TÌM HIỂU VỀ CÔNG ƯỚC VIÊN 1980
(CISG)
Bài tập nhóm
11-Apr-16
Nhóm 2
LÝ THANH TOÀN
LÊ PHAN KHẮC SANH
MAI QUỲNH HOA
TRẦN THỊ LỆ XUÂN
GVHD: Ths NGÔ THỊ HẢI XUÂN
MỤC LỤC
I. PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................. 2
II. GIỚI THIỆU CHUNG ......................................................................... 2
1.
Mục đích của CISG: ....................................................................................................................... 3
2.
Tóm Tắt Nội Dung .......................................................................................................................... 4
III. PHÂN TÍCH MỘT SỐ ĐỀ QUY ĐỊNH CỦA CÔNG ƯỚC VIÊN
(CISG) ....................................................................................................... 7
1.
2.
3.
Chương 1: Phạm vi áp dụng .......................................................................................................... 7
1.1
CISG được áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế trong trường hợp nào? .. 7
1.2
CISG không được áp dụng trong trường hợp nào? ............................................................. 8
1.3
Một số lưu ý khác: ................................................................................................................... 8
Chương 2: Quy định pháp lý của CISG ........................................................................................ 8
2.1
Ký kết hợp đồng ...................................................................................................................... 8
2.2
Hình thức của hợp đồng ......................................................................................................... 9
2.3
Việc sửa đổi hợp đồng ............................................................................................................ 9
2.4
Chào hàng ................................................................................................................................ 9
2.5
Chấp nhận chào hàng có hiệu lực ........................................................................................ 10
2.6
Hủy bỏ chào hàng.................................................................................................................. 13
2.7
Ký kết hợp đồng .................................................................................................................... 13
Chương 3: Nghĩa vụ và trách nhiệm của bên bán ....................................................................... 15
3.1
Giao hàng ............................................................................................................................... 15
3.2
Nghĩa vụ giao chứng từ kèm theo hàng hóa. ..................................................................... 20
3.3
Bảo quản hàng hóa. .............................................................................................................. 20
3.4
Thời điểm chuyển rủi ro thành công. ................................................................................ 21
4.
Chương 4: Nghĩa Vụ Và Trách Nhiệm Của Bên Mua................................................................ 23
5.
Chương 5: Biện pháp khi các bên vi phạm hợp đồng................................................................. 28
5.1
Buộc tiếp tục thực hiện hợp đồng ......................................................................................... 28
5.2
Yêu cầu bồi thường thiệt hại ................................................................................................ 30
5.3
Hủy hợp đồng ........................................................................................................................ 33
IV. KẾT LUẬN ........................................................................................ 39
1
I. PHẦN MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh Việt Nam đang trên đường hội nhập vào kinh tế toàn cầu ngày càng
mạnh mẽ, thương mại hàng hóa luôn đóng một vai trò hết sức quan trọng vào sự phát
triển của nền kinh tế. Nhằm thúc đẩy sự gia tăng của thương mại hàng hóa giữa Việt
Nam và các nước, bên cạnh việc đàm phán và ký kết các hiệp định thương mại tự do song
phương, đa phương với các nước trên thế giới. Ngày 18/12/2015 vừa qua, Việt Nam cũng
đã chính thức phê duyệt việc gia nhập Công ước viên về Hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế của Liện hiệp quốc (“CISG”) để trở thành thành viên thứ 84 của công ước này.
Việc gia nhập CISG đã đánh dấu một mốc mới trong quá trình tham gia vào các điều
ước quốc tế đa phương về thương mại, tăng cường mức độ hội nhập của Việt Nam, góp
phần hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về mua bán hàng hóa quốc tế và cho các
doanh nghiệp Việt Nam một khung pháp lý hiện đại, công bằng và an toàn để thực hiện
hợp mua bán hàng hóa quốc tế
Công ước sẽ chính thức có hiệu lực ràng buộc tại Việt Nam từ ngày 01/01/2017. Tuy
nhiên, tầm quan trọng của Công ước Viên 1980 vẫn chưa được tìm hiểu và đánh giá đúng
mức ở các doanh nghiệp Việt Nam. Hiện nay, ngoài các bài giới thiệu chung về Công
ước Viên của VCCI, có rất ít các bài nghiên cứu và tìm hiểu sâu hơn về quy định của
Công ước Viên 1980.
Vì vậy, sau khi tìm hiều qua công ước, bằng sự hiểu biết của mình, trong phạm vi
một bài tiểu luận, chúng tôi xin được giới thiệu sơ lược về Công ước viên 1980 và đưa ra
phân tích ngắn một số quy định cần lưu ý cũng như làm nổi bật tinh thần của Công ước
viên trong thương mại hàng hóa quốc tế giữa Việt Nam và thế giới.
II.GIỚI THIỆU CHUNG
Công ước Viên 1980 của Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
(viết tắt theo tiếng Anh là CISG- Convention on Contracts for the International Sale of
Goods) được soạn thảo bởi Ủy ban của Liên Hợp Quốc về Luật thương mại quốc tế
(UNCITRAL) trong một nỗ lực hướng tới việc thống nhất nguồn luật áp dụng cho hợp
đồng mua bán hàng hoá quốc tế.
2
Được soạn thảo dựa trên các điều khoản của hai Công ước La Haye 1964 , song
Công ước Viên 1980 có những điểm đổi mới và hoàn thiện cơ bản. Công ước này được
thông qua tại Viên (Áo) ngày 11 tháng 04 năm 1980 trong Hội nghị của Ủy ban của Liên
hợp quốc về Luật thương mại quốc tế với sự có mặt của đại diện của khoảng 60 quốc gia
và 8 tổ chức quốc tế. CISG có hiệu lực từ ngày 01/01/1988 (khi có 10 quốc gia phê chuẩn,
theo Điều 99 của Công ước).
BẢNG 84 NƯỚC THÀNH VIÊN CỦA CISG - tính đến 18/12/2015
(nguồn: />1. Mục đích của CISG:
Mục đích của CISG là tạo thuận lợi và hiệu quả cho việc mua bán nguyên liệu thô,
hàng tiêu dùng, hàng chế tạo trong thương mại quốc tế. Nếu không có Công ước sẽ có
nhiều nguy cơ dẫn đến sự không chắc chắn và các tranh chấp. Luật mua bán hàng hóa ở
các nước khác nhau thì thường là khác nhau. Trong giao dịch quốc tế, thường xảy ra
vướng mắc về vấn đề luật nước nào sẽ điều chỉnh. Khi vướng mắc này xảy ra, các bên sẽ
không chắc chắn về quyền và nghĩa vụ của mình. Sự không chắc chắn này tạo nên sự
không hiệu quả và ý chí không tốt.
CISG chứa đựng các quy tắc điều chỉnh quá trình tạo lập và giải thích hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế. Nó cũng cung cấp các quy tắc điều chỉnh nghĩa vụ và các biện
pháp khắc phục của các bên trong giao dịch nói trên.
3
CISG không hạn chế sự tự do của người bán và người mua trong việc soạn thảo hợp
đồng cho phù hợp với điều kiện của họ. Nhìn chung, ta được tự do sửa đổi các quy tắc
của Công ước hoặc chấp nhận có áp dụng Công ước hay không.
2. Tóm Tắt Nội Dung
Công ước Viên 1980 (gọi là CISG) gồm 101 Điều, được chia làm 4 phần với các nội
dung chính sau:
Phần 1: Phạm vi áp dụng và các quy định chung (Điều 1- 13)
Phần này quy định trường hợp nào CISG được áp dụng (từ Điều 1 đến Điều 6), đồng
thời nêu rõ nguyên tắc trong việc áp dụng CISG, nguyên tắc diễn giải các tuyên bố, hành
vi và xử sự của các bên, nguyên tắc tự do về hình thức của hợp đồng. Công ước cũng
nhấn mạnh đến giá trị của tập quán trong các giao dịch mua bán hàng hóa quốc tế.
Phần 2: Xác lập hợp đồng (trình tự, thủ tục ký kết hợp đồng) (Điều 14- 24)
Trong phần này, với 11 điều khoản, Công ước đã quy định khá chi tiết, đầy đủ các
vấn đề pháp lý đặt ra trong quá trình giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Điều
14 của Công ước định nghĩa chào hàng, nêu rõ đặc điểm của chào hàng và phân biệt chào
hàng với các “lời mời chào hàng”. Các vấn đề hiệu lực của chào hàng, thu hồi và hủy bỏ
chào hàng được quy định tại các điều 15, 16 và 17. Đặc biệt, tại các Điều 18, 19, 20 và 21
của Công ước có các quy định rất chi tiết, cụ thể về nội dung của chấp nhận chào hàng;
khi nào và trong điều kiện nào, một chấp nhận chào hàng là có hiệu lực và cùng với chào
hàng cấu thành hợp đồng; thời hạn để chấp nhận, chấp nhận muộn; kéo dài thời hạn chấp
nhận. Ngoài ra, Công ước còn có quy định về thu hồi chấp nhận chào hàng, thời điểm
hợp đồng có hiệu lực.
Về vấn đề xác lập hợp đồng mua bán, CISG thừa nhận quy tắc Chào hàng – Chấp
nhận chào hàng (offer-acceptance rule). Công ước quy định một thư chào giá phải được
gửi đến một hay một số người cụ thể, xác định và miêu tả đầy đủ về hàng hóa, số lượng,
giá cả. Thư chào hàng có thể được thu hồi nếu thư thu hồi đến khách hàng trước hoặc
cùng lúc với thư chào hàng, hoặc trước khi khách hàng gửi lại thư chấp thuận. Bất kỳ sự
thay đổi nào với thư chào hàng ban đầu đều được xem như sự từ chối thư chào hàng trừ
4
phi các điều khoản sửa chữa không làm thay đổi những điều khoản thiết yếu của thư chào
hàng.
Phần 3: Mua bán hàng hóa (Điều 25 - 88)
Với tên gọi là “mua bán hàng hóa”, nội dung của phần 3 này là các vấn đề pháp lý
trong quá trình thực hiện HĐ. Phần này được chia thành 5 chương với những nội dung cơ
bản như sau:
Chương I: Những quy định chung
Chương II: Nghĩa vụ của người bán
Chương III: Nghĩa vụ của người mua
Chương IV: Chuyển rủi ro
Chương V: Các điều khoản chung về nghĩa vụ của người bán và người mua
Đây là chương có số lượng điều khoản lớn nhất, cũng là chương chứa đựng những
quy phạm hiện đại, tạo nên ưu việt của CISG. Nghĩa vụ của người bán và người mua
được quy định chi tiết, trong hai chương riêng, giúp cho việc đọc và tra cứu của các
thương nhân trở nên dễ dàng. Về nghĩa vụ của người bán, Công ước quy định rất rõ nghĩa
vụ giao hàng và chuyển giao chứng từ, đặc biệt là nghĩa vụ đảm bảo tính phù hợp của
hàng hóa được giao (về mặt thực tế cũng như về mặt pháp lý). Công ước nhấn mạnh đến
việc kiểm tra hàng hóa được giao (thời hạn kiểm tra, thời hạn thông báo các khiếm
khuyết của hàng hóa). Những quy định này rất phù hợp với thực tiễn và đã góp phần giải
quyết có hiệu quả các tranh chấp phát sinh có liên quan. Nghĩa vụ của người mua, gồm
nghĩa vụ thanh toán và nghĩa vụ nhận hàng, được quy định tại các điều từ Điều 53 đến
Điều 60.
Công ước Viên 1980 không có một chương riêng về vi phạm hợp đồng và chế tài do
vi phạm hợp đồng. Các nội dung này được lồng ghép trong chương II, chương III và
chương V. Trong chương II và chương III, sau khi nêu các nghĩa vụ của người bán và
người mua, Công ước Viên 1980 đề cập đến các biện pháp áp dụng trong trường hợp
người bán/người mua vi phạm hợp đồng. Cách sắp xếp điều khoản như vậy, một mặt, làm
cho việc tra cứu rất thuận lợi; mặt khác, cho thấy được tinh thần của các nhà soạn thảo
5
CISG là tạo ra sự bình đẳng về mặt pháp lý cho người bán và người mua trong hợp đồng
mua bán hàng hóa.
Các biện pháp mà Công ước cho phép người bán và người mua áp dụng khi một bên
vi phạm hợp đồng bao gồm buộc thực hiện đúng hợp đồng, đòi bồi thường thiệt hại, hủy
hợp đồng.
Ngoài ra còn có một số biện pháp không có tính chất chế tài hoặc nhằm mục đích
trừng phạt bên vi phạm, ví dụ biện pháp giảm giá (Điều 50), biện pháp bên bị vi phạm gia
hạn thời hạn thực hiện nghĩa vụ để tạo điều kiện cho bên vi phạm tiếp tục thực hiện hợp
đồng (Điều 47 khoản 1 và Điều 63 khoản 1) hay những biện pháp mà bên vi phạm có thể
đưa ra nhằm khắc phục những thiệt hại do hành vi vi phạm của mình gây ra (Điều 48
khoản 1). Công ước cũng quy định rõ trường hợp áp dụng các biện pháp cụ thể (ví dụ
biện pháp hủy hợp đồng hay đòi thay thế hàng chỉ được áp dụng trong trường hợp vi
phạm cơ bản- khái niệm vi phạm cơ bản được nêu tại Điều 25).
Chương V của Phần 3 quy định về vấn đề tạm ngừng thực hiện nghĩa vụ hợp đồng, vi
phạm trước hợp đồng, việc áp dụng các biện pháp pháp lý trong trường hợp giao hàng
từng phần, hủy hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ. Các Điều 74, 75, 76,
77, 78 của CISG là những điều khoản được dẫn chiếu đến rất nhiều trong các án lệ áp
dụng CISG, vì các điều khoản này quy định rất chi tiết về một biện pháp được áp dụng
phổ biến nhất trong giải quyết tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế: đó là
tính toán tiền bồi thường thiệt hại. Các điều khoản khác trong chương này đề cập đến vấn
đề miễn trách, hậu quả của việc hủy hợp đồng và bảo quản hàng hóa trong trường hợp có
tranh chấp.
Phần 4: Các quy định cuối cùng (Điều 89 - 101)
Phần này quy định về các thủ tục để các quốc gia ký kết, phê chuẩn, gia nhập Công
ước, các bảo lưu có thể áp dụng, thời điểm Công ước có hiệu lực và một số vấn đề khác
mang tính chất thủ tục khi tham gia hay từ bỏ Công ước này.
6
III.
PHÂN TÍCH MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA CÔNG ƯỚC VIÊN
(CISG)
1. Chương 1: Phạm vi áp dụng
Công ước này chỉ điều chỉnh việc ký kết hợp đồng mua bán và các quyền và nghĩa vụ
của người bán và người mua phát sinh từ hợp đồng đó.
1.1
CISG được áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế trong
trường hợp nào?
Thứ nhất, nếu trong hợp đồng có điều khoản chọn luật áp dụng dẫn chiếu đến CISG,
thì CISG sẽ được áp dụng, các bên có quyền tự do dẫn chiếu và không dẫn chiếu CISG.
Thứ hai, nếu các bên tham gia hợp đồng không thỏa thuận rõ ràng hoặc thỏa thuận
ngầm về việc coi luật áp dụng cho hợp đồng là CISG, thì lúc đó CISG sẽ được áp dụng
theo khoản 1 (a) Điều 1. Với điều khoản này thì khi các bên tham gia kí kết hợp đồng
không dẫn chiếu đến quy phạm tư pháp quốc tế nào thì CISG sẽ tự động được áp dụng với
điều kiện hai bên kí kết có trụ sở tại quốc gia là thành viên CISG.
Thứ ba, hai bên tham gia không phải cả hai là thành viên của Công ước, ký kết
hợp đồng có thỏa thuận áp dụng một số tập quán quốc tế như Incoterm và UCP của
ICC, nhưng không có thỏa thuận luật áp dụng. Khi vụ việc được đưa ra cơ quan giải
quyết tranh chấp tại nước thành viên của Công ước. Với trường hợp này trọng tài nhận
định việc dẫn chiếu đến Incoterm, UCP cho thấy ý định của các bên là hợp đồng sẽ
được điều chỉnh bởi các tập quán thương mại quốc tế. Mà Công ước Viên được soạn
thảo dựa trên các tập quán quốc tế và phản ánh các tập quán quốc tế thường được áp
dụng rộng rãi trong thương mại quốc tế.
Ví dụ 1: Phán quyết trọng tài ICC số 8502 tháng 11/1996 xét xử tranh chấp giữa
người bán Việt Nam và người mua Pháp. Hai bên đã thỏa thuận áp dụng Incoterms 1990
và UCP 500 của ICC. Trọng tài nhận định rằng, việc các bên dẫn chiếu đến Incoterms và
UCP cho thấy ý định của các bên là hợp đồng sẽ được điều chỉnh bởi các tập quán thương
mại quốc tế. Trọng tài đã quyết định áp dụng Công ước Viên do Công ước này được soạn
thảo dựa trên các tập quán thương mại quốc tế và phản ánh các tập quán thường được áp
dụng rộng rãi trong thương mại quốc tế. Phán quyết này cho thấy khi tranh chấp hợp
7
đồng mua bán hàng hóa quốc tế được giải quyết tại các quốc gia thành viên Công ước mà
các bên không lựa chọn luật, đồng thời lại áp dụng các điều kiện cơ sở giao hàng
Incoterms của ICC thì khả năng cơ quan xét xử áp dụng CISG là rất lớn.
( )
1.2
CISG không được áp dụng trong trường hợp nào?
Thứ nhất, không được áp dụng CISG để điều chỉnh một số giao dịch liên quan đến quy
định của Điều 2, từ khoản (a,b,c,d,e,f) - mua bán hàng hóa tiêu dùng, hàng bán đấu giá,
hoặc nhằm thực thi pháp luật hoặc quyền lực khác theo luật, và mua bán chứng khoán,
tàu thủy, máy bay, điện năng.
Thứ hai, không được áp dụng để điều chỉnh tính hiệu lực của hợp đồng, sự tác động
có thể phát sinhtừ hợp đồng đối với quyền sở hữu hàng hóa đối tượng của hợp đồng mua
bán, trách nhiệm của người bán đối với thiệt hại mà hàng hóa gây ra cho bất kì người nào.
1.3
Một số lưu ý khác:
Các quốc gia là thành viên của CISG có thể tồn tại những điểm khác nhau trong việc áp
dụng CISG. Công ước cho phép các quốc gia có quyền bảo lưu những điều khoản nhất
định nhằm phù hợp với pháp luật trong nước với điều kiện tuân thủ điều 12 CISG.
Mọi quốc gia có thể tuyên bố, kho nộp văn bản phê chuẩn, chấp nhận, chuẩn y hay gia
nhập rằng quốc gia đó sẽ không bị ràng buộc bởi các quy định tại đoạn b khoản 1 Điều thứ
nhất của công ước này.
2. Chương 2: Quy định pháp lý của CISG
2.1
Ký kết hợp đồng
CISG đã đề cập đến hai hình thức phổ biến hiện nay trong thương mại hàng hóa quốc tế.
Đó là ký kết hợp đồng giữa các bên có mặt trực tiếp tham gia ký và ký kết giữa các bên
vắng mặt. Có thể được hiểu như sau:
-
Hình thức ký kết hợp đồng trực tiếp giữa các bên tham gia tại một thời gian và địa
điểm được ấn định bởi các bên tham gia ký kết. Mọi thỏa thuận chào hàng, hoàn giá
và các vấn đề liên quan tới điều khoản hợp đồng có thể được đàm phán trước thời
gian này hoặc nếu có thể thay đổi bổ sung ngay tại thời điểm ký kết (nếu có)…hợp
8
đồng được xác lập ngay khi hai bên ký kết tại thời gian và không gian được ấn định
trước.
-
Hình thức ký kết gián tiếp (hay còn gọi là ký kết giữa các bên vắng mặt). Theo hình
thức này, các bên có thể sử dụng các phương tiện thông tin liên lạc như thư điện tử
(email), fax, thư chào hàng, …hoặc thậm chí là điện thoại....để trao đổi đàm phán
bày tỏ ý chí tự ràng buộc mình vào trong các hình thức chào hàng, hoàn giá,…hay
các thỏa thuận khác thì hợp đồng được xác lập bởi sự phúc đáp có khuynh hướng
chấp nhận các đề nghị chào hàng hay hoàn giá giũa các bên.Thời gian hợp đồng
được xác lập ngay khi một bên nhận được phúc đáp của bên qua các hình thức thư
tín thương mại hay ngôn ngữ nói (có người làm chứng hay chứng cứ chứng minh
theo quy định của CISG) tại trụ sở thương mại của các bên, tại địa chỉ bưu chính
hoặc nới thườn trú của các bên.
2.2
Hình thức của hợp đồng
Theo điều 11 của CISG thì hợp đồng không cần phải tuân thủ theo bất cứ yêu cầu
nào về hình thức. Hợp đồng có thể được chứng minh với bất cứ cách nào, kể cả nhân
chứng. Như vậy, các dạng để biểu hiện sự thỏa thuận mua bán của các bên rất là đa dạng:
Có thể giao kết hợp đồng bằng lời nói, bằng văn bản, bằng hành vi chấp thuận.
Tuy nhiên, tại Điều 96 của Công ước quy định nếu luật một quốc gia thành
viên nào quy định hợp đồng, chào hàng hoặc chấp nhận chào hàng phải được kí kết
dưới hình thức văn bản mới có giá trị thì quy định này phải được tôn trọng ngay cả khi một
bên có trụ sở tại quốc gia này nếu quốc gia đó bảo lưu điều 11, 12, 29.
2.3
Việc sửa đổi hợp đồng
Khoản 1 Điều 29 duy định rằng « một hợp đồng có thể được sửa đổi hay chấm dứt
bằng thỏa thuận đơn thuần giữa các bên ». Nhưng trong những trường hợp hai bên
không thể thỏa thuận với nhau được thì lúc này lại phải xem hợp đồng có chứa đựng những
quy định về việc sửa đổi hay không thì các bên không thể chấm dứt.
2.4
Chào hàng
9
Chào hàng là hành vi đề nghị của một chủ thể đã thể hiện ý chí của mình cho nhiều
người hoặc một người về việc ký kết hợp đồng, và sẵn sàng chịu mọi sự ràng buộc của
mình vào sự chấp nhận nó. CISG có quy định 02 loại chào hàng:
-
Một đề nghị chào hàng được coi là đầy đủ và chính xác - có hiệu lực khi nó được
nêu rõ về thông tin hàng hóa, số lượng hàng hóa, giá cả một cách trực tiếp hoặc
gián tiêp của hàng hóa hoặc những cơ sở để xác định hiệu lực chấp nhận của chào
hàng (theo điều 14 CISG), còn gọi là chào hàng cố định
-
Một chào hàng chưa quy định trực tiếp, gián tiếp về giá cả theo Điều 55 CISG lại
quy định về trường hợp đồng được kí kết hợp pháp nhưng không có ấn định giá thì
các bên được phép suy đoán rằng «giá sẽ được ấn định cho loại hàng hóa này khi
được đem bán trong điều kiện tương tự của nghành buôn bán hứu quan ».
Điều 14 chỉ ra rằng phải có quy định giá ít nhất là ngầm định thì đề nghị hợp đồng
mới có hiệu lực, còn Điều 55 chỉ ra rằng hợp đồng được ký hợp đồng đúng theo quy định
nhưng không ấn định giá thì được suy đoán.
Như vậy, việc xác định giá theo Điều 14 hay theo Điều 55 lại một lần nữa được các
bên, tòa án và trọng tài xác định dựa trên các tình tiết có liên quan. Vấn đề về sự vô hiệu
của hợp đồng nếu xác định giá theo điều 14 hoàn toàn có thể xảy ra nếu tòa án của quốc
gia hay trọng tài chỉ dựa vào các yếu tố pháp lý để phán quyết và khi hiểu điều 55 theo
nghĩa hẹp. Tuy nhiên, hầu hết các phán quyết đều không áp dụng Điều 55, với lý do giá
được chứng minh qua ý định của bên mua, bên bán tại thời điểm ký hợp đồng
2.5
Chấp nhận chào hàng có hiệu lực
Khái niệm về chấp nhận chào hàng có hiệu lực:
Chấp nhận chào hàng là sự thể hiện ý chí đồng ý của người được chào hàng với những
đề nghị của người chào hàng.
Chấp nhận chào hàng sẽ có hiệu lực khi người chào hàng nhận biết được sự chấp
nhận của người được chào hàng.
Theo Điều 18 CISG, sự thể hiện ý chí đồng ý của người được chào hàng chỉ
có giá trị pháp lý khi nó được thể hiện bằng lời tuyên bố hoặc bằng một hành vi biểu thị
một sự đồng ý của mình đối với nội dung của chào hàng. Mặc dù bên được chào hàng
10
không đưa ra một tuyên bố, nhưng trên thực tế đã đã có một hành vi cụ thể như là: gửi
hàng, trả tiền, mua bảo hiểm hàng hóa, lập chứng từ thanh toán
Ví dụ 2: Chấp nhận chào hàng bằng hành vi.
Khi nhận được đơn chào hàng của đối tác nước ngoài, doanh nghiệp có thể chấp nhận
bằng văn bản, bằng lời nói. Thậm chí, bằng việc thực hiện một số hành vi nhất định,
người được chào hàng sẽ bị coi là đã chấp nhận chào hàng và bị ràng buộc bởi chào hàng
đó.
Tranh chấp giữa Nguyên đơn là một công ty của Argentina và Bị đơn là một công ty
của Italy trong quá trình giao kết hợp đồng. Hai bên tranh cãi về việc liệu hành vi của Bị
đơn có được coi là một hành vi chấp nhận chào hàng có hiệu lực hay không. Tranh chấp
được giải quyết tại Tòa án Argentina. Các điều 18 và 19 của Công ước Viên năm 1980 về
hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (sau đây gọi tắt là CISG) đã được áp dụng để giải
quyết tranh chấp.
Diễn biến tranh chấp
Người mua Argentina đàm phán ký hợp đồng với người bán Italia để mua một số
máy móc công nghiệp. Người bán đã gửi cho người mua bản chào hàng căn cứ trên một
mẫu đơn chào hàng chuẩn. Người mua không có ý kiến gì về nội dung của chào hàng trên
ngoài việc yêu cầu thay đổi lại kích cỡ của một số phụ tùng kèm theo. Sau đó, người mua
đã ký vào đơn chào hàng và gửi đơn chào hàng đó đến một ngân hàng để xin cấp tín dụng
cho thương vụ này.
Tuy nhiên, sau đó, người mua lại làm đơn kiện người bán ra toà án Argentina với lý
do là hợp đồng chưa được thành lập. Người mua cho rằng chào hàng và chấp nhận chào
hàng chưa cấu thành một hợp đồng có hiệu lực. Người mua dẫn điều 18 CISG, theo đó,
im lặng hay không hành động (inaction) không được coi là chấp nhận chào hàng.
Phân tích và quyết định của Toà án
Vì Argentina và Italy là hai quốc gia thành viên của CISG nên tòa án áp dụng CISG
để giải quyết tranh chấp. Toà án bình luận rằng theo điều 18 CISG thì im lặng hay không
hành động (inaction) tự nó không cấu thành chấp nhận chào hàng. Trường hợp này, mặc
dù người mua không chính thức trả lời người bán bằng văn bản hay bằng lời nói nhưng
11
người mua đã ký vào đơn chào hàng và gửi nó đến ngân hàng; đây chính là hành động mà
người mua thực hiện liên quan đến thanh toán tiền hàng, và hành vi này có ý nghĩa là đã
chấp nhận chào hàng theo quy định tại điều 18 khoản 1- CISG.
Ngoài ra, người mua có một số thay đổi về kích cỡ của một số phụ tùng kèm theo
nhưng những thay đổi này không được coi là những sửa đổi, bổ sung cơ bản chào hàng
ban đầu và vì thế không làm ảnh hưởng đến hiệu lực của chấp nhận chào hàng theo quy
định tại điều 19 khoản 2 và khoản 3- CISG. Chỉ các yếu tố bổ sung hay thay đổi liên quan
đến các điều khoản giá cả, thanh toán, phẩm chất, số lượng, địa điểm & thời gian giao
hàng, phạm vi trách nhiệm các bên, việc giải quyết các tranh chấp mới được coi là thay
đổi cơ bản nội dung của chào hàng.
Với những lập luận đó, tòa án cho rằng người mua đã chấp nhận chào hàng của người
bán Italia. Toà án kết luận hợp đồng đã được thành lập và không thể bị bác bỏ.
Khoản 1 Điều 19 Công ước Viên quy định rằng “Một sự trả lời có khuynh hướng
chấp nhận chào hàng nhưng có chứa đựng những điểm bổ sung, bớt đi hay các sửa đổi
khác thì được coi là từ chối chào hàng và cấu thành một hoàn giá Điều này có nghĩa là
nếu một sự trả lời có khuynh hướng chấp nhận chào hàng nhưng có bất kỳ sự sửa đổi, bổ
sung tạo nên sự khác biệt giữa chào hàng và chấp nhận chào hàng thì sự trả lời có
khuynh hướng chấp nhận chào hàng đó sẽ cấu thành một chào hàng mới hoặc một hoàn
giá”. Quy định này của Công ước Viên được áp dụng cho cả những điều khoản soạn sẵn
trong các hợp đồng hoặc trong các mẫu chào hàng và chấp nhận chào hàng mẫu.
Tuy nhiên, khoản 2 điều 19 quy định rằng “một sự trả lời có khuynh hướng chấp
nhận chào hàng nhưng có chứa đựng các điều khoản bổ sung hay những điều khoản khác
mà không làm biến đổi một cách cơ bản nội dung của chào hàng thì được coi là chấp
nhận chào hàng, trừ phi người chào hàng ngay lập tức không biểu hiện bằng miệng để
phản đối những điểm khác biệt đó hoặc gửi thông báo về sự phản đối của mình cho
người được chào hàng. Nếu người chào hàng không làm như vậy, thì nội dung của hợp
đồng sẽ là nội dung của chào hàng với những sự sửa đổi nêu trong chấp nhận chào
hàng.Theo quy định này, Công ước Viên thì không phải mọi sự trả lời có khuynh hướng
chấp nhận chào hàng đều được coi là sửa đổi hoặc bổ sung chào hàng. Tuy nhiên, những
12
sửa đổi hoặc bổ sung “không làm biến đổi một cách cơ bản nội dung chào hàng” và
người chào hàng không có bất kỳ hành động nào (bằng lời nói hoặc thông báo) biểu hiện
sự phản đối “ngay lập tức” với những sửa đổi hoặc bổ sung đó thì hợp đồng xem như
được giao kết. Từ đó, có thể thấy rằng, vấn đề quan trọng của việc xem xét hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế có được giao kết hay không tùy thuộc vào sự trả lời chào hàng của
người được chào hàng có chứa đựng những điều khoản làm biến đổi (sửa đổi hoặc bổ
sung) cơ bản hay không cơ bản chào hàng.
Khi nhận được chào hàng của người bán, nếu người mua có những thay đổi, bổ sung
thì đó không được coi là chấp nhận chào hàng. Tuy vậy, nếu những sửa đổi, bổ sung đó
không biến đổi một cách cơ bản chào hàng ban đầu, thì một hợp đồng được coi là đã
được thiết lập giữa hai bên.
2.6
Hủy bỏ chào hàng.
Mặc dù chấp nhận chào hàng đã được gửi đi đúng theo quy định pháp luật, nhưng
nó có thể bị thu hồi. Với điều kiện việc thông báo thu hồi đó phải tới trước hoặc cùng lúc với
thông báo chấp nhận chào hàng (Điều 22).
Quy định tại điều 22 CISG này, được áp dụng trong trường hợp mà trước đó
người được chào hàng đã chấp nhận chào hàng và bày tỏ quan điểm chấp nhận đó
bằng một thông báo chính thức. Nhưng sau đó đã thay đổi ý kiến của mình là không
chấp nhận chào hàng và đã gửi thông báo hủy chấp nhận chào hàng mà họ đã gửi đi.
CISG có quy định về việc chấp nhận chào hàng có thể bằng một hành vi hoặc một
tuyên bố (Điều 18 CISG). Nhưng Điều 22 chỉ đề cập đến việc hủy chấp nhận chào hàng
bằng tuyên bố.
Còn vấn đề chấp nhận chào hàng bằng một hành vi thì làm thế nào để hủy bỏ nó? Vấn
đề này CISG không có quy định rõ ràng, nhưng nhìn từ câu (b) khoản 2 Điều 16 thì chào
hàng không thể bị hủy nếu một cách hợp lý người nhận coi chào hàng là không thể hủy
được .Trường hợp được áp dụng tương tự đối với việc chấp nhận chào hàng không ?
Theo khoản 1 Điều 7 thì các bên phải ứng xử với nhau một cách thật thiện chí mà thôi.
2.7
Ký kết hợp đồng
13
Hợp đồng được ký kết trực tiếp tại thời điểm hai bên đều có mặt và cùng ký vào hợp
đồng thì ngay lập tức nó sẽ phát sinh quyền và nghĩa vụ đối với các bên.Trong trường hợp ký
kết hợp đồng giữa các bên vắng mặt - chào hàng, thì hợp đồng chính thức phát sinh hiệu lực
khi có sự chấp nhận chào hàng theo quy định của Công ước (Điều 23 CISG). Khi hợp đồng
đã phát sinh hiệu lực, thì các bên phải thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng,
trong chào hàng trước đó. Việc chấp nhận chào hàng cũng giống như việc ký trực tiếp vào
hợp đồng, vì bản thân hành vi này tự nó xác lập các ràng buộc của mỗi bên, nó là một sự
đồng ý cho một bản dự thảo hợp đồng.Vấn đề thẩm quyền ký kết hợp đồng Công ước không
quy định rõ.Tuy nhiên, Công ước đã để độ mở cho các vấn đề không được quy định rõ tại
Công ước này thì được phép sử dụng các quy định của tư pháp quốc tế.
Sơ đồ quy trình ký kết hợp đồng theo CISG.
Hình thức trực tiếp ký kết hợp đồng
Chào hàng và đàm
phán HĐ
Trực tiếp đàm phán
và ký kết HĐ
Xác lập hợp đồng
14
Hình thức ký kết gián tiếp
Hoàn giá
Chào hàng
Xác lập hợp đồng
3. Chương 3: Nghĩa vụ và trách nhiệm của bên bán
Theo quy định của Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thì
nghĩa vụ của bên bán bao gồm nhưng không giới hạn các nghĩa vụ sau: Giao hàng, giao
chứng từ có liên quan đến hàng hóa và chuyển giao quyền sở hữu về hàng hóa. Các nghĩa
vụ này phải thực hiện đúng theo quy định của hợp đồng và của Công ước này.
3.1
Giao hàng
Giao hàng được coi là nghĩa vụ cơ bản nhất của người bán trong hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế. Việc thực hiện các nghĩa vụ khác của người bán đều có liên quan đến và
nhằm mục đích hoàn thành nghĩa vụ giao hàng cho người mua. Theo điều 30 của Công ước
thì người bán có nghĩa vụ giao hàng, giao chứng từ liên quan đến hàng hoá và chuyển
giao quyền sở hữu về hàng hoá theo đúng quy định của hợp đồng và của Công ước này.
3.1.1 Giao hàng đúng địa điểm.
Giao hàng tại địa điểm trong hợp đồng.
Sau khi đã ký kết hợp đồng hợp pháp - hợp đồng có hiệu lực, thì hai bên phải thực hiện
những nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng. Về phần nghĩa vụ giao hàng của bên bán thì
bên bán phải giao hàng cho bên mua đúng địa điểm mà đã chỉ rõ trong hợp đồng. Việc xác
định địa điểm trong hợp đồng là việc làm tối thiểu phải có của hai bên và đặc biệt là bên bán.
15
Hợp đồng không quy định địa điểm giao hàng.
Trường hợp hợp đồng mua bán liên quan đến việc vận chuyển, nguyên tắc xác định
nghĩa vụ giao hàng của người bán là giao hàng cho người chuyên chở đầu tiên để chuyển
giao cho người mua (Theo khoản a, ĐIều 31 CISG).
Ở quy định này ta thấy việc chuyển giao hàng hóa cho người vận chuyển đầu tiên
được người mua thuê. Nó có thể là bất cứ phương tiện nào không nhất thiết là một loại
phương tiện xác định.
Các hợp đồng mua bán hang hóa liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa nếu người
bán được yêu cầu hoặc được ủy quyền gửi hàng hóa cho người mua. Ví dụ như hợp đồng
gửi hàng thông qua các điều kiện của INCOTERM. Đó được xác định là hợp đồng mua
bán hàng hóa có liên quan đến việc vận chuyển.
Nếu hợp đồng có quy định về nghĩa vụ của người bán về việc đặt hàng dưới
quyền định đoạt của người mua tại nơi đến. Giống như quy định về việc giao hàng
theo điều kiện FOB, CIF - Incoterm 2010. Như vậy theo hợp đồng nghĩa vụ của người
bán phải đặt hàng trên tàu tại cảng gửi hàng mà nơi đó có phương tiện đầu tiên của
người mua. Đây là trường hợp mà người bán phải vận chuyển từ một điểm nội địa cho
tới cảng bốc hàng, thì mới đảm bảo được hàng hóa dứoi quyền định đoạt của ngừoi
vận chuyển.
3.1.2 Thời gian giao hàng
Giao hàng đúng thời hạn.
Bên cạnh nghĩa vụ giao hàng đúng địa điểm, người bán phải có nghĩa vụ giao hàng
theo đúng thời gian đã quy định trong hợp đồng. Nếu hợp đồng không quy định cụ thể về
thời gian giao hàng thì người bán có nghĩa vụ giao hàng trong một thời gian hợp lý sau khi
hợp đồng được ký kết.
Theo khoản 1, điều 33 CISG có quy định về việc xác định thời gian giao hàng trong
hợp đồng. Nếu hợp đồng có quy định rõ về thời gian thì đó là một sự chu đáo trong việc ký
kết hợp đồng. Trong nhiều trường hợp, hợp đồng đã bỏ qua vấn đề này. Tuy nhiên,
CISG cũng đã đề cập đến yếu tố liên quan trong vấn đề về thời gian giao hàng. Khi
không có quy rõ ràng trong hợp đồng thì có thể xác định bằng các yếu tố như khi đàm
16
phán, các cuộc trao đổi, giấy tờ liên quan, hành vi của bên kia để xác định thời gian hợp
lý cho việc giao hàng.
Vấn đề xác định thời gian hợp lý, nó chỉ có thể được xác định một cách rõ
ràng khi hai bên hợp tác thiện chí với nhau hoặc thông qua cơ quan tài phán quyết định
cho mỗi vụ việc tranh chấp. Như vậy, để xác định một thời gian hợp lý để giao hàng
không phải là việc của một bên nữa. Vì khi xác định thời gian của một bên không
khách quan khi họ chỉ nhằm mục đích có lợi cho mình. Chính vì thế mà quyền lợi của
bên kia có thể bị ảnh hưởng, và đương nhiên không ai có thể chấp nhận bị thiệt hại.
Bởi vậy, quy định giao hàng trong một thời gian hợp lý tính từ thời điểm hợp đồng
được giao kết (Mục c, Điều 33) là một quy định mở để cho Tòa án, trọng tài có cơ sở
để đưa ra phán quyết với sự bế tắc của các bên khi không thể thỏa thuận, không đưa ra
được những chứng cớ có liên quan.
Ví dụ 3: Thời gian giao hàng hợp lý được hiểu như thế nào?
Diễn biến tranh chấp:
Từ tháng 5 đến tháng 7 năm 2008, bên bán (Công ty TNHH Holland Loader) và bên
mua (Tập đoàn phát triển Alpha Prime) kí thỏa thuận mua bán hàng hóa là máy chở than
được tân trang (sau đây gọi là Máy chở).
Tháng 8/2008, bên bán giao hàng là Máy chở Holland 610 tới Mexico, nhưng Máy
chở chưa được tân trang. Khi bên mua phát hiện ra điều này, bên mua yêu cầu bên bán
tân trang máy và bên bán đã cam kết sẽ tân trang máy.
Tháng 10/2009, bên mua khởi kiện bên bán về việc bên bán đã giao hàng không phù
hợp với hợp đồng. Bên mua yêu cầu bên bán bồi thường 552.334,59 USD (bao gồm giá
mua máy và chi phí giao nhận) cộng với lãi suất cho đến trước khi xét xử.
Hai bên đều đồng ý áp dụng Công ước của Liên hiệp quốc về Hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế (CISG) để giải quyết tranh chấp.
Nguyên đơn, dựa vào điều 35, 36 của Công ước này, cho rằng bên bán đã vi phạm
hợp đồng. Theo điều 35.1 CISG, người bán có nghĩa vụ “giao hàng đúng số lượng, phẩm
chất và mô tả như quy định trong hợp đồng và đúng bao bì hay đóng gói như hợp đồng
yêu cầu.”
17
Điều 36.1 CISG cũng quy định: “Người bán chịu trách nhiệm chiếu theo hợp đồng
và Công ước này, về mọi sự không phù hợp nào của hàng hóa tồn tại vào lúc chuyển giao
quyền rủi ro sang người mua, ngay cả khi sự không phù hợp của hàng hóa chỉ được phát
hiện sau đó.”
Theo lập luận của nguyên đơn, thậm chí nếu tòa án cho rằng rủi ro chưa chuyển sang
người mua và người bán không phải chịu trách nhiệm về giao hàng không phù hợp, thì
người bán vẫn vi phạm về thời gian giao hàng. Theo điều 33 CISG, trong trường hợp thời
gian giao hàng không được ấn định trong hợp đồng, người bán phải giao hàng trong “thời
gian hợp lý sau khi hợp đồng được ký kết”. Trên thực tế, Máy chở được mua vào tháng
7/2008 nhưng tới tháng 5/2009 vẫn chưa được tân trang và giao cho bên mua, thậm chí
cho tới thời điểm người mua khởi kiện người bán, máy vẫn chưa được tân trang. Đây
không thể coi là khoảng thời gian hợp lý nên người mua có quyền ngừng hợp đồng.
Phân tích và quyết định của toà án:
– Liệu việc bên bán giao Máy chở chưa được tân trang tới Mexico có được coi là
giao hàng không phù hợp với hợp đồng?
Trong hợp đồng, hai bên thỏa thuận mua bán Máy chở than được tân trang. Câu hỏi
đặt ra là theo thỏa thuận của hai bên, khi nào thì Máy chở cần được tân trang, trước hay
sau khi máy được giao tới Mexico?
Về vấn đề này, hợp đồng không có quy định cụ thể. Theo CISG thì khi giải thích hợp
đồng, tòa án phải xem xét cả những tình huống cụ thể có liên quan, bao gồm cả việc giải
thích những tuyên bố và cách xử sự của một bên theo nghĩa mà một người có lý trí, nếu
người đó đặt vào vị trí của phía bên kia trong những hoàn cảnh tương tự cũng sẽ hiểu như
thế (Điều 8.2 CISG).
Thực tế, trong Bản kiến nghị của mình, bên mua khẳng định khi bên mua phát hiện
Máy chở không hoạt động sau khi máy được giao tới Mexico, bên bán cam kết sẽ hoàn
thành việc tân trang sau đó nhưng đã không làm. Điều này cho thấy ngay cả khi ban đầu
hai bên thỏa thuận Máy chở phải được tân trang trước khi tới Mexico thì sau đó các bên
đã nhất trí lại rằng máy có thể được tân trang sau khi tới Mexico.
18
Tiếp đó, để xác định bên bán có phải chịu trách nhiệm về sự không phù hợp của hàng
hóa vào lúc chuyển giao rủi ro sang người mua, cần xác định liệu rủi ro đã chuyển sang
người mua hay chưa?
Theo điều 69.2 CISG thì “nếu người mua bị ràng buộc phải nhận hàng tại một nơi
khác với nơi có xí nghiệp thương mại của người bán, rủi ro được chuyển giao khi thời
hạn giao hàng phải được thực hiện và người mua biết rằng hàng hóa đã được đặt dưới
quyền định đoạt của họ tại nơi đó”.
Trong vụ kiện này, tòa án cho rằng thiếu căn cứ xác thực về việc rủi ro đã chuyển
sang người mua. Cụ thể là không có căn cứ xác thực về địa điểm người mua ràng buộc
phải nhận hàng; về thời gian người mua phải nhận hàng, trước hay sau khi Máy chở được
tân trang; và về việc liệu hàng hóa đã được đặt dưới sự định đoạt của người mua hay
chưa? Vì vậy, tòa án bác bỏ lập luận của người mua dựa trên điều 36 CISG, và kết luận
người bán không phải chịu trách nhiệm vì giao hàng không phù hợp với hợp đồng.
Thế nào là thời gian giao hàng hợp lý ?
Trong hợp đồng không quy định ngày giao hàng nên căn cứ điều 33 CISG, người bán
phải giao hàng trong “thời gian hợp lý”. Khoảng thời gian hợp lý này được xác định như
thế nào?
Tính hợp lý ở đây phụ thuộc vào hoàn cảnh cũng như những điều kiện thương mại có
thể chấp nhận được trong từng vụ việc cụ thể. Trong trường hợp này, các bằng chứng cho
thấy việc tân trang máy cần khoảng thời gian từ 120 tới 180 ngày và người mua cũng tỏ ý
với người bán là không có nhu cầu ngay lập tức đối với hàng hóa. Vì thế, tòa án cho rằng
việc chậm trễ tân trang máy của người bán là hợp lý. Hơn thế, thực tế vào tháng 5/2009,
người mua đã tỏ dấu hiệu từ chối nhận hàng, nên người bán không còn có nghĩa vụ phải
giao hàng cho người mua.
Chính vì thế, tòa án bác bỏ lập luận của người mua về việc người bán không hoàn
thành nghĩa vụ giao hàng trong khoảng thời gian hợp lý.
(nguồn: /> Trường hợp giao hàng trước thời hạn
19
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 52 thì người mua có quyền chấp nhận hoặc từ
chối việc giao hàng trước thời hạn quy định trong hợp đồng. Trên thực tế thì bên mua
thường nhận hàng ngay khi có thể vì việc vận chuyển trong thương mại quốc tế luôn
luôn có nhiều sự biến, nó không hề đảm bảo một cách chắc chắn hàng hóa sẽ đến đúng
một thời hạn nhất định. Khi bên mua đã đồng ý nhận hàng trước thời hạn như vậy thì
trong thời hạn chưa hết hạn giao hàng bên bán có thể giao hàng mới để thay cho hàng
đã giao không phù hợp với hợp đồng, hoặc khắc phục sự không phù hợp của hàng đã
giao.
Giao hàng đúng số lượng và chất lượng.
Số lượng và chất lượng hàng hóa là những nội dung quan trọng của hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế. Người bán phải thực hiện giao hàng đầy đủ số lượng và chất lượng căn cứ
theo nội dung hợp đồn. Trong trường hợp không thể xác định được theo hợp đồng thì căn
cứ vào quy định của pháp luật - đó là theo CISG.
Điều 35 Công ước Viên 1980 quy định nếu hợp đồng không quy định cụ thể về phẩm
chất hàng hóa thì hàng hóa không được coi là đủ quy cách phẩm chất khi:
Hàng không thích hợp cho mục đích sử dụng mà các hàng hóa cùng loại vẫn thường
đáp ứng hoặc; Hàng không thích hợp với bất cứ mục đích nào mà người bán đã cho
người mua biết một cách trực tiếp hoặc gián tiếp vào lúc kí kết hợp đồng hoăc; Hàng hóa
không phù hợp với các tính chất của hàng mẫu (trong trường hợp bán hàng theo mẫu) mà
người bán đã cung cấp cho người mua hoặc; Hàng không được đóng trong bao bì theo cách
thông thường để bảo vệ hàng hóa.
3.2
Nghĩa vụ giao chứng từ kèm theo hàng hóa.
Chứng từ của hàng hóa là một phần của hàng hóa, nó làm cho hàng hóa được
trở nên hợp pháp, chính vì vậy việc chuyển giao giấy tờ đúng quy định của hợp đồng
và của luật áp dụng được coi là một hành vi quan trọng trong nghĩa vụ của người bán.
Việc giao chứng từ được thực hiện đúng quy định của thương mại quốc tế.
3.3
Bảo quản hàng hóa.
Khi viêc vận chuyển đến đúng địa điểm và đúng thời gian giao hàng nhưng
bên mua đã chậm trễ nhận hàng hay không trả tiền hoặc việc nhận hàng và trả tiền
20
được tiến hành cùng một lúc. Khi này hàng hóa nằm dưới quyền kiểm soát của người
bán và người bán phải có nghĩa vụ bảo quản hàng hóa cho đến khi thực hiện các biện
pháp buộc bên mua phải thực hiện đúng hợp đồng. Với sự bảo quản hàng hóa của
mình người bán hoàn toàn có quyền giữ hàng hóa và buộc bên mua phải thực hiện
nghĩa vụcủa mình và hoàn trả những chi phí phát sinh từ việc hàng hóa phải bảo quản
(Điều 85, CISG).
Công ước Viên có quy định rõ về nghĩa vụ này cả người bán. Tuy vậy, Công ước không
quy định rõ về thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa từ ngừơi bán sang người mua.
Việc bảo quản có thể được tiến hành theo nhiều phương thức như: Lưu vào một kho
bãi của bên thứ ba, tự bảo quản trên phương tiện vận chuyển. Tuy nhiên, với cách thức lưu
trữ như vậy thì người bán có quyền lưu trong một thời hạn nhất định để bên mua thực hiện
các nghĩa vụ của mình để nhận hàng. Trong trường hợp nếu bên mua có nhiều sự vi phạm
một cách phi lý, hay có ý định không thanh toán, không nhận hàng thì bên mua được phép xử
lý hàng hóa bằng cách bán số hàng đó đi hay thu hàng về, với các thiệt hại được chứng minh
để bên mua phải chịu. Khi hàng hóa thuộc loại mau hỏng hay việc bảo quản gây ra
những khoản chi phí thì có thể được phép bán hàng đi. Khi có hành vi thu hàng về hay
bán hàng đi thì phải thông báo trước cho bên mua với những lý do hợp lý (Điều 88, CISG).
3.4
Thời điểm chuyển rủi ro thành công.
Việc xác định thời điểm chuyển rủi ro thành công là một nhiệm vụ tối quan trọng
của cả bên bán lẫn bên mua. Bởi lẽ, nếu chuyển rủi ro thành công thì bên bán mới hoàn
thành nghĩa vụ giao hàng của mình. Và người mua phải có nghĩa vụ thanh toán khi người
bán chuyển rủi ro thành công hay không ?
3.4.1 Thế nào là chuyển rủi ro thành công?
Trường hợp không buộc giao hàng tại nơi xác định: Rủi ro được chuyển cho người mua
kể từ lúc hàng hóa được giao cho người vận chuyển đầu tiên của bên mua theo quy định
của hợp đồng. Trong trường hợp này cần chú ý đến người vận chuyển đầu tiên - người
vận chuyển đầu tiên là người thứ nhất trực tiếp tiếp cận hàng hóa và đại diện của người bán.
Nhiều trường hợp có nhiều người vận chuyển thì xác định chuyển rủi ro thành công không
21
phải là khi người cuối cùng nhận hàng mà là kể từ khi người đầu tiên nhận hàng. Kể từ khi
đó người đầu tiên vận chuyển phải có trách nhiệm bảo quản hàng hóa cho người mua.
Trường hợp buộc giao hàng tại nơi xác định: Người bán có trách nhiệm giao hàng cho
một người vận chuyển tại nơi đó. Như vậy chỉ có địa điểm thỏa thuận đó mới được xác
định việc chuyển rủi ro. Nếu người bán muốn thay đổi địa điểm giao hàng thì hai bên phải
thỏa thuận lại bằng văn bản.
Trường hợp mua hàng hóa đang trên đường vận chuyển: Thì rủi ro được
chuyển sang cho người mua ngay tại thời điểm kí kết hợp đồng. Trong trường hợp này,
người bán phải khai báo mọi thông tin chất lượng về hàng hóa tại thời điểm mà người
bán chuyển cho người chuyên chở đầu tiên. Mọi thông tin liên quan đến việc hàng hóa
không đúng như mục đích hợp đồng mà bên bán đã biết hoặc không thể không biết mà
không thông báo cho người mua biết thì người bán phải chịu những khiếm khuyết của
hàng hóa. Tuy nhiên, nếu do điều kiện hoàn cảnh mà hàng hóa gặp rủi ro thì người
mua phải chịu kể từ khi người vận chuyển phát chứng từ xác nhận một hợp đồng vận
chuyển.
Rủi ro sẽ không được chuyển cho người mua: Khi người bán giao hàng không được đặt
định hóa rõ ràng cho mục đích của hợp đồng hoặc bằng cách ghi các ký mã hiệu trên hàng
hóa, bằng các chứng từ chuyên chở, bằng một thông báo cụ thể gửi cho người mua hoặc
bằng bất cứ phương pháp cụ thể nào khác để người mua có thể người mua biết rõ về hàng
hóa (Khoản 2, Điều 67).
Ngoài những trường hợp của Điều 67 và 68 kể trên thì rủi ro sẽ được chuyển cho
người khi người mua nhận hàng - tức là chấp nhận những đặc tính của hàng hóa hoặc,
nếu người mua không nhận hàng khi hàng hóa đã dưới sự định đoạt của người mua và
khi người mua vi phạm hợp đồng khi không chịu nhận hàng. Việc hàng hóa đã dưới
quyền định đoạt của người mua vào đúng thời điểm giao hàng thì hàng hóa được chuyển
giao thành công sang cho người mua theo quy định của hợp đồng (theo điều 69, CISG).
Khi chuyển rủi ro thành công thì bên mua có phải thanh toán luôn không? Theo khoản
1, điều 67 quy định rằng người bán được phép giữ lại các chứng từ nhận hàng. Nếu hợp
đồng không thỏa thuận thời hạn thanh toán tiền hàng thì thời điểm chuyển giao rủi ro
22
thành công đồng thới là thời điểm mà bên bán có quyền đặt điều kiện thanh toán để đòi lại
việc giao chứng từ nhận hàng cho bên mua (khoản 1, điều 58, CISG)
4. Chương 4: Nghĩa Vụ Và Trách Nhiệm Của Bên Mua
Theo Công Ước Viên thì quyền và nghĩa vụ của bên mua bao gồm các nội dung sau:
4.1
Nhận hàng
Theo điều 60 CISG, nghĩa vụ nhận hàng là nghĩa vụ mà theo đó người mua phải
chuẩn bị đầy đủ phương tiện đồng thời thực hiện những thủ tục cần thiết để người bán
thực hiện được nghĩa vụ giao hàng dưới sự định đoạt của người mua.
Theo quy định tại điều 66 CISG, việc nhận hàng trên thực tế không đồng nghĩa với
việc người mua chấp nhận hàng hóa được giao bởi nếu xảy ra mất mát hay hư hỏng cho
hàng hóa sau khi rủi ro được chuyển giao cho người mua mà hành động này là do người
bán gây ra thì ngươi mua sẽ được miễn trừ trách nhiệm và nghĩa vụ thanh toán tiền hàng.
Khi người bán đã sẵn sàng giao hàng mà người mua không chấp nhận hàng thì bị coi
là vi phạm hợp đồng và phải chịu các biện pháp chế tài theo quy định của điều 52 công
ước này.
4.2
Kiểm tra chất lượng hàng hóa
4.2.1 Thông báo về sự không phù hợp của hàng hóa:
Theo khoản 2 điều 39 công ước này, sau khi kiểm tra và phát hiện sự không phù hợp
của hàng hóa, người mua phải thông báo sự không phù hợp đó trong một thời hạn hợp lý
kể từ khi người mua phát hiện ra sự không phù hợp đó. Nếu không thông báo kịp thời,
người mua sẽ mất quyền khiếu nại người bán về sự không phù hợp đó của hàng hóa. Trong
mọi trường hợp, dù là lỗi của bên bán về sự không phù hợp của hàng hóa mà người mua
không thông báo cho bên bán biết về việc không phù hợp đó trong vòng 2 năm kể từ ngày
hàng hóa đã thực sự được giao cho người mua thì người mua sẽ bị mất quyền khiếu nại
4.2.2 Khi bên mua không thực hiện việc kiểm tra hàng hóa
Nếu bên mua không thực hiện kiểm tra hàng hóa vào thời gian thỏa thuận thì quyền lợi
này sẽ được bên bán thực hiện, xác minh dựa trên nhu cầu của người mua. Nhu cầu ở đây
được hiểu là những thỏa thuận trong hợp đồng để đảm bảo cho việc thực hiện mục đích của
bên mua. Tuy nhiên, khi người mua không trực tiếp thực hiện vệc kiểm tra hàng hóa thì bên
23
mua vẫn có quyền đòi bên bán phải có những hành vi chuẩn mực để đảm bảo cho quyền lợi
của mình được thực hiện tót nhất. Tức là bên bán phải thông báo chi tiết về nội dung các
công việc kiểm tra hàng hóa cho bên mua trong thời gian hợp lý nhất. Nếu bên mua không
hài lòng với kết quả kiểm tra của bên bán thì họ vẫn có thể thực hiện một việc kiểm tra khác
trong thời gian này (theo điều 65, CISG)
4.3
Từ chối nhận hàng:
Sau khi giám định hàng hóa, nếu hàng hóa không phù hợp với hợp đồng, người
mua có quyền từ chối cả lô hàng, từ chối một phần và nhận một phần, hoặc chấp nhận cả lô
hàng. Trong trường hợp người mua chấp nhận một phần lô hàng thì phải chấp nhận cả
một đơn vị hàng, không được chia nhỏ đơn vị hàng ra. Một đơn vị hàng là một khối lượng
hàng có tính thương mại mà việc chia nhỏ khối lượng này ra sẽ làm cho hàng hóa đó bị
giảm giá trên thị trường.
Theo điều 51, CISG thì đối với một phần hàng hóa không phù hợp đã
được giao thì các điều từ 46 đến 50 - CISG sẽ được áp dụng đối với hàng hóa không phù
hợp với hợp đồng. Chính vì vậy khi xác định được hàng hóa không phù hợp thì bên mua.
Người mua không có quyền tuyên bố hủy toàn bộ hợp đồng khi một phần hàng không phù
hợp đó không tạo nên sự vi phạm cơ bản của hợp đồng ngay cả khi bên bán vi phạm hợp
đồng thì bên mua muốn hủy hợp đồng họ phải thông báo cho bên bán một cách hợp lý để
cho phép họ cung cấp những bảo đảm đầy đủ rằng họ sẽ thực hiện hợp đồng của mình
trong thời gian cho phép.
Việc từ chối hàng hóa phải nằm trong một khoảng thời gian nhất định và phải thông
báo kịp thời cho bên bán với những lý do cụ thể được kiểm chứng. Nếu không có thông
báo đúng đắn về việc từ chối thì sẽ được coi là không có hiệu lực.
4.4
Thanh toán tiền hàng:
Nghĩa vụ thanh toán tiền hàng của người mua bao gồm việc thực hiện các biện pháp và
thủ tục thanh toán quy định trong hợp đồng như thanh toán đúng hạn, phương thức và thủ tục.
Nếu hợp đồng không quy định về thủ tục và phương thức thanh toán thì người mua có
quyền chọn một phương thức thanh toán hợp lý, tiện lợi nhưng vẫn đảm bảo quyền lợi của
người bán.
24