số quan điểm khác

nhau về khái niệm TNDS, cụ thé như sau:

Quan điểm 1: “TNDS là một loại chế tài được áp dụng đối với nguoi vi phạm pháp luật dan sự kéo theo sự tước đoạt quyên hoặc áp đặt nghĩa vụ bổ

sung doi với người vi phạm nhằm phục hoi tình trạng ban đầu về tài sản,

<small>nhân thân cho người bị vi phạm ` [1, tr. 15].</small>

<small>11</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

Quan điểm 2: “TNDS là biện pháp cưỡng chế được áp dung đối với người đã có hành vi xâm phạm đến các quyên và lợi ích hợp pháp khác, nhằm buộc người vi phạm phải thực hiện những hành vi nhất định hoặc phải bồi thường thiệt hại nhằm bôi dap tổn thất và phục hồi các quyên và lợi ích hợp

<small>pháp của người bị xâm phạm ” [18, tr.397].</small>

Tác giả đồng ý theo quan điểm thứ hai. Có thể nhận định, khái niệm về TNDS theo quan điểm nay đã bao hàm, chứa đựng day đủ các đặc điểm của

TNDS, từ ngữ trong khái niệm này dé hiểu, người đọc dé tiếp cận và nắm bắt vấn đề cần diễn đạt khi nói đến TNDS. Từ khái niệm đưa ra có thê đánh giá, TNDS và nghĩa vụ dân sự là hai khái niệm pháp lý có mối liên hệ gần gũi. Do đó, về mặt khoa học pháp lý, quy định pháp luật và trên thực tiễn, chủ thé áp dụng pháp luật khó có thể phân biệt đâu là TNDS, đâu là nghĩa vụ dân sự, dẫn

đến có sự nhằm lẫn giữa hai khái niệm này.

<small>Nghĩa vụ dân sự nói chung là một quan hệ pháp luật thuộc lĩnh vực dân</small>

sự, trong đó, các bên phải có nghĩa vụ thực hiện một nội dung nhất định với

<small>các bên tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự đó. Nghĩa vụ dân sự bao hàm</small>

<small>tồn bộ các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực dân sự. Nói cách khác, trong đa</small>

phần các quan hệ dân sự, các chủ thé tham gia phải thực hiện các nghĩa vu

<small>khác nhau dựa trên sự thoả thuận giữa các bên hoặc do pháp luật định. Dựa</small>

vào các quan điểm về TNDS vừa trình bày, có thé nhận thay TNDS cũng là một dạng nghĩa vụ dân sự. Tuy nhiên, đây là một dạng nghĩa vụ có điều kiện,

TNDS chỉ phát sinh khi có các sự việc, sự kiện phát sinh. Đó có thé là việc

chủ thé có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ, thực hiện không day đủ hoặc

không thực hiện nghĩa vụ hoặc cũng có thể là các sự việc, sự kiện phát sinh

gây ra các thiệt hại nhất định cho một chủ thê khác. Ngồi ra, các nghĩa vụ dân sự có thể tuỳ nghi thực hiện phụ thuộc vào sự thoả thuận của các chủ thể,

nhưng TNDS lại là một nghĩa vụ mang tính bắt buộc. Khi các sự việc, sự kiện trên xảy ra, chủ thé sẽ ngay lập tức gánh chịu một hậu quả bat lợi, đó có thé là

<small>12</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

các nghĩa vụ do sự thoả thuận của các chủ thể hoặc do pháp luật quy định, và nghĩa vụ này bắt buộc chủ thể phải thực hiện. Vì vậy, TNDS thường được coi

là một biện pháp cưỡng chế pháp lý, nhưng về mặt bản chất, đây vẫn là một

<small>dạng nghĩa vụ trong lĩnh vực dân sự.</small>

<small>Từ những đặc trưng pháp lý và cơ sở lý luận trên, TNDS được định</small>

nghĩa như sau: TNDS là việc bắt buộc chủ thể phải gánh chịu một hậu quả bat

<small>lợi do những xử sự trai pháp luật của mình gây nên mà lẽ ra ho khơng phải</small>

chịu nếu họ khơng có sự vi phạm pháp luật, hoặc theo quy định của pháp luật

buộc chủ thể phải gánh chịu.

1.1.2. Khái niệm trách nhiệm dân sự liên đới bồi thường thiệt hại

ngoài hợp đồng

<small>Liên đới BTTH là một trong những nội hàm khái niệm cua TNDS liên</small>

đới. Tuy nhiên, chưa có quy định nào về khái niệm và nội dung của TNDS

liên đới bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Như vậy hai khái niệm về TNDS liên đới và nghĩa vụ dân sự liên đới có giống nhau về bản chất hay khơng?

Nội dung của hai vấn đề này có đồng nhất với nhau hay khác biệt nhau như

thé nào? Dé trả lời cho những câu hỏi này, TNDS liên đới cần được xem xét

trong mối quan hệ với các khái niệm pháp lý khác.

Theo Từ dién tiếng Việt, liên đới là “có sự ràng buộc lẫn nhau (thường về mặt trách nhiệm)” [38, tr.567], hay liên đới là “đính chùm với nhau, cùng

chịu, cùng nhau gánh chịu” [3§, tr.540]. Như vậy, “liên doi” nhẫn mạnh yếu tố ràng buộc lẫn nhau, cùng chung chịu trách nhiệm và khơng có sự phân biệt giữa các chủ thể. TNDS liên đới là một loại trách nhiệm pháp lý mà các chủ

thể có trách nhiệm phải cùng nhau gánh chịu trách nhiệm và có sự ràng buộc lẫn nhau. Tuy nhiên, pháp luật chưa có một định nghĩa pháp lý về trách nhiệm liên đới hay TNDS liên đới, mặc dù thuật ngữ liên đới được sử dụng khá phổ biến trong các quy định của pháp luật. Từ khái niệm liên đới trong Từ điển

tiếng Việt kết hợp với nội dung về khái niệm TNDS đã trình bày ở phần trên,

<small>13</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

tác giả xây dựng khái niệm về TNDS liên đới như sau: TNDS liên đới là một loại TNDS do nhiều người cùng phải thực hiện và bên có quyên có thể yêu cau bat cứ ai trong số những người có trách nhiệm thực hiện một phan hay

toàn bộ trách nhiệm. Trong thực tiễn, khi phát sinh TNDS liên đới, các quy

định về nghĩa vụ dân sự liên đới sẽ được áp dung dé giải quyết các van dé.

Dù thuộc bat kỳ lĩnh vực nao quan hệ giữa các chủ thể luôn không thể

<small>tránh khỏi những thiệt hại khơng đáng có, việc phát sinh thiệt hại vơ hình</small>

chung sẽ tạo ra những hậu quả bat lời cho ít nhất một bên tham gia quan hệ.

Vì vậy, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể bị thiệt hại, một hệ thống quy định pháp luật được hình thành, từ đó đảm bảo được sự 6n định trong xã hội, nhịp sống xã hội được giữ vững, đó cũng chính là vai trị

quan trọng của chế định liên quan đến BTTH.

BTTH có thể coi là một trong những chế định xuất hiện sớm nhất trong

<small>dòng chảy lịch sử lập pháp dân sự của nước ta. Ngay từ các Bộ luật của các</small>

triều đại phong kiến, các quy định về BTTH đã được đề cập tương đối cụ thể, tuy nhiên trong thời điểm này chưa có sự phân định rõ rang giữa TNDS cá

biệt hay TNDS liên đới. Chăng hạn, Điều 466 của Quốc triều hình luật hay Bộ

luật Hồng Đức có quy định về BTTH ngồi việc đã chịu các hình phạt khi có

hành vi đánh nhau: “... sưng, phù thì phải dén tiền thương ton 3 tiền, chảy máu thì một quan; gãy một ngón tay, một răng thì đến 10 quan; đâm chém bị

<small>thương thì 15 quan; doa thai chưa thành hình thì 30 quan; đã thành hình thì</small>

50 quan; gãy một chân, một tay, mù một mat thì 50 quan; ...” [19, tr.17§]. Trải qua các thời kỳ lịch sử khác nhau, phụ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã

hội của mỗi nước thì quy định về trách nhiệm BTTH cũng có sự khác biệt về

chủ thé, điều kiện phát sinh, mức bồi thường, hình thức và phương thức bồi thường v.v... Tuy vậy, thời kỳ phong kiến cũng có những sự thay đơi đáng kê

về nhận thức của xã hội qua từng giai đoạn, buộc các quy định pháp luật cũng

phải dần được thay đổi sao cho phù hợp, các quy định về BTTH khơng cịn

<small>14</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

được xem là hình phạt mà chuyên sang là một nghĩa vụ - một bồn phận (khơng mang tính bắt buộc, cưỡng ép như hình phạt) của người gây thiệt hại

<small>cho những người chịu thiệt hại.</small>

BTTH được coi là trách nhiệm của chủ thể đã có hành vi trái pháp luật dẫn đến những xảy ra những thiệt hại nhất định cho người khác. Hành vi này

có thể đến từ chính ban thân chủ thé đó hoặc cũng có thé thơng qua tai sản

thuộc quyên sở hữu của chủ thé đó gây ra. BTTH có mục đích chính là hướng đến sự phục hồi, nói cách khác là cố găng đưa các trạng thái xấu, bất lợi do

chủ thé gây thiệt hại gây ra về trạng thái ban đầu vốn có của nó. Do đó, việc BTTH bao gồm cả thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần cũng như phát

sinh trách nhiệm BTTH về cả 2 loại thiệt hại này.

Thuật ngữ “liên đới”, “trách nhiệm liên đới”, “liên đới bồi thường” hay

“liên đới chịu trách nhiệm” thường gặp nhiều trong văn bản pháp luật của

<small>Việt Nam như BLDS, Luật thương mại, Luật hôn nhân và gia đình... Mặc dù</small>

vậy, Pháp luật Việt Nam hiện nay vẫn chưa có sự thống nhất về khái niệm và

<small>nội dung của TNDS liên đới BTTH. Vì vậy, việc xây dựng khái nệm TNDS</small>

liên đới BTTH là rất cần thiết.

Liên đới BTTH là một trường hợp đặc biệt của TNDS, trong đó chủ thê có trách nhiệm bồi thường có từ hai người trở lên phải cùng chịu trách nhiệm bồi thường và giữa những người này có sự rang buộc trách nhiệm lẫn nhau.

Sự ràng buộc ở đây có thể được hiểu, các chủ thể cùng chịu trách nhiệm mà

không phân biệt địa vị pháp lý của các chủ thể đó. Liên đới chịu trách nhiệm là sự ràng buộc giữa các chủ thé có liên quan trong việc chịu trách nhiệm bồi thường, tức có sự cộng đồng trách nhiệm với nhau. Từ vấn đề lý luận liên

quan đến liên đới BTTH, một số tác giả đã có những quan điểm khác nhau khi

xây dựng khái niệm TNDS liên đới BTTH, cụ thé:

Quan điểm 1: “Trách nhiệm liên đới BTTH là một loại TNDS, theo đó,

<small>người có quyền được yêu câu bat cứ ai trong sơ những người có nghĩa vu</small>

<small>15</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

phải bơi thường tồn bộ thiệt hại và bat cứ ai trong số những người có nghĩa vụ cũng phải thực hiện tồn bộ nghĩa vụ đối với người có qun khi được người có quyên yêu cầu ” [1, tr.40].

Quan điểm 2: “Trách nhiệm bôi thường liên đới là một loại TNDS phát

sinh giữa các chủ thể, theo đó những người gây thiệt hại phải cùng chịu trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại và người bị thiệt hại có quyên yêu câu bắt cứ ai trong số những người gây thiệt hại phải bơi thường tồn bộ cho

<small>mình ”[12, tr. L7].</small>

Quan điểm 3: “Trach nhiệm liên đới bồi thường là một loại TNDS, cho phép bên có quyên yêu cau bat cứ ai trong số những người có trách nhiệm boi thường thực hiện một phần hay tồn bộ trách nhiệm và những người này có trách nhiệm đáp ứng yêu cau đó ” [16, tr.8].

Quan điểm 1 va quan điểm 2 nêu vấn đề “phải bồi thường tồn bộ thiệt

hại” thì khơng phù hợp trong thực tế. Bởi lẽ, TNDS nói chung và TNDS liên

<small>đới BTTH nói riêng mang đặc tính của TNDS. Tuy nhiên, việc khơi phục lại</small>

tình trạng tài sản bằng biện pháp BTTH không phải bao giờ cũng đem lại hiệu

quả như mong muốn là bồi thường “todn bổ” thiệt hại, nên khơng thé khơi

phục lại tồn bộ tình trạng ban đầu như trước khi bị thiệt hại mà chỉ khắc

phục hay bù dap mot phan thiét hai. Vi du: thiét hai vé tinh mang, nhan pham,

danh dự, ton thất về tinh than... Do đó, tác giả đồng ý theo nội dung quan điểm 3 xác định TNDS liên đới bơi thường thiệt hại ngồi hợp dong là một

loại TNDS, theo đó những người gây thiệt hại phải cùng chịu trách nhiệm bôi thường cho người bị thiệt hại, bên có quyên yêu cau bắt cứ ai trong số những

người có trách nhiệm bồi thường thực hiện một phan hay tồn bộ trách nhiệm

và những người này có trách nhiệm đáp ứng yêu cầu đó của bên có quyén.

Hiện nay, trong khoa học pháp lý tồn tại hai loại BTTH đó là BTTH ngồi hợp đồng và BTTH trong hợp đồng. Trong phạm vi luận văn, tác giả

<small>16</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

chỉ nghiên cứu về vấn đề TNDS liên đới BTTH ngoài hợp đồng. Trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng phải được hiệu là nghĩa vụ của chủ thé gây thiệt hại đối với các chủ thé bị thiệt hại. Điều này cũng đồng nghĩa với việc, giữa chủ thé gây thiệt hại và các chủ thé còn lại phát sinh một quan hệ pháp luật dân sự. Trong quan hệ này phân loại rõ ràng giữa quyền và nghĩa vụ của các bên,

trong đó bên bị thiệt hại là bên có quyền u cầu BTTH, cịn bên gây ra thiệt

<small>hại là bên có nghĩa vụ BTTH từ thiệt hại mà minh gây ra. Quan hệ pháp luật</small>

này có thể được xem một loại quan hệ nghĩa vụ, do đó việc BTTH ngồi hợp

đồng có thé được thực hiện theo nghĩa vụ liên đới, riêng lẻ hoặc theo phan.

Nếu có từ hai người trở lên (kế cả những người dù không trực tiếp gây ra thiệt hại nhưng pháp luật quy định chịu trách nhiệm liên đới bồi thường) thi có thé phát sinh TNDS liên đới BTTH ngoai hợp đồng.

Kết hợp các vấn đề vừa phân tích ở trên, khái niệm TNDS liên đới bồi

thường thiệt hại ngoài hợp đồng được xác định như sau:

TNDS liên đới BTTH ngoài hợp đồng là một loại TNDS phát sinh giữa các chủ thể, trong đó những người chịu trách nhiệm bôi thường phải cùng chịu trách nhiệm bôi thường cho người bị thiệt hại mà giữa họ trước đó

khơng có một quan hệ hop dong hoặc tuy có quan hệ hợp dong nhưng hành vi

của những người gây thiệt hại không thuộc về nghĩa vụ phải thực hiện ở hợp dong đã ký kết. Bên có quyên yêu cau bat cứ ai trong số những người có trách

nhiệm BTTH, thục hiện một phần hay tồn bộ trách nhiệm và những người

nay có trách nhiệm đáp ung yêu câu đó của bên có quyên yêu cầu BTTH.

1.2. Đặc điểm trách nhiệm dân sự liên đới bồi thường thiệt hại ngoài

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

Trách nhiệm BTTH ngồi hợp đồng nói chung là trách nhiệm của người phải bồi thường đối với người được bồi thường mà không phải trách nhiệm

<small>của người gây thiệt hại với Nhà nước. Nói cách khác, trách nhiệm BTTH</small>

ngồi hợp đồng là một loại trách nhiệm mà các chủ thể ngang bằng nhau về

quyền và nghĩa vụ, khác với quan hệ hành chính khi việc xác định thiệt hại, chủ thé bơi thường, ngun tắc, năng lực bồi thường.... có sự không ngang băng về quyền và nghĩa vụ giữa hai bên chủ thể.

<small>Thứ hai, TNDS liên đới là trách nhiệm mang tinh tai sản</small>

Thiệt hại có thể là thiệt hại về vật chất (tài sản) hoặc cũng có thể là thiệt hại về tinh thần (danh dự, nhân phẩm....). Tuy nhiên, người gây ra thiệt hại khi thực hiện nghĩa vụ bồi thường không phải lúc nào cũng phải chịu một ton thất tương tự loại thiệt hại mà mình đã gây ra mà luôn được xác định bang tai

sản dé bồi thường, người phải bồi thường chỉ phải chịu tốn thất về tài sản dù gây ra bất kỳ loại thiệt hại nào. Nhưng trong một vài trường hợp, người phải bồi thường không phải chịu tôn thất về tài sản mà phải thực hiện một công

việc/không thực hiện một công việc nhất định.

<small>Thứ ba, TNDS liên doi BTTH ln có một bên phải gảnh chịu một hau</small>

quả bất lợi

<small>Dù theo thoả thuận hay quy định của pháp luật, khi quan hệ BTTH ngoài</small>

hợp đồng xảy ra, một bên phải bù đắp, khôi phục lại các thiệt hại đã xảy ra. Việc cố găng khôi phục lại các thiệt hại trở lại trạng thái ban đầu buộc bên

gây thiệt hại phải thực hiện một hoặc nhiều công việc nhất định mà họ khơng

mong muốn, họ có thê mất đi một lượng tài sản nhất định, nói cách khác là luôn phải chịu một hậu quả bắt lợi theo góc nhìn của bên gây thiệt hại.

<small>Thứ tư, TNDS liên đới chỉ phat sinh khi có thiệt hại xảy ra</small>

Trong pháp luật dân sự, có nhiều loại trách nhiệm phát sinh khi có hành

<small>vi vi phạm xảy ra, cho dù hành vi đó gây hậu quả hay chưa gây hậu quả. Tuy</small>

<small>18</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

nhiên, trách nhiệm BTTH ngoài hợp dong chỉ phát sinh nếu đã có thiệt hại đối với một chủ thể nhất định. Tức là, sự vi phạm đã xảy ra thiệt hại cho người bị vi phạm. Việc này càng cho thấy thiệt hại là một căn cứ không thể thiếu trong việc làm phát sinh TNDS liên đới BTTH ngồi hơp đồng. Dù có hành vi gây thiệt hại nhưng lại khơng có thiệt hại phát sinh thì cũng khơng có bat cứ van

đề gì cần phải khơi phục lại, hay nói cách khác là không phát sinh TNDS liên

<small>đới BTTH.</small>

Thứ năm, TNDS liên đới BTTH ngồi hợp đơng ln được bảo đảm thực

hiện bằng các biện pháp mang tính cưỡng chế

Các TNDS liên đới BTTH ngoài hợp đồng sẽ được các chủ thể tham gia dé ra một cách cụ thé theo sự thoả thuận hoặc cũng có thể là dựa trên quy

<small>định của pháp luật dân sự. Tức là trong quan hệ này, bên phải thực hiện nghĩa</small>

vụ bồi thường là bên phải gánh chịu những bat lợi, còn bên có quyền (bên

chịu thiệt hại) sẽ được hưởng những lợi ích mà bên kia mang lại. Sự đối lập

nhau về lợi ích có thé khiến cho bên có nghĩa vụ BTTH không thực hiện, thực

hiện không đầy đủ hoặc chậm thực hiện nghĩa vụ của mình. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên bị thiệt hại, việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế

<small>mang tính pháp lý sẽ ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Các biện pháp nàyđược thực hiện đúng với quy định của pháp luật.</small>

Thứ sáu, TNDS liên đới BTTH ngoài hợp dong khơng quan tâm đến

quan hệ trước đó của các chủ thể

Đây là đặc điểm quan trọng dé phân biệt trách nhiệm BTTH ngoài hợp

đồng với trách nhiệm BTTH trong hợp đồng. Đối với những trường hợp BTTH trong hợp đồng, trách nhiệm BTTH luôn phát sinh giữa các chủ thể đã có quan hệ hợp đồng với nhau, các bên đã thoả thuận những vấn đền liên quan đến trách nhiệm bồi thường và thiệt hại xảy ra luôn là hậu quả của sự vi

phạm các thoả thuận trong hợp đồng. Ngược lại, TNDS liên đới BTTH thiệt

<small>19</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

ngoài hợp đồng chỉ xảy ra khi đáp ứng được các điều kiện nhất định (về hành vi, về thiệt hại, về mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và thiệt hại) mà không

quan tâm đến việc các chủ thể này đã có quan hệ pháp luật nào trước đó hay khơng, ngay cả khi nếu các bên đã hoặc đang có quan hệ hợp đồng nhưng

thiệt hại xảy ra ngoài nội dung thoả thuận của hợp đồng thì cũng gọi là TNDS

liên đới BTTH ngoài hợp đồng.

12.2. Những đặc điểm riêng của trách nhiệm dân sự liên đới bồi

thường thiệt hại ngoài hợp đồng

TNDS liên đới bồi thường thiệt hại là một dạng của trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng nên cũng mang những đặc điểm chung của trách nhiệm

BTTH ngồi hợp đồng như đã phân tích. Tuy vậy, TNDS liên đới BTTH

ngồi hợp đồng có những đặc điểm riêng biệt sau:

Một là, chủ thé chịu TNDS liên đới BTTH ngoài hop dong

TNDS liên đới BTTH ngoài hợp đồng là một loại quan hệ dân sự cơ bản

nhưng với nhiều hơn 2 người cùng tham gia, các chủ thể trong loại quan hệ

này ln có mối quan hệ chặt chẽ với nhau về quyền và nghĩa vụ, có thé là

liên đới về quyền hoặc liên đới về nghĩa vụ.

TNDS liên đới BTTH có thé phát sinh dựa trên nhiều căn cứ khác nhau như phát sinh trên cơ sở thỏa thuận giữa các chủ thé (thông qua quan hệ hop đồng) hoặc có thé phát sinh trên cơ sở quy định của pháp luật. Nhưng dù phát sinh trên cơ sở nào thì TNDS liên đới BTTH cũng là mối liên hệ thống nhất

giữa các chủ thé mang quyên hay sự thống nhất giữa các chủ thé mang nghĩa

vụ. Chủ thể chịu TNDS liên đới BTTH có đặc điểm là nhiều người cùng có

<small>trách nhiệm BTTH và giữa họ có sự liên hệ, ràng buộc với nhau trong việc</small>

thực hiện trách nhiệm. Có thể đánh giá, mối liên hệ giữa các chủ thể chịu TNDS là đặc điểm quan trọng dé phân biệt với TNDS riêng rẽ. Trong TNDS riêng rẽ, các chủ thể có nghĩa vụ hay giữa các chủ thể có quyền bị xâm hại

<small>hồn tồn khơng có mơi liên hệ, ràng buộc lần nhau.</small>

<small>20</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

Trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại, chủ thé chịu TNDS liên đới BTTH là những người cùng gây thiệt hại, có thé là cá nhân, pháp nhân hoặc các chủ thể khác. Đó có thể khơng phải là người gây ra thiệt hại khi trường hợp trong số những người cùng gây thiệt hại có cá nhân gây thiệt hại, nên phải xem xét đến năng lực chịu trách nhiệm BTTH của cá nhân để xác định đúng chủ thé chịu TNDS liên đới BTTH; hay các trường hợp BTTH do người

dưới 15 tuổi, người mat năng lực hành vi dân sự gây ra trong thời gian trường

học, bệnh viện, tổ chức khác trực tiếp quản lý, chủ thể chịu TNDS liên đới

BTTH có thê là trường học, bệnh viện, tơ chức khác hoặc cha, mẹ, người giám hộ của các đối tượng gây thiệt hại nêu trên phải chịu TNDS liên đới

<small>BTTH cùng với những người gây ra thiệt hai.</small>

Hai là, quyên và nghĩa vụ của các chủ thể

Trong trường hợp nhiều người có nghĩa vụ liên đới BTTH, người có

quyền có thé tự định đoạt quyền của minh, họ có thé yêu cầu tất cả người có

nghĩa vụ cùng liên đới thực hiện nghĩa vụ hoặc cũng có thể yêu cầu bat kỳ ai

trong số họ thực hiện tồn bộ hoặc một phần trách nhiệm. Nói cách khác, bên

<small>có nghĩa vụ khơng có sự chủ động khi thực hiện nghĩa vụ, việc thực hiện như</small>

thé nào phụ thuộc hồn tồn vào ý thức của bên có quyên.

<small>Mỗi người khi có nghĩa vụ liên đới BTTH phải thực hiện trách nhiệm</small>

của mình một cách đầy đủ và chính xác. Nhưng nếu vì một lý do nào đó, trong sỐ những người thực hiện nghĩa vụ không làm đúng trách nhiệm của mình thì bên có quyền có thể yêu cầu những người khác phải thực hiện thay

cho phan của người đó. Việc này đảm bao tính tồn vẹn trong qun, lợi ích hợp pháp của bên bị thiệt hại. TNDS liên đới BTTH luôn tồn tại khi yêu cầu

của người có quyền chưa thỏa mãn hết.

Cũng vì một ly do nao đó, nếu có một người đã thay mặt tồn bộ những

<small>người có nghĩa vụ khác thực hiện tồn bộ nghĩa vụ với bên có qun thì cũng</small>

<small>21</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

sẽ làm chấm quan hệ BTTH ngồi hợp đồng, những người có nghĩa vụ chưa

<small>thực hiện sẽ khơng phải thực hiện nghĩa vụ của mình nữa, nói cách khác, chỉ</small>

cần bên có quyền được bảo đảm tính tồn vẹn quyền, nghĩa vụ của mình thì không cần quan tâm đến ai là người thực hiện nghĩa vụ. Tuy vậy, những

người có phần nghĩa vụ đã được người khác thực hiện lúc này lại phát sinh

<small>quan hệ dân sự mới với người đã thay mình thực hiện, gọi là nghĩa vụ hoàn</small>

<small>lại. Trong trường hợp này người đã thực hiện toàn bộ trách nhiệm liên đới trở</small>

thành người có quyền và được pháp luật trao quyền yêu cầu những người chịu

trách nhiệm còn lại chịu trách nhiệm với minh, có thé theo phần trách nhiệm băng nhau (chia đều) hoặc không bằng nhau do trong phần phán quyết của cơ quan Nhà nước có thầm quyền, căn cứ vào mức độ lỗi và phần chiếm đoạt của mỗi người mà tỷ lệ về nghĩa vụ chịu trách nhiệm liên đới của họ được xác

<small>định khác nhau.</small>

Chính vì vậy, trong TNDS liên đới BTTH cần phải xác định rõ trách nhiệm của mỗi người chịu trách nhiệm là bao nhiêu trong khối thiệt hại

chung. Căn cứ dé ấn định mức trách nhiệm bồi thường của mỗi người là phần họ chiếm đoạt được hoặc dựa trên mức độ lỗi của họ đối với thiệt hại đã xảy

ra. Nếu khơng có căn cứ rõ ràng dé ấn định phần bồi thường của mỗi người thì phạm vi trách nhiệm được chia đều cho nhau, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Chăng hạn, bên có quyền đã yêu cầu một trong những người có nghĩa vụ phải BTTH nhưng sau khi Tịa án ra quyết định, người có nghĩa

vụ đó khơng có khả năng thực hiện. Hoặc trong thực tiễn, đối với phần phán

quyết ấn định bồi thường cho từng người có nghĩa vụ bồi thường, người có

nghĩa vụ khơng có khả năng bồi thường. Như vậy, người có quyền vẫn được

quyền yêu cầu những người có khả năng đó tiếp tục thực hiện phần nghĩa vụ

bồi thường của những người khơng có khả năng cịn lại thì mới đảm bảo quyên và lợi ich hợp pháp cho người bị thiệt hại. Người đã thực hiện toàn bộ

<small>22</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

nghĩa vụ có quyền yêu cầu những người có nghĩa vụ liên đới hồn lại phần nghĩa vụ mà người có nghĩa vụ đã thay mình thực hiện xong. Nếu một trong

<small>những người có nghĩa vụ cịn lại khơng thực hiện trách nhiệm của mình (dokhơng có tài sản hoặc vì lý do nào đó) trước người đã thực hiện toàn bộ</small>

TNDS liên đới, phần của họ được chia đều cho tất cả những người liên đới cịn lại kế cả người đã thực hiện tồn bộ trách nhiệm liên đới BTTH.

1.3. Nội dung trách nhiệm dân sự liên đới bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

1.3.1. Chủ thể chịu trách nhiệm dân sự liên đới bồi thường thiệt hai ngoài hợp đồng

Hành vi gây thiệt hại có thé được thực hiện bởi bat cứ chủ thé nao, có thé là cá nhân, pháp nhân hoặc một chủ thể đặc biệt mà pháp luật quy định, tuy

vậy, các chu thé này phải là các chủ thé có đầy đủ năng lực chủ thé mà pháp luật dân sự đặt ra. Khi phát sinh TNDS liên đới BTTH ngồi hợp đồng, bất kỳ chủ thé nào có khả năng tham gia vào các quan hệ dân sự mà gây ra thiệt hại

phải có nghĩa vụ bồi thường.

<small>* Cá nhân:</small>

Cá nhân là những người có TNDS liên đới BTTH ngoài hợp đồng do

<small>hành vi cùng gây thiệt hại với người khác hoặc thay cho người gây thiệt hại</small>

béi thường như cha, mẹ, người giám hộ.... Nói cách khác, không phải moi cá nhân gây thiệt hại đều có khả năng thực hiện việc bồi thường hoặc khơng cần

bồi thường. Cá nhân có thé khơng phải tham gia vào quan hệ nghĩa vụ TNDS

liên đới BTTH ngoài hợp đồng khi họ đã thực hiện hành vi gây thiệt hại, cũng

có thể sẽ phải tham gia vào quan hệ nghĩa vụ ngay cả khi chính họ cũng

không thực hiện hành vi gây thiệt hại. Điều này xuất phát từ năng lực chủ thể

<small>của cá nhân khi tham gia vào quan hệ dân sự, mỗi cá nhân khác nhau có năng</small>

lực chủ thể mà chủ yếu là năng lực hành vi dân sự khác nhau phụ thuộc vào

<small>23</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

thé chất, tinh thần, độ tuổi và các trường hợp cố định khác. Do đó, để xác định chủ thé là cá nhân chịu TNDS liên đới BTTH phụ thuộc vào năng lực

chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của từng cá nhân.

Là một phần của năng lực TNDS, việc xác định trách nhiệm BTTH

ngoài hợp đồng cũng dựa vào các yêu tô cơ bản:

+ Độ tudi: Khơng ai có thê có đầy đủ năng lực trách nhiệm dân sự khi vừa sinh ra, họ phải trải qua các mốc độ tuổi nhất định để có thể hình thành đầy đủ nhận thức. Đối với năng lực trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng cũng

vậy, pháp luật đặt ra các mốc độ tuổi nhất định dé đánh giá khả năng BTTH, từ đó có những quy định cụ thể nhằm đảm bảo dù họ chưa đủ hay khơng có khả năng thực hiện nghĩa vụ BTTH thì vẫn có biện pháp dé khắc phục tồn bộ

<small>hậu quả cho người bị thiệt hại.</small>

+ Thể chất, tinh thần: Thông thường, thé chat, tinh thần phát triển cùng

với độ tuổi của con người. Tuy vậy, trong một số trường hợp nhất định, thì hai van đề này đơi lúc không đồng nhất với nhau, nhiều người đã trưởng thành nhưng thé chất, tinh thần của họ không đảm bảo dẫn đến việc gây thiệt hại cho người khác là điều tất yếu. Tuy nhiên, những chủ thể này cũng khó có khả

<small>năng thực hiện nghĩa vụ BTTH, do đó việc xác định năng lực trách nhiệm</small>

BTTH của họ có ý nghĩa quan trọng để tạo ra giải pháp bảo đảm quyền của

<small>người bị thiệt hại.</small>

+ Các yếu tố khác: Khác với năng lực trách nhiệm dân sự, với năng lực BTTH ngoài hợp đồng đặt ra nhiều trường hợp nhằm loại bỏ nghĩa vụ BTTH

của chủ thé này mà chuyên sang cho chủ thé khác. Việc này phụ thuộc nhiều vào quan hệ giữa các chủ thể như cha, mẹ, người giám hộ,...

Cũng từ đây, ta cũng nhận thấy rằng năng lực chịu trách nhiệm BTTH

chỉ đặt ra đối chủ thể là cá nhân mà không đặt ra cho các chủ thể khác như Nhà nước, pháp nhân, hộ gia đình, hợp tác xã, các tổ chức khơng có tư cách

<small>24</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

pháp nhân khác. Trong khi đó, các chủ thể này vẫn ln tham gia vào các quan hệ dân sự trong đời sống xã hội và có khả năng gây thiệt hại. Việc này xuất phát từ bản chất của từng chủ thé. Việc đánh giá các yêu tố trên chỉ có thé đánh giá ở con người, với những chủ thé mang tính pháp lý thì khó có thé

<small>đánh giá chính xác.</small>

Vì vậy, khi áp dụng pháp luật dé giải quyết tranh chấp về TNDS liên đới BTTH ngoài hợp đồng trong một vụ việc cụ thé liên quan đến các chủ thé trên, người áp dụng pháp luật cần áp dụng quy định pháp luật dân sự và pháp

luật khác có liên quan đến chủ thể có trách nhiệm bồi thường. * Pháp nhân và tổ chức khơng có tu cách pháp nhân

Pháp nhân hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả các cơ quan Nhà nước, các tơ chức chính trị, chính trị - xã hội; t6 chức xã hội, hộ gia đình, tổ hợp tác và

các chủ thể khác theo quy định của pháp luật.

Thiệt hại gây ra trong trường hợp liên đới BTTH ngồi hợp đồng có thể

xuất phát từ chính những hành vi mà các cá nhân thực hiện hoặc cũng có thể

là những hành vi mang tinh “dai điện” cho các chủ thé khác khi tham gia vào những quan hệ xã hội - dân sự nhất định. Do vậy, khi có nhiều chủ thể cùng

<small>gây ra thiệt hai sẽ làm phát sinh trách nhiệm BTTH lên chính những cá nhân</small>

đó hoặc cho chủ thể mà các cá nhân đó “đại diện” thực hiện hành vi.

Nói cách khác, các chủ thé nay phải chịu TNDS liên đới BTTH ngoài hợp đồng về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do người đại điện xác lập

<small>nhân danh pháp nhân khi thiệt hại do họ gây ra. Tuy vậy, bản thân pháp nhân</small>

chỉ là một chủ thể pháp lý, thực tế pháp nhân khơng thé tự mình thực hiện

hành vi mà vẫn cần phải thông qua con người, cơ chế này được pháp luật dân sự gọi là đại diện. Cá nhân — người đại diện theo pháp luật hoặc do uỷ quyền sẽ thay mặt pháp nhân thực hiện công việc. Các chủ thé phải BTTH trong trường hợp người của tổ chức mình quản lý gây thiệt hại. Pháp nhân sẽ phát

<small>25</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

sinh trách nhiệm BTTH khi một người của pháp nhân (đáp ứng được các điều kiện của cá nhân và các điều kiện dé thay mặt pháp nhân) gây thiệt hai.

Pháp nhân là một chủ thé pháp lý, bản thân pháp nhân không thé cùng các chủ thể khác gây thiệt hại để làm phát sinh TNDS liên đới BTTH ngoài hợp đồng mà việc xác định trách nhiệm của pháp nhân thông qua một cá nhân

- một con người thực thể nhân danh, thay mặt pháp nhân thực hiện các công

việc theo sự chỉ đạo, điều hành, quyết định của pháp nhân nhưng lại cùng gây

ra thiệt hại với chủ thé khác. Lúc nay, TNDS liên đới BTTH không phát sinh cho người đã thực hiện, mà phat sinh với ““øgười” về mặt pháp lý - pháp nhân.

Tổ chức khơng có tư cách pháp nhân như hộ gia đình, tổ hợp tác khi tham gia quan hệ dân sự, trong đó có quan hệ về BTTH ngồi hợp đồng thì các thành viên trong các chủ chức này sẽ là chủ thê tham gia xác lập, thực

hiện giao dịch dân sự hoặc có thé uy quyén cho chủ thé khác. Thông thường,

các tô chức này sẽ họp bàn, thong nhất chọn ra một người thay mặt tồn bộ

thành viên thực hiện cơng việc cho tơ chức hoặc đơi lúc là tồn bộ thành viên

có quyền như nhau trong việc thay mặt tô chức trong các vấn đề của xã hội.

* Chủ thể chịu trách nhiệm dân sự liên đới bôi thường thiệt hại do việc

<small>sử dụng tài sản gây ra</small>

Việc gây thiệt hại không chỉ do hành vi của bản thân con người dẫn đến cá nhân, pháp nhân phải chịu TNDS liên đới BTTH mà đơi lúc cịn xuất phát

từ việc các chủ thể này sử dụng tài sản không phù hợp dẫn đến gây thiệt hại.

Do có liên quan đến vấn đề tài sản, vì vậy khi xác định chủ thé (ca nhan,

<small>pháp nhân) phải chịu TNDS liên đới BTTH trong trường hop sử dụng tai san</small>

gây ra cần phải làm rõ các loại chủ thé sau:

<small>- Chủ sở hữu</small>

Tài sản gây thiệt hại trước hết cần phải xác định ngay đến trách nhiệm

<small>của chủ sở hữu tai sản. Bởi lẽ, chủ sở hữu tai sản được thụ hưởng các lợi ich</small>

<small>26</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

do tài sản mang lại nên cũng phải chịu TNDS liên đới BTTH nếu tài sản gây ra thiệt hại. Hơn thế nữa, chủ sở hữu cịn là chủ thể có trách nhiệm quản lý,

bảo quản tai sản dé hạn chế thấp nhất việc tài sản của mình cùng gây ra thiệt

hại cho các chủ thé khác.

- Người được giao chiếm hữu, sử dụng tài sản

Không phải mọi trường hợp tài sản đều nằm trong sự chiếm hữu, sử dụng của chủ sở hữu. Trong nhiều trường hợp chủ sơ hữu đã giao tài sản của mình cho chủ thé khác chiếm hữu, sử dụng thơng qua một giao dịch dân sự.

Do đó, trong nhiều trường hợp TNDS liên đới BTTH lại thuộc về chủ thé

đang chiếm hữu, sử dụng tài sản mà không phải thuộc về chủ sở hữu tải sản. Theo đó, chủ thé chiếm hữu, sử dụng tài sản phải chịu việc BTTH do việc sử

<small>dụng tài sản gây ra sẽ phụ thuộc có thoả thuận với chủ sở hữu tài sản đó hay</small>

khơng? Nếu các bên có thoả thuận thì căn cứ vào thoả thuận để phát sinh

trách nhiệm bồi thường. Nếu các bên khơng có thoả thuận thì chủ thể đang

giao chiếm hữu, sử dụng tài sản phải bồi thường. Bởi khi giao dịch dân sự, chủ thể được giao chiếm hữu, sử dụng tài sản phải kiểm tra, nắm rõ đối với tài sản được giao và bản thân họ đã nhận các quyền đối với tài sản từ chủ sở hữu.

<small>- Người sử dụng tai san trái pháp luật</small>

Chủ thé sử dung tài sản trái pháp luật là những chủ thé sử dụng không được sự đồng ý của chủ sở hữu và các trường hợp pháp luật quy định được

chiếm hữu và sử dụng tài sản. Việc sử dụng tài sản gậy thiệt hại thì đương nhiên chủ thé sử dụng tài sản trái pháp luật phải bồi thường.

1.3.2. Thực hiện trách nhiệm dân sự liên đới bồi thường thiệt hai ngoài hợp đồng

1.3.2.1. Can cứ phat sinh trách nhiệm dân sự liên đối bồi thường thiệt

hại ngoài hợp đồng

Một trong những căn cứ quan trọng dẫn đến việc BTTH đó là “gáy thiét

<small>hại do hành vi trái pháp luật”, noi cách khác, khi có một hành vi do các chu</small>

<small>27</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

thé trong xã hội thực hiện, hành vi này trực tiếp ảnh hưởng lên đối tượng tác động một cách trái pháp luật thì phải có trách nhiệm bồi thường. Trách nhiệm này khơng những nhằm khơi phục tình trạng tài sản của người bị thiệt hại mà

còn giáo dục mọi người ý thức tôn trọng pháp luật, tôn trọng quyền và lợi ích

hợp pháp của người khác [17, tr.712]. Xuất phát từ những quy định, những nguyên tắc của pháp luật nói chung và pháp luật dân sự nói riêng, trách nhiệm

BTTH xảy ra khi có các điều kiện được quy định được đáp ứng. Theo nguyên

tac chung về BTTH ngoài hop dong, điều kiện phát sinh trách nhiệm BTTH

ngoài hợp đồng dựa trên căn cứ làm phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng gồm có: có thiệt hại xảy ra trên thực tế, có hành vi gây thiệt hại phải là hành vi trái pháp luật, phải có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật. Tuy nhiên, các điều kiện nêu trên chỉ là những điều kiện nói chung của trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng, các điều kiện này

được áp dụng khi xem xét dé giải quyết các van đề về BTTH do hành vi của con người gây ra. Căn cứ phát sinh TNDS liên đới BTTH ngoài hợp đồng do

hành vi con người có thêm điều kiện về “lién đới”, cụ thé:

+ Phải có thiệt hại xảy ra trên thực tế và thiệt hại phải là một thé thống nhất, không thé phân chia.

+ Hành vi gây thiệt hại do nhiều người cùng gây ra một cách trái pháp luật.

+ GIữa thiệt hai đã xảy ra và các hành vi gây thiệt hại phải có một mỗi quan hệ

nhân quả mật thiết với nhau.

Trong đời sống xã hội, có những sự kiện xảy ra bất ngờ và khả năng của con người khơng thê kiểm sốt và phịng ngừa có hiệu quả được. Có những

thiệt hại khơng do hành vi cố ý hay vô ý của con người gây ra, nhưng thiệt hại

lại do chính tự thân tài sản gây ra nên phát sinh trách nhiệm BTTH. Các điều

<small>kiện phat sinh TNDS liên đới BTTH nêu trên sẽ khơng đúng khi áp dụng nó</small>

dé xem xét van đề BTTH do tài sản gây ra. Xuất phát từ việc căn cứ phát sinh

<small>28</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

<small>trách nhiệm BTTH trong trường hợp TNDS liên đới BTTH do hành vi conngười gây ra và TNDS liên đới BTTH do tai sản gây ra có sự khác nhau, từng</small>

điều kiện gây ra thiệt hại của 02 trường hợp trên cần được phân tích đề thấy rõ hơn về sự khác biệt. Từ đó, khi giải quyết van dé bơi thường, chủ thé áp

dụng pháp luật vận dụng đúng các căn cứ mà pháp luật đã quy định để xác định đúng chủ thể nào chịu TNDS liên đới BTTH.

<small>* Phải có thiệt hại xảy ra</small>

Thiệt hại xảy ra là điều kiện tiên quyết của trách nhiệm BTTH ngoài hợp

đồng nói chung và TNDS liên đới BTTH ngồi hợp đồng nói riêng. Thiệt hại cũng là cơ sở dé xác định những người có trách nhiệm phải BTTH đến đâu, với mức bồi thường bao nhiêu để khắc phục hậu quả. Trong TNDS liên đới BTTH thì thiệt hại xảy ra là do nhiều người cùng gây thiệt hại và thiệt hại phải là một tông thé không thé phân chia được.

Khi có hành vi trái pháp luật của nhiều người cùng gây thiệt hại, các đối

tượng bị xâm phạm là tài sản, sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín

của cá nhân, pháp nhân và các chủ thê khác không phải là pháp nhân (gọi chung là tơ chức). Thiệt hại xảy ra có thé là vật chất nhưng cũng có thé là sự ton thương

tinh thân.

Thiệt hại liên quan đến vật chất chủ yếu là van dé tài sản. Đó có thé là việc tài sản bị hư hỏng, giảm giá trị sử dụng hoặc mất hoàn toàn giá tri su dung,... Thiệt hại liên quan đến tinh than thường gan liền với cá nhân, đó là

các quyền con người cơ bản (sức khoẻ, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín,..). Hành vi gây thiệt hại có thé tạo ra những ton thương cho người bị thiệt

hại ảnh hưởng đến sức khoẻ, tính mạng của họ. Hoặc cũng có thể gây ra những hiểu lầm khơng đáng có làm uy tín, danh dự, nhân phẩm của họ bị hạ thấp, mọi người trong xã hội lên án từ đó ảnh hưởng đến cuộc sống và cơng

việc của họ. Do đó, các thiệt hại về tinh thần cần phải được bồi thường một

<small>29</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

<small>cách thoả đáng. Tuy vậy, không chỉ cá nhân, với các pháp nhân cũng phát</small>

sinh thiệt hại về tinh thần. Đó cũng có thé là danh dự, uy tín của tổ chức bị hạ

thấp, giảm sút, mất đi sự tín nhiệm với khách hàng, người dân từ đó gây khó

<small>khăn trong vận hành cơng việc chun mơn của pháp nhân.</small>

<small>* Phải có hành vi trái pháp luật</small>

<small>Thiệt hại phải do hành vi trái pháp luật gây ra. Hành vi này là các xử sự</small>

của con người. Các xử sự này được thê hiện ra bên ngồi với hai hình thức là

<small>hành động hoặc khơng hành động trái với quy định của pháp luật. Thông qua</small>

các xử sự này, các chủ thể trực tiếp tác động đến đối tượng bị thiệt hại.

Chỉ những quyền và lợi ích được pháp luật bảo vệ, các hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích đó mới là hành vi trái pháp luật, trừ những hành vi

gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết hoặc phịng vệ chính đáng.

Hành vi trái pháp luật là hành vi bị pháp luật cắm hay không cho phép thực hiện. Việc xác định hành vi trái pháp luật để xác định TNDS liên đới

BTTH có một số đặc thù. Khác với TNDS thơng thường, TNDS liên đới

BTTH ln địi hỏi phải có nhiều chủ thé có liên quan đến hành vi trái pháp

luật. Nếu chỉ một chủ thê thực hiện thì khơng thể làm phát sinh sự “liên đới”.

Điều kiện xác định TNDS nói chung, TNDS liên đới BTTH ngồi hợp đồng nói riêng đều xuất phát từ hành vi trái pháp luật của con người. Hành vi trái pháp luật của nhiều người được thực hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động gây ra thiệt hại mà thiệt hại đó khơng thể phân chia được sẽ

<small>phát sinh TNDS liên đới BTTH. Hành vi trái pháp luật được thực hiện dưới</small>

dạng hành động dễ được xác định hơn hành vi trái pháp luật được thực hiện

<small>dưới dạng không hành động, do họ thực hiện không đúng các quy định của</small>

pháp luật. Cịn khơng hành động được coi là hành vi trái pháp luật nếu các chủ thể khơng thực hiện một hành vi nào đó mà theo quy định của pháp luật, các chủ thé đó có nghĩa vụ phải thực hiện nhưng họ không thực hiện. Tuy nhiên, trường hợp các chủ thể không thực hiện vì khơng thể thực hiện được

<small>30</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

bởi họ khơng có khả năng để thực hiện (do hồn cảnh, do sức khỏe, do

<small>chun mơn...) thì khơng được coi là hành vi trái pháp luật.</small>

Trường hợp nhiều người cùng phát sinh TNDS liên đới BTTH thông thường là do họ cùng nhau thực hiện một chuỗi hành vi cụ thể với mỗi người

<small>một hành động trong hành vi chung hoặc cùng lúc thực hiện các hành động</small>

với nhau trực tiếp lên đối tượng chịu tác động. Tuy nhiên, đôi lúc cũng có trường hợp nhiều người chỉ có hành vi gián tiếp nhưng tạo ra các điều kiện để

<small>cho những người khác gây ra hậu quả thì cũng làm phát sinh TNDS liên đới</small>

BTTh ngoài hợp đồng.

* Giữa hành vi gây thiệt hai và thiệt hại đã xảy ra phải ton tại một liên kết — moi quan hệ nhân quả

<small>Giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật của những người gây ra thiệt hại</small>

phải có mối quan hệ nhân quả, tức là hành vi trái pháp luật của những người

<small>gây thiệt hại phải là nguyên nhân gây ra thiệt hại, những người gây thiệt hại</small>

mới phải chịu TNDS liên đới BTTH. Nói cách khác, nếu giữa những hành vi

trái pháp luật gây thiệt hại và thiệt hại xảy ra khơng có mối quan hệ nhân

<small>quả, những người có hành vi trái pháp luật đó khơng phải chịu TNDS liênđới BTTH.</small>

Hành vi trái pháp luật của các chủ thé chỉ được coi là nguyên nhân dẫn đến thiệt hại khi thiệt hại phải là hậu quả trực tiếp của hành vi trái pháp luật thì mới được bồi thường. Việc xác định mối quan hệ nhân quả này là điều kiện làm phát sinh TNDS liên đới BTTH có một số đặc điểm so với trách nhiệm BTTH nói chung. “Các đặc điểm nay là hệ quả của việc trách nhiệm

liên đới bôi thường thiệt hại là trách nhiệm của nhiều người, có thể cùng

<small>hoặc khơng cùng thực hiện hành vi trai pháp luật. Chính vì lẽ đó nên khi xác</small>

định mối quan hệ nhân quả đề xác định trách nhiệm liên đới bơi thường thiệt

hại thì phải xác định mối quan hệ giữa hành vì trực tiếp gây thiệt hại với thiệt

<small>31</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

hại xảy ra. Cịn nếu các hành vi khơng cùng xảy ra đồng thời thì phải xác định được mối quan hệ nhân quả giữa các hành vi noi tiép nhau” [24, tr.475].

* Nhiéu người cùng gây thiệt hại

<small>Đây là nội dung quan trọng trong xác định TNDS liên đới BTTH ngoai</small>

hợp đồng. TNDS liên đới BTTH phát sinh khi nhiều người cùng gây thiệt hại, nếu chỉ có một người gây thiệt hại thì khơng làm phát sinh loại trách nhiệm

liên đới. Nếu nhiều chủ thể liên quan có hành vi gây thiệt hại một cách độc lập thì khơng thé căn cứ vào quy định trên dé buộc họ liên đới bôi thường.

Khi nhiều người cùng gây thiệt hại mà Tịa án khơng quy TNDS liên đới là

<small>trái với quy định của pháp luật.</small>

Khi xác định TNDS liên đới BTTH đối với những người cùng gây ra

thiệt hại thì trước hết phải xác định thiệt hại đã xảy ra có phải là một thể thống nhất khơng thé phân chia hay không? Những hành vi trái pháp luật gây thiệt

hại có một kết qua chung về thiệt hại mà không thé biết được phần thiệt hại

do mỗi người gây ra là bao nhiêu, hành vi trái pháp luật của mỗi người đều có

mối quan hệ nhân quả đối với toàn bộ thiệt hại đã xảy ra, nghĩa là mỗi người

đều góp phần làm phát sinh toàn bộ thiệt hại.

Tuy nhiên, thé nào là những người “cùng gây thiệt hai”? Mức độ lỗi của

những người cùng gây thiệt hại có ý nghĩa thế nào khi ấn định mức bồi

thường cho từng người? Đây là những vấn đề cần làm rõ để có cơ sở buộc

những người “cùng gây thiệt hai” phải “liên đới bồi thường”.

Theo quan điểm của các nhà bình luận: “Nhiéu người cùng gây thiệt hại được hiểu là những người này cùng có hành vi tác động vào cùng một đối

tượng, gáy ra thiệt hai. Thiệt hại trong trường hợp này là một thể thống nhất không thể phân định được cho từng hành vi gây thiệt hại của từng người một”

<small>[17, tr.747].</small>

Sau đây là những trường hợp được coi là nhiều người cùng gây thiệt hại

<small>và phải có TNDS liên đới BTTH:</small>

<small>32</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

- Những người gây thiệt hại có sự thống nhất về hành vi: Hành vi của nhiều người cùng gây thiệt hại không cần có yếu tố thống nhất về mặt ý chí

gây thiệt hại mà chỉ có thể thống nhất do có cùng hành vi gây thiệt hại. Hai

người trở lên cùng nhau thực hiện hành vi nhất định nhằm thỏa mãn sự mong

muốn của họ, khơng vì mục đích gây thiệt hại cho người khác nhưng thiệt hại xảy ra ngoài ý muốn của họ, tức là họ cố ý đối với hành vi nhưng vô ý đối với

hậu qua. “Hành vi của nhiều người cùng thực hiện và cùng gây ra thiệt hai trong một thời điểm thời gian và khơng gian mà khơng có căn cứ để có thể

<small>phán định được hành vi gây thiệt hai cua từng người [22, tr.162]. Hanh vi</small>

của họ phụ thuộc lẫn nhau, khơng có người này thì khơng có người kia, nếu

thiếu một trong số những người nói trên thì thiệt hại khơng thê xảy ra và thiệt

hại xảy ra là một thể thống nhất không thể phân chia được. Hành vi của nhiều

người cùng được thực hiện đã gây ra thiệt hại thì họ phải liên đới bồi thường.

<small>Vi dụ: Hai người cùng thực hiện hành vi đua xe, cùng tông vao một người</small>

đang đi bộ và gây chết người. Hoặc trường hợp hai người thợ hồ đang đời và

bắt gạch dé xây nhà, viên gạch rơi xuống dat gây thương tích cho ơng A với tỉ

<small>lệ thương tật 15%. Việc gây tai nạn của họ được coi là lỗi vô ý và pháp luật</small>

bắt buộc họ phải liên đới chịu trách nhiệm BTTH xảy ra.

- Những người gây thiệt hại cùng thong nhất ý chí về hậu quả: Nhiều

người khơng có sự thống nhất ý chí trong việc thực hiện hành vi gây thiệt hai nhưng lại có sự thống nhất ý chí về hậu quả sẽ xảy ra. Họ khơng có sự bàn

<small>bạc, thỏa thuận trước là sẽ cùng thực hiện một hành vi nào đó nhưng lại có sự</small>

bàn bạc về hậu quả mà họ biết chắc chăn sẽ xảy ra. Ví dụ: B biết A đi trộm

cắp tài sản nên B không cùng A tham gia thực hiện hành vi trộm cắp. Sau khi A trộm được tai san, A rủ B cùng di ban tai sản trộm cắp của D để cùng

hưởng thành quả bất chính, giữa A và B khơng có sự bàn bạc thống nhất về hành vi chiếm đoạt tài sản nhưng có sự thống nhất ý chí về hậu quả, nên A và

<small>B có TNDS liên đới BTTH cho D.</small>

<small>33</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

- Những người gây thiệt hại cùng thơng nhất ý chí về hành vi và hậu quả: Thiệt hại xảy ra trong trường hợp này phát sinh từ lỗi cố ý của những

<small>người cùng gây thiệt hại. Họ có sự rủ rê, bàn bạc, phân công và cùng nhau</small>

thực hiện hành vi trái pháp luật dé gây ra thiệt hai như mong muốn.

Những người cùng gây thiệt hai cùng thống nhất ý chí về hành vi và hậu quả thé hiện rõ trong các vụ án hình sự có các đồng phạm, có nhiều người

cùng cố ý thực hiện hành vi phạm tội, cùng thể hiện mong muốn thiệt hại xảy

ra hoặc có thái độ dé mac cho thiét hai xay ra. Thiét hai la két qua chung va

có mối quan hệ với hành vi của mỗi người nên các đồng phạm phải chịu

<small>TNDS liên đới BTTH. Người chủ mưu, khởi xướng, rủ rê, lôi kéo người khác</small>

gây thiệt hại được coi là người “cùng gây thiệt hại” cho dù họ khơng trực tiếp gây ra thiệt hại, chỉ cần có sự thống nhất ý chí về việc gây ra thiệt hại là đủ dé coi là cùng gây thiệt hại va làm phát sinh trách nhiệm liên đới. Tinh huống

này trên thực tế được thé hiện khá rõ nét, bởi lẽ, trong các vụ án đồng phạm, các cơ quan tiễn hành tố tụng luôn phải xác định một cách cụ thể vai trị và sự

<small>đóng góp trong việc thực hiện hành vi phạm tội làm phát sinh hậu quả chung,</small>

trong đó chỉ người thực hành là người trực tiếp gây ra hậu quả, với người tổ chức, xúi giục, giúp sức sẽ coi là gây hậu quả một cách gián tiếp thông qua hành vi của những người thực hành. Hay hành vi của người có tổ chức, người

xúi giục, người giúp sức là nguyên nhân gián tiếp gây ra thiệt hại.

Trong TNDS liên đới BTTH ở các vụ án đồng phạm thì mối quan hệ nhân quả không chỉ là mối quan hệ nhân quả trực tiếp mà còn là mối quan hệ nhân quả gián tiếp giữa những người đồng phạm mà không trực tiếp gây ra

hậu quả nhưng hành vi của họ vẫn được xem là nguyên nhân dẫn đến thiệt hại

<small>chung. Có như vậy mới xác định được thiệt hại xảy ra là hậu quả chung của</small>

các hành vi trái pháp luật mà không thé phân tách thành các thiệt hại cụ thé ứng với mỗi hành vi phạm tội. Những người đồng phạm gây thiệt hại đều có

<small>34</small>

</div>

×