Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Phân tích và nhận xét Đặc Điểm Địa chính trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (53.6 KB, 6 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>Phân tích và nhận xét đặc điểm địa chính trị của Châu Âu</b>

Đặc điểm địa chính trị của Châu Âu bao gồm sự đa dạng của hệ thống chính trị, sự hiện diện mạnh mẽ của Liên minh châu Âu (EU), và thách thức chính trị đương đại.

- Châu Âu gồm 54 quốc gia và vùng lãnh thổ được chia làm năm khu vực Bắc Âu, Đông Âu, Nam Âu, Tây Âu và Trung Âu

+Khu vực Bắc Âu gồm 7 lãnh địa chính, có khí hậu ôn đới lục địa, hải dương và hàn đới thích hợp cho chăn nuôi, lâm sản, thủy điện, phát triển kinh tế biển. Các nước Bắc Âu có những điểm tương ứng về lịch Sử, hệ thống chính trị và mơ hình phát triển kinh tế-xã hội. +Khu vực Đơng Âu được coi là trung tâm của Châu Âu, gồm 18 nước.

Đơng Âu nằm trong đới khí hậu ơn đới chuyển tiếp và có diện tích rộng nên điều kiện tự nhiên giữa các vùng có sự khác nhau khá rð rệt. Điều này đồng nghĩa với việc có bốn mùa rõ rệt: mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, và mùa đông. Tạo điều kiện lý tưởng cho sự phát triển của đa dạng loại thực vật và động vật.

+Khu vực Tây Âu và Trung Âu gồm 11 nước, là khu vực phát triển nhất Châu Âu

Khu vực phát triển nhất Châu Âu và đóng góp lớn vào đời sống chính trị, kinh tế và văn hóa của thế giới:

Tập trung nhiều nguồn lực vào các ngành công nghiệp công nghệ cao, dịch vụ tài chính, cơng nghiệp chế biến và xuất khẩu. Đây là các nền kinh tế đa dạng và có sức cạnh tranh cao trên thị trường thế giới. (VD: Đức là một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới với các tập đoàn công nghiệp mạnh mẽ như Volkswagen và Siemens. Thụy Sĩ nổi tiếng với ngành ngân hàng và tài chính cao cấp)

-> Châu Âu bao gồm nhiều quốc gia với hệ thống chính trị đa dạng, từ các quốc gia có chế độ qn chủ, cộng hịa, đến hệ thống quốc hội. Mỗi quốc gia có cách thức tổ chức chính trị và hệ thống chính trị riêng biệt. Chiến tranh lạnh kết thúc đã làm thay đổi căn bản cục diện Châu Âu. Sự mất đi hình thái quan hệ dõi đầu Đông Tây kéo dài diễn ra không đồng thời với sự triệt tiêu hoàn toàn của các thiết chế xã hội, dẫn đến thể chế chính trị Châu Âu tương đối đa dạng như cộng hòa liên bang, cộng hòa nghị viện, quân chủ lập hiến, chủ nghĩa xã hội.

Thúc đẩy quá trình hội nhập Châu Âu thông qua mở rộng Liên minh Châu Âu (EU) và NATO. Ví dụ, vào năm 2004, mười quốc gia Đơng Âu

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

gia nhập EU, mở rộng sự hợp tác kinh tế, chính trị và xã hội trên tồn lục địa.

Ngồi ra, kết thúc Chiến tranh Lạnh cịn thúc đẩy sự hợp tác và tăng cường quan hệ quốc tế giữa các quốc gia Châu Âu và thế giới. Liên minh Châu Âu đã trở thành một diễn đàn quan trọng cho việc đàm phán và hợp tác quốc tế, đặc biệt trong việc giải quyết các vấn đề tồn cầu như biến đổi khí hậu và thương mại quốc tế.

-> EU là một tổ chức quốc tế với 27 quốc gia thành viên, có vai trị quan trọng trong việc định hình chính trị và kinh tế của khu vực. EU quyết định về nhiều vấn đề quan trọng như thương mại, di cư, an ninh và chính trị.

Q trình chuyển đổi và hội nhập của Đông Âu gặp rất nhiều gian nan. Nhiều quốc gia Đông Âu đã trải qua thời kỳ ảm đạm và hệ thống kinh tế quốc đạo trong thời kỳ cộng sản. Việc chuyển từ một nền kinh tế và chính trị quốc đạo sang một hệ thống thị trường tự do là một q trình phức tạp (địi hỏi khả năng thích ứng, đáp ứng cơ sở hạ tầng và thách thức về tài chính tiền tệ - vd: lạm phát. biến động tỉ giá)

Đơng Âu thường có nền kinh tế đa dạng, từ các ngành công nghiệp chế biến đến nông nghiệp và tài nguyên thiên nhiên phong phú. VD: Hungary đã thu hút các nhà sản xuất ô tô lớn như Audi và Mercedes-Benz. Nga là một trong những quốc gia xuất khẩu dầu mỏ và khí tự nhiên lớn nhất thế giới. Ngược lại có các quốc gia đang phát triển và đối diện với nhiều thách thức kinh tế như Moldova và Albania.

Đối diện với các vấn đề về quyền lợi cơ bản và sự di cư. Các quốc gia trong khu vực đang cố gắng tìm cách giải quyết các vấn đề này thơng qua các chính sách và biện pháp hợp tác quốc tế. (Nhóm người di dân và tị nạn đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm quyền sống, quyền học tập và quyền lao động hợp lý. Sự gia tăng của di dân từ các quốc gia khác, đặc biệt từ khu vực Trung Đông ,Bắc Phi, đang tạo áp lực lớn cho các quốc gia tiếp nhận)

-> Châu Âu đang đối mặt với nhiều thách thức chính trị đương đại như di cư, biến đổi khí hậu, và sự gia tăng của phong trào dân chủ. Những vấn đề này tạo ra áp lực lớn đối với chính trị Châu Âu và yêu cầu sự linh hoạt và sáng tạo trong việc quản lý chính trị.

Tóm lại, đặc điểm địa chính trị của Châu Âu là sự đa dạng của hệ thống chính trị, sự hiện diện mạnh mẽ của EU và thách thức chính trị đương đại. Điều này tạo ra một mơi trường chính trị phức tạp và đa dạng, đòi hỏi sự linh hoạt và sáng tạo trong quản lý chính trị.

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>Địa chính trị châu âu và quá trình mở rộng về phía đơng</b>

Q trình mở rộng của Liên minh Châu Âu (EU) về phía đơng đã có tác động lớn đến địa chính trị của khu vực. Từ sau sự sụp đổ của Liên Xô vào cuối thập kỷ 1980 và đầu thập kỷ 1990, nhiều quốc gia Đông Âu đã bắt đầu quá trình chuyển đổi từ chế độ cộng sản sang chế độ dân chủ đa chính phủ và kinh tế thị trường.

Q trình mở rộng chính thức của EU bắt đầu vào năm 2004 khi 10 quốc gia Đông Âu gia nhập EU, sau đó tiếp tục với sự gia nhập của Bulgaria và Romania vào năm 2007. Quá trình mở rộng này đã mở ra cơ hội kinh tế, chính trị và xã hội lớn cho các quốc gia Đông Âu, đồng thời cũng đặt ra những thách thức và vấn đề phức tạp.

Một số đặc điểm chính của q trình mở rộng EU về phía đơng bao gồm: Mối quan hệ với Nga: Vùng Đông Âu vẫn đang cố gắng điều chỉnh mối quan hệ với Nga, đặc biệt sau cuộc xung đột ở Ukraine. Các quốc gia như Ukraine, Belarus và Moldova phải cân nhắc giữa việc tìm kiếm mối quan hệ tốt hơn với phương Tây hoặc tiếp tục duy trì quan hệ gần với Nga.

Tham gia vào EU và NATO: Nhiều quốc gia Đông Âu tiếp tục đặt mục tiêu gia nhập Liên minh Châu Âu (EU) và NATO. Điều này đòi hỏi họ phải thực hiện cải cách trong các lĩnh vực như hệ thống pháp luật, chính trị, và kinh tế để đáp ứng các tiêu chuẩn của EU và NATO.

Năng lượng: Vùng Đông Âu vẫn là 1 nguồn cung cấp quan trọng của năng lượng đối với Châu Âu. Sự phát triển của ngành năng lượng, đặc biệt là trong lĩnh vực dầu khí và khi đốt tự nhiên, tiếp tục định hình địa chiến lược của khu vực này.

Di cư và an ninh biên giới: Vùng Đông Âu đối mặt với các vấn đề về di cư từ các khu vực xung quanh và cần quản lý an ninh biên giới một cách hiệu quả để duy trì ổn định.

Q trình mở rộng về phía đơng của NATO là một trong những diễn biến quan trọng trong địa chính trị châu Âu. Sau khi Liên Xơ sụp đổ vào năm 1991, nhiều quốc gia Đông Âu đã thể hiện mong muốn gia nhập NATO để tăng cường an ninh và ổn định trong khu vực. Quá trình mở rộng này đã diễn ra từ năm 1999 với việc gia nhập của Ba Lan, Hungary và Cộng hịa Séc, sau đó là Bulgaria, Estonia, Latvia, Lithuania, Romania,

Slovakia, Slovenia, Albania, Croatia, Montenegro, và Bắc Macedonia. Góp phần tạo ra một khu vực ổn định và an toàn hơn ở châu Âu, đồng thời củng cố sự đoàn kết và hợp tác giữa các quốc gia thành viên. Tuy nhiên, quá trình này cũng gây ra một số căng thẳng trong quan hệ với Nga, khiến cho mối quan hệ giữa NATO và Nga trở nên phức tạp hơn.

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>Châu Phi</b>

(Tháng 12/1988, dưới sự trung gian của Mỹ - Xô, các bên Angola, Cuba và Nam Phi đã ký Hiệp định hịa bình về Tây Nam Phi, theo đó Nam Phi trao trả độc lập cho Namibia, Cuba rút quân khỏi Angola. Hiệp định đã tạo điều kiện thuận lợi cho Chính quyền Angola, Mozambique cũng như Tổ chức Nhân dân Tây Nam Phi (SWAPO), Đại hội dân tộc Phi (ANC) tiến hành đối thoại, tìm giải pháp hồ bình dân tộc, ổn định miền Nam châu Phi. )

• Tổ chức SWAPO được thành lập 19/04/1960, là một Đảng chính trị với mục đích giành độc lập cho Namibia và do đó là một phần của phong trào dân tộc châu Phi.

• Đại hội dân tộc Phi ANC (African National Congress), được thành lập vào 08/01/1912 tại Bloemfontein để đấu tranh cho quyền lợi của người da đen ở Nam Phi

- Một điểm khá nổi bật trong thập kỷ 80 là phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc Apartheid phát triển mạnh mẽ ở Nam Phi. Dưới sự lãnh đạo của Đại hội dân tộc Phi (ANC) và Đảng Cộng Sản Nam Phi, đã tiến hành cải cách dân chủ, từng bước xóa bỏ các đạo luật phân biệt chủng tộc Apartheid. (tại Nam Phi - Tây Nam Phi) (1948 - 1990).

• Đảng Cộng Sản Nam Phi (SACP) thành lập sau một hội nghị diễn ra tại thành phố Cape Town từ ngày 30/7 đến 1/8/1921, SACP là một trong những đảng theo chủ nghĩa Mác - Lênin đầu tiên tại châu Phi. Từ năm 1994, SACP là một phần của liên minh cầm quyền, gồm đảng Đại hội Dân tộc Phi (ANC), SACP và Đại hội Cơng đồn Nam Phi (COSATU), do đảng ANC cầm quyền lãnh đạo. Tuy giành được độc lập về chính trị nhưng đa phần các nước trong khu vực bị rơi vào Chủ nghĩa thực dân kiểu mới. Trong nhiều thập kỷ, đa số chính quyền châu Phi dựa vào viện trợ giúp đỡ từ bên ngồi để duy trì chế độ thống trị độc tài, trấn áp các lực lượng đối lập để phục vụ lợi ích của giới cầm quyền.

Châu Phi có hơn 50 quốc gia, mỗi quốc gia có hệ thống chính trị, cơ cấu chính trị và văn hóa chính trị riêng biệt. Từ các chế độ dân chủ đa chủng tộc như Nam Phi đến các chế độ độc tài như Zimbabwe, đa dạng chính trị là một đặc điểm nổi bật của Châu Phi.

Theo Ngân hàng Thế giới, 10% người giàu nhất ở châu Phi kiểm soát hơn 40% tài sản, trong khi 50% người nghèo nhất chia sẻ chưa đến 10% tài sản. Mức độ bất bình đẳng cao như vậy dẫn đến sự bất mãn trong dân chúng, bất ổn xã hội và khiến người dân có xu hướng ủng hộ các lực lượng đảo chính - những người hứa sẽ cải thiện nền kinh tế để mang lại cho họ một cuộc sống đầy đủ hơn.

- Bên cạnh bất bình đẳng kinh tế và đói nghèo, tình trạng tham nhũng là một vấn nạn nguy hiểm tại rất nhiều quốc gia ở Lục địa đen. Theo Chỉ số nhận thức tham nhũng năm 2022 của Tổ chức Minh bạch quốc tế, 43

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

trong số 54 nước châu Phi được khảo sát xếp hạng dưới 50, chỉ dấu cho thấy những vấn đề tham nhũng nghiêm trọng.

- Một lý do nữa khiến châu Phi luẩn quẩn trong vịng tuần hồn đảo chính là sự thiếu vắng nền tảng dân chủ ở nhiều quốc gia. Thực tế là, khi nắm được quyền lực, các nhà lãnh đạo lại thường xuyên thay đổi các điều khoản ràng buộc về nhiệm kỳ trong hiến pháp.

Những cải cách phi dân chủ đó đã cho phép một số tổng thống tái tranh cử vơ thời hạn và có thể nắm quyền suốt đời.

- Bất ổn an ninh cũng là nguyên nhân quan trọng. Cho đến nay, nhiều quốc gia châu Phi vẫn phải đối mặt với các thách thức như: khủng bố, nổi dậy và tội phạm có tổ chức. Điều này tạo ra khoảng trống quyền lực mà các lãnh đạo quân sự có thể lợi dụng để lật đổ chính phủ.

Hiện diện của các tổ chức khu vực: Châu Phi cũng là nơi có sự hiện diện của các tổ chức khu vực như Liên Hiệp Châu Phi (African Union), cố gắng hợp nhất các quốc gia châu lục và thúc đẩy hịa bình, phát triển và hợp tác kinh tế.

Thách thức về biến đổi khí hậu: Châu Phi cũng là một trong những khu vực chịu tác động lớn từ biến đổi khí hậu, với nhiều quốc gia phải đối mặt với hạn hán, lũ lụt và tăng mực nước biển.

Tóm lại, địa chính trị Châu Phi đa dạng và phức tạp, địi hỏi sự linh hoạt và sáng tạo trong việc quản lý chính trị để đối phó với các thách thức đa dạng từ ổn định chính trị đến phát triển kinh tế và biến đổi khí hậu.

<b>Kênh đào</b>

Tầm quan trọng của con kênh này trước hết bắt nguồn từ vị trí của nó; đây là con đường duy nhất kết nối trực tiếp vùng biển châu Âu với biển Arab, Ấn Độ Dương và các quốc gia ở châu Á-Thái Bình Dương.

Nếu khơng có Suez, các chuyến hàng di chuyển giữa những địa điểm này sẽ phải đi qua toàn bộ lục địa châu Phi, làm tăng thêm khơng ít chi phí và kéo dài đáng kể thời gian hành trình.

Suốt nhiều thế kỷ, gần như khơng có giải pháp cho vấn đề này, cho đến khi con đường thủy quý giá dài 120 dặm được xây dựng để đi tuột xuống Ai Cập và ra Biển Đỏ. Kênh đào Suez được xây dựng trong một thập kỷ vào giữa thế kỷ 19 - một kỳ tích được thực hiện nhờ việc Địa Trung Hải và Biển Đỏ có độ cao xấp xỉ nhau.

Vị trí của kênh đào Suez đã biến nó trở thành một điểm nóng trong cả hai cuộc xung đột lớn của thế kỷ 20: Thế chiến thứ nhất, khi quân Thổ Nhĩ Kỳ cố gắng tấn cơng kênh đào từ phía đơng, và Thế chiến thứ hai khi đội quân Afrika Korps của Đức Quốc xã tìm cách làm điều tương tự từ phía tây.

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

Tuy nhiên, con kênh vẫn thuộc sự kiểm soát của Anh cho đến khi được Tổng thống Ai Cập Gamal Abdel Nasser quốc hữu hóa vào năm 1956, châm ngịi cho Cuộc khủng hoảng Suez kéo theo các mối đe dọa xâm lược từ Israel, Pháp và Anh.

Diễn biến này đe dọa làm nổ ra chiến tranh, cho đến khi áp lực từ Mỹ và các nỗ lực ngoại giao từ Liên hợp quốc non trẻ bắt buộc một giải pháp phải được đưa ra.

Trước đây Suez đã từng bị đóng cửa trong 8 năm kể từ năm 1967, nó đã trở thành biên giới giữa Ai Cập và Israel khi hai nước này có chiến tranh, một cuộc xung đột khiến hơn một chục con tàu - được gọi là Hạm đội Vàng - bị mắc kẹt tại kênh trong suốt thời gian đó.

</div>

×