Tải bản đầy đủ (.doc) (135 trang)

tiểu luận cao họctuyên truyền miệng lý luận tổ chức phương pháp tuyên truyền miệng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (679.16 KB, 135 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>Chơng I</b>

<b>phát biểu miệng - nghệ thuật thuyết phục con ngời bằng lời nói trực tiếp</b>

<b><small>I. Phát biểu miệng và các loại hình phát biểu miệng</small>1. Phát biểu miệng</b>

<i><b>a. Khái niệm phát biểu miệng</b></i>

Hiện nay, trên các sách báo và trong các cơng trình nghiên cứu đang có nhiều quan niệm khác nhau về phát biểu miệng. Tuy nhiên, đa số các nhà nghiên cứu cho rằng phát biểu miệng là một phơng thức truyền thông tin từ ngời này đến ngời khác hoặc nhóm ngời khác bằng lời nói trực tiếp.

<i><b>b. Khái niệm nghệ thuật phát biểu miệng</b></i>

Theo E. A Nôgin, nghệ thuật phát biểu miệng là khả năng vận dụng thành thạo, sáng tạo một tập hợp những thao tác chuẩn bị và tiến hành phát biểu trớc cơng chúng nhằm mục đích thơng tin kiến thức, thuyết phục, cảm hóa, tạo ra niềm tin và thôi thúc hành động của ngời nghe<small>1</small>.

Ngoài khái niệm phát biểu miệng, trên các sách báo và trong thực tế chúng ta còn bắt gặp một số khái niệm gần nghĩa có liên quan nh: hùng biện, tun truyền miệng, truyền thơng bằng lời nói trực tiếp.

- Thuật hùng biện (hay khoa tu từ học) là một phơng thức truyền thơng bằng lời nói trực tiếp, xuất hiện khá sớm trong lịch sử truyền thông. Nó gần nghĩa với khái niệm phát biểu miệng.

Theo Lu Chí Trung, hùng biện là khả năng dùng lời nói với lập luận chặt chẽ, cách diễn giải phù hợp để thuyết phục ngời nghe, làm cho họ nắm đợc, hiểu và tin để có định hớng, sẵn sàng hành động theo ý đồ của ngời nói<small>2</small>.

- Tuyên truyền miệng là một phơng thức truyền thông bằng lời nói trực tiếp nhằm mục đích nâng cao nhận thức, củng cố niềm tin và cổ vũ hành động của ngời nghe. Tuyên truyền miệng cũng là một phơng thức truyền thơng bằng lời nói trực tiếp nhng xuất hiện muộn hơn và xuất hiện đồng thời với khái niệm tuyên truyền, với việc truyền bá hệ t tởng.

- Truyền thơng bằng lời nói trực tiếp là một phơng thức truyền thông và chia sẻ thông tin từ ngời này đến ngời khác hoặc đến nhóm ngời khác, từ nhóm ngời này đến nhóm ngời khác. Đây là khái niệm có nội hàm rộng nhất trong các khái niệm nêu trên.

Nh vậy, các khái niệm nêu trên có nội dung gần nh nhau, tuy mức độ rộng, hẹp có khác đơi chút. Chúng đều là những khái niệm dùng để chỉ q trình truyền

<small>1 Xem F.A.Nơgin: Nghệ thuật phát biểu miệng, NXB SGK Mác-Lênin, Hà Nội, 1984, tr 31.</small>

<small>2 Lu Chí Trung: Phơng pháp hùng biện, NXB Thanh niên, Hà Nội, 2000, tr 15.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

thông bằng lời nói trực tiếp, nhng với phơng thức, mục đích khác nhau, xuất hiện và đợc sử dụng trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể...

<b>2. Các thể loại phát biểu miệng</b>

Tùy theo tính chất của mối quan hệ qua lại giữa ngời nói và ngời nghe trong quá trình giao tiếp mà ngời ta chia các thể loại phát biểu miệng thành hai nhóm: thể loại độc thoại và thể loại đối thoại.

<i><b>a. Độc thoại</b></i>

Độc thoại theo tiếng Hy Lạp là monologos, nghĩa là một ngời nói cịn những ngời khác nghe. Độc thoại là loại hình cơ bản trong phát biểu miệng, là quá trình chủ thể nói, đối tợng nghe lĩnh hội thơng tin, qua đó thay đổi nhận thức, thái độ và hành động theo mục đích đặt ra.

Độc thoại là loại hình phát biểu miệng mà ngời nói tác động liên tục đến ngời nghe bằng lời. Vì vậy, ngời nói phải chuẩn bị bài phát biểu hoàn chỉnh theo một đề cơng sẵn trong đầu hoặc viết ra giấy, phù hợp với một thời gian xác định.

Độc thoại bao gồm các loại hình sau:

<i>- Bài giảng: Là sự trình bày một cách cơ bản, có hệ thống, có chứng minh,</i>

lập luận rõ ràng về một vấn đề với mục đích giáo dục rõ rệt.

Bài giảng có đặc trng chủ yếu là tính cơ bản, tính hệ thống, tính khoa học, tính t tởng và tính đảng. Bài giảng thờng đợc kết cấu chi tiết, nội dung đợc chia thành các mục, tiểu mục, đợc chứng minh, lập luận bằng các luận cứ, luận chứng.

<i>- Báo cáo chun đề: Là sự trình bày có hệ thống và chuyên sâu về một vấn</i>

đề lý luận và thực tiễn quan trọng, cấp thiết nào đó.

Khác với bài giảng, báo cáo chuyên đề phải mang tính chuyên sâu, nội dung đề cập hẹp hơn nhng sâu hơn, có nhiều điểm mới trong nội dung, phơng pháp tiếp cận, phơng pháp trình bày.

<i>- Thơng tin chính trị: Là thể loại nhằm thông báo kịp thời cho ngời nghe về</i>

các sự kiện, các vấn đề của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội... trong nớc và quốc tế với mục đích hình thành, phát triển quan điểm, thái độ, cách nhìn nhận, đánh giá ở ngời nghe đối với sự kiện, vấn đề đó.

Ngồi chức năng giải thích, thơng báo thơng tin, thể loại này rất coi trọng chức năng phân tích, bình luận, đánh giá, nhất là đối với những thông tin ngời nghe đã biết qua các nguồn thông tin khác.

<i>- Tổng thuật các sự kiện: Là thể loại đợc áp dụng để thông báo ngắn gọn cho</i>

ngời nghe về một số sự kiện, hiện tợng của đời sống chính trị, xã hội đợc tổng hợp lại thành một đề tài.

Đặc trng của bài tổng thuật là phải có bình luận, đánh giá, nêu rõ quan điểm của chủ thể đối với các sự kiện, hiện tợng đợc tổng thuật.

Hai thể loại thơng tin chính trị và tổng thuật các sự kiện ở nớc ta thờng gọi chung là nói chuyên thời sự. Hiện nay thể loại nói chuyện thời sự phát triển khá

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

rộng rãi ở nớc ta và là thể loại đợc sử dụng rộng rãi trong công tác tuyên truyền miệng. Với trên 10 vạn báo cáo viên, tuyên truyền viên đợc tổ chức thành một hệ thống trong Đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, từ Trung ơng đến cơ sở, những ngời làm công tác tuyên truyền miệng từng ngày, từng giờ đa tiếng nói của Đảng và Nhà nớc đến với mọi tầng lớp nhân dân.

<i>- Kể chuyện: Là thể loại đợc sử dụng để trình bày một số sự việc, sự kiện</i>

diễn ra trong thực tế hoặc rút ra từ kinh nghiệm cuộc sống. Chẳng hạn, kể chuyện về ngời tốt, việc tốt; về gơng anh hùng, chiến sĩ thi đua; về kinh nghiệm bản thân,... Đặc trng của kể chuyện là sự kiện, hiện tợng đợc trình bày có hình tợng. Bằng lời kể sinh động, hấp dẫn, ngời kể chuyện có thể thu hút sự chú ý của ngời nghe.

Kể chuyện có sự truyền cảm đặc biết do tính chất “nhân cách” của nó. Kể chuyện có u thế là vừa tác động vào lý trí, vừa tác động vào tình cảm của ngời nghe nên hiệu quả thông tin, tuyên truyền cao. Tuy nhiên, loại hình này cũng có những hạn chế nhất định, khó biểu đạt chính xác, sâu sắc các khái niêm nh bài giảng. Nó phù hợp hơn với đối tợng là thiếu niên, ngời cao tuổi, ngời có trình độ học vấn còn thấp.

<i>- Báo cáo tổng kết: Thông báo về kết quả công tác, những bài học kinh</i>

nghiệm của một tổ chức, một tập thể lao động trong một thời kỳ nhất định và trình bày phơng hớng, nhiệm vụ của thời kỳ mới. Báo cáo tổng kết khi trình bày trớc hội nghị mang những đặc trng của một bài phát biểu.

<i>- Bài nói chuyện chính trị: Là bài phát biểu của cán bộ Đảng, chính quyền về</i>

những vấn đề chính trị xã hội cấp thiết, về những vấn đề quan trọng trong chủ tr -ơng, chính sách đối nội, đối ngoại của Đảng và Nhà nớc nhằm nâng cao nhận thức và hớng dẫn t tởng cho quần chúng. Đây là loại hình phát biểu miệng thờng đợc sử dụng trong các cuộc gặp gỡ giữa cán bộ Đảng và Nhà nớc với các ngành, các cấp, trong các cuộc hội nghị quan trọng.

<i>- Phát biểu tại các cuộc mít tinh (diễn văn): Là bài phát biểu đề cập đến các</i>

vấn đề, các sự kiện chính trị đã hoặc đang diễn ra nhằm tập trung sự chú ý của đông đảo ngời nghe về vấn đề, sự kiện ấy, định hớng d luận xã hội về vấn đề, sự kiện ấy.

Đặc trng của bài diễn văn là ngắn gọn, rõ ràng, có sức truyền cảm lớn, mang tính động viên, cổ vũ hành động rất cao.

<i>- Giới thiệu nghị quyết: Là bài trình bày nghị quyết nhằm giải thích, phân</i>

tích nội dung, cơ sở lý luận, thực tiễn của các quan điểm lớn trong các nghị quyết của cấp ủy Đảng, những giải pháp thực hiện nghị quyết...

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

ở nớc ta việc giới thiệu nghị quyết của Đảng, nhất là nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ơng Đảng có hai hình thức: thơng báo nhanh về kết quả của đại hội hay hội nghị và quán triệt sâu nội dung nghị quyết.

<i><b>b. Đối thoại</b></i>

Đối thoại là nói chuyện qua lại giữa hai hay nhiều ngời với nhau. Khác với độc thoại là nói chuyện một mình, là một ngời nói cịn những ngời khác nghe, đóng vai “ngời đối thoại im lặng”. Trong đối thoại, tất cả những ngời tham gia đều vừa là ngời nói, vừa là ngời nghe, vừa là chủ thể, vừa là đối tợng. Đối thoại thờng có sức thuyết phục cao trong phát biểu tuyên truyền mà các loại hình độc thoại khơng có đợc.

Đối thoại có các loại hình cơ bản sau:

<i>- Tọa đàm: Là hình thức thảo luận tập thể về một số vấn đề nào đó nhằm đi</i>

tới thống nhất trong nhận thức và hành động. Tọa đàm đợc sử dụng rộng rãi trong hệ thống trờng Đảng, trờng đồn thể, trong các tổ chức chính trị - xã hội. Toạ đàm đợc tiến hành trong các nhóm nhỏ (khoảng dới 30 ngời) thì hiệu quả cao. Tọa đàm cần có ngời chủ trì. Trong tọa đàm, ngời chủ trì khuyến khích mọi ngời phát biểu, bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình, đồng thời định hớng quá trình trao đổi, hớng dẫn ngời tham gia tập trung ý kiến vào nội dung chính và cuối cùng tổng kết các ý kiến để thống nhất nhận thức của ngời tham gia.

<i>- Tranh luận: Là một dạng đối thoại có tổ chức diễn ra dới hình thức đấu lý</i>

giữa những ngời tham gia. Điều kiện để tiến hành tranh luận là vấn đề đợc đa ra tranh luận nhng cha có quan điểm chung, thống nhất. Nh vậy, tranh luận chính là thảo luận về vấn đề còn đang tranh cãi nhằm hiểu sâu hơn về vấn đề đó, giúp những ngời tham gia có khả năng tự đi đến kết luận, tự đi đến chân lý bằng năng lực t duy, sự hiểu biết và kỹ xảo tranh luận của mình.

<i>- Hỏi - Đáp: Là một hình thức của đối thoại và là hình thức đợc sử dụng phổ</i>

biến trong tuyên truyền miệng nhằm giải thích kịp thời, rõ ràng một vấn đề nào đó đang thu hút sự quan tâm của d luận. Trong hình thức hỏi - đáp, cơng chúng thờng nêu vấn đề dới dạng các câu hỏi, còn ngời có trách nhiệm thì trả lời theo u cầu các câu hỏi mà công chúng nêu ra.

Từ những quan niệm trên về độc thoại và đối thoại và về các hình thức khác nhau của đối thoại, có thể rút ra mấy ý nghĩa thực tiễn sau:

- Độc thoại có thể chuyển hóa thành một trong các hình thức đối thoại nếu “ngời đối thoại im lặng” trong cuộc thoại tham gia đối thoại. Vì vậy, trong thực tế có thể khơng cần thiết phải tổ chức riêng từng loại, nếu chủ thể của độc thoại chủ động tạo ra tình huống đối thoại, biết khêu gợi và kích thích tính tích cực tranh luận ở đối tợng, biết tạo tiền đề để một cuộc độc thoại chuyển thành cuộc đối thoại cởi mở, dân chủ, bình đẳng.

- Trong đối thoại, các vai thoại (ngời nói - ngời nghe, chủ thể - đối tợng) chuyển hóa lẫn nhau. Chủ thể đối thoại không chỉ là một ngời. Có thể là một nhóm

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

ngời này đối thoại với nhóm ngời kia một cách có tổ chức dới sự điều khiển của ng-ời có trách nhiệm.

Thể loại phát biểu miệng rất đa dạng, phong phú. Trong thực tế cần căn cứ vào đặc điểm đối tợng, nội dung để lựa chọn thể loại phát biểu miệng phù hợp. Đồng thời có thể kết hợp nhiều thể loại với nhau trong một buổi phát biểu để đạt hiệu quả cao nhất.

<b><small>II. Những u thế và hạn chế của phát biểu miệng</small>1. Ưu thế của phát biểu miệng</b>

<i><b>a. Ưu thế của ngơn ngữ nói</b></i>

Ngơn ngữ là một trong những yếu tố quyết định quá trình phát triển của loài ngời và sự phát triển của mỗi cá nhân. Nhờ ngôn ngữ mà con ngời thiết lập đợc các mối quan hệ với nhau và mối quan hệ giữa con ngời với xã hội, thực hiện sự trao đổi, giao lu ý nghĩ, tình cảm, kinh nghiệm... Nói cách khác, con ngời thiết lập sự giao tiếp với nhau bằng ngơn ngữ.

Ngơn ngữ có ba chức năng: chức năng chỉ nghĩa, chức năng thông báo và

<i>chức năng điều khiển, điều chỉnh. Chức năng chỉ nghĩa là quá trình dùng một từ,</i>

một câu để chỉ một nghĩa nào đó, tức là q trình gắn từ đó, câu đó với một sự vật,

<i>hiện tợng. Chức năng thông báo là chức năng truyền đạt nội dung thông tin, sự biểucảm từ ngời này với ngời kia hoặc tự mình nói với lịng mình. Chức năng điều</i>

<i>khiển, điều chỉnh là chức năng thiết lập và giải quyết các hoạt động, trong đó có</i>

hoạt động trí tuệ. Trong phát biểu miệng cần sử dụng linh hoạt các chức năng này của ngơn ngữ.

Ngơn ngữ có nhiều dạng hoạt động: ngơn ngữ bên ngồi, ngơn ngữ bên trong và ngơn ngữ thầm. Ngơn ngữ bên ngồi là ngôn ngữ chủ yếu hớng vào ngời khác, nhằm mục đích giao tiếp, truyền đạt, tiếp thu. Ngơn ngữ bên trong gồm hai loại: ngơn ngữ nói và ngơn ngữ viết.

Ngơn ngữ nói là thứ ngơn ngữ có trớc và đợc biểu hiện bằng âm thanh, đợc tiếp thu bằng cơ quan thính giác. Có hai loại ngơn ngữ nói là ngơn ngữ độc thoại và ngơn ngữ đối thoại. Ngơn ngữ đối thoại có đặc điểm là tính chất tình huống, liên quan chặt chẽ với hồn cảnh đối thoại, cấu trúc khơng chặt chẽ, câu nói thờng đợc rút gọn do có sự hỗ trợ của cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, nụ cời... Ngôn ngữ độc thoại là ngơn ngữ của ngời nói cho những ngời khác nghe. Sử dụng ngơn ngữ độc thoại địi hỏi phải chuẩn bị kỹ càng, chu đáo, lời nói phải trong sáng, chính xác, dễ hiểu và có khả năng truyền cảm...

So với các phơng tiện thông tin khác, ngơn ngữ nói có u thế là mang tính phổ biến trong giao tiếp xã hội. Theo một số tài liệu nghiên cứu, hiện nay 2/3 l ợng thông tin mà con ngời thu nhận đợc hàng ngày là nhờ giao tiếp bằng lời nói. Trên thế giới, hiện tại có gần 3000 ngơn ngữ, nhng chỉ có khoảng một trăm đợc ghi bằng chữ viết. Cho nên, bằng cơng cụ là lời nói, phát biểu miệng có khả năng truyền đạt

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

thông tin đến mọi đối tợng, kể cả đối tợng không biết chữ, không có khả năng tiếp thu thơng tin bằng chữ viết.

Ngôn ngữ là vỏ vật chất của t duy, là hiện thực trực tiếp của t tởng. Cho nên, bằng ngơn ngữ nói, ngời phát biểu có thể trình bày vấn đề một cách hệ thống; diễn đạt các quan điểm, t tởng, phạm trù, quy luật một cách rõ ràng, chính xác, cụ thể, sát với trình độ nhận thức, trình độ t duy của ngời nghe, trong khi các phơng tiện âm thanh khác, ánh sáng, điệu bộ, cử chỉ không thể diễn đạt rõ ràng đợc.

Lời nói có u thế là sử dụng linh hoạt, hiệu quả thơng tin cao. Lời nói có thể sử dụng trong mọi hồn cảnh, điều kiện giao tiếp: trong phịng ở, nơi làm việc, trên giảng đờng, câu lạc bộ, trong giờ giải lao hay trong cuộc họp, nơi công cộng, lúc trao đổi tọa đàm, với một ngời hoặc với nhiều ngời... Do đó, việc tổ chức một buổi phát biểu đơn giản, ít tốn kém kinh phí, khơng cần nhiều đến thiết bị, phơng tiện kỹ thuật.

Trong phát biểu miệng, ngời nói có thể sử dụng các thuật ngữ, thành ngữ quen thuộc, các câu châm ngôn, cách ngôn để biểu đạt một cách ngắn gọn, dễ hiểu về vấn đề, tức là có thể trình bày cơ đọng và chính xác về sự vật, hiện tợng mà khơng cần phải nhiều lời.

Phát biểu miệng có thể vận dụng, khai thác các yếu tố cận ngôn ngữ, các biện pháp tu từ để tạo sức truyền cảm cho bài nói. Tính truyền cảm là đặc trng riêng có của ngơn ngữ nói. Sức mạnh của lời nói trớc hết là ở sự lắng đọng của tình cảm, là ở khả năng truyền đạt những sắc thái tinh tế của ý nghĩa và tình cảm mà ngơn ngữ viết khơng có đợc. Trong thời cổ đại, ở Hy Lạp, ngời ta đã dựng tợng vị thần Mercure miệng ngậm dây xiềng vàng biểu thị cho sức mạnh của lời nói. Mercure đ-ợc coi là vị thần hộ mệnh cho nhà hùng biện. Nhờ yếu tố truyền cảm của lời nói mà ngời nghe có thể bỏ qua những thơng tin nhiễu khác nh tiếng ồn, sự nóng nực và các tác động khác của môi trờng, tập trung chú ý cho việc tiếp nhận thơng tin. Tính truyền cảm của lời nói tác động đặc biệt mạnh mẽ tới xúc cảm của ngời nghe, khơi dậy ở họ những tình cảm cao thợng, kích thích sự khao khát vơn tới chiếm lĩnh những trí thức mới, tích cực, sáng tạo trong hành động. Chính vì vậy mà V. L Lênin đã nói: “khơng có sự xúc cảm của con ngời thì xa nay khơng có và khơng thể có sự tìm tịi chân lý”.

Để tạo ra tính truyền cảm cho bài nói, có thể sử dụng các biện pháp tu từ ngữ âm: các ẩn dụ, so sánh, các từ láy, điệp ngữ... và các biện pháp tu từ cú pháp: câu ẩn chủ ngữ, câu hỏi tu từ, câu đảo đối, câu đối chọi, câu có bổ ngữ đứng ở trớc... Đồng thời, có thể sử dụng các yếu tố cận ngôn ngữ nh ngữ điệu, trờng độ, cao độ của tiếng nói, các yếu tố về thanh, sắc... và kết hợp chúng với các yếu tố phi ngôn ngữ nh cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, nụ cời, ánh mắt...

<i><b>b. Ưu thế trong việc sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ</b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

Trong phát biểu miệng, ngời ta không chỉ sử dụng ngữ điệu của lời nói mà các nhà nghiên cứu gọi là “mã số ngôn ngữ” để tác động đến ngời nghe, thêm vào đó, ngời ta cịn sử dụng một phơng tiện giao tiếp khác: t thế, cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, nụ cời, ánh mắt.. mà các nhà nghiên cứu gọi là “mã số cảm giác vận động”. Trong giao tiếp, sự biểu cảm qua phơng tiện này không kém phần tác dụng tích cực so với ngơn ngữ, ngữ điệu. Chúng là ngời bạn đờng thờng xuyên của nhau trong việc thể hiện tình cảm, thái độ của con ngời và trong việc thông tin. Nếu nh tất cả các phơng tiện ngôn ngữ, cận ngôn ngữ, phi ngôn ngữ đợc sử dụng linh hoạt, bổ sung cho nhau thì sẽ làm cho bài phát biểu trở nên dễ hiểu hơn, lắng đọng hơn, tác động mạnh mẽ đến ngời nghe.

T thế ngời phát biểu đàng hoàng, đĩnh đạc, tự nhiên, linh hoạt sẽ tạo ra tình cảm mến phục, tin cậy khi tiếp thu thông tin. Ngợc lại, t thế khúm núm hoặc ngạo mạn sẽ ảnh hởng tiêu cực đến thái độ của ngời nghe.

Cử chỉ điệu bộ có tác động bổ sung cho lời nói, làm cho đối tợng hiểu rõ hơn sắc thái của lời nói. Cử chỉ, điệu bộ có thể tạo đợc ấn tợng mạnh ở đối tợng vào những nội dung quan trọng và có tác dụng mạnh mẽ nhất khi tiếp xúc lần đầu với ngời nghe hoặc khi có tình huống xuất hiện trong phát biểu miệng: thính giả đề nghị giải đáp, trả lời câu hỏi. Khi bắt đầu nói chuyện, cử chỉ, điệu bộ có tác dụng kích thích, thu hút sự chú ý. Khi kết thúc bài phát biểu, cử chỉ, điệu bộ có tác dụng tạo ra ấn tợng, tình cảm mến phục, mong muốn đợc tiếp tục nghe.

Sự vận động của đầu, tay, t thế cũng biểu đạt thông tin trong phát biểu miệng. Chẳng hạn, lắc đầu thể hiện sự không đồng ý; gật đầu thể hiện sự đồng ý, tâm đắc; lắc đầu và bĩu môi thể hiện sự coi thờng. Trong giao tiếp, đầu hất về phía sau thờng thể hiện sự kiêu căng, ngạo mạn. Cánh tay vận động có ý nghĩa hớng dẫn, chỉ bảo hoặc dơ cao chém mạnh vào khơng khí có tác dụng khẳng định dứt khoát vấn đề.

T thế, tức là sự tơng quan kết hợp giữa đầu, cổ, thân ngời và tay, chân biểu hiện tính cách, tâm trạng con ngời. Đi trong t thế ỡn ngực về phía trớc thể hiện sự ngạo mạn, kiêu căng. T thế đứng thẳng đĩnh đạc, nghiêm trang thể hiện sự đàng hoàng, tính trung thực. T thế khúm núm thể hiện sự sợ hãi, nếu lại xoa hai tay vào nhau thể hiện sự nhún nhờng, nịnh bợ.

Nét mặt, ánh mắt cũng ảnh hởng đến hiệu quả thông tin. Những biểu hiện ở vùng trán, lơng mày, mắt, miệng có thể tạo thành một biểu cảm. Rớn lông mày biểu hiện sự ngạc nhiên; nhíu lơng mày, mơi mím chặt biểu hiện sự phẫn nộ; ánh mắt long sòng sọc thể hiện sự tức giận....

T thế, cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, nụ cời, ánh mắt.. có vai trị lớn trong việc biểu đạt, truyền đạt thông tin. Chúng hỗ trợ lời nói, làm tăng ý nghĩa của lời nói, biểu hiện cảm xúc, sắc thái tình cảm của ngời nói đối với nội dung, do đó chúng góp phần nâng cao chất lợng phát biểu miệng.

<i><b>c. Ưu thế của giao tiếp trực tiếp</b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

Khi đợc trực tiếp nghe và nhìn một ngời diễn thuyết, nói chuyện bao giờ ngời nghe cũng tập trung sự chú ý hơn và cảm thấy dễ hiểu hơn khi nghe băng ghi âm, radio. Việc trực tiếp theo dõi một diễn giả trình bày, thính giả thờng có cảm giác vấn đề nêu ra thật hơn, hay hơn, chính xác hơn. Chính vì vậy mà dù hiện nay sách báo nhiều, các kênh thông tin rất đa dạng nhng hàng ngày vẫn có hàng triệu học sinh đến trờng nghe thầy cô giáo giảng bài, hàng vạn ngời đến các hội trờng nghe cán bộ tuyên truyền nói chuyện.

Khác với giao tiếp qua các phơng tiện thông tin đại chúng, sự giao tiếp trực tiếp và sinh động trong phát biểu miệng dễ tạo cho ngời nghe cảm giác gần gũi, thân mật. Giao tiếp trực tiếp cho phép tạo lập khơng khí cởi mở, xây dựng mối quan hệ thân mật, sinh động với đối tợng. Nhờ đó, ngời nói có thể mang đến cho ngời nghe khơng chỉ nội dung của lời nói mà cịn mang lại cho họ tình cảm, niềm tin. Chính vì vậy, V.I. Lênin đã viết “ảnh hởng cá nhân và những lời phát biểu tại các cuộc họp có ý nghĩa rất lớn. Khơng có những cái đó thì khơng có hoạt động chính trị”<small>3</small>.

Một u thế khơng kém phần quan trọng của giao tiếp trực tiếp là nói đúng đối tợng. Nhờ nghiên cứu trớc về đối tợng và nắm bắt thêm đặc điểm đối tợng thông qua giao tiếp trực tiếp, ngời nói có khả năng hiểu biết rõ nhu cầu, tâm trạng của ng-ời nghe, đặt mình vào vị trí ngng-ời nghe, trên cơ sở đó xác định nội dung phải nói là gì và nói nh thế nào, để lời nói của mình đi vào ý thức, tâm hồn ngời nghe nhanh hơn, hiệu quả hơn.

Giao tiếp trực tiếp tạo điều kiện cho ngời nói khả năng vận dụng linh hoạt cách nói trong những tình huống khác nhau, sử dụng cử chỉ, điệu bộ, điều chỉnh âm lợng phù hợp với đối tợng, với bối cảnh. Trong giao tiếp trực tiếp, ngời nói hồn tồn có khả năng kiểm sốt đợc cách thức tiếp nhân thông tin của ngời nghe. Nếu biết thờng xuyên quan sát ngời nghe thì bất cứ lúc nào ngời nói cũng có thể thơng qua kênh thơng tin phản hồi, tức là căn cứ vào dáng vẻ bề ngoài, sự tập trung chú ý, hoặc những yếu tố khác trong hành vị của ngời nghe để phán đoán khả năng tiếp thu thông tin, thái độ đối với nội dung thơng tin của ngời nghe. Nhờ đó mà xác định cách xử lý: thay đổi nội dung thông tin, chuyển sang cách nói khác, sử dụng cử chỉ, điệu bộ thích hợp hoặc một biện pháp, thủ thuật nào đó để thu hút sự chú ý của ngời nghe.

Giao tiếp trực tiếp cho phép chuyển nhanh từ hình thức độc thoại sang đối thoại. Ngời nghe có thể đợc bày tỏ tâm t, nguyện vọng của mình; đợc hỏi và đợc trả lời những vấn đề mà mình quan tâm nhng cha đợc giải thích hoặc trớc đó giải thích cha thấu đáo; đợc trao đổi, tranh luận với nhau về những vấn đề cịn cha thống nhất. Chính vì vậy, nhiều ngời cho rằng phát biểu miệng, tuyên truyền miệng và nói chung

<small>3 V.I Lênin: Tồn tập, NXB Sự thật, Hà Nội, tập 47, tr 69.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

là các hình thức truyền thơng bằng lời nói trực tiếp là kênh thơng tin mang tính dân chủ cao nhất.

Có thể nói giao tiếp trực tiếp của phát biểu miệng tạo cho ngời nói và ngời nghe u thế mà ngời phát biểu trên vô tuyến truyền hình, trên đài phát thanh và khán thính giả của họ khơng thể có đợc.

<b>2. Một vài hạn chế của phát biểu miệng</b>

Lời nói trong phát biểu miệng mang tính tuyến tính, tức là các tín hiệu ngơn ngữ xuất hiện lần lợt, liên tục, từ này nối từ kia theo thời gian. Chính tính tuyến tính của lời nói tạo ra những hạn chế nhất định cho cả ngời nói và ngời nghe trong q trình truyền đạt và lĩnh hội thơng tin.

Đối với ngời nói, nếu khơng làm chủ đợc lời nói, khơng biết tự kiềm chế khi xúc động mạnh và không may nhỡ lời thì khơng có khả năng sửa lại. “Câu nói nh tên, không nên bắn bậy, đã lọt vào tai không tài nào rút ra đợc” (Lục Tài Tử). Đó là điều ngời nói cần ln tâm niệm.

Cũng do tính tuyến tính của lời nói mà ngời nghe chỉ có thể tiếp thu thông tin một cách tức thời, một lần và khơng có điều kiện quay lại với những điều ch a hiểu hoặc dừng lại để nghiền ngẫm về những điều cha hiểu đó. Bởi vì, nếu dừng lại suy nghĩ thì khơng nghe đợc những thơng tin tiếp theo. Để khắc phục hạn chế này, ngời nói phải rèn luyện khả năng làm chủ lời nói; sử dụng cách nói phổ thơng, dễ hiểu; lựa chọn ngơn ngữ chính xác, đơn nghĩa; phải dừng lại giải thích kỹ hơn những nội dung trừu tợng, khó hiểu và phải nắm vững các thủ thuật thu hút và tái lập sự chú ý của ngời nghe.

Trong hệ thống phát biểu miệng, ngời nói là một mắt khâu rất quan trọng, trạng thái của hệ thống phụ thuộc chủ yếu vào mắt khâu đó. Nói cụ thể hơn, chất l -ợng, hiệu quả bài phát biểu hoàn toàn phụ thuộc vào phẩm chất và năng lực của ng-ời nói. Một chủ đề hay, đợc chuẩn bị tốt nhng trình bày thiếu hấp dẫn, hoặc nội dung đợc chuẩn bị tốt, phơng pháp trình bày hấp dẫn nhng uy tín của ngời nói đối với ngời nghe khơng có thì trong mọi trờng hợp trên hiệu quả bài phát biểu đều thấp.

Phạm vi tác động đến đối tợng, tốc độ truyền thông tin của phát biểu miệng thờng hẹp hơn, chậm hơn so với các phơng tiện thơng tin đại chúng nhất là báo chí. Khối lợng thơng tin đợc chuyển tải trong một buổi nói chuyện tỉ lệ thuận với thời gian buổi nói chuyện đó diễn ra. Muốn truyền đạt nhiều thông tin phải kéo dài thời gian buổi nói chuyện. Điều đó mâu thuẫn với khả năng duy trì sự tập trung, chú ý liên tục, lâu dài ở ngời nghe trong suốt quá trình phát biểu.

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>Chơng II</b>

<b>Nghệ thuật phát biểu miệng trong lịch sử truyền thông</b>

Truyền thông bằng lời nói trực tiếp là khái niệm chung nhất, bao qt nhất của các loại hình truyền thơng bằng lời nói trực tiếp nh: truyền miệng, thuật hùng biện, phát biểu miệng, tuyên truyền miệng... Vì vậy, việc nghiên cứu quá trình phát triển của nghệ thuật phát biểu miệng trong lịch sử truyền thông nhân loại và lịch sử truyền thơng Việt Nam cần phải đặt nó trong sự phát triển chung của các loại hình truyền thơng bằng miệng khác, từ sơ khai nh truyền miệng, thuật hùng biện đến các loại hình xuất hiện về sau nh tuyên truyền miệng

<b><small>I. Sự xuất hiện của khoa hùng biện trong thời cổ đại Hy Lạp, La Mã</small>1. Sự ra đời của chữ viết</b>

Chữ viết - một công cụ giao tiếp quan trọng vốn là một trong những thành tựu văn hóa lớn lao của nhân loại. Lịch sử phát minh thành tựu này đợc diễn ra qua hai đợi nối tiếp nhau, tơng ứng với hai phơng thức văn tự khác nhau về mặt hình thái: văn tự tợng hình, thuần túy mang tính biểu tợng hoặc thể hiện các âm thanh và văn tự chữ cái.

Vào khoảng thiên niên kỷ thứ IV trớc Công Nguyên, chữ viết ra đời tại Mosopotamie. Lúc đầu là chữ viết tợng hình (e’critureide’ogaphique) rồi trở thành chữ viết chỉ âm (e’cruure phone’tique). Văn tự tợng hình thoạt đầu mang tính thuần túy t-ợng hình, nghĩa là mỗi hình vẽ tt-ợng trng, thể hiện một vật. Đến khoảng năm 3000 trớc Công Ngun, chữ tợng hình mang tính trừu tợng hơn. Một số hình vẽ có thể gợi lên âm thanh của một từ mà khơng cần có mối liên quan trực tiếp về đờng nét giữa từ ngữ đó với những hình vẽ tơng ứng. Do vậy sự phát triển của chữ viết có vẻ nh đã tách dần khỏi hình vẽ, khỏi sự thể hiện trực tiếp các vật. Đồng thời sự phát triển của giao lu th-ơng mại địi hỏi phải trừu tợng hóa văn tự và dẫn đến sự ra đời của văn tự chữ cái.

Theo một số tài liệu nghiên cứu, sự phát minh ra chữ cái có nguồn gốc sâu xa từ ngời Pheniciens, thậm chí có thể cịn trớc đó, từ ngời Do Thái ở Syrie vào cuối thiên niên kỷ II và đầu thiên niên kỷ I trớc Công Nguyên. Tuy nhiên, hệ thống chữ cái đầu tiên này còn hạn chế, bởi cha có nguyên âm, do dó khi đọc dễ bị nhầm lẫn. Đến giữa thể kỷ VIII và VI trớc Công Nguyên, tại Hy Lạp, một hệ thống chữ cái bao gồm cả nguyên âm mới ra đời.

Hệ thống chữ cái này có chức năng ghi lại ngơn ngữ nói và là một trong những sản phẩm của rất nhiều biến đổi xã hội diễn ra tại Hy Lạp từ khoảng 1100 tr-ớc Công Nguyên trở về sau. Chúng đóng vai trị là sự khởi đầu cho các hệ thống mẫu tự lớn xuất hiện tiếp theo, và cuối cùng là sự phổ biến của mẫu tự Latinh ở ph-ơng Tây. Hệ thống chữ viết theo cách ghi âm này đã dẫn đến sự ra đời của sự đọc.

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

Có thể nói, mọi hệ thống chữ viết đều bắt đầu từ hình vẽ. Những loại chữ viết đầu tiên chỉ chú ý ghi lại nội dung ý nghĩa của từ ngữ chứ cha quan tâm đến vỏ âm thanh của nó. Những chữ nh vậy gọi là chữ ghi ý hay chữ tợng hình. Tuy nhiên, chữ ghi ý khơng biểu thị hết ý nghĩa của từ và khơng có tính đồng nhất. Với sự phát triển của xã hội, trong đó có sự nhân thức sâu hơn về bản chất của ngôn ngữ, ngời cổ đại đã biết lợi dụng hiện tợng đồng âm để mợn chữ này ghi lại chữ kia, trên cơ sở đó dùng những ký hiệu bổ sung (biểu đạt ý nghĩa của từ) ghép âm vào những chữ đợc “vay mợn”. Đây là một mốc lớn đánh dấu bớc ngoặt quan trọng nhất trong tiến trình sáng chế chữ viết của nhân loại. Tuy nhiên, loại chữ này cịn gắn chặt với hình vẽ, nhiều chi tiết quá rờm rà. Vì thế nhu cầu cải tiến chữ viết theo hớng đơn giản hơn đã đợc đặt ra. Kết quả là hệ thống chữ cái ra đời, dù về mặt số lợng là có giới hạn, nhng đã ghi lại một cách trung thực âm thanh của từ ngữ. Từ thế kỷ VII trớc Công Nguyên đã ra đời hệ thống ký hiệu mẫu tự gồm cả nguyên âm. Rất nhiều hệ thống chữ cái địa phơng xuất hiện và từ những hệ thống đó hình thành hai hệ thống, hệ thống Đông và hệ thống Tây. Do sự hùng mạnh của thành Athenes mà hệ thống Đơng (cịn gọi là hệ thống mẫu tự Ionien) đợc lựa chọn để ghi ngôn ngữ Attique.

<i><b>2. Sự xuất hiện của khoa hùng biện (hay khoa tu từ học) của ngời Hy Lạp, La</b></i>

<b>Mã cổ đại</b>

Ngay từ khi mới ra đời, chữ viết đã đợc dùng làm phơng tiện truyền thơng. Do đó, nó có vai trị to lớn trong việc biến đổi sâu sắc phơng thức trao đổi thông tin và truyền bá t tởng. Nếu chữ viết góp phần thay đổi triệt để các điều kiện của sản xuất trí tuệ, thì các hệ thống ghi vào trí nhớ mang tính truyền miệng cũng phát triển đến mức cha từng thấy trong thời cổ đại. Từ xa xa, khi cha có phơng tiện ghi lại hoạt động ngơn ngữ, con ngời đã dựa vào trí nhớ của mình để lu trữ, tích lũy kinh nghiệm. Các bản tr-ờng ca nổi tiếng của nhân loại nh các bài dân ca trong Kinh Thi của Trung Quốc, trtr-ờng ca Iiiade và Odyssé của Hy Lạp cổ đại, Kinh Vêđa của ấn Độ cổ đại.. là những ví dụ điển hình về sự lu truyền theo hình thức trên. Do đặc trng này, truyền thơng bằng lời nói trên thực tế đã đóng vai trị quan trọng hơn so với chữ viết trong thời cổ đại.

Sự xuất hiện của khoa hùng biện vào thế kỷ V trớc Công Nguyên là sự phát triển tất yếu của kỹ thuật truyền thơng, khi mà hình thức truyền thơng bằng chữ viết không đáp ứng nổi nhu cầu trao đổi thông tin của con ngời, khi mà nền giáo dục còn cha phát triển, ngời biết chữ cịn rất ít. Nhờ nghệ thuật hùng biện mà ngời ta giải quyết các tranh chấp, các cuộc chiến tranh thơng qua hình thức thuyết phục chứ không cần dùng đến sức mạnh, kể cả sức mạnh bạo lực. Mặt khác, do pháp lý Hy Lạp bấy giờ đòi hỏi các bên kiện cáo phải tự bảo vệ cho mình, phải đa ra các lý lẽ có sức thuyết phục. Do mỗi cơng dân cha đủ khả năng lập luận trớc tịa, trình độ pháp lý hoặc trình độ văn hóa của họ cịn hạn chế, nên xuất hiện nghề viết đơn, nghề cãi thuê, mở đờng cho bớc tiến mới của khoa tu từ học.

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

Nhà tu từ học đầu tiên của thế giới là Corax đã đa ra ý tởng cho rằng mọi bài nói phải đợc tổ chức thành những đoạn lớn nối tiếp nhau một cách tự nhiên. Quan niệm này đã đặt nền móng cho việc trình bày, lập luận của khoa hùng biện, của nghệ thuật phát biểu miệng về sau. Theo ơng, tính thuyết phục của bài nói là ở chỗ nó có khả năng lập luận một cách lôgic giữa các phần. Các sự kiện thoạt đầu đợc trình bày theo kiểu “kể”, sau đó đợc lập luận trong phần “chứng minh” và đợc kết luận bằng “đoạn kết”. Tuy nhiên, cũng vào thời đó, một nhánh của tu từ học bị biến thành ngụy biện. Bởi vì các nhà ngụy biện chỉ thừa nhận vai trị của ngơn ngữ, lý lẽ, họ khơng thừa nhận có chân lý, mọi quan niệm chỉ mang tính tơng đối. Vì thế, các khn mẫu ngơn từ đợc học thuộc lịng và sử dụng một cách máy móc trong khi hùng biện. Vấn đề này đã bị Socrate và Platon lên án. Các ông cho rằng mọi bài nói đều phải dựa vào chân lý. Sau này, một học trò của Platon là Aristote cũng phê phán các nhà ngụy biện, phục hồi giá trị cho khoa hùng biện. Với ơng, hùng biện khơng cịn là công cụ thuyết phục, mà là nghệ thuật “khám khá mọi thứ gì có sức thuyết phục chứa đựng trong một vụ việc”. Aristote công bố bộ sách Tu từ học. Bộ sách của ơng sau đó đợc Barthes chia làm ba tập. Tập I bàn về ngời nói (thai nghén các lý lẽ), tập II bàn về ngời nghe (những cảm xúc và lập luận tác động đến ngời nghe) và tập III phân tích các kiểu cách tu từ và thứ tự các phần trong bài nói.

Đến thế kỷ II trớc Công Nguyên, nghệ thuật hùng biện bắt đầu phát triển ở Roma. Nhà hùng biện điển hình của thời kỳ này là Ciceron. Bằng các bài thuyết lý và diễn văn của mình ơng đã chiến thắng Catilina và nhờ đó ơng đã đạt đợc vị trí cao trong xã hội lúc bấy giờ. Cũng nhờ nghệ thuật hùng biện, giới lãnh đạo Roma đã tác động vào tình cảm, tâm lý của các nớc láng giềng, lôi kéo, thuyết phục họ tự nguyện gia nhập vào hệ thống Roma.

Từ thế kỷ thứ II, khoa hùng biện đợc đa vào giảng dạy ở các trờng học. Trong điều kiện kỹ thuật truyền thơng nói chung còn thấp, hùng biện tiếp tục phát triển và chiếm phần đáng kể trong giáo dục. Trong thời gian từ thể kỷ II đến thế kỷ IV sau Công Ngun, hùng biện đã bao trùm và có vị trí đáng kể trong nền văn hóa và từ đó đi vào văn chơng. Bên cạnh những lời thuyết lý của các triết gia, những bài diễn văn của các nhà hùng biện, bắt đầu xuất hiện những buổi tuyên đọc văn chơng cho công chúng thởng thức. Các văn sĩ, đôi khi cả vua chúa cũng đem văn chơng của mình ra đọc. Khơng chỉ thanh niên mà cả những ngời già cũng đến dự các buổi đọc văn và tham gia tranh luận về những vấn đề văn chơng. Truyền thơng bằng lời nói đã trở thành một phơng tiện truyền bá văn hóa trong thời kỳ này.

Nh vậy, có thể thấy ở thời kỳ cổ đại, hùng biện đã ra đời và tồn tại nh một thiết chế xã hội. Các lý thuyết về tu từ học của Aristote, Ciceron và Quintilien đã để lại những giá trị to lớn qua nhiều thế kỷ. Nền văn hóa Roma đã tạo ra một hình thức truyền thơng mới là thuật hùng biện mà thời đại đó gọi là “lời nói dành cho ngời khác”.

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<b><small>II. Sự phát triển của khoa hùng biện trong lịch sử truyền thông ởcác thời kỳ trung đại và cận đại</small></b>

Trải qua nhiều thế kỷ với nhiều biến cố lịch sử, các kỹ thuật truyền thông, công cụ truyền thông ngày càng phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ dới nhiều hình thức đa dạng. Thế nhng, truyền thơng bằng lời nói vẫn đợc quan tâm nh một kỹ thuật truyền thơng khơng thể thiếu. Lời nói trở thành phơng tiện duy nhất có thể chuyển tải thơng tin đến đợc với những ngời mù chữ vẫn còn chiếm số đơng ngay ở các đơ thị lớn. Nó trở thành cơng cụ hữu ích của Giáo hội trong việc thuyết phục các tín đồ sùng đạo bằng tuyên truyền, thuyết giáo. ở thời kỳ này khi mà sự đối lập giữa Thiên chúa giáo và Tin lành ngày càng gay gắt thì tun truyền miệng trở thành cơng cụ chủ yếu đợc sử dụng để lôi kéo dân chúng về mỗi bên. Do bản chất của tình cảm tơn giáo, trong các nhà thờ, phát biểu miệng đặt ra yêu cầu cao về tính lập luận của nội dung bài thuyết giáo. Khi mâu thuẫn giữa cải cách tôn giáo và phản cải cách ngày một trở nên gay gắt thì phơng thức phát biểu miệng có vai trị ngày một tăng.

ở Trung Hoa, nghệ thuật hùng biện cũng phát triển khá sớm và trở thành công cụ trong hoạt động quân sự, chính trị, ngoại giao. Vào thời Xuân thu - Chiến quốc xuất hiện các nhà hùng biện, thuyết khách nổi tiếng nh Tô Tần, Trơng Nghi. Vào thời Tam Quốc có Gia Cát Lợng. Với tài thao lợc của nhà quân sự, với đầu óc mẫn cảm, sáng suốt của nhà ngoại giao, với khẩu tài xuất chúng và khả năng phán đoán diễn biến tâm lý đối phơng của một nhà hùng biện, Gia Cát Lợng đã thuyết phục tập đoàn Đơng Ngơ liên minh với tập đồn Lu Bị, nhờ đó liên quân Tôn Quyền - Lu Bị đã giành thắng lợi trớc Tào Tháo trong trận đại chiến Xích Bích. Với thắng lợi này, Lu Bị đã đứng vững và phát triển lực lợng, chiếm Kinh Châu, đoạt ích Châu, bình định Hán Trung, xây dựng nghiệp bá trên đất Thục, trong thế chân vạc của Trung Hoa lúc bấy giờ.

Trong các cuộc cách mạng t sản, phát biểu miệng cũng đã đóng vai trị to lớn nhằm động viên, hơ hào dân chúng tham gia cách mạng và truyền bá t tởng bình đẳng, tự do, bác ái của giai cấp t sản đang lên. Trong một số tác phẩm hội họa thời kỳ ấy, chúng ta có thể nhìn thấy hình ảnh các diễn giả, các chính trị gia đứng nói tr-ớc đám đơng. Nghệ thuật hùng biện và vai trị của nó đã là đề tài, là nguồn cảm hứng cho các họa sĩ thời đó.

Trong thời cận đại, sự quay lại của khoa hùng biện diễn ra thông qua việc nghiên cứu các tác giả Latinh nh Cieeron, Quintilien, nhờ đó đã kích thích nghệ thuật phát biểu miệng phát triển. Các giáo sĩ dịng Tên (Jesuites) đóng vai trị to lớn trong việc phổ biến môn học này. Từ thế kỷ XVI trở đi, ở châu Âu, nhiều học đờng đợc xây dựng để phục vụ cho việc giảng dạy các môn học nhân văn và hùng biện Latinh. Và cũng giống nh thời cổ đại, văn hóa, hùng biện, khả năng thuyết phục là

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

những phẩm chất không thể thiếu của một nhà lãnh đạo. Việc nắm vững và sử dụng có hiệu quả kỹ thuật truyền thơng này đồng nghĩa với việc nắm đợc quyền lực trong tay.

Do ảnh hởng của sự phát triển của các môn khoa học thực nghiệm và sau này là của khoa học kỹ thuật, phơng thức truyền thơng cũng có sự thay đổi dần dần. Đã hơn một lần ngời ta đặt câu hỏi: liệu việc trao đổi thông tin bằng lời nói có dần bị mất đi? Bằng thực tiễn lịch sử truyền thơng có thể khẳng định chắc chắn rằng điều đó khơng bao giờ xảy ra. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa hùng biện thời cổ đại, thế kỷ XVII và đến nay là một minh chứng hùng hồn cho sự khẳng định ấy. Vai trò của các nhà hùng biện, của truyền thông bằng lời nói trực tiếp, của phát biểu miệng, của nghệ thuật diễn thuyết và các cuộc tranh luận là không thể thiếu đợc mỗi khi có biến cố quan trọng xảy ra kích thích sự quan tâm của d luận.

Vào đầu thế kỷ XVII một hình thức truyền thơng mới ra đời mang tính chất đều đặn, đó là báo chí. Những bài báo đầu tiên cũng đợc chuyển tải thơng tin qua lời nói. Báo đợc đọc và bình luận tại các quán rợu, các phòng khách và thờng là chủ đề của các cuộc tranh luận. Báo cũng đợc đọc trong những không gian rộng rãi ở các câu lạc bộ đọc, các cuộc mít tinh, các hội của thợ thuyền.

Theo sau sự phát triển của báo chí là một loạt các phơng tiện kỹ thuật khác ra đời nh máy điện tín, điện thoại, vơ tuyến truyền hình.. Song khơng có hình thức nào loại bỏ hình thức nào mà ngợc lại chúng cùng tồn tại và hỗ trợ nhau, trong đó mơn hùng biện có sức sống lâu bền nhất. Nghệ thuật hùng biện ra đời từ rất sớm khi con ngời mới biết đến khái niệm thông tin và trở thành cơ sở cho nghệ thuật phát biểu miệng. Những phát minh kỹ thuật mới nh việc chế tạo ra các máy ghi âm, tăng âm.. đã đem lại cho khoa hùng biện một tầm vóc mới. Với bớc phát triển đó, nghệ thuật hùng biện ln khẳng định đợc vị trí, vai trị của mình trong đời sống xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực chính trị. Nó đợc xem là cơng cụ đắc lực nhất để thuyết phục, vận động con ngời của các chính trị gia trong mọi thời đại.

<b><small>III. Truyền thông bằng lời nói trực tiếp trong lịch sử truyềnthông Việt Nam</small></b>

So với nhiều nớc trên thế giới, truyền thông ở Việt Nam phát triển muộn hơn, song khơng phải vì thế mà kém phần đa dạng và phong phú. Việc nghiên cứu những hình thức phong phú, đa dạng đó và cách thức truyền thơng có phần độc đáo của ơng cha ta trong lịch sử, phát triển, vận dụng sáng tạo nó trong cơng tác tuyên truyền miệng hiện nay có ý nghĩa rất thiết thực.

<b>1. Các hình thức truyền thơng bằng lời nói trong dân gian</b>

Từ xa xa ngời Việt Nam đã biết dựa vào trí nhớ và lời nói có vần điệu, dễ nghe, dễ thuộc để tạo ra những luồng thơng tin có sức sống lâu bền. Bằng cách vận dụng ngôn ngữ, lối kết cấu, tác dụng u thế của âm thanh, tiết tấu và các hình tợng

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

phong phú, ngời xa đã cho ra đời một kho tàng ca dao, dân ca quý báu ngay trong cuộc sống cực nhọc của chính mình. Trớc khi đợc ghi thành văn bản chữ viết, kho tàng văn hóa dân gian của dân tộc đợc lu ký trong trí nhớ và lu truyền qua nhiều thế hệ bằng hình thức truyền miệng. Dù cha có một khái niệm đầy đủ về thông tin nhng ở thời kỳ này truyền miệng qua ca dao, dân ca đã có một vai trò nhất định trong việc phản ánh xã hội và phổ biến các kinh nghiệm xã hội. Hơn nữa, ngời dân cịn biến nó thành vũ khí đấu tranh chống lại ách thống trị của bọn cờng hào phong kiến.

Khơng chỉ có ca dao, dân ca mà các câu truyện cổ, truyện thần thoại, các hình thức sân khấu cũng đợc ông cha ta vận dụng nh một phơng thức tuyên truyền. Đại đa số các câu truyện cổ đều bao hàm nội dung đấu tranh giai cấp rõ rệt và phản ánh cuộc đấu tranh đó theo quan điểm của quần chúng nhân dân. Cũng nh ca dao, dân ca chúng đợc lu truyền trong nhân dân dới hình thức kể chuyện, truyền miệng.

Nhận thức rõ vai trị của phơng thức thơng tin truyền miệng này, nhân dân ta đã không ngừng cải tiến, nâng cao tác dụng của nó, làm cho nó có sức hấp dẫn hơn. Hình thức diễn kịch, ca kịch, hát chèo, hát tuồng.. ra đời, lôi cuốn đợc đông đảo quần chúng. Tính chất truyền miệng của các thể loại này đợc thể hiện khá rõ qua lời hát có vần điệu dễ nhớ. Các vở chèo, tuồng, cải lơng... đợc truyền miệng qua không gian và thời gian đến với ngời dân. Dới thời phong kiến, lác đác một số vở đợc ghi lại bằng chữ nôm, nhng truyền miệng vẫn là chủ yếu vì khơng phải diễn viên nào cũng biết chữ. Tính chất truyền miệng cịn thể hiện cả trong diễn xuất, giữa diễn viên với nhau và giữa diễn viên với quần chúng. Mỗi diễn viên không những thuộc vai mình mà cịn thuộc lời các vai khác, nên khi cần họ có thể đổi vai cho nhau, hoặc nhắc lời cho vai khác.

Trong xã hội Việt Nam thời trớc, khi cha có các phơng tiện thơng tin khác thì truyền miệng là hình thức thơng tin phát triển nhất. Để phục vụ cho hình thức này, nâng cao hiệu quả của nó là sự ra đời của các công cụ hỗ trợ. Chẳng hạn, ông cha ta đã biết chế tạo ra loa tay bằng mo cau, bằng tre đan bằng vỏ quả bầu, bằng sắt...để giúp tiếng nói đợc truyền đi xa hơn (cách thông tin, tuyên truyền này tồn tại ở nớc ta cho đến thời gian gần đây, khi chiếc loa phóng thanh đợc sử dụng rộng rãi). Ngồi ra, nhiều cơng cụ khác nh tù và, phèng, chiêng, khánh, mõ... cũng đợc dùng để phát tín hiệu tập hợp mọi ngời đến nghe thông tin bằng miệng. Ngời rao mõ là hình ảnh điển hình của kiểu thơng tin bằng miệng sống động đã tồn tại qua nhiều thế kỷ. Phơng tiện làm việc của họ là một chiếc mõ. Sau khi đánh một hồi mõ, “anh mõ” dõng dạc cất tiếng rao, thơng báo cho cả làng, cả xóm biết tin tức, mệnh lệnh của nhà chức trách.

ở một xã hội mà phần lớn ngời dân không biết chữ thì truyền miệng kiểu này cố nhiên trở thành hình thức phổ biến. Thơng qua đó, dân làng biết đợc mệnh lệnh của cai tổng, lý trởng, chiếu chỉ của vua, biết đợc tin tức trong và ngoài làng, biết đ-ợc tình hình đất nớc. Đơi khi nhờ tiếng rao của “anh mõ”, triều đình huy động một

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

lực lợng đông đảo nhân dân trong cả nớc để chống giặc ngoại xâm, chống thiên tai.. Khi rao mõ, ngời rao thờng kết hợp với âm thanh để truyền đi nhiều loại thông tin khác nhau. Điều này cho thấy óc sáng tạo của nhân dân trong lĩnh vực truyền thơng và xét từ góc độ nào đó, là khía cạnh của sự phát triển.

<b>2. Nghệ thuật tuyên truyền miệng của một số nhân vật nổi tiếng trong lịch sửdân tộc Việt Nam</b>

Những chiến thắng lẫy lừng của ông cha ta trong các cuộc chiến đấu chống quân xâm lợc phơng Bắc, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ đợc xem là biểu hiện tuyệt vời của nghệ thuật quân sự, nghệ thuật động viên sức mạnh toàn dân bảo vệ Tổ quốc. Trong những chiến cơng ấy có phần đóng góp đáng kể của nghệ thuật thu phục lòng dân, chinh phục con ngời bằng lời nói hay nghệ thuật tuyên truyền miệng. Nghiên cứu lịch sử các cuộc chiến tranh nói trên, có thể thấy rõ các vị anh hùng dân tộc trong lịch sử Việt Nam đã sử dụng rất tài tình nghệ thuật tuyên truyền miệng.

Lý Thờng Kiệt là một nhân vật điển hình trong số đó. Với cơng vị là Phụ Quốc Thái úy, trong cuộc kháng chiến chống xâm lợc nhà Tống, vào lúc gay go nhất trên phịng tuyến sơng Nh Nguyệt, Lý Thờng Kiệt đã làm một bài thơ thần bất hủ để khẳng định quyền độc lập, tự chủ thiêng liêng của dân tộc và cổ vũ tinh thần quyết chiến, quyết thắng của quân dân ta. Bài thơ cũng là lời cảnh cáo nghiêm khắc bọn kẻ thù xâm lợc và nêu cao quyết tâm sắt đá trong việc bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nớc.

Bài thơ ấy đợc Lý Thờng Kiệt cho đọc trong một đêm khuya thanh vắng từ một miếu thờ để binh lính nghe. Nhờ thế mà bài thơ càng có thêm sức mạnh, lay động lòng ngời, thức tỉnh tinh thần yêu nớc và tinh thần dân tộc, khơi thêm sức mạnh ý chí và lịng tin vào chiến thắng của cuộc chiến đấu trong tâm hồn ngời dân đất Việt, đồn kết mn ngời nh một, đồng lịng diệt giặc ngoại xâm, giữ vững bờ cõi. Nội dung t tởng của bài thơ, cách chọn thời điểm và địa điểm đọc lời thơ đã chứng minh cho ý nghĩa, cho nghệ thuật sử dụng lời nói và các phơng tiện trợ giúp tác động vào tâm lý, tâm linh của con ngời.

Hng Đạo Vơng Trần Quốc Tuấn - nhà quân sự lỗi lạc của dân tộc ta - cũng có cách sử dụng nghệ thuật tuyên truyền miệng độc đáo. Sau thất bại lần thứ nhất, quân Nguyên mợn cớ đánh Chăm Pa hòng xâm lợc nớc ta lần thứ hai. Vua Trần đã cho triệu tập Hội nghị Bình Than để bàn việc kháng chiến. Trong khi cả nớc đang khẩn trơng chuẩn bị cho cuộc kháng chiến, Trần Quốc Tuấn đã ra “Hịch tớng sĩ” và đọc trớc ba quân. Nội dung, lý lẽ, kết cấu của bài Hịch, âm điệu lời văn hùng hồn đầy sức thuyết phục của nó đã có tác dụng khích lệ lòng ngời rất lớn. Hiệu quả thu đợc từ Hội nghị Bình Than đã phản ánh chính xác điều đó. Sau hội nghị, qn chủ lực của triều đình và dân binh địa phơng, quân sĩ của các vơng hầu tăng lên nhanh

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

chóng. Đợc động viên, khích lệ, các chiến sĩ thời Trần đã tự chích vào cánh tay hai chữ “Sát Thát’ để biểu hiện lịng căm thù, ý chí quyết tâm và sự đồng lịng chống qn xâm lợc Ngun - Mơng.

Sau này, vua Trần còn tổ chức Hội nghị Diên Hồng để hỏi ý kiến các vị bô lão về kế sách đánh giặc, nhằm khích lệ tinh thần đồn kết chiến đấu của tồn dân tộc, thơng qua diễn thuyết, trao đổi bằng lời nói trực tiếp. Điều này cho thấy vua tôi nhà Trần rất hiểu sức mạnh của tuyên truyền miệng và biết sử dụng lời nói để thu phục con ngời, đặc biệt là biết tác động đến đông đảo nhân dân thông qua việc tác động đến tâm lý của những ngời có uy tín nhất trong xã hội.

Ngời anh hùng áo vải Nguyễn Huệ - Hoàng đế Quang Trung - cũng thể hiện tài năng kiệt xuất trong việc sử dụng nghệ thuật tuyên truyền, khích lệ tinh thần t-ớng sĩ bằng lời hịch. Năm 1789, khi tiến quân ra Bắc diệt quân xâm lợc Mãn Thanh, đến phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn, Quang Trung đã mở tiệc khao quân, ăn tết trớc, chờ “đến Thăng Long sẽ làm lễ hạ nêu, mừng chiến thắng”. Sau tiệc khao quân, Quang Trung đã tổ chức lễ “Thệ s” trong không khí hồ hởi, quyết chiến của tồn qn. Giữa đêm giao thừa, Quang Trung đã đọc vang lời hịch:

<i>Đánh cho để dài tócĐánh cho để đen răng</i>

<i>Đánh cho nó chích ln bất phảnĐánh cho nó phiến giáp bất hồn</i>

<i>Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ. </i>

Cách làm này của Quang Trung khiến ta nghĩ đến một hình thức hùng biện mới - hùng biện quân sự mà hiệu quả của nó đã đợc một nhà nghiên cứu mô tả: “Huệ dứt lời, ch quân dạ ran nh sấm, rung động cả hang núi, trời đất đổi màu. Rồi chiêng trống đồng thời khua vang, quân lính gấp rút lên đờng ra Bắc. Nửa đêm ngày mồng 3 tết, Quang Trung bao vây đồn Hạ Hồi. Cùng với sự tiến cơng bằng qn sự, ơng cịn cho quân sĩ bắc loa dụ địch ra hàng. Hốt hoảng, bất ngờ khi nghe tiếng loa gọi hàng vang nh sấm động, lũ giặc Thanh trong đồn Hạ Hồi bó tay xin hàng.

Sức mạnh của tuyên truyền miệng cũng đã đợc Phan Bội Châu, ngời khởi x-ớng phong trào Đông Du khai thác vận dụng. Tác phẩm “Bài ca chúc tết thanh niên” là một ví dụ cụ thể. Tác phẩm là lời kêu gọi, lời hiệu triệu toàn thể thanh niên đứng lên cứu nớc, xây dựng cuộc sống mới:

<i>... Th</i>

“ <i>a các cô, các cậu, các anhĐời đã mới, ngời càng nên đổi mớiMở mắt ra thấy rõ ràng tân vận hộiXúm vai vào xốc vác cựu giang sơn...”</i>

Qua bài thơ chứa đựng ý nghĩa tuyên truyền sâu sắc đó, Phan Bội Châu đã góp phần thức tỉnh, khơi dậy ý thức dân tộc và ý chí đấu tranh giải phóng dân tộc

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

trong thế hệ thanh niên. Phan Chu Trinh có lần viết về Phan Bội Châu nh sau: “ Ba tấc lỡi mà gơm mà súng. Một ngòi bút mà trống mà chiêng”.

Năm 1907, Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh cùng một số sĩ phu yêu nớc khác đã tổ chức trờng Đông Kinh nghĩa thục với mục đích giáo dục nâng cao lịng u nớc và truyền bá t tởng học thuật mới, nếp sống văn minh tiến bộ, ý thức duy tân. Đông Kinh nghĩa thục đợc tổ chức thành 4 ban công tác, trong đó có Ban cổ động mà nhiệm vụ của nó là tun truyền về tơn chỉ, mục đích và gây ảnh hởng của trờng trong quần chúng. Hình thức hoạt động chủ yếu của Ban cổ động là tổ chức các buổi diễn thuyết và bình văn vào ngày mùng một và ngày rằm hàng tháng cho đối tợng là quan lại, binh lính, viên chức hoặc nơng dân ngoại thành Hà Nội. Trong các buổi diễn thuyết, diễn giả nói chuyện về đề tài lịch sử để giáo dục truyền thống oanh liệt của dân tộc hoặc đề tài xây dựng nếp sống văn minh, kêu gọi mọi ngời bài trừ hủ tục, dùng hàng nội hóa, cắt tóc ngắn...

Trong các buổi bình văn, diễn giả giới thiệu những bài thơ, bài văn có nội dung yêu nớc và kêu gọi canh tân đất nớc. Nhiều bài rất đợc ngời nghe a thích và thu hút đơng đảo đối tợng tham gia nghe và thảo luận. Tính hấp dẫn và hiệu quả tuyên truyền của các buổi diễn thuyết, bình văn đó đợc phản ánh trong một bài thơ thời ấy nh sau:

<i>Buổi diễn thuyết, ng</i>

<i>Kỳ bình văn, khách tới nh maTrời hay ai chẳng ngâm nga</i>

<i>Trớc còn thuận miệng, sau ra cảm lòng”</i>

Do đáp ứng nhu cầu của nhân dân, Đơng Kinh nghĩa thục nhanh chóng phát huy ảnh hởng ra các địa phơng, không chỉ ở Bắc kỳ mà còn ở Trung kỳ và Nam kỳ. “Nghĩa thục” ở các địa phơng tiếp tục sử dụng hình thức tuyên truyền nh diễn thuyết, giảng giải, bình văn, thảo luận... để giáo dục, nâng cao tinh thần yêu nớc, cách mạng, truyền bá t tởng văn hóa và t tởng theo khuynh hớng dân tộc t sản, thúc đẩy việc chấn hng nền kinh tế dân tộc, nhất là kinh tế t sản dân tộc phát triển, thực hiện một cuộc vận động chính trị, chuẩn bị về tinh thần, t tởng cho cuộc đấu tranh cách mạng dân tộc và dân chủ trong thời đại mới.

Về vai trò của các hình thức truyền miệng, của nghệ thuật phát biểu miệng, của tuyên truyền miệng đối với lịch sử Việt Nam, Tômita Kenfe - giáo s trờng Đại học Ngoại ngữ Osaka (Nhật Bản) - đã có một nhận xét khá độc đáo: “Vũ khí lợi hại nhất của cách mạng Việt Nam trong suốt 2000 năm là “cái miệng”. Với cái miệng, những câu chuyện kể, những khúc dân ca, những điệu hát của ngời Việt đã truyền lại từ thế này sang thế hệ khác ý chí của nhân dân, động viên nhân dân giành thắng lợi to lớn trong suốt quá trình dựng nớc và giữ nớc”.

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

Có thể nói, các hình thức truyền thơng bằng lời nói trực tiếp của dân tộc ta rất phong phú và độc đáo. Nó là kho tàng vô tận và vô giá mà ông cha để lại cho chúng ta.

<b>3. Tuyên truyền miệng trong lịch sử cách mạng Việt Nam</b>

Kế tiếp truyền thống ông cha, những ngời cộng sản Việt Nam đã và đang sáng tạo và phát huy vai trò của tuyên truyền miệng trong hoạt động cách mạng của mình. Chủ tịch Hồ Chí Minh là ngời đầu tiên đã sử dụng tuyên truyền miệng để vận động thành lập Đảng, đối đáp trên diễn đàn quốc tế cho cách mạng Việt Nam, đào tạo cán bộ, tiến tới thành lập Đảng.

Ngay khi thành lập năm 1930, Đảng ta đã sử dụng tuyên truyền miệng trong công cuộc đấu tranh giành dân chủ, tự do, độc lập. Những đội tuyên truyền nhỏ cùng các đội tự vệ đỏ với tấm lòng nồng nhiệt, khí thế cách mạng và chiếc loa tay đã xâm nhập vào từng thơn xóm, từng nhà dân để vận động dân chúng đứng lên theo Đảng chống phong kiến, chống đế quốc.

Sau cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, nhiều đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng, nhiều chiến sĩ cách mạng bị giặc Pháp bắt giam trong các nhà tù nhng chính họ đã biến nhà tù thành trờng học đào tạo cán bộ nòng cốt cho cách mạng. Bằng vũ khí tuyên truyền miệng và kết hợp tuyên truyền miệng với làm thơ, ca hát, diễn kịch, dạy văn hóa... các chiến sĩ cách mạng tiếp tục truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin trong nhà tù. Nhiều bài thơ cách mạng, qua truyền miệng đã lan ra ngồi, đến với cơng chúng, giác ngộ tinh thần cách mạng của nhân dân.

Trong thời kỳ chuẩn bị khởi nghĩa, các đội diễn thuyết xung phong đã thuyết trình về chủ trơng, chính sách của Đảng, của Việt Minh trên khắp các ngả đờng, trong các rạp hát, các nhà máy, hầm mỏ, chợ, các cuộc mít tinh, diễu hành..., vận động, cổ vũ các tầng lớp nhân dân: công nhân, nông dân, thanh niên, nhân sĩ, trí thức... chuẩn bị giành chính quyền. Khơng phải ngẫu nhiên mà một tài liệu của kẻ thù khi viết về vai trò cua tuyên truyền đối với cách mạng Việt Nam, đã thừa nhận: Sở dĩ trong cách mạng Tháng Tám năm 1945, toàn dân Việt Nam nhất tề đứng dậy cùng một thời điểm ủng hơ Chính phủ Cụ Hồ là vì Cụ Hồ đã tận dụng đợc sức mạnh của đội quân tuyên truyền nhỏ lẻ đi khắp hang cùng ngõ hẻm để tuyên truyền những chủ trơng của Việt Minh và kêu gọi dân chúng đứng dậy. Trong lúc đó, Việt Minh khơng hề có báo chí, đài phát thanh, điện thoại... Đó là một thành cơng của Việt Minh do Cụ Hồ lãnh đạo<small>4</small>.

Sau cách mạng Tháng Tám, công tác tuyên truyền của Đảng tập trung vào hai vấn đề chính là kháng chiến, kiến quốc mà trọng tâm là “chống giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm”. Chính nhờ cơng tác tun truyền miệng mà các cuộc vận động của Đảng, Chính phủ đề xớng đã đến đợc với quần chúng nhân dân. Nhiều

<small>4 Theo cuốn: Công tác thông tin cổ động triển lãm, NXB VH, Hà Nội, 1997, tr 507.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

phong trào “Tuần lễ vàng”, “Nam tiến”, “Hũ gạo nuôi quân”, “Mùa đông binh sĩ”.. do Đảng và Bác Hồ phát động, nhờ tuyên truyền miệng, đợc nhân dân liệt nhiệt h-ởng ứng.

Vào thời điểm cuộc kháng chiến tồn quốc bùng nổ, cơng tác thơng tin tun truyền miệng chiếm vị trí hàng đầu trong cơng tác cách mạng. Tại mỗi cuộc họp, mục “Nói chuyện thời sự” luôn đợc cán bộ, bộ đội và quần chúng nhân dân tham gia hởng ứng. Hoạt động này còn phát triển ở cả những vùng địch hậu, vùng sâu, vùng xa. Các tin thắng trận, các gơng chiến sĩ anh hùng và những tội ác của giặc, những tình cảm quân dân... đợc kịp thời chuyển tải đến công chúng. ở vùng sau lng địch: các khu du kích, các vùng giáp ranh cũng có những đội tuyên truyền miệng nhằm chống lại các âm mu bình định của địch. Dùng quần chúng tuyên truyền quần chúng, tán phát truyền đơn, sách báo, tài liệu vạch rõ tội ác của địch đồng thời kết hợp với các trận đánh lớn là chủ trơng tác chiến của ta. ở các khu căn cứ du kích, các hoạt động tuyên truyền đợc diễn ra công khai. Nhiều cuộc hội họp, diễn thuyết đợc tổ chức, thu hút đông đảo quần chúng nhân dân. ở những vùng tạm chiếm, hoạt động thông tin tuyên truyền rất khó khăn, nhng các tuyên truyền viên đã cải trang len lỏi vào dân chúng để tuyên truyền, vận động từng ngời, từng nhóm làm cho dân tin tởng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến.

Trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh thống nhất đất nớc ở miền Nam, vai trị của thơng tin tun truyền càng đợc đề cao. Lúc này, cơng tác tun truyền miệng lại có sứ mệnh đặc biệt hơn: vừa vận động phong trào thi đua lao động sản xuất ở miền Bắc, vừa cổ vũ tinh thần đấu tranh chống Mỹ cứu nớc ở miền Nam. Tổ chức tuyên truyền miệng phát triển thành hệ thống từ Trung

<i>-ơng đến cơ sở và hoạt động theo ph-ơng hớng: bằng các hình thức tun truyền nhẹ</i>“

<i>nhàng, có tính chất quần chúng rộng rãi ” để nhà nhà đều biết, ng</i>“ <i>ời ngời đềunghe ” và làm cho mỗi ng</i>“ <i>ời dân bất cứ ở lúc nào, ở đâu, cũng nhận rõ mình đang ởtrong tình hình nào, phải làm gì theo đờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nớc”.</i>

<i>Thông t Liên Bộ số 590 - TT/VP ngày 13/9/1966 còn nêu rõ: ở các trờng phải chú ý</i>

<i>sử dụng lực lợng giáo viên, học sinh và phấn đấu để mỗi trờng học là một pháo đài,mỗi lớp học là một đội thông tin chống Mỹ, cứu nớc. </i>

Sau khi chuyển quân tập kết, ở miền Nam các hoạt động tun truyền trong vùng nơng thơn đều chuyển vào bí mật, tuyên truyền miệng trở thành phơng thức hoạt động chính, đồng thời hớng dẫn quần chúng nghe đài Tiếng nói Việt Nam. Chính vì thế mà tun truyền miệng giai đoạn này có chiều hớng phát triển dới nhiều sắc thái linh hoạt khác nhau nhằm thu hút ngời nghe, khơng hồn tồn chỉ dới một dạng diễn giải trực tiếp nh trớc đây. Sự phân chia máy móc các hình thức tun truyền khơng cịn nữa, thay vào đó là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tuyên truyền miệng, cổ động trực quan, văn nghệ cổ động. Sự kết hợp ấy vừa thể hiện tính sâu

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

sắc của tuyên truyền miệng, vừa kích thích sự quan tâm của quần chúng qua hình thức cổ động trực quan.

ở miền Bắc, đội ngũ tuyên truyền miệng đã góp phần to lớn vào việc giáo dục và động viên cán bộ, đảng viên, nhân dân tích cực tham gia lao động sản xuất, làm tròn nghĩa vụ của hậu phơng lớn đối với tiền tuyến lớn anh hùng, động viên hàng triệu thanh niên cầm súng ra mặt trận, bảo vệ Tổ quốc.

Sau khi miền Nam hồn tồn giải phóng, cả nớc bớc vào thời kỳ mới, thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trớc những vấn đề mới mẻ và phức tạp đặt ra trong cuộc sống, mặc dù các phơng tiện thông tin đại chúng ngày càng phát triển và đóng vai trị quan trọng trong việc truyền bá đờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nớc nhng Đảng ta vẫn hết sức coi trọng công tác tuyên truyền miệng. Ngày 03/08/1977,

<i>Ban Bí th Trung ơng Đảng khóa IV đã ra Chỉ thị 14 - CTW về việc Tổ chức đội</i>“

<i>ngũ báo cáo viên và tuyên truyền viên”. Chỉ thị nêu rõ: báo cáo viên, tuyên truyềnviên là lực lợng tuyên truyền miệng có tổ chức của Đảng, là cơng cụ quan trọnghàng đầu, là đội quân chủ lực trong công tác tuyên truyền miệng, có nhiệm vụtuyên truyền giáo dục, hớng dẫn t tởng, hành động cho cán bộ, đảng viên và nhândân lao động theo đờng lối, quan điểm của Đảng. Tháng 2/1981, Nghị quyết của</i>

<i>Ban Bí th về Những nhiệm vụ tr</i>“ <i>ớc mắt của công tác t tởng” đã xác định rõ: Tổ</i>“

<i>chức và kiện toàn đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên của Đảng theo Chỉ thị 14- CTTW nhằm bảo đảm truyền đạt nhanh chóng, chính xác và thống nhất nhữngchủ trơng, chính sách của Trung ơng tới tận đảng viên và quần chúng, tạo sự nhấttrí cao trong tồn Đảng, tồn dân” Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành</i>

Trung ơng Khóa V(6/1983), Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ VI (12/1986), Thơng báo 71 TB/TW của Bộ chính trị (khóa VIII) và nhiều văn kiện khác của Đảng đều khẳng định vai trò quan trọng của tuyên truyền miệng.

Hiện nay, Đảng ta đã tổ chức một mạng lới báo cáo viên, tuyên truyền viên đều khắp ở các địa phơng, ban, ngành với số lợng hàng vạn ngời. Bằng phơng pháp hoạt động của mình, các báo cáo viên, tuyên truyền viên tổ chức các buổi thuyết trình, giảng bài, nói chuyện khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm hoạt động kinh tế, kể chuyện ngời tốt việc tốt, hội thảo, trao đổi, tọa đàm, tranh luận, hỏi - đáp, thực hiện đối thoại với dân, giải quyết thắc mắc cho dân, đọc báo, đọc tin cho dân nghe (các vùng dân tộc ít ngời)... Phơng thức tuyên truyền miệng ngày càng trở nên đa dạng, hấp dẫn, góp phần đa tiếng nói của Đảng đến với mọi ngời dân.

Phát biểu miệng mà những hình thức gần gũi với nó nh truyền miệng, khoa tu từ học, khoa hùng biện, tuyên truyền miệng đã tồn tại, phát triển qua nhiều thế kỷ. ở mỗi giai đoạn, hoàn cảnh khác nhau, sự phát triển của nó có khác nhau, song thời nào nó cũng thể hiện là công cụ truyền thông đắc lực nhằm trao đổi thông tin, truyền bá t tởng, văn hóa giữa ngời này với ngời khác, quốc gia này với quốc gia

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

khác. Sức sống lâu bền và mạnh mẽ của hình thức truyền thơng này là sự khẳng định vai trị khơng thể thay thế của nó trong hệ thống phơng tiện truyền thơng. Sự bùng nổ thông tin đại chúng với nhiều phơng tiện truyền thông mới hiện đại ra đời nhng không phơng tiện nào có thể thay thế đợc phát biểu bằng lời, một phơng thức truyền thơng có thể nói là thô sơ nhất của thời đại chúng ta nhng cũng lâu đời nhất, có sức sống trờng tồn nhất trong lịch sử xã hội loài ngời.

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

<b>Chơng III</b>

<b>Những cơ sở tâm lý - s phạm của phát biểu miệng</b>

Phát biểu miệng có liên quan nhiều đến các vấn đề tâm lý - s phạm. Việc nghiên cứu những vấn đề tâm lý - s phạm của quá trình phát biểu giúp cán bộ tuyên truyền biết theo dõi lời nói của mình đang tác động đến ngời nghe nh thế nào và hiểu về đối tợng đang tiếp thu lời nói của mình nh thế nào.

<b><small>I. Mơ hình cấu trúc đơn giản của phát biểu miệng</small></b>

Trong q trình phát biểu miệng, ngời nói tác động liên tục đến ngời nghe bằng lời nói và các phơng tiện phi lời nói. Đồng thời, ngời nói cũng liên tục nhận đợc thơng tin về trạng thái của ngời nghe qua kênh thông tin phản hồi, tức là qua dáng điệu bề ngồi (kênh phi ngơn ngữ) hoặc qua những lời phản ứng (kênh ngôn ngữ), từ đó xử lý nội dung bài nói, cách nói cho phù hợp. Vì vậy, mối quan hệ ngời nói - ngời nghe có thể đợc xem xét nh một hệ thống quản lý mà trong hệ thống này ngời nói là một khâu của q trình quản lý, cịn ngời nghe là khâu bị quản lý. Bằng cách này hay cách khác, mỗi ngời nghe tham gia vào sự quản lý, thúc đẩy hay hạn chế ngời nói thực hiện mục đích của mình. Dù là độc thoại hay đối thoại thì quan hệ ngời nói - ng-ời nghe cũng là quan hệ chủ thể - khách thể. Đây là đặc điểm của quá trình quản lý con ngời. Nó khác về chất và về nguyên tắc so với quản lý hệ thống kỹ thuật hoặc hệ thống sản xuất, bởi vì mỗi ngời đều có ý thức, có nhu cầu, lợi ích riêng và hoạt động của họ hồn tồn khơng thụ động trớc sự tác động của quản lý.

Quá trình tác động lẫn nhau giữa ngời nói và ngời nghe bao giờ cũng diễn ra trong một môi trờng xã hội cụ thể (bao gồm mơi trờng rộng và mơi trờng hẹp). Mơi trờng đó có ảnh hởng trực tiếp đến q trình tác động giữa ngời nói và ngời nghe.

Vì vậy, có thể khái quát hóa, trừu tợng hóa hệ thống tác động lẫn nhau “ngời nói - ngời nghe” bằng sơ đồ giản đơn sau:

<b><small>Liên hệ ng ợc</small></b>

<small>Hoàn cảnh</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

<b><small>II. Những vấn đề tâm lý - s phạm của các yếu tố trong cấu trúc củahệ thống phát biểu miệng</small></b>

<b>1. Một số vấn đề tâm lý - s phạm của cán bộ tuyên truyền</b>

<i><b>a. Phẩm chất và năng lực của cán bộ tuyên truyền miệng </b></i>

Cán bộ tuyên truyền là ngời điều khiển tích cực trong hệ thống phát biểu miệng, do đó kết quả của bài phát biểu phụ thuộc rất lớn vào những phẩm chất và năng lực của họ.

Phẩm chất cơ bản, cần thiết của cán bộ tuyên truyền là thế giới quan khoa học; là niềm tin sắt đá vào chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản; là lòng say mê nghề nghiệp, là trách nhiệm đào tạo, giáo dục con ngời; là đạo đức, lối sống trong sáng, giản dị, là sự khiêm tốn, tính thật thà; là tình u thơng và thái độ tôn trọng đối với con ng-ời; là tính chan hịa, sự điềm đạm và linh hoạt...

Năng lực của cán bộ tuyên truyền đợc thể hiện ở khả năng hiểu biết về đối t-ợng, ở vốn tri thức và hiểu biết rộng, khả năng phân tích tổng hợp, vốn thực tiễn phong phú, ở năng lực gia công xử lý tài liệu; ở năng lực ngôn ngữ và năng lực giao tiếp, năng lực làm việc với con ngời....

<i><b>b. Uy tín của cán bộ tuyên truyền miệng</b></i>

Trong tâm lý học, uy tín đợc hiểu là quan hệ liên nhân cách, trong đó thể hiện sự phục tùng một cách tự giác hoặc tin tởng của ngời khác đối với ngời có đợc phẩm chất ấy.

Bản chất của uy tín là sự chuyển tiếp đặc biệt từ nhận thức của một con ngời nhất định thành sự thừa nhận không cần bàn cãi về tính chân lý của những ý kiến mà ngời đó nêu lên. A. X. Macarencơ đã nói "ý nghĩa của uy tín là ở chỗ nói khơng cần phải chứng minh và đợc coi nh là một sự xứng đáng khơng có chút nghi ngờ nào nữa”<small>5</small>.

Nguồn gốc tạo nên uy tín cho mỗi ngời chính là sự thành cơng trong cơng tác của họ. Uy tín cũng có thể đợc hình thành bởi địa vị xã hội, bởi hiểu biết, kinh nghiệm và danh tiếng của con ngời. Cho nên, trong thực tế chúng ta thờng thấy khi thơng báo về buổi nói chuyện sắp đợc tổ chức của một nhà hoạt động chính trị - xã hội có uy tín hoặc một nhà khoa học, nhà văn nổi tiếng thì số lợng ngời nghe tăng lên.

Ngời nói có uy tín sẽ nhanh chóng tạo ra ấn tợng tích cực cho ngời nghe. ấn tợng tích cực về ngời nói làm cho tác động của các động lực tinh thần của ngời nghe tăng lên. Trong cơ cấu của ấn tợng chứa đựng các yếu tố cảm xúc và yếu tố hợp lý đối với nhân cách, trong đó yếu tố cảm xúc ban đầu đóng vai trị chủ yếu vì ấn tợng có thể xuất hiện ngay từ những phút đầu gặp gỡ và xuất hiện đôi khi dễ dàng đến kỳ lạ.

<small>5 A.X. Macarencô: Tuyển tập, tập 4, Matxcơva, 1951, tr 351 (Bản tiếng Nga).</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

Các nhà tâm lý học đã phát hiện ra rằng ấn tợng tác động liên tục theo thời gian. ấn tợng biểu hiện khơng chỉ trong một lúc mà có thể tác động lặp lại trong những điều kiện tơng tự. Chẳng hạn, quan hệ tốt của một ngời đối với một cán bộ tuyên truyền xuất sắc đợc lập lại và củng cố theo định kỳ của các cuộc gặp gỡ.

Uy tín là một trong những tiền đề quan trọng và là điều kiện rèn luyện bắt buộc để đạt đợc thành công trong phát biểu miệng.

<b>2. Một số vấn đề tâm lý - s phạm của đối tợng</b>

<i><b>a. Đối tợng với t cách một cộng đồng</b></i>

<i>- Tri giác và sự hiểu biết</i>

Trong việc nghiên cứu đặc điểm tâm lý của đối tợng, vấn đề tri giác và hiểu biết giữ một trong những vị trí trung tâm, chúng phụ thuộc vào cả nhân tố bên trong lẫn bên ngoài trong quan hệ giữa ngời với ngời. Dới đây sẽ lần lợt nghiên cứu những nhân tố đó.

<i>Một là, Kinh nghiệm cũ của con ngời. Ngời nghe thờng so sánh những thông</i>

tin mới thu đợc với lợng thông tin đã đợc giữ lại trong trí nhớ. Mức độ phù hợp của thông tin mới với kinh nghiệm cũ càng cao thì mức độ tác động của thơng tin mới càng lớn và ngợc lại. Trên cơ sở kinh nghiệm cũ mà ngời nghe có sự tin tởng hay không tin tởng vào lợng thông tin mới, sự không tin tởng sẽ dẫn đến phủ nhận một phần hoặc hồn tồn những thơng tin mới. Bài phát biểu càng phù hợp với sự định h-ớng của ngời nghe thì nhận thức của ngời nghe càng đầy đủ hơn và sự phản ứng của họ cũng phù hợp hơn đối với vấn đề đợc đề cập trong bài phát biểu. Vì vậy nhân tố quan trọng quyết định hiệu quả của bài nói là sự nhất trí giữa ngời nói với ngời nghe.

<i>Hai là, ấn tợng của ngời nghe đối với chủ đề phát biểu miệng. Một trong</i>

những đặc điểm quan trọng của tri giác là tính lựa chọn. Ngời nghe sẽ lựa chọn những thông tin phù hợp với ấn tợng của họ để tiếp thu và bỏ qua những thông tin xét thấy không phù hợp với ấn tợng đó. Trong trờng hợp thuận lợi, sự kết hợp thuận chiều sẽ tạo nên bầu không khí đồng cảm, đồng sáng tạo, bầu khơng khí này đảm bảo hiệu quả cao nhất cho việc tiếp thu và nhận thức bài phát biểu.

<i>Ba là, Trình độ của ngời nghe. Nếu trong bài phát biểu, ngời nói sử dụng</i>

những lời nói, những câu hoặc những hình tợng nghệ thuật mà ngời nghe không hiểu và chúng cha có trong kinh nghiệm của họ thì bài phát biểu đó sẽ khơng đạt đ-ợc sự hởng ứng mong muốn. Cho nên việc lựa chọn t liệu đa vào bài nói phải chú ý đến trình độ hiểu biết vốn có ngời nghe.

Muốn bảo đảm sự thành cơng cho bài phát biểu, ngời nói phải chú ý đến những đặc điểm cơ bản về tri giác và sự hiểu biết của ngời nghe, đồng thời phải th-ờng xuyên rèn luyện những phẩm chất và năng lực của mình.

<i>- Sự thiện cảm</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

Phát biểu miệng có quan hệ với những thính giả nhất định, đó là những cộng đồng có tính chất nhất thời (tập trung trong một lần nghe nói chuyện) hoặc là nhóm có tính chất bền vững (một tập thể).

Với t cách là một cộng đồng, ngời nghe thể hiện thái độ thông qua sự thiện cảm hay không thiện cảm đối với ngời nói. Khi đã có thiện cảm thì những luận điểm mà ngời nói đa ra đều đợc đối tợng chấp nhận, ít bị suy xét, ở họ xuất hiện trạng thái tâm lý tích cực, sự chờ đợi, sự chăm chú, hào hứng. Ngợc lại, với những ngời khơng có thiện cảm thì dù vẫn những nội dung ấy, công chúng tiếp nhận một cách dè dặt, xét đốn từng lời nói, từng sự việc, thậm chí cịn có sẵn tâm lý bác bỏ, mặc dù họ khơng có đủ lý lẽ để phủ định.

Sự thiện cảm thờng xuất hiện từ ấn tợng. ấn tợng lại xuất hiện rất nhanh chóng. Vì vậy, trong khi giao tiếp với cơng chúng, ngời nói cần chủ động tạo ra ấn tợng tốt ngay từ những phút đầu tiên gặp gỡ bằng cử chỉ, điệu bộ, cách nói năng. Nắm đợc hiện tợng tâm lý này sẽ cho phép ngời nói sử dụng những thủ thuật tâm lý để xây dựng mối thiện cảm với công chúng ngay từ những phút đầu và biết duy trì nó trong suốt q trình phát biểu.

Để có đợc thiện cảm, ngời nói cần chú ý tới một số vấn đề sau:

<i> Thứ nhất: Phải chú ý tới trang phục. Ngời Việt Nam có câu “gặp nhau nhìn</i>

quần áo, xa nhau nhìn tâm hồn” hoặc "quen sợ dạ, lạ sợ áo quần". Cho nên, trang phục có vai trò rất lớn trong việc tạo nên thiện cảm ban đầu. Trang phục phải trang nhã, sạch sẽ, hợp lý, không để một dấu vết sơ hở nào làm phân tán t tởng của ngời nghe.

Hợp lý không phải chỉ là kích thớc trang phục vừa với hình thể, mà còn gồm cả màu sắc, hoa văn, kiểu dáng phải hài hòa, phù hợp với bối cảnh giao tiếp.

Tính hợp lý của trang phục giúp cho ngời nói có cảm giác tự tin hơn và cơng chúng - theo mực thớc “cảm quan” của mình - sẽ có ấn tợng tốt đối với họ ngay từ những phút đầu tiên gặp gỡ.

<i> Thứ hai: Cần khai thác hết giá trị của nụ cời. Nụ cời mỉm dễ đợc u thích</i>

nhất vì nó tạo ra nét đẹp bề ngồi, đồng thời là tín hiệu làm xuất hiện cảm giác nhiệt tình, thân thiện ở phía ngời nghe. Trong đời sống con ngời có nhiều kiểu cời, ngời nói cần lu ý tránh những kiểu cời sau đây: cời gợng hoặc cời nhạt (gây cho ng-ời khác có cảm giác thiếu chân thành); cng-ời tít mắt (gây cho ngng-ời khác cảm giác khó chịu và bị coi là ngời thiếu chín chắn) ...

<i> Thứ ba: Cần chú ý tới nét đẹp của t thế. Ngời xa cho rằng, nét đẹp của t thế</i>

phải là: “Đứng nh cây tùng, cây bách, đi nh mây, ngồi đĩnh đạc nh tợng”. Muốn tạo ấn tợng nhanh chóng thì ngời nói nên có dáng đi nhanh nhẹn, nhẹ nhàng, mềm mại. Khi đi, đầu ngẩng, ngực ỡn, vung tay vừa phải, tự nhiên, không gật gù lắc lẻo, ngả ngời về phía sau. T thế đứng đẹp (tạo ra cảm xúc thẩm mỹ cho ngời nghe) phải là

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

ngực ỡn, thân thẳng có dáng khống đạt, vai không rũ, cánh tay xuôi tự nhiên. T thế ngồi, dù ngồi tựa hay ngồi trên xa - lông, đi - văng cũng phải ngồi thẳng ngời, không thõng vai. Ngồi nh vậy tạo cho ngời khác có cảm giác đây là con ngời từng trải, tự tin.

<i> Thứ t: Giữ vững sự giao lu qua ánh mắt. Ngời nói phải nhìn bao qt tồn bộ</i>

ngời nghe, nếu khơng sẽ tạo ra sự cách biệt và chứng tỏ sự thiếu nghị lực, thiếu tự tin và khó có thể thuyết phục đợc ngời nghe. Tuy nhiên, cần lu ý rằng: trong khi nhìn bao qt cả phịng, thì thỉnh thoảng phải tìm kiếm một vài ngời mà họ biểu lộ sự tâm đắc với vấn đề phát biểu qua ánh mắt sáng ngời, qua sự hăm hở muốn nghe để nhìn vào họ, nói với họ những điều tâm huyết, những ý tởng tốt đẹp, thể hiện cảm xúc mãnh liệt và tình cảm chân thành của mình đối với ngời nghe.

<i> Thứ năm: Sử dụng điệu bộ hợp lý. Điệu bộ đóng vai trị rất quan trọng trong</i>

việc gây thiện cảm đối với ngời khác. Mỗi ngời có một điệu bộ

riêng, khơng ai giống ai, nhng việc sử dụng điệu bộ phải tự nhiên, phải phù hợp từng nơi, từng lúc, từng đối tợng và với tình cảm. Điệu bộ khơng thể bắt chớc, khơng thể chuẩn bị trớc, nó chỉ đợc sử dụng hợp lý khi ta biểu lộ tình cảm một cách chân thành, thể hiện thái độ yêu hay ghét, trân trọng hay khinh miệt, đồng tình hay lên án... một cách rõ ràng.

<i> - Những vấn đề về sự chú ý</i>

Chú ý của ngời nghe có liên quan trực tiếp tới sự thành, bại của bài phát biểu. Vì sự chú ý sẽ tăng cờng hoặc làm suy yếu tri giác, ghi nhớ và t duy.

Trong tâm lý học, chú ý đợc hiểu là sự tập trung của ý thức vào một hoặc một số đối tợng trong một thời gian nhất định để phản ánh hoặc nhận thức chúng một cách rõ nhất. Sự tập trung của ý thức thể hiện ở chỗ, ngời nghe chỉ theo dõi lời nói của diễn giả chứ khơng làm việc khác: đọc sách, nhìn ra bên ngồi hoặc nói chuyện với nhau. Có ngời tập trung chú ý tới mức họ bỏ qua tất cả những gì ngồi việc họ đang làm, ngồi cái họ đang nghe. Chú ý đợc chia thành 3 loại: chú ý chủ định, chú ý không chủ định và chú ý sau chủ định.

<i><b> Chú ý có chủ định là loại chú ý có mục đích đặt ra từ trớc, có sự lựa chọn</b></i>

biện pháp và địi hỏi có sự cố gắng. Ví dụ, nếu ngời nghe muốn đợc giải đáp những câu hỏi mà họ quan tâm thì họ sẽ chú ý cao độ.

<i>Chú ý không chủ định là loại chú ý khơng có mục đích đặt ra từ trớc, khơng</i>

cần có sự cố gắng để chú ý.

Nếu chú ý có chủ định trớc hết phụ thuộc vào sức hấp dẫn của nội dung bài phát biểu, thì chú ý khơng chủ định thờng đợc hng phấn bởi hình thức trình bày, t liệu ấn tợng.

<i> Chú ý sau chủ định là một dạng biến thể của chú ý có chủ định, nó vốn là</i>

chú ý có chủ định, nhng sau đó nhờ sự hấp dẫn của đối tợng mà ngời nghe không

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

cần phải cố gắng nữa vẫn có thể chú ý. Ví dụ, ngời nghe tự đặt ra mục đích phải tập trung vào vấn đề của bài phát biểu. Sau đó bị bài phát biểu lơi cuốn đến mức ngời nghe khơng cần phải cố gắng nữa cũng có thể giữ đợc sự chú ý đó.

Trong q trình phát biểu, ngời nói cần hịa nhập sự chú ý có chủ định với sự chú ý không chủ định của ngời nghe. Khi cảm thấy sự chú ý không chủ định đã xuất hiện thỉ phải củng cố nó bằng sự chú ý có chủ định và sự chú ý sau chủ định.

Khi nghiên cứu sự chú ý của ngời nghe, cần nắm vững một số đặc điểm sau của chú ý:

+ Sức tập trung chú ý thể hiện ở việc đi sâu vào vấn đề của bài phát biểu và bỏ qua những gì ngồi việc đó.

+ Sự bền vững của chú ý phụ thuộc vào tính đa dạng, vào khối lợng thơng tin, vào sự phù hợp của thông tin với hứng thú của ngời nghe, vào kỹ năng của ngời nói: biết tránh nhịp điệu đều đều của lời nói làm cho óc ngời nghe bị ức chế. Vì vậy, phải biết tăng cờng tính tích cực chú ý của ngời nghe.

Tăng cờng tính tích cực chú ý của ngời nghe trong quá trình phát biểu miệng là vấn đề hết sức quan trọng, vì nó ảnh hởng trực tiếp tới hiệu quả bài phát biểu. Cán bộ tuyên truyền cần nắm vững những quy luật của chú ý trong tâm lý học để có thể vận dụng chúng một cách có hiệu quả khi phát biểu trớc cơng chúng. Muốn vậy có thể sử dụng một số thủ thuật sau:

<i>- Thủ thuật thu hút chú ý khi bắt đầu phát biểu </i>

Bất kỳ hình thức phát biểu miệng nào (đối thoại hay độc thoại) cũng cần thu hút sự chú ý của thính giả ngay từ những phút đầu tiên. Muốn vậy cần khai thác triệt để tính quy luật của chú ý không chủ định.

Trong phát biểu miệng, khi bắt đầu nói, muốn thu hút sự chú ý của ngời nghe, có thể sử dụng những thủ thuật sau đây:

<i>Một là, Bắt đầu bằng hiện tợng mới lạ hoặc đang tranh luận mà cha đi đến</i>

ngã ngũ.

<i>Hai là, Bắt đầu bằng một sự kiện mà mọi ngời đều quan tâm. </i>

<i>Ba là, Bắt đầu bằng mẩu chuyện ngắn mang tính chất cá nhân. Ví dụ “Tơi</i>

vừa mới ở thành phố X về đợc chứng kiến một hiện tợng... ”

<i>Bốn là, Bắt đầu xng hô với cờng độ khơng bình thờng (cờng độ cao là phổ</i>

biến).

Thu hút đợc sự chú ý của ngời nghe mới chỉ là thành công bớc đầu. Nhiệm vụ chủ yếu của ngời nói là phải duy trì đợc sự chú ý của ngời nghe trong suốt quá trình bài phát biểu diễn ra. Muốn vậy, có thể sử dụng những thủ thuật sau:

<i>Thứ nhất, Sử dụng một số cách nói mà những ngời có tài diễn thuyết thờng</i>

dùng: “Xin đề nghị các đồng chí hết sức lu ý đến vấn đề... ” “Bây giờ chúng ta chuyển sang vấn đề hết sức quan trọng.. ”; “Chúng ta có thể rút kết luận sau... ”

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

<i>Thứ hai, Luôn giữ mối liên hê bằng mắt đối với ngời nghe. </i>

<i>Thứ ba, Đa đến cho ngời nghe những sự kiện đang là mối quan tâm của toàn</i>

xã hội.

<i>Thứ t, Biết điều khiển giọng nói: cao giọng hay xuống giọng khi cần thiết. Thứ năm, Đa ra những câu hỏi rồi tự trả lời. </i>

<i>Thứ sáu, Sử dụng những phơng tiện hỗ trợ nh biểu đồ, băng hình... </i>

<i>Thứ bảy, Tạm xa chủ đề chính nhờ vào sự giúp đỡ của mẩu chuyện dí dỏm và</i>

sự hài hớc của lời nói.

<i>Thứ tám, Đa ngời nghe vào hồn cảnh có vấn đề. Hồn cảnh có vấn đề có thể</i>

là những câu hỏi, những tình huống, những hiện tợng, những sự kiện xảy ra trong thực tiễn cuộc sống.

Việc duy trì sự chú ý là cần thiết trong phát biểu miệng. Tuy nhiên, do phải sử dụng chú ý có chủ định trong một khoảng thời gian dài nên ngời nghe nhanh chóng bị mệt mỏi. Khi đó cần thiết phải đa hệ thần kinh trở lại cần bằng (vì ức chế đang trội hơn hng phấn) bằng cách nghỉ giải lao.

<i>- Những vấn đề trí nhớ</i>

Trong mọi trờng hợp, quá trình tri giác, hiểu và củng cố thông tin để biến chúng thành kinh nghiệm của ngời nghe đều có liên quan đến trí nhớ. Trong tâm lý học, trí nhớ có thể đợc chia thành các loại: trí nhớ linh hoạt, trí nhớ ngắn hạn và trí nhớ dài hạn, trí nhớ có chủ định và trí nhớ khơng có chủ định.

<i>Trí nhớ linh hoạt lu trữ thông tin từ vài giây đến vài chục phút. Chính mức</i>

độ này của trí nhớ phục vụ cho quá trình tiếp thu thể loại bằng lời nói. Trong khi tiếp thu thơng tin, con ngời ta không chuyển đơn giản từ

ý nghĩa của câu này sang câu khác, mà tuần tự tích lũy thông tin, dờng nh là ta xếp đặt ý nghĩa của câu trớc vào câu sau. Lu ý tính quy luật này của trí nhớ linh hoạt sẽ làm cho bài nói đạt hiệu quả cao. Nếu bố cục bài phát biểu không tốt hoặc đa vào nhiều chi tiết q sẽ gây khó khăn cho trí nhớ linh hoạt.

Tốc độ tối u trong bài phát biểu là 120 từ trong một phút. Nếu tốc độ quá cao sẽ dẫn tới số lợng thông tin chuyển đến ngời nghe trong một đơn vị thời gian cao hơn khả năng hoạt động của trí nhớ linh hoạt, kết quả là tri giác thông tin bị giảm sút. Nhng nếu tốc độ quá chậm bài phát biểu sẽ ru ngủ ngời nghe, làm cho họ mất khả năng chú ý vào lời nói của diễn giả.

<i>Trí nhớ ngắn hạn giữ lại thông tin từ 1 đến 2 ngày sau một lần tiếp thu.</i>

Thông tin thu nhận đợc từ bài nói sang ngày hơm sau đã mất đi và sau đó ít ngày thì mất hẳn.

<i>Trí nhớ dài hạn phục vụ cho việc lu trữ và tích lũy lâu dài một lợng thông tin.</i>

Chức năng cơ bản của loại trí nhớ này là tiếp thu tri thức, kỹ năng, kỹ xảo. Gần 40% lợng thơng tin đi vào trí nhớ dài hạn đợc giữ lại trong suốt cả đời ngời. Vì vậy,

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

hiệu quả của bài phát biểu miệng phần lớn đợc quyết định ở chỗ bao nhiêu thông tin đợc ngời nghe ghi nhớ, tức là họ chuyển thành trí nhớ ngắn hạn và sau đó chuyển thành trí nhớ dài hạn.

<i>Trí nhớ khơng chủ định là trí nhớ trong đó việc ghi nhớ, giữ gìn và tái hiện</i>

thơng tin đợc thực hiện khơng theo mục đích đã định trớc. Ghi nhớ khơng chủ định khơng gắn với sự cố gắng của ý chí, thơng tin dờng nh đợc tự ghi vào trí nhớ.

<i>Trí nhớ có chủ định là loại trí nhớ diễn ra theo một mục đích đã xác định. Sự</i>

ghi nhớ có chủ định địi hỏi sự cố gắng về mặt ý chí của ngời nghe và phụ thuộc vào mục đích, động cơ của họ.

Trí nhớ khơng chủ định và trí nhớ có chủ định là hai mức độ phát triển nối tiếp nhau của trí nhớ, chúng đều đóng vai trị quan trọng trong hoạt động nhận thức của ngời nghe. Trong phát biểu miệng, sự ghi nhớ có chủ định chiếm tỷ lệ cao vì th-ờng đối tợng đến nghe đã mang theo một động cơ, một mục đích nhất định.

Một cán bộ tuyên truyền có kinh nghiệm ln ln giúp ngời nghe ghi nhớ một lợng thông tin nhất định cần thiết cho họ. Ví dụ, khi thơng báo một vấn đề mới, ngời nói cố gắng gắn nó với những hiểu biết hiện có của ngời nghe thơng qua sự liên tởng (theo cách tơng đồng hoặc tơng phản). Trớc khi trình bày những điều cần ghi nhớ, hãy nói với ngời nghe “bây giờ chúng ta đi đến kết luận” “vậy là”, “nh thế là”, “nói cách khác” để ngời nghe tập trung sự chú ý vào những điều cần nhớ. Tốt hơn nên chia lợng thông tin quan trọng nhất thành các đề mục có đánh số thứ tự 1, 2, 3...

<i><b>b. Đối tợng với t cách là những cá nhân riêng lẻ</b></i>

Trong thực tế của quá trình phát biểu miệng ở ngời nói và ngời nghe thờng tồn tại khoảng cách về quan điểm. Khoảng cách này ảnh hởng rất lớn đến hiệu quả tiếp thu thông tin của ngời nghe.

Hiệu quả một bài phát biểu đợc đánh giá bằng những biến đổi xảy ra trong tâm thế, thái độ của ngời nghe về vấn đề nghiên cứu. Sự biến đổi đó diễn ra theo 3 xu hớng và thể hiện ở 3 mức độ sau:

<i>- Tâm thế khẳng định</i>

ở những đối tợng có tâm thế khẳng định đối với vấn đề đợc tuyên truyền thì mục đích của ngời nói là nhằm tiến hành định hình, củng cố những quan điểm đã có sẵn, làm cho họ ít hoặc khơng bị ảnh hởng của những quan điểm đối lập và có định hớng bền vững, ít bị dao động trớc diễn biến của hoàn cảnh. Trong trờng hợp này cần vận dụng quy luật đồng hóa của ý thức để củng cố và định hình tâm thế bằng cách khai thác triệt để vốn kinh nghiệm có sẵn của cá nhân, đáp ứng nhu cầu thơng tin thờng xuyên, kịp thời, hình thành phơng pháp nhận thức khoa học.

<i>- Tâm thế trung lập</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

ở những đối tợng có tâm thế trung lập, thờ ơ với những quan điểm đợc đề cập trong bài phát biểu, ngời nói có thể hình thành đợc quan điểm và tâm thế mong muốn bằng cách sử dụng quy luật điều tiết tâm thế.

<i>- Tâm thế phủ định</i>

ở những đối tợng có tâm thế phủ định đối với vấn đề đợc nêu trong nội dung bài phát biểu thì mục đích của ngời nói là phải thay đổi quan điểm của họ theo hớng cần thiết. Lúc này kết quả tuyên truyền đợc đo bằng mức độ giảm dần, tiến tới xóa bỏ khoảng cách giữa những quan điểm của ngời nói và ngời nghe. Ngời nói càng làm cho quan điểm của ngời nghe xích lại gần với quan điểm của mình bao nhiêu thì hiệu quả tác động càng cao bấy nhiêu. Trong trờng hợp này, ngời nói cần sử dụng triệt để quy luật thay đổi tâm thế, bằng cách sử dụng thủ thuật tâm lý làm dịu ác cảm; đa ra những luận cứ khoa học, vững chắc, mời ngời có uy tín cao đến thuyết phục.

Khi tác động vào từng cá nhân riêng lẻ cần nhanh chóng nắm bắt kiểu khí chất của họ để xác định một cách đúng đắn phơng thức và thủ thuật phát biểu.

Khi tác động vào ngời có khí chất nóng nảy, khơng thích nghe những lời khun thì việc đa ra những yêu cầu nghiêm túc, sử dụng phơng pháp phê bình sẽ có hiệu quả hơn.

Đối với ngời có khí chất “sơi nổi” có khuynh hớng cùng một lúc tiến hành nhiều việc, cần giúp họ tập trung vào việc quan trọng nhất trong thời gian đó, đồng thời giúp họ tránh hấp tấp trong hành động.

Đối với những ngời có khí chất lãnh đạm cần “khởi động” họ kịp thời để kích thích lịng nhiệt tình, sơi nổi vì những ngời này thờng có xu hớng dây da trong cơng việc.

Đối với những ngời có khí chất u t, “mềm yếu” thì bài nói đạt hiệu quả tác động cao khi ngời nói thể hiện thái độ chân thành, ân cần, biết khêu gợi vấn đề trong các buổi tọa đàm thân mật.

Dù đối tợng với t cách là cộng đồng hay cá nhân riêng lẻ cũng đều địi hỏi chủ thể phải có nghệ thuật giao tiếp.

Trong tâm lý học, nghệ thuật giao tiếp đợc hiểu là hình thức giao tiếp ở mức độ cao, đợc thể hiện qua phơng thức giao tiếp tinh tế, ý nhị, lịch lãm, thông minh giữa con ngời với con ngời trong cuộc sống xã hội.

Muốn đạt tới nghệ thuật giao tiếp thì ngời phát biểu phải nắm vững những nguyên tắc sau:

<i><b>Thứ nhất, đảm bảo tính chân thành. </b></i>

Cái tâm, cái đức đem lại cho cá nhân sự thanh thản trong tâm hồn, sự tự tin trong cuộc sống và chiếm đợc lịng tơn trọng của mọi ngời.

<i><b>Thứ hai, đảm bảo tính giản dị.</b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

Giản dị trong giao tiếp, biết nói tiếng nói phù hợp với từng loại đối tợng là bí quyết dẫn tới thành cơng.

<i><b>Thứ ba, đảm bảo tính khiêm tốn. </b></i>

Tính khiêm tốn thể hiện rất rõ qua “vai” mà diễn giả đang đóng. Trong bất kỳ tình huống nào ngời tun truyền đều phải có ý thức rõ mình đang đóng “vai” nào trong giao tiếp, nhằm tránh vi phạm nguyên tắc tính khiêm tốn.

<i>Thứ t, có tính hài hớc. </i>

Tính hài hớc là sự thơng minh, hóm hỉnh trong giao tiếp, nó thể hiện sự phát triển cao của trí tuệ và nghệ thuật cao trong ứng xử.

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

CÔNG TÁC LÃNH ĐẠO, CHỈ ĐẠO VÀ QUẢN LỶ HOẠT ĐỘNG BÁO CÁO VIỂN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

TS. Trương Minh Tuấn,

Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương

Trước tình hình biến đổi nhanh chóng và phức tạp của thế giới và trong nước, trong thời gian qua, công tác tuyên truyền miệng đã góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận quan trọng do thực tiễn công cuộc đổi mới đặt ra; đã góp phần nâng cao niềm tin của nhân dân về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; đồng thời bước đầu có sự chủ động, kịp thời trong cuộc đấu tranh bác bỏ các quan điểm phản động, sai trái của các thế lực thù địch; phê phán, đấu tranh chống các tệ nạn trong hệ thống chính trị, trong xã hội; bảo vệ Đảng, chế độ, nhân dân.

<b>Tuy nhiên, đội ngũ làm công tác tuyên truyền miệng của chúng ta đông</b>

nhưng chưa mạnh, chất lượng hoạt động không đều. số báo cáo viên có phương pháp tuyên truyền hấp dẫn, có sức thuyết phục cao chiếm tỉ lệ thấp. Tính đảng, tính khoa học, tính chiến đấu trong cơng tác tun truyền chưa cao, hiệu quả còn hạn chế, còn thiếu sắc bén trong phản bác lại các quan điểm sai trái của các thế lực thù địch.

Cách tuyên truyền nhiều khi còn thiếu sáng tạo, đơn điệu, một chiều; chưa phối họp và phát huy sức mạnh đồng bộ của các phương pháp ; chưa chú ý đúng mức đến “cái đầu”, và nhất là “con tim” cùng những lợi ích thiết thực của người nghe; chưa chuyến được nhiều từ độc thoại sang đối thoại trong cách trình bày, - nên chưa kích thích được tư duy, chưa gợi mở được cái mới trong trình bày, do vậy dễ bị khô cứng và kém hấp dẫn.

CÁC VĂN BẢN LÃNH ĐẠO, CHỈ ĐẠO, QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BÁO CÁO VIÊN

1. Chỉ thị số 14-CT/TW, ngày 03-8-1977 của Ban Bí thư (khố IV) “về việc tố chức đội ngũ báo cáo viên và tuyên truyền viên của Đảng”.

2. Thông báo số 71-TB/TW, ngày 07-6-1997 của Thường vụ Bộ Chính trị

<i>(khố VIII) “về việc tăng cường lãnh đạo và đoi mới công tác tuyên truyền</i>

3. Chỉ thị 17-CT/TW ngày 15-10-2007 của Ban Bí thư “về tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tun truyền miệng trong tình hình mới

4. Thơng báo kết luận <b><small>số </small></b><i>225-TB/TW ngày 03-3-2009 của Ban Bí thư “về</i>

cải tiến, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các loại hình tuyên truyền 5. <i>“Quy chế cung cấp thông tin phục vụ công tác tuyên truyền miệng” của</i>

Đảng (Ban hành kèm theo Quyết định số 340-QĐ/TW, ngày 03-12-2010 của Ban Bí thư Trung ương Đảng).

6. Hướng dẫn Liên ban số 06-HD/BTCTW-BTGTW của Ban Tổ chức

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

Trung ương và ban Tuyên giáo Trung ương “về thực hiện chế độ phụ cấp trách nhiệm đối vởỉ báo cảo viên các cấp theo Thông báo 13-TB/TW ngày 28-3-201 ỉ của Bộ Chính trị”.

I. BÁO CÁO VIÊN, TUYÊN TRUYỀN VIÊN LÀ ĐỘI NGŨ TUN TRUYỀN MIỆNG CĨ TƠ CHỨC CỦA ĐẢNG

<i><b>1.</b></i> Sự cần thiết phải tồ chức, xây dựng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên Chỉ thị 17 CT-TW của Ban Bí thư Trung ương khóa X nêu rõ: “Cơng tác tun truyền miệng là nhiệm vụ của tồn Đảng, vì vậy tât cả căp uỷ các câp từ Trung ương đến cơ sở, các đảng viên hoạt động trên mọi lĩnh vực đều phải có trách nhiệm làm nhiệm vụ tuyên truyền miệng... coi đó là một tiêu chuẩn để đánh giá năng lực lãnh đạo, sức chiến đẩu, chất lượng cơng tác của các cấp uỷ, tính tiên phong, gương mẫu và phẩm chất chính trị của mỗi đảng viên. ”

Trong cơng tác tun truyền miệng, thì đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên là lực lượng quan trọng hàng đầu trong việc tuyên truyền, giáo dục quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đưa tiếng nói của Đảng trực tiếp đến với cán bộ, đảng viên và quần chúng.

<i>a. Khái niệm báo cáo viên, tuyên truyền viên</i>

<i>- Báo cáo viên, tuyên truyền viên là chức danh để chỉ những người làm</i>

công tác tuyên truyền miệng đến các đối tượng là cản bộ, đảng viên và nhân dân dưới dự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của các cấp uỷ đảng và cơ quan nhà nước. Báo cáo viên được coi như là người phát ngơn, thơng tin chính thống của Đảng và Nhà nước.

Như vậy báo cáo viên, tuyên truyền viên là một lực lượng quan trọng trong công tác tuyên truyền, là lực lượng nòng cốt, chủ lực trong đội ngũ tuyên truyền miệng, được lựa chọn theo những tiêu chuẩn nhất định và có tổ chức của cấp ủy.

<i>- Báo cáo viên và tuyên truyền viên đều là người làm cơng tác tun truyền</i>

miệng, nhưng có vị trí và đặc điểm hoạt động khác nhau :

<b>+ Báo cáo viên do cấp ủy lựa chọn và ra quyết định cơng nhận, được tổ</b>

chức có hệ thống từ Trung ương đến tỉnh, thành phố, quận, huyện, thị xã, xã phường, thị trấn. Phương thức hoạt động chủ yếu của báo cáo viên là thuyết trình, diễn thuyết, nói chuyện trực tiếp theo chủ đề trước tập thể với nhiều người nghe.

<b>+ Tuyên truyền viên là lực lượng tuyên truyền miệng được tổ chức ở cấpcơ sở, khơng có hệ thống dọc từ Trung ương, về nguyên tắc, mọi cán bộ, đảng viên</b>

đều có nhiệm vụ là tuyên truyền viên, thực hiện vận động, cổ động, thuyết phục quàn chúng nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Phương thức hoạt động chủ yếu của tuyên truyền viên là vận động trực tiếp từng người, từng nhóm trong sinh hoạt, lao động, công tác hàng ngày với quần chúng nhân dân. Đây chính là sự khác biệt chủ yếu giữa báo cáo viên với tuyên truyền viên.

<i>- Báo cáo viên, tuyên truyền viên phối hợp với nhau, trở thành lực lượng</i>

tuyên truyền miệng có tổ chức, có hệ thống từ Trung ương xuống tới đảng bộ, chi bộ cơ sở, tới tận cán bộ, đảng viên và nhân dân, thường xuyên gắn bó mật thiết với

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

quần chúng nhân dân.

<i>b. Chức năng, nhiệm chủ yếu của bảo cảo viên</i>

Theo các quy định của Đảng, báo cáo viên có chức năng, nhiệm vụ sau:

<i>- Cung cấp thơng tin, bao gồm cả những thơng tin có tính nội bộ, về tình</i>

hình quốc tế, trong nước; phổ biến, giải thích các quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách lớn, mới, chỉ thị, nghị quyết, pháp luật của Đảng và Nhà nước trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phịng, đối ngoại...

<i>- Phân tích, bình luận, làm rõ nội dung, ý nghĩa chính trị của các sự kiện, các</i>

nhiệm vụ. Trên cơ sở lý luận, thực tiễn khoa học, xác đáng, có sức thuyết phục cao, báo cáo viên làm rõ bản chất các sự vật, hiện tượng, từ đó chỉ ra các nguyên nhân, dự báo chiều hướng, khả nãng và triển vọng của tình hình, định hướng thơng tin, nhất là những thơng tin có tính chính trị cao.

<i>- Từ định hướng thơng tin, báo cáo viên động viên, cổ vũ người nghe, tạo ra</i>

sự chuyển biến từ nhận thức đến hành động theo mục tiêu chính trị đề ra.

<i>c. Sự cần thiết xây dựng đội ngũ báo cảo viên, tuyên truyền viên</i>

Việc xây dựng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên của Đảng xuất phát từ cơ sở thực tiễn và lý luận sau:

<i>- Xuất phát từ kinh nghiệm hoạt động thực tiễn trong quá trình tổ chức và</i>

lãnh đạo sự nghiệp cách mạng. Đảng ta luôn luôn quan tâm đến công tác tư tưởng nói chung, cơng tác tun truyền miệng nói riêng và đã sử dụng công tác tuyên truyền miệng như một phương thức hoạt động có hiệu quả, cơng cụ sắc bén để tổ chức, tập họp quần chúng nhân dân, góp phần xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức.

<i>- Xuất phát từ những ưu thế đặc trưng của công tác tuyên truyền miệng, mà</i>

khơng có một hình thức và phương tiện nào có thể thay thế trong cơng tác tun truyền đế khai thác, phát huy thế mạnh trong hiện tại và tương lai.

<i>- Xuất phát từ yêu càu nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền,</i>

không ngừng nâng cao sức chiến đấu của Đảng trong sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuyên truyền miệng góp phần khắc phục mặt trái của cơ chế thị trường, đấu tranh chống lại chiến lược "diễn biến hồ bình" của các thế lực thù địch...

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

<i>- Xuất phát từ những yêu cầu bức xúc cần phải tăng cường định hướng</i>

thông tin trong điều kiện bùng nổ thơng tin tồn cầu; tình hình thế giới và trong nước có những diễn biến phức tạp; quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu sắc và tồn diện.

<i><b>2.</b></i> Vai trị của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên

<i>- Chỉ thị 14 CT-TW của Ban Bí thư Trung ương khóa IV và Thơng báo </i>

71-TB/TW của Thường vụ Bộ Chính trị khóa VIII, trên cơ sở khẳng định “mọi đảng viên đều có thể tiến hành tuyên truyền miệng ở mọi lúc, mọi nơi, mọi đối tượng ”, đấ chỉ rõ: “Báo cáo viên, tuyên truyền viên là lực lượng quan trọng hàng đầu trong việc tuyên truyền, giáo dục quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đưa tiếng nói của Đảng trực tiếp đến với cán bộ, đảng viên và quần chúng”.

Xác định vai trò của công tác tuyên truyền miệng, Chỉ thị 17 CT-TW, ngày 15/10/2007 của Ban Bỉ thư Trung ương khóa Xđã chỉ rõ:

Công tác tuyên truyền miệng “là một trong những kênh thông tin quan trọng nhất, trực tiếp truyền bá sâu rộng chủ nghĩa Mác - Lênỉn, tư tưởng Hồ Chí Mình, phố biến, giáo dục, qn triệt các quan điếm, đường loi của Đảng, chỉnh sách, pháp luật của Nhà nước; định hướng tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân trước các vấn để thời sự quan trọng trong nước và qc tê; góp phân tạo sự thống nhất tư tưởng trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội, củng cố niềm tin, cố vũ phong trào cách mạng. Đổng thời, đây là một trong những vũ khí sắc bén, kịp thời đấu tranh chống âm mưu, thủ đoạn “diên biến hồ bình ” của các thế lực thủ địch, phê phán các quan điếm sai trái, lệch lạc, phản động

Đồng thời, Chỉ thị nhấn mạnh: “Tuyên truyền miệng và đội ngũ báo cảo viên, tuyên truyền viên là một mắt khâu quan trọng, trực tiếp nối liền Đảng, Nhà nước với nhân dãn, Trung ương với địa phương và cơ sở”.

<i>- Báo cáo viên, tun truyền viên khơng chỉ có nhiệm vụ thơng tin thuần túy</i>

mà cịn định hướng thơng tin, tun truyền, vận động, góp phần định hướng suy nghĩ và hành động của mọi người theo đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

<i>- Báo cáo viên, tun truyền viên cịn thực hiện thơng tin hai chiều "chiều</i>

xuống và chiều lên", nắm bắt và hướng dẫn dư luận xã hội. Vì vậy, báo cáo viên, tuyên truyền viên là kênh thông tin quan trọng, là cầu nối giữa Đảng với quần chúng nhân dân.

<i>- Hoạt động của báo cáo viên và tuyên truyền viên góp phần nâng cao chất</i>

<i>lượng sinh hoạt chi bộ, nhằm thực hiện "quyền được thông tin" và "dân chủ hỏa" về</i>

thông tin trong Đảng và trong xã hội, góp phần tích cực trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng chi, đảng bộ trong sạch, vững mạnh, khắc phục sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; thúc đấy phát triến kinh tế - xã hội.

<i>- Báo cáo viên, tuyên truyền viên là chiến sỹ tiên phong đấu tranh phê phán</i>

các tư tưởng lạc hậu, bảo thủ, cơ hội, chống các quan điếm sai trái, chống chiến lược "diễn biến hồ bình" của các thế lực thù địch, nhất là trên mặt trận tư tưởng, góp phần bảo vệ quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

<i><b>3. Quyền và nghĩa vụ của báo cáo viên</b></i>

Thông báo Kết luận số 225-TB/TW ngày 03/3/2009 của Ban Bí thư Trung ương Đảng <b><small>về </small></b>cải tiến, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các loại hình tuyên truyền nêu rõ: quy định quyền và trách nhiệm của báo cáo viên “được dự một so cuộc họp, hội nghị của cấp ủy, được tiếp cận một số tài liệu của các cấp ủy cổ liên quan và cần thiết cho công tác tuyên truyền miệng”.

Quy chế cung cấp thông tin phục vụ công tác tuyên truyền miệng của Đảng (Ban hành kèm theo Quyết định số 340-QĐ/TW, ngày 03-12-2010 của Ban Bí thư Trung ương Đảng) chỉ rõ:

“Trách nhiệm của báo cáo viên các cấp của Đảng trong việc quản lý và sử dụng thông tin

<i><b>1. Quản lỷ và sử dụng thông tin theo đủng quy định của Quy chế hoạt động</b></i>

báo cảo viên và những quy định khác của Đảng và Nhà nước; chấp hành nghiêm kỷ luật phát ngơn, giữ gìn bỉ mật của Đảng và Nhà nước.

<i><b>2. Khi thực hiện công tác tuyên truyền miệng theo sự phân công phải truyền</b></i>

tải đầy đủ, chính xác và trung thực nội dung thơng tin do Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ dạo, hướng dân và chịu trách nhiệm về những thông tin mà bảo cáo viên đưa ra.

<i><b>3. Bảo cáo viên các cấp của Đảng được hưởng một sổ chế độ theo quy</b></i>

định. ”

<i><b>4. Yêu cầu đối với mỗi báo cáo viên, tuyên truyền viên</b></i>

Đẻ đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ, báo cáo viên, tuyên truyền viên phải được lựa chọn, bồi dưỡng và rèn luyện theo những tiêu chuẩn về phẩm chất và năng lực, đó là hai yếu tố họp thành mơ hình nhân cách của một báo cáo viên, tun truyền viên.

a . Những tiêu chuẩn về phẩm chất

<i>- Có lập trường quan điểm đúng đắn, có bản lĩnh chính trị vững vàng, trung</i>

thành với mục tiêu lý tưởng và sự nghiệp đoi mới của Đảng.

<i>- Có tính đảng, tính chiến đấu và ý thức tổ chức kỷ luật cao, đặc biệt là kỷ</i>

luật phát ngơn.

<i>- Có phẩm chất đạo đức và tinh thần trách nhiệm cao; nhiệt tình, tâm huyết</i>

với nghề nghiệp, khiêm tốn học hỏi, gương mẫu và có mối quan hệ tốt với mọi người.

b. Những tiêu chuẩn chủ yếu về năng lực

<i>- Nắm vững lý luận Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm,</i>

đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

<i>- Có trình độ hiểu biết nhất định về các lĩnh vực: chính trị, tư tưởng, kinh tế,</i>

văn hóa, xã hội, khoa học. Biết vận dụng tâm lý học, phương pháp sư phạm và nghiệp vụ tuyên truyền, nhất là tuyên truyền miệng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

<i>- Có khả năng tiếp nhận và xử lý thông tin, diễn đạt rõ ràng các vấn đề nêu</i>

lên, có phương pháp vận động thuyết phục quần chúng nhân dân, đồng thời có năng lực tự chủ và giao tiếp, đối thoại với người nghe.

Ngoài những tiêu chuẩn chủ yếu trên, báo cáo viên cần được lựa chọn và bồi dưỡng từ những người có năng khiếu, sở trường về tuyên truyền miệng, có ngoại hình tốt, nhất là các cơ quan chức năng có liên quan nhiều đến hiệu quả tuyên truyền miệng, như giọng nói, phong cách giao tiếp và diễn đạt.

c, Nhiệm vụ rền luyện, nâng cao phẩm chất, năng lực của báo cáo viên, tuyên truyền viên

Do tính đặc thù của hoạt động tuyên truyền miệng, báo cáo viên, tuyên truyền viên phải không ngừng nâng cao phẩm chất và năng lực để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.

<i>- Trước hết, cần rèn luyện bản lĩnh chính trị, sự nhạy bén chính trị để nói</i>

đúng quan điểm, đường lối của Đảng, không tùy tiện phát ngôn theo tùy hứng chủ quan; thận trọng, nhưng dám nói lên sự thật, nói đúng sự thật, bảo vệ chân lý một cách phù họp.

<i>- Rèn luyện tinh thần độc lập suy nghĩ, có ý thức trách nhiệm cao, nhiệt tình,</i>

sẵn sàng với công việc được giao. Báo cáo viên phải có lịng u nghề, coi tun truyền miệng như một nghề nghiệp, gắn bó, tâm huyết, trách nhiệm, niềm tin để truyền tâm huyết, niềm tin đến người nghe.

<i>- Hoạt động của báo cáo viên là loại hình lao động trí tuệ, cần phải có sự cần</i>

cù, sâu sắc, sáng tạo trong nghiên cứu, tổng họp, phân tích và phương pháp trình bày, nhất là nghệ thuật sử dụng ngơn ngữ nói, biểu cảm; biết kế thừa, nhưng khơng bắt chước máy móc những phương pháp mà người khác đã trình bày.

<i>- Báo cáo viên phải khơng ngừng học tập và tự rèn luyện. Thông qua hoạt</i>

động thực tiễn để vừa nâng cao kiến thức và bồi dưỡng vốn sống thực tế. Ngồi năng khiếu nói, báo cáo viên cịn thường xuyên tự rèn luyện kỹ năng nói, nâng cao năng lực chuyên môn, tăng cường giao lưu, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp và thâm nhập thực tế của ngành, địa phương.

<i>- Báo cáo viên cần thường xun tham dự các hội nghị thơng tin, lóp tập</i>

huấn, bồi dưỡng để được cung cấp thông tin mới, phương pháp nghiệp vụ, nhất là đối với những báo cáo viên mới tham gia công tác.

<i>- Báo cáo viên cần phải có nhận thức, hiểu biết tồn diện, sâu rộng về kiến</i>

Chỉ thị 14 - CT/TW ghi rõ “ các cấp ủy đảng cần lãnh đạo chặt chẽ về tổ chức và nội dung hoạt động của báo cáo viên, tuyên truyền viên..., trực tiếp bồi duỡng lực luợng báo cáo viên, tuyên truyền viên, cho phép dự các hội nghị cần thiết..., tạo mọi điều kiện cho các đồng chí ấy hoạt động. Các đồng chí phụ trách các ngành có trách nhiệm thơng báo cho báo cáo viên những vấn đề của ngành, giải

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

đáp những thắc mắc cho cán bộ quần chúng về những vấn đề của ngành mình phụ trách theo yêu cầu của lực lượng báo cáo viên, tuyên truyền viên...”

Thông báo 71 - TB/TW chỉ rõ: “...phải tăng cường lãnh đạo và đổi mới có hiệu quả cơng tác tun truyền miệng, trong đó báo cáo viên là bộ phận quan trọng nhất”.

Chỉ thị 17-CT/TW nhấn mạnh: “Cấp uỷ đảng, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị cỏ trách nhiệm lãnh đạo xây dựng, quản lỷ và chỉ đạo hoạt động của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên của ngành, cấp và đơn vị mình, phát huy vai trò của đội ngũ bảo cáo viên, tuyên truyền viên, ưu thế của công tác tuyên truyền miệng trên mặt trận tư tưởng - vãn hoá. Tất cả các to chức đảng từ Trung ương đến cơ sở đều phải có lực lượng báo cảo viên, tuyên truyền viên

Lãnh đạo của cấp ủy đảng đối với công tác báo cáo viên, tuyên truyền viên gồm:

<i>- Lãnh đạo hoạt động và tổ chức, xây dựng lực lượng báo cáo viên, tuyên</i>

truyền viên, vì báo cáo viên, tuyên truyền viên là đội ngũ tuyên truyền miệng có tố chức của Đảng, do Đảng lựa chọn và quyết định, là công cụ quan trọng hàng đầu trong việc trực tiếp tuyên truyền, giáo dục đường lối, chủ trưoug của Đảng, truyền đạt quan điếm, chỉ thị, nghị quyết của Đảng tới đảng viên và quần chúng nhân dân.

<i>- Nâng cao nhận thức của tổ chức đảng, trước hết là đồng chí bí thư, của cấp</i>

ủy và thủ trưởng cơ quan, đơn vị, của mỗi cán bộ, đảng viên, nhận thức được tầm quan trọng đối với công tác tuyên truyền miệng, đối với cơng tác giáo dục chính trị ngay trong nội bộ Đảng và quần chúng nhân dân.

<i>- Tăng cường vai trò lãnh đạo của cấp ủy đảng trong việc xây dựng và ban</i>

hành quy chế hoạt động báo cáo viên của cấp ủy, trong đó quy định rõ vị trí quan trọng và chức năng, nhiệm vụ cụ thể, tiêu chuẩn, chế độ chính sách và quyền hạn của đội ngũ của báo viên của cấp ủy để báo cáo viên dựa vào những quy định thống nhất hoạt động.

<i>- Căn cứ vào đề nghị của Ban Tuyên giáo, cấp uỷ cùng cấp ra quyết định</i>

công nhận báo cáo viên (có sự bố sung, điều chỉnh định kỳ), chỉ đạo, định hướng những nội dung quan trọng về chương trình, kế hoạch đề tài, trực tiếp tổ chức quán triệt sớm các chỉ thị, nghị quyết của cấp trên và cấp mình cho đội ngũ báo cáo viên cùng cấp; kiểm điểm, tổng kết rút kinh nghiệm về lãnh đạo của cấp uỷ đối với công tác này. Với các đảng bộ, chi bộ cơ sở, đồng chí bí thư, phó bí thư hoặc một đồng chí trong cấp ủy trực tiếp phụ trách cơng tác này.

<i><b>2.</b></i> Vai trị của Ban Tuyên giáo đối với công tác tuyên truyền miệng, xây dựng đội ngũ báo cáo viên

,

tuyên truyền viên

Ban Tuyên giáo là cơ quan tham mưu giúp cấp ủy tổ chức quản lý và điều hành hoạt động của đội ngũ báo cáo viên. Tố chức, xây dựng lực lượng báo cáo viên, tuyên tuyền viên:

<i>- Lựa chọn, đề xuất với cấp ủy ra quyết định công nhận báo cáo viên của cấp</i>

ủy cùng cấp.

Đội ngũ báo cáo viên được tổ chức thành hệ thống ở 4 cấp: cấp trung ương; cấp tỉnh, thành phố và Đảng ủy trực thuộc Trung ương; cấp huyện, quận và tương

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

đương; cấp xã, phường và đảng bộ cơ sở ở tất cả các tổ chức, ban ngành đoàn thể, các đảng ủy khối, đảng ủy trực thuộc Trung ương, trong lực lượng vũ trang (quân đội, công an), trong các tố chức chính trị - xã hội. Báo cáo viên cấp nào, do cấp uỷ cấp đó ra quyết định công nhận, trên cơ sở tham mưu, đề xuất của Ban Tuyên giáo cùng cấp chọn một số cán bộ cấp uỷ, ban, ngành, đồn thể có phẩm chất và năng lực làm báo cáo viên.

<i>- Xây dựng đội ngũ báo cáo viên đủ về số lượng theo yêu cầu của nhiệm vụ</i>

tuyên truyền trong từng giai đoạn cách mạng và phù họp với đặc điểm từng địa phương. Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ của từng cấp, cấp uỷ xác định số lượng báo cáo viên, chú trọng chất lượng, không nhất thiết phải là cấp ủy viên mà lựa chọn những người có phấm chất, có năng lực, đặc biệt là năng lực tuyên truyền miệng, có điều kiện và thời gian hoạt động.

<i>- Dựa trên Quy chế hoạt động của báo cáo viên do Trung ương ban hành,</i>

xây dựng và ban hành Quy chế hoạt động báo cáo viên của địa phương.

<i>- Đội ngũ tuyên truyền viên được xây dựng ở cơ sở, Ban Tuyên giáo cấp</i>

huyện và tương đương xây dựng và hướng dẫn hoạt động của đội ngũ tuyên truyền viên ở cơ sở. Tuyên truyền viên có thế là quần chúng nhân dân, không là đảng viên, nhưng phải là người gương mẫu, tích cực, có phấm chất, năng lực làm tun truyền viên.

<i>- Dựa vào định hướng và những nội dung thông tin của cấp trên và căn cứ</i>

vào nhiệm vụ của địa phương, cơ sở xây dựng nội dung, chương trình kế hoạch đề tài hàng năm, 6 tháng và từng tháng để báo cáo với cấp ủy.

<i>- Định kỳ tổ chức các hội nghị thông tin cho báo cáo viên để cung cấp thông</i>

tin và định hướng tuyên truyền cho báo cáo viên. Trong các hội nghị báo cáo viên chú trọng yêu cầu thông tin của báo cáo viên đến dự hội nghị và chất lượng thông tin đế lựa chọn những người đến báo cáo các chuyên đề. Kết họp vừa có thơng tin miệng vừa có văn bản, tài liệu đế báo cáo viên dựa vào đó thơng tin kịp thời cho đảng bộ, chi bộ trong các kì sinh hoạt hàng tháng.

<i>- Trực tiếp giúp cấp ủy chỉ đạo và quản lý hoạt động báo cáo viên, quan tâm</i>

đến cung cấp các trang thiết bị cho Trung tâm thông tin công tác Tuyên giáo các cấp và Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện để tổ chức các hội nghị thông tin, các lớp bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ tuyên tuyền miệng; các chế độ, chính sách với báo cáo viên.

<i>- Theo dõi kiểm tra hoạt động của báo cáo viên, nhất là trên địa bàn của cấp</i>

mình phụ trách; tổ chức các hội nghị sơ kết, tổng kết, thi báo cáo viên, tuyên truyền viên giỏi, khen thưởng, động viên kịp thời các báo cáo viên có thành tích xuất sắc, rút kinh nghiệm và báo cáo với cấp ủy thay thế những báo cáo viên khơng hồn thành nhiệm vụ, không thực sự hoạt động; kiến nghị với cấp ủy những vấn đề về nội dung hoạt động và sửa đối bo sung các quy định, chế độ, chính sách đối với báo cáo viên, tuyên truyền viên.

<i><b>3. Hệ thống tổ chức và phương thức hoạt động của đội ngũ báo cáo viên,</b></i>

tuyên truyền viên

<i>a. Quá trình hình thành đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên trong sự</i>

</div>

×