Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Luận văn thạc sĩ luật học: Nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự (trên cơ sở địa bàn thành phố Hà Nội)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (25.68 MB, 109 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

NGUYÊN BẢO NGỌC

THANH PHO HA NOD

<small>LUAN VAN THAC SI LUAT HOC</small>

<small>HA NỘI - 2022</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

NGUYÊN BẢO NGỌC

Chun nganh : Luật hình sự và tơ tung hình sự Mã số : 8380101.03

<small>LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC</small>

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYÊN ĐỨC PHÚC

<small>HÀ NỘI - 2022</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

LỜI CAM ĐOAN

<small>Tôi xin cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các sốliệu, kết quả nghiên cứu nêu trong đề tài là trung thực và tôi xin chịu trách</small>

nhiệm về tất cả những số liệu, kết quả nghiên cứu đó. Đề tài này chưa được ai công bồ trong bất kỳ công trình nào khác.

<small>Tác gia dé tài</small>

<small>NGUYÊN BẢO NGỌC</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<small>MỤC LỤC</small>

<small>LỜI CAM ĐOAN</small>

<small>MỤC LỤC</small>

<small>DANH MỤC TU VIET TATDANH MUC BANG</small>

0067100735 —...ÔỎ 1

Chương 1: LÝ LUẬN CƠ BAN VE NGUYEN TAC BAO DAM PHÁP

CHE XÃ HOI CHỦ NGHĨA TRONG TO TUNG HÌNH SỰ... 8

<small>1.1. Khai niệm và ý nghĩa của nguyên tac bảo đảm pháp chế xã hội chủnghĩa trong tố tụng hình sự trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự... 81.1.1. Khái niệm nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tốtụng hình sự trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự...--- 8</small>

1.1.2. Ý nghĩa nguyên tắc bao đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự...---s-ses¿ 15 1.2. Nội dung và cơ chế bảo đảm nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa

<small>trong tố tụng hình sự trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự... 18</small>

1.2.1. Nội dung nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố

<small>tụng hình sự trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự...--..--- 18</small>

1.2.2. Cơ chế bảo đảm của nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố

<small>tụng hình sự trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự...--..--- 3l</small>

Tiểu kết Chương 1...-- << << sSs£Ss£Ss£Ss£EssEssSss£ssexsersersssssessesse 37

Chương 2: QUY ĐỊNH CUA PHÁP LUẬT VE NGUYEN TAC BAO

DAM PHAP CHE XÃ HOI CHỦ NGHĨA TRONG TO TUNG HÌNH SỰ

VA THUC TIEN AP DUNG TRONG GIAI DOAN DIEU TRA VU AN HÌNH SỰ TREN DIA BAN THÀNH PHO HÀ NỘI... 38

<small>2.1. Quy định của pháp luật về nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<small>chủ nghĩa trong tO tụng hình sự...-.--s- 5< s<ssssssessesseesessesses 38</small>

2.2. Khái quát về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh trật tự trên địa bàn thành phố Hà Nội ...--- 2-2 -s©sessesssessessessess 45 2.3. Thực tiễn áp dụng nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa

<small>trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự trên địa bàn thành phố Hà Nội ...48</small>

2.3.1 Những kết quả đạt được ...--- 2 scsccxecEcEEcEEEEerkerkerkerreee 48 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế, vướng mắc...--- 56 Tiểu kết Chương 2...---- s- << s£ s£ s sES£ES£EsEs£Es£SsEseEseEsessessesersersess 67

Chương 3: YÊU CAU VÀ GIẢI PHÁP NANG CAO HIỆU QUÁ THUC HIỆN NGUYEN TAC BAO DAM PHAP CHE XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRONG TO TUNG HÌNH SỰ TRONG GIAI DOAN DIEU TRA VỤ ÁN HÌNH SU TREN DIA BAN THÀNH PHO HA NỘI... 68

3.1. Yêu cầu của nâng cao hiệu quả thực hiện nguyên tac bảo đảm

<small>pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự trong giai đoạn điềutra vụ án hình sự trên địa bàn thành phố Hà Nội...--.- 683.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện nguyên tắc bảo đảm phápchế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự trong giai đoạn điều tra vụ</small>

án hình sự trên địa bàn thành phố Hà Nội ...-..--.--- 2 << 74

<small>3.2.1. Hoan thiện pháp luật tố tụng hình sự liên quan đến nguyên tắc bảođảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tổ tụng hình sự...-.. 743.2.2. Nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ cho đội ngũ người tiếnhành tố tụng tại các cơ quan tiến hanh tố tụng trên địa bàn thành phố</small>

3.2.3. Nâng cấp cơ sở làm việc và điều kiện làm việc cho các cơ quan

<small>tiễn hành tố tụng trên địa bàn thành phố Hà Nội ...-- --- 893.2.4. Tăng cường mối quan hệ phối hợp hoạt động giữa các cơ quan tiếnhành t6 tụng cùng cấp và hai cấp trên dia bàn thành phố Hà Nội ... 91</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

3.2.5. Day mạnh tuyên tuyên, phổ biến, giáo dục pháp luật và quản lý tội

<small>phạm nhằm bảo đảm thực hiện nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủnghĩa trong tố tụng hình sự trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự trên địa</small>

<small>bàn thành phơ Hà Nội ... .- - --- c2 S2 322 * 312 ESEEevsererrsssrrrrrree 92</small>

<small>Tiêu ket Chung ÔẢ... G5 6 G5 99 9 99 99. 99 9.994 99400909. 90968894650 95</small>

<small>KET 000.90777 ... 96</small>

<small>DANH MỤC CÁC TÀI LIEU THAM KHẢO...---5° << 98</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

ND nA BW WN

DANH MUC TU VIET TAT

<small>. BO luat Hinh su:</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<small>DANH MỤC BANG</small>

Bảng 2.1. Số vụ án/bị can được thụ lý mới trên địa bàn thành phố Hà Nội

<small>li Moan 2017-2021 001010778... ... .. 48</small>

Bang 2.2. Số vụ án khởi tố mới, số vụ án kết thúc điều tra, số vụ án tạm đình chỉ điều tra trong giai đoạn 2017 — 2021 trên địa bàn thành phố Hà Nội... 49 Bang 2.3. Số án khởi tố, đề nghị truy tố, bi trả hồ sơ điều tra bé sung trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2017- 2021 ...-- 2252 s+cs+£szzxerseez 53

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<small>MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tài</small>

<small>Trong giai đoạn xây dựng chủ nghĩa pháp quyền, Nguyên tắc bảo đảmpháp chế xã hội chủ nghĩa là một vấn đề mang tính quyết định, quan trọng</small>

trong hoạt động của các chủ thé bao gồm Nhà nước và cơng dân. Chính sự nhận thức và được sự quan tâm của tồn xã hội đối với cơng cuộc cải cách tư pháp nên đã được các cấp uỷ, tổ chức đảng thực hiện đạt được nhiều kết qua cao, thay đổi theo nhiều hướng tích cực, góp phần giữ vững an ninh, trật tự an

<small>toàn xã hội và mở ra một môi trường ồn định cho sự phát triển kinh tế, hội</small>

nhập quốc tế, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, công dân trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 “Về chiến lược

<small>xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định</small>

hướng đến năm 2020”, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị “Về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”, Nghi quyết số 388 của Uy ban thường vụ Quốc Hội “Về bồi thường thiệt hại đối với các trường

<small>hợp oan sai do cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng có thâm</small>

quyền gây nén”,... đã đặt ra van dé cấp thiết trong hoạt động tố tụng hình sự

<small>phải được rõ ràng giữa các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng cũng nhưnhiệm vụ, quyền hạn của người tiến hành tố tụng. Theo Văn kiện Đại hội đạibiểu toàn quốc lần thứ XIII đã nhắn mạnh về cải cách tư pháp:</small>

Về cơ bản, thực tiễn cho thấy quá trình điều tra, truy tố, xét xử, các nguyên tắc của Luật hình sự Việt Nam cũng như các nguyên tắc pháp chế

<small>được thê hiện trong BLHS ngày được hoàn thiện, là căn cứ dé áp dụng đúngpháp luật đối với mọi trường hợp phạm tội và người phạm tội, từ đó giữ vữngkỷ cương, kỷ luật của Nhà nước, góp phần xây dựng một xã hội lành mạnh vàphát triển.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<small>Với hệ thống pháp luật nói chung cũng như Luật tố tụng hình sự nóiriêng, Nguyên tắc bảo đảm pháp chế là một trong những nguyên tắc cơ bảnnhất và quan trọng nhất. chính vì thế, ngun tắc này phải khơng ngừng hồnthiện và phát triển một cách toàn diện nhất dé phát huy được tối đa, mọi chủ</small>

thé phải tôn trọng và thi hành theo đúng nguyên tắc, đúng pháp luật. Tuy khơng phải là một ngun tắc mới nhưng nó mang tính quyết định của các cơ

<small>quan Nhà nước.</small>

Thực tiễn nghiên cứu Nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa

trong tố tụng hình sự đã được thể hiện rõ nét qua nhiều phương diện, cụ thể:

<small>Thứ nhất, hoạt động tố tụng hình sự phải tuân thủ và làm đúng theo</small>

<small>quy định của pháp luật tránh các trường hợp oan sai, các lỗi sai phạm trong</small> hoạt động tố tụng, bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của cơ quan tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng. Chính hoạt động tố tụng hình sự sẽ ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm va lợi ích của từng chủ thể khi tiến hành tổ tụng.

Thứ hai, nguyên tắc pháp chế vẫn còn chưa được nghiên cứu kĩ, cịn

<small>nhiều bất cập trong hoạt động tố tụng hình sự chưa thật sự được bảo đảm, thủ</small>

tục tố tung bị vi phạm nghiêm trọng. Thời đại xã hội ngày càng phát triển vì thế nguyên tắc cần phải được đặt ra sao cho phù hợp với tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyên, phù hợp với xu hướng toan cầu hoá và hội nhập quốc tế.

Thứ ba, nguyên tắc bảo đảm pháp chế đánh giá tính chính xác của hoạt động tố tụng. Hoạt động tố tụng hình sự là kết quả của việc có hay khơng việc thực hiện đúng thủ tục trong quá trình giải quyết vụ án của cơ quan tiến hành

<small>tô tụng voi người tiến hành tố tụng. Mọi hoạt động đều phải được đảm bảotính pháp lý và trong khn khổ pháp luật quy định.</small>

<small>Xét về mặt lý luận, nguyên tắc này còn nhiều ý kiến trái chiều chưa cótính nhất qn. Xét về mặt lập pháp, nguyên tắc cơ bản nói chung, nguyên tắc</small>

pháp chế nói riêng cịn chưa đầy đủ và đồng bộ với các quy phạm pháp luật

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

khác từ đó dẫn đến việc áp dụng cịn nhầm lẫn, chưa chính xác, cịn tồn đọng

<small>nên q trình cơng tác đấu tranh phòng ngừa tội phạm chưa được hiệu quả.</small>

<small>Xuất phát từ những cơ sở khoa học, từ yêu cầu đấu tranh, phòng chốngtội phạm, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an tồn xã hội góp phần tạo</small>

mơi trường thuận lợi, an tồn, ơn định cho sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội cũng như việc đánh giá thực trạng áp dụng trên địa bàn thành phố Hà Nội đề đưa ra giải pháp thích hợp nhăm nâng cao hiệu quả của nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tơ tụng hình sự là rat cần

<small>thiết, góp phần giải quyết các vụ án một cách khoa học, khách quan; đảm bảo</small>

điều tra, truy tố, xét xử đúng người đúng tội.

<small>Trước tình hình nêu trên dé đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, xuất phát</small>

từ những cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn trên địa bàn thì việc chọn đề tài

<small>“Nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tơ tụng hình sự</small>

trong giai đoạn điều tra vụ an hình sự trên địa bàn thành phố Hà Nội” đê nghiên cứu làm một yêu cầu quan trọng và cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Dưới góc độ khoa học pháp lý, trong thời gian qua việc nghiên cứu về

<small>Nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự đã được</small>

đề cập ở một số cơng trình nghiên cứu được cơng bố, cụ thê:

<small>- Luận án Tiến sĩ Đồn Ngọc Xuân “Nguyên tắc pháp chế trong luật</small>

<small>hình sự Việt Nam” năm 2014.</small>

- Luận văn Thạc sỹ Đỗ Ngọc Hải “Tăng cường pháp chế xã hội chủ

<small>nghĩa trong hoạt động lập pháp, lập quy ở Việt Nam” năm 2007.</small>

<small>- Nguyễn Quốc Hùng (2018), “Nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hộichủ nghĩa trong to tụng hình sự nhìn từ thực tiễn hoạt động của các cơ quan</small>

có thẩm quyên tiễn hành to tụng ở thành phố Hải Phịng”, Tạp chí khoa hoc

<small>DHQGHN.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<small>- Nguyễn Phùng Hồng (2002) “Pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạtđộng của Công an nhân dân trên lĩnh vực bảo vệ an ninh quốc gia ở nước ta</small>

hiện nay”, Nha xuất bản Công an nhân dân.

- GS. TSKH. Lê Văn Cảm (2000) “Ché định các nguyên tắc của luật

<small>hình sự Việt Nam ”, Tạp chí Luật học.</small>

Tuy nhiên, các nghiên cứu trên chỉ dừng lại ở mức hệ thống lý luận, hoặc chỉ nghiên cứu một lĩnh vực cụ thể, chưa đi sâu về nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử của cơ

<small>quan tiến hành tố tung và người tham gia tố tụng. Về mặt lý luận, từ trước đếnnay tại thành phố Hà Nội rất ít cơng trình khoa học nào nghiên cứu về Nguyêntắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự dẫn đến chưa</small>

đánh giá đúng đắn vị trí, tầm quan trọng của nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tơ tụng hình sự áp dụng trên dia bàn thành phố Hà Nội.

<small>3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài</small>

<small>3.1. Mục đích nghiên cứu</small>

<small>Mục đích của đề tài là nghiên cứu, làm rõ nguyên tắc bảo đảm pháp chế</small>

xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự gan với thực tiễn trên địa ban thành

<small>phố Hà Nội. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu tại thành phố Hà Nội, chỉ ranhững điểm hạn chế, bất cập còn tồn tại trong quy định của pháp luật thực</small>

định, từ đó đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu qua trong việc áp dụng nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự trên địa bàn thành phố Hà Nội.

<small>Trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu đã có kết hợp với những bấtcập từ những quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng trên địa bàn thành phốHà Nội, luận văn sẽ dé ra được những giải pháp dé sửa đổi các quy định của</small>

pháp luật về nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tơ tụng hình sự <small>sao cho phù hợp với tình hình thực tiễn tội phạm trong giai đoạn hiện nay.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<small>3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu</small>

<small>- Làm rõ nhận thức về bản chất pháp lý, thực trạng và giải pháp hoàn</small>

thiện pháp luật, bao đảm nguyên tắc này trong tố tụng hình sự.

<small>- Khảo sát, nghiên cứu và đánh thực trạng trong việc áp dụng nguyên</small>

tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự trong giai đoạn điều tra trên địa bàn thành phố Hà Nội.

<small>- Làm sáng tỏ những tồn tại va hạn chế khi áp dụng nguyên tắc này.</small>

<small>- Hoàn thiện và xây dựng các giải pháp bảo đảm cho việc tuân thủ</small>

<small>nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự trong giai đoạnđiều tra vụ án hình sự trên địa bàn thành phố Hà Nội.</small>

<small>4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu4.1. Đối trợng nghiên cứu</small>

<small>Lý luận và áp dụng thực tiễn nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủnghĩa trong tố tụng hình sự trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự trên địa bànthành phố Hà Nội.</small>

<small>4.2. Phạm vi nghiên cứu</small>

- Về nội dung: Đề tài nghiên cứu vấn đề lý luận và thực tiễn của nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự, đồng

<small>thời áp dụng thực tiễn trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự trên địa bànthành phố Hà Nội.</small>

<small>- Về địa bàn nghiên cứu khảo sát: dia ban thành phố Hà Nội</small>

- Về thời gian nghiên cứu khảo sát: từ năm 2017 đến năm 2021.

<small>5. Phương pháp nghiên cứu</small>

<small>5.1. Phương pháp luận</small>

Đề tài được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận duy vật và biện

<small>chứng của chủ nghĩa Mác Lê — nin, tư tưởng Hồ Chi Minh, những quan điểmcơ bản của Đảng và Nhà nước ta về đấu tranh về đấu tranh phòng chống tội</small>

phạm bảo vệ an ninh trật tự, các nguyên tắc cơ bản về khoa học pháp lý, khoa

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<small>học điều tra hình sự, lý luận về hoạt động tố tụng, tội phạm học, luật hình sự,luật tố tụng hình sự và triết học, những luận điểm khoa học trong các cơng</small>

trình nghiên cứu, sách chuyên khảo và các bài viết đăng trên tạp chí của một

<small>số nhà khoa học trong nước và nước ngoài.</small>

<small>5.2. Phương pháp nghiên cứu</small>

<small>Khi thực hiện đề tài, tác giả sử dụng các phương pháp: phương phápnghiên cứu tài liệu, phương pháp tổng kết, phương pháp thống kê, phươngpháp phân tích, phương pháp thực nghiệm, phương pháp trao đổi toạ đàm,</small>

<small>phân tích.</small>

<small>6. Những đóng góp mới của đề tài</small>

<small>Về mặt lý luận, Đây là đề tài lĩnh vực mới, chưa có nhiều cơng trìnhnghiên cứu của các nhà khoa học. Kết quả nghiên cứu của đề tài có ý nghĩa vềmặt khoa học pháp lý, góp phần hồn thiện những quy định pháp luật cịn bất</small>

cập và chưa hoàn thiện về nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tơ tụng hình sự.

Về mặt thực tiễn, đề tài góp phần đánh giá khách quan và chính xác

<small>thực tiễn áp dụng nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụnghình sự trên địa bàn thành phố Hà Nội, cũng như đưa ra những kiến nghị, giảipháp thực hiện nguyên tắc này ở khía cạnh lập pháp. Những tồn tại, hạn chếtrong quy định của Bộ luật hình sự về nguyên tắc này cũng được chỉ ra nhằmcó những biện pháp khắc phục băng việc hoàn thiện pháp luật và thực tiễn</small>

trên địa bàn thành phố Hà Nội.

<small>Ngồi ra, đề tài có giá trị đối với cán bộ làm công tác thực tiễn, các sinh</small>

viên, học viên cao hoc,... Đồng thời, còn là tài liệu rất bơ ích cho đội ngũ cán

<small>bộ làm công tác nghiên cứu tội phạm học, cán bộ làm cơng tác nghiên cứu,giảng dạy tư pháp hình sự, phục vụ hoạt động lập pháp hình sự và hoạt động</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<small>áp dụng pháp luật hình sự trong việc dau tranh phòng ngừa, chống tội phạm ở</small>

<small>nước ta hiện nay.</small>

<small>7. Bố cục của đề tài</small>

<small>Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung</small>

của đề tài được chia thành 3 chương cụ thể:

Chương 1: Lý luận cơ bản về nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự.

Chương 2: Thực tiễn áp dụng nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ

<small>nghĩa trong tố tụng hình sự trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự trên địa bànthành phố Hà Nội.</small>

Chương 3: Yêu cầu và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện nguyên tac bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự trong giai đoạn

điều tra trên dia bàn thành phố Hà Nội.

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

<small>Chương 1:</small>

LÝ LUẬN CƠ BAN VE NGUYÊN TAC BAO DAM PHAP CHE XA HOI CHU NGHIA TRONG TO TUNG HINH SU

<small>1.1. Khái niệm và ý nghĩa của nguyên tắc bao đảm pháp chế xã hội chủ</small>

nghĩa trong tố tụng hình sự trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự

<small>1.1.1. Khái niệm nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tổtụng hình sự trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự</small>

<small>Hiến pháp nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã khăng định:“Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nhà nước pháp quyên xã</small>

hội chủ nghĩa cua Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân... ”Í Nói cách khác, thượng tơn pháp luật hay pháp chế được coi là phương hướng hoạt động chủ đạo trong việc quản lý và vận hành Nhà nước, trở thành các nguyên tắc điều chỉnh xử sự của các chủ thể trong mọi quan hệ xã hội, bao gồm cả tố tụng

<small>hình sự.</small>

<small>Ngun tắc nói chung và ngun tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủnghĩa nói riêng trong TTHS là cơ sở để đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ màNhà nước giao: bao đảm phát hiện chính xác và xứ lý cơng minh, kịp thời mọi</small>

hành vi phạm tội, phịng ngừa, ngăn chặn toi phạm, khơng để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội; góp phan bảo vệ cơng lý, bảo vệ quyển con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyên và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, giáo duc mọi

người ý thức tuân theo pháp luật, dau tranh phòng ngừa và chống tội phạm.”

<small>Khi tiến hành các hoạt động TTHS, các chủ thé trong quan hệ TTHS phải</small>

<small>thực hiện hành vi của mình theo đúng quy định của pháp luật TTHS, việc tuân</small>

<small>! Điều 2, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩaViệt Nam, Hà Nội, 2013. „</small>

<small>? Điều 2, Qc hội nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Bộ luật Tô tụng hình sự, Hà Nội, 2015.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

<small>thủ đúng, đầy đủ và nghiêm chỉnh pháp luật chính là thực hiện pháp chế xãhội chủ nghĩa trong TTHS được bao đảm. Vi vậy, dé hiểu một cách đầy đủkhái niệm nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong TTHS cầnphải làm rõ hai van đề “nguyên tắc” và “pháp chế xã hội chủ nghĩa”.</small>

Về “nguyên tắc”, thuật ngữ này bắt nguồn từ tiếng Latinh là “Principium” có bao nghĩa sau đây: 1) Luận điểm cơ bản, luận điểm gốc của học thuyết nào đó; tư tưởng chỉ đạo của quy tắc hoạt động: 2) Niềm tin, quan điểm đối với sự vật và chính quan điểm, niềm tin đó xác định quy tắc hành vi; 3) Nguyên lý cấu trúc và hoạt động của bộ máy dụng cụ thiết bị nào đó. Hay

cịn được hiểu là “cái gì đó mang tính xuất phát điểm, dẫn đầu, chủ đạo””.

<small>Còn theo Từ điểm Tiếng Việt, nguyên tắc được hiểu là “Diéu cơ bản định ra,nhất thiết phải tuân theo trong một loạt việc làm “</small>

<small>Tại Việt Nam, xét trong quan hệ pháp luật, nguyên tắc pháp luật đượchiểu là những tư tưởng chỉ đạo nội dung, quá trình xây dựng, thực hiện và bảo</small>

vệ pháp luật. Các nguyên tắc của pháp luật làm thành bộ khung “xương sống” dé nâng đỡ toàn bộ hệ thống pháp luật, làm cho các quy định pháp luật ln có sự gan kết chặt chẽ và thông nhất nội tại với nhau. Những nguyên tắc của

<small>pháp luật được thể hiện trong nội dung đường lối chính sách của Đảng Cộngsản, nội dung, tinh thần các chính sách pháp luật, các quy định, văn bản phápluật, trong đó tập trung nhất là trong Hiến pháp và các văn bản luật quan trọng</small>

<small>của nhà nước.</small>

<small>Khi vận dụng vào pháp luật TTHS, có thể hiểu: Nguyên tắc của pháp</small>

luật TTHS là tư tưởng, chủ đạo xuyên suốt của pháp luật tố tụng hình sự được thê hiện thông qua các quy phạm pháp luật TTHS hoặc các chế định riêng biệt

<small>3 XX. Aléchxayép, Pháp luật trong cuộc sống của chúng ta (người dich: Đồng Anh Quang, người hiệu đính:Ngun Đình Lộc), Nxb Pháp lý, Hà Nội, 1986, tr.85. ;</small>

<small>4 Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp, Từ điên Luật, Nxb Tu pháp và Nxb Từ điên Bach khoa, Ha Nội, 2009,tr. 562</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

<small>của pháp luật TTHS, là định hướng cho việc xây dựng, giải thích và áp dụngpháp luật TTHS.</small>

về “pháp chế xã hội chủ nghĩa”, pháp chế là một khái điểm đa nghĩa, được thê hiển ở những điểm cơ bản: Sự hiện diện của hệ thống pháp luật hoàn

<small>thiện; Bộ máy nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sở pháp luật; Các</small>

tô chức phi Nhà nước được thành lập và hoạt động hợp pháp; Mọi công dân và các cá nhân luôn xử sự hợp pháp. Từ những phân tích trên cho thấy, nói

đến pháp chế là nói đến pháp luật và sự địi hỏi phải tơn trọng và thực hiện

<small>pháp luật chính xác, nghiêm minh của toàn bộ chủ thé trong xã hội. Nghiêm</small>

chỉnh thực hiện các yêu cầu của pháp chế sẽ tạo cho đời sống xã hội có trật tự,

kỷ cương cần thiết, bảo đảm cho hoạt động của toàn bộ xã hội thống nhất,

đồng bộ nhịp nhàng theo quy định của pháp luật dé xã hội tồn tại và phát triển vì hạnh phúc của nhân dân. Như vậy, pháp chế là sự hiện điện của một hệ thống pháp luật hoàn thiện và sự tôn trọng, thực hiện pháp luật hiện hành một cách chính xác, thường xuyên, thống nhất bởi Nhà nước và xã hội. Nói cách

<small>khác, pháp chế được hiéu là sự tuân thủ triệt dé pháp luật của các cơ quan, tô</small>

<small>chức và cá nhân.</small>

<small>Trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, pháp chế và việc bảođảm thực hiện nó được coi là những yếu tố đặc trưng nhất khi đề cập đến van</small>

dé này. Các văn bản quy phạm pháp luật được Nhà nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa ban hành là cơ sở đảm bảo cho sự tuân thủ pháp chế, nhưng các văn bản quy phạm pháp luật cũng không mất đi giá trị khi khơng có cơ chế đảm

<small>bảo tn thủ của pháp luật. Vì vậy, pháp chế được coi là một nhân tố quantrọng nhất trong việc xây dựng và thực hiện pháp luật xã hội chủ nghĩa. Nói</small>

<small>cách khác, việc tuân thủ triệt để pháp luật của các chủ thể vừa tác động đếnhoạt động áp dụng pháp luật trong xã hội, vừa là yếu tố không thê thiếu trong</small>

<small>việc xây dựng pháp luật xã hội chủ nghĩa.</small>

<small>10</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

<small>Dựa vào những nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lê Nin, các nhàkhoa học pháp lý ở Liên Xô trước đây đã xây dựng khái niệm mới về “pháp</small>

chế cách mang” — pháp chế xã hội chủ nghĩa. Trong đó, cơ sở quan trọng nhất

<small>dé thiết lập nên nền pháp chế trong xã hội chủ nghĩa làm một hệ thống pháp</small>

luật tiên tiến và điều kiện dé pháp đi vào cuộc sống là Nhà nước xã hội chi nghĩa và ý thức tự giác của đông đảo quần chúng nhân dân. Pháp chế xã hội chủ nghĩa là sự đòi hỏi tuân thủ và chấp hành pháp luật đối với các cơ quan

<small>Nhà nước, những cá nhân đang làm việc trong các cơ quan này và các cá nhân</small>

<small>hoạt động trong các tơ chức chính trị - xã hội và mọi công dân.</small>

<small>Cũng từ học thuyết Mác — Lénin, có thé nhận ra đặc điểm quan trọng vadễ thấy nhất của pháp luật là tính quy phạm phổ biến, được hiểu, pháp luậtmang tính bắt buộc cho toan xã hội mà nó điều chỉnh, điều này được Nha</small>

nước ban hành ra chúng thừa nhận và đảm bảo áp dụng băng các biện pháp cưỡng chế Nha nước. Mọi chủ thé đều phải xử sự phù hop với quy định ma

<small>Nhà nước đã ban hành. Trong đó, ngay chính chủ thể ban hành ra pháp luật làNhà nước cũng tự đặt mình vào mối quan hệ ràng buộc này, và phải là chủ thé</small>

nghiêm chỉnh thực hiện hiện pháp luật. Bởi lẽ, trong Nhà nước pháp quyền xã

<small>hội chủ nghĩa, Nhà nước và pháp luật mang tính nhân dân sâu sắc, phục tùng</small>

pháp luật là phục tùng ý chí và lợi ích của nhân dân, đường lối, chính sách của Đảng. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa khơng cho phép bất kỳ chủ

<small>thé nào xử sự ngồi phạm vi của pháp luât. Tất cả mọi chủ thé bao gồm cả</small>

Đảng và Nhà nước đều bình đăng, đều bị xử lý theo đúng quy định của pháp

<small>luật khi có hành vi vi phạm pháp luật. Qua đó, có thể hiểu rằng: Pháp chế xãhội chủ nghĩa là một chế độ đặc biệt, trong đó tất cả các chủ thể bao gồm từcác cơ quan nhà nước đến công dân đều phải tôn trọng và thực hiện pháp luậtmột cách nghiêm chỉnh, triệt dé và chính xác trong đời song chính tri - xã hội</small>

<small>chủ nghĩa.</small>

<small>11</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

<small>Những nội dung về pháp chế xã hội chủ nghĩa trong các học thuyếtMác — Lênin được coi là sự kế thừa và phát triển các tư tưởng tiễn bộ, vănminh nhất của lịch sử nhân loại. Do đó, khi xây dựng Nhà nước pháp quyềnxã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, bản thân Nhà nước không thé tách rời khỏi kho</small>

tang lý luận và giá trị của chủ nghĩa Mác — Lênin về pháp chế xã hội chủ nghĩa, phải đề cao pháp luật, mà trước hết là Hiến pháp, bên cạnh đó phải đề cao những giá trị cao cả của xã hội về quyền con người, quyền công dân và chú trọng đến hoạt động của các tô chức trong bộ máy Nhà nước.

<small>Khi xem xét với nội hàm của một nguyên tắc trong quan hệ pháp luật,pháp chế xã hội chủ nghĩa ln giữ vai trị chỉ đạo, định hướng cho toàn bộhoạt động liên quan đến pháp luật, ảnh hưởng mạnh mẽ đến ý thức và trật tự</small>

pháp luật của xã hội. Khi tiếp cận với góc độ một ngành luật cụ thể, nguyên tắc pháp chế xã hội có những nội dung, yêu cầu nhất định dựa trên đặc trung

<small>của ngành luật đó.</small>

<small>Để thực hiện được nhiệm vụ của pháp luật TTHS, BLTTHS đặt ranhững quy định cụ thé về trình tự, thủ tục tố tụng từ khi tiếp nhận, giải quyết</small>

tin báo, tố giác về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt hoạt động khởi tố,

<small>điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự. Dé các giai đoạn và hoạt động của các</small>

chủ thể được giao nhiệm vụ thực hiện một cách thông nhất, pháp luật TTHS

<small>đặt ra những nguyên tắc cơ bản nhất định.</small>

Các nguyên tắc cơ bản của TTHS là những tư tưởng, quan điểm cơ bản, chủ dao, chi phối hoạt động của các cơ quan có thâm quyền tiến hành tố tung,

<small>người có thâm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tung và các cơquan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trong hoạt động tiếp nhận, giải quyếtthông tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự. Và trong</small>

đó, bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa là một trong những tắc cơ bản nhất,

<small>bao trùm lên toàn bộ các hoạt động trong TTHS.</small>

<small>12</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

<small>Từ những phân tích về “nguyên tắc” và “pháp chế xã hội chủ nghĩa”,có thé đưa ra một định nghĩa như sau:</small>

“Nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong to tung hinh su là tu tưởng, quan điểm co bản, chủ dao, chi phối toàn bộ hoạt động tơ tung hình sự được thể chế hoá thành các quy định của Bộ luật to tung hinh su, ma theo đó, cơ quan có thẩm quyên tiễn hành tổ tụng, người có thẩm quyén tiễn hành tô tụng, người tham gia to tung và những cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan khác đến hoạt động tổ tụng hình sự khi thực hiện quyên và nghĩa vụ

<small>của mình phải triệt để tuân theo những quy định của Bộ luật to tụng hình sự. ”Theo khoa học luật TTHS, quá trình giải quyết vụ an hình sự bao gồmcác giai đoạn: khởi tố vụ án hình sự; điều tra vụ án hình sự; truy tố; xét xử vụ</small>

<small>án hình sự.</small>

Giai đoạn điều tra vụ án hình sự là một giai đoạn tố tụng, trong đó Cơ quan có thâm quyền điều tra sử dụng các biện pháp do pháp luật quy định dé thu thập chứng cứ chứng minh tội phạm, người phạm tội và những vấn đề

<small>khác có liên quan đến vụ án, làm cơ sở cho việc giải quyết đúng đắn vụ án</small>

<small>hình sự.</small>

<small>Giai đoạn điều tra vụ án hình sự có một số đặc điểm như sau:</small>

Thứ nhất, điều tra thuộc giai đoạn tố tụng ban đầu, nếu chủ động, tích cực, chính xác ngay từ đầu sẽ góp phần bảo đảm cho hoạt động cơng tố, xét xử có căn cứ và ngược lại nếu điều tra không làm tốt rat dé dẫn đến bỏ lọt tội phạm hoặc có thé dẫn đến sai lầm cho các quá trình tố tung sau.

<small>Thứ hai, khác với giai đoạn truy tố, xét xử, là cơ quan tiến hành tơ tụngđã có hồ sơ vụ án hình sự, xác định tội phạm và người phạm tội nên việc bỏlot tội phạm là rất khó; cịn giai đoạn điều tra, Cơ quan có thẩm quyền điều tra</small>

<small>13</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

<small>vừa phải thu thập chứng cứ, tài liệu, vừa lập hồ sơ vụ án, do đó có thé dẫn đến</small>

có sai sót, bỏ lọt tội phạm."

<small>Thứ ba, giai đoạn điều tra vụ án hình sự với chủ thể trọng tâm là Cơquan có thâm quyền điều tra. Cu thé là: CQDT va Cơ quan được giao nhiệmvụ tiễn hành một số hoạt động điều tra. Ngồi, VKS với chức năng thực hành</small>

quyền cơng tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn điều tra <small>cũng đóng vai trị quan trọng trong việc thực hiện các hoạt động của CƠ quan</small> có thâm quyên điều tra.

<small>Thứ tư, giai đoạn này được bat đầu từ Cơ quan có thẩm quyền điều trara quyết định khởi tố vụ án, kết thúc khi Co quan có thâm quyền điều tra rakết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc văn bản kết luận điều tra và quyết định</small>

<small>đình chỉ điều tra.</small>

<small>Tóm lại, từ định nghĩa ngun tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩatrong tố tụng hình sự và những phân tích về giai đoạn điều tra vụ án hình sự,</small>

có thê đưa ra một định nghĩa hoàn chỉnh như sau:

“Nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự là những tư tưởng, quan điểm cơ bản, chủ đạo, chỉ phối

<small>toàn bộ các hoạt động điều tra, hoạt động to tung dién ra trong giai doanđiều tra vu án hình sự được Bộ luật Tổ tụng hình sự quy định, theo đó, Cơquan có thẩm quyên điêu tra, Viện kiểm sát, những người có thẩm quyên tiễnhành to tụng, người tham gia tô tụng và những cơ quan, tơ chức, cá nhân có</small>

liên quan khác đến hoạt động điều tra khi thực hiện nhiệm vụ, quyên hạn, quyên và nghĩa vụ của mình phải triệt để tuân theo những quy định của Bộ luật to tụng hình sự từ khi Cơ quan có thẩm qun điều tra ra quyết định khởi

<small>> Nguyễn Tiến Son (2014), “Thực hành quyén công tô, kiểm sát điều tra và mới quan hệ giữa Viện kiểm sátvới Cơ quan điêu tra trong điều kiện cải cách tư pháp”, Tạp chi Khoa học kiêm sát số 01/2014.</small>

<small>14</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

to vụ án cho đến khi Cơ quan có thẩm quyên diéu tra ra kết luận diéu tra dé

<small>nghị truy tô hoặc văn bản kết luận điều tra và quyết định đình chỉ điều tra. ”</small>

1.1.2. Ý nghĩa nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tô tụng hình sự trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự

Qua những phân tích về định nghĩa nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong TTHS, có thé thấy nguyên tắc này đã và dang thé hiện được một vị trí quan trọng và khơng thể thay thế trong việc áp dụng pháp luật

<small>TTHS nói riêng, cũng như trong trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa nói chung.</small>

<small>Những nội dung đó được thé hiện qua:</small>

Một là, góp phan thé hiện bức tranh tong thé về bản chất của Nhà nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam.

<small>“Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp</small>

quyên xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân ”° đây được coi là sự khăng định về bản chất của Nhà nước ta trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Và nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong TTHS được coi là sự cụ thé hoá nội dung Hiến định trên vào trong lĩnh vực

<small>TTHS, cũng như là cách thức thể hiện rõ nét nhất bản chất của Nhà nước ta.Nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong TTHS là sự phản ánh tư</small>

<small>tưởng tiến bộ của Nhà nước ta, phù hợp với sự vận động của thời đại. Ngoài</small>

<small>ra, là một Nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, bản thân</small>

<small>ngun tắc này cịn là cơ sở pháp lý quan trọng để bảo vệ tốt nhất quyền vàlợi ích hợp pháp của người dân. Theo đó, phương pháp điều chỉnh chủ yếu</small>

của BLTTHS là phương pháp quyền uy, hay còn được gọi là mệnh lệnh — phục tùng. Phương pháp này thé hiện ở việc các cơ quan có thầm quyền tiến

<small>hành tố tụng trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, được áp dụng các</small>

<small>® Điều 2, Quốc hội nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hiến pháp nước Cộng hoa xã hội chủ nghĩaViệt Nam, Hà Nội, 2013.</small>

<small>15</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

biện pháp cưỡng chế đối với một số chủ thể có liên quan đến việc xem xét,

<small>giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, xét xử vụ án hình sự. Và</small>

các quyết định, hành vi của cơ quan, người có thâm quyền tiến hành tố tụng

<small>trong hoạt động TTHS phần lớn có tính chất bắt buộc thực hiện đối với các cơ</small>

quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Nói cách khác, các chủ thể khi tham gia vào TTHS có thé bi bắt buộc hạn chế một số quyền con người, quyền công dân của mình. Nếu việc áp dụng các biện pháp hạn chế quyền con người, quyền công dân một cách tuỳ tiện, ngoài phạm vi pháp luật sẽ làm ảnh hưởng

<small>trực tiếp đến lợi ích hợp pháp của người dân trong xã hội. Vì thế, nguyên tắcbảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa như một khuôn khổ pháp lý cho các cơ</small>

<small>quan, người có thâm quyền tiến hành tố tụng phải thực hiện trong phạm vi</small>

cho phép, từ đó đảm bảo cho quyền, lợi ích hợp pháp của cơng dân khi tham

<small>giao va TTHS.</small>

Hai là, là phương hướng cho toàn bộ những chế định khác của TTHS.

<small>Ké từ khi các văn bản pháp luật TTHS ra đời, nguyên tắc pháp chế xãhội chủ nghĩa luôn là nguyên tắc đầu tiên trong những nguyên tắc cơ bản của</small>

<small>BLTTHS (Điều 2 BLTTHS 1988, Điều 3 BLTTHS 2003, Điều 7 BLTTHS2015). Như vậy, có thé thay rằng, quan điểm của Dang và Nhà nước ta đã xácđịnh rằng nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa là tư tưởng chủ đạođối với tất cả những nguyên tắc cơ bản còn lại của TTHS cũng như là bao</small>

<small>trùm lên toàn bộ các quy phạm pháp luật TTHS còn lại. Bởi lẽ, mọi hoạt độngtrong TTHS phải tuân theo quy định của BLTTHS — là nội dung cơ bản của</small>

<small>nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa. Tuân theo quy định củaBLTTHS đồng nghĩa với tuân thủ nội dung của những nguyên tắc cơ bảnkhác cũng như thực hiện đúng trình tự, thủ tục tiếp nhận tin báo, tô giác về tộiphạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét</small>

<small>xử vụ án hình sự.</small>

<small>16</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

<small>Ba là, dam bảo hoạt động TTHS diễn ra một cách ổn định, thống nhất,</small>

đông bộ và đạt hiệu quả cao.

<small>Các quy định cua BLTTHS được Nhà nước xây dựng dựa trên quá trình</small>

đúc kết kinh nghiệm thực tiễn và học tập từ các quốc gia khác trên thế giới

<small>trong một thời gian dài, do vậy, với ý chí của Nhà nước, họ cho rằng hoạtđộng TTHS chỉ có thể đạt được hiệu quả cao nhất khi thực hiện theo đúng</small>

<small>trình tự, thủ tục mà các nhà làm luật đã quy định. Bên cạnh đó, các quy định</small>

<small>của BLTTHS liên quan đến nhiều chủ thể khác nhau với những nhiệm vụ,</small>

quyền han tách bạch một cách rõ ràng, việc kết hợp tất cả nhiệm vụ, quyền hạn, quyền và nghĩa vụ của toàn bộ chủ thể cũng cần phải có một quy định cụ

<small>thể. Nếu khơng, khi thực hiện trên thực tế sẽ không thể đồng bộ và thống</small>

nhất. Do đó, nguyên tắc đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa là công cụ cụ thể

nhất trong việc giúp cho hoạt động TTHS trên thực tế diễn ra một cách 6n

<small>định, thống nhất và đạt đúng hiệu quả theo chính sách, chủ trương của Đảng</small>

<small>và Nhà nước.</small>

<small>Bon là, góp phan tạo cho đời sống xã hội có trật tự, kỷ cương trong</small>

<small>toàn bộ xã hội.</small>

<small>Tội phạm là hiện tượng tiêu cực của xã hội, việc đấu tranh, đây lui tội</small>

<small>phạm không chỉ là nhiệm vụ của Nhà nước mà cịn là sự nghiệp của tồn dân.</small>

<small>Trong TTHS, nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa đòi hỏi người bị</small>

buộc tội, người bị hại, người tham gia tố tụng khác và những cơ quan, tổ

<small>chức, cá nhân có liên quan phải nhận thức được trách nhiệm và nghĩa vụ của</small>

<small>mình, từ đó chủ động hơn trong việc tích cực hợp tác với cơ quan có thâmquyền tiến hành tố tụng trong việc giải quyết tội phạm. Mỗi cơng dân cónghĩa vụ phải tố giác tội phạm, khai báo đúng về sự việc, tình tiết mà mìnhbiết về vụ án. Pháp luật TTHS đặt ra những quyền và nghĩa vụ ma cần công</small>

<small>17</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

dân thực hiện đúng, chỉ khi họ thực hiện đúng quyên, nghĩa vụ của mình thì

hoạt động giải quyết vụ án hình sự mới được trơn tru, đảm bảo hoạt động

<small>TTHS được thực hiện đúng như ý muốn của Nhà nước, mọi tội phạm và</small>

người phạm tội đều bị xử lý, góp phần vào cơng cuộc đấu tranh, phịng ngừa

<small>tội phạm trong xã hội. Từ đó, góp phần vào cơng cuộc vi mô hơn là ôn địnhđược trật tự xã hội, tạo ra những chuẩn mực, kỷ cương xã hội tốt, nhất là</small>

<small>trong việc tích cực tham gia vào cơng cuộc phịng ngừa tội phạm nói riêng và</small>

<small>bảo vệ, xây dựng Tổ quốc nói chung.</small>

1.2. Nội dung và cơ chế bảo đảm nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự trong giai đoạn điều tra vu án hình sự

1.2.1. Nội dung nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tổ tụng hình sự trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự

<small>Ngày 1/7/2016, BLTTHS 2015 chính thức có hiệu lực, đánh dấu mộtcột mốc quan trọng trong công cuộc cải cách tư pháp của đất nước, kế thừa</small>

những nội dung của các văn bản pháp luật trước cùng với những kết hợp

<small>những nội dung mới khắc phục những hạn ché, thiếu sót trước kia và phù hợphơn với xã hội. Trong đó, nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa</small>

<small>trong TTHS vẫn được chú trọng và đề cao, nội dung của nguyên tắc này hiệnnày được quy định tại Điều 7 BLTTHS như sau:</small>

<small>“Mọi hoạt động to tung hình sự phải được thực hiện theo quy định của Bộ</small>

luật này. Không được giải quyết nguồn tin về tội phạm, khỏi tố, diéu tra, truy tố, xét xử ngoài những căn cứ và trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy dinh.’”

<small>Từ quy định trên, có thé xác định những nội dung cơ bản của nguyên</small>

tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong điều tra vụ án hình sự hiện nay

<small>như sau:</small>

<small>7 Điều 7, Quốc hội nước Cộng hoa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Bộ luật Tố tụng hình sự, Hà Nội, 2015.</small>

<small>18</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

<small>Thứ nhất, cơ quan có thẩm quyền điêu tra, VKS phải thực hiện đúng vàđây đủ nhiệm vụ, quyên hạn của mình trong hoạt động TTHS theo quy định</small>

<small>của BLTTHS.</small>

<small>Hoạt động TTHS là hoạt động của các cơ quan có thâm quyền tiến</small>

hành t6 tụng, người có thâm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tổ tung, các cơ quan, tô chức, cá nhân khác có liên quan trong việc tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tớ, điều tra, truy tố xét xử vụ án hình sự.

Các cơ quan có thẩm quyên tiến hành tổ tụng là các chủ thé quan trong

<small>nhất trong hoạt động TTHS, quyết định đến toàn bộ kết quả của vụ án, bêncạnh đó, các cơ quan cịn là các cơ quan Nhà nước và thay mặt Nhà nước sử</small>

dụng quyền lực Nhà nước vào hoạt động TTHS, do đó, bản thân các cơ quan

<small>có thâm quyén tiến hành tố tụng phải là những chủ thé đầu tiên và di đầu</small>

trong trách nhiệm thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền han của mình khi tiến

hành các hoạt động TTHS dé giải quyết các vụ án hình sự cụ thé. Nói cách

khác, nếu ngay bản thân các cơ quan thay mặt cho Nhà nước nhưng lại khơng

<small>có trách nhiệm với pháp luật do Nhà nước ban hành mà làm phát sinh sai</small>

phạm trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn tố tụng hoặc tạo ra sự chồng chéo về thâm quyền giữa các cơ quan có thẩm quyên tiến hành tố tụng (xuất

<small>phát từ nhận thức khác nhau giữa các cơ quan về nhiệm vụ, quyền hạn của</small>

từng cơ quan và của các cơ quan cịn lại) dẫn đến hoạt động TTHS khơng đúng, việc giải quyết vụ án khơng chính xác, oan sai, bỏ lọt tội phạm, ngừoi phạm tội và đồng nghĩa với việc vi phạm nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội

<small>chủ nghĩa trong TTHS.</small>

<small>Hoạt động TTHS trai dai qua nhiều giai đoạn với những nhiều chủ thétham gia phù hợp với từng nhiệm vụ, quyền hạn và tính chất, đặc điểm của</small>

<small>các cơ quan có thâm quyền tiên hành tơ tụng.</small>

<small>19</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

<small>Giai đoạn điều tra vụ án hình sự là giai đoạn CQDT, cơ quan được giaonhiệm vụ tiễn hành một số hoạt động điều tra tiễn hành các biện pháp điều trahợp pháp, thu thập chứng cứ, tài liệu dé xác định tội phạm và người phạm tội.</small>

<small>Giai đoạn này bắt đầu từ khi có quyết định khởi tố vụ án hình sự và kết thúc ở</small>

việc Cơ quan có thâm quyền điều tra ra bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc kết luận điều tra và quyết định đình chỉ điều tra. Trong giai đoạn này,

VKS thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra vụ án hình sự.

<small>Nói cách khác, ngun tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa khơng</small>

chỉ địi hỏi các cơ quan có thâm quyên điều tra, VKS phải tuân đảm bảo tuân

<small>thủ theo trình tự, thủ tục các hoạt động tổ tụng trong giai đoạn điều tra khôngthé đảo lộn hoặc lẫn lộn mà đồng thời trong từng hoạt động, chỉ có các chủ</small>

thể nhất định mới được thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình và chỉ được thực hiện, nhiệm vụ quyền hạn trong khuôn khô mà BLTTHS quy định. Các

<small>hoạt động được vận hành theo đúng quy định của BLTTHS và chỉ khi hoạt</small>

<small>động trước đã hồn thành hoặc kết thúc thì hoạt động tiếp theo mới có thê</small>

được bắt đầu. Viện kiểm sát khơng thể truy tố bị can ra trước Toà án nếu khơng có đề nghị truy tố của Cơ quan có thâm quyền điều tra. Và quyết định khởi tố vụ án hình sự được coi là mở đầu cho tồn bộ q trình tố tụng hình sự nói chung và giai đoạn điều tra nói riêng. Theo đó, chỉ khi có quyết định

<small>khởi tố vụ án hình sự, các quan hệ pháp luật giữa các chủ thể mới phát sinh,</small>

các hoạt động điều tra việc áp dụng các biện pháp hạn chế quyền con người,

<small>quyền công dan mới được phép tiến hành. Tuy vậy, dé linh hoạt trong việcgiải quyết vụ án hình sự, một số thủ tục và biện pháp có thể được thực hiệntrước khi khởi tố vụ án hình sự như: khám nghiệm hiện trường, khám nghiệmtử thi, trưng cầu giám định, giữ người trong trong trường hợp khẩn cấp, tạm</small>

<small>giữ,... Nhưng với sự điêu chỉnh của nguyên tac bảo đảm pháp chê xã hội chủ</small>

<small>20</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

<small>nghĩa, dù các hoạt động có được thực hiện trước khi tiến hành các giai đoạn tố</small>

<small>tụng chính thức vẫn phải được thực hiện đúng với quy định của BLTTHS mà</small>

<small>khơng hề có sự ngoại lệ nao.</small>

<small>Và khi tiến vào các giai đoạn tố tụng chính thức, trước hết là giai đoạn</small>

điều tra, nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa đặt ra yêu cầu về sự tuân thủ trình tự, thủ tục mà BLTTHS quy định, các hoạt động phải có sự tiếp nối liền kề nhau đặt trong mối quan hệ mật thiết với nhau. Nhưng cũng cần phải lưu ý rằng, không phải mọi trường hợp khi một hoạt động tố tụng kết

<small>thúc thì các hoạt động khác trong giai đoạn này bắt buộc phải thực hiện vàphải thực hiện đến cùng mọi hoạt động mà các hoạt động điều tra có thé dừnglại ở bất kỳ trình tự nào nào nếu đáp ứng các căn cứ và điều kiện do BLTTHS</small>

quy định và phụ thuộc vao từng vụ án cụ thể. Như vậy, nguyên tắc này chỉ đòi hỏi các hoạt động tố tụng trong giai đoạn điều tra phải tuân theo một trật tự nhất định về thời gian thể hiện ở việc sắp xếp thứ tự trước sau dựa tên đặc

điểm, tính chất của từng hoạt động và đảm bảo khơng có sự xáo trộn khi áp

<small>dụng vào các vụ án cụ thể mà khơng đặt ra địi hỏi rằng các hoạt động tố tụng</small>

phải luôn diễn ra đầy đủ các trình tự, thủ tục mà BLTTHS quy định.

Như vậy, việc bắt đầu các hoạt động tố tụng trong giai đoạn điều tra hay chấm dứt nó phải căn cứ vào các điều kiện mà BLTTHS đã quy định, các

cơ quan có thâm quyền điều tra, VKS khơng thé chủ quan ý chi trong việc quyết định bắt đầu hay chấm dứt một hoạt động cụ thể. Trong từng hoạt động, mỗi cơ quan khác nhau lại có những nhiệm vụ, quyền hạn khác nhau, yêu cầu

<small>mà BLTTHS đặt ra là việc mỗi cơ quan phải dựa trên những quy định của</small>

<small>pháp luật để hồn thành nhiệm vụ của mình: Cơ quan có thâm quyền điều trachỉ trong giới hạn các biện pháp cho phép để chứng minh tội phạm, ngườiphạm tội và chỉ được khởi tố vụ án hình sự khi sự việc có dấu hiệu tội phạm(Điều 143 BLTTHS) khơng được khởi tố vụ án hình sự trong những trường</small>

<small>21</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

hợp được quy định tại Điều 157 BLTTHS; VKS trong giới hạn cho phép đảm

<small>bảo việc thực hiện hoạt động tố tụng trong giai đoạn điều tra của các cơ quan</small>

<small>khác đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm, người phạm tội, làm oan người</small>

<small>vô tội. Tất cả các thủ tục mà BLTTHS đều được các cơ quan có thâm quyền</small>

điều tra, VKS tuân thủ một cách tuyệt đối, bởi bản thân các cơ quan dưới sự lãnh dao của Dang va quản lý của Nhà nước cũng nhận thức duoc răng, chỉ có việc thực hiện đúng quy định của pháp luật trong việc giải quyết điều tra vụ án

<small>hình sự thì mới có thé làm sáng tỏ sự thật vụ án một cách hợp pháp cũng nhưtrong việc tôn trọng, bảo đảm quyên, lợi ích hợp pháp của những người tham</small>

gia tố tụng. Việc tập trung vào nhiệm vụ của mình thơng qua sự tuân thủ tuyệt đối các quy định của BLTTHS là sự biểu hiện tuân thủ đúng đắn nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự.

Bên cạnh địi hỏi về trình tự, thủ tục của các hoạt động tố tụng trong giai đoạn điều tra, nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa còn ràng buộc các cơ quan có thâm quyền điều tra, VKS tuân thủ đúng quy định về

<small>thâm quyên, nội dung, căn cứ tiễn hành các hoạt động cụ thé trong từng hoạt</small>

động cụ thể. Mỗi hoạt động tố tụng trong giai đoạn điều tra lại gồm nhiều <small>hoạt động riêng biệt khác nhau, mỗi hoạt động lại đặt ra những quy định riêng</small>

<small>nhất định đòi hỏi việc áp dụng pháp luật của các cơ quan có thẩm quyền điều</small>

<small>tra, VKS phải được thực hiện một cách chính xác. Hay nói cách khác, các cơ</small>

quan có thâm quyền điều tra, VKS chỉ có thé được tiến hành các hoạt động tố tụng nhất định trong từng hoạt động tố tụng cụ thể trên cơ sở thâm quyền và

<small>căn cứ áp dụng mà BLTTHS quy định. Có thé đưa ra ví dụ như sau:</small>

<small>Theo quy định tại Chương X BLTTHS về những quy định chung vềđiều tra vụ án hình sự, việc tiến hành các hoạt động điều tra thuộc thâm quyềnthực hiện của CQDT, toàn bộ những quy định tại Chương này cũng lâyCQDT làm trung tam về thâm quyền điều tra, việc nhập hoặc tách vụ án, uỷ</small>

<small>22</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

<small>thác điều tra, việc tiến hành các hoạt động, biện pháp điều tra như: khởi tổ bican, hỏi cung bị can, lay lời khai người làm chứng, người bị hại, đối chất,nhận dạng, nhận biết giọng nói, khám xét, thu giữ tải liệu, đồ vật, khámnghiệm hiện trường, trương cầu giám định, thực nghiệm điều tra, định giá tài</small>

sản, việc áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt,.. .đều được BLTTHS quy định cho Cơ quan điều tra thể hiện vai trò quan trọng của cơ quan này trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự. Tuy nhiên, khơng phải vì vậy mà hạ thấp vai trò của các cơ quan còn lại trong giai đoạn khởi tố, điều tra, với các cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra thuộc

<small>lực lượng Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, Kiểm ngư, Cảnh sát biên</small>

<small>trong trường hợp tội phạm ít nghiêm trọng thuộc trường hợp phạm tội quả</small>

<small>tang, chứng cứ và lý lịch người phạm tội rõ ràng thì các cơ quan trên vẫn</small>

<small>được thực hiện toàn bộ các hoạt động tại Chương X như CQDT. Hoặc với</small>

VKS, dù trong giai đoạn khởi tố, điều tra, VKS thực hiện hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát khởi tố, điều tra vụ án hình sự, tuy nhiên cơ quan nay

<small>được BLTTHS quy định cho phép thực hiện một số hoạt động điều tra như:</small>

hỏi cung bị can, đối chat, lay lời khai người làm chứng, người bị hai,...trong

<small>những trường hợp nhất định với các căn cứ do BLTTHS quy định.</small>

Nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn điều tra

<small>vụ án hình sự chỉ cho phép các cơ quan thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của</small>

<small>minh trong những trường hợp do BLTTHS quy định, đó cũng là phạm vi hoạt</small>

động trong TTHS của từng cơ quan. Bởi lẽ, mỗi cơ quan đều được Nhà nước

<small>giao những nhiệm vụ nhất định trong việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ</small>

<small>án hình sự, hay nói cách khác, các cơ quan đã được Nhà nước “phân công”</small>

<small>nhiệm vụ cụ thé mà vi vậy mọi hoạt động của từng cơ quan phải được thựchiện đúng quy định của BLTTHS, nguyên tắc này không cho phép các cơquan được thực hiện q phạm vi cua mình, tức là khơng được thực hiện các</small>

<small>23</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

<small>hoạt động, biện pháp tố tụng khơng thuộc thâm quyền của mình, khơng có căncứ áp dụng hoặc áp dụng khơng đúng trình tự, thủ tục mà BLTTHS quy định.Đây chính cách thức mà nguyên tắc này đảm bảo cho pháp chế xã hội chủnghĩa được tôn trọng và tuân thủ triệt dé trong TTHS nói chung và giai đoạn</small>

điều tra nói riêng, tao ra sự thong nhất với các lĩnh vực khác của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong việc phát huy bản chất của Nhà nước.

Là những cơ quan thực hiện quyền lực Nhà nước trong TTHS, các cơ quan có thấm quyền điều tra, VKS phải là chủ thé đầu tiên trong việc thực

<small>hiện đúng quy định của BLTTHS, tuy vậy, để nguyên tắc bảo đảm pháp chếxã hội chủ nghĩa được tôn trọng, đảm bảo trong giai đoạn điều tra thì khơng</small>

<small>chỉ là trách nhiệm của các cơ quan này mà còn đòi hỏi sự tuân thủ pháp luật</small>

<small>TTHS triệt đề từ bất kỳ người tham gia tố tụng và các cơ quan, tổ chức, cá</small>

nhân khác có liên quan khác. Có như vậy, nguyên tắc này mới đảm bảo được thực hiện một cách đầy đủ.

Thứ hai, người có thẩm quyên tiễn hành tổ tụng phải thực hiện day đủ

<small>và đúng trách nhiệm của mình khi đại diện cho cơ quan có thẩm quyền tiễn</small>

hành tổ tụng thực hiện nhiệm vụ, quyên hạn.

<small>Người có thâm quyền tiến hành tô tụng là người trực tiếp tiến hành cáchoạt động giải quyết thông tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xửtheo quy định cua BLTTHS.</small>

Người có thẩm quyền tiến hành tổ tung gồm: người tiến hành tổ tụng và người được giao nhiệm vụ tiễn hành một số hoạt động điều tra.

<small>Người tiến hành tố tung là người thuộc cơ quan tiến hành tố tung, đượcgiao nhiệm vụ tiến hành các hoạt động tố tụng giải quyết vụ án, gồm: Thủtrưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Cán bộ điều tra; Viện</small>

trưởng: Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên; Chánh án,

<small>Phó Chánh án Tồ án, Tham phán, Hội thâm, Thư ký Toà án, Thâm tra viên.</small>

<small>24</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

<small>Người được giao nhiệm vụ tiễn hành một số hoạt động điều tra là nguoi</small>

thuộc các co quan quan ly Nha nước, được giao nhiệm vụ tiến hành một số

<small>hoạt động điều tra về tội phạm xảy ra trong lĩnh vực mình quản lý (bao gồmCơ quan Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, Kiểm ngư, Cảnh sat biển,</small>

một số cơ quan thuộc Công an nhân dân, Quân động nhân dân): gồm Cấp trưởng, cấp phó Cơ quan và cán bộ điều tra.

Trong giai đoạn điều tra, các cơ quan có thâm quyền điều tra, VKS khơng thé tự mình thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn mà BLTTHS đã quy định

<small>vì về bản chất, các cơ quan chỉ là các chủ thể pháp lý. Vì vậy, dé nhiệm vu,</small>

quyén hạn được thực hiện trên thực té, người có thâm quyền tiến hành tố tụng

<small>sẽ đại diện, thay mặt cho cơ quan của mình dé tiễn hành các hoạt động tố tụng</small>

trong điều tra các vụ án cụ thé. Đồng thời, nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn điều tra của các cơ quan có thầm quyền điều tra,

<small>VKS sẽ được tôn trọng, đảm bảo thực hiện thông qua hoạt động của các cá</small>

nhân được bổ nhiệm vào các chức danh nhất định theo quy định của pháp luật

<small>làm việc tại các cơ quan này. Qua đó, có thể xác định nội dung quan trọng thứ</small>

hai của nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa là việc chấp hành

<small>nghiêm chỉnh, đầy đủ các quy định của BLTTHS trong giai đoạn điều tra của</small>

đội ngũ người có thầm quyền tiến hành tố tụng.

<small>Trước khi tham gia TTHS, người có thầm quyền tiến hành tố tụng được</small>

cơ quan có thâm quyên tiến hành tố tụng cân nhắc phân công dựa trên trình

<small>độ, năng lực và những lý do khác xác định họ sẽ vô tư khi thực hiện nhiệm vụ</small>

<small>(phù hợp với vụ án cụ thể). Những người được phân công tham gia tô tụngtrong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thay mặt cơ quan có thâm</small>

<small>quyền tiễn hành tố tụng thực hiện các hoạt động điều tra vụ án hình sự.</small>

<small>Khi tiến hành điều tra, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình,</small>

người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải nghiêm chỉnh thực hiện những

<small>25</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

quy định của BLTTHS dé đảm bao qua trinh điều tra vụ án, tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân và phải chịu trách

<small>nhiệm về hành vi, quyết định của mình, thường xun kiểm tra tính hợp phápvà sự cần thiết của những biện pháp đã áp dụng, kịp thời huỷ bỏ hoặc thay thế</small>

những biện pháp vi phạm pháp luật hoặc khơng cịn cần thiết trong quá trình giải quyết vụ án. Người vi phạm pháp luật trong tiến hành các hoạt động như: việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp, tạm giữ, tạm giam... hay ra các quyết định giải quyết vụ án như: kết luận điều tra, đình chỉ điều tra, tạm đình

<small>chỉ điều tra,...thì tuỳ thuộc vao tính chất, mức độ vi phạm mà có thé bị xử lýkỉ luật, nặng né hơn là bi truy cứu trách nhiệm hình sự.</small>

Như vừa đề cập, khi phân cơng người có thâm quyền tiến hành tố tụng,

<small>các cơ quan phải đảm bảo việc người đó sẽ vơ tư khi thực hiện nhiệm vụ,</small>

<small>quyền hạn, nói cách khác là đảm bảo họ khơng vì những nguyên nhân chủquan mà cố tinh làm sai lệch vụ án, thực hiện không đúng các quy định của</small>

BLTTHS. Nội dung này vừa là yêu cầu của nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã

<small>hội chủ nghĩa, vừa là nội dung của một trong những nguyên tắc cơ bản khác</small>

của TTHS là bao đảm sự vơ tư của những người có thầm quyền tiến hành tố

tụng. Việc không vô tư khi thực hiện nhiệm vụ được thể hiện qua mối quan hệ

<small>giữa người có thẩm quyền tiến hành tố tụng với những người có thâm quyềntiễn hành tố tụng khác và những người tham gia tố tụng. Đó là mối quan hệ</small>

huyết thống, ni dưỡng, hơn nhân hoặc cũng có thể là mối quan hệ tình cảm,

<small>thơng gia, cơng tác, kinh tế, quan hệ khác. Hoặc cũng có thể là bản thân ngườicó thầm quyền tiến hành tổ tung đã là người tham gia tố tụng (người bị hai,người làm chứng...) trước khi được phân công giải quyết vụ án. Nội dungcủa nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa cho rằng, khi đặt người có</small>

thâm quyền tiến hành tổ tụng vào những mối quan hệ trên hoặc bản thân họ đã là người liên quan đến vụ án thì họ khơng thể thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo đúng quy định của BLTTHS được, họ sẽ có ý chí

<small>26</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

<small>chủ quan nhất định trong việc đưa ra các quyết định, hành vi tố tụng, như vậy</small>

đã vi phạm đến việc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn điều tra. Do đó, việc phân cơng người có thâm quyền tiến hành tố tụng phải được

<small>được xem xét kỹ lưỡng, trường hợp trong quá trình tiễn hành các hoạt động tốtụng phát hiện họ không vô tư khi thực hiện nhiệm vụ thì phải ngay thay đổi</small>

người khác tham gia tơ tụng, đảm bảo sự có mặt liên tục của cơ quan có thâm quyền điều tra, VKS trong q trình điều tra vụ án.

Dé cụ thé hố hơn nữa nội dung của nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã

<small>hội chủ nghĩa trong giai đoạn điều tra của những người có thâm qun tiễnhành tơ tụng, BLTTHS đã quy định đầy đủ nhất từng nhiệm vụ, quyền han</small>

của từng chức danh tố tụng khi tham gia vào TTHS. Các quy định này một

<small>mặt đảm bảo người có thâm quyền tiến hành tố tụng chấp hành nghiêm chỉnh</small>

pháp luật, góp phần vào cơng cuộc đấu tranh, phịng chống tội phạm, mặt

<small>khác, cũng tạo ra hành lang pháp ly dé bảo vệ, bảo đảm quyền con người,quyền công dân trong TTHS, tránh sự lạm quyên từ ý chí chủ quan của những</small>

người có thâm quyền tiến hành tố tụng. BLTTHS hiện hành quy định chỉ tiết về nhiệm vụ, quyền hạn của từng chức danh cụ thể trong từng cơ quan có

<small>thâm quyên điều tra, VKS từ Điều 36 đến Điều 43, bên cạnh đó, từ Điều 49</small>

đến Điều 54 cũng quy định cụ thể về việc thay đổi người có thâm quyền tiến

<small>hành tố tụng khi vi phạm nội dung nguyên tắc bao đảm pháp chế xã hội chủnghĩa trong giai đoạn điều tra và nguyên tắc bảo đảm sự vơ tư của người có</small>

<small>thâm qun tiến hành tổ tụng trong giai đoạn điều tra.</small>

Thứ ba, người tham gia tô tụng — chủ thé đóng vai trị quan trọng trong việc điều tra các vụ án hình sự cụ thể phải nghiêm chỉnh chấp hành các quy

<small>định cua BLTTHS.</small>

<small>Người tham gia tố tụng là cá nhân, cơ quan, tổ chức tham gia hoạt độngtố tụng theo quy định của BLTTHS. Theo quy định tại Điều 55 BLTTHS,người tham gia tố tụng hình sự được xác định là 22 loại. Mỗi loại người tham</small>

<small>27</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

<small>gia tố tụng đều đóng một vai trị nhất định đến việc giải quyết vụ án. Và cũngnhư các chủ thê khác khi tham gia vào TTHS, nguyên tắc bảo đảm pháp chếxã hội chủ nghĩa cũng đặt ra yêu cầu tuân thủ pháp luật triệt để đối với nhữngcơ quan, tô chức, cá nhân tham gia vào hoạt động tố tụng. Bởi lẽ, nhiều hoạt</small>

động TTHS do cơ quan, người có thâm quyền tiến hành tố tụng thực hiện cần có sự tham gia của những người tham gia tô tụng như hỏi cung bị can phải có bị can, lấy lời khai người làm chứng cần phải có người làm chứng, khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi cần phải có người chứng kiến, khi

<small>cần trưng cầu giám định cần phải có sự tham gia của người giám định,... Dođó, những người tham gia tố tụng cũng góp phần quan trọng vào việc hoạt</small>

động tố tụng có được diễn ra đúng quy định của BLTTHS hay không. Dé đảm bảo cho điều này, BLTTHS đặt ra những quy định bắt buộc về quyền, nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng cu thé từ Điều 56 đến Điều 84 BLTTHS. Một mặt những quy định liên quan đến quyền, nghĩa vụ của những người tham gia tổ tụng là cơ sở pháp lý dé các chủ thể tuân thủ triệt dé khi

<small>tham gia vào hoạt động tố tụng, đảm bảo cho các hoạt động tố tụng được thực</small>

hiện trơn tru, chính xác với mong muốn của co quan, người có thâm quyền

<small>tiễn hành tố tụng. Mặt khác, những quy định này cũng tao ra trách nhiệm cho</small>

cơ quan, người có thâm quyền tiến hành tố tụng, với mục đích bảo vệ quyền,

<small>lợi ích hợp pháp của tất cả những người tham gia tố tụng, địi hỏi các cơ quan,</small>

người có thâm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm giải thích quyền, nghĩa vụ của tất cả cơ quan, tơ chức, cá nhân khi họ tham gia vào TTHS và việc giải

<small>thích này phải được thể hiện trong biên bản tố tụng. Nếu các hoạt động tốtụng không được thực hiện đúng không phải do người tham gia tố tụng cố ýthực hiện sai mà do việc thiếu trách nhiệm của các cơ quan, người có thâm</small>

<small>quyền tiến hành t6 tụng giải thích các quy định của BLTTHS làm cho quyên,nghĩa vụ của người tham gia tố tụng không được thực hiện một cách triệt dé</small>

<small>28</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

<small>là vi phạm nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa. Nhất là khi trongviệc thực hiện các biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế đối với nhữngngười tham gia tố tụng, các biện pháp này tác động trực tiếp đến quyền con</small>

người, quyền công dân của người bị áp dụng, đó là những quyền năng được Hiến pháp ghi nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm bằng Hiến pháp và pháp luật — một trong những nội dung quan trọng thuộc về bản chất của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Chính

<small>vì vậy, việc áp dụng các biện pháp này phải tuân thủ triệt để các quy định củaBLTTHS về căn cứ, thâm quyên, thủ tục áp dụng trong đó việc giải thích đầy</small>

đủ qun, nghĩa vụ cho người bi áp dụng và những người tham gia tố tụng

<small>khác được coi là thủ tục bắt buộc phải thực hiện dé đảm bảo người bị áp dụng</small>

có thê biết được quyền, lợi ích hợp pháp của minh có đang bị hạn chế một

<small>cách trái pháp luật hay khơng.</small>

Tóm lại, việc khơng thực hiện đúng quyền, nghĩa vụ của người tham gia tổ tung ảnh hưởng trực tiếp đến tồn bộ q trình giải quyết vụ án hình sự,

<small>có thé dẫn đến oan, sai, bỏ lọt tội phạm, người phạm tội, làm giảm hiệu quả</small>

của công cuộc dau tranh phịng ngừa tội phạm của tồn Đảng, tồn dân.

Thứ tư, mọi cơ quan, tổ chức và mọi công dân có trách nhiệm nghiêm chỉnh tuân thủ pháp luật trong cơng cuộc đầu tranh, phịng chống tội phạm.

Cơng cuộc phịng, chống tội phạm là trách nhiệm của tồn dân, khơng phải thuộc về riêng của các cơ quan có thấm quyền tiến hành tố tụng. Việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm được coi là tiêu chí quan trọng nhất góp

<small>phần đây lùi tội phạm. Tuy vậy, khơng phải mọi trường hợp các cơ quan cóthâm qun tiến hành tơ tụng đều có thé trực tiếp phát hiện tội phạm mà việcnày còn phải là trách nhiệm của công dân trong xã hội. Và việc điều tra, xử lýtội phạm sẽ không thể được thực hiện một cách trơn tru nếu khơng có sự hỗtrợ từ phía các cơ quan, tô chức, cá nhân khác.</small>

<small>29</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

<small>Mọi công dân, cơ quan, tổ chức khi phát hiện sự việc có dau hiệu tộiphạm phải tố cáo, thơng báo ngay đến cơ quan có thâm quyền, có trách nhiệm</small>

thực hiện yêu cầu và tạo điều kiện dé cơ quan, người có thầm quyền tiến hành

<small>tố tụng thực hiện nhiệm vụ.</small>

<small>Trong phạm vi trách nhiệm của minh, cơ quan nhà nước phải thường</small>

xuyên thực hiện hoạt động thanh tra, kiểm tra trong chức năng và lĩnh vực mà

<small>mình quản lý, áp dụng có hiệu quả các biện pháp phòng ngừa tội phạm, tạo</small>

điều kiện và phối hợp linh hoạt với co quan có thâm quyền tiến hành tổ tụng

<small>trong việc dau tranh phòng, chống tội phạm.</small>

<small>Nghiêm cắm mọi hanh vi can trở hoạt động của cơ quan, người có thầm</small>

quyền tiến hành tố thực hiện nhiệm vụ. Hình thức xử phạt, thâm quyền, trình

<small>tự, thủ tục xử phạt đối với các hành vi cản trở hoạt động TTHS được thực</small>

hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và pháp luật

<small>khác có liên quan.</small>

Như vậy, nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn

<small>điều tra đòi hỏi tất cả những chủ thể có liên quan đến TTHS phải có tráchnhiệm trong trong hành vi của từng chủ thé, mỗi chủ thé phải nhận thức được ýnghĩa của việc tuân thủ triệt để pháp luật trong công cuộc đấu tranh phịng,</small>

chống tội phạm. Từ đó, tạo ra sự đồng thuận xã hội cao, việc xử lý tội phạm trở

<small>nên thuận lợi hơn, trật tự xã hội và những chuẩn mực xã hội về việc tuân thủ</small>

triệt dé Hiến pháp và pháp luật sẽ được phổ biến rộng rãi đến toàn xã hội.

Thứ năm, kịp thời khắc phục những sai lam trong quá trình diéu tra vụ

<small>án hình sự.</small>

<small>Nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn điều tra</small>

<small>hỏi hỏi các hoạt động TTHS phải dựa tên căn cứ của luật, tuân thủ đúng trình</small>

tự, thủ tục do BLTTHS quy định; thâm quyên, nhiệm vụ, quyền hạn, nghĩa

<small>vụ, trách nhiệm của các chủ thê tố tụng do BLTTHS phải được đảm bảo thực</small>

<small>30</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

<small>hiện trên thực tế; những hành vi, quyết định của cơ quan, người có thâmquyên tiễn hành tố tụng nếu chưa phan ánh dung ban chất của vụ việc hoặc có</small>

sai lầm đều phải được khắc phục và xử lý kịp thời. Những vi phạm về thủ tục

<small>tố tụng đều phải được xem xét và giải quyết. BLTTHS đã có nhiều quy định</small>

về việc xử lý những hành vi, quyết định của cơ quan, người có thâm quyền tiễn hành tố tụng, người tham gia tố tụng, cơ quan, tô chức, cá nhân có liên quan trong TTHS khi chưa phan ánh đúng bản chất của vụ việc hoặc có vi phạm pháp luật trong từng giai đoạn TTHS. Việc kịp thời khắc phục những

<small>sai phạm trong hoạt động tố tụng là yêu cầu của nguyên tắc bảo đảm pháp chếxã hội chủ nghĩa trong giai đoạn điều tra, giúp cho hoạt động tố tụng có thé</small>

<small>diễn ra một cách chính xác, hợp pháp.</small>

1.2.2. Cơ chế bảo đảm của nguyên tắc pháp chế xã hột chủ nghĩa trong to

<small>tung hình sự trong giai đoạn điều tra vu án hình sự</small>

Nội dung chính của nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa là

<small>sự đòi hỏi tuân thủ triệt để pháp luật TTHS của toàn bộ các chu thể tham giahoặc liên quan đến TTHS. Tuy nhiên, không phải vụ án cụ thé nao cũng tôn</small>

trọng và thực hiện đúng nguyên tắc này. Đề đảm bảo việc thực hiện các nội dung của nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong TTHS, pháp luật TTHS tạo ra những cơ chế nhất định dé kịp thời điều chỉnh các hành vi đi lệch khỏi khuôn khổ của nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa. Căn cứ vào

<small>quy định của BLTTHS, việc dam bảo thực hiện nội dung nguyên tắc này được</small>

thực hiện thông qua 3 cơ chế sau:

<small>Một là, cơ chế kiêm sat việc tuân theo pháp luật trong TTHS của VKS.Cần phải khăng định, kiểm sát hoạt động tư pháp cũng là một chứcnăng hiến định như THQCT, được Nhà nước giao cho cơ quan VKS, được thểhiện tại Điều 107 Hiến pháp 2013, Luật tổ chức VKS nhân dân năm 2014 và</small>

<small>Điều 20 BLTTHS năm 2015.</small>

<small>3l</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

<small>“Kiểm sát hoạt động tư pháp là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dândé kiểm sát tính hợp pháp cua các hành vi, quyết định của cơ quan, tô chức,</small>

ca nhân trong hoạt động tư pháp, được thực hiện ngay từ khi tiếp nhận và giải quyết to giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi to và trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự; trong việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc

<small>dán sự, hơn nhân va gia đình, kinh doanh, thương mai, lao động, việc thi</small>

hành án, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; các hoạt động tư pháp khác theo quy định của pháp luật. ”Ẻ

<small>Theo hướng tiếp cận trên, thì kiểm sát việc tuân theo pháp luật tronggiai đoạn điều tra vụ án hình sự là kiểm sát việc thực hiện các quy định phápluật của các cơ quan, người có có thâm quyền điều tra khi điều tra vụ án hìnhsự và những người tham gia tố tụng, cơ quan, tơ chức, cá nhân khác liên quan</small>

đến vụ án hình sự theo quy định của BLTTHS.

Như vậy, với nội dung này, có thể nhận thấy, VKS là cơ quan có vai trò

<small>quan trong trong việc thực hiện các nội dung của nguyên tắc pháp chế xã hộichủ nghĩa trong giai đoạn điều tra. Trong đó, hoạt động này của VKS tạo ramột cơ chế nhằm đảm bảo:</small>

<small>- Việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởitố; việc giải quyết vụ án hình sự được thực hiện đúng quy định của pháp luật.</small>

<small>- Việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam và</small>

các biện pháp cưỡng chế khác; quyền con người và các quyền lợi ích hợp pháp khác của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, tạm giữ, tạm giam, người tham gia tố tụng khác không bị BLTTHS hạn chế phải được tôn trọng

<small>và bảo vệ;</small>

<small>Š Điều 4, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, HàNội, 2014.</small>

<small>32</small>

</div>

×