Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

hình tượng người lính trong thơ ca kháng chiến chống pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (339.71 KB, 16 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>TIỂU LUẬN GIỮA KỲ I MÔN NGỮ VĂN </b>

<b>HÌNH TƯỢNG NGƯỜI LÍNH TRONG </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>MỤC LỤC </b>

<b>MỞ ĐẦU ... 1 </b>

<b>1. Lý do chọn đề tài ... 1 </b>

<b>2. Giới hạn đề tài ... 1 </b>

<b>3. Hướng triển khai đề tài ... 1 </b>

<b>CHƯƠNG MỘT: ĐÔI NÉT VỀ ĐỀ TÀI NGƯỜI LÍNH VÀ NHỮNG NHÀ THƠ TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP ... 3 </b>

<b>1. Đôi nét về đề tài hình tượng người lính ... 3 </b>

<b>1. Xuất thân của người lính ... 6 </b>

<b>2. Tinh thần chiến đấu của người lính ... 7 </b>

<b>3. Tâm thế lạc quan của người lính ... 9 </b>

<b>KẾT LUẬN ... 12 </b>

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 13 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>MỞ ĐẦU </b>

<b>1. Lý do chọn đề tài </b>

Việt Nam trong những năm kháng chiến đã tác động sâu sắc đến nền văn học

<i>nước nhà. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén”, </i>

các nhà thơ, nhà văn đã dùng nó trong cơng cuộc chiến đấu giải phóng dân tộc, nhờ đó

<i>giúp ta hiểu được rằng chiến tranh tàn khốc đến mức nào: là cõi không nhà, không cửa, </i>

<i>lang thang khốn khổ và phiêu bạt vĩ đại, là cõi không đàn ông, không đàn bà, là thế giới thảm sầu vô cảm và tuyệt tự khủng khiếp nhất của dịng giống con người (Bảo Ninh). </i>

Khơng chỉ lên án chiến tranh, họ cịn cho ta thấy được hình ảnh của người lính khơng được miêu tả như những anh hùng sử thi với những cái nhìn đơn giản khi xưa, mà là cùng với những sự khó khăn và trắc trở, những suy nghĩ sâu trong tâm hồn mà ta ít khi được nghe nhắc đến, vì những người sống trong thời gian ấy – những người biết rõ chiến tranh tàn ác đến mức nào – họ sống trong nỗi đau mất mát và dằn vặt. Bởi đó, người lính đã trở thành một đề tài quen thuộc trong nền văn học Cách mạng, nhất là trong thời gian 1945 – 1954. Vì vậy, trong bài tiểu luận này, chúng tơi muốn tìm hiểu sâu hơn về hình tượng của người lính trong thơ ca kháng chiến chống Pháp.

<b>2. Giới hạn đề tài </b>

Chín năm kháng chiến chống Pháp đã trở thành một nguồn cảm hứng dồi dào cho những sáng tác đáng giá, nhưng trong bài tiểu luận lần này, chúng tôi giới hạn đề tài

<b>người lính trong các tác giả – tác phẩm sau: </b>

<i>- Đồng chí của Chính Hữu. - Tây Tiến của Quang Dũng. </i>

<b>3. Hướng triển khai đề tài </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

2. Đôi nét về tác giả 2.1. Tác giả Chính Hữu 2.2. Tác giả Quang Dũng

Chương 2: Hình tượng người lính trong thơ ca kháng chiến chống Pháp 1. Xuất thân của người lính

2. Tinh thần chiến đấu của người lính 3. Tâm thế lạc quan của người lính

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>CHƯƠNG MỘT: ĐƠI NÉT VỀ ĐỀ TÀI NGƯỜI LÍNH VÀ NHỮNG NHÀ THƠ TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP </b>

<b>1. Đôi nét về đề tài hình tượng người lính </b>

<i>“Chín năm làm một Điện Biên Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng.” </i>

<i>(Ba mươi năm đời ta có Đảng – Tố Hữu) </i>

Nhắc đến thời kì kháng chiến chống Pháp thì khơng thể nào không nhắc đến những kí ức sâu đậm mà nạn đói 1945 đã để lại cho nhân dân ta: những kí ức đầy đau khổ, chứa đựng những mất mát không thể kể xiết của mỗi công dân Việt Nam. Khi dư âm của những mất mát ấy vẫn còn chưa dứt, thực dân Pháp đã quay lại nổ phát súng đầu tiên vào ngày 19 tháng 12 năm 1946, khởi đầu cho chín năm kháng chiến chống Pháp giành lại độc lập của dân tộc ta. Theo tiếng gọi của tự do, những người nông dân, công nhân, học sinh, những người mẹ, người chị... đã tham gia kháng chiến, tạo nên hào khí dân tộc của thời đại. Cùng với sự thành công của cuộc Cách mạng Tháng Tám, cánh cửa văn học Việt Nam được mở ra với một xu hướng thơ ca mới mang tính đại chúng cao:

<i>phong cách văn học hiện thực. Khẩu hiệu “Kháng chiến hóa văn hóa – Văn hóa hóa </i>

<i>kháng chiến” được sử dụng trong công cuộc định hướng đã thể hiện được mục tiêu là </i>

chi phối nền văn hóa và rõ ràng hơn là nền văn học: tính dân chủ được nâng cao, văn học khơng còn thuộc sở hữu riêng của một lớp người mà trở thành giá trị chung của quần chúng nhân dân. Trong thời gian chín năm đó, văn học đã ghi lại được nhiều hình ảnh đầy hào khí của một thời đại đáng nhớ, với hình ảnh trung tâm là hình tượng người chiến sĩ Cụ Hồ. Thơ ca đã giới thiệu với chúng ta hình ảnh trung thực của các anh bộ đội Cụ Hồ thời kỳ kháng chiến chống Pháp: dù cho có xuất thân từ những chàng thanh niên trí

<i>thức, lãng mạn của Hà nội thanh lịch (Tây tiến – Quang Dũng), hay là những người nhân dân lao động nghèo khổ, ra đi từ những miền quê nghèo khắp mọi miền đất nước (Đồng </i>

<i>chí – Chính Hữu), họ đều theo tiếng gọi của trái tim yêu nước, cùng khoát lên mình bộ </i>

<i>qn phục, đều có cùng một lý tưởng: “Vì nhân dân quên mình, vì nhân dân hy sinh”. </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>2. Đôi nét về tác giả 2.1. Tác giả Chính Hữu </b>

Chính Hữu (1926 – 2007), tên thật là Trần Đình Đắc, quê Hà Tĩnh. Ông gia nhập quân đội vào năm 1946 và bắt đầu làm thơ từ năm 1947. Nhà thơ Vũ Quần Phương nhận

<i>xét Chính Hữu là “nhà thơ quân đội thực thụ cả ở phía tác giả lẫn tác phẩm”, vì thơ của </i>

ơng sáng tác chủ yếu tập trung vào hình ảnh người lính trong hai cuộc kháng chiến, đặc biệt là tình cảm đồng chí, đồng đội, sự gắn bó của tiền tuyến với hậu phương. Tác phẩm

<i>chính của ơng là tập thơ Đầu súng trăng treo (1966). Tuy thơ Chính Hữu khơng nhiều, </i>

nhưng thơ ơng lại có nhiều nét đặc sắc, sớm định hình một phong cách riêng. Tất cả những sáng tác của ơng đã góp phần khơng nhỏ vào nền văn học nước nhà, trở thành gương mặt tiêu biểu của thơ ca kháng chiến. Năm 2000, ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

Tên tuổi của Chính Hữu đã trở nên không thể thiếu trong đội ngũ nhà văn chiến sỹ với một phong cách riêng, không trộn lẫn. Ơng từng nói rằng:<i>"Thơ phải ngắn ở câu chữ, nhưng phải dài ở sự ngân vang", vì thế thơ của ơng tuy chắc gọn bên ngồi nhưng </i>

bên trong thì chứa đựng một tình cảm nồng nàn da diết. Khơng ít nhà phê bình đã đưa ra nhận xét rằng thơ Chính Hữu rất hiếm chữ thừa. Khơng những thế, ông sáng tác sau khi mọi việc đã được lắng lại, nên hình ảnh thơ qua ngịi bút của ông được tinh lọc và cô đúc từng chi tiết vừa cụ thể, vừa khái quát. Ông viết thơ với tư cách là người trong cuộc, một người lính mang đầy trách nhiệm trên vai, viết về những gì ơng từng trải và chiêm nghiệm nhưng khơng vì thế mà quyến luyến những quá khứ đau thương. Thơ Chính Hữu bám sát cuộc sống kháng chiến và cách mạng, không bị ràng buộc bởi những quy luật cũ mà đưa ta chạm đến nhũng suy nghĩ hồn nhiên, khơi gợi những liên tưởng vượt ra ngoài giới hạn của bài thơ. Một điều nữa không thể khơng nói tới khi nhắc đến thơ Chính Hữu đó là thơ ơng có nhiều bài được phổ nhạc, trở thành những bài hát quen thuộc của một thời, từ đó cho ta thấy được khả năng lan tỏa của thơ ông trong cuộc sống hằng ngày.

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>2.2. Tác giả Quang Dũng </b>

Quang Dũng (1921 – 1988), tên khai sinh là Bùi Đình Diệm, quê Hà Tây (nay thuộc Hà Nội). Ông tham gia quân đội trước khi Cách mạng Tháng Tám thành công, từ sau năm 1954 ông trở thành biên tập viên của Nhà xuất bản Văn học. Khi bắt đầu sự nghiệp sáng tác nghệ thuật, nhà thơ lấy tên con trai cả của mình là Quang Dũng làm bút danh. Ông là một nghệ sĩ đa tài, khơng chỉ biết viết thơ làm văn mà cịn vẽ tranh, viết kịch và soạn nhạc, nhưng nổi bật nhất vẫn là mảng thơ ca. Chặng đường sáng tác của ông đã để lại nhiều dấu ấn và thành tựu. Vào năm 2001, ông được trao giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

Quang Dũng là một trong những ngòi bút tiêu biểu của nền thơ ca trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp. Với đời sống tinh thần đầy phong phú, các tác phẩm của ơng hịa quyện tinh tế giữa chất thơ và chất nhạc. Sáng tác của ông đầy phóng khống, lãng

<i>mạn mà chân thật ở từng con chữ. Các tác phẩm chính của ơng gồm Mây đầu ô (1986) và Thơ văn Quang Dũng (1988). Cảnh vật và hình ảnh người lính trong thơ của ơng hiện </i>

lên một cách anh dũng, hào hoa nhưng cũng phản ánh thực tại khốc liệt mà con người phải chịu đựng ở thời chiến. Giữa bản hòa ca đầy tươi sáng, lạc quan khi cách mạng thành công, ta đã bắt gặp được một nốt lặng từ nhà thơ Quang Dũng. Ơng khơng viết về người lính qua lăng kính của một người quan sát mà ơng viết về chính những trải nghiệm sâu sắc của mình. Thơ ơng nói nhiều về sự hi sinh, nỗi buồn và niềm nhung nhớ thầm kín của những người bộ đội. Các tác phẩm của ơng cịn được nhiều nhà thơ nhà văn cũng như các tiến sĩ nhận định và đánh giá cao, như tiến sĩ Đinh Minh Hằng từng nhận xét về

<i>tác phẩm Tây Tiến: ”Một Tây Tiến không chỉ níu kéo bước chân người lính trong nỗi </i>

<i>niềm nhớ… Tất cả đều gợi ấn tượng của sự “lạ hóa”, của những vẻ đẹp kì ảo khó gọi tên…” Tất cả những yếu tố ấy đã làm nên sự trọn vẹn cho hình ảnh người lính trong từng </i>

vần thơ mà Quang Dũng chấp bút: những người lính mạnh mẽ, nhưng cũng có những khoảng lặng khó nói giữ mãi trong lòng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>CHƯƠNG HAI: HÌNH TƯỢNG NGƯỜI LÍNH TRONG THƠ CA KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP </b>

<b>1. Xuất thân của người lính </b>

Hơn nửa thế kỉ đã lùi xa, kết thúc một thời bom mưa bão đạn đầy nước mắt đau

<i>thương vì “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, ta đã đánh dấu được loạt chiến công oanh </i>

liệt bởi những anh hùng cách mạng mang trong mình lịng u nước sâu sắc và niềm tin giành chiến thắng. Có thể nói, giá trị của văn học kháng chiến với hình ảnh trung tâm là bộ đội Cụ Hồ vẫn vẹn nguyên phẩm chất tốt đẹp. Trong hoàn cảnh chiến đấu ác liệt gian nan đã làm nên cuộc gặp gỡ giữa những con người xa lạ, như Chính Hữu đã viết trong

<i>Đồng chí: </i>

<i>"Quê hương anh nước mặn đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá” </i>

Người lính trong thơ vốn là những người làm nơng chất phát và hồn hậu, họ đến với cách mạng cũng vì căm phẫn trước giặc ngoại xâm. Như những nghĩa sĩ Cần Giuộc khi xưa, họ bỏ lại sau lưng hình bóng của q hương mà khốc lên mình màu áo xanh bộ đội, đơi tay bỏ đi cày cuốc mà cầm vũ khí giết giặc, thể hiện được sự quyết tâm của người lính khi ra đi.

<i>Đúng như Nguyên Hồng đã viết: “Lũ chúng tôi bọn ngươi tứ xứ” (Nhớ – Hồng </i>

Nguyên), nếu như người lính trong Đồng chí là người nơng dân áo vải, đi từ làng quê nghèo khó thì Tây Tiến của Quang Dũng viết về người lính vốn là những thanh niên trẻ ở thủ đô. Họ lên đường theo tiếng gọi của lòng yêu nước, hi sinh hạnh phúc cá nhân để đổi lấy hạnh phúc cho nhân dân. Họ là những người lính xuất thân từ trí thức tiểu tư sản

<i>được vẽ lên với những nét lãng mạn, bay bổng: mơ về “dáng kiều thơm” – dáng vẻ tha </i>

thướt của thiếu nữ Hà thành. Chính nỗi nhớ ấy đã tiếp thêm động lực, sức mạnh chiến đấu trong họ.

Nhìn chung, những người lính đứng lên chiến đấu chỉ vì một lẽ giản dị, đó là tình u của họ đối với đất nước cùng với ý thức dân tộc là máu thịt, là cuộc đời họ. Bởi thế,

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

dù có là ai hay ở đâu, xuất thân như thế nào, là nông dân hay trí thức, chỉ cần nghe thấy tiếng đau thương của quê hương thì họ sẽ bỏ lại tất cả mà ra đi với lý tưởng dâng hiến cuộc đời để đổi lấy hạnh phúc dân tộc.

<b>2. Tinh thần chiến đấu của người lính </b>

Văn học Việt Nam trong chín năm kháng chiến chống Pháp là văn học phục vụ cho công cuộc chiến đấu của nhân dân. Những tác phẩm trong thời chiến đã chạm khắc vơ cùng chân thực về hồn cảnh sống gian nan, thiếu thốn của những người lính, từ đó cho chúng ta thấy được trong tinh thần người chiến sĩ cách mạng là sự hi sinh vượt qua khó khăn.

<i>Đối với Chính Hữu, bài thơ Đồng chí khắc họa hình ảnh người lính nơng dân áo </i>

vải lam lũ, trang phục phong phanh: áo rách vai, quần vá, chân không giày mà trải qua biết bao gian lao trên con đường hành quân xuyên rừng và cơn buốt giá của mùa đông.

<i>“Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi </i>

<i>Áo anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá </i>

<i>Miệng cười buốt giá Chân khơng giày” </i>

Những người lính đã phải cắn răng chịu đựng, tự lực tự cường mà vượt qua những cơn ớn lạnh, những sốt run người mà ướt đẫm mồ hôi. Sốt rét là một căn bệnh nguy hiểm, nhất là khi ở trên chiến trường – nơi không thể cung ứng đủ thuốc hay bất cứ dụng cụ y tế nào cho người lính.

<i>Trích bài Dấu chân qua trảng cỏ của Thanh Thảo, ông cũng từng có câu thơ: </i>

<i>“Những người sốt rét đương cơn Dấu chân bầm xuống đường trơn ướt nhòe.” </i>

<i>Hay trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng, nhà thơ cũng đã viết: </i>

<i>“Tây Tiến đồn binh khơng mọc tóc </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<i>Quân xanh màu lá dữ oai hùm.” </i>

Dưới ngòi bút của Quang Dũng, đời sống chiến đấu gian khổ của người lính Tây Tiến được miêu tả là vừa thiếu ăn ở nơi rừng thiêng nước độc, vừa phải đối mặt với những cơn bệnh tật. Căn bệnh sốt rét – nỗi ám ảnh kinh hoàng của người lính trong chiến tranh – đã hành hạ họ, khiến họ tiều tụy xanh xao, khiến tóc của họ không thể mọc được, như vắt kiệt sức lực mà màu da đã trở nên xanh màu lá. Điều này làm cho diện mạo của

<i>người lính trở nên khác lạ, nhưng khơng vì thế mà mất đi vẻ oai phong “dữ oai hùm”. </i>

Trong Tây Tiến, tinh thần chiến đấu và hy sinh vượt qua khó khăn của người lính cịn được thể hiện thơng qua những bức tranh thiên nhiên hùng vĩ nhưng lại hiểm trở không kém trên đường hành quân:

<i>“Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi Mường Lát hoa về trong đêm hơi Dốc lên khúc khuỷa dốc thăm thẳm </i>

<i>Heo hút cồn mây, súng ngửi trời Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống </i>

<i>Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.” </i>

Chất thơ rất đỗi hào hùng của Quang Dũng đã khắc họa nên dốc núi phía Tây có phần kỳ thú nhưng cũng có phần nguy hiểm: Độ cao được tính bằng nghìn thước, nhấn mạnh vào những gian khổ mà những người lính phải vượt qua. Thơng qua điều này, ta có thể thấy vẻ đẹp tâm hồn của những người lính Tây Tiến là một tinh thần chịu khó, coi thường mọi gian truân, vất vả. Với những thử thách của thiên nhiên chỉ càng làm rõ hơn ý chí, sức mạnh của họ.

Văn học của kháng chiến đã phần nào lột tả được hoàn cảnh chiến đấu gian nan, thiếu thốn của những người lính. Đối với những người hùng cách mạng, cái chết khơng cịn là điều đáng sợ khi được cống hiến tuổi xuân cho quê hương đất nước, với họ đó

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

chính là một niềm hạnh phúc. Quang Dũng khơng hề né tránh hiện thực khắc nghiệt nhất, đau thương nhất, tàn nhẫn nhất của chiến tranh đó là sự hi sinh:

<i>“Anh bạn dãi dầu không bước nữa Gục lên súng mũ bỏ quên đời; </i>

<i>... </i>

<i>Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh; </i>

<i>Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành.” </i>

Người lính ngã xuống cũng chỉ như tạm nghỉ chân trước cuộc đời. Cái chết khơng đồng nghĩa với ngừng chiến đấu vì tâm hồn, vì ước nguyện của họ sẽ mãi trường tồn với thời gian. Tuy họ đã ngã xuống, nhưng ngọn lửa nhiệt huyết của tuổi trẻ sẽ được trao lại cho những đồng đội mà tiếp tục con đường cách mạng vinh quang. Những người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp bi tráng, tầm vóc của hộ sáng ngang với các tráng sĩ xưa. Và có lẽ như hình ảnh của họ đã được nhà thơ Quang Dũng bất tử hóa.

Chín năm kháng chiến chống Pháp hy sinh đổ máu, người lính của chúng ta oai phong lẫm liệt mà vượt qua bao nhiêu gian khổ. Mahatma Gandi – vị anh hùng dân tộc

<i>Ấn Độ đã từng nói: “Tơi tin rằng người lính mạnh nhất là người dám chết khơng vũ </i>

<i>trang”. Thật vậy, họ là những con người quả cảm và ngang tàng khi dám thách thức cả </i>

thiên nhiên, vì thiên nhiên không thể nào làm họ chùn bước, họ sẵn sàng hy sinh vì sự độc lập tự do của Tổ quốc luôn đặt lên hàng đầu. Những áng thơ khắc họa khung cảnh chiến trường chân thực đã làm cho ta thêm suy nghẫm và ca ngợi những anh hùng cách mạng ln có tinh thần chiến đấu, sự hy sinh vượt qua mọi khó khăn, gian khổ.

<b>3. Tâm thế lạc quan của người lính </b>

Hiện thực chiến tranh tàn khốc là thế, tại chiến trường nơi cửa sinh tử chỉ cách

<i>nhau bởi một ranh giới mong manh. Như Bảo Ninh từng viết: “Chiến tranh là cõi không </i>

<i>nhà”, khi chiến tranh diễn ra thì sự đau thương và chết chóc sẽ xuất hiện. Song, dưới </i>

</div>

×