Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Luận văn thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện pháp luật về Đại hội đồng cổ đông Công ty cổ phần

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (37.72 MB, 73 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

NGO THỊ HAI CHIEN

HOAN THIEN PHAP LUAT VE DAI HOI DONG CO DONG

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

Trước hết, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến các thay, cô giáo trường Dai học Luật Hà Nội, đặc biệt là các thây cô giáo Khoa Sau đại học và Khoa Luật Kinh tế đã tạo điều kiện và giúp đỡ tơi trong q trình học tập, nghiên cứu

<small>chương trình sau đại hoc tai truong.</small>

Tơi xin gửi loi cảm on chân thành và sâu sắc nhất của minh đến Tiến sĩ Lê

<small>Dinh Vinh, người đã tận tâm, nhiệt tình chỉ bao và giúp do tơi hồn thành luậnvăn này.</small>

Tơi xin gửi lời cảm ơn đến Văn phịng Luật sư Chính Pháp — Đồn Luật sư thành phơ Hà Nội là nơi tôi dang công tác, làm việc đã tạo diéu kiện trong

<small>q trình tơi học tập cũng như làm luận văn.</small>

Cuối cùng, tơi xin cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã luôn động viên, quan tâm, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.

<small>Xin chân thành cảm ơn!</small>

<small>Hà Nội, ngày 22 tháng 5 năm 2014</small>

HỌC VIÊN Ngô Thị Hải Chiến

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<small>Tôi xin cam đoan Luận van là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêngtôi, không sao chép. Kêt quả nghiên cứu trong Luận văn chưa từng được côngbô trong bât cứ công trình khoa học nào khác. Các sơ liệu, ví dụ, trích dântrong Luận văn đã được cơng bơ, hồn tồn chính xác và trung thực.</small>

NGƯỜI CAM ĐOAN Ngơ Thị Hải Chiến

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

0908/0870 ... 1 CHUONG 1 NHỮNG VAN DE LÝ LUẬN VE CONG TY CO PHAN, DAI HOI DONG CO DONG CÔNG TY CO PHAN VA PHÁP LUẬT VE ĐẠI HỘI DONG CO DONG .uwessessssssssssssssssssscssssssssssessesssssssssssssesssseeseees 5 1.1. Khái quát VE CT CP vscssssssssssssssssssssssssssssessssssssssessssssssssscsssssssssssssssssssesees 5

<small>1.1.1. Khái niệm CT CP oiecesceccessessessessessessessessessessessessesssssessessessessessesseesees 5</small>

1.1.2. Đặc điểm pháp lý của CT CP .isscesccscsccscsscssesvesvssesseseesestssvssestesesesvesee 6 1.1.3. Cơ cấu tổ chức, quản lý của CT CP eiceecescscsscesescssvssesvesessssessveeesveseeees 7 1.2. Đại hội đồng cỗ đông CTCPP...-- s- < se s se s£sstsexeEseteesersesscse 9

<small>1.2.1. Khái niệm DHDCD waieecscsscsscsscsssssessessessessssvesessessessessesessesessessesseesen 9</small>

1.2.2. Đặc điểm của ĐHĐCPĐ... c5 SE 1211212122111. 10

<small>1.2.3. Các loại ĐIIĐŒPĐ... 52 + St E2 E21221211211211211211 111 ryee 11I N( §,.ÏN‹. 090.0062100... 12</small>

1.2.5. Các yếu tơ chỉ phối hoạt động của ĐHĐCĐ...-s5s+sccs2 13 1.3. Pháp luật VE ĐIIĐCĐ...- s cs se ceSeEEsEssEksEsetserserserseksrssersrsee 15 1.3.1. Khái niệm pháp luật về ĐHĐCĐ... 5c cs EErererrerrred 15 1.3.2. Vai trò của pháp luật về ĐHĐCP... 5. 55c c EEEE2EeEzrrrkered 16 1.3.3. Nội dung của pháp luật về DHDCD wo..ceccccscsscescesceseeseesseseeseseesseees 18 CHUONG 2 THUC TRANG PHAP LUAT HIEN HANH VE DAI HOI DONG CO ĐÔNG CÔNG TY CO PHAN ...ccsscsssssssssssssssssssssessessessesseeeees 19 2.1. Quy định của pháp luật về ĐHĐCĐ...- 5-2 csecscsscseeeesessesee 19 2.1.1. Thẩm quyên của ĐHĐCP... c5 E1 1112112121121. xe 19

<small>2.1.2. Các loại ĐHĐCP... 5: + 1t EEE1E112112111121121121212111 E1 re 23</small>

2.1.3. Thẩm quyên triệu tập ĐHĐCPĐ... 2 St E221. crxe 24

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

2.1.7. Thông qua quyết định của ĐHĐCP... - + c2 33 2.1.8. Huy bỏ quyết định của ĐHĐCĐ... 5 set EEEterrrrke 36

2.2. Những bat cập của pháp luật hiện hành về ĐHĐCPĐ...-. 37

2.2.1. Bat cập trong quy định về thẩm quyên triệu tập ĐHĐCPĐ... 37

2.2.2. Bat cập trong quy định về trình tự, thủ tục triệu tập ĐHĐCPĐ... 38

2.2.3. Bat cập trong quy định về quyên dự họp ĐHĐCĐ...- 39

2.2.4. Bat cập trong quy định về điều kiện, thể thức tiến hành họp <small>;2/z/902000nnn0n0nA8..a... 4]</small>

2.2.5. Bat cập trong các quy định về thông qua quyết định của ĐHĐCP... 43

2.2.6. Bat cập trong quy định về hủy bỏ quyết định của ĐHĐCPĐ... 48

CHUONG 3 MỘT SO KIEN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHAP LUẬT VE ĐẠI HOI DONG CO ĐÔNG CONG TY CO PHẢN... 50

3.1. Những yêu cầu của việc hoàn thiện pháp luật về ĐHĐCP... 50

3.1.1. Khắc phục sự thiếu dong bộ và bat cập của các quy định pháp luật <small>/712.8,12/1/RBERRERREREERERERRERR... 50</small>

<small>3.1.2. Tăng cường sự linh hoạt và hiệu quả trong hoạt động của ĐHĐC?)CT CP 2 5—... 51</small>

3.1.3. Dam bảo hài hịa lợi ích của các CO đông ...---cccccccscc 31 3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về ĐHĐCPĐ... 52 3.2.1. Hoàn thiện quy định của pháp luật về thẩm quyén triệu tập

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

3.2.5. Hoan thiện quy định của pháp luật về thông qua quyết định của

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

Nghị quyết số 71/2006/NQ-QH 11 ngày 29/11/2006 của Quốc hội phê chuân nghị định thư gia nhập WTO của Việt Nam

<small>Thơng tư 121/2012/TT-BTC ngày 26/7/2012 của Bộ Tài</small>

chính quy định về quản trị công ty áp dụng cho các công ty

<small>đại chúng</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

Công ty cô phần (CTCP) là loại hình doanh nghiệp có nhiều ưu thé va đang ngày càng khang định được vai trò to lớn trong nên kinh tế thị trường ở nước ta. Là dién hình của loại hình cơng ty đối vốn, việc tổ chức, quản lý, vận hành của CTCP tương đối phức tạp, đòi hỏi sự quy định chặt chẽ về mơ hình quản trị cơng ty. Bộ máy quản lý CTCP bao gồm nhiều loại cơ quan khác nhau: Đại hội đồng cổ đông (DHDCD), Hội đồng quản trị (HĐQT), Giám đốc hoặc Tổng giám đốc (GD/TGD) và Ban kiểm sốt (BKS). Trong đó, ĐHĐCĐ giữ vai trị là cơ quan quyết định cao nhất của CTCP. Nếu CTCP được xem

<small>như mơ hình của một “nhà nước” thu nhỏ, thì ĐHĐCĐ được xem như là</small>

“Quốc hội” hay “Nghị viện”, nơi thực thi quyên tối cao là “lập pháp” và quyết định những vấn đề quan trọng nhất của công ty.

Ở Việt Nam, pháp luật về CTCP nói chung và DHDCD nói riêng được quy định khá cụ thể, chỉ tiết trong Luật Doanh nghiệp (LDN) năm 2005, Luật Chứng khoán năm 2006 (sửa đổi, b6 sung năm 2010) và các văn bản hướng dẫn thi hành. LDN năm 2005 ra đời trên cơ sở kế thừa và khắc phục những hạn chế của LDN năm 1999, theo đó, nhiều quy định mới về CTCP nói chung và DHDCD nói riêng đã được sửa đơi, bơ sung, hồn thiện. Tuy nhiên, qua hơn 7 năm thực hiện, bên cạnh những điểm tích cực đã phát huy tác dụng, các quy định về ĐHĐCĐ CTCP trong LDN năm 2005 đã bộc lộ nhiều bất cập, khơng cịn phù hợp với thực tế. Nhiều quy định bất cập thậm chí đang gây cản trở cho sự phát triển của bản thân các CTCP, khơng bảo vệ được qun lợi chính đáng của các cô đông, nhất là cổ đông thiểu số, gây khó khăn cho sự quản lý nhà nước đối với hoạt động của CTCP. Hơn nữa, các quy định về CTCP và DHDCD không chỉ được quy định trong LDN mà cịn có thé tìm thấy trong Luật Chứng khốn và nhiều văn bản pháp luật khác nhau, tạo sự

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

Trước yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đã đến lúc cần phải nhìn lại những quy định về ĐHĐCĐ CTCP trong LDN và các văn bản pháp luật có liên quan, đánh giá đúng những mặt phù hop, tiến bộ, chỉ ra những điểm tôn tại, bất cập, chồng chéo dé từ đó đề xuất hướng sửa đổi, bổ sung hồn thiện cho phù hợp với thực tiễn Việt Nam và thông lệ quốc tế.

Từ những lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Hoàn thiện pháp luật về Dai hội dong cô đông công ty cổ phan” cho Luận văn cao học của minh. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Cho đến nay ở nước ta đã có khá nhiều cơng trình nghiên cứu về quản trị CTCP nói chung và ĐHĐCĐ CTCP nói riêng. Một số cơng trình nghiên cứu tiêu biểu đã được cơng bố như:

- Cao Thị Kim Trinh, Tổ chức quản lý nội bộ CTCP — Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Luật văn thạc sĩ, năm 2004.

- Vũ Thị Niềm, Pháp luật về quản trị CTCP — Những van đề lý luận và thực tiễn, Khóa luận tốt nghiệp, năm 2012.

- Lê Thị Ánh Phương, Quản trị CTCP — Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Khóa luận tốt nghiệp, năm 2011.

- Trần Thị Quỳnh Anh, Pháp luật hiện hành về quản trị nội bộ CTCP, Khóa luận tốt nghiệp, năm 2010.

- Hoàng Ảnh Nguyệt, Một số van đề lý luận và thực tiễn về tổ chức quản lý nội bộ CTCP, Khóa luận tốt nghiệp, năm 2009...

Ngồi ra, ĐHĐCĐ CTCP cịn được đề cập đến ở những khía cạnh khác

<small>nhau trong hàng loạt bài báo, tạp chí đã được đăng tải, như:</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

số 2+3/2011.

- Cao Đình Lành, Tiếp cận quản trị CTCP trên phương diện kết hợp hài hịa lợi ích giữa các bên, Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 02/2008.

- Phạm Thị Mỹ Duyên, LDN cần quy định rõ chế độ ủy quyền tham dự cuộc họp ĐHĐCĐ, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 3/2012...

Tuy nhiên, các cơng trình nghiên cứu từ trước đến nay chủ yếu nghiên cứu về DHDCD trong cấu trúc tổng thể về quản trị CTCP chứ ít có cơng trình nghiên cứu riêng rẽ về DHDCD. Đặc biệt, chưa có cơng trình nào nghiên cứu một cách sâu sắc, toàn điện hệ thống các quy định pháp luật về ĐHĐCPĐ, làm rõ những điểm hạn ché, bat cập, chồng chéo trong các quy định của pháp luật hiện hành, từ đó dé ra những giải pháp nhằm bổ sung, hoàn thiện chế định

<small>pháp luật quan trọng này.</small>

3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài

<small>Trong Luận văn này, tác giả sẽ nghiên cứu một cách chuyên sâu và toàn</small>

diện các quy định của pháp luật về DHDCD CTCP được quy định trong LDN năm 2005, Luật chứng khoán năm 2006 (sửa đổi, b6 sung năm 2010) và các văn bản hướng dẫn thi hành.

4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tài

Đề tài được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác — Lênnin, gồm phép duy vật biện chứng và phép duy vật lịch sử. Ngồi ra, tác giả cịn bám sát chủ trương, đường lối được thé hiện trong các văn kiện của Đảng và các quan điểm chính thống về xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp

<small>luật ở nước ta.</small>

Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài bao gồm: phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp diễn giải, quy nạp và một số phương pháp khác.

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

bat cap, han chế của pháp luật hiện hành và thực tiễn thi hành, qua đó kiến nghị các giải pháp hồn thiện quy định pháp luật về DHDCD CTCP trong

<small>LDN, Luật chứng khoán và các văn bản pháp luật có liên quan trong tương</small>

lai. Đề thực hiện mục đích nghiên cứu nói trên, nhiệm vụ nghiên cứu của đề

- Chỉ ra những hạn chế trong các quy định pháp luật về ĐHĐCĐ CTCP và những bắt cập trong thực tiễn thi hành.

- Kiến nghị những giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về

<small>DHDCD CTCP ở nước ta.</small>

6. Cơ cầu của Luận văn

Ngồi Lời nói đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn gôm 03 chương như sau:

- Chương 1: Những van dé lý luận về công ty cô phan, Đại hội đồng cổ đông công ty cô phan và pháp luật về Đại hội đồng cô đông.

- Chương 2: Thực trạng pháp luật hiện hành về Đại hội đồng đồng cô đông công ty cô phan.

- Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về Đại hội đồng cô đông công ty cô phan.

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

DAI HOI DONG CO DONG CONG TY CO PHAN VA PHAP LUAT VE ĐẠI HOI DONG CO DONG 1.1. Khái quát về CTCP

<small>1.1.1. Khai niệm CTCP</small>

CTCP là một thực thé kinh doanh phổ biến trong nền kinh tế thị trường. CTCP cũng là loại hình kinh doanh được quy định trong pháp luật về doanh nghiệp của hầu hết các quốc gia.

Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam xuất bản năm 2000, CTCP được hiểu

<small>là: “những cơng ty được hình thành trên cơ sở liên hợp của tư bản cá nhân</small>

bằng cách phát hành và bản cô phiếu và lợi nhuận của công ty được phân phối giữa các cô đông theo số lượng cô phân” [22, Tr. 593].

Theo Từ điển giải thích thuật ngữ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội xuất bản năm 2000, CTCP được hiểu là: “cơng ty trong đó vốn diéu lệ được chia thành nhiều phan nhỏ nhất và bằng nhau gọi là cỗ phan. Người sở hữu cổ phan của công ty gọi là cô đông. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm trước nghĩa vụ của công ty đến hết giá trị cổ phan mà họ nắm giữ. Cơng ty có qun phát hành chứng khốn để cơng khai huy động vốn” [23, tr. 22].

Theo quy định tại Điều 77 LDN năm 2005 thì CTCP là doanh nghiệp, trong đó: Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cô phan. Người chủ sở hữu cơ phan là cổ đơng, cổ đơng có thé là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa. Cô đông là thành viên của công ty, chịu trách nhiệm về các khoản nợ, các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào cơng ty. CTCP có tư cách pháp nhân kế từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh. CTCP có quyền phát hành chứng khốn các loại dé huy động vốn.

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

doanh nghiệp có các đặc điểm pháp lý như sau: - Vé thành viên cơng ty

CTCP là loại hình đặc trưng của cơng ty đối vốn, có sự liên kết của nhiều thành viên trên cơ sở góp vốn. Vì vậy, theo thông lệ, pháp luật của hầu hết các nước đều quy định số lượng thành viên (cổ đông) tối thiêu của CTCP [12, tr.57]. Theo điểm b khoản 1 Điều 77 LDN năm 2005 thì CTCP phải có ít nhất 03 cơ đơng trong suốt q trình hoạt động, và không giới hạn số lượng tối đa. Cô đông công ty có thé là tổ chức hoặc cá nhân.

- Về vốn diéu lệ

Theo điểm a khoản 1 Điều 77 LDN năm 2005, vốn điều lệ của CTCP được chia làm nhiều phan bằng nhau, gọi là cổ phan. Giá trị mỗi cổ phan được gọi là mệnh giá cô phần. Việc góp vốn vào CTCP được thực hiện bang cách mua cô phan. Pháp luật không hạn chế mỗi cô đông được sở hữu tối đa bao nhiêu phan trăm vốn điều lệ nhưng Điều lệ cơng ty có thé giới han tỷ lệ cô phần tôi đa của một cổ đơng có thé sở hữu dé hạn chế việc một hoặc một nhóm cơ đơng nào đó nắm qun chi phối công ty.

- Về chuyển nhượng vốn

Các cổ đông được quyền tự do chun nhượng cơ phan của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 81 và khoản 5 Điều 84 LDN năm 2005. Các trường hợp cổ phan bị hạn chế chuyển nhượng là cổ phan ưu đãi biéu quyết và cô phần phô thông của các cô đông sáng lập (bị hạn chế chuyển nhượng trong ba năm đầu kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Đối với các cơng ty đại chúng thì cổ phần được thé hiện dưới hình thức cơ phiếu. Mỗi cổ phiếu có thé ghi nhận mệnh giá của một hoặc nhiều cổ phần. Cổ phiếu do công ty phát hành là một loại

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

- Về chế độ trách nhiệm

CTCP chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn và tai sản của công ty. Các cổ đông của CTCP chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản của công ty trong phạm vi số cổ phan sở hữu trong cơng ty.

- Về qun phát hành chứng khốn của CTCP

CTCP được quyền phát hành các loại chứng khoán ra công chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán để huy động vốn. Điều này tạo cho CTCP lợi thế rất lớn trong việc huy động vốn so với các loại hình doanh

<small>nghiệp khác.</small>

- Về tư cách pháp ly

CTCP có tư cách pháp nhân ké từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng

<small>ký doanh nghiệp.</small>

1.1.3. Cơ cấu tổ chức, quản lý của CTCP

CTCP là một thực thể phức hợp. Việc quản trị, điều hành CTCP vì thế chịu sự điều chỉnh rất chặt chẽ của pháp luật. Mơ hình quản lý các CTCP được quy định trong các hệ thông pháp luật khác nhau, bên cạnh những đặc điểm chung sẽ có những nét khác biệt.

Ở các nước theo hệ thống Common Law, điển hình là Hoa Kỳ, trong các CTCP, nhất là những công ty đại chúng có quy mơ lớn, thường có sự phân định rõ ràng giữa quyên sở hữu và quyên quan lý công ty. Quyền quyết định những thay đổi cơ bản về tổ chức, quan lý công ty như sáp nhập, giải thé, sửa đôi Điều 1é...thudc về cơ quan của các cô đông (Đại hội cô đông) với tư cách là chủ sở hữu công ty. Quyền quản lý công ty thuộc về HĐQT. HĐQT do PHDCD bầu ra va có quyền quyết định tat cả các van đề liên quan đến hoạt

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

quản lý trong CTCP bao gồm hai hệ thống cơ quan: Hội đồng giám sát và Ban điều hành. Theo hệ thống quản lý này thì việc quản lý, điều hành hoạt động hàng ngày của công ty là thâm quyền của Ban điều hành. Hội đồng giám sát có chức năng cơ bản là bầu và bãi miễn thành viên của Ban điều hành và thực hiện giám sát thường xuyên các hoạt động của công ty, đưa ra các đề xuất và giải pháp dé cô đông xem xét, quyết định. Một người không thé cùng lúc đảm nhiệm công việc ở hai hệ thống cơ quan này.

Ở một số nước khác như Malaysia, Philippin, Thái Lan, Singapore..., mơ hình tổ chức quản lý CTCP bao gồm hai cơ quan chính là DHDCD và HĐQT. PHDCD có thấm quyền quyết định những van dé quan trọng nhất của công ty. HĐQT là cơ quan quản lý, điều hành hoạt động của công ty [9, tr.70].

Ở nước ta, mơ hình tơ chức, quan lý CTCP được thiết kế theo cách tiếp cận của hệ thống pháp luật Civil Law, tuy nhiên có sự điều chỉnh linh hoạt cho phù hợp với tình hình thực tiễn Việt Nam. Theo quy định tại Điều 95 của LDN năm 2005, bộ máy quản lý CTCP gồm có ĐHĐCĐ, HĐQT va GD (TGD). Đối với CTCP có trên mười một cổ đơng là cá nhân hoặc có cổ đông là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phan của cơng ty thì phải có BKS. Mỗi cơ quan trong bộ máy quản lý CTCP đảm nhiệm những quyền hạn, nhiệm vụ

<small>khác nhau tương xứng với vi trí va chức nang của chúng.</small>

- DHDCD: là co quan của các cơ đơng trong CTCP, có thẩm quyền quyết định mọi vẫn đề quan trọng liên quan đến sự tồn tại của công ty như: sửa đôi, bồ sung Điều lệ, định hướng phát triển công ty, quyết định tổ chức lại và giải thé công ty...Quyén biểu quyết và giá trị biểu quyết của các cô đông trong

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

- HĐQT: là cơ quan quản lý cơng ty, có quyền quyết định mọi van đề liên quan đến quản lý, điều hành công ty, trừ những vấn đề thuộc thâm quyền của ĐHĐCĐ. HĐQT do DHDCD bầu và bãi miễn. Thành viên HĐQT thường là các cô đông lớn của công ty hoặc người không phải là cổ đơng cơng ty

<small>nhưng có năng lực, kinh nghiệm quản lý hoặc kinh nghiệm chuyên môn liên</small>

quan đến những lĩnh vực hoạt động chủ yếu của công ty.

- GD (TGD): là người được HĐQT lựa chọn, bồ nhiệm dé trực tiếp điều hành hoạt động của công ty. GD (TGD) là đại điện pháp nhân của công ty nếu Điều lệ công ty không quy định khác.

- BKS: là cơ quan do DHDCD bau ra dé thực hiện việc giám sát HĐQT, GD (TGD) trong hoạt động quan lý, điều hành công ty và trong việc thực hiện các nghị quyết của DHDCD.

Với mơ hình tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan trong bộ máy quản lý CTCP như trên sẽ đảm bảo cho hoạt động của công ty được diễn ra nhịp nhàng, hiệu qua, đồng thời được kiểm soát chặt chẽ dé bảo vệ quyền lợi chính đáng của các cơ đơng và của công ty.

1.2. Đại hội đồng cỗ đông CTCP

<small>1.2.1. Khai nệm DHDCD</small>

Theo quy định tại khoản 1 Điều 96 LDN năm 2005 thi: “DHPCD gầm tat cả các cô đơng có qun biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của

Khái niệm trên đây vừa phản ánh được bản chất pháp lý của DHDCD, vừa thể hiện được vị trí, vai trị của cơ quan này trong cấu trúc quản lý của

<small>CTCP.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

1.2.2. Đặc điểm của ĐHĐCĐ

Qua nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành và thực tiễn hoạt động của CTCP, có thể nhận thấy ĐHĐCĐ có những đặc điểm sau đây:

- PHDCD là cơ quan quyết định cao nhất của CTCP

Trong bộ máy quản lý của CTCP có rất nhiều cơ quan khác nhau với

<small>những vi trí, vai trị va chức năng, nhiệm vụ khác nhau. Trong đó, DHDCD —</small>

nơi tập hợp các cổ đơng có quyền biểu quyết — là cơ quan có thâm quyền quyết định cao nhất của công ty. Thâm quyền này thé hiện ở chỗ DHDCD có quyền biểu quyết thơng qua những van dé quan trọng nhất liên quan đến tổ chức, hoạt động của CTCP, như: thông qua chiến lược kinh doanh của công ty, sửa đôi, bô sung Điều lệ, quyết định tô chức lại, giải thê cơng ty, v.v... Bên cạnh đó, DHDCD còn bầu ra các cơ quan khác là HĐQT và BKS và trực tiếp

<small>giám sát hoạt động của các cơ quan này.</small>

- ĐHĐCPĐ bao gom cô đông phổ thông và cô đông wu đãi biểu quyết Cô phan của CTCP được chia làm hai loại: cô phần phổ thông và cô phần ưu đãi. Cổ phan ưu đãi lại bao gồm nhiều loại: cỗ phan ưu đãi biểu quyết, cổ phan ưu đãi cô tức, cỗ phan ưu đãi hồn lại và các loại cơ phần khác do Điều lệ công ty quy định. Người sở hữu cô phần phô thông được gọi là cổ đông phổ thông và người sở hữu cỗ phan ưu đãi gọi là cổ đông ưu đãi. Việc chia cổ phần thành các loại khác nhau là để đáp ứng các nhu cầu đa dạng của những người góp vốn vào cơng ty. Do vậy, mỗi loại cổ phần sẽ tạo cho người sở hữu chúng những quyên, nghĩa vụ và lợi ích khác nhau trong công ty, đặc biệt là quyền tham gia quan lý, điều hành công ty và biểu quyết tai DHDCD.

Theo quy định của LDN hiện hành, chỉ có cổ đông sở hữu cổ phan phổ thông (cô đông phổ thông) và cô đông sở hữu cô phan ưu đãi biểu quyết (cổ đông ưu đãi biểu quyết) trong CTCP mới có quyền tham dự và biểu quyết tại PHDCD. Quy định này cũng phù hợp với thông lệ tại nhiều nước trên thế giới.

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

<small>- DHDCD không phải là cơ quan thường trực</small>

<small>DHDCD không phải là cơ quan thường trực trong công ty mà hoạt động</small>

chủ yếu thông qua các kỳ họp được tổ chức định kỳ hoặc bất thường để xem xét, thông qua các van đề thuộc thâm quyền của DHDCD. DHDCD cũng có thé thông qua nghị quyết bằng việc lấy ký kiến bằng văn bản của các các cơ đơng có quyền biêu quyết mà không phải triệu tập họp [24. tr. 165].

<small>Theo quy định của pháp luật hiện hành, DHDCD thường niên phải được</small>

tổ chức mỗi năm một lần. Ngoài ra, cơng ty có thể triệu tập họp DHDCD bat thường bat cứ lúc nào theo yêu cầu của các cô đông hoặc của HĐQT dé xem xét, thông qua những van đề thuộc thẩm quyền khi xét thấy cần thiết vì lợi ích của cơng ty và của các cơ đông.

<small>1.2.3. Các loại ĐHĐCĐ</small>

Căn cứ vào điều kiện, thể thức triệu tập va cách thức tiến hành, DHDCD được chia làm hai loại là DHDCD thường niên và DHDCD bat thường.

<small>- DHDCD thường niên</small>

<small>Theo quy định của pháp luật hiện hành, HĐQT CTCP phải triệu tập</small>

PHDCD thường niên mỗi năm một lần trong thời hạn bốn tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Theo đề nghị của HĐQT, cơ quan đăng ký kinh doanh có thé cho phép gia han thời hạn họp DHDCD thường niên, nhưng tối đa không được quá sáu tháng, ké từ ngày kết thúc năm tài chính. Thời gian, dia điểm họp ĐHĐCĐ thường niên do HĐQT ấn định. ĐHĐCĐ thường niên được triệu tập dé xem xét, thông qua các van đề thường niên của CTCP.

- PHDCD bat thường

ĐHĐCPĐ bat thường có thé được triệu tập bất kỳ khi nào theo yêu cầu của HĐQT, BKS hoặc của cơ đơng (nhóm cơ đơng) sở hữu trên 10% tổng số cơ phan có quyền biểu quyết của công ty trong thời hạn sáu tháng liên tục.

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

Thông thường DHDCD bat thường được triệu tập dé giải quyết những van đề đột xuất và cấp bách của cơng ty.

<small>1.2.4. Vai trị của DHDCD</small>

Vai trò của DHDCD trong CTCP được xem xét trong hai mối quan hệ, đó là: (1) đối với các cô đông và (2) đối với bản thân công ty.

- Đối với các cổ đơng

Thơng qua việc góp vốn, các cơ đơng đưa tài sản của mình vào cơng ty dé tao lập thành tài sản thuộc sở hữu của cơng ty. Các cổ đơng góp vốn khi đó trở thành đồng sở hữu của công ty. Quyền sở hữu của mỗi cô đông tương ứng với tỷ lệ cô phần mà họ sở hữu trong công ty. Với tư cách những người chủ sở hữu công ty, các cơ đơng có đầy đủ quyền năng của chủ sở hữu, bao gồm quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với công ty [10, tr.22].

Cô đông thực hiện các quyền năng của chủ sở hữu công ty thông qua ĐHĐCĐ. ĐHĐCĐ là cơ quan quản lý cao nhất của CTCP, thông qua ĐHĐCĐ, các cổ đông thé hiện ý chí của họ đối với các van đề quan trọng của công ty, như: phê duyệt các báo cáo về tình hình sản xuất kinh doanh, báo cáo tài chính hàng năm, báo cáo quản trị cơng ty; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên HĐQT, BKS; tỷ lệ chia cô tức; tô chức lại công ty, v.V...

Như vậy, DHDCD là diễn dan dé các cô đông tham gia vào việc quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động của công ty và thực hiện các quyền năng của chủ sở hữu cơng ty. Các qun va lợi ích chính đáng của cỗ đơng có được đảm bảo tốt hay không phụ thuộc rất lớn vào cơ chế hoạt động, cơ chế ra nghị quyết và khơng khí dân chủ trong hoạt động của DHDCD.

- Đối với công ty

ĐHĐCPĐ là cơ quan có thẩm quyền quyết định cao nhất của CTCP, quyết định những vấn đề quan trọng nhất của công ty như: thông qua chiến lược phát triển; phương hướng, nhiệm vụ và kế hoạch sản xuất kinh doanh dai han

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

và hang năm của công ty; quyết định loại cổ phan và tong số cô phan của từng loại được quyền chào bán, bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên HĐQT, BKS... Như vậy, có thê nói ĐHĐCĐ chính là cơ quan quyết định chiến lược phát triển của công ty, cũng như quyết định các vấn đề chủ chốt trong quản trị, điều hành công ty theo định hướng đã đề ra. DHDCD cũng là cơ quan chi phối và giám sát hoạt động của các cơ quan trong bộ máy công ty, bảo đảm sự hoạt động nhịp nhàng, hiệu quả của các cơ quan này và hạn chế những rủi ro, tiêu cực trong quản trị CTCP. Có thê nói hiệu quả hoạt động và sự phát triển lớn mạnh của CTCP phụ thuộc rất nhiều vào hiệu quả và tính thực chất trong

<small>hoạt động của DHDCD.</small>

1.2.5. Các yếu tô chỉ phối hoạt động của PHDCD

<small>- Các quy định của pháp luật</small>

Các quy định của pháp luật là một trong những yếu tố quan trọng chi phối hoạt động của DHDCD. Từ thắm quyền của DHDCD, điều kiện và thé thức triệu tập, thành phan tham dự, điều kiện, thé thức tiến hành ĐHĐCĐ, thé thức thông qua quyết định của DHDCD đến việc xem xét, công nhận hay hủy bỏ quyết định của DHDCD. ..déu do pháp luật quy định. Do vậy, các quy định

<small>của pháp luật minh bạch, rõ ràng, phù hợp sẽ tạo hành lang pháp lý cho hoạtđộng của DHDCD được nhanh chóng, hiệu qua và ngược lại.</small>

Hiện nay, các quy định về ĐHĐCĐ CTCP được quy định chủ yếu trong LDN năm 2005, Nghị định 102/2010/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của LDN (ND 102/2010). Ngồi ra, các cơng ty đại chúng, cơng ty niêm yết cịn chịu sự điều chỉnh bởi những quy định riêng trong Luật chứng khốn; Thơng tư 121/2012/TT-BTC quy định về quản trị cơng ty áp dụng cho các công ty đại chúng (TT 121/2012); Điều lệ mẫu áp dụng đối với công ty niêm yết.

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

- Diéu lệ công ty

Pháp luật bên cạnh việc đưa ra các “quy định cứng” có thể áp dụng trực tiếp thì cịn đưa ra những quy định mang tính mở dé các CTCP tự quy định cụ thể trong Điều lệ cho phù hợp với điều kiện và đặc điểm của từng công ty. Điều lệ của công ty là bản cam kết của tất cả các thành viên cơng ty về mục đích thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của công ty, được các thành viên của công ty thông qua và được cơ quan đăng kí kinh doanh xác nhận. Có rất nhiều vấn đề liên quan đến ĐHĐCĐ được quy định trong LDN và các văn bản hướng dan thi hành và được cụ thể hóa trong Điều lệ công ty. Chang han như: Đối với thâm quyền của ĐHĐCĐ, ngoài các quyền và nhiệm vụ cơ bản của DHDCD được quy định từ điểm a đến điểm i khoản 2 Điều 96 LDN năm 2005 thì điểm k khoản 2 Điều 96 LDN năm 2005 còn quy định: “Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật này và Diéu lệ công ty”. Với những quy định này thì thâm quyền của DHDCD có thé được mở rộng hơn nếu Điều lệ cơng ty có quy định. Hoặc quy định về điều kiện tiễn hành cuộc họp ĐHĐCĐ: cuộc họp ĐHĐCĐ được tiến hành khi có số cơ đơng dự họp đại diện ít nhất 65% tổng số cổ phan có quyền biểu quyết; ty lệ cụ thé do Điều lệ công ty quy định (khoản 1 Điều 102 LDN năm 2005)...

Đối với các CTCP hoạt động trong một số lĩnh vực đặc thù hoặc các cơng ty đại chúng, do tính chất đặc thù của các công ty này mà cơ quan nhà nước có thâm quyền có thé ban hành các Điều lệ mẫu, quy định chi tiết và thống nhất những van đề liên quan đến tô chức, hoạt động của các loại cơng ty đó để đảm đảm bảo sự quản lý của nhà nước, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các cổ đơng cũng như của công ty. Ở nước ta hiện nay, co quan nhà nước có thầm quyền đã ban hành Điều lệ mẫu áp dụng đối với các công ty niêm yết.

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

- Cổ đông và tỷ lệ cô phan

Về ngun tắc, các cơ đơng khi góp vốn vào cơng ty cơ phan thì sẽ trở thành đồng chủ sở hữu công ty và được tham gia vào DHDCD. Tuy nhiên, quyền tham dự và quyền biểu quyết của các cô đông tại ĐHĐCĐ là khác nhau, phụ thuộc vào loại cơ phần mà họ nắm giữ. Theo đó, chỉ có những cơ đơng sở hữu cơ phan phổ thông và cô đông sở hữu cô phan ưu đãi biểu quyết mới có quyền tham dự, biểu quyết tại DHDCD. Cé đông nắm cô phan ưu đãi biểu quyết thì quyền biểu quyết của ho sẽ lớn hơn so với cổ đơng phơ thơng.

Ty lệ cổ phần có ảnh hưởng đến DHDCD, thể hiện: Theo quy định tại Điều 102 LDN năm 2005 thì cuộc họp DHDCD chỉ được tiễn hành khi có số cơ đơng dự họp đại diện ít nhất 65% tổng số cổ phan có quyền biểu quyết. Như vậy, đối với việc xác định điều kiện hợp lệ của cuộc họp ĐHĐCPĐ thì SỐ lượng cổ đông không quan trong mà số lượng cô đông đại diện cho bao nhiêu phan trăm tong số cô phần. Quyết định của DHDCD được thông qua tại cuộc họp khi được số cơ đơng đại diện ít nhất 65% tổng số phiếu biểu quyết của tat cả các cô đông dự họp chấp thuận. Đối với quyết định về loại cô phan và tong số cô phan của từng loại được quyền chào bán, sửa đôi, bố sung Điều lệ công ty; tô chức lại, giải thê công ty; đầu tư hoặc bán tài sản có gia tri bang hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của cơng ty thì phải được số cổ đơng đại diện ít nhất 75% tông số cổ phiếu biểu quyết của tất cả các cô đông dự họp chấp thuận.

1.3. Pháp luật về ĐHĐCĐ

1.3.1. Khái niệm pháp luật về ĐHĐCĐ

PHDCD vừa là một co quan trong hệ thống cơ cấu tổ chức của CTCP, đồng thời cũng là cơ quan đại diện cho tiếng nói và lợi ich của các cổ đơng — những người sở hữu cơng ty. Vì vậy, sự ton tại, hoạt động của DHDCD phát

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

sinh mối quan hệ giữa ĐHĐCĐ với các cơ quan khác trong CTCP như HĐQT, BKS; mối quan hệ giữa DHDCD với các cô đông...

Đề điều chỉnh các quan hệ này, Nhà nước phải ban hành các quy phạm pháp luật nhăm tạo ra hành lang pháp lý cho hoạt động của DHDCD, qua đó đảm bảo quyên lợi, nghĩa vụ của các chủ thể tham gia, đồng thời giúp cho

<small>hoạt động của DHDCD được thuận tiện và hiệu quả.</small>

Từ phan tích ở trên có thé rút ra định nghĩa sau: pháp luật ve ĐHĐCĐ là tập hop các quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyên ban hành để điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình hoạt động của

Hiện nay, các quy phạm pháp luật về DHDCD CTCP nam trong các văn

<small>bản như: LDN năm 2005, ND 102/2010/NĐ-CP. Những van bản này đã quy</small>

định tương đối đầy đủ các nội dung cơ bản về CTCP nói chung và của ĐHĐCPĐ nói riêng. Ngồi ra, đối với các cơng ty đại chúng, cơng ty niêm yết thì vấn đề quản trị cơng ty nói chung, DHDCD nói riêng cịn có những quy

<small>định riêng được quy định trong các văn bản pháp luật khác, như: Luật chứng</small>

khoán năm 2006; TT 21/2012; Điều lệ mẫu áp dụng đối với các công ty niêm yết.

1.3.2. Vai trị của pháp luật về DHDCD

ĐHĐCĐ có vai trị quan trọng trong sự hoạt động va phát triển của CTCP. Do vậy, việc ban hành các quy định pháp luật về ĐHĐCĐ cũng có vai trị rất quan trong, thé hiện ở những mặt sau đây:

- Pháp luật về DHDCP tạo hành lang pháp lý cho hoạt động của

Các quy định của pháp luật về quyền của DHDCD là cơ sở pháp ly để PHDCD thực hiện các quyền của mình trong việc quyết định các van dé quan trọng của công ty như: Thông qua định hướng phát triển công ty; bầu, miễm

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

nhiệm, bãi nhiệm thành viên HĐQT, BKS; quyết định loại cô phần và tong SỐ cô phần của từng loại được quyền chào bán...

Các quy định về thẩm quyền triệu tập DHDCD, điều kiện, thé thức tiến hành cuộc họp DHDCD, cơ chế biểu quyết thông qua các van đề thuộc thâm quyền của DHDCD... tạo ra hành lang pháp lý cho sự vận hành của DHDCD, đảm bảo cho các quyết định quan trọng của công ty được thông qua một cách nhanh chóng, chính xác và thé hiện được khơng khí dân chủ trong cơng ty.

Các quy định về điều kiện có hiệu lực của các nghị quyết, quyết định được thông qua tại ĐHĐCĐ, về cơ chế công nhận hay hủy bỏ các nghị quyết, quyết định của DHDCD chính là cơ sở pháp lý dé đảm bảo cho ý chí của các cơ đơng được thực hiện trên thực tế.

- Pháp luật ve PHDCD là cơ sở pháp lý dé các cô đông thực hiện quyén làm chủ đối với cơng ty

Cổ đơng là người góp vốn vào CTCP. Khi góp vốn, các cổ đơng sẽ chun dịch quyền sở hữu tài sản góp vốn từ cá nhân sang cơng ty. Cổ đơng khơng cịn trực tiếp sở hữu phần vốn góp vào cơng ty mà sẽ trở thành đồng sở hữu đối với công ty. Với tư cách chủ sở hữu công ty, cổ đông được quyền tham gia quản lý, điều hành công ty. Tuy nhiên, khơng phải bat kỳ cỗ đơng nao cũng có đủ điều kiện và có mong muốn tham gia quản lý điều hành công ty một cách trực tiếp. Trên thực tế, chỉ có một số lượng nhỏ cơ đơng là tham gia trực tiếp vào bộ máy quản lý, điều hành cơng ty, đa phần cơ đơng cịn lại thực hiện quyền quản lý, điều hành công ty một cách gián tiếp, thông qua ĐHĐCPĐ và HĐQT, BKS do DHDCD bau ra. Thông qua cơ chế bỏ phiếu tại ĐHĐCĐ, các cô đông đã gián tiếp quyết định những vấn đề quan trọng của công ty như thông qua định hướng phát triển công ty, bau HĐQT... Bằng việc quy định về nội dung, thâm quyền, thành phần tham dự, biểu quyết tại

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

PHDCD...., pháp luật về DHDCD đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng và cơ chế pháp lý để đảm cho cô đông thực hiện quyền của người chủ sở hữu công ty. 1.3.3. Nội dung của pháp luật ve ĐHĐCĐ

Pháp luật về ĐHĐCĐ quy định những vấn đề cơ bản tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động của DHDCD, bao gồm những van dé sau đây:

- Tham quyền của DHDCD;

- Tham quyền triệu tập họp DHDCD; - Thành phần tham dự họp ĐHĐCĐ;

- Điều kiện, thé thức tiến hành cuộc họp ĐHĐCĐ; - Thông qua quyết định của DHDCD;

- Hủy bỏ quyết định của DHDCD.

Ở nước ta hiện nay, các quy định về ĐHĐCĐ được quy định chủ yếu trong LDN năm 2005 (từ Điều 96 đến Điều 107 và Điều 120 LDN năm 2005); ND 102/2010. Đối với ĐHĐCĐ của các cơng ty dai chúng, cơng ty niêm yết thì ngồi những quy định của LDN và văn bản hướng dẫn thi hành còn chịu sự điều chỉnh bởi các quy định của Luật chứng khoán năm 2006; TT

121/2012; Điều lệ mẫu áp dụng đối với các công ty niêm yết.

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

<small>CHƯƠNG 2</small>

THỰC TRẠNG PHAP LUẬT HIEN HANH VE ĐẠI HỘI DONG CO ĐÔNG CÔNG TY CO PHAN

2.1. Quy định của pháp luật về ĐHĐCĐ 2.1.1. Thấm quyên cia ĐHĐCĐ

Khoản 1 Điều 96 LDN năm 2005 quy định: “Đại hội đồng cổ đông gom tat cả các cô đơng có qun biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cô phan”.

Trong CTCP, DHDCD là cơ quan của các cô đông — những người chủ sở hữu của công ty, là nơi thể hiện tập trung nhất ý chí và quyền lực của các cơ đơng đối với cơng ty. Với ý nghĩa đó, DHDCD có quyền quyết định hau hết những van dé quan trọng nhất liên quan đến sự tôn tại, hoạt động và phát triển

<small>của công ty.</small>

Theo khoản 2 Điều 96 LDN năm 2005, ĐHĐCĐ có những quyền sau

Thứ: nhất, ĐHĐCĐ có quyền thông qua định hướng phát triển công ty; quyết định tổ chức lại, giải thể công ty (điểm a và điểm ¡ khoản 2 Điều 96

<small>LDN năm 2005).</small>

Đây là những vấn đề liên quan đến sự tồn tại và định hướng phát triển của công ty, nghĩa là liên quan trực tiếp đến quyền lợi của các cổ đông, cho nên chỉ có ĐHĐCĐ với tư cách là cơ quan của các cơ đơng mới có thâm quyền quyết định những vấn đề này.

Thứ hai, ĐHĐCĐ có quyền quyết định loại cô phan và tổng số cổ phần của từng loại được quyên chao bán; quyết định mức cổ tức hàng năm cua từng loại cô phan, trừ trường hợp Điều lệ cơng ty có quy định khác (điểm b khoản 2 Điều 96 LDN năm 2005).

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

Đây là thâm quyên liên quan đến việc phát hành cô phần mới đề tăng vốn điều lệ của cơng ty trong q trình cơng ty hoạt động. Cịn “loại cổ phần và tong số cô phần được quyền chào bán của từng loại” khi thành lập công ty thì đã được quy định trong Điều lệ cơng ty và được thơng qua bởi các cơ đơng

<small>sang lập.</small>

PHDCD có quyền quyết định mức cô tức hang năm của từng loại cổ phan. Việc quyết định mức cổ tức mà công ty phân chia hàng năm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ich của các cô đông cũng như việc bảo tồn vốn hoạt động cho cơng ty, do đó van dé này cũng phải được DHDCD với tư cách là cơ quan có thâm quyên cao nhất trong cơng ty quyết định.

Thư ba, ĐHĐCĐ có thâm quyền thơng qua báo cáo tài chính hàng năm của cơng ty (điểm e khoản 2 Điều 96 LDN năm 2005).

Báo cáo tài chính hàng năm của cơng ty là hồ sơ pháp lý phản ánh đầy đủ tình trạng tài sản, tài chính cũng như kết quả kinh doanh của cơng ty trong năm, qua đó là cơ sở để các cơ đơng đánh giá về hiệu quả hoạt động, tình hình

<small>tài chính của cơng ty. Báo cáo tài chính hàng năm của công ty do HDQT lập</small>

và gửi BKS dé thâm định (khoản 1 Điều 128 LDN năm 2005). Sau khi thâm định, BKS sẽ trình DHDCD xem xét thơng qua (khoản 3 Điều 123 LDN năm

Thứ tr, ĐHĐCĐ có quyền quyết định mua lại trên 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại (điểm g khoản 2 Điều 96 LDN năm 2005).

Như đã phân tích ở trên, ĐHĐCĐ có quyền quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phan của từng loại được quyền chào bán, do đó khi cơng ty mua lại các cơ phần đã bán, đặc biệt là mua lại với số lượng lớn (trên 10%) có thê sẽ ảnh hưởng đến cơ cau vốn điều lệ của công ty, cũng như hoạt động đầu tư của công ty va giá cô phiếu trên thị trường (trong trường hop công ty đã niêm

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

yết), do đó việc mua lại cơ phần với số lượng lớn phải được chính ĐHĐCĐ quyết định.

Thứ năm, Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bang hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của cơng ty nếu Điều lệ cơng ty không quy định một tỷ lệ khác (điểm d khoản 2 Điều 96 LDN năm 2005).

Việc đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản của công ty có khả năng ảnh hưởng đến tiềm lực tài chính và sự hoạt động bình thường của cơng ty, do đó quyết định về vấn đề này phải thuộc thâm quyền của cơ quan quyên lực cao nhất của công ty là DHDCD.

Thứ sáu, ĐHĐCĐ có quyền bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên HĐQT, BKS. Đồng thời ĐHĐCĐ có quyền xem xét, xử lý các vi phạm của thành viên HĐQT, BKS gây thiệt hại cho công ty và cô đông công ty (điểm c, điểm h khoản 2 Điều 96 LDN năm 2005).

<small>Ngồi ra, DHDCD cịn xem xét các báo cáo đánh giá hoạt động quan lý,</small>

điều hành công ty của HĐQT, BKS. Các báo cáo này là cơ sở dé DHDCD đánh giá hiệu quả quản lý, điều hành của HĐQT, GD (TGD), quyết định khen thưởng, kỷ luật và quy trách nhiệm vật chất đối với các chức danh này.

Thứ bay: ĐHĐCĐ có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung điều lệ

<small>công ty.</small>

Trong các văn kiện pháp lý, hồ sơ thành lập cơng ty thì bản Điều lệ được coi như “bộ luật riêng” của công ty, trực tiếp điều chỉnh các mặt tổ chức và hoạt động của công ty và quyên lợi của các cô đông. Việc sửa đối, bố sung Điều lệ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tô chức và hoạt động của công ty và quyền lợi của các cổ đông, do vậy phải được DHDCD quyết định (điểm đ khoản 2 Điều 96 LDN năm 2005).

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

Ngồi các quyền cơ ban nêu trên, ĐHĐCĐ cịn có các quyền khác theo quy định của LDN năm 2005 và Điều lệ cơng ty. Ví dụ như quyền cho phép cô đông sáng lập được phép chuyển nhượng cô phần phổ thông của minh cho người không phải là cô đông sáng lập theo quy định tại khoản 4 Điều 84 LND năm 2005; ĐHĐCĐ có thâm quyền quyết định chuyên đổi cổ phan ưu đãi thành cổ phan phô thông (khoản 6 Điều 78 LND năm 2005); quyết định mức thù lao của HĐQT, BKS theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 117 LDN

<small>năm 2005...</small>

Ngoài ra, để kiểm soát các giao dịch dễ phát sinh tư lợi, LDN năm 2005 còn quy định những hop đồng, giao dịch phải được DHDCD chấp thuận:

“1. Hợp dong, giao dịch giữa công ty với các đối tượng sau đây phải được DHDCD hoặc HĐQT chấp thuận:

a) Cổ đông, người đại diện ủy quyên của cổ đông sở hữu trên 35% tổng số cô phan phổ thông của công ty và những người có liên quan của họ;

<small>b) Thành viên HDQT, GD hoặc TGD;</small>

c) Doanh nghiệp quy định tại điểm a va điểm b khoản 1 Diéu 118 của

<small>Luật này và người có liên quan của thành viên HDQT, GD hoặc TGD”.</small>

Theo quy định tại khoản 3 Điều 120 LDN năm 2005 thì: HĐQT trình dự thảo hợp đồng hoặc giải trình về nội dung chủ yếu của giao dịch tại cuộc họp ĐHĐCPĐ hoặc lấy ý kiến cổ đông băng văn bản. Trong trường hop này, cổ đơng có liên quan khơng có quyền biểu quyết; hợp đồng hoặc giao dịch được chấp thuận khi có số cổ đơng đại diện 65% tổng số phiếu biểu quyết còn lại đồng ý.

Hợp đồng hoặc giao dịch sẽ bị coi là vô hiệu và bị xử ly theo quy định của pháp luật khi được giao kết và thực hiện mà chưa được sự chấp thuận của

<small>DHDCD.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

<small>2.1.2. Các loại DHDCD- ĐHĐCT) thường niên</small>

DHDCD thường niên phải được tô chức mỗi năm một lần, trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Theo dé nghị của HĐQT, cơ quan đăng kí kinh doanh có thể gia hạn thêm thời hạn triệu tập họp ĐHĐCĐ thường niên, nhưng tối đa không quá 06 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài

- ĐHĐCPĐ bất thường

HĐQT phải triệu tập DHDCD bat thường trong các trường hợp theo quy định tại khoản 3 Điều 97 LDN năm 2005, đó là:

+ HĐQT xét thay can thiết vì lợi ích của cơng ty;

+ Số thành viên HĐQT cịn lại ít hơn số thành viên theo quy định của

<small>pháp luật;</small>

+ Theo u cầu của cổ đơng hoặc nhóm cổ đơng quy định tại khoản 2 Điều 79 LDN năm 2005;

+ Theo yêu cầu của BKS;

+ Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty. LDN năm 2005 không giới hạn số lần họp ĐHĐCĐ bắt thường trong một năm. Quy định này mang tính mềm dẻo, thơng thống, tạo điều kiện

<small>thuận lợi cho các CTCP hoạt động hiệu quả. Bởi lẽ trong quá trình hoạt động</small>

của cơng ty, có những van đề quan trọng thuộc thấm quyền quyết định của PHDCD phat sinh đột xuất giữa hai kỳ họp DHDCD thường niên. Nếu như khơng có cơ chế DHDCD bat thường thì khơng thé thơng qua những van dé đó một cách kịp thời dé đáp ứng nhu cầu kinh doanh của công ty.

LDN quy định các cuộc họp DHDCD thường niên và ĐHĐCĐ bất thường đều có giá trị pháp lý như nhau. Tuy nhiên về nội dung và thẩm quyền thì có sự khác nhau giữa DHDCD thường niên và DHDCD bat thường.

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

Theo quy định tại khoản 2 Điều 97 LDN năm 2005, DHDCD thường niên sẽ thảo luận và thơng qua các vấn đề lớn có tính chất định kỳ, dài hạn của công ty khi kết thúc năm tài chính cũ và bắt đầu năm tài chính mới, như:

<small>+ Báo cáo tài chính hàng năm;</small>

<small>+ Báo cáo của HĐQT đánh giá thực trạng công tác quản lý kinh doanh ởcông ty;</small>

+ Báo cáo của BKS về quản lý công ty của HĐQT, GD (TGD); + Mức cô tức đối với mỗi cô phần của từng loại;

+ Các van đề khác thuộc thẩm quyền của DHDCD.

Trong khi đó, DHDCD bất thường được triệu tập dé xem xét thông qua các van đề thuộc thâm quyền của DHDCD phát sinh đột xuất giữa các kỳ hop

<small>DHDCD thường niên của cơng ty.</small>

Ngồi việc triệu tập họp DHDCD, để đảm bảo sự linh hoạt trong hoạt động của CTCP và giảm thiểu những chi phí phát sinh, LDN năm 2005 cịn quy định hình thức lay ý kiến của cỗ đông bang văn ban dé thông qua các van đề thuộc thâm quyền của ĐHĐCĐ mà không cần phải triệu tập họp DHDCD. 2.1.3. Tham quyền triệu tập ĐHĐCĐ

Tham quyén triệp tập họp DHDCD thuộc về HĐQT hoặc BKS hoặc cơ đơng (nhóm cơ đơng) sở hữu trên 10% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết trong thời hạn liên tục ít nhất 06 tháng (hoặc một tỷ lệ nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty) tùy từng trường hợp, cụ thê:

Theo quy định tại khoản 2 Điều 97 LDN năm 2005 thì HĐQT là cơ quan có thâm quyên triệu tập họp DHDCD thường niên và bat thường.

Đối với DHDCD thường niên thì HĐQT phải triệu tập họp trong thời hạn 04 tháng kê từ ngày kết thúc năm tài chính. Theo đề nghị của HĐQT, cơ quan đăng ký kinh doanh có thé gia hạn nhưng không quá sáu tháng ké từ ngày kết

<small>thúc năm tài chính.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

Đối với DHDCD bắt thường, trường hợp Điều lệ công ty không quy định thời hạn thì HĐQT phải triệu tập DHDCD trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày số thành viên HĐQT còn lại như quy định tại điểm b khoản 3 Điều 97 hoặc nhận được yêu cầu quy định tại điểm c và d khoản 3 Điều 97 LDN năm 2005 (khoản 4 Điều 97 LDN năm 2005).

BKS có quyên triệu tập họp DHDCD trong trường hợp HĐQT không triệu tập họp DHDCD theo quy định tại khoản 4 Điều 97 LDN năm 2005 (khoản 5 Điều 97 LDN năm 2005). Theo đó, BKS chỉ có quyền triệu tập họp PHDCD bat thường trong một số trường hợp mà theo quy định HĐQT phải triệu tập họp DHDCD bat thường nhưng HĐQT đã không triệu tập trong thời hạn 30 ngày (nếu Điều lệ không quy định thời hạn) kế từ ngày xảy ra một

<small>trong các sự kiện sau:</small>

<small>+ Số thành viên hội HĐQT cịn lại ít hơn số thành viên theo quy định của</small>

<small>pháp luật;</small>

<small>+ Theo yêu cầu của cổ đơng hoặc nhóm cổ đơng quy định tại khoản 2</small> Điều 79 LDN năm 2005;

<small>+ Theo yêu cầu của BKS.</small>

Điểm mới đáng chú ý của LDN năm 2005 so với các quy định trước đây

<small>là trong trường hợp HĐQT, BKS khơng triệu tập họp DHDCD như quy địnhthì Chủ tịch HĐQT, Trưởng BKS phải chịu trách nhiệm trước pháp luật va</small>

bồi thường thiệt hại phát sinh đối với công ty. Quy định này là cần thiết nhằm nâng cao trách nhiệm của những người có thẩm quyền trong cơng ty cũng như đảm bảo cho việc triệu tập ĐHĐCĐ được diễn ra đúng quy định của pháp luật, không bị trì hỗn một cách vơ cớ gây thiệt hại cho công ty và các cổ

Theo quy định tại khoản 6 Điều 97 LDN năm 2005 thì cổ đơng hoặc nhóm cô đông sở hữu trên 10% tổng số cô phần phổ thông trong thời hạn liên

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

tục ít nhất 06 tháng (hoặc 1 tỷ lệ nhỏ hơn quy định tại Điều lệ cơng ty) có quyền thay thế HĐQT, BKS triệu tập họp DHDCD trong trường hợp HĐQT

<small>và BKS không triệu tập họp ĐHĐCĐ theo quy định.</small>

Trong thường hợp này, cổ đơng hoặc nhóm cổ đơng triệu tập hop PHDCD có thé đề nghị co quan đăng ký kinh doanh giám sát việc triệu tập và tiễn hành họp nếu xét thấy cần thiết (khoản 6 Điều 97 LDN năm 2005).

<small>2.1.4. Trình tw, thi tục triệu tập DHDCD</small>

Người triệu tập họp DHDCD phải lập danh sách cô đơng có quyền dự họp, cung cấp thơng tin và giải quyết khiếu nại liên quan đến danh sách cô đơng, lập chương trình và nội dung cuộc họp, chuẩn bị tài liệu, xác định thời gian và địa điểm họp, gửi thông báo mời họp đến từng cô đông có quyền dự họp (khoản 7 Điều 97 LDN năm 2005).

- Lập danh sách cổ đơng có qun du họp (Diéu 98 LDN năm 2005) Người triệu tập họp DHDCD có trách nhiệm phải lập danh sách cổ đơng có quyền sự họp DHDCD. Danh sách này được lập dựa trên số đăng ký cổ đông của công ty. Danh sách cổ đơng có quyền dự họp ĐHĐCĐ được lập khi có quyết định triệu tập và phải lập xong chậm nhất 30 ngày trước ngày khai mạc họp ĐHĐCĐ nếu Điều lệ công ty không quy định một thời hạn khác ngắn hơn (khoản 1 Điều 98 LDN năm 2005).

Danh sách cơ đơng có quyền dự họp DHDCD phải bao gồm các nội dung

+ Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của cổ đông là cá nhân; tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số quyết định hành lập hoặc số đăng ký kinh doanh của cô đông là tô chức;

+ Số lượng, cổ phan từng loại, số và ngày đăng ký cỗ đông của từng cô

<small>đông.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

Đề đảm bảo quyén cô đông, pháp luật quy định cổ đông có quyền kiểm tra, tra cứu, trích lục và sao danh sách cơ đơng có quyền dự họp ĐHĐCĐ; u cầu sửa đổi những thông tin sai lệch hoặc bổ sung những thơng tin cần thiết về mình trong danh sách cơ đơng có quyền dự họp DHDCD (khoản 3 Điều 98

<small>LDN năm 2005).</small>

- Chuẩn bị chương trình và nội dung họp ĐHĐCĐ (Điều 99 LDN năm

Người triệu tập họp ĐHĐCĐ phải chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu cho cuộc hop va dự thảo nghị quyết đối với từng van dé trong chương trình hợp (khoản 1 Điều 99 LDN năm 2005).

Ngoài các nội dung mà người triệu tập họp DHDCD chuẩn bị thì cổ đơng hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cô phan phổ thơng trong thời hạn liên tục ít nhất 06 tháng (hoặc 1 tỷ lệ nhỏ hơn quy định tại Điều lệ cơng ty) có quyền kiến nghị những vấn đề khác được đưa vào chương trình họp. Kiến nghị phải bằng văn bản và được gửi đến công ty chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày khai mạc cuộc họp ĐHĐCĐ, nếu Điều lệ công ty không quy định thời hạn khác. Bản kiến nghị phải ghi rõ tên cổ đông, số lượng từng loại cô phan của cổ đông, số và ngày đăng ký cô đông tại cơng ty, van đề kiến nghị đưa vào chương trình họp (khoản 2 Điều 99 LDN năm 2005).

Người triệu tập họp DHDCD phải chấp thuận va đưa kiến nghị này vào chương trình và nội dung cuộc hop và kiến nghị này sẽ được chính thức bổ sung vào chương trình và nội dung cuộc họp nếu được DHDCD chấp thuận.

Người triệu tập họp DHDCD cũng có thé từ chối việc đưa kiến nghị vào

<small>chương trình và nội dung cuộc họp trong các trường hợp sau:</small>

+ Kiến nghị được gửi đến không đúng thời hạn hoặc không đủ, không

<small>đúng nội dung;</small>

+ Vấn đề kiến nghị không thuộc thâm quyền quyết định của ĐHĐCĐ;

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

+ Trường hợp khác theo quy định của Điều lệ công ty. - Moi họp ĐHĐCĐ (Điều 100 LDN năm 2005)

Người triệu tập họp DHDCD phải gửi thông báo mời họp đến tất cả cổ đơng có quyền dự họp chậm nhất bảy ngày làm việc trước ngày khai mạc nếu Điều lệ công ty không quy định thời hạn. Thông báo được gửi bằng phương thức bảo đảm đến được địa chỉ thường trú của cổ đông (khoản 1 Điều 100

<small>LDN năm 2005).</small>

<small>Thông báo mời họp DHDCD phải có các nội dung sau:</small>

+ Tên, địa chỉ trụ sở chính, số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký

<small>kinh doanh, nơi đăng ký kinh doanh của công ty;</small>

+ Tên, địa chỉ thường trú của cô đông hoặc người đại diện theo ủy quyền của cổ đông;

<small>+ Thời gian và địa điểm họp.</small>

Cùng với việc gửi thong báo mời họp DHDCD là các giấy tờ, tài liệu gồm: mẫu chỉ định người đại diện theo ủy quyền dự họp, chương trình họp, phiếu biểu quyết, các tài liệu thảo luận làm cơ sở thông qua quyết định và dự thảo nghị quyết đối với từng vấn đề trong chương trình họp.

<small>Ngồi ra, LDN cũng quy định trường hợp cơng ty có trang thơng tin điện</small>

tử thì thơng báo mời họp và các tài liệu gửi kèm theo phải được công bồ trên trang thông tin điện tử đó, đồng thời với việc gửi thơng báo cho các cổ đông (khoản 2 Điều 100 LDN năm 2005).

2.1.5. Quyên dự họp PHDCD

Theo quy định tại khoản 1 Điều 96 LDN năm 2005 thì ĐHĐCĐ là nơi tập trung tat cả các cơ đơng có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của CTCP. Cổ đơng có quyền tham dự, phát biểu và thực hiện quyền biểu quyết theo nguyên tắc “mỗi cỗ phần phổ thơng có một phiếu biểu quyết”.

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

Theo quy định tại Điều 101 LDN năm 2005 thì: “Cổ đồng là cá nhân, người đại diện theo uy quyên của cổ đông là tổ chức trực tiếp hoặc uy quyên bang văn bản cho một người khác dự họp ĐHĐCPĐ. Trường hợp cổ đơng là tổ chức khơng có người đại diện theo ty quyên theo quy định tại khoản 3 Diéu 96 LDN năm 2005 thì ủy quyên cho người khác dự họp ĐHĐCĐ".

Việc ủy quyền cho người đại diện dự họp DHDCD phải lập thành văn bản theo mẫu của cơng ty và phải có chữ ký theo quy định tại khoản 2 Điều

<small>101 LDN năm 2005.</small>

Người được ủy quyền dự họp DHDCD phải nộp văn bản ủy quyền trước khi vào phòng họp và sẽ thay mặt người ủy quyền thực hiện quyền dự họp và biểu quyết tại cuộc họp DHDCD.

Theo quy định tại khoản 3 Điều 101 LDN năm 2005 thì phiếu biểu quyết của người được ủy quyền dự họp trong phạm vi ủy quyền vẫn có hiệu lực trong trường hợp người được ủy quyền đã chết, bi hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; hoặc người ủy quyền đã chấm dirt việc ủy quyên.

Tuy nhiên, nếu công ty nhận được thông báo bằng văn bản về một trong các trường hợp trên chậm nhất 24 giờ trước giờ khai mạc cuộc họp của ĐHĐCPĐ thì phiếu biểu quyết của người được ủy quyền sẽ khơng có hiệu lực (khoản 4 Điều 101 LDN năm 2005).

Ngồi hình thức trực tiếp tham dự họp ĐHĐCĐ hoặc ủy quyền cho người khác dự họp DHDCD thì cỗ đơng cịn có thé tham dự họp ĐHĐCĐ bằng cách gửi phiếu biểu quyết bằng thư đảm bảo đến HĐQT chậm nhất là 01 ngày trước khi khai mạc cuộc họp. Trong trường hop này, trưởng ban kiếm phiếu của DHDCD mở phiếu biểu quyết của cổ đơng đó (điểm b khoản 1 Điều 26 ND 102/2010).

</div>

×