Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

ứng dụng phần mềm microstation v8i và gcadas thành lập bản đồ địa chính tờ số 32 tỷ lệ 1 500 phường thượng thanh quận long biên thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.47 MB, 84 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THƯỢNG THANH, QUẬN LONG BIÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI </b>

<b>KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC </b>

<b> Hệ đào tạo : Chính quy </b>

<b> Khoa : Quản lý tài nguyên Chuyên ngành : Quản lý đất đai Khoá học : 2019 – 2023 </b>

<b>THÁI NGUYÊN, 2023 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THƯỢNG THANH, QUẬN LONG BIÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI </b>

<b>KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC </b>

<b> Hệ đào tạo : Chính quy </b>

<b> Khoa : Quản lý tài nguyên Chuyên ngành : Quản lý đất đai Lớp : K51 QLĐ Đ Khoá học : 2019 – 2023 </b>

<b> Giảng viên hướng dẫn : TS. Hoàng Hữu Chiến </b>

<b>THÁI NGUYÊN, 2023 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>LỜI CẢM ƠN </b>

Được sự phân công của quý thầy cô khoa Quản Lý Tài Nguyên, Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, sau khoảng thời gian 4 tháng thực tập tại

<i>doanh nghiệp, em đã hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Ứng dụng </i>

<i>phần mềm MicroStation V8i và gCadas thành lập bản đồ địa chính tờ số 32 tỷ lệ 1/500, phường Thượng Thanh, quận Long Biên, thành phố Hà Nội” </i>

Với sự nỗ lực học hỏi của bản thân và sự chỉ bảo tận tình của các thầy cơ, các cơ chú, anh chị tại xí nghiệp em mới có thể hồn thành nhiệm vụ được giao.

Đầu tiên, em xin cảm ơn người đã hướng dẫn em trong suốt khoảng thời gian thực tập và thực hiện khóa luận, thầy giáo – TS. Hoàng Hữu Chiến. Mặc dù với khối lượng công việc rất lớn nhưng thầy vẫn bỏ thời gian ra chỉ bảo, dẫn hướng đi cho em, để em có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy và chúc thầy có thật nhiều sức khỏe.

Xin cảm ơn tất cả bạn bè, cơng ty, xí nghiệp trong thời gian qua đã giúp đỡ em rất nhiều. Tất cả mọi người đều rất nhiệt tình giúp đỡ, đặc biệt ở Xí nghiệp phát triển cơng nghệ trắc địa bản đồ, mặc dù số lượng công việc của công ty rất lớn và ngày một tăng lên nhưng những cô chú, anh chị trong công ty vẫn dành thời gian chỉ bảo, hướng dẫn rất nhiệt tình.

Tuy nhiên, vẫn cịn những hạn chế về kiến thức chun mơn của bản thân cùng thiếu sót kinh nghiệm trong thực tiễn, qua đó bài báo cáo này sẽ khơng tránh khỏi những sai sót, em thực sự rất mong được nhận sự góp ý và chỉ bảo của thầy cô và các bạn cùng tồn thể cán bộ, cơng nhân viên tại XN PTCN trắc địa bản đồ để hoàn thiện báo cáo tốt hơn. Đây sẽ là những kiến thức quý giá cho công việc của em sau này.

<b>Em xin chân thành cảm ơn! </b>

<i>Thái Nguyên, ngày 5 tháng 11 năm 2023 </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

Sinh viên

<b> Bùi Quang Trường DANH MỤC BẢNG </b>

Bảng 4.1: Cấu trúc và cơ sở dữ liệu của phần mềm gCadas ... 31

Bảng 4.2: Thống kê hộ dân từng tổ phường Thượng Thanh ... 41

Bảng 4.3: Hiện trạng sử dụng đất phường Thượng Thanh năm 2022 ... 43

Bảng 4.4. Tọa độ điểm khống chế phường Phượng Thanh ... 48

Bảng 4.5. Thống kê thông tin thửa đất tờ bản đồ số 32 ... 68

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>DANH MỤC HÌNH </b>

Sơ đồ 2.1: Quy trình thành lập bản đồ địa chính bằng phương pháp ... 25

đo vẽ trực tiếp ở thực địa. ... 25

Sơ đồ 2.2: Các bước thành lập bản đồ địa chính bằng ảnh hàng khơng ... 27

Hình 2.3. Biểu tượng và giao diện của gCadas ... 30

Hình 4.1: Lưới kinh vĩ 1 phường Thượng Thanh ... 49

Hình 4.2: Sơ đồ quy trình biên tập bản đồ địa chính ... 50

<b>Hình 4.3: File số liệu sau khi được xử lý ... Error! Bookmark not defined. </b> Hình 4.4: Chuyển điểm chi tiết lên bản vẽ ... 53

Hình 4.5: Hiển thị sửa chữa số liệu đo ... 54

Hình 4.6: Một số điểm đo chi tiết. ... 54

Hình 4.7: Nối vẽ các đối tượng ... 56

<b>Hình 4.8: Kết nối với cơ sở dữ liệu bản đồ ... Error! Bookmark not defined. </b> Hình 4.9: Sửa lỗi tự động ... 58

<b>Hình 4.10: Hiển thị các lỗi của thửa đất ... Error! Bookmark not defined. Hình 4.11: Các công cụ sửa lỗi ... Error! Bookmark not defined. </b> Hình 4.12: Các thửa đất sau khi được sửa lỗi ... 60

<b>Hình 4.13: Bản đồ sau khi phân mảnh ... Error! Bookmark not defined. </b> Hình 4.14: Tạo vùng cho thửa đất ... 62

Hình 4.15: Thửa đất sau khi được tạo tâm thửa ... 62

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

Hình 4.22: Tờ bản đồ sau khi được biên tập hoàn chỉnh ... 67

<b>DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT </b>

BTNMT : Bộ Tài nguyên và Mơi trường

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

1. Tính cấp thiết của đề tài ... 1

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ... 2

3. Ý nghĩa của đề tài ... 3

PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ... 4

<b>2.3.2. Tình hình đo vẽ bản đồ địa chính ở phường Thượng Thanh ... Error! Bookmark not defined. </b> PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 34

3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ... 34

3.1.1. Đối tượng nghiên cứu... 34

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ... 34

3.2.1. Địa điểm nghiên cứu ... 34

3.2.2. Thời gian tiến hành ... 34

3.3. Nội dung nghiên cứu ... 34

3.3.1. Điều tra cơ bản ... 34

3.3.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai ... 34

3.3.3. Thành lập bản đồ địa chính thị phường Thượng Thanh ... 35

3.3.4. Thuận lợi, khó khăn và đề xuất giải pháp ... 35

3.4. Phương pháp nghiên cứu ... 35

3.4.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu ... 35

3.4.2. Phương pháp xử lí số liệu và trình bày báo cáo ... 35

3.4.3. Phương pháp kiểm tra, đối soát và so sánh thực địa ... 36

3.4.4. Phương pháp xây dựng bản đồ ... 36

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ... 37

4.1. Điều tra cơ bản ... 37

4.1.1. Khảo sát điều kiện tự nhiên ... 37

4.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội năm 2022 ... 39

4.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất ... 42

4.2.1. Hiện trạng sử dụng đất ... 42

4.2.2. Tình hình quản lý đất đai ... 44

4.2.3. Khảo sát lưới khống chế đo vẽ và đo đạc chi tiết ... 45

4.2.4. Số liệu lưới khống chế đo vẽ của khu vực nghiên cứu ... 47

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

4.3. Ứng dụng phần mềm MicroStation V8i và gCadas thành lập bản đồ địa

chính phường Thượng Thanh, quận Long Biên, thành phố Hà Nội. ... 49

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<b>PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài </b>

Từ ngàn xưa, con người đã học được cách khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên mà tạo hoá ban tặng cho nhằm tạo ra của cải vật chất, phục vụ nhu cầu cuộc sống. Thời đại mới, xã hội phát triển toàn diện, những vấn đề về sử dụng đất, quyền sở hữu đất, sử dụng và phân bổ đất đai, chiếm hữu đất đai là nhân tố cốt lõi của quá trình tạo ra của cải vật chất, đem lại sự phát triển vượt bậc về kinh tế đối với từng cá thể.

Hiện nay, với sự tiến bộ không ngừng của khoa học và công nghệ, đất đai đã trở thành một nguồn tài nguyên vơ cùng q báu. Mọi q trình sống của sinh vật đều phụ thuộc vào đất. Với quá trình phong hóa đá dựa trên những phản ứng lý, hóa, sinh đã tạo ra sản phẩm là đất đai. Đất đai là yếu tố cấu thành lên lớp vỏ của trái đất, tạo dựng mơi trường sống cho tồn bộ sinh vật có sự sống và cũng là nơi phân bố, xây dựng các khu dân cư, xây dựng nền kinh tế, văn hoá, an ninh quốc phòng… Đất là nguồn tài nguyên thiên nhiên hữu hạn về số lượng, có vị trí cố định trong khơng gian và chứa đựng chất dinh dưỡng để ni sống thực vật. Từ đó cho thấy công tác quản lý và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên này là việc làm cần thiết của các quốc gia.

Đất nước ta hiện nay nền kinh tế đang được phát triển theo hướng thị trường, nền hiện đại hóa, cơng nghiệp hóa diễn ra vơ cùng mạnh cùng với sự gia tăng dân số vô cùng nhanh. Sự hình thành và phát triển của các ngành kinh tế phi nơng nghiệp địi hỏi phải có sẵn nguồn đất đầu tư và phát triển (quỹ đất). Với sự phát triển nhanh chóng của các ngành công nghiệp và dịch vụ, quỹ đất dành cho nông nghiệp đang dần bị hao hụt đi. Đây là một quy luật tất yếu, nguồn tài nguyên đất là có hạn, để phát triển cho ngành này thì ngành kia sẽ phải giảm đi. Vậy cho nên, chúng ta cần chủ động sử dụng, khai

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

thác và quản lý tài nguyên đất đai một cách hiệu quả, tiết kiệm và đem lại hiệu quả cao.

Với công tác điều tra cơ bản của ngành về quản lý nhà nước với đất đai thì bản đồ địa chính là sản phẩm của cơng tác điều tra cơ bản, BĐĐC phải thống nhất trong phạm vi toàn quốc và được thành lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn. BĐĐC mang tính pháp lý cao, giúp quản lý đất đai vô cùng chặt chẽ từ chủ sử dụng cho đến thửa đất, ngồi ra nó cũng là tài liệu quan trọng nhất của bộ hồ sơ địa chính. Do đó, BĐĐC đóng một vai trị vơ cùng to lớn, sẽ hỗ trợ công tác quản lý về đất đai được thuận lợi và nhanh chóng hơn bao giờ hết.

Phường Thượng Thanh có địa hình, địa mạo tương đối phức tạp, trải dọc từ đầu cầu Đuống đến ga Gia Lâm, tập trung rất nhiều cơng ty xí nghiệp cùng các khu tập thể, dân cư. Vì thế, cơng tác quản lý Nhà nước về đất đai tại địa phương còn gặp nhiều vướng mắc; hệ thống bản đồ, hồ sơ địa chính cùng các tài liệu liên quan đã cũ, chưa được cập nhật, nhiều khu vực đã thay đổi, khơng cịn phù hợp với hiện trạng ngày nay. Qua những nội dung trên có thể thấy chưa đáp ứng được yêu cầu công tác quản lý đất đai trong thời kỳ mới, thế nên việc tiến hành ứng dụng công nghệ kỹ thuật mới với trình độ cao vào thành lập BĐĐC là hết sức cần thiết và cấp bách.

Trước sự yêu cầu thực tiễn cao hơn nữa, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo - TS. Hoàng Hữu Chiến và sự giúp đỡ của Xí nghiệp Phát triển Công

<i><b>nghệ Trắc địa Bản đồ, em đã tiến hành thực hiện khóa luận: "Ứng dụng phần mềm Microstation V8i và gCadas xây dựng bản đồ địa chính tờ số 32 tỷ lệ 1/500, phường Thượng Thanh, quận Long Biên, thành phố Hà Nội". </b></i>

<b>2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài </b>

- Ứng dụng phần mềm MicroStation V8i và gCadas thành lập bản đồ địa chính tờ số 32 tỷ lệ 1/500 phường Thượng Thanh quận Long Biên thành

<b>phố Hà Nội. </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<b>- Xác định được các thuận lợi, khó khăn và kiến nghị những biện pháp xử lý trong thành lập bản đồ địa chính. </b>

<b>- Học hỏi và nghiên cứu tìm hiểu về các phần mềm chuyên ngành có </b>

liên quan đến xây dựng thành lập bản đồ địa chính.

- Tìm hiểu, thu thập các thơng tin về phường Thượng Thanh quận Long Biên thành phố Hà Nội.

<b>3. Ý nghĩa của đề tài </b>

<b>- Trong học tập và nghiên cứu khoa học: </b>

+ Chương trình thực tập tốt nghiệp đem đến cho sinh viên cơ hội quý báu để tiếp cận một cách chi tiết và hiểu sâu hơn về thực tế công việc, đồng thời giúp củng cố và áp dụng những kiến thức đã học tại trường trong môi trường làm việc thực tế.

Trong thực tế:

+ Qua quá trình nghiên cứu và học hỏi, việc áp dụng phần mềm Microstation V8i cùng gCadas vào quá trình xây dựng bản đồ địa chính giúp cho cơng tác quản lý Nhà nước về đất đai trở nên chặt chẽ, đầy đủ và chuẩn xác hơn.

+ Mang lại sự phục vụ tối ưu cho quá trình đo vẽ chi tiết thành lập bản đồ địa chính theo cơng nghệ số, cập nhật và hiện đại hóa hồ sơ địa chính theo quy định của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường.

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

Bản đồ là một biểu đồ hoặc hình vẽ minh họa biểu thị thông tin về một khu vực địa lý cụ thể. Bản đồ có thể biểu thị nhiều loại thơng tin, bao gồm địa hình, biên giới, điểm địa danh, dân số, thơng tin địa lý, vị trí đối tượng, hành lang giao thông, và nhiều thông tin khác liên quan đến một khu vực cụ thể. Bản đồ có nhiều ứng dụng trong nghiên cứu, quản lý, kế hoạch phát triển, và nhiều lĩnh vực khác.

Theo những nhà khoa học: Bản đồ được xem là sự mô tả khái quát, thu nhỏ lại bề mặt của Trái Đất hay bề mặt thiên thể khác trên mặt phẳng trong

<i>một phép chiếu xác định. </i>

Bản đồ thường được dùng nhiều nhất trong địa lý. Về sinh học bản đồ còn được dùng để miêu tả một hệ thống, như là về bản đồ gen.

<i>2.1.1.2. Bản đồ địa chính </i>

a. Địa chính là gì

Địa chính là một lĩnh vực của địa lý và quản lý đất đai dùng để định rõ và quản lý thông tin về tài sản đất đai trong một khu vực cụ thể. Địa chính bao gồm việc đo đạc, biên tập, và xác định ranh giới đất đai, quyền sở hữu đất, và các thông tin liên quan đến đất đai.

b. Bản đồ địa chính

* Bản đồ địa chính là một loại bản đồ thể hiện thông tin về đất đai và các yếu tố địa lý liên quan đến đất đai trong một khu vực cụ thể. Những thông tin mà bản đồ địa chính thể hiện như là: ranh giới đất đai, loại đất, chủ sở hữu và quyền sử dụng, các thông tin kỹ thuật thửa đất và những yếu tố liên quan khác. Bản đồ địa chính là cơng cụ quan trọng trong quản lý tài sản đất đai,

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

quy hoạch đô thị và nông thôn, thuế đất, cũng như trong việc giải quyết tranh chấp về đất đai. Nó giúp quản lý, xác định, và theo dõi thông tin về đất đai một cách hiệu quả. [8]

Bản đồ địa chính cần phải có tính thống nhất trên toàn lãnh thổ của đất nước Việt Nam và được thành lập theo đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn. Bản đồ địa chính được xây dựng trên nền tảng công nghệ tân tiến, hiện đại và ngày càng đổi mới, phát triển, đảm bảo tính chính xác trong việc cung cấp thơng tin không gian của đất đai. Điều này góp phần quan trọng trong việc hỗ trợ quản lý đất đai một cách hiệu quả và đáp ứng tốt các nhu cầu của công tác quản lý đất đai.

Trong một bộ hồ sơ địa chính thì có thể coi bản đồ địa chính là tài liệu căn bản nhất, thể hiện tính pháp lý cao nhằm phục vụ cho công tác quản lý đất đai tới từng thửa đất và từng chủ sử dụng đất. Bản đồ địa chính có nét khác biệt đối với các bản đồ chuyên ngành khác ở chỗ nó có tỉ lệ lớn và phạm vi đo vẽ rộng lớn trên tồn đất nước ta. Những thơng tin mới nhất về sự thay đổi hợp lệ của đất đai sẽ thường xuyên được bản đồ địa chính cập nhật, và cơng tác cập nhật mới thơng tin này có thể tiến hành thực hiện mỗi ngày theo định kỳ. Hiện nay, bản đồ địa chính đa chức năng đang được rất nhiều các quốc gia trên thế giới hướng tới việc xây dựng, vậy nên bản đồ địa chính cũng mang tính chất của bản đồ cơ bản quốc gia.

c. Bản đồ địa chính gốc

Bản đồ địa chính gốc là phiên bản ban đầu, chưa qua bất kỳ sự chỉnh sửa hay biên tập nào, của một bản đồ địa chính. Bản đồ địa chính gốc thể hiện dữ liệu không gian và thông tin về đất đai trong tình trạng thời điểm khi nó được tạo ra. Bản đồ địa chính gốc là nguồn gốc để tạo ra các phiên bản hoặc bản sao của bản đồ địa chính theo các đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn để phục vụ cho các mục đích cụ thể như quản lý đất đai, quy hoạch, thuế đất, và nhiều mục đích khác…

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

Bản đồ địa chính gốc có giá trị lớn trong việc bảo tồn dữ liệu khơng gian và đảm bảo tính chính xác và chuẩn xác của thơng tin địa lý. Nó thường được lưu trữ và quản lý cẩn thận để đảm bảo tính bất biến của dữ liệu gốc và nguồn thông tin cho các tài liệu và bản đồ sau này. [8]

d. Bản trích đo địa chính

Bản trích đo địa chính là một phiên bản hoặc bản sao của bản đồ địa chính gốc, được tạo ra để phục vụ cho mục đích cụ thể hoặc để đáp ứng nhu cầu của người sử dụng cuối. Bản trích đo địa chính thường bao gồm các phần hoặc thông tin cần thiết từ bản đồ gốc mà người tạo bản trích đo quyết định lựa chọn. [8]

Các mục đích của bản trích đo địa chính có thể bao gồm quản lý đất đai, quy hoạch đô thị, xây dựng, nghiên cứu khoa học, thuế đất, và nhiều mục đích khác. Bản trích đo địa chính có thể được tạo ra bằng cách sao chép các phần cần thiết từ bản đồ gốc và thường phải đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy của thông tin.

Bản trích đo địa chính cung cấp một sự tiện lợi trong việc truy cập thông tin địa lý mà không cần sử dụng bản đồ gốc và có thể phục vụ cho các mục đích cụ thể của người sử dụng.

Các thông tin trên bản trích đo địa chính bao gồm định rõ các yếu tố như ranh giới đất, mục đích sử dụng (loại đất), và diện tích được xác định dựa trên thực trạng sử dụng đất. Khi có sự thay đổi về diện tích, ranh giới, hoặc mục đích sử dụng đất trong q trình đăng ký quyền sử dụng đất hoặc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cần thực hiện việc điều chỉnh nội dung trên bản trích đo địa chính sao cho tương đồng với các số liệu và tài liệu trong hồ sơ đăng ký quyền sử dụng đất và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tương ứng.

e. Thửa đất

Thửa đất là một khái niệm thường được sử dụng trong lĩnh vực quản lý đất đai và địa chính để chỉ một phần nhỏ của đất đai, thường là một mảnh đất cụ thể

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

với kích thước, hình dạng và ranh giới cố định. Mỗi thửa đất có thể có mục đích sử dụng và chủ sở hữu riêng. Các thông tin quan trọng về mỗi thửa đất bao gồm: Ranh giới, loại đất, diện tích, số thứ tự thửa, chủ sở hữu, quyền sử dụng

Thửa đất là đơn vị cơ bản trong quản lý đất đai và thường được sử dụng để xác định và quản lý các tài sản đất đai trong một khu vực cụ thể. Thông tin về thửa đất thường được ghi nhận và bảo tồn trong các hồ sơ địa chính và bản đồ địa chính để phục vụ cho việc quản lý, quy hoạch, thuế đất, và các mục đích khác. [8]

f. Loại đất

Tùy từng mục đích sử dụng đất riêng sẽ có mỗi tên gọi đặc trưng khác nhau. Theo quy định của thơng tư số 08/2007/TT-BTNMT thì loại đất sẽ được thể hiện theo ký hiệu tương ứng với mục đích sử dụng của đất trong bản đồ địa chính. Loại đất hiển thị trên bản đồ phải tương ứng với hiện trạng khi đo vẽ xây dựng bản đồ địa chính đồng thời được chỉnh lý sau khi đăng ký quyền sử dụng đất. [8]

g. Diện tích thửa đất

Diện tích thửa đất là số lượng diện tích của một mảnh đất, thường được đo bằng đơn vị đo lường diện tích như mét vng (m²) hoặc mẫu vng (ha). Nó biểu thị kích thước hoặc diện tích của mảnh đất cụ thể. Diện tích thửa đất là một thông tin quan trọng trong quản lý đất đai, quy hoạch đô thị, thuế đất và nhiều mục đích khác.

h. Trích đo địa chính

Là việc đo vẽ địa chính riêng biệt đối với một thửa đất hay khu đất tại nơi chưa có bản đồ địa chính hoặc đã có nhưng bản đồ địa chính lại chưa thể đáp ứng được những yêu cầu đối với công tác cho thuê đất, bàn giao, thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng, đăng kí quyền sử dụng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

i. Hồ sơ địa chính

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

Hồ sơ địa chính có vai trị là hồ sơ phục vụ quản lý Nhà nước cho việc sử dụng đất. Hồ sơ địa chính thường bao gồm thơng tin chi tiết về các thửa đất cụ thể, bản đồ, giấy tờ, hồ sơ về quyền sở hữu và quyền sử dụng đất đai, và các thông tin khác liên quan đến địa chính.

Nhìn chung thì hồ sơ địa chính thường đầy đủ với các thành phần như bản đồ địa chính, bản trích đo, thơng tin về thửa đất, các tài liệu pháp lý liên quan đến đất đai, lịch sử giao dịch đất đai, cùng với các loại sổ địa chính, sổ mục kê, sổ theo dõi biến động đất đai…

Hồ sơ địa chính thường được tạo lập và quản lý bởi cơ quan chức năng hoặc cơ quan quản lý đất đai để đảm bảo quản lý hiệu quả và đáng tin cậy về đất đai trong một khu vực cụ thể.

<i>2.1.1.3. Mục đích thành lập bản đồ địa chính </i>

Thành lập bản đồ địa chính để tạo căn cứ cho các hoạt động như đăng ký đất đai, giao đất, thu hồi đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng, quyền sở hữu nhà ở, và quyền sử dụng đất ở.

Xác minh và thể hiện tình trạng địa giới của các đơn vị hành chính ở cấp xã, huyện, và tỉnh.

Xác nhận hiện trạng, biểu thị, và điều chỉnh các biến động liên quan đến các loại đất trong khu vực xã.

Sử dụng bản đồ địa chính làm cơ sở để lập kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch, cải tạo đất, thiết kế hạ tầng như khu dân cư, đường đi, và hệ thống

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

Tạo cơ sở để xây dựng Cơ sở Dữ liệu Đất đai (CSDL đất đai) ở các cấp quản lý khác nhau.

<i>2.1.1.4. Yêu cầu cơ bản đối với bản đồ địa chính </i>

Bản đồ địa chính được sử dụng trong quản lý đất đai là một bộ bản đồ đặc biệt được biên tập riêng cho từng đơn vị hành chính cơ sở, chẳng hạn như xã hoặc phường. Mỗi bộ bản đồ này bao gồm nhiều tờ bản đồ riêng lẻ được kết hợp lại. Để đảm bảo tính thống nhất, tránh sự nhầm lẫn và dễ dàng áp dụng trong quá trình xây dựng, sử dụng bản đồ địa chính và quản lý đất đai, chúng ta cần hiểu rõ bản chất của một số yếu tố cơ bản trong bản đồ địa chính cùng với các yếu tố tham chiếu.

+ Yếu tố điểm: Điểm là vị trí đánh dấu mốc xác định tại thực địa bằng dấu mốc đặc biệt. Các yếu tố điểm trong bản đồ địa chính bao gồm các điểm trắc địa, điểm đặc trưng trên đường biên thửa đất, điểm đặc trưng của địa hình và địa vật... Điểm trắc địa là những điểm cố định được đánh dấu tại thực địa bằng các dấu mốc đặc biệt và thường đi kèm với các toạ độ xác định. Trong địa chính, những dấu mốc biểu thị điểm ở thực địa kèm toạ độ của chúng phải được quản lý chặt chẽ.

+ Yếu tố đường: Là những đoạn thẳng, đường thẳng, đường cong nối liền các điểm ở thực địa. Toạ độ của hai điểm đầu, cuối của đoạn thẳng cần phải được xác định và quản lý, khi đã có toạ độ sẽ tính tốn được chiều dài lẫn phương vị của đoạn thẳng đối với đường gấp khúc cần quản lý những điểm có tính chất đặc trưng của nó. Các đường cong có dạng hình học cơ bản có thể quản lý một số yếu tố đặc trưng theo kiểu: cung trịn có thể xác định và quản lý điểm đầu, cuối cùng bán kính của nó

+ Thửa đất: Trong bản đồ địa chính, "thửa đất" là một đơn vị cơ bản của đất đai và là một phần cụ thể của bất động sản. Thửa đất thường được xác định và biên giới hóa để quản lý, theo dõi và quản lý sử dụng đất.

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

* Các yếu tố quan trọng về thửa đất trong bản đồ địa chính bao gồm: + Biên giới thửa đất: Biên giới thửa đất là các đường biên giới hoặc ranh giới vật lý hoặc pháp lý xác định giới hạn của từng thửa đất. Đây là thông tin quan trọng để xác định phạm vi của thửa đất trong không gian địa lý.

+ Diện tích thửa đất: Bản đồ địa chính thường cung cấp thơng tin về diện tích của từng thửa đất. Diện tích này thường được đo bằng đơn vị địa lý như mét vuông, acre hoặc hecta.

+ Thông tin sở hữu: Thông tin về chủ sở hữu của thửa đất, bao gồm tên, địa chỉ và thông tin liên hệ của chủ sở hữu.

+ Số hiệu thửa đất: Mỗi thửa đất thường được gán một số hiệu thửa đất hoặc mã số định danh riêng để xác định nó trong hệ thống đăng ký đất đai.

+ Mục đích sử dụng đất: Thửa đất có mục đích sử dụng cụ thể, chẳng hạn như dân cư, thương mại, nông nghiệp, công cộng, hoặc công nghiệp. Thông tin này quan trọng để quản lý sử dụng đất.

+ Quyền sử dụng đất: Bản đồ địa chính có thể biểu diễn các quyền liên quan đến việc sử dụng thửa đất, bao gồm quyền sở hữu, quyền sử dụng, hay các giới hạn và hạn chế.

+ Thửa đất là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực quản lý bất động sản và quản lý đất đai, và thơng tin về thửa đất trên bản đồ địa chính giúp xác định và quản lý tài sản bất động sản một cách hiệu quả.

* Khơng chỉ có mỗi số hiệu địa chính, các thửa đất sở hữu những yếu tố tham chiếu nhất định như là tên riêng của khu đất, địa danh, xứ đồng, lô đất, thôn, xã, địa chỉ, đường phố:

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

+ Khu đất, xứ đồng (tên địa danh của 1 cánh đồng) là khu vực tập hợp nhiều lô đất, thửa đất. Xứ đồng và khu đất hay có tên gọi riêng biệt được đặt từ lâu đời.

+ Xóm ấp, thơn bản: Đây là các cụm dân cư cấu thành nên một cộng đồng người cùng sinh sống và làm ăn trong cùng một khu. Các cụm dân cư thường có sự cấu kết cao về các khía cạnh tơn giáo, dân tộc và ngành nghề.

+ Xã, phường: Đây là cấp hành chính cơ sở nằm dưới cấp quận huyện, và chúng có đầy đủ tổ chức và quyền lực để quản lý toàn diện các hoạt động liên quan đến chính trị, kinh tế, văn hoá, và xã hội trong phạm vi địa bàn. Trong quá trình quản lý quản lý đất đai, bản đồ địa chính thường được đo và vẽ theo đơn vị hành chính cơ sở của xã và phường.

<i>2.1.1.5. Phân loại bản đồ địa chính </i>

Phân loại theo điều kiện khoa học và công nghệ

- Với sự phát triển công nghệ cùng điều kiện khoa học tiến bộ như ngày nay, bản đồ địa chính được thực hiện theo 2 dạng cơ bản là dạng số, và dạng truyền thống là giấy.

- Bản đồ địa chính dạng truyền thống là phiên bản giấy hoặc bản vẽ được tạo ra để thể hiện thông tin địa lý và quản lý đất đai. Các bản đồ địa chính truyền thống thường được tạo ra bằng cách vẽ tay trên giấy hoặc bản vẽ bằng tay và sau đó được sao chép và phân phối dưới dạng bản in giấy.

* Các đặc điểm của bản đồ địa chính dạng truyền thống bao gồm:

+ Giấy và mực: Bản đồ địa chính truyền thống thường được tạo ra trên giấy và sử dụng mực để vẽ biên giới, biểu đồ và các chi tiết khác.

+ Tính tĩnh: Các bản đồ địa chính giấy thường là tĩnh, nghĩa là chúng không thay đổi theo thời gian và không thể dễ dàng cập nhật.

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

+ Kích thước cố định: Các bản đồ địa chính giấy thường có kích thước cố định, và việc thay đổi kích thước hoặc quy cách đòi hỏi phải tạo ra bản in mới.

+ Dễ bị hỏng hoặc thất lạc: Các bản đồ giấy có thể bị hỏng hoặc thất lạc dễ dàng nếu không được bảo quản cẩn thận.

+ Khó trong việc chia sẻ và phân phối: Chia sẻ bản đồ giấy và truyền tải thông tin từ bản đồ này cho người khác có thể gặp khó khăn, đặc biệt nếu cần gửi xa.

- Bản đồ địa chính ở dạng số là phiên bản kỹ thuật số của bản đồ địa chính truyền thống. Bản đồ này được tạo ra bằng cách sử dụng cơng nghệ số hóa để biến đổi thơng tin địa lý từ bản đồ giấy sang định dạng số học, thường trong một hệ thống thông tin địa lý (GIS).

* Bản đồ địa chính ở dạng số cung cấp nhiều lợi ích, bao gồm:

+ Dễ dàng quản lý và cập nhật: Thông tin trên bản đồ có thể được dễ dàng cập nhật và quản lý trong mơi trường số hóa. Các thay đổi có thể được thực hiện nhanh chóng và chính xác.

+ Tích hợp dữ liệu: Bản đồ số cho phép tích hợp dữ liệu địa lý với các dữ liệu khác, chẳng hạn như thông tin về quyền sở hữu, thông tin môi trường, dữ liệu thống kê, và nhiều thơng tin khác.

+ Tìm kiếm và truy cập dễ dàng: Bản đồ số cho phép tìm kiếm và truy cập thông tin địa lý một cách nhanh chóng và hiệu quả, thường thơng qua các cơng cụ tìm kiếm và lọc.

+ Phân tích địa lý: Bản đồ số hỗ trợ phân tích địa lý, cho phép các phân tích phức tạp như phân loại, gán nhãn, hoặc dự đốn dựa trên thơng tin địa lý.

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

+ Tạo ra bản đồ tùy chỉnh: Bản đồ số cho phép tạo ra các bản đồ tùy chỉnh với các thông tin và biểu đồ địa lý cụ thể.

+ Chia sẻ và truy cập từ xa: Bản đồ số có thể dễ dàng chia sẻ và truy cập từ xa thông qua mạng internet hoặc các ứng dụng di động, giúp tăng cường khả năng hợp tác và tiện ích.

Bản đồ địa chính dạng giấy và bản đồ địa chính dạng số có cùng cơ sở toán học, cùng nội dung. Tuy nhiên thì do bản đồ số đã ứng dụng sự tân tiến của công nghệ thông tin hiện đại cho nên nó mang nhiều ưu điểm hơn hẳn so với bản đồ giấy theo phương pháp truyền thống thông thường.

<i>2.1.1.6. Nội dung của bản đồ địa chính </i>

1. Điểm khống chế tọa độ và độ cao

+ Trên bản đồ cần thể hiện đầy đủ những điểm khống chế tọa độ, độ cao Nhà nước các cấp, lưới tọa độ địa chính cùng những điểm khống chế đo vẽ có chơn mốc nhằm sử dụng lâu dài, yếu tố dạng điểm này cần thể hiện với độ chuẩn xác cao đến 0,1 mm trên bản đồ thơng qua những kí hiệu quy ước.

2. Địa giới hành chính các cấp

Trong bản đồ địa chính, địa giới hành chính các cấp thường được thể hiện bằng các đường biên hoặc ký hiệu đặc biệt. Các cấp địa giới hành chính thơng thường bao gồm: Đường địa giới quốc gia, địa giới tỉnh, địa giới xã, những đường địa giới hành chính này phải có độ chính xác cao khi thể hiện. Nếu đường địa giới ở cấp thấp trùng với đường địa giới cấp cao hơn, thì ưu tiên thể hiện đường địa giới ở cấp cao hơn trên bản đồ địa chính. Hồ sơ địa giới lưu trữ trong cơ quan nhà nước là cơ sở cho các đường địa giới phải phù hợp với bộ hồ sơ này.

3. Ranh giới thửa đất

Ranh giới thửa đất là đường biên hoặc giới hạn vị trí của một thửa đất cụ thể trên bản đồ địa chính. Nó xác định ranh giới giữa các thửa đất khác

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

nhau và làm cho mỗi thửa đất có sự phân biệt rõ ràng về giới hạn địa lý. Ranh giới thửa đất được thể hiện trên bản đồ địa chính bằng đường nét viền khép kín, đường cong, ký hiệu hoặc các thông tin liên quan khác để xác định giới hạn thực tế của thửa đất trên thực địa.

4. Loại đất

Thể hiện các loại đất theo mục đích sử dụng đối với từng thửa đất trên bản đồ địa chính là một yếu tố quan trọng trong quản lý đất đai và lập kế hoạch đơ thị. Sau đó theo quy định của Luật Đất Đai tiến hành phân loại.

5. Cơng trình xây dựng trên đất

Cơng trình xây dựng trên đất có thể bao gồm các cơng trình như nhà ở, tòa nhà, cơ sở hạ tầng, đường phố, hệ thống cấp nước và điện, vùng xanh, công viên, và nhiều yếu tố khác. Trong bản đồ địa chính, các cơng trình này thường được biểu diễn dưới dạng ký hiệu hoặc biểu đồ, thể hiện vị trí và hình dạng của chúng trên mặt đất.

Thông tin về công trình xây dựng trên đất trong bản đồ địa chính rất quan trọng để quản lý sử dụng đất, định rõ các quy định về quy hoạch đô thị và xây dựng, và đảm bảo tính nhất quán trong quản lý đất đai. Các cơng trình xây dựng này thường được ghi chú và cập nhật thường xuyên để đảm bảo rằng thơng tin trong bản đồ địa chính là chính xác và phản ánh tình hình thực tế trên mặt đất.

6. Hệ thống giao thông

Thể hiện đầy đủ các loại hình đường bộ, đường sắt, ngõ phố, đường phố, đường trong thơn, ngồi đồng... Đo vẽ định vị vị trí của tim đường, mặt đường, chỉ giới đường cùng những công trình cầu cống ở trên đường cùng ghi chú tính chất con đường.

7. Mạng lưới thủy văn

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

Tất cả những hệ thống sơng ngịi, kênh mương, ao, hồ cần phải thể hiện trên bản đồ.

8. Mốc giới quy hoạch

Các chỉ giới quy hoạch cùng mốc giới quy hoạch, những hành lang an toàn giao thông, hành lang bảo vệ đường dây điện cao áp, bảo vệ đê điều, tất cả những nội dung nêu trên đều phải thể hiện trên bản đồ địa chính.

9. Dáng đất

Phải ghi chú độ cao trên bản đồ địa chính hoặc phải thể hiện dáng đất bằng đường đồng mức. Tuy nhiên, những yếu tố này khơng bắt buộc cần thể hiện, có quy định rõ ràng trong luận chứng kinh tế kỹ thuật những nơi nào cần vẽ.

10. Cơ sở hạ tầng

Mạng lưới điện, viễn thông, liên lạc cấp thoát nước…

<i>2.1.1.7. Cơ sở toán học của bản đồ địa chính </i>

1. Lưới khống chế tọa độ và độ cao

Để đo vẽ bản đồ địa chính thì cơ sở khống chế tọa độ và độ cao phục vụ cho công tác này bao gồm:

- Lưới khống chế mặt bằng (Lưới tọa độ) và độ cao Quốc gia các hạng - Lưới độ cao kỹ thuật, lưới tọa độ địa chính cấp I và II.

- Lưới khống chế đo vẽ, điểm khống chế ảnh.

Ở trường hợp mà lưới toạ độ Quốc gia các hạng cùng với lưới toạ độ địa chính cơ sở chưa có hoặc mật độ chưa đầy đủ thì cần phải bố trí xây dựng lưới toạ độ địa chính trên cơ sở các điểm toạ độ Quốc gia cấp "0" hạng I và hạng II.

2. Hệ quy chiếu và hệ tọa độ Quốc gia VN2000 trong thành lập bản đồ địa chính

Hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia VN2000 đóng một vai trò quan trọng trong việc thành lập bản đồ địa chính. Đây là hệ thống tọa độ được sử dụng để xác định vị trí tọa độ của các điểm trên bản đồ một cách chính xác,

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

phục vụ cho các công việc đo vẽ và quản lý đất đai. Hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia VN2000 thường được sử dụng trong lĩnh vực địa chính và địa lý học. Hệ quy chiếu là cách thức đưa hình ảnh thực tế lên mặt phẳng giấy, và hệ tọa độ quốc gia VN2000 định nghĩa các giá trị số học để biểu diễn vị trí của các điểm trên bề mặt trái đất. Khi thiết lập bản đồ địa chính, thơng tin về tọa độ và hệ quy chiếu cần phải được xác định một cách chính xác để đảm bảo tính tồn vẹn và đáng tin cậy của bản đồ.

Hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia VN2000 sẽ định ra cách thức bản đồ địa chính hiển thị và giao tiếp thơng tin địa lý một cách đồng nhất và chính xác trong phạm vi nước ta.

Trước năm 2000, nước ta hầu như tất cả đều sử dụng hệ quy chiếu và tọa độ quốc gia HN72 để thành lập bản đồ địa chính. Hệ thống này sử dụng mặt phẳng chiếu vng góc Gauss – Kruger với múi chiếu 3 độ và dựa trên elipxoit Kravoski. Nhưng với sự phát triển, ngày nay hệ quy chiếu quốc gia HN72 đã khơng cịn đáp ứng được những u cầu trong thực tiễn. Vì thế vào tháng 7 năm 2000 Tổng cục địa chính đã đưa hệ tọa độ và hệ quy chiếu nhà nước VN-2000 mang tính ưu việt vào sử dụng. Những tham số chính của Hệ quy chiếu và hệ tọa độ Quốc gia VN-2000:

+ Bán trục lớn: a = 6 378 137,000

+ Tốc độ quay quanh trục = 7292115,0 x 10<small>11</small> rad/s

+ Hằng số trọng trường Trái Đất G.M = 3986005. 10<small>8</small>m<small>3</small>s<small>-2 </small>

- Điểm gốc tọa độ Quốc gia là điểm N00, nó được đặt trong khu vực khuôn viên Viện nghiên cứu Địa chính (hiện tại là Viện nghiên cứu khoa học đo đạc bản đồ), tọa lạc tại đường Hoàng Quốc Việt, Hà Nội.

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

- Lưới chiếu tọa độ phẳng cơ bản: theo hệ thống lưới với hình trụ nằm ngang đồng góc UTM quốc tế, danh pháp của tờ bản đồ theo hệ thống hiện hành với chú thích danh pháp UTM quốc tế.

- Để tính hệ tọa độ phẳng sử dụng phép chiếu UTM quốc tế, trên múi chiếu 3<small>0</small>, mỗi múi có sai số trên kinh tuyến giữa là k0 = 0,9999.

- Hệ tọa độ vng góc phẳng: trục X là kinh tuyến, trục Y là xích đạo trục quy định thống nhất cho từng tỉnh, lùi 500km về phía Tây.

- Tại Hịn Dấu - Hải Phòng là nơi đặt điểm gốc của hệ độ cao là điểm độ cao gốc.

3. Phương pháp chia mảnh bản đồ địa chính. [11]

<i>a. Chia mảnh bản đồ địa chính theo hình vng tọa độ vng góc </i>

Theo lưới ơ vng của hệ tọa độ vuông góc phẳng bản đồ địa chính được chia ra thành các mảnh bản đồ. Trong hình chữ nhật cần xác định 4 góc có tọa độ chẵn km trong hệ tọa độ vng góc theo kinh tuyến trục của tỉnh phủ kín tất cả ranh giới hành chính của tỉnh hoặc là thành phố làm giới hạn.

- Mảnh bản đồ tỷ lệ 1/10.000

Dựa theo lưới (km) của hệ tọa độ mặt phẳng theo kinh tuyến trục cho từng tỉnh và xích đạo, chia thành những ơ vng. Mỗi ô vuông này sở hữu kích thước thực tế là 6 x 6 km tương ứng với một mảnh bản đồ có tỷ lệ 1/10000. Bản đồ có diện tích 3600ha tương ứng với kích thước hữu ích là 60 x 60cm

Mảnh bản đồ tỷ lệ 1/10.000 sở hữu số hiệu bao gồm 8 chữ số: 2 số đầu tiên là 10, rồi đến là dấu gạch nối (-), 3 số tiếp theo là số chẵn kilomet (km) của tọa độ X, cuối cùng là 3 số chẵn kilomet (km) của tọa độ Y của điểm góc trái trên của mảnh bản đồ. Trục tọa độ X tính từ xích đạo có giá trị X = 0 km, trục tọa độ Y có giá trị Y = 500 km trùng với kinh tuyến trục của tỉnh.

VD: 10 – 728 – 494

- Mảnh bản đồ tỷ lệ 1/5000

Mảnh bản đồ tỷ lệ 1/10000 được chia làm 4 ô vuông. Mỗi ô vng này sở hữu kích thước thực tế là 3 x 3km, tương ứng với một mảnh bản đồ mang

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

tỷ lệ 1/5000. Bản đồ có diện tích 900ha tương ứng với kích thước hữu ích là 60 x 60cm.

Số hiệu mảnh bản đồ được đánh giống với nguyên tắc đánh số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1/10000 nhưng bỏ đi số 10 (không ghi số 10).

VD: 725 497

- Mảnh bản đồ tỷ lệ 1/2000

Mảnh bản đồ tỷ lệ 1/5000 được chia thành 9 ô vng. Mỗi ơ vng này sở hữu kích thước thực tế là 1 x 1km, tương ứng với một mảnh bản đồ mang tỷ lệ 1/2000. Bản đồ có diện tích 25ha tương ứng với kích thước hữu ích là 50 x 50cm

Sử dụng chữ số Ả Rập từ 1 – 9 để đánh số thứ tự cho mỗi ô vuông với nguyên tắc đánh số là từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu của mảnh bản đồ tỷ lệ 1/2000 bao gồm số hiệu của mảnh bản đồ 1/5000, sau đó gạch nối rồi cuối cùng là số thứ tự của ơ vng đó.

VD: 724 502 – 6

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

- Mảnh bản đồ tỷ lệ 1/1000

Mảnh bản đồ tỷ lệ 1/2000 được chia thành 4 ô vuông. Mỗi ô vuông này sở hữu kích thước thực tế là 0,5 x 0,5km, tương ứng với một mảnh bản đồ mang tỷ lệ 1/1000. Bản đồ có diện tích 25ha tương ứng với kích thước hữu ích là 50 x 50cm.

Sử dụng các chữ cái a, b, c, d đánh thứ tự cho các ô vuông, nguyên tắc đánh là từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu của mảnh bản đồ tỷ lệ 1/1000 bao gồm số hiệu của mảnh bản đồ 1/2000, sau đó gạch nối rồi cuối cùng là số thứ tự của ô vng đó.

VD: 724 502 – 6 – b

- Mảnh bản đồ tỷ lệ 1/500

Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000 được chia thành 16 ô vuông. Mỗi ô vuông này sở hữu kích thước thực tế là 0,25 x 0,25km, tương ứng với một mảnh bản đồ mang tỷ lệ 1/500. Bản đồ có diện tích 6,25ha tương ứng với kích thước hữu ích là 50 x 50cm.

Đánh số thứ tự từ 1 – 16 cho các ô vuông, nguyên tắc đánh là từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu của mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500 bao gồm số hiệu của mảnh 1:2000, sau đó gạch nối rồi cuối cùng là số thứ tự của ô vng đó nằm trong dấu ngoặc đơn.

VD: 724 502 – 6 – (11)

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

Mảnh bản đồ tỷ lệ 1/200

Mảnh bản đồ tỷ lệ 1/2000 được chia thành 100 ô vuông. Mỗi ô vuông này sở hữu kích thước thực tế là 0,10 x 0,10km, tương ứng với một mảnh bản đồ mang tỷ lệ 1/200. Bản đồ có diện tích 1,00ha tương ứng với kích thước hữu ích là 50 x 50cm.

Đánh số thứ tự từ 1 – 100 cho các ô vuông, nguyên tắc đánh là từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu của mảnh bản đồ tỷ lệ 1/200 bao gồm số hiệu của mảnh 1/2000, sau đó gạch nối rồi cuối cùng là số thứ tự của ơ vng đó.

VD: 724 502 – 6 – 13

Tên gọi của mảnh bản đồ: Tên của đơn vị hành chính (Xã - Huyện - Tỉnh) đo vẽ bản đồ là tên gọi của mảnh bản đồ địa chính gốc.

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

<i><b>4. Chia mảnh bản đồ địa chính theo tọa độ địa lý </b></i>

* Chia mảnh bản đồ địa chính theo tọa độ địa lý là một cách hiệu quả để quản lý và hiển thị dữ liệu địa lý. Bạn cần sử dụng các giới hạn kinh độ (longitude) và vĩ độ (latitude) để xác định các mảnh bản đồ. Dưới đây là các bước để thực hiện việc chia mảnh bản đồ theo tọa độ địa lý:

+ Xác định khu vực cần chia: Đầu tiên, xác định khu vực mà bạn muốn chia mảnh trên bản đồ dựa trên tọa độ địa lý (khoảng kinh độ và vĩ độ). Điều này có thể là tỉnh, quận, huyện, hoặc bất kỳ khu vực nào tùy theo mục đích của bạn.

+ Xác định khoảng kinh độ và vĩ độ: Xác định khoảng kinh độ tối thiểu và tối đa cùng với khoảng vĩ độ tối thiểu và tối đa mà bạn muốn sử dụng để chia mảnh. Ví dụ, bạn có thể quyết định chia mảnh bản đồ từ 100° đến 110° kinh độ và từ 20° đến 30° vĩ độ.

+ Chia mảnh: Sử dụng phần mềm đồ họa hoặc công cụ GIS để tạo các mảnh bản đồ bằng cách xác định các biên giới dựa trên tọa độ địa lý. Các biên giới này nên được xác định sao cho chúng không giao nhau và phù hợp với khoảng kinh độ và vĩ độ đã chọn.

+ Gắn tên và số hóa mảnh: Gán tên cho mỗi mảnh và số hóa chúng để dễ dàng xác định và thao tác với chúng. Thông tin liên quan đến từng mảnh, chẳng hạn như tên địa phương hoặc dữ liệu thống kê, cũng có thể được gắn kèm.

+ Lưu và xuất bản: Lưu dữ liệu và bản đồ sau khi chia mảnh xong. Bạn có thể xuất bản các mảnh bản đồ riêng lẻ hoặc sử dụng chúng để tạo bản đồ tổng thể.

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

Phương pháp chia mảnh bản đồ theo tọa độ địa lý cho phép bạn quản lý dữ liệu địa lý một cách rõ ràng và dễ dàng theo dõi thông tin tại từng mảnh cụ thể trên bản đồ.

<i>2.1.1.8. Yêu cầu độ chính xác </i>

- Độ lệch trung phương trong vị trí mặt phẳng giữa điểm trạm đo và điểm khống chế đo so với điểm khởi tính sau khi đã tiến hành bình sai sao cho khơng vượt quá 0.1 mm, tính theo tỷ lệ của bản đồ cần được tạo ra.

- Sai số này trình bày điểm góc khung của bản đồ, điểm giao của lưới kilomet, các điểm địa chính với điểm tọa độ quốc gia, trong trường hợp các điểm sở hữu tọa độ khác lên bản đồ địa chính dạng số được quy định là bằng không (không có sai số).

- 0,2 mm là sai số mà độ dài cạnh khung của bản đồ không được vượt qua còn với đường đường chéo bản đồ thì khơng q 0,3 mm đối với bản đồ địa chính dạng giấy. Điểm góc khung bản đồ (hoặc giao điểm của lưới kilomet) và điểm tọa độ, 2 điểm này phải có khoảng cách không vượt quá 0,2mm đối với giá trị lý thuyết.

- Bất kỳ điểm nào trên ranh giới thửa đất phải có sai số vị trí khơng vượt quá vị trí của các điểm khống chế đo vẽ gần nhất được thể hiện trên bản

g) Ở trường hợp đo vẽ bản đồ địa chính có tỷ lệ 1:1000 và 1:2000 đối với loại đất nông nghiệp thì những sai số vị trí điểm vừa nêu được tăng 1,5 lần. [12]

- Trên bản đồ địa chính dạng số, sai số tương hỗ vị trí giữa hai điểm bất kỳ trên ranh giới của thửa đất, so với khoảng cách trên thực địa được đo gián tiếp hoặc trực tiếp từ một trạm máy không được phép vượt quá 0,2 mm theo

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

tỷ lệ của bản đồ cần lập. Tuy nhiên, đối với những thửa đất có chiều dài cạnh thửa dưới 5m, sai số trên thực địa không được vượt quá 4cm. [12]

- Ở trường hợp đo vẽ bản đồ địa chính có tỷ lệ 1:1000 và 1:2000 đối với loại đất nông nghiệp, sai số tương hỗ vị trí giữa hai điểm bất kỳ nêu trên sẽ được tăng lên 1,5 lần so với giá trị ban đầu. Điều này có nghĩa là sai số tương hỗ vị trí của các điểm sẽ không được vượt quá 0,3 mm (1,5 lần 0,2 mm) theo tỷ lệ của bản đồ cần lập.

- Điểm khống chế đo vẽ với độ chính xác cao thường được sử dụng để xác định vị trí của các điểm mốc địa giới hành chính. Các điểm khống chế này thường được thiết lập và đo đạc với độ chính xác cực cao và được sử dụng như các tham chiếu cho các hoạt động đo đạc và xác định vị trí trên bản đồ địa chính. Điều này đảm bảo tính chính xác và đồng nhất trong quá trình xác định ranh giới và vị trí địa giới hành chính.

- Trong quá trình kiểm tra sai số, cần đồng thời kiểm tra cả sai số vị trí của điểm so với sai số tương hỗ vị trí của điểm và điểm khống chế gần nhất. Số lượng sai số kiểm tra cần tiến hành sao cho sai số lớn nhất không vượt quá sai số tuyệt đối cho phép. Điều này đồng nghĩa với việc số lượng sai số kiểm tra phải giữ trong khoảng từ 90% đến 100% của sai số tuyệt đối lớn nhất cho phép, và không vượt quá 10% tổng số trường hợp kiểm tra. Điều này đảm bảo rằng sai số lớn nhất không vượt quá giới hạn cho phép, đồng thời tăng tính chính xác trong quá trình kiểm tra sai số. Trong tất cả các trường hợp những sai số nêu trên đều không được mang tính hệ thống. [12]

<i>2.1.1.9. Các phương pháp thành lập bản đồ địa chính </i>

<i>* Bản đồ địa chính là cơng cụ có tính pháp lý cao được cơ quan chun </i>

mơn có thẩm quyền cơng nhận, bản đồ là công cụ giúp cơ quan quản lý nhà nước ở mỗi địa phương quản lý đất đai trên địa bàn, có tầm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Việc thành lập bản đồ địa chính cần rất nhiều công sức và tiền của nhà nước, việc thành lập bản đồ địa chính cần được thực hiện theo một trong những phương pháp dưới đây để đảm bảo tính chính xác, hiệu quả:

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

+ Đo vẽ trực tiếp tại thực địa

+ Sử dụng ảnh hàng không kết hợp đo vẽ tại thực địa

+ Biên vẽ và biên tập trên nền của bản đồ địa hình có chung tỷ lệ và đo vẽ bổ sung.

Mỗi phương pháp đo và vẽ để thành lập bản đồ địa chính cơ sở đều đòi hỏi sử dụng các phương tiện kỹ thuật và điều kiện khác nhau. Điều này phụ thuộc vào các đặc điểm của khu vực cụ thể, bao gồm địa hình, loại đất, tình hình kinh tế xã hội, nguồn nhân cơng có sẵn, tài ngun, trang thiết bị hiện có, và cơng nghệ máy móc của đơn vị thực hiện. Khi tiến hành việc thành lập bản đồ địa chính cơ sở cho một khu vực cụ thể, phải dựa vào những đặc điểm này để lựa chọn phương pháp và tài nguyên phù hợp nhằm đảm bảo tính chính xác và hiệu quả của quá trình đo đạc và vẽ bản đồ.

Bảo đảm yêu cầu kỹ thuật thành lập bản đồ cho mỗi bước riêng. Kết quả của bản đồ địa chính có thể được lưu trữ dưới dạng số trên máy tính hoặc trong các hệ thống bản đồ địa chính. Tuy nhiên, cũng có trường hợp bản đồ được vẽ trên giấy, đặc biệt khi cần sử dụng phiên bản giấy cho mục đích thực tế hoặc tài liệu hồ sơ. Từ bản đồ địa chính cơ sở, quá trình biên tập, đo vẽ bổ sung và xây dựng bản đồ địa chính cấp xã (hoặc được gọi là bản đồ địa chính) được thực hiện để tạo ra bản đồ có thơng tin chi tiết hơn, phục vụ cho quản lý địa giới hành chính tại cấp xã hoặc cấp hành chính thấp hơn. Bản đồ địa chính cấp xã thường chứa thơng tin cụ thể về các đặc điểm địa lý, địa giới, và các yếu tố liên quan khác trong khu vực cấp xã, giúp quản lý và lập kế hoạch cho lãnh thổ tại cấp địa phương.

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

<i>1. Quy trình thành lập bản đồ địa chính bằng phương pháp đo vẽ trực tiếp ở thực địa </i>

<i><b>Sơ đồ 2.1: Quy trình thành lập bản đồ địa chính bằng phương pháp đo vẽ trực tiếp ở thực địa </b></i>

Phương pháp đo vẽ trực tiếp tại thực địa có những ưu điểm và nhược điểm riêng biệt:

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

+ Tính chính xác cao: Phương pháp này thường đạt được tính chính xác cao, đặc biệt khi sử dụng thiết bị đo đạc chuyên nghiệp và người làm việc có kỹ năng cao.

+ Thông tin chi tiết: Cho phép thu thập thơng tin chi tiết về địa hình, biên giới, và các yếu tố địa lý khác tại thực địa.

+ Tạo bản đồ tùy chỉnh: Có khả năng tạo ra bản đồ tùy chỉnh chứa thông tin cụ thể theo nhu cầu cụ thể của dự án hoặc khu vực.

+ Phát hiện lỗi và điều chỉnh dễ dàng: Khi làm việc tại thực địa, dễ dàng phát hiện lỗi và điều chỉnh chúng ngay tại chỗ.

+ Khơng phụ thuộc vào dữ liệu sẵn có: Không cần phụ thuộc vào dữ liệu trước, nên có thể thực hiện dự án ở những vùng chưa được khảo sát.

* Nhược điểm:

+ Tốn thời gian và nguồn lực: Phương pháp này yêu cầu nhiều thời gian và nguồn lực để thực hiện đo đạc và vẽ tại thực địa, đặc biệt đối với diện tích lớn.

+ Chi phí cao: Đòi hỏi đầu tư lớn vào trang thiết bị và nhân cơng chun nghiệp, điều này có thể làm tăng chi phí của dự án.

+ Khả năng sai sót: Khả năng xảy ra sai sót trong quá trình đo đạc và vẽ tại thực địa, đặc biệt nếu người thực hiện không chú ý hoặc khơng có kinh nghiệm.

+ Khả năng bị ảnh hưởng bởi thời tiết: Thời tiết xấu có thể gây khó khăn trong việc thực hiện đo đạc tại thực địa.

+ Khó thực hiện trên diện tích rộng: Đối với các dự án trên diện tích lớn, đo đạc và vẽ tại thực địa có thể trở nên phức tạp và tốn kém.

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

<i>2. Quy trình thành lập bản đồ địa chính bằng ảnh hàng khơng </i>

<i><b>Sơ đồ 2.2: Các bước thành lập bản đồ địa chính bằng ảnh hàng khơng </b></i>

Thành lập bản đồ địa chính bằng ảnh hàng không với những ưu nhược điểm: * Ưu điểm:

+ Phạm vi lớn và nhanh chóng: Ảnh hàng không cho phép thu thập thông tin về một phạm vi lớn nhanh chóng, giúp tiết kiệm thời gian so với việc đo đạc tại thực địa.

+ Tính chính xác: Các hình ảnh hàng khơng thường có tính chính xác cao, đặc biệt khi sử dụng cơng nghệ và trang thiết bị hiện đại.

+ Phù hợp cho địa hình khó đo đạc: Ảnh hàng khơng có thể được sử dụng cho các vùng địa hình khó tiếp cận hoặc nguy hiểm.

<small>Tăng dày điểm khống chế ảnh nội nghiệp, tính bình sai </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

+ Lập kế hoạch chi tiết: Dễ dàng lập kế hoạch cho việc thu thập dữ liệu từ ảnh hàng không, bao gồm việc xác định thời điểm và tần số chụp hình.

+ Khả năng theo dõi thay đổi theo thời gian: Bản đồ địa chính từ ảnh hàng khơng có thể sử dụng để theo dõi sự thay đổi trong thời gian, chẳng hạn như phát triển đơ thị hoặc biến đổi địa hình.

* Nhược điểm:

+ Chi phí cao: Thu thập hình ảnh hàng khơng và xử lý dữ liệu từ hình ảnh này thường địi hỏi nguồn tài chính lớn.

+ Không phù hợp cho chi tiết cao: Ảnh hàng khơng có thể khơng đủ chi tiết cho các dự án u cầu thơng tin chi tiết địa hình hoặc môi trường.

+ Phụ thuộc vào thời tiết: Thời tiết xấu có thể gây trở ngại cho việc thu thập hình ảnh hàng khơng.

+ Khó đo đạc chi tiết địa hình: Đo đạc chi tiết địa hình từ ảnh hàng khơng có thể khó khăn và u cầu phân tích chuyên sâu.

+ Cần đánh giá và điều chỉnh: Dữ liệu từ ảnh hàng không thường cần được đánh giá và điều chỉnh để đảm bảo tính chính xác, và điều này có thể địi hỏi thời gian và nguồn nhân lực đáng kể.

=> Tóm lại, việc sử dụng ảnh hàng không để thành lập bản đồ địa chính là một cơng cụ mạnh mẽ, nhưng nó cần xem xét cẩn thận để đảm bảo tính chính xác và hiệu quả trong việc thu thập và sử dụng dữ liệu.

<i><b>2.1.2. Giới thiệu phần mềm Microstation V8i và phần mềm gCadas </b></i>

* MicroStation V8i và gCadas là hai phần mềm phổ biến trong lĩnh vực thiết kế và quản lý dự án địa lý. Dưới đây là một giới thiệu ngắn về từng phần mềm:

<i>2.1.2.1. Phần mềm Microstation V8i </i>

- MicroStation V8i là một phần mềm CAD (Computer-Aided Design) của hãng Bentley Systems. Nó được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực thiết kế và quản lý dự án địa lý, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, quy

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

hoạch đô thị và các dự án liên quan đến địa lý. Dưới đây là một số đặc điểm chính của MicroStation V8i:

+ Môi trường đồ họa: MicroStation V8i cung cấp môi trường đồ họa mạnh mẽ để tạo và chỉnh sửa các bản vẽ kỹ thuật, bản đồ và mơ hình 3D.

+ Hỗ trợ định dạng: Nó hỗ trợ nhiều định dạng file khác nhau, cho phép trao đổi dữ liệu với các phần mềm CAD khác.

+ Quản lý dự án: MicroStation V8i có tích hợp các cơng cụ quản lý dự án để theo dõi tiến độ và tài liệu dự án.

+ Hỗ trợ BIM (Building Information Modeling): Phần mềm này hỗ trợ việc tạo và quản lý mơ hình thơng tin xây dựng, giúp cải thiện hiệu suất và tính chính xác trong xây dựng.

<i><b>Hình 2.1. Biểu tượng của MicroStation V8i </b></i>

<i>2.1.2.2. Phần mềm gCadas </i>

- gCadas là một phần mềm CAD của hãng GeniaCAD. Nó cũng là một công cụ thiết kế và vẽ, được phát triển để đáp ứng các yêu cầu thiết kế và địa kỹ thuật của ngành xây dựng, địa chính và thiết kế đồ họa. Dưới đây là một số đặc điểm chính của gCadas:

+ Dễ sử dụng: gCadas được thiết kế để dễ sử dụng và nhanh chóng cho người mới bắt đầu trong lĩnh vực thiết kế và CAD.

+ Cơng cụ thiết kế đa dạng: Nó cung cấp nhiều công cụ thiết kế và vẽ cho các loại dự án khác nhau, bao gồm xây dựng và địa kỹ thuật.

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

+ Tương thích với các định dạng CAD: gCadas hỗ trợ nhiều định dạng file CAD, cho phép tương tác và trao đổi dữ liệu với các phần mềm CAD khác.

+ Hỗ trợ địa chính và GIS: Phần mềm này cung cấp các công cụ hỗ trợ cho các dự án địa chính và thơng tin địa lý.

+ Hỗ trợ đa ngôn ngữ: gCadas có khả năng thực hiện thiết kế và vẽ ở nhiều ngơn ngữ khác nhau.

<i><b>Hình 2.3. Biểu tượng và giao diện của gCadas </b></i>

</div>

×