Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Bài thảo luận số 5 - Quyền sở hữu trong tư pháp quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (287.94 KB, 8 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH ---o0o--- </b>

<b>Mơn: TƯ PHÁP QUỐC TẾ </b>

<b>Lớp: ... </b>

<b>BÀI TẬP THẢO LUẬN 05 </b>

<b> QUYỀN SỞ HỮU TRONG TPQT </b>

Nguyễn Hồng Hạnh 1953501020974

<b>TP. HỒ CHÍ MINH 3/2024</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>1. Theo pháp luật Việt Nam, quyền sở hữu và quyền khác đối với động sản đang trên đường vận chuyển luôn được điều chỉnh theo pháp luật của nước nơi động sản được chuyển đến </b>

Nhận định Sai: Vì quyền sở hữu và quyền khác đối với động sản đang trên đường vận chuyển có TH PL VN cho phép các bên có quyền được thỏa thuận pháp luật (phải đáp ứng điều kiện chọn luật) thì các bên có quyền chọn luật áp dụng.

CSPL: Khoản Đ678 Bộ luật dân sự năm 2015

<b>2. Các bên có quyền thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng cho tất cả các quan hệ sở hữu mà mình tham gia </b>

Nhận định Sai: Vì khi PLVN có quy định các bên có quyền được lựa chọn PLAD thì các bên mới có quyền thoả thuận lựa chọn PLAD (đáp ứng điều kiện chọn luật). Do đó, Khơng phải tất cả các QHSH có YTNN thì các bên đều có quyền chọn luật, mà sẽ có những vấn đề pháp lý PL Việt Nam cho phép chọn luật thì mới được thoả thuận chọn

CSPL: Khoản 2 Điều 664 Bộ luật dân sự năm 2015

<b>3. Tòa án Việt Nam chỉ áp dụng luật Việt Nam khi giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu và các quyền khác về tài sản </b>

Nhận định Sai: Vì việc xác lập, thực hiện, thay đổi, chấm dứt quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài sản hoặc có trường hợp các bên được thỏa thuận chọn PLAD đối với tài sản là động sản trên đường vận chuyển. Do đó khơng phải ln áp dụng pháp luật Việt Nam khi giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu và các quyền khác với tài sản

CSPL: Khoản 1 Điều 678 Bộ luật dân sự năm 2015

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>4. Thẩm quyền của tòa án Việt Nam khi giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu và quyền khác về tài sản chỉ được xác định theo pháp luật tố tụng Việt Nam </b>

Nhận định Sai: Vì ngồi PLTTVN thì việc giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu và quyền khác về tài sản thì thẩm quyền của TAVN cịn được xác định theo ĐƯQT mà VN là thành viên

CSPL: Khoản Đ3 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015

<b>5. Trường hợp các bên chọn pháp luật nước ngoài để điều chỉnh quyền sở hữu và quyền khác đối với động sản đang trên đường vận chuyển thì luật đó đương nhiên được áp dụng </b>

Nhận định Sai: Vì TH luật mà các bên chọn để áp khơng đáp ứng điều kiện chọn luật thì luật đó sẽ khơng đương nhiên được áp dụng. Mặt khác, Vì TH khơng AD PLNN theo điều 670 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015

CSPL: Khoản 2 Đ664 Bộ luật dân sự năm 2015

<b>6. Hệ thuộc luật nơi có tài sản là hệ thuộc quan trọng nhất khi điều chỉnh quan hệ sở hữu tài sản vì nó có thể được áp dụng cho mọi loại tài sản </b>

Nhận định Sai: Vì LNCTS có vai trị quan trọng nhưng khơng phải nó được AD đvs mọi loại TS mà sẽ có những loại TS nó khơng AD LNCTS. Ví dụ theo k2Đ678, ưu tiên cho các bên thoả thuận chọn, nếu khơng có TT thì sẽ AD luật nơi động sản được chuyển đến

CSPL: Khoản 2 Đ678 Bộ luật dân sự năm 2015

<b>7. Tịa án Việt Nam khơng thể giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu và quyền khác về tài sản nếu tài sản đó đang hiện diện ở nước ngoài. </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

Nhận định sai. Vì trong trường hợp tranh chấp có tài sản tranh chấp đang hiện diện ở nước ngồi thì được xem là vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, nếu bị đơn là cá nhân cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam thì vẫn thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án Việt Nam.

CSPL: khoản 2 Điều 663, điểm a khoản 1 Điều 469 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

<b>8. Theo pháp luật Việt Nam, luật nơi có tài sản sẽ được áp dụng để điều chỉnh quan hệ sở hữu nếu tài sản là bất động sản và luật có mối liên hệ gắn bó nhất với tài sản sẽ được áp dụng nếu tài sản là động sản. </b>

Nhận định sai: Luật nơi có tài sản được áp dụng để điều chỉnh quan hệ sở hữu đối với cả động sản vàvà bất động sản.

CSPL: khoản 1 Điều 678 Bộ luật dân sự năm 2015.

<b>9. Quan hệ sở hữu có yếu tố nước ngoài là quan hệ sở hữu mà các chủ thể tham gia đều là người nước ngoài và tài sản của quan hệ đang nằm tại nước ngoài. </b>

Nhận định Sai: Vì quan hệ sở hữu được xem là một quan hệ dân sự, vì vậy để xem xét có yếu tố nước ngồi hay khơng dựa vào 3 yếu tố được quy định tại khoản 2 Điều 663 BLDS 2015. Theo đó, ngồi 2 yếu tố là các chủ thể tham gia đều là người nước ngoài và tài sản của quan hệ đang nằm tại nước ngồi, thì việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ sở hữu xảy ra ở nước ngoài cũng được xem là một yếu tố để xác định quan hệ sở hữu đó có yếu tố nước ngồi hay khơng.

<b>10. Luật nơi có tài sản chỉ được áp dụng để điều chỉnh quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản. </b>

Nhận định sai: Luật nơi có tài sản khơng chỉ được được áp dụng để điều chỉnh quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản mà còn được dùng để định danh tài sản, phân loại tài sản là động sản hay bất động sản.

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

CSPL: Điều 677 Bộ luật dân sự năm 2015 , khoản 3 Điều 39 Hiệp định Tương trợ tư pháp Việt Nga.

<b>11. Quyền sở hữu và quyền khác về tài sản có yếu tố nước ngoài là quyền sở hữu và quyền khác về tài sản có các bên trong quan hệ đó mang quốc tịch khác nhau. </b>

Nhận định sai: vì yếu tố nước ngoài trong quyền sở hữu và quyền khác về tài sản được hiểu dựa trên 3 yếu tố: chủ thể của quan hệ sở hữu là người nước ngoài hoặc đang cư trú ở nước ngoài (người Việt Nam cư trú tại nước ngồi vẫn có quốc tịch Việt Nam); tài sản là đối tượng quan hệ sở hữu đang nằm ở nước ngoài; sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi, hoặc chấm dứt quan hệ sở hữu xả ra ở nước ngoài. CSPL: Khoản 2 Điều 663 Bộ luật dân sự năm 2015

<b>12. Xung đột pháp luật về quyền sở hữu và quyền khác về tài sản phát sinh khi có quan hệ liên quan đến quyền sở hữu và quyền khác về tài sản có yếu tố nước ngồi phát sinh cần điều chỉnh. </b>

Nhận định sai: vì xung đột pháp luật về quyền sở hữu và quyền khác về tài sản phát sinh khi có đủ 2 điều kiện sau: Phải có quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi phát sinh trên thực tế cần điều chỉnh và có nhiều hệ thống pháp luật có thể điều chỉnh quan hệ đó; Phải có sự khác biệt về nội dung cụ thể giữa các hệ thống pháp luật có liên quan. Nhận định trên chưa thỏa mãn đầy đủ 2 điều kiện trên để phát sinh xung đột pháp luật về quyền sở hữu và quyền khác về tài sản.

<b>13. Luật nơi có tài sản là hệ thống pháp luật duy nhất được áp dụng để giải quyết xung đột pháp luật về quyền sở hữu đối với tài sản hữu hình. </b>

<b>Nhận định sai: Ngồi “Luật nơi có tài sản” thì “Luật nơi hàng hóa được </b>

chuyển đến” hoặc “nơi hàng hóa được chuyển đi” và một vài luật khác cũng được

<b>áp dụng để giải quyết xung đột pháp luật về quyền sở hữu đối với tài sản hữu hình. </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

CSPL: Điều 678 BLDS.

<b>14. Luật nơi có tài sản là hệ thống pháp luật quan trọng trong việc giải quyết xung đột về quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản. </b>

Nhận định đúng: “Luật nơi có tài sản” là nguyên tắc chủ đạo và quan trọng nhất được áp dụng trong việc giải quyết xung đột về quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản. Đồng thời “Luật nơi có tài sản” quy định căn cứ xác lập, thực hiện, thay đổi và chấm dứt quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản; “Luật nơi có tài sản” còn được sử dụng để định danh tài sản.

CSPL: Điều 677, 678 Bộ luật dân sự năm 2015

<b>15. Luật nơi có tài sản là hệ thống pháp luật quan trọng trong việc xác định quyền sở hữu và quyền khác về tài sản đối với tài sản đang trên đường vận chuyển. </b>

Nhận định sai: Việc áp dụng “luật nơi có tài sản” khi áp dụng trong việc giải quyết các tranh chấp đối với tài sản đang trên đường vận chuyển sẽ gây rắc rối và khó khăn cho cơ quan có thẩm quyền, do đó khơng thể áp dụng “luật nơi có tài sản” trong trường hợp này. Thay vào đó, luật nơi động sản được chuyển đến sẽ được áp dụng.

CSPL: Khoản 2 Điều 677 Bộ luật dân sự năm 2015

<b>16. Cơ sở pháp lý điều chỉnh quyền sở hữu và quyền khác về tài sản có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam là Phần thứ năm – Bộ luật dân sự 2015. </b>

Nhận định sai: Ngoài Phần thứ năm của Bộ luật dân sự năm 2015 và BLDS VN nói chung thì quyền sở hữu và quyền khác về tài sản có yếu tố nước ngồi cịn được điều chỉnh bởi các ĐƯQT mà VN là thành viên.

CSPL: khoản 3 Điều 39 HĐTTTP Việt - Nga.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>17. Theo pháp luật Việt Nam, quyền sở hữu và quyền khác về tài sản đối với động sản đang trên đường vận chuyển được xác định theo pháp luật nước nơi động sản chuyển đến. </b>

Nhận định sai: Phải ưu tiên luật các bên thỏa thuận, nếu khơng có thoả thuận thì áp dụng nơi mà động sản được chuyển đến

CSPL: Khoản 2 Điều 678 Bộ luật dân sự năm 2015

<b>18. CSPL điều chỉnh quyền sở hữu và quyền khác về tài sản có yếu tố nước ngồi bằng quy phạm xung đột được quy định tại Phần thứ năm – Bộ luật Dân sự 2015. </b>

Nhận định sai: Vì Điều 4 Luật Hàng khơng dân dụng 2006 sửa đổi 2014 và Điều 3 Bộ luật Hàng hải 2015 cũng có quy phạm xung đột điều chỉnh quyền sở hữu và quyền khác về tài sản có yếu tố nước ngồi.

CSPL: Điều 4 Luật Hàng không dân dụng; Điều 3 Bộ luật Hàng hải.

<b> </b>

</div>

×