Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Tiểu luận môn Văn hóa Doanh nghiệp và Đạo đức Kinh Doanh Tiểu luận Vinashin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.64 KB, 16 trang )

Tập đoàn Kinh tế Vinashin
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM VINASHIN
1. Ngô Thị Thanh Hiếu A16917
2. Nguyễn Thị Hồng Anh A16559
3. Nguyễn Trà My A16433
4. Tô Kiều Trang A16949
5. Mai Anh Thư A16223
6. Nguyễn Anh Tuấn A16713
7. Nguyễn Huyền Trang A16842
8. Phan Thị Phương A16852
9. Phạm Thị Ngân A17296
10. Nguyễn Thu Thảo A17477
11. Lê Thi Minh Trang A17821
MỤC LỤC
I, KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TẬP ĐOÀN VINASHIN 3
1
Tập đoàn Kinh tế Vinashin
1, Lịch sử hình thành 3
2, Cơ cấu tổ chức 3
II, NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ SỤP ĐỔ CỦA VINASHIN TỚI KINH TẾ, XÃ
HỘI, VĂN HÓA, PHÁP LUẬT, MÔI TRƯỜNG 4
1, Ảnh hưởng tới kinh tế 4
2, Ảnh hưởng tới xã hội 6
3, Ảnh hưởng tới văn hóa 7
4, Ảnh hưởng về mặt pháp luật 9
5, Ảnh hưởng tới môi trường

10
III, TỔNG KẾT 11
2
Tập đoàn Kinh tế Vinashin


I, KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TẬP ĐOÀN VINASHIN
1, Lịch sử hình thành
• Tập đoàn Kinh tế Vinashin (tên giao dịch tiếng Anh: Vinashin Business Group, viết
tắt là VINASHIN) là một tập đoàn kinh doanh của Việt Nam chuyên về hoạt động
đóng tàu do Nhà nước Việt Nam nắm quyền sở hữu chi phối.
• Tập đoàn được thành lập năm 2006 trên cơ sở tổ chức và sắp xếp lại Tổng công ty
Công nghiệp tàu thủy Việt Nam là một tổng công ty 91 được thành lập từ năm 1996.
2, Cơ cấu tổ chức:
Tập đoàn được tổ chức theo mô hình cơ cấu công ty mẹ - con; công ty mẹ hoạt
động theo dạng công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do chính phủ làm chủ sở
hữu 100% vốn điều lệ.
- Công ty mẹ
+ Tên đầy đủ là: Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam. Đây một doanh nghiệp
nhà nước có chức năng đầu tư bằng vốn của Nhà nước.
+ Công ty mẹ có hệ thống tổ chức bài bản, chặt chẽ bao gồm: Văn phòng, các Ban,
Trung tâm chuyên môn, nghiệp vụ. Văn phòng đại diện của Công ty mẹ ở trong nước
và nước ngoài. Các chi nhánh trực thuộc Công ty mẹ như: Công ty Xuất Nhập khẩu
Vinashin; Trung tâm hợp tác đào tạo lao động với nước ngoài; Trung tâm Tư vấn đầu
tư và Kiểm định xây dựng Vinashin. Đơn vị sự nghiệp có thu gồm: Trường Cao đẳng
nghề Vinashin;Trường Trung cấp nghề Công nghiệp tàu thủy III; Trường Trung cấp
nghề Công nghiệp tàu thủy VI; Tạp chí Công nghiệp tàu thủy.
- Các công ty con
3
Tập đoàn Kinh tế Vinashin
+ Các công ty con thuộc công ty mẹ: Công ty cổ phần Thương mại và Dịch vụ văn
phòng Vinashin (Công ty mẹ nắm giữ 51% vốn điều lệ); Các công ty con có vốn điều
lệ do công ty mẹ cung cấp 100% gồm 14 công ty.
+ Ngoài ra tập đoàn còn có 22 Công ty cổ phần; 13 đơn vị hạch toán phụ thuộc; 11
Công ty liên doanh; 7 Đơn vị sự nghiệp có thu; 7 Đơn vị phụ thuộc; 30 Công ty cổ
phần do tập đoàn giữ cổ phần chi phối.

II, NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA TẬP ĐOÀN VINASHIN TỚI KINH TẾ,
XÃ HỘI, VĂN HÓA, PHÁP LUẬT, MÔI TRƯỜNG
Trong thời gian qua những vụ việc sai phạm từ doanh nghiệp nhỏ cho đến tập đoàn
kinh tế lớn trong cả nước đã gây được nhiều chú ý từ cấp lãnh đạo cho đến người dân
lao động. Nhưng vụ án kinh tế của Vinashin có thể coi như một tiếng nổ lớn làm tất
cả dư luận không khỏi ngỡ ngàng. Sai phạm của Vinashin tựa một vết trượt dài mà
điểm cuối cùng chính là tái cơ cấu tổ chức và đưa ra xét xử những cá nhân đã không
màng đến đến lợi ích của xã hội mà vô trách nhiệm gây nên sai. Nhưng biện pháp đó
chỉ là mới là bước đầu khắc phục hậu quả mà Vinashin để lại. Bên cạnh đó cần phải
phân tích rõ hơn và sâu hơn về sự ảnh hưởng từ vụ việc Vinashin làm thất thoát hàng
nghìn ty đồng trên mọi lĩnh vực cũng như chủ thể được xác địn để mà gióng lên hồi
chuông cảnh tỉnh cho việc quản lý những tập đoàn trực thuộc nhà nước không đi vào
vết xe đổ của Vinashin.
4
Tập đoàn Kinh tế Vinashin
Người lao động Nhà đầu tư Người dân/Khách hàng
Kinh tế x
Xã hội x x
Văn hóa x x x
Pháp luật x x x
Môi trường x
1, Ảnh hưởng tới kinh tế
 Ảnh hưởng tích cực:
- Tổng Công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt nam (Vinashin) là một trong 17 Tổng công
ty lớn nhất Việt Nam, có ảnh hưởng mạnh mẽ đến lĩnh vực hàng hải của đất nước.
- Vào những năm từ 2000 -2005, Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Việt Nam
(Vinashin) đã tạo được một bước đột phá trong lĩnh vực đóng tàu, trở thành cái tên
được chú ý của các chủ tàu thế giới, trở thành tập đoàn kinh tế đầu tiên của Việt Nam.
 Ảnh hưởng tiêu cực:
Vụ đắm con tàu Vinashin đã gây ra nhiều thiệt hại lớn cho nền kinh tế Việt Nam

- Vinashin làm thất thoát hàng chục tỉ đồng của Nhà nước.
+ Trong năm 2009, Vinashin thực lỗ gần 5000 tỉ đồng, nhiều hơn 3300 tỉ so với
báo cáo tài chính của Vinashin.
+ Nhiều năm liền, Vinashin báo cáo không trung thực về vốn cũng như đầu tư
khiến cho sự thất thoát của nhà nước ngày càng lớn.
+ Đóng tàu vốn là ngành chủ lực của Tập đoàn nhưng Vinashin lại tập trung vào
đóng mới, bỏ qua khâu kiểm tra, sửa chữa, nâng cao chất lượng đóng tàu. Do tàu mới
không bán được dẫn vốn bị tồn đọng lớn.
5
Tập đoàn Kinh tế Vinashin
+ Không những thế, Tập đoàn còn đầu tư vào những lĩnh vực không hề có kinh
nghiệm (như điện, thép, tài chính,…) dẫn đến nhiều dự án hiệu quả thấp, chưa hoàn
thành vì thiếu vốn, gây đình trệ và thất thoát lớn.
Ví dụ:
• Dự án mua tàu Hoa Sen gây thiệt hại cho nhà nước số tiền hơn 469,5 tỷ đồng.
• Dự án đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điện Sông Hồng (tỉnh Nam Định) là hơn
316,5 tỷ đồng.
• Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy nhiệt điện Diezel Cái Lân (tỉnh Quảnh Ninh) gây
thiệt hại hơn 66,5 tỷ đồng.
• Dự án đầu tư tàu Bình Định Star gây thiệt hại hơn 30,4 tỷ đồng.
• Việc bán vỏ tàu Bạch Đằng Giang gây thiệt hại hơn 27,3 tỷ đồng.
- Toàn bộ nền kinh tế cũng như uy tín của chính phủ Việt Nam giảm sút trầm trọng.
Con tàu Vinashin chìm đã khiến chỉ số tín nhiệm nợ của chính phủ Việt Nam giảm
xuống mạnh mẽ. Mặc dù chính phủ không đứng ra bảo lãnh nợ cho Vinashin nghĩa là
không có trách nhiệm trả nợ cho Vinashin nhưng vẫn phải bằng cách này hay cách
khác cho Vinashin vay để trả nợ nếu không chúng ta sẽ khó đi vay trên thị trường tín
dụng quốc tế hoặc chịu lãi suất cho vay rất cao. Và sự thật là Chính phủ đã đứng ra
bảo lãnh khoản nợ này trên hình thức tái cơ cấu Vinashin.
+ Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Vinashin nợ như chúa chổm với tổng nợ khoảng
86.000 tỷ đồng tức 4 tỷ USD tính đến cuối năm 2010, theo các báo cáo chính thức.

Trong đó Vinashin nợ 750 triệu USD từ nguồn trái phiếu quốc tế do chính phủ phát
hành và cho vay, dĩ nhiên chính phủ có trách nhiệm trả nợ khoản này. Ngoài ra
Vinashin còn có khoản vay khác 600 triệu USD do Ngân hàng Credit Suisse bảo lãnh
phát hành trên thị trường quốc tế, phần còn lại là các món nợ ngân hàng thương mại
nước ngoài và các tổ chức tín dụng trong nước.
+ Không những thế, do chính phủ Việt Nam không để Vinashin phá sản, nên hậu
quả của vụ án không dừng lại ở Vinashin vì 21 công ty con của Vinashin cùng là bị
6
Tập đoàn Kinh tế Vinashin
đơn, nay một số lớn đã được chuyển sang các tập toàn công ty mẹ khác. Những tập
đoàn, doanh nghiệp Nhà nước tiếp nhận những công ty con của Vinashin đương nhiên
bị liên lụy. Hậu quả của nó sẽ lan tỏa ra toàn khối doanh nghiệp quốc doanh, lan tỏa
đến nền kinh tế và cả chính phủ.
 Vinashin trở thành biểu tượng tiêu biểu cho mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước
thua lỗ ở Việt Nam.
2, Ảnh hưởng tới xã hội:
a, Về phía người lao động:
 Ảnh hưởng tích cực:
Vào thời điểm phát triển hoàng kim của mình, Vinashin đã tạo ra vô số cơ hội việc
làm cho người lao động với công việc và đồng lương ổn định. Không chỉ có vậy, Tập
đoàn đã tránh cho đất nước một sự chảy máu chất xám lớn khi giữ lại được những kĩ
sư, kĩ thuật viên xuất sắc.
 Ảnh hưởng tiêu cực:
Giờ đây khi tập đoàn kinh tế lớn mạnh này đã gục ngã thì hơn 70.000 cán bộ, công
nhân viên lo lắng do việc làm và thu nhập giảm; đã có khoảng 17.000 công nhân
chuyển việc hoặc bỏ việc; 5.000 công nhân bị mất việc làm; nhiều công nhân của một
số nhà máy, xí nghiệp bị chậm trả lương trong nhiều tháng…
Công bằng ở đâu cho những người lao động này? Số tiền lương của toàn bộ các
cán bộ, công nhân viên, công nhân trong tập đoàn cộng lại cũng không đủ để đem so
sánh với khoản lỗ dù nhỏ nhất của Vinashin. Làm ăn không hiệu quả, đầu tư thua lỗ,

dù những người có trách nghiệm có đứng ra nhận sai lầm như thế nào đi chăng nữa
thì người chịu thiệt thòi, mất mát nhất vẫn là những người lao động! Dư luận gần như
chỉ quan tâm tới Vinashin làm thất thoát bao nhiêu tỷ đồng, lên án, phê phán và trách
7
Tập đoàn Kinh tế Vinashin
móc những người điều hành, quản lý tập đoàn nhưng đã có ai lên tiếng cho những
người lao động mất công ăn việc làm?
b, Về phía nhà đầu từ (Nhà nước):
Là một tập đoàn kinh tế của nhà nước nên Vinashin được Chính phủ cấp vốn hoạt
động. Trong giai đoạn phát triển rực rỡ của mình thì với số vốn do Chính phủ đầu tư
đã tiếp sức cho Vinashin phát huy chiến lược đi tắt đón đầu công nghệ để dành được
thì trường.
Bất ngờ là khi việc làm ăn “không hiệu quả ” của Vinashin được khui ra thì hàng
ngày trên các trang báo giấy cũng như báo mạng nhan nhản các tiêu đề “Vinashin làm
thất thoát hàng chục tỷ đồng”, “Tập đoàn lớn mạnh nhất làm ăn thô lỗ hàng tỷ
đồng”…
Chúng ta có tự đặt câu hỏi liệu những đồng tiền trong ngân sách nhà nước đã được
sử dụng hiệu quả và đúng mục tiêu đã đề ra hay chưa ?
Một núi tiền khổng lồ từ ngân sách, từ nguồn vay của 41 ngân hàng và tổ chức tín
dụng trong nước, cùng 10 tổ chức tín dụng nước ngoài đã được dùng làm gì? Thật
khó hiểu khi một con tàu cũ nát, 2 lần bị dập nứt đáy như tàu Hoa Sen, vẫn được
cõng về như giá tàu mới, sơn phết gia cố lại để chở khách. Thật kinh hoàng khi phát
hiện phần lớn những con tàu cũ nát như thế vẫn tới tấp được mua về và đẩy ra đại
dương! Điều làm dư luận bất bình hơn cả là việc ông Nguyễn Văn Tuyên và ông
Nguyễn Tuấn Dương sử dụng giấy tờ giả mang danh Bộ Tài Nguyên và Môi trường,
Bộ Công Thương để mua 2 nhà máy nhiệt điện cũ từ những năm 1960 của Hàn Quốc,
đã ngừng hoạt động từ năm 2004.
Trách nhiệm không phải riêng ông Phạm Thanh Bình cùng 4 thuộc cấp vừa bị bắt.
Trách nhiệm cũng không chỉ bởi Vinashin, bởi ai là người làm hoa tiêu, dẫn đường,
“rẽ sóng” cho Vinashin ra khơi. Cơ quan kiểm định an toàn hàng hải đứng ở đâu khi

8
Tập đoàn Kinh tế Vinashin
hàng loạt những con tàu cũ nát với chất lượng như thế vẫn ra khơi? Rồi những ai, cơ
quan nào chịu trách nhiệm trong việc tham mưu cho Chính phủ và Thủ tướng Chính
phủ thực hiện quản lý nhà nước và đại diện chủ sở hữu đối với tập đoàn Vinashin?
Những ai đã từng đề xuất, giám sát, kiểm tra, cho vay tiền và quản lý ngân sách trong
câu chuyện Vinashin? Tại sao trước hàng loạt thất thoát, đổ bể kinh hoàng như thế,
vẫn tiếp tục tham mưu để dồn tiền cho Vinashin ném ra biển?
Thất thoát về tiền bạc- rất lớn. Nhưng lớn hơn là sự phá hoại cả một chiến lược
kinh tế của Chính phủ. Một nguồn tiền vô cùng lớn, một sự ưu đãi vô cùng đặc biệt
dành cho Vinashin với hi vọng xây dựng thành một “quả đấm thép” của nền kinh tế
dựa trên trục chiều dài bờ biền trên 3200 km. Nhưng rồi “quả đấm thép” ấy đã mục
vỡ ngay từ những gợn sóng đầu tiên. Hàng loạt tàu đóng mới chất lượng kém đến
mức ai cũng chê không nhận, không biết bán cho ai. Hàng loạt tàu nước ngoài nhập
về cũ nát đến mức chỉ để cưa bán sắt vụn. Đó không chỉ là sự sai lầm trong chiến
lược đầu tư.
Hình ảnh “con tàu” Vinashin và sự sai lầm từ mô hình “quả đấm thép” Vinashin là
lời cảnh báo buộc các cơ quan hữu quan nghiêm túc nhìn xét lại việc quản lý và vai
trò đại diện chủ sở hữu đối với các tập đoàn kinh tế chủ đạo, từ phương thức xây
dựng mô hình, đến việc giao người quản lý điều hành, tham mưu, giám sát, kiểm tra,
cũng như việc dồn tiền ngân sách cho các tập đoàn kinh tế.
3, Ảnh hưởng tới văn hóa:
Vụ án kinh tế Tập đoàn Vinashin là án kinh tế lớn nhất hiện nay tại Việt Nam, với
thất thoát hàng chục nghìn tỷ VND. Nhưng nhiều người cho rằng vẫn chưa thể thống
kê đủ và hết những hậu quả nặng nề về kinh tế- xã hội do những con tàu Vinashin để
lại. Tuy nhiên, các thống kê ban đầu cho thấy với hơn 4 tỷ USD thất thoát của
Vinashin đã gấp 4 lần gói kích cầu của Chính phủ trong nỗ lực phục hồi kinh tế trong
9
Tập đoàn Kinh tế Vinashin
cơn khủng hoảng suy thoái năm 2008, gấp 3 lần tổng mức đầu tư cho chương trình

xóa đói giảm nghèo cả nước.
Thiêt hại nặng về Vinashin để lại đã làm nhiều người đặt một dấu hỏi chấm lớn về
mặt đạo đức của một trong những tổng công ty lớn nhất dưới quyền sở hữu của nhà
nước? Hoặc là đạo đức của những nhà lãnh đạo mà được tín nhiệm trở thành người
chèo lái cả một gia tài đồ sộ đến vậy ?
- Vinashin có thể coi là một ví dụ điển hình cho sự dối trá, suy đồi về mặt đạo đức của
chính những nhà quản lý trong khối doanh nghiệp nhà nước Việt Nam.Từ việc mua
bán những con tàu với giá hàng nghìn tỉ đồng nhưng sau đó lại đắp chiếu nằm cảng,
cho đến những dự án đầu tư chỉ đem lại thua lỗ. Nhưng điều cần phải nói ở đây là
lãnh đạo Vinashin lại thể hiện gian dối, không báo cáo trung thực lên Chính phủ để có
biện pháp giải quyết kịp thời và trước đó. Hơn nữa sự che dấu đó càng đáng trách
hơn nữa khi Vinashin báo cáo sai với Chính phủ về số vốn điều lệ của mình. Từ đó
chứng tỏ sự gian dối của Vinashin là có hệ thống và có chủ ý.
- Thất bại của Vinashin bắt đầu từ sự bao che, chủ quan của cấp trên:
Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền khi trao đổi với báo chí bên hành
lang Quốc hội ngày 21.10.2010 đã khẳng định “Từ năm 2005 đến nay, đã có 13 – 14
cuộc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, giám sát ở Vinashin, phát hiện ra nhiều sai phạm,
nhưng lãnh đạo tập đoàn này không những không nghiêm túc chấn chỉnh mà còn tìm
cách báo cáo không đúng để che giấu sai phạm”.Vậy trước đó những sai phạm của
Vinashin đã làm cách nào để tránh đưa ra ngoài ánh sáng. Hơn nữa chính phủ và các
cơ quan chức năng không biết, không ai chịu trách nhiệm. Xã hội và cử tri rất bức
xúc cho rằng có sự bao che cho những việc làm sai trái, vi phạm pháp luật của
Vinashin làm thiệt hại lớn đến tiền và tài sản của nhà nước.
- Thất bại còn bắt nguồn từ những cấp quản lý
Hội đồng quản trị và ban giám đốc gây ra nhiều sai phạm trong quản lý, điều
hành sai lầm trong chiến lược điều hành. Vinashin đầu tư dàng trải, đầu tư vào rất vào
10
Tập đoàn Kinh tế Vinashin
các dự án ngoài ngành (như điện, thép, tài chính ) mà tập đoàn không có kinh
nghiệm, dẫn tới nhiều dự án hiệu quả thấp, hoặc chưa hoàn thành vì thiếu vốn, gây

đình trệ và lãng phí rất lớn vốn.
Chất lượng những tàu đóng mới dán mác Vinashin đã ở mức báo động. Vậy như,
qua khảo sát sơ bộ cho thấy: Vinashin tập trung quá nhiều vào lĩnh vực đóng mới, mà
bỏ qua, xem nhẹ khâu sửa chữa tàu thủy. Tàu đóng mới chất lượng kém, ế thừa tàu,
không bán được.
Nhiều cán bộ quản lý tham ô, tham nhũng, tư lợi, che dấu thông tin, đầu tư nhằm
tham ô, tham nhũng bòn rút tài sản của tập đoàn, như trong các dự án mua tàu Hoa
Sen, nhà máy điện Cái Lân Các giai đoạn của quá trình huy động, quản lý, sử dụng
vốn đều bị buông lỏng và vi phạm quy định của pháp luật.
Theo kết luận của Ủy ban kiểm tra Trung ương ngày 5.7.2010, “trong những năm
qua Tập đoàn đã báo cáo không trung thực về tình hình tài chính của doanh nghiệp”.
Bên cạnh rất nhiều nguyên do dẫn đến nhưng sai phạm trên thì nguyên nhân bắt
nguồn từ cá nhân , từ sự bao che, từ cái danh doanh nghiệp của nhà nước có thể nói
như là điểm chính để dẫn đến hậu quả đáng tiếc sau này. Và phần trách nhiệm đổ qua
đổ lại kia cũng không thể cứu vãn được những gì mà Vinashin đã gây ra. Truy cứu
đến cùng cũng vẫn là trách nhiệm của những bên liên quan hoặc là do sự thờ ơ , tham
nhũng , rút ruột hòng làm giàu cho chính mình của một vài cá nhân như con sâu làm
giàu nồi canh. Mỗi đồng thuế đóng ra của người dân vào ngân sách nhà nước không
lẽ cũng chỉ để những nhà điều hành vung tiền lạm dụng cho những sai phạm kéo luôn
cả nền kinh tế nước nhà đi xuống ?
Để trở thành một nhà lãnh đạo cần có Đức, có Uy, có Tài và có Dũng. Nhưng
phải chăng trong vụ án kinh tế Vinashin thì chữ Đức đã được quên bẵng đi bởi những
con người có lòng tham, có tư tưởng vụ lợi? Đâu đó sự chân thành, lòng thương,
mong muốn cống hiến cho nước nhà bước qua nghèo khó đã được thay thế bởi những
11
Tập đoàn Kinh tế Vinashin
tham lam và vô trách nhiệm. Khi đứng trên cương vị của một nhà lạnh đạo, phải
chăng họ quên mất bài học cơ bản để làm một con người?
4, Ảnh hưởng về mặt pháp luật:
Các cấp lãnh đạo của Tập đoàn Vinashin đã vi phạm pháp luật Việt Nam với tội

danh cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm
trọng. Cụ thể là:
- Mua tàu Hoa Sen khi không được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ:
Dù báo cáo khả thi của dự án chưa lập xong, dự án chưa được thẩm định và phê
duyệt nhưng ông Phạm Thanh Bình đã chỉ đạo việc mua con tàu với giá 60 triệu
Euro, không thực hiện thủ tục chào hàng cạnh tranh theo quy định. Ký hợp đồng mua
tàu xong, ông Liêm mới chỉ đạo thuộc cấp làm tờ trình lên tập đoàn, ghi lùi ngày và
chèn số văn bản.
- Bán vỏ tàu không xin ý kiến tập đoàn:
Năm 2001, Vinashin mua tàu MV Rayna của Campuchia với giá 1,22 triệu USD
và được Chính phủ cho phép hoán cải, nâng cấp thành tàu chở tàu hút bùn sang Iraq.
Tàu này chỉ hoạt động được một chuyến phải dừng lại. Năm 2006, ông Trần Quang
Vũ (tổng giám đốc Tổng công ty CNTT Nam Triệu) đề nghị tập đoàn cho tiếp nhận
con tàu này (khi đã được đổi tên thành Bạch Đằng Giang) nhằm hoán cải thành khách
sạn nổi bốn sao.
Do chi phí quá cao, Công ty Nam Triệu không thực hiện dự án hoán cải, nâng cấp
tàu Bạch Đằng Giang và ông Vũ có công văn xin bán tàu. Vinashin có công văn cho
phép bán với giá khởi điểm gần 149,5 tỉ đồng nhưng qua đấu giá, bên mua chỉ trả cao
nhất 75 tỉ đồng. Ông Vũ chỉ đạo bán thanh lý vỏ tàu. Dù tập đoàn chưa có ý kiến về
việc này nhưng ông Vũ vẫn bán vỏ tàu với giá hơn 66 tỉ đồng. Trong vụ việc này,
Nhà nước bị thiệt hại trên 27 tỉ đồng.
12
Tập đoàn Kinh tế Vinashin
Tại dự án đầu tư tàu Bình Định Star của Công ty cổ phần CNTT Bình Định, cơ
quan điều tra xác định các bị can đã gây thiệt hại khoảng 30 tỉ đồng.
- Mua nhà máy điện cũ nát:
Không chỉ sai phạm trong các dự án tàu thủy, Vinashin còn mắc nhiều sai phạm
trong các dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện sông Hồng (Nam Định) gây thiệt hại
hơn 66,5 tỉ đồng; dự án đầu tư xây dựng Nhà máy nhiệt điện diesel Cái Lân (Quảng
Ninh) gây thiệt hại hơn 66,5 tỷ đồng.

Tại dự án nhiệt điện sông Hồng, ông Phạm Thanh Bình đã không lập báo cáo đầu
tư trình Thủ tướng cho phép đầu tư dự án, phê duyệt dự án không có trong quy hoạch
phát triển ngành điện nhưng đã cho phép các cộng sự ký hợp đồng mang 2 tổ hợp
phát điện cũ của Hàn Quốc về Việt Nam nhằm mục đích lắp đặt cho dự án. Trong số
máy móc cũ đã mua có các máy biến thế chứa dầu có chất PCB là chất độc hại thuộc
diện quản lý và chấp thuận của các cơ quan nhà nước khi vận chuyển xuyên biên
giới.
Tương tự vậy, tại dự án nhiệt điện Cái Lân dù yêu cầu đặt ra là phải mua máy
móc mới có xuất xứ châu Âu nhưng khi dự án chưa được lập và phê duyệt, ông Phạm
Thanh Bình đã ký hợp đồng thỏa thuận mua bán dây chuyền máy móc, thiết bị của
một nhà máy điện ở Trung Quốc về lắp đặt cho nhà máy điện Cái Lân.
Do máy móc cũ nên khi đưa vào hoạt động đã gây ra lỗ lớn, gây thiệt hại mức
tiêu hao nhiên liệu thực tế vượt tiêu chuẩn thiết kế và hợp đồng trong 3 năm với số
tiền 33 tỷ đồng trong tổng số 66,5 tỷ đồng thiệt hại gây ra trong toàn bộ dự án.
- Nhiều cán bộ quản lý có dấu hiệu tham ô, tham nhũng, tư lợi, che dấu thông tin
nhưng không được phát hiện xử lý. Kết quả thanh tra, điều tra đã cho thấy việc đầu tư
vào nhiều dự án là để trục lợi, để tham ô, bòn rút tài sản của Tập đoàn. Các giai đoạn
huy động, quản lý, sử dụng vốn bị buông lỏng và vi phạm quy định của pháp luật.
Theo kết luận của Ủy ban kiểm tra Trung ương ngày 5.7.2010, “trong những năm qua
Tập đoàn đã báo cáo không trung thực về tình hình tài chính của doanh nghiệp”.
13
Tập đoàn Kinh tế Vinashin
- Vinashin cho thấy sai phạm về mặt pháp luật điển hình. Bởi sự coi thường pháp luật
của những nhà lãnh đạo công ty cho đến sự tắc trách của cấp quản lý nhà nước đã
một tay làm sụp đổ tập đoàn đã từng là điểm sáng của nền kinh tế Việt Nam trên
trường quốc tế.
5, Ảnh hưởng tới môi trường:
- Hyundai Vinashin (HVS) đã xả thẳng chất lỏng chưa qua xử lý ra vịnh Vân Phong
(Khánh Hòa). Trong đó có cả chất từ hầm cầu vệ sinh của nhà máy này và toàn bộ
đều chưa qua xử lý. Cùng với đó là môi trường sống của hàng ngàn cư dân ở gần nhà

máy này bị ô nhiễm, cho đến nay vẫn chưa giải quyết được hậu quả.
+ Người dân ở đây đã nhiều lần phản ứng gay gắt, kêu cứu liên tục về tình trạng
HVS phun xỉ đồng – 1 loại chất thải trong quá trình tinh luyện đồng mà HVS gọi là
hạt nix để làm sạch vỏ tàu. Bụi xỉ đồng phát tán có chứa nhiều thành phần độc hại,
phủ khắp các khu dân cư.
+ Vụ cố tình chôn lén chất thải nguy hại ngay trong khu dân cư gây bất bình và
khiến người dân lo ngại, phải chăng HVS không chỉ vi phạm pháp luật về môi trường
mà còn bất chấp cả đạo đức kinh doanh? Bởi, nếu không bị phát hiện, bắt giữ thì có lẽ
HVS đã lén lút chôn cả gần 200 tấn chất thải ngay khu dân cư. Như thế nguy cơ gây
tổn hại đến nguồn nước, sức khỏe, cuộc sống của bao nhiên cư dân.
- Điều làm dư luận bất bình hơn cả là việc ông Nguyễn Văn Tuyên và ông Nguyễn
Tuấn Dương sử dụng giấy tờ giả mang danh Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Bộ Công
Thương để mua 2 nhà máy nhiệt điện cũ từ những năm 1960 của Hàn Quốc, đã
ngừng hoạt động từ năm 2004. Trong đó có các biến thế có chứa chất độc hại mà
Chính phủ Hàn Quốc cấm xuất, Chính phủ Việt Nam cấm nhập. Hành vi gây ô nhiễm
môi trường nghiêm trọng này không chỉ làm thiệt hại lớn về kinh tế mà còn thể hiện
sự vô đạo đức ,coi rẻ sức khỏe và tính mạng của người dân- thứ mà dẫu có bao nhiêu
tiền cũng không thể mua được.
14
Tập đoàn Kinh tế Vinashin
III, TỔNG KẾT:
Chúng ta không thể phủ nhận những thành tựu kinh tế mà Vinashin đã đạt được
cho sự phát triển của đất nước nói chung và ngành hàng hải nói riêng. Nhưng chính
vì thế, chúng ta càng không thể bỏ qua những sai phạm của Vinashin trong thời gian
qua. Đặc biệt, trong phạm vi đạo đức, những sai phạm đó đã gây ảnh hưởng lớn trực
tiếp tới kinh tế cũng như gián tiếp ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân
Sai đâu thì sửa đấy. Vậy nên một vài biện pháp để cữu vãn lại con thuyền hoa
tiêu- Vinashin của ngành hằng hải nước nhà như thay đổi lại cơ cấu của bộ máy tổ
chức của Vinashin.Những sai phạm phải được tìm hiểu rõ nguyên nhân bắt đầu từ đâu
cũng như tìm ra được những người cần chịu trách nhiệm về điều đó.

Qua buổi xét xử về vụ việc sai phạm của Vinashin với các bản án: Bị cáo Phạm
Thanh Bình- nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn công nghiệp tàu thủy
Vinashin 20 năm tù giam, Trần Văn Liêm- nguyên Tổng giám đốc Công ty viễn
dương Vinashin 19 năm tù giam,… có thể chưa thực sự thỏa đáng với những hậu quả
mà họ gây ra nhưng nó phần nào là câu trả lời mà Chính phủ dành cho người dân Việt
Nam.
Vậy câu hỏi đặt ra là nên hay chăng Vinashin phải được thoát li khỏi sự bao bọc
của nhà nước, phải tự mình cố gắng đứng vững trên thương trường. Hơn hết pháp
luật cần được thắt chặt hơn nữa để tránh sai phạm về sau.
Đặc biệt, qua vụ việc của Vinashin cần được nhìn nhận lại về trách nhiệm sau
những sai phạm. Đạo đức cần được đưa lên hàng đầu trước những lợi ích của bản
thân họ.
Trên đây là bài tiểu luận về đề tài “Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Vinashin” của
chúng em. Bài làm còn nhiều thiếu sót, chúng em mong được cô sửa chữa và bổ
sung.
15
Tập đoàn Kinh tế Vinashin
Chúng e xin chân thành cảm ơn cô!
16

×