Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

phân tích và đánh giá một số điểm mới của luật doanh nghiệp năm 2020 so vớiluật doanh nghiệp năm 2014 tối thiểu là 05 điểm mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 17 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>BỘ TƯ PHÁP</b>

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI</b>

<b>THI KẾT THÚC HỌC PHẦNMÔN: LUẬT THƯƠNG MẠI 1</b>

<b>Họ và tên: Trần Nam AnhLớp : N05.TL2</b>

<b>MSSV: 451020</b>

Hà Nội – 2022

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

Đề bài: TL TM1.28:

Phân tích và đánh giá một số điểm mới của Luật Doanh nghiệp năm 2020 so với Luật Doanh nghiệp năm 2014 (tối thiểu là 05 điểm mới). Trên cơ sở đó, hãy đánh giá những điểm mới nào của Luật Doanh nghiệp năm 2020 góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia?

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

1. Bổ sung thêm các trường hợp không được thành lập doanh nghiệp:...3

2. Về doanh nghiệp nhà nước:...4

3. Quy định về Ban Kiểm sốt, Kiểm sốt viên đối với Cơng ty trách nhiệm hữu hạn và Doanh nghiệp nhà nước...5

<b>4. Sửa đổi, bổ sung quy định về quyền cổ đông phổ thông và nghĩa vụ của</b> cổ đông:...6

5. Cắt giảm thủ tục hành chính:...7

5.1. Thay đổi quy định về dấu của doanh nghiệp...7

5.2. Rút ngắn thời gian báo trước khi tạm ngừng kinh doanh...8

6. Doanh nghiệp tư nhân có thể chuyển đổi thành công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh:...9

III: Những điểm mới của Luật Doanh nghiệp năm 2020 góp phần cải thiện mơi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia:...10

C: KẾT LUẬN:...12

D: DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:...13

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>BÀI LÀMA: MỞ ĐẦU: </b>

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế xã hội ngày nay, để việc áp dụng pháp luật được phù hợp nhất thì vấn đề phải đổi mới, sửa đổi, bổ sung các bộ luật là một điều cần thiết. Kể từ khi ra đời, Luật Doanh nghiệp đã góp phần không nhỏ trong việc điều tiết các hoạt động kinh doanh, đảm bảo sự ổn định của nền kinh tế thị trường nước nhà. Qua nhiều lần sửa đổi, hiện nay, Luật Doanh nghiệp 2020 hiện hành đã có những điểm mới, cải thiện hơn so với những văn bản pháp luật đi trước. Và để tìm hiểu cụ thể hơn, với đề bài trên, em xin được so sánh, phân tích và đánh giá một số điểm mới của Luật Doanh nghiệp năm 2020 so với Luật Doanh nghiệp năm 2014.

<b>Too long to read onyour phone? Save</b>

to read later on your computer

Save to a Studylist

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>B: NỘI DUNG:</b>

<b>I: Tìm hiểu chung: </b>

Trước khi đến với nội dung chính, chúng ta cần tìm hiểu về một số khái niệm cơ bản về Doanh nghiệp và Luật doanh nghiệp.

Theo quy định tại Khoản 10 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020:

Để ra đời một doanh nghiệp, cần có sự kiện thành lập doanh nghiệp theo những thủ tục luật định, và các chủ thể thành lập cũng phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật. Trong quá trình doanh nghiệp hoạt động, phát sinh các mối quan hệ khác nhau.

Để điều chỉnh các hoạt động từ khi thành lập doanh nghiệp đến khi doanh nghiệp chấm dứt sự tồn tại, thì Luật Doanh nghiệp ra đời. Từ đó, có thể hiểu Luật Doanh nghiệp là tổng thể các quy định pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực doanh nghiệp cụ thể trong hoạt động thành lập doanh nghiệp, hoạt động tổ chức quản lý doanh nghiệp, hoạt động tổ chức loại doanh nghiệp và phá sản, giải thể doanh nghiệp.

<b>II: Một số điểm mới của Luật Doanh nghiệp năm 2020 so với Luật Doanh nghiệp năm 2014: </b>

So với Luật Doanh nghiệp năm 2014, Luật Doanh nghiệp năm 2020 có nhiều nội dung sửa đổi mang tính đột phá, đổi mới cơ bản về các quy định của Nhà nước đối với doanh nghiệp, thể chế hóa những quan điểm, chủ trương mới của Đảng về cải cách kinh tế; nhất quán với tiến trình cắt giảm thủ tục hành chính và tạo thuận lợi hơn cho việc đăng ký doanh nghiệp; bổ sung các quy định không được thành lập và quản lý doanh nghiệp; cập nhật kịp thời các quy định mới phù hợp với xu hướng phát triển nền kinh tế thị trường; đồng thời, nội luật hóa các quy định có liên quan trong các điều ước quốc tế nước ta là thành viên, góp phần 2 | P a g e

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, thuận lợi cho việc hợp tác quốc tế của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

<b>1. Bổ sung thêm các trường hợp không được thành lập doanh nghiệp:</b>

Tại Khoản 2 Điều 18 của Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định về 6 trường hợp mà tổ chức, cá nhân khơng được thành lập doanh nghiệp. Cịn trong Khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định về 7 trường hợp không được thành lập doanh nghiệp. Và trong đó, có sự bổ sung thêm về các trường hợp không được thành lập doanh nghiệp. Cụ thể, Luật Doanh nghiệp 2020 bổ sung thêm các trường hợp sau:

Về cơ bản, việc bổ sung các nhóm đối tượng trên vào diện khơng được thành lập và quản lý doanh nghiệp là để tương thích với các liên quan như Luật Phòng, chống tham nhũng (công nhân công an), Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự và Bộ luật Tố tụng hình sự. Dù vậy, để xác định các nhóm đối tượng trên thì cần phải có căn cứ theo quy định của pháp luật, chẳng hạn như người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì phải có quyết định tuyên bố của Tòa án; pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh thì cũng phải thuộc trường hợp pháp nhân thương mại phạm tội và có Bản án có hiệu lực của Tòa án.

Đối với quy định người đang bị tạm giam không được thành lập và đăng ký doanh nghiệp, mặc dù đây là quy định mới nhưng có vẻ như đã trùng lặp với

đó. Bởi lẽ tạm giam là một biện pháp ngăn chặn được quy định trong Bộ luật Tố

3 | P a g e

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

tụng hình sự đối với người đang bị xem xét (truy cứu) trách nhiệm hình sự nên đã bị tạm giam thì đã đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự rồi. Do đó, bổ sung thêm nhóm đối tượng người đang bị tạm giam bên cạnh nhóm đối tượng đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự là khơng thật sự cần thiết.

Bên cạnh đó, dù người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, kể cả người bị giam thì vẫn chưa bị coi là có tội. Hiến pháp quy định rõ người bị buộc tội được coi là khơng có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật; mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật khơng cấm.

Có thể thấy Luật Doanh nghiệp 2020 đã quy định chặt chẽ hơn các đối tượng có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam, đồng thời cũng để phù hợp với quy định về người được giám hộ tại Bộ Luật Dân sự 2015.

<b>2. Về doanh nghiệp nhà nước: </b>

Khái niệm về doanh nghiệp nhà nước tại Luật Doanh nghiệp 2020 là sự thay đổi lớn so với Luật Doanh nghiệp 2014, tuy nhiên nội dung này khá tương đồng với Luật Doanh nghiệp 2005 và có sự mở rộng hơn. Theo đó, tại khoản 11 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 nêu: “

. Cụ thể, tại khoản 3 điều 88 Luật này quy định:

4 | P a g e

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

Theo đó, một doanh nghiệp sẽ đủ điều kiện là doanh nghiệpn Nhà nước nếu Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ thì doanh nghiệp đó sẽ đủ điều kiện là doanh nghiệp Nhà nước. Luật Doanh nghiệp năm 2020 cũng chia các doanh nghiệp Nhà nước thành hai nhóm: Doanh nghiệp nhà nước do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; và Doanh nghiệp nhà nước do Nhà nước nắm giữ từ 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Trong trường hợp thứ nhất, doanh nghiệp sẽ được cơ cấu dưới hình thức Cơng ty TNHH một thành viên trong khi trong trường hợp thứ hai, công ty sẽ được cơ cấu dưới hình thức Cơng ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc Công ty cổ phần. Điều này sẽ dẫn đến sự khác biệt về cơ cấu tổ chức và quản lý của doanh nghiệp.

Quy định này giúp thể hiện rõ ràng, mở rộng hơn khái niệm về doanh nghiệp Nhà nước đồng thời cũng làm đa dạng hóa loại hình Doanh nghiệp nhà nước so với quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2014. Điều này, làm cho số lượng doanh nghiệp nhà nước cũng tăng lên đáng kể.

<b>3. Quy định về Ban Kiểm sốt, Kiểm sốt viên đối với Cơng ty trách nhiệm hữu hạn và Doanh nghiệp nhà nước:</b>

Theo khoản 2 Điều 54 Luật Doanh nghiệp 2020 thì: “Cơng ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 88 của Luật này và công ty con của doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 88 của Luật này phải thành lập Ban kiểm sốt; các trường hợp khác do cơng ty quyết định”.

Việc thành lập Ban Kiểm sốt của cơng ty TNHH được Luật Doanh nghiệp 2020 quy định tại Điều 65.

Khoản 1 Điều 102 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định: Căn cứ quy mô của công ty, cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định bổ nhiệm 01 Kiểm soát viên 5 | P a g e

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

hoặc thành lập Ban kiểm soát gồm 03 đến 05 Kiểm sốt viên. Nhiệm kỳ Kiểm sốt viên khơng quá 05 năm và được bổ nhiệm lại nhưng mỗi cá nhân chỉ được bổ nhiệm làm Kiểm soát viên của một cơng ty khơng q 02 nhiệm kỳ. Có thể thấy trong doanh nghiệp nhà nước được điều chỉnh bởi Luật Doanh nghiệp 2014 có thể có hoặc khơng có Ban kiểm sốt trong cơ cấu tổ chức quản lý của mình. Đến Luật Doanh nghiệp năm 2020, doanh nghiệp nhà nước đã có sự thay đổi hồn tồn trong hình thức và nội dung. Khoản 1 Điều 103 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định: Căn cứ quy mô của công ty, cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định thành lập Ban kiểm sốt có từ 01 đến 05 Kiểm sốt viên, trong đó có Trưởng Ban kiểm sốt. Nhiệm kỳ Kiểm sốt viên khơng q 05 năm và có thể được bổ nhiệm lại nhưng không quá 02 nhiệm kỳ liên tục tại công ty đó. Trường hợp Ban kiểm sốt chỉ có 01 Kiểm sốt viên thì Kiểm sốt viên đó đồng thời là Trưởng Ban kiểm soát và phải đáp ứng tiêu chuẩn của Trưởng Ban kiểm soát. Như vậy, Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định trong cơ cấu tổ chức quản lý của doanh nghiệp nhà nước bắt buộc phải có Ban kiểm soát. Quy định này nhằm đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp nhà nước được giám sát, đánh giá khách quan và trung thực.

<b>4. Sửa đổi, bổ sung quy định về quyền cổ đông phổ thông và nghĩa vụ của cổ đông:</b>

Theo khoản 2 Điều 115 Luật Doanh nghiệp năm 2020: cổ đơng hoặc nhóm cổ đơng sở hữu từ 05% (thay vì ở mức từ 10% như Luật Doanh nghiệp năm 2014) tổng số cổ phần phổ thông trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại Điều lệ cơng ty có một số quyền như:

- Xem xét và trích lục sổ biên bản và các nghị quyết của Hội đồng quản trị, báo cáo tài chính giữa năm và hằng năm theo mẫu của hệ thống kế toán Việt Nam và các báo cáo của Ban kiểm soát, hợp đồng, giao dịch phải thông qua Hội đồng

6 | P a g e

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

quản trị và tài liệu khác trừ tài liệu liên quan đến bí mật thương mại, bí mật kinh doanh của cơng ty;

- u cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông trong một số trường hợp;

- Yêu cầu Ban kiểm soát kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của công ty khi xét thấy cần thiết;

- Các quyền khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 và Điều lệ công ty. Tại Điều 115 Luật Doanh nghiệp năm 2014, Luật Doanh nghiệp 2020 bổ sung thêm nghĩa vụ sau tại Điều 119: “

Luật Doanh nghiệp năm 2020 đã bỏ quy định cổ đông hoặc nhóm cổ đơng phải sở hữu cổ phần phổ thơng trong thời hạn liên tục ít nhất 06 tháng tại khoản 2 Điều 114 Luật Doanh nghiệp năm 2014 để bảo đảm việc thực hiện các quyền của cổ đông không làm ảnh hưởng đến việc điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường của doanh nghiệp.

Với quy định này, Luật Doanh nghiệp 2020 đã có hướng tích cực hơn so với Luật Doanh nghiệp 2014, đã phần nào hướng tới bảo vệ quyền lợi của nhóm các cổ đông nhỏ trong Công ty cổ phần, hạn chế người quản lý hoặc cổ đông lớn lạm dụng địa vị, quyền hạn gây thiệt hại cho công ty và cổ đơng nhỏ.

<b>5. Cắt giảm thủ tục hành chính: </b>

<b>5.1. Thay đổi quy định về dấu của doanh nghiệp:</b>

So với quy định về con dấu tại LDN 2014 thì LDN 2020 đã bỏ quy định “Trước khi sử dụng, doanh nghiệp có nghĩa vụ thơng báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về 7 | P a g e

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

đăng ký doanh nghiệp”. Theo đó, Luật bãi bỏ thủ tục thơng báo mẫu dấu, đồng thời quy định doanh nghiệp có thể sử dụng dấu "số" thay cho dấu "truyền thống”.

LDN 2020 tiếp tục thực hiện một bước cải cách đáng kể về con dấu của doanh nghiệp là bãi bỏ thủ tục thông báo mẫu dấu. Cụ thể, khoản 2 và khoản 3 Điều 43 LDN 2020 quy định doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp; việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành. Doanh nghiệp sử dụng dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật. LDN 2020 cũng khơng cịn quy định nội dung bắt buộc phải thể hiện trên con dấu của doanh nghiệp.

Ngồi ra, LDN 2020 cịn bổ sung doanh nghiệp có thể có “dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử” bên cạnh “dấu được làm tại cơ sở khắc dấu”. Việc bổ sung này mặc dù mới so với LDN 2014 nhưng không hẳn là nét mới mang tính đột phá bởi lẽ chữ ký điện tử vốn đã được doanh nghiệp sử dụng trên thực tế từ rất lâu; Luật Giao dịch điện tử được ban hành từ năm 2015 đã có quy định về chữ ký điện tử. Do đó, LDN 2020 ghi nhận “dấu dưới hình thức chữ ký số” là một bước ghi nhận cho phù hợp với tình hình thực tế và xu thế cách mạng công nghiệp hiện nay.

<b>5.2. Rút ngắn thời gian báo trước khi tạm ngừng kinh doanh:</b>

Thời gian phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh trước khi tạm ngừng kinh doanh được rút ngắn từ chậm nhất 15 ngày xuống còn 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.

Cụ thể, Điều 200 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định doanh nghiệp có trách nhiệm thơng báo bằng văn bản về thời điểm và thời hạn tạm ngừng hoặc tiếp tục 8 | P a g e

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

kinh doanh cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất 15 ngày trước ngày tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh. Quy định này áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.

Nhưng tại khoản 1 Điều 206 Luật Doanh nghiệp năm 2020, doanh nghiệp chỉ cần thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.

Như vậy, so với Luật Doanh nghiệp năm 2014, Luật Doanh nghiệp 2020 đã thu gọn được những thủ tục hành chính rườm rà, hướng đến sự nhanh gọn và hiệu quả, vừa phù hợp với bối cảnh xã hội, vừa có lợi cho doanh nghiệp.

<b>6. Doanh nghiệp tư nhân có thể chuyển đổi thành cơng ty TNHH, công ty cổphần, công ty hợp danh:</b>

Điều 199 Luật Doanh nghiệp năm 2014 chỉ quy định trường hợp chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty trách nhiệm hữu hạn. Theo Điều 205 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp tư nhân có thể chuyển đổi thành cơng ty TNHH, công ty CP hoặc công ty hợp danh theo quyết định của chủ doanh nghiệp tư nhân nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

– Doanh nghiệp được chuyển đổi phải có đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật này: Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh; tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định của pháp luật về doanh nghiệp; có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ; nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

– Chủ doanh nghiệp tư nhân cam kết bằng văn bản chịu trách nhiệm cá nhân bằng tồn bộ tài sản của mình đối với tất cả khoản nợ chưa thanh toán và cam kết thanh toán đủ số nợ khi đến hạn;

9 | P a g e

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

– Chủ doanh nghiệp tư nhân có thỏa thuận bằng văn bản với các bên của hợp đồng chưa thanh lý về việc công ty được chuyển đổi tiếp nhận và tiếp tục thực hiện các hợp đồng đó;

– Chủ doanh nghiệp tư nhân cam kết bằng văn bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản với các thành viên góp vốn khác về việc tiếp nhận và sử dụng lao động hiện có của doanh nghiệp tư nhân.

Việc cho phép doanh nghiệp tư nhân được chuyển đổi trực tiếp thành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh sẽ tạo điều kiện để doanh nghiệp thay đổi mơ hình hoạt động phù hợp với tình hình tài chính, thực tiễn của doanh nghiệp và tương thích với các quy định tại Luật Cạnh tranh năm 2018.

<b>III: Những điểm mới của Luật Doanh nghiệp năm 2020 góp phần cải thiện mơi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia:</b>

Trong những điểm mới của Luật Doanh nghiệp 2020 đã nêu trên thì việc cắt giảm thủ tục hành chính này và doanh nghiệp tư nhân có thể chuyển đổi thành cơng ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh

- Đối với việc cắt giảm thủ tục hành chính như: rút ngắn thời gian báo trước khi tạm ngừng kinh doanh đã giảm đi rất nhiều chi phí cho các doanh nghiệp, tránh được rất nhiều thủ tục rườm rà và việc thay đổi về dấu của doanh nghiệp giúp cho doanh nghiê Œp linh hoạt, dễ dàng hơn trong viê Œc sử dụng con dấu trong hoạt đô Œng của mình, đồng thời cũng làm hạn chế các tranh chấp, các giao dịch phát sinh liên quan đến viê Œc quản lý, sử dụng con dấu. Có thể thấy quy định này còn mang ý nghĩa dấu hiệu nhận biết của doanh nghiệp hơn là một yếu tố có tính pháp lý.

- Doanh nghiệp tư nhân có thể chuyển đổi thành công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh: đây là sự đột phá trong việc cơng nhận chuyển đổi loại hình doanh nghiệp tư nhân thành công ty cổ phần. Bởi lẽ, Luật Doanh nghiệp năm 2014 không quy định về trường hợp này, điều đó gây ra nhiều trở ngại cho 10 | P a g e

</div>

×