Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Luận văn thạc sĩ luật học: Khả năng phân biệt của nhãn hiệu theo pháp luật về sở hữu trí tuệ Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (20.62 MB, 83 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI <small>TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT</small>

TRƯƠNG CHU PHƯƠNG KHANH

KHA NANG PHAN BIỆT CUA NHAN HIỆU

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2023

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI <small>TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT</small>

TRƯƠNG CHU PHƯƠNG KHANH

Chuyên ngành: Luật kinh tế

<small>Mã so: 8380101.05</small>

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HOC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYEN THI QUE ANH

HÀ NỘI - 2023

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

LỜI CAM ĐOAN

<small>Tôi xin cam đoan Luận văn là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các</small>

kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố tại bat kỳ cơng trình nào

khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn dam bao tinh chính xác,

tin cậy và trung thực. Tơi đã hồn thành tắt cả các môn học và đã thanh todn tat cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của trường Đại học Luật trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội.

Vậy tôi viết Lời cam đoan này dé nghị trường Dai học Luật trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội xem xét dé tơi có thé bảo vệ Luận văn.

<small>Tôi xin chân thành cảm ơn!</small>

NGƯỜI CAM ĐOAN

<small>Trương Chu Phương Khanh</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VE KHẢ NANG PHAN BIỆT CUA NHÃN HIỆU...- - 2 ES+S‡EEỀEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEETEErkerkrree 6

1.1. Khai quát chung về Nhãn hiệu ... 2-2 5 2 2 e+Eerxerxreez 6 <small>1.1.1. Khái niệm nhãn hiệu ...--. -- - ¿+ 5E 222211118 EEEE‡£££22.EEeeeeeerzzz 6</small> 1.1.2. Khái niệm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu ... 8

<small>1.1.3. Chức năng của nhãn hiỆu... -- -- G113 E9 11981191 rkrreree 91.1.4. Phân loại nhãn hiỆu...- - -- 5 0131122311 1111151 1111851111188 11x. lãi</small> 1.2. Khai quát chung về khả năng phân biệt của nhãn hiéu... 18

1.2.1. Khái niệm về khả năng phân biệt của nhãn hiệu. ...-- 18

1.2.2. Ý nghĩa của việc xác định khả năng phân biệt của nhãn hiệu ... 19

<small>1.2.3. Phuong thức xác định khả năng phân biệt của nhãn hiệu... 21</small>

1.3. Kha năng phân biệt của nhãn hiệu theo các Điều ước Quốc tế.... 24

1.4. Khả năng phân biệt của nhãn hiệu theo pháp luật một số quốc gia ... 29

KET LUẬN CHUONG l...--25¿2252222xt2EEtSEEEtttrtrtrtrrrrrrrrrrrrrree 34 CHUONG 2: THUC TRANG PHÁP LUAT VIỆT NAM VE KHẢ NANG PHAN BIET CUA NHAN HIỆU VA THỰC TIEN ÁP DỤNG... 35

2.1. Thue trang pháp luật Việt Nam về kha năng phân biệt của

<small>0100012. ẺẺ080Ẻ...e... 35</small>

2.1.1. Các quy định về khả năng phân biệt của nhãn hiệu...- 35

<small>2.1.2. Đánh giá khả năng phân biệt của nhãn hiệu tại cơ quan nhà nước</small>

có thâm quyÊNn...--- + ¿+ E+SE+E+E£EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErrrei 39

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

2.2. Thue tiễn áp dụng các quy định của pháp luật Việt Nam về

<small>khả năng phân biệt của nhãn hiệu...---- -- -- 5+ +5<<+<<+s+2 47</small>

<small>2.2.1. Thực tiễn xem xét, đánh giá khả năng phân biệt của nhãn hiệu</small>

trong thựC tẾ...--- ¿5s e2 EkEE1211212111111111 1111111111111 T1 1y. 47 2.2.2. Vụ việc điển hình về khả năng phân biệt của Nhãn hiệu... 51 2.3. Đánh giá ưu điểm và hạn chế...---- ¿5+ z+zz+£x+zxerxerxerxeee 58

2.3.1. Ưu điểm... ¿22 < St EkEE2E211211211121217111.211211 1111111 xe. 58

°cUN: ro vn n... 59

KET LUẬN CHƯNG 2...- 5-56 EtSESEEEEEESEEEEEEEEEEEEEEESEEEEEErkrkrrerkskee 61

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VE KHẢ NANG PHAN BIET CUA NHAN HIỆU VA NÂNG

CAO HIỆU QUA AP DỤNG...----2225222Scccxerxeerkeerreee 62

3.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về khả năng phân

<small>biệt của nhãn hiệu ... .. - - - -- G2 E221 E 31132 E£EESeeEseeesersrrseres 62</small> 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật Việt Nam về

<small>khả năng phân biệt của nhãn hiệu...-.-- - 5-5-5555 <++<<s++ 67</small>

KET LUẬN CHƯƠNG 3...- 2-2 52+E2+EESEEEEEEEEEEEEEEEE1211211221 11 EEcxe 73 KET LUẬN ...--- 2 2©522EE E12 1E EEEEE212211211211211 2111111211111 E11. 74

TÀI LIEU THAM KHAO ...--- 2-22 ©E+2EEt2EECEEECEEEEEEEEkrrrkrrrkrees 75

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

DANH MỤC CÁC HÌNH

Số hiệu Tên hình Trang

Hình I.I | “Viettel” là nhãn hiệu từ ngữ được thé hiện với phong

cách đồ họa 12

Hình 1.2 | Nhãn hiệu “Bia 333” là nhãn hiệu chữ số 14

<small>Hình I.3 | Ví dụ cho nhãn hiệu hình vẽ, hình ảnh là hình qua táo</small>

can do của thương hiệu “Apple” cho sản phẩm điện

Hình 2.I | Nhãn hiệu bị từ chối do được đánh giá là tương tự đến

mức gây nhằm lẫn khi nộp đơn tại Cục sở hữu trí tuệ 44

<small>Hình 2.2 | Cocopie cua Orion và Phaner Pie, Choco PN của</small>

Phạm Nguyên dé gây nhằm lẫn cho người tiêu dùng 45

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

MỞ DAU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay, không chỉ ở các quốc gia phát triển mà các quốc gia khác

cũng đã dan ý thức được tầm quan trọng của quyền bảo hộ sở hữu trí tuệ nói

<small>chung và sở hữu cơng nghiệp nói riêng. Sở hữu cơng nghiệp là một trong</small>

những yếu tố cơ bản tạo nên giá trị và tính cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Trong đó, nhãn hiệu là một đối tượng quan trọng, gắn liền với hoạt

động sản xuất, kinh doanh. Chính vì thế, bảo hộ nhãn hiệu ln được các

<small>doanh nghiệp, cá nhân đặc biệt quan tâm.</small>

Trong những năm qua, để đáp ứng u cầu, địi hỏi của q trình hội nhập quốc tế, bên cạnh việc tham gia các hoạt động về sở hữu trí tuệ của các

tổ chức khu vực và quốc tế (như ASEAN, APEC...), Việt Nam đã đàm phan ký kết với nước ngoài nhiều Hiệp định có nội dung liên quan đến sở hữu trí tuệ như: Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ (BTA); đồng thời chính thức gia

nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Mới đây nhất, Việt Nam đã kí

kết một số Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, nổi bật là: Hiệp

định Thương mại tự do Việt Nam - Liên hiệp châu Âu (EVFTA); Hiệp định Đối tác Tồn diện và Tiến bộ xun Thái Bình Dương (CPTPP). Điểm nỗi bật

ở các hiệp định trên là yêu cầu các bên tham gia không được quy định điều

kiện bắt buộc khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu phải là những dấu hiệu có thể nhận biết băng mắt thường và cũng không được từ chối đăng ký đối với các nhãn hiệu cấu thành là âm thanh; đồng thời yêu cầu các thành viên phải nỗ lực hết sức dé đăng ký nhãn hiệu mùi.

Có thé thấy đây là những dấu hiệu tốt, thể hiện Việt Nam đang dan quan tâm hon tới pháp luật sở hữu trí tuệ; nhằm khang định tên tuổi cho các sản phẩm nước nhà cũng như nâng cao uy tín, dam bảo quyền sở hữu trí tuệ

<small>cho các nhà đâu tư nước ngoài khi đưa các sản phâm của họ vào thị trường</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

Việt Nam. Đối với các doanh nghiệp trong nước muốn khăng định tên tuổi, uy tín và giá trị của doanh nghiệp thì ngồi tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng quy mô sản xuất còn cần phải đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.

Khả năng phân biệt của nhãn hiệu là một vấn đề vơ cùng quan trọng trong q trình xác lập quyền khi đăng ký bảo hộ. Trên cơ sở xác định nhãn hiệu có được bảo hộ hay khơng từ đó biết được tồn bộ phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu; nó cịn quyết định thời gian xảy ra tranh chấp có kéo dài hay

khơng. Nhìn chung có thê thấy, khả năng phân biệt của nhãn hiệu chỉ phối

phần lớn các quá trình và các hoạt động tranh chấp, đánh giá xung quanh việc

xác lập và bảo hộ đối với nhãn hiệu.

Từ những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài: “Khả năng phân biệt

của nhãn hiệu theo pháp luật về sở hữu trí tuệ Việt Nam” dé thực hiện làm

luận văn thạc sĩ. Tơi mong muốn tìm hiểu, phân biệt Nhãn hiệu và đánh giá về

khả năng bảo hộ đối với các Nhãn hiệu tại Việt Nam.

2. Tóm tắt tính hình nghiên cứu

Xuất phát từ ý nghĩa và tính thời sự của vấn đề, cho đến nay đã có rất

nhiều cơng trình nghiên cứu, sách chun khảo, bài viết của các tác giả trong

và ngoài nước khai thác về các vấn đề liên quan đến sở hữu cơng nghiệp nói

chung và bảo hộ nhãn hiệu nói riêng dưới nhiều góc độ nghiên cứu khác nhau:

Những vấn đề lý luận và thực tiễn hoàn thiện khung pháp luật Việt

Nam về bảo hộ sở hữu trí tuệ trong xu thế hội nhập quốc tế và khu vực NCKH QG01.10 do Khoa Luật - Dai học Quốc gia Hà Nội;

Cuốn Bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ ở Việt Nam - Những vấn đề lý luận

và thực tiễn do Viện Khoa học Pháp lý, Nxb Tư pháp, 2004;

Nguyễn Thị Quế Anh (2010), Phân loại nhãn hiệu theo hình thức nhãn

<small>hiệu ”, đăng trên tạp chí Khoa học DHQGHN, luật học 26;</small>

<small>Hà Thị Nguyệt Thu (2010), “Bao hộ nhãn hiệu theo luật sở hữu trí tuệ</small>

2005”, Luận văn thạc sỹ luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội;

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

Ngô Thị Kiều Oanh, “Bảo hộ nhãn hiệu là âm thanh, kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị cho Việt Nam”, Nghiên cứu khoa học.

Bài viết: “Báo hộ và thực thi quyên đối với nhãn hiệu khi Hiệp định CPTPP được vận hành”, đăng trên Tạp chí KH-CN Nghệ An số 4/2016;

Hà Thị Nguyệt Thu (2013), “Hoàn thiện pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu

nổi tiếng ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh té quoc tế”, Tạp chí

Nghiên cứu Lập pháp, Văn phịng Quốc hội, Số 14(246) 7/2013, tr.47-51.

Tổ chức thương mại thế giới (1994), Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS).

Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020

Cuốn Cam nang Sở hữu trí tuệ WIPO, 2000 (Bản dich 2005);

<small>Tuy nhiên, chưa có cơng trình nghiên cứu nao di sâu làm rõ khả năng</small>

phân biệt nhãn hiệu theo pháp luật về ở hữu trí tuệ Việt Nam. Qua luận văn,

tơi muốn làm rõ các vấn đề lý luận cũng như thực tiễn pháp lý về khả năng phân biệt của nhãn hiệu ở Việt Nam; từ đó đưa ra một số giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam và nâng cao hiệu quả áp dụng trên thực tế về khả năng

<small>phân biệt của nhãn hiệu.</small>

3. Mục đích của đề tài

Luận văn nghiên cứu, làm rõ các van dé lý luận về khả năng phân biệt của nhãn hiệu. Đồng thời đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam về khả năng phân biệt của nhãn hiệu và thực tiễn áp dụng; nêu ra các kiến nghị và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về khả năng phân biệt của

<small>nhãn hiệu và nâng cao hiệu quả áp dụng.</small>

Luận văn tập trung vào nghiên cứu và đưa ra các giải pháp kiến nghị

nhằm hoàn thiện pháp luật về sở hữu trí tuệ liên quan trực tiếp tới khả năng phân biệt của nhãn hiệu theo pháp luật về sở hữu trí tuệ Việt Nam.

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài

Đối tượng nghiên cứu: tập trung nghiên cứu khả năng phân biệt của nhãn hiệu với tính chất là đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp, trên cơ sở nghiên cứu đối với nhãn hiệu thường (không nghiên cứu nhãn hiệu với phạm

vi được sử dụng rộng rãi và nhãn hiệu nỗi tiếng).

Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu các quy định liên quan đến khả năng phân biệt của nhãn hiệu trong pháp luật quốc tế và pháp luật quốc

gia (Việt Nam và một số nước). Trong đó nghiên cứu các quy định liên quan

đến khả năng phân biệt của nhãn hiệu thông qua Công ước Paris và hiệp định TRIPS. Ở Việt Nam, đề tài tập trung vào luật sở hữu trí tuệ từ năm 2005 đến nay (sửa đổi mới nhất năm 2022). Về mặt không gian, luận văn

<small>nghiên cứu khả năng bảo hộ của nhãn hiệu thông qua thực trạng và thực tiễn</small>

<small>áp dụng tại Việt Nam.</small>

<small>5. Phương pháp nghiên cứu</small>

Đề đạt được mục đích và giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu, đề tài sử dụng một số phương pháp như: phân tích, tổng hợp, phương pháp hệ thống, phương pháp so sánh, phương pháp lịch sử cụ thể, phương pháp nghiên cứu

dữ liệu thứ cấp, phương pháp nghiên cứu trường hợp dién hình.

Thơng qua các phương pháp hệ thống, phân tích dữ liệu thứ cấp, phân tích và tổng hợp, thong kê các thơng tin đơn lẻ sẽ được tơng hợp, hệ thống hóa và xâu chuỗi thành các nhóm vấn đề; được phân tích, khái qt hóa dé

xây dựng khung phân tích theo yêu cầu của dé tài.

Đối với phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình, so sánh và

thống kê, thơng qua nghiên cứu vụ việc điển hình ở Việt Nam dé đưa ra nhận

<small>xét, đánh giá khả năng phân biệt của nhãn hiệu; từ đó rút ra bai học kinh</small>

nghiệm cho các doanh nghiệp, tô chức, cá nhân khi đưa nhãn hiệu đi đăng ký

<small>và sử dụng trên thị trường.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

Phương pháp thống kê dựa trên các số liệu thống kê về số lượng nộp đơn và xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam, số lượng đơn bị từ chối và lí do từ chối đơn của Cục sở hữu trí tuệ cung cấp; luận văn phân tích, đánh giá hiệu lực, tính khả thi của các quy định pháp luật về khả năng phân biệt của nhãn

hiệu. Phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong chương 2 và chương 3. 6. Kết cầu đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục kèm theo, nội dung dé tài được kết cau gồm 3 chương:

Chương 1: Khái quát chung về khả năng phân biệt của nhãn hiệu.

Chương 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam về khả năng phân biệt của

nhãn hiệu và thực tiễn áp dụng.

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về khả năng phân

<small>biệt của nhãn hiệu và nâng cao hiệu quả áp dụng.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<small>CHƯƠNG 1</small>

KHÁI QUÁT CHUNG

VE KHA NĂNG PHAN BIET CUA NHAN HIỆU 1.1. Khai quat chung vé Nhan hiéu

<small>1.1.1. Khái niệm nhấn hiệu</small>

<small>Con người đã sử dụng nhãn hiệu trước cả khi khái niệm này được định</small>

nghĩa và gọi tên. Mặc dù không thê xác định chính xác về thời gian mà nhãn hiệu đầu tiên ra đời, nhưng có một số nguồn thơng tin chứng minh và cho rằng một số nhãn hiệu sớm nhất được biết đến có niên đại 5000 năm trước

Cơng nguyên. Khi đó, người dân Trung Quốc đã sản xuất đồ gốm có in tên hồng dé Trung Hoa đồng thời trên đó cũng ghi rõ nơi và tên người tạo ra chúng. Người Ai cập cũng để lại những dấu hiệu đặc biệt trên hầu hết mọi sản

phẩm do họ sản xuất như quần áo, gạch, ngói, đồ bạc, bia mộ, v.v từ hàng ngàn năm trước. Tuy nhiên, những nhãn hiệu cơ đại này khơng có giá trị pháp lý. Chúng hầu như chỉ được sử dụng như một cách dé ghi nhận người tạo ra và địa điểm sản xuất đối với bất kỳ sản phẩm nào. Ngồi ra, các nhãn hiệu

xuất hiện sớm nhất cũng có thể được tìm thấy trên các vật dụng tại thời kỳ La

Mã. Từ xa xưa, người La Mã rất chú trọng tới việc sử dụng nhãn hiệu, ngay cả trên bàn ăn với những vật dụng hằng ngày. Những sản phẩm đầu tiên của dé chế La Mã cô đại cũng đã sử dụng những nhãn hiệu [24].

Cùng với sự phát triển của kinh tế hàng hoá, đặc biệt là sự phát triển của kinh tế thị trường tiền tư bản, các dấu hiệu đó trở thành cơng cụ quan

trọng giúp người tiêu dùng (người mua) phân biệt được nơi sản xuất và người sản xuất ra hàng hoá (gọi chung là “nhãn hiệu”). Cụ thé, Vào năm 1266, dưới triều đại của vua Henry III, Quốc hội Anh đã thông qua đạo luật đầu tiên về

<small>nhãn hiệu. Đạo luật này được gọi là đạo luật nhãn hiệu The Bakers với nội</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

dung yêu cầu mọi thợ làm bánh phải đặt một nhãn hiệu độc nhất của mình

trên bánh mì. Sau đó, những người thợ kim hồn cũng được yêu cầu đánh dấu

các sản phẩm của họ, nhãn hiệu của nhà in cũng được thêm vào sách, hay

biểu tượng trang trí cung điện, lâu đài, nhà trọ và quán rượu của quý tộc lần

<small>lượt được sử dụng rộng rãi trong thương mại, v.v. [24].</small>

<small>Vào năm 1791, Ngoại trưởng Hoa Kỳ là Thomas Jefferson nhận đơn</small>

thỉnh cầu của Samuel Breck, một nhà sản xuất vải buồm ở Boston, Massachusetts đã kiến nghị Quốc hội nên cho phép việc đăng ký nhãn hiệu.

Tuy nhiên, kiến nghị này đã không thông qua cho đến năm 1870, Đạo luật Nhãn hiệu Liên bang Hoa Kỳ đầu tiên được thông qua và nhãn hiệu đầu tiên

đã được đăng ký theo Đạo luật này tại Hoa Kỳ. Sau đó, với khởi đầu là Đức

vào năm 1874, Anh vào năm 1875, Nhật Bản vào năm 1884 và các quốc gia trên thế giới theo đó cũng lần lượt thơng qua các đạo luật nhãn hiệu. Có thể thấy, các nước phát triển, các cường quốc kinh tế hiện nay đều quan tâm và

thông qua pháp luật bảo hộ nhãn hiệu từ rất sớm (từ thế kỷ trước) [24].

Ngày nay, cùng với sự tiến bộ của khoa học — kĩ thuật các sản phẩm,

<small>dịch vụ được lưu thông với phạm vi rộng lớn không chỉ bó hẹp trong phạm</small>

vi mỗi quốc gia. Chính vì thế, việc định nghĩa và nhận dạng nhãn hiệu ngày càng được cụ thể hố và hình thành rõ ràng hơn; minh chứng dễ thấy nhất là sự hình thành của các Điều ước quốc tế có liên quan đến nhãn hiệu đã

<small>được hình thành.</small>

Vào tháng 3 năm 1883, Cơng ước Paris về bảo hộ sở hữu cơng nghiệp

đã được kí kết tại Paris. Việc bảo hộ nhãn hiệu theo công ước nảy được dựa

trên hai khía cạnh là: thiết lập những nguyên tắc bảo hộ chung cho tất cả các đối tượng sở hữu cơng nghiệp (trong đó có nhãn hiệu) và những quy định

<small>riêng vê chê độ bao hộ đôi với nhãn hiệu. Tuy nhiên, tại Công ước Paris mới</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

chỉ đưa ra các quy định liên quan đến nhãn hiệu mà chưa đưa được khái niệm cụ thể nhãn hiệu là gì.

Để hồn thiện hơn các quy định cịn thiếu của Cơng ước Paris, năm 1994 Điều ước quốc tế vô cùng quan trọng đã được thơng qua — đó chính là Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ

- TRIPS. Hiệp định này là điều ước quốc tế đầu tiên đưa ra khái niệm nhãn hiệu. Tại Khoản 1 Điều 15 của Hiệp định này có nêu rõ: Bất kỳ một dấu hiệu hoặc tơ hợp các dấu hiệu nào, có khả năng phân biệt hàng hoá hoặc dịch vụ

<small>của một doanh nghiệp này với hàng hoá hoặc dịch vụ của các doanh nghiệp</small>

khác đều có thé làm nhãn hiệu hàng hóa [27, Điều 15].

Định nghĩa đơn giản “nhãn hiệu” là một dấu hiệu chứa các yếu tố hình

ảnh, hình khối, hình vẽ, chữ số, chữ cái, từ ngữ hoặc các yếu tô đặc biệt hon

như âm thanh, mùi vị, ánh sáng. Các dấu hiệu này được gắn liền với các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ của các cá nhân tô chức kinh doanh, nhăm giúp cho

người tiêu dùng dễ dàng nhận diện và phân biệt được sản phẩm, dịch vụ của

<small>các doanh nghiệp khác nhau.</small>

1.1.2. Khái niém quyền sở hữu công nghiệp doi với nhãn hiệu

Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu là quyền của mỗi cá nhân, tổ chức có được đối với nhãn hiệu của họ sau khi nhãn hiệu được bảo hộ và

sử dụng. Chủ sở hữu sau khi đăng ký nhãn hiệu sẽ được xác lập các quyền cu thé như: quyền định đoạt nhãn hiệu, quyền ngăn cam những hành vi được xem là xâm phạm đối với nhãn hiệu, quyền sử dụng và cho phép người khác

<small>sử dụng nhãn hiệu.</small>

Quyền định đoạt nhãn hiệu mà chủ sở hữu có được sau khi đăng ký và được bảo hộ nhãn hiệu sẽ gồm quyền chuyển giao, chuyên nhượng quyền cho tổ chức cá nhân khác sở hữu va quan trọng nhất là được độc quyền khai thác

sau khi đăng ký xác lập quyền đối với nhãn hiệu.

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

Quyền ngăn cấm các hành vi được xem là xâm phạm đối với nhãn hiệu, cụ thé nhãn hiệu được bảo hộ là một tài sản trí tuệ, mọi hành động xâm phạm, sao chép, sử dụng trái phép đều sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

Quyền sử dụng và cho phép người khác sử dụng nhãn hiệu là quyền mà

chủ sở hữu được trực tiếp sử dụng hoặc cho phép người khác xử dụng thông

qua các hành vi như lưu thông, chào hang; tàng trữ, quảng cáo dé bán các sản

phẩm có chứa nhãn hiệu đã được đăng ký và bảo hộ; gan nhãn hiệu được bao hộ lên bao bì sản phẩm, dịch vụ trong hoạt động và các giao dịch kinh doanh;

nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu được bảo hộ.

<small>1.1.3. Chức năng của nhãn hiệu</small>

Trong giai đoạn cơng nghiệp hóa, hàng hóa được sản xuất hàng loạt và nhanh chóng do việc vận chuyên hàng hóa giữa các quốc gia khơng cịn khó

khăn. Người tiêu dùng bắt đầu dựa vào các nhãn hiệu dé quyết định nên mua hàng hoá và dịch vụ của nhà sản xuất nào, để từ đó đưa ra những đánh giá,

nhận định va so sánh các sản phâm với nhau trong quá trình sử dụng. Vì vậy,

<small>nhãn hiệu có các chức năng sau:</small>

<small>Một là, chức năng phân biệt của nhãn hiệu: Khả năng phân biệt củanhãn hiệu không chỉ giúp người tiêu dùng phân biệt được hàng hoá, dịch vụ</small>

của các t6 chức, các nhân khác nhau; mà còn giúp các doanh nghiệp sản xuất hàng hoá dịch vụ thể hiện tên tuổi của nhãn hàng, sản phẩm. Tạo động lực giúp doanh nghiệp đây mạnh và duy trì chất lượng sản phẩm nhằm đảm bảo sản phẩm mang nhãn hiệu có uy tín tốt. Chính vì vậy đây là chức năng cơ bản

và quan trọng nhất của nhãn hiệu

Nhãn hiệu có chức năng phân biệt giúp người tiêu dùng dễ dàng biết

được xuất xứ, đặc điểm sản phẩm; từ đó có sự so sánh giữa sản phẩm, dịch vụ

<small>của nhãn hàng này với nhãn hàng khác, dễ dàng đưa ra được sự lựa chọn và</small>

có được sự đánh giá trong quá trình sử dung sản phẩm, dịch vụ.

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

<small>Ngồi ra, chức năng phân biệt của nhãn hiệu cịn được sử dụng trong</small>

quá trình xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu, thông qua các dấu hiệu đặc biệt, riêng có của từng nhãn hiệu mà chuyên viên thâm định có thé đánh giá được khả năng cũng như phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu đó. Trong q trình đưa sản phẩm ra ngồi thị trường, khả năng phân biệt của

nhãn hiệu giúp người tiêu dùng nhận diện sản phẩm, dịch vụ mà họ mong

muốn tìm kiếm, dễ dàng định vị sản phẩm phù hợp với họ.

<small>Hai là, nhãn hiệu có chức năng quảng cáo: Quảng cáo giúp người tiêu</small>

dùng nhận diện được nhãn hiệu sản phẩm, mở rộng thì trường, nâng cao sự tin

cậy, tăng hiệu quả bán hàng và dé dàng tiếp cận tới nhiều đối tượng hơn.

Ngày nay, các doanh nghiệp đầu tư rất nhiều thời gian, tiền bạc vào tiếp thị dé xây dựng thương hiệu và đưa hình anh sản phẩm của doanh nghiệp mình đến gần hơn với người tiêu dùng. Để quá trình quảng bá diễn ra hiệu

quả nhất, khơng thể phủ nhận vai trị của nhãn hiệu, bởi nhãn hiệu giúp người tiêu dùng có ấn tượng, dé dàng ghi nhớ sản phẩm đã thấy trên quảng cáo.

Nhãn hiệu có thé thực hiện chức năng quảng cáo của nó thơng qua các

phương tiện như: báo giấy, báo mạng, tạp chí, tờ rơi sẽ được người tiêu dùng

ghi nhớ và tiếp cận thông qua thị giác; việc quảng cáo trên truyền hình, đài phát thanh được con người tiếp nhận thơng qua thính giác, thị giác; đối với các trường hợp tiếp thị sản phẩm dịch vụ thông qua quá trình trải nghiệm của khách hàng (vi du: dùng thử sản phẩm đồ ăn tại siêu thị) bên cạnh việc ghi nhớ và đón nhận sản pham thơng qua nhãn hiệu hình ảnh trên bao bì sản phẩm cịn thơng qua cảm nhận và đánh giá vị giác.

Ba là, nhãn hiệu có chức năng bảo chứng chất lượng, uy tín sản phẩm.

Khi một sản phẩm mang nhãn hiệu xuất hiện, có chỗ đứng trên thị trường và được nhiều người tiêu dùng biết tới, lúc đó doanh nghiệp có thể tăng giá sản phẩm dé phù hợp với tên tuổi nhãn hàng. Đối với một số doanh nghiệp, nhãn

<small>10</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

hiệu được ví như là thương hiệu giúp họ phát triển thị trường các sản phẩm

của mình một cách tốt nhất và nó trở thành yếu tố quyết định tới lựa chọn của

người tiêu dùng. Ví dụ hai chiếc túi hoàn toàn giống hệt nhau, được bán với mức giá hoàn toàn khác nhau chỉ bằng cách gắn thêm một mác của nhãn hàng Hermes (hãng túi lâu đời và nôi tiếng ở nhiều quốc gia trên thé giới).

Chính vì thế chức năng bảo chứng của nhãn hiệu đang ngày càng được

thé hiện rõ nét hơn, đặc biệt là đối với nhãn hiệu lâu đời và nổi tiếng ở trong, ngồi nước. Từ đó, thúc đây các tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hoá, dịch vụ

có ý thức hơn trong việc đưa các sản phẩm đến người tiêu dùng dé khang định được tên tuổi sản phâm thông qua nhãn hiệu đã được đăng ký.

<small>1.1.4. Phân loạt nhãn hiệu</small>

Mỗi nhãn hiệu khi đưa ra thị trường đều cần có các dấu hiệu đặc

trưng riêng để tạo được ấn tượng tri giác cho người tiêu dùng. Do đó, phân

loại nhãn hiệu có ý nghĩa cả về mặt lí luận và thực tiễn. Điều này khơng chỉ ảnh hưởng tới cảm nhận của người tiêu dùng về sản pham, dịch vụ mang nhãn hiệu mà còn ảnh hưởng tới quá trình đăng ký và thâm định nhãn hiệu. Phân loại nhãn hiệu dựa theo các yếu tô khi đăng ki bảo hộ: xét theo hình thức thể hiện; theo số lượng chủ thể của nhãn hiệu (nhãn hiệu cá nhân, nhãn hiệu liên kết); phụ thuộc vào mức độ nỗi tiếng (nhãn hiệu thường,

nhãn hiệu nồi tiếng); theo tính chất của nhãn hiệu (nhãn hiệu chứng nhận,

nhãn hiệu liên kết,...) [19, tr.100].

Luận văn tập trung phân tích dựa trên sự khác biệt về hình thức thể hiện

của nhãn hiệu: nhãn hiệu từ ngữ; nhãn hiệu chữ cái, chữ số; nhãn hiệu hình ảnh; nhãn hiệu hình khối; nhãn hiệu kết hợp; và nhãn hiệu đặc biệt.

<small>e Nhãn hiệu từ ngữ</small>

<small>Nhãn hiệu từ ngữ bảo gôm các dâu hiệu là sự kêt hợp giữa chữ cái có</small>

<small>11</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

thé phát âm thành từ, cum từ, câu, các don vi khác tao thành tiếng và sự kết hợp giữa các yếu tố này [19, tr.101].

Do những đặc tính đặc biệt sẵn có trong ý nghĩa của từ ngữ không

bao gồm chữ số, chữ cái, chữ thuộc các ngôn ngữ không thông dụng, trừ trường hợp các dấu hiệu này đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với

danh nghĩa một nhãn hiệu nên nhãn hiệu từ ngữ được sử dụng phổ biến

<small>hơn trên thị trường.</small>

Dấu hiệu từ ngữ có được ấn tượng thơng qua cả thính giác và thị giác

giúp dễ dàng tiếp cận và ghi nhớ hơn cho con người. Mặt khác, dấu hiệu từ

ngữ được thể hiện chính xác và tinh tế hơn dựa trên các đặc điểm của hàng

hoá, dịch vụ giúp doanh nghiệp thoả sức sáng tạo và lồng ghép lợi ích, nguồn sốc của sản phẩm vào nhãn hiệu trong quá trình quảng cáo.

Dựa trên hình thức thé hiện, nhãn hiệu từ ngữ được phân ra thành: những nhãn hiệu chi thé hiện từ ngữ theo nghĩa của nó do trong đơn yêu cầu

cấp văn băng bảo hộ không mô tả kiểu chữ thê hiện từ ngữ đó và những nhãn

hiệu được thực hiện với một phong cách đồ họa đặc biệt [19, tr.101]. Đối với

nhãn hiệu chỉ thé hiện từ ngữ, dạng nhãn hiệu này tập trung vào mặt phát âm

và ý nghĩa của từ; khơng dựa vào tính chất đồ hoạ của nhãn hiệu. Ví dụ như:

ADIDAS; Bình Minh; Sunhouse;... Đối với những nhãn hiệu được thé hiện với phong cách đồ hoạ thì những từ ngữ này thể hiện dưới các dạng phông chữ đặc biệt; cách bố trí các chữ cái khơng theo thé thơng thường: cũng như kích cỡ to nhỏ của từng chữ cái được sắp xếp trái với loggic để tạo được ấn

<small>tượng thị giác mạnh mẽ hơn cho người nhìn.</small>

<small>Theo cách của ban</small>

Hình 1.1: “Viettel” là nhãn hiệu từ ngữ được thé hiện với phong cách đồ họa

<small>12</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

Dựa trên phương thức tạo ra dấu hiệu, nhãn hiệu là từ ngữ cũng được phân chia thành: nhãn hiệu là những từ ngữ được lấy ra từ ngôn ngữ thông

thường và nhãn hiệu là những từ ngữ hư cấu [19, tr.101]. Đối với nhãn hiệu là những từ ngữ được lấy ra từ ngôn ngữ thông thường, nhãn hiệu này là các từ

<small>ngữ có nghĩa được sử dụng dưới dạng danh từ; tên riêng; địa danh. Ví dụ:</small> CHANEL, PHILIPS, AMAZON. Trong một sé trường hợp, nhãn hiệu từ ngữ dùng biểu trưng (hay tên gọi) của một loại đối tượng cho hàng hóa thuộc dạng đối tượng khác (APPLE là nhãn hiệu dùng cho điện thoại thông minh). Đối

với nhãn hiệu là những từ ngữ hư cấu, từ tự đặt, nhãn hiệu được tự tạo ra băng cách sáng tạo, lắp ghép từ để tạo ra những từ ngữ không có nghĩa. Ví dụ:

COCA COLA, FANTA, LAZADA,.... Những dấu hiệu này có khả năng phân

biệt cao hơn so với nhãn hiệu từ ngữ được lấy ra từ các ngôn ngữ thơng

thường do có tính độc đáo. Những nhãn hiệu là những từ hư cau tạo ra sự mới

<small>mẻ và độc đáo của hàng hoá, dịch vụ nên ngày càng được sử dụng rộng rãi</small>

trên thực tế.

Ngoài ra, nhãn hiệu từ ngữ còn ton tại dưới dạng đặc biệt là các solgan

(khẩu hiệu) được sử dụng chính trong hoạt động quảng cáo, giới thiệu sản

phẩm bởi nó mang ý nghĩa mơ tả sản phẩm, dịch vu, chủ thé ở dạng ngụ ý [19, tr.103]. Do vậy, những khẩu hiệu kinh doanh có thé được bảo hộ với tư

cách là nhãn hiệu hoặc một phần của nhãn hiệu nếu chúng đáp ứng đầy đủ những điều kiện khác của một nhãn hiệu. Ví dụ như câu slogan của nhãn hàng

giầy đép Bitis là “nâng niu ban chân Việt”. e Nhãn hiệu chữ cái, chữ số

Nhãn hiệu chữ cái, chữ số là các nhãn hiệu được cấu thành từ sự kết hợp giữa các chữ cái đơn lẻ không thể phát âm thành từ, hoặc chỉ chứa các chữ số [19, tr.104]. Ví dụ: KEC, CGV, 333,.... Ở Việt Nam, nhãn hiệu chỉ có số

đơn thuần do được đánh giá là khơng có khả năng phân biệt nên chưa được chấp nhận bảo hộ. Tuy vậy nhãn hiệu dạng này vẫn được áp dụng tương đối phơ biến.

<small>13</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

Hình 1.2: Nhãn hiệu “Bia 333” là nhãn hiệu chữ số

Những nhãn hiệu được cấu thành từ các chữ cái Latin có thể bao gồm chữ số, chữ cái nhưng không tạo ra được một từ có nghĩa, cụ thé là chỉ chứa một, hai kí tự chữ cái khơng thé phát âm hoặc chỉ gồm chữ số, một số kết hợp

<small>với một chữ được đánh giá là khơng có khả năng phân biệt và không được</small>

chấp nhận bảo hộ trừ khi được thiết kế dưới dạng đồ hoạ đặc biệt. Trường hợp nhãn hiệu được tạo ra từ việc ghép nhiều kí tự lại với nhau nhưng khơng được sắp xếp theo một quy luật xác định thì cũng được đánh giá là khơng có khả

năng ghi nhớ đối với người tiêu dùng và không được bảo hộ nhãn hiệu. e Nhấn hiệu hình vẽ, hình anh (dấu hiệu hình)

<small>Nhãn hiệu dạng hình vẽ, hình ảnh có tính nghệ thuật thơng quá cách</small>

trình bầy và hướng nhiều đến thị giác của người tiêu dùng. Đây là nhãn hiệu

<small>đạt được khả năng phân biệt thơng qua hình vẽ, hình ảnh động vật, thực vật,</small>

đồ vật và những đối tượng khác, hình dạng dưới bất kỳ hình thức nào. Chúng

Hình 1.3: Ví du cho nhãn hiệu hình vẽ, hình ảnh là hình quả táo cắn dở của thương hiệu “Apple” cho sản phẩm điện thoại, máy tính

<small>14</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

Đặc điểm của nhãn hiệu này thường có kết cấu gọn gàng, đơn giản chính vì thế việc sử dụng nhãn hiệu hình giúp sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp dé dang được đón nhận tại nhiều quốc gia trên thế giới. Nó có thé được đăng ký với các dạng thiết kế sinh động, nhiều màu sắc. Tuy nhiên hiện

nay, pháp luật Việt Nam chỉ chấp nhận bảo hộ nếu những nhãn hiệu đơn thuần là màu sắc như mảng màu, vệt màu mà không kết hợp với dấu hiệu chữ hoặc dấu hiệu hình nhưng đã được sử dụng rộng rãi trên thị trường và tự tạo

được ấn tượng với người tiêu dùng nhờ đó nhãn hiệu đã đạt được khả năng

phân biệt đối với hàng hóa và dịch vụ liên quan [19, tr.105].

e Nhãn hiệu hình khối

Nhãn hiệu hình khối có khả năng phân biệt cao do được hình thành từ

sự kết hợp giữa các yếu tố đường nét, hình ảnh và màu sắc trên khơng gian ba chiều [19, tr.105]. Một dấu hiệu là hình khối có thể được bảo hộ với tư cách là

kiểu đáng công nghiệp khi nó có hình dạng bên ngồi của ngun vẹn một sản pham; những nhãn hiệu mang yếu tố tách rời bên ngồi của sản phẩm hoặc thậm chí chi là những dấu hiệu trên bao bì sản phẩm thì sẽ được bảo hộ với tư cách là nhãn hiệu hình khối.

Hình 1.4: Nhãn hiệu hình khối được thể hiện dưới hai dạng: bao bì sản phẩm và hình dạng đặc biệt của một sản phẩm

Nhãn hiệu hình khối có thêm một số đặc tính nhất định như bao bì của hàng hóa phải phù hợp với tính chất của hàng hóa và phong cách của nhà sản xuất cũng như phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Trong trường hợp này,

<small>15</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

nó sẽ thực hiện đồng thời cả chức năng quảng cáo vì vậy các dấu hiệu từ ngữ, hình ảnh trên bao bì cũng cần cơ đọng, chính xác. Hiện nay, mới có một số quốc gia chấp nhận bảo hộ nhãn hiệu hình khối. Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam năm 2005 mới ghi nhận các quy định liên quan đến bảo hộ nhãn hiệu hình

khối, xong đến nay vẫn chưa có quy định cụ thể về phương thức đánh giá khả

<small>năng phân biệt của nhãn hiệu này.</small>

e Nhãn hiệu kết hợp

Nhãn hiệu kết hợp là nhãn hiệu được tạo nên bởi cả dấu hiệu chữ và dau hiệu hình. Những dấu hiệu này được thé hiện đen trang hay kết hợp ca màu sắc. Hình ảnh và từ ngữ trong nhãn hiệu có thể lồng ghép hoặc tách

rời. Chúng được liên kết với nhau về cả hình thức và nội dung. Khi các yếu

tố này kết hợp lại sẽ tạo nên một chỉnh thể thống nhất và bổ sung ý nghĩa

<small>cho nhau [19, tr.106].</small>

Hình 1.5: Nhãn hiệu hình con cá sấu, phía dưới có dịng chữ “lacoste”

là nhãn hiệu kết hợp

Khả năng phân biệt của nhãn hiệu kết hợp được đánh giá khi dấu hiệu chữ và dấu hiệu hình đều có khả năng phân biệt và tạo thành tổng thé có khả năng phân biệt; nếu dấu hiệu kết hợp khơng có hoặc ít có khả năng phân biệt

nhưng cách thức kết hợp độc đáo, tạo ra an tượng riêng biệt; hoặc đạt được

<small>khả năng phân biệt trong quá trình sử dụng thì vẫn được coi là có khả năng</small>

<small>phân biệt.</small>

Sự kết hợp giữa các yếu tố hình khối và từ ngữ hoặc hình ảnh thường

<small>16</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

có sức biéu đạt và tính phân biệt cao nên những nhãn hiệu kết hợp chứng tỏ được khả năng phân biệt nôi trội và được áp dụng phổ biến loại nhãn hiệu này

trong hoạt động thực tiễn.

e Nhãn hiệu đặc biệt (nhãn hiệu phi truyền thống: âm thanh, mùi vi) Nếu các dấu hiệu ở dạng từ ngữ, chữ cái, chữ số, hình vẽ, hình ảnh, hình khối, nhãn hiệu kết hợp là những dấu hiệu có thé nhìn thấy được, tức là

người tiêu dùng có thé cảm nhận được bang thi giác, thì nhãn hiệu đặc biệt là những dấu hiệu có thê được cảm nhận bởi các cơ quan giác quan khác của con

<small>người như thính giác, vi giác, khứu giác [19, tr. 106].</small>

Nhãn hiệu âm thanh là các nhãn hiệu ma con người có thé cảm nhận thơng qua khả năng thính giác. Loại nhãn hiệu này có thể bao gồm một đoạn

nhạc, một đoạn âm thanh, tiếng người nói (các từ được phé nhạc), tiếng động.

<small>Nhãn hiệu âm thanh thường được nộp dưới dạng bản ghi âm. Ví dụ: nhạcchng điện thoại của hãng Nokia.</small>

Nhãn hiệu mùi hương được thừa nhận là có khả năng phân biệt nếu khơng mang tính chức năng, thể hiện hay mơ tả mùi vị của sản phẩm. Nói cách khác mùi hương được bảo hộ trong các trường hợp đặc biệt, đối với các sản phẩm dịch vụ vốn không có mùi hương hoặc có mùi hương nhưng khơng

đặc biệt sẽ không thể đăng ký bảo hộ. Nhãn hiệu mùi hương được con người cảm nhận và đánh giá thông qua khứu giác, chính vì thế khi đăng kí loại

nhãn hiệu này cần chứng minh khả năng phân biệt của nó thơng qua sản phẩm cu thé đề thấy được tính đặc trưng của sản phẩm, dich vụ mang nhãn

<small>hiệu mùi hương.</small>

Nhãn hiệu vi giác là nhãn hiệu mà con người có thể cảm nhận thơng

qua việc sử dụng vị giác (nếm thử). Một nhãn hiệu vi giác dé được coi là có

khả năng phân biệt trước hết nó khơng được mang tính mơ tả hay thể hiện

<small>chức năng của sản phâm.</small>

<small>17</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

Tuy nhiên các nhãn hiệu này không được bảo hộ rộng rãi tại nhiều quốc gia trên thé giới. Tại Việt Nam, Quốc hội mới chính thức cơng nhận bảo hộ nhãn hiệu âm thanh tại lần sửa đổi, bố sung sở hữu trí tuệ

<small>vào tháng 6/2022.</small>

1.2. Khái quát chung về khả năng phân biệt của nhãn hiệu

1.2.1. Khái niệm về khả năng phân biệt của nhãn hiệu

Bên cạnh việc đưa ra khái niệm về nhãn hiệu thì việc tìm hiểu về khả năng phân biệt của nhãn hiệu là nội dung không thể thiếu khi nghiên cứu về nhãn hiệu được bảo hộ. Bản chất và vai trò của nhãn hiệu là dùng dé phan biét

san pham, dich vu cùng loại do các chu thể khác nhau đưa ra thị trường; vì

vậy mặc dù khơng có một khái niệm chính thức hoặc định nghĩa chung về khả năng phân biệt của nhãn hiệu trong pháp luật của mỗi quốc gia, nhưng khái

niệm này sẽ được hiểu thông qua các quy định cụ thể về đánh giá khả năng phân biệt dé kết luận một nhãn hiệu có đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ hay khơng.

Nhìn chung, khả năng phân biệt được xem xét đến trong bối cảnh bảo hộ nhãn

hiệu là đề cập đến khả năng dựa vào các dấu hiệu được sử dụng trong nhãn

hiệu dé người tiêu dùng có thể lựa chọn được đúng sản phẩm, dịch vụ do nhà

cung cấp mà mình muốn tìm mua; đây cũng là mục đích sử dụng nhãn hiệu

của nhà sản xuất, kinh doanh để sản phẩm, dịch vụ của mình được nhận biết

<small>một cách dễ dàng, ghi nhớ trong tâm trí người tiêu dùng trên thị trường hàng</small>

hóa ngày càng đa dạng và có sự cạnh tranh khốc liệt.

Nhãn hiệu hàng hoá, dịch vụ khi đưa ra thị trường cần chứa các yếu tố,

dau hiệu đặc biệt để người tiêu dùng có thể ghi nhớ sản pham và dé dàng so sánh các sản phẩm cùng loại từ các nhà sản xuất khác nhau. Điều này thể hiện

thơng qua dấu hiệu có thé nhận diện được sử dụng trên bao bì sản phẩm, dịch

<small>vụ. Ngồi ra, cịn xét dựa trên cùng chủng loại hàng hố, được bán ở cùngmột kênh thương mại.</small>

<small>18</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

Đối với các yếu tố người tiêu dùng có thé phân biệt thơng qua các giác quan như hình ảnh, chữ cái và cả âm thanh thì nhãn hiệu đăng ký cần có những thiết kế riêng thể hiện được không chỉ là cách gọi tên của sản phẩm mà cịn là cách bồ trí các u tố hình ảnh trên bao bì gây ấn tượng về thị giác cho người tiêu dùng; đối với nhãn hiệu âm thanh là ấn tượng về thanh điệu, phát âm tạo ấn tượng và mức độ ghi nhớ nhất định cho người tiêu dùng trong quá trình tiếp xúc với sản phâm, dịch vụ ngồi thị trường.

Tuy nhiên hai nhãn hiệu có thê tương tự nhau nhưng khơng cùng nhóm sản phẩm dịch vụ sẽ khó có khả năng gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Chính vì thế bên cạnh việc xem xét tới việc phân biệt nhãn hiệu thông qua cách thé hiện, một nhãn hiệu được đánh giá có khả năng phân biệt hay khơng cịn được đánh giá dựa trên sản phẩm dịch vụ mang nhãn hiệu. Nếu nhãn hiệu

tương tự nhau dễ gây nhằm lẫn mà lại được gắn trên cùng sản phẩm, dịch vụ hoặc được gan trên các san phẩm dịch vụ có cùng kênh thương mai thì sẽ bi coi

là khơng có khả năng phân biệt, dé gây ra sự nhằm lẫn cho người tiêu dùng.

Từ đó có thé định nghĩa khả năng phân biệt của nhãn hiệu là một số yếu

tố độc đáo, dễ nhận biết hoặc là nhiều yếu tố nhỏ lẻ Song kết hợp tạo thành

một tổng thé độc đáo giúp cho người tiêu dùng dé dang phân biệt và lựa chọn

<small>trong quá trình sử dụng.</small>

1.2.2. Ý nghĩa của việc xúc định khả năng phân biệt của nhấn liệu

Việc xác định khả năng được bảo hộ của nhãn hiệu hay xác định dấu

hiệu có được chấp nhận bảo hộ với tư cách là nhãn hiệu hay không là yếu tố cần và đủ dé xét một nhãn hiệu có đủ tiêu chuẩn được bảo hộ trên thị trường hay không. Đồng thời là cơ sở đối chiếu các nhãn hiệu trùng nhau trên thị trường dé có biện pháp xử lý xâm phạm quyền bảo hộ đối với nhãn hiệu một

cách phù hợp nhất. Đây cũng là tiền đề dé chọn lọc, đánh giá trước khi đưa ra

<small>kêt luận vê một nhãn hiệu, khả năng “sơng sót” và phát triên của nó trên thị</small>

<small>19</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

trường không chỉ ở trong nước mà cả trên thị trường quốc tế.

<small>Việc xác định phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu được hình thành và đưa ra</small>

trên cơ sở đã biết về khả năng phân biệt của nhãn hiệu. Phạm vi bảo hộ được

xác định bao gồm mẫu nhãn; danh mục sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu và

phạm vi lãnh thô quốc gia. Đối với phần mẫu nhãn, phạm vi bảo hộ là phần mẫu nhãn hiệu không bao gồm các yếu tổ bị loại trừ; yếu tổ đó có thê liên kết chặt chẽ với các bộ phận cịn lại hoặc khơng làm mất đi khả năng phân biệt của chính nhãn hiệu đó. Nếu thuộc vào trường hợp khơng làm ảnh

hưởng đến khả năng phân biệt của nhãn hiệu thì nhãn hiệu vẫn được bảo hộ nhưng sẽ được ghi rõ bị loại trừ bảo hộ đối với dấu hiệu nào (ví dụ: đối với

nhãn hiệu “Bún bị Tún” cho dịch vụ nhà hàng, nhãn hiệu này vẫn được bảo

hộ nhưng sẽ loại trừ phần chữ “bún bị” do mang tính mô tả). Đối với phạm

vi bảo hộ của nhãn hiệu xét theo danh mục sản phẩm, dịch vụ mang nhãn

<small>hiệu là phạm vi nhãn hiệu đó chỉ được bảo hộ trong phạm vi nhóm ngành</small>

sản phâm, dịch vụ mà chủ đơn đăng ký. Ngoài ra phạm vi bảo hộ rộng nhất

mà nhãn hiệu có là trong phạm vi lãnh thổ của một quốc gia, điều này có nghĩa tại mỗi quốc gia khác nhau nhãn hiệu cần phải nộp lại đơn đăng ký

theo yêu cầu của từng quốc gia.

Khả năng phân biệt của nhãn hiệu ảnh hưởng trực tiếp tới tính cạnh tranh của một một sản pham hàng hố, dịch vụ trên thị trường, bởi nó giúp cho các nhãn hiệu không bị trùng hoặc tương tự khiến cho người tiêu dùng có

thể phân biệt được các sản phẩm khác nhau trên thị trường; tăng tính cạnh

tranh và nhận diện cho sản phẩm của doanh nghiệp.

Dé một nhãn hiệu được bảo hộ, thể hiện bằng việc nhãn hiệu đó được

cơ quan có thâm quyền cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu thì việc dấu hiệu được

sử dụng làm nhãn hiệu được đánh giá là có khả năng phân biệt là điều quan trọng nhất. Nếu không vượt qua được tiêu chí đảm bảo khả năng phân biệt thì

<small>20</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

khơng một dấu hiệu nào có thé được cấp văn bang bảo hộ nhãn hiệu. Cụ thé hơn là khi hai dấu hiệu có các yếu tố trùng hoặc tương tự nhau đều dùng cho các sản phẩm trùng hoặc tương tự thì chắc chăn khơng một cơ quan nào cấp văn bằng bảo hộ cho cả hai nhãn hiệu đó. Việc cấp văn bằng bảo hộ chỉ có thê được thực hiện khi hai dấu hiệu này phải được chỉnh sửa để đảm bảo

người tiêu dùng có thé phan biét mot cach dé dang hai nhãn hiệu đó do hai chủ thể sản xuất, kinh doanh khác nhau sở hữu và sử dụng. Nói tóm lại khả năng phân biệt là yếu tố quyết định để một dấu hiệu có được cấp văn bằng

bảo hộ đối với nhãn hiệu hay không.

<small>1.2.3. Phương thức xác định khả năng phân biệt của nhấn hiệu</small>

Khả năng phân biệt của nhãn hiệu trước hết phải kế đến phạm vi dấu hiệu được bảo hộ gom các tiêu chí như: được tao thành từ một hoặc một số

yêu tố dé nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thé dễ nhận biết, dé ghi nhớ và không thuộc các trường hợp “Nhãn hiệu bị coi

<small>là khơng có khả năng phân biệt” mà pháp luật quy định.</small>

<small>Ngoài việc xác định khả năng phân biệt của nhãn hiệu thông qua các</small>

dau hiệu cơ bản và chung nhất, có thé sử dụng phương pháp loại trừ dé xác

<small>định nhãn hiệu có khả năng phân biệt hay khơng thơng qua việc đánh giá dựa</small>

trên các trường hợp nhãn hiệu bị coi là khơng có khả năng phân biệt bao gồm: Một là, Xác định phạm vi những dấu hiệu có thé được bảo hộ với tư cách là nhãn hiệu. Như định nghĩa về nhãn hiệu là các dấu hiệu tạo thành từ

nhiều yếu tố khác nhau, chính vì thế những dấu hiệu được bảo hộ là nhãn hiệu sẽ gồm tất cả các dấu hiệu mà con người có thể cảm nhận, đánh giá bằng các giác quan của cơ thể: nhãn hiệu nhìn thấy được, nhãn hiệu khơng nhìn thấy được như mùi hương, âm thanh, hương vi. Trong đó nhãn hiệu nhìn thấy được

là loại nhãn hiệu truyền thống dé dang phân tích, đánh giá được kha năng phân biệt của loại nhãn hiệu này. Trong khi đó, nhãn hiệu khơng nhìn thấy

<small>21</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

được bằng mắt thường hay còn thường được gọi là nhãn hiệu phi truyền thống là khó đánh giá được khả năng phân biệt hơn, bởi nó khơng hữu hình, xuất

hiện ngay trên sản phẩm, dịch vụ mà nó an hiện, được chứa trong sản phẩm,

dịch vụ, phần lớn được người tiêu dùng nhận ra khi đã sử dụng sản phẩm,

dịch vụ hoặc khi theo dõi phần quảng cáo giới thiệu sản phẩm.

<small>Hai là, xác định khả năng tự phân biệt trên hai phương diện là hình</small>

thức và nội dung. Về hình thức, các nhãn hiệu bị coi là khơng có khả năng tự phân biệt nếu như nhãn hiệu chỉ duoc thé hiện dưới dạng hình và hình học

đơn giản, chữ số, chữ cái hay chữ thuộc các ngôn ngữ không thông dụng. Về nội dung, nhãn hiệu là các dấu hiệu, biểu tượng quy ước, hình vẽ hoặc tên gọi thơng thường của hàng hố, dịch vụ bằng ngôn ngữ được nhiều người biết tới và thường xuyên sử dụng; các nhãn hiệu là dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm,

phương thức sản xuất, chủng loại, số lượng, chất lượng, thành phần, cơng

dụng, đặc tính có tính mơ tả đối với sản phẩm, dịch vụ; hay dấu hiệu chỉ

nguồn gốc địa lý của hàng hoá cũng được coi là khơng có khả năng phân biệt.

Ba là, đánh giá khả năng phân biệt trong tương quan với các đối tượng

khác, nhãn hiệu bị cho là khơng có khả năng phân biệt nếu dấu hiệu không

phải là nhãn hiệu liên kết nhưng trùng hoặc tương tự đến mức gây nhằm lẫn

<small>với nhãn hiệu của người khác, hoặc nhãn hiệu trùng với nhãn hiệu đã được sử</small>

<small>dụng và thừa nhận rộng rãi cho hàng hoá, nhãn hiệu của người khác; trùng</small>

hoặc tương tự với tên thương mại; trùng hoặc tương tự đến mức gây nhằm lẫn với nhãn hiệu được coi là nỗi tiếng của người khác; trùng hoặc tương tự đến

mức gây nhằm lẫn đối với các chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ. Ngồi ra cịn đánh giá mức độ trùng hoặc tương tự dựa trên kiểu dáng công nghiệp cũng như quyền tác giả. Việc trùng hoặc tương tự đến mức gây nhằm lẫn với các

loại nhãn hiệu khác đang được bảo hộ hoặc đã có mặt trên thị trường phần lớn là do dấu hiệu từ ngữ tương đồng, bồ trí hình ảnh giống nhau, cách phát âm

<small>22</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

tương tự khiến cho người tiêu dùng đễ dàng nhằm lẫn giữa các sản phẩm, dịch vụ này. Trong khi đó, đánh giá mức độ trùng hoặc tương tự đến mức gây nhằm lẫn giữa chi dẫn địa lý dang được bảo hộ và một nhãn hiệu phan lớn là

thông qua dấu hiệu ti ngữ chỉ nguồn gốc dễ gây hiểu nhầm cho người tiêu

dùng về nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm, dịch vụ đó. Đối với tên thương

mại, người tiêu dùng thường nhằm lẫn nhãn hiệu và tên thương mai do cả hai

thường được gan trên bao bì, biển hiệu của các sản phẩm dịch vu; chính vì thé

nếu nhãn hiệu mang tên gọi hay cách viết tương tự với tên thương mại của người khác có thể gây ra hiểu nhằm về chủ sở hữu sản xuất sản phẩm mang nhãn đó. Đối với kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu trùng hoặc tương tự tại đây thường là các nhãn hiệu hình khối do tính chất đặt thù của kiểu dáng cơng nghiệp là dạng mặt ngoài của sản phẩm. Giữa nhãn hiệu và quyền tác giả

thường được đánh giá mức độ trùng hoặc tương tự thông qua tên gọi, chữ viết

<small>và đơi khi là cả hình ảnh trong trường hợp là các hình vẽ trong truyện tranh,</small>

<small>truyện chứa hình ảnh minh hoa.</small>

Bon là, khả năng phân biệt của nhãn hiệu trong tương quan với các điều kiện khác. Các điều kiện khác bao gồm hình quốc kỳ, quốc huy của các quốc gia của các nước; biéu tượng cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tơ chức chính trị, t6 chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội

- nghề nghiệp, tô chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Việt Nam va tổ chức quốc tế; với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình anh của lãnh tụ, anh

hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài; dấu chứng nhận, dau kiểm tra, dau bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có u cầu khơng được sử dung; và các dấu hiệu gây ra sự hiểu lầm, hiểu sai lệch, gây

nhằm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, cơng dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng

<small>hóa, dịch vụ. Đơi với nhãn hiệu có phân hình ảnh hoặc tên nhãn trùng với</small>

<small>23</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

một trong các yếu tố nêu trên sẽ được coi là không có khả năng phân biệt, với tên gọi, hình ảnh trùng hoặc tương tự gây nhằm lẫn với hình ảnh quốc huy, quốc kì, huy hiệu của quốc gia, cơ quan tổ chức thế giới hay tên các vị lãnh tụ, người nổi tiếng bởi nó có thể ảnh hưởng đến danh tiếng của những

tô chức, cá nhân này. Đối với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành

dễ dàng bị nhằm lẫn với hình ảnh, hình vẽ trên nhãn hiệu; bên cạnh đó, các

dấu hiệu khác mang ý chỉ nguồn gốc không đúng với nơi xuất xứ của hàng

<small>hố, dịch vụ đăng ký mang nhãn cũng khơng được bảo hộ do sẽ gây ra cách</small>

hiểu sai lệch cho người tiêu dùng.

1.3. Khả năng phân biệt của nhãn hiệu theo các Điều ước Quốc tế

Trong tiến trình hội nhập quốc tế, để đảm bảo cho các doanh nghiệp trong nước cũng như các doanh nghiệp nước ngồi có thé tiến hành đăng kí nhãn hiệu một cách thuận lợi, Việt Nam đã tham gia vào hầu hết tất cả các

Điều ước Quốc tế liên quan tới nhãn hiệu.

<small>e Công óc Paris</small>

Công ước Paris 1883 về bảo hộ sở hữu công nghiệp — một trong những Công ước Quốc tế đa phương quan trọng về sở hữu công nghiệp; là văn kiện

được áp dụng đối với sở hữu công nghiệp theo nghĩa rộng nhất, bao gồm bằng

sáng chế, đăng ký nhãn hiệu, kiểu dáng cơng nghiệp, kiêu mẫu hữu ích, nhãn

hiệu dịch vụ, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý và ngăn chặn cạnh tranh không

lành mạnh. Thỏa thuận quốc tế này là bước quan trọng đầu tiên được thực hiện dé giúp người sáng tao đảm bao rang các tác phẩm trí tuệ của họ được

bảo hộ ở các quốc gia khác.

Công ước Paris được ký kết năm 1883 tại Paris, được sửa đổi tại

<small>Brussels năm 1900, tai Washington năm 1911, tại The Hague năm 1925, tạiLondon năm 1934, tại Lisbon năm 1958 và tại Stockholm năm 1967, và đượcsửa đơi vao năm 1979. Ban đâu có sự tham gia cua 11 nước, nhưng đên ngày</small>

<small>24</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

15/9/2005 số lượng thành viên đã lên tới 169 (Việt Nam tham gia năm 1981). Công ước Paris ra đời với mục đích nhằm xây dựng các điều kiện có lợi cho việc cấp văn bằng bảo hộ cho chủ sở hữu công nghiệp là công dân, pháp nhân của nước này ở nước khác thuộc thành viên công ước trên cơ sở ngun tắc

<small>tơn trọng luật sở hữu trí tuệ của nước thành viên.</small>

Trong Công ước Paris, từ Điều 6 đến Điều 10 là các quy định liên quan

tới nhãn hiệu hàng hố. Tuy nhiên Cơng ước Paris về bảo hộ nhãn hiệu hàng

hóa khơng quy định các điều kiện nộp đơn và đăng ký nhãn hiệu mà dành

việc này cho pháp luật quốc gia của các nước thành viên. Một khi nhãn hiệu được đăng ký tại một nước thành viên, đăng ký đó sẽ độc lập với bất kì đăng ký nào (có thé có) tại bat cứ nước thành viên nào khác, kế cả nước xuất xứ. Do đó, nếu đăng ký nhãn hiệu bị mat hiệu lực tại một nước thành viên thi cũng sẽ không ảnh hưởng đến hiệu lực của đăng ký nhãn hiệu đó tại các nước

<small>thành viên khác.</small>

Khi nhãn hiệu đã được đăng ký hợp lệ tại nước xuất xứ, người đăng ký

nhãn hiệu đó có thể nộp đơn bảo hộ ở các nước khác với hình thức ban đầu của nhãn hiệu đó. Tuy nhiên, đăng ký có thé bị từ chối trong một số trường

hợp nhất định, chang hạn như nhãn hiệu có kha năng xâm phạm quyền đã

<small>đăng ký của các bên thứ ba, nhãn hiệu khơng có khả năng phân biệt, nhãnhiệu trái với đạo đức hoặc trật tự cơng cộng hoặc nhãn hiệu có khả năng lừa</small>

dối công chúng. Nhãn hiệu khi đã đăng ký bảo hộ sẽ được sử dụng cho đến khi hết thời hạn hiệu lực; trừ trường hợp chủ sở hữu không chứng minh được

<small>lí do chính đáng của việc khơng có hoạt động sử dụng nhãn hiệu.</small>

Tuy nhiên nếu nhãn hiệu được đăng ký hoặc sử dụng với ý định xấu, sẽ không được hạn chế thời hạn yêu cầu huỷ bỏ đăng ký hoặc ngăn cắm sử dụng. Tương tự, mỗi nước thành viên phải từ chối đăng ký hoặc cắm sử dụng các

<small>nhãn hiệu chứa các biêu tượng quôc gia và các dâu hiệu chính thức mà khơng</small>

<small>25</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

được phép, với điều kiện các dấu hiệu, biểu tượng đó đã được thơng báo cho

<small>Ban thư ký cua WIPO. Quy định tương tự cũng áp dụng cho huy hiệu, cờ, các</small>

biểu tượng khác, các chữ viết tat và tên của các tơ chức quốc tế liên Chính phủ. Cụ thé, việc này được quy định tại Diéu 6°” của Cơng ước có nêu

ra “Nhãn hiệu: Các điều cam liên quan đến quốc huy, dấu kiểm tra chính thức và biểu tượng của các tổ chức liên Chính phú” [31, Điều 6°]. Điều này có nghĩa, cơ quan có thầm quyên sẽ phải từ chối đăng ký bảo hộ đối với nhãn hiệu chứa quốc huy, quốc kỳ hoặc các biểu tượng quốc gia khác của các nước

Liên minh, bao gồm cả tên viết tắt, tên day đủ của các tổ chức quốc tế liên Chính phủ mà có một hoặc nhiều nước thành viên của Liên minh tham gia; các dấu hiệu kiểm tra xác nhận hoặc bảo đảm chính thức được các nước đó chấp nhận, và bất cứ sự bắt chước nào mang đặc điểm của các yếu tố trên mà

không được sự cho phép của các cơ quan có thâm quyền.

Cơng ước Paris khơng quy định chỉ tiết và cụ thê các điều kiện hay khả

năng bảo hộ đối với nhãn hiệu mà dé pháp luật của các quốc gia tự do quy

định (trừ trường hợp liên quan tới quốc huy, dấu kiểm tra chính thức và biểu tượng của các tơ chức liên Chính phủ). Cơng ước Paris chỉ chủ yếu quy định

về khả năng bảo hộ đối với một nhãn hiệu được nộp đơn quốc tế hoặc các

<small>trường hợp cạnh tranh không lành mạnh.e Hiệp định TRIPs</small>

Hiệp định TRIPs ra đời trong tình trạng pháp luật đang thiếu khả năng giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế liên quan đến quyền sở hữu trí

tuệ của các cơng ước quốc tế và các tổ chức quốc tế. Cùng với đó là sự phát

triên mạnh mẽ của thương mại quốc tế đối với những sản phẩm có hàm lượng

trí tuệ cao, địi hỏi những cấu trúc và giải pháp mới. Việc xâm phạm qun sở

hữu trí tuệ đối với hành vi bn bán hàng giả, hàng nhái ngày càng nhiều và

<small>có nhiêu điêu kiện phát triên do sự khác biệt của các quôc gia vê điêu kiện</small>

<small>26</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

bảo hộ và hiệu lực quyền sở hữu trí tuệ dẫn tới một số tranh chấp thương mại và hành động của một số quốc gia xung đột với qui tắc đối xử quốc gia nêu

<small>trong các Công ước Paris và Berne.</small>

Hiệp định TRIPs là điều ước quốc tế đa phương về sở hữu trí tuệ,

thương mại quốc tế của tơ chức thương mại thế giới, được ký kết vào ngày 15

<small>tháng 12 năm 1993 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 1995.</small>

Hiệp định TRIPs là Hiệp định về các khía cạnh thương mại liên quan

đến quyền sở hữu trí tuệ, là một thỏa thuận pháp lí quốc tế giữa tất cả các

quốc gia là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), nó đặt ra các tiêu chuẩn tối thiểu cho quy định của quốc gia về nhiều hình thức sở hữu trí tuệ như áp dụng cho các công dân của các quốc gia thành viên WTO khác.

Hiệp định TRIPs được thiết lập với ý nghĩa là một phần những thỏa

<small>thuận thương mai đa phương trong vịng dam phan Uruguay trong khn</small>

khổ thỏa thuận chung về thuế quan và thương mại (GATT). Đây là lần đầu

tiên khía cạnh thương mại của quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương

mại quốc tế được đàm phán trong khuôn khổ GATT. Hiệp định TRIPs là phụ lục 1C của thỏa thuận thiết lập tô chức WTO được thơng qua ngày 15

tháng 4 năm 1994 và có hiệu lực với tất cả các thành viên WTO ngày 01

<small>tháng 01 năm 1995.</small>

Hiệp định TRIPs đặt ra nhăm mục tiêu bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ phải góp phan thúc day cải tién cơng nghệ, chuyển giao và phố biến

công nghệ, đảm bảo quyền lợi của các nhà sản xuất và những người sử dụng

kiến thức công nghệ phục vụ cho kinh tế, xã hội cũng như bảo đảm sự cân

băng giữa các quyền và nghĩa vụ.

Tại đây, Hiệp định TRIPs giành riêng mục 2 để đưa ra các quy định về “Nhãn hiệu hàng hoá”. Tại Điều 15 Hiệp Định quy định đối tượng có khả

<small>năng bảo hộ là nhãn hiệu hàng hố gơm các đôi tượng sau:</small>

<small>27</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

Bat kỳ dấu hiệu hoặc tơ hợp dấu hiệu nào có khả năng phân biệt hang

<small>hoá hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp với hàng hoá hoặc dịch vụ của các</small>

doanh nghiệp khác, đều có thé làm nhãn hiệu hang hố. Gồm cả các từ, tên riêng, các chữ cái, chữ số, các yếu tố hình hoạ và tổ hợp các mau sắc cũng

như tơ hợp bat kỳ của các dấu hiệu đó, phải có khả năng được đăng ký là nhãn

hiệu hàng hố có khả năng tự phân biệt. Đồng thời cũng quy định “các thành

viên có thé quy định điều kiện dé các dấu hiệu được đăng ký phải là dấu hiệu

nhìn thấy được” [27, Điều I5].

<small>Ngồi ra, cơng nhận các trường hợp quy định khả năng được đăng kýphụ thuộc vào việc sử dụng. Tuy nhiên, không được coi việc sử dụng thực sự</small>

nhãn hiệu hàng hoá là điều kiện để nộp đơn đăng ký. Điều này có nghĩa là khi

bản thân các dấu hiệu khơng có khả năng phân biệt hàng hố hoặc dịch vụ thì

<small>nhãn hiệu được đăng ký phụ thuộc vào “tính phân biệt đạt được thơng quaviệc sử dụng”, một nhãn hiệu khi được đem ra ngoài thị trường sử dụng đủ</small>

lâu để tự tạo được sự khác biệt và khả năng ghi nhớ cho người tiêu dùng thì có thể đăng kí bảo hộ sau q trình sử dụng đó. Quy định này tạo điều kiện cho các nhãn hiệu ít có khả năng phân biệt nhưng vẫn mong muốn đưa nhãn

hiệu này ra thị trường, tuy nhiên đây cũng là điểm bat cập nếu quy định này

được sử dụng không đúng cách sẽ gây ra khó khăn trong q trình thẩm định

và đánh giá các nhãn hiệu về sau. Một nhãn hiệu dé có thé được bảo hộ thông qua việc sử dụng là việc nhãn hiệu đó nếu ngay từ đầu đem đi đăng ký khả năng bị từ chối sẽ cao do bản thân nhãn hiệu đó khơng phải là các dau hiệu dễ

nhận biết, dé ghi nhớ tới mức người tiêu dùng có thể coi đó là nhãn hiệu dé thơng qua đó tìm mua sản phẩm, dịch vụ mà mình cần. Tuy nhiên những dau

hiệu ban đầu vốn không đủ khả năng phân biệt này được chủ sở hữu sử dụng

trong một thời gian dài kết hợp với việc họ đầu tư cơng sức và kinh phí vào

<small>28</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

để quảng cáo, dần dần trong tâm trí người tiêu dùng dấu hiệu đó ln gắn với

sản phẩm, dịch vụ nào đó tới mức người tiêu dùng có thể dựa vào dấu hiệu đó

tìm được đúng sản phẩm, dịch vụ mà mình cần lựa chọn.

Có thé thấy, khả năng năng phân biệt của nhãn hiệu trong Hiệp định TRIPs được đề cập đến rất cơ bản: bất kỳ một dấu hiệu, hoặc tổ hợp các dấu

<small>hiệu nào, có khả năng phân biệt hàng hoá hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp</small>

với hàng hoá hoặc dịch vụ của các doanh nghiệp khác, đều có thể làm nhãn

hiệu hàng hố. Điều này được nhắc tới bao gồm cả trường hợp các từ ngữ, kể cả tên riêng, các chữ cái, chữ SỐ, các yếu tố hình hoạ và tơ hợp các mau sắc cũng như tổ hợp bat kỳ của các dấu hiệu đó, phải có khả năng được đăng ký là nhãn hiệu hàng hoá. Tuy nhiên, đây lại là tiền đề quan trọng để pháp luật của

quốc gia dễ dàng quy định về khả năng phân biệt của nhãn hiệu được rõ ràng, cụ thê và không bị xung đột với các Điều ước Quốc tế có hiệu lực.

1.4. Khả năng phân biệt của nhãn hiệu theo pháp luật một số quốc gia Luật sở hữu trí tuệ nói chung và khả năng bảo hộ đối với nhãn hiệu nói

riêng có hiệu lực bảo vệ theo lãnh thổ. Chính vì thé, ngoài việc dựa trên một số quy định chung qua các ký kết về Điều ước Quốc tế và Hiệp định liên quan

đến Sở hữu trí tuệ, pháp luật của mỗi quốc gia về sở hữu trí tuệ lại ít nhiều có sự “vênh lệch” dé phù hợp hơn với nền kinh tế, xã hội của quốc gia đó.

<small>© Tại Hoa Kỳ</small>

Các vấn đề liên quan đến nhãn hiệu tại Hoa Kỳ được điều chỉnh bởi Đạo luật Lanham (Lanham Act) - Luật về Nhãn hiệu ban hành năm 1946 và được sửa đổi nhiều lần trong quá trình áp dụng (lần sửa đổi gần đây nhất là

ngày 7/10/2016). Trong Luật này có hai quy phạm liên quan đến định nghĩa

về nhãn hiệu có phần nào đó khác nhau [20, tr.3]

Trong phần định nghĩa, Luật này quy định: Thuật ngữ nhãn hiệu là bao

gồm bat kỳ từ, tên gọi, biéu tượng, hay hình vẽ, hoặc sự kết hợp giữa chúng

<small>29</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

mà được sử dụng bởi một người, hoặc được một người chắc chăn có ý định sử dụng nó trong thương mại và xin đăng ký theo quy định của pháp luật, dé xác định và phân biệt hàng hóa của người đó [2, Điều 1].

Theo quy định đó, các yếu tổ được cơng nhận trong khái niệm nhãn

hiệu chỉ bao gồm những yếu tô truyền thống như tên gọi, biéu tượng, hình vẽ hay sự kết hợp giữa chúng mà thôi. Các yếu tố mới khơng mang tính chất truyền thống nhưng vẫn có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại

<small>của các doanh nghiệp khác nhau như âm thanh, mùi,... dường như chưa đượcbao trùm trong định nghĩa này.</small>

Tuy nhiên, do nhu cau phát triển mạnh mẽ va đa dang của nền kinh tế, Hoa Kỳ là một trong những nước đầu tiên trên thế giới công nhận và cho đăng ký các nhãn hiệu chứa đựng các yếu tố mới (âm thanh, mùi vị,... hay còn gọi là nhãn hiệu phi truyền thống). Thực tiễn này diễn ra là nhờ việc giải thích một điều khoản có tính mở trong Điều 2 Luật Nhãn hiệu năm 1946 của Hoa Kỳ. Trong điều khoản này có quy định: “Khơng có nhãn hiệu nào có khả

<small>năng phán biệt hàng hóa của người nộp đơn với những hàng hóa cua những</small>

người khác lại bị từ choi đăng kỷ vào số đăng ky...” [2, Điều 2]. Theo tinh

thần của điều khoản này, bất kỳ dấu hiệu nào, khơng phân biệt định hình hay khơng định hình nếu có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các doanh nghiệp thì đều có thé được coi là nhãn hiệu, miễn là nó có khả năng phân biệt.

<small>e Tai Châu Âu (EU)</small>

Việc một nhãn hiệu được đăng ký ở Châu Âu sẽ diễn ra theo một quy

trình rất phức tạp, bởi vì Châu Âu khơng chỉ có một quốc gia mà bao gồm

nhiều quốc gia khác nhau thuộc vào Liên minh Châu Âu. Để đăng ký nhãn hiệu, người nộp đơn cần thực hiện tại Cơ quan sở hữu trí tuệ Cộng đồng

chung Châu Âu (EUIPO — European Union Intellectual Property Office).

Ở EU, ngoài hệ thống đăng ký bảo hộ nhãn hiệu trực tiếp ở mỗi quốc

<small>30</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

gia, cịn có Nhãn hiệu Liên minh châu Âu (European Union Trade Mark, viết tắt là EUTM) hình thành từ năm 1996, và tự động áp dụng nếu nước nào gia

<small>nhập EU. Vậy nên, việc một nhãn hiệu được xét là có khả năng phân biệt và</small>

được bảo hộ tại Châu Âu tức là nhãn hiệu đó được bảo hộ tại 27 quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu (EU). Chính vì thế việc đăng ký và xét duyệt nhãn

hiệu sẽ được thực hiện tại Cơ quan sở hữu trí tuệ Cộng đồng chung Châu Âu (EUIPO — European Union Intellectual Property Office). Tuy nhiên, chỉ cần một quốc gia từ chối, nhãn hiệu này sẽ mất hiệu lực trong cả EU. Trong

trường hợp này, chủ nhãn hiệu có thé chuyên đơn EUTM thành nhiều don đăng ký tại từng quốc gia mà mình muốn. Ngày ưu tiên của đơn vẫn được lẫy từ đơn EUTM. Do hệ thống đăng ký nhãn hiệu ở từng quốc gia hoàn toàn độc lập với hệ thống EUTM nên chủ nhãn hiệu có thể đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ở

từng quốc gia, hoặc EUTM, hoặc cả hai; điều này phụ thuộc vào chiến lược

kinh doanh của từng doanh nghiệp đề quyết định.

Hiện nay, hệ thống Luật nhãn hiệu của EU sau khi sửa đối, Nhãn hiệu Liên minh Châu Âu đã loại bỏ yêu cầu bắt buộc nhãn hiệu phải được thể hiện dưới dạng hình ảnh, mà nhãn hiệu có thể thể hiện bằng cứ hình thức nào thông qua việc sử dụng những công nghệ hiện hành; miễn sự thé hiện là rõ ràng và chính xác. Do đó nhãn hiệu được đăng ký và bảo hộ tại Châu Âu có thé là nhãn hiệu âm thanh, nhãn hiệu chuyển động (Motion mark), nhãn hiệu đa phương tiện (Multimedia mark), và các nhãn hiệu phi truyền thống

<small>khác. [32], [33].</small>

Đối với khả năng phân biệt nhãn hiệu tại các quốc gia thuộc EU bên

cạnh các quy định cơ bản cịn có quy định về thực tế đánh giá nhãn hiệu đen

trắng và nhãn hiệu màu theo EUIPO. Cụ thé, trước đây, một số quốc gia Châu Âu thừa nhận rằng việc bảo hộ nhãn hiệu đen trăng là bảo hộ rộng nhất, tức là bao gồm cả phạm vi bảo hộ nhãn hiệu đó khi thé hiện dưới dạng kết hợp mau

<small>31</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

sắc khác nhau. Tuy nhiên một số quốc gia khác lại cho rằng nhãn hiệu được bảo hộ như thế nào thì phạm vi bao hộ giới hạn cũng chỉ như vậy, tức là bảo hộ đen trắng thì phạm vi bảo hộ cũng chỉ trong giới hạn đen trắng và tương tự với nhãn hiệu màu sắc. Dé hài hoà pháp luật liên quan đến vấn dé này, Liên minh Châu Âu đã tạo ra một quy định chung giữa các quốc gia Châu Âu như

sau: thứ nhất, thông qua đánh giá về khả năng ưu tiên của nhãn hiệu; thứ hai,

đánh giá nhãn hiệu đen trăng và nhãn hiệu màu miễn là có sự trùng hoặc

tương tự đến mức gây nhằm lẫn thì sẽ khơng được bảo hộ.

<small>® Tai Nhật Ban</small>

Cơ quan Sở hữu trí tuệ Nhật Bản định nghĩa: Nhãn hiệu là dấu hiệu

nhận biết được người kinh doanh sử dụng dé phân biệt sản phẩm và dịch vụ

của mình với sản phẩm và dịch vụ của người khác (các công ty khác). Nhãn

hiệu truyền thống bao gồm chữ cái, hình học, biểu tượng, hình ba chiều hoặc

kết hợp của các yếu tố này. Ngoài ra, từ tháng 4/2015, Nhật Bản cũng chấp

nhận nhãn hiệu với các dấu hiệu chuyền động, hình ảnh ba chiều, màu sắc, âm

<small>thanh và vi trí.</small>

Ngồi các khả năng phân biệt đối với nhãn hiệu, pháp luật về Sở hữu trí tuệ tại Nhật Bản cịn có các quy định vé “sử dụng nhãn hiệu”. Cụ thể tại Nhật Bản có quy định: một nhãn hiệu tại Nhật Bản có thé bị hủy bỏ nếu

không được sử dụng trong thời gian liên tục 03 năm kể từ ngày cấp bằng.

Điều này cho thấy rằng, một nhãn hiệu tại Nhật Bản ngoài việc được bảo

hộ nếu có khả năng phân biệt, nhãn hiệu đó cịn cần phải được sử dụng

thực tế trên thị trường mới có thé được cơng nhận là một nhãn hiệu đang

ton tại và được bảo hộ [4].

Có thê thấy cả ở Mỹ, Nhat Bản và Liên minh Chau Âu đều đã công

nhận và bảo hộ đối với nhãn hiệu phi truyền thống như âm thanh, mùi

<small>hương,... Điêu này giúp mở rộng phạm vi bao hộ đôi với nhãn hiệu được</small>

<small>32</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

đăng ký. Trên thực tế, tại các quốc gia này đã ghi nhận các đơn đăng ký nhãn

<small>hiệu cho trường hợp này. Ví dụ như: tại Hoa Kỳ có bảo hộ mùi hương kẹo cao</small>

su cho sản phẩm Chất lỏng làm sạch kim loại trong công nghiệp [IC 004]. Hay đối với nhãn hiệu được bảo hộ âm thanh tiếng nói của con người đang lắc

lắc "YAHOO" cho dịch vụ máy tính và dịch vụ máy tính trực tuyến [IC 042]

<small>có chủ đơn là Yahoo !, Inc.</small>

<small>33</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

KET LUẬN CHƯƠNG 1

Dé làm sáng tỏ các van dé lý luận liên quan đến khả năng phân biệt của nhãn hiệu theo luật sở hữu trí tuệ, trong Chương 1, luận văn đã đề cập những van đề cơ bản nhất của nhãn hiệu, quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn

hiệu, nhất là tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận chung về khả năng phân biệt của nhãn hiệu bao gồm khái niệm, phân loại nhãn hiệu theo khả năng

<small>phân biệt của nhãn hiệu, phương thức xác định khả năng phân biệt của nhãn</small>

hiệu. Đồng thời việc nghiên cứu về khái niệm, các cách phân loại nhãn hiệu ý

nghĩa, vai trò trong việc xác lập quyền sở hữu công nghiệp.

<small>Thông qua việc nghiên cứu, đánh giá khả năng phân biệt của nhãn hiệu</small>

theo các điều ước quốc tế va theo pháp luật một số quốc gia khác như Hoa Ki, EU, Nhật Bản, Chương 1 cho thấy được sự giống và khác nhau trong việc

đánh giá khả năng phân biệt của nhãn hiệu. Điều này giúp các cá nhân, tổ chức học hỏi, mở rộng hơn các điều kiện bảo hộ nhãn hiệu, nhất là ý thức hơn

trong việc tự bảo vệ quyền đối với những “đứa con tinh thần” của mình và

<small>của người khác.</small>

Kết quả nghiên cứu Chương 1 là cơ sở, tiền đề cho q trình làm rõ, phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam về khả năng phân biệt của

nhãn hiệu và thực tiễn áp dụng trong Chương 2. Từ đó, luận văn nêu ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao khả năng phân biệt của nhãn hiệu theo pháp luật về sở hữu trí tuệ tại Việt Nam trong Chương 3.

<small>34</small>

</div>

×