Tải bản đầy đủ (.pdf) (41 trang)

tiểu luận phân tích kỹ năng giao tiếp và gây ảnh hưởng của ceo nguyễn thị phương thảo vietjet air

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.64 MB, 41 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG</b>

<b>---o0o---TIỂU LUẬN</b>

<b>MÔN KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO</b>

<i><b>Đề tài:</b></i>

<b>PHÂN TÍCH KỸ NĂNG GIAO TIẾP VÀ GÂY ẢNHHƯỞNG CỦA CEO NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO –</b>

<b>VIETJET AIR</b>

<b>HÀ NỘI – 2022</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>MỤC LỤC</b>

<b>PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP VÀ GÂY ẢNH </b>

<b>HƯỞNG TRONG LÃNH ĐẠO...1</b>

<b>1.1. Giao tiếp trong lãnh đạo...1</b>

<i><b>1.1.1. Khái niệm giao tiếp...1</b></i>

<i><b>1.1.2. Ý nghĩa của giao tiếp trong lãnh đạo...2</b></i>

<i><b>1.1.3. Vai trò của giao tiếp trong lãnh đạo...2</b></i>

<i><b>1.1.4. Các kỹ năng giao tiếp hiệu quả của một nhà lãnh đạo...3</b></i>

<b>1.2. Gây ảnh hưởng trong lãnh đạo...5</b>

<i><b>1.2.1. Khái niệm gây ảnh hưởng...5</b></i>

<i><b>1.2.2. Ý nghĩa của gây ảnh hưởng trong lãnh đạo...5</b></i>

<i><b>1.2.3. Chiến lược để gây ảnh hưởng tới mọi người...5</b></i>

<b>PHẦN 2. CÁC NHÀ QUẢN TRỊ Ở VIỆT NAM CẦN CÓ NHỮNG KỸ NĂNG GIAO TIẾP VÀ GÂY ẢNH HƯỞNG ĐỂ ĐIỀU HÀNH DOANH NGHIỆP HIỆU QUẢ... 8</b>

<b>2.1. Một số thông tin về kết quả đạt được của các doanh nghiệp Việt Nam...8</b>

<b>2.2. Kỹ năng giao tiếp và gây ảnh hưởng của các nhà lãnh đạo Việt Nam...8</b>

<i><b>2.2.1. Đánh giá kỹ năng giao tiếp và gây ảnh hưởng của các CEO của các doanh nghiệp Việt Nam...8</b></i>

<i><b>2.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp và gây ảnh hưởng của lãnh đạo, quản lí Việt Nam hiện nay...9</b></i>

<i><b>2.2.3 Một số giải pháp giúp cải thiện kỹ năng giao tiếp, gây ảnh hưởng của nhà lãnh đạo, quản lý Việt Nam hiện nay...10</b></i>

<b>2.3. Kỹ năng giao tiếp và gây ảnh hưởng hiệu quả của CEO Nguyễn Thị Phương Thảo... 12</b>

<i><b>2.3.1. Giới thiệu về CEO Nguyễn Thị Phương Thảo...12</b></i>

<i><b>2.3.2. Con đường thành công của CEO...15</b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<i><b>2.3.3 Phân tích kỹ năng giao tiếp và gây ảnh hưởng góp phần tạo nên hiệu quả </b></i>

<i><b>lãnh đạo của CEO Nguyễn Phương Thảo...17</b></i>

<b>PHẦN 3. BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA...31</b>

<b>3.1. Nhận xét...31</b>

<b>3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra...32</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>Chief Executive OfficerInitial Public Offering</b>

<b>Hội đồng quản trịTrách nhiệm hữu hạnAsia-Pacific Economic CooperationAssociation of South East Asian Nations</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>DANH MỤC HÌNH ẢNH</b>

<b>Hình 2.1. Chân dung CEO Nguyễn Thị Phương Thảo ………....12Hình 2.2. Bà Thảo được vinh danh là một trong 100 nhà lãnh đạo tiêu biểu tồn cầu 2018 ………...15Hình 2.3. Biết lắng nghe tạo nên thành cơng của bà ………...18Hình 2.4. Hình ảnh gần gũi, thân thiện của CEO Nguyễn Thị Phương Thảo ....19Hình 2.5. Sự tự tin ln hiện hữu ở CEO Nguyễn Thị Phương Thảo ………...19Hình 2.6. Bà Thảo chia sẻ cảm nghĩ trong phỏng vấn về phụ nữ ………...20Hình 2.7. Nguyễn Thị Phương Thảo thăm hỏi khách hàng ………...21Hình 2.8. CEO Nguyễn Thị Phương Thảo bắt tay với chủ tịch nước Nguyễn XuânPhúc ………....22Hình 2.9. CEO Phương Thảo tặng quà cho trẻ em ………....23Hình 2.10. CEO Thảo trao tiền ủng hộ cho quỹ Vacine chống Covid …………..24Hình 2.11. Bà Thảo tại Woman’s Submit 2016 ………...25Hình 2.12. Bà Thảo tại lễ trao giải dành cho Vietjet năm 2019 ……….26Hình 2.13. Chia sẻ về phụ nữ của bà Thảo ………...27Hình 2.14. Bà Nguyễn Thị Phương Thảo trong lễ ký kết hợp đồng mua 100 máy bay Boeing ………...28Hình 2.15. “Chị” Thảo gần gũi với đời sống thường ngày ……….28Hình 2.16. Thị phần nội địa của các hẵng hàng không Việt Nam trước Covid …29</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>LỜI MỞ ĐẦU</b>

Kỹ năng giao tiếp và gây ảnh hưởng là một trong những kỹ năng rất cần thiết cho các nhà lãnh đạo của doanh nghiệp. Giao tiếp giúp truyền đạt các thông tin, chỉ thị, hiệu lệnh mà người truyền đạt muốn hướng tới. Cụ thể trong một doanh nghiệp, kĩ năng giao tiếp tốt sẽ giúp các lãnh đạo dễ dàng truyền tải chiến lược và kế hoạch kinh doanh đến các nhân viên, tạo mối quan hệ tốt với đối tác, quá trình giao tiếp với các bên cũng giúp bản thân người lãnh đạo học hỏi và trao đổi kinh nghiệm kinh doanh. Thêm vào đó, sở hữu kỹ năng gây ảnh hưởng không chỉ nâng cao vị thế của bạn trong lòng mọi người xung quanh, mà còn hỗ trợ hiệu quả cho công việc lãnh đạo, hoặc con đường trở thành lãnh đạo của bạn “Thuận lợi nhận được sự đồng thuận từ đồng nghiệp, khách hàng”. Lời nói, lập luận của người có kỹ năng gây ảnh hưởng rất được tin tưởng. Vì vậy, dù là nói trước đồng nghiệp hay thuyết phục khách hàng, khả năng nhận được sự đồng thuận luôn rất lớn.

Nguyễn Thị Phương Thảo là một trong những nữ tỷ phú đầu tiên của Việt Nam và khu vực Đơng Nam được tạp chí Forbes cơng nhận, hiện trên cương vị là tổng giám đốc của VietJet Air, Phó chủ tịch thường trực Hội đồng quản trị Ngân hàng HDBank, bà Thảo còn là Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Sovico. Bà cũng là một nữ CEO nổi bật về kĩ năng giao tiếp và gây ảnh hưởng trong việc điều hành doanh nghiệp của mình.

Vậy nên chúng tơi quyết định lựa chọn đề tài “Phân tích kỹ năng giao tiếp và gây ảnh hưởng của CEO Nguyễn Thị Phương Thảo” cho bài tiểu luận này.

Bài tiểu luận gồm 3 phần:

Phần 1: Một số vấn đề lí luận chung về kĩ năng giao tiếp và gây ảnh hưởng Phần 2: Các nhà quản trị ở Việt Nam cần có những kĩ năng giao tiếp và gây ảnh hưởng để điều hành doanh nghiệp hiệu quả

Phần 3: Bài học kinh nghiệm rút ra

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP VÀ GÂY ẢNH HƯỞNG TRONG LÃNH ĐẠO</b>

<b>1.1. Giao tiếp trong lãnh đạo</b>

<i><b>1.1.1. Khái niệm giao tiếp</b></i>

Sự tồn tại và phát triển của mỗi con người luôn gắn liền với sự tồn tại và phát triển của những cộng đồng xã hội nhất định. Khơng ai có thể sống, hoạt động ngồi gia đình, bạn bè, tập thể, dân tộc, tức là ngoài xã hội. Ngạn ngữ La Tinh đã có câu: “Ai có thể một mình thì người đó hoặc là thánh nhân, hoặc là quỉ sứ”.

Trong quá trình sống và hoạt động, giữa chúng ta với người khác luôn tồn tại nhiều mối quan hệ. Đó là mối quan hệ dịng họ, huyết thống, quan hệ họ hàng, quan hệ hành chính - cơng việc, quan hệ bạn bè... Trong các mối quan hệ đó thì chỉ một số ít là có sẵn ngay từ khi chúng ta cất tiếng khóc chào đời (quan hệ huyết thống, họ hàng), còn đa số các quan hệ còn lại chủ yếu được hình thành, phát triển trong quá trình chúng ta sống và hoạt động trong cộng đồng xã hội, thông qua các hình thức tiếp xúc, gặp gỡ, liên lạc đa dạng với người khác mà chúng ta thường gọi là giao tiếp.

Hiện nay, tồn tại rất nhiều định nghĩa về giao tiếp khác nhau:

Theo Martin. P.Andelem: “Giao tiếp là quy trình trong đó chúng ta hiểu được người khác và làm cho người khác hiểu được chúng ta”.

Như vậy, tác giả cũng chỉ mới đề cập đến sự hiểu biết lẫn nhau thông qua giao tiếp là chưa thật triệt để. Bởi lẽ, giao tiếp phải đi đến sự phù hợp lẫn nhau giữa con người với con người.

Tác giả Nguyễn Văn Đáng lại cho rằng: “Giao tiếp là một quá trình trao đổi thông tin giữa các chủ thể, thông qua ngôn ngữ nói, ngơn ngữ viết và ngơn ngữ biểu cảm. Qua đó, mỗi chủ thể tham gia giao tiếp đều hướng tới sự đồng thuận mà mình mong muốn”.

Nhóm các nhà nghiên cứu: TS. Thái Trí Dũng, TS. Nguyễn Văn Tuấn, Phạm Phương Trung, thống nhất với quan điểm:

“Giao tiếp là hoạt động xác lập và vận hành các mối quan hệ giữa người với người, hoặc giữa người với các yếu tố xã hội nhằm thỏa mãn những nhu cầu nhất định. Giao tiếp bao hàm hàng loạt yếu tố, như trao đổi thông tin, xây dựng chiến lược hoạt động phối hợp, tri giác và tìm hiểu người khác. Tương ứng với các yếu tố trên thì giao tiếp có ba khía cạnh chính: giao lưu, tác động qua lại và tri giác.”

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

Từ những quan điểm trên, nhóm chúng em xin đưa ra định nghĩa khái quát về giao tiếp: Giao tiếp là hoạt động trao đổi thông tin nhằm nhận biết, xác lập và tác động lẫn nhau trong mối quan hệ giữa người với người để đạt tới mục đích nhất định.

<i><b>1.1.2. Ý nghĩa của giao tiếp trong lãnh đạo</b></i>

Trong cuộc sống hàng ngày, giao tiếp đóng một vai trị vơ cùng quan trọng, như một sợi dây liên kết đời sống con người lại với nhau, ở đâu có sự hiện hữu của con người thì ở đấy có sự giao tiếp. Giao tiếp giúp con người truyền đạt kinh nghiệm, làm thay đổi tâm lý, thúc đẩy đối tượng hoạt động, giải quyết các điểm trong công việc. Qua giao tiếp, chúng ta hiểu biết lẫn nhau, liên lạc với nhau và làm việc cùng nhau.

Trong lãnh đạo, giao tiếp là một chức năng then chốt, đồng thời cũng là đặc tính nổi bật của nhà lãnh đạo. Giao tiếp là cơng cụ để họ thực hiện hiện vai trị lãnh đạo, quản lý của mình. Theo Jayson DeMers (CEO công ty AudienceBloom) cho biết giao tiếp là một kỹ năng đơn giản nhưng cực kỳ quan trọng, nó phản ánh năng lực lãnh đạo và khả năng đàm phán kinh doanh của người đứng đầu trong công ty.

Kỹ năng giao tiếp giúp nhà lãnh đạo đạt được mục tiêu trao đổi hoặc tiếp nhận thông tin về những vấn đề của tổ chức. Vận dụng kỹ năng giao tiếp giúp nhà lãnh đạo đạt hiệu quả cao khi trao đổi với nhân viên, thuyết phục mọi người hướng về cùng một mục đích, diễn đạt suy nghĩ, mong muốn một cách cụ thể, dễ hiểu. Một nhà lãnh đạo có kỹ năng giao tiếp tốt sẽ tạo ra sự tín nhiệm, tin tưởng của mọi người đối với họ. Đồng thời cũng đem lại tạo sự ảnh hưởng tốt đến với nhân viên, được nhân viên tôn trọng, đề cao và học hỏi theo. Vậy nên, giao tiếp là một chức năng quan trọng của nhà lãnh đạo, giúp duy trì và thể hiện hình ảnh, phẩm chất của nhà lãnh đạo.

<i><b>1.1.3. Vai trò của giao tiếp trong lãnh đạo</b></i>

Trong công tác lãnh đạo, hoạt động giao tiếp thường xuyên diễn ra nhằm trao đổi, phối hợp, tác động qua lại để hướng đến mục đích chung. Nhờ giao tiếp với cấp dưới mà chủ thể lãnh đạo hiểu được tâm tư, nguyện vọng, tình cảm, năng lực của họ. Từ đó lựa chọn, bố trí, phân công công việc phù hợp với từng người để sử dụng nhân viên một cách tốt nhất nhằm nâng cao năng suất lao động của các nhân và tổ chức.

Thông qua giao tiếp giữa các nhà lãnh đạo, quản lý mà nhà lãnh đạo quản lý, xậy dựng các mối quan hệ với người khác, tạo sự gắn bó chặt chẽ giữa các chủ thể với nhau, góp phần hồn thiện nhân cách, nâng cao uy tín, phong cách người lãnh đạo.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

Đồng thời qua đó cịn hình thành kỹ năng, nghệ thuật ứng xử trong công tác lãnh đạo, quản lý.

Giao tiếp là điều kiện tất yếu cho sự tồn tại và phát triển của mỗi người. Vì vậy, mỗi nhà lãnh đạo cần phải rèn luyện, phát triển kỹ năng giao tiếp của mình để trở nên hồn thiện hơn.

<i><b>1.1.4. Các kỹ năng giao tiếp hiệu quả của một nhà lãnh đạo</b></i>

Giao tiếp hiệu quả là kỹ năng bắt buộc đối với bất kỳ nhà lãnh đạo nào, từ việc quản lý và giao nhiệm vụ cho nhân viên, đến việc thuyết phục các nhà đầu tư hoặc đối tác tiềm năng để hỗ trợ cho tổ chức. Một nhà lãnh đạo giỏi phải có khả năng truyền đạt đúng suy nghĩ của họ và truyền cảm hứng cho mọi người.

<i><b>Lắng nghe tích cực</b></i>

"Bí mật lớn nhất của việc giao tiếp hiệu quả là phải biết lắng nghe. Nghe có vẻ phản trực giác, nhưng để có thể dẫn dắt người khác, một nhà lãnh đạo phải biết lắng nghe trước", chuyên gia tiếp thị kỹ thuật số Jean Ginzburg cho biết. Hãy lắng nghe chia sẻ từ các nhân viên, đối tác để có thể hiệu được mọi người, hiểu được những khó khăn của họ. Từ đó sẽ đem lại những thiện cảm từ phía mọi người, giúp bạn trở thành một nhà lãnh đạo tâm lý hơn.

<i><b>Sử dụng ngôn ngữ cơ thể</b></i>

Khi giao tiếp, việc chú ý đến các tín hiệu phi ngơn ngữ là điều vơ cùng cần thiết, theo John Tuner, người sáng lập SeedProd LLC: “Ngôn ngữ cơ thể rất quan trọng trong giao tiếp hiệu quả. Những người bạn nói chuyện sẽ cởi mở hơn với bạn và thông điệp của bạn nếu ngôn ngữ cở thể của bạn thân thiện và dễ dàng chấp nhận.” Tuner tin rằng mọi người nên nhận thức rõ hơn về ngôn ngữ cơ thể của họ và nỗ lực hơn để cải thiện nó, cũng như học cách đọc ngơn ngữ cơ thể chính xác của người đối diện. “Hãy cười nhiều hơn, giao tiếp bằng mắt, đừng khoanh tay, … Hãy chú ý đến ngôn ngữ cơ thể của người khác. Bạn có thể hỏi họ cảm thấy thế nào trong cuộc nói chuyện và từ đó thay đổi để cuộc trị chuyện phù hợp hơn”, Tuner giải thích.

<i><b>Kỹ năng kể chuyện </b></i>

Một cách tuyệt vời để thiết lập kết nối và truyền cảm hứng cho mọi người thông qua giao tiếp là chia sẻ những câu chuyện, trải nghiệm cá nhân của bạn với người nghe – Giám Đốc Điều Hành của Birdsong, bà Monica Snyder. “Những câu chuyện khiến chúng ta cảm thấy gắn bó trong cuộc sống lâu hơn bất kỳ điều gì khác”, cơ nói. “Khi

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

tơi bị tổn thương và sẵn sàng chia sẻ những câu chuyện của mình, đặc biệt là những thời điểm khó khăn và tơi đã chia sẻ cách tơi vượt qua chúng, nó truyền cảm hứng cho mọi người vượt qua những trở ngại của họ và tiếp tục phấn đấu để đạt được mục tiêu.”

<i><b>Khả năng thích ứng với các phong cách giao tiếp khác nhau</b></i>

Để lãnh đạo thành công bạn phải tạo được sự kết nối với các thành viên trong nhóm của bạn, Đồng sáng lập Passport và COO Aaron Schwartz đồng ý rằng: “Cho dù bạn có sức lôi cuốn đến mức nào hay bạn là người có kỹ năng lắng nghe tốt đến đâu, thì tác động thực sự tạo ra được là khi bạn tạo được sự kết nối sâu sắc với mọi người mà bạn đang cố gắn dẫn dắt”, ơng nói. Và bí mật để giao tiếp tốt nhất, theo ý kiến của Schwartz, là “bạn phải hiểu được mọi thành viên trong nhóm mà bạn đang cố gắng dẫn dắt, và thay đổi những gì bạn nói dựa trên khán giả của bạn”.

<i><b>Sự tử tế thực tâm</b></i>

Các nhà lãnh đạo nên luôn nhớ rằng phải công bằng và tử tế trong các thông điệp và cách tiếp cận của họ, theo bà Kristin Kimberly Marquet, người sáng lập và giám đốc sáng tạo của Creative Development Agency, LLC. “Là một người lãnh đạo nhóm nhỏ, tơi thấy rằng cách tốt nhất để giao tiêp với nhân viên của mình là cho họ thấy sự tử tế và công bằng. Tôi cố gắng đối xử với mọi người như nhau, điều này giúp tạo dựng niềm tin và mối quan hệ tích cực”, Marquet nói.

<i><b>Đón nhận góp ý và thực hiện chúng</b></i>

Để nâng cao hơn nữa kỹ năng giao tiếp của họ, các nhà lãnh đạo giỏi nên chủ động đón nhận góp ý từ những người khác. “Người ta nói rằng lời xin lỗi tốt nhất là thay đổi hành vi, bí mật giao tiếp tốt nhất của các nhà lãnh đạo giỏi là yêu cầu góp ý, sau đó thực hiện nó”, Zev Herman, chủ tịch Superior Lighting cho biết. “Gần đây nhân viên của chúng tôi phản hồi rằng văn phịng q ồn ào vào những ngày khách đơng khách hàng và họ cần sự yên tĩnh để có thể tập trung vào cơng việc. Chúng tơi đã đồng ý việc sắp xếp lịch làm việc tại nhà cải thiện năng suất làm việc của nhân viên trong những ngày này”.

<i><b>Nắm vững việc tạo động lực và sự gắn kết</b></i>

“Các nhà lãnh đạo giỏi là bậc thầy trong việc giúp mọi người có động lực, cảm hứng và sự gắn kết”, Justin Faerman, đồng sáng lập và tổng biên tập của Tạp Chí Ý Thức Lối Sống nói. Một trong những cách mạnh mẽ nhất để đạt được điều này, Faerman tin rằng, là bằng cách hiểu nhu cầu phổ biến của con người và các yếu tố thúc

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

đẩy hành động. Sau đó áp dụng các chủ đề này trong giao tiếp: “Tham chiếu nó vào thơng điệp của bạn và giúp mọi người đạt được mong muốn của họ về sự kết nối, sự hạnh phúc, sự an tồn và sự thành cơng.”

<b>1.2. Gây ảnh hưởng trong lãnh đạo</b>

<i><b>1.2.1. Khái niệm gây ảnh hưởng</b></i>

Trong công việc, nhiều người cho rằng việc gây ảnh hưởng đến người khác cũng giống như động viên, khen thưởng để khích lệ sự trung thành, đồng lòng từ nhân viên cấp dưới. Nhưng thực tế, kỹ năng gây ảnh hưởng có phạm vi tác động rộng hơn, bao gồm cả những tác động trực tiếp như động viên, khen thưởng, khích lệ, thì cịn những tác động gián tiếp như là người quản lý uyên thâm về kiến thức, sẵn sàng bảo vệ cấp dưới, chấp nhận chịu thiệt thòi trong phòng ban, tư cách đạo đức tốt…

Kỹ năng gây ảnh hưởng là năng lực giúp con người thuyết phục những người xung quanh suy nghĩ, hành động theo hướng mà mình mong muốn. Kỹ năng gây ảnh hưởng là một nhánh kỹ năng hợp thành kỹ năng lãnh đạo, là quá trình nhà lãnh đạo vận dụng các biện pháp để thuyết phục người khác có chung suy nghĩ, hành động theo điều mà mình muốn hướng đến. Có được khả năng thuyết phục, gây ảnh hưởng sẽ giúp bạn nhận được niềm tin từ mọi người.

<i><b>1.2.2. Ý nghĩa của gây ảnh hưởng trong lãnh đạo</b></i>

Người lãnh đạo là người đảm nhận rất nhiều cơng việc như truyền cảm hứng, hịa giải, ra quyết định, dẫn dắt mọi người, … và gây ảnh hưởng là một phần quan trọng mà nhà lãnh đạo cần có. Gây ảnh hưởng là khả năng thuyết phục ai đó hành động, suy nghĩ theo cách mà nhà lãnh đạo muốn. Đây là một yếu tố thiết yếu của nahf lãnh đạo. Nếu một người không thể thuyết phục mọi người về điều gì đó thì khơng phải là người lãnh đạo và sẽ chẳng ai nghe theo người đó cả.

Vì vậy một người muốn lãnh đạo một cách hiệu quả thì phải hiểu biết về việc gây ảnh hưởng lên người khác. Gây ảnh hưởng là việc mà người lãnh đạo phải làm ở nhiều cấp độ với nhiều người khác nhau. Vì vậy ở vị trí lãnh đạo, người lãnh đạo cần phải trau dồi, phát triển kỹ năng gây ảnh hưởng để có thể dành được sự tôn trọng, niềm tin đến từ mọi người.

<i><b>1.2.3. Chiến lược để gây ảnh hưởng tới mọi người</b></i>

Khả năng gây ảnh hưởng đến người khác là một năng lực không thể thiếu của một nhà lãnh đạo. Nếu người lãnh đạo khơng có khả năng thuyết phục người khác theo

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

điều bạn muốn thì người đó chưa thật sự là một người lãnh đạo. Điều đó đồng nghĩa với việc sẽ có rất ít người đi theo và đứng về phía họ. Vậy nên để có thể gây ảnh hưởng, chúng ta có thể sử dụng các chiến lược như sau:

<i><b>Thuyết phục bằng lý trí: Cách này thường được sử dụng rất nhiều và mang tính</b></i>

thuyết phục tương đối cao. Bằng cách sử dụng số liệu thống kê hoặc kết quả nghiên cứu đã có, những thực trạng của sự việc đã – đang diễn ra, sau đó đưa ra những biện pháp thật hợp lý để thuyết phục người khác nhìn nhận quan điểm, đề xuất hay yêu cầu của mình là đáng giá, là sự lựa chọn tốt nhất để thưc hiện.

<i><b>Truyền cảm hứng, niềm tin: Khơi gợi người khác có cảm hứng, nhiệt tình hơn </b></i>

qua việc cho họ thấy các giá trị đạt được khi họ ủng hộ theo bạn, cho họ có thêm niềm tin vào chính bản thân họ khi thực hiện theo điều mình đề xuất. Chính những điều đó sẽ là động lực truyền cảm hứng tốt nhất để họ có niềm tin vào chính bản thân họ và cả bạn để cùng nhau thực hiện điều mà người lãnh đạo muốn hướng đến.

<i><b>Tư vấn: Người lãnh đạo có thể tư vấn, định hướng thêm hướng đến mục tiêu </b></i>

mình muốn. Tạo điều kiện để người khác cùng tham gia vào việc tìm hiểu, ra quyết định hoặc hoạch định những cơng việc do mình đề nghị nhằm thuyết phục họ theo định hướng ta đã vạch ra.

<i><b>Tạo yêu thích: Một khi bạn tạo cho họ cảm giác yêu thích bạn – người lãnh </b></i>

đạo của họ thì họ thường có xu hướng sẽ học theo những gì bạn làm, bạn thể hiện để họ hướng đến một người lãnh đạo như bạn. Chính vì vậy người lãnh đạo cần hướng cho người khác cảm nhận những điều tích cực từ bạn, thái độ hòa nhã với họ hoặc làm cho họ yêu thích mình trước khi u cầu họ làm việc gì.

<i><b>Thổ lộ cá nhân: Trong mơi trường làm việc có nhiều mối quan hệ khác nhau </b></i>

như: giữa người lãnh đạo với người lãnh đạo khác bộ phận, giữa người lãnh đạo với nhân viên cấp dưới, ... Bởi một khi mối quan hệ được giữ vững như thế thì dù họ chưa thật sự hài lịng với điều bạn muốn nhưng cũng khó có thể từ chối được. Hãy ln gìn giữ mối quan hệ đã có và tìm kiếm thêm những mối quan hệ mới, nó sẽ giúp rất nhiều trong cơng việc của một người lãnh đạo.

<i><b>Trao đổi: Trao đổi là việc không thể thiếu của một người lãnh đạo. Nếu nhà </b></i>

lãnh đạo khơng trao đổi với người khác thì họ rất dễ trở thành một người lãnh đạo độc đoán. Điều đó khơng nên một chút nào. Bạn bắt đầu với một thái độ cứng rắn, ra lệnh,

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

đặt để hơn là trao đổi với người khác thì chắc chắn sẽ khó có thể thuyết phục được họ theo. Hãy lắng nghe ý kiến, suy nghĩ của mọi người và cân nhắc về những gì họ chia sẻ sẽ giúp nhà lãnh đạo kết nối được với mọi người. Từ đó có thể thuyết phục mọi người dựa trên những gì họ nói và điều họ muốn hướng đến.

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<b>PHẦN 2. CÁC NHÀ QUẢN TRỊ Ở VIỆT NAM CẦN CÓ NHỮNG KỸ NĂNG GIAO TIẾP VÀ GÂY ẢNH HƯỞNG ĐỂ ĐIỀU HÀNH DOANH NGHIỆP HIỆU QUẢ </b>

<b>2.1. Một số thông tin về kết quả đạt được của các doanh nghiệp Việt Nam </b>

Ở Việt Nam, thời gian trước đây, đào tạo các kỹ năng giao tiếp, gây ảnh hưởng chưa được chú trọng. Sinh viên khi ra trường hay một người lãnh đạo khi làm việc cũng như điều hành doanh nghiệp họ biết nhiều kiến thức, nhưng lại thiếu kỹ năng giao tiếp, làm việc, điều hành doanh nghiệp cụ thể. Một cán bộ được đào tạo bài bản, nắm chắc quy trình nghiệp vụ song lại khơng có phương pháp để tổ chức triển khai công việc trong thực tiễn. Gần đây, các phương tiện thông tin đại chúng đã nhắc nhiều đến cụm từ “kỹ năng” và “kỹ năng mềm”. Và trong đó kỹ năng giao tiếp, gây ảnh hưởng cũng làm một kỹ năng được chú trọng áp dụng hơn trong điều hành doanh nghiệp. Và từ xa xưa, ông cha ta đã dạy: “Tiên học lễ, hậu học văn” nhằm đề cao vai trò hàng đầu của kỹ năng giao tiếp ứng xử trong cuộc sống xã hội…

Tuy nhiên cũng khơng ít người lãnh đạo gặp phải thực trạng giao tiếp ở công sở không tốt hiện nay. Chẳng hạn như sếp quá hống hách, hoặc ln nói giọng chỉ đạo người khác. Vấn đề này không hiếm, chúng thường xuất hiện ở những môi trường làm việc theo lối xưa cũ. Không hề cải tiến hoặc thay đổi. Cách này sẽ khiến nhiều nhân viên cấp thấp khơng hài lịng, khơng phục sếp hoặc làm việc trong tâm trí miễn cưỡng. Do đó, khi cần giao tiếp với cấp dưới, phải giải thích rõ ràng các chi tiết của vấn đề. Ln hồ đồng và tốt nhất là nhẹ nhàng

<b>2.2. Kỹ năng giao tiếp và gây ảnh hưởng của các nhà lãnh đạo Việt Nam </b>

<i><b>2.2.1. Đánh giá kỹ năng giao tiếp và gây ảnh hưởng của các CEO của các doanh nghiệp Việt Nam </b></i>

Kỹ năng giao tiếp gây ảnh hưởng của các nhà lãnh đạo hiện nay ảnh hưởng khá nhiều từ văn hóa giao tiếp của người Việt Nam. Qua tổng hợp, có một số nét cơ bản như sau:

Thứ nhất, người Việt Nam thích giao tiếp và coi trọng giao tiếp. Văn hóa giao tiếp của người Việt Nam đó là vừa thích giao tiếp, vừa rụt rè. Người Việt Nam quan tâm đến việc giữ gìn các mối quan hệ với mọi thành viên trong tập thể, cộng đồng. Nguyên nhân này khiến cho văn hóa giao tiếp của người Việt Nam rất coi trọng đến việc giao tiếp. Tuy nhiên trong văn hóa giao tiếp ứng xử, thì người Việt nam lại có một

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

đặc tính đó là sự rụt rè. Sự tồn tại của hai tính cách trái ngược này xuất phát từ đặc tính cơ bản tính cộng động và tính tự trị. Trong một mơi trường có tính cộng đồng thì người Việt Nam rất cởi mở, tự tin giao tiếp, nhưng vào mơi trường mà tính ngự trị phát huy tác dụng thì người Việt Nam ln tỏ ra rụt rè.

Thứ hai, Trong văn hóa giao tiếp của người Việt Nam thì họ ln ưa sự tế nhị, ý tứ, cũng như thích sự hịa thuận. “Miếng trầu là đầu câu chuyện”. Cũng chính vì sự tế nhị nên một trong những mẹo giao tiếp của người Việt Nam là ln chọn cách vịng vo khi trình bày hay giải thích một vấn đề chính nào đó, nhằm làm hạn chế mâu thuẫn. Chính sự tế nhị trong giao tiếp đã tạo nên sự đắn đo cân nhắc khiến cho người Việt Nam có nhược điểm là thiếu quyết đốn, nhưng đồng thời giữ được sự hịa thuận khơng mất lịng.

Thứ ba, người việt thích tìm hiểu, đánh giá, quan sát đối tượng giao tiếp. Khác với phương Tây thường nói đến những vấn đề riêng tư, khi gặp gỡ, nói chuyện với một người nào đó người Việt thường quan tâm, hỏi han đến hồn cảnh của người đối diện. Đặc tính này xuất phát từ tâm lí cộng đồng làng xã mà ra. Cũng do đặc tính này mà người Việt hay để ý đến nhau, hay để ý vày bàn tán những chuyện của những người xung quanh mình, chính vì đặc tính đó mà khơng ít lần dẫn tới những xung đột khơng đáng có trong một tập thể.

Thứ tư, văn hóa giao tiếp của người Việt Nam ln lấy tình cảm làm ngun tắc ứng xử. Một bồ cái lý khơng bằng một tý cái tình. Người Việt Nam sống có lý, có tình nhưng thiên về tình cảm hơn mọi thứ trên đời.

<i><b> 2.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp và gây ảnh hưởng của lãnh đạo, quản lí Việt Nam hiện nay</b></i>

<i><b>Các yếu tố bên trong tổ chức</b></i>

Nói một cách khái quát, văn hóa hay lối sống - của tổ chức ảnh hưởng mang tính quyết định đến hiệu quả giao tiếp của người lãnh đạo. Cụ thể hơn, các yếu tố của văn hóa trong cơng sở là:

Hệ thống các quy trình, thủ tục làm việc. Các chuẩn mực xử sự, các nghi thức, nghi lễ.

Nhà quản lý cấp cao nhất và nhà quản lý các cấp khác: Năng lực (về tầm nhìn, hiểu biết, kỹ năng và mức độ thành thục về chuyên môn, về giao tiếp), và tâm huyết.

Bản thân các bên tham gia giao tiếp như nhân viên và các bên liên quan

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

Hoàn cảnh hiện thời của tổ chức: Tổ chức đang rất thành công? Đang gặp nhiều trở ngại? Đang trong cơn khủng hoảng? Hay đang trong giai đoạn trì trệ?...

<i><b>Các yếu tố bên ngồi tổ chức</b></i>

Xu hướng, cách thức giao tiếp của dân tộc, của cộng đồng dân cư nơi cơng sở đóng trụ sở, tiếp xúc với và trực tiếp phục vụ.

Mức độ phát triển khoa học công nghệ, nhất là công nghệ thơng tin và truyền thơng; và tính phổ biến trong ứng dụng các tiến bộ đó trong ngành, trong cộng đồng.

<i><b>Các yếu tố liên quan đến các bên tham gia giao tiếp</b></i>

Khả năng làm việc nhóm

Khả năng chấp nhận người khác trong đời sống làm việc.

Một số kỹ năng giao tiếp bề mặt như nói trước đám đơng và thuyết trình, nghe, đọc cho người khác, soạn thảo văn bản, đưa ra các phản hồi phê phán với người khác...

Tính cách cá nhân, kiểu người trong giao tiếp.

<i><b>2.2.3 Một số giải pháp giúp cải thiện kỹ năng giao tiếp, gây ảnh hưởng của nhà lãnh đạo, quản lý Việt Nam hiện nay</b></i>

Năng lực cũng như kỹ năng giao tiếp gây ảnh hưởng khơng phải hồn tồn tự nhiên mà có, mà phần lớn là do quá trình học hỏi cũng như rèn luyện mà có. Do vậy mỗi người lãnh đạo cần tự rèn luyện kĩ năng giao tiếp và gây ảnh hưởng qua một số biện pháp như sau:

<i><b>Lắng nghe tích cực</b></i>

Lắng nghe là kĩ năng cần thiết trong quá trình giao tiếp với người đối diện, đặc biệt đối với nhân viên. Kỹ năng lắng nghe giúp tập trung lắng nghe những câu chuyện đời thường, chia sẻ những khó khăn trong cơng việc cũng như trong cuộc sống bằng cách phân tích, đóng góp ý tưởng và hỏi thêm thông tin, ... sẽ giúp kéo gần khoảng cách và tăng sự thân mật giữa lãnh đạo và nhân viên, tạo cảm hứng làm việc cho nhân viên cũng như chính người lãnh đạo

<i><b>Điều chỉnh phong cách nói chuyện với từng người nghe</b></i>

Tùy thuộc vào các đối tượng giao tiếp, bạn thiết lập phong cách và hình thức giao tiếp cho phù hợp. Ví dụ, khi làm việc teamwork, video conference sẽ là kênh giao tiếp hiệu quả hơn một email dày đặc thông tin.

<i><b>Sự thân thiện</b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

Sự thân thiện góp phần làm nên hiệu quả giao tiếp (niềm tin và sự thấu hiểu) được đảm bảo trên 2 yếu tố: sự chân thành và lịng tốt.

Trong cơng việc, có thể bắt đầu cuộc trò chuyện với nhân viên bằng những câu hỏi đời thường về quê quán, nơi ở, thời tiết hay tình trạng sức khỏe với thái độ tích cực và ln giữ nụ cười trên mơi kèm theo những lời khen ngợi, chúc mừng trước thành quả của nhân viên, giúp nuôi dưỡng niềm tin với nhân viên, thúc đẩy hiệu quả công việc.

<i><b>Trao đi và tiếp nhận phản hồi</b></i>

Hiệu quả giao tiếp phần lớn được đánh giá bởi chất lượng của các phản hồi. Phản hồi càng sâu sắc và mang tính phản biện thì vấn đề đưa ra càng thu hút và có chiều sâu. Phản hồi nên tập trung giải quyết vấn đề, cung cấp các giải pháp để củng cố thêm tính bền vững và khả thi của các dự án.

<i><b>Âm lượng và sự rõ ràng</b></i>

Chất lượng giao tiếp cũng phụ thuộc vào âm lượng và sự rõ ràng. Khi muốn truyền đạt một thông điệp, bạn cần điều chỉnh âm lượng của giọng nói hoặc của các phương tiện truyền tải thông tin sao cho âm thanh truyền tải đủ nghe và rõ ràng để đảm bảo người nghe khơng bỏ sót bất kì thơng tin quan trọng nào. Âm thanh q to khiến cho thông tin truyền đi kém hiệu quả và khiến những nhân viên dưới quyền không cảm thấy được tôn trọng.

<i><b>Sự tôn trọng</b></i>

Song hành với sự đồng cảm, sự tôn trọng được thể hiện trong việc không làm gián đoạn bài phát biểu như tắt điện thoại và chế độ thông báo của các mạng xã hội. Về phía chủ thể giao tiếp, có thể sử dụng các phương tiện hỗ trợ để đảm bảo mọi thành viên đều có thể nghe được bài phát biểu. Bên cạnh đó, việc ăn mặc phù hợp sẽ tạo cảm hứng tập trung cho người nghe, từ đó tăng hiệu quả giao tiếp.

<i><b>Sẵn sàng phản hồi</b></i>

Phản hồi một cách nhanh chóng đối với thơng điệp của nhân viên cũng chính là một hình thức cổ vũ các ý tưởng tích cực và tạo tương tác giữa người nói và người nghe, giúp cải thiện hiệu quả giao tiếp.

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

<b>2.3. Kỹ năng giao tiếp và gây ảnh hưởng hiệu quả của CEO Nguyễn Thị PhươngThảo</b>

<i><b>2.3.1. Giới thiệu về CEO Nguyễn Thị Phương Thảo </b></i>

(Nguồn: https://dautuvakinhdoanh)

<b>Hình 2.1. Chân dung CEO Nguyễn Thị Phương Thảo</b>

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo sinh ngày 07/06/1970 trong một gia đình gốc Hà Nội. Bà may mắn có cơ hội được đi du học đại học ngành Kinh tế tài chính năm 17 tuổi. Bà Thảo nhanh chóng nổi tiếng trong cộng đồng khơng chỉ với thành tích học tập xuất sắc mà cịn có tài kinh doanh thiên bẩm. Bà Nguyễn Thị Phương Thảo bước vào thương trường khi còn là sinh viên năm thứ 2. Nhân cơ hội thị trường Đông Âu đang trong tình trạng thiếu thốn hàng tiêu dùng, mọi thứ đều khan hiếm, bà Thảo đã bắt đầu kinh doanh đủ thứ từ hàng điện tử, máy tính, máy fax đến băng đĩa, đồng hồ, thậm chí cả hàng nông sản từ các nước châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, HongKong (Trung Quốc) sang Đông Âu… Song song với đó, bà cũng đưa về Việt Nam những mặt hàng thị trường khan hiếm và cần thiết như thiết bị, sắt thép, phân bón…

Hiện tại, bà là nữ doanh nhân, nữ tỷ phú đô la đầu tiên của Việt Nam được Forbes ghi nhận sau tỷ phú Phạm Nhật Vượng.Phần lớn tài sản của CEO Nguyễn Thị Phương Thảo đến từ số cổ phần đã niêm yết của Vietjet Air (mã chứng khoán VJC) sau khi hãng bay này IPO vào tháng 2/2017. Khối tài sản của bà đã lên tới con số 2,8 tỷ USD (2021) theo Forbes ghi nhận.

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

<i><b>Trình độ học vấn:</b></i>

Tiến sĩ Điều khiển học kinh tế

Cử nhân Quản lý kinh tế lao động – Cao đẳng Kinh tế Quốc dân Matxcova – Nga

Cử nhân Tài chính Tín dụng – Học viện Thương mại Matxcova – Nga

<i><b>Các chức vụ đang nắm giữ:</b></i>

Phó Chủ tịch HĐQT: Cơng ty cổ phần hàng không Vietjet (VJC) Tổng Giám đốc: Công ty cổ phần hàng không Vietjet (VJC) Chủ tịch HĐQT: Cơng ty cổ phần Sovico (SOVICO)

Phó Chủ tịch thường trực: Ngân hàng TMCP Phát Triển TP Hồ Chí Minh (HDB)

Chủ tịch HĐTV: Công ty TNHH Đầu tư Hướng Dương Sunny

<i><b>Về gia đình </b></i>

Tuy ít xuất hiện trước báo chí nhưng khi nhắc đến Vietjet, giới doanh nhân sẽ nghĩ ngay đến cặp vợ chồng doanh nhân quyền lực Thảo – Hùng. Nhất là khi biết về lý lịch khủng của người chồng ln đứng phía sau, là chỗ dựa vững chắc cho bà Thảo.Người đàn ông nhường ánh sáng quang vinh ấy cho tỷ phú Phương Thảo khơng ai khác chính là ơng Nguyễn Thanh Hùng- Chủ tịch tập đồn Sovico. “Phía sau một người đàn ơng thành cơng có bóng hình của một người phụ nữ và phía sau một người phụ nữ thành cơng cũng có bóng dáng của một người đàn ông”.

Người chồng đại gia của bà cũng là Chủ tịch tập đồn Sovico lại vơ cùng kín tiếng. Tuy nhiên, xét về độ giỏi giang và chiến tích thị trường thì ơng lại khơng phải thua kém vợ chút nào. Ông Nguyễn Thanh Hùng hiện là Thành viên Hội đồng tư vấn doanh nghiệp của APEC (ABAC) do Thủ Tướng phê chuẩn, Phó chủ tịch diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam – Nhật Bản, Uỷ viên Ban chấp hành hội Hữu nghị Việt Nam – Hoa Kỳ. Đồng thời là thành viên duy nhất của DN Việt Nam tại diễn đàn kinh tế thế giới, và được diễn đàn này họp tại Davos Thụy Sĩ năm 2007 bầu chọn là Nhà lãnh đạo trẻ tồn cầu. Ơng cũng chính là nhà đồng sáng lập cùa Sovico Hodings – tập đoàn lớn đang hoạt động ở nhiều lĩnh vực bao gồm: Tài chính ngân hàng, bất động sản, hàng khơng ở Việt Nam. Và còn là sáng lập viên của VIB và Techcombank.

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

<i><b>Quan điểm kinh doanh</b></i>

Nhận được khá nhiều câu hỏi tương tự nhau về bí quyết thành cơng trong thương trường, bà Thảo nói mình khơng sử dụng chiêu trị. Thay vào đó, bà nhắc nhiều đến việc mơ lớn, kinh doanh lương thiện và tự tin.

Nhiều người từng tiếp xúc cho rằng, bà Thảo khơng phải là mẫu doanh nhân nói sng mà giống kiểu một “nữ chiến binh” có tinh thần lăn xả hơn. Nhân viên của bà kể, phòng làm việc của tổng giám đốc sáng đèn đến 2-3h sáng, kể cả những ngày nghỉ lễ, là chuyện bình thường.Những ai đã từng tiếp xúc với bà Nguyễn Thị Phương Thảo đều có ấn tượng đặc biệt về người phụ nữ này.Khơng chỉ có gu thời trang chuộng tông màu nổi bật, thường xuất hiện với mái tóc bng dìa hoặc búi cao trên đỉnh đầu, và khơng thiếu tóc mái hỉ nhi vốn đã trở thành thương hiệu.

Khơng chỉ có vẻ ngồi điềm đạm, nhu mì, CEO Vietjet Air là người có nụ cười ngọt ngào, dun dáng, khi nói chuyện ln lễ phép với tiếng “Dạ, thưa”. Bà từng được Tổng giám đốc John Leahy của Airbus nhận xét: bà Thảo là “người phụ nữ có bàn tay sắt bọc nhung” bởi sự cứng rắn bên trong vẻ ngoài mềm mỏng mỗi khi đàm phán hợp đồng.

Hơn nữa, tuy sở hữu khối tài sản khổng lồ, thế nhưng bà Thảo chia sẻ: “Tôi chưa bao giờ ngồi đếm xem mình có bao nhiêu tiền”.

<i><b>Giải thưởng đạt được</b></i>

Tháng 11/2018, Tổng thống Singapore Halimah Yacob và Chủ tịch Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN Robert Yap trao cho bà Nguyễn Thị Phương Thảo hai giải thưởng Nữ doanh nhân xuất sắc tại khu vực ASEAN và Nữ doanh nhân xuất sắc Việt Nam.

</div>

×