Báo cáo Thực Tập
Lời Cảm Ơn:
o Để hoàn thành tốt đợt thực tập chuyên ngành này, em đã rất cố gắng và nổ lực,
nhưng không thể thiếu sự giúp đỡ của thầy cô, các cô chú, anh chị tại đơn vị em thực
tập.
• Để tỏ lòng biết ơn em xin chân thành cảm ơn:
o Quý thầy cô khoa In và Truyền Thông trường đại học sư phạm kỹ thuật hướng dẫn
rất cặn kẻ, chi tiết cho chúng em.
o Công ty đã chấp nhận cho em đến xưởng sản xuất thực tập
o Cám ơn ban quản lí phân xưởng in đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em.
o Cám ơn các cô các chú, các anh chị em công nhân đã giúp đỡ và chỉ dạy cho em
nhiều kinh nghiệm thực tế trong lúc làm việc.
o Trong thời gian qua em đã được thực tập ở phân in em đã học được không ít kinh
nghiệm.Và đó sẽ là hành trang cho em bước vào đời, và em hi vọng có thể được góp
một phần sức lực của mình vào xây đựng công ty mình ngày càng lớn mạnh hơn.
• Cuối cùng em xin chúc cho công ty ngày càng phát triển mạnh hơn, không những trong
nước mà còn ra cả khu vực và quốc tế.
SVTH: Bùi Nghi Thái
Trường ĐHSP Kỹ thuật TPHCM
5/2011 Page 1
Báo cáo Thực Tập
MỤC LỤC
I. Cơ cấu tổ chứ sản xuất:
I.1. Các công đoạn triển khai sản xuất
I.2. Bố trí sản xuất trong phân xưởng in
I.2.1. Bố trí nhân sự trong phân xưởng in
I.2.2. Trang thiết bị trong phân xưởng
I.2.3. Bố trí công việc trong máy in
II. Công nghệ và thiết bị:
II.1. THIẾT BỊ
II.1.1. Máy in và thông số máy
II.1.2. Cấu tạo của máy in Speed Master CD 102
II.1.3. Quy trình vận hành máy in
II.1.4. Quy trình sản xuất một đơn hàng
II.1.5. Kiểm soát chất lượng trong quá trình in
II.1.5.1. Kiểm tra theo lệnh sản xuất
II.1.5.2. Quy trình kiểm tra chất lượng in trong các công đoạn
II.1.6. Yêu cầu về chất lượng
II.2. CÔNG NGHỆ: ( Speed Master CD 102)
II.2.1. Các đặc điểm công nghệ
II.2.2. Các dạng sản phẩm
II.2.3. Yêu cầu đầu vào và đầu ra (Speed Master CD 102)
II.2.4. Quy trình công nghệ
III. Kết luận:
III.1 Các công việc đã làm được tại nơi thực tập
III.2. Những kinh nghiệm và kỹ năng rút ra được từ thực tế sản xuất
III.2.1 Kỹ năng
III.2.2. Kinh nghiệm
III.3. Mối liên hệ giữa các công đoạn
III.4. Các lỗi thường gặp trong quá trình thực tập
III.4.1. Lỗi trong quá trình cung cấp giấy
III.4.2. Lỗi trong quá trình in
III.5. Nhận xét về chương trình đào tạo giữa lý thuyết và thực hành
5/2011 Page 2
Báo cáo Thực Tập
PHẦN I:
Cơ cấu tổ chức sản xuất
I.1. Các công đoạn triển khai sản xuất:
5/2011 Page 3
PHÒNG SẢN XUẤT
Nhận đơn hàng,báo giá,hẹn giao
hàng
Lập lệnh sản xuất cho các phân
xưởng
PX THÀNH PHẨM
Sản phẩm in
PX IN
Tờ in
PX CHẾ BẢN
Bản in
PHÒNG VẬT TƯ
Cung cấp vật liệu in
KIỂM PHẨM
Kiểm tra, đóng gói
GIAO HÀNG
Báo cáo Thực Tập
Phòng sản xuất: lập lệnh sản xuất cho từng phân xưởng và các phòng ban liên có liên quan
để đáp ứng yêu cầu sản xuất đơn hàng về thời gian và chất lượng.
Phân xưởng chế bản: nhận lệnh sản xuất, tiến hành ghi bản.
Phân xưởng in: nhận lệnh sản xuất, tiến hành nhận bản in, mực in, giấy in, và bắt đầu công
đoạn in
Phân xưởng thành phẩm: nhận lệnh sản xuất, tiến hành nhận các tờ in và thực hiện tiếp tục
các công đoạn: cắt, gáp, bắt tay sách, gia công bề mặt … để hoàn tất sản phẩm.
Phòng vật tư: ghi nhận các vật tư đã cung cấp cho các kíp thợ: mực, giấy, giẻ lau, cồn … để
báo cáo phòng hành chính.
I.2. Bố trí sản xuất trong phân xưởng in tờ rời (offset1):
I.2.1. Bố trí nhân sự trong phân xưởng in tờ rời (offset1):
5/2011 Page 4
Quản đốc phân xưởng in
Trưởng ca 1
Trưởng ca 2
Trưởng máy in
Thợ in phụ
Báo cáo Thực Tập
I.2.2.Trang thiết bị trong phân xưởng tờ rời (offset1)
Trang thiết bị tại phân xưởng:
- Hai máy 4 màu Speed Master CD 102
- Hai máy 4 màu Roland
- Một máy 4 màu Mitsubishi
- Hai máy Ryobi
- Hai máy 2 màu
- một máy CD74
Cơ cấu bố trí nhân sự trong máy in:
- Đối với máy 2 màu: 2 người vận hành
- Đối với máy 4 màu trở lên: 3 người vận hành
I.2.3. Bố trí công việc trong máy in:
MÁY IN Speed Master CD 102 (1 thợ chính + 2 thợ phụ)
THỢ CHÍNH: (Nhiệm vụ chính: canh màu + chạy sản lượng)
1. Nhận lệnh sản xuất
2. Kiểm tra lượng mực nước cung cấp
3. Xử lý và khắc phục những sự cố trong quá trình in
4. Kiểm tra màu sắc trong quá trình in
5. Kiểm tra phần tử in
6. Kiểm tra boong
7. Chạy canh màu
8. Khi màu đã ổn định, lấy mẫu đi ký duyệt
9. Quyết định chạy sản lượng khi đã có mẫu duyệt
THỢ PHỤ 1: (Nhiệm vụ chính: canh chỉnh bài in)
1. Đọc lệnh sản xuất, nhận bản in
2. Kiểm tra bản in
3. Tháo lắp bản in
4. Lên mực
5. Canh chỉnh bài in
6. Kiểm tra các boong chồng, đảm bảo các boong chồng khít
7. Kiểm tra phần tử
THỢ PHỤ 2: (Nhiệm vụ chính: canh chỉnh bộ phận đầu bò, tay kê)
1. Đọc lệnh sản xuất, nhận giấy in, mực in và các nguyên vật liệu cần thiết
2. Vỗ giấy, đặt chồng giấy lên bàn cấp giấy
3. Canh chỉnh bàn đặt giấy
4. Canh chỉnh đầu bò theo khổ giấy và định lượng
5. Canh chỉnh tay kê
6. Tìm giấy dơ cùng khổ giấy in
7. Vận hành máy hổ trợ quá trình canh bài và canh màu
5/2011 Page 5
Báo cáo Thực Tập
PHẦN II:
CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT BỊ
II.1. THIẾT BỊ
II.1.1. Máy in và thông số máy:
THÔNG SỐ
Speed Master CD 102
Số đơn vị in 4
Tốc độ in cao nhất 13.000 (tờ giờ)
Tốc độ in thấp nhất 3.000 (tờ giờ)
Khổ giấy in lớn nhất 720 x 1030 mm
Khổ giấy in nhỏ nhất 360 x 520 mm
Độ dày giấy in 0,04 – 0,8 mm
Vùng in lớn nhất 705 x 1020 mm
Kích thước bản kẽm 800 x 1030 mm
Kích thước tấm cao su 900 x 1040 mm
Độ cao chồng giấy vào max 1.150 mm
Độ cao chồng giấy ra max 1.150 mm
Chiều dài máy 9.116 mm
Chiều rộng máy 4.353 mm
Chiều cao máy 2.448 mm
Trọng lượng máy 35.200 Kg
Công suất tiêu thụ (50Hz) kW 35,5 kw
5/2011 Page 6
Báo cáo Thực Tập
II.1.2.Cấu tạo của máy inSpeed Master CD 102 :
Các bộ phận chính của máy in Speed Master CD 102
1. Bộ phận vào máy: cung cấp giấy từng tờ một vào bộ phận in của máy bao gồm: bàn đặt
giấy, hệ thống đầu bò: hút giấy, tách tờ, nâng bàn tự động, tay kê đầu, tay kê hông, nhíp
trao.
2. Bộ phận chuyền giấy: chuyền giấy từ bộ phận này sang bộ phận khác của máy in
3. Bộ phận in: gồm 3 ống: ống bản, ống cao su, ống ép, mực sẽ truyền từ bản lên tấm cao su lê
vật liệu in
4. Bộ phận nhận tờ in
5. Các thiết bị kiểm soát và các thiết bị an toàn
Các bộ phận hỗ trợ:
1. Bàn điều khiển canh chỉnh:
- Hệ thống này giúp thực hiện các thao tác canh chỉnh màu mà không cần trực tiếp thực hiện
trên máy (nhưng phải trong giới hạn cho phép). Các việc thực hiện được trên bản điều khiển
là: kéo ống bản (lên-xuống-qua-lại), thực hiện quay lên-xuống một bên ống bản. Nó còn
giúp cho việc canh chỉnh mực nước một cách dễ dàng. Và đồng thời có thể lưu lại thông số
cho từng hệ thống màu nhưng tất cả các việc canh chỉnh đều phải trong giới hạn cho phép,
nếu ngoài khoảng cho phép thì ta phải thực hiện bằng tay.
- Một số vấn đề ở bản điều khiển là việc (tăng-giảm) màu không lập tức được muốn giảm
mực hoặc tăng mực tức thì, bắt buộc phải làm bằng tay.
2. Hệ thống bơm hút dung dịch làm ẩm tự động:
- Hệ thống này giúp bơm hút dung dịch làm ẩm (cồn) và dung dịch làm sách bản (Premier
Fount)
- Hệ thống này giúp không trao và khô nước trên máng.
3. Các Rơ – le an toàn
5/2011 Page 7
Báo cáo Thực Tập
- Hệ thống này được cài đăt tại các máng lưới sắt bảo vệ, khi máy đang chạy ta mở màng
lưới bảo vệ lên thì toàn bộ máy sẽ nhưng hoạt động ngay.
Các thiết bị an toàn khi vận hành máy:
1. Nút tắt khẩn cấp:
- Nút tắt khẩn cấp màu đỏ, dập xuống nút tự động nhã khóa hãm lại và dừng máy ngay. Máy
chỉ có thể hoạt động lại khi nhả khóa, Nhả khóa, ấn xuống, và xoay sang trái
2. Chuông báo hiệu trước khi máy chạy:
- Khi muốn cho máy chạy hay nhấp máy tới hoặc lui, nhất thiết phải nhấn chuông báo hiệu
thì máy mới hoạt động. Nếu không bấm chuông trước mà ta bấm nút chạy máy hay nút
nhấp tới lui thì máy sẽ không hoạt động.
3. Trục cản:
Ngăn không cho đưa tay vào giữa các khe của:
- Lô chà bản và ống bản
- Ống bản và ống cao su
Trục cản xê dịch máy nhừng ngay và chỉ có thể hoạt động trở lại khi chỉnh trục cản về đúng vị trí.
4. Những nắp an toàn đóng mở:
Mở bằng tay và chỉ có thể chỉnh và bảo dưỡng
Máy sẽ ngừng ngay khi mở bất kỳ nắp an toàn nào khi máy đang hoạt động.
Khi nắp an toàn mở cần cẩn thận để tránh tai nạn
Bao gồm:
- Nắp an toàn phía trước ống bản, ống cao su và dàn lô nước
- Nắp an toán phía trước dàn lô mực và dàn lô nước
- Nắp an toàn trước dàn lô mực
- Nắp an toàn phía trên ống in và guồng nhíp chao
- Nắp an toàn trước ống bản, ống cao su và dàn lô mực
- Nắp an toàn phía trên guồng nhíp ra giấy
- Nắp an toàn phía trên chồng ra giấy
5. Nắp an toàn cố định:
Những nắp an toàn cố dịnh cản không đưa tay vào các bộ phận chuyển động: các ống các trục lô và
các guồng nhíp trao chuyển giấy. Khi phải tháo các nắp ra để sửa chữa hoặc bảo dưỡng tuyệt đối
không cho máy hoạt động.
Bao gồm:
- Thanh cản vật lạ: lắp phía trước tay kê đầu và tay kê hông. Chúng cản các vật lạ từ bàn giấy
xuống
- Nắp phía trước guồng.
II.1.3. Quy trình vận hành máy in:
Quy trình vận hành thiết bị:
1. Xem và kiểm tra lệnh sản xuất do quản đốc cung cấp để biết các yêu cầu của sản phẩm,
thông tin của sản phẩm
2. Qua lệnh sản xuất ta nhận bản, giấy, mực, nguyên vật liệu cần thiết
3. Kiểm tra các nguyên vật liệu đã nhận và đi tìm giấy dơ cùng khổ giấy in để chuẩn bị máy in
4. Chuẩn bị máy in
5. Vận hành chạy canh bài
6. Vận hành chạy canh màu
5/2011 Page 8
Báo cáo Thực Tập
7. Vận hành chạy sản lượng
8. Rửa máy
9. Keo bản
Để vận hành thiết bị hiệu quả ta phải hiểu và nắm rõ các bước trong các quy trình sau:
• Quy trình chuẩn bị máy in
• Quy trình in
• Quy tình canh bài in
• Quy trình canh màu
• Các nguyên tắc an toàn khi vận hành máy in
Quy trình chuẩn bị máy in:
1. Nhận lệnh sản xuất
2. Nhận giấy mực và bản in…
3. Vỗ giấy và lồng giấy dơ
4. Canh chỉnh bộ phẫn tách tờ và áp lực in
5. Canh tay kê
6. Canh chỉnh bàn nhận giấy
7. Lắp bản kẽm lên bốn đơn vị in
8. Bỏ mực vào máng mực theo đúng thứ tự chồng màu
9. Canh chỉnh lượng mực xuống lô
10. Kiểm tra lô nước
Quy trình in:
1. Chạy máy chậm cho lô chà ẩm chà sạch bản
2. Bấm nút chạy dây băng
3. Mở bơm gió
4. Khi tờ in đầu tiên đến đơn vị in cuối bấm nút tăng tốc
5. Khi in đủ số lượng bấm nút tắt dây băng
6. Dừng máy in
7. Lau keo bảo vệ bản
8. Lau giấy vừa mới in ra
9. Chuẩn bị đơn hàng mới
Quy trình canh bài:
1. Kiểm tra sơ bộ tờ in: Quan sát tờ in có bị dơ hay mất phần tử in …
2. Đánh dấu tay kê
3. Điều chỉnh 2 boong thẳng hàng bằng bắn bản
4. Đưa hình ảnh về giữa giấy bằng kỹ thuật quay ống
5. Điều chỉnh hình ảnh theo chiều ngang bằng tay kê hông
6. Mỗi lần chỉnh sửa phải kiểm tra bằng cách in thêm một nhịp nữa
Quy trình canh màu:
1. Điều chỉnh lượng mực xuống bản theo 3 cách:
• Vít chỉnh mực
• Lô chấm mực
• Điều chỉnh băng lấy mực của lô máng
5/2011 Page 9
Báo cáo Thực Tập
2. Mỗi lần điều chỉnh phải kiểm tra lại bằng cách in ra 10 tờ giấy tốt (giấy in sản lượng)
3. Khi máy in đạt được sự cân bằng mực nước, lấy vài tờ mẫu ký duyệt
4. Trước khi in sản lượng phải kiểm tra các yếu tố sau:
• Tờ in phải giống mẫu duyệt
• Chồng màu chính xác
• Tờ in phải có đủ boong cho sản phẩm: cắt, gấp, kiểm tra số lượng …
• In đúng màu
• Các tờ in đều màu nhau, màu sắc ổn định
5. In sản lượng
• Giấy phải xuống đều và liên lục
• Tay kê đầu và hông định vị chính xác tờ in
• Trong khi in phải thường xuyên lấy giấy ra kiểm tra và so sánh mẫu
Các quy tắc an toàn khi vận hành máy in:
1. Không bao giờ vận hành thiết bị trừ khi đã được hướng dẫn và cho phép hoàn toàn
2. Đảm bảo rằng tất cả vật bảo vệ, màn bảo vệ và đường khung được đặt đúng chỗ trước khi
vận hành máy
3. Không bao giờ tháo bỏ cách sắp đặt một nút an toàn bởi bất cứ người nào
4. Không khởi động lại máy đã dừng mà không có lý do rõ ràng
5. Kiểm tra người , dụng cụ hay phần thiết bị trong và quanh máy trước khi vận hành
6. Mang thiết bị bảo vệ tai khi làm việc ở vùng có cấp độ ồn cao
7. Không bao giờ cho phép công nhân đeo trang sức, quần áo thả lỏng hay để lộ tóc dài gần
máy
8. Không bao giờ lau hay đặt tay lên thiết bị đang chạy
9. Tránh mang dụng cụ trong túi để trách việc chúng có thể rơi vào máy hay vào các vị trí nguy
hiểm khác
10. Theo dõi các dụng cụ cẩn thận khi hòa trộn hay xử lý các hóa chất trong phòng in
II.1.4. Quy trình sản xuất một đơn hàng:
Triển khai sản xuất một đơn hàng gồm các bước sau:
- Nhận lệnh sản xuất và tờ mẫu (trắng đen hoặc màu)
- Chuẩn bị máy in
- Chạy vỗ bài
- Ký duyệt tờ in mẫu
- Tiến hành in sản lượng
- Kiểm tra tờ in và giao thành phẩm
Bước 1: Nhận lệnh sản xuất:
Trưởng máy chỉ bắt đầu quá trình chuẩn bị máy khi đã nhận dử thông tin đầu vào
• Lệnh sản xuất có chữ ký của quản đốc hay trưởng ca
• Bản in
• Giấy mực và vật liệu cần thiết
Trong lệnh sản xuất yêu cầu phải đầy đủ các thông tin sau:
• Tên sản phẩm
• Khổ thành phẩm
• Số lượng in
5/2011 Page 10
Báo cáo Thực Tập
• Khổ giấy in, định lượng giấy
• Qui cách in
• Số màu in mặt A, mặt B
• Máy in
• Yêu cầu thành phẩm
• Yêu cầu thời gian (nếu cần)
Khi chưa rõ vấn đề gì phải liên hệ trực tiếp với quản đốc chứ không tự ý quyết định
Bước 2: Chuẩn bị máy in:
- Nhận lệnh từ phòng chế bản
- Nhận giấy in + bù hao tại tổ cắt giấy, chuẩn bị giấy dơ
- Nhận mực, cồn, dầu hôi và giẻ lau tại phòng vật tư
- Kiểm tra lượng mực, nước
- Lên bản kễm
- Vỗ giấy lên bàn giấy
- Canh chỉnh tay kê và đầu bò, điều chỉnh áp lực in
Bước 3: Chạy vỗ bài:
Sau khi chuẩn bị máy xong, trưởng máy bắt đầu quá trình canh bài và canh màu
- Canh bài: điều chỉnh hình ảnh in bằng các kỹ thuật bắn bản, quay ống, đẩy tay kê
- Canh màu: Canh mực lên đều theo yêu cầu của bài mẫu
- Chọn 10 tờ mẫu tốt nhất để gặp trực tiếp quản đốc (trưởng máy, khách hàng) để ký mẫu
Bước 4: Tiến hành in sản lượng
Sau khi đã có mẫu, treo tờ mẫu lên bàn để quan sát so sánh mẫu duyệt để phát hiện lỗi và khắc phục
kịp thời.
Bước 5: Kiểm tra tờ in và giao thành phẩm:
- Kiểm tra số lượng tờ in trên bộ đếm tờ
- Kiểm tra loại bỏ phế phẩm trước khi giao cho tổ kiểm phẩm
- Khi in xong, lưu 10 tờ mẫu
- Ghi nhận công việc vào sổ công tác hằng ngày
II.1.5. Kiểm soát chất lượng trong quá trình in
II.1.5.1.Kiểm tra theo lệnh sản xuất:
KIỂM TRA BAN ĐẦU
Kiểm tra giấy in
• Loại giấy
• Định lượng
• Khổ giấy
• Nhận đúng số lượng + bù hao
Kiểm tra bản in theo lệnh sản xuất
• Chất lượng
• Quy cách
• Dầu nhíp
• Khổ in
Kiểm tra bài in
• Sự chồng khít
5/2011 Page 11
Báo cáo Thực Tập
• Số trang
• Màu sắc
• Đường xếp
• Khớp rờ - ga
• Mặt A kéo
• Mặt B đẩy
KIỂM TRA TRONG QUÁ TRÌNH IN
Mức 1 (tờ in) Số lượng lấy mẫu Màu sắc Độ chồng khít
500
1000
1500
2000
…
Hướng dẫn:
• Màu sắc
- Đạt đánh dấu :x
- Không đạt đánh dấu: 0
- Nếu trên tài liệu không cần: K
• Độ chồng khít
- Máy tờ rời: 9 boong chồng khít
• Lấy mẫu
II.1.5.2.Quy trình kiểm tra chất lượng in trong các công đoạn
a.Trước in:
- Kiểm tra file đúng định dạng không, kiểm tra font chữ, hình ảnh…
- Kiểm tra việc bình có theo yêu cầu
- Khi ghi bản và hiện xong thì kiểm tra bản kẽm có bị mất trạm không, bình có đúng không, kiểm
tra chữ, font chữ lần nữa … Nếu có lỗi sai thì phải khắc phục ngay và ghi lại nhằm trách thiệt hại
sau này
b.In:
- Trong quá trình in sản lượng phải thường xuyên rút giấy ra kiểm tra xem tờ in có bị đậm nhạt màu
so với tờ mẫu ký duyệt quan sát tờ in cos xuất hiện các lỗi: bắt dơ, khô nước, bay bản, nhảy tay kê,
dính mặt lưng … hay không từ đó có những cách xử lý kịp thời
c.Sau in:
- Sau khi in xong thì bộ phận KCS (kiểm phẩm) sẽ tiến hành kiểm tra (sai màu, đậm, lợt, ké, chồng
màu không chính xác …) để loại bỏ các tờ in sai so với tờ mẫu. Kiểm tra đủ số lượng trước khi giao
cho phân xưởng thành phẩm gia công
- Trong quá trình thành phẩm (cắt, cần, bế, dán keo…) cũng phải kiểm tra cẩn thận
II.1.6. Yêu cầu về chất lượng
Chất lượng ở đây được định ngĩa là thõa mãn nhu cầu của khách hàng về: giá thành, thời gian, chất
lượng sản phẩm ….
Muốn kiểm soát được chất lượng sản phẩm tốt nhất ta phải kiểm soát chất lượng từ yếu tố đầu vào,
đó là nguồn cung cấp nguyên vật liệu, và chất lượng đầu vào của mỗi công đoạn.
Một số yêu cầu chất lượng tờ in đối với đơn hàng chất lượng cao:
5/2011 Page 12
Báo cáo Thực Tập
• Chồng màu chính xác
• Đồng nhất giữa các tờ in
• Đạt được độ dày lớp mực và độ tương phản in tối (K = 20% ±5)
• Độ sai lệnh màu ∆E<3
• Màu sắc tươi sáng
• Sự gia tăng tầng thứ trong giới hạn cho phép
II.2. CÔNG NGHỆ: (Speed Master CD 102)
II.2.1. Các đặc điểm công nghệ
- Phương pháp in: offset
- Máy in: 4 màu
- Vật liệu: giấy tờ rời
- Ưu điểm: in được nhiều loại giấy
- Khả năng phục chế: in offset là là phương pháp in cho phép in với độ phân giải cao với lớp
mực mỏng nên rất được ưu chuộng với các dạng sản phẩm giấy từ chất lượng thấp đến chất
lượng cao.
- Khuôn in: Bản kẽm tráng sẵn một lớp
II.2.2. Các dạng sản phẩm:
-Sản phẩm in offset đa dạng và phong phú
-Một số loại sản phẩm in thông dụng:
• Sách, tạp chí
• Brochure, tờ bướm, name card
• Biên lai, hóa đơn
• Báo ngày, báo tháng
• Bao bì hộp giấy
• Nhãn hàng
II.2.3. Yêu cầu đầu vào và đầu ra (Speed Master CD 102)
Đầu vào:
- Giấy dạng tờ rời
- Khổ giấy tối đa: 72x103cm
- Khổ giấy tối đa: 36x52cm
- Bản in (kẽm dạng tấm)
- Khổ bản: 79x103cm
- Mực in: dạng đặc
Yêu cầu đầu vào
- Đầu vào phải đảm bảo 3 yếu tố:
• Thông tin trên lệnh sản xuất+mẫu in
• Bản in
• Giấy mực và nguyên vật liệu cần thiết
- Yêu cầu lệnh sản xuất
• Phải đầy đủ thông tin về yêu cầu sản phẩm
• Tên sản phẩm
• Khổ thành phẩm
5/2011 Page 13
Báo cáo Thực Tập
• Số màu in mặt A, mặt B
• Cách in
• Số lượng tờ in
• Khổ giấy in
• Máy in
- Yêu cầu bản in
• Phải sạch, không bị trầy xước
• Đúng khổ máy in
• Đảm bảo chất lượng phục chế
- Yêu cầu về mực giấy:
• Giấy phải đúng khổ, định lượng, số lượng
• Mực phải đúng loại, đủ số lượng
Đầu ra: đã in dạng tờ rời
Yêu cầu đầu ra: tờ in ra phải đảm bảo các yếu tố sau:
- Phục chế được chất lượng hạt tram mong muốn (dot quality)
- Độ chồng màu chính xác (transfer register)
- Độ đồng nhất giữa các tờ in (uniform print)
- Độ tương phản (k=20% ±5) (print contrast)
- Độ tươi sáng và các đặc điểm khác tùy yêu cầu của sản phẩm
II.2.4. Quy trình công nghệ
5/2011 Page 14
Bán Thành Phẩm
Công đoạn trước
(bản in)
Vật Liệu Thô
(giấy, mực)
Thông Tin Đầu Vào
(lệnh sản xuất, mẫu in)
KIỂM TRA
• Chất lượng
• Số lượng
KIỂM TRA
• Chất lượng
• Số lượng
KIỂM TRA LSX
• Thông tin sản phẩm
• Yêu cầu sản phẩm
Vật liệu,thông tin,bán thành
phẩm,đầu vào đã được
kiểm tra
Báo cáo Thực Tập
5/2011 Page 15
Vật liệu,thông tin,bán thành
phẩm,đầu vào đã được
kiểm tra
- vỗ giấy lên giấy
- lên mực lắp bản kẽm
- kiểm tra lượng
mực,nước
Chuẩn bị máy in
Chạy vỗ bài
- chuẩn bị giấy lót
- canh chỉnh vị trí hình
ảnh
- canh chỉnh màu sắc
- ký mẫu (khách hàng)
Tờ in mẫu
Ký mẫu
- tờ in giống mẫu duyệt
- chồng màu chính xác
- tờ in phải đủ boong cho
thành phẩm
- in đúng màu
- các tờ in đều nhau, màu
sắc ổn định
Chạy sản lượng
Mẫu đã duyệt
- sự chồng khít
- số lượng
- màu sắc
- sự đồng nhất giữa các
tờ
Kiểm tra
Tờ in
Tờ in không đạt chất
lượng
Tờ in đạt chất lượng
Tổ Thành PhẩmKhu vực Phế Phẩm
Báo cáo Thực Tập
PHẦN III:
KẾT LUẬN
III.1 Các công việc đã làm được tại nơi thực tập
- Đọc được lệnh sản xuất, và hiểu được ý nghĩa của các thông tin trong lệnh sản xuất
- Từ lệnh sản xuất, nhận mực in, giấy in đúng loại, đúng khổ, đúng số lượng
- Vỗ giấy, lên bàn giấy với nhiều khổ giấy loại giấy và định lượng khác nhau: couchegloss
(80, 100gms), matt (80,115,200), fort (70,80)…
- Đổ mực vào máng gọn gàng, sạch sẽ
- Tháo lắp bản in
- Rửa máng mực, vệ sinh quanh máy in
- Canh chỉnh đầu bò, canh tay kê mỗi đơn hàng
- Vận hành máy, lót giấy dơ hỗ trợ canh bài, canh màu
- Tăng khả năng quan sát và kiểm tra tờ in: nội dung, màu sắc, boong chồng màu
- Tắt máy
- Chạy máu
- Ghi thống kê vào biểu mẫu sau khi kết thúc một đơn hàng
- Phụ dọn dẹp vệ sinh khu vực máy in khi bắt đầu và kết thúc mỗi ca làm việc
- Lau ống bản
- Lau ống cao su
III.2. Những kinh nghiệm và kỹ năng rút ra được từ thực tế sản xuất
III.2.1 Những kỹ năng rút ra từ thực tế sản xuất:
a) Vỗ giấy:
- Vỗ giấy là một kỹ năng cơ bản của người thợ canh chỉnh bộ phận cung cấp vật liệu
- Đối với mỗi loại giấy sẽ có cách vỗ giấy tương ứng tùy thuộc khổ giấy định lượng và đầu
nhíp giấy
- Thao tác vỗ giấy đòi hỏi người thợ phải tập trung, cẩn thận không được để giấy trượt khỏi
tay, rơi xuống đất
- Yêu cầu vỗ giấy
• Gió phải vào được giữa các tờ giấy
• Giấy phải được giữ chắc chắn trong tay
• Chồng giấy phải ngay ngắn sau khi vỗ
• Đầu nhíp giấy không bị bể
• Thao tác phải gọn chính xác
- Đối với giấy khổ nhỏ: thường vỗ đứng
- Đối với giấy khổ lớn: định lượng thấp (<100gms): thường kết hợp cả hai kiểu vỗ là vỗ nằm
và vỗ đúng
5/2011 Page 16
Báo cáo Thực Tập
- Đối với giấy khổ lớn, định lượng lớn: chỉ cần sàng để gió vào giữa các tờ giấy là đạt
- Đối với giấy vừa lấy trong bao bì ra: thường chỉ vỗ nằm vì giấy chưa in mặt nào thường
ngay ngắn, nên chỉ cần sàng cho gió vào giữa các tờ giấy là đạt yêu cầu
- Đối với giấy in một mặt: lúc này giấy đã không còn ngay ngắn như lúc chưa in nên ta phải
kết hợp cả kiểu vỗ nằm và vỗ đứng
b) Đặt giấy lên bàn đặt giấy
- Yêu cầu:
• Chồng giấy phải ngay ngắn, không bị sole
• Đầu nhíp giấy không bị bể
• Dưới bàn giấy có tấm lót giấy
c) Lót giấy dơ:
- Hỗ trợ canh bài: 10 dơ + 3 tốt (giấy trắng một mặt)
- Hỗ trợ canh màu: 20 dơ + 10 tốt
d) Vận hành bộ phận vào giấy:
- Chạy máy
- Chạy rùa
- Chạy dây băng
- Bung gió
- Tăng tốc
- Tắt dây băng
Lưu ý: Khi mở phải đúng nhịp (canh khi bộ phận đầu bò di chuyển lên phía trước)tránh méo
giấy do núm hút giấy gây ra.
e) Khả năng quan sát tờ in:
Khi đang in sản lượng người thợ phải luôn theo dõi màu trên các tờ in, cứ khoảng vài chục tờ chạy
được thì người thợ sẽ rút từ bàn giấy vài tờ để kiểm tra. Các yếu tố cần kiểm tra:
- Màu in (so sánh mẫu)
- Tờ in có bị ngả xanh hay ngả đỏ không?
- Tờ in có bị ké không?
- Có bị mất phần tử in không?
III.2.2. Những kinh nghiệm rút ra từ thực tế sản xuất:
- Một vào yếu tố trưởng máy cần quan tâm trước khi in sản lượng:
• Tờ in phải giống mẫu duyệt
• Chồng màu chính xác
• Tờ in phải có đủ boong cho thành phẩm: cắt, gấp, kiểm tra số lượng…
• In đúng màu
• Các tờ in đều màu nhau, màu sắc ổn định
- Trong khi tiến hành in sản lượng, người thợ trưởng máy phải liên tục kiểm tra tờ in ra để
phát triển và khắc phục lỗi kịp thời
- Khi tờ in bị dơ ở phần tử không in, có thể dùng gôm để tẩy những vết bẩn đó
- Trước khi vỗ giấy cần quan sát khổ giấy, định lượng, loại giấy để xác định cách vỗ giấy
thích hợp
- Hiểu rõ công việc, nhiệm vụ và trách nhiệm của từng người thợ in chính và phụ
- Hiểu rõ yêu cầu đầu vào, đầu ra và cách thức kiểm tra bài in trong thực tế
- Sau khi trực tiếp tham gia quá trình sản xuất em biết mình cần phải trang bị những kỹ năng
và kiến thức nào để đáp ứng yêu cầu công việc một cách tốt nhất và các kiến thức cần thiết
để kiểm tra chất lượng phục chế trong các công đoạn
5/2011 Page 17
Báo cáo Thực Tập
- Hiểu được khó khăn và thử thách của thực tế sản xuất trong quá trình kiểm soát chất lượng
sản phẩm
- Nắm được quy trình sản xuất sản phẩm in
Với thời gian thực tập 3 tháng, em chưa thể rèn luyện tay nghề mình trở nên thành thạo đượng
nhưng em biết mình cần chuẩn bị gì để có thể hòa nhập vào quá trình sản xuất, và sẽ tiếp tục tìm
hiểu và học hỏi những gì sau khi tốt nghiệp
III.3. Mối liên hệ giữa các công đoạn
Một sản phẩm in phải trải qua 3 công đoạn sản xuất: chế bản – in – thành phẩm
Nhìn vào sơ đồ ta có thể dễ dàng nhận ra mối liên hệ cơ bản giữa các công đoạn: đầu vào của công
đoạn sau là đầu ra bán thành phẩm của công đoạn trước
• Chế bản: đầu ra là bản in
• In: đầu vào là bản in – đầu ra là tờ in
• Thành phẩm: đầu vào là tờ in – đầu ra là sản phẩm in
Như vậy, nếu như một trong ba công đoạn bị ngắt quãng đều ảnh hưởng đến thời gian sản xuất sản
phẩm. Chất lượng cũng tương tự, bất kỳ sai hỏng nào xảy ra đều gây ảnh hưởng đến sản phẩm in
Do vậy, muốn tránh được các sai hỏng không đáng có ta phải có sự hiểu biết và tương tác giữa các
công đoạn để bù trừ, hạn chế các sai hỏng đến mức thấp nhất:
• Nhân viên chế bản phải biết được các thiết bị ở công đoạn in và thành phẩm để có
các phương án bù trừ thích hợp
• Tổ in cần phải biết công đoạn thành phẩm sẽ thành phẩm như thế nào, nếu phát hiện
lỗi tờ in thiếu các thành phần cần cho thành phẩm thì phải báo ngay cho quản đốc để
có biệp pháp xử lý kịp thời
• Các đặc tính thiết bị trong xưởng in và thành phẩm
• Các sai hỏng thường xảy ra trong quá trình in và thành phẩm
• Các thông tin mà công đoạn sau cần phải biết (boong chồng, boong cắt, gấp)
• Sản phẩm in sẽ in như thế nào, in và thành phẩm ở những máy nào
Tóm lại, nhân viên chế bản cần phải hiểu rõ các thông số khả năng phục chế và các đặc tính của
thiết bị tại phân xưởng in là thành phẩm, hiểu được quy trình sản xuất cụ thể, sản phẩm sẽ in ở máy
5/2011 Page 18
Phân xưởng chế bản
Bản in
Tờ in
Phân xưởng in
Phân xưởng thành
phẩm
Sản phẩm
Báo cáo Thực Tập
nào, thành phẩm ở máy nào, Khi đó, nhân viên chế bản mới biết cần đặt những thông tin gì lên bản.
Hầu hết các sai hỏng đều đươc khắc phục ở khâu chế bản, do đó nhân viên chế bản cần hiểu rõ
công việc của khâu in và thành phẩm
III.4. Các lỗi thường gặp trong quá trình thực tập
III.4.1. Lỗi trong quá trình cung cấp giấy
Sự cố Nguyên nhân Cách khắc phục
1. Giấy hút bị méo -Do lực hút giấy ở 2 bên
nám hút không đều
-Do giấy lên không ngay và
thẳng
-Điều chỉnh lực hút 2 nám
hút nâng và nám hút đưa
-Lên giấy chính xác hơn
2. Máy không phát hiện tờ
đúp
-Do mắt thần bị bụi hoặc hư
hỏng
-Lau sạch mắt thần hoặc
thay khác
3. Máy nhả ống, nhíp
Balance, không bắt giấy
-Do giấy xuống bị méo -Điều chỉnh bàn lên giấy
ngay ngắn hơn
4. Giấy không nạp được
hoặc xuống 2 tờ
-Độ cao của cây giấy không
phù hợp
-Do đầu thổi tách giấy đặt
quá thấp nên có nhiều nơi
thổi tách giấy
-Các đầu hút hoạt động
không chính xác
-Điều chỉnh độ cao phù hợp
sao cho tờ đầu tiên cách
chân vịt khoảng 6 mm
-Điều chỉnh lại đầu thổi có
độ cao thích hợp và giảm
hơi thổi
-Lau chùi các đầu hút hoặc
thay mới
5. Nhảy tay kê hông -Do giấy cắt không đều
-Tay kê hông đẩy tờ giấy
trước khi giấy dừng ở trước
tay kê đầu
-Do bánh xe chặn đuôi
không chăn sát duôi giấy
-Dùng giấy cắt đúng
-Kiểm tra và điều chỉnh
đúng nhịp của tay kê hông
-Điều chỉnh bánh xe chặn
đuôi
III.4.2. Lỗi trong quá trình in
Sự cố Nguyên nhân Cách khắc phục
1. Ké bản: trên tờ in có 1
chấm dơ (có nhân)
2. Ké su: trên tờ in có một
chấm dơ (không có nhân)
-Do bụi giấy dính trên bản,
su
-Dùng cây chà ké chà tại vị
trí ké
-Dùng máy lau su, kẽm
3. Móp tấm cao su: tờ in bị
mất trạm hoặc mất phần tử -Do vật lạ dính vào giấy, đi
-Dùng máy thay tấm cao su
mới
5/2011 Page 19
Báo cáo Thực Tập
in vào đơn vị in
-Do áp lực in quá lớn
4. Giấy bị dính dặm: mặt
sau của giấy có những vật
dơ
-Do mực còn ướt mà chồng
giấy quá cao gây áp lực làm
tờ in bị dính dặm mặt lưng
-Dùng gôm bôi từng tờ
-Nên cho bàn nhận giấy
thấp khi thấy bài in có nguy
cơ dính dặm
III.5. Nhận xét vế chương trình đào tạo giữa lý thuyết và thực hành
- Về lý thuyết : với lượng kiến thức nền được trang bị trên lớp học em, em nhanh chóng nắm
bắt được nguyên tắc hoạt động của máy, hiểu được quy trình sản xuất sản phẩm, là cơ sở
để em giải đáp nhiều vấn đề liên quan trong thực tế sản xuất, các yếu tố khách quan ảnh
hưởng đến quá trình in
- Về thực hành: do cơ sở vật chất tại xưởng trường còn hạn chế, thời gian thực hành trên
máy là rất ít nên khi tham gia vào sản xuất thực tế em đã gặp không ít những khó khăn
nhất định về các thao tác làm việc
- Kiến nghị: em hy vọng khoa sẽ tạo kiều kiện cho các khóa sau được va chạm thực tế sản
xuất sớm hơn, tốt nhất là đầu năm 3 để sinh viên có định hướng học tốt hơn.
5/2011 Page 20
Báo cáo Thực Tập
ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
5/2011 Page 21
Báo cáo Thực Tập
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
5/2011 Page 22