Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Luận văn thạc sĩ Luật học: Quản lý hành chính nhà nước về di sản văn hóa ở nước ta trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (49.9 MB, 85 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

PHAM HOANG YEN

QUAN LY HANH CHINH NHA NUOC VE DI SAN VAN HOA O NUOC TA TRONG GIAI DOAN HIEN NAY

Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính

Mã số: 60380102

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2014

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

khuyến khích cũng như sự giúp đỡ tận tình của các thầy, cơ giáo, gia đình và

<small>bạn bè.</small>

Tác giả xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới TS. Trần

Thị Hiền, người đã tận tâm, nhiệt tình hướng dẫn trong quá trình tác giả thực <small>hiện luận văn.</small>

Xin chân thành cam ơn Ban Giám hiệu, Khoa Sau đại học, các thầy cô chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính đã quan tâm và tạo điều kiện <small>thuận lợi cho tác giả hồn thành khóa học.</small>

Xin gửi lời tri ân đến gia đình, bạn bè và tất cả những người thân đã ln động viên, khích lệ và tạo điều kiện tốt nhất giúp tác giả trong quá trình học tập, <small>nghiên cứu và hoàn thành luận văn này!</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

Tôi xin cam đoan rằng đây là cơng trình nghiên cứu của tơi, có sự hỗ trợ

từ người hướng dẫn khoa học là TS. Trần Thị Hiền. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong dé tài này là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bat cứ

cơng trình nghiên cứu nào trước đây. Những số liệu phục vụ cho việc phân tích,

nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi

trong phần tài liệu tham khảo. Ngồi ra, dé tài cịn sử dụng một số nhận xét,

đánh giá cũng như số liệu của các tác giả, cơ quan tổ chức khác, và cũng được thé hiện trong phan tài liệu tham khảo.

Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm trước Hội đồng, cũng như kết quả luận văn của mình.

<small>Hà Nội, ngày 23 thang 5 năm 2014Tác giả</small>

Phạm Hoàng Yến

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<small>CHUONG I</small>

KHAI QUAT CHUNG VE DI SAN VAN HOA VA QUAN LY HANH CHINH NHÀ NƯỚC VE DI SAN VAN HĨA...--222-©222+eEEEEE22111212112e 6

<small>1.1. Văn hóa và di sản văn hóa ... C1 1111111111111 1 1111k ret 61.1.1. Văn HÓa...- .¿- -G- c 1 21 2312311511 1 93 031 1H HH TH TH nu TC Hy ườt 61.1.2. Di San Van hO€ 7a ố.ẽ..::‹-... 10</small> 1.2. Quản ly hành chính nhà nước về di sản văn hóa ...---- 2-52 s52: 17 1.2.1. Khái niệm quản lý hành chính nhà nước về di sản văn hóa... 17

1.2.2. Nội dung quản lý hành chính nha nước về di sản văn hóa... 19

1.2.3. Sự cần thiết khách quan của quản lý nhà nước đối với di sản văn hóa trong

2.2. Cơ quan quản lý hành chính nhà nước về di sản văn hóa... - 33 2.3. Thực tiễn quản lý hành chính nhà nước về di sản văn hóa... - 39

2.3.1. Bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa...---¿--2c¿z+22E22+eettEErEeerrrrrrke 39

2.3.2. Bảo vệ và phát huy di sản văn hóa phi vật thê...---:- 4

<small>2.3.3. Hoat dong ốn... ... 50</small>

<small>CHUONG III</small>

MOT SO GIAI PHAP NHAM TANG CUONG HIEU QUA QUAN LY HANH CHÍNH NHÀ NƯỚC VE DI SAN VAN HÓA ...--.--- 56

<small>3.1. Quan điêm chỉ đạo cua Dang và Nhà nước về văn hóa và bảo tơn di sản</small>

<small>VAN OA 0... 4+... 56</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

3.2.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật và đổi mới phân cấp quản lý di sản văn hóa về bảo tồn đi sản văn hóa...-- 22£©2EE+++£+2EEEE+E+1EE221112212221131112221122 E1. 61 3.2.2. Tang cường hoạt động của các cơ quan quan lý hành chính nhà nước về

<small>ðIỆi0 08:00... ... 63</small>

3.2.3. Xã hội hóa các hoạt động bảo tồn và phát huy di sản văn hóa... 65

<small>3.2.4. Thực hiện chính sách tơn vĩnh và đãi ngộ phù hop với nghệ nhân và nhữngngười hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật dân g1an...--- 55555552 67</small>

3.2.5. Doi mới phương thức hoạt động của bảo tàng nhằm thu hút công chiing.69

<small>3.2.6. Mở rộng hoạt động hợp tác quôc tê trong bảo vệ, phát huy gia tri của</small>

<small>00-0080... ... 72</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

Cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đây mạnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay đã ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển văn hóa của hầu hết các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là đối với văn hóa Việt Nam. Trong đó, bộ phận mang tính cốt yếu tạo dựng nên bản sắc tâm hồn Việt chính là các di sản văn hóa. Như một loại tài sản đặc biệt của quốc gia, di sản văn hóa mang trong mình giá trị tinh thần đặc biệt q giá. Nó phản ánh tinh

thân, truyền thống, tình cảm, trách nhiệm, tài năng, bản lĩnh, ứng xử của con

người trước mọi diễn biến của của thiên nhiên và lịch sử. Không chỉ có giá trị

tinh thần lớn lao mà đây cịn là nguồn lực quan trọng góp phan phát triển kinh tế - xã hội. Nói tới văn hóa là nói tới con người, con người chính là sản pham

của văn hóa. Đồng thời, con người lại là nhân tố quyết định cho sự hưng thịnh của một dân tộc, con người tạo ra của cải vật chat và tinh thần cho xã hội. Vi vậy, chỉ khi văn hóa phát triển, con người phát triển thì xã hội mới có thé tiến lên một cách mạnh mẽ và bền vững.

Trước sức ép của sự du nhập tràn lan các yếu tô văn hóa ngoại lai cùng với yêu cầu phát triển kinh tế, nền văn hóa truyền thống của Việt Nam đang <small>đứng trước nguy cơ bị mai một và bị “hòa tan”. Đặc biệt, trong lĩnh vực di sản</small> văn hóa, một số lượng khơng nhỏ các di sản văn hóa Việt Nam đã bị thất

truyền và mat đi vĩnh viễn. Do đó, dé bảo vệ được bản sắc của dân tộc ta, phải <small>tăng cường bảo vệ và phát huy giá tri các di sản văn hóa thơng qua cơng tác</small> quản lý hành chính nhà nước đối với các tài sản văn hóa này.

<small>Quản lý hành chính nhà nước nói chung và quản lý hành chính nhà</small>

nước về di sản văn hóa nói riêng là van dé đã và đang được Dang và Nha

nước ta đặc biệt quan tâm. Từ năm 1986, Dang ta đã đề ra đường lỗi đơi mới

trong nhiều lĩnh vực, trong đó có văn hóa. Năm 1998, Ban Chấp hành Trung

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa nhận được sự quan tâm và chú ý nhiều hơn từ phía các cơ quan nhà nước về văn hóa và các cơ quan hữu quan, thể hiện qua việc Nhà nước ban hành Luật DI sản Văn hóa năm 2001 và một hệ thống các văn bản pháp luật quy định chi tiết các van đề liên quan. Bên cạnh đó, các cơ quan có thâm quyền đã tiến hành những hoạt động cụ thé thông qua những chương trình hành động mang tính quốc gia, tiêu biểu như

Chương trình Mục tiêu quốc gia về văn hóa...

Mặc dù đã được triển khai và nhận được sự ủng hộ cũng như đóng góp từ đơng đảo các tầng lớp trong xã hội nhưng cơng tác quản lý hành chính nhà <small>nước về di sản văn hóa, trên thực tê, van cịn diễn ra khá chậm chap và tơn tại</small>

<small>`A</small>

nhiều hạn chế. Do vậy, nghiên cứu nội dung quản lý hành chính nhà nước về <small>di sản văn hóa cùng với những thực trạng cua công tác nay trong giai đoạn</small> hiện nay là hết sức cần thiết.

Sau khi nhận được sự gợi mở về hướng nghiên cứu và được tiếp thu

những thành tựu nghiên cứu từ các tác giả đi trước, tác giả đã lựa chọn đề tài:

“Quản lý hành chính nhà nước về di sản văn hóa ở nước ta trong giai đoạn hiện nay” dé làm luận văn, đồng thời, cũng dé nghiên cứu như là một yêu cầu do thực tiễn đề ra. Hy vọng góp phan làm rõ một số van dé về lý luận, thực trạng và giải pháp dé công tác quản lý hành chính nhà nước về di sản văn hóa

<small>đạt được hiệu quả cao hơn.</small>

<small>2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu</small>

Mục đích nghiên cứu: Đề tài hệ thơng hóa những nội dung cơ ban của

<small>công tác quản lý di sản văn hóa dưới góc độ Nhà nước và nghiên cứu làm rõthực trang của cơng tac quan ly hành chính nhà nước vê di san văn hóa.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<small>Nhiệm vụ nghién cứu:</small>

- Nghiên cứu một cách hệ thong các van dé lý luận của công tác quản lý

hành chính nhà nước về di sản văn hóa.

- Tổng kết, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý hành chính nhà nước về di sản văn hóa hiện nay.

- Đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý hành chính

nhà nước về di sản văn hóa trong những năm tới.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Cơng tác quản lý hành chính nhà nước về di sản văn hóa của các cơ quan nhà nước có thầm quyền về văn hóa, thé thao va

<small>du lịch.</small>

<small>Pham vi nghiên cứu: Luận van tập trung khái quát những nội dung cơ</small>

bản của công tác quản lý hành chính nhà nước về di sản văn hóa và thực tiễn quản lý nhà nước về di sản văn hóa trong giai đoạn hiện nay.

<small>4. Tình hình nghiên cứu</small>

Hiện nay, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa là một trong những van đề nổi bật nhận được rất nhiều sự quan tâm từ mọi tầng lớp nhân dân

<small>trong xã hội. Dưới góc độ quản lý hành chính nhà nước cũng đã có các bài</small>

viết, các chuyên dé, tham luận, tiểu luận viết về van đề này. Ngồi ra cũng có một số giáo trình và cơng trình nghiên cứu liên quan đến quản lý hành chính

nhà nước về di sản văn hóa, chăng hạn như:

<small>- Trường Dai học Luật Hà Nội (2010), Gido frình Luật hành chính Việt</small>

Nam, Nhà xuất bản Cơng an nhân dân.

- Nguyễn Chí Bền CB (2010), Van hóa Việt Nam trong bối cảnh hội

nhập kinh tế quốc tế, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

- Võ Quang Trọng CB (2010), Bảo ton và phát huy giá trị di sản văn

hóa phi vật thể ở Thăng Long - Hà Nội, Nhà xuất bản Hà Nội.

- Nguyễn Chí Bén CB (2010), Bảo tơn và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể Thăng Long - Hà Nội, Nhà xuất bản Hà Nội.

Những cơng trình nghiên cứu đã chấm phá đến nhiều khía cạnh của vẫn

dé quản lý hành chính nhà nước về di sản văn hóa với nhiều kiến nghị và giải

pháp. Tuy nhiên, lại khơng nhiều các cơng trình nghiên cứu trực tiếp đề cập

đến cơng tác quản lý hành chính nhà nước về di sản văn hóa. Do vậy, tác giả đã nghiên cứu đề tài “Quản lý hành chính nhà nước về di sản văn hóa ở nước ta trong giai đoạn hiện nay” với mong muốn được đóng góp những ý kiến va một số giải pháp của mình dé hoạt động bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa truyền thống có thêm được nhiều kết quả tốt đẹp.

<small>5. Đóng góp của luận văn</small>

- Nghiên cứu chỉ tiết những nội dung cơ bản của quản lý hành chính nhà nước đối với các di sản văn hóa

- Đánh giá thực trạng bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa trong những năm vừa qua, từ đó rút ra các vấn đề cần giải quyết trong những

<small>năm tới.</small>

- Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hành chính nhà nước đối với di sản văn hóa trong tiến trình hội nhập kinh tế

thé giới.

6. Kết cầu luận văn

Ngoài các phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận <small>văn được két câu bao gôm 3 chương:</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

Chương II: Thực trạng quan lý hành chính nhà nước về di sản văn

Chương III: Một sô giải pháp nhằm tăng cường hiệu qua quản lý hành

<small>chính nhà nước đơi với di sản văn hóa.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

VA QUAN LÝ HANH CHÍNH NHÀ NƯỚC VE DI SAN VAN HĨA

<small>1.1. Văn hóa và di sản văn hóa1.1.1. Văn hóa</small>

<small>s* Khái niệm văn hóa</small>

Văn hóa là bộ phận hữu cơ trong tồn bộ hoạt động của một chế độ xã

hội. Trong chế độ xã hội có tổ chức, nhất là trong điều kiện nền kinh tế thi

trường, bộ phận này càng cần được quản lý là định hướng phục vụ cho mục

tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Trong khoa học nghiên cứu về văn hóa, khởi đầu từ định nghĩa của

E.B.Tylor trong cuốn Văn hóa nguyên thuỷ (Primitive culture) xuất bản tại

London năm 1871, đến nay đã có rất nhiều định nghĩa khác nhau. Vào năm

1952, hai nhà nhân học người Mỹ là A.Kroeber và C.Kluckhohn đã viết một cuốn sách chuyên bàn về các định nghĩa văn hóa nhan đề: Văn hóa - tổng luận

<small>phê phán các quan niệm và định nghĩa (Culture: A critical review of concepts</small>

and definitions), trong đó đã dẫn ra và phân tích 164 định nghĩa về văn hóa. Trong lần xuất bản thứ hai của cuốn sách này, số định nghĩa văn hóa đã tăng lên đến trên hai trăm. Cho đến nay, đã có tới hơn bốn trăm định nghĩa về văn

Tuy được dùng theo nhiều nghĩa khác nhau, nhưng khái niệm văn hóa có thé quy về hai cách hiéu chính: theo nghĩa hẹp và theo nghĩa rộng.

Theo nghĩa hẹp, văn hóa được giới hạn theo chiều sâu hoặc theo chiều rộng, theo không gian hoặc theo thời gian... Giới hạn theo chiều sâu, văn hóa được hiểu là những giá trị tỉnh hoa của nó (nếp sống văn hóa, văn hóa nghệ

thuật...). Giới hạn theo chiều rộng, văn hóa được dùng để chỉ những giá trị

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<small>(văn hóa Tây Nguyên, văn hóa Nam Bộ...). Giới hạn theo thời gian, văn hóa</small>

được dùng dé chỉ những giá trị trong từng giai đoạn (văn hóa Hồ Bình, văn <small>hóa Đơng Son...)...</small>

Theo nghĩa rộng, văn hóa thường được xem là bao gồm tất cả những gì do con người sáng tạo ra, gan liền với con người. Ở phương Đông, từ “văn hóa” đã có trong đời sống ngơn ngữ từ rất sớm. Trong Kinh Dịch, quẻ bí “Sơn

Hỏa bí” đã có từ “văn” và “hóa”: “Quan hỗ Thiên văn di sát thời bién/ Quan

hồ nhân văn di hóa thành thiên hạ” (Xem vẻ của Trời dé biết sự biến đổi của

mùa/ Xem dáng vẻ con người để giáo hóa thiên hạ). Còn theo các nước

phương Tây, cum từ “văn hóa” (cultura) có nghĩa là sự trồng trọt. Cùng với

<small>nhận thức của con người ngày càng được nâng cao, văn hóa khơng chỉ bó hẹp</small> trong phạm vi hoạt động nông nghiệp cổ xưa nữa mà đã phát triển thành ý

nghĩa vun trồng, bồi đắp hoạt động tinh thần của con người. Năm 1940, Chủ

tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Vi /é sinh ton cũng như mục dich của cuộc sống,

lồi người mới sáng tạo và phát mình ra ngơn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp

<small>luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt</small>

hang ngày vé ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Tồn bộ những sang tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tong hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà lồi người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu câu đời sống và địi hỏi của sự sinh tơn”'. Chính từ

những hoạt động này, nhân loại tạo ra các giá trị, các chuẩn mực. Những giá

trị và chuẩn mực đó sẽ tạo nên một mơi trường thứ hai, ni dưỡng sự hình

<small>thành nhân cách con người. Đó là “văn hóa”.</small>

<small>' Hồ Chí Minh - Tồn tập, Tập 3, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2006, tr.106.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

duy và sáng tạo; đối với những người khác, văn hóa bao gom tat cả những gi làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục tập quán, lỗi sống và lao động”. Cách hiểu này đã được cộng đồng quốc tế chấp nhận tại Hội nghị liên chính phủ về các chính sách văn hóa họp năm 1970 tại Venice.

<small>Theo đó, văn hóa có mặt trong mọi hoạt động của con người. Nói tới</small> văn hóa là nói tới con người, nói tới việc phát huy các năng lực bản chất con

người và nhằm hoàn thiện con người, hồn thiện xã hội. Vì vậy, khái niệm

văn hóa chứa đựng tính chất nhân văn. Văn hóa gắn liền với trí tuệ, đạo đức

<small>và lương tâm.</small>

<small>s* Chức năng cua văn hóa</small>

Thứ nhất, chức năng xã hội đầu tiên và quan trọng nhất của văn hóa là

xây dựng con người theo mẫu mực nhất định, đó 1a cbức năng giáo duc. Văn hóa thơng qua các hoạt động, các sản phẩm của mình nham tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh than, thé chất của con người, dần dan có những pham chat va năng lực mà xã hội đã dé ra. Văn hóa là sự hướng dẫn, khuyên bảo cu thé những điều đích đáng, nên làm trong đời sống tự nhiên và xã hội. Văn hóa thực hiện giáo dục khơng chỉ băng những giá trị đã ơn định là truyền thống văn hóa, mà cịn bằng những giá trị đang hình thành. Những giá

trị này tạo thành một hệ thống chuẩn mực mà con người hướng tới. Nhờ nó mà văn hóa đóng vai trị quyết định trong việc hình thành nhân cách ở con

người, tạo nên nên tảng tinh thần của xã hội.

<small>Thứ hai, văn hóa có chức năng nhận thức. Nhận thức là đặc tính phân</small>

<small>biệt con người với động vật. Văn hóa trang bi cho con người những tri thức</small>

<small>? Tạp chí “Người đưa tin UNESCO” (1989, tr.5)</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

người. Sản phẩm văn hóa dẫn dắt con người đến với những giá trị tinh thần và tình cảm, những giá tri trí tuệ từ thấp lên cao. Vai trị nhận thức của văn hóa

khơng đơn thuần là phản ánh những tri thức của con người mà còn định

hướng tới mục đích cao đẹp thể hiện tính nhân văn.

Thứ ba, văn hóa có chức năng thdm mỹ và giải trí. Sơng theo cái đẹp là nhu cầu của con người. Văn hóa thơng qua các sản phâm của mình nhăm đáp ứng nhu cầu đó của con người. Nói cách khác, văn hóa là sự sáng tạo của con người theo quy luật của cái đẹp. Nhu cầu giải trí được xác định là nhu cầu sản

xuất và tiêu thụ sản phâm văn hóa. Dé tái tạo sức lao động, con người cần phải được nghỉ ngơi và nghỉ ngơi phải được đáp ứng và tổ chức tốt. Do đó,

văn hóa giải trí đã trở thành một nhu cầu tất yếu của xã hội. Nhu cầu giải trí khơng chỉ được đáp ứng bằng những tác phẩm, những hoạt động nhằm mục đích giải trí thuần túy mà, nhu cầu đó được đáp ứng một cách tự nhiên trong

<small>hưởng thụ văn hóa nghiêm túc.</small>

s* Tinh chất của văn hóa

Mặc dù là một khái niệm phong phú và phức tạp, nhưng ở văn hóa vẫn nơi lên các đặc trưng cơ bản nhất là tính lịch sử, tính giai cấp, tính dân tộc và <small>tính nhân loại.</small>

Văn hóa được hình thành trong quá trình lao động sản xuất, giao tiếp ứng xử của con người trong xã hội và được tích lũy qua nhiều thế hệ. Những

khn mẫu xã hội, ngôn ngữ, phong tục, tập quán, nghi lễ... được gọi là

những giá trị văn hóa ơn định, được chun giao từ thế hệ này sang thế hệ khác tạo nên truyền thống văn hóa. Do đó, ta có thể thấy, văn hóa mang tính

<small>lịch sử.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

Xét về khía cạnh xã hội, con người là sản phẩm của văn hóa đồng thời là chủ thể sáng tạo ra văn hóa. Điều kiện sinh hoạt vật chất của các giai cấp

khác nhau dẫn đến tư tưởng, tình cảm khác nhau. Văn hóa chịu sự chi phối và

quy định của hệ tư tưởng. Mặt khác, là một yếu tố tinh than, nó phản ánh và chịu sự quy định của phương thức sản xuất vật chất, do đó, văn hóa có tính giai cấp.

Mỗi dân tộc có đặc điểm lịch sử hình thành và tồn tại riêng, vì thế, mỗi dân tộc mang một bản sắc riêng về tâm lý, về truyền thống và về phong cách

sinh hoạt... Văn hóa là sự phản ánh rõ nét nhất bản sắc của mỗi dân tộc.

Vươn tới cái tốt, cái đẹp (chân - thiện - mỹ) là nét chung của văn hóa

nhân loại và đó là cốt lõi tạo nên sự phát triển của xã hội lồi người, là bản chat đích thực của văn hóa."

<small>1.1.2. Di sản văn hóa</small>

<small>> Khai niệm di sản văn hoa</small>

Trong đời sống văn hóa, di sản văn hóa là bộ phận nịng cốt, là nơi lưu giữ kiên cố bản sắc dân tộc. Đồng thời, đây cũng là cơ sở tiền dé quan trọng để sáng tạo ra những giá trị văn hóa mới của xã hội hiện đại.

Điều | Luật Di sản Văn hóa Việt Nam định nghĩa: “Di sản văn hóa là sản phẩm tỉnh thân, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thé hệ này qua thé hệ khác ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Qua định nghĩa này ta có thé thấy, di sản văn hóa ln ln chứa đựng

trong mình q khứ, lịch sử hay cịn có thể gọi là ký ức văn hóa của mỗi dân <small>tộc.</small>

Nếu như ở Việt Nam, di sản văn hóa được định nghĩa một cách cụ thê trong Luật với đầy đủ các tính chất của nó, thì ở một số quốc gia khác, di sản <small>văn hóa cịn được luật hóa với tư cách là “tài sản văn hóa”. Chăng hạn như ở</small>

<small>3 Đại học Luật Hà Nội (2010, tr.452)</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

Nhật Bản, một đất nước nỗi bật với nhiều sản phẩm văn hóa truyền thống đặc

sắc, bên cạnh đó cũng có nhiều nét tương đồng với Việt Nam trong tiến trình lịch sử - văn hóa phương Đơng, khơng có định nghĩa chính xác về di sản văn hóa, mà thay vào đó, các nhà làm luật đã thơng qua việc quy định về quyền sở hữu đối với tài sản văn hóa dé cụ thể hóa quan niệm này. Trong Bộ ludt bảo

tơn các tài sản văn hóa (1950) của Nhật Bản quy định: Mọi tài sản văn hóa

đều thuộc quyền sở hữu của các công dân, các cơ quan sự vụ, các tơ chức

chính phủ và phi chính phủ. Việc công nhận quyền của các chủ sở hữu được đảm bảo bang “Giấy chứng nhận” do Bộ trưởng Bộ Giáo dục cấp. Bộ luật

cũng quy định cụ thể: Chính phủ và chính quyền địa phương các cấp phải tôn trọng quyền của các chủ sở hữu và quyền sở hữu của những người có liên <small>quan. Ngồi ra, di san văn hóa khơng những được coi là tài sản văn hóa, ma</small> cịn được xác định là một thứ văn hóa đặc biệt, dù thuộc về chủ sở hữu cụ thê

nhưng giá trị của nó ln là tài sản quốc gia. Khoản 2 Điều 4 Bộ luật này quy <small>định: “Các chủ sở hữu tài san văn hóa cùng những người có liên quan sẽ chịu</small>

trách nhiệm bảo quan chúng một cách tốt nhất và khai thác các giá trị văn hóa của chúng với một ý thức day đủ rằng: Do là những tài sản quý báu của quốc gia”. Nhu vậy, từ một khái niệm triết học, các vật thê mang giá tri văn <small>hóa (di sản văn hóa) đã được gọi là tài sản văn hóa (thuật ngữ luật học).</small>

> Di sản vật thể và di sản phi vật thể

Xuất phát từ nhu cầu của con người (nhu cầu vật chất và nhu cầu tỉnh

thần) mà con người cũng có hai loại hoạt động cơ bản là sản xuất vật chất và sản xuất tinh thần. Từ đó, văn hóa nói chung thường được chia làm hai dạng:

văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần.

Cũng như vậy, đối với di sản văn hóa, tuy có nhiều hình thức dé tồn tại

nhưng hai hình thái di sản chính đã được thế giới thống nhất và định nghĩa, đó

<small>* Hồng Vinh (1997, tr.133)</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

là: Di sản văn hóa vật thé và phi vật thé. Căn cứ vào quy định tai Cong ớc về việc bảo vệ đi sản văn hóa và thiên nhiên ngày 16/11/1972 và Công ước về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể ngày 17/10/2003 của UNESCO, có thé hiểu rằng:

Di sản “văn hóa vật thể” (tangible culture) là những sản phẩm văn hóa hữu hình, tồn tai dưới dạng vật thé, có hình khối, có chiều cao, chiều rộng, trọng lượng, đường nét, màu sắc và kiểu dáng... tồn tại trong không gian và thời gian xác định. Là sản phẩm được tạo tác từ bàn tay con người, di sản văn

hóa vật thể mang dấu ấn lịch sử xã hội rõ rệt. Chúng luôn chịu sự thách thức,

bào mịn của quy luật thời gian và ln đứng trước nguy cơ biến dạng hoặc

thay đổi rất nhiều so với nguyên gốc. Do đó, van dé bảo tồn di sản văn hóa vật thê đang gặp rất nhiều khó khăn, địi hỏi phải có cơng nghệ kỹ thuật cao

mới có thé bảo tồn hoặc phục hồi nguyên trạng.

Di sản “văn hóa phi vật thể” (intangible culture) là dạng thức tồn tại

của văn hóa tiềm 4n trong trí nhớ, ky ức cộng đồng, tập tính, hành vi ứng xử

<small>của con người và thông qua các hoạt động của con người trong quá trình sản</small> xuất, giao tiếp xã hội mà thé hiện ra. Đặc trưng rõ nhất của văn hóa phi vật

thể là ln ln chìm khuất trong tâm thức của một cộng đồng xã hội và chỉ <small>bộc lộ qua hành vi và hoạt động của con người.</small>

Trên tinh thần hai công ước trên, Luật Di sản Văn hóa Việt Nam đã đưa

ra quy định cụ thể về hai loại di sản này. Trong đó, di san văn hóa vật thể là những sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử văn hóa, khoa học, gồm có:

1) Di tích lịch sử - văn hóa là cơng trình xây dựng, địa điểm và các di

vật, cô vật, bảo vật quốc gia thuộc cơng trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm các đình, đền, chùa, miéu... đã được xếp hạng di

tích. Ví dụ như: Thành Cổ Loa (Đơng Anh - Hà Nội), Cửa Ô Quan Chưởng (Hà Nội), Chùa Đồng (Yên Tử - Quảng Ninh)...

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

ii) Danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với cơng trình kiến trúc có giá trị lịch sử thâm mỹ, khoa học như Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), động Phong Nha - Kẻ <small>Bàng (Quảng Bình)...</small>

iii) Di vật, cơ vật, bảo vật quốc gia như Trỗng đồng Đông Sơn, các cô vật điêu khắc Chăm pa cổ (phù điêu nữ thần Mahasamadhi, tượng nữ thần

Ganesa mình người đầu voi...)

Trong số các di sản vật thể này, có khơng ít di sản đã được UNESCO

ghi nhận vào Danh mục di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới. Đó là:

- Di sản thiên nhiên thế giới: Vịnh Hạ Long (1994, 2000), Vườn Quốc

<small>gia Phong Nha - Kẻ Bàng (2003)</small>

- Di sản văn hóa thé giới: Quan thé di tích Huế (1993), Khu phố cơ Hội <small>An (1999), Khu di tích Chăm - Mỹ Sơn (1999), khu di tích trung tâm Hoàng</small> thành Thăng Long (2010), Thành nhà Hồ (2011)

- Di sản tư liệu thế giới: Mộc bản triều Nguyễn (2009), Bia đá các khoa thi tiến sĩ triều Lê và Mạc tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (2010), Mộc bản

Kinh Phật thiền phái Trúc Lâm - chùa Vĩnh Nghiêm (2012). Mới đây nhất là

Châu bản triều Nguyễn, được công nhận là Di sản tư liệu Chương trình Ký ức

thế giới Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO (14/5/2014).

Di sản văn hóa phi vật thé là sản phẩm tỉnh than gắn với cộng dong

hoặc cá nhân, vật thể và khơng gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn

hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tải tạo và

được lưu truyền từ thé hệ này sang thé hệ khác bằng truyền miệng, truyền

nghệ, trình diễn và các hình thức khác, bao gồm: Tiếng nói, chữ viết; Ngữ

văn dân gian; Nghệ thuật trình diễn dân gian; Tập quán xã hội và tín ngưỡng; Lễ hội truyền thống; Nghề thủ cơng truyền thống; Tri thức dân gian (Điều 2

Nghị định số 98/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định chỉ tiết thi hành một số

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

điều của Luật Di sản Văn hóa, sau đây gọi tắt là Nghị định số 98/2010/NĐ-CP). Trong đó Việt Nam đã có 8 di sản phi vật thé đã được UNESCO công

nhận là di sản phi vật thé thé giới, đó là: Nhã nhạc Cung đình Huế (2003),

Khơng gian văn hóa cơng chiêng Tây Ngun (2005) va Dân ca quan họ Bắc

<small>Ninh (2009), Ca trù (2009), Hội Gióng ở Sóc Sơn (2010); Hát xoan Phú Thọ</small>

(2011), Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương (2012), gần đây nhất là Đờn ca tài

<small>tử Nam Bộ (2013).</small>

Sự tách biệt di sản văn hóa thành di sản vật thé (vật chất) và phi vật thé

(tinh thần) trên đây tưởng chừng như tất rõ ràng, song trên thực tế lại chỉ

mang tính tương đối bởi vì trong một số trường hợp rất khó dé phân biệt được

di sản vật thé hay phi vat thé. Trong sự đa dạng của di sản văn hóa phi vật thé, có một bộ phận gắn chặt với di sản văn hóa vật thể. Hai hình thức tồn tại của

di sản văn hóa (vật thé và phi vật thé) hóa quyện với nhau trong một thé thơng nhất. Ở đó, di sản vật thể xuất hiện như là biểu hiện vật chất của di sản phi vật thé, còn di sản phi vật thé lại tồn tại như là biểu hiện tinh thần của di sản vật thé đó. Nhìn lại lịch sử hình thành, tơn tại và phát triển của các di tích lịch sử văn hóa, chúng ta có thé thấy các di tích này ra đời trước hết xuất phát từ những nhu cầu tinh than, nồi bật nhất là nhu cầu tín ngưỡng - tôn giáo và nhu cầu tôn vinh, tưởng niệm của con người. Điều này không chỉ thấy ở nước ta, mà cịn phổ biến trên tồn thé giới (kiến trúc Hin-đu giáo tại Ăng-ko, kiến trúc Phật giáo tại Campuchia, các cơng trình kiến trúc tháp Chăm ở miền Trung nước ta...). Một ví dụ khác, di sản văn hố phi vật thé Khơng gian văn hóa Cơng chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới

cũng khơng riêng gi xếp vào văn hố phi vật thé. Bởi lẽ, nếu khơng có nhu

cầu và sự thể hiện văn hoá dân gian folklore trong cộng đồng dân cư Tây

Ngun thì khơng thể nào có văn hố cồng chiêng. Nhưng, nếu khơng có những vật dụng hữu hình như những chiếc cơng, chiếc chiêng thì cũng sẽ

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

khơng có cơng cụ để con người thôi hồn vào tạo nên những làn điệu công chiêng độc đáo - bản sắc của văn hóa Tây Ngun.

> Vai trị của di sản văn hóa đối với đời sống kinh tế - xã hội hiện nay Bản sắc văn hóa được hiểu là những tính chất riêng tạo thành đặc điểm chính của mỗi nền văn hóa. Đó là những giá trị để phân biệt nền văn hóa này với nền văn hóa khác, giữa dân tộc này với dân tộc khác. Việc ý thức được mình là ai và phân biệt giá trị của mình trong sự đối sánh với các nền văn hóa

khác, trên cơ sở ấy làm giàu thêm nền văn hóa của dân tộc mình đã được các

nhà văn hóa lớn của dân tộc nhận thức sâu sắc trong mọi thời điểm lịch sử.

Nguồn di sản của mỗi dân tộc tồn tại như những tam gương phản chiếu

các mặt của bản sắc dân tộc. Di sản với tư cách là những chứng cứ lịch sử gốc có tầm quan trọng đặc biệt trong việc tiếp cận bản sắc của một dân tộc. Do đó,

bảo vệ di sản tức là đã góp phần bảo vệ bản sắc dân tộc.

Là một bộ phận không thê thiếu của văn hóa, di sản văn hóa Việt Nam

là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của

<small>di sản văn hóa nhân loại, có vai trị to lớn trong sự nghiệp dựng nước va giữ</small>

nước của nhân dân ta”, không chỉ thé di sản văn hóa cịn là một nhân t6 quan trọng gop phan phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Di sản văn hóa là kết tinh trí tuệ, tình cảm của các thế hệ đi trước. Kho

tàng di sản văn hóa là cơng cụ hướng con người đến những giá trị về chân, thiện, mỹ; là sản phẩm giáo dục những truyền thống tốt đẹp của các thế hệ

<small>người Việt Nam. Các di sản văn hóa cùng với tài năng sáng tạo của các nghệ</small> nhân giúp ta có thể hiểu về lịch sử giữ nước oai hùng của ông cha từ ngàn <small>xưa, cảm nhận được sức mạnh dân tộc, sức mạnh của con người Việt Nam</small> dám nghĩ, dám làm, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa của nhân loại dé hòa nhập

<small>với cộng đơng qc tê. Như vậy, có thê xem di sản văn hóa như một thứ “giáo</small>

<small>> Luật Di sản Văn hóa 2001</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

cụ đặc biệt” hướng vào con người, mà đặc biệt là thế hệ trẻ hôm nay, làm cho

những giá trị nhân cách, lối sống tốt đẹp của dân tộc thắm sâu vào cuộc sống

của mỗi con người trong xã hội. Nhờ nó mà chúng ta và các thé hệ mai sau có được bệ đỡ vững chắc về truyền thống lịch sử, bề dày văn hóa của dân tộc để

<small>vững bước di vào tương lai.</small>

Khơng chỉ vậy, nhìn vào thực tế, di sản văn hóa cũng mang lại lợi ích

khơng nhỏ cho nền kinh tế trong nước nói chung và sự phát triển của địa

phương nói riêng. Trong nhiều năm qua, di sản văn hóa được tu bổ, tơn tạo

theo đúng chn mực khoa học đã trở thành những điểm du lịch hấp dẫn, thu <small>hút một lượng lớn du khách trong và ngoài nước, tạo việc làm cho người dân,</small> góp phần chuyền dịch cơ câu phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương.

Đơn cử, doanh thu du lịch 6 tháng đầu năm 2013 của tỉnh Ninh Bình đạt 667 tỷ đồng (bằng 95% kế hoạch năm). Doanh thu du lịch năm 2012 của các địa phương có nhiều di sản văn hóa đã tăng trưởng rất nhanh như: Thừa Thiên Huế đạt 1.215,1 tỷ đồng, Quảng Ninh đạt 4.341 tỷ đồng. Chỉ tính riêng doanh thu từ bán vé tham quan tại vịnh Ha Long và có đơ Huế đã lên tới 100 tỷ đồng, di tích Bà chúa Sứ (An Giang) 70 tỷ đồng, đô thị cổ Hội An (Quảng Nam) 61 tỷ đồng, đền Ngọc Sơn (Hà Nội) 14 tỷ đồng”. Đối với các địa phương có di sản thế giới, nhiều địa phương được đầu tư nâng cấp nhiều hơn, thị xã được nâng cấp lên thành phó (Hạ Long, Hội An), thành phố được nâng hạng (thành phố Huế), được xây mới hoặc nâng cấp sân bay (Quảng Bình,

Thừa Thiên Huế, Quảng Nam...). Nhiều dự án dau tư hạ tang du lịch, dich vụ được triển khai bằng nguồn vốn trong nước và quốc tế. Bên cạnh đó, di sản

được bảo tơn, du lịch phát triển đã tạo ra sự chuyên đôi cơ cau kinh tế của địa phương, người dân được hưởng lợi nhiều hơn qua việc tham gia vào hoạt

<small>5 Long Ngũ (2013)</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

động dich vụ du lịch, các ngành nghề thủ công truyền thống được phục hồi

<small>mở rộng.</small>

<small>Trong quá trình hội nhập, thơng qua di sản, chúng ta đã tập trung giới</small>

thiệu các giá trị văn hóa của Việt Nam ra nước ngoài, để các quốc gia trên thế giới hiểu về văn hóa Việt Nam. Từ đó, tạo nên tình cảm u mến, sự kính trọng và tin cậy của du khách, của các nhà đầu tư quốc tế đối với đất nước và

<small>con người Việt Nam trong thời đại mới.</small>

Trong giai đoạn hiện nay, tồn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế dễ kéo theo sự đồng nhất về văn hóa. Đặc biệt, một quốc gia đang phát trién như Việt Nam, tham gia hội nhập kinh tế, để “hịa nhập” mà khơng bị “hịa tan”, điều

tiên quyết là phải giữ được bản sắc của dân tộc mình. Có thé nói, di sản văn hóa có vai trị rat to lớn trong q trình phát triển nhằm tự khang định mình

của nước ta trong quan hệ đối thoại (về kinh tế, chính trị, văn hóa) với cộng <small>đơng qc tê.</small>

1.2. Quản lý hành chính nhà nước về di sản văn hóa

1.2.1. Khái niệm quản lý hành chính nhà nước về di sản văn hóa Dưới góc độ khoa học, khái niệm về “quản lý” có nhiều cách tiếp cận

khác nhau. Với ý nghĩa thông thường, phô biến thì quản lý có thê hiểu là hoạt

động tác động một cách có tơ chức và định hướng của chủ thê quản lý tới những đối tượng quản lý để điều chỉnh chúng vận động và phát triển theo

những mục tiêu nhất định đã đề ra.

Quan lý di sản văn hóa được hiểu là tất cả những hoạt động nhằm bảo

vệ, giữ gìn, khai thác di sản của các cơ quan nhà nước, tơ chức, cá nhân. Trong đó, có những hoạt động tác động trực tiếp tới di sản như cất giữ, bảo <small>quản, tôn tạo di sản... Do sự da dạng của di sản văn hóa nước ta nên phạm vi</small>

<small>chủ thê của hoạt động này rât khác nhau, có thê là các cơ quan nhà nước, các</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

tô chức, đơn vị của Nhà nước hoặc cũng có thể là bất ky tơ chức, cá nhân nao trong xã hội. Mặc dù tất cả những hoạt động này đều phải tuân theo quy định của pháp luật nhưng đây không phải là quản lý nhà nước về di sản văn hóa.

Là một phạm trù gắn liền với sự xuất hiện của Nhà nước, quản lý nhà nước ra đời với tính chất là loại hoạt động quản lý xã hội. Quản lý nhà nước

là hoạt động do các cơ quan nhà nước có thâm quyên thực hiện theo quy định

của pháp luật; nhân dân và các tơ chức xã hội chỉ có thé tham gia quản lý nhà nước khi được Nhà nước trao quyền thực hiện chức năng Nhà nước. Quản lý

nhà nước ở đây được hiểu là sự quản lý có tính chất quyền lực của Nhà nước,

do Nhà nước thực hiện thông qua các cơ quan nhà nước, nhằm thực hiện các nhiệm vụ và chức năng của Nhà nước. Quản lý nhà nước bao gồm toàn bộ các <small>hoạt động: hoạt động lập pháp của cơ quan lập pháp, hoạt động hành chính</small> (chấp hành và điều hành) của hệ thống hành pháp và hoạt động tư pháp của hệ

thống tư pháp.

Quản lý nhà nước xét ở khía cạnh hoạt động chấp hành và điều hành là

<small>hoạt động quản lý hành chính nhà nước, hay nói cách khác quản lý hành</small> chính nhà nước là hoạt động thực thi quyền hành pháp của Nhà nước. Đó là

sự tác động có tô chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước trên cơ sở pháp luật đối với hành vi hoạt động của con người và các quá trình xã hội, do các

cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương

tiến hành dé thực hiện những mục tiêu, chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước. Như vậy, quản lý hành chính nhà nước về đi sản văn hóa là hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước có thẩm qun thực hiện trên cơ sở quy định của pháp luật nhằm giữ gìn và phát huy giá trị của di sản văn hóa Việt

<small>Nhà nước thực hiện quản lý hành chính thơng qua những hoạt động cụ</small>

thé như xây dựng chính sách và văn bản pháp luật về quản lý di sản, quy định

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

quyên và nghĩa vu của các chủ thể quản lý di sản (bao gồm các cơ quan nhà nước, tô chức, cá nhân); kiểm tra, giám sát việc quản lý di sản; quyết định việc đầu tư tài chính cho các hoạt động bao tồn và phát huy di sản...

Trong quản lý hành chính nha nước về di sản văn hóa, chủ thé quản lý là các cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương có chức

năng quản lý hành chính nhà nước về di sản văn hóa và các tơ chức đồn thé

nếu được cơ quan hành chính nhà nước giao quyên. Trong phạm vi nhất định, các cơ quan này có thé giao một phần chức năng quản ly của mình cho các tổ chức xã hội, khi đó các tổ chức xã hội này cũng trở thành chủ thể quản lý hành chính nhà nước về di sản văn hóa. Khách thé của quan lý hành chính nha

nước về di sản văn hóa là những hành vi, hoạt động của con người. Những hành vi này được cơ quan quản lý nhà nước về di sản văn hóa hướng tới, tác

động vào và điều chỉnh trên cơ sở quyền luc Nhà nước nhằm thực hiện các <small>chính sách bảo vệ và phát huy di sản văn hóa do Nhà nước đê ra.</small>

1.2.2. Nội dung quản lý hành chính nhà nước về di sản văn hóa

<small>Thứ: nhất, xây dựng và ban hành chính sách về văn hóa được xem làmột nội dung trong cơng tác quản lý hành chính nhà nước về di sản văn hóa.</small>

Chính sách về di sản văn hóa là tổng thé các nguyên tắc hoạt động, các cách làm thiết thực, các phương pháp quản lý hành chính và đầu tư ngân sách của Nhà nước dùng làm cơ sở cho hoạt động bảo vệ di sản. Điều này có nghĩa là chỉ có Nhà nước mới có quyền quyết định các chính sách chung của sự nghiệp

bảo tồn di sản văn hóa trong cả nước, cịn các đồn thé, tổ chức xã hội và các

cấp chính quyền địa phương chỉ có thé đề ra một số chủ trương, biện pháp

chấp hành và bổ sung cụ thé trong phạm vi các chính sách đã có của trung

ương. Ở nước ta hiện nay, chính sách về di sản cần hướng vào giải quyết mối

<small>tương quan giữa bảo tôn di sản và phát triên kinh tê, giữa bảo vệ văn hóa</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

truyền thống với văn hóa du nhập từ nước ngồi, giữa văn hóa của các dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam...

Có thé nói, việc xây dựng và ban hành chính sách văn hóa có ý nghĩa rat quan trọng trong cơng tác quản lý hành chính nhà nước về di sản văn hóa. Song, chính sách khơng thê thay thế được các văn bản pháp luật. Pháp luật là công cụ hữu hiệu để quản lý nhà nước, đặc biệt trong công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, quản lý nhà nước bằng pháp luật đã trở thành một đòi hỏi khách quan. Tuy nhiên, để quản lý một cách có hiệu quả

<small>thì pháp luật phải được xây dựng và ban hành một cách phù hợp và chính xác</small>

mới có tác dụng điều chỉnh các hoạt động cụ thê trong bảo tồn di sản văn hóa,

làm cơ sở pháp lý cho hoạt động thê chế hóa các chính sách của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực này. Hiện nay, trách nhiệm bảo tồn và phát huy giá trị di

sản văn hóa đã được xác định trong văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất của quốc gia, đó là Hiến pháp: “Nhà nước và xã hội bảo ton, phát triển các di sản văn hóa dán tộc; chăm lo cơng tác bảo tôn, bảo tàng, tu bổ, tôn tạo, bảo vệ và

<small>phát huy tác dung cua các di tích lịch sử, cách mạng, các di sản văn hóa, các</small>

cơng trình nghệ thuật, các danh lam thắng cảnh”. Bên cạnh đó, Chính phủ đã

<small>ban hành Luật DI sản Văn hóa, cùng với các nghị định, thơng tư của ngành</small>

văn hóa, điều chỉnh trực tiếp hoạt động bảo ton và phát triển di sản.

Thứ hai, hoạt động tô chức thực hiện các văn bản pháp luật của bộ máy các cơ quan quản lý hành chính nhà nước về di sản văn hóa bao gồm các công việc: đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, xây dựng và chỉ đạo quy hoạch, kế hoạch;

ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp quy; hướng dẫn, tuyên

truyền; thẩm định, cấp giấy phép... Day là những hoạt động trên thực tế để

thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước về di sản văn hóa theo mục <small>đích và nhiệm vụ đã dé ra.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

Trong hoạt động tô chức thực hiện công tác quản lý nhà nước về di sản văn hóa, đầu tư tài chính của Nhà nước có vai trị đặc biệt quan trọng. Đầu tư

kinh phí cho đi sản văn hóa được triển khai theo hai hướng: tạo nguồn đầu tư

từ phía Nhà nước, từ các tổ chức kinh tế - xã hội và tư nhân. Đồng thời, di sản được bảo tồn cũng làm ra lợi nhuận - nguồn đầu tư kinh phí cho di sản chính băng bản thân di sản. Theo nguyên tắc quản lý hành chính, cấp nào trực tiếp cấp phát ngân sách thì cấp đó xét duyệt chi tiêu theo đúng các quy định hiện hành: (i) Đối với ngân sách trung ương do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

trực tiếp cấp phát và xét duyệt quyết toán đối với các don vị trực thuộc Bộ;

(ii) Đối với ngân sách địa phương do Sở Văn hóa, Thé thao và Du lịch trực

tiếp cấp phát và xét duyệt quyết toán đối với các đơn vị trực thuộc Sở. Riêng đối với loại kinh phí cho các chương trình hỗ trợ thì cấp ủy quyền qua Sở Tài

chính địa phương dé cấp phát theo dõi và quyết toán. Đầu tư cho di sản với tư

cách là một hoạt động sản xuất cũng cân tính tốn đến hiệu quả đầu tư. Cấp

ngân sách cho hoạt động bảo tồn di sản văn hóa cũng cần phải kèm theo các quy tắc như bat kỳ loại hoạt động tài chính nào khác. Yêu cầu đặt ra là phải đạt tới mục tiêu quốc gia đã được Đảng và Nhà nước đề ra.

Thư ba, tăng cường kiểm tra, giám sát của Nhà nước đối với hoạt động bảo tồn di sản là nhiệm vụ quan trọng trong quản lý hành chính nhà nước, đặc biệt là hoạt động của cơ quan kiểm duyệt, thanh tra. Di sản văn hóa nói riêng

và văn hóa nói chung có mối quan hệ trực tiếp với chính trị, tác động trực tiếp

đến sự hình thành và phát triển nhân cách con người. Chính xu hướng hội

nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay đã tạo điều kiện cho các sản pham

văn hóa độc hại, núp dưới bóng của các sản phẩm văn hóa cơng nghệ cao, du

nhập và phát triển tràn lan, lấn át cả những giá trị văn hóa truyền thống. Khơng chỉ thế, cơng tác bảo tồn di sản hiện nay vẫn chưa nhận được sự quan <small>tâm đúng tâm của các câp, các đơn vị có trách nhiệm quản lý và của chính</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

người dân Việt Nam, do đó, tình trạng xâm hại di sản vẫn thường xuyên xảy

ra. Vì vậy, hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm cần được tiễn hành

một cách nghiêm túc, có kế hoạch phối hợp tô chức hoạt động chặt chẽ với

các bộ ngành khác dé kip thoi dap ứng những nhu cau hién tai va thực hiện tốt

<small>chức năng, nhiệm vụ của công tác quản lý hành chính nhà nước.</small>

<small>Tuy nhiên, quản lý hành chính nhà nước khơng có ý nghĩa là Nhà nước</small>

sáng tạo ra các giá trị văn hóa mới, cũng như không trực tiếp tiến hành các hoạt động cụ thể như lưu giữ, tôn tạo, bảo vệ, khai thác các di sản văn hóa mà

khi thực hiện quản lý hành chính nhà nước nói chung và đối với các di sản

văn hóa nói riêng, Nhà nước chỉ đóng vai trị “như là người nhạc trưởng điều

khiển các nhạc cơng dé tạo thành ban đại hợp xướng theo đúng âm hưởng va sự phối âm cần thiết”” mà thôi.

1.2.3. Sự cần thiết khách quan của quản lý nhà nước doi với di sản

<small>văn hóa trong giai doan hiện nay</small>

Xuất phát từ vai trò đặc biệt quan trọng của di sản văn hóa đối với sự

phát triển của kinh tế - xã hội, đặc biệt là trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thi trường hiện nay, đặt ra van đề cần phải bảo vệ và phát huy di sản văn hóa theo đúng định hướng của Đảng và Nhà nước. Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng đã chỉ rõ “Tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, gin giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ mơi trường sinh thái".

Di sản văn hóa đang tơn tại trong bối cảnh “tồn cầu hóa” kinh tế thế

giới, sự giao lưu văn hóa với các nước trong khu vực và trên thế giới với

những sắc thái văn hóa, chính trị, xã hội khác nhau đang ngày càng tạo nên những cơ hội và thử thách đối với việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản

văn hóa Việt Nam. Trước hết, hội nhập kinh tế sẽ thúc day viéc mo rong thi

<small>7 Nguyén Danh Nga (2000, tr.15)</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

trường văn hóa nói chung. Sản phẩm văn hóa của các quốc gia, các khu vực trên thế giới có cơ hội tiếp xúc với nhau nhanh hơn, nhiều hơn. Thực tế cho thay, sự lưu truyền, phổ biến rộng rãi của các sản phâm văn hóa khơng bị giới hạn. Các dân tộc, các quốc gia và khu vực có nhiều cơ hội hơn dé tự giới thiệu

mình, tự khang định bản sắc văn hóa của mình. Nhưng đồng thời việc “mở

rộng” giao lưu văn hóa cũng tạo ra những nguy cơ tác động xấu không chỉ tới các di sản văn hóa mà cịn tới cả nội dung, giá trị đạo đức, thầm mỹ... của các sản phẩm văn hóa khác. Chang hạn như, việc làm giả hàng thủ công mỹ nghệ

rất dễ xuất hiện trong nên kinh tế thị trường, trong bối cảnh tồn cầu hóa,

khơng chỉ làm thiệt hại về kinh tế cho các chủ thé sang tạo, các cộng đồng SỞ

hữu hàng thủ công mỹ nghệ mà còn làm mai một, sai lệch bản sắc văn hóa <small>dân tộc.</small>

Vì vậy, khơng chỉ riêng Việt Nam mà mỗi quốc gia, mỗi khu vực, dân

tộc cần phải biết tận dụng, tranh thủ những tác động tích cực của quá trình hội

nhập dé phát triển thị trường văn hóa của mình. Trong bối cảnh hiện nay, để phát triển được nên kinh tế thị trường mà vẫn giữ gìn được bản sắc dân tộc thì

cần phải gắn chặt phát triển kinh tế với phát triển văn hóa và xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc với tiếp thu có chọn lọc tinh

<small>hoa văn hóa nhân loại.</small>

Trải qua chiến tranh, đất nước ta còn nghèo. Do vậy, phát triển kinh tế được coi là nhiệm vụ trọng tâm. Tuy nhiên, muốn kinh tế phát triển được một cách bền vững thì phải coi trọng phát triển con người. Mà trong đó, văn hóa là yếu tơ quyết định. Thời gian qua, chúng ta đã quá chú trọng đến phát triển

kinh tế mà coi nhẹ việc bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, dẫn đến một

thực tế đó là ngày càng có nhiều các giá trị truyền thống bị mai một và thất

truyền, khơng ít các di sản vật thể và phi vật thể đã bị xâm phạm và mắt đi <small>vĩnh viên. DI sản văn hóa là những tài sản vô giá của dân tộc, một khi đã mât</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

đi thì khơng thé khơi phục lại được nữa. Song, bảo tồn di sản phải mang lai

lợi ích cho nhân dân. Khơng thể vì bảo tồn di sản mà quên đi lợi ích dân sinh (như trường hợp người dân ở làng cô Đường Lâm xin trả lại danh hiệu Di tích lịch sử cấp quốc gia). Do đó, cân bằng giữa phát triển kinh tế và bảo tồn di sản văn hóa cần phải được xem là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu trong giai <small>đoạn hiện nay.</small>

Bảo tồn di sản văn hóa là cơng tác địi hỏi cần rất nhiều thời gian, cơng sức và tiền bạc, cùng với đó là sự quan tâm đúng mức của không chỉ các cán

bộ ngành văn hóa mà cịn cần sự ủng hộ, đóng góp từ phía nhân dân. Nhưng

dé sự đóng góp đó thực sự mang lại hiệu quả thì rất cần tới sự chỉ đạo, quản lý của Nhà nước. Hiến pháp 1992 quy định: “Nhà nước thống nhất quản lý sự

nghiệp văn hóa”. Điều này đã khang định trách nhiệm của Nhà nước đối với

việc phát triển và bảo tồn các giá trị văn hóa của dân tộc, trong đó bao gồm cả các di sản văn hóa. Dé đáp ứng được nhu cầu thực tế, hơn lúc nào hết, chúng ta cần phải tăng cường sự quản lý của nhà nước đối với văn hóa và di sản văn hóa. Bởi chỉ có Nhà nước mới đủ quyền lực dé dé ra những phối hợp hành động chung, chỉ có Nhà nước mới đủ khả năng giải quyết các van dé chung mà các chủ thê khác không thé thực hiện được như: xây dựng cơ sở hạ tầng,

ôn định xã hội, đảm bảo công băng xã hội...

1.2.4. Những yêu cầu đối với quan lý hành chính nhà nước về di sản

<small>văn hóa</small>

Trong q trình phát triển, cơng tác quản lý hành chính nhà nước về di sản văn hóa đã có nhiều thay đổi về bộ máy, phương thức hoạt động... Điều

này được quy định bởi nhiều văn bản pháp luật khác nhau. Nhưng vị trí, chức năng và tầm quan trọng của cơng tác này hầu như khơng có sự thay đôi và

<small>thường xuyên dựa trên nguyên tac khoa học vê quyên lực nhà nước. Quyên</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

lực nhà nước thể hiện trong công tác quản lý hành chính nhà nước về di sản văn hóa bao gồm:

- Định hướng hoạt động bảo tồn di sản văn hóa;

- Xây dựng hành lang pháp lý cho hoạt động bảo tồn di sản văn hóa; - Tổ chức các hoạt động cụ thé dé bảo tồn di sản văn hóa;

<small>- Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý di sản văn hóa;</small>

- Tổ chức kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm trong bảo tồn và phát <small>huy di sản văn hóa.</small>

Trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà <small>nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay, quản lý hành chính nhà</small>

nước về di sản văn hóa can phải thé hiện được ngày càng day đủ bản chất dân chủ, nâng cao năng lực quản lý, điều hành, thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiễn, đậm đà bản sắc dân tộc. Các vấn dé trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa khơng thể xem xét một cách biệt lập, tách rời, chúng có liên quan mật thiết đến cơ chế tổ chức của

<small>toàn ngành văn hóa và các ngành, lĩnh vực khác trong xã hội.</small>

Để cơng tác quản lý hành chính nhà nước về di sản văn hóa có thé đi theo đúng định hướng và xu thế phát triển của kinh tế - xã hội, cần phải đáp ứng các yêu cau sau:

(i) Tăng cường trách nhiệm quản lý của Nhà nước đối với văn hóa và

tồn bộ hệ thống di sản văn hóa, bao gom ca di san vat thé va di san phi vat thé. Nha nước là dai diện cho nhân dân trong việc đưa ra định hướng, mục tiêu và hoạch định các phương án cũng như chiến lược bảo tồn di sản nhăm bảo đảm các quyền của công dân về văn hóa được quy định trong Hiến pháp nói chung, mặt khác cũng điều hịa được lợi ích đối với di sản văn hóa giữa

các nhóm xã hội, giữa các yêu cầu phát triển và thỏa mãn nhu cầu văn hóa của <small>tồn dân.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

(ii) Trong quản lý hành chính nhà nước về di sản văn hóa, ngồi hình thức nhà nước ra, cần kết hợp với các hình thức tự quản của nhân dân trong việc bảo vệ và phát triển di sản văn hóa. Bởi lẽ, di sản văn hóa thuộc về nhân dân, do đó, mọi người dân đều có quyền hưởng thụ và có nghĩa vụ đóng góp bảo vệ nền văn hóa dân tộc. Xã hội hóa các hoạt động bảo tồn di sản văn hóa là xu thế phổ biến của các nước trên thế giới, thực hiện hình thức “Nha nước

và nhân dân cùng làm” nhằm huy động mọi nguồn lực xã hội vào hoạt động

bảo tồn di sản. Điều này bảo đảm cho việc bảo vệ, phát huy tính đa dạng của

văn hóa Việt Nam, đồng thời, đáp ứng được nhu cầu về hưởng thụ và sáng tạo <small>văn hóa của nhân dân.</small>

(iii) Cùng với đà phát triển của kinh tế thị trường, vai trò của Nhà nước ngày càng tăng trong việc định hướng, điều tiết các hoạt động cụ thé dé bảo

tồn di sản văn hóa. Quản lý hành chính nhà nước về di sản văn hóa cần phải

tạo điều kiện cho sự phát triển hài hòa giữa các yêu tố của bản thân di sản văn hóa văn hóa, các loại hình của di sản văn hóa, cân bằng mối quan hệ giữa bảo

tồn văn hóa và phát triển kinh tế.

(iv) Quản lý hành chính nhà nước về di sản văn hóa cần xây dựng một

cơ chế quản lý chặt chẽ nhưng lại rộng rãi, khơng gị bó, đảm bảo quyền lợi của nhân dan trong quá trình thực hiện bảo tồn di sản.

Việt Nam có một kho tàng di sản văn hóa rất phong phú và đa dạng. Các di sản này là tài sản sáng tạo của 54 dân tộc, do đó, đối với các vùng

miền khác nhau, đặc biệt là đối với di sản thuộc về các dân tộc thiểu số, cần

có cơ chế quản lý riêng, phù hợp và dựa trên đặc điểm lối sống và tập quán

<small>của dân tộc đó.</small>

(v) Dé bảo tồn di sản có thé tiến hành một cách thuận lợi và đạt hiệu

qua cao, ngoài những yêu cầu về tăng cường đổi mới cơ chế, phương thức

hoạt động thì tiếp tục tăng cường đầu tư kinh phí cho hoạt động bảo tồn di sản

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

văn hóa cũng là một yêu cầu quan trọng. Bảo tồn di sản là hoạt động mang tính chuyên mơn cao, cần có sự hỗ trợ rất lớn của cơ sở vật chất và công nghệ hiện đại. Bên cạnh đó, tăng von đầu tư cũng là để cần hỗ trợ thêm cho đời sống của các nghệ nhân. Nguồn vốn này có thé do Nhà nước dau tư, nhân dân tự nguyện đóng góp, từ các quỹ bảo trợ... Đảm bảo cho hoạt động bảo tồn di sản văn hóa có cơ sở vật chất vững chắc là trách nhiệm của Nhà nước và cả

cộng đồng trong sự nghiệp phát triển văn hóa.

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

<small>CHUONG II</small>

THUC TRANG QUAN LY HANH CHINH NHA NUOC

VE DI SAN VAN HOA

2.1. Hệ thống chính sách, pháp luật quan lý hành chính nhà nước về di <small>sản văn hóa</small>

Do nhận thức rõ tầm quan trọng của văn hóa, trong đó có di sản văn

hóa, nên ngay từ năm 1943, tức là khi chưa giành được chính quyền từ tay đế

quốc, phong kiến, Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban hành bản Dé cương văn

hóa trong đó nêu rõ quan điểm Dân tộc - Khoa học và Dai chúng trong đường lỗi văn hóa của Đảng.

<small>Sau đó, chỉ hơn hai tháng sau khi tuyên ngôn độc lập khai sinh Nhà</small>

<small>nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa</small>

Việt Nam), ngày 23/11/1945, dù đang phải đối phó với những khó khăn do nạn đói, thù trong, giặc ngồi, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký ban hành Sắc lệnh số 65/SL về việc Bảo tồn cổ tích trên tồn cdi Việt Nam. Sau 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), hịa bình được lập lại trên miền Bắc

<small>nước ta, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định 519/TTg ngày</small>

29/10/1957 về việc Bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thăng cảnh.

Sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất 1975, đến năm 1984 Hội đồng

<small>Nhà nước nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành Pháp lệnh</small>

Bảo vệ và sử dụng di tích lich sử, văn hóa và danh lam thăng cảnh. Tiếp đó,

trong q trình Đảng và Chính phủ thực hiện đường lối, chính sách đổi mới,

mở cửa, hội nhập, để việc bảo vệ di sản văn hóa được tồn diện, đầy đủ và phủ hợp với thông lệ quốc tế, đáp ứng những yêu câu của thời kỳ lịch sử mới, năm 1998 Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban hành Nghị quyết Trung ương 5,

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

khóa VIII về việc Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Trong đó đã đề ra và yêu cầu công tác quản lý nhà nước về văn hóa cần cụ thể hóa 7 chính sách về văn hóa bằng các văn bản pháp luật. Các chính sách văn hóa của Đảng đều có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa, bao gồm:

i) Chính sách kinh tế trong văn hóa dé có thêm nguồn lực tài chính hỗ trợ cho phát triển văn hóa, đồng thời bảo đảm yêu cầu chính trị, tư tưởng của hoạt động văn hóa, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

ii) Chính sách văn hóa trong kinh tế có thé hiểu là các hoạt động kinh

tế phải đảm bảo các tiêu chí của văn hóa, đồng thời tạo điều kiện nhiều hơn

cho sự nghiệp phát triển văn hóa.

iii) Chính sách xã hội hóa hoạt động văn hóa nhằm động viên sức

người, sức của của các tầng lớp nhân dân, các tô chức xã hội để xây dựng và

phát triển văn hóa. Chính sách này được tiến hành đồng thời với việc nâng <small>cao vai trò và trách nhiệm của Nhà nước.</small>

iv) Chính sách bảo tồn, phát huy di sản văn hóa dân tộc hướng vào cả văn hóa vật thé và phi vật thé.

v) Chính sách khuyến khích sáng tạo trong các hoạt động văn hóa

nhằm tạo ra những sản phâm văn hóa có chất lượng cao.

vi) Chính sách ưu đãi tham gia và hưởng thụ văn hóa dành cho một số

đối tượng xã hội.

vii) Chinh sách cụ thể về hợp tác quốc tế trong quan hệ với các tô chức

quốc tế và các quốc gia trên thế giới nhăm giới thiệu nền văn hóa tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

Trong các lĩnh vực thuộc văn hóa nói chung và đối với di sản văn hóa nói riêng, văn bản pháp luật điều chỉnh cơng tác quản lý hành chính nhà nước

được thé hiện dưới nhiều cấp độ khác nhau.

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

Năm 2001, Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã <small>thông qua, Chủ tịch nước ký lệnh ban hành Luật Di sản văn hóa có hiệu lực</small> năm 2002. Cho tới nay, Việt Nam đang trong bối cảnh “tồn cầu hóa”, mở cửa thị trường, hội nhập quốc tế, Luật Di sản văn hóa 2001 đã được Quốc hội khóa XII sửa đổi và bố sung năm 2009 để ngày càng chặt chẽ và phù hợp hơn

<small>với tình hình hiện tại. Luật có hiệu lực từ 01/01/2010. Đây là cơ sở pháp lý</small>

quan trọng dé bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, phù hợp với pháp luật quốc tế.

Trong phạm vi nhiệm vụ cua mình, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch,

cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về văn hóa trong cả nước, đã chủ trì

soạn thảo, trình Chính phủ ban hành nhiều các văn bản pháp lý quan trọng,

bao gồm:

- Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020 (ban hành kèm theo Quyết định số 581/QĐ-TTg ngày 06/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ): trong đó, coi di sản văn hóa là nền tảng dé hun đúc nên bản sắc văn hóa và hệ giá trỊ của văn hóa dân tộc, là một nguồn lực cho phát triển; bảo tồn và phát huy di sản văn hóa là nhiệm vụ then chốt.

- Nghị định số 86/2005/NĐ-CP ngày 08/7/2005 của Chính phủ về Quan <small>lý và bảo vệ di sản văn hóa dưới nước.</small>

- Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản Văn hóa và Luật sửa đôi, bỗ sung một số điều của Luật Di sản Văn hóa (thay thế cho Nghị định sé

<small>92/2002/ND-CP ngay 11/11/2002).</small>

- Nghị định số 70/2012/NĐ-CP ngày 18/9/2012 của Chính phủ quy

định thâm quyên, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt kế hoạch, dự án bảo quan, tu

bồ, phục hồi di tích lịch sử - van hóa.

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

- Quyết định số 1211/2012/QD-TTg ngày 05/9/2012 của Thủ tướng

Chính phủ phê duyệt “Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa giai đoạn <small>2012 - 2015”</small>

- Nghị định số 62/2014/NĐ-CP ngày 25/6/2014 của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong

lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể.

Liên quan trực tiếp đến lĩnh vực bảo vệ, phát huy các di sản văn hóa và thiên nhiên, Bộ Văn hóa, Thé thao va Du lịch đã ban hành các văn bản cụ thé <small>như sau:</small>

- Quyết định số 1706/2001/QD-BVHTT ngày 24/7/2001 của Bộ trưởng

Bộ Văn hóa - Thơng tin (nay là Bộ Văn hóa, Thé thao và Du lịch) phê duyệt quy hoạch tổng thé bảo tồn và phát huy giá trị di tích lich sử - văn hóa, danh

lam thắng cảnh đến năm 2020.

- Quyết định số 86/2008/QĐ-BVHTTDL ngày 30/12/2008 của Bộ

trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quy chế khai quật khảo cô.

- Chỉ thị số 79/CT-BVHTTDL ngày 22/5/2009 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc tơ chức triển khai thực hiện Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020.

- Thơng tư số 09/2011/TT-BVHTTDL ngày 14/7/2011 của Bộ Văn

hóa, Thể thao và Du lịch quy định về nội dung hồ sơ khoa học dé xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh.

- Thông tư số 18/2012/TT-BVHTTDL ngày 28/12/2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích.

- Thơng tư số 11/2013/TT-BVHTTDL ngày 16/12/2013 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về sưu tầm hiện vật của bảo tàng công lập.

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

- Thông tư số 17/2013/TT-BVHTTDL ngày 30/12/2013 của Bộ Văn hóa, Thể thao va Du lịch hướng dẫn xác định chi phí lập quy hoạch, dự án, báo cáo kinh tế - kỹ thuật bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích.

Những cơ gắng vượt bậc trên cho thấy, về cơ bản, chúng ta đã khắc

phục được tình trạng Luật chờ nghị định, nghị định chờ thông tư hướng dẫn

và quy chế hoạt động trong từng lĩnh vực cụ thé. Các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực di sản văn hóa đã ngày một trở nên hoàn thiện và chặt chẽ

hơn nhằm thiết lập khn khổ pháp lý thích hợp cho các mặt hoạt động; xác định rõ trách nhiệm của cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương,

quyền và nghĩa vụ của các cá nhân, tô chức xã hội, đồng thời tạo động lực, định hướng cho các hoạt động bảo tồn và phát huy di sản văn hóa.

Tuy nhiên, cũng như tình trạng chung của hệ thống văn bản pháp luật <small>nước ta, các văn bản pháp luật có liên quan trong lĩnh vực này hiện nay dù đã</small> tăng nhanh về số lượng nhưng vẫn cịn thiếu tính kịp thời, thiếu đồng bộ, còn

bộc lộ sự chồng chéo, thiếu hụt, chưa hợp lý và chưa được hiện thực hóa. Ví dụ, Điều 3 Luật sửa đơi, bé sung một số điều của Luật Di sản Văn hóa quy định sửa đổi, bổ sung Điều 65 Luật Thi đua Khen thưởng về danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú”, tuy nhiên đến ngày 25/6/2014, Chính

phủ mới ban hành Nghị định quy định đối tượng, tiêu chuẩn, quy trình, thủ

<small>tục xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh</small>

vực văn hóa phi vật thê. Hay như ở khoản 3 Điều 21 Luật Di sản Văn hóa sửa

đổi, b6 sung năm 2009 quy định về việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật dé bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt và phát triển tiếng Việt, nhưng đến nay vẫn chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định về vấn đề này. Bên cạnh đó, liên quan đến bảo tồn di tích, cho đến nay, Bộ Văn hóa, Thé

thao và Du lịch van chưa ban hành được quy định cụ thé về tiêu chuẩn kỹ

thuật và định mức tu bổ di tích, giải quyết những yêu cầu mang tính đặc thù

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

của cơng tác tu bổ di tích; chưa ban hành được quy định hướng dẫn về mơ hình tổ chức, hoạt động của ban quản lý di tích lịch sử văn hóa và danh lam thang cảnh để giải quyết tình trạng chồng chéo trong quản lý di tích diễn ra khá phơ biến tại các địa phương. Mặt khác, hiện nay, nhu cầu tâm linh - tin ngưỡng của người dân ngày càng tăng, do đó, số lượng tiền cơng đức và hiện vật đóng góp cho các di tích phục vụ tín ngưỡng ngày càng lớn. Nhưng số tiền cơng đức đó do cơ quan nào quản lý và sử dụng ra sao thì cho đến nay vẫn chưa có bất cứ quy định pháp luật nào điều chỉnh.

2.2. Cơ quan quản lý hành chính nhà nước về di sản văn hóa

Các cơ quan có chức năng quản lý hành chính nhà nước về di sản văn hóa được quy định tại Điều 55 Luật Di sản Văn hóa, bao gồm: Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Ủy ban nhân dân (UBND) các cấp.

<small>s* Chính phú</small>

Chính phủ thống nhất quản lý hành chính nhà nước về di sản văn hóa, thi hành các biện pháp dé bảo tồn, phát huy giá trị của di sản văn hóa, bao trợ

phát triển các nghệ nhân, chống việc truyền bá tư tưởng phản động, đôi trụy, <small>bài trừ hủ tục, mê tín... Trong q trình thực hiện quản lý, Chính phủ có một</small> số quyền hạn cụ thê như: Trình dự án luật, pháp lệnh về di sản văn hóa, quyết định kế hoạch giữ gìn, phát triển các di sản văn hóa, quyết định chính sách

đầu tư, tài trợ, hợp tác với nước ngoài...

Với cương vị là người đứng đầu Chính phủ, Thủ tướng ban hành các

nghị quyết, nghị định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có quyền đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những quyết định về quản ly di sản văn hóa của Bộ

trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và của UBND, chủ tịch UBND tỉnh,

thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật và các văn bản của <small>cơ quan nhà nước câp trên.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

Bên cạnh Thủ tướng Chính phủ cịn có Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia. Hội đồng được thành lập ngày 22/11/2004 (theo Quyết định số 1243/QD-TTg về việc phê duyệt Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia) thực hiện chức năng là cơ quan tư vấn cho Thủ tướng

Chính phủ về những vấn đề quan trọng liên quan đến việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa như: xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt; công nhận bảo

vật quốc gia; thành lập bảo tàng quốc gia, bảo tàng chuyên ngành hay đề nghị UNESCO đưa di sản văn hóa phi vật thé tiêu biểu và di tích tiêu biểu của Việt

Nam vào Danh mục Di sản văn hóa thế giới... khi Thủ tướng Chính phủ yêu

cầu hoặc Hội đồng thấy cần kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ.

s* Độ Van hóa, Thể thao và Du lịch

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là co quan thuộc Chính phủ, chịu <small>trách nhiệm trước Chính phủ trong việc thực hiện quản lý hành chính nhà</small>

nước về di sản văn hóa trong phạm vi cả nước. Căn cứ khoản 6, Điều 2 Nghị định số 185/2007/NĐ-CP ngày 25/12/2007 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền han và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thé thao và Du lịch, trong quản lý nhà nước về di sản văn hóa, Bộ có những nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể

<small>như sau:</small>

Một là, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định:

- Quy hoạch bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; tổ chức và hướng

dẫn thực hiện sau khi được phê duyệt;

- Thành lập bảo tàng quốc gia, bảo tàng chuyên ngành;

- Xếp hạng và điều chỉnh khu vực bảo vệ đối với đi tích quốc gia đặc biệt;

- Đề nghị Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hố của Liên hợp quốc

(UNESCO) cơng nhận Di sản văn hoá và thiên nhiên tiêu biểu của Việt Nam <small>là Di sản thê giới;</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

- Phương án xử lý đối với tài sản là di sản văn hóa vật thé, bao gồm: di

tích lịch sử - văn hóa, danh lam thăng cảnh, di vật, cô vật, bảo vật quốc gia,

<small>trừ trường hợp luật, pháp lệnh có quy định khác;</small> - Cho phép đưa bảo vật quốc gia ra nước ngoài. Hai là, quyết định theo thẩm quyên:

- Xếp hạng di tích quốc gia, bảo tàng hạng I; điều chỉnh khu vực bảo vệ đối với di tích quốc gia; giao di vật, cơ vật, bảo vật quốc gia cho bảo tàng nhà

<small>nước có chức năng theo quy định của pháp luật;</small>

- Phê duyệt quy hoạch dự án bảo quản, tu bồ và phục hồi di tích quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt theo quy định của pháp luật; phê duyệt hoặc thoả

thuận việc xây .dựng các cơng trình ở khu vực bảo vệ II đối với di tích quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt;

- Tham định quy hoạch dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi đi tích quốc gia, di tích quốc gia đặc biệt; dự án cải tạo, xây dựng các cơng trình nằm ngồi các khu bảo vệ di tích quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt xét thấy có khả năng ảnh hưởng xấu đến di tích theo quy định của pháp luật;

- Cấp phép thăm do, khai quật khảo cổ; đưa di vật, cổ vật ra nước ngoài, tam ban sao di vật, cổ vật va bảo vật quốc gia thuộc các bảo tàng quốc gia, bảo tàng chuyên ngành; quản lý việc cấp phép cho người Việt Nam định cu ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngồi nghiên cứu, sưu tầm di sản văn hố phi vật thê ở Việt Nam.

Đồng thời, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch còn:

- Hướng dẫn hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá, lễ hội

truyền thống, tín ngưỡng gắn với các di tích và nhân vật lịch sử.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan huy động, quản lý, <small>sử dụng các nguon lực đê bảo vệ và phát huy giá tri di sản văn hoá.</small>

</div>

×