Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.54 KB, 17 trang )
<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">
<b>BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO</b>
<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHKHOA LUẬT HÌNH SỰ</b>
<b>BỘ MƠN LUẬT HÌNH SỰ</b>
<b>THẢO LUẬN LẦN 2 – CỤM 2Mơn: Luật hình sự phần các tội phạm</b>
<b>Giảng viên: TS. Lê Tường Vy</b>
<b>5</b> Trần Nguyễn Anh Quân 2253401020209
<i>Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 04 tháng 03 năm 2024</i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2"><b>I. NHẬN ĐỊNH: </b>
<b>12. Nạn nhân tử vong là dấu hiệu định tội của Tội bức tử (Điều130 BLHS).</b>
<b>Nhận định này là sai vì: Đối với dấu hiệu hậu quả trong mặt khách</b>
quan của Tội bức tử tại Điều 130 BLHS, pháp luật chỉ yêu cầu hậu quả nạn nhân thực hiện hành vi tự sát xảy ra, không địi hỏi nạn nhân có chết hay khơng thì cũng đã có thể cấu thành tội phạm. Do đó, nếu một người thực hiện một trong các hành vi quy định tại Điều 130 làm nạn nhân tự sát, dù nạn nhân khơng chết thì người phạm tội vẫn có thể bị truy cứu TNHS về tội danh này, còn việc nạn nhân chết hay được cứu sống chỉ có ý nghĩa xem xét khi quyết định hình phạt.
<b>14. Cố ý tước đoạt tính mạng của người khác theo yêu cầu củangười bị hại là hành vi cấu thành Tội giúp người khác tự sát (Điều131 BLHS).</b>
<b>Nhận định này là sai vì: Giúp người khác tự sát phải hành vi quy</b>
định tại điểm b khoản 1 Điều 131 BLHS 2015, cụ thể là hành vi tạo ra
</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">điều kiện về vật chất hoặc tinh thần cho người khác tự tước đoạt tính mạng của họ. Như vậy, để cấu thành tội giúp người khác tự sát theo Điều 131 BLHS thì người thực hiện hành vi tước đoạt tính mạng phải là chính bản thân người có tính mạng bị tước đoạt. Cịn hành vi tước đoạt tính mạng người khác theo yêu cầu của người bị hại là hành vi có thể cấu thành tội giết người tại Điều 123 BLHS.
<b>16. Mọi trường hợp đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình đềucấu thành Tội hành hạ người khác (Điều 140 BLHS).</b>
<b>Nhận định này là sai vì: Đối với hành vi đối xử tàn ác với người lệ</b>
thuộc mình, có các trường hợp sau:
+ Trường hợp đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình, khơng thuộc các trường hợp quy định tại Điều 185 BLHS thì truy cứu TNHS theo Điều 140 BLHS về Tội hành hạ người khác.
+ Trường hợp đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình mà người bị hại và người phạm tội mối quan hệ về huyết thống, hôn nhân, nuôi dưỡng như ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng,.. thuộc vào các trường hợp quy định tại
</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">+ Trường hợp đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình, bất kể lệ thuộc theo mối quan hệ nào mà dẫn đến hậu quả là làm người đó tự sát thì bị truy cứu TNHS về Tội bức tử theo Điều 130 BLHS.
Như vậy, không phải mọi trường hợp đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình đều cấu thành Tội hành hạ người khác (Điều 140 BLHS).
<b>18. Hành vi cố ý gây thương tích cho người khác mà tỷ lệ tổnthương cơ thể dưới 11% thì khơng cấu thành Tội cố ý gây thươngtích (Điều 134 BLHS).</b>
<b>Nhận định này là sai vì: Theo khoản 1 Điều 134 BLHS 2015, hành</b>
vi cố ý gây thương tích cho người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp từ điểm a đến điểm k khoản này thì vẫn có thể cấu thành Tội cố ý gây thương tích theo Điều 134 BLHS.
<b>23. Mọi hành vi giao cấu thuận tình với người dưới 16 tuổi đềucấu thành Tội giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều145 BLHS).</b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5"><b>Nhận định này là sai vì: Tội giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến</b>
dưới 16 tuổi theo Điều 145 BLHS là tội có chủ thể và đối tượng tác động đặc biệt. Cụ thể, theo khoản 1 Điều 145 BLHS 2015, hành vi giao cấu thuận tình với người dưới 16 tuổi chỉ có thể cấu thành Tội giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi khi người phạm tội từ đủ 18 tuổi trở lên, và người bị hại phải là người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi. Trường hợp người thực hiện hành vi này là người dưới 18 tuổi thì khơng đủ yếu tố CTTP, hoặc nếu như người phạm tội từ đủ 18 tuổi mà người bị hại lại là người dưới 13 tuổi thì lại cấu thành tội phạm theo Điều 142 BLHS về tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi.
<b>26. Mọi trường hợp giao cấu trái pháp luật là giao cấu trái với ýmuốn của nạn nhân.</b>
<b>Nhận định này là sai vì: Giao cấu trái pháp luật là hành vi giao cấu</b>
vi phạm quy định của pháp luật, trong khi đó, giao cấu trái với ý muốn của nạn nhân là hành vi giao cấu mà khơng có sự thuận tình, khơng có sự đồng ý của nạn nhân. Hành vi giao cấu trái pháp luật ngoài việc giao cấu trái ý muốn của nạn nhân cịn có các trường hợp như: hành vi loạn luân
</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">theo quy định ở Điều 184 BLHS, hành vi mua dâm người dưới 18 tuổi theo Điều 329 BLHS,.. Ngược lại, trường hợp giao cấu thuận tình với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi theo khoản 1 Điều 145 BLHS hoặc giao cấu với người dưới 13 tuổi dù thuận tình theo điểm b khoản 1 Điều 142 BLHS vẫn được xem là giao cấu trái pháp luật, nhưng rõ ràng không đồng nhất với hành vi giao cấu trái ý muốn của nạn nhân. Vì vậy, giao cấu trái pháp luật không chỉ là giao cấu trái ý muốn của nạn nhân.
<b>II. BÀI TẬP: Bài tập 8:</b>
A là đối tượng khơng có việc làm ổn định, thường uống rượu, gây gỗ, đánh nhau và bị cha mẹ rầy la.
Khoảng 17 giờ 30 phút, sau một chầu nhậu về, A bắt đầu chửi ông Th (bố đẻ của A) với những lời lẽ hết sức hỗn láo: "Ngày trước tao còn nhỏ mày đánh tao, bây giờ tao đã lớn, thằng nào há miệng tao bóp cổ chết tươi". Đúng lúc đó, B (anh ruột của A) đi làm về nghe A chửi cha nên rất bực tức, đã chỉ mặt A răn đe: "Nếu còn hỗn láo với cha mẹ, có ngày tao đánh chết". Dù vậy, A vẫn tiếp tục chửi ông Th. Thấy A hỗn láo quá mức,
</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">B bị kích động, chạy ngay vào bếp rút con dao lưỡi bầu mũi nhọn (kích thước 25cm x 7cm) đâm liên tiếp 4 nhát vào bụng A khiến A gục chết tại chỗ.
Khi định tội cho vụ án có 2 quan điểm:
a) B phạm Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 125 BLHS).
b) B phạm Tội giết người (Điều 123 BLHS). Theo anh (chị), B đã phạm tội gì? Tại sao? Trả lời:
B đã phạm Tội giết người theo Điều 123 BLHS vì đã đủ các yếu tố cấu thành tội phạm theo Điều này:
- Chủ thể: B, đủ tuổi chịu TNHS theo khoản 1 Điều 12 BLHS, không thuộc trường hợp mất năng lực TNHS theo Điều 21 BLHS.
- Khách thể: Quyền sống của A - Mặt khách quan:
</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">+ Hành vi: B dùng con dao lưỡi bầu mũi nhọn (kích thước 25cm x 7cm) đâm liên tiếp 04 nhát vào bụng A. Ở đây, B đã sử dụng hung khí nguy hiểm, đâm vào vùng bụng - nơi được xác định là vị trí trọng yếu theo Án lệ số 47/2021 - với cường độ liên tiếp. Do đó, hành vi của B được coi là hành vi cố ý tước đoạt tính mạng của A.
+ Hậu quả: A chết.
+ Mối quan hệ nhân quả: Hành vi sử dụng con dao lưỡi bầu mũi nhọn 25cm x 7cm đâm liên tiếp vào vị trí trọng yếu trên cơ thể A của B là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hậu A gục chết tại chỗ.
- Mặt chủ quan: B thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp: + Lý trí đối với hành vi: B nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, nguy hiểm cho tính mạng của A nhưng B vẫn mong
</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">Trường hợp này khơng định tội theo Điều 125 vì:
Theo Nghị quyết 04/1986, trạng thái tinh thần bị kích động mạnh phải rơi vào 1 trong 2 trường hợp, từ đó khiến người phạm tội khơng hồn tồn tự chủ, tự kiềm chế được hành vi phạm tội của mình, cụ thể là:
(1): Sự kích động mạnh đó phải là tức thời do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân gây nên.
(2): Hành vi trái pháp luật của nạn nhân có tính chất đè nén, áp bức tương đối nặng nề, lặp đi lặp lại, âm ỉ kéo dài, nếu tách riêng hành vi ra thì khơng nghiêm trọng nhưng xét tồn bộ q trình là nghiêm trọng dẫn tới người phạm tội kích động mạnh hoặc rất mạnh.
A đã có hành vi hỗn láo, chửi cha, là hành vi trái pháp luật về hơn nhân gia đình; hành vi của A có sự lặp đi lặp lại, tác động trực tiếp đến người thân của B tức là người cha của A và B, tuy nhiên, không đủ dữ kiện để xác định rằng liệu B có phải chịu đựng hành vi đó của A trong thời gian dài hay khơng, vì đề chỉ nêu rằng A thường xun chửi cha nhưng khơng cho biết B có thường xun nghe hay khơng; bên cạnh đó,
</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">A, kêu A không được hỗn láo nữa mà A vẫn tiếp tục chửi cha, khơng coi B ra gì, nên B mới kích động và thực hiện hành vi phạm tội, nhưng chưa đủ để coi là kích động mạnh, chứ lý do không chỉ xuất phát từ hành vi A chửi cha. Ngoài ra, hành vi chửi cha có trái pháp luật nghiêm trọng hay khơng thì việc đánh giá cịn mang tính tương đối; do đó, tại thời điểm B đâm A thì B khơng đáp ứng đủ điều kiện để được coi là đang trong trạng thái tinh thần bị KĐM.
<b>Bài tập 11:</b>
Khoảng 06 giờ, ngày 01/5, H đến nhà Q giúp ông Q thịt lợn.
Đến 11 giờ cùng ngày H cùng một số người khác ăn cơm, uống rượu tại nhà ông Q. Khoảng 14 giờ thì H cùng H1, Th, L về nhà H hát karaoke. Khi mọi người hát được khoảng một giờ thì có ơng T trú cùng thơn với H đến hát cùng mọi người. Lúc này ông T đã có biểu hiện say do uống rượu. Lúc sau, H đi vệ sinh; khi quay lại H thấy H1 và ông T đang cãi nhau; H1 đứng đối diện ông T; ông T một chân bước trên phần hiên nhà, một chân đứng dưới sân dùng tay túm cổ áo H1 nên H1 nói: "Anh làm gì vỗ em mạnh thế'. Thấy
</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">H1 và ông T chuẩn bị đánh nhau nên H vào can ngăn và chui vào giữa hai người đồng thời dùng hai tay gạt đẩy H1 và T ra làm cho
H1 đi vào nhà, cịn ơng T bị ngã ngửa, đầu đập xuống nền sân làm bằng bê tông. Sau khi bị ngã, T khơng bị chảy máu hay bị thương tích gì ở ngồi cơ thể nên Th và L cùng đưa ơng T về nhà ông T cách nhà H khoảng hơn 100m và mọi người đều nghĩ ông T say rượu nên đi vê. Đên sáng ngày 02/5, gia đình phát hiện ông T bị nôn nên đưa đi cấp cứu. Đến chiều cùng ngày ông T bị tử vong.
- Tại biên bản khám nghiệm tử thi đối với ông T lập hồi 19 giờ 00 phút ngày 02/5 thể hiện:
+ Vùng đầu: T bộ vùng đầu khơng có vết rách da, chảy máu,...
+ Mổ từ thi: Vùng đầu. Tổ chức dưới da đầu vùng trán đỉnh bị tụ máu (Kích thước 19 cm x 10 cm). Điểm tụ máu cách trên giữa cung lông mày hai bên là 8 cm. Xương hộp sọ bị nứt vỡ ở giữa xương trán lên xương đỉnh, đường vỡ dài 19 cm, khe vết vỡ nhỏ dưới 0,1 cm. Xuất huyết lan tỏa ngồi màng não hai bên. Tổ chức não khơng bị dập nát...
</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">- Theo hồ sơ bệnh án ngày 02/5, của bệnh viện đa khoa tỉnh B thể hiện: Ông T vào viện hồi 11 giờ 01 phút ngày 02/5, ra viện hồi 14 giờ ngày 02/5 do xuất huyết não diện rộng.
- Tại bản kết luận giám định pháp y của Phịng Kỹ thuật hình sự Công an tỉnh B kết luận: Nguyên nhân chết của nạn nhân ông T bị xuất huyết màng não 3 khơng hồi phục gây trụy tuần hồn và hơ hấp dẫn đến tử vong. Cơ chế gây ra xuất huyết màng não là do nạn nhân bị chấn thương vùng đầu (Vùng đỉnh ra vùng chẩm) với vật tày, cứng có bề mặt tương đối rộng, phẳng, khơng có ụ, gờ, cạnh sắc và lực tác động không quá mạnh gây ra.
Anh (chị) hãy xác định hành vi của H có phạm tội hay khơng? Tại sao?
Trả lời: Hành vi của H phạm Tội vô ý làm chết người theo Điều 128 BLHS vì đã đủ yếu tố CTTP:
- Chủ thể: H, đủ tuổi chịu TNHS theo khoản 1 Điều 12 BLHS, không thuộc trường hợp mất năng lực TNHS theo Điều 21 BLHS.
- Khách thể: Quyền sống của ông T
</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">- Mặt khách quan:
+ Hành vi: Trong q trình can ngăn khi thấy
H1 và ơng T chuẩn bị đánh nhau, H đã thực hiện hành vi là dùng hai tay gạt đẩy H1 và T.
+ Hậu quả: Ông T ngã đập đầu chết.
+ Mối quan hệ nhân quả: Hành vi của H là nguyên nhân trực tiếp làm ông T bị xuất huyết màng máu não 3 khơng hồi phục gây trụy tuần hồn và hô hấp dẫn đến tử vong.
- Mặt chủ quan: H thực hiện hành vi phạm tội với lỗi vô ý do cẩu thả:
+ H buộc phải thấy trước và đã điều kiện để thấy trước hậu quả ông T chết có thể xảy ra: Tại thời điểm vào can ngăn, H biết ơng T đang trong tình trạng say rượu và ở tư thế đứng trụ không vững một chân bước trên phần hiên nhà, một chân đứng dưới sân, nên việc gạt đẩy mạnh ơng có thể dẫn đến hậu quả ông té ngã, gây tổn hại đến sức khoẻ, tính mạng của ơng.
</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">+ Nhưng H đã không thấy trước hậu quả xảy ra: Bởi vì lúc đó H thấy H1 và ông T cãi nhau nên mới vội vào can ngăn và thực hiện hành vi gạt đẩy hai người ra chứ H khơng chủ đích nhắm vào ơng T để đẩy, cũng không mong muốn hay thấy trước hậu quả ông T chết sẽ xảy ra do hành vi của mình.
<b>Bài tập 14:</b>
A dùng dây điện trần giăng xung quanh luống mía ở trong vườn mía trước nhà mình để diệt chuột vì mía đã lên cao khoảng
0,80m - 1m, nhưng bị chuột cắn phá rất nhiều ở phần ngọn. Xung quanh ruộng mía có tường bao quanh cao 1m40 đến 1m50 và khơng có lối đi tắt. Thường thường, A cắm điện vào lúc 22 giờ đêm và ngắt điện vào 05 giờ sáng. Việc cắm điện đã được A thơng báo cho bà con trong xóm biết. Những con chuột bị chết do điện giật, A thường đem cho những người trong xóm nấu cho heo ăn.
Khoảng 24 giờ, có một thanh niên khác xã trèo qua tường để vào vườn mía và bị điện giật chết.
Anh (chị) hãy xác định hành vi của A có phạm tội không? Tại sao?
</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">Hành vi của A phạm Tội vô ý làm chết người theo Điều 128 BLHS vì đã đủ yếu tố CTTP:
- Chủ thể: A, đủ tuổi chịu TNHS theo khoản 1 Điều 12 BLHS, không thuộc trường hợp mất năng lực TNHS theo Điều 21 BLHS.
- Khách thể: Quyền sống của anh thanh niên - Mặt khách quan:
+ Hành vi: A đã có hành vi sử dụng điện trái phép, cụ thể là hành vi dùng dây điện trần giăng xung quanh luống mía ở trong vườn mía trước nhà mình mà không được cấp giấy phép sử dụng điện theo quy định của pháp luật để diệt chuột. Tuy nhiên, A đã thực hiện thêm hành vi áp dụng các biện pháp cảnh báo mà A cho là cần thiết như thơng báo cho bà con trong xóm biết hay mang chuột bị điện giật chết qua cho bà con hàng xóm nấu cho heo ăn. Như vậy, A đã vi phạm các nguyên tắc chung trong việc bảo đảm an tồn cho tính mạng con người.
+ Hậu quả: Anh thanh niên trèo qua tường bị điện giật chết.
</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">+ Mối quan hệ nhân quả: Hành vi giăng dây diện bẫy chuột trái phép của A là nguyên nhân làm anh thanh niên bị điện giật tử vong.
- Mặt chủ quan: H thực hiện hành vi phạm tội với lỗi vơ ý vì q tự tin:
+ Lý trí đối với hành vi: A nhận thức được hành vi sử dụng điện trái phép để bẫy chuột là hành vi trái pháp luật và là hành vi nguy hiểm cho xã hội.
+ Lý trí đối với hậu quả: A nhận thức được, thấy trước được hậu quả có người bị điện giật, nguy hiểm đến tính mạng có thể xảy ra nhưng A có cơ sở để tin rằng hậu quả sẽ không xảy ra. Cụ thể, A đã áp dụng các biện pháp cảnh báo về việc giăng dây điện bẫy chuột đối với hàng xóm xung quanh, ngoài ra, A cũng giăng dây điện ở nơi mà A cho là an tồn, là nơi có tường bao quanh cao 1m40 đến 1m50, khơng có lối đi tắt; A cũng chỉ mở điện từ 22h đêm đến 5h sáng hôm sau tức là vào thời gian vắng vẻ, thường mọi người đi ngủ hết, ít ai qua lại ở nơi ruộng mía. Do đó, A tin rằng hậu quả có người bị điện giật chết sẽ không thể xảy ra.
</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">+ Ý chí: A khơng mong muốn hậu quả chết người xảy ra và A cũng tin rằng nó khơng xảy ra.
Văn bản tham khảo: Mục 12 Phần I Công văn số 81/2002/TANDTC ngày 10/6/2002 của Tòa án nhân dân tối cao giải đáp các vấn đề nghiệp vụ.
<small>Một số lưu ý</small>
<small>-Cách trả lời câu nhận định, </small>
<small>Nếu có “mọi” thì chỉ cần lấy 1 trường hợp để chứng minh câu đó sau-Lưu ý bài tập số 8 trái pháp luật khác với trái pháp luật nghiêm trọng</small>
<small>Kích động khác với kích động mạnhCẩn thận trái đạo đức với trái pháp luật</small>
<small>-Trong bài tập 14, áp dụng công văn số 81 có 2 trường hợp: Điều 123 và Điều128 </small>
</div>