Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Luận văn thạc sĩ luật học: Hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (49.53 MB, 79 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYÊN THANH NAM

HOÀN THIEN PHAP LUAT VE TO CHỨC VA HOẠT ĐỘNG CUA UY BAN CHUNG KHOAN NHA NUOC VIET NAM

Chuyên ngành: Luật Kinh tế

Mã số: 60 38 01 07

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HUONG DAN KHOA HOC: PGS. TS. NGUYEN THỊ ANH VAN

HA NOI - 2014

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới PGS. TS.

Nguyễn Thị Anh Vân — Giám đốc Trung tâm Luật So sánh, Đại học Luật Hà

Nội đã tận tình hướng dẫn và truyền đạt những kinh nghiệm quý báu cho tôi trong suốt q trình làm luận văn tốt nghiệp.

Đồng thời, tơi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến tập thê thầy cô giáo Khoa Luật Kinh tế, Trường Đại học Luật Hà Nội đã truyền thụ những kiến thức q báu cho tơi trong suốt q trình học tập.

Tơi xin gửi lời cảm ơn đến cán bộ Thư viện Đại học Luật Hà Nội, Thư viện Quốc gia Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho tơi có thể hồn thành luận văn tốt nghiệp này.

Cuối cùng, tơi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, những người đã quan tam, giúp đỡ và động viên, khuyến khích tơi trong suốt thời gian qua để tơi hồn

thành luận văn được tốt hơn

<small>Hà Nội, tháng 5 năm 2014</small>

<small>Học viên</small>

Nguyễn Thanh Nam

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<small>Cơ quan quản lý nhà nước</small>

Ủy ban giám quản chứng khoán Trung Quốc

<small>Giao dịch chứng khốn</small>

<small>Cơ quan dịch vụ tài chính Nhật Bản</small>

Tổ chức quốc tế các Ủy ban chứng khoán

<small>Biên bản ghi nhớ đa phương của IOSCONghị định</small>

Quyết định

<small>Sở giao dịch chứng khoán</small>

Ủy ban chứng khoán (Hoa Kỳ, Thái Lan)

Ủy ban giám sát chứng khốn và giao dịch Nhật Bản

<small>Thơng tư</small>

<small>Thị trường chứng khoản</small>

<small>Trung tâm lưu ký chứng khoán</small>

Ủy ban chứng khoán nhà nước

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

MỞ DAU

CHUONG 1: KHÁI QUAT VE CO QUAN QUAN LÝ NHÀ NƯỚC VE CHUNG KHOAN VA THI TRUONG CHUNG KHOAN VA PHAP LUAT DIEU CHỈNH CO QUAN QUAN LÝ NHÀ NƯỚC VE CHUNG KHOAN VA THI TRUONG CHUNG KHOAN

1.1. Khái quát về CQQLNN về chứng khoán va TTCK

1.2. Khái quát pháp luật điều chỉnh CQQLNN về CK và TTCK

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT ĐIÊU CHỈNH TỎ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CUA CQQLNN VE CK VÀ TTCK VIỆT NAM

2.1. Nội dung cơ bản của pháp luật về tô chức và hoạt động của UBCKNN

2.2. Thành công của pháp luật về tổ chức và hoạt động của UBCKNN 2.3. Một số bất cập của pháp luật về tổ chức và hoạt động của UBCKNN

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÉ TỎ CHỨC

VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA UBCKNN

3.1. Những định hướng co bản cho việc hoàn thiện pháp luật về tổ chức và

<small>hoạt động của UBCKNN</small>

3.2. Các giải pháp hồn thiện pháp luật về tơ chức và hoạt động của

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài.

Trong nên kinh tế thị trường thời kỳ hội nhập, một trong các điều kiện quan trọng là đảm bảo thị trường cơng bang và có hiệu quả, quyền lợi của các chủ thé tham gia thị trường được pháp luật bảo vệ cũng như chống lại các biến động và đỗ vỡ của thị trường. Pháp luật là một trong những công cụ sắc bén dé nhà nước quản lý xã hội va kinh tế tài chính nói chung và ngành CK nói riêng. Mặc dù trong quá khứ, đã từng tồn tại TTCK hoạt động không cần sự điều chỉnh của pháp luật, nhưng ngày nay ở mọi quốc gia có TTCK, pháp luật điều chỉnh TTCK và CQQLNN đối với thị trường này đều được coi là những nhân tố cần thiết dé đảm bảo TTCK hoạt động hiệu quả.

Dé đảm bảo CQQLNN về CK và TTCK quan lý và giám sát CK và TTCK có hiệu quả, trước hết cần có pháp luật quy định về tô chức và hoạt động của cơ quan này. Ở nước ta hiện nay, các quy định của pháp luật về tô chức và hoạt động của UBCK NN đã được ban hành, sữa đổi và ngày càng được hoàn thiện tạo điều kiện giúp UBCKNN thực hiện tốt quyền hạn và trách nhiệm của mình, thúc đây thị trường chứng khoán phát triển, xu hướng phù hợp với thông lệ quốc tế. Tuy vậy, việc triển khai, áp dụng các quy định này trong thực tế cịn gặp nhiều khó khăn, bất cập làm giảm khả năng thực thi thâm quyền và hiệu quả của UBCKNN, ảnh hưởng khơng nhỏ tới thị trường chứng khốn Việt Nam đặc biệt trong bối cảnh tái cấu trúc nền kinh tế, tái cầu trúc TTCK. Thực tế đó cùng với tổng kết thực tiễn đã đặt ra vấn đề cần phân tích thực trạng pháp luật tơ chức và hoạt động của UBCKNN, tìm ra các hạn chế, thiếu sót và nguyên nhân, để từ đó đề xuất những giải pháp cụ thể nhăm hoàn thiện pháp luật tổ chức và hoạt động của UBCKNN VN. Chính vì những lý do trên, tơi đã chọn đề tài: Hồn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của Ủy ban chứng khoán Nhà nước Việt Nam làm đề tài luận văn thạc sy.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài.

Liên quan đến chủ đề hồn thiện pháp luật tơ chức và hoạt động của UBCKNN, có thể nói, các nghiên cứu về van dé nay con tuong đối it và đã được thực hiện cách đây khá lâu. Chính vì vậy, đây là vấn đề đáng để nghiên cứu trong giai đoạn hiện nay. Một số cơng trình về van dé này là các bài viết, khóa luận tốt nghiệp, luận án tiến sỹ, cụ thê là:

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

- Luận án Tiến sĩ : Toward a well functioning securities market (2002 ) của Nguyễn Thị Ánh Vân. Đề tài đã nghiên cứu pháp luật điều chỉnh TTCK trên nhiều phương diện nhằm tìm giải pháp giúp TTCK Việt Nam hoạt động hiệu quả. Một trong những lĩnh vực pháp luật mà đề tài đã đi sâu nghiên cứu là pháp luật điều chỉnh cơ cấu tổ chức và thâm quyền của một CQQLNN về CK và TTCK.

- Luận án Tiến sĩ: Xây dựng và hoàn thiện khung pháp luật thị trường chứng

<small>khoán Việt Nam (năm 2003 ) của Phạm Thị Giang Thu, Luận án đã tập trung nghiêncứu và phân tích khung pháp luật hiện có cũng như hướng hồn thiện nó, trong đó luận</small>

án cũng một phần phân tích mặt được và chưa được trong hoạt động của UBCKNN. - Luận án Tiến sĩ: hoàn thiện pháp luật về GDCK trên thị trường giao dịch tập trung ở Việt Nam (2008) của Tạ Thanh Bình, trong đó đề tài chỉ có một phần nhỏ nghiên cứu thực trạng xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp của UBCKNN.

- Luận án Tiến sĩ: Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán (2011) của Nguyễn Thị Thanh Hiếu, đề tài đề cập tới 5 trụ cột chính trong quản lý nhà nước đối với TTCK trong đó có mối quan hệ giữa pháp luật quản lý nhà nước với tô chức bộ máy quản ly nhà nước nhưng tác giả khơng phân tích sâu pháp luật về tổ chức

<small>và hoạt động của UBCKNN VN.</small>

- Khóa luận tốt nghiệp: Nâng cao vai trị của UBCKNN (2001) của Đinh Thị Hương. Đây là để tài đề cập tới các vấn đề nâng cao vai trò của UBCKNN nói chung, trong đó có một phần đề cập tới các quy định của pháp luật về vị trí và quyền hạn của

<small>UBCKNN, chứ khơng phải tập trung ở mảng pháp luật dưới góc độ hồn thiện pháp</small>

luật về tổ chức và hoạt động của UBCKNN.

Tựu chung lại, các cơng trình liên quan trực tiếp tới luận văn đã được viết cách đây khá lâu, tới nay, các quy định pháp luật đã ít nhiều thay đối, trong khi ở thời điểm trước đó, tính thời sự của pháp luật về tô chức và hoạt động của UBCKNN chưa phải là vấn đề cấp thiết. Mặt khác, do các đề tài nói trên cịn phải giải quyết nhiều vấn đề lớn khác chưa thực sự tập trung vào pháp luật tơ chức và hoạt động của UBCKNN. Vì vậy cần nghiên cứu, bồi đắp và phát triển hơn đề tài nghiên cứ này trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu của những người đi trước. Trong bối cảnh cải cách bộ máy nhà nước, hoàn thiện pháp luật kinh tế thị trường, đáp ứng hội nhập và hiệu quả nhà nước thì việc nghiên cứu pháp luật tổ chức và hoạt động của UBCKNN có ý nghĩa lý luận

và thực tiễn to lớn.

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

Nội dung nghiên cứu của luận văn được giới hạn trong phạm vi để làm sáng tỏ những van dé lý luận pháp luật CQQLNN về CK và TTCK; nghiên cứu so sánh với mảng pháp luật tương ứng của nước ngồi và quốc tế và phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về tổ chức và hoạt động cơ bản của UBCKNN Việt Nam, từ đó đề xuất phương hướng và các giải pháp hồn thiện pháp luật về tơ

<small>chức và hoạt động cơ bản của UBCKNN ở nước ta.</small>

4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tài.

<small>Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở vận dụng lý luận của chủ nghĩa Mác</small>

- Lênin về Nhà nước và pháp luật. Đông thời, vận dụng những quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế thị trường và cải cách bộ máy nhà nước trong thời kỳ hội nhập va đổi mới.

<small>Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học như phương pháp</small>

nghiên cứu tổng hợp, phân tích, phương pháp so sánh luật học, thống kê, lịch sử, phương pháp nghiên cứu lý luận kết hợp với thực tiễn để triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.

5. Mục đích, đối tượng nghiên cứu của đề tài.

Mục đích cơ bản của việc nghiên cứu dé tài là nhằm: Làm rõ van dé lý luận VỀ cơ quan quản lý nhà nước về CK và TTCK và pháp luật điều chỉnh cơ quan quản lý nhà

nước về CK và TTCK. Đánh giá các mặt đã đạt được và phân tích những bất cap, hạn

chế của mảng pháp luật nói trên dé từ đó đưa ra định hướng và giải pháp hoàn thiện về về tô chức và hoạt động của UBCKNN.

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý luận về cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán mà ở Việt Nam trực tiếp quản lý là UBCKNN, thực trạng pháp luật về tổ chức và hoạt động cơ bản của UBCKNN.

6. Những kết quả nghiên cứu mới của đề tài.

Về mặt lý luận, trong khuôn khổ của một luận văn thạc sỹ, tác giả làm sáng tỏ một cách có hệ thong van dé lý luận về co quan quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán và pháp luật điều chỉnh cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán mà trực tiếp là UBCKNN.

Về thực tiễn, luận văn đưa ra các nhận xét, đánh giá mặt đạt được cũng như các

bất cập. hạn chế pháp luật về tô chức và hoạt động của UBCKNN để từ đó đưa ra đề

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

xuất và giải pháp góp phần hồn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của

7. Co cầu của luận văn.

Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, các mục viết tắt đề

<small>tài được chia làm 3 chương.</small>

Chương 1. Khái quát về CQQLNN về CK và TTCK và pháp luật điều chỉnh CQQLNN về CK và TTCK.

Chương 2. Thực trạng pháp luật điều chỉnh t6 chức và hoạt động của CQQLNN về CK và TTCK Việt Nam - Ủy ban chứng khoán Nhà nước.

Chương 3. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của

<small>UBCKNN.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

CO QUAN QUAN LY NHA NUOC VE CHUNG KHOAN VA THI TRUONG

Quản lý trong xã hội nói chung là q trình tổ chức điều hành các hoạt động nhằm đạt được những mục tiêu và yêu cầu nhất định dựa trên những quy luật khách quan. Quan lý là sự tác động liên tục, có tổ chức, có định hướng của chủ thé quản ly lên các mặt chính trị, kinh tế, v.v. thơng qua hệ thống pháp luật, chính sách, nguyên tắc và các biên pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển của đối

<small>tượng quản lý.</small>

Khái niệm quản lý nhà nước có thé hiểu theo hai nghĩa: rong và hep. Theo nghĩa rộng: Quản lý nhà nước là hoạt động tô chức, điều hành của cả bộ máy nhà nước,nghĩa là bao hàm cả sự tác động, tổ chức của quyền lực nhà nước trên các phương diện lập pháp, hành pháp và tư pháp. Theo nghĩa hẹp: Quản lý nhà nước chủ yếu là quá trình tổ chức,điều hành của hệ thống cơ quan hành chính nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người theo quy định của pháp luật nhằm đạt được những mục tiêu yêu cầu nhiệm vụ quản lý nhà nước; đồng thời, thực hiện các hoạt động có tính chất chấp hành, điều hành, tính chất hành chính nhà nước nhằm xây dựng tô chức

bộ máy và củng có chế độ cơng tác nội bộ của mình. Chăng hạn việc ra quyết định

thành lập, chia tách, sát nhập các đơn vị tơ chức thuộc bộ máy của mình; đề bạt,khen thưởng kỷ luật cán bộ, công chức. Quản lý nhà nước theo nghĩa hẹp này còn đồng

<small>nghĩa với khái niệm quản lý hành chánh nhà nước.</small>

Quản lý nhà nước đối với CK và TTCK là sự tác động có tơ chức, có định hướng của CQQLNN mà cụ thê là UBCKNN vào đối tượng quan lý bằng các phương thức quản lý khác nhau nhằm đảm bảo TTCK phát triển ôn định, bảo vệ nhà đầu tu, phuc vụ mục tiêu nhất định của nền kinh tế [50. tr15]. Chủ thể quản lý nhà nước đối với TTCK từ quốc hội, Chính phủ, Bộ tài chính, cơ quan có thâm quyền khác. Ở Việt Nam, UBCKNN là cơ quan trực tiếp thay mặt nhà nước thực hiện chức năng quản lý

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

nhà nước đối với CK và TTCK. Đề quản lý TTCK, CQQLNN phải thực hiện các hoạt động như: Xây dựng, trình, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, giám sát việc tuân thủ pháp luật , pháp quy, điều tiết thị trường thông qua các hoạt động cấp phép, phê duyệt v.v. xử lý các hành vi vi phạm trên TTCK.

<small>CQQLNN là cơ quan được nhà nước lập ra hoạt động theo quy định của pháp</small>

luật nhằm thực hiện chức năng quản lý nhà nước về một lĩnh vực nào đó mà Nhà nước cho là cần thiết phải quản lý, CQQLNN giữ một vị trí nhất định trong bộ máy nhà nước, có mối liên hệ chặt chẽ với các cơ quan nhà nước khác đồng thời là hệ thống thống nhất, trong đó các cấp, các bộ phận có liên hệ hữu cơ với nhau và chịu sự lãnh đạo thong nhất của Chính phủ.

Các dấu hiệu đặc trưng của CQQLNN là được thành lập theo quy định của pháp luật hoặc theo quyết định của cơ quan, người có thâm quyền, tơ chức và hoạt động trên cơ sở pháp luật và dé thực hiện pháp luật, được đặt đưới sự giám sát của cơ quan cấp trên, có thâm quyền và nhiệm vụ được pháp luật quy định. Mỗi chức năng quản lý nhà nước được thực hiện với sụ tham gia cua nhiều các cơ quan khác nhau. Do đó, một phần chức năng nào đó do một cơ quan cụ thể thực hiện, gọi là chức năng hoạt động quản lý của cơ quan nhà nước. Mỗi chức năng quản lý đó phải có đối tượng xác định và phải có nội dung và mức độ quản lý cụ thể. Dựa vào tính chất, đặc thù ta chia hoạt động quản lý nhà nước thành quản lý nhà nước về kinh tế, xã hội. Quản lý nhà nước về kinh tế gồm quản lý tài chính, và trong quản lý nhà nước về tài chính có quản lý nhà nước về CK và TTCK. Đề thực hiện quan lý nhà nước đòi hỏi Nha nước phải có hệ thong phương tiên phù hợp như tổ chức công sở, công chức và công sản. Trong đó tơ chức cơng sở là tơ chức - co quan do nhà nước lập ra hoặc cho phép thành lập dé giải quyết công việc liên quan đến van đề quản lý nhà nước về một lĩnh vực cụ thé. Phuong tiện đặc quyền của cơ quan quản lý nhà nước gồm quyền ban hành quyết định hành chính có tính đơn phương và địi hỏi chấp hành ngay, quyền cưỡng chế việc thi hành quyết định hành chính khi có vi phạm của chủ thể bị quản lý. Chuẩn mực cao nhất vừa thê hiện quyền lực và công lý đảm bảo trật tự xã hội là pháp luật. Do vậy phải có pháp luật về tổ chức và hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước để tạo cơ sở pháp lý cho cơ quan đó tô chức và hoạt động.

CK là một phương tiện hàng hóa trừu tượng có thể thỏa thuận, là một loại hàng hóa đặc biệt, đại diện cho một giá trị tài chính. CK gồm các loại: chứng khốn cơ

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

phan (ví dụ cơ phiếu phổ thơng của một cơng ty), chứng khốn nợ (như trái phiếu nhà nước, trái phiếu cơng ty...) và các chứng khốn phái sinh (như các quyền chọn, hợp đồng quy đối, hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn). Ở các nền kinh tế phát triển, loại chứng khoán nợ là thứ có tỷ trọng giao dịch áp đảo trên các TTCK. Còn ở những nền kinh tế nơi mà TTCK mới được thành lập, thì loại chứng khốn cổ phan lại chiếm ty

<small>trọng giao dịch lớn hơn. Trong khi đó TTCK là nơi mua bán các loại CK và thường</small>

được thực hiện chủ yếu tai SGDCK, một phan ở các công ty môi giới, va cả ở thi trường chợ đen. Về mặt hình thức, thị trường chứng khốn chỉ là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán, chun nhượng các loại chứng khốn; qua đó thay đổi chủ thể năm giữ CK.

Tùy quy định cụ thể cho từng cơ quan, CQQLNN về CK và TTCK thì là cơ quan do nhà nước thành lập dé thực hiện chức năng quản lý, giám sát và phát triển CK và TTCK. Như vậy lĩnh vực quản lý cụ thể của cơ quan này là CK và TTCK. Ở Việt Nam cơ quan này là UBCKNN. UBCKNN trực tiếp quản lý, giám sát hoạt động CK

<small>vaTTCK; quan lý các hoạt động dich vụ thuộc lĩnh vực CK vaTTCK theo quy định</small>

của pháp luật. Mục đích QLNN về CK và TTCK là nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng và hợp pháp của nhà nhà đầu tư, dung hịa lợi ích của các thành viên tham gia thị trường, ngăn ngừa và hạn chế các hoạt động tiêu cực gây tác động xấu đến TTCK và nên kinh tế, ngăn chặn và kiểm sốt rủi ro có thé gây sụp đồ thị trường nhằm duy trì Ổn

định, cơng băng, minh bạch và hiệu quả, giảm thiểu các rủi ro trên TTCK.

1.1.1.2. Nguyên tắc quản lý CK và TTCK

Việc quản ly CK và TTCK cần tuân thủ những nguyên tắc nhất định dé có thê đạt được các mục tiêu và yêu cầu đặt ra. Từ thực tiễn hoạt động quản lý TTCK, IOSCO đã rút ra và xây dựng bộ quy tắc mang tính chuẩn mực quốc tế dé giúp các nước có thé nâng cao chất lượng quản lý TTCK, trong đó có các nguyên tắc đối với cơ quan quản

<small>ly TTCK được quy định như sau:</small>

- Trách nhiệm của CQQLNN về TTCK cần được xác định rõ ràng và khách quan - CQQLNN về TTCK cần có vị thé độc lập trong hoạt động và chịu trách nhiệm về việc thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của mình

- CQQLNN về TTCK phải đủ quyền lực thanh tra, điều tra, giám sát và cưỡng chế thực thi pháp luật, đủ các nguồn lực cần thiết và năng lực thực hiện các chức năng

<small>và nhiệm vụ của mình.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

- CQQLNN về TTCK can áp dụng các quy trình quan lý rõ ràng và nhất quán - Đội ngũ cán bộ va nhân viên của CQQLNN về TTCK cần tuân thủ các chuẩn mực nghề nghiệp cao nhất, bao gồm cả sự bảo mật.

- Hệ thống quan lý cần đảm bao sử dụng hiệu quả va đáng tin cậy thâm quyền thanh tra, điều tra, giám sát và cưỡng chế thực thi pháp luật

- CQQLNN về TTCK cần có thâm quyền chia sé thơng tin cơng khai và thông tin không công khai với các cơ quan hữu quan trong và ngoài nước. CQQLNN về TTCK phải thiết lập cơ chế chia sẽ thơng tin trong đó quy định khi nào và cách thức CQQLNN về TTCK sẽ chia sẽ thông tin công khai và thông tin không công khai với

<small>các cơ quan hữu quan trong và ngồi nước.</small>

- CQQLNN về TTCK cần có hoặc đóng góp vào quá trình giám sát và quan lý rủi ro hệ thống phù hợp với các quy định của pháp luật cũng như thâm quyền xem xét

<small>phạm vi quản lý một cách thường xuyên. Dam bảo các xung đột lợi ích và các tiêu</small>

cực khác bị loại bỏ hoặc được kiểm soát.

Rõ rang là, chỉ khi nào CQQLNN về TTCK có trách nhiệm được xác định đúng dan, rõ ràng, co quan này có vị thế độc lập trong quản ly, có thẩm quyền đầy đủ, có quy trình quản lý minh bạch, nhất quán, có đủ năng lực và nguồn lực cần thiết để thực thi các chức năng, nhiệm vụ, có đội ngũ nhân sự đạt các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp thì hoạt động của CQQLNN đầu ngành CK và TTCK mới có thé đạt được chất lượng và hiệu qua tot nhất[ I6].

<small>1.1.1.3. Nội dung quản lý CK và TTCK</small>

Nội dung chủ yếu về quản lý CK và TTCK của CQQLNN bao gồm các nội dung sau: - Xây dựng, trình chủ thé có thâm quyền hoặc ban hành các co sở pháp lý: trong phạm vi thâm quyền của mình, CQQLNN có thâm quyền và trách nhiệm triển khia việc xây dựng và ban hành các cơ sở pháp lý cần thiết cho lĩnh vực CK và TTCK - Quan lý các chủ thé tham gia hoặc liên quan đến TTCK: các chủ thé tham gia hoặc liên quan đến TTCK thuộc đối tượng quản lý của nhà nước. CQQLNN có thâm quyền ban hành các chính sách cụ thể đối với các đối tượng tham gia TTCK. Thực nhiện những thủ tục hành chính cần thiết theo quy định của pháp luật (cấp phép hoạt động, chấp thuận, cấp giấy chứng nhận đăng ký phát hành, đồng thời giám sát quá trình tuân thủ pháp luật của các chủ thê tham gia và liên quan đến TTCK dé đảm bảo

<small>sự thực thi pháp luật một cách nghiêm túc.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<small>- Quan ly quy trình tạo dung thi trường và các hoạt động trên TTCK: các co quan</small>

chức năng ban hành các chính sách và biện pháp cụ thể để quản lý quá trình tạo dựng và phát triển TTK, quản lý và giám sát, thanh tra các hoạt động trên TTCK để ngăn

<small>chặn,phát hiện va xử lý kip thời các trường hợp vi phạm trên TTCK.</small>

- Xây dựng chiến lược, kế hoạch, chương trình phát triển TTCK: đây cũng là một nội dung hoạt động quan trọng trong quá trình quản lý và phát triển TTCK vì nội dung này giúp nhà nước có thê xác định hướng đi phù hợp, chủ động chuẩn bị các điều kiện cần thiết dé thúc day TTCK phát triển theo hướng đi đã lựa chọn.

1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến đến tổ chức và hoạt động của CQQLNN về

<small>CK và TTCK.</small>

a. Hệ thống thể chế kinh tế của các quốc gia quyết định mơ hình và hình thức quan lý của CQQLNN về CK và TTCK

Thể chế kinh tế chính là hệ thống các quy tắc nền tang cho các tương tác kinh tế trong xã hội bao gồm: cơ chế kinh tế thị trường hay phi thị trường và sự can thiệp của nhà nước cũng như mối quan hệ giữa chúng. Xuất phát từ những sự khác nhau trong vai trò của nhà nước và vai trò của thị trường trong phát triển kinh tế đã hình thành nên các thé chế kinh tế khác nhau giữa các quốc gia. Do TTCK là một bộ phan quan trong của nên kinh tế thị trường, vì thé mơ hình và cách thức quản lý TTCK của các quốc gia phần lớn do thé chế kinh tế quyết định. Ở các nước phát triển như Anh, Mỹ, Nhat Ban ... do thé chế kinh tế nhắn mạnh vào vai trò điều tiết của thị trường chính vì vậy các nước này sự can thiệp của Nhà nước vào TTCK ở mức độ ít hơn và băng các phương pháp phi hành chính nhiều hơn. Ngược lại, một số nước dang phát triển do thé chế kinh tế đề cao vai trò của CQQLNN trong quản lý kinh tế, vì vậy chức năng quản lý thị trường chủ yếu thuộc về CQQLNN, các tô chức tự quản có trách nhiệm rất hạn chế. b. Xu hướng tự do hóa tài chính, chứng khốn và liên kết, hội nhập kinh tế tài chính và thị trường chứng khoán giữa các CQQLNN về CK và TTCK với

<small>Tự do hóa tài chính là sự giảm can thiệp từ hành chính hướng tới thị trường tai</small>

chính tự do. Q trình tự do hóa này đã tạo ra nhiều sự thay đi trong mơ hình tơ chức và hoạt động của cơ quan quản lý TTCK, đó là tuân thủ cam kết mở cửa thị trường tài

<small>chính, giảm các rào cản kỷ thuật ngăn cản giao dịch xuyên biên giới. Mơ hình quản lý</small>

TTCK giữa các quốc gia có sự thay đổi theo hướng mở cửa, hợp tác, phối hợp với

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

nhau. Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý TTCK thông qua các tổ chức quốc tế như IOSCO, sự liên kết liên thị trường trên toàn cầu về GDCK. IOSCO được xem là tô chức tạo lập tiêu chuẩn quốc tế đối với TTCK, là diễn đàn chủ yéu cho các cơ quan quản lý TTCK trên thế giới. IOSCO năm 1998 đã ban hành Bộ quy tắc và mục tiêu của quản lý CK [47], được xem như Bộ tiêu chuẩn quốc tế cho quản lý tất cả các TTCK trên thế giới. Một khi đã trở thành thành viên của tổ chức này,sớm hay muộn các nước thành viên phải ký Phụ lục cam kết áp dụng các nguyên tắc của IOSCO đua ra, nếu không thực thi, IOSCO sẽ xếp các quốc gia này là TTCK thiếu minh bạch. Dưới đây là một số nguyên tắc của IOSCO liên quan tới quản lý TTCK mà các quốc gia thành viên phải tuân thủ. Ä⁄/ la, các quy định đối với cơ quan quản lý: chức trách, nhiệm vụ của CQQLNN về CK và TTCK cần phải được công bố rõ ràng, khách quan, tốt nhất là bởi luật định, phải có sự hợp tác mạnh mẽ giữa các cơ quan quyền lực có liên quan thơng qua những kênh phù hợp. CQQLNN phải hoạt động một cách độc lập và chịu trách nhiệm trong việc thực thi chức năng và quyền lực của mình, cần hoạt động độc lập với sự can thiệp về chính trị, thương mại trong việc thực thi quyền lực. Đồng thời phải chịu trách nhiệm giải trình về việc sử dụng quyền lực cũng như chức năng của mình. Tính độc lập sẽ được tăng cường nếu cơ quan quản lý TTCK có được nguồn lực tài chính 6n định. CQQLNN về CK và TTCK cần có đủ tham quyền, nguồn lực day đủ dé thực thi chức năng nhiệm vụ được giao. Đội ngủ nhân viên trong cơ quan này phải tuân thủ các chuân mực nghề nghiệp cao nhất và phải quy định rõ về trách nhiệm tránh các xung đột lợi ích. Hai /à các quy định liên quan tới quyền lực thực thi quyền quản lý TTCK: CQQLNN có quyền kiểm tra, thanh tra và giám sát toàn diện gồm quyền quản lý và điều tra để thu thập thơng tin, số liệu, tư liệu từ những người có liên quan, quyền tìm kiếm lệnh từ tịa án, quyền khởi xướng truy tơ

<small>hình sự [46].</small>

c. Đặc điểm và trình độ phát triển của CK và TTCK là xuất phát điểm để xây dựng và ban hành định hướng và pháp luật QLNN về CK và TTCK.

Quy mơ và trình độ phát triển của TTCK vừa là xuất phát điểm dé xây dựng các chính sách quản lý nhà nước, vừa ảnh hưởng đến mục tiêu và định hướng chiến lược phát triển TTCK của mỗi quốc gia. Do CK và TTCK là đối tượng quản lý nhà nước nên thực trạng phát triển TTCK có tác động đến việc ban hành và triển khai các chính sách quản ly, phát triển TTCK, thực trạng phát triển TTCK vừa là cơ sở dé ban hành

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

pháp luật TTCK. Một TTCK với tỉ lệ các nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ, thiếu hiểu biết, tâm lý đám đông là mảnh đất màu mỡ cho những giao dịch bất hợp pháp. Rõ ràng TTCK ngày càng phát triển thì địi hỏi pháp luật điều chỉnh CK và TTCK phải phát triển tương xứng, thật khó dé có một TTCK phát triển mà pháp luật điều chỉnh TTCK lại kém phát triển. Sự phát triển của TTCK cũng như sự phát triển và hoàn thiện pháp luật quản lý nhà nước về CK và TTCK được diễn tiến theo thời gian qua những giai đoạn nhất định. Pháp luật về quản lý nhà nước về CK và TTCK ngày càng hoàn thiện dé là một phần hữu hiệu trong việc quản lý, thúc day CK và TTCK phát triển, giảm thiểu các tác động tiêu cực của TTCK. Trong pháp luật QLNN về CK và TTCK, các

<small>quy định của pháp luật thường tập trung quy định mơ hình CQQLNN theo hướng làm</small>

sao cho mơ hình này quan lý hiệu quả TTCK, tiết giảm chi phí hoạt động, giảm thiểu rủi ro hệ thống. Nền kinh tế tài chính nói chung và TTCK nói riêng theo xu hướng tất yếu là ngày càng phát triển, sự vận động theo xu hướng phát triển cùng với rủi ro tiềm ân của TTCK địi hỏi việc xây dựng và hồn thiện QLNN về CK và TTCK cần dựa trên thực trạng TTCK hiện tại và xu hướng phát triển TTCK trong tương lai.

d. Các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước đối với CK và TTCK Đây là yếu tố rất quan trọng, một trong những yếu tố quyết định sự thành công của hoạt động quản lý TTCK bởi vì quản lý CK và TTCK trước hết phải thông qua pháp luật. Hoạt động quản lý TTCK bị chi phối và phụ thuộc rất lớn vào môi trường

<small>pháp lý, phụ thuộc vào năng lực của cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp. Quản lý</small>

nhà nước về TTCK có hiệu quả địi hỏi phải có các quy định pháp luật chặt chẽ, thống nhất cũng như ý thức pháp luật về CK và TTCK cần phải cao.Thiếu cơng cụ pháp luật hiệu quả thì việc phát hiện, xử lý và cưỡng chế các hành vi vi phạm khơng có ý nghĩa.

<small>Các quy định pháp luật hồn chỉnh cho công tác quản lý TTCK của CQQLNN là</small>

những quy định đảm bảo quản lý và sự phối hợp giữa CQQLNN về CK và TTCK với các cơ quan hữu quan làm nền tảng cho phát triển TTCK, bảo vệ nhà đầu tư, giảm thiểu rui ro hệ thống trên TTCK.

1.1.3. Sự cần thiết phải có CQQLNN về CK và TTCK

TTCK cần được giám sát, quản lý một cách chặt chẽ bởi cơ quan nhà nước vì TTCK có những điểm khác biệt lớn so với thị trường hàng hóa thơng thường. Muốn đánh giá được giá trị chứng khốn, nhất thiết phải nắm được đầy đủ các thông tin về chủ thể phát hành, tinh hình tài chính và hoạt động kinh doanh, giá tri này là vơ hình,

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

khó nắm bat được nên trong các giao dịch rat dé xảy ra sự thao túng. TTCK hoạt động phức tạp, trừu tượng, do đó dé có chủ thé sử dụng các kỹ thuật, kỹ xão dé gian lận như đầu cơ, nội gián, thao túng giá hoặc tung tin đồn thất thiệt. Bởi vậy cần phải có cơ chế điều hành, kiểm tra, giám sát chặt chẽ từ phía cơ quan nhà nước dé hạn chế, loại bỏ hoặc kiểm soát các trường hợp gian lận, vi phạm.

TTCK là thị trường vốn trung, đài hạn, tập trung các nguồn vốn cho phát triển kinh tế có tác động rất lớn tới sự phát triển kinh tế và huy động vốn, do đó việc việc điều hành, giám sát thị trường là rất cần thiết, có điều hành và giám sát chặt chẽ thì

mới đảm bảo thị trường hoạt động có hiệu quả, cơng bằng, minh bạch cũng như giảm

thiểu rủi ro đỗ vỡ. Ngoài ra TTCK là nơi tập trung nhiều chủ thể tham gia với các mục đích khác nhau, dé có thé dung hịa lợi ích của tất cả những người tham gia thị trường, đảm bao cho thị trường ổn định thì nhất thiết phải có những quy định về thị trường có tính chất bắt buộc mọi người phải tuân theo, bên cạnh đó đây là thị trường thu hút được nhiều nhà đầu tư nên nhà đầu tư cần được bảo vệ. Theo Kyla Malcolm, Mark Tilden, Scott Coope, va Charlie Xie, “mdt co cau tổ chức chặt chẽ là một bước khởi dau rất quan trọng trong lĩnh vực quản lý, dong thời việc thực thi pháp luật là thiết yếu đối với uy tin và hiệu qua cho hoạt động của cơ quan quản ly” [50, trŠ]

Trước yêu cầu đó của thực tế, CQQLNN về CK và TTCK đã được lập ra. “Viéc thiết lập bộ máy quản lý nhà nước về CK và TTCK có thể được hiểu là quá trình xây dựng hệ thống các cơ quan quản lý có chức năng quản lý lĩnh vực CK và TTCK, quy định tên gọi, chức năng, nhiệm vu cụ thể, cơ cấu tổ chức hình thành hoạt động của cơ quan này cũng như mối liên hệ giữa các bộ phận trong hệ thống quản lý. Đây là nội

<small>dung xác định cơ quan nào chịu trách nhiệm quan ly CK va TTCK, phạm vi quan lý và</small>

mối liên hệ giữa các cơ quan chức năng” [26, tr28]. Mặc dù có thê được tổ chức theo mơ hình khác nhau nhưng nhìn chung CQQLNN đầu ngành về CK và TTCK đều có chức năng chủ yếu là: soạn thảo các văn bản pháp luật trình cơ quan cấp trên, giám sát thị trường, cấp phép, xử lý vi phạm trên TTCK... Cơ quan này sẽ thực hiện tô chức và phát triển thị trường chứng khoán, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người tham gia trên TTCK, đảm bảo TTCK vận hành công băng, tự do, hiệu quả, thúc day ngành CK pháp triển liên tục và vững mạnh [53, tr15].

1.1.4. Tên gọi, vị trí pháp lý, mơ hình và tính độc lập của CQQLNN về CK

<small>và TTCK</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

1.1.4.1. Về tên gọi CQQLNN về CK và TTCK

Nhìn chung CQQLNN về CK và TTCK_ một số nhóm các quốc gia có tên gọi

<small>khác nhau. Mặc dù được thành lập với chức năng quản lý TTCK song các cơ quan</small>

này khơng nhất thiết phải có từ “chứng khoán “bởi một số nước quản lý TTCK được thống nhất với thị trường tài chính và tiền tệ. Các xu hướng chính trong việc đặt tên cho các CQQLNN về TTCK đều gợi ý một sự khác nhau về cách thức tơ chức, vị trí,chức năng của các cơ quan này.Về cơ bản có một số đặc điểm trong cách đặt tên như sau: Thứ nhất, một số nhóm nước gọi cơ quan quản lý CK của nước mình là UBCK hoặc Ủy ban chứng khoán và giao dịch hoặc ủy ban quản lý, giám sát chứng

<small>khoán. Với tên gọi như vậy, TTCK của nước này được quan lý bởi một cơ quan riêng</small>

biệt và chuyên quản, không đồng nhất với cơ quan quản lý ngân hàng, bảo hiểm. Những nước thuộc nhóm này chủ yếu là các nước thuộc châu Á như Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Mỹ.... Thứ hai, một số nhóm nước có CQQLNN về TTCK cũng đồng thời là cơ quan quản lý thị trường tài chính, nghĩa là TTCK là một bộ phận không thể tách rời các thị trường vốn và tiền tệ khác và do đó được quản lý bởi một cơ cầu thống nhất. Các cơ quan quản lý này hầu hết có tên gọi Ủy ban giám sát tài chính hoặc Ủy ban hay cơ quan dịch vụ tài chính. Các nước thuộc nhóm này phần lớn là các nước châu Âu như Anh, Đức và một số nước có TTCK phát triển ở châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc.

1.1.4.2. Về vị trí pháp lý và mơ hình của co quan quản ly CK và TTCK. Ngoài cách gọi tên khác nhau, các cơ quan quản lý TTCK ở nhiều nước cũng có vị trí khác nhau trong cơ cau tô chức bộ máy nhà nước. CQQLNN về TTCK có thé là một cơ quan độc lập ngang Bộ, có thể là một đơn vị nằm trong Bộ Tài chính hay Ngân hàng trung ương, thậm chí cơ quan này cịn có thé là một tổ chức nằm ngoài bộ máy nhà nước. Tương tự như trường hợp tên gọi khác nhau, sự khác nhau về vị trí của cơ quan quản lý TTCK cho thấy quan điểm và thái độ của nhà nước đối với hoạt động quản lý TTCK của từng quốc gia có sự khác biệt.

Mỗi nước luật CK và TTCK đều có qui định về cơ quan quản lý TTCK nhăm đảm bảo cho TTCK hoạt động tuân thủ pháp luật, công bằng và hiệu quả. Thực tế cho thấy, bất kỳ nền kinh tế thị trường phát triển nào cũng cần có sự điều tiết của Nhà nước. Mức độ và phạm vi điều tiết phụ thuộc vào sự phát triển của thị trường. Lịch sử tồn tại và phát triển TTCK đã chứng kiến nhiều mơ hình tổ chức cơ quan quan lý nhà

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

nước về TTCK: cơ quan quản lý chuyên trách, độc lập, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Quốc hội, với mơ hình này thì tính độc lập của cơ quan quản lý nhà nước về CK và TTCK rất cao. Theo mơ hình trực thuộc Chính phủ thì tính độc lập của CQQLNN về CK và TTCK bị hạn chế hơn (như Đức, Canada, Ba Lan); hoặc theo mơ hình cơ quan

<small>quản lý nhà nước trực thuộc một bộ, ngành (thường là trực thuộc Bộ Tài chính hayNgân hàng Trung ương như hiện nay ở Đài Loan, Việt Nam, trước đây ở Anh, Nhật</small> Bản, Ind6néxia) hoặc độc lập một cách tương đối (không trực thuộc bộ, ngành khác

nhưng các quyết định quan trọng về TTCK lại do bộ, ngành khác quyết định như hiện nay ở Nhật Bản, Hàn Quốc hoặc cũng có thể do nhiều cơ quan đảm nhiệm (mỗi cơ quan phụ trách một lĩnh vực nhất định như trước đây ở Trung Quốc). Cụ thể là:

Thứ nhất: Thiết lập một cơ quan riêng biệt, độc lập với chính phủ và trực thuộc Quốc hội là chủ thể quản lý nhà nước về TTCK. Đây là một mơ hình được áp dụng nhiều trên thế giới hiện nay, các quốc gia như Mỹ, Trung Quốc là đại diện cho loại hình này. Ngày nay, mơ hình Ủy ban chứng khốn Mỹ trở thành hình mẫu cho hệ thong CK ở các nước trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia Mỹ La tinh. Ưu điểm của cách thức này là đảm bảo tính thống nhất cao trong quản lý nhà nước, việc xử lý trách nhiệm pháp lý và xác định quyền hạn rõ ràng, xây dựng được đội ngũ cán bộ có trình độ cao, sự chun mơn sẽ được phát triển tối đa. Nhược điểm của nó là có thể làm cho bộ máy cồng kênh, tăng chi phí, phức tạp do có mắt xích mới trong bộ máy quản lý.

Thứ hai: Lay Ngân hàng trung ương làm chủ thé để thiết lập cơ quan quan lý TTCK. Cơ quan quản lý TTCK ở những quốc gia này chính là một bộ phận của hệ thong ngân hàng trung ương của nước đó. Trên thế giới, số các quốc gia đi theo mơ hình này khơng nhiều, điển hình là cơ quan quản lý CK ở Singapore. Cơ quan quản lý TTCK của Singapore thực chất là một ban trong cơ cấu của ngân hàng trung ương Singapore, có vi tri song song với các ban khác như Ngân hàng, Bao hiểm, thực hiện quản lý TTCK. Ban này có chức năng hạn chế rất nhiều so với một cơ quan độc lập, chỉ có quyền giám sát và điều tiết theo luật, khơng có quyền hoạch định chính sách và ban hành các quy định liên quan đến quản lý CK và TTCK. Ưu điểm của mô hình này

là thuận lợi trong việc điều chỉnh thống nhất toàn bộ hệ thống tiền té, khiém khuyét la

quyền lực tập trung cao độ với ngân hang trung ương sẽ gây ra quá nhiều sự can thiệp

<small>hành chính, phi thị trường.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

Thứ ba: Lay Bộ tài chính của quốc gia làm chủ thé, thiết lập co quan quản lý TTCK. Mơ hình quản lý này có Bộ Tài chính làm chủ thể hoặc Bộ Tài chính trực tiếp thiết lập cơ quan quản lý và giám sát TTCK. Tức là trong mơ hình này, chức năng quản lý nhà nước về CK và TTCK được giao cho nhiều cơ quan trong bộ máy Nhà

<small>nước đảm nhiệm phụ thuộc vào mức độ liên quan khác nhau trong hoạt động của các</small>

cơ quan quản lý này tới TTCK. Mô hình này được thực thi ở phần lớn các quốc gia mà

<small>Bộ Tài chính có vị trí cao và vai trị quan trọng trong bộ máy hành chính Nhà Nước</small>

mặc dù với mơ hình này CQQLNN về CK và TTCK thiếu độc lập nghiêm trọng. Ưu điểm của cách thức tổ chức này là Nhà nước sẻ giảm chỉ phí quản lý bởi tính chất kiêm nhiệm trong chức năng, hoạt động của kiểu cơ quan quản lý, từ đó bộ máy không bị công kénh, phức tạp. Nhược điểm của mơ hình quản lý này là vừa thực hiện chức năng đã có từ trước nay bồ sung thêm trách nhiệm và quyền hạn mới, dé dẫn tới sự không rd ràng, đùn đây, thiếu đi sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng giữa các cơ quan, có nguy cơ làm cho không cơ quan quản lý nhà nước nào thực sự chịu trách nhiệm về quản lý TTCK. Trước năm 1998, Nhật Bản, Hàn Quốc theo mơ hình này và hiện nay Việt

<small>Nam cũng đang theo mơ hình này.</small>

Thư tw: Chính phủ trung ương khơng thiết lập cơ quan quản lý tập trung mà hoạt động quản lý TTCK do chính quyền địa phương trực tiếp thiết lập và đảm nhận. Trước đây có một số nước đi theo mơ hình này như Thụy Sĩ, Bỉ, Canada song hiện nay chỉ cịn Canada duy trì mơ hình này. Canada khơng có Ủy ban chứng khốn quốc gia mà thay vào đó là sự phố hợp giữa các cơ quan quản lý cấp địa phương thông qua hội đồng quản lý CK của Canada để thống nhất và hài hịa hoạt động thị trường CK

<small>Canada [59].</small>

Thứ năm: Chính phủ không thiết lập co quan quan ly, giám sát chuyên ngành mà do SGDCK, hiệp hội ngành nghề thiết lập chế độ tự quản lý để tiến hành giám sát và quản lý TTCK. Nước Anh là quốc gia đại diện cho mơ hình này. Đây là đặc trưng căn

<small>bản của mơ hình quản lý phi tập trung với Anh là đại diện. Trước đây SGDCK Anh là</small>

tô chức quản lý hạt nhân của TTCK. Năm 2000, theo tinh thần của Luật thị trường và dịch vụ tài chính. Cơ quan dịch vụ tài chính Anh được thiết lập với tư cách là một tổ chức thống nhất quản lý TTCK của Anh. Mặc dù nhừng thành viên chủ chốt của cơ

<small>quan nay được chỉ định bởi Bộ trưởng Bộ tai chính Anh song Cơ quan dich vụ tai</small>

chính Anh khơng phải là một cơ quan của chính phủ mà là một tổ chức phi chính phủ

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

<small>với hình thức cơng ty trách nhiệm hữu han, hoạt động độc lập với chính phủ thậm chi</small>

cả về kinh phí hoạt động (dựa vào phí thu được từ các đối tượng chịu sự quản lý của cơ quan này). Hiện tại Cơ quan dịch vụ tài chính Anh đã được tái cơ cầu thành 2 cơ quan dịch vụ tài chính riêng rẻ trong đó việc quản lý TTCK thuộc về cơ quan quản lý

<small>tài chính Anh ( Financial Conduct Authority of UK) [60].</small>

Trên thế giới cho thấy, trừ một số nước chức năng quản lý TTCK được giao cho CQQLNN ở địa phương thì phần lớn các nước có CQQLNN về CK và TTCK là cơ quan trung ương, nằm trong bộ máy hành chính nhà nước, bởi lẽ: (1) TTCK là một thị trường mang tính tồn cầu, xuyên biên giới, chiến lược phát triển TTCK, huy động vốn là chiến lược mang tầm quốc gia, không thể tồn tại rào cản nào về mặt địa giới

hành chính dé giới hạn các nhà đầu tư, dé tạo Sự cơng bằng, lành mạnh, hiệu quả thì

CQQLNN về CK và TTCK là cơ quan trung ương, nơi có thâm quyên quản lý chung. (2) Nhiệm vụ chủ yếu CQQLNN về CK và TTCK là giám sát, tổ chức thực hiện, đảm bảo thi hành pháp luật về CK và TTCK một cách thống nhất, thường xuyên, đây là

nhiệm vụ mang tính chất chấp hành, hành chính.

<small>1.1.4.3. Tính độc lập của cơ quan quản lý TTCK</small>

Tính độc lập là điều kiện tiên quyết dé cơ quan quản lý TTCK có thé thực hiện chức năng quan lý nhà nước về CK và TTCK của mình. Độc lập ở đây khơng chi là tổ chức t6n tại riêng biệt trong cơ cau bộ máy nhà nước ma điều quan trọng hơn là tính độc lập trong hoạt động và tự chủ về nguồn tài chính [48]. Nhìn chung, các quốc gia di

<small>theo mơ hình của nước Anh, kinh phí hoạt động của cơ quan này cũng khơng do chính</small>

phủ cung cap mà được đóng góp từ các đơn vị trong ngành thuộc quyền quan lý của tổ chức, của SGDCK gồm (1) phí định kỳ hành năm, chiếm ti phần lớn nhất (2) phí đăng ký theo quy định (3) phí thực hiện hoạt động theo yêu cầu. Với những cơ quan theo mơ hình này, cơ quan quản lý TTCK có vi thế độc lập nhất cả về vị trí, hoạt động cũng như vấn đề tài chính.

Các quốc gia đi theo mơ hình Mỹ, Ủy ban chứng khốn thường là một cơ quan thuộc quốc hội và độc lập với chính phủ, kinh phí hoạt động được cấp từ ngân sách nhà nước. Hơn nữa, các quyết sách của cơ quan này sẽ phụ thuộc nhiều vào mục tiêu tổng thê trong quản lý kinh tế của cấp trên. Tính độc lập của cơ quan quản lý sẽ quyết định quyền lực của cơ quan này nhiều hay ít, toàn diện hay bộ phận. Nếu cơ quan quản lý ở vị trí thấp, nằm trong cơ quan quản lý trung ương (Bộ Tài chính, Ngân hàng trung

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

ương) thì nhìn chung bị hạn chế nhiều, trách nhiệm, quyền hạn quản lý TTCK phải bị

<small>chia sẽ cho cơ quan quản lý của nhà nước khác, thậm chí phải xin phép Chính phủ</small>

trong các quyết định quản lý của mình.

1.1.5. Kinh nghiệm của một số nước trong xây dựng CQQLNN về CK và

<small>TTCK và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam</small>

1.1.5.1. Kinh nghiệm của một số nước trong xây dựng CQQLNN về CK và

<small>TTCKa. Hoa Kỳ</small>

Ủy ban chứng khoán Hoa Kỳ ( SEC ) được thành lập theo luật giao dịch chứng khoán năm 1934 là cơ quan quản lý chuyên trách, độc lập, có quyền lực cao nhất trong việc quản lý TTCK Mỹ [53, tr19]. Chức năng chính của SEC là ban hành các qui chế, qui định về TTCK, có quyền thanh tra, kiểm tra và truy tố các tổ chức kinh doanh CK vi phạm luật; cấp hoặc thu hồi giấy phép đối với các SGDCK, công ty môi giới, các nhà giao dịch, công ty đầu tư CK. SEC là cơ quan độc lập với các bộ khác của Chính phủ và chịu sự giám sát của Quốc hội. Cơ cấu của SEC gồm có 5 ủy viên do Tổng thống bổ nhiệm, 4 vụ và 18 văn phịng có 11 văn phịng cấp quận và khu vực khắp nước. 5 ủy viên này được bổ nhiệm bởi Tổng thống với sự nhất trí của Thượng viện, nhiệm kỳ là 5 năm, để đảm bảo ủy ban không thuộc về tập trung một Đảng, không hơn 3 ủy viên là cùng một Đảng. Tổng thống chỉ định một trong số các ủy viên là chủ tịch, đứng đầu ủy ban. Các ủy viên hop dé thảo luận bà giải quyết các van đề do nhân viên của ủy ban thông báo mà họ cần thấy xem xét như giải thích luật, sửa đổi các quy tắc, kiến nghị các quy tắc mới để giải quyết cho thị trường cũng như thực thi các luật và quy tắc. Các cuộc họp của SEC là công khai cho mọi người và truyền thông theo dõi trừ các cuộc thảo luận liên quan tới van dé bí mật như liệu có hoặc khơng bắt đầu tiễn hành một cuộc điều tra. Các t6 chức tự quản được đăng ký và chịu sự giám sát của SEC. SEC có thé sửa đổi các quy tắc của các tổ chức tự quản néu cần thiết hoặc phù hợp, lý do cho việc sửa đổi phải được nêu rõ. Nhánh hành pháp ở Mỹ là khơng có liên quan trong hoạt động hằng ngày của TTCK cũng khơng có quyên thành lập các quy tắc điều chỉnh hoạt động của TTCK. Chức năng quản lý là được tiến hành bới SEC bởi SEC là một cơ quan độc lập do luật định. SEC không quy định các tiêu chuẩn niêm yết chứng khoán, mà do SGDCK quy định. Đội ngũ nhân viên của SEC chủ yếu là các luật sư, kế tốn, các nhà phân tích tài chính, kỹ sư, nhà kinh tế, và một số ngành nghề

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

quan trong khác. Các nhân viên thực hiện nhiệm vụ của minh theo sự phân công cua tổ

<small>chức [56].</small>

<small>b. Nhật Bản</small>

<small>Luật CK và giao dịch năm 1948 quy định thành lập ủy ban chứng khoán và giao</small> dịch thuộc Bộ tài chính. Năm 1965 Luật CK và giao dịch được sửa đơi,lúc này Cục

CK thuộc Bộ tài chính được thành lập thay thế lập ủy ban chứng khoán và giao dịch. Năm 1992, thành lập Ủy ban giám sát và giao dịch CK (SESC). Năm 1998 Ủy ban giám sát và giao dịch CK và Cục Ngân hang của Bộ tài chính được chuyển sang cơ quan giám sát tài chính. SESC được tách ra khỏi Bộ tài chính để chuyên vào cơ quan giám sát tài chính. Năm 2001 cơ quan này đổi tên thành Cơ quan dịch vụ tài chính. Ủy

<small>ban giám sát chứng khốn và giao dịch Nhật Bản ( SESC ) là cơ quan thuộc Cơ quan</small>

dịch vụ tài chính Nhật Bản ( FSA) được thành lập theo điều 54 Luật thành lập văn phịng chính phủ Nhật Bản và điều 6 luật thành lập cơ quan dịch vụ tài chính. SESC gồm một chủ tịch và 2 ủy viên, tất cả được chỉ định bởi Thủ tướng với sự nhất trí của hạ nghị viện. Đề đảm bảo sự độc lập, cả chủ tịch và ủy viên có thể khơng bị sa thải trong nhiệm kỳ 3 năm. Cơ quan điều hành dưới sự kiểm sốt của SESC gồm có 6 phịng dé thực hiên các chức năng như cộng tác, điều phối của cơ quan điều hành, thực

<small>hiện giám sát thị trường. SESC chỉ đạo giám sát TTCK hàng ngày, thanh tra các cơng</small>

ty cơng cụ tài chính. và phân tích thơng tin, thanh tra các chủ thể tham gia TTCK, điều tra các vi phạm CK và TTCK, thanh tra việc cơng bố thơng tin, điều tra các vụ án hình sự, nếu có sự vi phạm hình sự thì SESC chuyển hồ sơ cho công tố viên, thanh tra giám sát các tổ chức tự quản. Để giám sát thị trường có hiệu quả, SESC đang tăng cường khung giám sát của mình bằng việc tuyển dụng các luật sư, kế tốn cơng được chứng nhận có trình độ chun mơn cao. SESC và các tơ chức tự quản có sự cộng tác lẫn nhau rất chặt chẽ, các bên trao đổi các ý kiến, thông tin với nhau khi cần thiết [55].

c. Trung Quốc

Tại Trung Quốc, Uỷ ban quản lý chứng khoán thành lập năm 1992 là cơ quan thuộc Quốc Vụ Viện Trung Quốc, thực hiện chức năng quản lý thị trường chứng khốn. Sau đó Uy ban này kết hợp với Uy ban giám sát thị trường và đổi tên tanh Uy ban giám quản chứng khoán (CSRC), là đơn vi sự nghiệp trực thuộc Quốc vu viện va

la co quan quan ly cua TTCK trén toan quốc. CSRC có một chủ tịch, 4 phó chủ tịch, 1

<small>thư ky và 3 trợ lý của chủ tịch. CSRC có 18 vu chức năng, | phịng thanh tra và 3</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

trung tâm. Ngoài ra, SCRC đã có 36 vụ trên tồn quốc ở các tỉnh, khu tự trị, chính quyền đơ thị và 2 văn phịng ở Thượng Hải và Thâm Quyến. CSRC có vai trị đầy quyên uy trong quản lý TTCK. Tuy vậy, CSRC thiếu tính độc lập về van dé tài chính

và nhân sự. Toàn bộ nhân sách của CSRC là do nhà nước cung cấp, nhân viên thuộc

biên chế nha nước và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Đây là một cản trở đáng ké trong việc chủ động thực hiện một số chức năng quản ly hoặc chủ động về van đề nhân su. Trong cơ cau tô chức, CSRC can thiệp vào hoạt động của các tô chức tự quản như chức năng, nhiệm vụ phải được CSRC trao quyên. Trong hoạt động xây dựng khung pháp lý, ban đầu các cơ sở pháp lý điều chỉnh TTCK cũng chỉ là nhữn văn bản dưới luật, sau khi TTCK hoạt động một khoảng thời gian nhất định luật CK mới được xây dựng và ban hành vi dụ như tháng 12 năm 1998 Trung Quốc thông qua luật CK. Hoạt động giám sát thị trường cung được chú trọng và tăng cường để đảm bảo TTCK hoạt

<small>động lành mạnh hon[58].d. Thái Lan</small>

<small>UBCK và giao dịch Thái Lan (SEC) là một cơ quan được thành lập năm 1992</small>

nam trong Bộ Tài chính, hoạt động theo chế độ hội đồng, có thâm quyền ban hành quy định, chính sách liên quan đến CK và TTCK, giám sát và phát triển thị trường vốn để đảm bảo tính hiệu quả, cơng bằng, minh bạch của thị trường . Trước khi SEC ra đời,

<small>CK và TTCK do Bộ tài chính Thái Lan quản lý mảng hoạt động giao dịch, Bộ thương</small>

mại quản lý mảng huy động vốn, quỹ. Việc phân tán thâm quyền và giám sát này giữa các cơ quan đã gây ra sự trùng lặp, thiếu gắn kết và liên tục của hoạt động quản lý nhà nước về CK và TTCK. Mặc dù SEC trực thuộc Bộ Tài chính nhưng rất độc lập về tài chính và cả nhân sự, bởi nguồn thu chủ yếu là từ các loại phí, đồng thời SEC độc lập

trong hoạt động tuyển chọn nhân sự, các nhân viên không thuộc biên chế nhà nước. Có

sự phân định rõ ràng về thâm quyền giữa SEC với SGDCK Thái Lan thông qua việc ký kết ban ghi nhớ giữa 2 cơ quan này. Vai trò chủ yêu của SEC là giám sát việc phát hành CK dé bán ra công chúng, giám sát SGDCK Thái Lan, các chủ thé trung gian và những người hành nghề trênTTCK, cũng như phát triển thị trường sơ cấp và thứ cấp với mục tiêu bảo vệ nhà đầu tư, duy trì trật tự thị trường [57].

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

<small>1.1.5.1. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam</small>

Tuy hoàn cảnh, điều kiện kinh tế, xã hội khác nhau mà mỗi quốc gia sẽ có cách thức tổ chức bộ máy quản lý CK và TTCK khác nhau nhưng phần lớn các quốc gia có bước đi chung là đầu tiên xây dựng cơ quan CK và TTCK trực thuộc Bộ, khi thị trường phát triển tới một trình độ nhất định sẽ xây dựng cơ quan quản lý chứng khoán độc lập tương đối và sau đó là cơ quan quản lý hoàn toàn độc lập. Hoạt động giám sát và điều hành TTCK phải được tăng cường, phù hợp với các chuẩn mực quốc tế. Qua nghiên cứu một số CQQLNN về CK và TTCK, có thé rút ra một số van dé cho việc hoàn thiện pháp luật về tô chức và hoạt động UBCKNN Việt Nam như sau :

Một là, tô chức bộ máy CQQLNN về CK và TTCK trong mỗi mơ hình cơ quan này có mức độ độc lập khác nhau, song đều chú trọng tinh độc lập trong quá trình thực hiện các chức năng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quản lý, giám sát TTCK, được quy định cụ thê và rõ ràng trong luật chuyên ngành. Ở nhiều nước như Mỹ, Thái Lan tính độc lập này cịn được thể hiện về mặt tài chính, tồn bộ các vấn đề thu chi của cơ quan này do họ quyết định trong khuôn khổ pháp luật, hợp tác trong hoạch định chính sách và thực thi pháp luật về CK và TTCK, nhất là phối hợp CQQLNN về CK và TTCK với các cơ quan quản lý tài chính khác, ở một số đang hình thành mơ hình giám sát tài chính hợp nhất.

Hai là, nâng cao vị thé của CQQLNN về CK và TTCK, đó là một cơ quan độc lập với Chính phủ và trực thuộc quốc hội hoắc ít nhất trong tương lai gần phải là cơ quan thuộc chính phủ thì sẽ đảm bảo CQQLNN về CK và TTCK vị thế độc lập về pháp lý và thực thi quản lý, có thâm quyền đầy đủ trong giám sát, thanh tra, điều tra hình sự và cưỡng chế thực thi pháp luật. Cùng với đó, để điều tiết TTCK trong khủng hoảng tài chính nhằm hỗ trợ kịp thời và trực tiếp cho TTCK ngăn chặn đà giảm điểm của thị trường cần thành lập một đơn vị đặc biệt của CQQLNN về CK và TTCK chuyên trách về khủng hoảng.

Ba là, gia tăng tính tự chủ về mặt tài chính, nhân sự cho CQQLNN về CK và TTCK, việc trao quyền tự chủ là rất quan trọng dé giảm gánh nang ngân sách nhà nước, cân đối việc thu chi. Tự chủ tài chính cùng với tự chủ trong van đề nhân sự sẽ góp phần thu hút nhân tài vào làm việc cho CQQLNN về CK và TTCK, góp phần giảm bớt tiêu cực trong cơng tác nhân sự. Đội ngũ nhân sự trong CQQLNN về CK và

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

TTCK phải là người có trình độ chuyên môn cao, tinh bảo mật trong công việc cần tuân thủ nghiêm với tiêu chuẩn nghè nghiệp cao nhất.

Bốn là, thâm quyền xử phạt vi phạm hành chính của CQQLNN về CK và TTCK phải đủ sức răn đe các hành vi vi phạm pháp luật. Cơ quan này phải có thâm quyền trong giải quyết tranh chấp, được quyền thực hiện hoạt động điều tra hình sự, quyền tiếp cân các số tài khoản, hòm thư và giấy tờ của các cá nhân, tổ chức liên quan trên cơ

<small>sở quy định của pháp luật.</small>

Năm là, trao quyền tự chủ tối đa tới mức có thể cho các tổ chức tự quản trên TTCK đồng thời thành lập tổ chức định mức tín nhiệm dé đánh giá các hoạt động của các chủ thể trên TTCK cũng như ban hành Bộ quy tắc chuẩn mực đạo đức nghé nghiệp cho CQQLNN về CK và TTCK, lấy đó làm chuẩn mực cho cán bộ nhân viên CQQLNN về CK và TTCK tuân thủ và thực hiện.

1.2. KHÁI QUÁT PHÁP LUẬT DIEU CHỈNH CQQLNN VE CK VÀ TTCK 1.2.1. Khái niệm pháp luật điều chỉnh CQQLNN về CK và TTCK

Phan trên đã đề cap tới khái niệm QLNN, CQQLNN cũng như về khái niệm CK và TTCK. Nhà nước quản lý kinh tế, xã hội băng nhiều cách thức và cơng cụ khác nhau, trong đó có thể nói quản lý bằng pháp luật là công cụ quan trọng nhất. Nhà nước quản lý mọi mặt các vấn đề kinh tế, xã hội, trong đó có lĩnh vực CK và TTCK. Pháp luật dưới góc độ luật học được hiểu như là tổng thể các quy tắc xử sự có tính bắt buộc

chung, do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyên,

được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, và cưỡng chế, được đảm bảo băng Nhà nước. Sau khi đặt ra luật pháp, Nhà nước đưa luật pháp vào đời song thông qua các cơ quan Nhà nước, các thiết chế chính trị, các cán bộ, nguồn lực tài chính. Như vậy, pháp luật điều chỉnh CQQLNN về CK và TTCK là tổng thé các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận đề điều chỉnh CQQLNN về CK và TTCK phù hợp với ý chí và mục đích của mình. Cấu trúc của TTCK sẽ tạo ra nhiều cách quản lý khác nhau. Đó là các hoạt động của thị

trường càng công khai,minh bạch, cạnh tranh, dễ giám sát thì các thành viên của thị <small>trường sẽ tuân thủ luật lệ mà ít sự can thiệp của CQQLNN — UBCKNN và ngược lại</small>

nếu thị trường kém công khai, thông tin bat cân xứng, việc thanh tra, xử phạt còn bat

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

cập thì sự can thiệp của UBCKNN sẽ lớn mặc dù sự can thiệp đó có thể chưa hiệu quả và đạt được kỳ vọng như mong muốn.

1.2.2. Sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật đối với CQQLNN về CK

<small>và TTCK.</small>

Do CK là loại hàng hóa đặc biệt bởi để đánh giá được giá tri CK ta phải nam được đầy đủ các thông tin về chủ thê pháp hành, tình hình hoạt động, tài chính và triển vọng trong tương lai của chủ thé pháp hành, bên cạnh đó TTCK là thị trường đặc thù, hoạt động phức tạp, tính nhạy cảm, biến động cao trước các diễn biến của thị trường bên ngoài, thị trường CK dễ bị sử dụng các kỹ thuật để gian lận như đầu cơ, bán khống, nội gian, thông tin sai sự thật. Do đó cần phải có pháp luật điều chỉnh thị trường nay dé đảm bảo hoạt động của thị trường công bằng, hiệu quả và thực sự là một kênh huy động vốn hữu hiệu cho các doanh nghiệp.

Do các chủ thé trong nền kinh tế có xu hướng không tự giác chấp hành các quy định của pháp luật nên cần phải có CQQLNN về CK và TTCK dé đảm bảo pháp luật

đã được ban hành thực sự ổi vào cuộc sống. Tuy nhiên, bản thân CQQLNN về CK và

TTCK cũng cần phia có pháp luật điều chỉnh dé dam bảo mọi hoạt động của co quan

này thực sự đã đạt được mục tiêu quản lý mà nhà nước mong muốn.

Chính vì những lý do trên, địi hỏi bức thiết đặt ra là cần có pháp luật điều chỉnh CQQLNN về CK và TTCK. Các quy định của pháp luật để điều chỉnh CQQLNN về CK và TTCK sẽ là cơ sở pháp lý cho cơ quan này tô chức điều hành quản lý và thực

<small>hiện các chức năng nhiệm vụ được giao của mình.</small>

Muốn một cơ quan quản lý và quản lý nhà nước hoạt động tốt và hiệu quả thì cần nhiều yếu tố kết hợp với nhau, trong đó yếu tố khơng thé thiếu là các quy định của pháp luật điều chỉnh cơ cấu tổ chức và hoạt động của nó. Nhà nước quản lý xã hội băng pháp luật nhưng nhà nước cũng khơng thể đứng ngồi hay trên pháp luật. Cơ quan QLNN phải cần có pháp luật là nền tảng pháp lý cho việc tổ chức và hoạt động

<small>của mình.</small>

Pháp luật cơ cau tô chức và hoạt động của co quan QLNN hoàn thiện sẽ là điều kiện tiên quyết cho cơ quan đó hoạt động hiệu quả và ngược lại một khung pháp luật cơ cấu tổ chức và hoạt động của cơ quan QLNN còn nhiều bắt cập và thiếu sót cùng với năng lực thực thi yếu sẽ dẫn tới cơ quan QLNN đó sẽ hoạt động khơng tốt và dẫn tới nhiều hệ lụy to lớn, đặc biệt, đối với CK và TTCK, đây là một lĩnh vực rất nhạy

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

cảm với nền kinh tế và nếu say ra nguy cơ đồ vỡ thị trường thị hậu quả sé rat lớn. Do đó, hơn ai hết, pháp luật điều chỉnh cơ quan QLNN về CK và TTCK phải được ra đời và không ngừng hoàn thiện, là cơ sở pháp lý cho quan QLNN về CK và TTCK tổ chức và hoạt động phù hợp với việc nhà nước quản lý xã hội băng pháp luật [50, tr15].

1.2.3. Nguồn và một số nội dung cơ bản về pháp luật về tổ chức và hoạt động

<small>của CQQLNN về CK và TTCK.</small>

Có thé nói, nguồn pháp luật về t6 chức và hoạt động của CQQLNN về CK và TTCK của một số nước là không giống nhau do các nước này có những quan niệm khác nhau về nguồn của luật, trong đó có nguồn của pháp luật về tổ chức và hoạt động của CQQLNN về CK và TTCK. Có nước vừa có luật thành văn vừa có luật bất thành văn, có nước chỉ chấp nhận luật thành văn để điều pháp luật về tổ chức và hoạt động của CQQLNN về CK và TTCK; đồng thời có nước ban hành luật chung hay luật chuyên ngành điều chỉnh pháp luật về tô chức và hoạt động của CQQLNN về CK va TTCK. Cụ thể, trong mảng quy phạm pháp luật chuyên ngành, một số nước thi ban hành Luật CK, một số nước ban hành luật đơn hành điều chỉnh từng lĩnh vực, một sé nước ban hành luật chung va dé linh hoạt hon đã ban hành các văn bản hướng dan và áp dụng, hay gọi là văn bản hướng dẫn. Một số cơ quản quản lý nhà nước về CK và TTCK ban hành quy chế của mình như là Bộ quy tắc dao đức nghề nghiệp. Các quy tac do các tô chức quốc tế ban hành về quan lý CK và TTCK mà các nước thành viên phải tuân thủ, nó như là một phần trong hệ thống pháp luật quốc gia về tổ chức và hoạt động của CQQLNN về CK và TTCK.

Trong khi đó, nội dung cơ bản về pháp luật về tổ chức và hoạt động của CQQLNN về CK và TTCK có thé được khái quát bao gồm 2 bộ phận chính là các quy định của pháp luật về tổ chức của CQQLNN về CK và TTCK và các quy định của pháp luật về chức năng hoạt hoạt động và nhiệm vụ của CQQLNN về CK và TTCK. Cả hai nội dung này có quan hệ chặt chẽ mật thiết với nhau. Pháp luật về tô chức của CQQLNN về CK và TTCK là điều kiện cần, quan trọng, tạo tiền đề và cơ sở vật chất dé thực thi các chức năng hoạt động của CQQLNN về CK và TTCK. Nếu pháp luật về tổ chức của CQQLNN về CK và TTCK được quy định phù hợp, chặt chẽ, đầy đủ thì sẽ là cơ sở tốt để cho các quy định pháp luật về trách nhiệm, quyền hạn của tô chức đó được tuân thủ đầy đủ, hiệu quả, ngược lại nếu quy định về cơ cau tô chức không phù hợp sẽ dễ dẫn tới khó khăn cho CQQLNN về CK và TTCK trong thực thi các chức

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

<small>năng và nhiệm vụ của mình và từ đó làm giảm hiệu quả hoạt động của cơ quan này.</small>

Hơn nữa, nếu pháp luật quy đỉnh về các chức năng hoạt động CQQLNN về CK va TTCK được đây đủ, chặt chẽ cịn góp phần nâng cao uy tín, hiệu quả của CQQLNN về CK và TTCK, tác động trở lại CQQLNN về CK và TTCK, giúp cho cơ quan này ngày càng hoàn thiện hơn. Đối với CQQLNN về CK và TTCK, thì pháp luật tổ chức của nó

<small>chính là tên gọi của cơ quan này cũng như vị trí pháp lý của nó trong bộ máy nhà nước</small>

có độc lập về tơ chức và hoạt động độc lập khơng, cơ cau tơ chức của nó ra sao, gồm có bao nhiêu phịng ban, thâm quyền và trách nhiệm của từng ban, đội ngũ nhân sự, cơ chế phối hợp của nó với các cơ quan hữu quan, v.v. Thâm quyền và trách nhiệm của CQQLNN về CK và TTCK khi đã được quy định thì đó là co sở pháp ly dé CQQLNN về CK và TTCK thực hiện các hoạt động của mình, dé đưa các quy định của pháp luật vào thực tế, thực hiện vai trị được nhà nước giao của mình. Các hoạt động của CQQLNN về CK và TTCK có thé bao gồm như hoạt động như trình cơ quan cấp trên hay người có thâm quyền dự án luật, dự thảo, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển TTCK; ban hành văn ban hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ; tô chức thực hiện các

văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch; cấp, gia hạn, đình chỉ, thu hồi

giấy phép, giấy chứng nhận liên quan đến hoạt động CK và TTCK; thanh tra, giám sát hoạt động của các SGDCK; xử lý vi phạm; hợp tac quốc tế; v.v. nhằm mục tiêu bảo vệ nhà dau tư, duy trì sự công bằng, hiệu quả, minh bạch trên TTCK [49, tr§].

Tiểu kết chương 1

Trong chương | này, luận văn đã làm rõ khái niệm, nguyên tắc và nội dung hoạt động của CQQLNN về CK và TTCK; các nhân tố ảnh hưởng đến đến tô chức và hoạt động của CQQLNN về CK và TTCK; tên gọi, vị trí pháp lý, mơ hình và tính độc lập của CQQLNN về CK và TTCK, đồng thời đề tài cũng đề cập tới kinh nghiệm của một số nước trong xây dựng CQQLNN về CK và TTCK và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Ngoài ra luận văn đã nêu được khái quát pháp luật điều chỉnh CQQLNN về CK và TTCK bao gồm việc nghiên cứu khái niệm, sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật cũng như Nguồn và một số nội dung cơ bản về pháp luật về tổ chức và hoạt động của CQQLNN về CK và TTCK.

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

Chương II: THỰC TRANG PHAP LUAT DIEU CHINH TO CHỨC VÀ HOAT <small>ĐỘNG CUA CO QUAN QUAN LY NHÀ NƯỚC VE CHUNG KHOAN VÀ THỊTRUONG CHUNG KHOAN VIET NAM - UY BAN CHUNG KHOAN NHA</small>

2.1. NOI DUNG CO BAN CUA PHAP LUAT VE TO CHUC VA HOAT DONG

<small>CUA UBCKNN</small>

2.1.1. Khái quát cơ cấu tổ chức UBCKNN

Xây dựng và phát triển TTCK là mục tiêu đã được Đảng và Chính phủ Việt Nam định hướng từ những năm đầu thập ky thứ 9 (thé kỷ 20) nhằm xác lập một kênh huy động vốn mới cho đầu tư phát triển. Ngày 29/6/1995, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 361/QĐ-TTg thành lập Ban Chuẩn bị tổ chức TTCK giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc xây dựng TTCK ở Việt Nam. Trong đó có nhiệm vụ Soạn thảo Nghị định của Chính phủ về thành lập UBCKNN. Đây là bước đi có ý nghĩa rất quan trọng nhằm thúc đây quá trình hình thành TTCK, làm tiền đề cho sự ra đời cơ quan quản lý nhà nước với chức năng hoàn chỉnh và đầy đủ hơn.

UBCKNN được thành lập ngày 28/11/1996 theo Nghị định số 75/CP của Chính

<small>phủ, là cơ quan thuộc Chính phủ. Việc thành lập cơ quan quản lý thị trường chứngkhoán (TTCK) trước khi thị trường ra đời là bước đi phù hợp với chủ trương xây dựng</small>

và phát triển TTCK ở Việt Nam, có ý nghĩa quyết định cho sự ra đời của TTCK sau đó

<small>hơn 3 năm.</small>

Tiếp đó, với Nghị định số 90/2003/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 12/8/2003 thay thế Nghị định số 75/CP, UBCKNN tiếp tục là cơ quan thuộc Chính phủ. Cơ cấu tơ chức của UBCKNN được xác định theo Nghị định số 90/2003/NĐ-CP gồm: Lãnh đạo UBCKNN: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch; Các Uy viên kiêm nhiệm cấp Thứ trưởng Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các tổ chức tham mưu giúp Chủ tịch UBCKNN thực hiện quản lý các lĩnh vực về CK và TTCK và Các tổ chức sự nghiệp.

UBCKNN đã thực thi chức năng, nhiệm vụ đạt được nhiều kết quả, thể hiện vai trò là người tô chức và vận hành TTCK Việt Nam. Tuy nhiên, trên quan điểm, để triển khai có hiệu quả hơn nhiệm vụ điều phối hoạt động của các Bộ ngành chức năng trong việc thúc đây thị trường chứng khoán phát triển, ngày 19 tháng 02 năm 2004 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 66/2004/NĐ-CP chuyên UBCKNN thành một bộ phận

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

của Bộ Tài chính. Việc chuyên UBCKNN vào Bộ tài chính là một bước ổi trong quá trình phát triển TTCK ở Việt Nam. Với mong muốn là cơ quan điều hành chính sách tài chính vĩ mơ, cơ quan quản lý và phát triển thị trường tải chính, việc hoạch định và ban hành các chính sách quản lý Nhà nước về TTCK của Bộ Tài chính sẽ nhanh nhạy hơn. Mặt khác, việc thay đơi vị trí của UBCKNN nói riêng và một SỐ CƠ quan thuộc Chính phủ khác nói chung nam trong khn khổ của chương trình tổng thé cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010 của Chính phủ. Căn cứ Nghị định số 66/2004/NĐ-CP ngày 19/02/2004, theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Nội vụ, ngày 07/9/2004 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 161/2004/QD-TTg quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức UBCKNN là tổ chức thuộc Bộ Tài chính, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tài

Hiện nay, theo luật CK năm 2006 được sửa đổi năm 2010 và theo quyết định 112/2009/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tơ chức của

<small>UBCKNN thì UBCKNN là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính. UBCKNN có Chủ tịchvà khơng q 03 Phó Chủ tịch. Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBCKNN do Bộ trưởng Bộ Tài</small>

chính bồ nhiệm, miễn nhiệm và cách chức theo quy định của pháp luật. Cơ cau tổ chức gồm 9 Vụ (Vụ Pháp chế;Vụ Phát triển thị trường chứng khoán; Vụ Quản lý phát hành

<small>chứng khoán; Vụ Quản lý kinh doanh chứng khoán; Vụ Quản lý các công ty quản lý</small>

quỹ và Quỹ đầu tư chứng khoán; Vụ Giám sát thị trường chứng khoán; Vụ Hợp tác quốc tế: Vụ Tổ chức cán bộ; Vụ Tài vụ - Quản trị, 1 văn phòng, 1 cơ quan đại diện;

<small>thanh tra; cục Công nghệ thông tin và trung tâm Nghiên cứu khoa học và Đảo tạo CK.</small>

Cơ cau tô chức của UBCKNN được minh họa băng sơ đồ sau:

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

Vụ pháp chế Cục Công nghệ thông tin

Vụ quản lý các công ty quỹ Vụ tô chức cán bộ

<small>và Quỹ đâu tư chứng</small>

Vụ Tài vụ - Quản trị Cơ quan Đại diện Ủy ban

<small>Chứng khoán Nhà nước tạiVụ hợp tác quốc tế thành phơ Hơ Chí Minh.</small>

<small>Tạp chí ghứng khoăn Trung tâm Nghiên cứu khoahọc và Đào tạo CK</small>

2.1.2. Khái quát về nhiệm vụ, quyền hạn của UBCKNN

Theo Nghị định số 75/CP của Chính phủ thực hiện chức năng tổ chức và quan ly Nhà nước về CK và TTCK, UBCKNN là cơ quan quản lý chuyên ngành về CK và TTCK. Với vị thế là cơ quan quản lý chuyên ngành về CK và TTCK, UBCKNN có vai trị rất quan trọng trong việc chuẩn bị các điều kiện cho sự ra đời của TTCK, đồng thời tô chức va quan lý nhà nước về chứng khoán và TTCK với mục tiêu chính là tạo mơi trường thuận lợi cho việc huy động von cho đầu tư phát triển, đảm bảo cho TTCK hoạt động có tổ chức, an tồn, cơng khai, công bang và hiệu qua, bảo vệ quyên lợi và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư.

Nghị định số 90/2003/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 12/8/2003 thay thế Nghị định số 75/CP, UBCKNN có day đủ chức năng, nhiệm vụ, thâm quyền của một cơ

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

quan quản lý nhà nước về CK và TTCK; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc lĩnh vực

<small>CK và TTCK.</small>

Ngày 19 tháng 02 năm 2004 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 66/2004/NĐ-CP chuyển UBCKNN vào Bộ Tài chính. Ngày 07/9/2004 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 161/2004/QD-TTg quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cau tổ chức UBCKNN. UBCKNN thực hiện chức năng quản ly nha nước về chứng khoán và TTCK; trực tiếp quản lý, giám sát hoạt động chứng khoán và TTCK; quản lý

<small>các hoạt động dịch vụ cơng thuộc lĩnh vực chứng khốn và TTCK theo quy định của</small>

pháp luật. Nhiệm vụ, quyền hạn của UBCKNN theo Quyết định số 161/2004/QD-TTg về cơ bản vẫn giữ như Nghị định số 90/2003/NĐ-CP. Do đã chuyên thành là cơ quan thuộc Bộ nên cơ cấu tổ chức của UBCKNN có thay đổi như các vụ được chuyên thành các Ban, các tổ chức sự nghiệp trực thuộc.

Tiếp đó, sau 3 năm ké từ khi có quyết định số 161/2004/QD-TTg, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 63/2007 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền han và cơ cau tổ chức của UBCKNN, sở dĩ có quyết định này bởi vào năm 2006 Quốc hội đã thông qua Luật CK đầu tiên của nước ta, là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất điều chỉnh CK và TTCK.

Hiện nay, Luật CK 2006 được sửa đổi 2010 và theo quyết định của Thủ tướng số 112/2009/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn va cơ cấu tổ chức của

<small>UBCKNN là các văn bản pháp lý hiện hành cho hoạt động của UBCKNN. Theo đó,UBCKNN thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà</small>

nước về CK và TTCK; trực tiếp quản lý, giám sát hoạt động CK và TTCK; quản lý các

<small>hoạt động dịch vụ thuộc lĩnh vực CK và TTCK theo quy định của pháp luật. UBCKNNcó các nhiệm vụ sau:</small>

- Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính dé trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định: Các dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị định của Chính phủ; dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về CK và TTCK; Chiến lược, quy hoạch, chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hành động, đề án, dự án quan trọng về CK

<small>và TTCK.</small>

- Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, quyết định: Dự thảo thông tư và các văn bản khác về CK và TTCK; Kế hoạch phát triển TTCK hàng năm.

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

- Ban hành văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ, văn bản quy phạm nội bộ, văn <small>bản cá biệt thuộc phạm vi quan lý của UBCKNN.</small>

- Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, dé án thuộc lĩnh vực CK và TTCK sau khi được cấp có thấm quyền ban hành hoặc phê duyệt.

- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về CK và TTCK.

- Cấp, gia hạn, đình chỉ, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận liên quan đến hoạt động CK và TTCK; chấp thuận những thay đổi liên quan đến hoạt động CK và

<small>- Quản lý, giám sát hoạt động và tạm đình chỉ hoạt động của các SGDCK,</small>

TTLKCK và các tổ chức phụ trợ; giao dịch, hoạt động lưu; chấp thuận các quy định, quy chế của các SGDCK, TTLKCK; chấp thuận việc đưa vào giao dịch các loại CK mới, thay đổi và áp dụng phương thức giao dịch mới, đưa vào vận hành hệ thống giao

<small>dịch mới.</small>

- Thanh tra, giám sát, xử lý vi phạm hành chính và giải quyết khiếu nại, tổ cáo

<small>trong hoạt động CK và TTCK.</small>

- Thực hiện công tác thống kê, dự báo về hoạt động CK và TTCK; tổ chức quản lý

<small>và ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa hoạt động trong lĩnh vực CK và TTCK.</small>

- Tổ chức nghiên cứu khoa học; tổ chức, phối hợp với các cơ quan, tô chức liên

quan đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức quản lý CK và nhân

viên hành nghề CK; phổ cập kiến thức về CK và TTCK cho công chúng. - Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực CK và TTCK

- Hướng dẫn các tô chức hiệp hội chứng khốn thực hiện mục đích, tơn chỉ và Điều lệ hoạt động của hiệp hội; kiểm tra việc thực hiện các quy định của Nhà nước, xử lý hoặc kiến nghị cơ quan Nhà nước có thâm quyền xử lý các vi phạm pháp luật của các hiệp hội CK theo phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tài chính và quy định của pháp luật.

- Thực hiện chế độ báo cáo về CK và TTCK theo quy định của pháp luật.

Như vậy, trải qua các giai đoạn khác nhau của nước ta, việc tô chức và hoạt động

<small>của UBCKNN cũng có sự khác nhau. So với trước đây, theo pháp luật hiện hành, việc</small>

tô chức hoạt động cúng như nhiệm vụ, quyền hạn của UBCKNN so với các quy định

<small>trước đây có những điêm mới và khác biệt dang chú ý sau:</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

Một là: theo cơ cau hiện tại của UBCKNN thi đã quy định rõ giới han cho phép có bao nhiêu Phó chủ tịch (cụ thể là khơng q 3 Phó chủ tịch), trách nhiệm của Chủ tịch và Phó chủ tịch cũng được quy định rõ, khơng cịn các ủy viên trong cơ cấu tô

<small>chức của UBCKNN. Ngoải ra, nêu như trước đây chủ tịch UBCKNN do Thủ tướng</small>

chính phủ bồ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính thì hiện nay chủ tịch UBCKNN do Bộ trưởng Bộ Tài chính bơ nhiệm, miễn nhiệm và cách chức. Quy định rõ ràng rằng chủ tịch UBCKNN là người đứng đầu UBCKNN đây là điểm mới mà quyết định số 63/2007 của Thủ tướng không đề cập tới. Đồng thời cụm từ UBCKNN là #6 chức thuộc Bộ Tài chính được đổi tên thành UBCKNN là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính cho phù hợp trong cơ câu bộ máy nhà nước.

Hai là: UBCKNN có quyền chấp thuận việc đưa vào giao dịch các loại CK mới, thay đổi và áp dụng phương thức giao dịch mới, đưa vào vận hành hệ thống giao dịch mới, chấp thuận những thay đổi liên quan đến hoạt động CK và TTCK. Đây là một điểm mới trong nhiệm vụ, quyền hạn của UBCKNN. Hoạt động này khi chưa có quy định UBCKNN cũng đã thực hiện trên thực tế, phù hợp với quy định UBCKNN là cơ quan trực tiếp quản lý, giám sát hoạt động CK và TTCK. Quy định thêm nhiệm vụ mới đối với UBCKNN là thực hiện phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc sử dụng tài sản, kinh phí được giao theo quy định của pháp luật. Quy định mới này xuất phát từ thực tế nước ta khi mà tinh trạng, tham nhũng, lãng phí diễn biến phức tạp, gây bất bình trong nhân dân, được Đảng ta xem là một trong bốn nguy cơ gây nguy hại cho nhà nước ta.

<small>Ba là: Theo pháp luật hiện hành thì chỉ có Trung tâm Nghiên cứu khoa học vàĐào tạo chứng khoán và Tạp chi Chứng khoán là là đơn vi sự nghiệp, Trung tâm tin</small>

học và Thống kê được đôi tên thành Cục Công nghệ thông tin, đây là tơ chức hành chính giúp Chủ tịch UBCKNN thực hiện chức năng quản lý nhà nước. Điều này là hợp lý vì ngành cơng nghệ thơng tin trong TTCK ngày nay là rất quan trọng, góp phần quyết định thành cơng của TTCK đó, việc quy định Cục Cơng nghệ thơng tin là tổ chức hành chính sẽ tạo điều kiện cho Cục Công nghệ thông tin có được sự đầu tư nguồn lực lớn hơn và được quan tâm, giám sát chặt chẽ hơn.

Bốn là: Vì tính chất quan trọng của việc hiểu biết CK và TTCK cho các nhà đầu tư và các chủ thé khác khi tham trên TTCK Việt Nam, pháp luật hiện hành quy định thành một khoản mới trong các nhiệm vụ, quyền hạn của UBCKNN và nó được

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

đưa lên trên tại khoản 5 Điều 2 theo quyết định của Thủ tướng số 112/2009/QD-TTg quy định UBCKNN có nhiệm vụ: Tun truyền, phơ biến, giáo dục pháp luật về CK

<small>và TTCK.</small>

Năm là: Nếu như các quy định của pháp luật trước đây chưa quy định rõ ràng, cụ thé thì pháp luật hiện hành đã quy định rõ ràng và cụ thé hơn các nhiệm vụ, quyền han của UBCKNN trong việc trình người có thâm quyền các dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự thảo nghị định của Chính phủ; dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; dự thảo thơng tư và các văn bản khác về CK và TTCK ...và chiến lược, quy hoạch, chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hành động, đề án, dự án quan trọng về CK và TTCK. Trong đó quy định nhừng văn bản gi phải trình Bộ trưởng Bộ Tài chính dé trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định; văn bản gì Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, quyết định. Quy định thêm nhiệm vụ của UBCKNN là /ổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, dé án thuộc lĩnh vực CK và TTCK sau khi được cap có thẩm quyên ban hành hoặc phê duyệt. Cac văn bản này sau khi được cấp có tham quyền ban hành hoặc phê duyệt cần phải được triển khai thực hiện trên thực tế và

UBCKNN chính là cơ quan tơ chức thực hiện, đưa pháp luật vào đời sông. Việc quy định

<small>nhiệm vụ này tạo cơ sở pháp lý rõ ràng cho UBCKNN thực hiện chức năng quản lý của</small>

mình về CK và TTCK.

2.2. THÀNH CONG CUA PHÁP LUẬT VE TO CHỨC VÀ HOAT DONG CUA

Một là, pháp luật tổ chức và hoạt động của UBCKNN đã xác lập mơ hình tổ chức, chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của cơ quan UBCKNN trước khi thị trường

chính thức đi vào hoạt động. So với những lĩnh vực khác, việc ra đời và phất triển mơ

hình tơ chức và hoạt động của UBCKNN được Nhà nước quan tâm, thậm chí từ ba

năm trước khi thị trường ra đời. Điều đó phần nào khăng định được vi trí, tầm quan

trọng của pháp luật tổ chức và hoạt động của UBCKNN trong điều kiện thực tiễn của Việt Nam. Cùng với sự phát triển của thị trường, các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cau tổ chức của UBCKNN không ngừng được hồn thiện. Hiện nay, mơ hình tơ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của UBCKNN được thực hiện theo Quyết định 112/2009 của Thủ tướng ngày 11/09/2009 quy định chức năng, nhiệm vu, quyén hạn và co cấu tô chức của UBCKNN trực thuộc Bộ Tài chính. Nhu vậy,

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

pháp luật tô chức và hoạt động của UBCKNN hiện hành đã xác lập, phát triển mô hình tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của UBCKNN theo từng giai đoạn phát triển của TTCK. Không những thế, pháp luật hiện hành đã có nhiều quy định nhằm phân định thấm quyền của Bộ Tài chính và UBCKNN trong thực tiễn quản ly để tránh những chồng chéo, mâu thuẫn có thể xảy ra. Đây là tiền đề pháp lý quan trọng cho việc điều hành thị trường có hiệu quả.

Hai là, pháp luật tổ chức và hoạt động của UBCKNN đã thé hiện được tính “mềm mại” cao hơn so với những lĩnh vực QLNN của cơ quan lý khác, nghĩa là, mức độ can thiệp của Nhà nước vào các quan hệ thị trường luôn thay đổi tùy thuộc vào diễn biến của thị trường, bởi lẽ, trong tất cả các bộ phận của thị trường tài chính thì TTCK “có mức độ tự do cao nhất”. Các quy định pháp luật này đã thể hiện sự tôn trọng quyền tự do mua bán của các chủ thê tham gia thị trường, Nhà nước chỉ can thiệp khi thực sự cần thiết hoặc khi thị trường có sự cơ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của thị trường cũng như quyền lợi nhà đầu tư. Với quan điểm này, thực tiễn hoạt động của TTCK Việt Nam đã mang lại những kết quả rất tích cực như đã tạo cơ hội và thu hút được một lượng lớn nguồn vốn trong nước phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, số lượng các công ty đại chúng đăng ký với UBCKNN không ngừng tăng, các tô chức kinh doanh, dịch vụ CK gia tăng về số lượng, hiệu quả hoạt động ngày càng được

<small>hiệu quả.</small>

Ba là, pháp luật tô chức và hoạt động của UBCKNN đã bao quát các hoạt động

trên TTCK mà UBCKNN có nhiệm vụ quản lý, giám sát. Có thể thấy, phạm vi QLNN

đối với TTCK ngày càng mở rộng rộng, tư quản lý việc phát hành CK ra công chúng và TTCK tập trung cho tới việc quản lý CK và TTCK riêng lẽ, từ hoạt động tô chức và xây dựng thị trường cho tới quản ly, giám sát thị trường, bao gồm tất cả các hoạt động liên quan đến CK và TTCK. Luật Chứng khoán 2006 (sửa đổi 2010) quy định phạm vi diéuchinh về CKvaTTCKbaogém “hoạt động chào bán chứng khoán, niêm yết, giao di ch, kinh về CK và TTCK”. Từ đó có thé thấy các hoạt động của UBCKNN sẽ tập trung vào các hoạt động này gắn với thẩm quyền thực thi pháp luật của UBCKNN. Cơ cầu UBCKNN cũng được phát triển dé phù hợp với hoạt động của mình.

Bon là, pháp luật tơ chức và hoạt động của UBCKNN đã trao các công cụ cần thiết và cho phép UBCKNN sử dụng các biện pháp quản lý thị trường khi cần, nhằm tạo điều kiện dé UBCKNN thực hiện tốt chức năng của mình. Nhà nước thực hiện

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

quản lý bằng công cụ pháp luật, có các chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện để TTCK phát triển ôn định, vững chắc; phát huy vai trị của các tơ chức tự quản, hiệp hội nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp và khuyến khích các chủ thé tham gia TTCK. Theo đó, UBCKNN có thấm quyền và trách nhiệm lập dự thảo và trình cơ quan nhà nước có thâm quyền ban hành các quy định pháp luật nhằm xác lập trật tự thị trường; điều kiện,

<small>trình tự, thủ tục thực hiện các hoạt động kinh doanh CK; các biện pháp quản lý, giám</small>

sát quá trình thực hiện hoạt động CK trên thị trường và các nhiệm vụ quyền hạn khác mà UBCKNN được giao. Bên cạnh các quy định pháp luật, Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tự quản, hiệp hội đầu tư kinh doanh CK phát huy vai trị phản biện chính sách, giám sát thị trường trong việc bảo vệ thị trường phát triển minh bạch, bảo vệ quyên lợi người tiêu dùng dé tăng cường cơ chế phối hợp với UBCKNN

<small>nâng cao hiệu quả hoạt động.</small>

Năm là, pháp luật tô chức và hoạt động của UBCKNN đã tạo lập cơ sở pháp lý cho UBCKNN tiến hành thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động trong lĩnh vực chứng khốn, góp phần xây dựng TTCK minh bạch, bảo vệ tối đa quyền lợi nhà đầu tư. Pháp luật quy định rõ hoạt động thanh tra, giám sát của UBCKNN và cơ chế phối

<small>hợp trong giám sát giữa UBCKNN với SGDCK. UBCKNN đã chỉ đạo các SGDCK</small>

giám sát thường xuyên tình hình thực hiện chế độ báo cáo và nghĩa vụ công bố thông tin của tổ chức, cá nhân liên quan; giám sát nội dung cơng bồ thơng tin về tình hình quản trị công ty; giám sát việc lập trang thông tin điện tử đối với các công ty đại chúng. Kết quả giám sát giao dịch có thể được chia thành 2 mảng hoạt động chính là giám sát giao dịch định kỳ và giám sát giao dịch bất thường; đối với công tác giám sát

<small>giao dịch định kỳ: thông qua dữ liệu giao dịch chứng khoán hàng ngày và các báo cáodo SGDCK, TTLKCK định kỳ thực hiện. Nội dung công tác thanh tra giám sát TTCK</small>

tập trung vào việc phát hiện, xử ly vi phạm pháp luật trong hoạt động CK ; đồng thời đưa ra các khuyến nghị kịp thời đối với các chủ thé tham gia thị trường. xây dung, kiện toàn khung pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên TTCK. UBCKNN đã phối hợp chặt chẽ với các đơn vi này trong việc phát hiện các dau hiệu giao dich bat thuong cũng như các vi phạm liên quan đến giao dich CK của thành viên. Da phan các vi phạm phát hiện được là vi phạm cơng bó thơng tin của cơ đơng lớn, cổ đơng nội bộ và người có liên quan khi thực hiện giao dịch. UBCKNN đã có hình thức xử lý là nhắc nhở hoặc ra quyết định xử phạt đối với các trường hợp vi phạm quy định về công bố thông tin liên

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

quan đến hoạt động giao dịch CK. Đối với công tác giám sát giao dịch bất thường: Liên quan đến việc ngăn chặn các hành vi giao dịch nội gián, thao túng giá trên TTCK, UBCKNN đã tiến hành kiểm tra các giao dịch chứng khốn có dấu hiệu bất thường tại một số công ty CK và tổ chức niêm yết. Theo luật về Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và Nghi định 108 năm 2013 quy định về xử phạt hành chính mới trong lĩnh vực CK và TTCK đã tăng chế tài xử phạt UBCKNN trong lĩnh vực CK và TTCK mà UBCKNN được áp dụng: quy định cụ thé hành vi vi phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực CK và TTCK; quy định biện pháp xử phạt tiền ở mức cao nhất theo quy định. Hoạt động giam sát, thanh tra và xử phạt luôn được UBCKNN chú trọng với nhiều biện pháp khác nhau đã góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động cho UBCKNN bảo vệ nhà đầu tư, bước dau thé hiện rõ thông điệp của cơ quan quản lý trong việc kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm trong giao dịch CK, các thành viên thị trường và nhà đầu tư vì thé sẽ tự mình nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật, ngăn ngừa được phan nào hành vi vi

<small>phạm trên TTCK.</small>

Sáu là, pháp luật tổ chức và hoạt động của UBCKNN đã không ngừng chú trọng

tới hoạt động tuyên truyền, phô biến, giáo dục, đào tạo pháp luật về CK và TTCK,

Cũng như hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực CK và TTCK. UBCKNN đã đa dạng hóa các phương tiện và các hình thức tuyên truyền phaps luật; UBCKNN đã hợp tác ngày càng sâu rộng với quốc tế, UBCKNN đặt bút ký vào Phụ lục A Biên bản Ghi nhớ Da phương (MMoU) của Tổ chức Quốc tế các Uy ban Chứng khoán (IOSCO) tại Luxembourg ngày 18/9/2013. Kê từ thời điểm nay, UBCKNN chính thức trở thành thành viên đầy đủ của tổ chức nghề nghiệp quan trọng nhất, vốn đặt ra quy tắc và hoạch định xu thé phát triển của ngành CK thé giới. Day là một bước tiến cực kỳ quan trọng, đánh dau chặng mới, hội nhập sâu rộng với quốc tế của Ngành CK nước nhà, nâng cao vị thé của thị trường vốn Việt Nam. Về nội bộ, UBCKNN cũng đã xây dựng và ban hành Quy chế Bảo mật Thông tin, vừa đáp ứng yêu cầu của IOSCO, vừa góp phần tăng cường hiệu quả

<small>và dam bảo an tồn cơng tác của chính cơ quan và ngành CK... Việc UBCKNN tham gia</small>

Chương trình Đánh giá Chương trình Đánh giá Khu vực Tài chính (FSAP) thê hiện sự quyết tâm của cơ quan quản lý trong việc tiến tới hồn thiện cơng tác quản lý, vận hành TTCK theo hướng áp dụng các thơng lệ quốc tế tốt nhất. Chương trình đánh giá FSAP được triển khai cụ thê cho lĩnh vực TTCK, tiến hành đánh giá tồn diện dựa trên tình hình thực hiện theo 38 nguyên tắc trong quản lý TTCK do IOSCO khuyến nghị [46, 47].

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

Với những thành công trên của pháp luật điều chỉnh tổ chức và hoạt động của UBCKNN đã va đang góp phan rất quan trọng tao ra một TTCK Việt Nam ngày càng phát triển và càng chứng minh là TTCK là kênh huy động vốn hiệu quả. Báo cáo tại Hội nghị, Chủ tịch UBCKNN Vũ Bang cho biết: Thứ nhất, quy mơ giao dịch bình qn mỗi phiên đạt 2.578 tỷ đồng, tăng 31% so với năm 2012. Chỉ số VNIndex tăng trên 22%; HNIndex tăng 13% so với cuối năm 2012. Thị trường chứng khoán Việt Nam được đánh giá là 1 trong 10 nước có mức độ phục hồi mạnh nhất thế giới; riêng thị trường trái phiếu có mức tăng lớn nhất trong khu vực. 7# hai, mức vốn hóa vào khoảng 964 nghìn tỷ đồng (tăng 199 nghìn tỷ đồng so với cuối năm 2012), tương đương 31%GDP; trong đó tổng dịng vốn nước ngoài tăng 54% và giá trị danh mục tăng khoảng 3,8 tỷ USD so với cuối năm 2012. 7# ba, tong giá trị huy động vốn ước đạt 222 nghìn tỷ đồng, tăng 25%; trong đó cổ phiếu là 20,5 nghìn tỷ đồng, tăng 22% so với năm 2012; trái phiếu Chính phủ đạt 177,5 nghìn ty đồng, tăng 24%. Tứ tw, về hoạt động niêm yết và huy động vốn, tính chung đến cuối tháng 1 1/2013, trên 2 sàn có 683 cơ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết với tông giá trị niêm yết theo mệnh giá là 361 nghìn tỷ đồng, tăng 6,8% so với năm 2012; về niêm yết trái phiếu: có tổng cộng 517 mã trái phiếu niêm yết trên 2 sàn với giá trị niêm yết là 521 nghìn tỷ đồng, tăng 28% so với cuối năm 2012. Thứ nam, về hoạt động đầu tư, số lượng tài khoản nhà đầu tư

<small>đạt khoảng 1,27 triệu tài khoản [39].</small>

2.3. MỘT SO BAT CAP CUA PHÁP LUẬT VE TO CHỨC VÀ HOAT DONG

<small>CUA UBCKNN.</small>

2.3.1. UBCKNN chưa có sự độc lập về mặt vị tri pháp lý.

Theo khoản 1 Điều 8 Luật CK đã khẳng định rõ: UBCKNN là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính có những nhiệm vụ, quyền hạn nhất định trong việc quản lý Nhà nước về CK, TTCK. Mơ hình này cũng có những ưu điểm nhất định như đảm bảo được sự gắn kết giữa chính sách tài chính nhà nước và cơ phần hố, huy động vốn với sự phát triển

<small>TTCK và các chính sách tài chính khác, đảm bảo chủ trương quản lý nhà nước đangành, đa lĩnh vực theo chương trình cải cách hành chính, đảm bảo được tính độc lập</small>

tương đối của UBCKNN trong việc quản lý, giám sát, thanh tra và xử lý vi phạm, xóa bỏ tình trạng nhiều đầu mối quản lý nhà nước, giảm nhẹ bộ máy quản lý hành chính, thuận tiện trong việc điều hành các hoạt động tài chính có liên quan đến TTCK, giải quyết tốt hơn mối quan hệ giữa các đơn vị có liên quan trong Bộ Tài chính cũng như

</div>

×