Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

Bài thảo luận qtccu nhóm 3 (Đã sửa)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 35 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠIKhoa Quản trị nhân lực doanh nghiệp</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc</b>

<b>BIÊN BẢN THẢO LUẬN NHÓMI. Thành viên tham gia</b>

Số thành viên tham gia: 8/8 2. Địa điểm: Online 3. Nội dung cơng việc:

- Nhóm trưởng tóm tắt nội dung, yêu cầu của đề tài cho cả nhóm lên ý tưởng - Xây dựng đề cương bài thảo luận

- Thảo luận và tìm kiếm thơng tin, cho ý kiến về bài thảo luận. - Phân cơng cơng việc cho các thành viên trong nhóm:

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>Mã sinh viênHọ và tênNhiệm vụ</b>

22D210064 <small>Nguyễn Hương GiangChương 1 + chương 2: phần 1 + word ( nhóm trưởng)</small>

<b>IV. Đánh giá</b>

Các thành viên tham gia đầy đủ và tích cực đóng góp.

<b>Nhóm trưởng kí tên</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<i>Hà Nội, ngày 17 tháng 4 năm 2024</i>

<b>Xác nhận của thư kýXác nhận của nhóm trưởng</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>M C L CỤC LỤCỤC LỤC</b>

<b>LỜI MỞ ĐẦU...1</b>

<b>CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT...2</b>

<b>1.Chuỗi cung ứng...2</b>

<b>2.Mơ hình chuỗi cung ứng...2</b>

<b>3.Đặc điểm, vai trò của các loại thành viên trong chuỗi cung ứng...3</b>

<b>CHƯƠNG 2: MƠ HÌNH CHUỖI CUNG ỨNG CỦA ADIDAS...5</b>

<b>1.Tổng quan về thị trường thời trang thế giới...5</b>

<b>2.Tổng quan về tập đồn Adidas...6</b>

<b>2.1.Q trình hình thành và phát triển, lĩnh vực hoạt động kinh doanhcủa Adidas...6</b>

<b>2.2.Các dòng sản phẩm chính...8</b>

<b>2.3.Khái quát về kết quả hoạt động trong những năm gần đây...10</b>

<b>3.Chuỗi cung ứng của Adidas...12</b>

<b>3.1.Mơ hình chuỗi cung ứng của Adidas:...12</b>

<b>3.2.Vị trí, vai trị của các thành viên trong chuỗi cung ứng:...13</b>

<b>4.Mục tiêu, yếu tố thành công và thách thức của chuỗi cung ứng tại Addidas...21</b>

<b>4.1.Mục tiêu chiến lược trong chuỗi cung ứng của Adidas:...21</b>

<b>4.2.Những thành công của chuỗi cung ứng tại Adidas...22</b>

<b>4.3.Khó khăn, thách thức của chuỗi cung ứng tại Adidas...23</b>

<b>CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG CỦA ADIDAS...25</b>

<b>KẾT LUẬN...27</b>

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO...28</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>LỜI MỞ ĐẦU</b>

Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế và xu hướng toàn cầu hóa, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng trở nên gay gắt hơn. Để có thể tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp phải không ngừng nỗ lực, cố gắng thỏa mãn tối đa nhu cầu khách hàng đồng thời mang về lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Một doanh nghiệp có chuỗi cung ứng hiệu quả sẽ tận dụng được nhiều lợi thế, từ việc định vị thương hiệu trong tâm trí khách hàng cho đến tối thiểu hóa chi phí kinh doanh. Xây dựng chuỗi cung ứng trở thành một điều tất yếu mà các doanh nghiệp phải quan tâm và thực hiện, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn.

Quá trình vận hành chuỗi cung ứng đòi hỏi sự hợp tác thông suốt giữa các doanh nghiệp và nhiều bên liên quan. Để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh của chuỗi đòi hỏi các thành phần các khâu phải có sự đầu tư nhất định và liên kết chặt chẽ với nhau.

Adidas là doanh nghiệp toàn cầu, có sức cạnh tranh lớn trên thị trường. Việc đầu tư phát triển chuỗi cung ứng có vai trò quan trọng trong kênh phân phối. Việc cộng tác với các nhà cung cấp và nhà sản xuất thành viên trong chuỗi cung ứng của Adidas giúp tập đoàn này nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Chuỗi cung ứng này cũng có những thành cơng và thách thức nhất định.

Vì vậy, nhóm 3 chúng em lựa chọn đề tài: “Tìm hiểu thành cơng và thách thức trong chuỗi cung ứng của Adidas”. Trong bài thảo luận này chúng em sẽ vẽ mô hình chuỗi cung ứng với các thành viên tham gia, mơ tả các thành viên chính, vị trí và vai trị của các thành viên này và phân tích mục tiêu, yếu tố thành công và đồng thời nhìn nhận một cách khách quan những thách thức của chuỗi cung ứng đó. Từ đó đề xuất những giải pháp đề chuỗi cung ứng được hoàn thiện hơn. Cuối cùng chúng em hy vọng bài thảo luận này sẽ giúp độc giả hiểu rõ hơn về các thành phần trong chuỗi cung ứng và tầm quan trọng của chúng trong việc sản xuất kinh doanh và phát triển của công ty.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT</b>

<b>1. Chuỗi cung ứng</b>

- Khái niệm

Chuỗi cung ứng là tập hợp các doanh nghiệp hoặc tổ chức tham gia trực tiếp và gián tiếp vào các quá trình tạo ra, duy trì và phân phối một loại sản phẩm nào đó trong thị trường.

Đồng thời, chuỗi cung ứng cũng bao gồm cả các doanh nghiệp hỗ trợ cho các hoạt động và quá trình trên như cơng ty vận tải, kho bãi, các nhà cung cấp dịch vụ bảo hiểm, ngân hàng, thông tin... Họ tham gia gián tiếp vào chuỗi cung ứng với vai trị là các cơng ty bên thứ ba, giúp làm tăng tính chun mơn hóa cũng như hiệu quả trong các chuỗi cung ứng.

Về cơ bản các thành viên chuỗi cung ứng là các tổ chức kinh doanh độc lập, do đó để tạo ra sự thống nhất họ liên kết với nhau bằng nhiều dòng chảy và các mối quan hệ, từ đơn giản đến phức tạp, từ trực tiếp và gián tiếp. Có ba dịng chảy chính là dịng vật chất, dịng tài chính và dịng thơng tin:

+ Dòng vật chất: Con đường dịch chuyển của vật liệu, bán thành phẩm, hàng hóa và dịch vụ từ nhà cung cấp tới khách hàng, đảm bảo đúng và đủ về số lượng cũng nhưchất lượng.

+ Dịng tài chính: Thể hiện các hoạt động thanh tốn của khách hàng với nhà cung cấp, bao gồm các giao dịch tín dụng, các q trình thanh tốn và ủy thác, các dàn xếp về trao đổi quyền sở hữu.

+ Dịng thơng tin: Dịng giao và nhận của các đơn đặt hàng, theo dõi quá trình dịch chuyển của hàng hóa, chứng từ giũa người gửi và người nhận, thể hiện sự trao đổi thông tin hai chiều và đa chiều giữa các thành viên, kết nối các nguồn lực tham gia chuỗi cung ứng, giúp chuỗi cung ứng vận hành một cách hiệu quả.

<b>2. Mơ hình chuỗi cung ứng</b>

- Các thành viên cơ bản (trực tiếp):

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

- Các thành viên gián tiếp:

<b>3. Đặc điểm, vai trò của các loại thành viên trong chuỗi cung ứng</b>

a, Nhà cung cấp:

Cung cấp các yếu tố đầu vào như hàng hóa, nguyên liệu, bán thành phẩm, dịch vụ cho các doanh nghiệp.

Có hai nhóm cung ứng chính:

- Nhà cung cấp ngun vật liệu thô: quặng sắt, dầu mỏ, nông sản...cung cấp nguyên liệu cho ngành luyện kim, chế biến thực phẩm.

- Nhà cung cấp bán thành phẩm: chế tạo quặng sắt thành các kích cỡ khác nhau, tính chất khác nhau để phục vụ các ngành xây dựng, công nghiệp. Từ cây đay, sản xuất ra bột giấy để phục vụ ngành giấy. Từ trang trại, các nông trại sẽ cung cấp sữa bò tươi cho các nhà máy chế biến sữa.

Mỗi thành viên trong chuỗi cung ứng đều có thể trở thành nhà cung cấp, các thành viên đứng trước là nhà cung cấp của các thành viên đứng sau.

b, Nhà sản xuất:

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

Thực hiện chức năng tạo ra hàng hóa cho chuỗi cung ứng. Họ sử dụng nguyên liệu và các bán thành phẩm của công ty khác để sản xuất ra thành phẩm hoặc sản phẩm cuối cùng, nhờ đó người tiêu dùng có thể sử dụng một cách dễ dàng và tiện lợi. c, Nhà phân phối:

Thực hiện chức năng duy trì và phân phối hàng hóa trong chuỗi cung ứng. Đối với các nhà sản xuất, bán buôn là nơi điều phối và cân bằng cung cầu thị trường bằng cách dự trữ hàng hóa, thực hiện các hoạt động tìm kiếm và phục vụ khách hàng. Đối với bán lẻ, các nhà bán buôn thực hiện chức năng dự trữ và tổ chức mặt hàng đa dạng để đáp ứng yêu cầu của mạng lưới bán lẻ, đúng thời gian và địa điểm. d, Nhà bán lẻ:

Là các doanh nghiệp có chức năng phân chia hàng hóa cho người tiêu dùng cuối. Bán lẻ có thể mua hàng từ nhà bán buôn hoặc nhà sản xuất với số lượng nhỏ, cơ cấu phức tạp và tần số mua lặp lại nhiều lần trong một chu kỳ.

e, Nhà cung cấp dịch vụ:

Là nhóm các thành viên hỗ trợ, tham gia gián tiếp vào chuỗi và cung cấp các loại hình dịch vụ khác nhau.

f, Khách hàng:

Khách hàng là thành tố quan trọng nhất trong chuỗi cung ứng. Bởi vì mục đích then chốt của mỗi chuỗi cung ứng đều là tạo sự hài lòng của khách hàng.

Khách hàng trong chuỗi cung ứng được chia thành 2 nhóm:

- Khách hàng tổ chức: Vừa đóng vai trị là khách hàng vừa là nhà cung cấp - Người tiêu dùng: Mục đích cuối cùng của chuỗi cung ứng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<b>CHƯƠNG 2: MƠ HÌNH CHUỖI CUNG ỨNG CỦA ADIDAS</b>

<b>1. Tổng quan về thị trường thời trang thế giới</b>

Thời trang là ngành có lịch sử lâu đời và tốc độ phát triển ổn định và mạnh mẽ nhất hiện nay. Sau 18 tháng tăng trưởng mạnh mẽ (từ đầu năm 2021 đến giữa năm 2022), ngành thời trang một lần nữa phải đối mặt với một môi trường đầy thách thức. Kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại so với mức 5,9% năm 2021, đứng trước nguy cơ suy thoái và tâm lý chán nản của khách hàng đã dẫn đến tốc độ tăng trưởng của ngành thời trang giảm trong nửa cuối năm 2022. Ngành công nghiệp thời trang đã đạt doanh số vượt hơn 1,7 nghìn tỷ USD vào năm 2022. Sự suy thối kinh tế tồn cầu đã gây ra nhiều khó khăn cho ngành cơng nghiệp thời trang trên tồn cầu, khiến nhiều doanh nghiệp phải giảm quy mô hoạt động và thậm chí đóng cửa. Trong bối cảnh này, các cơng ty thời trang cần tìm ra các chiến lược sinh tồn khả thi để tồn tại và đứng vững giữa sự biến động của thị trường.

Đầu năm 2023, sau một năm diễn ra, cuộc chiến giữa Nga và Ukraine vẫn chưa kết thúc và việc thời trang trở lại trong đất nước này vẫn là một dấu hỏi lớn. Tình hình kinh tế của các nước châu Âu cũng bị tác động một phần bởi cuộc xung đột này và tương lai thị trường châu Âu không mấy khả quan. Mặc dù ngành thời trang không tránh khỏi những tác động tiêu cực, nhưng khơng có nghĩa là khơng có cơ hội phát triển mới. Với sự phát triển không ngừng của công nghệ và Internet, xu hướng mua sắm trực tuyến đã trở thành xu thế phổ biến, mở ra một cơ hội mới cho thị trường thời trang. Năm 2023 không chỉ là một năm đầy tiềm năng, mà còn là thời điểm đáng chú ý để các doanh nghiệp trong ngành tận dụng xu hướng xuất khẩu trực tuyến. Việc tận dụng sức mạnh của Internet và kết nối tồn cầu, doanh nghiệp có thể tiếp cận một lượng khách hàng rộng lớn và khai thác các thị trường tiềm năng trên khắp thế giới, có thể tăng cường khả năng tăng trưởng và mở rộng quy mô kinh doanh. Theo báo cáo của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), ngành công nghiệp thời trang đạt tổng doanh thu 2,5 nghìn tỷ USD vào năm 2023, tăng 47% so với năm 2022. Nguồn số liệu này phản ánh xu hướng và tiềm năng của thị trường. Xuất khẩu ngành may mặc cũng luôn đạt mức cao với tăng trưởng ổn định từ năm 2016. Với những lợi thế như chu kỳ sản xuất ngắn, tỷ lệ bán hàng và chuỗi cung ứng hợp lý, luôn cập nhật các xu hướng và khả năng sáng tạo cao, Trung Quốc là nước có tăng trưởng trong xuất khẩu phát triển nhất. Theo Tổng cục Hải quan Trung Quốc, kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của Trung Quốc năm 2023 đạt 294,3 tỷ USD, với nhiều thị trường xuất khẩu lớn như Mỹ (28,2%), Châu Âu (16,3%), Nhật Bản (17,8%), Hàn Quốc (5,7%). Trung Quốc giữ vai trò là quốc gia đứng đầu chuỗi cung ứng dệt may với cương vị nước xuất khẩu số một thế giới. Lợi thế giúp Trung Quốc là một trong những quốc gia được ưu tiên nhập khẩu

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

hàng dệt may nhất là do chi phí sản xuất thấp hơn, nguồn nguyên liệu thô chất lượng tốt, cơ sở hạ tầng công nghiệp hiện đại và máy móc cơng nghệ cao có sẵn. Đây cũng là thị trường chính cung cấp nguyên vật liệu cho ngành may mặc của Việt Nam.

Hình 1: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ các thị trường cung cấp nguyên vật liệu chính cho ngành may mặc của Việt Nam.

<b>2. Tổng quan về tập đồn Adidas</b>

<b>2.1. Q trình hình thành và phát triển, lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Adidas.</b>

Adidas ltd AG (cách điệu là Adidas từ năm 1949) là một tập đoàn đa quốc gia của Đức, được thành lập và có trụ sở tại Herzogenaurach, Bavaria, chuyên thiết kế và sản xuất giày dép, quần áo và phụ kiện. Đây là nhà sản xuất đồ thể thao lớn nhất ở châu Âu và lớn thứ hai trên thế giới, sau Nike.

Công ty được thành lập bởi Adolf Dassler, được hỗ trợ bởi anh trai Rudolf vào năm 1924 dưới cái tên Gebrüder Dassler Schuhfabrik (“Dassler Brothers Shoe Factory”).

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

Dassler đã phát triển giày chạy bộ có gai cho nhiều sự kiện thể thao. Để nâng cao chất lượng của giày thể thao có gai, ơng đã chuyển đổi từ mẫu giày có gai bằng kim loại nặng trước đây sang sử dụng vải bạt và cao su. Dassler đã thuyết phục vận động viên chạy nước rút người Mỹ Jesse Owens sử dụng giày gai của mình tại Thế vận hội Mùa hè 1936. Sau bốn huy chương vàng của Owens, tên tuổi và danh tiếng của giày Dassler đã được giới thể thao thế giới biết đến. Công việc kinh doanh thành công và Dasslers đã bán được 200.000 đôi giày mỗi năm trước Thế chiến II. Năm 1943, việc sản xuất giày buộc phải ngừng hoạt động và cơ sở vật chất cũng như lực lượng lao động của công ty được sử dụng để sản xuất vũ khí chống tăng trong Thế chiến II. Nhà máy Dassler gần như bị quân đội Hoa Kỳ phá hủy vào năm 1945, nhưng đã được tha khi vợ của Adolf Dassler thuyết phục lính Mỹ rằng cơng ty và nhân viên của họ chỉ quan tâm đến việc sản xuất giày thể thao. Các lực lượng chiếm đóng của Mỹ sau đó đã trở thành những khách hàng lớn mua giày của anh em nhà Dassler.

Năm 1949, sau một sự đổ vỡ trong mối quan hệ giữa hai anh em, Adolf đã tạo ra Adidas, và Rudolf thành lập Puma. Hai anh em trở thành đối thủ của nhau. Adidas và Puma SE bước vào một cuộc cạnh tranh kinh doanh gay gắt.

Năm 1952, sau Thế vận hội Mùa hè 1952, Adidas đã mua lại biểu tượng 3 sọc đặc trưng của mình từ thương hiệu giày thể thao Phần Lan Karhu Sports, với giá hai chai rượu whisky và số tiền tương đương €1600. Hình ảnh 3 sọc là biểu tượng của Adidas, đã được sử dụng trên các thiết kế quần áo và giày của công ty.

Biểu tượng Bông Hoa Ba Lá được thiết kế vào năm 1971 và ra mắt vào năm 1972, đúng thời điểm diễn ra Thế vận hội Mùa hè 1972 được tổ chức tại Munich.

Logo Adidas Bông Hoa Ba Lá ban đầu được sử dụng cho đến năm 1997. Nó hiện được sử dụng trên dịng Adidas Originals.

Logo 1990– nay, ban đầu được thiết kế cho dòng sản phẩm Equipment, sau đó được sử dụng làm biểu tượng của công ty.

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

Ngày nay, Adidas đã trở thành một công ty thời trang thể thao đứng thứ 2 thế giới với ước tính tài sản của công ty năm 2022 là 66,8 tỷ Euro và vào năm 2023 là 68 tỷ Euro. Các sản phẩm Adidas đã có mặt trên 160 quốc gia và cho ra đời hơn 660 triệu sản phẩm mỗi năm cho người tiêu dùng.

Lĩnh vực hoạt động kinh doanh : Các sản phẩm chính của thương hiệu Adidas là quần áo, giày dép, mũ, tất, túi xách thể thao,... Ưu điểm sản phẩm của thương hiệu Adidas từ trước đến nay luôn nổi tiếng được làm từ chất liệu tốt nhất với những thiết kế được chăm chút tỉ mỉ từng đường nét trên sản phẩm. Từng đường may, thiết kế của Adidas luôn mang tới cho người dùng cảm giác thoải mái và dễ chịu nhất.

Sứ mệnh: “To be the best sports brand in the world” - Trở thành thương hiệu thể thao tốt nhất trên thế giới

Chiến lược: “Làm chủ trị chơi”

Mục đích : “Through sport, we have the power to change lives”- Thông qua thể thao, chúng ta có sức mạnh thay đổi cuộc sống

<b>2.2. Các dịng sản phẩm chính</b>

- Giày dép Adidas:

Một trong những sản phẩm truyền thống của Adidas hãng là giày dép. Thương hiệu giày Adidas có thiết kế tinh tế, thoáng nhẹ, bền và mang tới cảm giác thoải mái khi vận động cho người dùng khi hoạt động khơng bị đau chân, bí. Thương hiệu giày Adidas phục vụ cho nhiều đối tượng khách hàng khác nhau từ nam, nữ và cả trẻ em.

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

Quần áo Adidas:

Nhắc tới thương hiệu Adidas không thể không nhắn tới quần áo của hãng dành cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Các sản phẩm này có chất lượng rất tuyệt vời và được yêu thích trên thế giới trong đó có cả Việt Nam.

Quần áo hiệu Adidas được nhiều người lựa chọn bởi chúng đa dạng phong phú về mẫu mã, màu sắc, kích thước. Các dịng quần áo Adidas có áo phơng, áo khoác, set bộ, quần sooc, quần dài,... dành cho cả nam, nữ và trẻ nhỏ.

- Quần áo thể thao:

Adidas thiết kế và sản xuất các mẫu quần áo thể thao dành cho nhiều bộ mơn như bóng đá, bóng chày, bóng rổ, golf, thể dục dụng cụ, khúc côn cầu trên băng,...cùng các dụng cụ thể thao tương ứng với từng bộ môn.

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

Phụ kiện thời trang:

Ngoài ra , Adidas cũng cung cấp các phụ kiện thời trang nổi bật như dép Adidas, sandals, mũ nón, túi xách, tất,...

<b>2.3. Khái quát về kết quả hoạt động trong những năm gần đây</b>

Adidas đã có sự tăng trưởng đáng kể trong những năm gần đây. Công ty cũng đã chứng kiến doanh thu trực tuyến tăng 53%. Sự tập trung của Adidas vào tính bền vững đã giúp hãng duy trì vị thế là công ty hàng đầu trong thị trường đồ thể thao.

- Năm 2020:

Doanh thu của Adidas từ danh mục dành cho nữ đã tăng 10% vào năm 2020 khi công ty tập trung vào việc đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng nữ thông qua tiếp thị có mục tiêu và phát triển sản phẩm.

Doanh thu của Adidas từ khu vực Trung Quốc Đại lục (bao gồm Trung Quốc đại lục, Hồng Kông và Đài Loan) đã tăng 20% vào năm 2020 do nhu cầu mạnh mẽ đối với các sản phẩm của thương hiệu này ở Trung Quốc.

Doanh thu từ danh mục bóng rổ của Adidas đã tăng 7% vào năm 2020, nhờ sự nổi tiếng ngày càng tăng của các ngôi sao NBA (National Basketball Association) như James Harden và Damian Lillard. Các thỏa thuận chứng thực của thương hiệu với những cầu thủ này và các vận động viên nổi tiếng khác đã giúp tăng doanh số bán hàng trong danh mục bóng rổ. Sự tăng trưởng này cũng phản ánh mức độ phổ biến lâu dài của mơn thể thao bóng rổ, đặc biệt là ở Bắc Mỹ.

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

Doanh thu của Adidas từ các kênh kỹ thuật số, chẳng hạn như nền tảng thương mại điện tử và ứng dụng dành cho thiết bị di động, đã tăng vọt 85% vào năm 2020. Sự gia tăng này có thể là do đại dịch COVID-19, dẫn đến sự thay đổi ngày càng tăng trong hành vi của người tiêu dùng đối với mua sắm trực tuyến. Khoản đầu tư của Adidas vào chuyển đổi kỹ thuật số và đổi mới đã cho phép hãng nắm bắt được sự thay đổi này trong nhu cầu của người tiêu dùng và tận dụng tiềm năng tăng trưởng của các kênh trực tuyến. Thành công của thương hiệu trong lĩnh vực này làm nổi bật tầm quan trọng của một chiến lược kỹ thuật số mạnh mẽ đối với các nhà bán lẻ trên thị trường ngày nay.

- Năm 2021:

Trong quý đầu tiên của năm 2021, Adidas đã có doanh thu tăng đáng kể từ khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, tăng 29% so với cùng kỳ năm trước. Điều này chủ yếu được thúc đẩy bởi sự tăng trưởng mạnh mẽ ở Trung Quốc, nơi đã trở thành một thị trường ngày càng quan trọng đối với Adidas. Khoản đầu tư của thương hiệu vào Trung Quốc, bao gồm quan hệ đối tác với những người nổi tiếng ở địa phương và tập trung vào thương mại điện tử, đã giúp thúc đẩy sự tăng trưởng này.

Adidas đã tạo ra doanh thu 5,3 tỷ euro ( 6,4 tỷ USD) trong quý 1, đánh dấu mức tăng 20% so với cùng kỳ năm trước. Sự tăng trưởng được thúc đẩy bởi sự mở rộng mạnh mẽ trong thương mại điện tử và sự trỗi dậy của thị trường Trung Quốc.

- Năm 2022:

Adidas có giá trị thương hiệu là 14,6 tỷ đô la, trở thành thương hiệu may mặc lớn thứ năm trên thế giới vào năm 2022.

Doanh thu rịng tồn cầu của tổ chức lên tới khoảng 22,5 tỷ euro vào năm 2022, cho thấy mức tăng so với năm 2020 và 2021, khi doanh số bán hàng thấp hơn do đại dịch vi-rút corona (COVID-19) gây ra.

- Năm 2023:

Khoản lỗ hoạt động dự kiến vào năm 2023 là khoảng 100 triệu euro (106 triệu USD), từ mức dự kiến trước đó là 450 triệu euro. Adidas cho biết: “Kết quả hoạt động của hãng trong quý III/2023 một lần nữa được tác động tích cực nhờ việc bán một số phần hàng tồn kho giày Yeezy, trong khi hoạt động kinh doanh cơ bản của Adidas cũng tiến triển tốt hơn mong đợi”.

Adidas đã và đang nhắm mục tiêu vào một số thị trường ngách, bao gồm người chơi giày thể thao, thể thao điện tử, âm nhạc, hoạt động ngoài trời, quan tâm đến

</div>

×