Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.61 KB, 6 trang )
<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">
<b>ĐẶC SẮC NGÔN NGỮ KỂ CHUYỆN CỦA NGUYỄN NGỌC TƯTRONG TRUYỆN NGẮN TRO TÀN RỰC RỠ</b>
<b>NGUYỄN THỊ HẢI YẾN</b>
<i>(Lớp Cao học K33 - Trường Đại học Sư phạm Hà NộiEmail: )</i>
<b>1. Đặt vấn đề</b>
<b>Nhà triết học, mĩ học, văn hóa học lỗi lạc M.M Bakhtin đã chỉ ra tính chất đặc</b>
<i><b>biệt của văn xi nghệ thuật khi ông tuyên bố rằng: “Nhà tiểu thuyết viết văn xuôikhông cần phải tẩy sạch khỏi từ ngữ những ý chí và giọng điệu của người khác, khơngbóp chết những mầm mống ngôn từ xã hội khác biệt, tiềm ẩn trong chúng, không gạt bỏnhững gương mặt ngôn ngữ và cung cách nói năng lấp ló đằng sau các từ ngữ và hìnhthức ngơn ngữ…”. Ngơn ngữ văn xi cần phải mang đậm hơi thở của cuộc sống, của</b></i>
<b>thời đại. Ngôn ngữ nghệ thuật văn xuôi bao gồm ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ trầnthuật (tức ngôn ngữ của người kể chuyện). </b>
Đánh dấu thành công đầu tiên với tập truyện ngắn Ngọn đèn không tắt – giải nhất cuộc vận động sáng tác Văn học tuổi 20 lần II năm 2000, rồi đến Cánh đồng bất tận đã gây xơn xao dư luận trong và ngồi nước, trở thành hiện tượng văn học năm 2006, đến nay Nguyễn Ngọc Tư nổi lên như một hiện tượng độc đáo, chị đã có nhiều đóng góp làm thay đổi diện mạo truyện ngắn hiện đại. Chị là một trong số ít thế hệ nhà văn đương đại được độc giả mến mộ với văn phong bình dị, dân dã mang đậm phong cách người dân miền Tây Nam Bộ. Nguyễn Ngọc Tư đã tự khẳng định mình ở nhiều thể loại và đều để lại dấu ấn sâu đậm.
<b> TÓM TẮT</b>
<i>Tro tàn rực rỡ là truyện ngắn cuối cùng được in trong tập truyện ngắn</i>
Đảo của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư đã gây ấn tượng mạnh với người đọc ngay từ nhan đề của tác phẩm. Tro tàn rực rỡ ẩn chứa những nét phong cách nghệ thuật quen thuộc của Nguyễn Ngọc Tư nhưng đồng thời cũng mang những nét đặc sắc riêng trong ngôn ngữ kể chuyện để không bị trộn lẫn với những truyện ngắn khác của “Cô Tư” - nhà văn Nam Bộ. Trong Tro tàn rực rỡ, đặc sắc trong ngôn ngữ kể chuyện của tác giả được thể hiện ở hai luận điểm chính là ngơn ngữ nhân vật và ngơn ngữ người kể chuyện. Tìm hiểu những nét đặc sắc trong ngôn ngữ kể chuyện của Nguyễn Ngọc Tư trong truyện ngắn Tro tàn rực rỡ sẽ thấy được cái hay của tác phẩm cũng như thấy được những thay đổi trong cách tổ chức kết cấu câu chuyện so với những sáng tác trước đó của tác giả.
<i><b> Từ khóa: Nguyễn Ngọc Tư, truyện ngắn, ngôn ngữ kể chuyện, ngôn ngữ </b></i>
nhân vật, ngơn ngữ người kể chuyện.
</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">Nhưng có lẽ thành công nhất vẫn là thể loại truyện ngắn với sức sáng tạo phi thường. Một trong những điều hấp dẫn trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư được thể hiện ở nghệ thuật kể chuyện trong đó tập trung vào ngơn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật.
Tro tàn rực rỡ là một câu chuyện buồn giữa 4 con người Tam, Nhàn, “chồng” và “em” với cuộc tình tay tư đầy đau khổ, dù khơng có một giọt nước mắt nhưng chất chứa đầy chờ mong, khao khát được chồng “nhìn” của hai người phụ nữ đều đau khổ trong tình yêu như vơ vọng, có mà như khơng. Tất cả những điều đó đều được thể hiện trong ngơn ngữ kể chuyện của tác phẩm.
<b>2. Nội dung</b>
<b>2.1. Ngôn ngữ nhân vật </b>
<b>Nhân vật được coi là linh hồn của truyện ngắn. Những lời nói của nhân vật thểhiện những nét tâm lí, tính cách của nhân vật đồng thời thể hiện phong cách trong sángtác của nhà văn. Ngôn ngữ nhân vật là lời nói, lời đối thoại của nhân vật trong tác phẩmnhưng dựa vào cách trích dẫn ngơn ngữ nhân vật có thể là lời nói trực tiếp hoặc lời nóigián tiếp. Lời nói trực tiếp của nhân vật được đánh dấu bởi dấu gạch ngang hoặc đặttrong dấu ngoặc kép. Lời nói gián tiếp cũng là lời của nhân vật nhưng khơng được trìnhbày ngun văn mà thơng qua sự tóm tắt, kể lại của người kể chuyện.</b>
<i><b>Lời nói trực tiếp</b></i>
<b>Trong những sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư nhân vật được hiện lên vô cùng chânthực, mỗi một nhân vật mang một nét tính cách riêng khó trộn lẫn thông qua ngôn ngữnhân vật. Với Sương trong Cánh đồng bất tận qua ngôn ngữ nhân vật ta thấy được mộtcô gái đầy vẻ táo bạo, trơ trẽn, với “quà” một cơ gái khơng rõ hình hài, khơng rõ têntuổi với biết bao những câu chuyện bịa đặt trong Đảo ta thấy một cô gái đáng thươngtrong cái dáng vẻ bất cần. Trong truyện ngắn Tro tàn rực rỡ nhân vật khơng có nhiềulời nói đối thoại trực tiếp nhưng qua những cuộc đối thoại ta có thể cảm nhận rõ tínhcách, tâm lý của từng nhân vật. Trong tồn bộ truyện có thể thống kê được số lượngngơn ngữ đối thoại của các nhân vật như sau:</b>
<b>Nhân vậtSố lời của nhân vật</b>
<b> “Em” là người kể chuyện, cũng là người có số lời nói trực tiếp nhiều nhất bởi vậytính cách nhân vật, tâm lí nhân vật cũng được bộc lộ một cách rõ nét nhất. Trong số 5lời nói đó, nội dung đều xoay xung quanh đám cháy nhà Tam – Nhàn trong lần thứ 5Tam đốt nhà, có sự trùng hợp đến bất ngờ ở con số 5, 5 lời nói nhân vật với lần thứ 5Tam đốt nhà:</b>
<i><b>- “Ông Tam đốt nhà phải đến năm lần rồi”</b></i>
<i><b>- “Nhưng nó cháy lâu lắm, lâu nhất từ trước đến giờ”</b></i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3"><i><b>- “Chị Nhàn khơng khóc đâu, tỉnh bơ luôn”</b></i>
<i><b>- “Nhưng sau lần cháy này, ông Tam sẽ không đốt nhà nữa”- “Nhàn đã không chạy ra khỏi đống lửa như mọi khi, anh à!”</b></i>
<b>“em” quan tâm đến đám cháy, “em” quan tâm đến Tam – Nhàn là bởi vì muốn lơikéo sự chú ý của “chồng”, muốn được chồng nhìn đến, muốn được chồng lắng nghe vàhơn hết là muốn gia đình thực sự là gia đình khi có những cuộc trị chuyện chứ khơngphải là sự câm lặng đến nỗi “khơng biết nói gì”. Mỗi một lời nói của em khi cất lên đềucất giấu nỗi niềm riêng tư trong đó, đặc biệt với hai lần cuối cùng là nỗi niềm tiếc nuối,nỗi cô đơn, nỗi tuyệt vọng khi chẳng còn đám cháy nào mà kể với chồng nữa nghĩa là từ</b>
<i><b>ngày mai Tam khơng đốt nhà thì “điều đó có nghĩa chồng khơng về nữa, biết đâu”. Lời</b></i>
<b>cuối cùng của em cũng là lời kết thúc cho tác phẩm, kết lại cuộc đời bi kịch của Nhàn,đến chết vẫn chỉ luôn khát khao một điều được chồng “nhìn”, như cái cách Tam nhìnngọn lửa say mê. Chỉ khi chết trong lửa, Nhàn, mới được Tam nhìn thật sự, lần nàyNhàn khơng đứng sau để nhìn Tam nữa. Kết thúc cuộc đời mình, Nhàn mới toạinguyện, mới được rực rỡ trong đống tro tàn. </b>
<i><b>“chồng” có hai lời thoại khi nói chuyện với “em” – vợ, lời thoại thứ nhất “Cô lại bỏchị em con Tí để chạy lại đó? Đã nói rồi, hay ho gì mà nửa đêm lặn lội…” là lời thoại dàinhất truyện, rồi “Thì lần nào cũng như lần nấy, mắc gì phải coi”. Qua lời thoại, ta thấy</b></i>
<b>sự lạnh nhạt của người chồng dành cho vợ, là sự thờ ơ và dửng dưng với đám cháy“hay ho gì”, “mắc gì phải coi” nhưng chắc chỉ khi nghe chuyện về đám cháy anh mớiđáp lại lời vợ. Có nghĩa là anh vẫn quan tâm đến người liên quan đến đám cháy đó.</b>
<b>Nhàn – người phụ nữ chịu tổn thương sâu sắc khi được lựa chọn người thương</b>
<i><b>nhưng chẳng được thương như mong đợi. Cơ gái ấy chỉ có một lời thoại “Trước sau gìanh Tam cũng đốt, làm tử tế chi uổng cơng. Tụi này cũng đâu khá giả gì” và cịn một lời</b></i>
<b>thoại khơng được thể hiện trực tiếp mà được dẫn gián tiếp qua câu chuyện của “em”:</b>
<i><b>“trời đất, con bỏ ai cất nhà cho ảnh đốt, lỡ đốt nhà hàng xóm, kì lắm” khơng một lời than</b></i>
<b>trách số phận khi ở với người chồng tối ngảy xỉn, rồi đốt nhà, không một lời nào thểhiện sự nhẫn nhục chịu đựng từ người phụ nữ ấy mà chỉ là lời nói đầy yêu thương , baodung dành cho người chồng, vẫn gọi chồng là anh chứ không phải “hắn” hay “thằngđó” bởi có lẽ Nhàn hiểu lý do vì sao mà chồng lại trở thành người như vậy, khi một cúsốc tâm lý xảy ra mà Nhàn nghĩ rằng bản thân mình là người gián tiếp gây nên nó. </b>
<b> Lời nói của Tam chất chứa nỗi niềm u uất không bày tỏ được cùng ai, một người</b>
<i><b>đàn ông suốt ngày say xỉn, chỉ có hai cách để trả thù đời là “xỉn” và “đốt”: “Phải khócđược thì tơi đâu có đốt nhà”, dưới khn mặt “hiền queo” ấy là một linh hồn đã chết, chỉ</b></i>
<b>biết đốt nhà để giải tỏa được nỗi lòng nhưng tựu chung lại cũng chỉ là một người đànông vô trách nhiệm khi chẳng thể yêu thương, cảm thông cho người phụ nữ đã yêuthương, bao dung cho mình cả cuộc đời. </b>
<b>Lời thoại cuối cùng là của bà con làng xóm khi nói đến việc làm của vợ chồng Tam</b>
<i><b>– Nhàn, “Thôi kệ cha cái tụi mắc đằng dưới, nghèo mạt rệp không lo, đốt nhà coi chơi là</b></i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4"><i><b>sao là sao là sao?” trong câu nói ẩn chứa sự tức giận cũng như thờ ơ khi trên 2 lần Tam</b></i>
<b>đốt nhà để “say sưa ngó mái lá bị lửa ăn rào rào” cịn “vợ thì đắm đuối nhìn chồng”,khơng ai hiểu được cái thú vui Tam và sự thoải mái của Nhàn khi nhìn chồng được làmđiều mình thích.</b>
<i><b>Lời nói gián tiếp</b></i>
<b>Có một điều đặc biệt trong truyện Tro tàn rực rỡ mà ít câu chuyện nào có được lànhững lời nói gián tiếp của nhân vật được trình bày xuyên suốt câu chuyện nhiều hơncả là những lời nói trực tiếp. Và nhiều nhất trong những lời nói gián tiếp của các nhânvật là những câu chuyện của “em”, nhưng đó là cuộc đối thoại một mình, chẳng có lờiđáp. Những câu chuyện mà “em” kể lại là những chuyện liên quan đến gia đình (má,con của chúng ta, sợi dây kết nối chúng ta với nhau) và dù câu chuyện có đi đến đâu đichăng nữa thì cũng trở về câu chuyện về Nhàn – một người mà “chồng” đã cất giấu sâuthẳm đáy lòng. Những câu chuyện “em” kể ra để níu giữ mối quan hệ mỏng manh giữa“em” và “chồng” như chiếc dây níu với cái diều trước những cơn gió lớn khi nó vươnxa.</b>
Mỗi một câu chuyện kể qua lời nói gián tiếp của em trở nên sinh động. Câu chuyện đầu tiên em lí giải về sự khác nhau của những đám cháy mà em nhìn thấy được qua “mùi những con mối”, “mùi nhựa khét”, “mùi những con chuột bị nướng”…; những câu chuyện về việc em đi sanh con Tí, câu chuyện có thai lần thứ hai, má sưng phổi nằm nhà thương, con Tí đi thi viết chữ đẹp, thằng Lanh mọc răng… nhưng kể rồi em mới phát hiện anh chẳng quan tâm,
<i>đáp lại em là ánh mắt “tối, lạnh, sâu”. Thế rồi những câu chuyện tưởng như “chuyện nọ xọchuyện kia, nhớ gì nói nấy” nhưng thực chất là “em ấp ủ” “những gì mà em nghĩ chồngmuốn biết nhất. Chúng làm chồng muốn về nhà, để nghe” em đã cố tình sắp đặt chúng một</i>
cách kín đáo, có chủ đích. Vâng, đó chính là câu chuyện về Nhàn – chỉ toàn là những câu chuyện đáng thương, tiều tụy, cuộc đời của phụ nữ cịn gì khổ sở hơn: Nhàn đi xin gạo, đi mua lá dừa nước lợp nhà, cứ dựng nhà chồng lại đốt, bị chồng đạp túi bụi… Câu chuyện cứ nhỏ nhẻ, ngọt ngào đi vào tai anh, mà có những câu chuyện em đã kể nhiều lần và phải cố giữ cho sự bình thản rằng em vẫn chưa biết gì về bí mật sâu kín của anh. Nhưng câu chuyện cứ đay đi đay lại ấy chính là bởi em đang ghen. Khi em kể cho anh rằng “người ta” khổ sở thế nào, thấy anh cũng đau đớn thì em sẽ cảm thấy như mình được an ủi, được hả hê khi nghĩ đến “cái nhìn ngây ngất và bừng cháy”, “ánh mắt nóng rực” anh đã từng nhìn em nhưng không phải trao cho em. Em đã từng tận hưởng ánh mắt ấy trong đau đớn, khổ sở rồi đánh lừa mình rằng cái nhìn đó anh đã dành cho em ít nhất một lần thế là đủ. Cái ghen cũng thật nhẹ nhàng khiến người ta chỉ càng xót thương hơn cho em, xót cho thứ tình yêu luẩn quẩn của cả bốn con người đã sống thực với nỗi đau của chính mình: lặng lẽ yêu nhau, lặng lẽ làm khổ nhau cho đến lúc chia lìa. Đó là những bi kịch mn đời của những xó q nghèo đói xa xơi. Khơng phê phán, khơng kêu than, thật nhẹ nhàng qua những lời nói gián tiếp của nhân vật “em” cùng với ngòi bút thâm trầm sắc sảo Nguyễn Ngọc Tư đã vẽ nên những cảnh buồn không chịu được. Không chịu được nhưng cũng phải chịu vậy thơi vì đó là cuộc sống và bởi
</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">vì thế giới tình cảm của con người là cái gì thật đáng sợ, khi càng muốn tìm hiểu thì càng mờ mịt rối rắm, đến cả bản thân cũng không thể chế ngự được.
Lời nói nhân vật đặc biệt là lời nói gián tiếp trong những lời kể chuyện của em chiếm dung lượng dài trong tác phẩm đã đủ để người đọc hiểu về nhân vật, hiểu về những trạng thái tâm lý bất ổn cũng như thế giới tình cảm phức tạp, khó lí giải của họ. Đó chính là biệt tài của Nguyễn Ngọc Tư. Lời nhân vật nào cũng hợp lý, đúng người, đúng thời điểm để khai thác triệt để lớp từ ngữ thể hiện bản chất nhân vật.
<b>2.2. Ngôn ngữ người kể chuyện</b>
<b>Ngôn ngữ trần thuật trong tác phẩm văn học tự sự là lời của tác giả, của ngườitrần thuật hoặc của người kể chuyện, tức là toàn bộ tác phẩm văn học tự sự là lời củatác giả, của người trần thuật trừ lời nói trực tiếp của nhân vật. Trong tác phẩm ngườikể chuyện có thể xuất hiện ở ngôi thứ ba hoặc ngôi thứ nhất. Trong số 17 truyện ngắntrong tập truyện Đảo thì có 5 truyện ngắn sử dụng ngơi kể thứ nhất với đa dạng cách sửdụng từ xưng hô: Biến mất ở thư viện (xưng tôi), Xác bụi (xưng em), Áo đỏ bắt đèn(xưng mình), Đánh mất cơ dâu (xưng mình) và Tro tàn rực rỡ (xưng em). </b>
<b>Truyện ngắn Tro tàn rực rỡ sử dụng ngôi kể thứ nhất, Nguyễn Ngọc Tư đã đểđiểm nhìn ở nhân vật “em” một người đàn bà bất hạnh trong tình yêu, khi trao trọncon tim nhưng chưa một lần được chồng nhìn đến. Với cách lựa chọn điểm nhìn và lựachọn từ xưng “em” Nguyễn Ngọc Tư đã thể hiện trọn vẹn được nội dung, ý nghĩa câuchuyện cũng như thể hiện được bản chất nhân vật. “em” vừa là danh từ vừa là đại từxưng hô ngôi thứ nhất, chỉ những người ở vai dưới trong mỗi cuộc hội thoại, em ở đâychính là đặt trong mối quan hệ với chồng. Dù người chồng có gọi vợ là “cơ” thì “em”vẫn anh – em đầy tình cảm, tiếng em ngọt ngào mà nhún nhịn. Qua những gì mà em kể,giúp người đọc bóc tách các lớp từ ngữ để rồi hiển lộ ra với bao nỗi xót xa, cay đắng vềtình u, về cuộc đời. Phân tích ngơn ngữ người kể chuyện trong Tro tàn rực rỡ là chỉra ý nghĩa của việc tái hiện thế giới bên ngoài và là hành trình tự mổ xẻ tâm tư, tìnhcảm của chính nhân vật “em”. </b>
<b>Thế giới bên ngoài được kể dưới điểm nhìn của em là về ngọn lửa ở đầu câuchuyện, ngọn lửa cháy to, ánh sáng lan ra xa, rồi cháy âm ỉ. Rồi khi dẫn dắt về Tamkhơng có xuất hiện từ “em” một lần nào, bởi nó khơng phải lời kể, lời nói gián tiếp chỉlà lời “em” tự thuật, dẫn dắt câu chuyện. Dù ở ngoài câu chuyện nhưng “em” hiểu rấtrõ Tam và Nhàn, Tam nhìn ngọn lửa, Nhàn nhìn Tam cịn em nhìn cả Tam và Nhàn lẫnngọn lửa, bởi ngọn lửa đó là tình yêu rực cháy, là niềm khao khát của tất cả chúng tanhững khơng ai có được. Thật buồn biết bao nhiêu! </b>
<b>Nhưng trên hết là những cảm xúc của “em” khi được chứng kiến câu chuyện củahàng xóm và kể cho chồng nghe. Dù đã sâu kín kìm nén cảm xúc nhưng cũng khơng ít</b>
<i><b>lần em phải bóc trần những tâm tư của mình. Đó là nỗi khát khao giống Nhàn “Emthấy mình chính là Nhàn kia, một con đàn bà thèm khát được chồng nhìn thấy”. Đó là nỗi</b></i>
<b>buồn tủi xót xa khi nghĩ về quá khứ đắng cay khi đã trót trao con tim nhưng phải tự</b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6"><i><b>gồng gánh lấy nỗi cô đơn cùng cực “tự gỡ mấy cọng rơm trên tóc, tự cài cúc áo và lẳnglặng về”. Đó là nỗi tuyệt vọng tràn trề khi “chồng về nằm cuộn trên chiếc võng như chuivào kén” vì coi em như người vơ hình, vì chẳng còn nghe em kể chuyện, nghĩa là sợi dây</b></i>
<b>kết nối giữa hai ta đã mỏng nay còn mỏng manh hơn, lúc ấy em khơng cịn kể cho chồngnghe chị Nhàn như thế nào nữa bởi “chị ít ra đường. Đó là nỗi tiếc nuối khi khơng cịnđược kể chuyện về đám cháy nhà Tam. Đó là nỗi đau đớn cả về thể xác khi em kỳ cọbàn tay đầy sẹo để bươn chải cuộc sống và về tinh thần khi nghĩ đến sợi dây kết nối củachúng ta đã bị cắt khi thông tin cuối cùng rằng Nhàn đã ở trong ngọn lửa vĩnh viễnkhông thể trở ra. Nhưng đó cịn là nỗi lịng nhẹ nhõm của em khi mà từ giờ sẽ chẳngcịn bóng đen nào ngăn cách giữa chồng và em, dù tình u có được hay khơng thì bâygiờ sẽ khơng cịn gì ở giữa khiến anh vấn vương, nhung nhớ nữa.</b>
<b>Nhờ có lời người kể chuyện, bao nhiêu cảm xúc của em được phơi bày, những cáinhìn, đánh giá của em về thế giới xung quan cũng trở nên chân thực. Người ta xót xacho Tam, Nhàn và cũng xót xa cho cả em, những con người khao khát tình u màkhơng có được tình u. Đó là hình ảnh con người xuất hiện quen thuộc trong nhữngtruyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư khiến chúng ta xót xa mãi khơng thơi. </b>
<b>3. Kết luận</b>
Truyện chỉ có vài ngàn chữ, tưởng là chuyện say xỉn, quậy phá ở một vùng ven biển Tây Nam Bộ nhưng khơng ngờ ẩn đằng sau đó lại là chuyện tình cay đắng của hai cặp đơi đói nghèo. Sự thu hút của câu chuyện nằm ở những chuyện hết sức bình thường trong cuộc sống hàng ngày nhưng được sắp xếp, tổ chức bởi ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ người kể chuyện khiến cho câu chuyện trở nên sống động, hấp dẫn nhưng cũng vô cùng gần gũi. Ngôn ngữ nhân vật đan xen với lời người kể chuyện kết hợp với giọng kể nhẹ nhàng mà sâu lắng đem đến sự đa dạng cho ngôn ngữ kể chuyện của Nguyễn Ngọc Tư cũng làm nên nét đặc sắc cho truyện ngắn Tro tàn rực lửa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
<i>1. Trần Đình Sử, 2023, Dẫn luận thi pháp học. NXB Đại học Sư phạm.</i>
2. Nguyễn Ngọc Tư, 2014. Đảo. Nxb Trẻ. Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Lê Thị Cúc, 2008, Luận văn Khảo sát ngôn ngữ truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư trong hai tập truyện ngắn “Ngọn đèn không tắt” và “Cánh đồng bất tận”. Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn.
4. Ngô Thị Quỳnh Oanh, 2013, Luận văn Đặc điểm văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư. Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn.
</div>