Tải bản đầy đủ (.pdf) (38 trang)

tiểu luận cuối kì thực trạng và giải pháp hoàn thiện các hoạt động chức năng của chuỗi cung ứng công ty yakult tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.51 MB, 38 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONGKHOA KINH TẾ - QUẢN LÝ</b>

<b> TIỂU LUẬN CUỐI KÌMƠN: QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG</b>

<i><b>Đề tài: “Thực trạng và giải pháp hoàn thiện các hoạt độngchức năng của chuỗi cung ứng công ty Yakult tại Việt Nam”</b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>ĐiểmChữ ký giám thị số 1Chữ ký giám thị số 2</b>

<i>(Ghi số và chữ)(Ký và ghi rõ họ tên)(Ký và ghi rõ họ tên)</i>

<b>DANH SÁCH THÀNH VIÊN</b>

<b>Tên thành viênMã sinh viênSố điện thoại% Hồn thànhcơng việc</b>

Trịnh Gia Bách A37557 0339495568 100% Nguyễn Phương Anh A37832 0966605905 100% Kim Phương Thảo A38315 0911220620 100% Đinh Huyền Linh A40704 0858413386 100% Trần Doãn Gia Huy A41002 0947873303 100%

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>MỤC LỤC</b>

<i><b>I.Cơ sở lý luận chung về chuỗi cung ứng và các hoạt động chức năng của chuỗi cung</b></i>

<i><b>ứng... 1</b></i>

<i><b>1.Khái niệm chuỗi cung ứng...1</b></i>

<i><b>1.1. Cấu trúc chuỗi cung ứng...1</b></i>

1.2. Thành viên chuỗi cung ứng...2

<i><b>2. Khái niệm quản lý chuỗi cung ứng...3</b></i>

<i><b>3. Các hoạt động chức năng của chuỗi cung ứng...4</b></i>

<i><b>II. Thực trạng hoạt động chức năng của chuỗi cung ứng Công ty Yakult...6</b></i>

<b> 1. Giới thiệu công ty Yakult Việt Nam...6</b>

<b> 2. Thực trạng chuỗi cung ứng công ty Yakult Việt Nam...9</b>

2.1. Cấu trúc chuỗi cung ứng của công ty...9

2.2. Các thành viên trong chuỗi cung ứng của công ty...10

<b>3. Thực trạng các hoạt động chức năng của chuỗi cung ứng Công ty Yakult Việt </b>

<i><b> III. Đánh giá và đề xuất giải pháp hoàn thiện hoạt động chức năng của chuỗi cung </b></i>

<i><b>ứng công ty Yakult Việt Nam</b></i>

<b> 1. Đánh giá</b>

1.1. Ưu điểm

1.2. Hạn chế và nguyên nhân

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b> 2. Đề xuất giải pháp</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU</b>

<b> </b>Trang

Hình 1. Ví dụ chuỗi cung ứng của Vinamilk………..1

Hình 2. Chuỗi cung ứng đơn giản……….………..2

Hình 3. Chuỗi cung ứng mở rộng………..………….2

Hình 4. Hoạt động của chuỗi cung ứng……….……….4

Hình 5. Sơ đồ cấu trúc chuỗi cung ứng của Cơng ty Yakult………10

Hình 6. Mơ hình phân phối sữa Yakult……….14

Hình 7. Quy trình sản xuất của cơng ty Yakult……….16

Hình 8. Các hoạt động quản lý kho của công ty Yakult………18

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<i><b>Lời cảm ơn</b></i>

Đầu tiên, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học Thăng Long vì đã đưa mơn học Quản trị chuỗi cung ứng vào chương trình giảng dạy. Đặc biệt, chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn – Cô Nguyễn Thị Thùy Trang đã dạy

dỗ, truyền đạt những kiến thức bổ ích cho chúng em trong kỳ học vừa qua. Trong thời gian tham gia lớp học, chúng em đã có thêm cho mình nhiều sự hiểu biết, tinh thần học tập hiệu quả, nghiêm túc. Đây chắc chắn là những kiến thức quý báu, là hành trang để

chúng em vững bước sau này.

Môn Quản trị chuỗi cung ứng là môn học thú vị, bổ ích và có tính thực tế cao, đảm bảo cung cấp đủ kiến thức, gắn liền với nhu cầu thực tiễn của sinh viên. Mặc dù chúng em đã cố gắng hết sức, nhưng do vốn kiến thức còn hạn chế và khả năng truyền đạt có thể chưa đủ sâu rộng, nên bài tiểu luận sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, nhóm chúng

em mong cơ sẽ xem xét và góp ý để bài tiểu luận được hoàn thiện nhất. Chúng em xin chân thành cảm ơn !

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>LỜI NÓI ĐẦU</b>

Nếu như trước đây, việc có một cốc sữa uống lên men là khá khó khăn cho dù khả năng thanh tốn của khách hàng có cao đến đâu thì giờ đây chỉ với một vài nghìn đồng, mọi khách hàng đều có thể mua cho mình một hộp sữa uống lên men thơm ngon, bổ dưỡng.

Với nền kinh tế đang phát triền, thu nhập tăng cùng với tầm hiểu biết về lợi ích của sữa lên men khiến nhu cầu tiêu dùng dòng sữa này ngày càng tăng cao ở Việt Nam. Vì vậy, thị trường sữa chua men sống Việt Nam là một trong những thị trường có tốc độ phát triển rất nhanh với nhiều doanh nghiệp lớn trong nước và các công ty đa quốc gia cùng tham gia. Để có một hộp sữa chua uống lên men đến với tay người tiêu dùng không chỉ đơn giản là một vài thao tác, một vài cơng đoạn... mà là cả một chu trình và một chuỗi các hoạt động đa dạng, phức tạp, liên hoàn và ẩn chứa khơng ít rủi ro.

Tuy nhiên, tổng sản lượng sữa chua uống lên men sản xuất trong nước mới chỉ đáp ứng được khoảng 20-25% nhu cầu tiêu thụ, cịn lại phải nhập khẩu từ nước ngồi. Nhiều doanh nghiệp đã thất bại nhưng cũng có nhiều doanh nghiệp thu về khơng ít thành cơng nhờ có phương pháp vận hành tốt chuỗi hoạt động hay nói đúng hơn là chuỗi cung ứng của mình, và Cơng ty Yakult Việt Nam là một ví dụ điển hình trong số đó. Sự xuất hiện thương hiệu Yakult Việt Nam đã tạo nên một điểm sáng cho ngành sữa chua uống lên men. Với một quy trình chế biến sữa quy mô lớn và đạt các tiêu chuẩn quốc tế, sữa uống Yakult đã thuyết phục và được người tiêu dùng đón nhận nhiệt tình trong giai đoạn thị trường sữa chua men sống gặp nhiều biến động. Đóng góp một phần khơng nhỏ cho sự thành cơng của Yakult là những hoạt động cung ứng chuyên nghiệp và logic.

Vậy điều gì làm nên thành cơng của Yakult Việt Nam nói chung và của chuỗi cung ứng Yakult Việt Nam nói riêng? Xin hãy cùng chúng tơi tìm câu trả lời thơng qua đề tài:

<i><b>“Thực trạng và giải pháp hoàn thiện các hoạt động chức năng của chuỗi cung ứng</b></i>

<i><b>công ty Yakult tại Việt Nam ".</b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<i><b>I. Cơ sở lý luận chung về chuỗi cung ứng và các hoạt động chức năng của chuỗi cung ứng</b></i>

<b>1. Khái niệm Chuỗi cung ứng</b>

Chuỗi cung ứng là một mạng lưới các lựa chọn sản xuất và phân phối nhằm thực hiện các chức năng thu mua nguyên liệu, chuyển đổi nguyên liệu thành bán thành phẩm và thành phần, và phân phối chúng cho khách hàng. Cụ thể, chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm nhà sản xuất, nhà cung cấp mà còn liên quan nhà vận chuyển, nhà kho, nhà bán lẻ và khách hàng. Bên trong mỗi doanh nghiệp, chuỗi cung ứng bao gồm nhưng không bị hạn chế bởi các bộ phận chức năng liên quan đến việc tiếp nhận và đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Hoạt động chuỗi cung ứng liên quan đến chuyển đổi các tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu và các thành phần thành một sản phẩm hoàn chỉnh để giao cho người tiêu dùng.

Ví dụ chuỗi cung ứng của tập đồn Vinamilk:

<i><b>Hình 1. Ví dụ chuỗi cung ứng của tập đoàn Vinamilk</b></i>

<b>1.1. Cấu trúc chuỗi cung ứng</b>

Cấu trúc chuỗi cung ứng là tập hợp nhóm các thành viên tham gia vào chuỗi cung ứng và thực hiện những hoạt động nghiệp vụ của chuỗi cung ứng. Cấu trúc chuỗi cung ứng có

<small>1</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

thể ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả quản lý các hoạt động của chuỗi hoặc chịu tác động của cạnh tranh và sự thay đổi của công nghệ.

Chuỗi cung ứng đơn giản:

<i><b>Hình 2. Chuỗi cung ứng đơn giản</b></i>

Chuỗi cung ứng mở rộng:

<i><b>Hình 3. Chuỗi cung ứng mở rộng</b></i>

<b>1.2. Thành viên của chuỗi cung ứng </b>

Thành viên của chuỗi cung ứng gồm 3 nhóm: Nhóm 1: “Nhà cung cấp của đơn vị cung cấp”

+ Nhà sản xuất: Là đơn vị trực tiếp làm ra sản phẩm. Bao gồm các công ty chuyên sản xuất nguyên liệu thô, các công ty sản xuất sản phẩm hồn chỉnh. Sản phẩm có thể hàng hóa hay dịch vụ.

+ Nhà phân phối (trung gian bán buôn): Thường mua lượng hàng lớn từ nhà sản xuất và phân phối sản phẩm đến với khách hàng. Thực hiện chức năng “thời gian và địa điểm” cho khách hàng.

Nhóm 2: “Khách hàng của khách hàng”

<small>2</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

+ Nhà bán lẻ: Lưu trữ hàng hóa trong kho và bán hàng hóa cho người tiêu dùng cuối cùng. Chú trọng giá cả, sự đa dạng của sản phẩm và dịch vụ khách hàng.

+ Người tiêu dùng: Là người trực tiếp hay gián tiếp mua sản phẩm của nhà sản xuất để phục vụ nhu cầu tiêu dùng cá nhân. Nhu cầu và sức mua thường xuyên biến động, ảnh hưởng trực tiếp đến doanh số của các thành viên cịn lại trong chuỗi cung ứng.

Nhóm 3: “Các công ty cung cấp dịch vụ”

+ Nhà cung cấp dịch vụ: Cung cấp dịch vụ cho nhà sản xuất, trung gian thương mại và khách hàng. Họ tập trung vào một công việc đặc thù và chuyên sâu vào những kỹ năng đặc biệt với mức giá thấp và đòi hỏi hiệu quả cao.

<b>2. Khái niệm Quản lý chuỗi cung ứng</b>

Thuật ngữ “Quản lý chuỗi cung ứng” xuất hiện cuối những năm 1980 và được sử dụng rất phổ biến vào những năm 1990. Thời gian trước đó, hoạt động kinh doanh đã sử dụng các thuật ngữ như là “hậu cần” và “quản lý hoạt động” thay thế. Quản lý chuỗi cung ứng là những hoạt động tác động đến hành vi của chuỗi cung ứng và nhằm đạt được kết quả mong muốn. Ta có định nghĩa về quản lý chuỗi cung ứng như sau:

Xét trên tính hệ thống, đó là sự kết hợp chiến lược của các chức năng kinh doanh truyền thống và những chiến thuật xuyên suốt theo các chức năng đó trong những cơng ty riêng biệt, kết hợp những chức năng kinh doanh truyền thống với chức năng kinh doanh trong chuỗi cung ứng, nhằm mục đích cải tiến hoạt động trong dài hạn cho nhiều công ty cũng như cho toàn bộ chuỗi cung ứng. Quản lý chuỗi cung ứng là sự kết hợp sản xuất, tồn kho, địa điểm và vận tải giữa các thành viên tham gia trong chuỗi cung ứng nhằm đạt được khối lượng công việc hiệu quả nhất trong thị trường đang phục vụ.

Mục tiêu của quản lý chuỗi cung ứng là “tăng thông lượng đầu vào và giảm đồng thời hàng tồn kho và chi phí vận hành”. Theo định nghĩa này, thơng lượng chính là tốc độ mà hệ thống tạo ra doanh thu từ việc bán cho khách hàng – khách hàng cuối cùng. Tùy thuộc vào thị trường đang được phục vụ, doanh thu hay lượng hàng bán ra có nhiều lý do khác nhau. Trong một vài thị trường, khách hàng sẽ chi trả cho mức độ phục vụ cao hơn. Ở một số thị trường, khách hàng đơn giản tìm kiếm các mặt hàng có giá thấp nhất.

<small>3</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

kho đến đúng theo định mức đó để vừa tối giản được các chi phí nhân lực, lưu kho, tồn kho; lại vẫn có thể đảm bảo được hoạt động cung ứng ổn định và phát triển.

Để thiết lập được định mức này doanh nghiệp đã áp dụng công thức quản lý hàng tồn kho EOQ dựa theo các thông số sau: nhu cầu về nguyên vật liệu trong năm, lượng đặt hàng 1 lần, chi phí đặt hàng 1 lần và chi phí dự trữ nguyên vật liệu.

<i><b>Công tác quản lý hàng tồn kho - Với nguyên vật liệu:</b></i>

Với nguyên vật liệu

Công ty Yakult đã áp dụng mơ hình quản lý hàng tồn kho nguyên vật liệu EOQ. Tuy nhiên, để sản xuất được một sản phẩm hồn chỉnh thì cơng ty phải nhập rất nhiều các nguyên vật liệu khác nhau, chúng khác nhau về cách đóng gói, khác nhau về nhà cung cấp, khác nhau về thời gian giao hàng cũng như q trình đặt hàng,... Chính vì thế, Yakult cũng đã cần phải phối hợp linh hoạt giữa cả mô hình EOQ và tình hình thực tế.

Đơi khi, lượng ngun vật liệu cần phải nhập nhiều hơn bình thường theo kinh nghiệm hoặc yêu cầu của những người trực tiếp làm việc trong kho, nhất là trong những thời điểm sức mua tăng hoặc cơng ty có những chương trình ưu đãi, giảm giá, kích cầu tiêu dùng.

Với hàng hóa thành phẩm

Với những hàng hóa đã được sản xuất thành phẩm thì Yakult xây dựng một hệ thống quản lý thơng minh để kiểm sốt tốt lượng hàng hóa tồn trong kho. Ở các nhà phân phối khi lượng hàng hóa thấp hơn mức tiêu chuẩn thì sẽ có thơng báo và cập nhật thơng tin để nhanh chóng điều phối hàng hóa hợp lý.

Vì số lượng hàng hóa trong kho rất nhiều và cịn có rất nhiều các loại sản phẩm khác nhau nên Yakult cịn áp dụng cơng nghệ trong việc quản lý kho hàng. Các sản phẩm được mã hóa hồn tồn, khi nhân viên kho tới kiểm tra hàng hóa thì chỉ cần qt mã là sẽ biết được số lượng hàng tồn kho. Các số liệu này sẽ được so sánh với số lượng hàng thực tế có trong kho để hạn chế thất thốt.

Nhờ việc gắn mã mà nhân viên còn dễ dàng kiểm sốt được vị trí của hàng hóa trong kho, thuận tiện cho việc di chuyển, lại tiết kiệm thời gian. Trong trường hợp được yêu cầu lập báo cáo hàng tồn kho thì chỉ cần xuất báo cáo thơng qua phần mềm công nghệ mà không cần thiết phải kiểm đếm từng đơn vị sản phẩm.

<i><b>Hoạt động sắp xếp hàng tồn kho </b></i>

Với nguyên vật liệu

Để sản xuất được các thành phẩm hàng hóa thì Yakult cần phải sử dụng sữa tươi, sữa bột và các hương liệu để phục vụ cho quá trình sản xuất. Để đảm bảo về an tồn vệ sinh thực phẩm thì ngun liệu sữa tươi sẽ được loại bỏ tạp chất, trải qua quy trình nghiêm

<small>20</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

ngặt để kiểm tra chất lượng, sau đó mới được bảo quản trong bồn lạnh. Cịn đối với các ngun vật liệu khác thì sẽ được bảo quản trong điều kiện thường.

Các nguyên vật liệu của Yakult chỉ có thời hạn sử dụng nhất định nên Yakult sắp xếp hàng hóa theo nguyên tắc FIFO - tức là những nguyên liệu nhập vào trước sẽ được sử dụng trước.

Các hàng hóa trong kho sẽ được sắp xếp trên kệ, các nguyên vật liệu có trọng lượng lớn thì được sắp xếp ở các kệ thấp và ngược lại. Các nguyên vật liệu này cũng được gắn mã khác nhau để dễ dàng trong việc quản lý và xuất kho.

Với hàng hóa thành phẩm

Hàng hóa của Yakult sẽ được phân chia thành các danh mục. Do đó, mỗi một danh mục sẽ cần các điều kiện bảo quản khác nhau. Hàng hóa sẽ được sắp xếp trên các tủ, kệ theo định mức cho phép, không chồng chéo quá nhiều gây ảnh hưởng tới chất lượng.

Trong trường hợp hàng tồn kho vượt mức bảo quản cho phép của cơng ty thì cơng ty sẽ bảo quản nguyên vật liệu tại các kho thuê còn hàng hóa thành phẩm sẽ được bảo quản tại kho công ty. Điều này nhằm đảm bảo được chất lượng của hàng hóa thành phẩm khi tới tay khách hàng.

<b>3.3. Địa điểm</b>

Doanh nghiệp đã đầu tư hơn 25 triệu USD để xây dựng nhà máy sữa chua tại Việt Nam cho nên cơ sở hạ tầng được xây dựng rộng rãi, trong phân xưởng được sơn bằng sơn công nghiệp chống bụi, đảm bảo vệ sinh, phù hợp với sản xuất thực phẩm.

Quản lý vệ sinh nghiêm ngặt: Khu vực sản xuất không được có cửa sổ để ngăn cơn trùng bên ngồi xâm nhập. Trang bị hệ thống lọc khí AHU loại bỏ các vi sinh vật gây hại. Trước khi vào khu vực sản xuất, nhân viên phải vệ sinh cá nhân nghiêm ngặt. Bộ phận kiểm soát chất lượng sẽ kiểm tra mức độ nhiễm vi sinh của môi trường không khí cũng như máy móc thiết bị hàng tháng.

Tiệt trùng trong sản xuất: Sử dụng các thiết bị tiệt trùng hiện đại, tiệt trùng ở nhiệt độ cao để có sữa và nước đường vơ trùng. Qua từng cơng đoạn xử lý, sản phẩm đều được tiệt trùng, đảm bảo cho ra sản phẩm chất lượng và giữ lại những vi sinh vật có lợi nhất. Sản phẩm khơng sử dụng phẩm màu có hại, là màu tự nhiên được tạo ra từ quá trình tiệt trùng.

<b>3.4. Vận chuyển</b>

Yakult dễ hỏng vì khơng có chất bảo quản. Hạn sử dụng trong 30 ngày sử dụng và chất lượng của Yakult có thể thay đổi do thay đổi nhiệt độ. Do đó, thay vì th bên thứ ba, Yakult tự quản lý chuỗi cung ứng. Tất cả sản phẩm đều được sản xuất tại Bình Dương. Tất cả thức uống có lợi khuẩn của Yakult đều được sản xuất và đóng gói tại Bình Dương.

<small>21</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

Những thành phẩm này được cung cấp cho tất cả các khu vực ở Việt Nam. Tất cả sản phẩm được vận chuyển bằng xe tải đơng lạnh. Yakult có một số xe tải đông lạnh chịu trách nhiệm vận chuyển đồ uống Yakult từ nhà máy đến văn phòng bán hàng và từ văn phòng bán hàng đến các nhà bán lẻ. Đối với việc giao hàng ra miền Bắc, Yakult sử dụng container có hệ thống điều hịa nhiệt độ để duy trì chất lượng đồ uống Yakult.Yakult cung cấp dịch vụ khách hàng cho đại lý bán lẻ. Nhân viên của Yakult thường xuyên đến thăm cửa hàng khách hàng của họ để theo dõi tình trạng bảo quản đồ uống Yakult của họ. Bên cạnh đó, tất cả hàng tồn kho hết hạn có thể được đổi bằng cách gửi lại cho Yakult và Yakult sẽ thay thế bằng hàng mới cho đến khi nhà bán lẻ bán hết tồn bộ hàng tồn kho.

<b>3.5. Thơng tin</b>

Hệ thống thơng tin logistics của Yakult được tạo thành bởi một số hệ thống thông tin như: hệ thống thông tin bán hàng, hệ thống thơng tin mua hàng, kiểm sốt tồn kho, hạ tầng hệ thống thông tin, hệ thống thông tin quản lý chất lượng, hệ thống thông tin giao thơng vận tải.Để quản lý hoạt động logistics của mình, Yakult đã sử dụng phần mềm ERP. Đây là một thuật ngữ liên quan đến mọi hoạt động của doanh nghiệp do phần mềm máy tính hỗ trợ và thực hiện các quy trình xử lý một cách tự động hóa để giúp doanh nghiệp quản lý các hoạt động then chốt.

Thực trạng Yakult áp dụng hệ thống ERP:Trong những năm cuối thế kỉ XX, hoạt động kinh doanh, sản xuất của Yakult vẫn còn sử dụng những phần mềm ứng dụng cũ như Foxpro hay Excel thường xuyên mắc phải những sai sót trong quá trình tính tốn, việc kiểm sốt lưu trữ chứng từ với khối lượng lớn... điều này làm cho doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Quy trình quản lý hàng hóa đầu vào và đầu ra cũng hồn tồn thủ công, điều này đã dẫn đến một số hậu quả như lượng hàng tồn kho quá nhiều trong khi sản phẩm đầu ra lại tiêu thụ quá chậm. Việc sử dụng máy móc và cơng nhân đều chưa đạt hết công suất… tất cả những điều này đều đã gây ra tốn kém trong cả quá trình sản xuất của Yakult trực tiếp ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty. Khơng có sự đồng bộ trong việc kiểm sốt giữa các khâu từ quá trình sản xuất đến xử lý đơn hàng, hạch toán dẫn đến sự gia tăng của chi phí sản xuất, chi phí lưu kho, hàng tồn kho.Là một cơng có mạng lưới lớn phủ sóng toàn quốc cùng việc đẩy mạnh thâm nhập thị trường ngoại, vấn đề sản xuất và quản lý tới các kênh chính và thách thức cho Yakult. Chính vì vậy, Yakult đã dùng phương án quản trị doanh nghiệp tổng thể ERP nhằm nâng cao hơn vị thế của mình. Trong vịng 2 năm thử nghiệm ứng dụng ERP, Yakult đã từng bước đưa vào dùng và kết nối tồn bộ hệ thống của mình, từ trụ sở, đến hệ thống kho hàng, và nhà máy trên toàn quốc.

<small>22</small>

</div>

×