Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Luận văn thạc sĩ luật học: Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ theo pháp luật Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (20.75 MB, 87 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<small>KHOA LUẬT</small>

NGUYEN THU HIEN

Chuyén nganh : Luat kinh té Mã số : 60 38 50

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Am Hiểu

HÀ NOI - 2006

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<small>Chương 1: những van đề chung về bảo hiểm nhân thọ</small>

<small>Khái luận về bảo hiểm nhân thọ</small>

<small>Quá trình hình thành và phát triển của thị trường bảo hiểm</small>

<small>nhân thọ Việt Nam</small>

<small>Vai trò của bảo hiểm nhân thọ trong nền kinh tế quốc dân</small>

<small>Chương 2: pháp luật về doanh nghiệp kinh doanh bảohiểm nhân thọ</small>

<small>Hoạt động bảo hiểm phải tổ chức kinh doanh theo cáchình thức doanh nghiệp nhất định</small>

<small>Bảo hiểm nhân thọ là loại hình kinh doanh có điều kiệnTài chính doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ</small>

<small>Trung gian bảo hiểm nhân thọ</small>

<small>Chuyên giao hợp đồng bảo hiểm nhân thọ</small>

<small>Chương 3: một số nhận xét chung và kiến nghị</small>

<small>Một số nhận xét về pháp luật đối với doanh nghiệp kinh</small>

<small>doanh bảo hiểm nhân thọ</small>

<small>Hướng hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp kinh doanh</small>

<small>bảo hiểm nhân thọ</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

MỞ ĐẦU

<small>1. Sự cân thiêt của việc nghiên cứu đê tài</small>

Từ thang 8 năm 1996, doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ đầu tiên của

Việt Nam đã đi vào hoạt động, so với sự xuất hiện của doanh nghiệp bảo hiểm

<small>phi nhân thọ (cách đây hơn 40 năm) thì đó là khoảng thời gian khơng dài</small>

nhưng bảo hiểm nhân tho đã có những bước phát triển vượt bậc, đáng ghi nhận. Đặc trưng của hoạt động bảo hiểm nhân thọ là vừa mang tính chất tiết

kiệm vừa mang tinh chất phòng ngừa rủi ro. Với sự phát triển ôn định của nền kinh tế, thu nhập của người dân ngày càng tăng thì hoạt động này càng có điều kiện phát triển và trở thành một trong những kênh huy động vốn quan trọng đầu tư trở lại cho nên kinh tế. Không chỉ là kênh huy động vốn nhàn rỗi, các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ đã thu hút, tạo việc làm mới cho trên

100.000 lao động có thu nhập ồn định (gồm cán bộ nhân viên và đại lý), hàng

loạt sản phẩm bảo hiểm nhân thọ và các chương trình tài chính rất đa dạng đã

được các công ty bảo hiểm nhân thọ cung cấp cho thị trường, đáp ứng được

nhiều nhu cầu khác nhau của khách hàng. Ngoài ra, các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ còn chi nhiều tỷ đồng cho hoạt động từ thiện, tài trợ cho các hoạt động văn hóa, thể thao, khuyến học...

Dé phát triển kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, ngay từ khi ban hành

<small>Nghị định 100/CP ngày 18/12/1993, Nhà nước ta đã xác lập tính đa dạng cua</small>

các hình thức doanh nghiệp bảo hiểm bằng việc có những quy định làm tiền đề cho sự ra đời của các công ty bảo hiểm nhân thọ sau này. Trải qua hơn 10 năm hoạt động, bảo hiểm nhân thọ Việt Nam đã mang lại những lợi ích

rất to lớn cho sự phát triển nên kinh tế xã hội và lợi ich của người tham gia

bảo hiểm, là công cụ thu hút nguồn vốn cho đầu tư phát triển nền kinh tế.

Bên cạnh đó, cũng giống như các tổ chức trung gian tài chính khác, các

doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ luôn phải đảm bảo sự vững chắc

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

về tài chính, tạo niềm tin cho hàng triệu khách hàng tham gia. Việt Nam đang trong quá trình hội nhập, đàm phan dé gia nhập Tổ chức Thuong mại Thế giới (WTO). Quá trình này tất yếu buộc nước ta phải mở rộng cửa thi trường dé có thêm các cơng ty bảo hiểm nước ngồi vào Việt Nam. Vì vậy,

hoạt động kinh doanh bảo hiểm của các công ty bảo hiểm nhân thọ cần phải được kiểm soát hết sức chặt chẽ và phải được điều chỉnh bằng luật pháp, để

hoạt động này phát triển lành mạnh phục vu cho công cuộc phát triển và xây

dựng đất nước.

<small>2. Tình hình nghiên cứu</small>

Ở các nước có nên kinh tế phát triển, bảo hiểm nhân thọ đã ra đời va

phát triển hàng trăm năm nay. Những lợi ích về mặt xã hội mà bảo hiểm nhân

thọ mang lại đã tạo cho ngành kinh doanh này có một chỗ đứng rất vững vàng trong đời sống kinh tế xã hội. Vị thế của bảo hiểm nhân thọ ngày càng được thê hiện một cách rõ nét ở các quốc gia có nền kinh tế phát triển trên thế giới.

Ở Việt Nam, hoạt động bảo hiểm nhân thọ vẫn cịn là mới mẻ, đã có một số cơng trình nghiên cứu về mặt kỹ thuật bảo hiểm, pháp luật về kinh doanh

bảo hiểm nhưng chủ yếu đi sâu vào lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ, chưa có

cơng trình nào nghiên cứu một cách tồn diện, hệ thống về pháp luật kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, đặc biệt là về doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ.

Trước đây, cũng đã có một số luận văn thạc sĩ đề cập đến những vấn dé liên quan đến pháp luật về kinh doanh bảo hiểm như:

+ Nguyễn Anh Tú: Mới số van dé pháp lý về hợp đồng bảo hiểm,

<small>Luận văn Thạc sĩ Luật học, 2001.</small>

+ Thái Văn Cách: Thuc trạng pháp luật về kinh doanh bảo hiểm, phương

<small>hướng hoàn thiện, Luận văn Thạc sĩ Luật học, 2001.</small>

+ Vương Việt Đức, Hop dong bảo hiểm tài sản, Luận văn Thạc sĩ

<small>Luật học, 2003.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

Tuy nhiên, các cơng trình trên chủ yếu tập trung nghiên cứu các quy

định pháp luật về kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ, mà chưa nghiên cứu cụ thể những quy định pháp luật về kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, về doanh nghiệp bảo hiểm kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, một loại hình kinh doanh có thé nói là

mới ở thị trường Việt Nam nhưng đóng vai trị rất quan trọng trong đời sống.

Chính vì vậy, tác giả đã chọn đề tài "Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiém nhân thọ theo pháp luật Việt Nam" làm đề tài Luận văn Thạc sĩ luật học.

<small>3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của luận văn</small>

Trên thế giới, ở những nước phát triển, hoạt động bảo hiểm nhân thọ

<small>đã có lịch sử hàng trăm năm và trở nên vô cùng quen thuộc với đơng đảo người</small>

dân. Trong khi đó, ở Việt Nam, hoạt động bảo hiểm nhân thọ còn rất mới mẻ. Quá trình tìm hiểu và xây dựng nghiệp vụ chủ yếu theo hướng vừa làm vừa học, tham khảo tài liệu của nước ngoài. Hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt

động này thời kỳ đầu còn thiếu và chưa đồng bộ, qua một thời gian hoạt động cùng với trải nghiệm thực tế, Nhà nước ta đã rất nỗ lực trong việc hoàn thiện

và ban hành mới các văn bản pháp luật nhằm tạo cơ sở pháp lý đầy đủ giúp các

doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ có được môi trường phát triển thuận lợi.

Tuy nhiên, trong quá trình vận dụng, vẫn tồn tại một số quy định pháp luật cịn bất cập, gây khó khăn cho doanh nghiệp bảo hiểm. Do đó, mục tiêu

đặt ra cho quá trình nghiên cứu luận văn là xem xét một cách tổng quát, toàn

diện các văn bản pháp luật về doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, đối chiếu với thực tiễn hoạt động, kết quả hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam. Từ đó đề ra hướng bổ sung và hoàn thiện các quy định

pháp luật về lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm nhân thọ cũng như các quy định pháp luật về doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ nhăm tao ra một hành lang pháp lý rõ ràng, phù hợp hơn cho các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ tiến hành hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, giúp khuyến khích, thu hút ngày cảng nhiều các tầng lớp dân cư tham gia bảo hiểm, góp phần đảm bảo an

<small>sinh xã hội, thúc đây cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đât nước.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<small>4. Phương pháp nghiên cứu</small>

Dựa trên các quan điểm của Đảng và Nhà nước về chỉ đạo hoạt động

bảo hiểm, để làm rõ các vấn đề cần nghiên cứu, bên cạnh việc phân tích các

văn bản pháp luật áp dụng vào thực tiễn kinh doanh, luận văn sẽ nhìn nhận

vấn đề theo quan điểm duy vật, biện chứng, áp dụng phương pháp lịch sử, lôgic trên cơ sở nghiên cứu, phân tích các tài liệu pháp lý liên quan, kết hợp

<small>so sánh, đôi chiêu, tông hợp với thực tiễn dé rút ra kết luận.</small>

5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn những đóng góp của luận văn

Hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ còn hết sức mới mẻ, vì vậy

kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần vào việc nghiên cứu hồn thiện các quy định pháp luật điều chỉnh tổ chức và hoạt động kinh doanh bảo hiểm

nhân thọ, đồng thời chỉ ra những điểm không phù hợp với thực tiễn kinh doanh

cần bổ sung, góp phan tạo ra mơi trường pháp lý chuân mực và lành mạnh

hon cho các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, thúc day hoạt động

bảo hiểm nhân thọ ngày càng phát triển phục vụ đời sống kinh tế, xã hội, nhất

là trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay.

<small>6. Kêt cau của luận văn</small>

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội

dung của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Những van đề chung về bảo hiểm nhân tho.

Chương 2: Pháp luật về doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân tho.

Chương 3: Một số nhận xét chung vả kiến nghị.

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<small>Chương 1</small>

NHỮNG VAN DE CHUNG VE BẢO HIẾM NHÂN THO

<small>1.1. KHAI LUAN VE BAO HIEM NHAN THO</small>

1.1.1. Khai niệm va đặc điểm của bảo hiểm nhân tho

Trên thế giới, bảo hiểm nhân thọ đã có từ rất lâu, vào năm 1762, Cơng

ty bảo hiểm nhân thọ đầu tiên trên thế giới được thành lập ở nước Anh, tên là Equitable. Sau đó đến Pháp, là nước thứ hai cho phép bảo hiểm nhân thọ được hoạt động. Vào năm 1787 công ty bảo hiểm nhân thọ đầu tiên tại Pháp được

thành lập mang tên là Cơng ty bảo hiểm nhân thọ Hồng gia, sau đó một thời gian ở các nước Châu Âu khác cũng dần dần xuất hiện bảo hiểm nhân thọ. Ở

Châu Á, công ty bảo hiểm nhân thọ lần đầu tiên được ra đời ở Nhật Bản, đó là

cơng ty bảo hiểm nhân tho Meiji đã ra đời và đi vào hoạt động năm 1868.

Theo thời gian, bảo hiểm nhân thọ phát triển và trở thành một ngành dịch vụ tài chính, với nhiều loại hình bảo hiểm khác nhau mà tiện ích cơ bản của nó là mang tính tiết kiệm và trợ giúp khi sự kiện bảo hiểm xảy ra đối với

người mua bảo hiểm.

Xét về khía cạnh vật chất, cuộc sống của con người là vô giá và khơng

thé có một tổ chức nào có thé cung cấp một giá trị trong đương với một sinh mạng con người, vì lý do đó bảo hiểm nhân thọ là một thỏa thuận dựa trên một số tiền cụ thể chứ khơng mang tính chất bồi thường như bảo hiểm tài sản

Khoản 12 Điều 3 Luật kinh doanh bảo hiểm (2000) định nghĩa: "Bảo hiểm nhân thọ là loại nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo

hiểm sống hoặc chết" [25].

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

Từ điền thuật ngữ kinh doanh bảo hiểm định nghĩa bảo hiểm nhân tho là

sự bảo vệ trường hợp tử vong của một người bằng hình thức trả tiền cho

người thụ hưởng - thường là thành viên của gia đình, doanh nghiệp hoặc tổ

chức. Bang cách đổi một loạt các khoản phí bảo hiểm hoặc thanh toán phi bảo

hiểm một lần khi người được bảo hiểm chết, số tiền bảo hiểm (và bất kỳ số

tiền bảo hiểm bổ sung nào được kèm theo đơn bảo hiểm) trừ đi khoản vay

chưa trả theo hợp đồng bảo hiểm và khoản lãi cho vay, sẽ được trả cho người

thụ hưởng. Những khoản trợ cấp trả khi cịn sống cho người được bảo hiểm

dưới hình thức giá trị giải ước hoặc các khoản trợ cấp thu nhập [18, tr.

Tài liệu của Viện Quản lý bảo hiểm nhân thọ Hoa Kỳ (LOMA) cũng nêu định nghĩa bảo hiểm nhân thọ như một loại hình bảo hiểm trả tiền khi

phát sinh cái chết của người được bảo hiểm. Trên phương diện pháp lý, bảo hiểm nhân thọ là một thé loại bảo hiểm, trong đó dé nhận được phí bảo hiểm

của người tham gia bảo hiểm thơng qua một hợp đồng, nhà bảo hiểm cam kết

sẽ trả cho một hoặc nhiều người thụ hưởng bảo hiểm một số tiền nhất định hoặc những khoản trợ cấp nhất định trong trường hợp người được bảo hiểm bị

tử vong hoặc người được bảo hiểm sống đến một thời điểm đã được chỉ rõ

trong hợp đồng. Trên phương diện kỹ thuật, bảo hiểm nhân thọ là một nghiệp vụ bao hàm những cam kết mà việc thực hiện những cam kết này phụ thuộc

vào tuôi thọ của con người [45, tr. 31].

<small>Những định nghĩa trên tuy được trình bày khác nhau, nhưng tựu chung</small>

lại đều thé hiện những đặc trưng nồi bật của bảo hiểm nhân thọ, đó là:

- Bảo hiểm nhân thọ là một nghiệp vụ bảo hiểm thương mại, hay nói cách khác là loại hình kinh doanh thu lợi nhuận (phân biệt với các chế độ bảo

hiểm xã hội, bảo trợ xã hội của Nha nước).

- Bảo hiểm nhân thọ có tính đa mục đích, có thé được sử dụng dé ap ứng nhiều mục dich khác nhau tùy theo nhu cầu của khách hàng. Do vậy, san

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

phẩm bảo hiểm nhân thọ thường rất đa dang (mỗi sản phẩm chi đáp ứng được

một hoặc một vài nhu cầu) và hoạt động tiếp thị sản phẩm này phải mang tính

<small>năng động và linh hoạt cao.</small>

- Bảo hiểm nhân thọ là loại hình bảo hiểm duy nhất cho phép bảo hiểm cho hai sự kiện trái ngược nhau là sống và chết. Điều này cũng có nghĩa

là, trong tuyệt đại đa số trường hợp, việc doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền với một hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là chắc chắn xảy ra (phân biệt với bảo hiểm phi nhân thọ - là loại hình bảo hiểm chỉ trả tiền khi có rủi ro xảy ra).

- Bảo hiểm nhân thọ là loại hình bảo hiểm dài hạn, do đó điều khoản

hợp đồng phải được trình bày đầy đủ, khoa học dưới dạng văn bản, làm cơ sở

cho sự duy trì quan hệ hợp đồng dài nhiều chục năm, thậm chí là cả đời

người. Mặt khác, các thông số kỹ thuật của từng sản pham, từng hợp đồng

phải được tính tốn cân thận và công bố rõ ràng tới khách hàng. Đồng thời, dịch vụ khách hàng là khâu quyết định có tính chất sống cịn tới việc duy trì hợp đồng bảo hiểm.

- Bảo hiểm nhân thọ là loại hình sản phẩm bảo hiểm vơ hình. Vi vậy,

cơng ty bảo hiểm phải đặc biệt quan tâm đến việc giải thích cho khách hàng hiểu rõ về sản phẩm. Hơn nữa, việc thực hiện đúng và đầy đủ cam kết là đòi

hỏi nghiêm ngặt đối với các cơng ty bảo hiểm.

Có thể thấy bảo hiểm nhân thọ có những đặc điểm cơ bản là:

- Đối tượng của bảo hiểm nhân thọ là con người, nhưng không như bảo hiểm sinh mạng hay bảo hiểm tai nạn con người trong bảo hiểm phi nhân thọ, chỉ rủi ro chết hay thương tật toàn bộ vĩnh viễn của đối tượng được bảo hiểm mới thuộc phạm vi bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. Bên cạnh đó, mặc dù đối tượng của bảo hiểm nhân thọ là con người nhưng bảo hiểm

nhân thọ không đảm bảo những chi phí y tế như trong các loại hình bảo hiểm tai nạn và sinh mạng cá nhân trong bảo hiểm phi nhân thọ.

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

- Bảo hiểm nhân thọ mang tính tiết kiệm. Đây là một trong những hình

thức huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư hết sức có hiệu quả; hình thức huy

động dan dan, phủ hợp với kha năng tích lũy của mọi đối tượng, từ những người có thu nhập thấp đến những người có thu nhập cao. Chính hình thức tơ

chức đóng phí bảo hiểm tại nhà, có thể theo tháng, quý, 6 tháng hay một năm,

có nhiều mức phí tùy theo sự lựa chọn và khả năng tài chính của người tham

gia bảo hiểm đã tạo nên sự khác biệt, hình thành ý thức tiết kiệm trong dân cư

đã đem lại thành công cho bảo hiểm nhân thọ (xem sự khác nhau giữa bảo

hiểm nhân thọ và hình thức huy động vốn qua kênh ngân hang mục 1.1.3.3

<small>chương 1).</small>

- Là loại hình bảo hiểm có thời hạn bảo hiểm dai hạn, nguồn phí bao hiểm được sử dụng để đầu tư và người tham gia bảo hiểm được hưởng một phần lãi từ hoạt động đầu tư đó vì bảo hiểm nhân thọ mang tính tiết kiệm.

Trong khi đó, bảo hiểm phi nhân thọ mang tính ngăn hạn, chỉ bồi thường khi co tai nạn, rủi ro xảy ra nên các doanh nghiệp bao hiểm không được phép kinh doanh đồng thời bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ (khoản 2

Điều 60 Luật kinh doanh bảo hiểm).

- Xuất phát từ những đặc điểm riêng biệt của bảo hiểm nhân thọ với

đối tượng bảo hiểm chỉ là con người, pháp luật đã quy định có tính chất ràng

buộc, hạn chế có liên quan đến việc giao két hop đồng bảo hiểm nhân thọ. Có

hai ràng buộc chính được thể hiện trong Luật kinh doanh bảo hiểm (2000),

những ràng buộc vốn đều đã có mặt trong các văn bản pháp luật tương tự ở

moi quốc gia cho phép kinh doanh bảo hiểm nhân tho.

Thứ nhất, ràng buộc về quyền lợi có thể được bảo hiểm. Khoản 9 Điều 3 Luật kinh doanh bảo hiểm (2000) định nghĩa: "Quyền lợi có thê được bảo hiểm

là quyền sở hữu, quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyên tải sản; quyền, nghĩa

vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng đối với đối tượng được bảo hiểm" [25]. Đây là một

<small>định nghĩa mang nặng tính pháp lý, phản ánh hình thức pháp lý của quan hệ</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

quyền lợi. Tài liệu của Viện Quản lý Bảo hiểm nhân thọ Hoa Kỳ (LOMA)

định nghĩa khái niệm này thiên về yêu cầu của nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ

là "khả năng người chủ hợp đồng và người thụ hưởng phải chịu những mất

mát hoặc thiệt hại lớn nếu sự kiện được bảo hiểm xảy ra" [45, tr. 14]. Lý do

của những quy định này xuất phát từ mục đích cơ bản của bảo hiểm là đền bù

cho người bị thiệt hại khi một rủi ro xảy ra và như vậy, sự đền bù phải dành

cho đúng đối tượng phải chịu thiệt thịi, mất mát thì mới thực sự có ý nghĩa và

đạt được mục đích. Mặt khác, nếu khơng có u cầu về quyền lợi có thể được bảo hiểm, hiện tượng trục lợi bảo hiểm trên tài sản, tính mạng, sức khỏe của

người khác, đi ngược lại đạo đức và pháp luật sẽ xảy ra phổ biến bởi bat cứ ai

cũng có thé ký hợp đồng bảo hiểm đối với tài sản, tính mạng, sức khỏe của

người khác va sau đó cé tình gây ra rủi ro để thu lợi bất chính từ tiền bồi

Cu thé hóa yéu cau vé quyền lợi có thé được bảo hiểm, khoản 2 Điều 31

Luật kinh doanh bảo hiểm (2000) chỉ cho phép bên mua bảo hiểm mua bảo hiểm cho những người sau đây:

- Bản thân bên mua bảo hiểm;

- Vo, chồng, con, cha, mẹ của bên mua bảo hiểm;

- Anh, chị, em ruột; người có quan hệ nuôi dưỡng hoặc cấp dưỡng;

- Người khác, nếu bên mua bảo hiểm có quyền lợi có thê được bảo hiểm. Đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, quy định những đối tượng được

mua bảo hiểm như trên đã trở thành thông lệ quốc tế xuất phát từ quan điểm

xã hội cho rằng những người thân thiết, ruột thịt trong gia đình là những

người phải chịu đựng mất mát nhiều nhất khi người thân gặp rủi ro. Mặt khác, có một số quan hệ cũng được chấp nhận là đảm bảo quyền lợi này như quan

hệ giữa người cho vay và người đi vay (nếu người đi vay gặp rủi ro khi chưa

trả hết nợ thì người cho vay phải chịu thiệt hại), quan hệ giữa người lao động

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

và người sử dụng lao động (nếu người lao động gặp rủi ro thì người sử dụng

lao động bi mất nhân cơng, nói cách khác là mất chi phí tuyên dụng và dao

tao lao động khác thay thé, chi phí gián đoạn sản xuất...). Quy định này chỉ rõ rằng yêu cầu về quyên lợi có thé được bảo hiểm là yêu cầu bắt buộc ở thời điểm yêu cầu bảo hiểm. Pháp luật nhiều nước còn yêu cầu quyền lợi này hiện

diện cả khi thanh toán quyền lợi bảo hiểm (Mỹ, Canađa...) [43]. Quy định

này được các doanh nghiệp bảo hiểm tuân thủ triệt dé, vì nó góp phan đáng kể

<small>bảo vệ doanh nghiệp trước rủi ro bị khách hàng lợi dụng và trục lợi.</small>

Thứ hai, ràng buộc về giao kết hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cho trường hợp chết. Quy định này cũng là một thông lệ đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm trên khắp thế giới nhằm bảo vệ tính mạng của đối tượng được

bảo hiểm. Điều 38 Luật kinh doanh bảo hiểm (2000) quy định về ràng buộc

<small>này như sau:</small>

- Khi bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm con người cho

trường hợp chết của người khác thì phải được người đó đồng ý băng văn bản, trong đó ghi rõ số tiền bảo hiểm và người thụ hưởng. Mọi trường hợp thay đổi

<small>người thụ hưởng phải có sự đông ý băng văn ban của bên mua bảo hiém.</small>

- Không được giao kết hợp đồng bảo hiểm con người cho trường hợp chết của người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp cha mẹ, hay người giám hộ của người đó đồng ý bằng văn bản.

- Khơng được giao kết hợp đồng bảo hiểm con người cho trường hợp

chết của người đang mắc bệnh tâm thần [25].

Quy định này nhắn mạnh đến yếu tố nhất tri của người được bảo hiểm

(trong trường hợp người được bảo hiểm khơng có năng lực hành vi dân sự

day đủ - như bị tâm thần hoặc dưới 18 tuổi - hợp đồng không thé được giao

kết hoặc chỉ có thé được giao kết khi có sự đồng ý rõ rang và hồn tồn của cha, mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp). Nội dung của sự nhất trí này bao hàm

<small>10</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

hai yêu tố chính: nhất trí về việc giao kết hợp đồng bảo hiểm trên sinh mạng của mình và nhất trí về người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm trong trường hợp người được bảo hiểm không may qua đời. Sự nhất trí của người được bảo hiểm chính là một đảm bảo chắc chắn rằng, người được bảo hiểm biết rõ và

chấp nhận sự tồn tại của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ bảo hiểm cho mình và

rằng, ai sẽ là người được nhận quyên lợi bảo hiểm khi mình chết. Day chính

là cách thức phịng tránh có hiệu quả đối với các trường hợp giao kết hợp đồng bảo hiểm nhằm trục lợi trên sinh mạng của người khác, đặc biệt là

những người không hoặc chưa có khả năng nhận thức đầy đủ cũng như khả năng tự bảo vệ mình. Quy định này cũng góp phần làm trong sạch và lành mạnh hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, đảm bảo cho nó giữ đúng

<small>được giá tri và ý nghĩa nhân văn của bảo hiêm nhân thọ.</small>

Trên đây là hai ràng buộc cơ bản mà pháp luật áp đặt đối với việc giao kết hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. Những ràng buộc này có thể tìm thấy ở pháp

luật về bảo hiểm của mọi quốc gia, là sản phâm của một quá trình nghiên cứu

<small>và tích lũy kinh nghiệm kinh doanh trong lĩnh vực này trong hang trăm năm</small>

của các công ty bảo hiểm. Những quy định này được các doanh nghiệp bảo

hiểm ở các nước cũng như Việt Nam tuân thủ triệt dé và tinh thần của nó khơng chỉ được tìm thấy trong điều khoản hợp đồng bảo hiểm của các doanh

<small>nghiệp mà còn trong mọi hoạt động tác nghiệp hàng ngày ở các doanh nghiệp.</small>

Tóm lại, với những đặc điểm riêng, đã từ lâu, bảo hiểm nhân thọ giữ một vai trị vơ cùng quan trọng trên thị trường bảo hiểm thế giới và hiện nay càng ngay càng khang định được vi trí quan trọng của mình trên thị trường bảo hiểm ở Việt Nam. Với các loại hình sản phẩm đa dạng, bảo hiểm nhân thọ đáp ứng được nhiều nhu cầu khác nhau của khách hàng. Với mỗi cá nhân, đó là nhu cầu thực hiện có hiệu quả các kế hoạch tài chính dài hạn, nhu cầu

chuẩn bị chi phí hậu sự và dành dụm dé lại cho con cháu, nhu cầu bổ sung

nguồn tài chính khi già cả, mất khả năng lao động tạo ra thu nhập và các nhu

<small>câu bao đảm về tài chính khi gặp các rủi ro vê sức khỏe. Với các cơ quan, tơ</small>

<small>11</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

chức, đó là nhu cầu bi đắp chi phí tuyên dụng và đào tạo lại nhân công trong

trường hợp người lao động bị tử vong hoặc thương tật dẫn đến mắt khả năng

lao động, đặc biệt là những lao động có kiến thức và trình độ và nhu cầu có ngn tài chính hỗ trợ người lao động cũng như gia đình của họ vượt qua khó

khăn khi gặp phải rủi ro. Với ý nghĩa xã hội to lớn như vậy, bảo hiểm nhân

<small>thọ đang ngày càng được cả xã hội quan tâm.</small>

1.1.2. Các loại hình bảo hiểm nhân thọ cơ bản

Đáp ứng những nhu cầu về bảo hiểm, bảo hiểm nhân thọ được thiết kế gồm năm loại hình bảo hiểm nhân thọ cá nhân cơ bản, trong mỗi loại hình lại

bao gồm rất nhiều sản phẩm khác nhau, ngồi ra cịn có các loại hình bảo

hiểm nhóm va bảo hiểm bé trợ.

1.1.2.1. Các loại hình bảo hiểm nhân thọ cá nhân

* Bảo hiểm sinh kỳ

Điều 3 Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 định nghĩa: "Bảo hiểm sinh kỳ là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống đến một thời hạn nhất định, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho

người thụ hưởng, nếu người được bảo hiểm vẫn sông đến thời hạn được thỏa

thuận trong hợp đồng bảo hiểm" [25].

Các đặc điểm của bảo hiểm sinh kỳ là:

- Chỉ bảo hiểm trong trường hợp người được bảo hiểm sống đến một thời hạn được quy định trong hợp đồng.

- Công ty bảo hiểm sẽ khơng phải trả tiền bảo hiểm, khơng hồn phí

bảo hiểm và hiệu lực bảo hiểm sẽ chấm dứt ngay nếu người được bảo hiểm chết trong thời hạn bảo hiểm.

Mục đích của loại hình bảo hiểm nay giúp người tham gia bảo hiểm sống đến một mức tuổi nào đó sẽ nhận được tiền bảo hiểm dé đáp ứng nhu

<small>câu trong cuộc sông. Vi dụ như mua bảo hiém sinh kỳ cho con tức là sẽ có</small>

<small>12</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

một khoản tiền để dành cho con dùng vào việc học tập và kết hôn sau này, hoặc là mua bảo hiểm sinh kỳ sống đến tuổi về hưu thì được lĩnh tiền bảo

* Bảo hiểm tử kỳ

Loại bảo hiểm này bảo hiểm cho rủi ro chết xảy ra trong thời gian đã quy định trong hợp đồng. Nếu cái chết khơng xảy ra trong thời gian đó thì

việc thanh tốn khơng được thực hiện, chính vì vậy phí bảo hiểm luôn được

giữ ở mức thấp nhất. Điều 3 Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 định nghĩa: "Bảo

hiểm tử kỳ là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm chết trong một thời hạn nhất định, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng, nếu người được bảo hiểm chết trong thời hạn được thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm" [25]. Tài liệu của Viện Quản lý bảo hiểm nhân thọ Hoa Kỳ định nghĩa bảo hiểm tử kỳ là nghiệp vụ bảo hiểm

cung cấp quyền lợi bảo hiểm tử vong nếu người được bảo hiểm chết trong

<small>một thời hạn được xác định trước [45, tr. 31].</small>

Các đặc điểm nổi bật của bảo hiểm tử kỳ là:

- Chỉ bảo hiểm rủi ro mà khơng có yếu tố tiết kiệm;

- Thời hạn bảo hiểm của hợp đồng được xác định rõ ngay khi giao kết

hợp đồng:

- Công ty bảo hiểm có thé khơng phải trả tiền bảo hiểm (trong trường hợp người được bảo hiểm còn sống đến thời điểm đáo hạn hợp đồng).

Loại hình bảo hiểm này thường được thể hiện thành các sản phẩm phổ

biến như: bảo hiểm sinh mạng có thời hạn, bảo hiểm sinh mạng có hồn phí; bảo hiểm tử kỳ có số tiền bảo hiểm giảm dan, bảo hiểm tử kỳ có số tiền bảo

<small>hiém tăng dân.</small>

<small>13</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

Mục đích của loại hình bảo hiểm này là cung cấp sự bảo vệ trước rủi ro trong một thời hạn xác định; đồng thời, hợp đồng bảo hiểm loại này cịn có

thé được sử dụng như một "tai sản thé chap" trong quan hé tin dung. * Bao hiểm hỗn hop

Điều 3 Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 định nghĩa: "Bảo hiểm hỗn hợp là nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp sinh kỳ và bảo hiểm tử kỳ" [25], trong đó "bảo

hiểm sinh kỳ là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống

đến một thời hạn nhất định, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo

hiểm cho người thụ hưởng, nếu người được bảo hiểm vẫn sống đến thời hạn được

thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm". Tài liệu của Viện Quản lý bảo hiểm

nhân thọ Hoa Kỳ định nghĩa bảo hiểm hỗn hợp là nghiệp vụ bảo hiểm, trong đó quyền lợi bảo hiểm được thanh toán khi người được bảo hiểm chết hoặc vào

ngày đáo hạn hợp đồng nếu người được bảo hiểm vẫn còn sống vào ngày này

<small>[45, tr. 31].</small>

Các đặc điểm nổi bật của bảo hiểm hỗn hợp là:

- Vừa bảo hiểm rủi ro va có tính tiết kiệm; - Thời hạn bảo hiểm được xác định trước;

- Công ty bảo hiểm chắc chăn phải thanh toán quyền lợi cho khách hàng.

Loại hình bảo hiểm này thường được thể hiện thành các sản phẩm phổ

biến như: bảo hiểm hỗn hợp có thời hạn, bảo hiểm hỗn hợp có số tiền bảo hiểm tăng dan, bảo hiểm hỗn hop trả tiền định kỳ.

Mục đích của loại hình bảo hiểm này là kết hợp giữa việc đề phịng rủi

ro và giúp khách hàng tích lũy dan dan dé thực hiện các kế hoạch tài chính dai

* Bảo hiểm trọn đời

Đây là loại hình bảo hiểm mà số tiền bảo hiểm sẽ được thanh toán cho

người được bảo hiểm khi chết. Đây là hợp đồng dài hạn, có yếu tố đầu tư và

<small>14</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

đến một lúc nào đó hợp đồng chắc chắn được thanh toán. Điều 3 Luật kinh

doanh bảo hiểm 2000 định nghĩa: "Bảo hiểm trọn đời là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm chết vào bat kỳ thời điểm nào trong suốt cuộc đời của người do" [25]. Tài liệu của Viện Quản lý bao hiểm nhân thọ Hoa

Kỳ định nghĩa bảo hiểm trọn đời là nghiệp vụ bảo hiểm cung cấp sự bảo vệ

cho suốt cuộc đời của người được bảo hiểm va có yếu tổ tiết kiệm [45, tr. 32]. Các đặc điểm nồi bật của bảo hiểm tron đời là:

- Vừa bảo hiểm rủi ro và có tính tiết kiệm;

- Thời hạn bảo hiểm không xác định được trước, thời hạn bảo hiểm cham dứt khi người được bảo hiểm chất;

- Công ty bảo hiểm chắc chắn phải thanh toán quyên lợi cho khách hàng.

Loại hình bảo hiểm này thường được thể hiện thành các sản phẩm phổ biến như: bảo hiểm trọn đời biến đổi, bảo hiểm trọn đời phổ thông, bảo hiểm

<small>trọn đời chung, bảo hiêm người cịn sơng ci cùng.</small>

Mục đích của loại hình bảo hiểm này là bảo hiểm rủi ro kết hợp tiết

kiệm. Sản phẩm này không chỉ giúp khách hàng trang trải các chi phí hậu sự

mà cịn góp phần làm tăng giá trị tài sản khách hàng để lại cho người thân khi

<small>qua đời.</small>

* Niên kim nhân thọ (bảo hiểm trả tiền định ky)

Điều 3 Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 định nghĩa: "Bảo hiểm trả tiền

định kỳ là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống đến một thời hạn nhất định, sau thời hạn đó doanh nghiệp bảo hiểm phải trả

tiền bảo hiểm định kỳ cho người thụ hưởng theo thỏa thuận trong hợp đồng

bảo hiểm" [25].

<small>Các đặc diém noi bật của niên kim nhân tho là:</small>

<small>15</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

- Quyền lợi bảo hiểm được thanh toán thành nhiều lần theo định kỳ và

phương thức nhất định;

- Thời hạn bảo hiểm thường không xác định trước, hợp đồng bảo hiểm cham dứt khi người được bảo hiểm chết hoặc người được bảo hiểm đã nhận hết quyền lợi bảo hiểm thỏa thuận.

- Công ty bảo hiểm chắc chắn phải trả tiền cho khách hàng.

Loại hình bảo hiểm này thường được thê hiện thành các sản phẩm phô biến như: niên kim trả ngay, niên kim hoãn trả, niên kim biến đổi, niên kim

<small>thu nhập trọn đời trong thời hạn được đảm bảo.</small>

Sản phẩm này chủ yếu được thiết kế nhăm mục đích an sinh xã hội, bảo

hiểm hưu trí cho người cao tuổi. Đây chính là một hình thức bảo hiểm xã hội

tự nguyện, cung cấp khoản "lương hưu" theo lựa chọn của chính người nhận.

1.1.2.2. Bảo hiểm nhóm

Loại hình bảo hiểm này có đặc điểm cơ bản khác với bảo hiểm cá nhân là thay vì bảo hiểm cho một cá nhân theo một hợp đồng, bảo hiểm nhóm

bảo hiểm cho một nhóm người theo một hợp đồng. Loại hình này được thiết

kế dưới hình thức một loạt sản phẩm tương tự như sản phẩm bảo hiểm cá

nhân, nhưng bảo hiểm cho một nhóm người. Các bên trong hợp đồng bảo

hiểm là công ty bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm, người được bảo hiểm không phải là một bên trong hợp đồng.

Ưu điểm của loại hình bảo hiểm nhóm là thủ tục tham gia đơn giản, phí bảo hiểm thấp, loại hình bảo hiểm này giúp góp phần gắn kết, khuyến khích, tăng phúc lợi cho người lao động (khách hàng chủ yếu của bảo hiểm

<small>nhóm là người lao động).</small>

Tuy nhiên, loại hình bảo hiểm này cũng có một số hạn chế so với loại hình bảo hiểm cá nhân như sản pham khơng đa dạng phong phú như sản phẩm

<small>bảo hiém cá nhân, ít người sử dụng lao động mua cho nhân viên, tập thê cua</small>

<small>16</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

họ. Quyền lợi bảo hiểm của loại hình bảo hiểm này khơng nhiều (chỉ những quyền lợi cơ bản như chết, thương tật do tai nạn), số tiền bảo hiểm không

lớn, thời hạn bảo hiểm thường ngắn (1 năm), phức tạp cho thủ tục và công tác quản lý hop đồng khi số lượng thành viên của nhóm có sự xáo trộn như tăng

<small>hoặc giảm....</small>

Việc phát triển loại hình bảo hiểm nhóm phụ thuộc vào chính sách,

chế độ phúc lợi của mỗi tổ chức, bên cạnh đó, cần thiết kế sản phẩm bảo hiểm

nhóm phù hợp hon, hap dẫn hơn dé đáp ứng được yêu cầu của thị trường.

1.1.2.3. Các sản phẩm bảo hiểm bồ trợ

Những sản phẩm này rất da dang, trong đó nỗi bật phải kế đến bảo hiểm chết và thương tật toàn bộ vĩnh viễn do tai nạn, bảo hiểm thương tật bộ

phận vĩnh viễn do tai nạn, bảo hiểm chi phí phẫu thuật, bảo hiểm chi phí nam

viện, bảo hiểm bệnh hiểm nghéo, bảo hiểm từ bỏ thu phí... Các sản phẩm nay

giúp khách hàng b6 sung và mở rộng quyên lợi bảo hiểm khi tham gia bảo

hiểm nhân thọ.

1.1.3. Sự khác nhau giữa bảo hiểm nhân thọ và các hình thức đảm

<small>bảo khác</small>

1.1.3.1. Sự khác nhau giữa bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ Theo quy định tại Luật kinh doanh bảo hiểm, Điều 7 chương I, nghiệp

vụ bảo hiểm được phân thành 2 nhóm là Bảo hiểm nhân thọ và Bảo hiểm phi nhân thọ. Bảo hiểm phi nhân thọ là loại nghiệp vụ bảo hiểm tài sản, trách nhiệm dân sự và các nghiệp vụ bảo hiểm khác không thuộc bảo hiểm nhân thọ. Đặc điểm khác nhau cơ bản giữa bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi

nhân thọ là bảo hiểm phi nhân thọ chỉ có một mục đích chống lại rủi ro thì

bảo hiểm nhân thọ có thể giúp người được bảo hiểm vừa đạt được mục đích chống lại rủi ro vừa có mục đích tiết kiệm. Thời hạn của các hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ ngắn, thông thường là một năm, bên cạnh đó có những hợp

<small>17</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

đồng bảo hiểm kéo dài chỉ vài tháng, thậm chi thời hạn bảo hiểm có thé chi là

vài giờ (trong bảo hiểm tai nạn hành khách). Trong khi đó, thời hạn bảo hiểm

của các hợp đồng nhân thọ thường dài han (từ 5 năm trở lên).

Trong bảo hiểm phi nhân thọ, có một số nghiệp vụ bắt buộc phải mua bảo hiểm đã được quy định trong luật pháp để giúp phát huy tối đa tác dụng

của các nghiệp vụ này và nhằm đạt được mục đích bảo vệ lợi ích chung của

cộng đồng, bên cạnh đó khi ký kết hợp đồng bảo hiểm, sẽ có một cam kết ràng buộc giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm, bên mua bảo

hiểm có nghĩa vụ theo đuổi đến cùng, trừ lý do rơi vào các tình huống phải

cham dứt hợp đồng theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, những quy định

bắt buộc này không bao giờ áp dụng đối với bảo hiểm nhân thọ, trong bảo

hiểm nhân thọ, bên mua bảo hiểm có quyền cham dứt hợp đồng vào bat cứ thời điểm nào và không cần viện dẫn lý do.

Đối với bảo hiểm phi nhân thọ, người tham gia bảo hiểm chỉ có thể bảo hiểm cho hậu quả của các sự kiện được bảo hiểm chứ khơng bảo hiểm

việc nó khơng xảy ra. Trái lại trong bảo hiểm nhân thọ, người tham gia bảo hiểm có thé bảo hiểm việc xảy ra biến cé tử vong hoặc không xảy ra sự cố tử

vong hoặc đồng thời bảo hiểm cho cả hai sự kiện tử vong và khơng tử vong.

Tóm lại, bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ, mỗi loại hình bảo hiểm đều có những đặc trưng riêng có của mình, nhưng tựu trung lại cả hai loại hình này đều có tác dụng và vai trị rất to lớn, không thê thiếu được

đối với mỗi quốc gia, nhất là với các quốc gia phát triển.

1.1.3.2. Sự khác nhau giữa Bảo hiểm nhân thọ và Bảo hiểm xã hội Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm nhân thọ (bảo hiểm thương mại) đều là

chế độ bảo hiểm nên có những điểm chung về bảo hiểm. Nhưng vì là hai loại

<small>hình bảo hiêm khác nhau nên có sự khác nhau về nhiêu mặt như sau:</small>

Thứ nhất: Về mục đích, nguyên tắc.

<small>18</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

Bảo hiểm xã hội là một phần của chế độ bảo trợ xã hội bắt buộc thực

hiện theo pháp luật của nhà nước, nhằm mục đích đảm bảo đời sống cơ bản cho mọi người trong xã hội, giữ vững én định trong xã hội, người được bảo hiểm có quyền lợi được đảm bảo trọn đời. Quá trình hoạt động của bảo hiểm

<small>xã hội thê hiện rõ đặc diém của quan hệ hành chính.</small>

Bảo hiểm thương mại là loại hình do mọi người tự nguyện tham gia bảo

hiểm, khơng có sự bắt buộc. Ngun tắc cần phải tuân theo đó là người nào tham

gia bảo hiểm thì người đó được hưởng qun lợi bảo hiểm. Đây là hoạt động kinh doanh kiếm lời của doanh nghiệp bảo hiểm. Mọi quy tắc, trách nhiệm bảo hiểm đều phải thực hiện một cách chặt chẽ theo đúng quy định của hợp đồng bảo

hiểm mà các bên đã thỏa thuận. Bảo hiểm thương mại có luật điều chỉnh riêng.

Thứ hai: Khác nhau về đối tượng và chức năng bảo hiểm.

Đối tượng của bảo hiểm xã hội là những người lao động trong xã hội. Chức năng chủ yếu của bảo hiểm xã hội là đảm bảo đời sống cơ bản cho người lao động khi ốm đau, già cả, bị thương, bị tàn phé, mất khả năng lao động... nhằm giữ vững quá trình tái sản xuất sức lao động xã hội. Ngồi ra,

cịn thực hiện việc nhà nước phân phối lại thu nhập xã hội bằng cách tập trung

quỹ bảo hiểm xã hội và thực hiện việc trợ cấp bồi thường thiệt hại, thực hiện

<small>chức năng công băng xã hội.</small>

Đối tượng bảo hiểm thương mại thường không có quy định đặc biệt mà áp dụng đối với tất cả các tổ chức, công dân dựa vào nguyên tắc tự nguyện lựa chọn, tự nguyện tham gia bảo hiểm. Chức năng chủ yếu của bảo hiểm thương mại là bồi thường hoặc chỉ trả số tiền bảo hiểm cho người tham gia bảo hiểm

khi họ gặp rủi ro hoặc khi đáo hạn hợp đồng như đã quy định trong hợp đồng bảo hiểm.

Việc trả tiền bảo hiểm xã hội xuất phát từ mục đích đảm bảo mức sống cơ bản của người lao động. Mức độ đảm bảo này được dựa trên mức tiêu

<small>dùng bình quân của xã hội, các u tơ tăng giá cả hàng hóa... Đơi với mức</small>

<small>19</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

đảm bảo của bảo hiểm thương mại không xét tới những yếu tố kế trên, hồn tồn do người được bảo hiểm nộp phí bảo hiểm nhiều hay ít.

Thứ ba: Sự hình thành, sử dụng và quản lý quỹ bảo hiểm. Quỹ bảo hiểm xã hội được hình thành từ các nguồn sau:

+ Người sử dung lao động đóng băng 15% so với tổng quỹ lương của

những người tham gia bảo hiểm trong đơn vị, trong đó 10% là quỹ lương hưu,

5% là quỹ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động...

+ Người lao động đóng 5% tiền lương hàng tháng.

<small>+ Nhà nước hỗ trợ thêm để thực hiện các chế độ bảo hiểm đôi vớingười lao động.</small>

+ Các nguồn khác...

Quỹ bảo hiểm thương mại:

Quỹ bảo hiểm thương mại hình thành trên cơ sở thu phí bảo hiểm của

người tham gia bảo hiểm thé hiện dưới hợp đồng hoặc do luật định. Đây là

quỹ bảo hiểm riêng biệt, độc lập với ngân sách nhà nước. Quỹ nay không do

cơ quan nhà nước quản lý tập trung thống nhất mà do chính các doanh nghiệp bảo hiểm quản lý và sử dụng theo Luật. Về mặt pháp lý doanh nghiệp bảo hiểm được phép thu phí bảo hiểm của các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm va dùng quỹ tập trung này dé chi trả quyên lợi bảo hiểm và ba đắp cho các rủi

ro bảo hiểm xảy ra. Nguồn quỹ này chỉ sử dụng vì các mục đích cho đối

<small>tượng tham gia, khơng sử dụng vào các mục đích khác. Nhà nước khơng được</small>

<small>sử dụng quỹ này.</small>

1.1.3.3. Sự khác nhau giữa bảo hiểm nhân thọ và hình thức huy động vốn qua kênh ngân hàng

Hoạt động bảo hiểm nhân thọ và hoạt động ngân hàng cùng có tính chất giúp người dân tiết kiệm tiền và được hưởng lãi suất từ những khoản tiền

<small>20</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

tiết kiệm. Nhưng giữa hai loại hình tiết kiệm này có một sự khác biệt lớn, đó

là hoạt động bảo hiểm nhân thọ cịn có tính chất đảm bảo rủi ro cho người

<small>tham gia trong khi hoạt động ngân hàng khơng có.</small>

Có thé thấy, tiết kiệm ngân hang chỉ mang tính tiết kiệm đơn thuần trong khi đó bảo hiểm nhân thọ kết hợp cả tiết kiệm với bảo hiểm. Trong quá trình tham gia bảo hiểm nhân thọ (5, 10, 15 năm hoặc dai hon), số phí đóng

bảo hiểm khơng thay đổi trong suốt thời hạn bảo hiểm đồng thời người tham

gia được đảm bảo về quyền lợi khi khơng may gặp rủi ro. Tính bảo hiểm thấy rõ nhất là trường hợp người được bảo hiểm tham gia bảo hiểm nhân thọ vừa nộp phí | tháng thì khơng may bị thương tật tồn bộ vĩnh viễn, theo cam kết người đó sẽ được miễn phí cho tồn bộ thời gian cịn lại của thời hạn nộp phí. Số phí đã nộp rõ ràng nhỏ hơn rất nhiều so với quyền lợi người tham gia bảo

hiểm sẽ được nhận. Còn nếu gửi tiết kiệm ngân hàng, khi bị thương tật toàn

bộ vĩnh viễn, người đó chang được qun lợi gì ngồi số lãi trên số tiền gửi.

Với hình thức gửi tiền tại ngân hàng, người gửi tiền phải tự đem tiền đến ngân hang dé gửi. Theo vi dụ dưới đây, trong 15 năm người gửi tiền phải đến ngân hàng 15 lần để gửi tiền, tuy nhiên nếu người đó chọn hình thức gửi tiền theo tháng (tương đương với hình thức nộp phí tháng khi tham gia bảo hiểm nhân thọ) thì người đó sẽ phải đến ngân hàng tổng số 15 x 12 = 180 lần,

và nếu thời hạn nay dai hơn thì số lần đến ngân hàng sẽ tăng nên gap bội. Rõ

ràng, việc đi gửi tiền như trên rất mất thời gian và đường như không thé thực

hiện đều đặn được nếu thực hiện gửi tiền theo tháng. Thêm vào đó, người gửi

tiền chỉ có thể gửi tiền với số tiền lớn nhất định; không thể hàng tháng mang mấy chục ngản đi gửi ngân hàng.

Ngược lại, nếu tham gia bảo hiểm nhân thọ, người tham gia không

phải đến cơng ty bảo hiểm để nộp phí mà hồn tồn có thể nộp phí ở nhà, ở cơ quan hoặc bất ky nơi nao tiện lợi; người tham gia cũng có thé nộp phí ngay từ

<small>sơ tiên tiét kiệm hang thang là mây chục ngàn dong và sô tiên này được đâu</small>

<small>21</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

tư ngay dé tich tiểu thành đại. Người tham gia bảo hiểm được nhà bảo hiểm thường xuyên nhắc nhở để họ có thê thực hiện kế hoạch tiết kiệm một cách

"có kỷ luật", đồng thời cũng có những cơ chế tạo điều kiện để khách hàng

vượt qua khó khăn tài chính tạm thời như khi chưa có tiền nộp phí, người tham gia được gia hạn nộp phí trong vịng 60 ngày mà khơng phải trả lãi đồng

<small>thời mọi quyên lợi bảo hiêm van được đảm bảo.</small>

Bên cạnh đó, người tham gia bảo hiểm cịn được cho vay phí tự động

(thường với lãi suất ưu đãi) khi nợ phí vượt quá 60 ngày như trên mà chưa có tiền đóng phí tiếp (với điều kiện hợp đồng đã có giá trị giải ước và tổng các

khoản nợ và lãi phát sinh không vượt quá giá trị giải ước của hợp đồng).

Thêm một quyền lợi nữa là trong thời gian tham gia bảo hiểm nếu khơng

may gặp khó khăn về tài chính, người tham gia có thể yêu cầu giảm số tiền bảo

hiểm, theo đó số tiền nộp mỗi kỳ cũng sẽ giảm đi hoặc được duy trì hợp đồng

với số tiền bảo hiểm giảm, đến lúc đáo hạn vẫn có một khoản tiền tiết kiệm.

Các phân tích trên cho thấy khi tham gia bảo hiểm nhân thọ, người

tham gia luôn được bao đảm quyên lợi. Điều nay that dễ hiểu là vì, chỉ khi bảo đảm được quyên lợi cho người tham gia bảo hiểm, các công ty bảo hiểm

nhân thọ mới tồn tại và phát triển được trong môi trường kinh doanh cạnh

<small>1.2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIEN CUA THỊ TRUONGBẢO HIEM NHÂN THỌ VIỆT NAM</small>

Bảo hiểm nhân thọ xuất hiện tại Việt Nam từ năm 1996 trong điều kiện kinh tế - xã hội có nhiều thuận lợi. Vào thời điểm này, sau một thập kỷ đôi mới, nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều khởi sắc, đời sống người dân được cải thiện dẫn đến có dư thừa, người dân bắt đầu quan tâm đến việc thực hiện các kế hoạch đầu tư dài hạn. Trình độ dân trí được nâng cao cùng với sự phát

triển đáng kế của khoa học công nghệ đã tạo những tiền đề thuận lợi cho sự

<small>22</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

xuất hiện của loại hình dịch vụ như bảo hiểm nhân thọ. Trong bối cảnh đó, Nhà nước cũng đã bước đầu có những chính sách thơng thống, tạo điều kiện

cho bảo hiểm nhân thọ phát triển.

Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận rõ rằng, vào thời điểm này, sự ra đời của bảo hiểm nhân thọ cũng đồng thời gặp phải một số khó khăn. Nền kinh tế tuy đã có bước phát triển song vẫn còn chậm và ở mức thấp, trong khi giá trị

đồng tiền chưa được đảm bảo khiến cho người dân ít có khả năng cũng như tâm

lý thực hiện các kế hoạch đầu tư dài hạn như mua bảo hiểm nhân thọ. Đây lại là

một loại dịch vụ hoàn toàn mới, chưa từng xuất hiện trên thị trường Việt Nam,

do vậy, bản thân các doanh nghiệp bảo hiểm cũng như người tiêu dùng đều

chưa có đủ kiến thức và kinh nghiệm về loại hình dịch vụ mới mẻ này. Cũng vì

lý do này, các quy định của pháp luật có liên quan cịn nhiều bat cập, chưa tạo

được một hành lang pháp lý thật sự phù hợp cho bảo hiểm nhân thọ phát triển.

Trong bối cảnh như vậy, bảo hiểm nhân thọ đã được ra đời ở Việt Nam sau rất nhiều cố gắng chuẩn bị cả từ phía cơ quan bảo hiểm và các doanh nghiệp bảo hiểm. Sự ra đời của loại hình này được đánh dấu bởi việc ngày

20/3/1996, Bộ trưởng Bộ Tài chính ra Quyết định số 281TC/TCNH về việc triển khai thí điểm bảo hiểm nhân thọ, theo đó, Bộ Tài chính cho phép Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam tô chức triển khai thí điểm bảo hiểm nhân tho với hai nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ có thời hạn 5 năm và 10 năm và bảo hiểm trẻ em - chương trình đảm bảo cho trẻ em đến tuổi trưởng thành. Với quyết định này, Bảo Việt trở thành doanh nghiệp bảo hiểm đầu tiên và duy nhất trên thị trường tại thời điểm đó tiến hành kinh doanh bảo hiểm nhân thọ. Ngày 01/8/1996, Bảo Việt phát hành những hợp đồng bảo hiểm nhân thọ đầu

tiên thuộc hai loại hình bảo hiểm này qua kênh phân phối là các đại lý bán hàng trực tiếp phục vụ tại địa chỉ do khách hàng yêu cầu.

<small>23</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

Từ đó đến nay, dưới tác động của những diễn biến đa dạng và nhanh

chóng nhiều mặt về kinh tế, chính trị, xã hội và đầu tư, sự phát triển của thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam đã trải qua các giai đoạn phát triển sau đây:

<small>- Giai đoạn I (tháng 8/1996 - 6/1999):</small>

Đây là giai đoạn chỉ có một công ty bảo hiểm duy nhất triển khai bảo

hiểm nhân thọ tại Việt Nam, đó là Tổng Cơng ty Bảo hiểm Việt Nam. Điểm noi bật nhất của giai đoạn nay là sự độc quyền của Tổng Công ty Bảo hiểm

Việt Nam (Bảo Việt) trên thị trường kinh doanh bảo hiểm nhân thọ. Các sản

phẩm triển khai thời gian này cịn tương đối đơn giản, phản ánh đúng trình độ và khả năng của thị trường ở giai đoạn đầu. Số lượng hợp đồng khai thác được tăng khá nhanh, cho thấy tiềm năng đầy hứa hẹn của thị trường Việt

Theo báo cáo nghiệp vụ của Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam, chỉ tính

đến hết 6 tháng đầu năm 1999, Bảo Việt đã có tổng số hợp đồng có hiệu lực đạt tới 282.000 với tổng doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ đạt gần 200 tỷ [34].

Tuy nhiên, lúc này số tiền bảo hiểm bình qn cịn tương đối nhỏ va phương thức đóng phi tháng là lựa chọn phổ biến của khách hàng tham gia bảo hiểm. Trong giai đoạn này, tổ chức kinh doanh bảo hiểm nhân thọ của Bảo Việt

cũng chưa có được sự chuyên nghiệp hóa cao ma chu yếu dựa vào cơ sở vật

chất kỹ thuật và đội ngũ cán bộ có sẵn của các công ty thành viên kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ.

<small>- Giai đoạn 2 (thang 6/1999 - nam 2003):</small>

Đây là giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất của thị trường Bảo hiểm Việt Nam với sự tham gia của 4 công ty bảo hiểm nhân thọ đều là các doanh

nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, đó là các công ty: Công ty trách nhiệm hữu

hạn Bảo hiểm nhân thọ Prudential (100% vốn đầu tư nước ngoài có nguồn gốc từ Anh), Cơng ty trách nhiệm hữu hạn Bảo hiểm Baominh-CMG (liên doanh

<small>24</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

giữa Cơng ty Bảo hiểm Thành phố Hồ Chí Minh - một doanh nghiệp nhà nước Việt Nam và Công ty CMG của Úc), Công ty trách nhiệm hữu hạn Bảo hiểm Quốc tế Mỹ (AIA - 100% vốn đầu tư nước ngồi có nguồn gốc từ Hoa Kỳ) và Cơng ty trách nhiệm hữu han Bảo hiểm Manulife (100% vốn dau tư nước ngồi

có nguồn gốc từ Canada).

Các cơng ty bảo hiểm nhân thọ nước ngoài mới vào Việt Nam và tập trung đưa ra thị trường nhiều loại sản phẩm mới, thu hút nhiều sự quan tâm của người tiêu dùng. Ké từ đây, hoạt động bảo hiểm nhân thọ đã có những bước tiến nhanh chóng và vững chắc, quy mô thị trường bảo hiểm nhân thọ được mở rộng từng bước đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế và đời sống nhân

dân. Số lượng sản pham bảo hiểm ngày càng tăng với sự phong phú về thời

hạn bảo hiểm, phương thức và thời hạn nộp phí, phương thức thanh toán.

Điều khoản các hợp đồng cũng được soạn thảo theo hướng phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, cung cấp cho chủ hợp đồng (bên mua bảo hiểm) tuyệt đại bộ

phận các quyền lợi mà một chủ hợp đồng có thê có được theo thơng lệ quốc

Theo đó, trình độ nhận thức và hiểu biết của khách hàng về bảo hiểm

nhân thọ đã phát triển một cách rõ rệt. Mơ hình tổ chức ở tất cả các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ đã thé hiện tính chun nghiệp hóa và

chun mơn hóa cao với sự phân tách chi tiết nhiều phòng, ban, bộ phận tương ứng với các chức năng hoạt động. Các doanh nghiệp bảo hiểm luôn đưa ra thị trường bảo hiểm những sản phẩm mới kết hợp với các sản phẩm bồ trợ

<small>đê người dân lựa chọn, thu hút được nhiêu sự quan tâm của người tiêu dùng.</small>

Các sản phẩm bảo hiểm từng bước đáp ứng nhu cầu phong phú của nhiều đối tượng khách hàng trong việc bảo vệ bản thân, bảo vệ gia đình cũng

như đáp ứng nhu cầu tích lũy tài chính cho những dự án, mục tiêu trong tương

lai. Các sản phẩm được thiết kế nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc y tế chất

lượng cao, b6 sung thu nhập khi nghỉ hưu, tích lũy và 6n định đảm bảo tai

<small>chính cho việc học hành của con cải.</small>

<small>25</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

Dưới đây là Bảng số liệu thống kê so sánh tình hình phát triển của thị trường bảo hiểm Nhân thọ và bảo hiểm Phi nhân thọ giai đoạn này [32].

<small>Các chỉ tiêu chủ yếu 1996 1999 2002 2003Bảo hiểm Tổng số doanh nghiệp 1 3 4 4</small>

nhân thọ Í Doanh thu phí (tỉ đồng) 1 485 4.368 6.575

<small>Đóng góp vào GDP (%) 0,12 0,81 1,18</small>

<small>Tổng số doanh nghiệp 6 10 13 14</small>

<small>Bao hiém phi ra HÀ</small><sub>nhân thọ Doanh thu phí (tỉ đơng) 1.263 1.606 2.624 3.815</sub>

<small>Đóng góp vào GDP (%) | 0.46 0.40 0.49 0.54</small>

Qua bảng số liệu trên cho thấy, giai đoạn từ cuối năm 1999 đến năm 2003,

bảo hiểm nhân thọ đạt mức tăng trưởng về doanh thu bình quân 3,4 lần/năm. So với tốc độ tăng trưởng bình quân của khu vực Nam và Đông Á trong cùng

thời kỳ (1,11 lần/năm) [32], tốc độ tăng trưởng bình quân của thị trường Việt Nam lớn hơn nhiều. Tỉ lệ doanh thu trên GDP của bảo hiểm nhân thọ tăng mạnh,

từ chỗ năm 1999 tỉ lệ là 0,12%, năm 2003 đạt 1,18% (tăng 1,06% GDP), tăng hơn rất nhiều so với doanh thu nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ, mặc dù từ

năm 1999 đến 2003, số lượng công ty bảo hiểm phi nhân thọ trên thị trường

lớn hơn nhiều so với số lượng công ty bảo hiểm nhân thọ.

- Giai đoạn 3 (năm 2004 đến nay):

Là giai đoạn thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam dan đi vào 6n

định sau cơn bão phát triển bảo hiểm nhân thọ ở giai đoạn trên. Theo số liệu

thống kê của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam cho thấy số hợp đồng bảo hiểm nhân thọ khai thác mới giảm từ 1.024.802 năm 2003 hợp đồng xuống còn 808.514 hợp đồng năm 2004 và tỉ trọng hợp đồng mới trong tổng hợp đồng giảm từ 60,63% năm 2001 xuống còn 44,85% năm 2004. Tốc độ tăng trưởng của thị trường Việt Nam xuống mức tương đương với tốc độ phát triển của

khu vực (16% của Việt Nam so với 9% của khu vực Nam và Đông Á trong

<small>khoảng thời gian 2003 - 2004) [22].</small>

<small>26</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

Cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đã có thêm 03 cơng ty

kinh doanh bảo hiểm nhân thọ 100% vốn đầu tư nước ngoài được cấp phép

là: Công ty trách nhiệm hữu hạn Bảo hiểm Prevoir (có nguồn gốc từ Pháp); và

02 Cơng ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm là ACE Life va New York Life

International (có nguồn sốc từ Hoa Kỳ). Mặc dù vậy, năm 2005 vừa qua là

năm tăng trưởng chậm và khó khăn nhất của thị trường bảo hiểm nhân thọ, số lượng hợp đồng khai thác mới năm 2005 chi đạt 1.198.000 hợp đồng giảm 33,6% so với năm 2004 (Bản tin Hiệp hội, số 4/2005) do một số yêu tổ tác động như giá vàng tăng mạnh, lãi suất ngân hàng cao, số lượng hợp đồng đáo hạn ngày càng lớn... nhưng hy vọng rang với sự góp mặt của những tên tudi

mới trên, thị trường bảo hiểm nhân thọ sẽ tạo ra một làn sóng phát triển mới

<small>cho bảo hiểm nhân thọ trong một vai năm tới.</small>

Mặc dù có dấu hiệu chững lại của thị trường nhưng so với các nước

trong khu vực và trên thế giới, thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam còn

nhiều tiềm năng phát triển. Một mặt, nhận thức của người tiêu dùng về tam

quan trọng của bảo hiểm nhân thọ ngay càng tăng, tiềm năng khai thác vẫn còn rất lớn với 80 triệu dân và hơn 100 ngàn doanh nghiệp [22].

Số liệu thống kê cho thấy, hiện tại tỷ trọng người dân tham gia bảo hiểm nhân thọ còn rất thấp (7%), phí bảo hiểm nhân thọ mới chỉ chiếm 1,25%

GDP thấp Xa SO với các nước trong khu vực (2,5% - 7%) (Ban tin Hiệp hội, SỐ

3/2005). Tỉ lệ tiết kiệm trên GDP của Việt Nam năm 2002 là 22,5%. Tỉ lệ này

là tương đối thấp so với các nước khác trong khu vực như Trung Quốc

(40,1%), Hàn Quốc (33,6%), Singapore (51,7%), Malaysia (47,3%), nhưng lại

tương đối so với các nước có thị trường phát triển như Anh, Bi,

Khả năng khai thác bảo hiểm nhân thọ đến năm 2010 theo Chiến lược phát triển bảo hiểm nhân thọ Việt Nam được mô tả ở bảng dưới đây:

<small>27</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

<small>Chỉ tiêu đánh giá 2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010</small>

<small>Ty lé tiét kiém trén GDP (%) 27% | 28% | 28% | 29% | 30%</small>

<small>Thị trường tiềm năng % của tiết kiệm 11,50%| 13% |13,50%| 14% | 15%</small>

<small>Phí bảo hiểm tiềm năng (tỉ đồng) 22.560 | 28.009 | 31.791 | 36.478 | 43.250Ty lệ phí có thé khai thác (% của phí tiềm năng) | 69% | 68% | 72% | 73% | 71%Phí bảo hiểm nhân thọ trên đầu người (US$) | 10,85 | 13,16 | 15,60 | 18,05 | 20,65Phí bảo hiểm nhân thọ/người (nghìn đồng) | 184.41 | 223,69 | 265,24 | 306,93 | 351,00</small>

<small>Tỷ lệ phí khai thác tổng tiết kiệm (%) 7,89% | 8,82% | 9,68% | 10,25% | 10,72%</small>

Nguôn: Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam 2003-2010. Nói tóm lại, trải qua 10 năm hoạt động, thị trường bảo hiểm nhân thọ

Việt Nam qua các giai đoạn phát triển đã đạt được tốc độ tăng trưởng tương đối mạnh mẽ. Có thể thấy rằng, thị trường bảo hiểm phát triển vừa tăng cường

ồn định tài chính cho các cá nhân, tổ chức và toàn nền kinh tế, vừa tăng

cường huy động tiết kiệm cho đầu tư, vừa tăng cường hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.

Tại thời điểm hiện nay, qua các giai đoạn phát triển và bình ồn, thị

trường bảo hiểm nhân thọ vẫn đang hứa hẹn nhiều tiềm năng to lớn đồng thời cũng đặt ra những thách thức không nhỏ với các doanh nghiệp bảo hiểm nhân

<small>thọ tham gia thị trường.</small>

<small>1.3. VAI TRO CUA BAO HIEM NHÂN THỌ TRONG NEN KINH TẾ</small>

<small>QUOC DAN</small>

Bảo hiểm nhân thọ ra đời đã có những đóng góp quan trong trong nền

kinh tế quốc dân, có thể thấy rõ một số vai trò quan trọng của bảo hiểm nhân

<small>thọ dưới đây:</small>

- Góp phan ơn định cuộc sống của con người, kinh té xã hội:

Bảo hiểm nhân thọ ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu 6n định tài chính, khắc phục hậu quả rủi ro xảy ra có thể mang đến những thiệt hại bất thường đối với tính mạng của con người, giúp khách hàng nhanh chóng khắc phục

<small>28</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

rủi ro, ôn định cuộc sống đồng thời cũng giúp cho khách hàng thực hiện tiết

kiệm dài hạn và đều đặn nhằm đạt những kế hoạch đã đề ra, tạo lập một

cuộc sơng day đủ về tài chính, hạnh phúc. Với các sản phẩm bảo hiểm nhân

thọ điển hình như sản phẩm bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm trợ cấp y tế, bảo hiểm nhân thọ tiết kiệm, người dân có thé được hưởng thêm nhiều quyền lợi

như có tiền trang trải khi ốm đau, tai nạn, gặp hoàn cảnh khó khăn do thiên

tai, có kinh phí cho trẻ em đi học, tăng thêm thu nhập khi về hưu hoặc bảo

<small>đảm có thu nhập trong trường hợp lao động chính trong gia đình khơng may</small>

bị chết sớm hoặc bị tàn phế.

Các quyên lợi này sẽ bổ sung các quyền lợi bảo hiểm xã hội và chế độ

phúc lợi mà người lao động đang hưởng, đồng thời góp phần giảm chi tiêu

<small>ngân sách nhà nước cho các hoạt động hỗ trợ trong trường hợp xảy ra các</small>

thảm họa lớn do thiên tai, tai nạn bất ngờ gây ra. Số liệu thống kê cho thấy, từ năm 1996 đến nay, bảo hiểm nhân thọ nói riêng và ngành bảo hiểm nói chung đã đóng góp vào 6n định kinh tế - xã hội thông qua số tiền bồi thường và chi

trả bảo hiểm cho các đối tượng tham gia bảo hiểm là hơn 10 nghìn tỉ đồng. Số

tiền này đã góp phần không nhỏ giúp cho các doanh nghiệp vượt qua được bờ

vực của sự phá sản khi không may gặp rủi ro, giúp đỡ các gia đình khắc phục khó khăn về tài chính khi khơng may những người trụ cột gặp tai nạn... những đóng góp này có ý nghĩa rất lớn góp phần 6n định xã hội.

<small>- Tạo việc làm cho xã hội:</small>

Bên cạnh ý nghĩa nhân văn của bảo hiểm nhân thọ trong xã hội hiện

đại, ngành bảo hiểm nhân thọ đã thu hút hơn 100.000 lao động làm việc tại

các doanh nghiệp bảo hiểm, mạng lưới đại ly bảo hiểm, ngoai ra còn tạo việc

<small>làm cho các ngành khác có liên quan như giám định sức khỏe, công nghệ</small>

thông tin, ngân hang, in ấn, quảng cáo... giải quyết tình trạng thiếu việc làm

cũng như các vấn đề xã hội liên quan. Thêm vào đó, các doanh nghiệp bảo

hiểm nhân thọ cũng rất tích cực tham gia vào các hoạt động từ thiện, tài trợ

<small>29</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

các chương trình thể thao, tư vấn y tế, hỗ trợ đào tạo, an tồn giao thơng và

<small>các hoạt động xã hội khác.</small>

<small>- Tập trung nguôn von dau tư cho nên kinh tế:</small>

Với vai trò là một trung gian tài chính, bảo hiểm nhân thọ đã thực hiện

các hoạt động thu hút, tập trung các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, tạo nên

một kênh huy động vốn quan trọng trong nền kinh tế. Nguồn vốn nay không chỉ có tác dụng đầu tư dài hạn, mà cịn góp phan thực hành tiết kiệm, chống lạm phát. Do đặc thù của lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm nhân thọ là thời hạn tham gia bảo hiểm dài (từ 5 năm trở lên), vì vậy phần lớn lượng tiền mà doanh nghiệp tập trung được từ phí bảo hiểm có thời gian tạm thời nhàn rỗi,

do đó qua hoạt động bảo hiểm nhân thọ, các khoản tiền nhỏ, lẻ, ngắn hạn

được tập hop dé hình thành nguồn vốn lớn, tập trung có thé đáp ứng các nhu

<small>câu von trung va dài hạn của nên kinh tê.</small>

Với số tài sản quản lý được tích lũy (dưới hình thức quỹ dự phịng) ngày càng lớn, cho phép các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ thực hiện

những khoản dau tư lớn dưới các hình thức như góp vốn liên doanh, mua cổ

phiếu, cho vay, tham gia các dự án đầu tư, mua trai phiéu, tin phiéu kho bac Nha

nước, gửi tiết kiệm ngân hàng. Hoạt động đầu tư tích cực của các doanh nghiệp bảo hiểm cịn có tác dụng tăng quy mơ và độ lưu hoạt của thị trường

tài chính, kích thích các luồng vốn vận động theo nhu cầu phát triển kinh tế

<small>-xã hội, tăng tính khả thi của những dự án lớn, nâng cao hiệu quả của việc</small>

phân bổ các nguồn lực tài chính có hạn trong nền kinh tế. Tổng số tiền mà ngành bảo hiểm đã đầu tư trở lại nền kinh tế tính đến hết năm 2005 là trên 70

nghìn tỉ đồng. Con số nảy đã góp phần khơng nhỏ vào việc tăng trưởng nền kinh

<small>tê nói chung.</small>

Do đó, việc phát triển và mở rộng các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ đóng vai trị rất quan trọng trong việc hình thành thị trường vốn, thúc đây hoạt động dau tu, góp phan tăng tỷ lệ tiết kiệm của dân cư, tạo ra nhân tổ thành

<small>30</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

công cho sự nghiệp phát triển kinh tế. Điều này được thể hiện trong quyết định

của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt "Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam từ năm 2003 đến năm 2010" sẽ tăng tỷ lệ người tham gia bảo

hiểm nhân tho từ 2% dân số năm 2002 lên 10% dân số vào năm 2010 [10].

Vì vậy, có thé khang định rằng, trong xã hội hiện đại ngày nay, cùng

với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ, đời sống con người

ngày càng được quan tâm và nâng cao hơn thì bảo hiểm nhân thọ thực sự đã trở thành một nhu cầu không thé thiếu được tại hầu hết các nước trên thế giới,

<small>trong đó có Việt Nam. Do đó, việc nghiên cứu hồn thiện quy định pháp luật</small>

về hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ thực sự đóng vai trị rất quan trọng giúp cho hoạt động này ngày càng phát trién.

<small>3l</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

<small>Chương 2</small>

PHÁP LUẬT VE DOANH NGHIỆP

KINH DOANH BAO HIẾM NHÂN THỌ

<small>2.1. HOAT DONG BẢO HIẾM PHAI TO CHỨC KINH DOANH THEO</small>

<small>CÁC HÌNH THỨC DOANH NGHIỆP NHÁT ĐỊNH</small>

Trong nền kinh tế thị trường, có rất nhiều hình thức pháp lý doanh nghiệp khác nhau. Thông thường, doanh nghiệp được tổ chức dưới bốn hình

<small>thức pháp lý cơ bản là:</small>

<small>1. Doanh nghiệp một chủ chịu trách nhiệm vô han;</small>

<small>2. Công ty hợp danh;</small>

<small>3. Công ty trách nhiệm hữu hạn;</small>

4. Công ty cơ phan;

Việc lựa chon loại hình doanh nghiệp nao dé tổ chức hoạt động thuộc

quyên tự do kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Do tinh chất trách nhiệm khác nhau nên pháp luật thường có các quy định rất khác nhau đối với mỗi loại

<small>hình thức pháp lý của doanh nghiệp.</small>

Ở tất cả các nước trên thế giới, hoạt động bảo hiểm luôn được coi là một ngành dịch vụ tai chính đặc biệt. Dịch vụ bao hiểm liên quan đến việc có

huy động tiền của dân chúng và địi hỏi trong một thời gian ngắn, các doanh nghiệp bảo hiểm phải có khả năng thanh tốn chi trả các khoản tiền bảo hiểm

cho những người được bảo hiểm hoặc những người thụ hưởng vào bất kê thời

<small>gian nao, có nghĩa là doanh nghiệp phải thường xuyên có kha năng thanh</small>

tốn. Cũng chính vì vậy, khơng phải mọi loại hình doanh nghiệp đều được kinh doanh bảo hiểm. Hầu như trên thế giới, hoạt động bảo hiểm chỉ được

<small>giới hạn trong các cơng ty có cơ chê giám sát chặt chẽ, hiệu quả, có chê độ</small>

<small>32</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

trách nhiệm tai sản rõ rang va tính ồn định lâu dài khơng bị đe dọa, có thé bởi chính sự xung đột giữa các thành viên chăng hạn.

Ở hầu khắp các nước trên thế giới, luật pháp đều quy định bảo hiểm là

loại hình cơng ty đối vốn, có cơ chế giảm sát chặt chẽ, có chế độ trách nhiệm

tài sản rõ ràng, là loại doanh nghiệp có các sản phẩm mang tính huy động tiền

từ cơng chúng, dù khơng phải là một định chế như ngân hàng, việc huy động

thông qua cam kết theo mẫu định sẵn, được cơ quan quản lý nhà nước về bảo

hiểm chuẩn thuận, không cần tài sản đảm bảo. Cũng chính việc được phép

huy động vốn thông qua cam kết như vậy, để đảm bảo quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm, bên cạnh các quy định về cơ chế quản lý doanh nghiệp, chế độ tài chính... Pháp luật cịn địi hỏi rất cao về tính minh bạch trong hoạt

động của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ: "Sau khi kết thúc năm tài chính,

doanh nghiệp bảo hiểm phải cơng bố các báo cáo tài chính theo quy định của

pháp luật" (Điều 104 Luật kinh doanh bảo hiểm).

Ở hau hết các nước, loại hình cơng ty bảo hiểm cổ phan là một trong những loại hình doanh nghiệp đáp ứng được các yêu cầu về quản trị và giám sát nên trở thành loại hình doanh nghiệp bảo hiểm phổ biến nhất. Luật bảo hiểm Trung Quốc, điều 69 qui định: Chỉ có các doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần được kinh doanh bảo hiểm. Luật bảo hiểm Pháp quy định các công

ty bảo hiểm cổ phần và các công ty bảo hiểm tương hỗ.

<small>Doanh nghiệp nhà nước cũng là loại hình doanh nghiệp có các quy</small>

định về giám sát rất chặt chẽ, vì vậy cũng là loại hình doanh nghiệp được luật

pháp giành cho quyền kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm. Tuy nhiên, với

tính ưu việt của mình cả về cơ chế huy động vốn lẫn linh hoạt trong điều hành

và giám sát nên các nước đều có xu hướng tơ chức doanh nghiệp nhà nước

dưới hình thức cơng ty cổ phần. Ở Việt Nam hiện nay, các công ty nhà nước

đang nam trong diện cé phan hóa dé trở thành công ty bảo hiểm cổ phan kế cả

các doanh nghiệp bảo hiểm nhà nước lớn như Bảo Việt và Bảo Minh.

<small>33</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

<small>Các doanh nghiệp một chủ chịu trách nhiệm vô hạn, công ty hợp danh</small>

không thật rõ ràng về trách nhiệm tai sản, rất khó trong việc quản lý, giám sát, vì vậy hầu hết các nước đều không cho phép tổ chức kinh doanh bảo hiểm

<small>dưới các hình thức này (xem thêm tài liệu tham khảo [17]).</small>

Đối với hình thức cơng ty trách nhiệm hữu hạn, do đặc điểm công ty là không được phát hành chứng khốn ra cơng chúng để cơng khai huy động vốn, việc chuyền nhượng vốn lại rất khó khăn, chủ yếu trong nội bộ công ty

trong khi hoạt động bảo hiểm địi hỏi phải cơng khai và minh bạch, luân chuyền vốn nhanh nên loại hình doanh nghiệp nay cũng ít được phép hoạt

động trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm.

Ở Việt Nam, Điều 59 Luật kinh doanh bảo hiểm quy định các loại hình doanh nghiệp bảo hiểm bao gồm:

1. Doanh nghiệp bảo hiểm nhà nước;

2. Công ty cô phần bảo hiểm;

3. Tổ chức bảo hiểm tương hỗ;

4. Doanh nghiệp bảo hiểm liên doanh;

5. Doanh nghiệp bảo hiểm 100% vốn nước ngoài [25].

Thời điểm Quốc hội ban hành Luật kinh doanh bảo hiểm thì vẫn tồn

tại song song các Luật doanh nghiệp nhà nước 2003, Luật Đầu tư nước ngoài

<small>tại Việt Nam 2000 và Luật doanh nghiệp 1999. Vì vậy, trong Luật kinh doanh</small>

bảo hiểm, việc pháp luật quy định các loại hình doanh nghiệp như doanh

nghiệp bảo hiểm nhà nước; doanh nghiệp bảo hiểm liên doanh và doanh nghiệp bảo hiểm 100% vốn đầu tư nước ngồi cũng là phù hợp.

Các hình thức doanh nghiệp bảo hiểm trên đã được quy định khá cụ

thể trong các luật tương ứng và đã có nhiều cơng trình nghiên cứu cơ bản về các loại hình doanh nghiệp này, nhưng riêng đối với loại hình doanh nghiệp

<small>bảo hiểm tương hỗ thì cịn q mới mẻ đối với đa số các nhà doanh nghiệp,</small>

<small>34</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

thậm chí cả đối với các luật gia, vì đây là một loại hình doanh nghiệp mới được

nghiên cứu để đưa vào Việt Nam, chưa từng được vận dụng, chưa có khn mẫu

thực tiễn. Vì vậy, trong luận văn này tác giả chỉ xin trình bảy một số nét cơ bản của tổ chức bảo hiểm tương hỗ. Các van đề mâu thuẫn về hình thức t6 chức

doanh nghiệp bảo hiểm phát sinh khi nhà nước ban hành Luật doanh nghiệp 2005

thay thế cho Luật doanh nghiệp 1999, Luật doanh nghiệp Nhà nước 2003, Luật

<small>dau tư nước ngoài tại Việt Nam 2000 sẽ được ban ở phân sau của luận văn này.</small>

Ở các nước, đặc biệt là các nước phát triển hình thức công ty bảo hiểm tương hỗ tương đối phô biến. Ví dụ: Tập đồn Liberty Mutual, được thành lập

vào năm 1912, tập đồn này có tổng tài sản trị giá 78,8 tỷ đô la và 21.2 tỷ đô la tổng doanh thu vào thời điểm cuối năm 2005 và Liberty Mutual xếp thứ

102 trong số danh sách 500 các công ty lớn nhất Hoa Kỳ.

Các công ty bảo hiểm tương hỗ đóng vai trị quan trọng trên thị trường bảo hiểm nhân thọ và chiếm khoảng gần 60% tổng thu phí bảo hiểm nhân thọ và hưu trí tự nguyện. Ở Châu Âu, các công ty bảo hiểm tương hỗ chiếm thị

phan không kém các công ty bảo hiểm cổ phan. Đặc biệt các cơng ty bảo

hiểm tương hỗ có giá trị tài sản và vốn góp rất lớn đã và đang đóng vai trị rất

quan trọng trong việc đảm bảo kha năng thanh tốn và ơn định thị trường bảo hiểm ở các quốc gia này.

Về tổ chức bảo hiểm tương hỗ, Điều 70 Luật kinh doanh bảo hiểm quy định: "Tổ chức bảo hiểm tương hỗ là tổ chức có tư cách pháp nhân được thành lập dé kinh doanh bảo hiểm nhằm tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên. Thành viên tổ chức bảo hiểm tương hỗ vừa là chủ sở hữu vừa là bên mua bảo hiểm" [25].

Về dia vị pháp lý của các thành viên tô chức bảo hiểm tương hỗ theo các quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm (Điều 71), thì tơ chức, cơng dân

Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự day đủ, hoạt động trong cùng một lĩnh vực, ngành nghề có nhu cầu bảo hiểm đều có thể tham

<small>35</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

gia thành lập t6 chức bảo hiểm tương hỗ với tư cách là thành viên sáng lập.

Chỉ các tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng bảo hiểm với tổ chức bảo hiểm tương hỗ mới có thê trở thành thành viên của tô chức bảo hiểm tương hỗ.

Ngoài ra, hoạt động của tổ chức bảo hiểm tương hỗ cũng đã được quy

định rat chi tiết, rõ ràng tại Nghị định 18/2005/NĐ-CP ngày 24/2/2005 quy định việc thành lập, tổ chức và hoạt động của tô chức bảo hiểm tương hỗ.

Các cơng ty bảo hiểm tương hỗ có những đặc điểm riêng cơ bản sau

Thứ nhất, các thành viên hay các hội viên cùng có chung một nhu cầu

bảo hiểm cho con người (có thé là tài sản hoặc trách nhiệm) thơng thường họ

có chung ngành nghề và nơi cư trú thường là gần nhau; ho cũng đồng thời là

nhà bảo hiểm và người được bảo hiểm. Khác với công ty cô phần, cô đông

quyết định mọi vấn đề nhưng đối với cơng ty tương hỗ thì quyền biểu quyết đại hội là những người có hợp đồng bảo hiểm.

Thứ hai, các công ty bảo hiểm tương hỗ trước tiên thuộc quyền sở hữu tập thể của những người được bảo hiểm. Những người này đồng thời là người

đóng góp và chính họ là những người được hưởng, cộng đồng của họ lại

chính là nhà bảo hiểm cho họ.

Thứ ba, cơng ty bảo hiểm tương hỗ chính là sự giao hịa giữa cơng ty

đối nhân và cơng ty đối vốn và cơng ty khơng nhằm mục đích lợi nhuận.

Thứ tư, kết thúc năm tài chính số dư từ các khoản thu so với các khoản

<small>chi không được coi đó là lợi nhuận, khoản này thường được tăng cường cho các</small>

quỹ dự trữ, làm cơ sở giảm các khoản thu cho các hội viên trong năm tiếp theo.

Thứ năm, tất cả các hội viên đều bình đăng, ngay khi ghi tên và nộp

các khoản đóng góp họ có quyền bình dang trong các đại hội đồng dé giải quyết

<small>các van đê của doanh nghiệp và họ có thê được bau vao hội đơng quan tri.</small>

<small>36</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

Chính các đặc điểm ké trên giải thích lý do vì sao hình thức cơng ty bảo hiểm tương hỗ lại phát triển ở nhiều nước trên thé giới.

Pháp luật một số nước đã có những quy định khá chỉ tiết đối với loại hình cơng ty bảo hiểm tương hỗ như Luật giám sát bảo hiểm Cộng hòa Liên bang Đức, Luật bảo hiểm Philipin, Luật kinh doanh bảo hiểm của Nhật bản và

Luật bảo hiểm của Cộng hòa Pháp.

Theo Luật bảo hiểm của Cộng hòa Pháp, thủ tục thành lập tổ chức bảo hiểm tương hỗ cũng giống như thủ tục thành lập công ty bảo hiểm cô phan.

Tuy nhiên, trong điều lệ của công ty bảo hiểm tương hỗ bắt buộc phải có danh sách các nghiệp vụ bảo hiểm sẽ tiến hành, các điều kiện dé gia nhập tổ chức

và phạm vi hoạt động của các công ty bảo hiểm tương hỗ tương đối hẹp.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 18/2005/NĐ-CP ngày 24/2/2005 nêu trên thì số lượng thành viên của tổ chức bảo hiểm tương hỗ không thấp hơn 10 thành viên. Trong điều lệ phải ghi rõ các điều khoản mà

<small>hội viên phải đóng góp trong năm, quy định các khoản chi phí cho ban lãnh</small>

đạo, điều kiện phân chia số dư cho các thành viên hay giảm số đóng góp cho

<small>các thành viên vào tài khóa sau.</small>

Đại hội cơ đơng của các công ty bảo hiểm tương hỗ bao gồm: hoặc là tất cả các hội viên đã nộp các khoản đóng góp hoặc các đại biểu do hội viên bau. Trong trường hop bau đại biểu, các hội viên có thé được chia thành các nhóm căn cứ vào các loại hợp đồng đã được ký hay tùy theo các tiêu chuẩn tương ứng hoặc theo nghề nghiệp. Nguyên tắc cơ sở của các công ty bảo hiểm

tương hỗ là mỗi hội viên chỉ có một phiếu bau tại đại hội đồng. Nhằm ổn định hoạt động của công ty, theo quy định của một số nước, trong đó có cộng hịa

Pháp thì nhiệm kỳ hoạt động của Hội đồng quản trị công ty bảo hiểm tương hỗ là 6 năm, còn tại Việt Nam, theo Nghị định 18/2005/NĐ-CP nêu trên thì nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị do điều lệ tổ chức bảo hiểm tương hỗ quy

<small>37</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

Đến nay, thị trường bảo hiểm Việt Nam đã có 8 doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, trong đó có 01 doanh nghiệp bảo hiểm nhà nước, 01 doanh nghiệp liên doanh và 06 doanh nghiệp 100% vốn nước ngoai; chưa có một cơng ty bảo hiểm cổ phan và tương hỗ nào hoạt động.

<small>2.2. BẢO HIEM NHÂN THỌ LA LOẠI HÌNH KINH DOANH CO DIEU KIỆN</small>

2.2.1 Chỉ được kinh doanh khi có Giấy phép

Kinh doanh bảo hiểm là một dịch vụ tài chính hết sức phức tạp, liên quan đến mọi hoạt động của đời sống xã hội. Cũng như các hoạt động kinh

doanh tiền tệ, ngân hàng, tín dụng, kinh doanh bảo hiểm mang tính đặc thù. Chính vi vậy, ở tất cả các nước kể cả các nước có nên kinh tế tự do như các

nước Tây Âu, Nhật Bản và Mỹ, bảo hiểm là hoạt động được kiểm soát hết sức chặt chẽ, muốn kinh doanh bảo hiểm doanh nghiệp phải được cấp phép, phải

có vốn đăng ký ít nhất bằng vốn pháp định.

Hoạt động bảo hiểm gắn bó hữu cơ với sự phát triển kinh tế xã hội,

với mọi ngành nghề, tổ chức và các tầng lớp dân cư. Diễn biến xấu trong hoạt

động của một doanh nghiệp bảo hiểm vi dụ như: phá sản có thé có những tác động gây hậu quả khó một đối với xã hội khơng khác gì việc phá sản của một ngân hàng, đơi khi cịn tệ hại hơn. Vì vậy, mặc dù Nhà nước ta đã xóa bỏ hầu hết các loại giấy phép hoạt động, khơng cịn quy định về vốn pháp định đối với nhiều loại hình doanh nghiệp, nhưng riêng trong lĩnh vực bảo hiểm việc

cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp bảo hiểm được tiến hành theo một trình tự thủ tục hết sức chặt chẽ.

Cấp giấy phép hoạt động kinh doanh bảo hiểm là nguyên tắc cơ bản của sự quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Mục đích của

việc cấp giấy phép nhằm đánh giá khả năng của cơng ty có đủ tiêu chuẩn và

điều kiện về vốn, trình độ chun mơn... để tham gia hoạt động kinh doanh

bảo hiểm hay không, đây cũng là hình thức dé bảo vệ quyền lợi của người

<small>38</small>

</div>

×