Tải bản đầy đủ (.pdf) (187 trang)

Giáo dục quyền con người cho sinh viên các trường không chuyên luật Ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.6 MB, 187 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYỄN THU HẰNG

GIÁO DỤC QUYỀN CON NGƯỜI CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG KHÔNG CHUYÊN LUẬT

Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2024

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYỄN THU HẰNG

GIÁO DỤC QUYỀN CON NGƯỜI CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG KHÔNG CHUYÊN LUẬT

Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Chuyên ngành : Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật Mã số : 9 38 01 06

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Hoàng Thị Kim Quế

HÀ NỘI - 2024

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

<small>TÁC GIẢ LUẬN ÁN</small>

Nguyễn Thu Hằng

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

MỤC LỤC

Trang

1.1. Các cơng trình nghiên cứu về quyền con người 11 1.2. Các cơng trình nghiên cứu về giáo dục quyền con người 17 2. Những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu 24 3. Giả thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 26

Chương 1: <small>NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC QUYỀN CON NGƯỜI CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI </small>

<small>HỌC KHÔNG CHUYÊN LUẬT Ở VIỆT NAM </small> 27

1.2. Khái niệm, đặc điểm giáo dục quyền con người cho sinh

viên các trường đại học không chuyên luật ở Việt Nam 31 1.2.1. Khái niệm giáo dục quyền con người cho sinh viên 31 1.2.2. Đặc điểm giáo dục quyền con người cho sinh viên các trường

1.3. Sự cần thiết phải giáo dục quyền con người cho sinh viên các

trường đại học không chuyên luật ở Việt Nam 35 1.4. Các thành tố giáo dục quyền con người cho sinh viên tại các

1.4.2. Nguyên tắc giáo dục quyền con người cho sinh viên các

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

1.4.3. Chủ thể giáo dục quyền con người 49 1.4.4 Đối tượng của giáo dục quyền con người cho sinh viên 51

1.4.6. Hình thức và phương pháp giáo dục quyền con người 54

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới giáo dục quyền con người cho

1.5.1. Kế hoạch hành động quốc gia về quyền con người 59 1.5.2. Các giá trị lịch sử và tư tưởng văn hóa phương Đơng 61

Chương 2: <small>THỰC TRẠNG GIÁO DỤC QUYỀN CON NGƯỜI CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHÔNG </small>

<small>CHUYÊN LUẬT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY </small> 70 2.1. Thực trạng nhận thức về giáo dục quyền con người 70

2.1.2. Thực trạng nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục 73

2.2. Thực trạng về chủ thể làm công tác giáo dục quyền con

người trong các trường đại học không chuyên luật 80 2.3. Thực trạng về hình thức và phương pháp giáo dục quyền

con người trong các trường đại học không chuyên luật 88 2.4. Thực trạng về nội dung giáo dục quyền con người trong

trong các trường đại học không chuyên luật 99 2.5. Thực trạng về giáo trình, học liệu và phương tiện giáo dục

quyền con người khác cho sinh viên các trường đại học

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

Chương 3: <small>QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM GIÁO DỤC QUYỀN CON NGƯỜI CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHÔNG CHUYÊN LUẬT Ở VIỆT NAM </small>

3.1. Quan điểm giáo dục quyền con người cho sinh viên các

trường đại học không chuyên luật ở Việt Nam 114 3.1.1. Giáo dục quyền con người nhằm trang bị sinh viên hiểu biết

3.1.2. Bám sát mục tiêu, định hướng đổi mới căn bản toàn diện

3.1.3. Bảo đảm tính tư tưởng, khoa học, liên thông, phù hợp và

thực tiễn của việc đưa nội dung quyền con người 117 3.1.4. Giáo dục quyền con người là một bộ phận của công tác giáo

dục chính trị, tư tưởng, là nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống

3.2. Các giải pháp bảo đảm giáo dục quyền con người trong các

trường đại học không chuyên luật ở Việt Nam 122 3.2.1. Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng giáo dục con người cho

đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giảng viên và và sinh viên 122 3.2.2. Chuẩn hóa đội ngũ giảng viên giảng dạy về quyền con người 127 3.2.3. Đổi mới chương trình, giáo trình, tài liệu tham khảo và

3.2.4. Đẩy mạnh nghiên cứu về quyền con người 137 3.2.5. Tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục quyền con người 139 3.2.6. Thiết lập và sử dụng có hiệu quả cơ chế tài chính cho hoạt

<small>DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG </small>

<small>PHỤ LỤC </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Số hiệu

2.1 Mức độ hiểu biết của giảng viên về chính sách pháp luật

2.2 Mức độ hiểu biết về một số quyền con người của sinh viên 76 2.3 Khả năng nhận biết hành vi xâm phạm quyền con người

2.4 Hiểu biết về chủ trương của Đảng về quyền con người

2.5 Tầm quan trọng của giáo dục quyền con người 79

2.7 Mức độ hiểu biết về Đề án giáo dục quyền con người

2.8 Mức độ hiểu biết về Đề án giáo dục quyền con người

2.9 Các hình thức giáo dục quyền con người trong các

2.10 Số lượng đầu sách, báo, tài liệu, bài nghiên cứu về quyền

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Quyền con người là sự kết tinh của những giá trị văn hóa của tất cả các dân tộc trên thế giới, là mối quan tâm đặc biệt và là mục tiêu hành động hàng đầu của Liên hợp quốc. Tơn trọng quyền con người, có cơ chế bảo đảm quyền con người chính là cơ sở vững chắc cho sự phát triển bền vững của xã hội, của đất nước. Đồng thời chỉ khi có sự hiểu biết về quyền con người sẽ mang lại cho con người tự do và hạnh phúc. Khi có sự hiểu biết về quyền con người thì mỗi người mới có khả năng tự thực hiện và bảo vệ những quyền của mình đồng thời có đủ hiểu biết để tơn trọng quyền của người khác. Trong bối cảnh Việt Nam xây dựng nhà nước pháp quyền, quyền con người có một vị trí đặc biệt quan trọng, tạo ra sự khác biệt về bản chất của nhà nước pháp quyền. Quyền con người là thiết chế quan trọng nhất trong nhà nước pháp quyền. Mặt khác, thực tế hiện nay ở Việt Nam vẫn cịn có những phần tử phản động xuyên tạc, phản động cho rằng Việt Nam vi phạm nhân quyền thì việc giáo dục quyền con người càng có tầm quan trọng đặc biệt.

Có thể khẳng định, tri thức về quyền con người có ý nghĩa quan trọng cho sự phát triển và tiến bộ của xã hội cũng như là tiền đề cho sự phát triển đầy đủ về nhân cách và năng lực của mỗi cá nhân. Xét ở phạm vi rộng hơn, tri thức về quyền con người là tiền đề cho hịa bình và thịnh vượng của toàn nhân loại. Jose Ayala Lasso<sup>1</sup>, Cao ủy đầu tiên về quyền con người của Liên hợp quốc nhấn mạnh: “Việc xây dựng một nền văn hóa nhân quyền trên thế giới là một trong những đóng góp quan trọng nhất cho các thế hệ tương lai... Một nền văn hóa như vậy sẽ khiến quyền con người trở nên quan trọng trong đời sống của các cá nhân giống như là ngôn ngữ, tập quán, nghệ thuật, tín <small> </small>

<small>1. High commissioner for human rights tells commission human rights more than ever central to UN agenda (1996), truy cập ngày 28/02/2023. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

ngưỡng. Trong nền văn hóa này, các quyền con người khơng chỉ được nhìn như là công việc của người nào khác, mà chính là nghĩa vụ và trách nhiệm của tất cả mọi người”.

Ngày 5/9/2017 Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân” tại Quyết định 1309/QĐ-TTg. Đề án chỉ rõ: “Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quyền con người nhằm tạo sự chuyển biến trong nhận thức của người học, của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục về tầm quan trọng, ý thức tự bảo vệ các quyền của bản thân, tôn trọng nhân phẩm, các quyền và tự do của người khác; ý thức về trách nhiệm, nghĩa vụ của công dân đối với nhà nước và xã hội, góp phần phát triển tồn diện con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển bền vững của đất nước”<sup>2</sup>.

Ngày 09/11/2022 Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII ban hành Nghị quyết số 27-NQ/TW về tiếp tục xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới. Nghị quyết cũng đã đưa ra 10 nhiệm vụ, trong đó có nhiệm vụ thứ hai: “Bảo đảm quyền làm chủ của Nhân dân, thượng tôn Hiến pháp và pháp luật, tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ quyền con người, quyền công dân”. Để thực hiện nhiệm vụ này Nghị quyết cũng chỉ rõ: “Tiếp tục thể chế hóa, cụ thể hóa kịp thời, đầy đủ quan điểm, chủ trương của Ðảng và quy định của Hiến pháp về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của cơng dân; nội luật hóa các điều ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã tham gia; xác định rõ trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong việc tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân”<sup>3</sup>. Đây được coi là một trong những nội dung quan trọng để xây dựng nhà nước pháp quyền. Giáo dục pháp luật nói chung, giáo <small> </small>

<small>2. Chính phủ (2017), Quyết định số 1309/QĐ-TTg ngày 5/9/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân, Hà Nội. 3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2022), Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng, hồn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới, Hà Nội. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

dục quyền con người nói riêng ngày càng thể hiện rõ tính cấp thiết, thời sự và có vai trị ngày càng quan trọng trong q trình xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền. Hoạt động này vừa góp phần tạo ra tiền đề, điều kiện để xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền, vừa giúp cho bản chất, đặc trưng của nhà nước pháp quyền được thể hiện trong thực tế.

Việc Việt Nam trở thành thành viên của Liên hợp quốc và của các Công ước quốc tế về quyền con người đặt ra nghĩa vụ cho Việt Nam trong việc thực hiện các cam kết quốc tế trên lĩnh vực này, trong đó có nghĩa vụ về giáo dục, phổ biến quyền con người. Để thực hiện cam kết này, trên thực tế, các quyền con người đã được giảng dạy thông qua nhiều môn học, ở nhiều cấp học tại Việt Nam, đặc biệt kể từ khi đổi mới (1986) đến nay. Giáo dục quyền con người với tư cách là một bộ phận của giáo dục pháp luật hiện nay đang được các trường quan tâm, đặc biệt đặt trong bối cảnh đổi mới căn bản toàn diện giáo dục. Nghị quyết 29/NQ-TW khẳng định: “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục - đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học”. Ngày 26/12/2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT Ban hành Chương trình giáo dục phổ thơng, bao gồm Chương trình tổng thể và Chương trình các mơn học và các hoạt động giáo dục của 3 cấp học: Tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông. Ở bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông đã đưa vào một môn học mới đó là mơn học Giáo dục pháp luật và kinh tế. Ở bậc phổ thông học sinh đã được tìm hiểu những vấn đề cơ bản về quyền và nghĩa vụ của cơng dân, trong chương trình giáo dục ở bậc học này học sinh được tìm hiểu về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình, quyền lao động của

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

cơng dân, quyền bình đẳng, quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế, quyền và nghĩa vụ của cơng dân về văn hóa xã hội. Trong chương trình phổ thơng chỉ đề cập tới quyền công dân mà chưa đề cập đến quyền con người, do vậy những nội dung này cần được thực hiện ở bậc cao hơn đó là bậc đại học. Sinh viên các trường đại học không chuyên luật là lực lượng trí thức trẻ trong tương lai, sẽ hoạt động trong nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội; nếu được giáo dục quyền con người, lực lượng này sẽ có đủ khả năng nhận thức về quyền con người, có thể tơn trọng và bảo vệ quyền con người của bản thân và người khác. Đây là cơ sở để mỗi công dân hiểu, biết, tự bảo vệ quyền của mình và tơn trọng quyền của người khác và đây cũng là tri thức xã hội quan trọng mà mọi người cần biết. Hơn nữa, hiện nay một bộ phận giảng viên, sinh viên còn chịu tác động của các quan điểm sai trái về quyền con người, quyền con người của sinh viên còn bị vi phạm. Mặt khác, thực hiện giáo dục quyền con người là yêu cầu của hội nhập quốc tế.

Trong giai đoạn hiện nay, tồn cầu hóa đã diễn ra sâu rộng trên khắp các lĩnh vực từ kinh tế, chính trị đến giáo dục - đào tạo thì giáo dục quyền con người để sinh viên tự ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ của mình, định hướng phấn đấu trong học tập, nghiên cứu và nghề nghiệp tương lai có ý nghĩa vơ cùng quan trọng.

Quyền con người có tầm quan trọng như vậy song việc giáo dục quyền con người cho sinh viên các trường đại học không chuyên luật thì cần phải xác định được những ưu điểm, hạn chế của hoạt động này trong thời gian qua để tìm ra giải pháp bảo đảm thực hiện tốt hơn mục đích giáo dục quyền con người trong thời gian tới là điều cần thiết. Vì vậy, tác giả chọn đề tài “Giáo dục quyền con người cho sinh viên các trường không chuyên luật ở Việt Nam hiện nay” (được hiểu là sinh viên các trường đại học không chuyên luật) để nghiên cứu cho luận án tiến sĩ là có tính lý luận và thực tiễn.

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu

Việc nghiên cứu đề tài này nhằm bảo đảm thực hiện tốt hơn mục đích giáo dục quyền con người trong các trường đại học không chuyên luật ở Việt Nam hiện nay (nghiên cứu một số trường đại học đại diện cho ngành nghề đào tạo sư phạm và đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục, khối ngành kĩ thuật, khối ngành y dược, khối ngành kinh tế và ngành khác...), làm kinh nghiệm tham khảo cho hoạt động giáo dục quyền con người, qua đó góp phần nâng cao chất lượng phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung góp phần hình thành văn hóa nhân quyền trong các nhà trường.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài gồm: - Làm sáng tỏ cơ sở lý luận về giáo dục quyền con người cho sinh viên các trường đại học không chuyên luật: Khái niệm, hình thức, phương pháp, nội dung, chủ thể và đối tượng của giáo dục quyền con người, vai trò của giáo dục quyền con người, các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục quyền con người cho sinh viên, các yếu tố bảo đảm giáo dục quyền con người cho sinh viên các trường không chuyên luật.

- Đánh giá được thực trạng của giáo dục quyền con người cho sinh viên các trường đại học không chuyên luật đồng thời chỉ ra được những ưu điểm, hạn chế của hoạt động này.

- Đề xuất giải pháp là đảm bảo tốt hơn mục đích của giáo dục quyền con người cho sinh viên các trường đại học không chuyên luật và kinh nghiệm có thể tham khảo cho việc giáo dục quyền con người cho các đối tượng khác.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu cụ thể là lý luận, cơ sở pháp lý, thực trạng và giải pháp đảm bảo thực hiện mục đích giáo dục quyền con người cho sinh

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

viên hệ chính quy trong các trường đại học không chuyên luật ở Việt Nam hiện nay.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Luận án tập trung nghiên cứu các hoạt động giáo dục quyền con người tại một số trường đại học không chuyên luật ở Việt Nam (lấy mẫu một số trường đại học đại diện cho ngành nghề đào tạo sư phạm và đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục, khối ngành kĩ thuật, khối ngành y dược, khối ngành kinh tế và ngành khác như: ngành ngôn ngữ, nông nghiệp, lâm nghiệp,...).

- Về thời gian: Luận án được thực hiện nghiên cứu từ năm 2017 đến năm 2024.

4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận

Luận án vận dụng các phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của triết học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục nói chung, giáo dục pháp luật, về giáo dục quyền con người nói riêng. Đồng thời kế thừa tư tưởng nhân quyền, các quan điểm về tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế về phát triển bền vững, quan điểm đổi mới và cải cách giáo dục được khẳng định trong Nghị quyết 29/NQ-TW.

4.2. Các phương pháp nghiên cứu đề tài

Để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu đã đặt ra nhằm đạt được mục đích nghiên cứu, luận án sử dụng các phương pháp cụ thể sau đây:

- Phương pháp phân tích: Phương pháp phân tích được áp dụng trong luận giải, đánh giá những vấn đề lý luận cần nghiên cứu: Khái niệm, đặc điểm, nội dung, hình thức, chủ thể, phương pháp, mục tiêu, các yếu tố ảnh hưởng và nhân tố của giáo dục quyền con người cho sinh viên các trường đại học không chuyên luật ở Việt Nam.

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

- Phương pháp tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng để tìm kiếm, tập hợp lại toàn bộ các tài liệu có liên quan đến đối tượng nghiên cứu nhằm phục vụ cho việc giải quyết các nhiệm vụ của luận án, đồng thời khái quát nội dung nghiên cứu để đảm bảo đưa ra kết luận. Tổng hợp là quá trình ngược lại của hoạt động phân tích, là bước kế tiếp của phương pháp phân tích. Kết quả xâu chuỗi từ các nội dung được phân tích đem lại bức tranh tổng thể về vấn đề được nghiên cứu về giáo dục quyền con người cho sinh viên các trường đại học không chuyên luật ở Việt Nam.

- Phương pháp diễn giải tìm ra các biểu hiện trong sự vận động của giáo dục quyền con người từ bản chất, nguyên lý, lý thuyết được tham khảo trong nội dung của luận án. Phương pháp này giúp củng cố tính logic và thuyết phục trong nghiên cứu lý thuyết, để rút ra các kết luận được khẳng định trong luận án.

- Phương pháp lịch sử được áp dụng để tìm hiểu lịch sử hình thành và phát triển của giáo dục quyền con người của nhân quyền quốc tế và giáo dục quyền con người ở nước ta. Nghiên cứu sinh vận dụng trong xem xét các khía cạnh cụ thể của quyền con người và giáo dục quyền con người, các sự kiện diễn ra từ nửa sau của thế kỷ XX. Nội dung nghiên cứu cũng được đặt trong bối cảnh cụ thể của Việt Nam là một quốc gia Á Đơng, có truyền thống lịch sử đặc trưng riêng biệt, nhằm chỉ ra điểm đặc trưng, khác biệt của những nhân tố trong giáo dục quyền con người ở Việt Nam.

- Phương pháp so sánh: Phương pháp này được sử dụng nhằm so sánh đối chiếu hoạt động giáo dục quyền con người cho các đối tượng khác, các bậc học khác, các cơ sở giáo dục đại học khác nhau, từ đó rút ra đánh giá và kết luận.

- Các phương pháp điều tra xã hội học: Nghiên cứu sinh sử dụng phiếu hỏi để thu thập những thông tin cần thiết từ phía sinh viên, giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục về các nội dung liên quan đến giáo dục quyền

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

con người. Nghiên cứu sinh xây dựng phiếu hỏi bằng cách chọn các phiếu hỏi phù hợp với mục tiêu nghiên cứu và dữ liệu mong muốn thu nhập. Trên cơ sở đó nghiên cứu sinh gửi mẫu phiếu đến nhóm đối tượng cần nghiên cứu qua hai hình thức: Gửi trực tiếp và gửi qua google.forms lấy mẫu các trường thuộc khu vực Bắc, Trung, Nam, lấy mẫu cả trường đại học công lập và ngồi cơng lập và lấy mẫu trên sinh viên các chuyên ngành khác nhau nhưng không phải là đào tạo cử nhân luật. Sau khi thu được mẫu phiếu, nghiên cứu sinh tiến hành xử lý số liệu, phân tích, tổng hợp kết quả nghiên cứu để từ đó phân tích, tổng hợp đánh giá các tài liệu phục vụ cho việc giải quyết các nhiệm vụ của luận án.

5. Những đóng góp mới của luận án

Là cơng trình nghiên cứu chun sâu về giáo dục quyền con người cho sinh viên các trường khơng chun luật ở Việt Nam, luận án đóng góp cho khoa học pháp lý một số vấn đề mới sau đây:

Thứ nhất, luận án đóng góp những nghiên cứu lý luận về giáo dục quyền con người ở một số khía cạnh: Khái niệm giáo dục quyền con người cho sinh viên các trường đại học không chuyên luật ở Việt Nam; Sự cần thiết của giáo dục quyền con người cho sinh viên các trường đại học không chuyên luật ở Việt Nam; Các yếu tố ảnh hưởng tới giáo dục quyền con người cho sinh viên các trường đại học không chuyên luật tại Việt Nam; Các thành tố giáo dục quyền con người cho sinh viên tại các trường đại học không chuyên luật ở Việt Nam.

Thứ hai, luận án đóng góp các tìm hiểu, khảo sát thực tiễn về giáo dục quyền con người tại các trường đại học không chuyên luật ở Việt Nam. Trong bối cảnh Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân được ban hành theo Quyết định số 1309/QĐ-TTg ngày 15/9/2017 đang được triển khai, luận án cũng đã phân tích, đánh giá những yêu cầu, yếu tố ảnh hưởng và thành tố cấu thành giáo

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

dục quyền con người làm cơ sở cho những đánh giá thực trạng, bất cập, hạn chế của giáo dục quyền con người cho sinh viên tại các trường đại học không chuyên luật ở Việt Nam.

Thứ ba, luận án đã gắn kết những nội dung lý luận về giáo dục quyền con người cho sinh viên các trường đại học không chuyên luật ở Việt Nam hiện nay với thực tiễn, đề xuất được được khung giáo trình sử dụng chung cho sinh viên các trường không chuyên luật ở Việt Nam.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa về lý luận

Luận án góp phần làm sáng tỏ phong phú, đa dạng và sâu sắc thêm những vấn đề lý luận về giáo dục quyền con người ở Việt Nam nói chung và giáo dục quyền con người tại các trường đại học không chuyên luật ở Việt Nam nói riêng. Luận án cũng đã phân tích, đánh giá những yêu cầu, yếu tố ảnh hưởng và thành tố cấu thành giáo dục quyền con người làm cơ sở cho những đánh giá thực trạng, bất cập, hạn chế của giáo dục quyền con người cho sinh viên tại các trường đại học không chuyên luật ở Việt Nam. Bởi vậy luận án sẽ là nguồn tài liệu tham khảo về mặt lý luận cho những ai có nhu cầu nghiên cứu, học tập về giáo dục quyền con người tại các trường đại học khơng chun luật ở Việt Nam nói riêng.

6.2. Ý nghĩa về thực tiễn

Với việc phân tích, đánh giá thực trạng giáo dục quyền con người tại các trường đại học không chuyên luật ở Việt Nam cũng như thực trạng triển khai các chương trình, kế hoạch hành động của Đảng và Chính phủ trong công tác giáo dục quyền con người, các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện, luận án là tài liệu tham khảo cho hoạt động thực tiễn trong việc xây dựng, sửa đổi nội dung phương pháp cần thiết giáo dục quyền con người cho sinh viên các trường không chuyên luật.

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

7. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận án gồm 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận về giáo dục quyền con người cho sinh viên các trường đại học không chuyên luật ở Việt Nam.

Chương 2: Thực trạng giáo dục quyền con người cho sinh viên các trường đại học không chuyên luật ở Việt Nam hiện nay.

Chương 3: Quan điểm và giải pháp bảo đảm giáo dục quyền con người cho sinh viên các trường đại học không chuyên luật ở Việt Nam hiện nay.

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

1. Tình hình nghiên cứu đề tài

1.1. Các cơng trình nghiên cứu về quyền con người

Ngày nay, cuộc cách mạng khoa học công nghệ trên thế giới phát triển mạnh mẽ, xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế trên tất cả các lĩnh vực: Kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội, giáo dục... Con người sống trong xã hội với nhiều mối quan hệ đa dạng và phức tạp, chính vì vậy, việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con người trong các mối quan hệ quốc tế đó đóng vai trò đặc biệt quan trọng, là cơ sở pháp lý để phát triển năng lực, phẩm chất và nhân cách của con người trong thời đại mới. Quyền con người, giáo dục quyền con người cho thế hệ trẻ là những chủ đề được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con người trước xu thế phát triển của thời đại mới.

Các ghi nhận về quyền con người cổ nhất đã được tìm thấy trong nhiều văn kiện của loài người kể từ lịch sử cổ đại. Các ý tưởng về quyền con người tiếp tục được hình thành và phát triển trong suốt tiến trình lịch sử của loài người ở nhiều nền văn minh. Nhưng tiêu biểu và rõ nét nhất ở nền văn minh phương Tây trong giai đoạn lịch sử cận và hiện đại. Ngày nay, thế giới đang chứng kiến sự thâm nhập và giao thoa mạnh mẽ giữa các ý tưởng về quyền con người, thúc đẩy các hoạt động tuyên truyền và giáo dục quyền con người ở nhiều quốc gia. Quyền con người và giáo dục quyền con người cũng vì thế trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều học giả trong và ngoài nước được luận án đánh giá tổng quan tại nội dung dưới đây:

Bộ tài liệu “World programme for human rights education” của Văn phòng Cao ủy của Liên hiệp quốc về quyền con người, xuất bản tại New York and Geneva, tập 2 (2012) và tập 3 (2017). Bộ sách là những tài liệu hướng dẫn hữu ích cho các hoạt động giáo dục quyền con người ở cấp độ quốc gia.

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

Trong đó, các mục tiêu và nguyên tắc giáo dục quyền con người là các kiến thức nền tảng được cung cấp và trên cơ sở đó, các chương trình hành động được hướng dẫn để thiết kế phù hợp, áp dụng tại từng quốc gia. Đối với từng cấp học, sách giới thiệu những mục tiêu cụ thể riêng biệt, các hành động được khuyến nghị thực hiện, trình tự tiến hành và các hỗ trợ quốc tế sẵn có dành cho các quốc gia.

Cơng trình “Human rights Education, in UGC Sponsored National seminar on Human Rights and Values in Education” của tác giả Jayantibhai V. Patel về giáo dục quyền con người xuất bản tháng 03/2007 tại Trường H. S. Shah College of Commerce, Modasa, Gujarat, nghiên cứu của tác giả đã nhấn mạnh đến sự phát triển bền vững của giáo dục cần thúc đẩy quyền con người, khái niệm Nhân quyền được bắt rễ sâu trong tự do học thuật và nâng cao giá trị của con người. Trong nghiên cứu này, sự kết hợp giữa nhân quyền và giáo dục đã được thảo luận trong năm lĩnh vực thực hành và nghiên cứu là: Giảng dạy và nhân quyền, giáo dục quyền con người, giáo dục và đào tạo giáo viên với các vấn đề nhân quyền và chương trình giáo dục về quyền con người. Sách “Tìm hiểu về quyền con người”, của tác giả Wolfgang Benedek của Nhà xuất bản Tư pháp năm 2008. Cuốn sách là tài liệu của mạng lưới an ninh con người dựa trên sáng kiến của Bộ Ngoại giao Áo, được quỹ hợp tác và phát triển Áo và liên Bộ giáo dục, khoa học và văn hóa Áo tài trợ xuất bản. Được phân loại là một tài liệu hướng dẫn về giáo dục quyền con người, tác phẩm này giới thiệu những vấn đề cơ bản nhất về quyền con người như lịch sử hình thành, phát triển của quyền con người, cơ chế bảo đảm quyền con người ở các khu vực khác nhau trên thế giới. Đặc biệt, các nội dung về kinh nghiệm giảng dạy, quan điểm văn hóa, hoạt động chọn lọc, thông tin tham khảo và câu hỏi thảo luật rất phong phú trong tồn bộ cuốn sách là thơng tin hướng dẫn rất hữu ích đối với người sử dụng cho mục đích dạy học. Các nội dung chuyên sâu đa dạng, do không gắn với các yếu tố riêng của Việt Nam

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

nên việc sử dụng địi hỏi người đọc cần có quan điểm vững vàng và nhận thức sâu sắc. Tuy nhiên, cuốn sách biên soạn theo phương pháp giáo dục tiên tiến và đã góp phần vào nghiên cứu và phát triển quyền con người ở nước ta hiện nay.

Sách “Evaluating Human Rights Training Activities - A Handbook for Human Rights Educators”, của Văn phòng Cao ủy của Liên hợp quốc về quyền con người là một cuốn sổ tay dành cho nhà giáo dục về quyền con người, xuất bản tại Montreal năm 2011. Các phần của cuốn sách là một hướng dẫn hoàn chỉnh cho việc thực hiện các hoạt động giáo dục quyền con người, bao gồm: (i) Các nhận thức cơ bản về quyền con người (khái niệm quyền con người, kết quả giáo dục quyền con người, hệ thống giáo dục quyền con người...); (ii) Xây dựng kế hoạch giáo dục quyền con người; (iii) Đánh giá kết quả giáo dục quyền con người; (iv) Công cụ và kỹ thuật đánh giá giáo dục quyền con người: (v) Các nguồn tham khảo hữu ích trong hoạt động giáo dục quyền con người.

Trên thực tế, có rất nhiều tài liệu tham khảo khác đến từ các tác giả nước ngoài, tuy nhiên, nghiên cứu sinh lựa chọn nghiên cứu và giới thiệu tổng quan các tài liệu nghiên cứu kể trên xuất phát từ các lý do: (i) đa phần các tài liệu nước ngoài lấy các học thuyết về quyền con người làm tiêu chuẩn nhưng ít quan tâm tới việc hài hòa với các giá trị riêng của Việt Nam; (ii) nhiều nội dung nghiên cứu đều dựa trên các chương trình hành động quốc tế của Liên hợp quốc; (iii) nhiều nghiên cứu thực tiễn được thực hiện ở các quốc gia có bối cảnh ít tương đồng với Việt Nam.

Tại Việt Nam, một số công trình nghiên cứu về quyền con người được biết đến nhiều nhất có thể kể tên là: Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam, của tác giả Nguyễn Đăng Dung, sách do Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội xuất bản năm 2006, được tái bản và hiệu chỉnh qua các năm. Giáo trình đã phân tích được những điểm mới về quyền con người của Hiến pháp Việt Nam sửa đổi năm 1999 so với Hiến pháp năm 1992 như quyền và nghĩa vụ cơ bản

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

của công dân, các nguyên tắc và việc xây dựng con người Việt Nam mới ngày nay, được cập nhật qua các giai đoạn, phù hợp với Hiến pháp tại từng thời kỳ. Do là một nội dung của môn học Luật Hiến pháp, các khía cạnh của quyền con người được đưa vào giáo trình xung quanh mối quan hệ giữa quyền con người và các quyền này đặt trong mối quan hệ giữa công dân và nhà nước. Các khía cạnh cụ thể hơn về các quyền phụ nữ, quyền trẻ em,... không phải đối tượng nghiên cứu của giáo trình và mơn học.

Cuốn “57 câu hỏi đáp về quyền con người”, của Trung tâm nghiên cứu quyền con người, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2012; Trong cuốn sách này các tác giả đã khái quát và nêu ra những câu hỏi liên quan đến quyền con người, về quyền con người và khái quát về chính sách của Việt Nam về quyền con người. Qua cuốn giáo trình này, nhóm tác giả đã hệ thống hóa những nội dung quan trọng liên quan đến nhân quyền quốc tế, từ đó, đề xuất quy định về quyền con người ở Việt Nam phù hợp với quy định quốc tế. Giáo trình là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho sinh viên và học viên nghiên cứu về quyền con người.

Giáo trình Lý luận và pháp luật về quyền con người, của Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội của các đồng chủ biên Nguyễn Đăng Dung, Lã Khánh Tùng, Vũ Công Giao, cuốn sách được xuất bản tại Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội vào năm 2009. Là giáo trình trong chương trình giảng dạy chính thức của Khoa Luật (nay là Trường Đại học Luật - thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội), giáo trình là một tài liệu có hệ thống về giáo dục quyền con người với đầy đủ các kiến thức cần thiết để người học nắm được những hiểu biết cơ bản nhất về quyền con người, từ khái niệm, nguyên tắc đến các quyền con người được ghi nhận theo nhóm quyền trong các văn kiện quốc tế và các cơ chế bảo đảm quyền con người. Tuy nhiên, các nội dung mang tính chất giới thiệu nhiều ý tưởng quyền con người trên thế giới một cách cơ đọng nhất. Người đọc vì thế cần có một ý thức tự học, tự nghiên cứu cao,

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

phù hợp với các sinh viên chuyên ngành luật được đào tạo hơn là các sinh viên thuộc các ngành học khác.

Sách “Một số kiến thức pháp luật về quyền con người”, của Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật - Bộ Tư pháp - Tài liệu chuyên khảo xuất bản năm 2012. Với mục đích cung cấp một số kiến thức pháp luật cơ bản về quyền con người cho giáo viên dạy môn Giáo dục công dân, môn Pháp luật, nhằm hỗ trợ các giáo viên trong giảng dạy nội dung này ở nhà trường, sách được biên soạn một cách ngắn gọn nhưng hệ thống hóa được lịch sử phát triển của vấn đề quyền con người trên thế giới và khái lược lịch sử tư tưởng về quyền con người trong lịch sử, văn hóa, chính sách, pháp luật Việt Nam, đặc biệt chú trọng quan điểm, chính sách cơ bản của Đảng và Nhà nước Việt Nam về quyền con người. Một số nội dung khác được trình bày dưới hình thức nghiên cứu chuyên sâu trong cuốn sách bao gồm: Quyền sống và được bảo đảm an ninh cá nhân; Quyền tự do cá nhân; Quyền tham gia vào đời sống chính trị; Quyền bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ một cách bình đẳng.

Cuốn “Quyền con người: tiếp cận đa ngành và liên ngành Luật học” gồm 2 tập do Giaó sư. Tiến sĩ Võ Khánh Vinh chủ biên, đây là cơng trình nghiên cứu trong khn khổ dự án: “Diễn đàn giáo dục về quyền con người ở bậc đại học và sau đại học” và là một nội dung của chương trình Quản trị cơng và Cải cách hành chính theo Hiệp định tài trợ giữa Chính phủ Đan Mạch và Chính phủ Việt Nam. Tập 1 gồm các tham luận liên quan tới nội dung quyền con người như: Tính phổ biến và tính đặc thù, Giá trị xã hội; Những nguyên tắc cơ bản; Các chủ thể liên quan đến quyền con người; Nghiên cứu quyền con người; Các công ước quốc tế về quyền con người; Sự phân chia các thế hệ quyền con người: có thực sự cần thiết; Quan điểm và giải pháp nâng cao vai trò của pháp luật trong việc bảo đảm quyền con người ở Việt Nam hiện nay; Nội luật hóa các Cơng ước quốc tế về quyền con người trong pháp luật Việt Nam;.. Tập 2 của cuốn sách gồm các tham luận liên quan tới

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

các vấn đề quyền con người trong pháp luật an sinh xã hội; Chính sách pháp luật Việt Nam với bảo đảm quyền con người trên lĩnh vực kinh tế, xã hội và văn hóa; Sự tham gia của “cơng dân” vào các hoạt động quản lý nhà nước, quản lý xã hội dưới phương diện bảo đảm quyền con người; Bảo vệ quyền con người và việc xây dựng tòa án Hiến pháp ở Việt Nam; Quyền con người về dân sự ở Việt Nam. Ngoài ra, trong tập hai của cuốn sách tác giả còn đề cập đến nội dung bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực bình đẳng giới, những rào cản đối với việc thực thi chính sách về quyền con người ở Việt Nam.

Cuốn sách chuyên khảo “Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người trong khu vực ASEAN”, Nhà xuất bản Lao động năm 2012. Nhóm tác giả đã giới thiệu và phân tích khái quát thực tiễn nhân quyền tại các quốc gia trong khu vực cũng như sự hình thành những chuẩn mực vàn nhiều các cơ chế khu vực bảo vệ và thúc đẩy quyền con người cũng như vai trò của các chủ thể khác nhau trong tổ chức ASEAN để việc bảo vệ quyền con người. Trong đó, cuốn sách đã phân tích những nội dung chính của hoạt động bảo vệ và thúc đẩy quyền con người của các tổ chức xã hội dân sự trong khu vực ASEAN. Cuốn sách là một cơng trình nghiên cứu cơng phu, hữu ích và mang tính thực tiễn cao về giáo dục quyền con người ở các quốc gia ASEAN trong giai đoạn hiện nay.

Cuốn sách “Một số vấn đề nhân quyền hiện đại”, do TS. Vũ Công Giao và Lã Khánh Tùng đồng chủ biên. Cuốn sách gồm 41 bài viết của các tác giả đến từ nhiều viện nghiên cứu, các trường đại học và các tổ chức khác nhau. Sách được xuất bản với sự hỗ trợ của các cán bộ cũ và học trò của PGS.TS Chu Hồng Thanh - một trong hai nhà lãnh đạo đầu tiên của cơ quan nghiên cứu, giảng dạy đầu tiên của quyền con người ở Việt Nam (Viện Nhân quyền thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh). Sách được Nhà xuất bản Khoa học xã hội xuất bản tháng 7 năm 2023. Cuốn sách gồm hai phần: Phần I, một số vấn đề chung. Phần II, một số vấn đề gắn với Việt Nam. Các tác giả đã đề cập đến nhiều vấn đề như: Các xu hướng phát triển

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

quyền con người trong giai đoạn hiện nay, nhân quyền, tự do và chủ nghĩa xã hội, chỉ số đánh giá việc thực thi quyền dân sự, chính trị, tác động của công nghệ sinh học đến quyền con người, quyền tự do ngôn luận trên mạng xã hội,... Cuốn sách là cái nhìn đa chiều về quyền con người nói chung và quyền con người tại Việt Nam nói riêng. Từ những nội dung được đề cập trong cuốn sách, Nghiên cứu sinh có thể hiểu thêm về các quyền con người không chỉ ở phương diện lý luận mà còn gắn với thực tiễn các vấn đề tại Việt Nam.

1.2. Các công trình nghiên cứu về giáo dục quyền con người

Sách “Giáo dục Quyền con người những vấn đề lý luận và thực tiễn”, của tác giả Võ Khánh Vinh chủ biên, xuất bản 2010 của Nhà xuất bản Khoa học xã hội. Trong cuốn sách này tập hợp nhiều tham luận của học giả trong nước tập trung vào một số vấn đề: Nghiên cứu các vấn đề đề lý luận, đánh giá khái quát thực trạng giáo dục quyền ở Việt nam nói chung và Kinh nghiệm giáo dục quyền con người ở một số nước trên thế giới và kiến nghị về giáo dục quyền con người ở Việt Nam. Nhiều tham luận đã làm nổi bật được giá trị phổ quát của quyền con người được Việt Nam tiếp nhận, từng bước phát triển trên cơ sở cân nhắc những đặc điểm đặc thù về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, dân tộc, truyền thống và các đặc điểm đặc thù khác. Việc nghiên cứu và vận dụng giá trị quyền con người ở Việt Nam được xác định phải có cách tiếp cận tổng hợp, bao gồm cả các phương diện triết lý, lịch sử, lý luận, điều chỉnh pháp luật, tổ chức thực hiện các quyền đó. Các nội dung của các tham luận bước đầu làm sáng tỏ một cách có hệ thống, tổng thể và tồn diện những vấn đề lý luận và thực tiễn về giáo dục quyền con người theo hướng tiếp cận đa ngành và liên ngành khoa học xã hội, đa ngành và liên ngành luật học ở Việt Nam.

Luận án “Giáo dục quyền con người ở Việt Nam hiện nay”, của tác giả Võ Khánh Minh (bảo vệ năm 2015) tại Học viện Khoa học xã hội, đã có những nghiên cứu về lý luận giáo dục quyền con người, thực trạng giáo dục

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

quyền con người và giải pháp giáo dục quyền con người. Luận án là cơng trình nghiên cứu về lý luận và thực trạng giáo dục quyền con người ở Việt Nam, những kinh nghiệm giáo dục quyền con người của thế giới, luận án cũng đã đưa ra được một số quan điểm và giải pháp về giáo dục quyền con người nói chung.

Luận án “Giáo dục quyền con người cho học sinh phổ thông ở Việt Nam hiện nay”, của tác giả Ngô Văn Nam (bảo vệ năm 2018) tại Học viện Khoa học xã hội. Đây là cơng trình nghiên cứu có tính hệ thống về hoạt động giáo dục quyền con người cho học sinh phổ thơng. Đây là cơng trình đầu tiên nghiên cứu về giáo dục quyền con người cho học sinh phổ thông, Các kết quả nghiên cứu của luận án góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục quyền con người cho học sinh phổ thông trong giai đoạn hiện nay.

Bài viết “Quyền con người và giáo dục quyền con người ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Khoa học (Kinh tế - Luật), số 04, Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2006 của Giáo sư, tiến sĩ Hoàng Thị Kim Quế, là một trong những nghiên cứu tiền đề đối với giáo dục quyền con người ở Việt Nam. Bài viết cung cấp những hiểu biết về tiến trình phát triển của khái niệm về quyền con người; mối quan hệ giữa quyền con người và Nhà nước pháp quyền. Tác giả khẳng định giáo dục quyền con người là một bộ phận của giáo dục pháp luật ở Việt Nam, trong nghiên cứu của mình tác giả cũng chỉ ra được việc giáo dục đạo đức, giáo dục quyền con người và giáo dục pháp luật phải kết hợp với giáo dục kinh tế và văn hóa.

Bài viết “Giáo dục quyền con người trong hệ thống giáo dục Việt Nam”, của tác giả Ngô Huy Cương đăng trên Tạp chí Khoa học (Kinh tế - Luật), Đại học Quốc gia Hà Nội, số 4, 2006. Nghiên cứu của tác giả Ngô Huy Cương về đã chỉ ra những khác biệt trong văn hóa phương Đơng và phương Tây trong nhận thức về quyền con người và mục tiêu của việc giáo dục quyền con người nằm ở giá trị và nhận thức (về quyền con người). Bài nghiên cứu đã chỉ rõ

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

đối với bậc đại học với các chuyên ngành khác thì cần đưa nội dung giáo dục về quyền con người vào môn pháp luật đại cương hoặc chuyên đề. Đồng thời, tác giả cũng chỉ ra nội dung học nên hướng tới việc cung cấp các hiểu biết cần thiết về các quyền con người trong các lĩnh vực cũng như cách thức thụ hưởng và bảo vệ chúng. Bên cạnh giáo dục quyền con người, nghiên cứu của tác giả đã đưa ra quan điểm về Nhà nước của dân, do dân và vì dân; cho nên nhân dân luôn luôn xây dựng để củng cố nhà nước.

Tác giả Nguyễn Hữu Chí với nghiên cứu “Giáo dục quyền con người ở Việt Nam tại các cơ sở đào tạo chuyên ngành luật ở Việt Nam”, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu luật pháp, số 18(155), tháng 9/2009, chỉ ra nhiều thực tế vào thời điểm bài viết tại các cơ sở đào tạo chuyên ngành luật: Trong chương trình đào tạo khung của Bộ cũng như nội dung đào tạo của các trường khơng có một bộ môn độc lập về quyền con người (nhân quyền); Trong giảng dạy, nội dung quyền con người thường được tiếp cận theo nghĩa hẹp chỉ là các quyền cơ bản của công dân; Hoạt động giảng dạy của giảng viên thường tiếp cận nó thuần túy như là một nội dung của môn học. Qua nghiên cứu, tác giả cho rằng việc tăng cường giảng dạy nội dung quyền con người nên hướng tới xây dựng môn học quyền con người theo nghĩa là một phân môn đào tạo bắt buộc của chương trình cử nhân luật. Đưa ra luận điểm khoa học đó tác giả cũng chỉ ra cách tiếp cận những giá trị và quan niệm quyền con người đương đại của các nước trên thế giới, nhưng phải đặt nó trong giá trị văn hóa Việt Nam với điều kiện kinh tế, xã hội cụ thể.

Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Trường Giang với tiêu đề “Giáo dục quyền con người tại các trường đại học hiện nay”, đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị, số 5/2013. Bài viết đã đi ngược dòng lịch sử, cho độc giả biết rằng công tác nghiên cứu và giảng dạy về quyền con người được bắt đầu cách đây gần 20 năm. Năm 1994, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đã thành lập Trung tâm Nghiên cứu quyền con người (nay đổi tên là Viện Nghiên cứu

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

quyền con người). Rà soát các chương trình đào tạo, tác giả chỉ ra rằng: Tại các cơ sở đào tạo bậc đại học, việc giảng dạy về quyền con người chủ yếu tập trung ở các trường có đào tạo chuyên ngành luật. Trong tồn bộ chương trình đào tạo bắt buộc khơng có mơn học về quyền con người là một môn học độc lập. Tác giả đưa ra tầm quan trọng của việc giáo dục quyền con người, từ đó, đề xuất một số giải pháp: (i) Về nhận thức, đưa nội dung giáo dục quyền con người vào trong trường đại học là tất yếu khách quan; (ii) Về nội dung chương trình, cần tiếp cận những giá trị, quan niệm về quyền con người của các nước trên thế giới nhưng phải đặt nó trong giá trị văn hóa Việt Nam với điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể nên xây dựng môn học quyền con người theo nghĩa là một phân môn bắt buộc của chương trình cử nhân; (iii) Về đội ngũ cán bộ giảng dạy, cần được quan tâm hơn về số lượng cũng như chất lượng, nên thường xuyên tổ chức tập huấn để cập nhật kiến thức mới về quyền con người, đưa cán bộ đi đào tạo trong nước và nước ngoài. Qua nghiên cứu, tác giả đưa ra đề xuất cũng như nguyện vọng của các nhà khoa học rất cần sự quyết tâm của các ban ngành, các bộ và đặc biệt là cơ quan chủ quản là Bộ Giáo dục và Đào tạo, lãnh đạo các trường Đại học tiếp cận và đổi mới chương trình đào tạo cử nhân và vấn đề quyền con người.

Với nghiên cứu “Xây dựng chiến lược giáo dục quyền con người ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế” của tác giả Hà Thị Mai Hiên với được đăng trên Tạp chí Xây dựng chiến lược giáo dục, số 12/2009. Tác giả khẳng định quyền con người là một giá trị thiêng liêng của xã hội loài người, nghiên cứu của tác giả phân tích giáo dục quyền con người đóng vai trò quan trọng, trước bối cảnh mới, cần tăng cường giáo dục quyền con người. Qua đó, tác giả đề xuất một số nội dung chính về giáo dục con người trong Chiến lược giáo dục quyền con người ở Việt Nam 2011-2020. Nghiên cứu của tác giả đề xuất cần gấp rút bổ sung nội dung giáo dục và đào tạo bộ môn Quyền con người tại các cơ sở giáo dục đại học, đặc biệt là ở các trường, viện nghiên cứu

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

giáo dục đại học chuyên ngành luật. Tăng cường nghiên cứu về luật quyền con người và xây dựng mạng lưới chuyên gia về giáo dục quyền con người, đồng thời, đổi mới nội dung giáo dục các bộ môn khoa học xã hội - nhân văn nói chung, giáo dục quyền con người nói riêng.

Nghiên cứu của tác giả Vũ Khánh Minh với tiêu đề “Các yếu tố tác động đến giáo dục quyền con người”, đăng trên Tạp chí Xây dựng pháp luật, số 7(280). Trong bài viết, tác giả khẳng định, giáo dục quyền con người là một dạng hoạt động xã hội, một quá trình xã hội, một hệ thống, một yếu tố trong xã hội, do vậy, nó có mối liên hệ, quan hệ tương tác với các dạng xã hội, các quá trình xã hội, các hệ thống, các yếu tố khác trong xã hội. Từ cách tiếp cận này cho thấy, giáo dục quyền con người chịu tác động của nhiều yếu tố khác nhau trong xã hội. Việc nhận thức đúng các yếu tố này sẽ đóng vai trị lý luận và thực tiễn quan trọng đối với giáo dục quyền con người hiện nay. Nghiên cứu của tác giả còn khẳng định việc nghiên cứu khoa học pháp lý chuyên ngành có ảnh hưởng quan trọng đến giáo dục quyền con người, nếu khoa học pháp lý chuyên ngành phát triển mạnh, chú trọng đến các nội dung quyền con người sẽ tạo điều kiện tích cực cho giáo dục quyền con người phát triển. Nghiên cứu của tác giả cũng khẳng định sự phát triển mạnh của các môn khoa học pháp lý chun ngành trong thời gian gần đây, chính vì vậy, nên lồng ghép giáo dục quyền con người vào các môn khoa học pháp lý hiện nay, nhằm giúp người học nắm vũng nội dung cơ bản của quyền con người và vận dụng nó một cách linh hoạt và sáng tạo.

Tác giả Nguyễn Văn Mạnh và Nguyễn Thị Báo với bài viết “Giáo dục quyền con người tại các cơ sở không chuyên ngành luật”, đăng trên Tạp chí Khoa giáo, số 1, 2007, nhóm tác giả đã nhấn mạnh vai trị của giáo dục quyền con người trong việc hoạch định giáo dục các cấp, từ cấp độ toàn cầu đến cấp độ quốc gia với mục tiêu “quyền con người là trọng tâm của mọi hoạt động”. Tuy nhiên, tại các trường đại học không chuyên ngành luật chưa có mơn học

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

về giáo dục quyền con người. Chính vì vậy, nhiều nghiên cứu đã đưa ra đề xuất lồng ghép giáo dục quyền con người vào một số môn khoa học chuyên ngành có liên quan nhằm đào tạo thế hệ trẻ với mục đích giúp sinh viên nắm rõ những nội dung chính về pháp luật quyền con người và những quy định của luật quốc tế về quyền con người. Nghiên cứu của nhóm tác giả đã đề xuất giải pháp, chiến lược giáo dục tổng thể của các trường đại học không chuyên ngành luật, đổi mới phương pháp giảng dạy, định hướng bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giảng viên nhằm thay đổi quá trình giảng dạy luật nhân quyền hiệu quả và thiết thực.

Tác giả Vũ Anh Tuấn với nghiên cứu “Một số nhân tố ảnh hưởng đến giáo dục quyền con người hiện nay” đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 9(313), tháng 5/2016, cung cấp một nội dung nghiên cứu về khía cạnh nhận diện những nhân tố tác động đó ở cả khía cạnh tích cực và khơng tích cực đến giáo dục quyền con người. Các nhân tố được nhận diện bao gồm: (i) truyền thống; (ii) điều kiện sinh hoạt vật chất; (iii) Chương trình và nội dung giáo dục; (iv) hệ thống chính sách và pháp luật; (v) những luận điểm bôi nhọ, lợi dụng quyền con người. Trong nghiên cứu này tác giả đã chỉ ra: Giáo dục quyền con người với tư cách là một trong những biện pháp đi đầu, tạo lập tiền đề cho quá trình tổ chức thực thi chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước trong lĩnh vực này và đồng thời hoạt động giáo dục quyền con người cũng chịu sự tác động nhất định của các nhân tố khách quan và chủ quan đó. Do vậy, nâng cao hiệu quả của hoạt động giáo dục quyền con người ở Việt Nam theo yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội hội chủ nghĩa cần được tăng cường và giảm thiểu tác động tiêu cực của các yếu tố được phân tích trong nghiên cứu.

Bài viết “Tăng cường giảng dạy quyền con người tại các cơ sở giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam”, của tác giả Phạm Ngọc Kỳ đăng trên Tạp chí Công Thương - Các kết quả nghiên cứu

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

khoa học và ứng dụng công nghệ, số 16, tháng 7 năm 2020, có chỉ ra thực tế về giáo dục quyền con người trong đào tạo cán bộ quản lý giáo dục. Nghiên cứu chỉ ra được các hình thức giáo dục quyền con người trong cơ sở giáo dục chủ yếu là khơng chính khóa.

Nghiên cứu “Giảng dạy về quyền con người: Thực tiễn tại Khoa Luật Trường Đại học Duy Tân”, của tác giả Lê Thị Châu đăng trên Tạp chí Pháp luật về quyền con người, số 8, năm 2022, đây là một nghiên cứu thực tiễn tại một cơ sở đào tạo cử nhân Luật. Bài viết cung cấp các thơng tin hữu ích về mơi trường và phương thức giảng dạy quyền con người tại khoa đào tạo chuyên ngành luật của Đại học Duy Tân. Các sinh viên chủ yếu được tiếp cận nội dung quyền con người qua các mơn học Luật theo hình thức lồng ghép. Tuy nhiên kết quả được nhìn nhận là chưa đạt hiệu quả thiết thực do các nguyên nhân: (i) phương pháp giảng dạy chưa hiện đại, đội ngũ giảng viên chưa được đào tạo bài bản; (ii) khối lượng kiến thức rộng nhưng thời lượng chưa đáp ứng; (iii) học liệu không đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, học tập của sinh viên. Tương ứng với mỗi vấn đề, tác giả đề xuất một giải pháp phù hợp nhằm tăng cường chất lượng đào tạo tại Đại học Duy Tân. Tuy nhiên, các nội dung được giới thiệu chưa thật sự cụ thể và không cung cấp thêm các đánh giá về nội dung giáo dục quyền con người cho sinh viên theo học các khoa khác tại nhà trường.

Tác giả Vũ Thị Phượng với bài viết “Nội dung, phương pháp giáo dục quyền con người tại Khoa Luật, Trường Đại học Cơng đồn” đăng trên Tạp chí Pháp luật quyền con người, số 9, đăng năm 2021, cung cấp các nghiên cứu về hoạt động giảng dạy quyền con người tại trường Đại học Cơng đồn. Qua nghiên cứu này, người đọc thấy được bức tranh ở Trường Đại học công đoàn. Sinh viên được tiếp cận nội dung quyền con người ở học phần chuyên biệt về Pháp luật về quyền con người và các nội dung lồng ghép tại các môn học khác. Đa dạng các hình thức được áp dụng bao gồm: (i) Giảng viên cung cấp cho mỗi nhóm một tình huống và câu hỏi thảo luận; (ii) Sử dụng tình huống về quyền

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

con người để tạo một vở kịch ngắn; (iii) Tiếp cận vấn đề lý luận qua giải quyết các tình huống thực tế (Case study). Giải pháp được tác giả đề xuất nhằm tăng cường chất lượng giảng dạy tập trung vào việc tăng cường thời lượng và khối lượng kiến thức cho học phần riêng về quyền con người; tăng cường trình độ của giảng viên; đa dạng hóa các hình thức của hoạt động giảng dạy. Tuy nhiên, các nghiên cứu cũng chỉ tập trung vào đối tượng là sinh viên theo học các chuyên ngành luật pháp tại nhà trường.

Mới đây nhất, bài viết “Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong giáo dục nhân quyền toàn cầu”, của Giáo sư, tiến sĩ Chu Hồng Thanh, đăng trên Tạp chí Luật sư Việt Nam, số ra tháng 11 năm 2023, đã chỉ rõ những nội dung trong tuyên ngôn về giáo dục nhân quyền. Trong bài viết này tác giả đã khẳng định ứng dụng công nghệ thơng tin và truyền thơng mới là góp phần thúc đẩy giáo dục nhân quyền toàn cầu.

2. Những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu

Ngày 5/9/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1390/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đưa nội dung quyền con người vào Chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân. Ngày 21/12/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 34/CT-TTg về việc tăng cường thực hiện Đề án đưa nội dung quyền con người vào Chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân. Trong đó, Chỉ thị 34 đã chỉ rõ nhiệm vụ của các bộ, ngành, UBND các cấp tiếp tục quán triệt sâu sắc và chỉ đạo thực hiện nghiêm túc Đề án; quan tâm bố trí đủ nguồn lực để triển khai đồng bộ, hiệu quả nội dung giáo dục quyền con người, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền trong nước và quốc tế về sự quan tâm của Đảng, Nhà nước về công tác giáo dục quyền con người.

Hoạt động giảng dạy pháp luật về quyền con người đã được thực hiện lồng ghép vào các chương trình đào tạo đại học và các hình thức bồi dưỡng ngắn hạn tại các cơ sở đạo tạo không chuyên ngành Luật ở nước ta hiện nay. Tuy

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

nhiên, các vấn đề lý luận và thực tiễn và những đánh giá về giáo dục quyền con người cho sinh viên các trường đại học không chuyên ngành luật đang cần bổ sung, cần phải có những tổng kết về hiệu quả, chất lượng của hoạt động này đối với sinh viên các trường không chuyên luật về mặt mục tiêu cũng như những vấn đề về tư tư duy pháp lý trong áp dụng giáo dục quyền con người, vấn đề nguồn nhân lực... Giáo dục quyền con người có ý nghĩa rất quan trọng không chỉ với việc xây dựng ý thức pháp luật mà cao hơn nữa là xây dựng một nền văn hoá nhân bản, khoan dung, dân chủ - một yếu tố rất cần thiết cho một quốc gia, dân tộc có thể tồn tại và phát triển hồ bình trong bối cảnh tồn cầu hố.

Xuất phát từ nhu cầu của nghiên cứu đề tài, luận án cần tiếp tục nghiên cứu các vấn đề sau:

Thứ nhất, hệ thống hóa một cách sâu sắc và toàn diện hơn các yếu tố của giáo dục quyền con người và các yếu tố tác động đến hoạt động này. Việc triển khai nội dung nghiên cứu sẽ cần thiết phải cập nhật những diễn biến mới có liên quan, đặc biệt là Đề án đưa giáo dục quyền con người vào hệ thống giáo dục quốc dân được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thực hiện từ năm 2017. Thứ hai, xây dựng được khái niệm giáo dục quyền con người các trường đại học không chuyên luật ở Việt Nam.

Thứ ba, tìm hiểu thực tiễn giảng dạy quyền con người cho sinh viên các trường đại học không chuyên luật tập trung vào giai đoạn từ thời điểm Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1309/QĐ-TTg ngày 05/9/2017 về đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân. Kế đến, luận án dựa vào các mục tiêu riêng trong giáo quyền con người cho sinh viên các trường đại học không chuyên luật ở Việt Nam để chỉ ra những thành tựu đạt được và những hạn chế của hoạt động này thời gian qua và xác định những nguyên nhân cụ thể dẫn đến thực trạng đó. Đồng thời, luận án cũng có những đánh giá về sự hiệu quả trong triển khai thực hiện các cơng việc theo Đề án của Thủ tướng Chính phủ.

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

Thứ tư, luận án cần tìm kiếm và đề xuất một số giải pháp nhằm đảm bảo thực hiện tốt hơn mục đích của giáo dục quyền con người cho đối tượng sinh viên theo học tại đa dạng các ngành nghề không thuộc chuyên ngành luật.

3. Giả thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 3.1. Giả thuyết nghiên cứu

Hoạt động giáo dục quyền con người cho sinh viên các trường đại học không chuyên luật ở nước ta từ khi thực hiện đề án đưa giáo dục quyền con người vào hệ thống giáo dục quốc dân đến nay chưa thực hiện được đầy đủ các yêu cầu và mục đích đạt được của đề án, do vậy, cần có các giải pháp khả thi để bảo đảm thực hiện tốt hơn các u cầu và mục đích đó trong giai đoạn tới.

3.2. Câu hỏi nghiên cứu

1. Giáo dục quyền con người cho sinh viên các trường đại học khơng chun luật là gì? Có đặc điểm gì? Hoạt động đó nhằm những mục đích gì và phải đáp ứng những yêu cầu gì?

2. Việc thực hiện các mục đích và đáp ứng các yêu cầu của giáo dục quyền con người cho sinh viên các trường đại học không chuyên luật ở nước ta thời gian qua đã có những ưu điểm (hoặc đạt được những thành tựu) gì? Có những hạn chế gì? Những nguyên nhân nào dẫn đến thành tự đó.

3. Để bảo đảm thực hiện tốt hơn mục đích và đáp ứng tốt hơn những yêu cầu đó việc giáo dục quyền con người cho sinh viên các trường đại học khơng chun luật thì giai đoạn tới cần phải thực hiện những giải pháp gì?

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC QUYỀN CON NGƯỜI CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHÔNG CHUYÊN LUẬT

Ở VIỆT NAM

1.1. Khái niệm, đặc điểm của quyền con người 1.1.1. Khái niệm quyền con người

Thuật ngữ human rights (tiếng Anh) và quyền con người theo tiếng thuần Việt hay nhân quyền theo tiếng Hán - Việt đều có nghĩa tương đồng, thuật ngữ đó cùng để chỉ về một nội hàm vốn có thuộc về mỗi con người và được công nhận cũng như bảo đảm bởi các nhà nước, các cộng đồng và toàn thế giới. Quyền con người là một khái niệm rộng được nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau, có nhiều định nghĩa, khái niệm khác nhau về quyền con người (human rights), thể hiện những khía cạnh khác nhau trong cách nhìn nhận về quyền con người.

Tư tưởng về nhân quyền đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử loài người, một cách đơn lẻ và ở những mức độ khác nhau nảy sinh từ những cộng đồng dân cư khác nhau trên toàn cầu, chịu ảnh hưởng bởi những điều kiện sinh sống, văn hóa, tín ngưỡng khác nhau, các ý tưởng về quyền con người ở mỗi nơi lại có những sự khác biệt nhất định. Ở nhiều nơi, ranh giới giữa nhân quyền và các tiêu chuẩn đạo đức trong thực hành lối sống hàng ngày cũng thường rất mờ nhạt. Những thực tế đó khiến cho việc tìm kiếm một khái niệm chung về nhân quyền thống nhất trên phạm vi tồn cầu là điều khơng dễ dàng. Phổ biến nhất, nhân quyền thường được diễn đạt theo trường phái luật tự nhiên, theo đó hiểu một cách khái quát quyền con người là những quyền bẩm sinh, vốn có của con người, mà nếu các quyền này không được đảm bảo đầy đủ thì chúng ta sẽ khơng thể sống như một con người.

Theo Văn phòng Cao ủy Liên hợp quốc: “Quyền con người là những bảo đảm pháp lý phổ quát bảo vệ các cá nhân và nhóm người chống lại những

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

hành động hoặc sự bỏ mặc làm tổn hại đến quyền tự do cơ bản, quyền lợi và phẩm giá con người”<small>4</small>. Trong một cách diễn đạt khác, Văn phòng Cao ủy Liên hợp quốc về nhân quyền (OHCRH) quan niệm rằng: “Quyền con người là các quyền vốn có dành cho tất cả mọi người, không phân biệt quốc tịch, nơi cư trú, giới tính, nguồn gốc quốc gia hay dân tộc, màu da, tôn giáo, ngôn ngữ hay tình trạng nào khác. Mọi người đều bình đẳng trong việc hưởng quyền con người mà không có sự phân biệt đối xử. Quyền con người thường được thể hiện và bảo đảm bằng các quy định của pháp luật, dưới các hình thức điều ước quốc tế, tập quán quốc tế, nguyên tắc pháp luật chung và các nguồn khác của luật quốc tế”<sup>5</sup>.

Theo quan điểm của các tác giả Nguyễn Duy Quý và Đặng Văn Khoa<small>6</small>, dù có cách tiếp cận khác nhau trong các định nghĩa về quyền con người, nhưng các nhà nghiên cứu đều gặp nhau ở các điểm căn bản sau:

Thứ nhất, coi quyền con người là những quyền (giá trị) tự nhiên vốn có, gắn với cá nhân mỗi con người. Quyền con người là phạm trù tư tưởng, nhận thức về quyền con người là giá trị tự nhiên thuộc về con người.

Thứ hai, quyền con người được ghi nhận bởi các văn bản pháp lý (pháp luật quốc gia và quốc tế). Quyền con người được ghi nhận trong các văn bản pháp luật là giá trị hiện thực đã được các thiết chế quốc tế và Nhà nước công nhận.

Thứ ba, quyền con người là quyền của tất cả mọi cá nhân đều được hưởng bình đẳng, khơng lệ thuộc vào độ tuổi, giới tính, thành phần giai cấp, dân tộc, quốc tịch, tôn giáo, màu da.

Thứ tư, quyền con người là một khái niệm rộng, trong đó chứa đựng nhiều quyền cụ thể, mỗi quyền là yếu tố cấu thành và là bộ phận của quyền con người. <small> </small>

<small>4. Office of the United Nations High Commissioner for Human rights (2006), Frequently asked questions on a human rights-based approach to development cooperation, New York and Geneva, 2006, page. 1. </small>

<small>5. What are human rights?, truy cập ngày 28/02/2023. 6. Nguyễn Duy Quý, Đặng Văn Khoa (2021), “Lý thuyết quốc tế và nhận thức của Việt Nam về nhân quyền”, hochiminhcity.gov.vn, truy cập ngày 28/02/2023. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

Khi xem xét về quyền con người, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đều thừa nhận rằng: Quyền con người là một giá trị phổ biến, đồng thời là một vấn đề quan trọng trong đời sống chính trị - xã hội của mọi quốc gia trên thế giới và được tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau. Từ góc nhìn lịch sử, trên bình diện quốc gia và quốc tế, quyền con người ln gắn liền với cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc, bình đẳng, tự do, dân chủ và công bằng xã hội.

Xét đến cùng, nhân quyền là các ý tưởng về những quyền tối thiểu cần được đáp ứng để bảo đảm tính cơng bằng và phẩm giá của con người. Các ý tưởng này được biểu hiện ra bên ngồi thơng qua các chuẩn mực trong đạo đức, tôn giáo hoặc pháp luật. Một cách tổng quát, quyền con người có thể được hiểu là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có và khách quan của con người được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế.

1.1.2. Đặc điểm quyền con người

Khi nghiên cứu về quyền con người có thể thấy rõ những đặc điểm bao gồm:

Thứ nhất, quyền con người có tính phổ qt. Điều này thể hiện ở chỗ quyền con người là những gì vốn có, bẩm sinh và quyền con người áp dụng bình đẳng cho tất cả mọi thành viên trong gia đình nhân loại, đã là con người thì khơng thể bị đối xử vì bất cứ lý do gì. Nhân quyền khơng phải là độc quyền của bất kỳ tầng lớp nhân dân đặc quyền nào. Nhân quyền có bản chất phổ qt, khơng có sự cân nhắc và khơng có ngoại lệ.

Thứ hai, quyền con người là bất khả xâm phạm: Quyền con người của mỗi một cá nhân do chính bản chất của sự tồn tại của họ. Chúng vốn có trong tất cả các cá nhân không phân biệt đẳng cấp, tín ngưỡng, tơn giáo, giới tính và quốc tịch. Nhân quyền của cá nhân trong một số khía cạnh còn được bảo vệ ngay cả sau khi họ chết.

Thứ ba, quyền con người là thiết yếu và cần thiết: Khi khơng có quyền con người, phúc lợi về đạo đức, thể chất, xã hội và tinh thần của một cá nhân

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

là không được đảm bảo. Quyền con người cũng rất cần thiết vì chúng cung cấp các điều kiện phù hợp để nâng cao vật chất và tinh thần của mỗi con người.

Thứ tư, nhân quyền liên quan đến phẩm giá con người: Nội dung của quyền con người đòi hỏi một người phải được coi trọng và tơn trọng vì lợi ích của chính họ, và được đối xử một cách có đạo đức bất kể người đó là nam hay nữ, giàu hay nghèo... Nó có ý nghĩa quan trọng trong luân lý, đạo đức, luật pháp và chính trị và được ghi nhận trong các khía cạnh khác nhau của quyền con người.

Thứ năm, quyền con người là không thể bị tước đoạt: Quyền con người không thể bị tước đoạt bởi bất kỳ quyền lực hay thẩm quyền nào bởi vì những quyền này bắt nguồn từ bản chất xã hội của con người và chúng thuộc về một người chỉ vì bản thân họ là một con người. Đặc điểm này còn được diễn đạt gắn với các tính chất khơng thể chuyển nhượng hay phân chia. Cũng như đặc điểm không thể bị tước đoạt, quyền con người như một yếu tố nhân thân của mỗi một cá thể, nó khơng cho phép áp dụng bất cứ hình thức chuyển giao hay hạn chế nào cho dù chỉ là một phần.

Thứ sáu, nhân quyền khơng là tuyệt đối trong mọi hồn cảnh: Con người là một sinh vật tồn tại trong xã hội và trong xã hội đó, để tồn tại như một thành viên, mỗi cá nhân luôn được đặt trong những quy tắc hành xử với những hạn chế nhất định đối với việc thụ hưởng các quyền và tự do của mình. Nhân quyền như vậy mang bản chất những quyền hạn hoặc yêu sách hạn chế - những hạn chế được đặt ra để không cho phép việc thực hành quyền của người này xâm hại đến lợi ích của các thành viên khác trong cộng đồng xã hội.

Thứ bảy, các học thuyết về nhân quyền không ngừng vận động và phát triển trong tính đa dạng: Quyền con người tiếp tục được mở rộng cùng với sự phát triển chính trị xã hội trong các cộng đồng và nhà nước khác nhau. Nội dung và sự bảo đảm quyền con người được giải thích theo những cách phù hợp với các giá trị xã hội biến động theo thời gian và hài hòa với lịch sử, văn hóa và tơn giáo ở mỗi quốc gia.

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

Thứ tám, quyền con người có tính liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau: Điều này thể hiện ở chỗ việc bảo đảm các quyền con người, toàn bộ hoặc một phần, nằm trong mối liên hệ phụ thuộc và tác động lẫn nhau. Tính liên hệ và phụ thuộc của quyền con người thể hiện ở chỗ là sự vi phạm một quyền sẽ là trực tiếp hoặc gián tiếp gây ảnh hưởng tiêu cực đến việc bảo đảm các quyền khác. Nếu một quyền được đảm bảo thì sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp tác động tích cực đến việc bảo đảm các quyền khác.

1.2. Khái niệm, đặc điểm giáo dục quyền con người cho sinh viên các trường đại học không chuyên luật ở Việt Nam

1.2.1. Khái niệm giáo dục quyền con người cho sinh viên

Quan điểm về giáo dục quyền con người hiện nay chịu ảnh hưởng nhiều bởi hệ tư tưởng phương Tây. Các khái niệm giáo dục quyền con người phổ biến được biết đến từ các tổ chức phi chính phủ có xu hướng xem giáo dục quyền con người dưới góc độ kết quả dưới dạng các quyền và tự do mong muốn, nổi bật bởi các khái niệm:

Hiến chương của Hội đồng Châu Âu về Giáo dục vì Quyền Cơng dân Dân chủ và Giáo dục Nhân quyền (2010)<small>7</small> định nghĩa giáo dục quyền con người là giáo dục, đào tạo, nâng cao nhận thức, thông tin, thực hành và hoạt động nhằm mục đích trang bị cho người học kiến thức, kỹ năng và sự hiểu biết cũng như phát triển thái độ và hành vi, trao quyền cho người học đóng góp vào việc xây dựng và bảo vệ nền văn hóa phổ quát về quyền con người trong xã hội, nhằm thúc đẩy và bảo vệ quyền con người và các quyền tự do cơ bản.

Một định nghĩa khác về giáo dục nhân quyền của Tổ chức Ân xá Quốc tế cho rằng: “Giáo dục quyền con người là một q trình trong đó mọi người tìm hiểu về quyền của họ và quyền của người khác, trong khuôn khổ học tập có sự tham gia và tương tác”<sup>8</sup>.

<small> </small>

<small>7. Committee of Ministers Recommendation CM/Rec (2010), on the Council of Europe Charter on Education for Democratic Citizenship and Human Rights Education. </small>

<small>8. Patricia Brander, Laure De Witte, Nazila Ghanea, Rui Gomes, Ellie Keen, Anastasia Nikitina, Justina Pinkeviciute (2020), COMPASS Manual for human rights education with young people, Council of Europe Publishing F-67075 Strasbourg Cedex. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

Chương trình Thế giới về Giáo dục Nhân quyền của Liên hợp quốc định nghĩa giáo dục quyền con người là: Giáo dục, đào tạo và thông tin nhằm xây dựng một nền văn hóa phổ quát về nhân quyền. Một nền giáo dục toàn diện về quyền con người không chỉ cung cấp kiến thức về quyền con người và các cơ chế bảo vệ chúng, mà còn truyền đạt các kỹ năng cần thiết để thúc đẩy, bảo vệ và áp dụng quyền con người trong cuộc sống hàng ngày. Giáo dục quyền con người thúc đẩy thái độ và hành vi cần thiết để duy trì quyền con người cho tất cả các thành viên trong xã hội<small>9</small>.

Trung tâm Tài nguyên Giáo dục Nhân quyền Khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đặc biệt đề cập đến mối quan hệ giữa nhân quyền và cuộc sống của những người liên quan đến giáo dục quyền con người: “Giáo dục quyền con người là một q trình có sự tham gia bao gồm các tập hợp hoạt động học tập được thiết kế có chủ ý sử dụng kiến thức, giá trị và kỹ năng về quyền con người làm nội dung hướng tới cơng chúng nói chung để giúp họ hiểu được trải nghiệm của mình và kiểm sốt cuộc sống của mình”.

Tựu chung lại, có thể khẳng định rằng: Giáo dục quyền con người là hoạt động có định hướng, có tổ chức, nhằm mục đích hình thành ở người học tri thức về quyền con người, thái độ và hành vi bảo đảm quyền con người với điều kiện tuân thủ pháp luật và tôn trọng giá trị lịch sử văn hóa bản địa.

1.2.2. Đặc điểm giáo dục quyền con người cho sinh viên các trường đại học không chuyên luật ở Việt Nam

Theo Quyết định số 01/2017/QĐ-TTg ngày 17/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành danh mục giáo dục, đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân, lĩnh vực đào tạo pháp luật là lĩnh vực đào tạo bao gồm các nhóm ngành, nghề tập trung vào lý thuyết và thực hành hệ thống pháp luật bao gồm các quy định pháp luật, hành chính, những cấu phần pháp luật của luật dân sự và luật hình sự; hoạt động hỗ trợ và dịch vụ pháp lý. Trên cơ sở danh mục lĩnh vực, <small> </small>

<small>9. Human rights education, truy cập ngày 28/02/2023. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

ngành đào tạo được quy định bởi Thủ tướng Chính phủ, cơ sở đào tạo thiết lập và duy trì các điều kiện được quy định tương ứng cho từng mã ngành đào tạo mà cơ sở đào tạo lựa chọn thực hiện.

Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, các trường đại học chỉ đào tạo cử nhân luật như Đại học Luật Hà Nội, như Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, hay như Đại học Luật Huế là những trường đào tạo cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ luật là những trường chuyên về luật. Còn những trường khơng đào tạo cử nhân luật hoặc có đào tạo cử nhân luật nhưng bên cạnh đó cịn đào tạo nhiều ngành khác nhau thì được gọi là các trường không chuyên luật.

Sinh viên các trường không chuyên luật là sinh viên theo học khối ngành không cấp bằng cử nhân luật. Sinh viên có thể theo học ở các ngành được khác nhau thuộc các lĩnh vực khác nhau được quy định tại Thông tư 09/2022/TT-BGDĐT ngày 06 tháng 06 năm 2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo như: Ngành khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên, ngành khoa học xã hội và hành vi, ngành nghệ thuật,… Có thể có trong chương trình đào tạo sinh viên các ngành này sinh viên được giảng dạy một số học phần như: Luật hiến pháp và luật hành chính, Luật dân sự và tố tụng dân sự, Luật hình sự và tố tụng hình sự, Luật kinh tế, Luật quốc tế, Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật, Luật kinh doanh, luật tài chính - ngân hàng, luật thương mại quốc tế,.. nhưng không được cấp bằng cử nhân luật.

Như vậy, có thể hiểu sinh viên khơng chun luật được hiểu là sinh viên đang theo học tại các trường đại học không chuyên về lĩnh vực pháp lý, họ không được đào tạo để trở thành một người có bằng cấp chuyên sâu về luật là cử nhân luật. Họ có thể thể học các lĩnh vực khác nhau như: Kinh doanh, khoa học xã hội, ngôn ngữ, văn học, nghệ thuật, kĩ thuật, sư phạm, y học, các ngành khoa học tự nhiên,,..

Nếu như giáo dục quyền con người tập trung vào các nội dung quyền bảo đảm cho phẩm giá của con người và mối quan hệ giữa nhà nước với công

</div>

×