Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

thực trạng chi ngân sách nhà nước Việt Nam hiện nay pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (506.67 KB, 30 trang )

Trường Đại học Thương Mại
Khoa Marketing


Môn: Nhập môn tài chính tiền tệ
GVHD: Lê Thu Huyền
Nhóm: 9
Lớp: 1202EFIN0112
Đề tài: Thực trạng việc áp dụng các nguyên tắc chi
ngân sách nhà nước trong hoạt động chi ngân sách nhà nước Việt
Nam. Đánh giá thực trạng và đưa ra các giải pháp để hạn chế thất
thoát nguồn ngân sách nhà nước Việt Nam hiện nay.
Phản biện đề tài: 02, 03
Nhập môn tài chính tiền tệ Nhóm 09
Hà Nội, 2012
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
o0o
BIÊN BẢN HỌP NHÓM THẢO LUẬN
I, Thời gian: 15h ngày 02/05/2012
II, Địa điểm: phòng thảo luận V303a, trường ĐHTM
III, Thành phần
1,Nguyễn Thị Thịnh 4, Tạ Thúy Thúy 8, Lê Xuân Thuyết
2, Nguyễn Thị Thơm 5, Cao Thị Thùy 9, Nguyễn Văn Toàn
3, Nguyễn Thị Huyền Thu 6, Nguyễn Thị Thu Thảo 10, Đỗ Kim Thùy
7, Trương Thị Thu Thủy 11, Tạ Đình Thiện
IV, Nội Dung
Nhóm trưởng triển khai nội dung đề tài thảo luận cho cả nhóm, nhóm tiến hành
thảo luận để đưa ra dàn ý theo yêu cầu của đề tài

Nhóm đưa ra dàn ý và phân công nhiệm vụ như sau:


Các thành viên có nhiệm vụ tìm hiểu nhiệm vụ mình được giao và nộp lại cho
nhóm trưởng trước ngày 10/05/2012 ít nhất một ngày
Biên bản kết thúc vào hồi 16h ngày 2 tháng 05 năm 2012
Thư ký Nhóm trưởng
Tạ Thúy Thúy Cao Thị Thùy
Page 2 of 30
Nhập môn tài chính tiền tệ Nhóm 09
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
o0o
BIÊN BẢN HỌP NHÓM THẢO LUẬN
I, Thời gian: 15h30 ngày 11/05/2012
II, Địa điểm: phòng thảo luận V303a, trường ĐHTM
III, Thành phần
1,Nguyễn Thị Thịnh 4, Tạ Thúy Thúy 8, Lê Xuân Thuyết
2, Nguyễn Thị Thơm 5, Cao Thị Thùy 9, Nguyễn Văn Toàn
3, Nguyễn Thị Huyền Thu 6, Nguyễn Thị Thu Thảo 10, Đỗ Kim Thùy
7, Trương Thị Thu Thủy 11, Tạ Đình Thiện
IV, Nội Dung

Nhóm trưởng, thư ký triển khai nội dung bài thảo luận đã được tổng hợp cho cả
nhóm, nhóm tiến hành thảo luận để bổ xung cho dàn ý
- Phân công Cao Thị Thùy, Tạ Thúy Thúy xây dựng bản word
Các thành viên có nhiệm vụ tiếp tục tìm hiểu phần nội dung mà mình được giao
Biên bản kết thúc vào hồi 16h ngày 25 tháng 04 năm 2012

Thư ký Nhóm trưởng
Tạ Thúy Thúy Cao Thị Thùy

Page 3 of 30

Nhập môn tài chính tiền tệ Nhóm 09
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
o0o
BIÊN BẢN HỌP NHÓM THẢO LUẬN
I, Thời gian: 15h ngày 18/05/2012
II, Địa điểm: phòng thảo luận V303a, trường ĐHTM
III, Thành phần
1,Nguyễn Thị Thịnh 4, Tạ Thúy Thúy 8, Lê Xuân Thuyết
2, Nguyễn Thị Thơm 5, Cao Thị Thùy 9, Nguyễn Văn Toàn
3, Nguyễn Thị Huyền Thu 6, Nguyễn Thị Thu Thảo 10, Đỗ Kim Thùy
7, Trương Thị Thu Thủy 11, Tạ Đình Thiện
IV, Nội Dung
Nhóm cùng kiểm tra lại bản word của bài thảo luận.
- Tìm hiểu về đề tài mà nhóm được phân công phản biên

Biên bản kết thúc vào hồi 15h30 ngày 18 tháng 05 năm 2012

Thư ký Nhóm trưởng
Tạ Thúy Thúy Cao Thị Thùy
Page 4 of 30
Nhập môn tài chính tiền tệ Nhóm 09
BẢNG ĐÁNH GIÁ
STT Họ và tên Nhiệm vụ Đánh giá Ký tên
1 Nguyễn Thị
Thu Thảo
2 Tạ Đình Thiện
3 Nguyễn Thị Thịnh
4 Nguyễn Thị Thơm
5 Nguyễn Thị

Huyền Thu
6 Tạ Thúy Thúy
7 Cao Thị Thùy
8 Đỗ Kim Thùy
9 Trương Thị
Thu Thủy
10 Lê Xuân Thuyết
11 Nguyễn Văn Toàn
Thư kí Nhóm trưởng
Tạ Thúy Thúy Cao Thị Thùy
MỤC LỤC
Lời mở đầu
Page 5 of 30
Nhập môn tài chính tiền tệ Nhóm 09
A. Lý luận chung về chi ngân sách Nhà nước
I- Khái niệm, đặc điểm và nội dung chi NSNN
II- Những nguyên tắc tổ chức chi NSNN
III- Vai trò của chi NSNN
B. Trực trạng chi ngân sách Nhà nước
I- Bảng cân đối NSNN
II- Phân tích đánh giá chi NSNN
C. Giải pháp nâng cao hiệu quả và hạn chế thất thoát trong chi NSNN
Kết luận
Lời mở đầu

Bất kì Nhà nước nào đều mang trong mình bản chất giai cấp. Nhà nước xuất hiện
với tư cách là cơ quan có quyền lực công cộng để duy trì và phát triển xã hội. Để thực
Page 6 of 30
Nhập môn tài chính tiền tệ Nhóm 09
hiện chức năng đó, Nhà nước phải có nguồn tài chính. Bằng quyền lực công cộng, Nhà

nước đã ấn định các thứ thuế, bắt công dân phải đóng góp lập ra quỹ tiền tệ riêng _quỹ
ngân sách Nhà nước(NSNN)_để chi tiêu cho bộ máy nhà nước quân đội, cảnh sát,…
NSNN phản ánh các quan hệ kinh tế phát sinh gắn liền với quá trình tạo lập, phân phối và
sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước khi Nhà nước tham gia phân phối các nguồn
tài chính quốc gia nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nước trên cơ sở luật định.
Cũng như các nhà nước khác, Nhà nước Việt Nam có quỹ tiền tệ riêng để duy trì và thực
hiện các chức năng của mình thông qua việc chi NSNN cho đầu tư, cho sự nghiệp kinh
tế, cho y tế, cho giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa hoc,…
Ngân sách quốc gia là công cụ điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế xã hội, định hướng phát triển
sản xuất, điều tiết thị trường, bình ổn giá cả, điều chỉnh đời sống xã hội và là công cụ
định hướng hình thành cơ cấu kinh tế mới, kích thích phát triển sản xuất kinh doanh và
chống độc quyền thông qua các chính sách chi NSNN.
Để tìm hiểu việc chi đó có mang lại hiệu quả và đạt được mục đich đã đề ra của
chính phủ hay không, chúng ta cần nắm vững lý luận chung về chi NSNN và phân tích,
đánh giá tình hình thực trạng chi NSNN ở nước ta hiện nay để từ đó đưa ra các giải pháp
khắc phục yếu kém, sai lầm.
Dựa trên cơ sở lý thuyết về chi NSNN, đồng thời kết hợp với việc tìm hiểu thực
trạng việc chi NSNN ở nước ta những năm gần đây, chúng tôi có đưa ra một số nhận xét
đánh giá và giải pháp nâng cao việc chi NSNN có hiệu quả. Bài thảo luận bao gồm 3 nội
dung chính:
A. Lý luận chung về chi NSNN.
B. Thực trạng chi NSNN.
. C. Giải pháp nâng cao hiệu quả và hạn chế thất thoát trong chi NSNN
A. Lý luận chung về chi NSNN.
I. Khái niệm, đặc điểm và nội dung chi NSNN:
Page 7 of 30
Nhập môn tài chính tiền tệ Nhóm 09
1. Khái niệm:
Chi NSNN là việc phân phối và sử dụng quỹ
NSNN nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng

của Nhà nước theo những nguyên tắc nhất định.
Chi NSNN là quá trình phân phối lại các nguồn
tài chính đã được tập trung vào NSNN và đưa
chúng đến mục đích sử dụng. Vì thế, chi NSNN
là những việc cụ thể không chỉ dừng lại trên các
định hướng mà phải phân bổ cho từng mục tiêu,
từng hoạt động và từng công việc thuộc chức
năng của Nhà nước.
2.Đặc điểm:
- Chi NSNN gắn với bộ máy Nhà nước và những nhiệm vụ kinh tế chính trị, xã
hội mà Nhà nước đảm đương trong từng thời kỳ.
-Chi NSNN gắn với quyền lực của Nhà
nước.Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất
quyết định qui mô, nội dung, cơ cấu chi NSNN và
phân bổ vốn NSNN cho các mục tiêu quan trọng
nhất. Chính phủ là cơ quan hành pháp, có nhiệm
vụ quản lý, điều hành các khoản chi NSNN.
-Hiệu quả chi NSNN khác với hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp, nó
được xem xét trên tầm vĩ mô và là hiệu quả kinh tế, xã hội, anh ninh, quốc phòng,…dựa
vào việc hoàn thành các mục tiêu kinh tế, xã hội, anh ninh, quốc phòng,…mà các khoản
chi NSNN đảm nhận.
-Chi NSNN là những khoản chi không hoàn trả
trực tiếp. Các khoản chi cấp phát từ NSNN cho các
Page 8 of 30
Nhập môn tài chính tiền tệ Nhóm 09
ngành, các cấp, cho các hoạt động văn hóa, xã hội, giúp đỡ người nghèo. Không phải trả
giá hoặc hoàn lại cho Nhà nước. Đặc điểm này giúp phân biệt các khoản chi NSNN với
các khoản tín dụng. Tuy nhiên, NSNN cũng có những khoản chi cho việc thực hiện
chương trình mục tiêu mà thực chất là cho vay ưu đãi có hoàn trả gốc với lãi suất rất thấp
hoặc không có lãi (chi giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo…)

-Chi NSNN là một bộ phận cấu thành luồng vận động tiền tệ và nó gắn liến với sự
vận động của các phạm trù giá trị khác như giá cả, tiền lương, tín dụng, thuế, tỉ giá hối
đoái…
II.Phân loại chi Ngân sách Nhà nước.
-Căn cứ vào các lĩnh vực hoạt động
+) Chi đầu tư phát triển kinh tế: là khoản chi quan trọng thường chiếm tỷ trọng lớn
trong tổng chi của Ngân sách Nhà nước, có tác dụng tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho
nền kinh tế, tác động trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế, làm tăng tổng sản phẩm quốc nội
và tạo điều kiện để tái tạo và tăng nguồn thu NSNN.
+) Chi phí phát triển sự nghiệp: là khoản chi của NSNN nhằm phát triển các lĩnh
vực, sự nghiệp trong xã hội.
+) Chi cho quản lý Nhà nước: là khoản chi nhằm đảm bảo duy trì và cải tiến sự
hoạt động của bộ máy Nhà nước.
+) Chi cho an ninh,quốc phòng: là khoản chi cho xây dựng duy trì và cải tiến sự
hoạt động của các lực lượng an ninh, quốc phòng nhằm đảm bảo sức mạnh chuyên chính
của Nhà nước, bảo vệ tổ quốc và duy trì trật tự trị an toàn cho xã hội.
+) Chi đảm bảo và phúc lợi xã hội: là khoản chi nhằm đảm bảo và nâng cao đời
sống về vật chất và tinh thần cho dân cư, đặc biệt là tầng lớp người nghèo trong xã hội.
- Căn cứ theo mục đích chỉ tiêu
+) Chi cho tích luỹ: là khoản chi NSNN nhằm mục đích làm tăng cơ sở vật chất và
tiềm lực cho nền kinh tế.
+) Chi cho tiêu dùng: là khoản chi NSNN không nhằm mục đích trực tiếp tạo ra
sản phẩm vật chất để tiêu dùng trong tương lai mà chỉ là tiêu dùng ở hiện tại.
Page 9 of 30
Nhập môn tài chính tiền tệ Nhóm 09
-Căn cứ vào tính chất các khoản chi
+) Chi thường xuyên
+) Chi không thường xuyên
III.Những nguyên tắc tổ chức chi NSNN.
Chi NSNN có vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của

quốc gia. Việc bố trí các khoản chi NSNN một cách tùy tiện, thiếu sự phân tích hoàn
cảnh cụ thể sẽ có một ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước. Do vậy, việc tổ chức các khoản chi NSNN phải đươc tổ chức theo những nguyên
tắc nhất định.
1. Dựa trên khả năng các nguồn thu có thể huy động được để bố trí các khoản
chi.

Chi NSNN dựa trên cơ sở có nguồn thu thực tế từ nền kinh tế. Nó đòi hỏi mức độ
chi và cơ cấu các khoản chi phải dựa vào khả năng tăng trưởng GDP của đất nước . Nếu
vi phạm nguyên tắc này sẽ dẫn đến tình trạng bội chi NSNN, một nguyên nhân dẫn đến
bùng nổ lạm phát, gây mất ổn định cho sự phát triển kinh tế - xã hội.
2. Đảm bảo yêu cầu tiết kiệm và hiệu quả trong việc bố trí các khoản chỉ tiêu
của NSNN.
Các khoản chi NSNN nói chung có đặc điểm là bao cấp với khối lượng chi tiêu
lớn. Và lại, trong thực tế, trải qua một thời gian dài với quan điểm chi với bất cứ giá nào
đã gây ra tình trạng lãng phí, kém hiệu quả trong việc sử dụng các khoản chi NSNN, đặc
biệt là các khoản chi xây dựng cơ bản. Do vậy cần phải quán triệt nguyên tắc tiết kiệm và
hiệu quả trong các khoản chi NSNN.
3. Đảm bảo yêu cầu tập trung có trọng điểm.
Page 10 of 30
Nhập môn tài chính tiền tệ Nhóm 09
Nguyên tắc này đòi hỏi việc phân bổ nguồn vốn NSNN phải căn cứ vào chương
trình trọng điểm của nhà nước, vì việc thực hiện thành công các chương trình này có tác
động dây chuyền, thúc đẩy các ngành, các lĩnh vực phat triển.
4. Đảm bảo yêu cầu Nhà nước và nhân dân cùng làm trong việc bố trí các khoản
chi của NSNN, đặc biệt là các khoản chi mang tính chất phúc lợi xã hội.
Nguyên tắc này đòi hỏi khi quyết định các khoản chi ngân sách cho một lĩnh vực
nhất định cần phải cân nhắc khả năng huy động các nguồn lưc khác để giảm nhẹ gánh
nặng cho Ngân sách Nhà nước.


5. Phân biệt rõ nhiệm vụ kinh tế - xã hội của các cấp chính quyền theo luật định để
bố trí các khoản chi chồng chéo, khó kiểm tra, giám sát, nâng cao trách nhiệm và
tính chủ động của các cấp.
6. Tổ chức chi NSNN trong sự phối hợp chặt chẽ với khối lượng tiền tệ, lãi suất, tỉ
giá hối đoái để tạo nên công cụ tổng hợp cùng tác động đến các vấn đề của kinh tế
vĩ mô.
IV. Các nhân tố ảnh hưởng đến chi NSNN.
- Bản chất chế độ xã hội.
- Sự phát triển của lực lượng sản xuất.
- Khả năng tích luỹ cuả nền kinh tế.
- Mô hình tổ chức bộ máy Nhà nước và những nhiệm vụ kinh tế, xã hội mà Nhà nước
đảm nhiệm trong từng thời kỳ.
- Một số nhân tố khác như: biến động kinh tế, chính trị, xã hội, giá cả, lãi suất, tỷ giá hối
đoái…
Page 11 of 30
Nhập môn tài chính tiền tệ Nhóm 09
V. Vai trò của chi NSNN.
1. Điều tiết nền kinh tế, thúc đẩy phát triển kinh tế.
Ngân sách quốc gia là công cụ định hướng
hình thành cơ cấu kinh tế mới, kích thích phát
triển sản xuất kinh doanh và chống độc quyền.
Trước hết, Chính phủ sẽ hướng hoạt động cuả
các chủ thể trong nền kinh tế đi vào quỹ đạo mà
Chính phủ đã hoạch định để hình thành cơ cấu
kinh tế tối ưu, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển ổn định và bền vững. Thông qua
hoạt động chi NSNN, Nhà nước sẽ cung cấp kinh phí đầu tư cho cơ sở kết cấu hạ tầng,
hình thành các doanh nghiệp thuộc các ngành then chốt trên cơ sở đó tạo môi trường và
điều kiện thuận lợi cho sự ra đời và phát triển các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần
kinh tế (có thể thấy rõ nhất tầm quan trọng của điện lực, viễn thông, hàng không đến hoạt
động kinh doanh của các doanh nghiệp).

Bên cạnh đó, việc cấp vốn hình thành các doanh nghiệp Nhà nước là một trong
những biện pháp căn bản để chống độc quyền và tránh cho thị trường khỏi rơi vào tình
trạng cạnh tranh không hoàn hảo. Và trong những điều kiện cụ thể, nguồn kinh phí trong
ngân sách cũng có thể được sử dụng để hỗ trợ cho sự phát triển của các doanh nghiệp,
đảm bảo tính ổn định về cơ cấu hoặc chuẩn bị cho việc chuyển sang cơ cấu mới hợp lý
hơn.
2. Giải quyết các vấn đề xã hội:
Chính sách ngân sách, cụ thể là chính sách thuế và chính sách chi ngân sách, góp
phần làm giảm bớt sự chênh lệch quá lớn về thu nhập và tiền lương giữa những người
làm việc trong khu vực sản xuất kinh doanh, khu vực hành chính, sự nghiệp, an ninh,
quốc phòng; giữa những người sống ở thành thị, nông thôn, miền núi, hải đảo nhằm ổn
Page 12 of 30
Nhập môn tài chính tiền tệ Nhóm 09
định đời sống của các tầng lớp dân cư trong phạm vi cả nước.
Nhà nước trợ giúp trực tiếp giành cho những người có thu nhập thấp hay có hoàn
cảnh đặc biệt như chi về trợ cấp xã hội, trợ cấp gián tiếp dưới hình thức trợ giá cho các
mặt hàng thiết yếu, các khoản chi phí để thực hiện chính sách dân số, chính sách việc
làm, chống mù chữ….
3. Góp phần ổn định thị trường chống lạm phát.

Đối với thị trường hàng hóa, hoạt động điều tiết của Chính phủ được thực hiện
thông qua việc sử dụng các quỹ dự trữ của Nhà nước (bằng tiền, bằng ngoại tệ, các loại
hàng hóa, vật tư chiến lược ) được hình thành từ nguồn thu của NSNN. Một cách tổng
quát,cơ chế điều tiết là khi giá cả của một loại hàng hóa nào đó lên cao, để kìm hãm và
chống đầu cơ,Chính phủ đưa dự trữ hàng hóa đó ra thị trường để tăng cung, trên cơ sở đó
sẽ bình ổn giá cả và hạn chế khả năng tăng giá đồng loạt, gây lạm phát chung cho nền
kinh tế. Và khi giá cả của hàng hóa đó giảm mạnh, có khả năng gây thiệt hại cho người
sản xuất và tạo ra xu hướng di chuyển vốn sang lĩnh vực khác, Chính phủ sẽ bỏ tiền ra để
mua các hàng hóa đó theo một giá nhất định nhằm đảm bảo cho người sản xuất.
Đối với thị trường tiền tệ, thị trường vốn, thị trường sức lao động,…hoạt động

điều tiết của Chính phủ thông qua việc thực hiện một cách đồng bộ giữa các công cụ tài
chính, tiền tệ giá cả…trong đó công cụ ngân sách với các biện pháp như phát hành công
trái, chi trả nợ, các biện pháp chi tiêu dùng của Chính phủ cho toàn xã hội, đào tạo…
4. Tăng cường sức mạnh của bộ máy Nhà nước, bảo vệ đất nước và giữ gìn an
ninh.
NSNN là công cụ tài chính quan trọng nhất để cung ứng nguồn tài chính cho hoạt
động của bộ máy nhà nước từ trung ương đến xã, phường ở nước ta, nguồn NSNN hầu
như là nguồn duy nhất để phục vụ cho các hoạt động của bộ máy nhà nước đến các cơ
quan quyền lực,cơ quan hành chính Nhà nước đến các cơ quan tư pháp. NSNN còn cung
Page 13 of 30
Nhập môn tài chính tiền tệ Nhóm 09
ứng nguồn tài chính cho Đảng cộng sản lãnh đạo hoạt động, tài trợ cho các tổ chức xã hội
mà nguồn tài chính của các tổ chức này không đảm bảo. Như vậy chi NSNN có vai trò
quan trọng trong việc quản lý và duy trì hệ thống chính trị của nước ta.
B. Thực trạng chi NSNS năm 2011
I. Bảng chi NSNN

CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

CHI CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
725,600 796,000 903,100
I Chi đầu tư phát triển 152,000 175,00
0
180,000
II Chi trả nợ và viện trợ 86,000 101,00
0
100,000
1 Trả nợ trong nước 66,300 79,300 77,850
2 Trả nợ ngoài nước 18,700 20,700 21,000
3 Chi viện trợ 1,000 1,000 1,150

III Chi thường xuyên 442,100 491,50
0
542,000
Trong đó:
1 Chi giáo dục - đào tạo, dạy nghề 110,130 120,339 135,920
2 Chi Y tế 43,200 44,860 51,100
3 Chi dân số và kế hoạch hoá gia đình 880 900 970
4 Chi khoa học, công nghệ 6,430 6,483 7,160
5 Chi văn hoá, thông tin 4,640 4,774 5,450
6 Chi phát thanh, truyền hình, thông tấn 2,410 2,489 2,890
7 Chi thể dục thể thao 1,760 1,826 1,990
8 Chi lương hưu và bảo đảm xã hội 74,500 82,660 85,560
9 Chi sự nghiệp kinh tế 42,540 47,262 49,488
10 Chi sự nghiệp bảo vệ môi trường 7,250 7,950 9,050
Page 14 of 30
Nhập môn tài chính tiền tệ Nhóm 09
11 Chi quản lý hành chính 62,060 68,202 77,460
12 Chi trợ giá mặt hàng chính sách 1,660 2,110 1,820
IV Chi thực hiện cải cách tiền lương
27,000
6,000 59,300
V Chi bổ sung Quỹ dự trữ tài chính 100 100 100
VI Chi chuyển nguồn 22,400
VI
I
Dự phòng 18,400 21,700


II. Phân tích, đánh giá chi NSNN năm 2011
1. Đánh giá chung

Thực hiện Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã tập trung chỉ đạo điều
hành NSNN năm 2011 theo nguyên tắc đảm bảo cân đối đủ nguồn để thực hiện các
nhiệm vụ chi theo dự toán Quốc hội, HĐND các địa phương đã thông qua. Yêu cầu các
Bộ, ngành và địa phương chủ động sắp xếp, bố trí trong phạm vi dự toán được giao để xử
lý các nhiệm vụ phát sinh đột xuất trong năm, trừ các trường hợp thực hiện theo chính
sách, chế độ mới ban hành và phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh;
các địa phương phấn đấu tăng thu ngân sách, chủ động dành nguồn đối phó với thiên tai,
dịch bệnh và xử lý các nhu cầu cấp thiết về an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh tại địa
phương.
Trong quá trình tổ chức thực hiện chi NSNN, các Bộ, cơ quan trung ương và địa
phương cũng đã nghiêm túc chấp hành kiểm soát chặt chẽ đầu tư công và tiết kiệm chi
tiêu thường xuyên, tăng cường kiểm soát chi để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân
sách; đã thực hiện rà soát, sắp xếp lại để điều chuyển khoảng 9.452 tỷ đồng vốn đầu tư từ
NSNN, trái phiếu Chính phủ và xổ số kiến thiết để tập trung vốn đẩy nhanh tiến độ các
công trình, dự án quan trọng, cấp bách, hoàn thành trong năm 2011. Số vốn cắt giảm nêu
trên được điều chuyển cho các dự án hoàn thành, cấp bách cần đẩy nhanh tiến độ. Nhờ
việc cắt giảm, điều chuyển, số dự án hoàn thành trong năm 2011 tăng thêm 1.053 dự án.
Ngoài ra, các bộ, ngành, địa phương cònthực hiện tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên
Page 15 of 30
Nhập môn tài chính tiền tệ Nhóm 09
của 9 tháng còn lại trong dự toán năm 2011 là 3.857,7 tỷ đồng để chi cho lĩnh vực an sinh
xã hội.
Số vượt thu NSTW, căn cứ quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Nghị quyết
của Quốc hội, tình hình thực tế năm 2011 và yêu cầu bố trí dự toán NSNN năm 2012, sau
khi thưởng vượt thu, bù hụt thu cân đối do nguyên nhân khách quan (nếu có) và đầu tư
trở lại cho NSĐP theo chế độ, tăng chi cho các nhiệm vụ đã xác định từ nguồn tăng thu
viện trợ, Chính phủ trình Quốc hội tập trung sử dụng để: (1) giảm bội chi NSNN, (2) tăng
chi trả nợ, (3) chuyển nguồn đảm bảo cân đối NSNN năm 2012.
Số vượt thu NSĐP, theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và Nghị quyết của
Quốc hội, phần vượt thu tiền sử dụng đất (khoảng 13.500 tỷ đồng) địa phương sử dụng để

tăng Quỹ phát triển nhà đất và đầu tư phát triển các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội
quan trọng;phần vượt thu ngoài tiền sử dụng đất (khoảng 12.000 tỷ đồng), địa phương sử
dụng 50% để tạo nguồn cải cách tiền lương, số còn lại sử dụng để đáp ứng các nhiệm vụ
cấp thiết về phòng chống giảm nhẹ tác hại thiên tai, dịch bệnh, bảo đảm an sinh xã hội,
quốc phòng, an ninh trên địa bàn. Trong điều hành, các địa phương chủ động tăng chuyển
nguồn đảm bảo cân đối NSNN năm 2012, hạn chế chi ngay trong năm 2011 để góp phần
kiềm chế lạm phát.
2. Chi NSNN tại một số lĩnh vực
Căn cứ vào dự toán chi NSNN năm 2011, kết hợp với dự kiến phân bổ sử dụng
nguồn dự phòng và nguồn vượt thu năm 2011 nêu trên, đánh giá tổng chi NSNN năm
2011 ước đạt 796.000 tỷ đồng, tăng 9,7% so với dự toán, tăng 18,6% so với thực hiện
năm 2010. Kết quả cụ thể tại một số lĩnh vực chi chủ yếu như sau:
a) Chi đầu tư phát triển: Dự toán chi 152.000 tỷ đồng.
Ước thực hiện cả năm, trên cơ sở dự toán đầu năm, cộng thêm vốn dự kiến bổ
sung từ nguồn dự phòng và nguồn vượt thu NSNN, đạt 175.000 tỷ đồng, tăng 15,1% so
với dự toán, tăng 9% so với thực hiện năm 2010, bằng 22% tổng chi NSNN. Số vượt chi
so với dự toán được tập trung sử dụng cho các dự án quan trọng, cấp bách có khả năng
hoàn thành đưa vào sử dụng năm 2011 - 2012, các dự án đầu tư sửa chữa, nâng cấp công
trình sạt lở đê kè cấp bách và giảm nhẹ tác hại thiên tai, bổ sung tăng dự trữ quốc gia để
bảo đảm an ninh lương thực
Tổng hợp vốn đầu tư từ trái phiếu Chính phủ, nguồn xổ số kiến thiết và vốn bố trí
trong cân đối NSNN, thì tổng chi đầu tư phát triển từ NSNN năm 2011 ước 233.000 tỷ
đồng, bằng 27,3% tổng chi NSNN, chiếm 9,3%GDP. Nguồn vốn đầu tư của NSNN, cùng
với vốn đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài nước đưa vốn đầu tư phát triển toàn xã
hội năm 2011 đạt khoảng 34,5%GDP, góp phần tăng thêm năng lực mới cho nền kinh tế.
Page 16 of 30
Nhập môn tài chính tiền tệ Nhóm 09
Tuy nhiên, việc quản lý, điều hành chi đầu tư phát triển năm 2011 cũng còn tồn
tại, trong đó vẫn còn những dự án tiến độ triển khai chậm so với yêu cầu nhiệm vụ; bố trí
vốn cho các dự án chưa đủ thủ tục; phân bổ vốn không đúng với cơ cấu, chương trình hỗ

trợ được giao; một số cơ quan, đơn vị ở Trung ương và địa phương còn chần chừ, thiếu
kiên quyết trong cắt giảm đầu tư công, khởi công dự án mới trái quy định
b) Chi trả nợ và viện trợ:
Dự toán chi 86.000 tỷ đồng, ước cả năm đạt 101.000 tỷ đồng, tăng 17,4% so với
dự toán, tăng 25,9% so với thực hiện năm 2010 đảm bảo thanh toán kịp thời các khoản
nợ đã cam kết và thực hiện nhiệm vụ đối ngoại của nhà nước.
Số chi vượt dự toán (15.000 tỷ đồng) nhằm đảm bảo tăng chi trả nợ ngoài nước do
biến động chênh lệch tỷ giá ngoại tệ và tăng trả nợ gốc đối với các khoản vay ngắn hạn
để giảm áp lực bố trí trả nợ các năm sau.
c) Chi thường xuyên (bao gồm cả chi cải cách tiền lương):
Dự toán chi 469.100 tỷ đồng. Trên cơ sở phân bổ sử dụng nguồn dự phòng ngân
sách đã bố trí đầu năm và dự kiến bổ sung thêm từ nguồn vượt thu NSNN năm 2011
cho chi thường xuyên, chủ yếu để khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh và bảo đảm an
sinh xã hội; ước thực hiện chi ngân sách cho lĩnh vực này cả năm đạt 491.500 tỷ đồng,
tăng 4,8% so với dự toán, tăng 17,5% so với năm 2010.
Trong chỉ đạo điều hành, Chính phủ đã tập trung kinh phí thực hiện các chính sách
an sinh xã hội và xác định đây là mặt công tác trọng tâm trong năm 2011. Bên cạnh việc
đảm bảo chi cho những chính sách đã được bố trí dự toán đầu năm
[6]
và thực hiện chi trả
tiền lương, lương hưu và trợ cấp xã hội theo mức tiền lương tối thiểu mới 830.000
đồng/tháng từ ngày 01/05/2011 theo đúng kế hoạch, Chính phủ đã ban hành và tổ chức
thực hiện một số chính sách mới, như: trợ cấp khó khăn đối với cán bộ, công chức, viên
chức, lực lượng vũ trang, người hưởng lương hưu có mức lương thấp, người hưởng trợ
cấp ưu đãi người có công và hộ nghèo đời sống khó khăn; hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo;
nâng mức cho học sinh sinh viên vay từ mức 900.000 đồng/người/tháng lên 1.000.000
đồng/người/tháng

III. Dự toán chi NSNN năm 2012
1. Dự toán chi NSNN năm 2012:

Page 17 of 30
Nhập môn tài chính tiền tệ Nhóm 09
Năm 2012 là năm trong thời kỳ ổn định ngân sách mới (2011-2015), vì vậy việc
bố trí dự toán cơ bản được thực hiện theo hệ thống định mức phân bổ dự toán chi đầu tư
phát triển và chi thường xuyên NSNN hiện hành; đồng thời, thực hiện chủ trương, chính
sách của Đảng và Nhà nước về đảm bảo an ninh quốc phòng trong tình hình mới, tiếp tục
ưu tiên đầu tư cho con người, thực hiện cải cách tiền lương, vì vậy nhu cầu tăng chi
NSNN năm 2012 là rất lớn.
Với dự kiến thu NSNN như trên, thì nguồn chi năm 2012 được bổ sung thêm
145.500 tỷ đồng từ tăng thu NSNN so với dự toán năm 2011. Ngoài ra, thực hiện chủ
trương giảm dần bộichi NSNN, dự kiến năm 2012 bội chi ở mức 4,8%GDP, tương ứng
140.200 tỷ đồng. Cùng với số dự kiến chuyển nguồn từ tăng thu NSTW năm 2011 sang là
22.400 tỷ đồng thì dự kiến nguồn cân đối chi NSNN năm 2012 tăng thêm so với dự toán
năm 2011 là 177.500 tỷ đồng; trong đó: nguồn NSĐP tăng thêm khoảng 62.904 tỷ đồng;
nguồn NSTW tăng thêm khoảng 114.596 tỷ đồng, mới đáp ứng được khoảng 40% nhu
cầu tăng chi NSNN năm 2012. Căn cứ khả năng và yêu cầu, dự toán chi NSNN năm 2012
được bố trí theo nguyên tắc như sau:
Thứ nhất, tiếp tục cơ cấu lại chi NSNN theo hướng ưu tiên đầu tư cho con người,
cải cách tiền lương, thực hiện các chính sách an sinh xã hội. Bố trí kinh phí cho các lĩnh
vực giáo dục-đào tạo, khoa học công nghệ, văn hoá thông tin, y tế, sự nghiệp bảo vệ môi
trường theo các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, đảm bảo chi quốc phòng, an ninh trong
tình hình mới. Riêng chi đầu tư phát triển, bố trí tăng về số tuyệt đối nhưng giảm dần tỷ
trọng trong tổng chi NSNN để có nguồn tăng chi đầu tư cho con người, đảm bảo an sinh
xã hội.
Thứ hai, phân bổ chi ngân sách theo hướng tiết kiệm, tập trung, chống dàn trải,
đảm bảo đủ kinh phí thực hiện các cơ chế, chính sách đã ban hành; tập trung hơn cho
những nhiệm vụ quan trọng, vùng miền và địa phương, đơn vị khó khăn; thúc đẩy nhanh
việc đổi mới cơ chế tài chính đối với lĩnh vực sự nghiệp công, tăng cường cơ chế tự chủ
tài chính, thực hiện cơ chế giá dịch vụ đi đôi với việc sửa đổi, ban hành chính sách hỗ trợ
các đối tượng chính sách, hộ nghèo.

Thứ ba, bố trí chi dự phòng, dự trữ quốc gia hợp lý để chủ động phòng, chống,
khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, ; bố trí đảm bảo chi trả nợ theo cam kết.
Thứ tư, dự toán chi cho các chương trình mục tiêu quốc gia với mức tăng tương
ứng hoặc cao hơn tốc độ tăng chi chung của các lĩnh vực chi.
Trên cơ sở các nguyên tắc như trên, dự toán chi NSNN năm 2012 là 903.100 tỷ
đồng, được bố trí cho các nhiệm vụ chính như sau:
a) Dự toán chi đầu tư phát triển: 180.000 tỷ đồng, tăng 18,4% (28.000 tỷ đồng)
so dự toán năm 2011, bằng 19,9% tổng chi NSNN (dự toán năm 2011 là 20,9%) để tập
trung ưu tiên đầu tư cho nông nghiệp nông thôn, các công trình giao thông cấp thiết; các
Page 18 of 30
Nhập môn tài chính tiền tệ Nhóm 09
công trình y tế, giáo dục phục vụ an sinh xã hội; các dự án phục vụ an ninh, quốc phòng
đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới trong đó tập trung đầu tư cho các công trình, dự án
lớn cần đẩy nhanh tiến độ đưa vào hoạt động nhằm mang lại hiệu quả đầu tư; chi cấp bù
chênh lệch lãi suất tín dụng đầu tư Nhà nước và chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ
nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số và đối tượng chính sách; cho vay ưu đãi theo chính sách
xã hội của nhà nước (người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số cải thiện nhà ở, phát triển
sản xuất, xuất khẩu lao động ); đầu tư thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; chi
dự trữ quốc gia để ứng phó với diễn biến phức tạp của biến đổi khí hậu, thiên tai, bão
lũ,
Ngoài ra, năm 2012 dự kiến phát hành khoảng 45.000 tỷ đồng trái phiếu Chính
phủ để tiếp tục thực hiện các dự án giao thông, thuỷ lợi, y tế, giáo dục và các công trình
thuỷ điện. Tính cả nguồn trái phiếu Chính phủ và nguồn thu xổ số kiến thiết thì tổng chi
đầu tư phát triển năm 2012 bằng khoảng 25% tổng chi NSNN và 8,2%GDP (dự toán năm
2011 tương ứng là 26,3% và 9%).
b) Dự toán chi trả nợ và viện trợ: 100.000 tỷ đồng, tăng 14.000 tỷ đồng so với dự
toán năm 2011 để đảm bảo chi trả các khoản nợ trong và ngoài nước đến hạn. Đồng thời
vẫn phải thực hiện biện pháp phát hành để đảo nợ và giãn trả các khoản vay từ các quỹ
tài chính Nhà nước.
c) Dự toán chi thường xuyên: 542.000 tỷ đồng, bằng 60% tổng dự toán NSNN, tăng

10,9% so với dự toán năm 2011 (đã tính theo cùng mặt bằng lương và các khoản phụ cấp tính
theo lương với mức tiền lương tối thiểu 830 nghìn đồng/tháng). Số tăng chi thường xuyên
năm 2012 so với dự toán năm 2011 bao gồm tăng chi thường xuyên của địa phương (do tăng
nguồn thu NSĐP được hưởng theo phân cấp); tăng chi các lĩnh vực giáo dục-đào tạo, khoa học
công nghệ, văn hoá thông tin, y tế, bảo vệ môi trường (ngoài tăng chi đầu tư, chi tiền lương) để
đảm bảo tỷ lệ so với tổng chi NSNN theo các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội; tăng chi đảm
bảo xã hội; đảm bảo các nhiệm vụ quan trọng về an ninh, quốc phòng,
Trên cơ sở đó, định hướng phân bổ chi thường xuyên theo từng lĩnh vực chủ
yếu như sau:
- Dự toán chi sự nghiệp giáo dục-đào tạo: 135.920 tỷ đồng, tăng 11,1% so dự
toán năm 2011. Cùng với chi đầu tư XDCB, chi đầu tư từ nguồn thu xổ số kiến thiết, chi
đầu tư từ nguồn trái phiếu Chính phủ và chi cải cách tiền lương (bao gồm cả chi thực
hiện chế độ phụ cấp thâm niên đối với giáo viên theo quy định tại Nghị định số
54/2011/NĐ-CP ngày 4/7/2011 của Chính phủ), tổng chi giáo dục đào tạo và dạy nghề
đạt 20% tổng chi NSNN theo Nghị quyết số 37/2004/NQ-QH11 của Quốc hội. Tập trung
thực hiện các nhiệm vụ lớn: nâng cao chất lượng kết quả xóa mù chữ, phổ cập giáo dục
tiểu học, tiếp tục triển khai phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục
trung học cơ sở phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương; thực hiện chính sách
miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập cho các đối tượng con em các hộ nghèo,
Page 19 of 30
Nhập môn tài chính tiền tệ Nhóm 09
sống thường trú tại vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, ; hỗ trợ các địa phương
phát triển giáo dục đối với học sinh dân tộc bán trú, học sinh tại các vùng khó khăn, nâng
cao hiệu quả giáo dục tại các trường phổ thông dân tộc nội trú; triển khai dạy và học
ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân; phát triển mạng lưới trường, lớp, cơ sở vật
chất, thiết bị giáo dục; củng cố và mở rộng hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú cấp
tỉnh và bán trú cấp huyện; đổi mới và thống nhất các trình độ đào tạo, đa dạng hóa các
hình thức và phương thức đào tạo trung cấp chuyên nghiệp, chú trọng đào tạo nghề, đặc
biệt là đào tạo nghề cho nông nghiệp, nông thôn ; tạo chuyển biến cơ bản về chất lượng,
hiệu quả và quy mô của giáo dục đại học theo hướng ưu tiên mở rộng quy mô chương

trình định hướng nghề nghiệp - ứng dụng; chi thực hiện các chương trình mục tiêu quốc
gia theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
- Dự toán chi sự nghiệp y tế: 51.100 tỷ đồng, tăng 14,5% so dự toán năm 2011.
Cùng với chi đầu tư XDCB, chi từ nguồn thu xổ số kiến thiết, trái phiếu Chính phủ và chi
cải cách tiền lương (bao gồm cả chi thực hiện chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với
công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập theo quy định tại Nghị định số
56/2011/NĐ-CP ngày 4/7/2011 của Chính phủ), đảm bảo tổng dự toán chi NSNN cho
lĩnh vực y tế tăng cao hơn so với tốc độ tăng chi chung của NSNN theo đúng Nghị quyết
số 18/2008/QH12 của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật xã hội hoá
để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Trong đó, tập trung đảm bảo chi
cho công tác khám chữa bệnh, chi phòng chống dịch bệnh, chi vốn đối ứng tiếp nhận các
dự án ODA; chi mua thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi, hỗ trợ cá
nhân thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp, hỗ trợ
người cận nghèo, học sinh, sinh viên mua thẻ bảo hiểm y tế theo Luật Bảo hiểm y tế; dự
phòng kinh phí phòng, chống dịch; dự kiến chi bổ sung, sửa đổi chế độ phụ cấp đặc thù
đối với công chức, viên chức người lao động ngành y tế; chi thực hiện các chương trình
mục tiêu quốc gia theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
- Dự toán chi sự nghiệp khoa học và công nghệ: 7.160 tỷ đồng, tăng 10,4% so
dự toán năm 2011. Cùng với chi đầu tư XDCB và chi điều chỉnh tiền lương, đảm bảo
tổng dự toán chi NSNN cho khoa học và công nghệ bằng 2% tổng chi NSNN, đảm bảo
kinh phí thực hiện các đề tài, dự án của các chương trình khoa học và công nghệ cấp nhà
nước theo các quyết định của Thủ tướng Chính phủ; các đề tài, dự án khoa học và công
nghệ độc lập cấp nhà nước; Đề án khai thác quỹ gien; nghiên cứu cơ bản theo định hướng
ứng dụng; hợp tác theo Nghị định thư được ký kết giữa Chính phủ Việt Nam và Chính
phủ các nước; chi phát triển thị trường khoa học công nghệ; cấp vốn điều lệ cho Quỹ Đổi
mới công nghệ quốc gia,
- Dự toán chi lĩnh vực văn hoá: Cùng với chi XDCB, chi cải cách tiền lương bố
trí chi lĩnh vực văn hoá đạt trên 1,8% tổng chi NSNN. Trong đó:
Page 20 of 30
Nhập môn tài chính tiền tệ Nhóm 09

+ Dự toán chi sự nghiệp văn hoá - thông tin: 5.450 tỷ đồng, tăng 14,8% so dự toán
năm 2011. Đảm bảo kinh phí để thực hiện một số nhiệm vụ chủ yếu như hỗ trợ sáng tạo
tác phẩm văn học nghệ thuật, báo chí chất lượng cao; kinh phí thực hiện Nghị quyết của
Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển văn hoá nghệ thuật trong thời kỳ mới; kinh phí
thực hiện các mục tiêu về bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa của dân tộc, bảo tồn
phát huy nghệ thuật truyền thống; thực hiện chính sách vận động toàn dân đoàn kết xây
dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư; hỗ trợ một phần kinh phí hoạt động thường xuyên
cho các hội văn học nghệ thuật ở Trung ương, kinh phí trao giải báo chí quốc gia; tăng
cường thông tin tuyên truyền về chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trong và
ngoài nước; triển khai các chương trình, đề án quốc gia về công nghệ thông tin; đẩy mạnh
ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa
phương ; chi thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia theo quyết định của cơ quan
có thẩm quyền.
+ Dự toán chi sự nghiệp phát thanh - truyền hình - thông tấn: 2.890 tỷ đồng, tăng
17,2% so dự toán năm 2011. Đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên và nâng cao chất
lượng các chương trình phát thanh, truyền hình, đổi mới phương thức sản xuất tin, thực
hiện tốt các nhiệm vụ chính trị về thông tin, tuyên truyền được Đảng và Nhà nước giao;
bố trí kinh phí đặt hàng dịch vụ truyền hình đối ngoại (VTC10), dịch vụ truyền hình
phòng chống, giảm nhẹ thiên tai phục vụ cộng đồng (VTC14), dịch vụ truyền hình nông
nghiệp, nông thôn (VTC16)
- Dự toán chi sự nghiệp thể dục thể thao: 1.990 tỷ đồng, tăng 11,5% so dự toán
năm 2011. Đảm bảo kinh phí thực hiện các nhiệm vụ phát triển thể dục thể thao quần
chúng; công tác giáo dục thể chất trong trường học; tổ chức các giải và hội thi thể thao
khu vực; chuẩn bị lực lượng tham dự các Đại hội thể thao khu vực và thế giới; tổ chức
các giải thể thao thành tích cao ở cấp quốc gia, quốc tế; đảm bảo các chế độ đối với vận
động viên, huấn luyện viên (tiền ăn, tiền công, tiền thưởng), tính đủ kinh phí tiền thuê
chuyên gia; từng bước tăng cường tiềm lực cơ sở vật chất, trang thiết bị các trung tâm,
nhà thi đấu thể thao ở các cấp phục vụ cho các hoạt động thể thao thành tích cao
- Dự toán chi lương hưu và đảm bảo xã hội: 85.560 tỷ đồng, tăng 6,3% so dự
toán năm 2011. Bố trí đảm bảo chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội cho các đối

tượng do NSNN bảo đảm; chi trợ cấp ưu đãi cho người có công với cách mạng; chi trợ
cấp cho người tham gia kháng chiến chống Mỹ, tham gia chiến tranh bảo vệ tổ quốc và
làm nhiệm vụ quốc tế sau năm 1975; chi công tác tìm kiếm quy tập mộ liệt sỹ; chi mua
bảo hiểm y tế cho thân nhân của cán bộ, sỹ quan, chiến sỹ phục vụ trong lực lượng vũ
trang; chi thực hiện chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội; chi hỗ trợ người lao
động là người dân tộc thiểu số tại các doanh nghiệp quốc phòng, doanh nghiệp trên địa
bàn các tỉnh Tây Nguyên; chi thực hiện Luật Người cao tuổi và Luật Người khuyết tật;
chi bảo vệ và chăm sóc trẻ em; chi phòng chống các tệ nạn xã hội; chi NSNN hỗ trợ quỹ
Page 21 of 30
Nhập môn tài chính tiền tệ Nhóm 09
bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội; chi thực hiện các chương
trình mục tiêu quốc gia theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
- Dự toán chi sự nghiệp kinh tế: 49.488 tỷ đồng, tăng 15,3% so dự toán năm
2011. Ưu tiên bố trí kinh phí thực hiện các nhiệm vụ đặc thù như Chương trình phát triển
kinh tế xã hội 62 huyện nghèo; Chương trình bố trí dân cư các vùng thiên tai, đặc biệt
khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, xung yếu và rất xung yếu của rừng phòng hộ,
khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng; chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh,
định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số đến năm 2012; chính sách khuyến khích, hỗ trợ
khai thác, nuôi trồng hải sản và dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa; Đề án thí
điểm bảo hiểm nông nghiệp cho nông dân ở một số địa phương giai đoạn 2011-2013;
kinh phí thực hiện phân giới cắm mốc biên giới đất liền Việt Nam - Lào, Việt Nam -
Campuchia, ; chi thực hiện phòng, chống dịch lở mồm long móng, dịch cúm gia cầm;
kinh phí thực hiện kiểm kê rừng toàn quốc; tăng cường hỗ trợ địa phương thực hiện miễn
thuỷ lợi phí; tăng chi thực hiện công tác quy hoạch, chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất
tìm kiếm cứu nạn; tăng chi cho khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến công;
tăng kinh phí thực hiện nhiệm vụ quản lý và bảo vệ rừng, kinh phí thực hiện chương trình
giống; tăng chi duy tu, bảo dưỡng các công trình hạ tầng quan trọng: đê điều, cầu cống,
công trình thuỷ lợi, giao thông; tăng kinh phí nạo vét các tuyến đường sông, đường biển
huyết mạch; kinh phí thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia và Chương trình
hành động quốc gia. Tăng kinh phí thực hiện các nhiệm vụ đề án quan trọng về quản lý

đất đai; bổ sung kinh phí thực hiện đo đạc đất đai, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất; thực hiện các nhiệm vụ điều tra cơ bản phục vụ quy hoạch và
quản lý ngành, lĩnh vực (dự án điều tra bể than đồng bằng sông Hồng, dự án điều tra đánh
giá tổng thể tài nguyên boxit miền Nam Việt Nam, đề án Thăm dò quặng urani huyện
Nam Giang tỉnh Quảng Nam, các dự án thuộc Đề án tổng thể về điều tra cơ bản và quản
lý tài nguyên - môi trường biển, ); chi bảo quản dự trữ.
- Dự toán chi sự nghiệp bảo vệ môi trường: 9.050 tỷ đồng, tăng 24,8% so dự
toán năm 2011 đảm bảo chiếm trên 1% tổng chi NSNN theo Nghị quyết số 41/NQ-TW
của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước. Trong đó, tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm theo quy định của
Luật bảo vệ môi trường, các hoạt động bảo vệ môi trường như: Đảm bảo hoạt động của
hệ thống quan trắc và phân tích môi trường; xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng thuộc khu vực công; ban hành các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường ngành;
triển khai các đề án thuộc Chương trình hành động của Chính phủ về bảo vệ môi trường
trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; các đề án bảo vệ môi trường các
lưu vực sông; chi hỗ trợ phát triển năng lượng sạch (điện gió) thông qua Quỹ bảo vệ môi
trường Việt Nam; hoàn thiện, cập nhật hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về môi trường;
xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về bảo vệ môi trường; tuyên truyền, phổ biến,
giáo dục pháp luật về môi trường; tập huấn chuyên môn nghiệp vụ về bảo vệ môi trường;
Page 22 of 30
Nhập môn tài chính tiền tệ Nhóm 09
chi thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia theo quyết định của cơ quan có thẩm
quyền; các hoạt động khác có liên quan đến nhiệm vụ bảo vệ môi trường.
- Dự toán chi quản lý hành chính: 77.460 tỷ đồng, tăng 10,5% so dự toán năm
2011. Đảm bảo đủ kinh phí chi thường xuyên theo định mức, kinh phí chi lương và các
khoản có tính chất tiền lương, các khoản đóng góp theo lương theo mức lương tối thiểu
830.000 đồng/người/tháng; bố trí kinh phí thực hiện các nhiệm vụ đối ngoại; tăng kinh
phí thực hiện lộ trình cải cách tư pháp; kinh phí thực hiện Luật Tố tụng hành chính, Luật
Tố tụng hình sự; kinh phí phục vụ công tác sửa đổi Hiến pháp 1992; kinh phí thực hiện
tổng điều tra cơ sở hành chính, sự nghiệp; kinh phí thực hiện Chương trình tổng thể cải

cách hành chính; tăng kinh phí đóng niên liễm cho các tổ chức quốc tế (ADB, ); kinh
phí tổ chức các Hội nghị, Đại hội theo nhiệm kỳ.
- Dự toán chi trợ giá các mặt hàng chính sách: 1.820 tỷ đồng, tăng 9,6% so dự
toán năm 2011. Bố trí đảm bảo kinh phí thực hiện chính sách cấp không thu tiền một số
loại báo, tạp chí cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn; đảm bảo
trợ giá giống gốc, giá báo, tạp chí thường xuyên theo quy định; tài trợ báo, tạp chí, trợ
cước vận chuyển ấn phẩm văn hoá, sách báo ra nước ngoài; thực hiện chính sách hỗ trợ
trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn để các đối tượng này chủ động
mua sắm nguyên liệu, vật tư phục vụ sản xuất và đời sống (giống cây trồng, giống vật
nuôi, thuốc thú y, muối iốt).
d) Dự toán chi thực hiện cải cách tiền lương:
Theo lộ trình cải cách tiền lương giai đoạn2008-2012 thì đến năm 2012, lương tối
thiểu sẽ được nâng lên mức 990 nghìn đồng/tháng. Trong bối cảnh nền kinh tế biến động,
giá cả tăng cao, đời sống của đại bộ phận cán bộ, công chức, viên chức và các đối tượng
hưởng lương hưu, người có công gặp nhiều khó khăn, việc điều chỉnh tiền lương tối thiểu
ở mức cao hơn là cần thiết. Căn cứ khả năng cân đối của NSNN năm 2012, thực hiện
điều chỉnh cải cách tiền lương từ 01/5/2012: (i) Điều chỉnh mức tiền lương tối thiểu
chung từ 830.000 đồng/tháng lên 1.050.000 đồng/tháng (tăng 220.000 đồng, tương ứng
tăng 26,5%); (ii) lương hưu và trợ cấp ưu đãi người có công tăng bằng tốc độ tăng lương
tối thiểu; (iii) Phụ cấp công vụ mức 25% (tăng thêm 15% so với năm 2011).
Sau khi thực hiện cơ chế tạo nguồn theo quy định, phần NSTW phải bố trí cho cải
cách tiền lương khoảng 43.300 tỷ đồng.
đ) Dự toán chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính địa phương: 100 tỷ đồng.
IV. Bội chi NSNN:
CÂN ĐỐI NG N S CH NH NÂ Á À ƯỚC
Page 23 of 30
Nhập môn tài chính tiền tệ Nhóm 09
Đơn vị: Tỷ
đồng
A

TỔNG THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
605,000 684,500 762,900
I Thu cân đối ngân sách nhà nước 595,000 674,50
0
740,500
1 Thu nội địa 382,000 425,000 494,600
2 Thu từ dầu thô 69,300 100,000 87,000
3 Thu từ xuất khẩu, nhập khẩu 138,700 144,00
0
153,900
4 Thu viện trợ không hoàn lại 5,000 5,500 5,000
II Thu chuyển nguồn 10,000 10,000 22,400
B
TỔNG CHI CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
725,600 796,000 903,100
1 Chi đầu tư phát triển 152,000 175,000 180,000
2 Chi trả nợ và viện trợ 86,000 101,000 100,000
3
Chi thường xuyên
469,100 491,50
0
542,000
4 Chi thực hiện cải cách tiền lương 6,000 59,300
5 Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính 100 100 100
6 Dự phòng 18,400 21,700
7 Chi chuyển nguồn 22,400
C
BỘI CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
-120,600 111,500 140,200
Tỷ lệ bội chi so GDP -5.3% -4.9% -4.8%

Ghi chú: (1) Dự toán năm 2012 đã bao gồm chi thực hiện cải cách tiền lương theo mức lương tối thiểu 830.000
đồng/tháng đủ 12 tháng; trong khi dự toán năm 2011 mới bố trí 8 tháng
Mức bội chi NSNN năm 2012 là 140.200 tỷ đồng, bằng 4,8%GDP. Nguồn bù đắp
bội chi: Vay trong nước: 115.500 tỷ đồng; vay nước ngoài: 24.700 tỷ đồng.
Với dự kiến vay nợ, trả nợ và huy động trái phiếu Chính phủ trong năm 2012 như
trên, đến 31/12/2012 dư nợ Chính phủ bằng 46,1%GDP, dư nợ quốc gia bằng 44,2%GDP
và dư nợ công bằng 58,4%GDP, ở mức đảm bảo an ninh tài chính quốc gia.
Page 24 of 30
Nhập môn tài chính tiền tệ Nhóm 09
Tồn tại chủ yếu trong công tác quản lý chi tiêu công vẫn còn bức xúc ở một số điểm
như thẩm quyền ban hành chính sách chế độ chi tiêu chưa rõ ràng, Luật NSNN quy định
cụ thể cơ quan được ban hành các chính sách chế độ về định mức phân bổ ngân sách, chế
độ chi tiêu ngân sách. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, một số bộ ngành vẫn thực
hiện hướng dẫn các định mức phân bổ, chế độ chi tiêu trái với quy định của Luật NSNN,
dẫn đến việc thực hiện ở các địa phương gặp rất nhiều khó khăn.

Việc quản lý vốn đầu tư phát triển dàn trải: Chưa quy định đầy đủ về quản lý vốn đầu
tư phát triển (lập dự toán, phân bổ vốn, thanh toán và quyết toán vốn, dự án đầu tư), trong
tổ chức thực hiện còn tình trạng bố trí vốn cho nhiều dự án chưa đúng với quy hoạch, kế
hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, chưa đủ thủ tục, chưa căn cứ vào nguồn lực và
còn dàn trải, làm cho dự án đầu tư triển khai chậm, kéo dài thời gian thực hiện, giảm hiệu
quả vốn đầu tư NSNN.
Vì thế các giải pháp nâng cao hiệu quả quản
lý chi tiêu công trong thời gian tới cần tập
trung vào một số việc như cần từng bước
hoàn thiện hệ thống luật pháp về quản lý tài
chính - NSNN nói riêng và hệ thống pháp
luật của Việt Nam nói chung nhằm phục vụ
mục tiêu phát triển nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà

nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; thúc đẩy
nền kinh tế nước ta hội nhập sâu rộng với nền
kinh tế thế giới; tạo lập môi trường tài chính
ngân sách lành mạnh nhằm giải phóng và
phát triển các nguồn lực; phân bổ ngân sách
một cách hợp lý, đảm bảo công bằng phục vụ
mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước, đảm bảo an ninh quốc phòng; ổn định
và phát triển nền tài chính quốc gia, góp phần
tăng trưởng kinh tế cao, bền vững, thực hiện
xóa đói giảm nghèo.

C. Giải pháp nâng cao hiệu quả và
hạn chế thất thoát trong chi NSNN
Từ những nhận xét trên, cần đưa ra những giải pháp để phát huy những mặt tích
cực, hạn chế những mặt tiêu cực để thực hiện chi ngân sách một cách có hiệu quả hơn.
Page 25 of 30

×