Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Tóm tắt: Khác biệt giới trong ứng phó với thiên tai của nông dân Nam Trung Bộ (Nghiên cứu trường hợp xã Phước Nam, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (628.58 KB, 28 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

<b>HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI </b>

<b>ĐẶNG THANH NHÀN </b>

<b>KHÁC BIỆT GIỚI TRONG ỨNG PHÓ VỚI THIÊN TAI CỦA NÔNG DÂN NAM TRUNG BỘ </b>

<b>(Nghiên cứu trường hợp xã Phước Nam, huyện Thuận Nam </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI: HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI </b>

<b>Người hướng dẫn khoa học 1: PGS.TS. Vũ Mạnh Lợi Người hướng dẫn khoa học 2: PGS.TS. Trần Thị Minh Thi </b>

Phản biện 1: GS.TS Lê Ngọc Hùng

Phản biện 2: PGS.TS Nguyễn Thị Kim Hoa Phản biện 3: PGS.TS. Trịnh Văn Tùng

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại Học viện Khoa học xã hội Vào

hồi……..giờ…….phút, ngày……tháng…..năm 2024

Có thể tìm hiểu luận án tại:

- Thư viện Quốc gia Việt Nam

<b>- Thư viện Học viện Khoa học xã hội </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài </b>

Việt Nam là một trong số những quốc gia dễ bị tổn thương nhất trên thế giới trước sự tàn phá của thiên tai, cụ thể là đối mặt với những hiểm họa đặc biệt do mực nước biển dâng cao, bão và lũ lụt, hạn hán...Thiên tai cũng đặt ra những thách thức ngày càng nghiêm trọng đối với ngành nông, lâm, ngư nghiệp (WB, 2022).

Các nghiên cứu trong những năm gần đây đã chỉ ra rằng thiên tai đã tạo thêm gánh nặng cho người nông dân trong cả hoạt động sản xuất lẫn công việc gia . Trong bối cảnh đó, phụ nữ nông dân nghèo ở khu vực nông thôn, miền núi và dân tộc thiểu số là đối tượng dễ bị tổn thương hơn cả do đặc điểm sinh kế và vai trò giới của họ trong gia đình, cộng đồng và xã hội. Những hạn chế trong việc tiếp cận các nguồn lực như đất đai, tài sản đảm bảo, cơ hội học hành... cũng là những yếu tố khiến phụ nữ chịu ảnh hưởng nhiều hơn và gặp khó khăn hơn so với nam giới trong ứng phó với thiên tai (Oxfam, United Nation, 2009; Ủy ban Khoa học, công nghệ và Môi trường của Quốc hội, Unifem, 2010; Omari, K., 2010; ADB, 2015; Đặng Thanh Nhàn, 2021; UN Women, 2021; IPCC, 2022; Phan Thị Hồn, 2023).

Giới và ứng phó với thiên tai có mối liên hệ khơng thể tách rời bởi giới luôn hiện hữu trong những tác động của thiên tai và hiệu quả ứng phó với thiên tai chịu ảnh hưởng của yếu tố giới (Oxfam, United Nation, 2009; ADB, 2015; UN Women, 2021). Chính vì vậy, nghiên cứu về “Khác biệt giới trong ứng phó với thiên tai của nơng dân” là thực sự cần thiết trong bối cảnh hiện nay.

<b>2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu </b>

<i><b>2.1. Mục đích nghiên cứu </b></i>

Luận án nghiên cứu thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến khác biệt giới trong ứng phó với thiên tai của nơng dân tại xã Phước Nam, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận. Trên cơ sở đó đề xuất một số khuyến nghị nhằm phát huy năng lực ứng phó của mỗi giới trong

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

công tác giảm thiểu tác động tiêu cực của thiên tai.

<i><b>2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu </b></i>

Luận án tập trung làm sáng tỏ một số nhiệm vụ cơ bản sau: - (1). Xác định cơ sở lý luận nghiên cứu về khác biệt giới trong ứng phó với thiên tai.

- (2). Tìm hiểu về tình hình thiên tai và những tác động của thiên tai đối với sản xuất nông nghiệp ở xã Phước Nam, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận.

- (3). Tìm hiểu thực trạng ứng phó với thiên tai của nam và nữ nông dân ở xã Phước Nam trong hoạt động sản xuất nông nghiệp.

- (4). Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến khác biệt giới trong ứng phó với thiên tai của nơng dân ở xã Phước Nam trong hoạt động sản xuất nông nghiệp.

- (5). Đưa ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó với thiên tai của nam và nữ nông dân trong lĩnh vực nông nghiệp một cách hiệu quả, bền vững.

<b>3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án </b>

<i><b>3.1. Đối tượng nghiên cứu </b></i>

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Khác biệt giới và các yếu tố ảnh hưởng đến khác biệt giới trong ứng phó với thiên tai của nơng dân.

<i><b>3.2. Khách thể nghiên cứu </b></i>

Khách thể nghiên cứu của đề tài là: Nam, nữ nông dân ở xã Phước Nam, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận.

Khách thể tham gia khảo sát bảng hỏi là chủ hộ hoặc vợ/chồng của chủ hộ gia đình, trực tiếp tham gia sản xuất hoặc đảm nhiệm chính trong hoạt động sản xuất nơng nghiệp của hộ gia đình.

Khách thể tham gia phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm là chủ hộ hoặc vợ/chồng của chủ hộ gia đình, trực tiếp tham gia sản xuất hoặc đảm nhiệm chính trong hoạt động sản xuất nông nghiệp của hộ gia đình và các cán bộ đại diện chính quyền địa phương, đại diện Ban

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; cán bộ Hội nơng dân, cán bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ

<i><b>3.3. Phạm vi nghiên cứu </b></i>

<i>Phạm vi về nội dung </i>

<i>Luận án tìm hiểu khác biệt giới trong ứng phó với thiên tai của </i>

nông dân trong sản xuất nông nghiệp ở xã Phước Nam (cụ thể là ứng phó của nông dân trong lĩnh vực trồng trọt và chăn ni đối với hai loại hình thiên tai chủ yếu ở địa phương là hạn hán và lũ lụt).

<i>Phạm vi về không gian </i>

Nghiên cứu này thu thập thông tin tại một xã vùng Nam Trung Bộ - xã Phước Nam, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận. Đây là một xã thuần nông (đời sống người dân chủ yếu dựa vào trồng trọt và chăn ni). Trong khoảng 10 năm tính đến thời điểm khảo sát, Phước Nam là một trong những xã chịu ảnh hưởng nặng nề bởi thiên tai, đặc biệt là hạn hán và lũ lụt. Các nhận định, kết luận trong nghiên cứu này là cho trường hợp của địa bàn thực hiện khảo sát, khơng hàm ý mang tính đại diện cho địa bàn khác.

<i>Phạm vi về thời gian </i>

Nghiên cứu được tiến hành trong thời gian từ năm 2017 đến năm 2019

<b>4. Câu hỏi nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu </b>

<i><b>4.1. Câu hỏi nghiên cứu </b></i>

- Thiên tai có tác động như thế nào đến hoạt động sản xuất nông nghiệp của nông dân xã Phước Nam?

- Thực trạng ứng phó với thiên tai và khác biệt giới trong ứng phó với thiên tai của nông dân xã Phước Nam như thế nào?

- Những yếu tố nào tác động đến sự khác biệt giới trong ứng phó với thiên tai của nông dân xã Phước Nam?

<i><b>4.2. Giả thuyết nghiên cứu </b></i>

Luận án được thực hiện nhằm kiểm chứng các giả thuyết đặt ra là:

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

- Thiên tai, cụ thể là hạn hán và lũ lụt có tác động tiêu cực đến hoạt động sinh kế trong nông nghiệp của nông dân, làm giảm năng suất, sản lượng nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi) và làm tăng gánh nặng công việc cho cả nam và nữ.

- Nam và nữ nông dân tham gia nhiều hoạt động ứng phó với thiên tai trong đó nữ tham gia nhiều hoạt động cũng như dành nhiều thời gian hơn trong các hoạt động ứng phó với thiên tai trong đời sống và sản xuất nơng nghiệp.

- Có nhiều yếu tố tác động đến khác biệt giới trong ứng phó với thiên tai của nông dân xã Phước Nam, trong đó các yếu tố có tác động rõ nét phải kể đến là các yếu tố liên quan đến đặc điểm nhân khẩu-xã hội của cá nhân như độ tuổi, học vấn; các yếu tố liên quan đến đặc điểm hộ gia đình (chủ hộ; số thế hệ; số năm kết hôn; mức sống) và các yếu tố liên quan đến cộng đồng: dân tộc; khn mẫu giới, chính sách, truyền thơng về ứng phó với thiên tai và bình đẳng giới ở địa phương.

<b>5. Đóng góp của luận án </b>

Nghiên cứu về ứng phó với thiên tai là một chủ đề thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu đến từ các lĩnh vực khác nhau như xã hội học, môi trường, phát triển bền vững... Tuy nhiên, khác biệt giới trong ứng phó với thiên tai lại là một chiều cạnh nghiên cứu chuyên sâu còn thiếu vắng các dữ liệu thực nghiệm. Mặc dù luận án vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định và các phân tích vẫn cịn mang tính mơ tả nhưng về cơ bản, luận án đã cung cấp những tri thức khoa học đáng tin cậy về chủ đề giới trong ứng phó với thiên tai.

Luận án áp dụng cách tiếp cận giới để tìm hiểu, phân tích thực trạng ứng phó của nơng dân với thiên tai thông qua các hoạt động sản xuất nông nghiệp.

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

Thứ hai, từ việc tiếp cận giới, tiếp cận nguồn lực và văn hóa, luận án chỉ ra một số yếu tố tác động đến khác biệt giới trong ứng phó với thiên tai của nơng dân.

Thứ ba, luận án cung cấp các luận cứ khoa học để đưa ra những chương trình can thiệp, chính sách phù hợp để nâng cao năng lực ứng phó với thiên tai của nam, nữ nơng dân.

<b>6. Ý nghĩa thực tiễn của luận án </b>

<i><b>Ý nghĩa khoa học </b></i>

Nghiên cứu vận dụng các quan điểm tiếp cận giới, tiếp cận nguồn lực và văn hóa trong việc luận giải những khác biệt giới trong ứng phó với thiên tai ở lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.

Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần kiểm chứng sự phù hợp của các cách tiếp cận lý thuyết nghiên cứu khi vận dụng phân tích các yếu tố về nguồn lực. Đó là các yếu tố liên quan đến đặc điểm nhân khẩu xã hội của cá nhân, đặc điểm gia đình và khn mẫu giới, chính sách của địa phương có ảnh hưởng đến khác biệt giữa nam và nữ nông dân trong ứng phó với thiên tai. Qua đó, luận án làm phong phú và hoàn thiện thêm tri thức khoa học trong nghiên cứu giới và ứng phó với thiên tai. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo về cùng chủ đề.

<i><b>Ý nghĩa thực tiễn </b></i>

Luận án đóng góp tri thức về thực trạng và những yếu tố tác động đến khác biệt giới trong ứng phó với thiên tai của nơng dân xã Phước Nam, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận trong lĩnh vực sinh kế nông nghiệp.

Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cung cấp những luận chứng, luận cứ khoa học về khác biệt giới trong ứng phó với thiên tai, qua đó giúp đưa ra những gợi ý chính sách nhằm giảm thiểu bất bình đẳng giới, nâng cao hiệu quả ứng phó với thiên tai và phát triển bền vững.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

Nghiên cứu được thực hiện ở địa bàn xã Phước Nam, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận, vì vậy kết quả nghiên cứu có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo đối với các cơ quan, ban ngành của địa phương. Ngoài ra, luận án cũng có thể được dùng làm tài liệu phục vụ cho quá trình tham khảo, nghiên cứu, giảng dạy và học tập trong bộ môn xã hội học về giới, xã hội học môi trường, quản lý rủi ro thiên tai.

<b>7. Nội dung, kết cấu của luận án </b>

Kết cấu của luận án bao gồm 4 chương (ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục)

- Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu

- Chương 2: Cơ sở lý luận, địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu

- Chương 3: Tác động của thiên tai và khác biệt giới trong ứng phó với thiên tai của nơng dân xã Phước Nam

- Chương 4: Các yếu tố tác động đến khác biệt giới trong ứng phó với thiên tai của nơng dân xã Phước Nam

<i><b>8. Hạn chế của luận án </b></i>

Về phương pháp thu thập dữ liệu: Mặc dù đã rất cố gắng điều tra bổ sung để tăng mẫu nghiên cứu định lượng, tuy nhiên tác giả nhận thấy, số lượng mẫu như vậy vẫn còn khá khiêm tốn bởi để phân tích về khác biệt giới trong ứng phó với thiên tai, tác giả dự kiến sẽ tách riêng dữ liệu để phân tích theo giới và với mỗi giới như vậy thì lượng mẫu vẫn chưa đủ lớn để đưa ra một bảng phân tích mơ hình hồi qui đa biến thực sự thuyết phục. Nghiên cứu này mới chỉ thu thập được ý kiến trả lời của chủ hộ hoặc vợ/chồng chủ hộ gia đình mà chưa thu thập được ý kiến của cả vợ và chồng hoặc các thành viên nam, nữ khác trong gia đình cũng tham gia các hoạt động sản xuất nông nghiệp trong gia đình: bởi trên thực tế, thiên tai không phải là vấn đề của riêng ai mà nó tác động đến tồn bộ

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

các thành viên trong hộ gia đình. Hơn nữa, mức độ ảnh hưởng đến từng cá nhân trong hộ gia đình khơng hồn tồn giống nhau và mỗi người có những ứng phó khác nhau dựa trên nguồn lực vật chất và phi vật chất sẵn có của họ. Việc chỉ phỏng vấn một người đại diện trong hộ gia đình chưa thực sự phản ánh đầy đủ thực trạng khi muốn đánh giá khác biệt giới trong ứng phó với thiên tai của nơng dân. Có thể nói, khơng phải tất cả người dân trong địa bàn nghiên cứu hay các thành viên trong mỗi hộ gia đình đều có mức độ chịu tổn thương như nhau dưới tác động của thiên tai và không phải tất cả họ đều có chiến lược ứng phó giống nhau. Mỗi giới, mỗi con người cụ thể lại có cách thức ứng ứng phó khác nhau phù hợp với khả năng của mình. Bảng hỏi chưa thực sự khai thác được một cách tồn diện các thơng tin khác biệt giới giữa các thành viên nam/nữ trong cùng một gia đình về ứng phó với thiên tai mà mới chỉ thu thập thông tin thông qua ý kiến chủ quan của NTL.

Luận án thực hiện khảo sát ở một xã và chủ yếu tìm hiểu về khác biệt giới trong ứng phó của nơng dân với hai loại hình thiên tai phổ biến, gây thiệt hại nhiều cho hoạt động trồng trọt và chăn nuôi ở địa phương là hạn hán và lũ lụt. Chính vì vậy, kết quả nghiên cứu của luận án khơng mang tính đại diện mà chỉ nhằm nhận diện và phát hiện vấn đề ở một địa bàn nghiên cứu cụ thể trong phạm vi hẹp.

<b>Chương 1 </b>

<b>TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU </b>

<b>1.1. Chiều cạnh giới trong tác động của thiên tai đến sản xuất nông nghiệp </b>

Thiên tai là một thách thức rất lớn đối với mục tiêu phát triển bền vững và bình đẳng giới. Mối liên hệ giữa bình đẳng giới với thiên tai ngày càng được thừa nhận ở các nước đang phát triển trong những năm gần đây. Thiên tai cũng được chứng minh là có những tác động

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

xấu đến đời sống người dân, đặc biệt là phụ nữ ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số (BRIGDE, 2008; Dankelman, 2010; Goh, 2012; ADB, 2015; Segnestam, 2017; Nguyễn Trường Giang, 2018; Võ Anh Kiệt, 2019).

Phụ nữ thường đảm nhiệm các vai trò khác nhau trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, quản lý tài nguyên thiên nhiên và đảm bảo dinh dưỡng cho các thành viên trong hộ gia đình. Sự phụ thuộc lớn vào đất đai, nguồn tài nguyên thiên nhiên để đảm bảo sinh kế chính là nguyên nhân khiến cho phụ nữ dễ bị tổn thương trước thiên tai hơn so với nam giới (FAO, 2005; Nguyễn Tuấn Anh và cộng sự, 2012). Thiên tai là một trong những nguyên nhân làm gia tăng thêm gánh nặng mưu sinh và chăm sóc gia đình cho phụ nữ (Segnestam, 2017; Nguyễn Trường Giang, 2018; UN Women 2021).

<b>1.2. Giới trong ứng phó với thiên tai </b>

Các nghiên cứu về giới trong ứng phó với thiên tai ở các cộng đồng dân cư khác nhau đã cho thấy có sự khác biệt về giới trong trải nghiệm và ứng phó với thiên tai. Phụ nữ không phải là nạn nhân, đối tượng thụ động trước thiên tai mà họ là thành phần chủ động, tích cực

<b>trong cơng tác ứng phó với thiên tai. </b>

<b>1.3. Các yếu tố tác động đến khác biệt giới trong ứng phó với thiên tai </b>

<b>Sở hữu nguồn lực vật chất để ứng phó với thiên tai </b>

Hiệu quả ứng phó với thiên tai của người dân phụ thuộc vào nguồn vốn mà cá nhân, gia đình và cộng đồng đó sở hữu (Nguyễn Tuấn Anh và cộng sự, 2012; Phan Thị Hoàn, 2023). Trong khi nam giới chiếm ưu thế hơn trong kiểm sốt các nguồn lực giúp duy trì và phát triển sinh kế (Keller.J, 2002; Nelson, 2015; Oxfam, 2017).

<b>Cơ hội tiếp cận thông tin, kiến thức và nhận thức về thiên tai </b>

Các nghiên cứu đã chỉ ra, việc tiếp cận tốt nguồn thông tin và được tham gia các lớp tập huấn sẽ góp phần nâng cao hiểu biết, nhận thức về trách nhiệm bảo vệ môi trường, tài nguyên, sinh kế cũng như

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

nâng cao khả năng ứng phó với thiên tai của người dân (Nguyễn Ngọc Lý, Nguyễn Thị Anh Thu và cộng sự, 2017; Đặng Thanh Nhàn, 2021). Hay, việc lựa chọn chiến lược ứng phó với thiên tai và thích ứng với BĐKH phụ thuộc vào khả năng tiếp cận thơng tin, kiến thức và sự sẵn có của nguồn lực và cá nhân, nhóm sở hữu (Vũ Phương Ly, 2017). Tuy nhiên, do đặc điểm phân công lao động trong gia đình nên phụ nữ ít tham gia tập huấn kiến thức sản xuất và phòng chống thiên tai hơn so với nam giới.

<b>Trình độ học vấn </b>

Nghiên cứu đã chỉ ra, trình độ học vấn cũng là một rào cản để nữ nơng dân có thể đa dạng hóa sinh kế để gia tăng thu nhập để ứng phó với thiên tai. Do hạn chế tiếp cận giáo dục và đào tạo nên phụ nữ có xu hướng lựa chọn các biện pháp thích nghi, cải tạo nguồn thu nhập từ chính sinh kế nơng nghiệp hơn là di cư tìm kiếm việc làm khác (Vũ Phương Ly, 2017; Oxfam, 2017; Hoa Le Dang và cộng sự, 2022).

<b>Quyền quyết định trong gia đình </b>

Việc phụ nữ chưa được bình đẳng trong việc ra quyết định và tiếp cận nguồn lực tài chính một cách chính thống, sở hữu đất đai, tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giáo dục đào tạo, thông tin… làm giảm cơ hội giải phóng phụ nữ và làm chậm tiến trình hướng đến bình đẳng giới, tạo khoảng cách giới lớn hơn (Keller.J, 2002; Nelson, 2015; Oxfam, 2017; Yufang và cộng sự, 2017; Nguyễn Song Tùng, 2017).

<b>Phân cơng lao động theo giới trong gia đình </b>

Để ứng phó với thiên tai, vai trị kinh tế của cả nam giới và phụ nữ đều mở rộng. Những định kiến và khuôn mẫu giới trong giáo dục cộng thêm những trách nhiệm và công việc của phụ nữ và trẻ em gái phải đảm nhiệm là những yếu tố làm giảm cơ hội được học tập, tham gia vào các hoạt động tạo thu nhập. Qua đó làm trầm trọng hơn những ảnh hưởng tiêu cực của thiên tai đối với họ và họ

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

cũng gặp khó khăn lớn hơn trong việc ứng phó với thiên tai (Oxfam & UNDP. 2009; Omari, K., 2010; WB, 2012; Đặng Nguyên Anh và cộng sự. 2016; Phan Thị Hoàn, 2023).

<b>Mạng lưới xã hội </b>

Mối quan hệ vốn xã hội từ lâu đã được công nhận là một thành phần quan trọng trong việc giải quyết các tác động bất lợi của thiên tai (Adger, 2001; Nguyễn Tuấn Anh và cộng sự, 2012; Nguyen Trung Kien và cộng sự, 2020).

Mạng lưới xã hội được coi là một kênh trợ giúp quan trọng đối với những người tìm kiếm cơ hội chuyển đổi nghề để ứng phó với những tác động của thiên tai. Phụ nữ nơng thơn có xu hướng ít chuyển đổi nghề và di cư lao động hơn so với nam giới do vai trò giới truyền thống trong gia đình và họ cũng bị hạn chế hơn trong các mối quan hệ xã hội kể từ sau khi kết hôn, sinh con và nuôi con nhỏ (Đặng Thanh Nhàn, 2021; 2023).

<b>Thu nhập, mức sống </b>

Thu nhập trung bình của phụ nữ cũng cho thấy kém hơn nam giới và họ cũng bị hạn chế trong khả năng thương lượng và ít các nguồn lực để đối phó với thiên tai (Singh, Svensson, & Kalyanpur, 2010). Chant (1997) cho rằng hầu hết các hộ gia đình do phụ nữ làm chủ hộ đang sống trong cảnh nghèo đói và tình trạng này ảnh hưởng đến khả năng ứng phó của họ so với các hộ gia đình có chủ hộ là nam giới.

<b>Yếu tố thể chế, văn hóa </b>

Văn hóa, lịch sử và khn mẫu xã hội đóng một vai trị quan trọng trong việc định hình bất bình đẳng giới. Sự phân chia vai trò giới trong cấu trúc xã hội truyền thống, đặc biệt các xã hội phụ hệ làm tăng tính dễ bị tổn thương trước thiên tai cũng như hạn chế khả năng ứng phó với thiên tai của phụ nữ (Sapiie, 2017; Segnestam, 2017).

<b>1.4. Giới trong các chính sách liên quan đến ứng phó với thiên tai </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

Chính phủ Việt Nam đã xây dựng một khung chính sách khá đầy đủ và toàn diện về ứng phó với thiên tai và bình đẳng giới. Trong thời gian gần đây những cam kết và giải quyết các vấn đề về giới trong bối cảnh thiên tai ngày càng cụ thể, rõ ràng hơn. Tuy nhiên, vấn đề giới vẫn thường được coi là một vấn đề bổ sung trong công tác ứng phó với thiên tai và việc thực thi các khung pháp lý hiện hành; xây dựng các văn bản pháp lý mới về giảm nhẹ

<b>rủi ro thiên tai có lồng ghép giới chưa thực sự hiệu quả. </b>

Tóm lại, các nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt về giới trong trải nghiệm và ứng phó với thiên tai. Phụ nữ là thành phần tích cực,

<b>chủ động trong cơng tác ứng phó với thiên tai. </b>

Có một số yếu tố ảnh hưởng đến sự khác biệt giới trong ứng phó với thiên tai bao gồm: việc sở hữu nguồn lực vật chất, đất đai; cơ hội tiếp cận thông tin, kiến thức và nhận thức về thiên tai; trình độ học vấn; quyền quyết định trong gia đình; phân cơng lao động theo giới trong gia đình; mạng lưới xã hội; thu nhập, mức sống và các yếu tố liên quan đến thể chế, văn hóa. Các nghiên cứu cho thấy, vẫn còn tồn tại những định kiến về vai trị của nam và nữ trong cơng tác ứng phó với thiên tai.

Mặc dù mối quan tâm đến vấn đề lồng ghép giới trong các chính sách cũng như cơng tác giảm nhẹ rủi ro thiên tai đang ngày càng tăng lên ở trong nước cũng như quốc tế, nhưng vẫn còn tồn tại nhiều thách thức. Việc thực thi các khung pháp lý hiện hành và các kế hoạch hành động liên quan đến giảm nhẹ rủi ro thiên tai chưa thực sự hiệu quả. Chính vì vậy, cần đảm bảo sự gắn kết chặt chẽ hơn giữa chính sách liên quan đến phòng chống thiên tai với các chính sách xã hội hiện hành, các cam kết về giới và quyền con người. Từ đó, có thể huy động được sự đóng góp một cách tích cực và hiệu quả của các giới trong cơng tác ứng phó với thiên tai, hướng tới đạt được bình đẳng giới và các mục tiêu phát triển bền vững.

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<b>Chương 2 </b>

<b>CƠ SỞ LÝ LUẬN, ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU </b>

<b>2.1. Một số khái niệm, thuật ngữ và nội dung liên quan </b>

<i>2.1.1. Khái niệm Giới </i>

<i>2.1.2. Khái niệm Khác biệt giới 2.1.3. Khái niệm Thiên tai </i>

<i>2.1.4. Khái niệm ứng phó với thiên tai </i>

<i>2.1.5. Khái niệm khác biệt giới trong ứng phó với thiên tai 2.1.6. Khái niệm nông dân </i>

<i>2.1.7. Khái niệm nông nghiệp </i>

<b>2.2. Một số cách tiếp cận lý thuyết vận dụng trong nghiên cứu </b>

<i>- Cách tiếp cận giới </i>

<i>- Cách tiếp cận theo lý thuyết nguồn lực - Cách tiếp cận văn hóa </i>

<b>2.3. Khung phân tích </b>

Khung phân tích được xây dựng trên cơ sở thao tác hóa khái niệm và sự tương quan giữa các biến độc lập gồm các yếu tố liên quan đến đặc điểm nhân khẩu-xã hội của cá nhân nam, nữ nông dân; các yếu tố liên quan đến đặc điểm hộ gia đình; các yếu tố liên quan đến khuôn mẫu giới, chính sách tuyên truyền về bình đẳng giới, phịng chống thiên tai ở địa phương và các biến phụ thuộc liên quan đến khác biệt giới trong ứng phó với thiên tai tương ứng với các hoạt động, các giai đoạn ứng phó cụ thể.

<b>2.4. Địa bàn nghiên cứu </b>

Xã Phước Nam là một xã nằm về phía Bắc huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận, cách trung tâm huyện lỵ 5 km. Tổng diện tích tự nhiên của tồn xã là 3.388,06 ha, gồm có 07 thơn, với tổng số dân 2.718 hộ/14.037khẩu, có 03 dân tộc cùng sinh sống nhưng chủ yếu là người Chăm và Kinh (người Rắc Lây chiếm thiểu số). Người

</div>

×