Tải bản đầy đủ (.pdf) (38 trang)

tiểu luận môn các tôn giáo trên thế giới giá trị của hồi giáo trong phát triển du lịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.04 MB, 38 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG</b>

<b>Giá trị của Hồi giáo trong phát triển du lịch</b>

<b>Giảng viên chấm 1 Giảng viên chấm 2</b>

<b>MỤC LỤC</b>

<b>MỞ ĐẦU...3PHẦN 1. CÁC GIÁ TRỊ CỦA HỒI GIÁO...1</b>

<i><b>Hà Nội, 2021</b></i>

<b>Giảng viên: Phùng Đức KhoaSinh viên thực hiện: Hoàng Hải Ly</b>

<b>Mã sinh viên: A33456Lớp: Các tơn giáo trên thế giới.1</b>

<b>Nhóm: 3</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<i><b>1.1. Tổng quan về Hồi giáo:...1</b></i>

2.1.1. Thị trường khách theo không gian:...19

2.1.2. Tâm lý, nhu cầu của khách du lịch:...20

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>MỞ ĐẦU</b>

Từ trước đến nay người ta vẫn thấy được thế mạnh của các điểm tơn giáo, tín ngưỡng trong kinh doanh du lịch. Các điểm này luôn tiêu biểu cho giá trị văn hóa của một quốc gia, dân tộc nên có sức hấp dẫn tự nhiên đối với du khách từ nơi khác đến. Còn đối với người dân trong vùng, đó là nơi họ thường xuyên lui tới cho những ước vọng về đời sống tinh thần. Khi cuộc sống của con người ngày càng đề cao các giá trị tinh thần thì việc đi thăm viếng các cơng trình tơn giáo, tín ngưỡng để thưởng ngoạn cảnh quan thanh bình, xa rời thế tục, tham gia vào các hoạt động tại đây như nghe giảng kinh pháp, tọa thiền, ăn chay, làm từ thiện… đang trở thành một xu hướng của cuộc sống hiện đại. Hoạt động “du lịch tâm linh” từ đó ra đời.

Có thể thấy trong nhiều năm gần đây, đối tượng khách du lịch tâm linh, tôn giáo ngày càng được chú ý với mức chi tiêu cho du lịch tâm linh rất lớn trong số đó phải kể tới khách du lịch Hồi giáo. Đây là một thị trường khách béo bở với mức chi tiêu cao. Vì vậy, khơng chỉ Việt Nam mà cả những đối thủ trong khu vực cũng như quốc tế đang nhắm tới. Trong những năm gần đây, lượng khách du lịch Hồi giáo tới Việt Nam ngày một tăng lên. Tuy nhiên do đây là một thị trường khá mới mẻ nên những người làm dịch vụ cần nắm rõ được đặc điểm của những đối tượng khách du lịch này, từ đó tạo ra những sản phẩm du lịch thu hút, từ đó khai thác sâu thị trường khách này.

Mục đích: Qua bài tiểu luận về giá trị của hồi giáo trong kinh doanh du lịch, sinh viên sẽ có cái nhìn tồn diện hơn, nắm bắt được những đặc trưng nổi bật hồi giáo.

Ý nghĩa: Bài tiểu luận về giá trị của hồi giáo trong kinh doanh du lịch giúp sinh viên có cái nhìn rõ về hơn tôn giáo, bổ sung vốn kiến thức về du lịch, thúc đẩy khả năng sáng tạo của sinh viên, tạo cho sinh viên có những phản xạ tích cực,…

<i><b>Hà Nội, 2021</b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>PHẦN 1. CÁC GIÁ TRỊ CỦA HỒI GIÁO1.1. Tổng quan về Hồi giáo:</b>

<i><b>1.1.1. Lịch sử hình thành:</b></i>

Vào năm 610 Sau Cơng Ngun, một thương gia Ả Rập tên là Muhammad leo lên những ngọn đồi ở phía trên trị trấn Mecca quê hương ông để suy ngẫm và cầu nguyện về tình trạng tơn giáo hỗn loạn xung quanh ơng. Sau lần đó, ông cho biết rằng ông đã nhận được một khải tượng kêu gọi ông trở thành một vị tiên tri cho dân ông. Sự kiện này đánh dấu sự khởi đầu của tôn giáo được biết đến là Islam (iss-LAAM) tức là Hồi Giáo, một từ mà có nghĩa là “quy phục” (Thượng Đế). Một người tin theo đạo Hồi được gọi là Muslim (MUSS-lim), có nghĩa là “người quy phục.”

Kể từ lúc đó, Muhammad nói rằng ơng đã nhận được nhiều điều mặc khải cho đến khi ông qua đời gần 25 năm sau đó. Ban đầu ơng chia sẻ những điều mặc khải đó với dân chúng trong thị trấn của mình, cảnh báo về những sự phán xét thiêng liêng sẽ xảy đến; hô hào những người nghe ông phải hối cải và đối xử tử tế với những góa phụ, trẻ mồ cơi, và người nghèo túng; thuyết giảng về sự phục sinh chung cho người chết và sự phán xét cuối cùng của Thượng Đế.

Trong lịch sử thế giới, chưa từng có một tơn giáo nào bành trướng một cách mạnh mẽ và nhanh chóng cho bằng đạo Hồi. Từ một nhóm người du mục sống trong một ốc đảo heo hút giữa sa mạc Syro-Arabia đã mau chóng biến thành những con người đầy quyền lực tung hồnh từ Cận Đơng đến Âu Châu và từ Bắc Phi đến tận các nước Châu Á.

Chỉ trong vòng 10 năm kể từ ngày giáo chủ Muhammad qua đời (632-642) quân Hồi Giáo Ả Rập đã chiếm trọn bán đảo Arabia (rộng gấp 8 lần Việt Nam), chiếm Iraq, Syria, Palestine, Ai Cập và phía Tây nước Iran. Trong 2 năm (648-649), quân Hồi chiếm Carthage, Tunisia. Một điều làm cho cả thế giới kinh ngạc là lần đầu tiên người Ả Rập chiếm một nước châu Âu, đó là Hy Lạp. Thừa thắng xơng lên, người Hồi Giáo Ả Rập mở cuộc chiến tranh đánh Tây Ban Nha. Sau 5

1

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

năm, người Hồi giáo chiến thắng đã chiếm trọn nước châu Âu rộng lớn và nổi tiếng sùng đạo Công Giáo nhất thời bấy giờ.

Mặc dù có những bất đồng, các tín đồ Hồi Giáo đã trở nên hợp nhất hơn về mặt tôn giáo so với những người theo đạo Cơ Đốc. Hơn nữa, trong vài thế kỷ vào khoảng năm 800 Sau Cơng Ngun, nền văn minh Hồi Giáo có thể được cho là tiến bộ nhất trên thế giới về lĩnh vực khoa học, y tế, toán học, và triết học.

<i><b>1.1.2. Nội dung:</b></i>

1.1.2.1. Giáo lý Hồi giáo:

Đặc điểm giáo lý của Hồi giáo là rất đơn giản nhưng luật lệ và lễ nghi rất phức tạp và nghiêm khắc thậm chí đến mức khắt khe và nhiều khi nó vượt ra khỏi phạm vi tôn giáo và trở thành một chuẩn mực pháp lý của xã hội. Trong Hồi giáo khó thấy ranh giới giữa cái thiện và cái tục.

Giáo lý cơ bản của Hồi giáo là Kinh Coran (Coran theo nguyên nghĩa tiếng Ảrập là “tụng đọc”) vì đó là những lời nói của Mơhamet được ghi lại và những lời này do thánh Allah thông qua thiên sứ Gabrien “khải thị” cho Mohammed. Kinh Coran tổng cộng có 30 quyển, 114 chương hơn 6200 tiết (là những đoạn thơ). Nội dung Kinh Coran vô cùng phong phú đại thể bao gồm những tín ngưỡng cơ bản và chế độ tơn giáo của đạo Hồi và những ghi chép về tình hình xã hội trên bán đảo Ảrập đương thời cùng với những chính sách về chủ trương xã hội, quy phạm luân lý đạo đức… Giáo lý Hồi giáo gồm các điểm cơ bản sau:

Allah là đấng tối cao sinh ra trời đất

Allah là đấng tối cao sinh ra mn lồi và con người

Con người là bình đẳng trước Allah nhưng số phận và tài năng tạo nên sự khác nhau giữa những con người

Số phận con người có tính định mệnh và do Allah sắp đặt

Tín đồ Hồi giáo phải ln có thái độ đúng: trong cộng đồng Hồi giáo thì phải kiên nhẫn, phục tùng Allah, đối với người ngoài thì phải kiên quyết bảo vệ mọi lợi ích của Hồi giáo và phải có tinh thần thánh chiến

Về y lý: khuyên bảo con người phải giữ gìn sức khỏe 2

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

Những lời khuyên về đạo lý:

1. Chỉ tôn thờ một Thiên chúa (tiếng Ả Rập là Allah) 2. Vinh danh và kính trọng cha mẹ

3. Tơn trọng quyền của người khác 4. Hãy bố thí rộng rãi cho người nghèo

5. Tránh giết người, ngoại trừ trường hợp cần thiết 6. Cấm ngoại tình

7. Hãy bảo vệ và chu cấp trẻ mồ côi 8. Hãy cư xử công bằng với mọi người 9. Hãy trong sạch trong tình cảm và tinh thần 10.Hãy khiêm tốn

Ngồi ra, tín đồ Hồi giáo có một số luật lệ:

Một lần trong đời, họ phải hành hương về thánh địa Mecca, nhưng với điều kiện họ khơng vay mượn hay xin phí tổn. Trước khi đi, họ phải lo cho gia đình, vợ con đầy đủ những nhu cầu cần thiết trong thời gian họ vắng mặt hành hương.

Nghiêm cấm ăn máu, thịt con vật đã chết trước khi cắt tiết theo nghi thức, khơng được ăn thịt lợn vì lợn là con vật bẩn thỉu.

Nghiêm cấm uống rượu và các thức uống lên men.

Người Hồi giáo chỉ được ăn thịt halal, tức là thịt đã được giết mổ theo nghi thức của đạo Hồi. Tuy nhiên, trong trường hợp tuyệt đối khơng có gì ăn, họ được ăn mọi thứ để duy trì sự sống.

3

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

Hàng năm phải thực hiện ăn chay Ramadan để tưởng nhớ và biết thương xót người nghèo.

Hồi giáo nghiêm cấm kỳ thị chủng tộc và tơn giáo, tín đồ Hồi giáo khơng được phép chỉ trích cũng như phán xét người khác. Đó là việc của Allah Đấng Tồn Năng.

1.1.2.2. Tín ngưỡng Hồi giáo:

Xét về niềm tin, tín đồ Hồi giáo tin vào Allah, sứ giả Mohammed, Thiên sứ, Thiên kinh, hậu thế.

Tin vào Allah: Đây là một nội dung quan trọng của tín điều cơ bản. Theo Hồi giáo, Alah là vị thần duy nhất trong vũ trụ, tự sinh ra và bất tử. Alah sáng tạo thế giới, và là chúa tể. Hồi giáo khơng thờ ảnh tượng của Alah vì họ quan niệm Alah toả khắp nơi, khơng một hình tượng nào đủ để thể hiện Alah.

Tin vào sứ giả Mohammed: Giáo lý Hồi giáo cho rằng Allah từng cử nhiều sứ giả đến các dân tộc khác nhau trong những thời kỳ nhất định để truyền đạt ngôn luận của Allah cho con người. Có đến 5 sứ giả. Trong đó Mohammed là sứ giả cuối cùng mà Allah chọn lựa. Đây cũng là sứ giả xuất sắc nhất. Chỉ có Mohammed là được nhận những ngơn luận của Allah một cách đầy đủ nhất.

Tin vào thiên sứ: Thiên sứ do Allah tạo ra, là một loại linh hồn, vơ hình trước con người, khơng có tính thần. Mỗi thiên sứ có một nhiệm vụ. Trong Thiên sứ cũng có sự phân chia cao thấp. Cao nhất là thiên sứ Gabrien. Con người không phải phủ phục trước thiên sứ.

Tin vào Thiên kinh: Allah từng trao thiên kinh cho các sứ giả trước Mohammed, mỗi người một bộ. Nhưng những bộ ấy không đầy đủ, bị thất lạc hoặc bị người đời sau giải thích sai lệch. Chỉ có bộ thiên kinh mà Allah truyền cho Mohammed là bộ kinh điển cuối cùng nhưng đầy đủ nhất. Đó là kinh Coran. Vì vậy, kinh Coran dưới mắt người Hồi giáo là bộ kinh điển thần thánh duy nhất.

4

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

Tin vào hậu thế: Sẽ có ngày tận thế. Trong ngày ấy, mọi sinh linh sẽ kết thúc để rồi tất cả sống lại nhận sự phán xét của Allah. Dựa vào hành vi của mỗi người mà Allah quyết định: thiên đường dành cho người thiện, địa ngục là nơi của kẻ ác.

1.1.2.3. Nghĩa vụ Hồi giáo:

Hệ thống nghĩa vụ của tín đồ Hồi giáo rất rộng và chi tiết, dựa trên cơ sở kinh Coran và sách Thánh huấn.

Các tín đồ có 5 nghĩa vụ chủ yếu. Đó là niệm, lễ, trai, khoá, triều. Đây là 5 trụ cột của Hồi giáo, tạo nên sườn cốt cho đời sống của người Hồi giáo.

Niệm: Tín đồ phải thường xuyên tụng niệm thành tiếng tín điều cơ bản (Vạn vật khơng phải là Chúa, chỉ có Chân chúa; Mohammed là sứ giả của Chúa).

Lễ: Tức là lễ bái. Các tín đồ mỗi ngày hành lễ 5 lần (sáng, trưa, chiều, tối, đêm). Thứ 6 hàng tuần thì làm lễ tại thánh đường 1 lần vào buổi trưa. Trước khi làm lễ, tín đồ phải rửa mặt, tay chân, quỳ xuống, hướng về đền Kabah để cầu nguyện.

Trai: Tức là trai giới. Tháng 9 theo lịch Hồi là tháng trai giới của Hồi giáo. Trong tháng này mọi tín đồ khơng ăn uống, quan hệ tính dục từ khi mặt trời mọc đến khi mặt trời lặn, trừ một số trường hợp đặc biệt. Kết thúc tháng này là lễ Phá bỏ sự nhịn đói, các tín đồ sẽ cùng nhau cầu nguyện, sau đó tặng q cho nhau, và bố thí.

Khóa: Các tín đồ có nghĩa vụ đóng góp cho các hoạt động từ thiện. Sự đóng góp đó có thể là tự nguyện, nhưng cũng có khi là bắt buộc dựa vào tài sản của tín đồ (khoảng 1/40 tài sản).

Triều: Các tín đồ có nghĩa vụ hành hương về Mecca ít nhất 1 lần trong cuộc đời, để triều bái Kabah trong tháng 12 theo lịch Hồi (hành hương Haji). Cuộc lễ triều bái kéo dài trong 10 ngày. Ngày cuối cùng tín đồ sẽ hiến lễ là một con cừu hoặc lạc đà, hoặc một con vật có sừng. Triều

5

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

bái Mecca trong dịp này là chính triều. Cịn phó triều thì diễn ra trong thời gian bất kỳ của năm và ít nghi lễ hơn.

1.1.2.4. Tổ chức Hồi giáo:

Thánh đường Hồi giáo là nơi sinh hoạt tập thể và có tính thiêng liêng với các tín đồ, Thánh đường gồm có Đại Thánh đường và Tiểu Thánh đường. Trong Thánh đường có bài trí đơn giản, khơng bàn ghế, khơng có đồ thờ q hay nhạc cụ, chỉ có chiếc gậy mà theo truyền thuyết là của giáo chủ Mohammed đã dùng nó để đi truyền đạo.

Hệ thống chức sắc gồm có Giáo chủ (Mufty), phó Giáo chủ (Naib Mufty), Giáo cả (Ha Kim), phó Giáo cả (Naib Ha Kim), Imân, Khatib, Bital, Slak, HaDji.

<b>1.2. Các giá trị của Hồi giáo:</b>

<i><b>1.2.1. Triết lý:</b></i>

Triết lý đạo Hồi được gắn liền với tên tuổi của Giáo chủ Mohammed (570 – 632) là một người thuộc gia tộc Casimu ở Mecca. Tục truyền rằng thánh Allah (Ala – Chân chủ) đã cử thiên sứ Gabrien đến truyền đạt Thần dụ và lần đầu tiên “khải thị” cho Mohammed chân lý của Kinh Coran khiến ông trở thành “Thánh thụ mệnh” để tiếp thụ sứ mệnh của chân chủ trao cho và bắt đầu công cuộc truyền bá đạo Hồi. Cùng với việc mở rộng phạm vi truyền đạo Mohammed còn liên minh với các bộ tộc và dùng sức mạnh buộc các thế lực còn lại phải quy thuận theo đạo Hồi. Cuộc cách mạng do Mohammed lãnh đạo là một cuộc cách mạng tôn giáo và cải cách xã hội kết hợp với nhau. Các quan điểm và triết lý của đạo Hồi cho đến nay vẫn có ảnh hưởng rất mạnh tại khu vực Trung Đơng và là nền tảng lý luận quan trọng giúp chúng ta có cách nhìn và đánh giá đúng mực về khu vực này. Có thể tiếp cận một số nội dung triết lý quan trọng của đạo Hồi bao gồm:

Theo Đạo Hịi, chỉ có một Thượng Đế nhân từ và kiến tạo, con người nhận biết Thượng Đế qua các dấu vết để lại. Allah là đấng tối cao sinh ra trời đất, sinh ra mn lồi trong đó có con người. Con người là bình

6

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

đẳng trước Allah nhưng số phận và tài năng tại nên sự khách nhau giữa những con người.

Tín đồ đạo Hồi phải ln có thái độ đúng: trong cộng đồng (Hồi giáo) thì phải kiên nhẫn chịu đựng, phục tùng Allah, đối với người ngồi thì phải kiên quyết bảo vệ mọi lợi ích của đạo Hồi và phải có tinh thần thánh chiến.

Quan điểm triết lý đạo Hồi cũng đưa ra một hệ thống các nghĩa vũ Hồi giáo, coi đó là nền tảng trong hành vi và sự phát triển của xã hội Arab với 5 nghĩa vụ chủ yếu dành cho các tín đồ là niệm, lễ, trai, khóa, triều.

Triết lý Hồi giáo gắn chặt với quan điểm của đạo Hồi về phát triển kinh tế với ưu tiên hàng đầu là phải đảm bảo phúc lợi và công bằng kinh tế - xã hội của tất cả lồi người (quan điểm có tên gọi là falah về phúc lợi và công bằng theo triết lý đạo Hồi).

Đạo Hồi có quan tâm đồng đều tới cả khía cạnh vật chất lẫn khía cạnh tinh thần sống của con người. Triết lý đạo Hồi cho rằng sự phát triển về mặt vật chất chưa đủ để đem lại phúc lợi cho con người và vẫn cần phải có sự ôn hòa trong tư tưởng và hạnh phúc trong nội tâm để có thể phát triển được một nền kinh tế thịnh vượng, vì lợi ích của con người.

<i><b>1.2.2. Kiến trúc nghệ thuật:</b></i>

Tổng quan kiến trúc Hồi giáo:

Kiến trúc Hồi giáo sơ khai chịu ảnh hưởng của kiến trúc La Mã, Byzantine, Ba Tư, Lưỡng Hà và Ả Rập tiền Hồi giáo và tất cả các vùng đất khác mà những người Hồi giáo sơ khai đã chinh phục vào thế kỷ thứ bảy và thứ tám. Xa hơn về phía đơng, nó cũng bị ảnh hưởng bởi kiến trúc Trung Quốc và Ấn Độ khi Hồi giáo lan rộng đến Đơng Nam Á. Sau đó, nó phát triển các đặc điểm khác biệt trong hình thức của các tịa nhà và trong việc trang trí các bề mặt bằng thư pháp Hồi giáo, arabesques, vàhọa tiết hình học. Các yếu tố kiến trúc mới như tháp nhỏ, muqarnas và mái vòm nhiều chân đã được phát minh. Các loại tòa nhà phổ

7

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

biến hoặc quan trọng trong kiến trúc Hồi giáo bao gồm nhà thờ Hồi giáo, madrasas , lăng mộ, cung điện, phịng tắm hammam (nhà tắm cơng cộng), gia đình Sufi, đài phun nước và cánh buồm, các tòa nhà thương mại (ví dụ như caravanserais và chợ) và cơng sự quân sự.

Đặc điểm kiến trúc Hồi giáo:

Một số đặc điểm của kiến trúc Hồi giáo được kế thừa từ kiến trúc tiền Hồi giáo của khu vực đó trong khi một số đặc điểm như tháp nhỏ, muqarnas, arabesque, họa tiết hình học Hồi giáo, vịm nhọn, vịm nhiều chân, mái vòm hành và mái vòm nhọn được phát triển muộn hơn.

Kiến trúc Hồi giáo có thể được tìm thấy chủ yếu ở các quốc gia Ả Rập và các quốc gia đa số theo đạo Hồi trên thế giới, cũng như ở các quốc gia châu Âu có lịch sử Ả Rập hoặc Hồi giáo, chẳng hạn như Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.

Kiến trúc Hồi giáo là một thể loại kiến trúc có tuổi đời hàng thế kỷ, bắt nguồn từ các nguyên tắc của đạo Hồi. Các hình thức điêu khắc nổi bật và chi tiết trang trí thường chói lọi đặc trưng cho các tịa nhà Hồi giáo bao gồm một số cấu trúc xây dựng gây kinh ngạc nhất trên Trái đất.

Lịch sử kiến trúc Hồi giáo:

Kiến trúc Hồi giáo đề cập đến một phong cách kiến trúc được tạo ra như một biểu hiện vật lý của các nguyên tắc của Hồi giáo bởi người Mô ha mét giáo (những người theo đạo Hồi) vào thế kỷ thứ 7, một truyền thống tiếp tục cho đến ngày nay. Tòa nhà thường xuyên gắn liền với kiến trúc Hồi giáo là nhà thờ Hồi giáo, hay nơi thờ cúng của người Hồi giáo. Nhưng kiến trúc Hồi giáo bao gồm cả các tòa nhà thế tục và tôn giáo, bao gồm mọi thứ từ nhà thờ Hồi giáo quy mô lớn, pháo đài, cung điện, lăng mộ và các cơng trình cơng cộng như trường học đến các cơng trình quy mơ nhỏ hơn bao gồm đài phun nước, nhà tắm công cộng và các cơng trình kiến trúc trong nhà.

Kiến trúc Hồi giáo ban đầu bị ảnh hưởng bởi các phong cách hiện có như kiến trúc La Mã, Byzantine và Ba Tư. Khi kiến trúc Hồi giáo lan rộng từ Trung Đông ra khắp thế giới, đặc biệt là đến những nơi như châu Á, nó đã bị ảnh

8

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

hưởng bởi kiến trúc Trung Quốc và Mughal. Kiến trúc Hồi giáo ở các vùng của Châu Âu là một phiên bản của kiến trúc Hồi giáo được phát triển bởi những người Hồi giáo Bắc Phi đã chinh phục bán đảo Iberia và nhiều hòn đảo Tây Địa Trung Hải xung quanh và phát triển phong cách này qua hàng trăm năm trị vì. Nhiều ví dụ nổi bật của phong cách này có thể được tìm thấy ở Tây Ban Nha. Vào giữa thế kỷ 19, một phong trào phục hưng bao gồm cơng trình của kiến trúc sư người Catalan Antoni Gaudi, người có cơng trình bị ảnh hưởng nhiều bởi phong cách Hồi giáo ở Tây Ban Nha.

Đặc điểm chính của kiến trúc Hồi giáo: Minarets:

Những ngọn tháp cao chót vót với cầu thang bên trong và cửa sổ nhỏ, các tháp nhỏ rất nổi bật khi nhìn vào và phục vụ một chức năng tồn diện, kêu gọi người Hồi giáo cầu nguyện năm lần một ngày.

Kiến trúc Hồi giáo có các mái vịm được đặt trên các cấu trúc được gọi là mặt dây chuyền khiến nó có thể phù hợp với một mái vịm trịn trên một căn phịng hình chữ nhật hoặc hình vng. Ưu đãi thường được trang trí bằng cách ốp lát khảm.

Muqarnas Vaults:

Tương tự như mơ hình tổ ong hoặc thạch nhũ, mái vòm muqarnas phức tạp tạo thêm điểm nhấn về kết cấu và đơn sắc cho trần nhà của nội thất thường được lát gạch phức tạp và đầy màu sắc.

Móng ngựa (hoặc lỗ khóa); nhọn (tiền thân của Gothic ); bánh đa sò; và mái vịm kiểu ogee.

Chi tiết trang trí:

Trang trí Hồi giáo thường bao gồm việc lát gạch khảm nhiều màu có các hoa văn lặp đi lặp lại và các họa tiết và hoa văn hình học hoặc thực vật phi tượng hình như arabesque. Nó cũng thường bao gồm việc sử dụng các chữ viết

9

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

thư pháp Ả Rập, chẳng hạn như các đoạn trong Kinh Qur’an. Một tính năng nổi bật khác là mashrabiya, hoặc tác phẩm mạng lưới gỗ, được sử dụng trên cửa sổ để tạo sự riêng tư và kiểm sốt khí hậu và đôi khi được sử dụng trong bối cảnh hiện đại như một yếu tố trang trí thuần túy hoặc tùy chọn để phân chia không gian nội thất. Các yếu tố trang trí khác của thiết kế Hồi giáo bao gồm các bức tranh tường; tác phẩm điêu khắc bằng vữa và các tấm tường; và đồ gỗ trang trí.

Hình ảnh 1. Biểu tượng trăng lưỡi liềm trong kiến trúc và trang trí thánh đường Hồi giáo

10

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

Các yếu tố ngoài trời: Kiến trúc Hồi giáo thường có các khu vườn; sân trong có tường bao quanh; hội trường kiểu dáng ngắn mở được dựng bằng cột; và hầm.

1.2.2.1. Kiến trúc nghệ thuật Hồi giáo nổi bật trên thế giới:

Hình ảnh 2. Nhà thờ Hồi giáo Hassan ở Rabat, Maroc Richard Sharrocks

Hình ảnh 3. Nhờ thờ Hồi giáo Nasir-al Molk ở Iran

11

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

Hình ảnh 4. Vịm đá ở Jerusalem, Israel mbell

Có niên đại từ thế kỷ thứ 7, ngơi đền cơng cộng nổi tiếng này là di tích Hồi giáo lâu đời nhất thế giới. Là tòa nhà Hồi giáo đầu tiên có mái vịm theo phong cách Byzantine, việc xây dựng The Dome of the Rock là một trong những ví dụ sớm nhất về sự phát triển của phong cách Hồi giáo. Mái vòm bằng gỗ dát vàng nằm trên một chân đế hình bát giác. Bản thân tịa nhà được trang trí bằng tranh ghép hoa và hình học.

12

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

Hình ảnh 5. Quần thể lăng mộ Taj Mahah ở Agra, Ấn Độ

Thường được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới và là một trong Bảy Kỳ quan Thế giới Mới , Taj Mahal được coi là ví dụ nổi tiếng nhất về kiến trúc Hồi giáo trên hành tinh. Kết hợp các yếu tố của kiến trúc Ba Tư, Ấn Độ và Hồi giáo, quần thể lăng mộ có từ thế kỷ 17 rộng lớn này đã trở thành một trong những điểm thu hút khách du lịch nổi tiếng nhất thế giới và phông nền chụp ảnh tự sướng được đánh giá cao, có thể nhận ra ngay lập tức nhờ lăng mộ đá cẩm thạch trắng uy nghiêm ở trung tâm. Kiểm tra kỹ hơn cho thấy các chi tiết phức tạp như đá quý được khảm và thư pháp Ả Rập.

13

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

Hình ảnh 6. Alhambra ở Granada, Tây Ban Nha

Alhambra là một cung điện và pháo đài có từ thế kỷ 14 và là Di sản Thế giới được UNESCO công nhận, được xây dựng trên một cao nguyên nhìn ra Granada, Tây Ban Nha. Mặc dù khu phức hợp đã mất đi một số cấu trúc ban đầu trong 700 năm qua, những gì còn lại của khu phức hợp vĩ đại này là một ví dụ tuyệt đẹp về trang trí kiến trúc Hồi giáo, chẳng hạn như gỗ chạm khắc và vữa, lát gạch đầy màu sắc, thư pháp và muqarnas trang trí Tịa án Sư tử.

Hình ảnh 7. Trung tâm Heydar Aliyev ở Baku, Azerbaijan

14

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

Một ví dụ nổi tiếng về phiên bản hiện đại hóa của phong cách Hồi giáo là trung tâm văn hóa từng đoạt giải thưởng năm 2013 này được thiết kế bởi kiến trúc sư người Anh gốc Iraq Zaha Hadid, người đã qua đời vào năm 2016. Tòa nhà tái hiện dòng chảy đặc trưng của các yếu tố kiến trúc được tìm thấy trong thiết kế Hồi giáo truyền thống, cộng hưởng với truyền thống hàng thế kỷ đồng thời tỏ ra kiên quyết mang tính đương đại.

1.2.2.2. Kiến trúc nghệ thuật Hồi giáo nổi bật ở Việt Nam:

Thánh đường là trung tâm tổ chức các hoạt động văn hóa, xã hội và tâm linh của cộng đồng Hồi giáo. Tại TP. Hồ Chí Minh có 4.537 tín đồ Hồi giáo sinh hoạt tâm linh tại 15 ngôi thánh đường (Masjid) và tiểu thánh đường (Su rao). Đây là những cơng trình kiến trúc tơn giáo đặc trưng, độc đáo, được xây dựng thật uy nghi, tráng lệ.

Hình ảnh 8. Chính điện Thánh đường Jamiul Muslimin 52 Nguyễn Văn Trỗi, quận Phú Nhuận (TP.Hồ Chí Minh)

15

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

Hình ảnh 9. Chính điện Thánh địng Jamain Al Muslim số 66 Đơng Du, quận 1 (TP.Hồ Chí Minh)

Trong số những cơng trình kiến trúc Hồi giáo được xây dựng lâu đời nhất, nguy nga nhất, phải kể đến Thánh đường Masjd Al Ra him (ở 45 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 1), do tín đồ người Hồi giáo Malaysia xây dựng vào năm 1885 và Thánh đường Jamain Al Muslimin (cịn gọi là Thánh đường Đơng Du) ở 66 Đông Du, Quận 1, được cộng đồng Hồi giáo người Ấn Độ xây dựng vào năm 1935. Đây là 2 ngơi thánh đường có phong cách kiến trúc độc đáo, ấn tượng, mang đậm dấu ấn Hồi giáo vùng Nam Á, được xây dựng rất kỳ công với những ngọn tháp cao vút, chỏm cầu hình búp sen, hình củ hành, vịm cuốn cửa nhọn đầu hình lá bồ đề là những đặc trưng lâu đời nhất của kiến trúc Hồi giáo.

16

</div>

×