Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Luận văn thạc sĩ luật học: Hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng, liên hệ qua thực tiễn ở thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (27.04 MB, 113 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

<small>KHOA LUẬT</small>

QUAN NGOC ANH

HOAN THIEN PHÁP LUẬT VỀ XU LÝ

VI PHAM HANH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC XÂY DỰNG,

LIÊN HỆ QUA THỰC TIEN Ứ THÀNH PHO HÀ NỘI

<small>Chuyên ngành : Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật</small>

<small>Mã số : 60 38 01</small>

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

<small>Người hướng dân khoa học: GS.TS Hoàng Thị Kim Quế</small>

HÀ NỘI - 2009

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

LỜI CAM ĐOAN

<small>Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiêncứu khoa hoc cua riêng tơi. Các số liệu, ví dụ và</small>

<small>trích dan trong luận văn đảm bảo độ tin cậy,</small>

<small>chính xác và trung thực. Những kết luận khoahọc của luận văn chưa từng được ai cơng bố</small>

<small>trong bất kỳ cơng trình nào khác.</small>

<small>TAC GIA LUẬN VĂN</small>

<small>Quân Ngọc Anh</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<small>Trang phu biaLoi cam doan</small>

<small>Muc luc</small>

<small>Danh mục các bang</small>

<small>MỞ ĐÀU</small>

<small>Chương 1: TONG QUAN VE PHAP LUẬT XÂY DUNG VÀ PHÁP</small>

<small>LUAT XỬ PHAT HANH CHÍNH TRONG LĨNH VUC</small>

<small>XAY DUNG O NUOC TA</small>

<small>Một sô van đê lý luận co ban của quan lý nha nước vềxây dựng</small>

Hệ thống pháp luật về xây dựng và quản lý xây dựng

<small>Khái niệm pháp luật về xây dựng</small>

<small>Sự phát triển của pháp luật xây dựng Việt Nam</small>

<small>Khái quát hệ thống các văn bản pháp luật xử lý vi phạm</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

đối với từng nhà thầu

<small>Xử phạt hành vi vi phạm của nhà thầu, tổ chức, cá nhân khác</small>

<small>Hình thức và mức xử phạt hành vi vi phạm hành chính về</small>

<small>lựa chọn nhà thầu xây dựng</small>

Tham quyên, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh

<small>vực xây dựng</small>

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính

Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt hành chính

Tham quyền xử phạt của Thanh tra viên xây dựng

Tham quyền xử phạt của Chánh Thanh tra Sở Xây dựng

Thẩm quyền xử phạt của Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng

Tham quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã

Tham quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện Tham quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

<small>Tịch thu, xử lý tang vật, phương tiện</small>

<small>Giải quyết khiêu nại, tô cáo</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<small>Chương 3: THỰC TRANG XỬ PHAT HANH CHÍNH TREN DIA</small>

<small>BAN THANH PHO HA NOI VA NHUNG GIAI PHAP</small>

<small>CƠ BAN NHAM HOÀN THIEN PHÁP LUAT XỬ PHAT</small>

<small>HANH CHINH TRONG LINH VUC XAY DUNG</small>

Điều kiện tự nhiên

Điều kiện về cơ cấu dân sé

Thực trạng về quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố

<small>Thực trạng về quản lý bằng pháp luật đối với hoạt động</small>

<small>Những hạn ché trong quá trình thực hiện pháp luật xử lý</small>

<small>vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng tại thành phó</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<small>3.2.1. Giải pháp chung 90</small>

<small>3.2.1.1. Giải pháp về hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan đến 90</small>

xây dựng

<small>3.2.1.2. Giải pháp về quy hoạch và tăng cường quản lý xây dựng 94</small>

<small>theo qui hoạch</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

MỞ ĐÀU

<small>1. Tính cấp thiết của đề tài</small>

<small>Quản lý xây dựng phù hợp quy hoạch hiện đại đáp ứng yêu cầu phát</small>

triển của đất nước nói chung và cơng tác xây dựng nói riêng đang là những van dé, nội dung quan trọng được các cấp, các ngành quan tâm xây dung và tổ

<small>chức thực hiện, trong đó nhằm hạn chế các vi phạm thì việc xử phạt vi phạmhành chính trong lĩnh vực xây dựng đang là vấn đề cấp thiết đòi hỏi cần được</small>

<small>hồn thiện, phục vụ tốt hơn cho cơng tác quản lý hành chính nhà nước của</small>

mỗi cấp chính quyền, góp phần tích cực trong việc quản lý xây dựng hiện nay

<small>ở nước ta.</small>

Hệ thống các qui định pháp luật về xử phạt hành chính trong lĩnh vực

<small>xây dựng thời gian qua đã được nhà nước quan tâm xây dựng, góp phần tích</small>

<small>cực trong cơng tác quản lý và xử lý các vi phạm hành chính trong lĩnh vực</small>

<small>xây dựng như: Nghị định số 48/ND-CP ngày 05 tháng Š năm 1997 của Chính</small>

phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý xây dựng; Nghị định số

<small>04/ND-CP ngày 10 tháng 01 năm 1997 của Chính phủ về xử phat vi phạm</small>

<small>hành chính trong lĩnh vực quản lý sử dụng đất đai; Pháp lệnh xử lý vi phạm</small>

<small>hành chính năm 1995; Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2008, Quyết</small>

định số 100/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về thí điểm thành lập Thanh

<small>tra chuyên ngành xây dựng Thành phố Hà Nội, Luật Xây dựng năm 2003;</small>

<small>Luật Nhà ở năm 2005; Nghị định số 126/ND-CP ngày 26 tháng 5 năm 2004của Chính phủ về vi phạm hành chính và hoạt động xây dựng, quản lý cơng</small>

<small>trình hạ tầng đơ thị và quản lý sử dụng nhà; Thông tư số 01/TT-BXD ngày 21</small>

<small>tháng 01 năm 2005 về hướng dẫn thi hành Nghị định 126/2004/NĐ-CP; Nghị</small>

định số 37/2005/NĐ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ qui định

<small>thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạmhành chính; Nghị định số 132/2005/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2005 của</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<small>Chính phủ qui linh chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm</small>

<small>hành chính năn 2005; Nghị định 180/2007/NĐ-CP, quy định chỉ tiết về</small>

<small>hướng dan thi lành một s6 điều của Luật Xây dựng và xử lý vi phạm trật tựxây dựng; Ngh định số 23/2009/NĐ-CP ngày 27/02/2009 của Chính phủ về</small>

<small>xử phạt vi phạn hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động</small>

<small>sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý cơng trình hạ</small>

tang kỹ thuật; quan lý phát triển nhà và cơng sở. Qua q trình thực hiện đã

bộc lộ hạn chế, bát cập cần được nghiên cứu khắc phục như: các qui định còn

thiếu vẫn còn chung chung, thiếu tính cụ thể, chưa phù hợp, lại khơng được <small>hướng dẫn cụ thé nên dễ bị làm trái; các biện pháp xử phạt hành chính tuy đã</small>

<small>được quan tâm pháp điển hóa nhưng chưa đáp ứng được với tình hình viphạm hành chith đa dạng, phức tạp. Một số vấn đề về thẩm quyền xử phạt,</small>

<small>thủ tục xử phạt chua phù hợp với thực tế nhất là sau khi Nhà nước ta ban hành</small>

<small>Luật Xây dựng năm 2003; Luật Nhà ở năm 2005; Pháp lệnh Xử lý vi phạm</small>

<small>hành chính năm 2008; Quyết định số 89/2007/QĐ-TTg ngày 18 tháng 6 năm</small>

<small>2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm thành lập Thanh tra Xây</small>

<small>dựng quận, huyện và Thanh tra xây dựng xã, phường, thị tran tại Thành phó</small>

<small>Hà Nội và Thành phố Hồ Chi Minh và các văn ban pháp luật có liên quan.</small>

<small>Trên cơ sở pháp lành xử lý vi phạm hành chính năm 2008, các qui định pháp</small>

<small>luật về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước trong</small>

<small>đó có lĩnh vực xéy dựng cũng cần phải được sửa đổi cho phù hợp với tình</small>

<small>hình hiện nay.</small>

<small>2. Tình hinh nghiên cứu</small>

<small>Thời gian qua, trong lĩnh vực xử phạt vi phạm hành chính đã có một số</small>

<small>cơng trình khoa hec nghiên cứu về pháp luật xử phạt vi phạm hành chính như:</small>

"Chế tài hành chirh - Lý luận và thực tiên" của Tién sĩ Vũ Thư, Nxb Chính trị

quốc gia, 2000; Luận văn cao học "Hoàn thiện qui định pháp luật về các hình

<small>thức xử phạt vi phạm hành chính", của Nguyễn Trọng Bình, Trường Đại học</small>

<small>Luật Hà Nội, 2000 Luận văn cao học "Vi phạm hành chính và tội phạm - Những</small>

<small>NO</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

van dé lý luận và thực tiên", của Trần Thu Hanh, Khoa Luật Trường Đại học tong hợp Hà Nội, 1998; và một số bai viết nghiên cứu về lĩnh vực này.

Ở các cơng trình nghiên cứu này, các tác giả trên cơ sở lý luận và thực <small>tiễn chỉ giới thiệu, phân tích, đánh giá về hoạt động xử phạt vi phạm hành chính</small>

<small>nói chung chứ không chuyên sâu đề cập cụ thẻ tới vấn đề xử phat vi phạm hành</small>

<small>chính trong lĩnh vực xây dựng. Do đó, việc nghiên cứu của luận văn chỉ tập trung</small>

<small>nghiên cứu về vấn đề xử phat vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng.</small>

<small>3. Mục đích nghiên cứu</small>

<small>Thông qua việc nghiên cứu đánh giá thực trạng các qui định của pháp</small>

<small>luật xử phạt hành chính trong lĩnh vực xây dung tìm ra những bat cập, vướng</small>

mắc trong các quy định, việc tô chức thực hiện áp dụng trong thực tiễn, để từ

<small>đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện các qui định của pháp luật xử phạt vi</small>

<small>phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý xây dựng và phục vụ cơng tác đấu</small>

<small>tranh phịng chống các vi phạm hành chính nói chung, vi phạm hành chính về</small>

<small>xây dựng nói riêng.</small>

<small>4. Nội dung và phạm vi nghiên cứu</small>

<small>Quản lý xây dựng là một lĩnh vực rất rộng, liên quan tới nhiều ngành,</small>

<small>lĩnh vực pháp luật không chỉ pháp luật về xây dựng mà cịn có luật hànhchính, luật hình sự, Luật Nhà ở, Luật Đất đai... Vì vậy, vi phạm hành chính</small>

<small>trong lĩnh vực xây dựng đã phong phú, đa dạng và phức tạp, mà công tác xử</small>

lý đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực này cũng còn nhiều

vấn dé nay sinh tính phức tap. Do đó, phạm vi nghiên cứu tai luận van tập

trung ebủ yếu vào các qui định của Luật Xây dựng, Luật Nhà ở, Pháp lệnh Xử

<small>lý vi phạm hành chính năm 2008, Nghị định số 37/2005/NĐ-CP ngày 18</small>

<small>tháng 3 năm 2005 của Chính phủ qui định thủ tục áp dụng các biện pháp</small>

cưỡng. chế thi hành quyết định xử phat vi phạm hành chính, Quyết định số

<small>89/2007/QĐ-TTg ngày 18 tháng 6 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về</small>

<small>việc thí diém thành lập Thanh tra xây dựng quận, huyện và thanh tra xây dựng</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<small>xã, phường, thị tran tại thành phố Hà Nội và Thành phó Hồ Chí Minh và một</small>

số qui định khác có liên quan; Nghị định 180/2007/NĐ-CP, quy định chỉ tiết về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xây dựng và xử lý vi phạm trật

<small>tự xây; Nghị định số 23/2009/NĐ-CP ngày 27/02/2009 của Chính phủ về xử</small>

<small>phat vi phạm hành chính trong hoạt động xây dung; kinh doanh bat động sản;</small>

<small>khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý cơng trình hạ tang</small>

<small>kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở. Mặt khác, pháp luật về xử phạt</small>

hành chính gồm rất nhiều qui định: về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, thẩm quyên xử phạt, thủ tục xử phạt, thời hiệu xử phạt, trong phạm

<small>vi khuôn khổ luận văn này, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu pháp luật xử</small>

<small>phạt vi phạm hành chính dưới góc độ nội dung chứ khơng đi sâu nghiên cứu</small>

<small>pháp luật dưới góc độ trình tự, thủ tục. Cụ thể đó là những qui định về: hànhvi vi phạm hành chính, hình thức xử phat và thâm quyền xử phạt.</small>

<small>Với mục đích và phạm vi nghiên cứu của luận văn như trên, những nộidung sẽ được làm rõ trong luận văn bao gôm:</small>

Thứ nhất, nghiên cứu một số vấn đề cơ bản của pháp luật xây dựng và

<small>pháp luật xử phạt hành chính trong lĩnh vực xây dựng:</small>

<small>Thứ hai, đánh giá thực trạng các qui định của pháp luật xử phạt hànhchính trong lĩnh vực xây dựng;</small>

<small>Thứ ba, trên cơ sở những bat cập của các qui định pháp luật thực định</small>

<small>cũng như thực tiễn áp dụng, đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm hồn thiện</small>

<small>pháp luật xử phạt hành chính trong lĩnh vực xây dựng và tổ chức thực hiện.</small>

<small>5. Cơ sé lý luận và phương pháp nghiên cứu</small>

<small>Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác</small>

<small>Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật; các tư tưởng, quan</small>

điểm mang tính nguyên tắc của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước Việt Nam về hoàn thiện hệ thống pháp luật và xây dựng Nhà nước pháp quyền, về vấn đề quản lý xây dựng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<small>Bên cạnh đó, chúng tơi cịn sử dụng các phương pháp phân tích tổng</small>

<small>hợp, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê dé làm cơ sở cho viéc</small>

<small>nghiên cứu của dé tai.</small>

<small>6. Những đóng góp của đề tài</small>

<small>Luận văn nêu ra một cách có hệ thống sự điều chỉnh của pháp luật</small>

<small>trong lĩnh vực xử lý vi phạm hành chính về xây dựng và mối tương quan giữa</small>

<small>các ngành luật trong sự điều chỉnh đó.</small>

<small>Thơng qua đó, luận văn chỉ rõ thực trạng các qui định của pháp luật</small>

<small>xử phạt hành chính trong lĩnh vực xây dựng và thực tiễn áp dụng để từ đó đưa</small>

<small>ra những giải pháp nhằm hồn thiện các qui định của pháp luật xử phạt vi</small>

<small>phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng cũng như những giải pháp khác</small>

nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động tô chức thực hiện.

Những kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp thêm thơng tin cho các

<small>cơ quan đang tiến hành thí điểm lực lượng thanh tra chuyên trách về Thanh</small>

<small>tra xây dựng theo Quyết định số 89/2007 của Thủ tướng Chính phủ trong q</small>

trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ của đơn vị mình trong thực tế.

<small>A A + A ~</small>

<small>7. Ket cau của luận van</small>

<small>Ngoài phân mở dau, ket luận va danh mục tài liệu tham khảo, nội</small>

<small>dung của luận văn gồm 3 chương:</small>

<small>Chương 1: Tông quan về pháp luật xây dựng và pháp luật xử phạt vi</small>

<small>phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở nước ta.</small>

<small>Chương 2: Vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính tronglĩnh vực xây dựng theo pháp luật Việt Nam.</small>

<small>Chương 3: Thực trạng xử phạt hành chính trên địa bàn thành phó Hà</small>

Nội về xây dựng và những giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện pháp luật xử lý

<small>vi phạm phạt hành chính trong lĩnh vực xây dung.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<small>Chương I</small>

TONG QUAN VE PHÁP LUẬT XÂY DUNG VA PHÁP LUẬT

XỬ PHAT HANH CHÍNH TRONG LĨNH VUC XÂY DỰNG Ở NƯỚC TA

<small>1.1. MỘT SÓ VÁN ĐÈ LÝ LUẬN CƠ BẢN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC</small>

<small>VE XÂY DỰNG</small>

<small>Xây dựng được hiểu là:</small>

<small>Xây dựng và trang thiết bị cho xây dựng mới, cải tạo, mở</small>

<small>rộng xí nghiệp, nhà, cơng trình sản xuất và phi sản xuất hay toàn</small>

nên kinh tế quốc dân được thực hiện nhờ vốn đầu tư xây dựng cơ

<small>bản tập trung của nhà nước, tín dụng ngân hàng, quỹ phát triển sản</small>

xuất, phần trích khấu hao...kết quả của nó là thực hiện việc tái sản

xuất tài sản có định" [23, tr. 227].

<small>Hoạt động xây dựng ở Việt Nam hiện nay, không được tô chức quản</small>

<small>lý tập trung thành một Bộ, mà được phân bố ở nhiều bộ, ngành khác nhau. Bộ</small>

<small>Xây dựng là cơ quan đầu mối thực hiện việc quản lý nhà nước về xây dựng,</small>

<small>có sự phân công phân cấp quản lý cho một số Bộ có xây dựng chuyên ngành</small>

cùng phối hợp thực hiện như: Bộ Công thương, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ

<small>Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các bộ và cơ quan ngang bộ thực hiện</small>

<small>nhiệm vụ quản lý tong hợp về kinh tế có quan hệ với Bộ Xây dựng trong việc</small>

tô chức quản lý nhà nước về kỹ thuật xây dựng: Bộ Ké hoach va Dau tu, Bo

<small>Tai chính, Ngân hang Nha nước. Dia phương có Ủy ban nhân dân cấp tỉnh,</small>

thành phố trực thuộc Trung ương, trong đó Sở Xây dựng có nhiệm vụ là cơ

quan đầu mối giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước chung về xây dựng ở cấp tỉnh.

Trên tinh thần của Nghị định sé 17/2008/ ND-CP ngày 4/2/2008 của

<small>Chính phủ, nhiệm vụ chủ yếu của hoạt động quản lý nhà nước về xây dựng</small>

bao gồm các nội dung [8]:

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<small>1. Trình Chính phủ các dự án luật, pháp lệnh; các dự thảo nghị quyết,nghị định của Chính phủ theo chương trình kế hoạch xây dựng pháp luật hàng</small>

<small>năm của Bộ đã được phê duyệt và các dự án, văn bản quy phạm pháp luật</small>

<small>khác theo sự phân cơng của Chính phủ.</small>

<small>2. Trình Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch phát triển, kế</small>

<small>hoạch dài hạn, năm năm, hàng năm, các chương trình dự án quốc gia thuộccác lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ; các dự thảo quyết định, chỉ thị của Thủ</small>

<small>tướng Chính phủ.</small>

3. Ban hành các quyết định, chỉ thị, thông tư thuộc phạm vi quản lý

<small>nhà nước của Bộ; xây dựng để trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban</small>

<small>hành theo thâm quyền hệ thống các tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật</small>

<small>trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ.</small>

<small>4. Chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra và chịu trách nhiệm tổ</small>

<small>chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế</small>

<small>hoạch đã được phê duyệt thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bo; tuyên</small>

truyền, phô biến, giáo dục pháp luật và thông tin về các lĩnh vực quản lý nhà

<small>nước của Bộ.</small>

<small>5. Về xây dựng:</small>

<small>Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật tronglĩnh vực xây dựng, gồm các khâu: lập và quản lý thực hiện dự án đầu tư xây</small>

<small>dựng cơng trình, khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, nghiệm thu (về khối</small>

<small>lượng, chất lượng), bàn giao, bảo hành, bảo trì cơng trình xây dựng;</small>

<small>Hướng dẫn, kiểm tra việc cấp, gia hạn, điều chỉnh, thu hồi giấy phép</small>

<small>xây dựng cơng trình theo quy định của pháp luật;</small>

<small>Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về điều</small>

<small>kiện năng lực hành nghề xây dựng của cá nhân và điều kiện năng lực hoạtđộng xây dựng của tô chức tham gia trong các hoạt động xây dựng bao gồm:</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<small>lập dự án đầu tư xây dựng cơng trình; khảo sát, thiết kế xây dựng; thi công</small>

<small>xây dựng; giám sát thi cơng xây dung; quản lý chi phí xây dựng; quản lý dự</small>

án đầu tư xây dựng cơng trình;

<small>Hướng dân, kiêm tra việc câp và quản lý các loại chứng chỉ hành nghề</small>

<small>hoạt động xây dựng theo quy định của pháp luật;</small>

<small>Hướng dẫn, kiểm tra công tác lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây</small>

<small>dựng theo quy định của Luật Xây dựng và pháp luật về đấu thầu;</small>

<small>Hướng dẫn, kiểm tra việc cấp, thu hồi giấy phép cho các nhà thầu</small>

<small>nước ngoài hoạt động xây dựng tại Việt Nam; thực hiện cấp, thu hồi giấy</small>

phép thầu cho nhà thầu nước ngồi là tổ chức nhận thầu các gói thầu thuộc dự

<small>án nhóm A và các gói thầu khác thuộc địa bàn từ hai tỉnh trở lên;</small>

<small>Hướng dân, kiêm tra việc thực hiện Quy chê Thuê tư vẫn nước ngoàitrong hoạt động xây dựng tại Việt Nam;</small>

<small>Hướng dẫn, kiểm tra công tác quản lý chất lượng cơng trình xây dựng</small>

<small>trong các khâu: khảo sát, thiết ké, thi công xây dựng, nghiệm thu, bàn giao,</small>

<small>bảo hành và bảo trì cơng trình xây dựng; hướng dẫn hoạt động giám định chất</small>

<small>lượng cơng trình xây dựng và tổ chức thực hiện việc giám định nhà nước về</small>

chất lượng cơng trình xây dựng theo phân cấp của Chính phủ và phân cơng

<small>của Thủ tướng Chính phủ;</small>

Công bố định mức xây dựng, suất vốn đầu tư, chỉ số giá xây dựng,

<small>phương pháp xác định chi số giá xây dung; hướng dẫn, kiểm tra việc lập và</small>

<small>quản lý chi phí đầu tư xây dựng cơng trình bao gồm: tổng mức đầu tư xây</small>

<small>dựng cơng trình, dự tốn xây dựng cơng trình, định mức xây dựng và giá xây</small>

<small>dựng cơng trình, phương pháp đo bóc khối lượng cơng trình, phương phápxác định giá ca máy và thiết bị thi công;</small>

<small>Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về hợp</small>

đồng trong hoạt động xây dựng;

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

<small>Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định về giao nộp và lưu</small>

trữ hồ sơ, tài liệu khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, hồ sơ, tài liệu hồn

<small>cơng cơng trình xây dựng theo quy định của pháp luật;</small>

Tham định các dự án đầu tư xây dựng cơng trình theo phân cấp, thâm định thiết kế ky thuật va dự tốn cơng trình xây dựng theo phân cơng của

<small>Chính phủ; hướng dẫn, kiểm tra công tác thâm định dự án đầu tư xây dựng</small>

<small>cơng trình, thâm định thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi cơng và dự tốn</small>

<small>cơng trình xây dựng theo quy định về quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình;</small>

<small>Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các dự án đầu tư xâydựng quan trọng, các cơng trình trọng điểm quốc gia theo quy định của Chính</small>

<small>phủ; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn chủ đầu tư đối với các dự án đầu tư xây</small>

<small>dựng quan trọng, cơng trình trọng điểm quốc gia được Thủ tướng Chính phủ</small>

<small>phân cơng.</small>

6. Về kiến trúc, quy hoạch xây dựng (bao gồm: quy hoạch xây dựng

<small>vùng, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông</small>

<small>thôn, quy hoạch xây dựng khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao,</small>

<small>quy hoạch xây dựng các cửa khẩu biên giới quốc tế quan trọng):</small>

<small>Xây dựng định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam phù hợp với từng</small>

<small>giai đoạn; chỉ đạo việc thực hiện sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;</small>

<small>Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm</small> quyên các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về kiến trúc, quy hoạch xây dựng,

các quy định về lập, thâm định, phê duyệt các loại đồ án quy hoạch xây dựng; hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức thực hiện;

<small>Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quy chế Quản lý kiến trúc đô thị;</small>

Tổ chức lập, thâm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các đồ

<small>án quy hoạch xây dựng cụ thể theo phân cơng của Chính phủ; chỉ đạo việc</small>

<small>thực hiện sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

Tổ chức thm định hoặc thoả thuận dé cấp có thấm quyền phê duyệt

các loại đồ án quy ậoạch xây dung theo phân cấp;

Hướng dẫn kiêm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về điều

<small>kiện năng lực của ac cá nhân và tô chức tham gia thiết kế quy hoạch xây dựng;</small>

Hướng dai, kiêm tra việc cấp và quản lý chứng chỉ hành nghề kiến

<small>trúc sư.</small>

7. Về ha tag kỹ thuật đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công

nghệ cao, bao gon: kết cấu hạ tầng giao thơng đơ thị; cấp nước, thốt nước,

<small>xử lý nước thải, chếu sáng, công viên cây xanh, nghĩa trang, rác thải trong đơ</small>

<small>thị, khu cơng nghi©, khu kinh tế, khu công nghệ cao (sau đây gọi chung là hạ</small>

tầng kỹ thuật):

<small>Chỉ đạo thre hiện các định hướng, chiến lược, chương trình, dự án</small>

quốc gia về phát tién hạ tầng kỹ thuật, các chỉ tiêu về lĩnh vực hạ tang kỹ

<small>thuật trong nhiệm zụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước theo từng giai</small>

<small>đoạn sau khi được hu tướng Chính phủ phê duyệt;</small>

Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo

thâm quyền các tiêi chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật,

<small>các quy định, quy tình về lập, thẩm định, phê duyệt các loại đồ án quy hoạch</small>

lĩnh vực hạ tầng kỹthuật; hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức thực hiện;

<small>Chỉ đạo, hrớng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các cơ chế, chính sách</small>

phát triển và quản ý các dịch vụ về hạ tầng kỹ thuật; hướng dẫn việc lập và

<small>quản lý chỉ phí các lịch vụ về hạ tầng kỹ thuật;</small>

Tổ chức lậ›, thâm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc <small>phê duyệt theo uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ các đồ án quy hoạch thuộc</small>

lĩnh vực hạ tầng kí thuật theo phân cơng của Chính phủ; chỉ đạo việc thực

<small>hiện sau khi được mê duyệt;</small>

Tổ chức thim định hoặc thoả thuận để cấp có thâm quyền phê duyệt các loại đồ án quy toach thuộc lĩnh vực ha tầng kỹ thuật theo phân cấp.

<small>10</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

8. Về phát triển đô thị

<small>Chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch tông thể phát triển hệ thống</small>

đô thị quốc gia, các chương trình, dự án trọng điểm quốc gia về phát triển đơ

<small>thị sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;</small>

<small>Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các cơ chế, chính sách,</small>

giải pháp về đầu tư xây dựng và phát triển các đơ thị đồng bộ, các chính sách,

<small>giải pháp quản lý q trình đơ thị hố, các mơ hình quản lý đơ thị;</small>

<small>Xây dựng các tiêu chí đánh giá, phân loại đô thị theo từng giai đoạn</small>

<small>phù hợp với tiến trình phát triển chung của đất nước; hướng dẫn, kiểm tra và</small> tô chức thực hiện việc đánh giá, phân loại đô thị hàng năm theo các tiêu chí

<small>đã được Chính phủ quy định; quyết định cơng nhận loại đơ thị theo phân cấp</small>

<small>của Chính phủ;</small>

<small>Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các hoạt động đầu tư xây dựng và phát</small>

triển đô thị theo quy hoạch; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy chế khu

<small>đô thị mới; hướng dẫn quản lý trật tự xây dựng đô thị;</small>

<small>Hướng dan, kiêm tra việc khai thác sử dụng đất xây dựng đô thị theo</small>

<small>quy hoạch xây dựng đô thị đã được phê duyệt;</small>

Tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư xây dựng và phát triển đô thị; tổ chức vận động, khai thác, điều phối các nguồn lực trong và ngoài nước cho việc đầu tư xây dựng phát triển hệ thống đơ thị quốc gia theo phân cơng của

<small>Chính phủ;</small>

Tổ chức xây dựng và quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu, cung cấp thông

tin về phát triển đô thị.

9. Về nhà ở và công sở:

<small>Xây dựng các định hướng phát triển nhà ở quốc gia cho từng giai đoạn10 năm, chương trình nhà ở quốc gia 5 năm, chỉ tiêu phát triển nhà ở và kế</small>

<small>hoạch phát triển nhà ở xã hội trong nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của</small>

<small>1]</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

đất nước theo từng giai đoạn; chỉ đạo việc thực hiện sau khi được Thủ tướng

<small>Chính phủ phê duyệt;</small>

<small>Hướng dẫn, kiểm tra Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành pho trực thuộc</small>

<small>Trung ương xây dựng các chương trình phát triển nhà ở địa phương, chỉ tiêu</small>

phát triển nhà ở và kế hoạch phát triển nhà ở xã hội trong nhiệm vụ phát triển

kinh tế - xã hội của địa phương theo từng giai đoạn;

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tô chức lập, thẩm định

<small>quy hoạch phát triển hệ thống cơng sở các cơ quan hành chính nhà nước, trụ</small>

<small>sở làm việc thuộc sở hữu nhà nước của các cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội,</small>

<small>các đơn vị sự nghiệp công lập ở Trung ương; tổ chức thực hiện sau khi được</small>

<small>Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;</small>

<small>Hướng dẫn, kiểm tra Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phó trực thuộc</small>

<small>Trung ương trong việc lập quy hoạch phát triển cơng sở các cơ quan hành</small>

<small>chính nhà nước, trụ sở làm việc thuộc sở hữu nhà nước của các cơ quan, tổ</small>

<small>chức chính trị - xã hội, các đơn vị sự nghiệp công lập ở địa phương;</small>

<small>Xây dựng, trình ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các tiêu</small>

chuẩn xây dựng nhà ở, công sở, trụ sở làm việc; ban hành quy định về tiêu chí

<small>phân loại, thiết kế mẫu, thiết kế điển hình, quy chế quản lý, sử dụng, chế độ</small>

<small>bảo hành, bảo trì nhà ở, cơng sở, trụ sở làm việc từ Trung ương đến địa phương;</small>

<small>Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng, trình Thủ tướng Chính</small>

<small>phủ ban hành tiêu chuẩn sử dụng nhà công vụ, khung giá cho thuê nhà ở công</small>

<small>vụ, khung giá cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội áp dụng cho từng thời kỳ phù</small>

hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; hướng dẫn, kiểm tra

<small>việc thực hiện;</small>

Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng các tiêu chí điều tra, thống kê, đánh giá về nhà ở; chỉ đạo, hướng dẫn công tác điều tra, thống kê, đánh giá định kỳ về nhà ở; hướng dẫn việc xây dựng, quản lý cơ sở

<small>dữ liệu và cung cap thông tin về nhà ở, công sở, trụ sở làm việc thuộc sở hữu</small>

<small>12</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

<small>nhà nước; tông hợp, công bô định ky năm năm thông tin về nha ở trên phạm</small>

<small>VI cả nước;</small>

<small>Hướng dân, kiêm tra việc câp giây chứng nhận quyên sở hữu nhà ở,</small>

quyền sở hữu cơng trình xây dựng theo quy định của pháp luật. 10. Về kinh doanh bat động sản:

<small>Chỉ đạo thực hiện các chiến lược, chính sách phát triển và quản lý thị</small>

trường bất động sản sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc quản lý hoạt động kinh

doanh bat động sản;

<small>Hướng dẫn các quy định về bất động sản được đưa vào kinh doanh;</small>

<small>Hướng dân, kiêm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật vê điêu</small>

<small>kiện năng lực của chủ đâu tư dự án khu đô thị mới, dự án khu nhà ở, dự án hạ</small>

tầng kỹ thuật khu công nghiệp;

<small>Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật trong</small>

<small>hoạt động mua bán nhà, cơng trình xây dựng, hoạt động chuyên nhượng các</small>

dự án khu đô thị mới, dự án khu nhà ở, dự án hạ tầng kỹ thuật khu cơng nghiệp;

<small>Ban hành chương trình khung đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về môi</small>

giới, định giá bất động sản, quản lý điều hành sàn giao dịch bất động sản; ban

<small>hành mẫu chứng chỉ môi giới bat động sản, chứng chỉ định giá bất động sản;hướng dẫn, kiểm tra việc cấp và quản lý chứng chỉ môi giới bất động sản,chứng chỉ định giá bất động sản;</small>

<small>Thành lập và quản lý vận hành hệ thống thông tin về thị trường bat</small>

<small>động sản và hoạt động kinh doanh bat động sản.</small>

11. Về vật liệu xây dựng:

<small>Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch tổng thể phát</small>

triển vật liệu xây dựng quốc gia, quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng vùng,

<small>13</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

<small>quy hoạch phát trién xi măng, các chương trình quốc gia về vật liệu xây dựng</small>

<small>sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;</small>

Tổ chức lập, phê duyệt và chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện

<small>các quy hoạch phát triển: vật liệu ốp lát, kính xây dựng, sứ vệ sinh;</small>

<small>Hướng dẫn, kiểm tra Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phó trực thuộc</small>

<small>Trung ương trong việc lập, thấm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch phát</small>

triển vật liệu xây dựng địa phương;

<small>Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy hoạch thăm dị,</small>

<small>khai thác, chế biến khống sản làm vật liệu xây dựng, nguyên liệu sản xuất xi</small>

<small>mang sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;</small>

<small>Hướng dẫn các hoạt động thâm định, đánh giá về: công nghệ khai thác,</small>

chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng, nguyên liệu sản xuất xi măng: công

nghệ sản xuất vật liệu xây dựng: chất lượng sản phẩm vật liệu xây dựng;

Tổ chức thẩm định các dự án đầu tư khai thác, chế biến khoáng sản làm

<small>vật liệu xây dựng, nguyên liệu sản xuất xi măng và các dự án đầu tư xây dựng</small>

<small>thuộc lĩnh vực công nghiệp vật liệu xây dựng theo phân cấp của Chính phủ;</small>

Tổ chức chỉ đạo việc thực hiện các quy chuẩn kỹ thuật, các quy định về

<small>an toàn, vệ sinh lao động trong các hoạt động: khai thác, chế biến khoáng sảnlàm vật liệu xây dựng, nguyên liệu sản xuất xi măng; sản xuất vật liệu xây dựng;</small>

<small>Ban hành danh mục, điều kiện và tiêu chuẩn vật liệu xây dựng được</small>

xuất khẩu, vật liệu xây dựng hạn ché xuất khẩu, vật liệu xây dựng kinh doanh

phải có điều kiện; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện.

12. Vé an toàn kỹ thuật xây dựng:

<small>Hướng dẫn, kiểm tra cơng tác an tồn kỹ thuật trong ngành Xây dựng;</small> Đề xuất danh mục máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an

<small>toàn áp dụng trong ngành xây dựng, đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và</small>

Xã hội thống nhất ban hành;

<small>14</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

<small>Ban hành quy trình kiêm định đơi với các máy, thiệt bi có u cau</small>

<small>nghiêm ngặt về an tồn trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của</small>

Bộ, sau khi có ý kiến thâm định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

<small>Xây dựng và ban hành tiêu chí, điều kiện kỹ thuật đối với các tổ chức</small>

kiểm định khi thực hiện kiểm định các máy, thiết bị có u cầu nghiêm ngặt về an tồn trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ, sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

<small>Hướng dân, kiêm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về antồn đơi với máy, thiết bị, vật tư có u câu nghiêm ngặt về an tồn lao động</small>

<small>thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.13. Về bảo vệ môi trường:</small>

<small>Chỉ đạo, hướng dẫn việc lồng ghép các quy hoạch, kế hoạch, chương</small>

<small>trình bảo vệ mơi trường trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương</small>

trình phát triển các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ;

<small>Nghiên cứu, đề xuất việc ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung các tiêu</small>

chuẩn về môi trường; xây dựng và ban hành theo thẩm quyền các quy chuẩn

kỹ thuật về chất lượng môi trường, chất thải môi trường trong các lĩnh vực

<small>quản lý nhà nước của Bộ;</small>

<small>Chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện việc lập báo cáo đánh giá môi trường</small>

chiến lược, báo cáo đánh giá tác động môi trường: tổ chức thẩm định báo cáo

<small>đánh giá tác động môi trường theo thẩm quyền, quan trắc các tác động tới môi</small>

<small>trường từ hoạt động của ngành, lĩnh vực, lập báo cáo tình hình tác động mơi</small>

<small>trường của ngành, lĩnh vực; quản lý và kiểm soát chất thải, tiếng ồn, độ rung,</small>

<small>ánh sáng, bức xạ; phịng ngừa, ứng phó sự có mơi trường, khắc phục ơ nhiễm</small>

<small>mơi trường, phục hồi môi trường trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý</small>

<small>của Bộ theo quy định của pháp luật;</small>

Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ

<small>môi trường trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ.</small>

<small>15</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

<small>14. Thực hiện hợp tác quốc tế về các lĩnh vực quản lý nhà nước của</small>

<small>Bộ theo quy định của pháp luật.</small>

<small>15. Xây dựng và tô chức thực hiện chiến lược phát triển khoa học</small>

<small>công nghệ ngành Xây dung; to chức và chi đạo thực hiện các hoạt độngnghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ về các lĩnh vực</small>

<small>quản lý nhà nước của Bộ.</small>

<small>16. Xây dựng và tô chức thực hiện chiến lược đào tạo phát triển nguồn</small>

<small>nhân lực ngành xây dựng; phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao</small>

<small>động - Thương binh và Xã hội xây dựng chương trình đào tạo kiến trúc sư, kỹ</small>

<small>sư và các cấp bậc nghề nghiệp khác thuộc các chuyên ngành xây dựng; xây</small>

<small>dựng chương trình và tổ chức dao tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn</small>

<small>nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức ngành xây dựng; xây dựng</small>

<small>chương trình và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về quản lý đô thị đối với</small>

<small>cán bộ chính quyền đơ thị.</small>

17. Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính

<small>của Bộ theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính nhà nước</small>

<small>đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.</small>

<small>18. Về thực hiện đại diện chủ sở hữu phân vôn của nhà nước tại doanh</small>

<small>nghiệp có vơn nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ:</small>

a) Xây dựng đề án sắp xếp, tổ chức lại, chuyên đổi sở hữu các doanh

<small>nghiệp nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ để trình Thủ tướng Chính phủphê duyệt và chỉ đạo tổ chức thực hiện đề án sau khi được phê duyệt;</small>

<small>b) Trình Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm hoặc bổ nhiệm theo thâm</small>

quyền các chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý, kế tốn trưởng của các cơng ty

<small>nhà nước chưa cơ phần hố hoặc các doanh nghiệp nhà nước chưa chuyền</small> giao quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước về Tổng công ty Đầu tư và

<small>Kinh doanh vơn nhà nước;</small>

<small>16</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

<small>c) Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc phê duyệt theo thầm</small>

quyền điều lệ tổ chức va hoạt động của công ty nhà nước chưa cơ phần hố

<small>hoặc các doanh nghiệp nhà nước chưa chuyền giao quyền đại diện chủ sở hữu</small>

<small>phân vôn nhà nước về Tông công ty Đâu tư và Kinh doanh vốn nhà nước;</small>

<small>d) Cử người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước</small>

<small>trực thuộc Bộ khi chuyền thành công ty cô phan.</small>

19. Quyết định các chủ trương, biện pháp cụ thể và chỉ đạo việc thực hiện cơ chế hoạt động của các tô chức dịch vụ công thuộc Bộ quản lý theo

<small>quy định của pháp luật; quản lý và chỉ đạo hoạt động đối với các tổ chức Sự</small>

<small>nghiệp thuộc Bộ.</small>

<small>20. Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã thuộc mọi</small>

thành phần kinh tế hoạt động trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà

<small>nước của Bộ theo quy định của pháp luật.</small>

<small>21. Hướng dẫn, tạo điều kiện và kiểm tra việc hoạt động của các hội,</small>

tổ chức phi Chính phủ hoạt động trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý

<small>nha nước của Bộ: tô chức lấy ý kiến dé xuắt, phản biện của các hội, tổ chức</small>

<small>phi chính phủ liên quan để hồn thiện các cơ chế chính sách thuộc phạm vi</small>

<small>quản lý nhà nước của Bộ khi cân thiết.</small>

<small>22. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham</small>

<small>những, tiêu cực và xử lý các vi phạm pháp luật về các lĩnh vực thuộc thẩm</small>

quyên quan lý nhà nước của Bộ.

23. Về quản lý ngạch công chức, viên chức chuyên ngành xây dựng:

a) Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quản lý ngạch công

<small>chức, viên chức chuyên ngành theo quy định của pháp luật;</small>

<small>b) Ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch</small>

<small>viên chức thuộc ngành, lĩnh vực do Bộ được phân cơng, phân cấp quản lý saukhi có ý kiên thâm định của Bộ Nội vụ; xây dựng tiêu chuẩn chun mơn,</small>

<small>[ ĐẦI HỌC «U@G WIA Pr Vy</small>

<small>+ wTaT \/IỆ R</small>

<small>TBUNG TÂM THONG TIN THU VIÊN</small>

| V-L0| 02494

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

<small>nghiệp vụ của ngạch công chức thuộc ngành, lĩnh vực do Bộ được phân công,</small>

phân cấp quản lý dé Bộ Nội vụ ban hành; ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ cụ

thê của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc ngành, lĩnh vực do Bộ

<small>quản lý thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phó trực thuộc Trung ương.</small>

<small>24. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế; chỉ đạo thực hiện chế độ tiền</small>

<small>lương, đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật và các chế độ chính sách khác đối với</small>

<small>cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Bộ.</small>

<small>25. Xây dựng dự toán ngân sách hàng năm của Bộ; phối hợp với Bộ</small>

<small>Tài chính lập, tong hợp dự toán thu, chi ngân sách theo ngành, lĩnh vực thuộcphạm vi quản lý để Chính phủ trình Quốc hội; quản lý, tổ chức thực hiện và</small> quyết toán ngân sách nhà nước; thực hiện các nhiệm vụ khác về ngân sách

<small>nhà nước, tài chính, tài sản theo quy định của pháp luật.</small>

<small>Xây dựng với tư cách là một lĩnh vực quan trọng của ngành kinh tế </small>

<small>-kỹ thuật đặc thù cau thành nền kinh tế quốc dân, có những đặc điểm vốn có</small>

<small>khác biệt so với các ngành, các lĩnh vực khác. Trong giai đoạn hiện nay khi</small>

<small>các quan hệ kinh tế đang trong quá trình chuyên đổi, cùng với sự mở rộng</small>

<small>không ngừng và da dạng về các chủ thé, phức tạp về phạm vi, đối tượng điều</small>

<small>chỉnh, đòi hỏi phải tăng cường một cách nghiêm minh vai trị quản lý của Nhànước đơi với xây dựng và đâu tư xây dựng vì:</small>

<small>+ Xây dựng ln ln gắn liền với quy hoạch sử dụng đất đai, sử dụng</small>

<small>tài nguyên thiên nhiên - một lại tài sản chung thuộc sở hữu toàn dân do nhà</small>

nước thống nhất quản lý, liên quan đến bảo vệ môi trường tự nhiên và ln ln đụng chạm đến lợi ích của cộng đồng, nên Nhà nước phải tăng cường

<small>quan lý lĩnh vực này nhăm bảo vệ môi trường, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả.</small>

+ Vốn của ngân sách nhà nước trực tiếp cấp phát cho đầu tư xây dựng

rất lớn, nhất là trong lĩnh vực xây dựng các cơ sở hạ tầng kỹ thuật của nền kinh tế quốc dân và cơ sở hạ tầng văn hóa - xã hội, cũng như cho quốc phòng

<small>và an ninh, cho nên nhà nước phải tăng cường sự quản lý nhà nước đối với</small>

<small>18</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

<small>công tác xây dựng co bản dé đảm bảo hiệu qua sử dung của đồng vốn do ngân</small>

<small>sách nhà nước cap phát.</small>

<small>+ Ngành công nghiệp xây dựng gắn liền với các hoạt động đầu tư</small>

<small>của nhà nước, của các doanh nghiệp và của nhân dân - một hoạt động cơ bản</small>

nhất của nền kinh tế, do đó nhà nước phải coi trọng vấn đề quản lý đầu tư và

<small>xây dựng.</small>

<small>+ Khôi lượng đâu tư và xây dựng có liên quan mật thiết đến vốn củanước ngồi, hiện nay chiêm một tỷ trọng rât lớn trong nên kinh tế của nước ta,</small>

<small>do đó nhà nước cần phải tăng cường việc quản lý đầu tư và xây dựng.</small>

<small>+ Xây dựng (bao gồm cả kiến trúc) vừa là một hoạt động sản xuất kinh</small>

<small>doanh vừa là một hoạt động liên quan đến văn hóa - nghệ thuật, cho nên q</small>

<small>trình phát triển của nó vừa chịu ảnh hưởng của các nhân tố thuộc kiến trúc</small>

thượng tầng của một hình thái kinh tế xã hội nhất định. Vì vậy, xây dựng không

<small>chỉ liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, mà cịn liên quan đến văn hóa </small>

<small>-nghệ thuật cho nên càng cần có sự quản lý mang tính tổng thể của Nhà nước.</small>

<small>1.2. HỆ THONG PHÁP LUAT VE XÂY DỰNG VA QUAN LÝ XÂY DUNG1.2.1. Khái niệm pháp luật về xây dựng</small>

Pháp luật về xây dựng là tổng thé các văn bản pháp luật (chủ yếu là

<small>các văn bản quy phạm pháp luật dưới luật) do các cơ quan nhà nước có thâm</small>

quyền ban hành theo một trình tự, thủ tục nhất định nhằm điều chỉnh các quan

<small>hệ xã hội phát sinh trong hoạt động xây dựng và quản lý nhà nước đối với các</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

- Hạ tầng kỹ thuật đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công

<small>nghệ cao;</small>

<small>- Phát triển đô thị;</small>

<small>- Nhà ở và công sở;</small>

<small>- Kinh doanh bất động sản;</small>

<small>- Vật liệu xây dựng; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh</small>

<small>vực quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật.</small>

<small>1.2.2. Sự phát triển của pháp luật xây dựng Việt Nam</small>

<small>- Hệ thống văn bản pháp luật xây dựng điều chỉnh bảy lĩnh vực cụ thểtheo Nghị định số 17/2008/NĐ-CP ngày 4 tháng 2 năm 2008 của Chính phủ.</small>

<small>Trong đó quản lý xây dựng là lĩnh vực lớn nhất, quan trọng nhất, tiếp theo là</small>

lĩnh vực kiến trúc, quy hoạch xây dựng.

<small>- Nó mang đặc điểm của tính chất đa ngành luật: chấp hành và điều</small>

<small>hành thuộc ngành luật hành chính. Ví dụ Nghị định số 17/2008/NĐ-CP ngày 4</small>

<small>tháng 2 năm 2008 của Chính phủ về việc Quy định chức năng, nhiệm vụ,</small>

<small>quyền hạn và cơ câu tô chức của Bộ Xây dựng.</small>

- Hệ thống văn bản pháp luật về xây dựng chuyên biệt về mặt kỹ

<small>thuật, phát sinh duy nhất chỉ trong hoạt động xây dựng. Ví dụ: Quyết định số</small>

<small>682/BXD-CSXD ngày 14 tháng 12 năm 1996 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng</small>

<small>"Ban hành quy chuẩn xây dựng Việt Nam", tập 1.</small>

- Đồng thời, văn bản pháp luật về xây dựng cịn có đặc điểm của luật

<small>kinh doanh khi nó quy định định mức, đơn giá, chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật</small>

<small>trong xây dựng.</small>

<small>Các giai đoạn của sự phát triển hệ thống pháp luật xây dựng ở Việt</small>

Nam bao gồm ba giai đoạn sau: Giai đoạn trước năm 1976; giai đoạn từ năm 1976 đến năm 1986; giai đoạn từ năm 1986 đến nay.

<small>20</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

<small>* Giai đoạn trước năm 1976</small>

<small>Ngày 29 tháng 4 năm 1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh thành</small>

lập Bộ kiến trúc, tiền thân của Bộ Xây dựng ngày nay. Tuy được thành lập từ

<small>năm 1958, nhưng số lượng các văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng</small>

<small>trong giai đoạn từ 1958 đến 1975 không nhiều.</small>

<small>Giữa năm 1973 Bộ kiến trúc được đổi tên thành Bộ Xây dựng. Chức</small>

<small>năng của Bộ Xây dựng trong 5 năm dau được tăng cường một bước về thống</small>

nhất quản lý nhà nước đối với các chuyên ngành xây dựng công nghiệp và

<small>dân dụng của trung ương và địa phương. Hệ thống văn bản pháp luật thời kỳ</small>

này, về căn bản được đặc trưng bởi tính chất xã hội chủ nghĩa, phạm vi và đối

tượng điều chỉnh rộng hơn, đa dạng và đầy đủ hơn.

<small>* Giai đoạn từ năm 1976 đến năm 1986</small>

<small>Những năm 1976 - 1980 thống nhất đất nước, Nghị quyết số 76/CP</small>

<small>ngày 25 tháng 3 năm 1977 vạch ra những phương hướng cơ bản về xây dựng</small>

hệ thống pháp luật thống nhất.

Ủy ban xây dựng cơ bản Nhà nước được thành lập, các quan hệ xã hội

<small>trong lĩnh vực xây dựng được điều chỉnh chủ yếu bằng văn bản dưới luật.</small>

Nghị định số 232/HDBT ngày 6 tháng 6 năm 1981 ban hành "Điều lệ

<small>quản lý xây dựng cơ bản " là văn bản đầu tiên trong giai đoạn này quy định</small>

<small>trong lĩnh vực quản lý xây dựng.</small>

Thời điểm từ năm 1981 đến năm 1986 đã có khoảng trên 200 văn bản

<small>quy phạm pháp luật được ban hành can thiệp quá sâu vào hoạt động sản xuất</small>

<small>kinh doanh.</small>

Việc tổ chức thực hiện các văn bản: Nghị định số 232/HĐBT ngày 6

<small>tháng 6 năm 1981 ban hành "Điều lệ quản lý xây dựng cơ bản"; Nghị định số237/HĐBT ngày 19 tháng 9 năm 1985 ban hành "Điều lệ lập, thẩm định, thẩm</small>

<small>tra xét duyệt thiết kế cơng trình xây dung"; Quyết định số 217/HDBT ngày 8</small>

<small>21</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

<small>tháng 8 năm 1985 về "Quy chế giao nhận thầu trong xây dựng cơ bản"; Quyết</small>

<small>định số 352/CT ngày 6 tháng 11 năm 1985 của Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng</small> "về việc quy định các hình thức tổ chức và hoạt động thiết kế xây dung" cùng

<small>với các văn bản hướng dẫn thi hành của Bộ Xây dựng, Bộ ngành và địaphương có liên quan đã có ý nghĩa nhất định trong công tác quản lý đầu tưxây dựng cơ bản đi vào nề nếp, góp phan thúc đây sản xuất và khôi phục nên</small>

<small>kinh tê của đât nước sau chiến tranh.</small>

<small>Tuy nhiên, hệ thống văn ban trong giai đoạn này có đặc trưng của nền</small>

kinh tế kế hoạch hóa tập trung đó là cơ chế "cấp - phát", "xin - cho". Hoạt

<small>động điều hành sản xuất kinh doanh bằng các quyết định mang tính chất</small>

<small>"mệnh lệnh - hành chính".</small>

<small>* Giai đoạn từ năm 1986 đến nay</small>

Nếu trong các giai đoạn trước năm 1986, các mối quan hệ xã hội phát

<small>sinh trong lĩnh vực xây dựng được điều chỉnh bằng các văn bản dưới luật như:</small>

<small>Nehị định của Chính phủ, quyết định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, hoặc các</small>

<small>văn bản của các cơ quan có thâm quyên.</small>

<small>Ngày 26 tháng 11 năm 2003, Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 4 đã thông</small>

<small>qua Luật Xây dựng và ngày 10 tháng 12 năm 2003, Chủ tịch nước đã ký lệnh</small> công bố Luật Xây dựng.

<small>Luật Xây dựng bao gồm 9 chương, 123 điều. Cụ thể như sau:</small>

<small>- Chương I: Những quy định chung gồm 10 điều. Chương này quy</small>

định về phạm vi điều chỉnh; đối tượng áp dụng; giải thích từ ngữ, quy định loạ và cấp cơng trình; quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng; năng lực

nghề nghiệp; năng lực hoạt động xây dựng, chính sách khuyến khích trong

<small>xây dựng; vai trị của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, đại biểu</small>

Quic hội, Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp và Mặt trậr Tổ quốc Việt Nam trong việc giám sát thực hiện pháp luật về xây dựng;

<small>các hành vi bị nghiêm cắm trong hoạt động xây dựng.</small>

<small>ea</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

<small>- Chương II: Quy hoạch xây dựng gồm 5 mục, 24 điều. Quy hoạch</small>

<small>xây dựng là cơ sở dé triển khai hoạt động dau tư xây dựng công trình, kiểm</small>

<small>sốt q trình phát triển đơ thị, hình thành các khu đô thị mới, khu dân cư,</small>

<small>bảo đảm trật tự kỷ cương trong hoạt động xây dựng, phục vụ mục tiêu phát</small>

triển kinh tế - xã hội. Đây cũng là một trong những van dé bức xúc, liên quan

chặt chẽ đến hoạt động xây dựng hiện nay. Vì vậy, cần thiết phải quy định nội

<small>dung này trong Luật Xây dựng. Quy hoạch xây dựng phải phù hợp với quy</small>

hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, đảm bảo an ninh, quốc phòng.

<small>Mục 1: Quy định chung.</small>

<small>Mục 2: Quy hoạch xây dựng vùng.</small>

<small>Mục 3: Quy hoạch chung xây dựng đô thị.</small>

<small>Mục 4: Quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn.</small>

<small>Mục 5: Quản lý quy hoạch xây dựng.</small>

<small>- Chương III: Dự án đầu tư xây dựng cơng trình gồm 11 điều. Chương</small>

<small>này quy định các nội dung như: các yêu cầu đối với dự án đầu tư xây dựng</small>

<small>cơng trình; nội dung của dự án xây dựng cơng trình; điều kiện để lập dự án</small>

đầu tư xây dựng cơng trình; việc thẩm định, cho phép quyết định đầu tư xây

<small>dựng cơng trình; điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng cơng trình; quyền và nghĩa</small>

vụ của các tơ chức, cá nhân có liên quan đến đầu tư xây dựng cơng trình;

<small>quản lý chi phí dự án dau tư xây dựng cơng trình, hình thức quản lý dự án đầu</small>

<small>tư xây dựng.</small>

<small>Luật đã quy định rõ quyền, trách nhiệm của người quyết định đầu</small>

tư, chủ đầu tư, tổ chức, cá nhân lập dự án đầu tư xây dựng cơng trình phải chịu trách niệm trước pháp luật về quyết định của mình hoặc cơng việc do <small>mình thực hiện, dé nâng cao trách nhiệm cá nhân, đảm bảo hiệu quả của dự</small>

án đầu tư. Nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính trong đầu tư xây dựng

<small>23</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

<small>cơng trình, Luật quy định tùy theo tính chất, quy mơ của dự án đầu tư xâydựng cơng trình thì u cầu nội dung lập dự án đầu tư xây dựng cơng trình</small>

<small>sẽ khác nhau.</small>

<small>- Chương IV: Khảo sát, thiết kế xây dựng gồm 2 mục, 16 điều.</small>

<small>Mục 1: Khảo sát xây dựng: Mục này quy định yêu cầu đối với khảo</small>

<small>sát xây dựng; nội dung báo cáo kết quả khảo sát xây dựng; điều kiện thực</small>

<small>hiện khảo sát xây dựng; quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia khảo sát</small>

<small>xây dựng.</small>

<small>Mục 2: Thiết kế xây dựng cơng trình. Mục này quy định u cầu, nội</small>

dung, điều kiện thực hiện thiết kế xây dựng cơng trình; quyền và nghĩa vụ của các chủ thé tham gia thiết kế xây dựng cơng trình; thâm định, phê duyệt và thay đổi thiết kế xây dựng công trình.

<small>- Chương V: Xây dựng cơng trình gồm 5 mục, 33 điều.</small>

<small>Mục 1: Giấy phép xây dựng gồm 7 điều. Mục này quy định những vấn</small>

đề liên quan đến giấy phép xây dung; hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng; điều

kiện cấp giấy phép xây dựng; nội dung giấy phép và thẩm quyền cấp giấy

<small>phép xây dựng, trách nhiệm của cơ quan cấp giấy phép xây dựng; quyền và</small>

<small>nghĩa vụ của người yêu cầu cấp giấy phép xây dựng.</small>

<small>Mục 2: Giải phóng mặt bằng gồm 3 điều. Mục này quy định về yêu</small>

cầu đối với giải phóng mặt bằng xây dựng, nguyên tắc chủ yếu trong đền bù <small>giải phóng mặt bằng và việc tổ chức giải phóng mặt bằng xây dựng.</small>

<small>Mục 3: Thi công xây dựng gồm 15 điều. Mục này quy định điều kiện dé</small>

<small>khởi công xây dựng cơng trình, điều kiện hoạt động của nhà thầu xây dung;</small>

quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia thi cơng xây dựng cơng trình.

<small>Mục 4: Giám sát thi công xây dựng gồm 4 điều. Mục này quy định về</small>

yêu cau của việc giám sát thi công xây dựng, quyền và nghĩa vụ của các chủ

thể giám sát thi công xây dựng.

<small>24</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

<small>Mục 5: Xây dựng các cơng trình đặc thù gồm 4 điều. Mục này quy</small>

<small>định các loại cơng trình đặc thù và việc xây dựng các cơng trình đặc thù như</small>

<small>cơng trình bí mật nhà nước, cơng trình xây dựng theo lệnh khan cấp, cơng</small>

<small>trình tạm.</small>

<small>- Chương VI: Lựa chọn nhà thầu và hợp đồng xây dựng gồm 13 điều.</small>

<small>Mục 1: Lựa chon nhà thầu xây dựng gồm 12 điều. Mục này quy định</small> chung về lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng; yêu cầu lựa chọn nhà thầu và các hình thức lựa chọn nhà thầu; yêu cau đối với đấu thầu trong hoạt

<small>động xây dựng; quy định về đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chỉ định</small>

thầu, lựa chọn nhà thầu thiết kế kiến trúc cơng trình xây dựng, lựa chọn tông

thầu trong hoạt động xây dựng; quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia mời

thầu, dự thầu và trách nhiệm của người quyết định đầu tư xây dựng cơng trình

<small>trong lực chọn nhà thầu.</small>

<small>Mục 2: Hợp đồng trong hoạt động xây dựng gồm 4 điều. Mục này quy</small>

định hợp đồng trong hoạt động xây dựng từ lập quy hoạch xây dựng, lập dự

án đầu tư xây dựng cơng trình, khảo sát xây dựng, thiết kế cơng trình, giám

<small>sát, thi cơng xây dựng cơng trình, quản lý dự án xây dựng cơng trình và các</small>

<small>cơng việc khác trong hoạt động xây dựng; nội dung chủ yếu của hợp đồng;</small>

điêu chỉnh hợp đồng: thưởng, phạt vi phạm hợp đồng và giải quyết tranh chấp hợp đồng trong hoạt động xây dựng.

<small>- Chương VII: Quản lý nhà nước về xây dựng gồm 8 điều. Chươngnày quy định nội dung, thẩm quyền quản lý nhà nước về xây dựng, cơ quan</small>

<small>quan lý nhà nước về xây dựng; thanh tra xây dựng và khiêu nại, tô cáo.</small>

<small>- Chương VIII: Khen thưởng và xử ly vi phạm gồm 2 điều. Chươngnàz quy định việc khen thưởng đối với tổ chức, cá nhân có thành tích trongquản lý cũng như tham gia hoạt động xây dựng. Đồng thời quy định các chế</small>

tài về hành chính, hình sự, dân sự đối với người có hành vi vi phạm gây thiệt

<small>hạ: đên lợi ich của Nhà nước, quyên, lợi ich hợp pháp của tô chức, cá nhân.</small>

<small>25</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

<small>- Chương IX: Điều khoản thi hành gồm 3 điều. Chương này quy định</small>

về xử lý các cơng trình xây dựng trước khi Luật Xây dựng có hiệu lực khơng

<small>phù hợp với các quy định của Luật này, cụ thé xử lý đối với các cơng trình</small>

<small>xây dựng đang tơn tại phù hợp với quy hoạch nhưng chưa phù hợp về kiến</small>

<small>trúc; cơng trình xây dựng đang tồn tại nhưng không phù hợp với quy hoạch;</small>

<small>cơng trình được phép xây dựng tạm có thời hạn.</small>

<small>Luật Xây dựng được ban hành có ý nghĩa to lớn trong việc định hướng</small>

đồng bộ, thống nhất, toàn diện về xây dựng trên cả nước. Luật Xây dựng điều

<small>chỉnh toàn bộ các vấn đề liên quan đến hoạt động xây dựng, là cơ sở pháp lý</small>

chủ yếu dé điều chỉnh tất cả các mối quan hệ phát sinh trong hoạt động xây dựng, tạo điều kiện để hoạt động xây dựng phát triển lành mạnh, đúng hướng,

<small>có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Luật Xây dựng cũng</small>

kế thừa và phát huy những ưu điểm, khắc phục những tồn tại và là bước pháp điển hóa hệ thống pháp luật về xây dựng hiện hành; đồng thời bổ sung các <small>quy định để điều chỉnh kịp thời các mối quan hệ mới phát sinh, đáp ứng yêu</small> cầu quản lý nhà nước hoạt động xây dựng hiện tại và xu thế phát triển trong

<small>tương lai. Luật Xây dựng được ban hành nhằm bảo đảm nâng cao hiệu lực</small>

<small>quản lý nhà nước, quy định rõ trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về</small>

<small>xây dựng, của tổ chức và cá nhân tham gia các hoạt động xây dựng; phân định</small>

<small>quản lý nhà nước và quản lý sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng;</small>

<small>bảo đảm đề các cơng trình được xây dựng có chất lượng, an toàn, phù hợp với</small>

quy hoạch, kiến trúc và tiết kiệm; góp phần thúc đẩy cải cách hành chính

<small>trong quản lý xây dựng, phù hợp với tiến trình cải cách hành chính của Nhà</small>

<small>nước và hội nhập kinh tế quốc tế.</small>

<small>Thực hiện chủ trương cải cách thủ tục hành chính và kế hoạch thực</small>

<small>hiện các giải pháp chống suy giảm kinh tế, vừa qua Chính phủ đã ban hành</small>

<small>Nghị định số 12/2009/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình.</small>

Đề việc nghiên cứu, áp dụng được thuận tiện (cùng lúc không phải xem cả 3

<small>Nghị định), Chính phủ đã ban hành Nghị định số 12/2009/NĐ-CP thay thé</small>

<small>26</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

<small>Nghị định số 16/2005/NĐ-CP và Nghị định sé 112/2006/NĐ-CP. Nội dung</small>

Nghị định số 12/2009/NĐ-CP bao gồm phan lớn các nội dung cua Nghị định

số 16/2005/NĐ-CP và Nghị định sé 112/2006/NĐ-CP đã đi vào cuộc sống,

<small>phát huy hiệu quả quản lý; ngồi ra, có sửa đổi, b6 sung thêm một số nội dung</small>

dé đáp ứng yêu cầu mới của thực tế, cu thể như sau: (1) Sửa đổi, bố sung quy định về việc xác định chủ đầu tư và tổ chức quản lý dự án (đối với dự án sử

dụng vốn ngân sách nhà nước) giúp cho các cấp quyết định đầu tư, đặc biệt là

<small>ở các địa phương dễ dàng hơn trong việc giao chủ đầu tư và tổ chức quản lý dự</small>

án. (2) Sửa đổi, bỗ sung quy định về lập, thẩm định dự án và thiết kế cơ sở nhằm

<small>đơn giản hoá thủ tục hành chính, đồng thời làm rõ quy trình thực hiện dé tránh</small>

<small>tình trạng hiểu và thực hiện khơng thống nhất như trước đây, nhất là ý kiến</small>

cho rằng thấm định dự án và thâm định thiết kế cơ sở là hai thủ tục riêng. Mặt

<small>khác, mở rộng phạm vi đối tượng các cơng trình khơng phải lập dự án, chỉ lập</small>

báo cáo kinh tế kỹ thuật nhằm đơn giản hoá, giảm bớt thủ tục trong đầu tư xây

<small>dựng. Theo đó, cơng trình có quy mơ nhỏ, đơn giản (giá trị < 15 tỷ đồng), đã</small>

rõ chủ trương đầu tư thì khơng phải lập dự án mà lập ngay thiết kế bản vẽ thi

<small>cơng và dự tốn đề phê duyệt và triển khai ngay. (3) Bồ sung quy định về các</small>

trường hợp điều chỉnh dự án để đáp ứng yêu cau thực tế, phù hợp với cơ chế

<small>thị trường, đồng thời cũng bảo đảm được yêu cầu quản lý của nhà nước. (4)</small>

Sửa đổi các quy định về thi tuyển thiết kế kiến trúc theo hướng giảm bớt các

<small>công trình bắt buộc phải thi tuyển thiết kế kiến trúc. Chỉ những cơng trình</small>

<small>cơng cộng có quy mơ lớn, có yêu cầu kiến trúc đặc thù thì mới tổ chức thi</small>

tuyên thiết kế kiến trúc. Mặt khác, giao quyền và tạo thế chủ động cho người quyết định đầu tư được quyết định việc thi tuyển thiết kế kiến trúc. (5) Bổ <small>sung quy định về các loại thiết kế xây dựng đề bảo đảm vừa phù hợp với các</small>

<small>công trình đặc thù, chun ngành, vừa phù hợp với thơng lệ quốc tế. Việc xác</small>

định số bước thiết kế do người quyết định đầu tư quyết định phù hợp với quy mơ, tính chất của từng cơng trình, dự án. (6) Bồ sung mới 2 điều quy định về <small>giám sát, đánh giá đầu tư và phá dỡ cơng trình xây dựng. Bồ sung quy định về</small>

<small>ag</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

<small>giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng nhằm bảo đảm dự án được thực hiện</small>

<small>dung nội dung dự án đã được phê duyệt và tuân thủ pháp luật. Mặt khác, kịp</small>

<small>thời phát hiện, xử lý những vấn đề phát sinh để bảo đảm tính khả thi và tínhhiệu quả của dự án. Bồ sung quy định về phá dỡ cơng trình dé làm rõ các đối</small>

<small>tượng cơng trình phải phá dỡ và các yêu cầu khi phá dỡ cơng trình xây dựng.</small>

<small>Theo đó, việc phá dỡ cơng trình phải có người quyết định và chịu trách</small>

<small>nhiệm, phải có phương án phá dỡ nhằm bảo đảm an tồn cho con người, các</small>

<small>cơng trình lân cận và mơi trường xung quanh.</small>

<small>1.2.3. Khái quát hệ thống các văn bản pháp luật xử lý vi phạm</small>

<small>hành chính trong lĩnh vực xây dựng</small>

Hệ thống các qui định pháp luật về xử phạt hành chính trong lĩnh vực

<small>xây dựng thời gian qua đã được nhà nước quan tâm xây dựng, góp phan tích</small>

<small>cực trong công tác quản lý và xử lý các vi phạm hành chính trong lĩnh vực</small>

<small>xây dựng như:</small>

Nghị định số 48/ND-CP ngày 05 thang 5 năm 1997 của Chính phủ về

<small>xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý xây dựng;</small>

Nghị định số 04/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 1997 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý sử dụng đất đai;

<small>Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 1995; Pháp lệnh Xử lý vi</small>

<small>phạm hành chính năm 2002, sửa đổi năm 2008;</small>

Quyết định só 100/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về thí điểm thành

<small>lập Thanh tra chuyên ngành xây dựng thành phó Hà Nội; Luật Xây dựng</small>

<small>năm 2003;</small>

Nghị định số 126/NĐ-CP ngày 26 thang 5 năm 2004 của Chính phủ

về vi phạm hành chính và hoạt động xây dựng, quản lý cơng trình hạ tầng đơ

<small>thị và quản lý sử dụng nhà; Thông tư số 01/TT-BXD ngày 21 thang 01 năm</small>

2005 về hướng dẫn thi hành Nghị định 126/2004/NĐ-CP;

<small>28</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

<small>Nghị định số 37/2005/NĐ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2005 của Chính</small>

<small>phủ qui định thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử</small>

<small>phat vi phạm hành chính;</small>

<small>Nghị định số 132/2005/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2005 của Chính</small>

phủ qui định chỉ tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành

<small>chính năm 2005.</small>

Nghị định số 46/2005/NĐ-CP ngày 6 tháng 4 năm 2005 của Chính

phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra xây dựng.

Thông tư liên tịch s6 04/2007/TTLT-BXD-BCA ngày 7 tháng 7 năm 2007

<small>hướng dẫn phối hợp xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động xây dựng.</small>

Nghị định số 180/2007/NĐ-CP ngày 7 tháng 12 năm 2007 của Chính

<small>phủ quy định chỉ tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xây dựng</small>

<small>và xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị.</small>

Nghị định số 23/2009/NĐ-CP ngày 27/02/2009 của Chính phủ về xử

<small>phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bat động sản;</small>

<small>khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý cơng trình hạ tầng</small>

<small>kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở. Đây là văn bản pháp luật về xử lý</small>

<small>vi phạm hành chính về xây dựng được áp dụng và thực hiện trong giai đoạn</small>

<small>hiện nay.</small>

<small>Nghị định số 23/2009/NĐ-CP gồm 9 chương, 72 Điều và 5 phụ lục.</small>

<small>Nghị định 23/CP ra đời thay thế Nghị định số 126/2004/NĐ-CP ngày 26/5/2004</small>

<small>của Chính phủ và đảm bảo được một số yêu cầu chính sau:</small>

+ Nghị định số 126/2004/NĐ-CP được ban hành khi chưa có Luật Xây

<small>dựng, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bắt động sản và một loạt nghị định của</small>

<small>Chính phủ như Nghị định số 29/2007/NĐ-CP ngày 27/02/2007 về quản lý</small>

kiến trúc đô thị, Nghị định số 35/2009/NĐ-CP ngày 25/3/2008 về xây dựng,

<small>quản lý và sử dụng nghĩa trang, Nghị định số 88/2007/NĐ-CP ngày 28/5/2007</small>

<small>ao</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

về thốt nước đơ thị và khu cơng nghiệp... Vì vậy, trong nội dung của Nghị

<small>định 23/2009/NĐ-CP cần phải được bé sung các hành vi vi phạm va xử phạt</small>

đối với các hành vi mới nhằm đảm bảo đủ theo chức năng quản lý nhà nước

<small>của ngành Xây dựng.</small>

<small>+ Nghị định 126/2004/NĐ-CP trước đây cịn có những quy định chồng</small>

<small>chéo với các quy định về xử phạt của lĩnh vực tài ngun mơi trường, lĩnh</small>

vực dau thau..., thì Nghị định 23/2009/NĐ-CP đã lược bỏ các quy định còn chồng chéo, giúp cho nghị định dễ thực thi trong cuộc sống.

<small>+ Nghị định 23/2009/NĐ-CP khớp nối với Nghị định 180/CP về việcxử lý các vi phạm trật tự xây dựng, Nghị định 23/2009/NĐ-CP quy định đối với</small>

<small>các hành vi vi phạm trật tự xây dựng ngoài việc bị xử lý theo Nghị định 180/CP</small>

<small>còn bị phạt tiền theo Nghị định 23/2009/NĐ-CP. Nhìn chung Nghị định23/2009/NĐ-CP đã đồng bộ về hệ thống pháp luật về xử lý và xử phạt vi phạm</small>

<small>hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng và khơng cịn</small>

chồng chéo với các lĩnh vực khác.

+ Tăng thâm quyền xử phat.

- Thâm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ở Nghị

<small>định 126/2004/NĐ-CP là 500.000đ thì ở Nghị định 23/2009/NĐ-CP cho phép</small>

thâm quyền xử phạt tới 2 triệu đồng.

- Thâm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quy

<small>định ở 126/2004/NĐ-CP là 20 triệu đồng thì ở Nghị định 23/2009/NĐ-CP quy</small>

định là 30 triệu đồng

- Tham quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chánh <small>Thanh tra Bộ quy định tại 126/2004/NĐ-CP là 70 triệu đồng, thì tại Nghị định</small>

<small>23/2009/NĐ-CP cho phép phạt tới 500 triệu đồng: đồng thời các cấp khác có</small>

thâm quyền xử phạt đều quy định mức xử phạt tăng cao so với quy định tại

<small>Nghị định 126/2004/NĐ-CP.</small>

<small>30</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

<small>Việc tăng thầm quyền xử phạt ở chính quyền cơ sở nhằm tạo điều kiện</small>

<small>cho cơ sở thực hiện xử phạt kịp thời, hạn chế phải đưa lên cấp trên.</small>

<small>- Tăng mức xử phat dé đảm bảo được tính ran de: trong Nghị định</small>

<small>23/2009/NĐ-CP mức xử phạt các hành vi vi phạm được quy định tăng cao, có</small>

<small>những hành vi tăng 1,5-2 lần, nhưng cũng có những hành vi tăng hàng chục lần</small> dé đảm bảo tinh ran đe; đặc biệt đối với các hành vi vi phạm trật tự xây dựng:

- Đối với hành vi xây dựng sai giấy phép xây dựng tại Nghị định

<small>126/2004/NĐ-CP quy định mức xử phạt từ 100.000 đến 200.000đ thì Nghịđịnh 23/2009/NĐ-CP quy định mức phat từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng đối</small>

<small>với nhà ở nông thôn; 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với nhà ở riêng lẻ đô</small>

thị; 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng đối với các cơng trình khác;

- Đối với hành vi xây dựng cơng trình khơng có giấy phép xây dựng

<small>theo quy định phải có giấy phép xây dựng, Nghị định 126/2004/NĐ-CP quyđịnh mức phạt 100 đến 200 nghìn đồng thì Nghị định 23/2009/NĐ-CP quyđịnh mức phạt 2 triệu đến 3 triệu đồng đối với nhà ở nông thôn; 10 triệu đến</small>

15 triệu đồng đối với nhà ở riêng lẻ đô thị; 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng

đối với trường hợp xây dựng cơng trình khác.

<small>- Nghị định 23/2009/NĐ-CP cịn b6 sung quy định trong trường hợpcơng trình xây dựng khơng phép, sai giấy phép đã được Ủy ban nhân dân cấp</small>

xã có quyết định đình chỉ thi cơng, nhưng chủ đầu tư và nhà thầu xây dựng vẫn có tình xây dựng thì ngồi việc bị cưỡng chế phá dỡ theo Nghị định 180/CP

thì chủ đầu tư và nhà thầu cịn bị xử phạt với mức từ 300 triệu đồng đến 500 triệu đồng. Để đảm bảo cho tính khả thi Nghị định 23/2009/NĐ-CP đã chia

<small>nhỏ các hành vi áp dụng nhà ở của dân nông thôn, nhà ở của dân đơ thị và các</small>

<small>cơng trình có mức phạt khác nhau. Đồng thời Nghị định 23/2009/NĐ-CP</small>

cũng điều chỉnh cụ thể một số quy định của Nghị định 126/2004/NĐ-CP mà

<small>trong quá trình thực hiện 4 năm cịn bất cập hoặc cịn có nhiều chỗ khơng rõ</small>

khi áp dụng ngồi thực té.

<small>31</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

<small>Chương 2</small>

<small>VI PHAM HANH CHÍNH VÀ XỬ PHẠT HANH CHÍNH</small>

TRONG LĨNH VỰC XÂY DỰNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

<small>2.1. VI PHAM HANH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC XÂY DUNG</small>

<small>2.1.1. Khái niệm, đặc điểm của vi phạm hành chính trong lĩnh vực</small>

<small>xây dựng</small>

<small>Vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng bao gồm các hành vi vi</small>

<small>phạm pháp luật về hoạt động xây dựng từ khâu khảo sát, thiết kế, thi cơng đến</small>

<small>nghiệm thu cơng trình, gồm các hành vi vi phạm trật tự xây dựng đã được</small>

<small>pháp luật xây dựng qui định, như xây nhà ở, cơng trình khơng có giấy phép,</small>

<small>sai phép, xây nhà trên đất khơng được phép xây dựng, chủ đầu tư xây dựng</small>

<small>chuyên nghiệp không có chứng chỉ hành nghề xây dựng... Những hành vi vi</small>

<small>phạm có thể do cá nhân hoặc tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ýnhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình su.</small>

<small>Người vi phạm là tat cả các cá nhân, tô chức Việt Nam, cá nhân, tơ chứcnước ngồi có hoạt động xây dựng trên lãnh thơ nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa</small>

<small>Việt Nam, có hành vi vi phạm hành chính theo qui định của pháp luật Việt Nam.</small>

<small>Đặc điểm của vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng mang đặc</small>

điểm của vi phạm hành chính nói chung. Đó là hành vi của tổ chức hoặc cá

<small>nhân vi phạm các qui định pháp luật về hành chính, nhưng chưa đến mức truycứu trách nhiệm hình sự, tức là chưa đến mức nguy hiểm cho xã hội. Tuy</small>

<small>nhiên, vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng có những đặc thù riêng</small>

<small>của nó, đó là:</small>

<small>- Cùng với tốc độ cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa đất nước thì các hành vi</small>

<small>vi phạm pháp luật xây dựng có chiều hướng gia tăng cả về số lượng, qui mô,</small>

đối tượng vi phạm.

<small>32</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

<small>- Các chủ thê vi phạm hành chính thường có những "thỏa thuận ngầm"</small>

<small>với nhau theo nguyên tắc "đôi bên cùng có lợi". Ví dụ chủ đầu tư cơng trình</small>

<small>thỏa thuận với Thanh tra xây dựng về việc xây dựng cơng trình sai phép. Giấy</small>

<small>phép qui định chỉ được xây 5 tầng, nhưng chủ đầu tư xây dựng 6 tầng, hoặc</small>

chủ đầu tư là một hộ gia đình xây nhà không phép, nhưng Thanh tra phường, <small>quận chỉ "phạt rồi cho tồn tại". Chính vì ngun tắc "đơi bên cùng có lợi” nên</small>

<small>các hành vi vi phạm xây dựng ít bị xử lý mà còn tồn tại ở nhiều nơi chưa bị</small>

<small>xử lý dưt điểm như "một phan tat yếu của cuộc sống".</small>

<small>- Vị phạm trật tự xây dựng nhiều khi còn liên quan đến chốn an cư lạc</small>

<small>nghiệp của người dân. Nếu xét về mặt pháp luật thì chủ đâu tư phải dỡ bỏ nhà</small>

<small>xây trái phép, nhà xây dựng không phù hợp với kiến trúc, cách quan đô thị, ví</small>

<small>dụ như dãy nhà siêu mỏng trên nhiều tuyến phó của Hà Nội, nhưng xét về mặt</small>

"tình" thì nếu dỡ bỏ cả gia đình họ sẽ ở đâu, trong khi đó qui đất đền bù của

<small>Nhà nước chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân, các quy định về đề bù</small>

hỗ trợ phần diện tích đất ngồi chỉ giới thu hồi dất xây dựng cơng trình cịn

<small>chưa hợp lý.</small>

<small>- Đặc thù về địa bàn xây dựng trải rộng, mà cơng tác quản lý xây dựngcủa chính quyền chưa theo kịp, trong đó có một phần do cán bộ thanh tra</small>

thiếu về số lượng, yếu về năng lực. Kèm theo đó là sự thay đổi, bổ sung thường xuyên về vấn đề qui hoạch sử dụng dat, xây dựng, và sự thay đổi về

<small>các qui định pháp luật có liên quan... Tất cả những vấn đề này đã và đang là</small>

chất xúc tác làm gia tăng tình trạng vi phạm pháp luật xây dựng, đặc biệt <small>những vùng có tốc độ đơ thị hóa tăng nhanh như địa bàn thủ đơ Hà Nội.</small>

<small>Vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng xảy ra liên tục thường</small>

xuyên, nhiều địa bàn, phức tạp với nhiều chủ đầu tư khác nhau. Nhiều trường

<small>hợp, người dân tập kết vật liệu xây dựng và xây dựng nhà chỉ trong một đêm,</small>

<small>sau đó người ta cho người già và trẻ em vào dé đối phó nên lực lượng kiểm</small>

<small>tra không thể cưỡng chế tháo dỡ được, các cơng trình dang nay hau hết là các</small>

<small>a3</small>

</div>

×