Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Chương 2 Biến Đổi Môi Trường & Sức Khỏe

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.21 KB, 12 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

Môi trường, nơi chứa đựng tất cả các dạng sinh vật sống, cũng có thể là nguyên nhân chính gây ra sức khỏe kém. Trong chương 1, chúng ta đã biết q trình đơ thị hóa gia tăng, q trình phát triển cơng nghệ và kinh tế (hai khía cạnh này cùng với dân số thế giới đã gia tăng gấp đôi trong vài thập kỉ gần đây) đã, đang và sẽ tiếp tục làm thay đổi môi trường sống của chúng ta. Một số thay đổi lớn có thể kể ra ở đây là biến đổi khí hậu tồn cầu, gia tăng ơ nhiễm khơng khí và nước, mưa axit, gia tăng chất thải rắn, tầng ozon bị phá hủy bởi chlorofluorocarbons (CFCs) và sự xuất hiện ngày càng nhiều các chất phá vỡ nội tiết (endocrine disrupters) trong môi trường. Các thay đổi này gây ra nhiều tác động sâu sắc đến sức khỏe và tình trạng thể chất của sinh vật sống.

Có rất nhiều tài liệu đã đề cập đến các vấn đề nêu trên. Ví dụ, tạp chí Time, năm 1988 thay vì đặt tên giải “Man of Year” như mọi năm đã thay bằng giải “Plannet of the Year” và chọn “Endangered Earth” là nhân vật đoạt giải. Sau đó ấn bản ngày 2/1/1989 bàn về vấn đề trái đất đang gặp nguy hiểm. Trong phần đầu, một số bài báo đã đề cập đến vấn đề này bằng các từ như: “What On EARTH Are We Doing?”. Trong chương 2, chúng ta cũng sẽ đề cập đến một số vấn đề liên quan đến mơi trường.

<b>2.1.2 BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TỒN CẦU </b>

Biến đổi khí hậu tồn cầu, đặc biệt là hiện tượng nóng lên tồn cầu, đã thu hút nhiều sự quan tâm trong những năm gần đây. Theo Cơ Quan Giám Sát Khí Quyển Và Biển Quốc Gia (NOAA), trong giai đoạn từ 1978 đến 2002, cứ 10 năm nhiệt độ tầng đối lưu trái đất tăng lên 0,22<small>o</small>-0,26<small>o</small> C. Sự gia tăng này luôn không đổi cùng với xu hướng nóng lên tồn cầu quan sát được từ các trạm quan sát khí tượng mặt đất.

Theo một báo cáo gần đây của New York Times, các nhà nghiên cứu nhận thấy mỏm núi tuyết của ngọn Kilimanjaro tại Tanzania đang tan chảy với tốc độ mà trong vịng 15 năm nữa nó sẽ biến mất. Sự biến mất của mỏm núi tuyết trên đỉnh Kilimanjaro là minh chứng cho một xu hướng chung đang xảy ra tại các đỉnh núi tuyết khác trên thế giới trong đó có Canada và Peru, và đó cũng là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy hiện tượng nóng lên tồn cầu gần đây đã vượt mức biến đổi khí hậu bình thường. Các thơng số đo được trên đỉnh Kilimanjaro cho thấy dịng sơng băng của nó khơng chỉ tan chảy mà cịn mỏng dần, trong đó có điểm mỏng đi khoảng 1m vào đầu năm 2002. Một số nhà khoa học chỉ ra rằng Kilimanjaro đã mất 82% lượng băng mà nó có từ năm 1912 (năm lần đầu tiên ngọn núi được khảo sát kỹ càng).

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

Biến đổi khí hậu cũng được chứng minh là có tác động đến nhiệt độ, độ mặn và dòng chảy của đại dương. Nhiệt độ ấm dần lên làm băng yếu đi, dễ vỡ trước các biến đổi mới và các lực tác động khác. Một số nhà khoa học cho rằng điều này ảnh hưởng đến tính ổn định của các tảng băng trôi ở Nam Cực. Thật vậy, hai khối băng có kích thước bằng một đất nước nhỏ đã bị vỡ ra từ tảng băng trôi Larsen thuộc bán đảo Nam Cực vào năm 1995 và 2002.

Các nhà khoa học Mỹ và Canada cũng đã ghi nhận hiện tượng tương tự xảy ra tại Bắc Cực. Họ báo cáo rằng tảng băng trôi lớn nhất tại Bắc Cực, tồn tại 3000 năm nay, đã bị phá vỡ. Báo cáo cho thấy tảng băng trôi Ward Hunt ở bờ Bắc của Đảo Ellesmere của Canada (phần lãnh địa cực Bắc của Bắc Mỹ) đã bị vỡ ra thành hai phần, và trên bề mặt xuất hiện nhiều vết nứt. Chỉ mới 100 năm trước đây, toàn bộ phần bờ Bắc được nối liền bằng một tảng băng trôi. Cũng theo báo cáo, gần 90% tảng băng đã bị mất và từ năm 1967 đến nay cứ mười năm thì nhiệt độ tăng 0.4<small>o</small> C. Ngồi ra từ năm 1967 nhiệt độ trung bình vào tháng 7 là 1.3<small>o</small> C.

Các nhà nghiên cứu môi trường tin rằng việc đốt năng lượng hóa thạch đang dần dần làm biến đổi khí hậu. Các chất thải do đốt nhiên liệu làm tăng nồng độ CO<small>2</small>, nitrogen oxide, và các chất dạng hạt khác trong khí quyển. Nồng độ các chất tăng làm giữ nhiệt và làm nóng trái đất. Nồng độ CO<small>2</small> trong khí quyển ln ở mức cao. Theo một báo cáo của Tiểu Ban Liên Quốc về Biến Đổi Khí Hậu (IPCC), đến năm 2100, nồng độ CO<small>2</small> trong khí quyển sẽ là 540-970 ppm và nhiệt độ trái đất tăng 1.4-5.8<small>o</small> C. Một số nhà khoa học còn quan ngại về các ảnh hưởng cho thế hệ mai sau. Với sự tồn tại lâu bền của CO<small>2</small> trong khí quyển và đại dương đang ấm dần lên như hiện nay, liệu tương lai của thế giới vào thế kỉ 22 sẽ như thế nào? Nhiều nhà khoa học cho rằng, các quốc gia như Mỹ và các nước cơng nghiệp khác, với sự giàu có và cơng nghệ hiện đại của mình, có thể tránh được ảnh hưởng của hiện tượng nóng lên tồn cầu trong thế kỉ này nhưng khơng thể thốt khỏi ảnh hưởng trong các thế kỉ tiếp theo.

Hiểu biết về vai trị CO<small>2</small> và các loại khí nhà kính khác đối với hiện tượng nóng lên tồn cầu dẫn đến một số quốc gia đã cắt giảm lượng khí thải. Một số quốc gia tại Châu Âu đang tích cực đi theo xu hướng này như Đức, Pháp, Ý, và Anh. Ngược lại một số quốc gia Châu Á trong đó có Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc lại gia tăng đáng kể lượng khí thải carbon do sử dụng năng lượng trong vòng hai thập kỉ vừa qua. Theo Tổng Cục Kiểm Toán Hoa Kỳ (US GAO), nơi xuất bản báo cáo trên, cũng dự đốn lượng khí thải của Trung Quốc, hiện đang bằng một nửa của Mỹ, sẽ vượt mức 80% lượng khí thải của Mỹ vào năm 2025.

Một câu hỏi thường gây tranh cãi là tác động của mức CO<small>2</small> gia tăng lên thực vật. Một số nghiên cứu phịng thí nghiệm cho thấy việc tăng nồng độ CO<small>2</small> làm kích thích tăng trưởng ở thực vật, nhưng một số nghiên cứu khác lại cho rằng vấn đề khơng hồn tồn như vậy. Một nghiên cứu mới đây tại California phát hiện rằng nếu các thành tố khác liên quan đến biến đổi khí hậu tồn tại cùng với CO<small>2</small> trong môi trường sống của thực vật thì CO<small>2</small> sẽ gây ức chế tăng trưởng. Các nhà khoa học khác cho rằng ảnh hưởng của CO<small>2</small> có thể xấu hoặc tốt tùy thuộc vào các thành tố khác trong mơi trường.

<b>2.1.3 Ơ NHIỄM KHƠNG KHÍ 2.1.3.1 Giới thiệu </b>

Ơ nhiễm khơng khí có thể được định nghĩa như là sự tồn tại của các chất ở một mức nhất định nào đó gây ra các tác động có hại lên sức khỏe sinh vật sống và môi trường. Từ sau

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

đệ nhị thế chiến, trong vịng vài thập kỉ vấn đề ơ nhiễm khơng khí ngày càng được quan tâm đặc biệt ở những nước phát triển. Quy mô của tác động ô nhiễm khơng khí lên sức khỏe cộng đồng có thể thấy được thơng qua các vụ ơ nhiễm khơng khí. Một trong những vụ ơ nhiễm khơng khí nổi tiếng nhất chính là vụ ơ nhiễm làm 4000 người chết tại London năm 1952. Các vụ ô nhiễm tương tự nhưng quy mô nhỏ hơn và tác nhân gây ô nhiễm khác nhau cũng xảy ra ở nhiều thành phố lớn khác trong đó có Osaka, Los Angeles, và New York.

Có nhiều chất gây ơ nhiễm trong nhà cũng như ngoài trời bao gồm sulfur oxit (SO<small>x</small>), NO<small>x</small>, cacbon monoxide (CO), ozone (O<small>3</small>), các chất oxi quang hóa khác, các loại hạt khác nhau, chì và các kim loại nặng, và một loạt các chất hữu cơ dễ bay hơi khác (VOC). Nguồn ơ nhiễm khơng khí chủ yếu là từ hoạt động đốt nhiên liệu hóa thạch sản xuất điện năng và giao thông, các ngành công nghiệp chế biến, đun nấu và nấu nướng. Theo Ủy Ban Hợp Tác Mơi Trường Bắc Mỹ (CEC), ¼ ơ nhiễm cơng nghiệp là do các nhà máy điện năng tại Mỹ, sau đó là đến ơ nhiễm do ngành chế biến kim loại thơ, cơng nghiệp hóa chất và các ngành quản lý chất thải độc hại.

<b>2.1.3.2 Ơ nhiễm khơng khí và các nền kinh tế đang phát triển </b>

Trong khi các vấn đề về ơ nhiễm khơng khí đang là vấn đề quan tâm tồn cầu thì những kết quả đáng khích lệ trong việc kiểm sốt ơ nhiễm khơng khí đã được ghi nhận tại Hoa Kỳ và các quốc gia cơng nghiệp khác. Ví dụ, theo một báo cáo gần đây của EPA, từ năm 1972 tại Mỹ tình hình ơ nhiễm khơng khí đã được cải thiện rất nhiều. Cụ thể, lượng khí thải của 6 chất gây ơ nhiễm khơng khí chính ( bao gồm SO<small>x</small>, NO<small>x</small>, CO, O<small>3</small>, các chất dạng hạt, và chì) đã giảm 48%. Lượng SO<small>2</small> thải ra từ nhà máy năng lượng giảm 9% vào năm 2000 và giảm 41% so với năm 1980, trong khi đó lượng NO<small>x</small> giảm 13% so với 2000 và 33% so với mức của năm 1999. Tuy nhiên, lượng O<small>3</small> mặt đất lại giảm thấp nhất. Xu hướng 10 năm của nó vẫn khơng thay đổi.

Ngược lại, nhiều thành phố đang phát triển trên thế giới đang phải gánh chịu ngày càng nhiều các vấn đề về môi trường, đặc biệt các vấn đề về ơ nhiễm khơng khí. Người ta ngày càng quan tâm nhiều đến các mối nguy hại sức khỏe do ô nhiễm không khí ở một số quốc gia đang phát triển. Với sự tăng trưởng chưa từng có tại những trung tâm thành thị, nhiều siêu độ thị với số dân từ 10 triệu trở lên mọc lên như nấm tại các nước đang phát triển trong đó có Trung Quốc và Ấn Độ. Chỉ riêng Trung Quốc đã có 4 siêu đơ thị và 3 thành phố khác đang chuẩn bị được xếp hạng trong vòng 20 năm tới. Tại Ấn Độ với 300 triệu người là thị dân, chiếm 30% dân số Ấn Độ, đang sống với chất lượng khơng khí đang kém đi. Nhiều thành phố lớn tại Ấn Độ được xếp vào danh sách các thành phố ô nhiễm nặng nhất trên thế giới, với mật độ các chất gây ơ nhiễm khơng khí cao hơn mức khuyến cáo của WHO. Một số nhà khoa học tại Ấn Độ cảnh báo rằng người dân tại các siêu độ thị Ấn Độ đang đối mặt với các mối nguy lớn cho sức khỏe do tiếp xúc với các chất gây ơ nhiễm khơng khí.

Như chúng ta đã biết trong vài thập kỉ gần đây, Trung Quốc là quốc gia có tốc độ tăng trưởng vượt bậc. Sự tăng trưởng gắn liền với q trình cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa nhanh chóng và gia tăng sử dụng năng lượng. Q trình đơ thị hóa gia tăng chóng mặt thể hiện qua việc tỷ lệ thị dân/tổng dân số tăng từ 18% năm 1978 lên 31% năm 1999. Tốc độ tăng trưởng này gấp 3 lần so với trung bình tăng trưởng của thế giới trong cùng thời kì. Sự bùng nổ tăng trưởng kinh tế cũng biến Trung Quốc trở thành quốc gia tiêu thụ năng

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

lượng đứng hàng thứ hai sau Mỹ. Tiêu thụ năng lượng, đặc biệt là sử dụng than đá là nguồn ơ nhiễm khơng khí chính do con người gây ra tại các thành phố Trung Quốc.

Từ năm 1978 đến năm 1999, tiêu thụ năng lượng của Trung Quốc tăng gấp đôi. Than đá nguồn năng lượng chủ yếu tại Trung Quốc, chiếm khoảng 74% tiêu thụ năng lượng trong thời kì đó. Người ta cho rằng việc sử dụng than đá chính là nguồn gốc của nhiều vấn đề ơ nhiễm khơng khí chẳng hạn ơ nhiễm SO<small>2</small>, các chất dạng hạt và mưa Axit.

Hơn nữa, việc tiêu thụ dầu thô cũng tăng cao, với tốc độ trung bình tăng 6% mỗi năm trong vịng vài thập kỉ vừa qua. Phần lớn sự gia tăng này là do tăng sử dụng xe gắn máy từ đó làm tăng ô nhiễm các chất NO<small>x</small>, CO và các chất gây ô nhiễm khác tại các thành phố lớn. Thật vậy, việc gia tăng tiêu thụ năng lượng chủ yếu là than đá và tăng sử dụng xe cộ tạo ra một gánh nặng lên bầu khơng khí đơ thị tại Trung Quốc và ơ nhiễm khơng khí đơ thị tăng cao đang trở thành một vấn đề môi trường lớn. Nhiều thành phố Trung Quốc đang phải gánh chịu ô nhiễm môi trường ngày càng cao từ thập niên 80. Trong thập niên 90 một số siêu đô thị chẳng hạn như Bắc Kinh, Thượng Hải, Thẩm Quyến, Quảng Châu luôn nằm trong danh sách 10 thành phố ô nhiễm nhất trên thế giới.

Một số nhà nghiên cứu bày tỏ mối quan tâm sâu sắc đến các ảnh hưởng sức khỏe cộng đồng của ơ nhiễm khơng khí tại Trung Quốc. Mối quan tâm này càng được củng cố mạnh mẽ hơn nhờ vào nghiên cứu của Xu và cộng sự. Trong nghiên cứu này, Xu đã kết luận rằng mức ơ nhiễm khơng khí hiện nay tại Bắc Kinh có mối kết hợp với các hệ quả sức khỏe xấu. Các nhà khoa học còn nghiên cứu số liệu về số lần khám bệnh của các bệnh nhân ngoại trú tại một bệnh viện quận tại Bắc Kinh so với số liệu nồng độ SO<small>2</small> và tổng phân tử hịa tan trong khí quyển. Kết quả cho thấy sự gia tăng nồng độ của hai loại chất gây ơ nhiễm trên có mối tương quan cao với số lần khám bệnh nội khoa trong cả mùa đông và mùa hè.

Các quan sát tương tự cũng được thực hiện tại Seoul, Hàn Quốc, trong đó các nhà khoa học khảo sát tác động của ơ nhiễm khơng khí lên sức khỏe con người. Ví dụ, Ha và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của ô nhiễm khơng khí lên tỷ lệ tử vong của 3 nhóm đối tượng: trẻ sau sinh, người có độ tuổi từ 2-64 tuổi, và người > 65 tuổi. Nghiên cứu đếm tổng số ca tử vong hằng ngày và số ca tử vong do các bệnh hô hấp và phân tích nồng độ hằng ngày các chất dạng hạt có đường kính < 10m (PM<small>10</small>). Kết quả đúng như mong đợi khi số trẻ sơ sinh là nhóm cảm nhiễm nhất đối với PM<small>10</small> khi xét đến tỷ lệ tử vong, đặc biệt tử vong do các bệnh hô hấp.

<b>2.1.4 Ơ NHIỄM NƯỚC</b>

Trước đây, nói đến ơ nhiễm nước là nói đến những tác hại của nó lên sức khỏe. Trong khi nhiều nước vẫn còn quan tâm đến khía cạnh sức khỏe thì một số nước phát triển trong đó có Mỹ, nhờ vào các phương pháp xử lý và phân bổ tiên tiến, đã chuyển sự quan tâm sang khía cạnh khác. Nhiều thành phố tại các nước này nhìn chung khơng cịn coi ơ nhiễm nước là một vấn đề sức khỏe nữa mà chú trọng đến khía cạnh cảnh quan, thẩm mỹ, và bảo tồn các cảnh đẹp thiên nhiên. Tuy nhiên, nhiều hồ nước, sông suối trên thế giới đã và đang phải gánh chịu hậu quả do ô nhiễm nước. Hơn nữa, các vấn đề đi kèm với ô nhiễm nước ngày càng tồi tệ hơn ở nhiều nơi trên thế giới đặc biệt các quốc gia đang phát triển.

Nguồn gây ô nhiễm nước chủ yếu là các chất thải vô cơ và hữu cơ, nhiệt từ các ngành công nghiệp, hợp chất đốt, chất thải đơ thị, chất thải nơng nghiệp, hóa chất bảo vệ thực vật, và nước thải từ các hầm mỏ. Nhiều q trình chế biến cơng nghiệp cũng thải ra các chất có tiềm năng gây ra những vấn đề ô nhiễm nước nghiêm trọng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

Các bệnh và thương tật ở người do ô nhiễm nước gây ra thu hút sự quan tâm của thế giới từ sau khi phát hiện bệnh “Minamata” và bệnh “itai-itai-byo” xảy ra tại Nhật Bản trong thập niên 1940 và thập niên 1950. Bệnh Minamata là bệnh do ăn phải cá và nghêu sò chứa hàm lượng cao thủy ngân methyl, trong khi bệnh itai-itai là do ăn phải gạo nhiễm cadmium hàm lượng cao (để biết thêm chi tiết xin đọc chương 12).

Ngồi kim loại nặng, các sơng, suối, ao, hồ cịn có thể bị nhiễm các hợp chất vô cơ và hữu cơ ảnh hưởng đến chất lượng nước. Ví dụ, các quan sát gần đây cho thấy nước suối và phân bón làm vườn có thể bị nhiễm perchlorate. Các hoạt động quân sự và công nghiệp cũng như các nhà máy sản xuất pháo hoa sử dụng perchlorate làm chất oxi hóa và đây cũng có thể là nguồn chính gây ơ nhiễm. Perchlorate có khả năng tiềm tàng gây hại lên chức năng tuyến giáp và có thể được sử dụng rộng rãi tại nhiều khhu vực nông nghiệp ở Mỹ. Các nghiên cứu trước đây của phòng xét nghiệm của EPA cho thấy phân bón làm vườn thơng thường chứa hàm lượng perchlorate lên đến 0.84% (tính theo trọng lượng). Tuy nhiên một nghiên cứu sau đó được cơng bố vào tháng 6 năm 2001 củA EPA lại cho thấy đa phần phân bón được sử dụng tại Mỹ khơng bị nhiễm muối perchlorate.

Ơ nhiễm nước khơng chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người mà còn đe dọa đến các loại thủy sinh đặc biệt là cá. Ví dụ, đầu thập niên 1960, hàng triệu con cá tại vùng hạ lưu sông Missisipi chết do ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật chlo hữu cơ đặc biệt là endrin. Đầu thập niên 1970, cá bị nhiễm DDT và polychlorin biphenyl (PCB) làm gián đoạn hoạt động buôn bán cá hồi tại vùng thượng lưu Great Lake.

Mặc dù từ đó về sau nhiều nỗ lực đã được thực hiện, và công chúng cũng yên tâm hơn khi các báo cáo cho thấy mức hydrocacbon chlorin và các chất độc khác trong cá, hoa màu đã giảm nhưng các vấn đề ô nhiễm nước tại Great Lake dường như vẫn không thay đổi như chúng ta sẽ thấy trong nghiên cứu trường hợp 2.1 được trình bày sau đây. Tuy nhiên trong nghiên cứu trường hợp 2.2 chúng ta có thể thấy các vấn đề ơ nhiễm vẫn có thể thay đổi được trong một số điều kiện thích hợp nhất định.

<b>Nghiên cứu trường hợp 2.1</b>

Tờ Detroit News gần đây đưa lên một báo cáo giám sát với tiêu đề “loài tôm đang biến mất đe dọa sự tồn tại của cá tuyết Great Lake”. Theo đó, một trong những nguồn lương thực chính của cá tuyết đang nhanh chóng biến mất tại Great Lake, điều này đe dọa đến sự duy trì chuỗi thực phẩm và hạn chế thị trường buôn bán cá lớn tại Michigan. Báo cáo cho biết một loại giáp xác tên là diporeia, gần giống với tơm dài 12 mm (đơi khi cịn gọi là tơm nước ngọt) sống ở đáy Great Lake đã gần như biến mất tại hồ Eric, hồ Michigan và vịnh Saginaw và hồ Ontario. Khoảng 44.000 km<small>2</small> của Great Lake khơng cịn bóng dáng của diporeia. Các nhà nghiên cứu sinh vật học nói rằng họ chưa từng thấy hiện tượng nào như thế trước đây. Vào thập niên 80, các nhà khoa học cho biết mật độ diporeia vào khoảng 3860 đến 7720/km<small>2</small> cặn ở nhiều nơi trên Great Lake. Nhưng nay, các nhà khoa học nhận thấy rằng khơng cịn tìm thấy diporeia ở cùng địa điểm như trước đây. Diporeia là một nguồn thực phẩm chính đối với nhiều loại cá trong Great Lake. Cá tuyết là loài gánh chịu hậu quả đầu tiên từ việc biến mất của diporeia. Cho đến gần đây, người ta đo được độ dài của cá tuyết là 0.6 m còn trọng lượng là 2.3 kg. Nhưng hiện nay, độ dài của cá tuyết chỉ vào khoảng 0.5 m đến 0.56 m. Việc suy giảm số lượng diporeia vẫn còn là một bí ẩn đối với các nhà khoa học. Họ đang kiểm tra xem liệu việc suy giảm này có phải do các chất gây ô nhiễm hay không nhưng đến nay vẫn chưa có câu trả lời dứt khốt.

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>Nghiên cứu trường hợp 2.2</b>

Vào khoảng thập niên 60, sông Hudson tại thành phố New York được phát hiện đang chết dần do ô nhiễm nước. Nguồn ô nhiễm chính là nước thải chưa qua xử lý được thải trực tiếp vào lịng sơng: các nhà máy đổ sơn xuống sông; dầu từ công ty đường sắt trung tâm Penn và nước nhiệt độ cao được thải ra sông từ các nhà máy năng lượng hạt nhân. Mặc dù vậy điều tồi tệ không xảy ra. Vào năm 1966 một vài ngư dân thành lập Hiệp Hội Ngư Dân sông Hudson. Nhờ nỗ lực của những người sáng lập và các thành viên tham gia về sau, tình trạng ơ nhiễm đã được cải thiện nhiều. Đầu năm 1986, những nơi xả chất thải xuống sông bị buộc đền bù hàng triệu đô la để phục hồi sông Hudson. Tác dụng phụ của những hành động này là một trong những câu chuyện môi trường thành công nhất trong thế kỉ 20. Ngày nay, sông hudson cho sản lương cá/hecta mặt nước cao hơn nhiều so với các khu vực cửa sông khác tại bắc Atlantic. Cá, ngư dân, người đi câu, người đi bơi theo tường thuật đã quay trở lại với con sơng.

<b>2.1.5 Ơ NHIỄM ĐẤT</b>

Một vấn đề quan tâm khác hiện nay là các tác động có hại của việc phóng thích một lượng lớn các hóa chất gây độc vào mơi trường. Điều này khơng chỉ gây ơ nhiễm khơng khí, nước mà cịn dẫn đến ơ nhiễm đất và thực phẩm. Hơn nữa, việc phóng thích các hóa chất khơng chỉ gần nguồn điểm ví dụ như cơ sở sản xuất mà cịn có thể được vận chuyển đi một khoảng cách xa và gây tác động có hại lên sinh vật sống.

Tại Mỹ, một cuộc lượng giá quy mô và mức độ nghiêm trọng của tình trạng ơ nhiễm trở nên phức tạp hơn khi số lượng các nhà máy sản xuất hóa chất hữu cơ tổng hợp gia tăng lũy tiến từ đầu thập niên 40. Khoảng 70,000 hóa chất được ước tính sử dụng trong các ngành cơng nghiệp phổ biến, trong kinh doanh và con số này tiếp tục gia tăng mỗi năm khoảng 100 hợp chất mới. Chỉ có một số ít các đánh giá sinh thái được tiến hành để ước lượng số hóa chất có mặt trên thị trường hay các chất mới được tạo ra hàng năm. Ảnh hưởng lên sức khỏe con người của các chất này, đặc biệt là tác động trong thời gian dài với liều lượng tiếp xúc thấp, cũng chưa được biết.

Một trong những vụ tai tiếng nhất liên quan đến thải chất độc hại là vụ kênh đào Love là một kênh đào bị bỏ hoang được xây dựng gần thác Niagara thuộc bang New York (xem chi tiết nghiên cứu trường hợp 2.3)

<b>Nghiên cứu trường hợp 2.3</b>

Vào thập biên 40 và 50, tập đoàn Hooker Chemical & Plastics đã thải trên 23,000 tấn chất thải hóa học xuống bãi rác kênh đào Love. Sau khi kênh đào đã đầy chất thải và được đắp lại, khu đất được chuyển giao lại cho thành phố Niagra Falls. Nhà cửa và một ngôi trường được xây dựng trên bờ con kênh đào cũ và khu vực chứa hóa chất được lấp lại trước đây trở thành sân chơi. Năm 1968, công ty Occidental Chemical (Oxychem) đã mua lại công ty Hooker Chemical. Vào năm 1977, nhiều chất lỏng màu đen như dầu rỉ ra từ đất của khu vực xung quanh kênh đào. Sau đó chất lỏng được xác định chính là hỗn hợp Hydrocarbon Chlorinate cực mạnh. Học sinh đến trường có biểu hiện sức khỏe bất thường như ngứa da, bỏng hóa chất, và các rối loạn thể chất và thần kinh nghiêm trọng. Ngoài ra, số ca sẩy thai và khuyết tật sơ sinh tăng cao. Một vụ kiện tụng với số tiền lên đến gần 3 tỷ đơ la địi bồi thường sức khỏe nổ ra nhắm vào chính quyền thành phố Niagar

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

Falls. Sau cùng, bang đã mua lại và phá sập 100 căn nhà trong khu vực đó và các quan chức bang đã phải sơ tán 500 căn nhà vào năm 1978. Các tổ chức liên bang và của bang đã ra sức làm sạch bãi rác và các khu vực bị ơ nhiễm xung quanh đó. Sau đó giữa bang New York và công ty Oxychem xảy ra tranh chấp kiện tụng. Vào năm 1994, Oxychem và bang cuối cùng đồng ý thỏa thuận tiền bồi thường cho các nạn nhân. (các biện pháp phục hồi khu vực được tiến hành, và nhà cửa được xây lại. Vào năm 1994, gần 70% các căn hộ được bán. Một cuộc khảo sát cho biết khoảng 30% người mua là cư dân của khu vực đó trước khi sơ tán)

<b>2.2 THAY ĐỔI MƠ HÌNH BỆNH TẬT</b>

Đi kèm với những thay đổi trong môi trường là những thay đổi về mô hình và phân bố bệnh tật hay các vấn đề sức khỏe. Ví dụ, vào đầu thế kỷ 20, bệnh viêm phổi và lao là hai nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại hầu hết các quốc gia trong đó có Mỹ. Do điều kiện vệ sinh cải thiện và các biện pháp y tế công cộng cùng với các tiến bộ trong y khoa và kĩ thuật, lao và các bệnh truyền nhiễm khác đã bị thanh toán. Tuy nhiên thay cho các bệnh lây truyền trực tiếp là các bệnh phức tạp hơn và đa nguyên nhân trong đó có các bệnh tim mạn tính, các bệnh hơ hấp mạn tính, và các khối u ác tính hay ung thư. Từ năm 1950, người ta đã biết rằng ung thư và các bệnh tim trở thành hai nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại Mỹ. Điều quan trọng là các bệnh này cũng như các bệnh đường hơ hấp dưới mạn tính và bệnh gan mạn tính và xơ gan được xem như là liên quan đến môi trường

%<small>a</small> Nguyên nhân tử vong %<small>a</small>

1 Bệnh tim 40.5 Bệnh tim<small>b</small> 39.6 Bệnh tim<small>b</small> 29.6 2 Bướu ác tính 13.4 Bướu ác tính<small>b</small> 20.0 Bướu ác tính<small>b</small> 22.9 6 Tiểu đường 1.6 Bệnh đường hơ hấp

dưới mạn tính<small>b</small> 2.7 Tiểu đường 2.8 7 Tự tử 0.9 Tiểu đường 1.7 Cúm và viêm phổi 2.7

10 Giết người 0.3 Giết người 1.0 Giết người 0.6

<i><small>a</small> phần trăm tổng số chết do tất cả các nguyên nhân</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<i><small>b</small> bệnh liên quan đến môi trường</i>

<i>Nguồn: USDHHS, Health, United States, 1996-97 and Injury Chartbook,1997;USDHHS: Health, United States, 2003.</i>

Sự thay đổi mơ hình bệnh tật đáng lưu ý kể trên, cũng đã được quan sát tại nhiều quốc gia khác, trong đó có các quốc gia kém phát triển. Ví dụ, tại Brazil, năm 1940 các bệnh truyền nhiễm là nguyên nhân gây tử vong 39-60% tổng số ca tử vong tùy vào khu vực, nhưng đến năm 1980 thì tỷ lệ này giảm xuống cịn 3-16%. Trong khi đó bệnh tim mạch năm 1940 chỉ chiếm 9-13% thì đến năm 1980 đã tăng lên 20-38%.

Lý do chính đưa đến những sự thay đổi này là gì? Nhiều nhà khoa học cho rằng ơ nhiễm mơi trường có thể đóng vai trị chính trong sự dịch chuyển này. Ơ nhiễm mơi trường tác động đến tất cả các sinh vật sống trong đó có con người. Nhiều bệnh ở người có liên quan đến các chất trong khơng khí, nước và thực phẩm mà chúng ta hấp thu. Một số yếu tố công nghiệp được thải vào mơi trường xung quanh cịn được gọi là chất sinh ung thư (carcinogennic).

<b>2.3 MỘT SỐ BỆNH MÔI TRƯỜNG </b>

<b>2.3.1 GIỚI THIỆU</b>

Nhiều bệnh được biết đến như là bệnh liên quan đến nghề nghiệp. Bác sĩ người Anh Percivall Pott được xem như là nhà khoa học đầu tiên chỉ ra được mối quan hệ trực tiếp giữa tiếp xúc nghề nghiệp và nguy cơ mắc bệnh ung thư ví dụ như bồ hóng và ung thư tinh hồn. Những cơng nhân hầm mỏ, cơng nhân cắt đá và cơng nhân mài kính thường mắc các bệnh hơ hấp do hít phải một lượng lớn bụi. Thợ làm mũ thì chịu tổn thương não do hấp thu hơi thủy ngân độc hại (hợp chất phân tử chứa thủy ngân) dùng để làm nỉ. Thợ nhuộm và cơng nhân giày da cũng được xem như có nguy cơ cao bị ung thư bàng quang do liên quan đến các sản phẩm từ than và các amin có mùi..

Tuy nhiên, trong vòng vài thập niên vừa qua, các bệnh mơi trường đã diễn tiến vượt ra ngồi một số ngành nghề đặc thù. Trong số các hậu quả của bệnh mơi trường thì nghiêm trọng nhất là ung thư, bệnh hô hấp, khuyết tật sơ sinh, nhiễm kim loại nặng, và chấn thương hệ hô hấp. Một số hậu quả sẽ được trình bày tóm tắt trong chương này và được trình bày chi tiết hơn trong các chương sau.

<b>2.3.2 UNG THƯ</b>

Nhiều nhà nghiên cứu nhận thấy có mối liên hệ giữa các hoạt động công nghiệp và số mắc mới ung thư và tỷ suất tử vong do ung thư. Mỹ là một trong những nước có số mắc mới ung thư cao nhất liên quan đến ô nhiễm môi trường. Từ khoảng năm 1950, ung thư là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ hai sau bệnh tim mạch tại Mỹ. Hơn nữa, cho đến gần đây tỷ suất tử vong do ung thư đã gia tăng đều đặn (bảng 2.1 và bảng 2.2). Con số tử vong thật sự do ung thư vẫn tiếp tục gia tăng, ví dụ năm 1980 số người Mỹ chết do ung thư là 416,509 nhưng đến năm 1990 con số này đã là 505,322 và đến năm 1999 thì lên đến 549,838. Theo Hiệp Hội Ung Thư Hoa Kỳ, số chết do ung thư ước lượng năm 2003 là 556,500- tức là > 1500 ca tử vong mỗi ngày.

Khu vực Đông Bắc nước Mỹ được xem như là khu cơng nghiệp hóa bị ơ nhiễm nặng. Khu vực này cũng được biết đến như là khu có số mắc mới ung thư đặc biệt cao. Các nghiên cứu do Viện Ung Thư Quốc Gia tiến hành chỉ ra rằng các khu vực nằm gần vị trí của các lị luyện sắt, chì có tỷ suất ung thư cao. Các nghiên cứu cho thấy gần 30% số

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

ca tử vong ở một số nước cơng nghiệp hóa là do ung thư. Số mắc mới và số chết do ung thư tại hầu hết các quốc gia này gia tăng đều đặn trong vào thập niên gần đây. Đặc biệt, xu hướng này phụ thuộc vào sự già đi của dân số.

Ở người các bộ phận có thể phát triển ung thư bao gồm não và hệ thần kinh, vú, dạ dày và ruột, máu (ung thư bạch cầu), gan, phổi và phế quản, hệ lympho (ung thư hạch Non-Hogdkin), buồng trứng, lá lách và tuyến tiền liệt. Các yếu tố môi trường (chẳng hạn như lối sống, thói quen cá nhân, chế độ ăn, hóa chất và chất phóng xạ, và các bệnh truyền nhiễm) chiếm ¾ tất cả các loại ung thư. Theo Hiệp Hội Ung Thư Hoa Kỳ, hút thuốc, béo phì và khơng hoạt động thể chất ảnh hưởng nhiều đến nguy cơ ung thư hơn là tiếp xúc với một lượng chất gây ô nhiễm trong không khí, thực phẩm, hay nước uống. Tuy nhiên, mức độ nguy cơ do chất gây ô nhiễm phụ thuộc vào mật độ, cường độ và độ dài tiếp xúc. Bằng chứng quan trọng hiện nay cho thấy nguy cơ mắc ung thư tăng cao ở những nơi người công nhân tiếp xúc với hàm lượng cao một loại hóa chất nào đó ví dụ như kim loại nặng và hợp chất hữu cơ và chất phóng xạ.

Như đã đề cập ở trên, trong vòng 100 năm qua, và đặc biệt từ thế chiến thứ II, do sự gia tăng phát triển công nghiệp, một lượng lớn các hóa chất đã và đang được thải ra mơi trường. Điều này làm tăng ơ nhiễm khơng khí, nước và đất và có khả năng tiềm tàng gây ơ nhiễm các nguồn lương thực. Các khu vực có nhà máy cơng nghiệp chế biến cao su, xà phịng, hóa chất và mực in thường có tỷ suất mắc ung thư bàng quang và ung thư gan cao. Một nghiên cứu của Sở Y Tế New York cho thấy tại hạt Nassau, những phụ nữ sống trong khuôn viên 1 km xung quanh các khu vực có cơ sở sản xuất hóa chất, xăng dầu và cao su hay nhựa có 60% khả năng mắc bệnh ung thư vú hậu mãn kinh hơn những phụ nữ sống tại các nơi khác trong hạt.

Một xu hướng đáng báo động gần đây là số mắc mới ung thư ở trẻ em của Mỹ đang tăng cao. Tại Mỹ ước tính năm 2003 có 9000 ca mắc mới và 1500 ca tử vong do ung thư có độ tuổi từ 0-14. Khoảng 30% số ca tử vong đó có khả năng là do ung thư bạch cầu. Mặc dù ung thư là bệnh hiếm gặp tại Mỹ, nhưng ung thư lại là nguyên nhân gây tử vong chủ yếu ở trẻ em lứa tuổi từ 1-14 tuổi. Theo Viện Ung Thư Quốc Gia, tốc độ gia tăng ung thư đã tiến gần đến con số 1% mỗi năm. Một số chuyên gia ung thư ước tính rằng ngày nay một đứa trẻ từ khi ra đời cho đến khi được 10 tuổi có nguy cơ mắc bệnh ung thư với tỷ lệ 1/200. Mặc dù nguyên nhân của việc gia tăng số mắc mới ung thư ở trẻ em tại Mỹ vẫn chưa biết nhưng một số nhà khoa học cho rằng chính việc tiếp xúc với các chất ô nhiễm môi trường của thai phụ hoặc của đứa trẻ là nhân tố chính quan trọng. Một thơng tin đáng khích lệ được tiết lộ gần đây của Hiệp Hội Ung Thư Hoa Kỳ cho biết là tỷ lệ tử vong do ung thư ở trẻ em đã giảm xuống còn 47% từ năm 1975.

Mối quan hệ giữa bệnh, tử vong và các hóa chất bảo vệ thực vật và các hóa chất liên quan khác ngày càng thu hút nhiều sự quan tâm rộng lớn và nhiều nghiên cứu. Trong số các hóa chất đó có hóa chất diệt cơn trùng gốc Hydrocacbon Chlo hóa và dioxin. Ví dụ, các tai nạn trong quá trình sản xuất thuốc diệt cỏ 2,4,5-Trichlophenoxy Acetic Acid (2,4,5-T) và các chiết xuất của Phenol Poly Chlo hóa đã gây ra nhiễm độc dioxin cho các cơng nhân nhà máy và cộng đồng tại một số quốc gia.

<b>2.3.3 KHUYẾT TẬT SƠ SINH</b>

Người ta ước tính được rằng xấp xỉ 3% số trẻ sinh sống tại Mỹ mang khuyết tật sơ sinh mức độ nặng. Con số này có nghĩa là trong 3 triệu trẻ sinh sống hàng năm tại Mỹ thì có khoảng 100,000 trẻ bị khuyết tật bẩm sinh. Các khuyết tật bẩm sinh là nguyên nhân hàng

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

đầu gây tử vong sơ sinh Tại mỹ. Hơn nữa, các nghiên cứu cho thấy trong năm đầu sau sinh nếu trẻ được chẩn đoán mắc khuyết tật nào đó thì tỷ lệ tử vong ở trẻ em da trắng tăng gấp 18 lần so với những đứa trẻ khác. Rõ ràng là, các chi phí tài chính khổng lồ và các gánh nặng về tình cảm có mối liên hệ với các khuyết tật này.

Bản chất bệnh căn của phần lớn các khuyết tật sơ sinh thường khơng biết được. Người ta ước tính có khoảng 5-10% các khuyết tật sơ sinh là do tiếp xúc trước khi sinh với một tác nhân gây quái thai hay một tác nhân từ người mẹ. Sự giảm tăng trưởng tử cung có thể do một số tác nhân bao gồm thiếu oxy huyết (là hiện tượng thiếu oxy đi đến các mô cơ thể), các loại thuốc kích thích, các tia X phóng xạ, các nội tiết tố của mẹ, các yếu tố dinh dưỡng và các hóa chất mơi trường. Nhiều loại hóa chất được biết đến như là chất gây quái thai nghĩa là có khả năng gây ra khuyết tật sơ sinh. Các hóa chất này bao gồm một số dung mơi hữu cơ, các thuốc trừ sâu, dioxin, một số kim loại nặng (ví dụ như chì, cadmium, và thủy ngân), và một số chất khác. Nhiều dữ liệu dịch tễ trên người ủng hộ luận cứ rằng các hóa chất mơi trường là một yếu tố quan trọng gây ra quái thai.

<b>2.3.4 TỔN THƯƠNG HỆ SINH SẢN </b>

Ngày càng có nhiều nghiên cứu cho thấy có một số độc chất có thể gây ra các tác hại lên hệ sinh sản người và động vật. Ví dụ, các tổn thương hệ sinh sản ở hải âu và các loài động vật khác là minh chứng sơ khởi về tác hại của DDT. Các chất Chlo hữu cơ cũng được chứng minh là gây ra các khuyết tật sinh sản ở loài cá ở biển Baltic và biển Bắc. Các hợp chất này cũng gây các tác hại lên sức khỏe và sinh sản của hải cẩu.

Gần đây, các trường hợp khuyết tật sinh sản ở động vật hoang dã cũng đã gợi lên mối quan tâm về khả năng một số hóa chất gây tác động xấu làm suy giảm hệ hormon bình thường của cơ thể. Ngày càng có nhiều hóa chất được biết đến gây ra tác động trên. Chúng bao gồm các chất Chlo hữu cơ chẳng hạn như PCBs, dioxin, cũng như DDT; các thuốc trừ sâu như carbamate (ví dụ như aldicarb, carbofuran), triazines (ví dụ như atrzine và simazine), và pyrethroids (xem chương 3 và chương 12); các kim loại nặng chẳng hạn như cadmium, chì và thủy ngân; và các hợp chất Brom hữu cơ.

Khả năng gây độc hệ sinh sản của thuốc trừ sâu 2,2 Dibrom-3-Chloropropane (DBCP) trở nên rõ ràng vào cuối thập niên 1970 và đầu thập niên 1980 khi những nam nông dân tại các khu vực trồng chuối của Costa Rica được phát hiện bị vô sinh. Cho đến giữa thập niên 90, gần 1500 nam công nhân được chẩn đốn bị vơ sinh do tiếp xúc với DBCP.

Số lượng các ca sinh thiếu tháng tại Mỹ hiện đang gia tăng đều đặn hằng năm. Theo thống kê của chính phủ Hoa Kỳ, năm 1999 có 11.8% tổng số trẻ (khoảng 440,000 trẻ sơ sinh) sinh thiếu tháng nghĩa là sinh trước tuần thứ 37 trong thai kì (thai kì bình thường là 40 tuần). Theo số liệu từ Trung Tâm Thống Kê Y Tế Quốc Gia, năm 1981 chỉ có 9.4% số trẻ sinh sống bị sinh thiếu tháng. Mặc dù chưa có đầy đủ các bằng chứng mạnh mẽ nhưng trong một cuộc họp được tài trợ bởi Viện Thuốc Quốc Gia, một số nhà khoa học đã trình bày các số liệu cho thấy các hóa chất công nghiệp, thuốc trừ sâu và các chất ô nhiễm khơng khí chịu trách nhiệm gây ra 23% số ca sinh thiếu tháng tại Mỹ từ đầu thập niên 80. Trong một nghiên cứu, người ta đã tìm thấy được mối liên hệ mạnh mẽ khi đo lường mức DDE (một chất chuyển hóa của DDT) trong huyết thanh tồn lưu của thai phụ sinh con trong giai đoạn 1929-1966 (đây là thời kì DDT được sử dụng nhiều tại Mỹ). Trong một mẫu 2380 trẻ sinh ra từ những thai phụ trên, 361 trẻ sinh thiếu tháng và 221 trẻ sinh non. Mức DDE trong máu mẹ càng cao thì nguy cơ trẻ sinh thiếu tháng càng cao.

</div>

×