Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

phân tích tác động của cuộc cách mạng 4 0 trong lĩnh vực thương mại nói chung và thương mại điện tử việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.73 MB, 17 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b> TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN</b>

<b>------MÔN: ĐỊA LÝ KINH TẾ XÃ HỘI THẾ GIỚI</b>

<i><b>Đề tài: </b></i>

<b>PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CÁCH MẠNG 4.0 TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI NÓI CHUNG VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM HIỆN NAY.</b> 8. Nguyễn Hoàng Minh Tú - 2465 9. Nguyễn Lê Tuấn - 8264 10. Cao Nguyễn Thuỳ Vân – 1708 11. Nguyễn Thảo Vy – 6566

<i><b> Đà Nẵng, tháng 12 năm 2023</b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>MỤC LỤC</b>

<b>LỜI MỞ ĐẦU...3</b>

<b>PHẦN 1 : GIỚI THIỆU CHUNG...4</b>

<b>PHẦN 2 : TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CÁCH MẠNG 4.0 TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI NÓI CHUNG VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM HIỆN NAY...4</b>

<b>PHẦN 3 : NHỮNG CƠ HỘI VIỆC LÀM TRONG NGÀNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ...6</b>

<i><b>2.1 Tiềm năng việc làm của ngành Thương mại điện tử...6</b></i>

<i><b>2.2 Những cơ hội việc làm trong ngành Thương mại điện tử...7</b></i>

<i><b>3.2 Thách thức...9</b></i>

<b>PHẦN 5 : VAI TRÒ CỦA QUẢN TRỊ KINH DOANH TRONG BỐI CẢNH NÀY...10</b>

<i><b>4.1 Vai trò trong doanh nghiệp...10</b></i>

<i><b>4.2 Vai trò với xã hội...11</b></i>

<i><b>4.3 Vai trò chung cho nền kinh tế Việt Nam...11</b></i>

<b>KẾT LUẬN...14</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>LỜI MỞ ĐẦU</b>

Nhân loại đã trải qua 3 cuộc cách mạng khoa học và kỹ thuật và hiện nay đang trong thời đại cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần thứ tư. Tốc độ phát triển của những đột phá trong cách mạng công nghiệp lần thứ tư này là khơng có tiền lệ trong lịch sử. Nếu như các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây diễn ra với tốc độ theo cấp số cộng thi tốc độ phát triển của cách mạng công nghiệp lần thứ tư này là theo cấp số nhân. Thừa hưởng và tiếp thu thành tựu từ ba cuộc cách mạng công nghiệp trước, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang tác động sâu sắc đến mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội.Trong đó, thương mại điện tử (TMĐT) là một trong những lĩnh vực được hưởng lợi nhiều nhất từ cuộc cách mạng này, nó đã làm thay đổi cách thức mua sắm của người tiêu dùng, cách thức vận hành của doanh nghiệp, và cách thức quản lý của nhà nước. Tạo ra thời cơ mới cho sự phát triển của nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.

Trước đây, khi đại dịch chưa xảy ra, ngành thương mại điện tử đã được đánh giá là một ngành tiềm năng lớn nhưng vẫn chưa đủ cạnh tranh với việc mua sắm truyền thống (trực tiếp). Tuy vậy, cục diện đã thay đổi hoàn toàn khi toàn thế giới đối mặt với Covid-19, ngành thương mại điện tử đã lợi dụng những điểm hạn chế của đại dịch để biến thành điểm mạnh của ngành. Trong những năm gần đây, TMĐT Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc. Giá trị thị trường TMĐT bán lẻ năm 2023 đạt khoảng 113 tỷ USD, tăng trưởng 22% so với năm 2022. Nhờ cấu trúc dân số trẻ, nhu cầu tiêu thụ cao, khả năng tiếp cận và nắm bắt xu hướng phát triển công nghệ nhanh, mà Việt Nam luôn được đánh giá là một trong những thị trường có tốc độ phát triển thương mại điện tử (TMĐT) nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á.

Vậy, những tác động của cuộc cách mạng 4.0 đến lĩnh vực TMĐT Việt Nam như thế nào? Cơ hội và thách thức đối với các nước đang phát triển như Việt Nam trong lĩnh vực TMĐT hiện nay là gì? Để trả lời những câu hỏi này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài luận dưới đây.

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>PHẦN 1 : GIỚI THIỆU CHUNG</b>

Thương mại là hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, hoặc các quốc gia với mục đích chủ yếu là kiếm lợi nhuận và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Thương mại có thể được phân loại thành thương mại nội địa (trong nước) và thương mại quốc tế (giữa các quốc gia).

Thương mại điện tử hay còn gọi là e-commerce, e-comm hay EC, là sự mua bán sản phẩm hay dịch vụ trên các hệ thống điện tử như Internet và các mạng máy tính. Tại Việt Nam, ngày 16/5/2013, Chính phủ ban hành Nghị định số 52/2013/NĐ- CP về TMĐT: “Hoạt Động TMĐT là việc tiến hành một phần hoặc tồn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác”. (Nguyễn Ngọc Hưng, 2017)

<b>PHẦN 2 : TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CÁCH MẠNG 4.0 TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI NÓI CHUNG VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM HIỆN NAY</b>

Ngày nay chúng ta đang sống trong cuộc cách mạng 4.0, nó tác động đến mọi lĩnh vực đời sống của chúng ta trong đó có ngành bán lẻ. Việc bán hàng hiện nay đều áp dụng các nền tảng công nghệ, đơn hàng vận chuyển được quản lý thông qua máy tính. Giờ đây, chỉ với một cú click chuột ,món hàng bạn chọn sẽ được giao tận nơi. Có thể nói đó là một bước chuyển mình mạnh mẽ của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam, những điều đó đã mang lại một lợi ích khơng hề nhỏ cho chính doanh nghiệp và người tiêu dùng. Vậy nên người tiêu dùng Việt Nam đã khơng cịn xa lạ với các mơ hình kinh doanh kiểu mới như Grab (trong lĩnh vực giao thông), Traveloka, Trivago, Airbnb (lĩnh vực du lịch, đặt phòng khách sạn), Tiki, Lazada, Sendo, ... và cịn rất nhiều mơ hình thành cơng khác từ việc ứng dụng các công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vào trong hoạt động kinh doanh cũng như đời sống kinh tế, xã hội. Thương mại điện tử hiện đang nhận được sự quan tâm của nhiều quốc gia vì những đóng góp lớn cho tăng trưởng nền kinh tế. Khi internet ra đời thế giới không thể phủ

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

nhận tầm quan trọng của nó đối với mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Có thể nói rằng thương mại điện tử (TMĐT) đang phát triển mạnh mẽ, nó là một phần khơng thể thiếu trong hoạt động của doanh nghiệp. Đại dich Covid-19 đã có tác động sâu sắc tới nền kinh tế trong nước cũng như thế giới, song bệnh dịch cũng tạo một cú hích rất mạnh cho sự phát triển TMĐT. Việc giãn cách xã hội khiến nên nhiều người dân phải lựa chọn mua sắm trực tuyến dẫn đến TMĐT tăng trưởng đột biến. Đây là cơ hội cho thị trường TMĐT. Thêm một lần nữa chúng ta thấy rõ những lợi ích của đối với doanh nghiệp khi tham gia thị trường thương mại điện tử đó là: quảng bá thơng tin và tiếp thị cho thị trường tồn cầu với chi phí thấp; dịch vụ tốt hơn cho khách hàng; tăng doanh thu; giảm được chi phí đầu tư cho doanh nghiệp. Loại hình thương mại này là xu hướng tất yếu trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 và là kết quả của quá trình đầu tư của tỉnh cho hạ tầng TMĐT phát triển. Hệ thống mạng lưới viễn thông, internet cáp quang trên địa bàn tỉnh được nâng cấp và không ngừng mở rộng, được doanh nghiệp, đơng đảo người dân sử dụng dịch vụ…

Nhìn chung cách mạng công nghệ đã và đang tạo ra những thay đổi mang tính đột phá trong lĩnh vực thương mại, thể hiện ở các khía cạnh chính sau:

 Thay đổi phương thức mua bán: CMCN 4.0 đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của thương mại điện tử, giúp người mua và người bán có thể giao dịch với nhau một cách thuận tiện và nhanh chóng. Thương mại điện tử đã trở thành một xu hướng tất yếu trong bối cảnh hiện nay, đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch COVID-19.

 Thay đổi chuỗi cung ứng: CMCN 4.0 đã giúp cải thiện hiệu quả của chuỗi cung ứng, giúp các doanh nghiệp giảm thiểu chi phí và thời gian vận chuyển, lưu kho,...

 Thay đổi sản phẩm và dịch vụ: CMCN 4.0 đã tạo ra những sản phẩm và dịch vụ mới, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

Như vậy, cuộc cách mạng công nghệ 4.0 cũng đã tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của thương mại điện tử Việt Nam, bao gồm:

 Tăng trưởng mạnh mẽ: Thương mại điện tử Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc trong những năm gần đây. Theo báo cáo của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM), năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

doanh thu dịch vụ thương mại điện tử đạt 171,3 nghìn tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2021.

 Phát triển đa dạng: Thương mại điện tử Việt Nam đã phát triển đa dạng về hình thức, từ thương mại điện tử B2C (doanh nghiệp - khách hàng), B2B (doanh nghiệp - doanh nghiệp), C2C (khách hàng - khách hàng),...

 Tăng cường ứng dụng công nghệ: Các doanh nghiệp thương mại điện tử Việt Nam đã tăng cường ứng dụng các công nghệ tiên tiến của CMCN 4.0, như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn,...

<b>PHẦN 3 : NHỮNG CƠ HỘI VIỆC LÀM TRONG NGÀNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ</b>

<i><b>2.1 Tiềm năng việc làm của ngành Thương mại điện tử</b></i>

Thị trường Thương mại điện tử tại Việt Nam đang phát triển khá tốt và sẽ tăng tốc trong những năm tới. Điều này đã được chứng minh là đúng với các thị trường khác trên thế giới, gồm cả Trung Quốc nơi rất tương đồng với Việt Nam về một số mặt. Đây chính là lý do vì sao hiện nay chúng ta có thể thấy rất nhiều quỹ đầu tư và công ty lớn quyết định tham gia, đổ vốn vào thị trường Thương mại điện tử tại Việt Nam. Bởi hầu hết họ biết đây sẽ là thị trường tiềm năng trong tương lai gần.

Cũng bởi vì ngành thương mại điện tử Việt Nam phát triển một cách thần tốc, có thể thấy được hầu hết các doanh nghiệp chạy theo thời kì cơng nghệ số 4.0 đều sử dụng hệ thống thương mại điện tử. Chính vì vậy, cơ hội việc làm ngành thương mại điện tử chính là nguồn tiềm năng vơ hạn dành cho giới trẻ, nhu cầu về nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực có trình độ và kỹ thuật cao cần được ưu tiên hơn bao giờ hết. Theo khảo sát trong nước thì 100% các cơng ty/doanh nghiệp Việt Nam đều muốn hướng đến tuyển dụng nhân sự ngành thương mại điện tử, thậm chí theo dự kiến và ước tính thì tử 2021-2025 tăng dần từ 10-50 người/năm. Cịn với các doanh nghiệp nước ngồi, theo báo cáo của Iprice tại 5 công ty thương mại điện tử lớn nhất Đơng Nam Á thì quy mơ nhân sự của công ty này tăng đến hơn 15% so với các ngành kinh tế. Như vậy theo tính tốn cũng có thể thấy, cứ mỗi quý các doanh nghiệp này đang tạo ra hơn 800 cơ hội việc làm ngành thương mại điện tử mới.

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

Hiện tại đang là thời gian tốt nhất cho bất cứ ai mong muốn tham gia lĩnh vực Thương mại điện tử. Các bí quyết về nguồn nhân lực và sự sẵn sàng từ phía người tiêu dùng Việt Nam trong việc mua bán trực tuyến đã tăng lên rất nhiều so với các năm qua, vì vậy những người gia nhập ngành ngay thời điểm hiện tại sẽ có nhiều cơ hội học hỏi và phát triển với nghề hơn bao giờ hết.

<i><b>2.2 Những cơ hội việc làm trong ngành Thương mại điện tử</b></i>

Ngày nay, các công ty không chỉ có thể bán các sản phẩm theo cách truyền thống mà cịn có thể thơng qua các trang web, mạng xã hội…Với sức mạnh của công nghệ thông tin, các công ty buộc phải đổi mới để nắm bắt cơ hội. Nếu muốn hội nhập quốc tế, đưa sản phẩm ra thị trường bất chấp khoảng cách và thời gian thì phải nhờ vào thương mại điện tử.

Mặc dù từ giữa năm 2022, kinh tế nước ta rơi vào khó khăn kéo dài, nhưng 3 tháng đầu năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 13,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành bán bn và bán lẻ tăng 8,1%. Điều này cho thấy, thương mại điện tử Việt Nam đã và đang phát triển với tốc độ mạnh mẽ. Lấy ví dụ, theo ước tính, trong 3 năm gần đây, nhu cầu tuyển dụng của Shopee tại thị trường Đơng Nam Á, trong đó có Việt Nam, đã tăng 176%. Bình quân, mỗi ngày Shopee lại cần tuyển thêm 3 nhân sự mới.

Cũng bởi vì ngành thương mại điện tử ở Việt Nam đang phát triển như vũ bão và tất cả các công ty đều phải triển khai. Vì vậy, cơ hội việc làm trong ngành thương mại điện tử có tiềm năng rất lớn đối với sinh viên. Nhu cầu nhân lực của ngành này rất cao. Đặc biệt là đội ngũ nhân viên đã được đào tạo chun nghiệp, có tay nghề chun mơn.

<b>PHẦN 4 :NGUY CƠ VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁTTRIỂN NHƯ VIỆT NAM TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ HIỆNNAY</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<i><b>3.1 Nguy cơ</b></i>

- Rủi ro về an ninh mạng: thương mại điện tử là một lĩnh vực phụ thuộc nhiều vào công nghệ thông tin và truyền thơng. Do đó, các nước đang phát triển có thể gặp nhiều rủi ro về an ninh mạng, bao gồm:

- Tội phạm mạng: Các đối tượng tội phạm có thể lợi dụng thương mại điện tử để thực hiện các hành vi như lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, đánh cắp thông tin cá nhân,...

- Virus, mã độc: Các virus, mã độc có thể xâm nhập vào hệ thống máy tính của người dùng, gây ra thiệt hại.

- Sự cố hệ thống: Các sự cố hệ thống như mất điện, đứt cáp quang,... có thể khiến các sàn TMĐT, website bán hàng bị gián đoạn hoạt động, gây ảnh hưởng đến người dùng.

- Rủi ro về cạnh tranh không lành mạnh:thương mại điện tử tạo ra một sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp, cả lớn và nhỏ. Tuy nhiên, cũng vì vậy mà các doanh nghiệp có thể lợi dụng thương mại điện tử để thực hiện các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, như:

- Giả mạo thương hiệu: Các doanh nghiệp có thể lợi dụng thương mại điện tử để bán các sản phẩm giả mạo thương hiệu, gây thiệt hại cho người tiêu dùng và doanh nghiệp sở hữu thương hiệu.

- Buôn bán hàng hóa giả, hàng nhái: Các doanh nghiệp có thể lợi dụng thương mại điện tửT để bán các sản phẩm giả, hàng nhái, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và an toàn của người tiêu dùng.

- Quảng cáo sai sự thật: Các doanh nghiệp có thể lợi dụng thương mại điện tử để quảng cáo sai sự thật về sản phẩm, dịch vụ của mình, gây hiểu lầm cho người tiêu dùng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

- Rủi ro về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng: thương mại điện tử mang lại nhiều tiện lợi cho người tiêu dùng, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, như:

- Mua phải hàng hóa khơng đúng chất lượng, khơng đúng mơ tả: Người tiêu dùng có thể mua phải hàng hóa khơng đúng chất lượng, không đúng mô tả trên website, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng.

- Không được đổi trả hàng hóa: Một số doanh nghiệp khơng cho phép đổi trả hàng hóa khi mua hàng online, gây khó khăn cho người tiêu dùng khi gặp phải các vấn đề về sản phẩm.

- Không được bảo hành, bảo trì sản phẩm: Một số doanh nghiệp khơng thực hiện bảo hành, bảo trì sản phẩm khi mua hàng online, gây thiệt hại cho người tiêu dùng.

<i><b>3.2 Thách thức</b></i>

- Trình độ công nghệ thông tin và kỹ năng số của người dân còn hạn chế: Điều này khiến người tiêu dùng khó tiếp cận và sử dụng các dịch vụ TMĐT.

- Mạng lưới hạ tầng viễn thơng và thanh tốn điện tử còn chưa phát triển đồng bộ: Điều này ảnh hưởng đến trải nghiệm mua sắm của người tiêu dùng và gây khó khăn cho các doanh nghiệp TMĐT trongviệc mở rộng quy mơ hoạt động. - Chính sách pháp luật về TMĐT cịn chưa hồn thiện: Điều này tạo ra môi trường

cạnh tranh không lành mạnh và gây khó khăn cho các doanh nghiệp TMĐT trong việc phát triển bền vững.

- Vấn đề hạ tầng công nghệ thông tin: Hạ tầng công nghệ thông tin là nền tảng cho sự phát triển của TMĐT. Các nước đang phát triển thường có hạ tầng cơng nghệ thơng tin chưa phát triển, dẫn đến tốc độ truy cập Internet chậm, giá cước Internet cao, khiến cho người dân khó tiếp cận với TMĐT.

- Vấn đề nhận thức của người dân: Nhiều người dân ở các nước đang phát triển vẫn cịn chưa có thói quen mua sắm trực tuyến. Họ cịn e ngại về tính an tồn, bảo mật của TMĐT, cũng như thiếu hiểu biết về các phương thức thanh toán trực tuyến. - Vấn đề pháp luật. Các quy định pháp luật về TMĐT ở các nước đang phát triển

cịn chưa hồn thiện, dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng tràn lan trên thị trường TMĐT.

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

- Vấn đề logistics. nguy cơ về tăng tỷ trọng hàng hóa nhập khẩu: Chi phí vận chuyển hàng hóa, đặc biệt là hàng hóa xun biên giới, cịn cao, khiến cho giá cả hàng hóa trên TMĐT trở nên đắt đỏ, khó cạnh tranh với hàng hóa bán truyền thống. - Thiếu sự quản lý với các nền tảng xuyên biên giới: Theo Bộ TT&TT, không chỉ

riêng các sàn TMĐT, các nền tảng mạng xã hội phổ biến cũng dần lấn sân sang các hoạt động TMĐT và giao dịch trực tuyến. Điển hình như Facebook, Google, Netflix, Youtube, Amazon, TikTok… các nền tảng này cho phép hiển thị các quảng cáo mua bán hàng hố, sản phẩm, có thể thực hiện mua bán qua liên kết với các sàn TMĐT, hoặc tích hợp trực tiếp việc đăng tải mua bán sản phẩm trên các nền tảng này.

- Nguy cơ dịch vụ bưu chính trong nước bị thay thế bởi nước ngoài: Sự tham gia của các doanh nghiệp nước ngoài nhằm thâu tóm thị trường chuyển phát Việt Nam đã có tác động mạnh mẽ. Các doanh nghiệp chuyển phát Việt Nam đang dần bị loại khỏi cuộc chơi chuyển phát cho TMĐT – mảng đang phát triển mạnh. Bối cảnh khối ngoại chi phối thị trường TMĐT và dịch vụ bưu chính phục vụ TMĐT tại Việt Nam đã tạo ra nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp bưu chính trong nước, đồng thời tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguồn dữ liệu lớn gắn với hoạt động giao nhận cung ứng dịch vụ bưu chính bị sử dụng trái pháp luật.

<b>PHẦN 5 : VAI TRÒ CỦA QUẢN TRỊ KINH DOANH TRONG BỐI CẢNH NÀY</b>

<i><b>4.1 Vai trò trong doanh nghiệp</b></i>

Trong xu thế cạnh tranh và hội nhập hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam đang gặp phải rất nhiều khó khăn khi phải cạnh tranh gay gắt trên thị trường, đặc biệt là trước sự bùng nổ của hàng loạt các doanh nghiệp trẻ . Càng tiến gần hơn với kỷ nguyên số, tiêu chí đặt ra đối với các doanh nghiệp lại càng trở nên khắt khe hơn. Không chỉ phải cung cấp các sản phẩm, dịch vụ phù hợp với nhu cầu của thời đại mà cònphải nhanh chân thay đổi để bắt kịp với xu thế mới. Muốn ứng dụng được khoa học cơng nghệ thì các doanh nghiệp cần phải có một hoạch định chiến lược mới, một phương thức quản lý mới phù hợp hơn để tạo ra giá trị bằng chất lượng chứ không phải cạnh tranh bằng tài chính và gia cơng. Một doanh nghiệp số là doanh nghiệp có thể áp dụng các phần

</div>

×