Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Bài báo cáo thực tế Nha Trang - Đà Lạt doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.41 KB, 28 trang )

Bài thu hoạch thực tập thiên nhiên Nha Trang - Đà Lạt 2012
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Thiên nhiên xung quanh chúng ta vô cùng phong phú và đa dạng, nó luôn thôi
thúc con người tìm hiểu và khám phá. Qua quá trình đó mà loài người đã phát hiện
những quy luật tồn tại và vận động của sự sống. Quá trình đó diễn ra từ rất lâu từ khi loài
người biết nhận thức về thế giới và mãi cho đến ngày hôm nay. Lịch sử đã chứng minh
rằng mọi tri thức khoa học đều bắt nguồn từ những nhận thức đó. Nói cách khác mọi phát
minh mới, vĩ đại của loài người đều bắt nguồn từ nhu cầu của thực tiễn. Vì vậy thực tập
thiên nhiên là một môn học rất quan trọng và không thể thiếu trong hệ thống môn học
giảng dạy ở các trường đại học, đặc biệt là đối với ngành sinh học là một ngành học luôn
đi sát, đi sâu vào thiên nhiên, gắn liền với thiên nhiên với các loài sinh vật. Qua đó giúp
chúng ta hiểu được nguồn gốc, quá trình phát triển và tiến hoá của các loài sinh vật.
Thiên nhiên chính là một ngôi trường học lớn nhất mà mỗi một sinh viên chúng ta cần
phải trải qua.
Mỗi một sinh viên khi còn ngồi trên ghế nhà trường, tiếp thu nguồn tài liệu
phong phú và đa dạng từ các bài giảng, giáo trình, các sách báo, trên mạng
internet,v.v ,nhưng những kiến thức mà chúng ta được học đó chỉ mang tính chất lí
thuyết. Mặc dù có các học phần thực hành tạo điều kiện cho chúng ta tiếp xúc với thực tế
với thực vật và động vật, nhưng đó cũng chỉ là các thực hành trong phòng thí nghiệm.
Chúng ta chỉ nắm bắt được các cấu tạo giải phẫu, những đặc điểm hình thái cơ bản nhất
mà thôi. Do đó đòi hỏi mỗi một sinh viên cần trang bị thêm cho mình những tri thức
mang tính chất thực tiễn, phải không ngừng hoàn thiện tri thức của bản thân. Thực tập
thiên nhiên đem lại cho sinh viên cái nhìn tổng quát về thế giới tự nhiên và quá trình sản
xuất của con người. Qua đó giúp sinh viên mở rộng và hoàn thiện sự hiểu biết của mình
về thế giới các sinh vật. Đồng thời thực tập thiên nhiên giúp cho chúng ta biết cái gì cần
khai thác cái gì cần bảo tồn và phát triển. Qua đó làm cho hệ động - thực vật không
những không mất đi mà ngày càng được bảo vệ và phát triển hơn.Và cũng giúp chúng ta
thấy được quá trình khám phá của các nhà khoa học, một quá trình đi từ tự nhiên đến
thực tiễn, rồi từ đó lại áp dụng vào tự nhiên để có được xã hội như ngày nay.
Là sinh viên của ngành sinh học thì thực tập thiên nhiên là vô cùng cần thiết.
Trong chương trình học chúng em đã được học nhiều môn cơ sở như: Giải phẩu hình thái


thực vật, phân loại thực vật, động vật không xương sống và động vật có xương sống,
Sinh 2A . 2010- 2014 Nguyễn Hữu Lanh
1
Bài thu hoạch thực tập thiên nhiên Nha Trang - Đà Lạt 2012
v.v chúng là tiền đề để chúng em áp dụng vào thực tế và thực tế là điều kiện để chúng
em kiểm nghiệm lại những gì mà chúng em đã được học. Chính quá trình đó đã đem lại
kiến thức sâu sắc hơn cho mỗi một sinh viên như chúng em, và nó sẽ là nền tảng kiến
thức sau này để chúng em truyền thụ kiến thức lại cho học sinh của mình sau này được
hoàn chỉnh, sống động và mang tính thực tiễn hơn.
Nhưng tại sao lại chọn Nha Trang (Khánh Hoà) và Đà Lạt (Lâm Đồng) là hai địa
điểm thực tập thiên nhiên ? Điều này chỉ có thể giải thích như sau: tại vì Nha Trang và
Đà Lạt là hai nơi có hệ động - thực vật hết sức đa dạng và phong phú. Nha Trang là nơi
trưng bày và lưu trữ nhiều mẫu vật về các loài động vật biển quý giá. Còn ở Đà Lạt được
mệnh danh là xứ sở của các loài hoa ở Việt Nam, đồng thời hệ động vật rừng và hệ thực
vật ở đây cũng hết sức phong phú và đa dạng.
Nói tóm lại Thực tập thiên nhiên là một môn học không thể tách rời và cần được
tổ chức thường xuyên hơn trong nhà trường đặc biệt là đối với ngành sinh học. Nó mang
lại cho sinh viên những kiến thức chưa có trong sách vở, đi sâu, đi sát vào thiên nhiên,
qua đó mà nó làm cho ai cũng thích thú, hào hứng học tập.
Sinh 2A . 2010- 2014 Nguyễn Hữu Lanh
2
Bài thu hoạch thực tập thiên nhiên Nha Trang - Đà Lạt 2012
B. NỘI DUNG
I. Nội dung thực tập thiên nhiên tại Nha Trang (Khánh Hoà)
1. Điều kiện địa lý – khí hậu của Nha Trang
Thành phố Nha Trang thuộc tỉnh Khánh Hòa được mệnh danh là "Miền thùy
dương cát trắng" nằm trên dải đất Nam Trung Bộ nước ta. Diện tích tự nhiên của thành phố
là 251 km
2
, với dân số 361.454 người (2009). Phía Bắc thành phố giáp huyện Ninh Hòa, phía

Nam giáp huyện Cam Lâm, phía Tây giáp huyện Diên Khánh, phía Đông giáp với biển
Đông.
Nhìn chung, khí hậu của Nha Trang tương đối ôn hoà. Mùa mưa ngắn kéo dài
từ tháng 9 đến tháng 12 âm lịch, mùa khô kéo dài từ tháng 1 đến tháng 8 âm lịch. Nhiệt độ
bình quân hằng năm là 26,7
o
C, nhiệt độ cao nhất vào khoảng 32
o
C, nhiệt độ thấp nhất cũng
chỉ 22
o
C. Với bờ biển dài và đẹp cộng thêm một khí hậu mát mẻ, Nha Trang đã và đang trở
thành điểm đến hứa hẹn cho du khách trong và ngoài nước.
Về mặt sinh thái, vịnh Nha Trang là một trong những hệ thống vũng, vịnh tự
nhiên hiếm trên thế giới. Nơi đây có các hệ sinh thái điển hình của vùng biển nhiệt đới như:
hệ sinh thái đất ngập nước, hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái
cỏ biển… với nhiều chức năng sinh thái quý giá như bảo vệ môi trường, nơi cư trú, sinh sản,
ương nuôi của các loài thủy hải sản. Đây cũng là bờ kè tự nhiên phòng chống lụt bão, xói
lở… Vịnh Nha Trang được đánh giá là nơi có sự đa dạng sinh thái cao, nơi đây có trên 350
loài cá cảnh biển và khoảng 350 loài san hô…
2. Đặc điểm sinh thái biển
Biển là môi trường có diện tích lớn nhất trên thế giới, chiếm trên 3/4 diện tích
bề mặt trái đất với khối lượng và thể tích nước khổng lồ. Ở nước ta có đường bờ biển dài
khoảng 3200 km, với 1 triệu km2 vùng đặc quyền kinh tế biển. Biển đóng một vai trò to lớn
trong đời sống con người. Biển cung cấp thức ăn, là nguồn dược liệu phong phú, ngoài ra,
biển cũng đem đến cho con người những nguồn nguyên liệu, nhiên liệu quý giá cho sản xuất
công nghiệp. Trong tương lai, biển sẽ là nguồn sinh chất cung cấp thức ăn cho nhân loại.
Chính vì thế môi trường biển đang được quan tâm khai thác, sử dụng. Có nhiều mô hình đã
được áp dụng thành công trên thế giới như mô hình phân chia vùng bờ ven biển thành các
khoảnh, thửa và giao cho các hộ dân sống ven biển để quản lý và khai thác. Có thể nói, đây

là hình thức canh tác bờ biển. Hiện nay, nước ta cũng đang tập trung đến việc phát triển môi
Sinh 2A . 2010- 2014 Nguyễn Hữu Lanh
3
Bài thu hoạch thực tập thiên nhiên Nha Trang - Đà Lạt 2012
trường biển, sử dụng một cách triệt để nguồn tài nguyên này nhằm phục vụ cho đời sống
nhân dân.
Ở Vịnh Nha Trang, có trên 240 loài cá. Trứng cá, cá bột của Vịnh Nha Trang
có hơn 60 dãy phát triển cá thể có quan hệ với 30 họ. Những loài cá chất lượng thường cư trú
ở vùng nước nông ven bờ (dưới 50m) và ở rạn san hô.
3. Một số dạng sinh vật biển quan sát được ở Viện Hải Dương học:
3.1. Rùa biển ( Chelonioidea ):
Rùa biển xuất hiện cuối kỷ Triassic, gồm những loài chuyên sống ở vùng
biển nhiệt đới. Rùa có chi trước rất lớn, dạng mái chèo, thân dẹp, đầu và chi không rụt vào
mai được như những loài rùa khác. Xương mai của chúng tiêu giảm nhiều. Các loài rùa biển
bơi lặn giỏi. Vào mùa sinh sản, chúng kéo nhau lên các bãi biển để đẻ trứng, mỗi lần đẻ có
thể được vài trăm trứng. Những con rùa con dựa theo hướng ánh sáng mặt trời để quay trở về
biển bắt đầu một chu kỳ sống mới. Với sự phát triển của du lịch hay đời sống hiện đại, các
chú rùa con lầm tưởng ánh sáng đèn điện là ánh sáng mặt trời nên bò theo hướng đi sâu vào
đất liền, hiện tượng này cũng là một trong những nguyên nhân làm số lượng của chúng suy
giảm nghiêm trọng bên cạnh việc săn bắt bừa bãi của con người.
Ở biển Việt Nam có những loài rùa biển sau:
- Rùa Da hay còn gọi là rùa Bà Tam hay rùa Múi khế (Dermochelys
coriacea Lin. 1766).
- Rùa Xanh hay rùa Trắng bông (Chelonia mydas Lin. 1758).
- Đồi mồi (Eretmochelys imbricata).
- Vích (Lepidochelys olivacea).
- Đú (Caretta caretta).

3.2. Cá Mao Tiên (Scorpaenidae)
- Phân bố: Úc, Ấn Độ, Thái Bình Dương.

- Kích thước tối đa 38cm ( loài Pterois
Volitans ( Linnaneu, 1758)) .
Sinh 2A . 2010- 2014 Nguyễn Hữu Lanh
4
Bài thu hoạch thực tập thiên nhiên Nha Trang - Đà Lạt 2012
- Đặc điểm: Cá xòe ra những tua vây lả lướt rất đẹp khi bơi nên được mệnh
danh là “Công chúa biển”. Những cá mao tiêm có những vũ khí tự vệ rất lợi hại là những
chiếc vây lưng. Trong các tia vây này có chứa chất độc, khi chích sẽ làm cho vết thương bị
sưng tấy, đau nhức, thậm chí có thể gây sốt cao bất tỉnh.
3.3. Cá ép ( Echeneis sp.)
- Phân bố: Biển Atlantic, Ấn Độ Dương,
Thái Bình Dương, Inđônêxia, Philippin, Trung Quốc, Việt Nam.
- Kích thước tối đa 100cm ( loài Echeneis
naucrates L,1785).
- Đặc điểm: Trên đầu cá có đĩa bám để bám
vào cá mập, cá voi, rùa biển, đôi khi chúng bám vào cả những chiếc tàu.
3.4. Cá chình
- Phân bố ở các vùng nhiệt đới và ôn đới.
- Kích thước tối đa là 3m (loài Gymnothorax
favagineus Bloch & Schneider, 1801).
- Đặc điểm: cá chình hoạt động vào ban đêm,
ban ngày chui rúc trong hang hốc hoặc vùi mình trong cát.
Những con cá chình lớn có răng sắc nhọn có khả năng tấn công nên rất nguy hiểm đối với
các thợ lặn.
3.5. Cá thia ba chấm
- Phân bố: Trong các rạn san hô ở
Ấn Độ - Thái Bình Dương
- Kích thước tối đa: 14 cm
- Đặc điểm: Là loài cá thia sống phổ biến
trong các rạn san hô. Cá màu đen, trên thân có 3 chấm trắng rất dễ nhận biết. Khi lớn, các

chấm trắng trên thân thường biến mất. Cá sống theo đàn. Khi con còn nhỏ, những đàn cá thia
3 chấm sống cùng với hải quỳ lớn hoặc bụi san hô, thậm chí với cầu gai gai dài. Thức ăn chủ
yếu của chúng là những loài động vật nhỏ trôi nổi
3.6. Cá sơn đá
- Phân bố: gặp ở tất cả các vùng nhiệt đới
- Kích thước tối đa: 32 cm
- Đặc điểm: Cá chỉ hoạt động vào ban
đêm, ban ngày cá ẩn nấp trong các khe đá, hang hốc. Cá
Sinh 2A . 2010- 2014 Nguyễn Hữu Lanh
5
Bài thu hoạch thực tập thiên nhiên Nha Trang - Đà Lạt 2012
có thể phát ra những tiếng “click” rất rõ
3.7. Cá nóc
- Phân bố ở biển Đỏ, Ấn Độ - Thái Bình Dương
- Kích thước tối đa 90cm (loài Arothron
stellatus Schneider, 1801).
- Đặc điểm: đây là nguyên liệu chính để
làm món “sushi fugu” rất ưa thích ở Nhật. Tuy nhiên, một
số loài cá nóc mang độc tố tetrodotoxin cực mạnh, chỉ cần ăn
phải một lượng rất nhỏ cũng có thể tử vong. Cá có thể phình to khi gặp nguy hiểm.
3.8. Cá vệ sinh (Labroides sp.)
- Phân bố: Úc, Ấn Độ, Thái Bình Dương.
- Kích thước tối đa 14cm (loài Labroides
bicolor Fowler and Bean, 1928).
- Đặc điểm: Những loài cá dù to lớn hay hung
dữ thế nào đi nữa thì đứng trước cá vệ sinh đều tỏ ra rất hiền
lành, ngoan ngoãn. Chúng chuyên ăn các phần thịt thối, làm sạch vết thương và ăn các loại kí
sinh trùng bám trên mang, da, trong miệng các loài cá khác.
3.9. Cầu gai
- Phân bố: các vùng biển nhiệt đới và ôn đới

- Đặc điểm: Thuộc ngành động vật da gai
(cùng với huệ biển, đuôi rắn và hải sâm, sao biển). Cơ thể
đối xứng tỏa tròn, miệng nằm bên dưới, lỗ hậu môn nằm
phía trên. Có 5 điểm cảm quang là 5 điểm trắng trên thân.
Trứng cầu gai là món ăn bổ dưỡng, rất được ưa thích
3.10. San hô mềm
- Phân bố: Các vùng biển trên khắp thế giới
- Đặc điểm: San hồ mềm trông giống như
cây nhưng chúng là động vật thực sự, có trâm gây ngứa.
Như những dạng san hô khác, san hô mềm có cấu tạo đơn
giản như sứa hoặc hải quỳ. Điểm khác biệt là san hô mềm
không có bộ xương cứng bên trong, chỉ có các trâm xương đá
Sinh 2A . 2010- 2014 Nguyễn Hữu Lanh
6
Bài thu hoạch thực tập thiên nhiên Nha Trang - Đà Lạt 2012
vôi nhỏ nên khá mềm. Một số mềm đến mức có thể đu đưa theo dòng nước. Khi san hô mềm
chết đi, thân chúng tan ra hoàn toàn. Nguồn dinh dưỡng chủ yếu của san hô mềm là nhờ vào
quang hợp của các vi tảo cộng sinh bên trong cơ thể. Chúng cũng có thể bắt những sinh vật
nhỏ lơ lững trong nước làm thức ăn
3.11. Cá Bàng chài (Labridae):
- Phân bố: các vùng biển nhiệt đới và ôn đới
- Kích thuước: 2,3 m (loài Cheilinus
unifasciatus Streets, 1878)
- Đặc điểm: thành phần loài rất phong phú
(khoảng 500 loài), chỉ ít hơn họ cá Gobidae trong nhóm cá
rạn san hô. Màu sắc cá thường thay đổi tùy theo độ tuổi và giới tính
3.12. Cá mặt quỷ
- Phân bố ở Úc, Ấn Độ, Thái Bình Dương.
- Kích thước tối đa là 35 cm
(loài Synanceja verrucosa Bloch & Scheneider, 1810).

- Đặc điểm: cá có hình thức nguỵ trang
đặc biệt nên còn được gọi là cá đá. Những chiếc gai trên
lưng và hậu môn của cá có độc tố rất mạnh, có thể gây hôn
mê, thậm chí tử vong. Tuy nhiên thịt cá lại rất ngon và được xem là một loại đặc sản.
3.13 . Cá ngựa (Hippocampus sp.)
- Phân bố: Úc, Ấn Độ, Thái Bình Dương.
- Kích thước tối đa 25cm
( loài Hippocampus kellogi Jordan & Snyder 1902).
- Đặc điểm: Cá ngựa có một túi da trước
bụng để mang thai và ấp trứng giúp cho cá ngựa cái. Khi
giao phối cá ngựa đực thực hiện những điệu nhảy kết hợp uyển
chuyển để cá ngựa cái có thể kề sát đẻ trứng vào túi dưới bụng cá đực. Viện Hải Dương Học
thực hiện thành công dự án sinh sản nhân tạo cá ngựa. Chúng rất cần được bảo vệ trong tự
nhiên vì đã khai thác quá mức.
3.14. Cá xà phòng (Grammistidae)
- Phân bố: Úc, Ấn Độ, Thái Bình Dương.
- Kích thước tối đa 38cm ( Diploprion
Sinh 2A . 2010- 2014 Nguyễn Hữu Lanh
7
Bài thu hoạch thực tập thiên nhiên Nha Trang - Đà Lạt 2012
bifasciatum Kuhl & Van Hasselt, 1928)
- Đặc điểm: Cá sẽ tiết ra chất độc Grammistine có dạng bọt như bong bóng
xà phòng khi gặp nguy hiểm để xua đuổi hoặc giết chêt kẻ thù.
3.15. Hải quỳ ống
- Phân bố ở Úc, Ấn Độ - Thái Bình Dương
- Kích thước tối đa khoảng 40cm.
- Đặc điểm: Hải quỳ ống còn được gọi là
“cây dừa biển”. Chúng kiếm mồi bằng cách dùng các tua râu
mảnh mai có chất nhầy bắt những sinh vật nhỏ lơ lững làm
thức ăn. Khi gặp nguy hiểm hải quỳ co vào trong ống hoặc trầm mình dưới lớp trầm tích để

lẩn tránh.
3.16. Cá khoang cổ
- Phân bố hầu hết ở các rạn san hô.
- Kích thước tối đa là 14 cm
(loài Amphiprion sebae Bleeker, 1853).
- Đặc điểm của loài cá này là sống chung
với hải quỳ như những đôi bạn thân thiết. Cá khoang cổ tìm được thức ăn thường đem về
chia cho Hải quỳ. Khi gặp nguy hiểm Hải quỳ sẳn sàng bảo vệ cho cá khoang cổ
3.17. Cá Sơn ( Apogonidae)
- Phân bố ở các vùng nhiệt đới và ôn đới.
- Kích thước khoảng 25cm.
- Đặc điểm:Có 2 chiếc vây lưng rất rõ rệt,
chúng khá hiền lành và chậm chạp, hoạt động chủ yếu vào ban
đêm.Sau khi đẻ trứng cá đực thụ tinh và ngậm trứng trong miệng ấp cho đến khi trứng nở
thành con.Cá có thể sống đến 5 năm.
3.18. Động vật da gai
- Phân bố: ở tất cả các vùng biện ôn đới, nhiệt đới và vùng cực
- Đặc điểm : là một ngành động vật không xương sống chỉ có ở biển, gồm
sao biển, đuôi rắn, huệ biển, cầu gai và hải sâm. Đặc điểm
chung của chúng là khung xương có cấu tạo từ những gai
hoặc phiến đá vôi nằm ẩn trong da. hầu hết động vật da gai
có đố xứng tỏa tròn bậc 5. Ngoài ra chúng còn có 1 hệ thống
Sinh 2A . 2010- 2014 Nguyễn Hữu Lanh
8
Bài thu hoạch thực tập thiên nhiên Nha Trang - Đà Lạt 2012
chân ống ở mặt dưới cơ thể dùng để vận động, ăn uống và
hô hấp. Rất nhiều loài Da gai có giá trị dinh dưỡng cao,
được dùng làm thực phẩm như Hải sâm, cầu gai, hoặc để chiết xuất các chất có hoạt tính sinh
học dùng trong y học và công nghiệp
3.19. Hải sâm

- Hải sâm thuộc ngành Da gai (Echinodermata).
Về cấu tạo, Hải sâm có các tấm xương tiêu giảm và đặc điểm
đối xứng hai bên. Cơ thể của chúng có dạng hình trái dưa,
dài theo hướng miệng - đối miệng. Quanh miệng có 5 – 10
tua miệng có chức năng bắt mồi. Hải sâm sống bò trên đáy
hoặc chui rúc trong bùn. Chúng có vùng phân bố rất rộng,
có thể tìm thấy chúng ở tất cả các vùng biển, ở mọi độ sâu.
Khi bị tấn công, Hải sâm có thể phun hầu hết các phần nội tạng ra ngoài để làm thức ăn cho
kẻ thù. Những nội tạng mất đi sẽ được tái sinh sau 20 ngày
3.20. Sao biển
- Sao biển thuộc nghành Da gai (Echinodermata). Chúng có dạng đối xứng
tỏa tròn 5 bậc, gồm một đĩa trung tâm ở giữa và 5 hay nhiều tay cuốn xếp xung quanh, đôi
khi, số tay cuốn lên đến 40 chiếc.Chúng không có cơ quan chuyên hóa để đảm nhiệm việc
bắt hay nghiền mồi. Trên mặt đối diện, bộ xương chỉ có các tấm gắn với nhau. Trong đó tấm
sàng có kích thước lớn hơn hoặc có màu sắc khác các tấm khác.Nhờ có 2 dãy hàm chân
móng nằm giữa cánh tạo điều kiện cho sao biển di chuyển và có khả năng tái sinh khi bị mất
đi. Thức ăn của sao biển thường là những loài cá, ốc, trái biển.
3.21. San hô
- San hô (Anthozoa) thuộc lớp động vật
không xương sống thuộc ngành Ruột khoang, phụ ngành
Thích ti (Cnidaria), chỉ có dạng thuỷ tức, không có dạng thuỷ
mẫu. Các cá thể dạng thuỷ tức nằm trong khối cơ chất trung
gian (San hô mềm) hoặc một bộ xương bằng sừng (San hô
sừng) hoặc xương đá vôi (San hô đá). Đa số sống thành tập
đoàn lớn ở vùng biển nông, hình thành nên các rạn San hô,
đảo San hô là chướng ngại cho giao thông đường biển.
Sinh 2A . 2010- 2014 Nguyễn Hữu Lanh
9
Bài thu hoạch thực tập thiên nhiên Nha Trang - Đà Lạt 2012
3.22. Cá phèn

- Phân bố: các vùng nhiệt đới và ôn đới
- Kích thước tối đa: 55 cm (loài Parupeneus barberinus)
- đặc điểm : Cá thường sống theo đàn, hoạt động chủ yếu vào ban đêm.
Thân cá dài, vây lưng cách xa vây bụng. Đặc điểm dễ nhận biết là chúng có 2 râu ở dưới
cằm. Nhờ những chiếc râu này, chúng có thể tìm được những sinh vật nhỏ sống trong nền
đáy làm thức ăn. Cá phèn thường có màu sắc sặc sỡ và có thể thay đổi màu tùy theo hoạt
động cơ thể
3.23. Cá nhám trúc
- Phân bố: các vùng duyên hải miền
nhệt đới khu hệ Indo-Pacific
- Kích thước tối đa: 121 cm
- đặc điểm: cá nhám trúc thuộc nhóm
cá mập. Kích thước khá nhỏ, những chiếc đuôi rất dài,
đôi khi dài hơn cả thân. Nhờ hai chiếc râu dưới cằm, chúng
tìm những loài sinh vật và cá nhỏ sống vùi trong đáy làm thức ăn
3.24. Cá bò bông bi
- Phân bố ở khu vực Châu Á - Thái Bình
Dương, Biển Đỏ, Nam Phi.
- Kích thước tối đa là 50cm.
- Đặc điểm: đây là loàii cá rất quý
hiếm, có màu sặc sặc sỡ và đặc trưng. Thường sống đơn độc
quanh các rạn san hô. Cũng như các loài cá bò khác, cá bò
bông bi có những chiếc răng rất khoẻ. Thức ăn của chúng là cầu gai, sò, ốc, mực, v.v Cá rất
hung hăng, luôn sẵn sàng tấn công những sinh vật khác sống cùng
3.25. Cá bò hỏa tiễn (Balistidae)
- Phân bố: Úc, Ấn Độ, Thái Bình Dương.
- Kích thước tối đa 60cm ( loài Balistoides
viridescens).
- Đặc điểm: Lớp da cá rất dày, miệng nhỏ
nhưng có những chiếc răng rất khỏe nhờ đó có thể ăn được

Sinh 2A . 2010- 2014 Nguyễn Hữu Lanh
10
Bài thu hoạch thực tập thiên nhiên Nha Trang - Đà Lạt 2012
những sinh vật có vỏ cứng như cua, cầu gai, sò vẹm. Lớp da dưới ngực cá có khả năng giãn
ra làm cho kích thước cá tăng đáng kể để hăm dọa kẻ thù
3.26. Cá voi lưng gù :
Cá voi là loài động vật lớn nhất ở biển. Với thân hình đồ sộ nhưng
chúng lại là những loài động vật hiền lành chúng chỉ ăn các động vật phù du của biển. Chúng
tiêu tốn thức ăn khoảng 4 tấn trong 1 ngày. Bộ xương cá voi lưng gù được phát hiện vào
ngày 08/12/1994 do nhân dân xã Hải Cường huyện Hải Hậu tỉnh Hà Nam tìm thấy khi đào
mương thuỷ lợi. Nó nằm cách mặt đất 1,2 m và cách bờ biển 4km, chiều dài của bộ xương là
18m, nặng gần 10 tấn, nếu sống có thể lên gần 80 tấn Vào năm 1997 tỉnh uỷ Hà Nam đã
trao tặng bộ xương này cho viện Hải Dương học Nha Trang.
3.27. Bò biển Dugong Dugon (Muller, 1776)
- Bò biển này bị mắc vào lưới của ngư dân ngày 23 tháng 12 năm 2003
thuộc địa phận xã Gành Dầu, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, chiều dài 275cm, trọng
lượng khoảng 400kg.
- Bò biển là loài thú biển, đẻ con và nuôi con bằng sữa, tuổi thọ của bò biển
có thể trên 70 tuổi, thành thục sinh dục sớm ở độ tuổi 9-10 ,
bò biển sinh sản quanh năm, đỉnh cao là mùa cỏ biển
phong phú, bò biển mang thai đến 13 tháng và chỉ sinh
một con, vú nằm ở nách, con con bú sữa mẹ và bắt đầu
gặm cỏ sau vài tuần.
- Bò biển không thể lặn lâu trong nước nó cần lấy không khí để thở, thời
gian nín thở lâu nhất là 8 phút 26 giây, chúng bơi chậm chạp, tốc độ trung bình khoảng
5km/h, nhanh nhất có thể đạt đến 20km/h.
- Bò biển có thể sống đơn độc, từng đôi mẹ-con, thành những nhóm nhỏ.
- Bò biển phân bố ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc vùng Ấn Độ-Tây
Thái Bình Dương. Bò biển được phát hiện ở vùng côn đảo (khoảng 8-12 con) Phú Quốc.
- Hiện nay trên thế giới ước tính bò biển

con khoảng 100000 con. Sự suy giảm số lượng bò biển do
nhiều nguyên nhân khác nhau: Do săn bắn, ô nhiếm
môi trường, các thảm cỏ biển bị phả hoại…Nhiều nhà khoa
học cho rằng chúng có thể sẽ bị tuyệt chủng trong tương
lai gần. Vì vậy cần phải có biện pháp tích cực và hữu hiệu
nhằm bảo vệ loài thú quý hiếm này.
3.28. Tôm kí cư
Sinh 2A . 2010- 2014 Nguyễn Hữu Lanh
11
Bài thu hoạch thực tập thiên nhiên Nha Trang - Đà Lạt 2012
- Tôm ký cư hay còn gọi là ốc mượn hồn
thuộc bộ Mười chân (Decapoda). Chúng có bụng và phần
bụng kém phát triền thích ứng với lối sống bò. Loài tôm này
không có vỏ cứng bao bọc cơ thể nên thường sống chui trong
vỏ ốc, dấu phần bụng mềm vào trong vỏ. Bụng mất đối xứng
và mất phân đốt. Khi cơ thể lớn lên, vỏ ốc cũ không còn đủ chỗ để chứa thì chúng
rời bỏ vỏ ốc cũ để đi tìm một vỏ ốc khác lớn hơn.
3.29.Cá mú
- Cá Mú thường sống ẩn mình trong
các hang, hốc hay rạn san hô. Kích thước tối đa có thể lên
đến 2,7 m. Ở một số loài cá có khả năng chuyển đổi giới
tính, ban đầu là cá cái, khi kích thước cơ thể đạt đến 80 cm
thì biến đổi thành cá đực. Đây là một loại cá có giá trị kinh tế
cao và đang được nuôi ở nhiều nơi.
4. Ý nghĩa của đa dạng sinh vật bển
- Các rạn san hô tạo nên một khu hệ sinh thái đẹp có lợi cho việc phát triển du
lịch biển ở nước ta.
- Các loài cá biển luôn là những sinh vật mang giá trị kinh tế cao cho ngưòi
dân như cá mú, cá mặt quỷ, cá chình, v.v
5. Đa dạng thực vật biển

5.1. Hệ sinh thái cỏ biển
- Số loài cỏ biển trên toàn thế giới đến nay đã biết 58 loài. Ở Việt Nam phân
tích các mẫu cỏ biển lưu trữ tại Phân Viện Hải dương học Hải Phòng thuộc Viện Khoa học
& Công nghệ Việt Nam, thu được trong các cuộc khảo sát ở một số vùng ven biển và đảo
(Long Châu, đảo Trần, Bạch Long, quần đảo Trường Sa, Côn Đảo, Phú Quý, Phú Quốc đã
xác định được 14 loài cỏ biển. Như là Halophila beccarii (cỏ nàn), Halophila ovalis (cỏ
xoan),, Thalassia hemprichii (cỏ vích), Enhalus acoroides (cỏ lá dừa), Cymodocea rotundata
(kiệu tròn), Cymodocea serrulata (kiệu răng cưa).v.v
- Số liệu thống kê mặc dù chưa đầy đủ, diện tích phân bố cỏ biển cho đến
nay đă biết khoảng trên 10.000 ha.
Sinh 2A . 2010- 2014 Nguyễn Hữu Lanh
12
Bài thu hoạch thực tập thiên nhiên Nha Trang - Đà Lạt 2012
- Các loài cỏ biển phát triển hầu như quanh năm, nhưng tốt nhất vào mùa
xuân, đầu hè, phát triển kém vào mùa mưa bão. Chúng phân bố từ vùng triều đến độ sâu 3
-15m.
- Chúng thích nghi với độ muối 0,5-3,4%, chất đáy là bùn bột nhỏ, bùn cát,
cát san hô, cát thô hoặc sỏi.
5.2. Ý nghĩa của hệ sinh thái cỏ biển
- Hệ sinh thái cỏ biển tuy có số lượng loài không nhiều, nhưng chúng đóng
vai trò quan trọng trong biển cả và đại dương. Hệ sinh thái cỏ biển có các chức năng quan
trọng như điều chỉnh (môi trường thủy vực), cung cấp (nơi ở của các loài), sản xuất (nguồn
gen, nguyên nhiên vật liệu, năng lượng) và thông tin (nghiên cứu khoa học, du lịch). Thảm
cỏ biển có thể làm ổn định và bảo vệ nền đáy bằng hệ rễ, thân bò và lá rụng xuống đất.
Chúng có tác dụng ngăn ngừa hoặc giảm thiểu sự xói mòn hay phá hỏng bờ biển.
- Giá trị kinh tế 1ha diện tích cỏ biển ở một số nước :
+ 12.635 USD/ha/năm (nghề cá) (Trung Quốc)
+ 16.640 USD/ha/năm (bảo vệ bờ) (Trung Quốc)
+ 20.000 USD/ha/năm (nghề cá) (Philippin)
+ 1.200.000 USSD/ha/năm (giá trị nghề cá và các giá trị tổng hợp khác.

- Ở Việt Nam :
+ Vịnh Cam Ranh: 7.920.000 USD.
+ Phá Tam Giang - Cầu Hai: 1.628.000 USD.
+ Bãi Bổn ở đảo Phú Quốc: 481.202 USD v.v
- Cỏ biển còn được sử dụng làm giấy viết, hóa chất, thuốc nổ, chất cách âm
cách nhiệt, làm thuốc chữa bệnh, thực phẩm, thủ công mĩ nghệ, phân bón, thức ăn gia súc
- Làm giảm tác động cơ học của sóng biển, gió để bảo vệ bờ biển tiếp giáp
với vùng ngập mặn, chống xói lỡ, bảo biển làm lắng trầm tích, làm nước biển trong hơn.
- Lọc sinh học khổng lồ, hấp thu rất nhanh những kim loại nặng từ môi
trường biển giống như một nhu cầu sinh lí của cỏ biển, đó chính là tác dụng xử lí môi
trường.
- Nguồn lợi sinh vật là nơi ở nơi cư trú của tất cả các loài sinh vật.
- Vùng có cỏ biển thì đa dạng sinh vật rất cao.
- Là nơi nuôi các sinh vật non.
- Là nguồn thức ăn cho những loài cá: cá dìa, đồi mồi, bò biển, rùa biển
Sinh 2A . 2010- 2014 Nguyễn Hữu Lanh
13
Bài thu hoạch thực tập thiên nhiên Nha Trang - Đà Lạt 2012
5.3. Rong biển và vai trò của rong biển
- Rong biển không được coi là một hệ sinh thái riêng mà chỉ được coi là hệ
sinh thái đi theo hệ sinh thái cỏ biển.
- Rong biển có khoảng 700 loài có giá trị kinh tế cao. Rong biển có 3 vai trò
chính:
+ Làm thực phẩm, dược liệu
+ Cung cấp nguyên liệu dùng trong công nghiệp: chế xuất agar (làm
thạch chủ yếu là công nghệ sản xuất rau câu; chế biến axinat: chất keo enzim từ rong nâu,
rong mơ; chế xuất caragen dùng trong công nghiệp mĩ phẩm
- Ngoài ra rong biển còn có tác dụng:
+ Làm sạch nước.
+ Phát triển bền vững trong nuôi trồng thuỷ sản.

+ Nâng cao chất lượng môi trường.
- Một trong số loài rong biển có ý nghĩa quan trọng là rong nho. Loài rong
này đã được nuôi trồng thành công ở Viện Hải Dương học Nha Trang và được phát triển đại
trà. Đây là nguồn thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao, có thể thay cho rau xanh. Hiện nay,
rong nho là thực phẩm xuất khẩu rất có giá trị ở nước ta.
6. Các đặc tính động học của nước
6.1 . Độ sóng đập :
+ Năng lượng sóng đổ vào bờ khác nhau tùy địa hình bờ biển.
+ Sóng đập mạnh nhất ở bờ biển đá có vách dựng đứng.
+ Sóng đập ảnh hưởng đến sự phân bố, phát triển của sinh vật do làm tăng
oxy hòa tan, rửa sạch các sinh vật nhưng cũng làm đứt gãy, cuốn trôi sinh vật bám
6 2. Thủy triều:
+ Chế độ thủy triều ảnh hưởng đến sự phát sinh và phát triển của sinh vật
biển. Vùng ven biển nước ta chịu ảnh hưởng của các chế độ nhật triều, bán nhật triều và triều
hổn hợp. Biên độ thủy triều lớn nhất tại Móng Cái, Vũng Tàu, Côn Đảo, từ 3,3 đến 4 mét. Tại
các vùng khác biên độ này nhỏ hơn như: Đà Nẵng: 1m; Quy Nhơn: 1,4 m; Hà Tiên : 0,8 m…
+ Phân chia vùng triều
1. Vùng trên triều: có giới hạn dưới bởi mực triều cao nhất
2. Vùng triều: chia ra 3 vùng phụ:
* Vùng triều cao
* Vùng triều giữa
* Vùng triều thấp
3. Vùng dưới triều: Luôn ngập nước, có giới hạn trên bởi mực triều thấp
nhất
Sinh 2A . 2010- 2014 Nguyễn Hữu Lanh
14
Bài thu hoạch thực tập thiên nhiên Nha Trang - Đà Lạt 2012
+ Các loài sinh vật cũng chịu nhiều ảnh hưởng của thủy triều, nhất là những
sinh vật sống gần bờ. Có loài thích nghi với đời sống luôn luôn ngập trong nước, tuy nhiên
cũng có loài thích nghi với đời sống ngập nước từng đoạn (ví dụ, Sú, vẹt, đước… hằng ngày

đều có tử 7 – 8 tiếng đồng hồ rễ được phơi bày lên trên mặt nước). Có nhiều loài khác cần có
chế độ thủy triều để phát tán hạt phấn, bào tử nhằm duy trì nòi giống. Lấy ví dụ như rong
mơ, tảo lá dừa…
+ Ngoài ra, ở vùng nhiệt đới, chế độ thủy triều còn gây ra hiện tượng mùa
vụ.
6.3. Dòng chảy
Vùng duyên hải Việt Nam có 2 dòng hải lưu. Dòng hải lưu lạnh chảy từ eo
biển Đài Loan xuống phía Nam biển Đông, dòng hải lưu nóng chảy từ Ấn Độ Dương ngược
lên phía Bắc biển Đông. Hai dòng hải lưu này giao nhau tại vùng biển Phú Yên tạo nên độ đa
dạng sinh học cao. Các dòng chảy mang các khu hệ sinh vật từ nơi khác đến, do đó vùng
giao nhau là nơi có hệ sinh vật phong phú nhất.
Một hiện tượng khác của dòng chảy là hiện tượng nước trồi. Đây là hiện
tượng nước từ đáy biển chảy trồi lên mặt. Những vùng nước trồi là những vùng phong phú
về thủy sản. Có thể giải thích như sau: Phù sa, các chất hữu cơ, chất mùn được đưa từ sông
ra biển, trải qua thời gian, chúng trầm lắng dưới đáy và nằm ở đó. Khi có hiện tượng nước
trồi, các chất hữu cơ này được đưa lên mặt nước, lơ lửng trong các tầng nước làm cho vùng
này giàu chất dinh dưỡng. Vì thế, các lài vi tảo phát triển, kéo theo đó là các loài động vật
nhỏ ăn vi tảo cũng phát triển, chuỗi thức ăn kéo dài dần làm cho hệ động thực vật ở đây
phong phú. Dòng chảy cũng làm tăng hàm lượng O
2
hòa tan trong nước, giúp cho hệ sinh
vật ở đây đa dạng.
6. 4. Độ mặn:
- Độ mặn là yếu tố rất quan trọng của môi trường biển ảnh hưởng đến sự phân
bố, phát sinh và phát triển của các loài sinh vật biển.
- Sự biến động của độ mặn: các vùng biển khác nhau có độ mặn không giống
nhau, có sự chênh lệch lớn nhất là vùng giao giữa cửa sông với biển.
- Về quan điểm sinh thái học người ta có thể chia ra 2 nhóm loài tùy thuộc
khả năng thích nghi với độ mặn:
+ Loài rộng muối.

+ Loài hẹp muối.
6.5. Độ vẩn đục:
- Do vật chất lơ lững trong nước.
- Biến thiên theo mùa.
- Có liên quan mật thiết đến các yếu tố nhiệt độ, ánh sáng.
6.6. Ngoài ra còn một số yếu tố khác:
- Độ trong
- Độ pH
- Nhiệt độ
Sinh 2A . 2010- 2014 Nguyễn Hữu Lanh
15
Bài thu hoạch thực tập thiên nhiên Nha Trang - Đà Lạt 2012
- Ánh sáng
- Muối dinh dưỡng
II. Nội dung thực tập thiên niên tại Đà Lạt ( Lâm Đồng)
1. Điều kiện địa lý – khí hậu ở Đà Lạt
Đà Lạt là một thành phố trực thuộc tỉnh Lâm Đồng, nằm trên cao nguyên Lâm
Viên, ở độ cao 1.500 m so với mặt nước biển. Với nhiều cảnh quan đẹp, Đà Lạt là một trong
những thành phố du lịch nổi tiếng nhất của Việt Nam. Dân số 301.243 (5/2010). Diện tích tự
nhiên: 393,29 km²
Về phía Bắc, Đà Lạt giáp với huyện Lạc Dương, về phía Đông và Đông Nam
giáp với huyện Đơn Dương, về phía Tây và Tây Nam giáp với hai huyện Lâm Hà và Đức
Trọng.
Do ảnh hưởng của độ cao và rừng thông bao bọc, Đà Lạt mang nhiều đặc tính của
miền ôn đới. Nhiệt độ trung bình 18–21°C, nhiệt độ cao nhất chưa bao giờ quá 30°C và thấp
nhất không dưới 5°C. Đà Lạt có hai mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa nắng
từ tháng 11 đến tháng 4. Mùa hè thường có mưa vào buổi chiều, đôi khi có mưa đá. Lượng
mưa trung bình năm là 1.562 mm và độ ẩm 82%. Đà Lạt không bao giờ có bão, chỉ có gió
lớn do ảnh hưởng bão từ biển thổi vào vì sườn đông không có núi che chắn. Gần đây do nạn
phá rừng và đô thị hoá đã làm cho nhiệt độ tại Đà Lạt tăng lên đáng kể, ảnh hưởng nghiêm

trọng đền nghành du lịch nơi đây.
2 . Tham quan và học tập tại Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt :
2.1. Vài nét về lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt:
- Đầu thế kỉ 20 phát hiện ra hiên tượng phóng xạ người ta đã dùng hạt neutron
bắn vào các nguyên tử để phóng ra các tia phóng xạ gây phản ứng phân hạch và năng lượng
của nó được tính: Delta E= Delta M* C
2
(Delta M là độ hụt khối C là vận tốc ánh sáng. Khi
phân hạch hạt nhân giải phóng tia phóng xạ nơtrơn, anpha và năng lượng hạt nhân. Dùng
để chế tạo bom nguyên tử hay lớp phản ứng hạt nhân.
- Năm 1960 lò phản ứng hạt nhân ở Đà Lạt được xây dựng khi có giải phóng
chất phóng xạ có thể dùng D
2
0 hay H
2
0 để khử lò phản ứng hạt nhân là công cụ cho phép xảy
ra phản ứng phân hạch:
+ Giải phóng tia phóng xạ.
+ Năng lượng hạt nhân (chỉ sử dụng bức xạ của nó).
- Sản xuất đồ dùng phóng xạ quan trọng ở Đà Lạt
N dính hạt nhânđồng vị phóng xạ bền Phân hạch năng lượng phóng xạ I
phân hạch tạo ra I
55
I
128
dùng để nghiên cứu bệnh bướu cổ, bệnh ngoài da.
- Ngoài ra còn dùng nhiều trong y học trong việc xử lí thực phẩm chống ô
nhiễm môi trường ( thủy triều đỏ).
- Bên cạnh đó còn dùng nó để kích thích gây đột biến ở thực vật (một số ít ở
động vật) tạo ra tổ hợp nguồn gen mới. Cho năng suất cao hơn, dùng tia phóng xạ gama để

Sinh 2A . 2010- 2014 Nguyễn Hữu Lanh
16
Bài thu hoạch thực tập thiên nhiên Nha Trang - Đà Lạt 2012
chiết ghép kích thích sự phân li tế bào xử lý hạt giống, quá trình trao đổi chất mạnh dẫn đến
quá trình phát triển mạnh. Và nó cũng giải quyết vấn đề điện nguyên tử ở Việt Nam. Lò phản
ứng hạt nhân phân hạch tạo ra năng lượng hạt nhân làm nóng chất lỏng hoá hơi tạo ra làm
quay tu bin dẫn đến phát điện lò phản ứng hạt nhân ở Đà Lạt là lò phản ứng hạt nhân duy
nhất ở Việt Nam nay được ứng dụng vào đời sống công nghệ khoa học rộng rãi.
2.2. Nhiệm vụ và ứng dụng của lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt:
Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt được xây dựng nhằm:
- Nghiên cứu cơ bản về hóa học bức xạ, thiét lập các liều kế hóa học.
- Bảo quản lương thực thực phẩm.
- Biến tính polyme, tổng hợp các vật liệu và chế phẩm mới ứng dụng trong
công nghiệp, nông nghiệp, y học và khoa học môi trường.
- Cố định các chủng vi sinh vật phân giải thuốc trừ sâu, cố định đạm trong
nông nghiệp, đặc biệt tạo ra chế phẩm EM.
- Sản xuất chế phẩm Hydrogel điều trị bỏng và vết thương phần mềm (biến
tính cắt mạch bức xạ polysaccharid tự nhiên từ vỏ tôm cua).
- Sản xuất chế phẩm kích thich nảy mầm, ra rễ, tăng trưởng thực vật T&D
4DD (cắt mạch bức xạ poly-alginat chiết xuất từ rong nâu) thích hợp cho nhiều loại cây
trồng: rau xanh, bắp cải, cây có củ, hoa, chè, cà phê
- Chế phẩm phòng trị nấm bệnh thực vật OLICIDE 9DD (cắt mạch bức xạ
chitosan từ vỏ tôm cua) phòng trị bệnh sương mai trên bắp cải, bệnh rỉ sắt trên cây chè, bệnh
đạo ôn khô vằn trên lúa, bệnh héo rũ trên cây tiêu chế phẩm còn giúp tăng năng suất và khả
năng bảo quản sau thu hoạch.
- Sản xuất chế phẩm phân bón sinh học hữu cơ từ các nguồn phụ phế thải nông
nghiệp và thủy sản.
- Sản xuất cơ chất trồng hoa lan thay cho dớn tự nhiên.
- Gây tạo giống hoa cắt cành và gây đột biến bằng kỹ thuật bức xạ kết hợp
nuôi cấy invitro.

- Nhân giống vô tính cây trồng có giá trị kinh tế cao bằng kỹ thuật nuôi cấy
invitro.
- Nâng cao chất lượng giống đầu dòng kết hợp kỹ thuật bức xạ, kỹ thuật nuôi
cấy invitro và kỹ thuật thủy canh.
- Bảo tồn nguồn gen thực vật quý hiếm bằng kỹ thuật Cryopreservation trong
Nitơ lỏng (-96
o
C)
- Phân lập, nhân giống và giữ giống một số loại nấm quý có giá trị kinh tế cao
như Vân Chi, Linh Chi, Bào Ngư, Mộc nhĩ, nấm Hương
- Phân lập, giữ giống và tạo đột biến bằng bức xạ với một số vi sinh vật có ích
như vi nấm Trichoderma.
- Nghiên cứu, đồng thời sản xuất các giống cây đột biến, cung cấp cho sản
xuất
Trong thời gian gần đây nhiều công trình nghiên cứu ứng dụng các thành tựu
của công nghệ nuôi cấy mô đã được thực hiện với những thành công bước đầu như: điều
chỉnh hoa nở trong ống nghiệm, nuôi cấy mô thực vật… đã và đang góp phần tạo nên sự đa
dạng cho hệ thực vật ở Đà Lạt nói riêng và cả nước nói chung, nhất là các loài hoa trang trí.
3. Tham quan vườn ươm cây giống rau xanh ứng dụng nuôi cấy mô thực
vật
Ở Đà Lạt có gần 50 cơ sở sản xuất giống rau và hoa, có một nền nông nghiệp
phát triển. Sở dĩ được như vậy là do Đà Lạt được các công ty nước ngoài đến đầu tư, chúng
ta đã học hỏi được kinh nghiệm của họ đồng thời khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển và
Sinh 2A . 2010- 2014 Nguyễn Hữu Lanh
17
Bài thu hoạch thực tập thiên nhiên Nha Trang - Đà Lạt 2012
ứng dụng của nó ngày càng rộng rãi. Hiện nay ở Đà Lạt có hơn 35 phòng nuôi cây mô của tư
nhân, môt con số cao nhất trong cả nước.
Đà Lạt là nơi có điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển nông nghiệp là: có địa
hình cao 1500 m so với mực nước biển, mà cứ lên cao 100 m thì nhiệt độ giảm xuống 1

0
- 2
0
C, theo lý thuyết thì nhiệt độ trung bình ở Đà Lạt thấp hơn ở Huế 15
0
C nhưng thực tế nhiệt
độ trung bình của Đà Lạt là 18,5
0
C, cao nhất không quá 30
0
C, thấp nhất không quá 8
0
C.
Đà Lạt cung cấp rau cho toàn bộ Việt Nam và một phần xuất khẩu sang Mỹ,
Canada, Pháp, Nhật Bản Diện tích trồng rau ở Đà Lạt khoảng 33600 ha, sản xuất rau và
hoa. Có gần 1000 ha nhà kính.
Đầu tư một ha nhà kính là 2-3 tỷ đồng. Giống ở Đà Lạt chủ yếu là giống nhập
ngoại hoặc giống lai, có hơn 50 cơ sở tư nhân sản xuất giống, mỗi cơ sở đều có phòng nuôi
cấy mô, cung cấp cho hầu hết các cơ sở sản xuất trên địa bàn thành phố.
Nơi được tham quan có nhiều giống rau,giống hoa như: xà lách, ớt tây, cải xanh,
cà chua, hoa cúc… tất cả đều là giống ngoại nhập với năng suất cao gấp nhiều lần so với
giống trong nước.
Ngày nay ở Đà Lạt, với công nghệ sản xuất tiên tiến áp dụng khoa học kỹ thuật
vào sản xuất nên trong sản xuất họ có thể điều chỉnh được thời gian thu hoạch bằng cơ chế
quang kỳ. Cho nên ở đây ta co thể tìm thấy hầu hết các loại rau quả hoa mà không cần biết
chính xác thời vụ của chúng.
Thông thường như trước đây, người nông dân sẽ gieo hạt trực tiếp rồi nhổ lên để
trồng ra ruộng, làm như vậy sẽ làm đứt rễ cây con khi nhổ. Điều đó làm cho cây con phát
triển chậm một thời gian do nó cần phục hồi lại bộ rễ đã có. Nếu dùng cây giống được trồng
trong các khung có sẵn thì khi nhổ cây con, rễ cây không bị đứt, vì thế cây sẽ không phải mất

thời gian phục hồi trạng thái ban đầu, cây có đủ điều kiện thuận lợi để phát triển.
Hiện nay, người dân chú ý đến việc dùng phân bón, họ đã biết sử dụng phân bón
hợp lý và đầy đủ cả vi lượng và đa lượng. Đặc biệt, nông dân đã đầu tư vào trồng rau trong
nhà kính. Khi trồng trong nhà kính, sẽ có các lợi điểm sau: Ngăn mưa, sương giá để năng
suất cây trồng ổn định hơn, trồng cây trong nhà kính không phụ thuộc vào thời tiết, hạn chế
được tổn thất do thời tiết gây nên, và quan trọng là cho cây ra hoa theo ý muốn.
Để sản xuất giống bằng phương pháp nuôi cấy mô, người ta tiến hành theo các
bước sau:
- Cắt đọt cây hàng tuần tại trại giống để đem về nuôi cấy mô. Môi trường nuôi
cấy tùy thuộc vào từng loài cây.
- Dùng hóa chất để kích thích quá trình ra chồi, hạn chế ra rễ. Môi trường sử
dụng là MS có bổ sung agar, đường, các nguyên tố đa lượng, vi lượng vừa đủ.
- Cắt chồi đã nuôi thành nhiều đoạn nhỏ rồi dùng hóa chất để kích thích ra rễ,
hạn chế ra chồi bằng dung dịch môi trường có bổ sung IAA 150ppm kích thích ra rễ. Sử
dụng hỗn hợp IAA và metalaccin với nồng độ 5g/1 lít.
- Đem cây con ra trồng trong nhà kính. Tuy nhiên phải lưu ý, ban đầu phải hạn
chế sự thoát hơi nước bằng hệ thống lưới chắn sáng, giá thể giâm phải thông thoáng, thường
sử dụng cát, than trấu hoặc xơ dừa. Cần hạn chế tối đa sự mất nước bằng cách phun nước
thường xuyên. Ngoài ra dùng thêm metalacin để diệt khuẩn, ngăn chặn sự xâm nhập của các
vi sinh vậy gây hại.
- Có thể dùng phân bón hợp lý để cây phát triển tốt hơn.
Sinh 2A . 2010- 2014 Nguyễn Hữu Lanh
18
Bài thu hoạch thực tập thiên nhiên Nha Trang - Đà Lạt 2012
4. Thảm sinh vật Tây Nguyên:
4.1. Động vật rừng:
Động vật Tây Nguyên rất phong phú. Ta có bảng thống kê sau:
Việt Nam Tây Nguyên
Thú 275 102
Chim 828 375

Bò sát, lưỡng thê 342 142
Côn trùng 7200 Chưa xác định
Động vật Tây nguyên chiếm phần lớn, phong phú về thành phần loài cũng như số
lượng các nhóm trong loài.
Kết quả điều tra hệ động vật rừng vườn quốc gia Kon Ka Kinh cho thấy có 428
loài động vật. Trong đó có 223 loài động vật có xương sống ở cạn thuộc 34 bộ và 74 họ khác
nhau, 205 loài động vật không xương sống thuộc 10 họ trong bộ cánh vảy.
4.1.1. Lớp thú (Mammalia): Có 5 loài thú lớn đặc hữu cho vùng Đông Dương và
Việt Nam là Vượn má hung (Hylobates), Voọc vá chân xám (Pygathrix nemaeus), Hổ
(Panthera tigerls), Mang Trường Sơn (Muntiacus truongsonensis) và Mang lớn
(Megamuntiacus vuquangensis)
4.1.1.1. Bộ ăn thịt (Canivora):
Các loài thú thuộc bộ này thường có răng sắc, nhọn, khoẻ để thích nghi với
việc xé thịt, răng cửa nhỏ, răng hàm có gờ dẹp, sắc. Vuốt rất lớn. Gồm các họ điển hình sau:
- Họ mèo (Felidae):
Có phổ sinh thái rộng, phân bố hầu khắp các nơi. Một vài loài nằm trong
sách đỏ thế giới và sách đỏ Việt Nam. Ví dụ như: Mèo gấm (Felis marmorata), Mèo rừng
(Felis bengalensis), Báo hoa mai (Panthera pardus)
- Họ chó (Canidae):
Có 3 loài: + Chó rừng (Calisauteus)
+ Sói lửa phân bồ nhiều ở Tây Nguyên.
+ Lửng chó: một nửa giống chó, một nửa giống chồn.
Đặc điểm của họ chó: chiều dài thân nhỏ hơn hoặc bằng 1/3 chiều dài
thân, không có tuyến xạ.
- Họ cầy (Viverrvdae): Thành phần loài tương đối lớn và phong phú hơn các
họ khác. Chiều dài đuôi lớn hơn hoặc bằng chiều dài thân. Chúng có tuyến xạ rất phát triển
để đánh dấu lãnh thổ, đánh dấu đường đi và tiết ra feromone là chất dẫn dụ sinh dục. Ví dụ:
Cầy hương (Vivericuia india), Cầy vằn bắc (Chrotogale owstoli), Cầy mục (Arcictis
binturong), Cầy giông (Viverra zibetha), Cầy vòi mốc (Pguma larvata)
- Họ Chồn (Meesterlidae): Chiều dài đuôi nhỏ hơn 1/3 chiều dài thân, chiều

dài vuốt trước lớn hơn hoặc bằng 2 lần chiều dài vuốt sau. Chúng thường kiếm ăn ở khe suối,
tuyến xạ cũng rất phát triển. Ví dụ: Chồn vàng (Martes flavigula), Chồn bạc má (Melogale
moschate)
- Họ gấu (Ursidae):
Người ta phân biệt Gấu chó và Gấu ngựa bằng cách xem hình dạng yếm
của gấu, Gấu ngựa (Slelarctos thibetamus) có yếm hình chữ V, Gấu chó (Helarctor
malayanus) có yếm hình chữ U. Hiện nay số lượng gấu đang giảm nghiêm trọng.
Sinh 2A . 2010- 2014 Nguyễn Hữu Lanh
19
Bài thu hoạch thực tập thiên nhiên Nha Trang - Đà Lạt 2012
4.1.1.2. Bộ móng guốc ngón chẵn (Actyotactyla):
- Họ hươu nai (Cervidae):
Đặc điểm nổi bật của các loài trong bộ móng guốc là chúng có bộ sừng
rất đặc trưng. Và dựa vào đặc điểm cấu tạo người ta chia làm ba loại sừng khác nhau:
+ Sừng đặc: như ở hươu, nai, hoẵng
Sừng chỉ có ở con đực, được thay hằng năm, ở con non sừng được
gọi là nhung có giá trị kinh tế cao, sừng không được gắn trực tiếp vào hộp sọ. Các loài trong
nhóm này thường có tuyến lệ phát triển.
Trong nhóm này có loài Mang lớn (Megamentiacus
Vuquangmensis) là một loài thú lớn rất quí hiếm.
+ Sừng rỗng: như ở Sơn dương, trâu, bò, Sừng của chúng được gắn
liền vào hộp sọ, không mọc lại (vĩnh viễn). Có ở con đực và con cái. Tuyến lệ tiêu biến.
+ Sừng sợi: như ở tê giác
Đại diện là Tê giác Java, hiện nay ở Lâm Đồng chỉ còn lại 7 cá thể
(Cát Lộc - Cát Tiên). Chúng đều là những cá thể cái trưởng thành và những con đực còn non.
Tê giác là loài động vật rất nhạy cảm với môi trường sống, mặc khác do chu kì sinh sản của
chúng kkéo dai từ 3-5 năm nên để phục hồi chúng là một việc rất khó khăn.
Tê giác là loài thú rất quý hiếm ở Việt Nam cũng như trên thế giới.
Chúng sinh sản chậm, từ 3-5 năm mới sinh một lứa, mỗi lứa đẻ 1 con, lại bị săn bắt quá mức,
nơi ở của chúng bị huỷ hoại vì vậy tê giác đang có nguy cơ bị tuyệt chủng.

Việt Nam còn không quá 15 con, sống trong các rừng thưa, có đầm
lầy và cây gai thuộc Bù Đăng (sông Bé), Bắc Cát Tiên (Lâm Đồng), và Đắc Min (Đăk Lăk).
4.1.2. Lớp chim (Aves):
Đặc trưng của rừng Đà Lạt là rừng lá kim có hệ đệm, đó là khu vực rất hợp
cho các loài chim sinh sống, và trong các hệ đệm có sự đa dạng cao về thành phần loài và
các nhóm loài không chỉ thực vật mà cả động vật. Đó sẽ là nơi cư trú lí tưởng cho các loài
chim. Chính vì lí do đó mà khu vực này có sô lượng chim lớn và có giá trị cao.
Hiện nay ở Việt Nam có khoảng 828 loài chim thì ở Tây Nguyên chiếm hết
375 loài, một con số vô cùng ấn tượng, nó nói lên sự đa dạng và phong phú ở nơi đây.
Một số bộ trong lớp chim mà ta sẽ gặp trên cao nguyên này:
- Bộ sẻ (Passerifones).
- Bộ gà (Gallifones).
- Bộ trĩ
Cũng ở vùng đệm giữa rừng lá rộng đỉnh núi Langbiang và rừng lá kim chân
núi có các loài chim rất phong phú và đa dạng, đặc hữu cho rừng Đà Lạt, đang nằm trong
danh mục sách đỏ thế giới cần được bảo vệ, đò là loài sẻ thông họng vàng (Milangbian)
thuộc bọ sẻ, và loài chim Mỏ chéo (Loxia curvirostea), chuyên ăn hạt thông non, đó là loài
đơn thực, chúng dùng mỏ để lấy thức ăn.
Ở Lâm Đồng có 12 loại đặc hữu quý hiếm như: gà lôi, trĩ, khướu Yến cằm
trắng (Apusaffinis subfucatus): làm tổ bằng tuyến nước bọt gắn kết các loại rác lại với nhau,
phổ thức ăn và mùa sinh sản của chúng tương đồng với loài Yến ở Nha Trang, có giá trị xuất
khẩu cao.
Một số loài chim có mặt ở phân viện sinh học Đà Lạt:
- Dù dì ( Bubo nipalensis)
- Sả rừng (Coracias benghalensis)
- Vẹt ngục đỏ (Psittacula alexandri)
- Cú lợn (Tytoalba)
- Bìm bịp (Centropus sinensis)
Sinh 2A . 2010- 2014 Nguyễn Hữu Lanh
20

Bài thu hoạch thực tập thiên nhiên Nha Trang - Đà Lạt 2012
- Quạ thông (Garrallus Glandarus leucotis)
- Diệc xám (Adrea cinerea)
- Phượng hoàng đất (Buceros bicornis)
- Phường chèo đỏ
- Khướu đầu xám (Garrulax vassali)
- Cuốc ngực nâu (Porzana fusca)
- Kịch (Gallinula chloropus)
- Sáo sậu (Sturnus nigricollis)
- Diều hâu
- Trĩ sao (Rheinatia occellata)
4.1.3. Lớp côn trùng (Insecta):
Thế giới có trên 1 triệu loài, còn Việt Nam có khoảng 7200 loài bao gồm các
loài có giá trị cao cho con người cũng như động thực vật nhưng bên cạnh đó lại có những
loài gây hại.
Bao gồm các bộ sau:
4.1.3.1. Bộ cánh cứng (Coleoptera):
Có số lượng lớn nhất trong các nhóm côn trùng. Đặc điểm là cơ thể của
chúng được bảo vệ bởi hai đôi cánh rất cứng, tạo ra bộ khung xương ngoài giúp cơ thể có thể
tránh những tác động bất lợi. Đôi cánh của chúng có thể có màu sắc rất đa dạng. Bộ cánh
cứng là bộ có giá trị kinh tế cao.
Một số loài đại diện:
- Con kiến dương năm sừng: có 5 sừng, tìm thấy năm 1958 ở Lâm
Đồng và Lạng Sơn, nở rộ nhiều vào cuối tháng 6 và 7.
- Bọ sừng hươu.
- Gọng kiền
Hầu hết trong vòng đời của chúng đều trải qua sự biến thái hoàn toàn.
Rất khó để xác định vòng đời của chúng.
4.1.3.2. Bộ cánh vảy (Lipidoptera):
Đại diện là loài sâu tơ (Plutella Xylostella): có kích thước khoảng 3-

5mm, co tác hại vô cùng nghiêm trọng cho thực vật mà đặc biệt là các vụ rau quả ở Đà Lạt,
chúng làm giảm từ 20-40 % sản lượng rau quả.
Do kích thước nhỏ bé, vòng đời ngắn từ 28-30 ngày/ 1vòng đời, số lượng
trứng trên một lứa rất lớn vào khoảng 10-40 nghìn trứng, ngoài ra khả năng kháng thuốc của
chúng rất mạnh ví vậy mà hằng năm chúng đã gây ra thiệt hại không nhỏ cho bà con nông
dân trồng rau quả ở đây.
Vòng đời của sâu tơ được chia làm 4 giai đoạn:
- Sâu tuổi 1: Nằm trong bắp lá.
- Sâu tuổi 2: Khoét lá chui ra.
- Sâu tuổi 3: Phá hoại mạnh nhất.
- Sâu tuổi 4: Nhộng hoá bướm.
* Để tiêu diệt loài côn trùng có hại này người ta đã nghiên cứu và sử
dụng rất nhiều biện pháp thế nhưng vẫn chưa có biện pháp nào thật hiệu quả. Hiện nay
phương pháp được bà con nông dân sử dụng tương đối phổ biến là sử dụng thiên địch.
Phương pháp này là ta sử dụng một loài ong nhỏ có kích thước rất nhỏ
từ 1-3mm, có tên là Cotecya Plutella, chúng thuộc họ ong cự. Vì kích thước của chúng nhỏ
hơn nên khi sâu tơ ở giai đoạn trứng thì những con ong này sẽ chui vào và lấy chất dinh
dưỡng của trứng để sinh sống, vô tình giết chết sâu tơ.
Sinh 2A . 2010- 2014 Nguyễn Hữu Lanh
21
Bài thu hoạch thực tập thiên nhiên Nha Trang - Đà Lạt 2012
Tuy nhiên phương pháp này có nhược điểm là những loài ong này rất
nhạy cảm với thuốc bảo vệ thực vật.
Ngày nay người ta còn sử dụng phương pháp chiết tách Feremol có màu
vàng tươi của con đực để bẫy con cái.
4.1.3.3. Bộ cánh phấn:
Có số lượng tương đối nhiều vì nguồn thức ăn dồi dào.
* Một số bộ côn trùng mà ta gặp ở phân viện sinh học Đà Lạt:
- Bướm (Buterfly)
- Họ xén tóc (Ceranbycidae)

- Bộ cánh thẳng (Orthoptera)
- Bộ cánh giống (Homoptera)
- Bộ bọ ngựa (Mantoidae)
- Bộ chuồn chuồn (Odonata)
- Bộ cánh nữa (Heteroptera)
4.2. Hệ thực vật:
4.2.1. Thực vật rừng:
Thực vật rừng Tây Nguyên khá đa dạng và phong phú với nhiều loài thực vật quý
hiếm. Do vừa nằm trên nền khí hậu nhiệt đới gió mùa lại ở nơi có địa hình núi cao nên thực
vật ở đây là sự kết hợp giữa hai nhóm thực vật lá rộng và thực vật lá kim. Ta có thể nhận
thấy sự biến đổi của sự phân bố thực vật rừng từ thấp lên cao ở đây.
Thực vật đặc hữu cho vùng đó là các loài thông (pinus), gồm thông hai lá (Pinus
merkusii), thông ba lá (Pinus langbianensis), thông hai lá dẹt (Pinus krempfii) thông năm lá
(Pinus dalatensis), thông đỏ (Taxus wallichiana Zucc.) …
* Thông 2 lá (Pinus merkusii) do Jungh và De Vries phát hiện ở Sumatra,
Indonesia vào cuối thế kỷ XIX. Merkus là tên của viên toàn quyền người Hà Lan. Thông 2 lá
còn gọi là thông nhựa, được xếp vào loài thông có sản lượng nhựa cao nhất thế giới. Cây cao
khoảng 30m, đường kính có thể đạt 1,5 - 1,6m, đôi khi tới 2m. Vỏ thân có vết nứt sâu và xù
xì hơn thông 3 lá. Lá dài hơn lá thông 3 lá và màu xanh lợt hơn. 2 lá mọc chung trong 1 bẹ.
Trái và hột lớn hơn thông 3 lá.
* Thông 3 lá đã được AugusChevalier đặt tên là Pinus langbianensis nhưng về
sau được xem thuộc loại Pinuskhassya Doyle. Thông 3 lá mọc ở dộ cao từ 1.000 đến 2.300m.
Tuy nhiên, người ta ghi nhận sự hiện diện của loài thông này ở độ cao thấp hơn 1.000m. Về
mặt phân bố tự nhiên, thông 3 lá có diện tích lớn nhất trong tất cả các loài thông ở nước ta.
Thông 3 lá mọc nhiều ở Hà Giang, Sơn La, Gia Lai, Kom Tum nhiều nhất là ở cao nguyên
Langbiang. Cây cao 20-35 m, nhưng đường kính thân cây ít khi vượt quá 70 cm. Các cây
thông 3 lá có đường kính trên 50 cm rất hiếm, chỉ chiếm khoảng 2% quần cư, trong khi cây
có đường kính từ 10 đến 50cm chiếm tỷ lệ 89%. Lá nhỏ, đều như cây kim, màu xanh thẫm,
chỉ có gân nhỏ, 3 lá kim mọc cụm trong một bẹ. Trái hình chóp nón dài 5-10 cm, rộng 4-
5cm. Trái tự khai phát tán những hạt trần nhỏ màu nâu nhạt có cánh nhỏ gió có thể bay đi xa.

Rễ ở lớp đất mặt hút nước trong khi rễ cọc bơm từ dưới lớp đất săn khi lớp đất mặt bị khô
hạn.hơn nữa, lá kim có diện tích hẹp phủ một lớp cutin vì vậy giảm sự thoát hơi nước
giúpcây thông thích nghi với đất đai và khí hậu tương đối khô.
* Thông 2 lá dẹt (còn gọi là Sré) ban đầu mang tên khoa học Pinus krempfii,
M. Krempf là một nhà thực vật học người Đức đã thu mẫu vật thông 2 lá dẹt ở thượng nguồn
Sông Mao (1.350m). Về sau, A. Chevalier lấy tên Ducamp - người tổ chức Cục Lâm nghiệp
ở Đông Dương - đặt cho loài thông này tên mới: Ducampopinus krempfii (Lec.) A. Chev.
Đây là loài thông cổ quý hiếm. Thông 2 lá dẹt cao khoảng 30 m, đường kính có thể đạt 1,5 -
1,6m, đôi khi tới 2m. Lá dẹt hình lưỡi kiếm. Thông 2 lá dẹt thường gặp ở độ cao 1000 m, ở
Sinh 2A . 2010- 2014 Nguyễn Hữu Lanh
22
Bài thu hoạch thực tập thiên nhiên Nha Trang - Đà Lạt 2012
vùng núi Bidoup (nằm trong khu bảo tồn thượng Đa Nhim), ta cũng gặp thông 2 lá dẹt mọc
rải rác ở độ cao 1600 m trở lên. Đây là loài đặc hữu của Việt Nam.
* Thông 5 lá (Pinus dalatensis) được bà Y. de Ferré - Giám đốc Viện Khảo
cứu Lâm học Toulouse ở Pháp chuyên về họ Thông - đặt tên và mô tả năm 1960. Thông 5 lá
thuộc nhóm Pinus excelsa trong dãy Hymalaya. Thông 5 lá (thực ra số lá không nhất định
vào khoảng 4 - 5 lá) mọc ở Trại Mát (cách Đà Lạt 8 km trên độ cao 1.500m), núi Yang Sin
(2.410m).
* Nơi đây, có một loài cây hiện đang nhận được rất nhiều sự chú ý của các nhà
sinh học cũng như y học đó là cây Thông đỏ (Taxus wallichiana Zucc.) thuộc họ Thông đỏ
(Taxaceae). Đây là loài dược liệu quý hiếm, lá của nó có tác dụng chữa bệnh hen suyễn, nấc,
viêm phế quản và chữa các bệnh tiêu hóa thông thường, cành và vỏ chữa giun sán, thân non
chữa bệnh đau đầu. Đặc biệt, trong nó có chứa chất taxol có tác dụng chữa bệnh ung thư
buồng trứng, ung thư vú, đầu cổ và có triển vọng xử lý hắc tố Melamonas của bệnh ung thư
da. Tuy nhiên đây cũng là chất cực độc có thể gây tử vong cho bệnh nhân. Do đó, đã có
không ít người chết vì sử dụng bừa bãi loài cây này làm thuốc. Cũng vì hiệu quả trong điều
trị bệnh ung thư mà dẫn đến việc cây Thông đỏ bị tàn phá trầm trọng. Số lượng Thông đỏ
hiện nay chỉ còn khoảng 400 cây.
Bên cạnh đó có một số loài khác như: Bách xanh, Pơmu, Phong thích, các cây

họ dẻ… cúng rất đa dạng và phong phú.
4.2.2. Những loài hoa phổ biến ở Đà Lạt.
Bên cạnh những loài đặc hữu thì không thể không kể đến những loài thực vật
đa dạng của vùng núi rừng này như: các loài Lan, cúc, cẩm chướng…
Đặc biệt sự phân bố phong phú và đa dạng là họ Lan (Orchidaceae). Họ Lan
thuộc lớp Một lá mầm (Liliopsida), gồm có 1 bộ, 1 họ và 157 chi. Trong đó phân bố ở Thái
Lan hơn 1.000 loài và Việt Nam có đến 897 loài.
Có những loài Lan đặc hữu chỉ có ở Việt Nam như Lan hài (Paphiopedilum).
Trên thế giới có khoảng 75 loại Lan hài thì Việt Nam đã có đến 22 loài. Có 2 loài nổi tiếng
đó là Hài hồng (P. delenatii) phân bố từ Khánh Hòa đến Đà Lạt và Hài đỏ (P. vietnamense)
phân bố từ Thái Nguyên đến Tuyên Quang. Hiện nay loài Hài đỏ đã tuyệt chủng ngoài tự
nhiên, người ta chủ còn nhìn thấy giống Hài này tại các vườn sưu tập Lan. Ở thành phố Hồ
Chí Minh, các nhà làm vườn đã cho lai tạo giống Hài đỏ và Hài hồng để tạo ra giống hoa
mới có tên khoa học là P. hochiminh để đem bán với giá 100$/cây. Lan hài đã được xếp vào
danh mục hàng hóa không được phép xuất khẩu, tuy nhiên vẫn có hiện tượng xuất lậu loài
Lan quý hiếm này ra nước ngoài.
Ngoài ra, còn có các loài Lan nhập nội như Dendrrobium gồm 105 loại khác
nhau, Địa lan (Cymbidium) với 15 – 20 loại, Ceologyre với khoảng 30 loại. Những loài lan
nhập nội thường không có hương thơm. Các loài Lan tự nhiên có hương thơm, có cánh môi
với nhiều màu sắc phong phú để thu hút sâu bọ, côn trùng đến thụ phấn cho chúng. Lan sống
theo phương thức khí sinh nên ở một số loài có củ hành giả để dự trữ nước và chất dinh
dưỡng. Những loài không có hành giả thì rễ khí sinh phát triển mạnh, đầu rễ có màu xanh,
dài từ 1 – 2 cm.
Ở Đà Lạt cũng nổi tiếng với việc trồng các loại cúc quanh năm. Cúc có Tên khoa học
Chrysanthemum sp. (họ Asteraceae), có nguồn gốc từ Trung quốc và các nước Châu Âu.
Hoa cúc được trồng làm cảnh tại Đà Lạt từ lâu nhưng thực sự trở thành sản phẩm kinh tế từ
năm 1995. Cho đến nay có khoảng trên 70 giống hoa cúc được trồng với mục đích cắt cành
tại Đà Lạt. Giống hoa cúc hiện nay chủ yếu xuất phát từ Hà Lan và du nhập vào Đà lạt với
nhiều hình thức khác nhau. Hiện nay không thể xác định tên thương phẩm của từng chủng
loại cúc được trồng. Các giống cúc trồng tại Đà Lạt có thể chia theo các nhóm sau:

Sinh 2A . 2010- 2014 Nguyễn Hữu Lanh
23
Bài thu hoạch thực tập thiên nhiên Nha Trang - Đà Lạt 2012
- Nhóm đại đoá:
+ Hoa đơn: Màu vàng, trắng, đỏ, tím đỏ. Hoa lớn 6-7cm, cánh kép.
+ Hoa chùm: Màu cam, vàng nghệ, vàng chanh, trắng Hoa 4-5 cm, cánh
kép.
- Nhóm hoa nhỏ:
+ Cúc Tổ ong: Màu trắng, vàng, vàng nghệ, xanh két, đỏ đậm, tím Nhụy
dạng tổ ong, nhiều hoa. Hoa 2-2,5cm
+ Cúc Vạn thọ: Màu trắng, vàng, cam, đỏ. Cánh kép phân bố kiểu hoa vạn
thọ. Hoa 3-5cm
+ Cúc Pingpong: Màu trắng, vàng. Cánh kép. Hoa toả đều 3-5cm
+ Cúc Cánh mai Màu tím, hồng, đỏ, vàng nhạt, vàng đậm, vàng cháy,
trắng, cam, cam đậm, nâu nhạt Hoa 1-2 lớp cánh. Nhụy dạng hoa marguerite. Hoa 2,5-3cm
+ Cúc Cánh qùy: Màu tím, vàng. Hoa 1 lớp cánh mỏng. Hoa 4-5cm
+ Cúc Tiger: Màu vàng-đỏ, Tím-trắng. Hoa 1lớp cánh, dạng muỗng. Hoa
2-2,5 cm
- Nhóm cúc tia:
+ Tia có muỗng:, Trắng, vàng nghệ, Xanh két Cánh kép. Hoa 4-5 cm
+ Tia không muỗng: Màu trắng, vàng tuơi, đỏ, xanh Cánh kép dạng ống
thẳng. Hoa 4-5cm.
- Các loài hoa khác như: cẩm tú cầu, cẩm nhung, cúc bách nhật, đõ quyên,
mimosa… cũng mang những tính chất đặc trưng cho vùng và có giá trị cao trong trang trí,
làm cảnh….
- Thực vật rừng còn là nguồn nguyên liệu phong phú cho ngành công
nghiệp chế biến gỗ. Hằng năm Tây Nguyên cung cấp hết 40% sản lượng gỗ tiêu thụ trong cả
nước. Trong đó có nhiều loại gỗ quý như Giáng Hương, Sa mu…
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
I. Kết luận:

Qua đợt đi thực tế thiên nhiên Nha Trang, Đà Lạt từ ngày 20/06/1012 đến 27/06/2009 đã
để lại cho em ấn tượng sâu sắc, thiên nhiên đất nước thật là đa dạng , phong phú và đặc hữu.
Em thấy:
Đất nước chúng ta có hình chữ S, địa hình, khí hậu đặc trưng cho mỗi miền, vì vậy thế
giới tự nhiên của mỗi miền cũng hoàn toàn khác nhau:
1. Nha Trang thành phố biển, là nơi có địa hình, khí hậu đặc biệt phù hợp để xây dựng
và bảo tồn các sinh vật biển. Đồng thời có sự tác động của khoa học kĩ thuật làm cho chúng
duy trì, phát triển và ứng dụng chúng vào sự phát triển kinh tế.
2. Đà Lạt có nhiệt độ trung bình từ 8-25
0
C, một ngày có bốn màu xuân, hạ, thu, đông,
địa hình thì đồi núi, thung lũng xen lẫn nhau tạo nên nét đặc trưng riêng cho Đà Lạt.
3. Thực vật ở Tây Nguyên nói chung và ở Đà Lạt nói riêng rất đa dạng phong phú, nhiều
loài có giá trị khoa học và giá trị kinh tế cao như cây nhân sâm Việt Nam, lan hài Việt
Sinh 2A . 2010- 2014 Nguyễn Hữu Lanh
24
Bài thu hoạch thực tập thiên nhiên Nha Trang - Đà Lạt 2012
Nam Đặc biệt năm 2004 các nhà khoa học đã phát hiện ra cây thông đỏ có giá trị khoa học
cao.
4. Lâm Đồng là nơi bảo tồn tính đa dạng phong phú của động vật Tây Nguyên nói riêng
và cả nước nói chung.
5. Đà Lạt có một nền nông nghiệp phát triển nhất đất nước, nó đã cung cấp hấu hết rau
và hoa cho cả nước và phuc vụ xuất khẩu sang một số nước như Canada, Pháp, Mĩ, Nhật ….
6. Đà Lạt đã ứng dụng thành công nuôi cấy mô thực vật, tạo ra nhiều giống rau và hoa
có năng suất cao cung cấp cho bà con nông dân.
7. Việc nghiên cứu, ứng dụng công nghệ hạt nhân nguyên tử ở Đà Lạt đã được tiến hành
và đã đạt được nhiều kết quả.
8. Phân viện sinh học nhiệt đới Đà Lạt là nơi nghiên cứu lưu giữ, bảo tồn những mẫu
sinh vật quý hiếm.
9. Có sự khác biệt về thành phần loài trong hệ sinh thái rừng và hệ sinh thái biển.

II. Kết luận sư phạm:
Học phần thực tế thiên nhiên là một môn học quan trọng đối với sinh viên nói chung và
sinh viên ngành sư phạm sinh học nói riêng. Vì vậy cần phải duy trì học phần này trong
chương trình giáo dục đại học.
1. Ban lãnh đạo trường ĐHSP Huế và khoa Sinh học nên tạo điều kiện cho sinh viên
tham gia những đợt thực tế thiên nhiên để giúp cho sinh viên có những hiểu biết ban đầu về
thực tế sản xuất và tiếp xúc với những công nghệ hiên đại.
2. Ở Đà Lạt đã ứng dụng thành công nuôi cấy mô thực vật để tạo giống, cần được nhân
rộng ra hơn nữa.
3. Cần phải đầu tư hơn nửa trong việc đào tạo đội ngũ cán bộ kĩ thuật có khả năng
nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ trong nông ngiệp.
4. Cần phải hạn chế hơn nữa việc sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón hoá học trong nông
nghiệp.
5. Phải tăng cường bảo vệ môi trường, tạo điều kiện cho “sự phát triển bền vững”.
6. Công tác bảo tồn sự đa dạng và phong phú của sinh vật phải được phát huy cao độ.
Thực hiện nhân giống đối với một số loài đang bị đe dọa tuyệt chủng.
7. Cần tăng cường hơn nửa công tác bảo vệ rừng, ngăn chặn mọi hành động cố ý phá
hoại rừng, làm ô nhiễm môi trường sống của sinh vật.
8. Thông qua những buổi học tập tại các viên nghiên cứu như: Viện Sinh Học Hạt Nhân,
Viện Sinh học Nhiệt đới đặc biệt là những buổi học tập tại Viên Hải Dương học trực tiếp nhìn
xem các hệ động – thực vật biển hay là những buổi tham quan các vườn hoa, vườn ươm cây
giống cũng như việc tham quan khu du lịch sinh thái Suối Vàng càng giúp em cũng cố thêm
những kiến thức của mình và có những hiểu biết thực tế, để từ đó càng có cơ hội tích lũy thêm
nguồn tri thức cho mình phục vụ cho việc giảng dạy về sau.
Sinh 2A . 2010- 2014 Nguyễn Hữu Lanh
25

×