Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Biện pháp phát huy khả năng sáng tạo cho trẻ 5 - 6 tuổi qua hoạt động vận động theo nhạc ở trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (649.56 KB, 23 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO </b>

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH </b>

<b>TRẦN SĨ NHI GDMN833013 </b>

<b>BIỆN PHÁP PHÁT HUY KHẢ NĂNG SÁNG TẠO CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI TRONG HOẠT ĐỘNG VẬN </b>

<b>ĐỘNG THEO NHẠC </b>

<b>GIÁO DỤC HỌC – GIÁO DỤC MẦM NON NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. PHẠM THU HƯƠNG </b>

<b>TP. Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 02 năm 2024 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO </b>

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH </b>

<b>BIỆN PHÁP PHÁT HUY KHẢ NĂNG SÁNG TẠO CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI TRONG HOẠT ĐỘNG VẬN </b>

<b>ĐỘNG THEO NHẠC</b>

<b>GIÁO DỤC HỌC – GIÁO DỤC MẦM NON </b>

<b>TP. Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 02 năm 2024 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>MỤC LỤC </b>

<b>I. ĐẶT VẤN ĐỀ ... 3 </b>

<b>II. PHÂN TÍCH TĨM TẮT NHỮNG HIỂU BIẾT MỚI VỀ KHẢ NĂNG SÁNG TẠO CỦA TRẺ 5 – 6 TUỔI TRONG HOẠT ĐỘNG VẬN ĐỘNG THEO NHẠC ... 6 </b>

<b>1. Một số khái niệm sáng tạo ... 6 </b>

1.1. Sáng tạo là gì? ... 6

1.2. Đặc điểm của sáng tạo ... 6

1.3. Yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sáng tạo ... 7

<b>2. Khả năng sáng tạo của trẻ mầm non ... 7 </b>

2.1. Khả năng sáng tạo của trẻ mầm non ... 7

2.2. Đặc điểm sáng tạo của trẻ mầm non ... 8

2.3. Vai trò của sáng tạo đối với trẻ mầm non ... 9

<b>3. Đặc điểm vận động theo nhạc của trẻ 5 – 6 tuổi ... 10 </b>

3.1. Cơ sở lí luận ... 10

3.2. Ý nghĩa của hoạt động vận động theo nhạc ... 12

<b>4. Khả năng sáng tạo của trẻ trong hoạt động vận động theo nhạc ... 12 </b>

4.1. Những biểu hiện sáng tạo của trẻ trong vận động theo nhạc ... 12

4.2. Dấu hiệu nhận biết trẻ có năng khiếu vận động theo nhạc ... 14

<b>III. BIỆN PHÁP PHÁT HUY KHẢ NĂNG SÁNG TẠO CỦA TRẺ 5 – 6 TUỔI TRONG HOẠT ĐỘNG VẬN ĐỘNG THEO NHẠC ... 15 </b>

<b>1. Phương pháp hướng dẫn trẻ vận động theo nhạc ... 15 </b>

1.1. Làm mẫu (Phương pháp trực quan truyền cảm) ... 15

1.2. Dùng lời... 15

1.3. Phương pháp học thuộc (Thực hành nghệ thuật, rèn luyện nhiều lần) ... 16

<b>2. Biện pháp phát huy khả năng sáng tạo cho trẻ mầm non qua hoạt động vận động theo nhạc ... 17 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

2.2. Làm giàu vốn kinh nghiệm vận động theo nhạc cho trẻ ... 18

2.3. Rèn kĩ năng vận động theo nhạc cho trẻ ... 19

2.4. Giúp trẻ vận dụng kinh nghiệm... 20

2.5. Tăng cường vai trò của giáo viên ... 20

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>I. ĐẶT VẤN ĐỀ </b>

Sáng tạo là một trong những năng lực giúp con người tự khẳng định bản thân và thành công trong cuộc sống. Xung quanh chúng ta luôn có những con người sáng tạo mới. Từ những người nơng dân bình thường chế tạo ra những cơng cụ sản xuất mới, những công ty hay các nhà doanh nghiệp sáng tạo ra các phương thức quảng cáo mới, cách tiếp thị mới, khuyến mãi mới,… Đến những nhà khoa học có trình độ cao với những kết quả của sự sáng tạo có thể làm thay đổi cả cuộc sống của nhân loại… Đó là những giá trị vật chất to lớn do chính sự sáng tạo của con người mà có. Bên cạnh những giá trị về vật chất, thì có khơng ít sự sáng tạo mang đến giá trị tinh thần cho con người về nghệ thuật như hội họa, âm nhạc,… Sự sáng tạo giúp con người thích nghi, tồn tại và thành công trong cuộc sống. Điều đó có giá trị đối với bản thân và mở rộng ra nó cịn có giá trị với cộng đồng, xã hội, quốc gia, nhân loại…

Trong giai đoạn cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nước ta rất cần những con người vừa có trí tuệ vừa có đạo đức, lại vừa có khả năng sáng tạo. Điều này rất quan trọng để có thể thành công, đưa đất nước ngày càng phát triển và giàu mạnh. Đặc biệt là đối với trẻ mầm non, lứa tuổi tràn ngập xúc cảm, phát triển trí tị mị, trí tưởng tượng bay bổng, khả năng liên tưởng mạnh… Vì vậy đây là giai đoạn tối ưu, là “mảnh đất” mầu mỡ nhất để gieo hành vi sáng tạo.

Trong những năm trở lại đây, Việt Nam cũng bắt đầu quan tâm tới bậc giáo dục mầm non, bởi đây là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển tồn diện con người Việt Nam, thực hiện việc ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 06 tuổi.

Mục tiêu của chương trình Giáo dục mầm non của nước ta hiện nay theo thông tư số 01/VBHN-BGDĐT là: “nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp Một…” (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2020). Trong đó, giáo dục âm nhạc là một lĩnh vực quan trọng trong chương trình giáo dục mầm non, thuộc lĩnh vực phát triển thẩm mỹ. Giáo dục âm nhạc tập

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

trung vào việc phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc, biểu hiện âm nhạc và sáng tạo âm nhạc cho trẻ.

Giáo dục âm nhạc đóng vai trị quan trọng đối với q trình hồn thiện cơ thể của trẻ mầm non. Âm nhạc là một trong những loại hình nghệ thuật phát triển năng lực, cảm xúc, tưởng tượng, sáng tạo, sự tập trung chú ý, khả năng diễn tả những hứng thú của trẻ. Âm nhạc là phương tiện giúp trẻ nhận thức xung quanh, phát triển lời nói, quan hệ trong giao tiếp, trao đổi tình cảm…Tất cả trẻ mầm non đều có những năng lực âm nhạc bẩm sinh và đứa trẻ nào cũng đều có thể phát triển được năng lực âm nhạc đó. Một trong những thành công mà giáo dục âm nhạc mang lại đó chính là kích thích tư duy sáng tạo và thúc đẩy tính sáng tạo tối đa của trẻ.

Quá trình giáo dục âm nhạc cho trẻ được thực hiện bằng cách cho trẻ tiếp xúc và hoạt động âm nhạc thường xuyên như: học hát, nghe nhạc – hát, nhảy múa theo nhạc, chơi trị chơi âm nhạc… trong đó vận động theo nhạc là một hoạt động giáo dục âm nhạc quan trọng trong trường mầm non, giúp trẻ phát triển khả năng vận động cơ thể, cảm nhận và thể hiện nhịp điệu, cảm xúc của bản thân, phát huy khả năng sáng tạo.

Vận động theo nhạc cho trẻ mầm non là hoạt động kết hợp giữa âm nhạc và vận động, giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, thẩm mỹ, nhận thức. Đối với trẻ Mẫu giáo, do đặc điểm hồn nhiên, ham hoạt động nên mối quan hệ giữa âm nhạc và vận động được hình thành dễ dàng. Các bài hát, bản nhạc tạo cho trẻ những cảm xúc mạnh mẽ, trẻ vận động phù hợp với đặc tính của âm nhạc. Ở đây âm nhạc giữ vai trò chủ đạo cịn vận động là cơng cụ thể hiện hình tượng âm nhạc. Vận động theo nhạc giúp trẻ phát triển cảm giác, nhịp điệu, sự khéo léo, khả năng phản ứng nhanh và đúng các ấn tượng nghe được trong âm nhạc. Ngồi ra cịn làm thoả mãn nhu cầu tình cảm của trẻ, trẻ được bộc lộ cảm xúc, giao tiếp với bạn bè.

Đối với trẻ 5 – 6 tuổi là lứa tuổi có khả năng sáng tạo cao. Khả năng sáng tạo là một kỹ năng quan trọng giúp trẻ khám phá thế giới xung quanh, giải quyết vấn đề và phát triển tư duy độc lập. Đây là giai đoạn trẻ bắt đầu phát triển mạnh mẽ về tư duy, trí tưởng tượng và khả năng vận động, khả năng sáng tạo cũng bắt đầu phát triển. Do đó, việc phát huy khả

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

năng sáng tạo cho trẻ trong hoạt động vận động theo nhạc là vơ cùng quan trọng. Vì vậy, cha mẹ và giáo viên hãy khuyến khích và ni dưỡng khả năng sáng tạo cho trẻ.

Tuy nhiên, hiện nay hoạt động giáo dục âm nhạc nói chung và vận động theo nhạc nói riêng nội dung hoạt động cịn đơn điệu, thiếu tính sáng tạo và phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Một số giáo viên còn áp dụng phương pháp giảng dạy truyền thống, đánh giá thấp khả năng của trẻ, áp đặt tư tưởng, cách làm của mình lên trẻ, ít chú trọng đến việc phát huy tính tích cực, sáng tạo của trẻ. Các biện pháp phát huy tính sáng tạo cho trẻ qua hoạt động này chưa cao, trẻ chưa thực sự hứng thú và say mê với hoạt động vận động theo nhạc. Khả năng cảm thụ âm nhạc, khả năng vận động và khả năng sáng tạo của trẻ chưa được phát triển đầy đủ. Xuất phát từ những lí do trên, tác giả đi sâu nghiên cứu về “Biện pháp phát huy khả năng sáng tạo của trẻ 5 – 6 tuổi qua hoạt động vận động theo nhạc”.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>II. PHÂN TÍCH TĨM TẮT NHỮNG HIỂU BIẾT MỚI VỀ KHẢ NĂNG SÁNG TẠO CỦA TRẺ 5 – 6 TUỔI TRONG HOẠT ĐỘNG VẬN ĐỘNG THEO NHẠC </b>

<b>1. Một số khái niệm sáng tạo </b>

<i><b>1.1. Sáng tạo là gì? </b></i>

Theo từ điển triết học, sáng tạo là quá trình hoạt động của con người tạo ra những giá trị vật chất, tinh thần, mới về chất. Các loại hình sáng tạo được xác định bởi đặc trưng nghề nghiệp như khoa học, kỹ thuật, văn học nghệ thuật, tổ chức, quân sự… Có thể nói sáng tạo có mặt trong mọi lĩnh vực của thế giới vật chất và tinh thần (Phan Dũng).

Cái chính yếu của sáng tạo là sự mới mẻ của nó, và bởi thế chúng ta khơng có tiêu chuẩn qua đó có thể xét đốn nó (Carl Roger).

Nhà tâm lý học Nga L.X. Vygotsky khẳng định: “Sự sáng tạo thật ra không phải chỉ có ở nơi nó tạo ra những tác phẩm lịch sử vĩ đại, mà ở khắp nơi nào con người tưởng tượng, phối hợp, biến đổi và tạo ra một cái gì mới, cho dù cái mới ấy nhỏ bé đến đâu đi nữa so với những sáng tạo của các thiên tài”. Trong đời sống hàng ngày, xoay quanh chúng ta, sáng tạo là một điều kiện cần thiết của sự tồn tại và tất cả cái gì vượt qua khn khổ cũ và chứa đựng dù chỉ một nét của cái mới, thì nguồn gốc của nó đều do q trình sáng tạo của con người.

Sáng tạo là một khái niệm rộng và có nhiều cách hiểu khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung, sáng tạo có thể được định nghĩa là khả năng tạo ra cái mới, khám phá ý tưởng mới hoặc phát triển điều gì đó một cách độc đáo. Một người sáng tạo là người có thể nhìn nhận thế giới theo một cách mới mẻ, tìm ra những giải pháp mới cho các vấn đề và tạo ra những sản phẩm mới có giá trị.

<i><b>1.2. Đặc điểm của sáng tạo </b></i>

Tính mới: Ý tưởng hoặc sản phẩm sáng tạo phải là mới, độc đáo và khác biệt so với những gì đã có trước đây.

Tính giá trị: Ý tưởng hoặc sản phẩm sáng tạo phải có giá trị và mang lại lợi ích cho người sử dụng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

Tính độc đáo: Ý tưởng hoặc sản phẩm sáng tạo phải thể hiện phong cách và cá tính riêng của người sáng tạo.

Tính linh hoạt: Khả năng thích ứng với những thay đổi và thử thách mới.

Tính kiên trì: Khả năng theo đuổi ý tưởng đến cùng, khơng nản lịng trước khó khăn. Tính tự tin: Niềm tin vào khả năng của bản thân và sẵn sàng chấp nhận rủi ro.

<i><b>1.3. Yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sáng tạo </b></i>

Trí tưởng tượng: Khả năng tưởng tượng phong phú giúp con người hình dung ra những điều mới mẻ và độc đáo.

Kiến thức: Kiến thức rộng rãi về nhiều lĩnh vực giúp con người có nhiều ý tưởng sáng tạo hơn.

Kỹ năng: Kỹ năng tư duy phản biện, giải quyết vấn đề và giao tiếp giúp con người thực hiện ý tưởng sáng tạo của mình.

Mơi trường: Mơi trường khuyến khích sự sáng tạo, cởi mở và chấp nhận rủi ro giúp con người tự tin thể hiện ý tưởng sáng tạo của mình.

Sáng tạo là một kỹ năng quan trọng giúp con người thành cơng trong cuộc sống. Do đó, cần khuyến khích và phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ em ngay từ khi còn nhỏ.

<b>2. Khả năng sáng tạo của trẻ mầm non </b>

<i><b>2.1. </b></i> <b>Khả năng sáng tạo của trẻ mầm non </b>

Khả năng là năng lực, trình độ, điều kiện cho phép thực hiện một việc gì đó.

Khả năng sáng tạo là năng lực tạo ra cái mới, khám phá ý tưởng mới hoặc phát triển điều gì đó một cách độc đáo. Nó thường được liên kết với trí tuệ, khả năng tưởng tượng, sự đổi mới và năng lực thích ứng với mơi trường thay đổi.

Mọi trẻ em sinh ra đều có sẵn khả năng sáng tạo ưu việt đó. Những bước sáng tạo đầu tiên của trẻ đồng thời với việc bắt đầu hoạt động của các giác quan: Nhìn bằng mất, nghe bằng tai, phát âm bằng miệng, nếm bằng lưỡi, sờ bằng tay… Đó đều là những hoạt động sáng tạo của trẻ.

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

Đối với trẻ nhỏ và trẻ mầm non, khả năng sáng tạo không đơn thuần là phải sáng chế được cái gì đó. Đơn giản, đây là tư duy tích cực giúp trẻ học hỏi chủ động và ứng dụng khả năng sáng tạo của mình vào cuộc sống.

Ở độ tuổi 5 – 6 tuổi là giai đoạn trẻ phát triển mạnh mẽ về trí tuệ, ngơn ngữ và kỹ năng vận động. Điều này là do trẻ em tị mị và do đó ln tìm kiếm những cách mới để thể hiện bản thân, khám phá và chơi. Sự sáng tạo của trẻ em là một thành phần quan trọng trong sự phát triển toàn diện của trẻ em. Ngày nay, trẻ em được khuyến khích sử dụng các phương tiện truyền thông khác nhau để làm phong phú thêm trải nghiệm và nâng cao khả năng sáng tạo của chúng.

<i>Vậy, khả năng sáng tạo của trẻ là việc trẻ có thể đưa ra những ý tưởng mới, độc đáo mang tính khác biệt, từ đó có thể cấu trúc lại nó theo kinh nghiệm và logic mới. Trẻ có thể xem xét vấn đề theo những cách khác nhau rồi định nghĩa lại vấn đề đó một cách mang lại giá trị thực tiễn cho xã hội. </i>

<i><b>2.2. Đặc điểm sáng tạo của trẻ mầm non </b></i>

Sự sáng tạo của trẻ em không giống như sự sáng tạo của người lớn. Đặc biệt giữa trẻ mầm non với trẻ tiểu học, trung học…thì lại càng có sự khác biệt rõ rệt. Sáng tạo của người lớn là tạo ra cái mới, cái độc đáo, gắn với tính chủ đích, có tính bền vững và thường là kết quả của q trình nỗ lực tìm tịi. Cịn sự sáng tạo của trẻ em lại khác, thường bắt đầu từ sự tái tạo, bắt chước, mô phỏng… và thường không có tính chủ đích. Sự sáng tạo của trẻ em phụ thuộc nhiều vào xúc cảm, vào tình huống và thường kém bền vững.

Với trẻ mầm non, trẻ con dễ dàng sáng tạo hơn người lớn. Sáng tạo của trẻ mang tính tự phát và độc lập với ý muốn của người lớn. Những sản phẩm sáng tạo của trẻ cịn đơn giản và khơng hồn hảo, nhưng là cả quá trình tưởng tượng biến thành hành động. Thỏa mãn hứng thú và nhu cầu của trẻ.

Sáng tạo mang lại niềm vui cho trẻ. Khơng có niềm vui nào sánh được niềm vui sáng tạo. Sáng tạo giúp cho trẻ tự khám phá bản thân, tự khẳng định mình, trẻ sẽ mạnh dạn, tự tin hơn thực hiện những điều mình mong muốn. Qua hoạt động sáng tạo, trẻ được thể hiện

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

trí tưởng tượng sáng tạo của mình ra bên ngồi. Vưgoxtky nói: Tưởng tượng như cái bào thai và hoạt động sáng tạo là hoạt động sinh đẻ.

Trong quá trình sáng tạo, trẻ được trãi nghiệm, các kinh nghiệm của trẻ được đào sâu, mở rộng, chọn lọc và tổ chức lại một cách nghiêm túc. Sáng tạo ở trẻ mầm non chỉ là tạo ra cái mới trên bình diện cá nhân nhưng lại có ý nghĩa to lớn trên bình diện xã hội.

Trẻ em sáng tạo bằng cách tái hiện, rút gọn những gì chúng quan sát được, sau đó bắt chước, mơ phỏng theo kinh nghiệm và hiểu biết riêng của trẻ. Trẻ em khá tò mò thích khám phá, tìm hiểu và tưởng tượng rồi sau đó giải thích các sự vật hiện tượng theo cách nghĩ cách hiểu riêng của mình.

Đa số chúng ta đều được sinh ra với ít nhiều tiềm năng sáng tạo.. Nếu được khuyến khích và giáo dục ngay từ nhỏ trong môi trường cởi mở, tiềm năng này mới có thể trở thành năng lực thực sự trong cuộc sống và là tiền đề để giúp trẻ có những bước tiến cũng như suy nghĩ mang tính đột phá, khác biệt sau này.

Vì thế với trẻ mầm non, khả năng sáng tạo cần được hình thành và ni dưỡng từ nhỏ. Việc này khơng chỉ địi hỏi các thầy cơ giáo ở trường mà cả cha mẹ có vai trị rất quan trọng trong việc phát triển phẩm chất này. Họ là người thầy dẫn dắt đầu tiên, đặt nền móng cho việc học sáng tạo ở trẻ.

<i><b>2.3. Vai trò của sáng tạo đối với trẻ mầm non </b></i>

Sáng tạo đóng vai trị vơ cùng quan trọng đối với trẻ mầm non. Nó là chìa khóa giúp trẻ phát triển tồn diện về thể chất, trí tuệ và tinh thần.

 Phát triển tư duy:

Tư duy độc lập: Sáng tạo giúp trẻ tự mình suy nghĩ, tìm tịi và giải quyết vấn đề, khơng phụ thuộc hoàn toàn vào người lớn.

Tư duy phản biện: Sáng tạo giúp trẻ đặt câu hỏi, phân tích và đánh giá thông tin một cách độc lập.

Tư duy sáng tạo: Sáng tạo giúp trẻ đưa ra những ý tưởng mới mẻ, độc đáo và khác biệt.

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

 Phát triển kỹ năng:

Kỹ năng giải quyết vấn đề: Sáng tạo giúp trẻ tìm ra nhiều cách giải quyết vấn đề khác nhau, từ đó chọn ra cách giải quyết phù hợp nhất.

Kỹ năng giao tiếp: Sáng tạo giúp trẻ tự tin thể hiện bản thân và ý tưởng của mình với người khác.

Kỹ năng hợp tác: Sáng tạo giúp trẻ học cách làm việc nhóm và hợp tác với người khác để đạt được mục tiêu chung.

 Phát triển tính cách:

Tự tin: Sáng tạo giúp trẻ tự tin vào khả năng của bản thân và dám thử nghiệm những điều mới.

Kiên nhẫn: Sáng tạo giúp trẻ kiên trì theo đuổi mục tiêu và không dễ dàng bỏ cuộc. Linh hoạt: Sáng tạo giúp trẻ thích nghi với những thay đổi và sẵn sàng đối mặt với thử thách.

 Phát triển trí tưởng tượng:

Sáng tạo giúp trẻ tưởng tượng ra những điều mới mẻ, từ đó kích thích sự tị mị và ham học hỏi của trẻ.

Sáng tạo giúp trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ và thể hiện bản thân qua các hình thức nghệ thuật như vẽ tranh, âm nhạc, múa,...

 Nâng cao chất lượng cuộc sống:

Sáng tạo giúp trẻ học cách thích nghi với mơi trường xung quanh và giải quyết những vấn đề trong cuộc sống một cách hiệu quả.

Sáng tạo giúp trẻ phát triển những kỹ năng cần thiết để thành công trong tương lai.

<b>3. Đặc điểm vận động theo nhạc của trẻ 5 – 6 tuổi </b>

<i><b>3.1. </b></i> <b>Cơ sở lí luận </b>

của cơ thể hoặc sử dụng đồ chơi âm nhạc, gõ đệm theo nhịp điệu âm nhạc tạo cho trẻ có được sự cảm nhận về nhịp điệu, góp phần tích cực vào việc phát triển tồn diện nhân cách.

</div>

×