Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

trình bày khái quát quy định của cisg về việc bồithường thiệt hại do vi phạm hợp đồng của bên bán phân tích một án lệ điển hình để minh họa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.24 MB, 18 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b> KHOA LUẬT QUỐC TẾ</b>

<i>Trình bày khái quát quy định của CISG về việc bồithường thiệt hại do vi phạm hợp đồng của bên bán.</i>

<i>Phân tích một án lệ điển hình để minh họa.</i>

<b> </b>

<b> NHÓM : 04</b>

<b> LỚP : CNBB20M (N04.TL2)</b>

<i><b> Hà Nội, 2022 </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT QUẢ THAM GIA</b>

Môn học: Luật Thương mại quốc tế

Đề bài: Trình bày khái quát quy định của CISG về việc bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng của bên bán. Phân tích một án lệ điển hình để minh họa.

Kết quả như sau: 4 451833 Nguyễn Thị Minh Xuân X 5 451834 Nguyễn Thị Huyền Trang X

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b><small>MỤC LỤC</small></b>

<b>MỞ ĐẦU...1</b>

<b>NỘI DUNG...1</b>

<b>I. KHÁI QUÁT QUY ĐỊNH CỦA CISG VỀ VIỆC BỒI THƯỜNG THIỆTHẠI DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG CỦA BÊN BÁN...1</b>

<b>1. Xác định mức bồi thường thiệt hại...1</b>

<b>2. Trường hợp hợp đồng bị hủy...3</b>

<b>3. Thời gian và địa điểm...4</b>

<b>4. Hủy hợp đồng...5</b>

<b>II. QUY ĐỊNH CỦA CISG VỀ VIỆC BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO VIPHẠM HỢP ĐỒNG CỦA BÊN BÁN MINH HỌA THÔNG QUA ÁN LỆSỐ 1515/2013 (ÁN LỆ GẠCH MOISAIC THỦY TINH)...5</b>

<b>III. ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN CHẾ ĐỊNH BỒI THƯỜNG THIỆTHẠI DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM...9</b>

<b>KẾT LUẬN...10</b>

<b>PHỤ LỤC...11</b>

<b>DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...13</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>MỞ ĐẦU</b>

Công ước Viên Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (Convention on Contracts for the International Sale of Goods - CISG) được soạn thảo bởi Uỷ ban của Liên hợp quốc về Luật thương mại quốc tế (UNCITRAL) trong một nỗ lực hướng tới việc thống nhất nguồn luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Vào ngày 18/12/2015, Việt Nam chính thức gia nhập và trở thành thành viên thứ 84 của CISG và CISG chính thức có hiệu lực tại Việt Nam vào ngày 01/01/2017. Thực tiễn tranh chấp về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong khuôn khổ CISG đặt ra nhiều vấn đề pháp lý phức tạp địi hỏi cần có sự nghiên cứu chuyên sâu để áp dụng vào pháp luật thương mại trong nước. Với tầm quan trọng của quy định về bồi thường thiệt hại của CISG đối với

<i>Việt Nam, việc lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Trình bày khái quát quy định của</i>

<i>CISG về việc bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng của bên bán. Phân tíchmột án lệ điển hình để minh họa” là điều cần thiết để đề xuất một số khuyến</i>

<b>nghị định hướng hoàn thiện pháp luật thương mại Việt Nam hiện nay. </b>

<b>NỘI DUNG</b>

<b>I. KHÁI QUÁT QUY ĐỊNH CỦA CISG VỀ VIỆC BỒI THƯỜNG THIỆTHẠI DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG CỦA BÊN BÁN </b>

Nếu bên bán vi phạm nghĩa vụ theo quy định của hợp đồng hoặc Cơng ước, bên mua có quyền yêu cầu một khoản bồi thường thiệt hại từ bên bán, dù hành vi vi phạm là không thực hiện hợp đồng, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ, sai phạm về thời hạn thực hiện nghĩa vụ…

<b>1. Xác định mức bồi thường thiệt hại </b>

Trong phần lớn các trường hợp, biện pháp khắc phục được áp dụng thường là bồi thường thiệt hại, bổ sung cho các biện pháp khắc phục khác. Việc bồi thường thiệt hại được quy định từ Điều 74 đến Điều 77 của Công ước. Tuy

<b>Too long to read onyour phone? Save</b>

to read later on your computer

Save to a Studylist

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

nhiên, Công ước không đưa ra hướng dẫn cụ thể để tính tốn thiệt hại.

Điều 74 Cơng ước quy định tiền bồi thường thiệt hại là một khoản tiền bao gồm tổn thất mà bên bị vi phạm phải gánh chịu và khoản lợi bị bỏ lỡ (thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút). Với tính chất là sự bù đắp hợp lý cho những tổn hại mà bên mua phải chịu, tiền bồi thường thiệt hại không thể cao hơn tổn thất và số lợi bỏ lỡ mà bên mua đã dự liệu hoặc đáng lẽ phải dự liệu được vào lúc giao kết hợp đồng (có tính đến các tình tiết mà họ đã biết hoặc đáng lẽ phải biết). Ngoài ra, bên mua phải áp dụng những biện pháp hợp lý dựa trên tình hình thực tế để tính tốn những thiệt hại đồng thời để hạn chế phải chịu thêm nhiều tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra. Nếu bên mua khơng làm được điều này thì bên bán hồn tồn có thể u cầu giảm bớt một khoản tiền bồi thường thiệt hại tương đương với mức tổn thất và lẽ ra bên mua có thể khơng phải chịu. Khác với Luật Thương mại Việt Nam, CISG chú trọng về tính dự đốn trước được của thiệt hại thay vì tính trực tiếp và thực tế . Việc u cầu về tính dự<small>1</small>

đốn trước được của thiệt hại cũng sẽ dẫn đến việc các thiệt hại q “xa”, mang tính gián tiếp thường sẽ khơng thỏa mãn yêu cầu này và thường sẽ không được bồi thường. Các khoản thiệt hại phải được tính tốn và chứng minh một cách hợp lý. Tính hợp lý ở đây được đánh giá một cách khách quan, dựa trên thực tiễn các yếu tố tránh chấp và của thị trường. Nguyên tắc này không cho phép các bên thổi phồng thiệt hại của mình lên một cách vơ căn cứ, bất hợp lý. Tuy nhiên, cách tiếp cận của Cơng ước theo hướng có lợi hơn cho bên bị thiệt hại nếu đòi hỏi của bên bị thiệt hại là chính đáng.

CISG khơng quy định cụ thể thiệt hại tinh thần có được bồi thường hay khơng, ví dụ thiệt hại do ảnh hưởng đến uy tín của một bên. Mặc dù việc đòi bồi thường thiệt hại tinh thần ít xảy ra đối với hợp đồng mua bán hàng hóa (mà chỉ thường xảy ra trong những hợp đồng ký kết với nghệ sĩ, vận động viên cấp cao hoặc những nhà tư vấn thuộc công ty hay một tổ chức) và thiệt hại tinh thần

<small>1 Điều 74 CISG</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

được đòi bồi thường, với điều kiện phải tuân thủ các yêu cầu của CISG về tính dự đốn trước được của thiệt hại, và phải chứng minh thiệt hại tinh thần đó một cách hợp lý.

Một vấn đề cần lưu ý trong cả Cơng ước và Luật Thương mại 2005 đó là biện pháp bồi thường mới giới hạn đối với những thiệt hại vật chất. Công ước cũng không loại trừ rõ ràng thiệt hại phi tiền tệ. Tổn hại về uy tín và cơ hội kinh doanh được phân nhóm vào thiệt hại bằng tiền theo Công ước. <small>2</small>

Một vấn đề hiện nay cũng gây tranh luận đó là thiệt hại đối với bên thứ ba. Điều 5 Công ước không áp dụng cho trách nhiệm của bên bán trong trường hợp hàng của bên bán gây thiệt hại về thân thể hoặc làm chết một người nào đó. Một số tòa án và tài liệu học thuật phủ nhận khả năng áp dụng CISG đối với quyền truy đòi của bên mua theo Điều 5 CISG. Hội đồng cố vấn CISG lại cho rằng nên cho phép bên mua yêu cầu bồi thường thiệt hại do hậu quả của việc sản phẩm bị lỗi của bên bán gây thương tích cho bên thứ ba hoặc tài sản của họ.

Bên cạnh đó, trong các bài nghiên cứu và các án lệ cũng không thống nhất về việc liệu luật bồi thường ngồi hợp đồng trong nước có thể được áp dụng đồng thời với Công ước hay không. Một số ủng hộ việc áp dụng theo luật trong nước hiện hành. Một số tranh luận về việc loại trừ luật bồi thường ngoài hợp đồng trong nước trong những trường hợp này. Quan điểm thứ ba phân biệt giữa thiệt hại do hoạt động sai sót của hàng hóa, trong trường hợp này CISG được áp dụng riêng và thiệt hại do hàng hóa khơng tn thủ các tiêu chuẩn và kỳ vọng chung về an toàn, trong trường hợp đó, có thể áp dụng đồng thời CISG và luật quốc gia.

<b>2. Trường hợp hợp đồng bị hủy </b>

Thiệt hại phát sinh khi hợp đồng mua bán hàng hóa bị hủy và bên bị vi phạm đã ký hợp đồng thay thế trong một khoảng thời gian hợp lý hoặc không ký

<small>2 Schwenzer in Schwenzer Commentary on the UN Convention on the International Sale of Goods (4th ed, OUP,Oxford, 2016) Article 74 para.4.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

hợp đồng thay thế. Trường hợp thiệt hại phát sinh khi hợp đồng thay thế có giá trị cao hơn hợp đồng bị hủy bên vi phạm hợp đồng phải bồi thường khoản chênh lệch giữa giá trị hợp đồng bị hủy và hợp đồng thay thế cho bên bị vi phạm. Trường hợp bên bị vi phạm không ký hợp đồng thay thế, bên vi phạm bồi thường chênh lệch giữa giá hợp đồng bị hủy và giá thị trường hiện hành cao hơn giá hợp đồng đã bị hủy. Điều 75 Cơng ước CISG đưa ra cách tính tốn thiệt hại trong trường hợp hợp đồng bị hủy và hợp đồng thay thế và Điều 76 đưa ra cách tính tốn thiệt hại trong trường hợp hủy hợp đồng nhưng bên bị thiệt hại không ký hợp đồng thay thế.

<b>3. Thời gian và địa điểm </b>

Điều 74 CISG CISG không quy định cụ thể về thời gian để tính tốn thiệt hại. Vì vậy để thanh tốn thiệt hại một cách kịp thời; đảm bảo quyền và lợi ích giữa các bên trong hợp đồng thì cơ qua tài phán có thể tồn quyền quyết định thời điểm thích hợp để thực hiện bồi thường kịp thời cho người bị thiệt hại nhằm khắc phục tình trạng tài sản, sức khỏe, tính mạng cho người bị thiệt hại, hạn chế thêm thiệt hại xảy ra. Ngoài việc bồi thường kịp thời thì cịn cần bồi thường tồn bộ - việc bồi thường này cần phải đánh giá vào thời điểm muộn nhất có thể để có thể bồi thường mọi hậu quả được phát sinh.<small>3</small>

Công ước không quy định về nơi mà các thiệt hại phải được thanh toán. Schwenzer lập luận rằng bồi thường thiệt hại phải được thanh toán tại nơi thực hiện nghĩa vụ bị vi phạm. Những người khác cho rằng thiệt hại phải được thanh<small>4</small>

toán tại địa điểm kinh doanh của bên được bồi thường. Quan điểm thứ hai phù<small>5</small>

hợp với nguyên tắc chung của Điều 57 và 74 CISG về bồi thường tồn bộ tổn

<small>3 Gotanda in S Krưll/L Mistelis/P Perales-Viscasillas (eds), UN Convention on Contracts for the InternationalSale of Goods (Beck, Hart, Munich, 2011) Article 74 para. 29; see also I Schwenzer Commentary on the UNConvention on the International Sale of Goods (4th ed, OUP, Oxford, 2016) Article 74 para. 46.</small>

<small>4 Schwenzer in Schwenzer Commentary on the UN Convention on the International Sale of Goods (4th ed, OUP,Oxford, 2016) Article 74 para. 63.</small>

<small>5 OLG Düsseldorf (2 July 1993) CISG-online 74; P Huber in P Huber/A Mullis, The CISG; A Textbook forStudents and Fractitioners (sellier, Munich, 2007) 281; J Gontanda in S Kröll/L Mistelis/P Perales-Viscasillas(eds), UN Convention on Contracts for the International Sale of Goods (Beck, Hart, Munich, 2011) Article 74para. 30.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

thất hơn.

<b>4. Hủy hợp đồng</b>

Do tính chất cực đoan của biện pháp này, Cơng ước quy định hủy hợp đồng chỉ dành cho trường hợp đặc biệt, cụ thể là vi phạm cơ bản. Căn cứ điểm a<small>6</small>

Khoản 1 Điều 49 CISG, bên mua có quyền huỷ bỏ hợp đồng nếu hành vi của bên bán cấu thành vi phạm cơ bản hợp đồng dựa trên những điều khoản đã được thỏa thuận hoặc được quy định trong công ước Viên 1980. Điều 49 đã dẫn chiếu đến Điều 25 CISG quy định về vi phạm cơ bản hợp đồng.

Tuy nhiên, biện pháp này cũng mở rộng trong trường hợp không giao hàng. Vì vậy, nếu bên bán khơng giao hàng hố hoặc chỉ giao một phần hàng hóa theo quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 49 CISG và Điều 51 CISG; hoặc liên quan đến giao hàng từng phần được quy định trong Điều 73 thì bên mua có thể huỷ hợp đồng.

Ngoài ra theo Điều 72 CISG quy định thì bên mua có thể tun bố huỷ hợp đồng nếu nhận thấy rằng bên bán sẽ gây ra vi phạm hợp đồng mà vi phạm này được dự liệu từ trước khi thực hiện hợp đồng. Sự vi phạm này phải được xem xét dựa trên hiểu biết của một người thơng thường và được suy đốn dựa trên các yếu tố khách quan.

<b>II. QUY ĐỊNH CỦA CISG VỀ VIỆC BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO VIPHẠM HỢP ĐỒNG CỦA BÊN BÁN MINH HỌA THÔNG QUA ÁN LỆSỐ 1515/2013 (ÁN LỆ GẠCH MOISAIC THỦY TINH)<small>7</small></b>

<b>Tên án lệ: Án lệ gạch MOSAIC thủy tinh</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>Cơ quan xét xử: Tòa án tối cao Áo Các vấn đề pháp lý chính: </b>

Vi phạm cơ bản

Xác định thiệt hại: Tính có thể tiên liệu của thiệt hại Bồi thường thiệt hại

<b>Các điều khoản của CISG đã được áp dụng: các Điều 49, 74 CISGTóm tắt tranh chấp:</b>

Bên mua (Áo) khởi kiện bên bán (Ý) vì lý do phần lớn số gạch mà bên bán giao không phù hợp như trong hợp đồng và bên bán không thể thay thế gạch kém chất lượng trước thời hạn đã thỏa thuận. Trong quá trình kiểm tra hàng hóa, bên mua đã phát hiện hàng hóa bị lỗi và bên mua đã yêu cầu bồi thường thiệt hại mà bên mua đã phải chịu. Bên mua đã hủy hợp đồng và mua gạch thay thế cho phần gạch không phù hợp để tránh phạt hợp đồng nhưng một phần gạch của bên bán đã được lát phải gỡ bỏ vì khơng phù hợp với số gạch thay thế.

Tòa án tối cao Áo đã quyết định: Theo điều 74 CISG, nếu bên bán không thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng thì phải bồi thường cho bên mua đã thực hiện đúng hợp đồng để khơi phục lại tình trạng nhưng bên bán chỉ bồi thường thiệt hại trong phạm vi không vượt quá mức thiệt hại mà trong hợp đồng đã thỏa thuận.

Sự kiện pháp lý: Bên mua kiện bên bán đòi bồi thường thiệt hại do giao hàng không phù hợp như hợp đồng đã thỏa thuận

Vấn đề pháp lý: Tranh chấp về thiệt hại do vi phạm hợp đồng theo Điều 74 CISG do bên bán đã giao hàng không đúng như trong hợp đồng, bên mua hủy hợp đồng và dỡ bỏ phần hàng đã nhận vì số hàng thay thế đã khơng đồng nhất, bên mua kiện địi bồi thường.

<b>Lập luận của cơ quan giải quyết tranh chấp:</b>

Căn cứ vào Điều 1.1 CISG, vì người mua và người bán trong vụ tranh chấp có trụ sở thương mại ở các quốc gia là thành viên của Công ước (Áo và Ý)

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

nên Tòa án tối cao áp dụng CISG là nguồn luật giải quyết tranh chấp. Tòa án tối cao Áo đã kết luận rằng nếu bên bán khơng hồn thành nghĩa vụ hợp đồng, bên mua đã tuân thủ hợp đồng phải được bồi thường để phục hồi lại tình trạng giống như bên bán chưa từng vi phạm hợp đồng.

Tuy nhiên, bên bán chỉ phải bồi thường những thiệt hại hợp đồng mà bên bán tiên liệu được tại thời điểm ký kết hợp đồng (theo Điều 74 CISG). Về vấn đề này, Toà án nhấn mạnh rằng “tiên liệu” trong ngữ cảnh này không phải là tiên liệu việc vi phạm hợp đồng hay ai sẽ chịu trách nhiệm cho việc vi phạm đó. Thay vào đó, thứ phải tiên liệu là thiệt hại do sự không tuân thủ hợp đồng gây ra.

Trong trường hợp này, bên bán biết rằng bên mua bị áp lực thời gian, vậy nên bên bán đã có thể tiên liệu được chi phí mua gạch thay thế và phí dỡ bỏ gạch đã được lát. Chỉ có tính có thể dự đốn trước của thiệt hại là vấn đề trọng tâm, còn nội dung của thiệt hại, và việc thiệt hại là kết quả trực tiếp hay gián tiếp

<i>của việc vi phạm hợp đồng thì khơng được xem xét. </i>

<i><b>Bình luận án lệ: </b></i>

Về luật áp dụng theo hợp đồng giữa hai bên hàng hóa mua bán là gạch.<i><b>, </b></i>

Mục đích mua bán là mục đích thương mại. Như vậy hàng hóa mua bán khơng phải hàng hóa tiêu dùng cho cá nhân, gia đình, nội trợ,.. mà là hàng hóa với mục đích thương mại. Vì vậy hợp đồng mua bán hàng hóa trên thuộc đối tượng điều chỉnh của CISG. Bên cạnh đó, theo quy định tại điểm a, Khoản 1 Điều 1 Công

<i>ước Viên năm 1980: “Công ước này áp dụng cho các hợp đồng mua bán hàng</i>

<i>hóa giữa các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau: Khi cácquốc gia này là quốc gia thành viên của Công ước…”. Trong trường hợp trên</i>

bên mua và bên bán đến từ hai quốc gia là Áo và Ý nên sẽ áp dụng theo quy định điều khoản này. Bên bán và bên mua đồng ý áp dụng CISG như một phần của luật nội dung của một Quốc gia ký kết, vì họ đã chọn luật Áo (quốc gia thành viên của CISG) là luật điều chỉnh. Vì những lý do trên việc giải quyết

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

tranh chấp giữa các bên sẽ áp dụng CISG.

Trong trường hợp này, bên mua huỷ bỏ hợp đồng do bên bán đã vi phạm cơ bản hợp đồng theo Điều 49 CISG. Theo Điều 25 CISG, “vi phạm hợp đồng căn bản” là vi phạm dẫn đến thiệt hại cho bên kia đến mức làm mất đi những gì bên kia có quyền mong đợi theo hợp đồng, trừ khi bên vi phạm hợp đồng hoặc một người hợp lý (reasonable person) trong cùng một hồn cảnh khơng thể tiên liệu trước được kết quả đó. Khả năng tiên liệu được kỳ vọng từ hợp đồng của bên bị vi phạm là những tiêu chí liên quan khi giải thích và đánh giá tầm quan trọng và tính cơ bản của nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm.

Liên quan đến tính tiên liệu trước được của thiệt hại, Điều 74 CISG giới

<i>hạn mức bồi thường bằng nguyên tắc tiên liệu tổn thất (foreseeability of loss).</i>

Mức bồi thường trong CISG được giới hạn trong những rủi ro và trách nhiệm pháp lý có thể phát sinh trong giao dịch mà bên vi phạm phải tiên liệu hoặc phải tiên liệu được vào thời điểm giao kết hợp đồng. Nguyên tắc này đưa ra cả tiêu chuẩn chủ quan lẫn khách quan. Tiêu chuẩn chủ quan “tiên liệu” phụ thuộc vào thông tin của bên vi phạm. Thông tin này bao gồm những điều khoản trong hợp đồng, thói quen giữa hai bên và tập quán thương mại. Tiêu chuẩn khách quan “phải tiên liệu được” là những kiến thức thông thường một bên của giao dịch trong một hoàn cảnh tương tự có thể nhận biết.

Trong thực tiễn xét xử, các trường hợp được xem là bên vi phạm được xem là khơng thể tiên liệu được: sản xuất hàng hóa trong một quốc gia khác do vận chuyển chậm trễ, lợi nhuận bị bỏ lỡ khi bên vi phạm không biết các điều khoản hợp đồng của bên mua với bên thứ ba; chi phí chuẩn bị cần thiết phát sinh bởi bên mua, thiệt hại về danh tiếng, khách hàng… Ngược lại, các chi phí được xem là có thể tiên liệu: thiệt hại của bên mua khi bên bán biết rằng bên mua sẽ bán lại các hàng hóa này, khoản lợi nhuận bị bỏ lỡ cao bất thường nếu bên mua cho bên bán rủi ro xảy ra tổn thất cụ thể này và bên bán chấp nhận rủi ro đó. Luật Thương mại 2005 của Việt Nam khơng có quy định về khả năng tiên liệu

</div>

×