Tải bản đầy đủ (.docx) (104 trang)

Giáo trình logic học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (488.03 KB, 104 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>MỤC LỤC</b>

<b>Chương 1.<small>ĐỐI TƯỢNG, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀPHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔN LÔGIC HỌC</small></b>

5 1.1. Đối tượng, chức năng nghiên cứu của lôgic học 5 1.2. Phương pháp và ý nghĩa nghiên cứu mơn lơgic học 14

<b>Chương 2.<small>QUY ḶT CƠ BẢN CỦA LƠGIC HÌNH THỨC</small></b> 17 2.1. Khái niệm và đặc điểm của quy luật lơgic hình thức 17 2.2. Các quy luật cơ bản của lơgic hình thức 20

3.1. Những vấn đề chung về khái niệm 30

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>Chương 1</b>

<b>ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔN LÔGIC HỌC1.1. ĐỐI TƯỢNG, CHỨC NĂNG NGHIÊN CỨU CỦA LÔGIC HỌC1.1.1. Đối tượng nghiên cứu của lơgic học</b>

Thuật ngữ lơgic có nguồn gốc từ “logos” trong tiếng Hy Lạp với nhiều nghĩa là lời nói, tư tưởng, ý nghĩ, trí ṭ, lập luận, quy luật. Hêraclít là nhà triết học dùng từ “logos” đầu tiên với nghĩa là quy luật. Theo quan điểm ngồi mácxít lơgic học là khoa học về tư duy. Quan niệm này chưa chính xác, bởi vì tư duy được nghiên cứu bởi nhiều môn khoa học. Mỗi môn khoa học nghiên cứu về tư duy theo các góc độ khác nhau như triết học, tâm lý học, sinh học, ngơn ngữ học... Do đó, cần làm rõ ranh giới giữa lôgic học với các môn khoa học trong việc nghiên cứu về tư duy. Triết học nghiên cứu tư duy theo nghĩa rộng nhất là trong mối quan hệ với tồn tại để giải quyết vấn đề cơ bản của triết học. Tâm lý học nghiên cứu các hoạt động tâm lý của tư duy. Sinh lý học thần kinh cấp cao nghiên cứu hoạt động trao đổi chất của hệ thần kinh trung ương. Lôgic học nghiên cứu tư duy với tư cách là quá trình sản sinh tri thức.

Theo quan niệm mácxít, thuật ngữ lơgic được dùng theo hai nghĩa. Thứ nhất, lôgic là mối liên hệ tất yếu, có tính quy luật giữa các sự vật, hiện tượng và các quá trình của thế giới khách quan. Đây là lôgic khách quan, lôgic của sự vật, hiện tượng. Thứ hai, lôgic là mối liên hệ tất yếu có tính quy luật giữa các tư tưởng trong tư duy. Đây là lôgic chủ quan hay lôgic của tư duy. Lôgic khách quan và lôgic chủ quan có mối quan hệ tác động với nhau. Trong đó lôgic khách quan quyết định lôgic chủ quan, lôgic chủ quan là sự phản ánh lơgic khách quan, có tính độc lập

<i>tương đối với lôgic khách quan. Như vậy, lôgic học là khoa học nghiên cứu về các</i>

<i>quy luật và hình thức của tư duy nhằm đạt tới chân lý.</i>

Tư duy phản ánh đúng hiện thực khách quan thì đó là tư tưởng chân thực, phản ánh sai hiện thực khách quan thì đó là tư tưởng giả dối. Tính chân thực của nội dung tư tưởng là điều kiện cần thiết để đạt tới chân lý. Nhưng nếu tư duy chỉ tn theo các điều kiện đó thì chưa đủ, mà tư duy cịn phải tn theo tính đúng đắn lôgic, tức là tuân thủ các quy luật, quy tắc của tư duy. Trong quá trình tư duy nếu vi phạm các quy luật và quy tắc của tư duy đều dẫn đến phản ánh sai hiện thực khách quan, tức là tư duy không đạt tới chân lý. Điều đó có nghĩa rằng để rút ra một tư tưởng chân thực thì quá trình tư duy phải tuân theo hai điều kiện: thứ nhất, các tiền đề sử dụng trong quá trình tư duy phải chân thực. Thứ hai, tư duy phải tuân theo các quy luật, quy tắc của tư duy.

Các quy luật và hình thức của tư duy là sự phản ánh vào ý thức con người

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

các thuộc tính, các mối liên hệ của sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan. V.I.Lênin nhấn mạnh: “Những hình thức lơgic và những quy luật lôgic không

<i>phải là một cái vỏ trống rỗng, mà là phản ánh của thế giới khách quan”</i><small>1</small>. Các mối liên hệ của sự vật, hiện tượng lặp đi, lặp lại nhiều lần được phản ánh vào trong tư duy thông qua hoạt động thực tiễn, hoạt động nhận thức của con người qua nhiều thế hệ và được khái quát thành các quy luật và hình thức của tư duy: “Thực tiễn của con người lặp đi lặp lại hàng nghìn triệu lần được in vào ý thức của con người bằng những hình tượng lơgic. Những hình tượng này có tính vững chắc của một thiên kiến, có một tính chất cơng lý, chính vì (và chỉ vì) sự lặp đi lặp lại hàng nghìn triệu lần ấy”<small>2</small>. Do vậy, các quy luật và hình thức của tư duy tác động độc lập và quy định tư duy của con người. Con người dù thuộc thời đại, giai cấp, dân tộc nào, tư duy để đạt tới chân lý đều phải tuân theo các quy luật và quy tắc của tư duy.

Với tư cách là một môn khoa học, lơgic học có đối tượng nghiên cứu độc lập. Đối tượng nghiên cứu của lôgic học được xác định trên cơ sở làm rõ khách thể nghiên cứu của nó. Khách thể nghiên cứu của lơgic học là tư duy. Tuy nhiên, thuật ngữ tư duy được hiểu theo nhiều nghĩa, do đó cần phải làm rõ cách tiếp cận tư duy với tư cách là khách thể nghiên cứu của lôgic học.

<i>Theo nghĩa thứ nhất, tư duy đối lập với tồn tại như ý thức đối lập với vật</i>

chất, tinh thần đối lập với tự nhiên. Tùy theo thế giới quan mà tư duy được hiểu khác nhau. Với chủ nghĩa duy tâm thì tư duy là cái sáng tạo, còn với chủ nghĩa duy vật tư duy là cái phản ánh thế giới khách quan.

<i>Theo nghĩa thứ hai, tư duy được tiếp cận là những quan niệm, chuẩn mực,</i>

được chủ thể lựa chọn và có vai trị chi phối hoạt động của con người, trong đó có tư duy. Các quan niệm, chuẩn mực này biểu hiện với tư cách những nguyên tắc phương pháp luận ở các cấp độ khác nhau. Chẳng hạn, khi khởi đầu quá trình Đổi mới 1986 Đảng ta khẳng định trước hết phải đổi mới tư duy. Thực chất là thay đổi quan niệm đang chi phối hoạt động nhận thức và thực tiễn của chúng ta (quan niệm cũ về chủ nghĩa xã hội) bằng một quan niệm khác (quan niệm mới về chủ nghĩa xã hội). Ở cấp độ triết học khi các quan niệm siêu hình điều chỉnh, định hướng hoạt động nhận thức ta có tư duy siêu hình, cịn khi quan niệm biện chứng điều chỉnh, định hướng nhận thức sẽ hình thành tư duy biện chứng. Ở cấp độ tâm lý - xã hội, với sự điều chỉnh của các chuẩn mực tâm lý - xã hội phương Đơng sẽ hình thành tư duy phương Đông; do các chuẩn mực tâm lý - xã hội phương Tây điều chỉnh sẽ có tư duy phương Tây<small>3</small>.

<i>Theo nghĩa thứ ba, tức là xét ở góc độ lơgic học, tư duy hay nhận thức lý</i>

<small>1</small><b><small> V.I.Lênin, Tồn tập, tập 29, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, tr. 191.</small></b>

<small>2</small><b><small> V.I.Lênin, Toàn tập, Sđd, tr. 234.</small></b>

<small>3</small><b><small> Xem Vũ Văn Viên, Tư duy lôgic và bản chất của tư duy khoa học, Tạp chí Triết học, số 10/2017.</small></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

tính, tư duy trừu tượng là trình độ nhận thức bậc cao của con người. Nhận thức của con người gồm hai giai đoạn là nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính. Nhận thức cảm tính là giai đoạn nhận thức sự vật một cách trực tiếp bởi các giác quan. Thông qua các giác quan mang lại cho con người những hình ảnh đa dạng, sinh động về sự vật, nhưng là những hình ảnh cảm tính, riêng lẻ, bề ngồi. Nhận thức cảm tính được thể hiện dưới ba hình thức cơ bản là cảm giác, tri giác và biểu tượng.

Từ những hình ảnh cảm tính của hiện thực khách quan do các giác quan mang lại, trong óc người diễn ra hàng loạt các thao tác so sánh, phân tích, tổng hợp, quy nạp, … để nhận thức sâu sắc hơn về hiện thực. Đây là giai đoạn nhận thức lý tính, nhận thức gián tiếp hiện thực khách quan. Kết quả của giai đoạn nhận thức lý tính là trong óc người hình thành những hình ảnh về cái chung, bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng. Những hình ảnh này gọi là tư duy hay tư duy trừu tượng, được thể hiện dưới ba hình thức cơ bản là khái niệm, phán đoán, suy luận. Như vậy, ở góc độ lơgic học tư duy là hệ thống ảnh lý tính phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc con người một cách gián tiếp, khái quát.

Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính là hai giai đoạn nhận thức khác nhau về chất, nhưng gắn bó hữu cơ với nhau. Nhận thức cảm tính cung cấp cơ sở, tài liệu để hình thành nhận thức lý tính; khơng có nhận thức cảm tính thì khơng có nhận thức lý tính; ngược lại, nhận thức lý tính lại tác động làm cho nhận thức cảm tính chính xác, đầy đủ và nhanh chóng hơn.

Xét về mặt hệ thống, sự hình thành tư duy có sự tham gia của năm yếu tố cơ bản có quan hệ mật thiết với nhau là hiện thực khách quan, bộ óc con người, hoạt động thực tiễn, ngơn ngữ và hệ thống ảnh lý tính. Hiện thực khách quan là đối tượng phản ánh, nó cung cấp nội dung cho tư duy. Khơng có hiện thực khách quan với tư cách là đối tượng phản ánh sẽ không có hình ảnh của nó được phản ánh và sẽ khơng có tư duy. Bộ óc con người là cơ quan phản ánh để hình thành tư duy; khơng có bộ óc và hoạt động của bộ óc con người sẽ khơng có tư duy. Hoạt động thực tiễn là chiếc cầu nối giữa hiện thực khách quan và bộ óc con người, là hiện thực trực tiếp để các giác quan con người nhận biết, phản ánh. Vì vậy, để hình thành tư duy phải có sự tác động lẫn nhau giữa bộ óc con người và hiện thực khách quan thông qua hoạt động thực tiễn. Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu thứ hai, trong óc người. Các tư tưởng, ý nghĩ phản ánh hiện thực khách quan tồn tại trong óc người được thể hiện dưới dạng ngôn ngữ. Theo C.Mác, ngôn ngữ là vỏ vật chất của tư duy. Ngôn ngữ là phương tiện vật chất thể hiện tư duy, khơng có ngơn ngữ thì tư duy không được thể hiện. Từ sự tác động của bốn yếu tố trên mà hệ thống ảnh lý tính tức tư duy hình thành và phát triển. Xét về

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

thực chất tư duy là hệ thống ảnh lý tính tồn tại trong óc người, phản ánh hiện thực khách quan trên cơ sở thực tiễn và được thể hiện dưới dạng ngôn ngữ. Do vậy, lôgic học chỉ nghiên cứu yếu tố thứ năm trong quan hệ với hiện thực nhằm làm cho tư duy phản ánh đúng hiện thực khách quan.

Tư duy của con người có nhiều loại, trong đó có tư duy lơgic và tư duy không lôgic. Tư duy lôgic và tư duy không lôgic là hai loại tư duy đối lập nhưng thống nhất với nhau trong quá trình phát triển của nhận thức. Để phản ánh đúng đắn hiện thực khách quan, tư duy của con người phải đạt trình độ tư duy lôgic. Tư duy lôgic là tư duy có tính hệ thống, tất yếu, chặt chẽ và chính xác. Đây là những đặc điểm của tư duy lôgic để phân biệt với tư duy khơng lơgic.

Tính hệ thống của tư duy: các nội dung, các bộ phận của tư tưởng với tư cách là những hình ảnh của đối tượng phản ánh, hình thành trong óc người được tổ chức, sắp xếp theo một trình tự nhất định với kết cấu chặt chẽ, nhất quán, không mâu thuẫn. Trình tự sắp xếp ấy tạo thành một chỉnh thể thống nhất phản ánh về đối tượng. Tính tất yếu của tư duy: các yếu tố, các bộ phận hợp thành tư tưởng được liên kết trên cơ sở chi phối, quy định lẫn nhau, mỗi bộ phận hợp thành tư tưởng vừa là điều kiện, tiền đề vừa là kết quả của nhau. Do đó, tư duy khi phản ánh đối tượng phải đúng như vốn có của nó mà khơng thể khác. Tính chặt chẽ của tư duy: trong quá trình tư duy, các yếu tố, các bộ phận hợp thành nội dung của tư duy phải gắn bó, liên kết với nhau trên cơ sở các quy luật, quy tắc lôgic nhất định. Tuân theo các quy luật, quy tắc lôgic sẽ chống lại sự tùy tiện, chủ quan trong quá trình tư duy và đảm bảo tư duy phản ánh đúng hiện thực khách quan. Tính chính xác của tư duy: tư duy phản ánh những dấu hiệu bản chất của đối tượng thông qua các hình thức khái niệm, phán đốn, suy luận. Trên cơ sở đó xác định được giá trị lơgic của tư tưởng là chân thực hay giả dối. Tính chính xác của tư duy lơgic địi hỏi tư duy phải rõ ràng, mạch lạc, không mập mờ, nước đôi, đa nghĩa.

<i>Đối tượng nghiên cứu của lôgic học là tư duy với tính cách hệ thống ảnhlý tính phản ánh hiện thực khách quan nhằm đạt tới chân lý. Lôgic học nghiên</i>

cứu tư duy dưới hai góc độ, từ đó hình thành hai bộ mơn lơgic tương ứng là lơgic hình thức và lơgic biện chứng.

<i>Đối tượng nghiên cứu của lơgic hình thức là các hình thức và quy luật củatư duy trong sự trừu tượng hóa nội dung nhằm đạt tới tư duy chính xác. Lơgic</i>

hình thức nghiên cứu tư duy với tư cách là hệ thống ảnh lý tính đã được định hình, phản ánh đối tượng ở một phẩm chất xác định, nghĩa là tư duy phản ánh đối

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

tượng trong không gian, thời gian và mối quan hệ cụ thể. Trong điều kiện cụ thể đó, sự vật, hiện tượng tồn tại ở trạng thái tĩnh, tức là không vận động.

Bất kỳ tư tưởng nào được hình thành trong bộ óc người cũng có đối tượng, nội dung, hình thức và thể hiện dưới dạng ngôn ngữ xác định. Đối tượng của tư tưởng là một sự vật, hiện tượng hay một nhóm các sự vật, hiện tượng của hiện thực khách quan mà tư duy phản ánh. Nội dung tư tưởng là hình ảnh của đối tượng khách quan được phản ánh vào trong óc người. Đó là tri thức, hiểu biết của con người về đối tượng đó. Những hình ảnh của hiện thực được phản ánh vào trong óc người khơng được tổ chức, sắp xếp thì chưa tạo thành tư tưởng. Do đó, để tư duy phản ánh chính xác đối tượng thì các hình ảnh của hiện thực phải được tổ chức, sắp xếp theo hình thức lơgic của tư tưởng hay hình thức lơgic của tư duy.

Lơgic hình thức nghiên cứu hình thức lơgic của tư tưởng trong sự trừu tượng hóa nội dung. Nội dung và hình thức của tư tưởng có quan hệ chặt chẽ với nhau. Khơng có nội dung thuần túy tách khỏi hình thức và cũng khơng có hình thức thuần túy mà khơng có nội dung. Song lơgic học đã trừu tượng hóa nội dung của tư tưởng và chỉ nghiên cứu hình thức của tư tưởng. Hình thức lơgic của tư tưởng là phương thức liên kết các bộ phận cấu thành nội dung của tư tưởng để tạo nên một ý nghĩ, tư tưởng phản ánh đối tượng, từ đó xác định được tính chân thực hay giả dối của tư tưởng đó. Lơgic hình thức nghiên cứu hình thức lơgic của tư tưởng khơng có nghĩa là đứng trên hay đứng ngồi nội dung mà chính nó lại góp phần quy định đến tính chân thực hay giả dối của tư tưởng đó. Bởi vì, tư duy cùng phản ánh một sự vật, hiện tượng nhưng thay đổi cơ cấu lơgic thì tính chân thực của tư tưởng bị vi phạm.

Cùng với hình thức kết cấu của tư duy, lơgic hình thức cịn nghiên cứu các quy luật, quy tắc của tư duy. Trong quá trình tư duy, tính chân thực của tư tưởng khơng chỉ phụ thuộc vào nội dung phản ánh, cách thức tổ chức, liên kết các bộ phận cấu thành mà còn phải tuân thủ các quy luật, quy tắc xác định. Lơgic hình thức nghiên cứu những quy luật, quy tắc mà tư duy phải tuân thủ. Các quy tắc lôgic là những quy luật khơng cơ bản. Đó là các quy tắc lơgic của khái niệm, phán đốn, suy luận, chứng minh, bác bỏ.

Lơgic hình thức bảo đảm tư duy nhất qn, khơng mâu thuẫn, rõ ràng, mạch lạc, chặt chẽ, có căn cứ. Tuy nhiên, để tư duy đạt đến chân lý thì việc tn thủ lơgic hình thức chỉ là điều kiện cần. Điều kiện đủ là tri thức của con người phải phản ánh đúng hiện thực khách quan và phải được thực tiễn kiểm nghiệm. Do đó, tư duy phải tuân theo lôgic biện chứng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

Lôgic biện chứng nghiên cứu tư duy với tư cách là hệ thống ảnh lý tính phản ánh đối tượng trong trạng thái vận động, phát triển, tức là nghiên cứu sự

<i>vật, hiện tượng trong trạng thái động. Đối tượng nghiên cứu của lôgic biện</i>

<i>chứng là những quy luật và hình thức chi phối sự vận động, phát triển nội dungcủa tư duy nhằm đạt tới chân lý.</i>

Các nhà triết học trước C.Mác đã đề cập đến lôgic biện chứng, đỉnh cao là trong triết học G.V.Hêghen. Nhưng lôgic biện chứng của G.V.Hêghen được xây dựng trên cơ sở chủ nghĩa duy tâm. Quán triệt thế giới quan duy vật biện chứng và phép biện chứng duy vật vào lôgic học, C.Mác và Ph.Ăngghen đã sáng tạo lôgic biện chứng duy vật. Mặc dù các ơng khơng có những tác phẩm riêng bàn về lôgic, nhưng các nhà kinh điển đã đặt cơ sở thế giới quan, phương pháp luận khoa học cho việc xây dựng lôgic biện chứng. Đồng thời, đã khẳng định rõ vị trí, vai trị và những hạn chế của lơgic hình thức. Do đó, lôgic biện chứng thực sự trở thành một môn khoa học về những quy luật vận động, phát triển của tư duy nhằm đạt tới chân lý, đóng vai trị cơ sở phương pháp luận quan trọng của tư duy lý luận.

Lơgic biện chứng cũng nghiên cứu những hình thức của tư duy, nhưng khơng phải những hình thức trừu tượng mà là những hình thức gắn với nội dung cụ thể, nội dung đó có q trình hình thành, vận động và phát triển. Về thực chất nội dung tư tưởng được lôgic biện chứng phản ánh cũng chịu sự chi phối của các quy luật lôgic biện chứng. Với ý nghĩa đó, người ta cịn gọi lơgic biện chứng là “lôgic nội dung”, “một lôgic mà những hình thức phải là gehaltvolle Formen (những hình thức có nội dung), những hình thức có nội dung thực tế, sinh động, gắn liền chặt chẽ với nội dung”<small>1</small>.

Mặt khác, các hình thức của tư duy cũng khơng phải bất biến, mà có sự liên hệ, tác động và vận động, phát triển, chuyển hóa cho nhau làm cho tư duy của con người ngày càng phản ánh sâu sắc, đầy đủ hiện thực khách quan. Lôgic biện chứng cũng nghiên cứu các quy luật, nguyên tắc chi phối sự liên hệ, vận động, phát triển và chuyển hóa cho nhau của các hình thức tư duy và bản thân tư duy xét trong chỉnh thể. Những quy luật mà lôgic biện chứng nghiên cứu cũng là những quy luật của phép biện chứng, nhưng là những quy luật của phép biện chứng trong quá trình tư duy. Cùng với các quy luật là các nguyên tắc khách quan, phát triển, toàn diện, lịch sử cụ thể và thực tiễn chi phối tư duy nhằm đạt tới chân lý.

Sự ra đời của lôgic biện chứng đã khắc phục được những hạn chế của lơgic hình thức là chỉ nghiên cứu tư duy phản ánh sự vật ở trạng thái tĩnh, khơng nghiên

<small>1</small><b><small> V.I.Lênin, Tồn tập, Sđd, tr. 101.</small></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

cứu sự vật trong trạng thái động. Lôgic biện chứng nghiên cứu tư duy phản ánh đối tượng trong q trình sinh thành, biến đổi, phát triển khơng ngừng. Tuy nhiên, khẳng định điều đó khơng có nghĩa rằng giữa lơgic hình thức và lơgic biện chứng có mâu thuẫn với nhau, mà chúng có sự bổ sung, thâm nhập vào nhau.

Mỗi sự vật, hiện tượng đều có sự thống nhất giữa sự đứng im và sự vận động, biến đổi. Đứng im là tương đối; vận động, biến đổi là tuyệt đối. Tuy nhiên, trong những điều kiện cụ thể sự vật, hiện tượng ln có tính ổn định tương đối về chất. Trong trạng thái sự vật chưa thay đổi căn bản về chất, nó cịn là nó thì tính ổn định và sự vận động, biến đổi của sự vật hoàn toàn thống nhất với nhau. Hơn nữa, khi xét sự chuyển hóa của sự vật, hiện tượng thì đó cũng là sự chuyển hóa của một cái gì xác định về chất, khơng thể có sự chuyển hóa chung chung, trừu tượng. Do đó, những quy luật và quy tắc của lơgic hình thức nêu ra, đòi hỏi chúng ta phải tuân theo ngay cả trong trường hợp tư duy phản ánh sự vật đang vận động, biến đổi. Vi phạm những quy luật và quy tắc của lơgic hình thức đều làm cho tư duy phản ánh sai lầm sự vật, hiện tượng.

Tuy nhiên, lơgic hình thức chỉ nghiên cứu sự vật trong trạng thái tĩnh. Đặc trưng của lơgic hình thức là nghiên cứu tư duy về mặt hình thức, cơ cấu của tư tưởng mà không nghiên cứu nội dung cụ thể được phản ánh trong tư duy, không nghiên cứu q trình sinh thành, phát triển của tư duy. Lơgic biện chứng đã phản ánh biện chứng của tư duy. Đó là tư duy phản ánh sự vật khơng chỉ trong trạng thái tĩnh mà còn trong trạng thái vận động, biến đổi với mối liên hệ phổ biến giữa chúng. Do đó, tư duy phản ánh chính xác sự vật, hiện tượng thì khơng thể chỉ vận dụng những quy luật của lơgic hình thức với những phạm trù cố định, mà còn phải vận dụng những quy luật của lôgic biện chứng phản ánh sự vật trong trạng thái vận động, biến đổi. Lôgic biện chứng nghiên cứu tư duy trong sự thống nhất giữa nội dung và hình thức, do đó đã phản ánh lơgic q trình nhận thức biện chứng sự vật, hiện tượng của con người.

Như vậy, trong điều kiện xác định lơgic hình thức đảm bảo tính chính xác của tư duy, nhưng để phản ánh sự vật trong trạng thái vận động cịn phải tn theo những quy luật của lơgic biện chứng. V.I.Lênin đã nêu những yêu cầu cơ bản của lơgic biện chứng: “Lơgic biện chứng địi hỏi chúng ta phải đi xa hơn nữa. Muốn thực sự hiểu được sự vật, cần phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các mặt, tất cả các mối liên hệ và “quan hệ gián tiếp” của sự vật đó. Chúng ta khơng thể làm được điều đó một cách hồn toàn đầy đủ, nhưng sự cần thiết phải xem xét tất cả mọi mặt sẽ đề phòng cho chúng ta khỏi phạm phải sai lầm và sự cứng nhắc. Đó là điểm thứ nhất. Điểm thứ hai là: lôgic biện chứng đòi hỏi phải

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

xét sự vật trong sự phát triển, trong “sự tự vận động” (như Hêghen có lúc đã nói), trong sự biến đổi của nó... Điểm thứ ba là: tồn bộ thực tiễn của con người, - thực tiễn này vừa với tính cách là tiêu chuẩn của chân lý, vừa với tính cách là kẻ xác định một cách thực tế sự liên hệ giữa sự vật với những điều cần thiết đối với con người, - cần phải được bao hàm trong “định nghĩa” đầy đủ của sự vật. Điểm thứ tư là: lơgic biện chứng dạy rằng “khơng có chân lý trừu tượng”, rằng “chân lý luôn luôn là cụ thể”<small>1</small>.

Lơgic biện chứng và lơgic hình thức đều phản ánh thế giới khách quan nhưng với những thứ bậc khác nhau. Mối quan hệ này được Ph.Ăngghen ví như mối quan hệ giữa toán sơ cấp và toán cao cấp. Trong đó, lơgic hình thức là tốn sơ cấp, lơgic biện chứng là toán cao cấp<small>2</small>. Sơ cấp hiểu theo nghĩa là cơ sở, khởi đầu, nhưng là cần thiết trong q trình nhận thức của lồi người. Vì vậy, trong học tập, nghiên cứu phải nhận thức đúng vị trí, vai trị của mỗi khoa học này và vận dụng chúng vào quá trình tư duy cho phù hợp, tránh đề cao, tụt đối hóa hoặc coi nhẹ mơn nào.

<b>1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của lôgic học</b>

<i><b>Chức năng của lơgic học</b></i>

Lơgic có ba chức năng cơ bản, mỗi chức năng phản ánh một mặt, một khía cạnh, nhưng có quan hệ chặt chẽ, chi phối lẫn nhau. Thông qua những chức năng này, lơgic học thể hiện vai trị của mình trong đời sống xã hội, nhất là trong thời đại bùng nổ khoa học công nghệ hiện nay.

<i>Chức năng nhận thức. Lơgic học gắn bó hữu cơ và làm sâu sắc thêm lý luận</i>

nhận thức. Lôgic học nghiên cứu các hình thức, quy luật của tư duy chính xác. Mục đích cơ bản của lơgic học là làm rõ những điều kiện để nhận thức đạt tới chân lý, làm rõ cơ cấu lôgic và phương pháp đúng đắn của nhận thức. Do đó, nó đã vạch ra những điều kiện để tư duy phản ánh đúng hiện thực khách quan.

Các quy luật của tư duy là sự phản ánh hiện thực và có tính độc lập tương đối của nó. Đó là các quy luật chi phối cơ cấu bên trong tư duy, chi phối các hình thức của tư duy. Do đó, lơgic học giúp cho con người nhận thức đầy đủ, chính xác về sự vật, hiện tượng của hiện thực khách quan trên cơ sở nhận thức các quy luật chi phối tư duy một cách tự giác. Đồng thời, khắc phục những hạn chế, sai lầm do vi phạm một cách không tự giác các quy luật, quy tắc của tư duy dẫn đến phản ánh khơng đúng về hiện thực.

<small>1 V.I.Lênin, Tồn tập, tập 42, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, tr. 364.</small>

<small>2</small><b><small> C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994, tr. 191-192.</small></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<i> Chức năng thế giới quan. Trong đời sống xã hội, con người có quan hệ</i>

mật thiết với thế giới xung quanh và luôn đặt ra những vấn đề như thế giới này là gì, bản chất của thế giới, vai trò của con người trong thế giới này... Trả lời những câu hỏi này hình thành quan niệm của con người về thế giới hay thế giới quan. Sự hình thành thế giới quan có sự tham gia của nhiều mơn khoa học trong đó có lôgic học.

Lôgic học giải đáp những vấn đề bản chất, các hình thức, quy luật của tư duy trong mối quan hệ so sánh với hiện thực nhằm tìm ra chân lý, do đó đã góp phần quan trọng vào việc giải quyết vấn đề nguồn gốc, bản chất của tư duy, quan hệ của tư duy với hiện thực,… từ đó hình thành niềm tin, ý chí; định hướng cho nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người. Do vậy, lơgic học góp phần hình thành thế giới quan cho con người. Đó có thể là thế giới quan duy vật hoặc duy tâm tùy theo quan điểm lý giải cụ thể của các học thuyết lơgic. Thế giới quan của lơgic học mácxít là thế giới quan duy vật biện chứng. Đó là thế giới quan khoa học nhất, cách mạng nhất vì đã kế thừa toàn bộ những tinh hoa của nhân loại và được bổ sung, làm giàu bằng những thành tựu mới của khoa học và thực tiễn xã hội.

<i>Chức năng phương pháp luận. Lôgic học cung cấp cho con người phương</i>

pháp luận trong nhận thức và hoạt động thực tiễn. Đó là những tri thức về các hình thức, quy luật của tư duy mà con người cần tuân theo nhằm phản ánh đúng hiện thực khách quan. Nói cách khác, lôgic học đã chỉ ra phương pháp nhận thức được khái quát thành các quy luật, quy tắc, thao tác lơgic.

Do tính đặc thù, chức năng phương pháp luận của lơgic hình thức và lơgic biện chứng có sự khác nhau nhất định. Lơgic hình thức nghiên cứu tư duy trong tính ổn định, nó chỉ phản ánh sự vật trong một không gian, thời gian, một mối quan hệ xác định. Vì vậy, muốn nhận thức đúng đắn, chân thực về thế giới, con người phải tuân thủ các nguyên tắc phương pháp luận của lôgic biện chứng.

<i><b>Nhiệm vụ của lôgic học</b></i>

Nhiệm vụ cơ bản của lôgic học là nghiên cứu những điều kiện để đạt tới tính chính xác của tư duy. Đó là nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển của lơgic học. Nghiên cứu các yếu tố cấu thành tư duy và mối quan hệ của chúng. Nghiên cứu các hình thức và quy luật của tư duy, các quy tắc, thao tác lôgic chi phối tư duy. Trên cơ sở đối tượng nghiên cứu, lơgic hình thức và lơgic biện chứng có nhiệm vụ cụ thể khác nhau.

Lơgic hình thức có nhiệm vụ trả lời những vấn đề trên, nhưng nó nghiên cứu tư duy với tư cách hệ thống ảnh lý tính phản ánh sự vật, hiện tượng đã định

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

hình ở một phẩm chất xác định, tức là tạm thời khơng tính đến sự chuyển hóa về chất của chúng. Lơgic hình thức chỉ nghiên cứu tính đúng đắn về hình thức hay tính đúng đắn lôgic mà không nghiên cứu tất cả những điều kiện để đạt tới chân lý, mặc dù trong mọi suy luận nó đều phải lấy tính chân lý của mỗi tư tưởng làm tiền đề. Xuất phát từ đặc điểm đó, lơgic hình thức có vai trị nổi bật là từ những tiền đề chân thực, quá trình tư duy tuân thủ đầy đủ các quy luật, quy tắc lôgic thì tất yếu sẽ rút ra được những kết luận, tư tưởng mới chân thực.

Lơgic biện chứng cũng có nhiệm vụ trả lời những vấn đề trên, nhưng nó nghiên cứu tư duy với tư cách một hệ thống có quá trình hình thành, phát triển và trong những mối liên hệ biện chứng. Đây cũng là sự khắc phục những hạn chế của lơgic hình thức, bởi vì “cũng như bất kỳ khoa học nào khác, khoa học về tư duy là một khoa học lịch sử, là khoa học về sự phát triển lịch sử của tư duy con người”<small>1</small>. Do đó, lơgic biện chứng nghiên cứu các hình thức và quy luật của tư duy trên quan điểm biện chứng, nghĩa là xem xét chúng trong sự liên hệ, trong sự chuyển hóa và vận động, phát triển.

<b>1.2. PHƯƠNG PHÁP VÀ Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU MÔN LÔGICHỌC</b>

<b>1.2.1. Phương pháp nghiên cứu lôgic học</b>

Các khoa học đều chịu sự chi phối của phương pháp luận triết học nhất định. Phương pháp biện chứng duy vật là phương pháp cách mạng, khoa học nhất. Do vậy, nó là phương pháp luận chung nhất của các môn khoa học trong đó có lơgic học. Với phương pháp này cho phép xác định đúng đối tượng, chức năng, nội dung, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa của lôgic học trong quá trình nhận thức chân lý. Phương pháp biện chứng duy vật là phương pháp luận chung của lơgic hình thức và lơgic biện chứng. Ngồi ra, với tư cách là một khoa học, mỗi bộ mơn lơgic cịn có phương pháp nghiên cứu đặc trưng. Phương pháp nghiên cứu đặc trưng của lôgic biện chứng là phương pháp biện chứng duy vật. Phương pháp đặc trưng của lơgic hình thức là phương pháp hình thức hóa.

Phương pháp hình thức hố là phương pháp tìm ra và ghi lại hình thức lôgic của tư duy bằng các ký hiệu riêng. Mỗi tư tưởng phản ánh đối tượng ở phẩm chất xác định bao giờ cũng có nội dung của nó. Nội dung của tư tưởng hay nội dung của tư duy là những hình ảnh của sự vật, hiện tượng của hiện thực được phản ánh vào trong óc người. Để tạo thành tư tưởng phản ánh về đối tượng, những nội dung đó phải được tổ chức, liên kết, sắp xếp theo một trình tự

<small>1</small><b><small> C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, Sđd, tr. 487.</small></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

nhất định. Cách thức tổ chức, liên kết ấy gọi là hình thức lôgic của tư duy hay cấu tạo, cấu trúc của tư tưởng. Trong quá trình tư duy, các tư tưởng có nội dung khác nhau song lại có hình thức lơgic giống nhau. Phương pháp hình thức hố đã trừu tượng hố nội dung của tư tưởng, tách hình thức ra khỏi nội dung để nghiên cứu. Hình thức lôgic của tư duy hay cấu trúc của tư tưởng được ghi lại bằng các ký hiệu riêng. Ký hiệu riêng để ghi lại cơ cấu lôgic của tư tưởng gọi là ngơn ngữ hình thức hố. Chẳng hạn hai phán đoán “Tất cả kim loại đều dẫn điện” và “Mọi qn nhân đều có lịng u nước” có nội dung khác nhau nhưng có cấu trúc lơgic giống nhau là “Mọi S là P”.

Với phương pháp hình thức hố con người có thể vạch ra những mối liên hệ tất yếu, có tính quy luật giữa những hình thức, kết cấu của tư duy và cụ thể hoá thành những quy tắc, sơ đồ lơgic nhằm đảm bảo tính chính xác của tư duy trong q trình đi tới chân lý. Ngồi ra, để nghiên cứu những hình thức và quy luật của tư duy, lơgic học cịn sử dụng các phương pháp khác như phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hoá, trừu tượng hoá.

<b>1.2.2. Ý nghĩa nghiên cứu môn lôgic học</b>

Nghiên cứu và nắm vững lôgic học có ý nghĩa rất quan trọng với nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người. Ph.Ăngghen đã khẳng định: “Ngay lơgic hình thức, trước hết, cũng là một phương pháp để tìm ra những kết quả mới, để tiến từ cái biết đến cái chưa biết”<small>1</small>. Con người có khả năng tư duy lơgic ngay cả khi chưa được học lơgic học. Nhưng đó là tư duy lôgic tự phát nên hiệu quả chưa cao. Hơn nữa tư duy lôgic cũng không phải là năng lực bẩm sinh mà được hình thành, rèn luyện thường xuyên. Do đó, nghiên cứu lơgic học là một trong những con đường ngắn nhất, hiệu quả nhất để hình thành và phát triển tư duy lơgic của mỗi người. Bởi vì, lôgic học trang bị lý luận chung nhất, cơ bản nhất về tư duy lôgic để mỗi người nâng cao trình độ tư duy trong nói và viết. Đồng thời, nắm chắc tri thức lơgic học cịn giúp mỗi người tránh được sai lầm do vi phạm các lỗi lôgic và biết phát hiện ra sai lầm trong lập luận của người khác do vơ tình hay cố ý mắc phải. Khơng có tư duy lơgic, chẳng những chúng ta không bác bỏ được những tư tưởng sai trái, mà cịn khó bảo vệ được những tư tưởng chân thực. Trong điều kiện khoa học và cơng nghệ có sự phát triển vượt bậc, đặc biệt trước những tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ Tư, vai trị của lơgic càng tăng lên. Lơgic đã được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành khoa học và kỹ thuật. Nắm chắc lôgic học là điều kiện cần thiết trong quá trình khám phá tri thức mới, trong nghiên cứu khoa học, trong giảng dạy, học tập và mọi q trình nhận thức nói chung. Bởi vì, lơgic học là cơng cụ nhận thức

<b><small>11 C.Mác và Ph.Ăngghen, Tồn tập, Sđd, tr. 191.</small></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

của các môn khoa học, mặc dù khơng có lơgic phát minh nhưng khơng có phát minh nào thiếu lơgic.

Lơgic có ý nghĩa quan trọng với các chủ thể hoạt động trong lĩnh vực qn sự. Hoạt động qn sự có tính đặc thù rất cao, ở đó các chủ thể phải có tư duy nhạy bén, phản ánh nhanh chóng và chính xác sự vật, hiện tượng trong những điều kiện khó khăn, gian khổ với diễn biến mau lẹ, phức tạp. Nhận thức đúng là cơ sở, tiền đề để có hành động đúng. Các chủ thể trong lĩnh vực quân sự phải có năng lực nhận thức sâu sắc, bản chất sự vật, hiện tượng mới có thể ra các quyết định kịp thời trong xử lý các tình huống. Lơgic học cung cấp những công cụ nhận thức, những quy tắc, u cầu lơgic để tư duy phản ánh chính xác đối tượng, từ đó nâng cao hiệu quả và sức thuyết phục của tư tưởng.

<b>VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU</b>

1. Tư duy và đặc điểm của tư duy lôgic.

2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu lơgic hình thức. 3. Ý nghĩa nghiên cứu lôgic học.

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<b>Chương 2</b>

<b><small>CÁC QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA LÔGIC HÌNH THỨC</small></b>

<b><small>2.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA QUY LUẬT LÔGIC HÌNH THỨC</small>2.1.1. Khái niệm quy luật của lơgic hình thức</b>

Các sự vật, hiện tượng của tự nhiên, xã hội và tư duy bao giờ cũng có mối liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau. Trong những mối liên hệ đó, khơng phải mối liên hệ nào cũng được coi là quy luật, mà chỉ có những mối liên hệ bản chất, tất yếu, ổn định, phổ biến và lặp đi lặp lại giữa các sự vật, hiện tượng hoặc giữa các

<i>mặt trong cùng một sự vật, hiện tượng mới được gọi là quy luật. Theo đó, quy</i>

<i>luật là mối liên hệ bản chất, tất nhiên, phổ biến và lặp lại giữa các sự vật, hiệntượng, giữa các đối tượng, giữa các nhân tố tạo thành đối tượng, giữa các thuộctính của các sự vật cũng như giữa các thuộc tính của cùng một sự vật, hiện tượng.</i>

Căn cứ vào lĩnh vực tác động, quy luật được chia ra thành ba loại: quy

<b>luật tự nhiên, quy luật xã hội và quy luật tư duy.</b>

<i>Quy luật tự nhiên là loại quy luật chi phối sự vận động và phát triển của</i>

giới tự nhiên. Chẳng hạn, quy luật về sự tương tác hấp dẫn giữa các vật thể trong cơ học, quy luật về sự đồng hoá và dị hoá các chất dinh dưỡng trong sinh học, quy luật về mối quan hệ giữa áp suất, nhiệt độ và thể tích trong nhiệt học,... Những quy luật này được các bộ môn khoa học tự nhiên nghiên cứu và chúng được coi là các định luật, định lý của các khoa học tự nhiên đó.

<i>Quy luật xã hội là loại quy luật chi phối sự vận động và phát triển của xã hội.</i>

Chẳng hạn, quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, quy luật về giá trị thặng dư trong nền sản xuất hàng hố, quy luật về chiến tranh và hịa bình,... Những quy luật này được các bộ môn khoa học xã hội tập trung nghiên cứu và chúng được coi là các quy luật của khoa học xã hội.

<i>Quy luật của tư duy là loại quy luật chi phối sự vận động, phát triển nội</i>

dung của tư duy và chi phối sự liên kết giữa các hình thức của tư duy. Chẳng hạn, quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập trong tư duy, quy luật đồng nhất, quy luật cấm mâu thuẫn,... Những quy luật này được lôgic học nghiên cứu và chúng được gọi là những quy luật của lôgic học.

Tư duy lơgic có hai loại: tư duy lơgic hình thức và tư duy lơgic biện chứng. Vì thế, quy luật của tư duy cũng có hai loại: quy luật do lơgic hình thức nghiên cứu (các quy luật chi phối tư duy phản ánh đối tượng ở một phẩm chất xác định) và quy luật do lôgic biện chứng nghiên cứu (các quy luật chi phối tư

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

duy phản ánh đối tượng trong trạng thái vận động, biến đổi).

<i>Quy luật của lơgic hình thức là những mối liên hệ bản chất, tất nhiên, ổnđịnh của các yếu tố cấu thành tư duy và bản thân tư duy với tư cách là hệ thốngảnh lý tính đã định hình, phản ánh đối tượng ở phẩm chất xác định.</i>

Lơgic hình thức bao gồm 4 quy luật: đồng nhất, cấm mâu thuẫn, bài trung, lý do đầy đủ. Đây là những quy luật cơ bản vì chúng khái quát tính chất chung nhất của mọi tư duy chính xác: tính xác định, tính khơng mâu thuẫn, tính nhất qn, tính có căn cứ của tư duy; làm cơ sở cho các thao tác tư duy, bảo đảm cho tư duy được chính xác, tránh sai lầm. Ngồi ra, lơgic hình thức cịn có những quy luật khơng cơ bản, đó là những quy tắc lơgic trong từng trường hợp cụ thể.

<b>2.1.2. Đặc điểm của quy luật lơgic hình thức</b>

<i>Quy luật lơgic hình thức mang tính khách quan. Quy luật lơgic hình thức là</i>

quy luật của tư duy, chi phối tư duy, được hình thành và tồn tại trong q trình tư duy. Khơng có tư duy thì khơng có các quy luật này. Song chúng khơng phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người (với tư cách chủ thể tư duy), mà là phản ánh những mối liên hệ bản chất, tất nhiên, phổ biến, ổn định, lặp lại của các sự vật, hiện tượng của hiện thực khách quan. Trong thực tiễn và thông qua hoạt động thực tiễn “lặp lại hàng nghìn, triệu lần”, con người đã phát hiện và phản ánh những quy luật của hiện thực vào trong tư duy; sử dụng chúng để nhận thức, giải thích và cải tạo hiện thực, hình thành nên các quy luật lơgic của tư duy. Tính khách quan của quy luật lơgic hình thức thể hiện ở chỗ, con người nhận thức được hay khơng nhận thức được các quy luật đó thì chúng vẫn cứ tồn tại và chi phối tư duy. Tuy nhiêu cần phân biệt: nếu con người nhận thức và vận dụng các quy luật này một cách đúng đắn, khoa học thì tư duy sẽ đạt tới chân lý một cách tự giác; ngược lại, nếu chưa nhận thức và vận dụng được chúng thì tư duy khó có thể đạt đến chân lý hoặc đạt đến chân lý nhưng tự phát, ngẫu nhiên.

Xét về nguồn gốc, nội dung, sự tác động của các quy luật lơgic hình thức là khách quan, nhưng sự nhận thức và vận dụng nó lại thơng qua lăng kính chủ quan của con người. V.I.Lênin đã viết: “Những quy luật của lôgic là phản ánh của cái khách quan vào trong ý thức chủ quan của con người”<small>1</small> và “Lôgic không phải là học thuyết về những hình thức bên ngồi của tư duy, mà là học thuyết về những quy luật phát triển của “tất thảy mọi sự vật vật chất, tự nhiên và tinh thần”, tức là học thuyết về những quy luật phát triển của toàn bộ nội dung cụ thể

<small>1V.I.Lênin, Tồn tập, tập 29, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, tr. 194.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

<i>của thế giới và nhận thức thế giới, tức là sự tổng kết, tổng số, kết luận của lịch</i>

<i>sử nhận thức thế giới”</i><small>1</small>.

Quan điểm này hoàn toàn đối lập với quan điểm của chủ nghĩa duy tâm. Chủ nghĩa duy tâm coi các quy luật của lôgic, kể cả quy luật lơgic hình thức khơng phải phản ánh quy luật của thế giới khách quan vào trong tư duy con người, mà là thực thể độc lập có trước, chi phối tự nhiên và con người hoặc do con người nghĩ ra một cách thuần túy chủ quan.

Vì vậy, nhiệm vụ của lơgic hình thức là vạch ra và hướng con người tư duy theo những quy luật ấy; đồng thời bồi dưỡng phương pháp, kỹ năng, tri thức..., đặc biệt là thế giới quan, phương pháp luận biện chứng duy vật để góp phần giúp họ đạt tới tư duy đúng đắn.

<i>Quy luật lơgic hình thức mang tính phổ biến. Tính phổ biến của quy luật</i>

lơgic hình thức thể hiện ở chỗ, nó tồn tại và chi phối mọi quá trình tư duy, trong tư duy của mọi người, khơng phụ thuộc vào tính giai cấp, tính dân tộc của con người. Để tư duy đúng đắn, mọi quá trình tư duy, kể cả tư duy thông thường hay tư duy trong nhận thức khoa học, tư duy của mọi người đều phải tuân theo những quy luật này. Ngược lại, không tuân theo những quy luật này, tư duy của họ sẽ dẫn đến sai lầm, không phản ánh đúng hiện thực khách quan.

Tuy nhiên, quy luật lơgic hình thức chỉ phổ biến trong một lĩnh vực đặc thù là tư duy, mà tư duy là hiện tượng xã hội, gắn với hoạt động của bộ óc con người. Theo đó, quy luật lơgic hình thức là loại quy luật phổ biến về hiện tượng mang tính lịch sử. Vì vậy, khi nghiên cứu, vận dụng các quy luật này phải có quan điểm lịch sử - cụ thể, tránh võ đốn, chủ quan hoặc vơ ngun tắc.

<i>Quy luật lơgic hình thức là quy luật chính xác về một hiện tượng xácđịnh. Những quy luật của lơgic hình thức là quy luật chi phối tư duy, nhưng là tư</i>

duy đã định hình, phản ánh đối tượng ở khơng gian, thời gian và mối quan hệ xác định, không phải tư duy trong quá trình vận động, phát triển. Nghĩa là, quy luật lơgic hình thức chi phối tư duy phản ánh đối tượng trong trạng thái ổn định tương đối. Những quy luật này đảm bảo cho tư duy phản ánh đúng đắn, chính xác đối tượng ở phẩm chất xác định. Trong giới hạn đó, tư duy, có thể nói, đạt tới nhận thức “chính xác tụt đối” sự vật khách quan.

Tuy nhiên, tính ổn định của sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan chỉ là tương đối; sự vận động, biến đổi mới là tuyệt đối, để nhận thức đúng đắn, đầy đủ hiện thực khách quan, tư duy của con người cũng phải không ngừng vận động, phát triển. Quy luật lơgic hình thức chỉ là quy luật chi phối tư duy ở một

<small>1</small><b><small> V.I.Lênin, Tồn tập, tập 29, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, tr. 101.</small></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

trạng thái xác định, trong thực tế, tư duy của con người rất phong phú, đa dạng và không ngừng vận động, biến đổi. Vì thế, để tư duy phản ánh đúng các sự vật, hiện tượng của hiện thực, cùng với lơgic hình thức, cần được bổ sung các khoa học lơgic khác, đặc biệt là lơgic biện chứng.

Trong q trình nhận thức, việc tuân thủ các quy luật của lôgic hình thức là rất cần thiết. Bởi vì, con người không thể nhận thức được bản chất sự vật, hiện tượng nếu chỉ nhận thức nó trong q trình vận động, biến đổi mà bỏ qua việc nhận thức mặt ổn định tương đối của chúng. Tuy nhiên, để tư duy đạt tới chân lý, ngồi các quy luật lơgic hình thức, cần bổ sung thêm những quy luật lơgic biện chứng, nghĩa là quy luật của tư duy phản ánh đối tượng trong trạng thái vận động, phát triển khơng ngừng.

<b><small>2.2. CÁC QUY ḶT CƠ BẢN CỦA LƠGIC HÌNH THỨC</small>2.2.1. Quy luật đồng nhất </b>

Đây là quy luật cơ bản, quan trọng nhất của lơgic hình thức, phản ánh tính nhất qn của đối tượng trong q trình tư duy.

<i>Nội dung quy luật chỉ ra, trong quá trình tư duy, mỗi tư tưởng, ý nghĩ phải luôn</i>

<i>đồng nhất với chính nó. Nói cách khác, mỗi tư tưởng phản ánh về một đối tượng nào</i>

đó phải rõ ràng và giữ nguyên nghĩa của chúng trong suốt quá trình tư duy.

Chẳng hạn, khi suy nghĩ về người học viên đào tạo sĩ quan chỉ huy - tham mưu thì trong suốt quá trình tư duy, suy nghĩ phải đúng về người học viên đào tạo sĩ quan chỉ huy - tham mưu với những dấu hiệu nội hàm của khái niệm đó.

Nội dung quy luật đồng nhất được biểu diễn bằng công thức: A ≡ A

Công thức trên được diễn đạt: A đồng nhất với chính A, hoặc A là A. Trong đó, A là quy ước để chỉ một tư tưởng, một ý nghĩ đã định hình trong tư duy với một giá trị lôgic xác định; dấu “ ≡ ” là ký hiệu biểu thị sự đồng nhất.

Sự đồng nhất trong lơgic hình thức và đồng nhất trong lơgic biện chứng có sự khác nhau. Đồng nhất trong lơgic hình thức là đồng nhất trừu tượng, là nó trùng với chính nó, nó chính là nó. Nghĩa là, đồng nhất ổn định ở một phẩm chất xác định mà khơng tính đến sự chuyển hoá về chất của bản thân tư tưởng cũng như đối tượng phản ánh của nó. Đồng nhất trong lôgic biện chứng là đồng nhất bao hàm sự khác biệt. Nghĩa là đồng nhất trong sự vận động, phát triển của tư tưởng, phản ánh đối tượng của hiện thực khách quan cũng trong quá trình vận động, phát triển.

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

Nếu đồng nhất của lơgic hình thức là A ≡ A, thì đồng nhất của lôgic biện chứng sẽ là A ≡ ≠ A. Trong sự vận động, sự tác động giữa A và ≠ A (ký hiệu khác A) thì cái ≠ A sẽ vận động, chuyển hóa thành cái A và ngược lại. Quan điểm của lôgic biện chứng phản ánh đúng hiện thực khách quan, vì hiện thực khách quan ln vận động, biến đổi và chuyển hóa cho nhau. Tuy vậy, nó cũng khơng loại trừ, mà bao hàm cả đồng nhất tương đối của lơgic hình thức.

Quy luật đồng nhất phản ánh tính ổn định tương đối về chất của các sự vật, hiện tượng của hiện thực khách quan. Trong hiện thực khách quan, mọi sự vật, hiện tượng đều vận động, biến đổi không ngừng. Tuy nhiên, trong một không gian, thời gian, một mối quan hệ xác định, chúng luôn tồn tại trong trạng thái xác định về chất, ổn định tương đối về lượng. Nếu khơng có trạng thái ổn định tương đối về chất, sẽ khơng có sự vật, hiện tượng nào tồn tại cụ thể cảm tính.

Tính ổn định tương đối về chất của sự vật, hiện tượng được phản ánh vào tư duy là cơ sở hình thành quy luật đồng nhất.

Một số yêu cầu thực hiện quy luật đồng nhất:

<i>Không được đánh tráo đối tượng của tư tưởng. Đây là yêu cầu xét về</i>

phương diện phản ánh của tư tưởng. Yêu cầu này đòi hỏi, trong quá trình tư duy, khi nghĩ về đối tượng cụ thể tồn tại ở không gian, thời gian và mối quan hệ xác định thì phải nghĩ đúng về nó, không được thay đổi hoặc lẫn lộn sang đối tượng khác, hoặc không gian, thời gian và mối quan hệ khác. Còn khi suy nghĩ về một đối tượng nào đó tồn tại ở khơng gian, thời gian, ở mối quan hệ xác định, nhưng trong quá trình tư duy lại nghĩ sang đối tượng khác, hoặc phẩm chất khác, tức là đã thay đổi đối tượng phản ánh và đã vi phạm quy luật đồng nhất.

Chẳng hạn, khi suy nghĩ về người học viên đào tạo sĩ quan chỉ huy - tham mưu, trong suốt quá trình tư duy phải luôn luôn nghĩ về người học viên đào tạo sĩ quan chỉ huy - tham mưu với những phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ, năng lực... đặc thù; đồng thời phải có các dấu hiệu như: đang học tập, rèn luyện để thực hiện mục tiêu, yêu cầu đào tạo để trở thành người sĩ quan chỉ huy tham mưu. Nhưng nếu trong quá trình tư duy, lại nghĩ về những người có phẩm chất, năng lực, sức khỏe... và đang chủ trì cơng tác đảng, cơng tác chính trị ở các phân đội trong Quân đội nhân dân Việt Nam thì lẫn sang đối tượng khác là chính trị viên. u cầu này chỉ địi hỏi đồng nhất của đối tượng ở một phẩm chất xác định, còn những tư tưởng phản ánh về một đối tượng ở phẩm chất khác nhau thì khơng nhất thiết phải đồng nhất.

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

<i>Không được đánh tráo ngôn ngữ diễn đạt tư tưởng. Đây là yêu cầu xét về</i>

phương diện diễn đạt tư tưởng. Mỗi tư tưởng được phản ánh trong tư duy bao giờ cũng được thể hiện dưới dạng ngôn ngữ (từ, câu) nhất định. Vì thế, ngơn ngữ dùng để diễn đạt tư tưởng phải đồng nhất với chính tư tưởng ấy.

Yêu cầu này đòi hỏi, khi ý nghĩ, tư tưởng đã được định hình trong tư duy thì phải chọn ngôn ngữ (từ, câu) để diễn đạt đúng tư tưởng đó. Nghĩa là ý nghĩ, tư tưởng và ngơn ngữ diễn đạt ý nghĩ, tư tưởng đó phải đồng nhất với nhau. Nếu dùng ngôn ngữ diễn đạt không đúng tư tưởng cũng có nghĩa là đã nghĩ sang đối tượng khác, tức là vi phạm quy luật đồng nhất.

Chẳng hạn, khi nghĩ rằng, học viên này có tinh thần học tập tốt, nhưng lại diễn đạt tư tưởng đó bằng câu: “tinh thần học tập của học viên này rõ ràng, đúng hướng”. Sự diễn đạt trong những trường hợp này là ngôn ngữ thể hiện tư tưởng và tư tưởng không đồng nhất.

Trong thực tế, yêu cầu này thường vi phạm khi sử dụng những từ đồng âm khác nghĩa; không sử dụng đúng ngôn ngữ biểu thị đối tượng; không thực hiện đúng các quy tắc ngữ pháp.

<i>Ý nghĩ, tư duy tái tạo phải đồng nhất với ý nghĩ, tư duy nguyên mẫu. Đây là</i>

yêu cầu xét về phương diện tái tạo của tư tưởng. Yêu cầu này đòi hỏi, khi nhắc lại, tái tạo một tư tưởng nào đó của mình hoặc của người khác, thì phải nhắc lại, tái tạo chính xác tư tưởng đó, khơng được làm sai lệch ý nghĩ, tư tưởng nguyên mẫu.

Chẳng hạn, khi đọc, nghiên cứu tác phẩm kinh điển phải hiểu và trình bày đúng ý, trích dẫn của các nhà kinh điển. Hoặc khi nhận nhiệm vụ từ người chỉ huy, trực ban đơn vị hiểu và triển khai nhiệm vụ cho đơn vị đúng mệnh lệnh của người chỉ huy. Như vậy, tư duy tái tạo của trực ban đơn vị và tư duy người chỉ huy đồng nhất. Ngược lại, trực ban hiểu không đúng, triển khai cho đơn vị sai ý định của người chỉ huy là tư duy tái tạo của trực ban và tư duy của người chỉ huy không đồng nhất.

Yêu cầu này chỉ đòi hỏi đồng nhất của đối tượng ở một phẩm chất xác định, còn những tư tưởng phản ánh về một đối tượng ở phẩm chất khác nhau thì khơng nhất thiết phải đồng nhất.

Trên đây là những yêu cầu cơ bản của quy luật đồng nhất mà quá trình tư duy phải tuân theo. Nếu vi phạm một trong những yêu cầu đó là đã vi phạm quy luật. Các lỗi thường gặp khi vi phạm quy luật này là ngộ biện hoặc ngụy biện.

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

<i>Ngộ biện là lỗi vi phạm quy luật một cách vơ tình. Chẳng hạn, vơ tình</i>

thay đổi thuật ngữ, đối tượng làm cho tư duy không rõ ràng, thiếu chính xác và kết quả là hiểu sai vấn đề. Thường xảy ra trong trường hợp trình độ tư duy thấp; quá hăng say trong tranh luận vấn đề nào đó.

<i>Ngụy biện là lỗi vi phạm quy luật một cách cố ý. Chẳng hạn, chủ động</i>

đánh tráo đối tượng hoặc sử dụng ngôn ngữ diễn đạt không đúng tư tưởng ... Quy luật đồng nhất đảm bảo cho q trình tư duy nhất qn, rõ ràng, chính xác. Đây là những yêu cầu cơ bản của tư duy lôgic và nhận thức khoa học. Một tư tưởng, một học thuyết chỉ được coi là khoa học khi phản ánh chính xác hiện thực khách quan. Tuân thủ quy luật đồng nhất giúp chúng ta nắm chắc nội dung tư tưởng, khơng bị “lạc đề”. Nhờ đó, mỗi người rèn luyện tư duy đồng nhất của mình và phát hiện tư duy không đồng nhất của người khác. Quy luật này có ý nghĩa to lớn trong nhận thức khoa học, chống tính mơ hồ, khơng cụ thể hoặc nước đôi, ngụy biện.

Hiện nay, các thế lực thù địch thường sử dụng lối ngụy biện, tính khơng xác định để che đậy âm mưu, thủ đoạn, bản chất của chúng nhằm chống phá quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước ta; phủ nhận thành quả cách mạng mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã xây dựng. Việc nắm vững quy luật đồng nhất, giúp chúng ta phát hiện ra những lỗi lơgíc trong q trình giao tiếp, ứng xử, ngoại giao, phát hiện ra sự ngụy biện của đối phương trong quá trình lập luận, tích cực tham gia đấu tranh tư tưởng, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa.

Lĩnh vực quân sự là một lĩnh vực đặc thù, địi hỏi tính chính xác cao, bởi lẽ, nó liên quan đến vấn đề xương máu, sống còn của một nhà nước, một chế độ, nếu tư duy không chính xác sẽ dẫn đến hậu quả tai hại. Theo đó, hoạt động của người cán bộ trong quân đội cần tuân thủ quy luật đồng nhất để vận dụng cho phù hợp, chính xác.

<b>2.2.2. Quy luật cấm mâu thuẫn</b>

Quy luật cấm mâu thuẫn là quy luật quan trọng của lơgic hình thức, phản ánh tính khơng được dung chứa mâu thuẫn lơgic trong q trình tư duy.

<i>Nội dung quy luật chỉ ra, hai tư tưởng mâu thuẫn nhau cùng phản ánh về</i>

<i>một đối tượng ở một phẩm chất xác định thì khơng thể cùng chân thực. Nghĩa là,</i>

khơng thể có hai tư tưởng trái ngược nhau về giá trị lơgic cùng phản ánh một đối tượng đã định hình lại cùng chân thực (cùng đúng).

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

Như vậy, quy luật cấm mâu thuẫn chỉ rõ, trong tư duy không thể đồng thời tồn tại và khẳng định hai ý kiến trái ngược nhau khi phản ánh một đối tượng trong cùng không gian, thời gian và mối quan hệ xác định. Không thể tư duy về một sự vật, trong cùng không gian, thời gian và mối quan hệ xác định, vừa khẳng định sự tồn tại, hoặc thuộc tính nào đó của nó lại vừa phủ định điều đó.

Quy luật cấm mâu thuẫn được biểu hiện bằng công thức: ( A /\ A )

Công thức trên được diễn đạt: không thể vừa là A lại vừa không phải là A, hoặc không thể A và không A đều chân thực. Trong đó, A là quy ước để chỉ một tư tưởng, một ý nghĩ đã định hình trong tư duy với một giá trị lôgic xác định.

Nghiên cứu quy luật cấm mâu thuẫn cần phân biệt mâu thuẫn biện chứng và mâu thuẫn lơgic hình thức. Mâu thuẫn biện chứng là sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập, mâu thuẫn khách quan vốn có của các sự vật, hiện tượng; là nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển; nó tồn tại phổ biến trong tự nhiên, xã hội, tư duy. Theo đó, lơgic hình thức khơng đề cập đến và khơng cấm loại mâu thuẫn này. Lơgic hình thức chỉ cấm loại mâu thuẫn lôgic trong tư duy phản ánh đối tượng ở phẩm chất xác định để đảm bảo tư duy chính xác. Tuy nhiên, hai tư tưởng mâu thuẫn nhau là phải xét trong cùng thời gian, không gian, cùng mối quan hệ. Nếu hai tư tưởng cùng phản ánh về một đối tượng mà khác thời gian, không gian, khác mối quan hệ thì có thể khơng mâu thuẫn nhau.

Tính xác định về chất của sự vật, hiện tượng là cơ sở khách quan của quy luật cấm mâu thuẫn.

Một số yêu cầu thực hiện quy luật cấm mâu thuẫn:

<i>Không được dung chứa mâu thuẫn trực tiếp khi phản ánh đối tượng. Yêu</i>

cầu này đòi hỏi, khi suy nghĩ về một đối tượng tồn tại ở phẩm chất xác định thì khơng thể vừa khẳng định cho nó một dấu hiệu nào đó, rồi lại phủ định ngay chính điều vừa khẳng định (tiền hậu bất nhất). Chẳng hạn, học viên lớp A chấp hành nghiêm kỷ luật nhưng đôi khi không chấp hành nghiêm.

<i>Không được dung chứa mâu thuẫn gián tiếp khi phản ánh đối tượng. Thể</i>

hiện ở hai dạng: dạng thứ nhất, khẳng định cho đối tượng có một dấu hiệu nào đó, rồi lại phủ định chính những hệ quả tất yếu được rút ra từ điều khẳng định. Chẳng hạn, khi suy nghĩ về chủ nghĩa xã hội, có hai tư tưởng: “Dưới chủ nghĩa xã hội, công nhân đã làm chủ nhà máy của mình” và “Dưới chủ nghĩa xã hội, cơng nhân khơng được phát huy tài năng của mình trong sản xuất”. Suy nghĩ như thế là mâu thuẫn, vì khi người cơng nhân đã làm chủ nhà máy của mình thì tất yếu họ cũng có những điều kiện để phát huy tài năng và trí ṭ sáng tạo của mình trong sản xuất.

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

Dạng thứ hai, cùng một đối tượng, vừa khẳng định một dấu hiệu a, lại vừa khẳng định một dấu hiệu b, mà trong thực tế hai dấu hiệu đó loại trừ nhau. Chẳng hạn, khẳng định: “Chủ nghĩa đế quốc là thủ phạm của mọi cuộc chiến tranh”, nhưng lại khẳng định: “Các nước đế quốc luôn tôn trọng nhân quyền” là mâu thuẫn.

Quy luật cấm mâu thuẫn chỉ cấm mâu thuẫn đối với tư duy đã định hình phản ánh đối tượng ở cùng một phẩm chất xác định, còn các trường hợp cùng phản ánh một đối tượng, nhưng ở không gian, thời gian, mối quan hệ khác nhau hoặc đối tượng phản ánh khác nhau thì khơng vi phạm.

Quy luật cấm mâu thuẫn có ý nghĩa to lớn trong xây dựng và rèn luyện tư duy lôgic. Bởi lẽ, quy luật giúp cho con người tránh được những mâu thuẫn lơgic trong q trình suy nghĩ nhằm đảm bảo cho tư duy mạch lạc, rõ ràng, chính xác. Đây là yếu tố đảm bảo tính chặt chẽ lơgíc của tư duy trong quá trình tìm ra chân lý. Việc tuân thủ quy luật cấm mâu thuẫn còn là một trong những tiêu chuẩn của lý luận khoa học.

Quy luật cấm mâu thuẫn có ý nghĩa to lớn trong đấu tranh tư tưởng. Hiện nay, các thế lực thù địch thường đưa ra những lập luận có dung chứa mâu thuẫn (cả trực tiếp và gián tiếp). Quy luật này giúp ta phát hiện được mâu thuẫn trong tư duy của đối phương để đấu tranh vạch trần sự giả dối. Trong thực hiện nhiệm vụ ở môi trường quân sự, quy luật cấm mâu thuẫn cung cấp cơ sở để phát hiện ra những mâu thuẫn dung chứa trong tư tưởng của người khác, qua đó bác bỏ tư tưởng của họ. Nó giúp cho tư duy của người cán bộ trong quân đội rõ ràng, mạch lạc, chính xác.

<b>2.2.3. Quy luật bài trung</b>

Quy luật bài trung là quy luật quan trọng của lơgic hình thức. Quy luật bài trung có quan hệ và bổ sung cho quy luật cấm mâu thuẫn, làm rõ hơn tính xác định, tính khơng mâu thuẫn của tư duy lôgic.

<i>Nội dung quy luật chỉ ra, hai tư tưởng mâu thuẫn nhau cùng phản ánh một</i>

<i>đối tượng trong một thời gian, không gian, một mối quan hệ xác định chỉ có thểmột tư tưởng là chân thực, một tư tưởng là giả dối, không có khả năng thứ ba.</i>

Quy luật bài trung được biểu hiện bằng công thức:

Công thức trên được diễn đạt: “A hoặc là không A” hay “A hoặc là chân thực, hoặc là giả dối”. Trong đó, A là ký hiệu để chỉ một tư tưởng, một ý nghĩ đã được định hình.

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

Quy luật bài trung chỉ rõ, một đối tượng được phản ánh trong cùng một không gian, thời gian, một mối quan hệ xác định có thể hình thành hai tư tưởng đối lập nhau, trong đó, dứt khốt có một tư tưởng chân thực, một tư tưởng giả dối; nếu tư tưởng này chân thực thì tư tưởng kia giả dối và ngược lại, khơng cịn khả năng thứ ba.

Mặc dù, quy luật bài trung có quan hệ chặt chẽ với quy luật cấm mâu thuẫn, song quy luật cấm mâu thuẫn chỉ khẳng định, hai tư tưởng mâu thuẫn nhau phản ánh về một sự vật ở phẩm chất xác định thì khơng thể cùng chân thực, nhưng giá trị lôgic cụ thể của những tư tưởng ấy là thế nào, quy luật cấm mâu thuẫn không đề cập đến. Quy luật cấm mâu thuẫn yêu cầu tư duy không được dung chứa mâu thuẫn, nhưng quy luật bài trung đòi hỏi phải xác định một trong hai tư tưởng mâu thuẫn nhau ấy, một tư tưởng là chân thực, một tư tưởng là giả dối, khơng cịn khả năng nào khác. Như vậy, quy luật bài trung không chấp nhận tư duy trung dung, khơng rõ ràng, khơng dứt khốt.

Cơ sở khách quan của quy luật bài trung cũng là tính xác định, tính định hình tương đối của sự vật hoặc thuộc tính của sự vật.

Một số yêu cầu thực hiện quy luật bài trung:

<i>Phải ghi nhận một trong hai tư tưởng mâu thuẫn nhau khi phản ánh đốitượng ở một phẩm chất xác định. Yêu cầu này đòi hỏi, khi phản ánh đối tượng ở</i>

phẩm chất xác định, có thể hình thành hai tư tưởng mâu thuẫn nhau, trong hai tư tưởng mâu thuẫn, sẽ có một tư tưởng chân thực, một tư tưởng giả dối. Theo đó, phải ghi nhận một trong hai tư tưởng đó và chỉ một mà thôi; nếu lừng chừng đứng giữa, hoặc không ghi nhận tư tưởng nào, hoặc ghi nhận cả hai thì vừa vi phạm quy luật cấm mâu thuẫn, vừa vi phạm quy luật bài trung.

Trong thực tế, yêu cầu này thường bị vi phạm, đó là tư duy chung chung, đại khái, nước đôi. Tuy nhiên, quy luật này chỉ khẳng định, trong hai tư tưởng mâu thuẫn nhau phản ánh đối tượng ở phẩm chất xác định, có một tư tưởng chân thực, một giả dối; cịn tư tưởng nào chân thực, bản thân quy luật bài trung khơng chỉ ra, điều đó do thực tiễn quyết định.

<i>Phải xác định được nội dung các thuật ngữ trong tư tưởng đó. Để ghi</i>

nhận tính chân thực của một trong hai tư tưởng mâu thuẫn nhau, cần phải xác định được nội dung các thuật ngữ cấu thành của tư tưởng đó; nếu khơng sẽ thiếu cơ sở để lựa chọn. Bởi lẽ, tư duy bao giờ cũng được thể hiện thơng qua ngơn ngữ. Theo đó, chỉ có thể hiểu được tư tưởng nếu xác định được nội dung các thuật ngữ cấu thành của tư tưởng đó. Chẳng hạn, để ghi nhận một trong hai tư

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

tưởng: “Cuộc chiến tranh này là chính nghĩa” và “cuộc chiến tranh này là khơng chính nghĩa”, thì trước hết chúng ta phải hiểu được nội dung của thuật ngữ “cuộc chiến tranh này”, xem thuật ngữ đó nói về cuộc chiến tranh nào, do ai lãnh đạo và mục đích của cuộc chiến tranh đó ra sao? Đồng thời phải hiểu rõ nội dung của thuật ngữ “chính nghĩa”. Có như vậy, chúng ta mới đủ cơ sở để ghi nhận tư tưởng này hay tư tưởng kia là chân thực hoặc giả dối.

Quy luật bài trung có ý nghĩa to lớn trong rèn luyện và phát triển tư duy lơgic. Bởi lẽ, quy luật địi hỏi tư duy phải rõ ràng, mạch lạc, dứt khoát, không mập mờ nước đôi. Đây là một trong những yêu cầu quan trọng của tư duy chính xác. Trong thực tế cuộc sống, nhiều khi đứng trước những vấn đề mâu thuẫn nhau đòi hỏi con người phải lựa chọn, quy luật này chỉ rõ, dứt khoát phải nghiên cứu kỹ và lựa chọn một trong hai vấn đề ấy.

Quy luật này làm cơ sở cho các hình thức tư duy khác như bác bỏ, chứng minh phản chứng; giúp con người có cơ sở để tin tưởng vào quan điểm của mình, có thái độ và lập trường rõ ràng trong cuộc sống, lựa chọn và ủng hộ những tư tưởng, quan điểm đúng, phê phán, gạt bỏ những tư tưởng, quan điểm sai trái.

<b>2.2.4. Quy luật lý do đầy đủ</b>

Quy luật lý do đầy đủ là quy luật quan trọng của lơgic hình thức. Quy luật này khẳng định tư duy, suy nghĩ chặt chẽ, lôgic phải có đầy đủ căn cứ để chứng minh tính chân thực hay giả dối.

<i>Nội dung quy luật chỉ ra, một tư tưởng chỉ được thừa nhận là chân thực</i>

<i>khi có đủ căn cứ chứng minh cho tính chân thực của nó. Nghĩa là, một tư tưởng</i>

nào đó được coi là chân thực, khơng phải chỉ đơn giản tun bố nó là chân thực, mà phải có đầy đủ căn cứ, lý lẽ để chứng minh, xác minh cho tính chân thực của nó. Ngược lại, tư tưởng nào đó khơng có đầy đủ căn cứ thì khơng thể tin cậy.

Chẳng hạn, trong một cuộc họp bầu chiến sĩ thi đua ở đơn vị, một đồng chí nhận xét: đồng chí A là học viên tốt, các môn học đều đạt từ 8 điểm trở lên. Do đó, đồng chí A xứng đáng được bầu là chiến sĩ thi đua. Tư tưởng này là chân thực, song lý do, căn cứ đưa ra chưa đầy đủ, vì đồng chí đó chưa nhận xét tư cách đạo đức, tác phong, việc chấp hành kỷ luật, uy tín, sự tín nhiệm của đồng chí A trước tập thể. Do đó, ý kiến trên chưa thuyết phục.

Quy luật lý do đầy đủ được biểu hiện bằng công thức: a1 , a2, a3, ... an => P

Công thức trên được diễn đạt là a1, a2, a3, a4,…an dẫn đến P. Trong đó: a1, a2, a3, a4,…..a<sub>n</sub> là các căn cứ; P là một tư tưởng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

Cơ sở khách quan của quy luật là mối liên hệ phổ biến của các sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan. Trong hiện thực khách quan, mỗi sự vật, hiện tượng khơng tồn tại cơ lập, tách rời mà có sự liên hệ, tác động, ràng buộc với những sự vật, hiện tượng khác. Mỗi sự vật, hiện tượng có thể vừa là kết quả của nguyên nhân này, đồng thời lại là nguyên nhân của kết quả khác. Sự vận động, chuyển hóa của các sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan ấy tạo thành quy luật nhân - quả. Quy luật đó phản ánh vào trong tư duy để hình thành nên quy luật lý do đầy đủ.

Một số yêu cầu thực hiện quy luật lý do đầy đủ:

<i>Phải xác định rõ giá trị lơgíc của tư tưởng đó. u cầu này địi hỏi, phải</i>

xác định được tư tưởng, ý nghĩ đã được định hình trong tư duy, phản ánh đối tượng ở phẩm chất xác định là chân thực hay giả dối. Bởi lẽ, nếu khơng biết được giá trị lơgic của nó là chân thực hay giả dối, thì khơng biết chứng minh cho cái gì với những căn cứ nào. Theo đó, phải xác định được giá trị lôgic của tư tưởng, làm cơ sở tìm căn cứ chứng minh cho giá trị lơgic của nó.

<i>Phải tìm căn cứ lơgic để chứng minh cho tính chân thực ấy. Đây là yêu</i>

cầu trực tiếp thực hiện nội dung quy luật. Yêu cầu này đòi hỏi, khi đã xác định được giá trị lôgic của tư tưởng, phải tìm các căn cứ lơgic để chứng minh cho giá trị lơgic của nó. Căn cứ được sử dụng để chứng minh là những tư tưởngđã định hình trong tư duy mà tính chân thực đã được chứng minh, để từ đó suy ra tính chân thực của điều vừa khẳng định. Căn cứ còn là những quy luật, quy tắc lơgíc xác định và cách thức tổ chức chúng.

Trong thực tế, có các trường hợp vi phạm quy luật như đưa ra các luận điểm có tính chất áp đặt chủ quan, quy chụp. Các lý do đưa ra làm luận cứ cho phép chứng minh chưa được chứng minh là chân thực. Sử dụng một luận điểm giả dối để chứng minh cho một luận điểm là chân thực.

Quy luật lý do đầy đủ có ý nghĩa quan trọng trong nhận thức khoa học cũng như trong hoạt động quân sự. Quy luật này giúp chủ thể nói chung, đội ngũ học viên đào tạo sĩ quan trong quân đội nói riêng suy nghĩ và hành động một cách thận trọng, chắc chắn, tăng tính thuyết phục trong lập luận. Quy luật này cịn góp phần quan trọng trong đấu tranh chống tư tưởng duy tâm, tơn giáo, mê tín dị đoan và những tư tưởng khơng có căn cứ khác.

Như vậy, mỗi quy luật cơ bản của lơgic hình thức phản ánh một khía cạnh, chi phối một mặt tư duy để đảm bảo tư duy đúng đắn, trong đó quy luật đồng nhất đảm bảo tư duy nhất quán; quy luật cấm mâu thuẫn đảm bảo tư duy không dung

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

chứa mâu thuẫn; quy luật bài trung đảm bảo tư duy xác định; quy luật lý do đầy đủ đảm bảo tư duy có căn cứ, có tính thuyết phục. Bốn quy luật cơ bản có quan hệ biện chứng và cùng chi phối tư duy để tư duy phản ánh đúng đắn, chính xác hiện thực khách quan. Vi phạm một trong bốn quy luật đều làm cho tư duy khơng lơgic, sai lầm. Theo đó, khơng được tuyệt đối hoá quy luật nào.

<b>VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU</b>

<i><b>I. Lý thuyết</b></i>

1. Nội dung, yêu cầu của quy luật đồng nhất, ý nghĩa với sự phát triển tư duy lôgic của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội.

2. Nội dung, yêu cầu của quy luật cấm mâu thuẫn với đấu tranh chống các quan điểm sai trái.

3. Nội dung, yêu cầu của quy luật bài trung, ý nghĩa với sự phát triển tư duy lôgic của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội.

4. Nội dung, yêu cầu của quy luật lý do đầy đủ với đấu tranh chống các quan điểm duy tâm, tôn giáo.

<i><b>II. Thực hành</b></i>

1. Các tình huống vi phạm quy luật đồng nhất. 2. Các tình huống vi phạm quy luật cấm mâu thuẫn. 3. Các tình huống vi phạm quy luật bài trung.

4. Các tình huống vi phạm quy luật lý do đầy đủ.

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

<b>Chương 3KHÁI NIỆM</b>

<b>3.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KHÁI NIỆM3.1.1. Đặc điểm của khái niệm</b>

<i>Khái niệm là một hình thức cơ bản của tư duy, phản ánh những thuộctính, những mối liên hệ bản chất của sự vật, hiện tượng. Hình thức của tư duy là</i>

phương thức liên kết các thành phần của tư tưởng với nhau. Khái niệm là một hình thức cơ bản của tư duy có nghĩa là tư duy phải dùng khái niệm và thông qua khái niệm để phản ánh sự vật, hiện tượng. Hay nói cách khác, trong hoạt động thực tiễn, con người nhận thức thế giới trên cơ sở xây dựng các khái niệm và sử dụng các khái niệm đó để tư duy.

Thơng qua hoạt động thực tiễn, con người tác động và làm bộc lộ những thuộc tính của sự vật, hiện tượng. Bằng các thao tác của tư duy, con người khái quát và hình thành khái niệm về sự vật, hiện tượng. Sự vật, hiện tượng có nhiều thuộc tính, nhiều mối liên hệ khác nhau, trong đó có những thuộc tính, những mối liên hệ cơ bản và không cơ bản; bản chất và không bản chất. Khái niệm chỉ phản ánh những thuộc tính, những mối liên hệ bản chất của sự vật, hiện tượng; những thuộc tính và mối liên hệ không cơ bản, không bản chất không được phản ánh trong khái niệm. Tất cả thuộc tính, mối liên hệ bản chất gọi là dấu hiệu, giúp chúng ta phân biệt sự khác nhau của các sự vật, hiện tượng.

Các sự vật, hiện tượng được phản ánh trong khái niệm gọi là đối tượng. Do trình độ nhận thức hoặc do tính hư cấu nên có những khái niệm phản ánh những sự vật, hiện tượng khơng có trong hiện thực khách quan, những khái niệm đó được gọi là khái niệm rỗng như “Chúa”, “Thượng đế”, “nàng tiên cá... Khái niệm có các đặc điểm cơ bản sau (trừ khái niệm rỗng):

<i>Khái niệm phản ánh toàn diện về đối tượng. Đó là những phản ánh nhiều</i>

chiều, nhiều mặt về đối tượng. Phản ánh toàn diện về đối tượng, khơng có nghĩa là khái niệm phản ánh tất cả các thuộc tính, mối liên hệ mà chỉ chỉ tập trung vào các dấu hiệu bản chất. Ngược lại với sự phản ánh toàn diện là sự phản ánh phiến diện, một chiều, không đầy đủ dẫn đến sự hiểu biết sai lầm về đối tượng như chuyện ngụ ngơn “thầy bói xem voi”.

<i>Khái niệm phản ánh có hệ thống về đối tượng. Các dấu hiệu của khái</i>

niệm được sắp xếp theo trình tự, kết cấu hợp lý và liên kết với nhau thành một chỉnh thể thống nhất. Bởi vì, các dấu hiệu của sự vật, hiện tượng có quan hệ và

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

quy định lẫn nhau một cách chặt chẽ, do đó tư duy phản ánh đúng đắn sự vật là một hình ảnh trọn vẹn về đối tượng. Ngược lại, những hiểu biết lộn xộn, rời rạc, cô lập, tách rời theo kiểu liệt kê, mơ tả thì chưa phải là khái niệm.

<i>Khái niệm phản ánh những thuộc tính, mối liên hệ bản chất của đốitượng. Đối tượng phản ánh có vơ số các thuộc tính, các mối liên hệ khác nhau,</i>

nhưng khái niệm chỉ phản ánh những thuộc tính, những mối liên hệ bản chất. Đó là các thuộc tính, mối liên hệ quy định sự tồn tại của đối tượng. Do đó, khái niệm là những hiểu biết sâu sắc giúp tư duy phân biệt được đối tượng này với đối tượng khác. Những hiểu biết không bản chất, ngẫu nhiên, bề ngồi khơng được phản ánh trong khái niệm.

<i>Khái niệm phản ánh chính xác về đối tượng. Những tri thức mà khái niệm</i>

phản ánh là những hiểu biết đã được sàng lọc, lý giải và chứng minh tính chân thực. Ngược lại những hiểu biết mơ hồ, phỏng đoán, rời rạc không được phản ánh trong khái niệm. Những tri thức này thể hiện sự nhận thức chưa chắc chắn về đối tượng đang được phản ánh.

<i>Khái niệm góp phần chỉ đạo hoạt động thực tiễn. Khái niệm là sản phẩm</i>

của hoạt động thực tiễn, song khi đã hình thành khái niệm lại góp phần chỉ đạo hoạt động thực tiễn. Nhận thức đúng là cơ sở để hành động đúng, nhận thức sự vật, hiện tượng càng sâu sắc, con người càng có điều kiện cải tạo sự vật, hiện tượng có hiệu quả.

Khái niệm vừa là sản phẩm của tư duy, vừa là công cụ để nhận thức. Trong cuộc sống, để nâng cao trình độ hiểu biết, con người phải thực hiện các thao tác của tư duy, phải khái quát hóa, trừu tượng hóa hệ thống tri thức, kinh nghiệm bằng các khái niệm. Đồng thời, để lưu giữ và chuyển giao những tri thức, kinh nghiệm cho các thế hệ sau, con người cũng phải sử dụng hệ thống các khái niệm. Khái niệm là kết quả của quá trình nhận thức ở giai đoạn trước và là cơng cụ, phương tiện của q trình nhận thức tiếp theo. Từ nhận thức đến hành động bao giờ cũng còn những khoảng cách và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như ý chí, quyết tâm của chủ thể, năng lực tổ chức hoạt động thực tiễn. Tuy nhiên, với tư cách là những tri thức sâu sắc, bản chất về sự vật, hiện tượng, tư duy bằng khái niệm là tiền đề để hoạt động thực tiễn đạt hiệu quả cao.

Các đặc điểm trên là yêu cầu lý tưởng của khái niệm. Trong thực tế không phải bao giờ cũng đạt tới được khái niệm như thế bởi nhận thức là quá trình lâu dài, phức tạp. Thực tiễn và nhận thức của con người cũng ln vận động, phát triển nên có những khái niệm trước đây là chính xác, nhưng sau đó sẽ trở nên lạc hậu, nên khái niệm ln có sự bổ sung và phát triển.

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

<b>3.1.2. Quan hệ giữa khái niệm và từ</b>

Khái niệm và từ có quan hệ với nhau. Mọi khái niệm đều được biểu hiện bằng một từ hay cụm từ. Từ là cơ sở vật chất của khái niệm, khơng có từ thì khái niệm không được thể hiện.

Từ và khái niệm không đồng nhất với nhau. Từ là phạm trù của ngôn ngữ học, là sự quy ước có tính chất riêng biệt của mỗi cộng đồng, mỗi dân tộc. Khái niệm là hình thức của tư duy, có tính chất chung cho mọi cộng đồng, mọi dân tộc, không phụ thuộc vào sự đa dạng về ngôn ngữ của các dân tộc.

Khái niệm là sự phản ánh của tư duy về đối tượng bằng một từ hoặc cụm từ. Do đó, từ có thể hiện khái niệm hay khơng là tùy thuộc vào trình độ nhận thức của người sử dụng khái niệm. Đồng thời, khái niệm được thể hiện bằng từ hoặc cụm từ nên cần phải sử dụng đúng từ để biểu thị khái niệm phản ánh đúng bản chất đối tượng trong những hoàn cảnh cụ thể. Tránh sử dụng những từ phản ánh đối tượng không rõ ràng, không đúng dẫn đến đánh tráo khái niệm, lẫn lộn khái niệm hoặc không đúng văn cảnh. Trong các ngành khoa học kỹ thuật, để tránh hiểu sai khái niệm trong các văn cảnh khác nhau, người ta đã sử dụng hệ thống các thuật ngữ riêng để biểu thị chính xác các khái niệm.

Xét trong khn khổ một loại ngơn ngữ, thì từ và cụm từ cũng khơng đồng nhất với khái niệm, vì trong một loại ngơn ngữ có nhiều từ đồng âm khác nghĩa, do đó, một từ có thể biểu đạt nhiều khái niệm khác nhau. Chẳng hạn, cùng một từ “ba”, có thể là số ba, cũng có thể là người cha; hoặc từ “mai”, có thể là “hoa mai”, có thể là “ngày mai” và cũng có thể là “cái mai” để đào đất,… Đồng thời, trong một loại ngơn ngữ cũng có những từ đồng nghĩa khác âm, do đó, một khái niệm có thể biểu đạt bằng nhiều từ khác nhau. Ví dụ: để biểu thị “người đàn bà sinh con và ni con” có sử dụng nhiều từ, như: mẹ, má, mợ, u, bầm… Việc thay đổi vị trí của từ trong khái niệm cũng có thể dẫn tới thay đổi bản chất của tư tưởng.

Sự phong phú của từ vựng làm cho ngôn ngữ thể hiện khái niệm rất linh hoạt, có thể diễn tả những sắc thái tư duy khác nhau ở cùng một nội dung phản ánh, song cũng có khả năng làm cho tư duy mắc lỗi lôgic. Lôgic học hiện đại đang xây dựng một hệ thống ngơn ngữ nhân tạo để diễn đạt chính xác và đơn nghĩa hệ thống khái niệm trong tư duy.

<b>3.2. KẾT CẤU LÔGIC CỦA KHÁI NIỆM</b>

Xét về mặt kết cấu lôgic hay cơ cấu lôgic, bất kỳ một khái niệm nào cũng gồm hai bộ phận là nội hàm và ngoại diên của khái niệm.

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

<b>3.2.1. Nội hàm của khái niệm</b>

<i>Nội hàm của khái niệm là tập hợp các dấu hiệu của đối tượng được phảnánh trong khái niệm. Theo nghĩa Hán Việt, “nội” nghĩa là bên trong, “hàm” nghĩa</i>

là hàm chứa. Nội hàm của khái niệm là nội dung của khái niệm được xét dưới dạng chia nhỏ thành những thuộc tính, mối liên hệ bản chất, giúp nhận biết sự vật, hiện tượng đó là gì, phân biệt nó với sự vật, hiện tượng khác. Có thể biểu diễn nội hàm của khái niệm theo mơ hình A (b, c, d...). Trong đó A là khái niệm, b, c, d... là những dấu hiệu của đối tượng được khái niệm phản ánh. Vì vậy, những dấu hiệu trong nội hàm phụ thuộc vào đối tượng mà khái niệm đó phản ánh. Ví dụ khái niệm con người có nội hàm là: động vật bậc cao, biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động, có ngơn ngữ và tư duy.

Đối tượng càng phức tạp thì nội hàm càng phức tạp, do đó việc nhận thức đối tượng sẽ khó khăn. Giữa nội hàm của khái niệm và khái niệm chỉ khác nhau tương đối, có những khái niệm này là nội hàm của khái niệm khác. Ví dụ: “kỷ luật” là một khái niệm nhưng lại là một dấu hiệu nội hàm của khái niệm “sức mạnh chiến đấu của quân đội”.

<b>3.2.2. Ngoại diên của khái niệm</b>

<i>Ngoại diên của khái niệm là tập hợp các đối tượng có những dấu hiệuđược phản ánh trong nội hàm của khái niệm. Theo nghĩa Hán Việt, “ngoại” nghĩa</i>

là ngoài, “diên” nghĩa là bao quanh, thực chất ngoại diên của khái niệm là số lượng đối tượng được khái niệm phản ánh, giúp nhận biết được đối tượng nào thuộc hay không thuộc khái niệm đó. Ví dụ: ngoại diên của khái niệm “sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam” bao gồm tất cả những người có quân hàm từ thiếu úy đến đại tướng đang phục vụ trong quân đội.

Căn cứ vào ngoại diên, phân chia thành các loại khái niệm khác nhau gồm khái niệm chung, khái niệm đơn nhất và khái niệm rỗng. Khái niệm chung là khái niệm có ngoại diên từ hai đối tượng trở lên. Trong khái niệm chung lại có khái niệm vơ hạn và khái niệm hữu hạn. Khái niệm vô hạn là khái niệm có ngoại diên khơng thể đếm hết. Ví dụ: khái niệm “số chẵn”, “số tự nhiên”. Khái niệm hữu hạn là khái niệm chung mà ngoại diên có thể đếm hết được, thống kê được. Ví dụ: khái niệm “các nước Đông Nam Á”, “giảng viên Học viện Kỹ thuật quân sự”. Khái niệm đơn nhất là khái niệm mà ngoại diên chỉ có một đối tượng duy nhất. Ví dụ: khái niệm “Thủ đơ Hà Nội”, “Học viện Hậu cần”. Khái niệm rỗng là khái niệm mà ngoại diên khơng có đối tượng nào. Ví dụ: khái niệm “động cơ vĩnh cửu”, “nàng tiên cá”.

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

<b>3.2.3. Quan hệ giữa nội hàm và ngoại diên của khái niệm</b>

Nội hàm và ngoại diên của khái niệm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nội hàm thể hiện mặt chất của khái niệm, còn ngoại diên thể hiện mặt lượng của khái niệm. Mối quan hệ giữa nội hàm và ngoại diên là nếu nội hàm càng nhiều dấu hiệu thì ngoại diên càng ít đối tượng và ngược lại nếu nội hàm càng ít dấu hiệu thì ngoại diên càng nhiều đối tượng. Ví dụ:

Nghiên cứu kết cấu lơgíc của khái niệm có ý nghĩa quan trọng trong quá trình phát triển nhận thức và tư duy. Đồng thời là cơ sở để thực hiện các thao tác tư duy như định nghĩa khái niệm, phân tích kết cấu lơgic khái niệm, mở rộng, thu hẹp khái niệm và phân chia khái niệm.

<b>3.3. QUAN HỆ GIỮA CÁC KHÁI NIỆM</b>

Các khái niệm được hình thành là kết quả của sự phản ánh những đặc điểm, những thuộc tính bản chất của các sự vật, hiện tượng. Các sự vật, hiện tượng lại nằm trong mối quan hệ tác động qua lại với nhau, do đó các khái niệm

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

cũng quan hệ chặt chẽ với nhau về nội hàm và ngoại diên. Lôgic học hình thức chỉ nghiên cứu mối quan hệ giữa các khái niệm về ngoại diên.

Xét về ngoại diên, các khái niệm có quan hệ với nhau theo hai nhóm là nhóm quan hệ phù hợp (quan hệ tương thích) và quan hệ khơng phù hợp (quan hệ khơng tương thích).

<b>3.3.1. Nhóm quan hệ phù hợp </b>

<i>Quan hệ phù hợp là quan hệ giữa các khái niệm mà ngoại diên của nó cóít nhất một phần trùng nhau. Trong nhóm quan hệ phù hợp, có ba loại quan hệ là</i>

quan hệ đồng nhất, quan hệ bao hàm và quan hệ giao nhau.

<i>Quan hệ đồng nhất là quan hệ giữa các khái niệm có ngoại diên hồntồn trùng nhau. Trong quan hệ đồng nhất, xét về mặt ngoại diên thì hồn tồn</i>

trùng nhau, cịn xét về mặt nội hàm có thể khơng trùng nhau. Nhưng sự khác nhau đó khơng đối lập hay loại trừ nhau mà chỉ là sự khái quát những mặt, những khía cạnh khác nhau về cùng một đối tượng. Quan hệ đồng nhất có cơng thức và mơ hình hóa sau:

Trong đó, A là khái niệm thứ nhất, B là khái niệm thứ hai, dấu “ <small>¿</small> ” biểu thị quan hệ đồng nhất. Ví dụ khái niệm “tam giác đều” (A) và “tam giác có ba cạnh bằng nhau” (B). Trong hai khái niệm trên, ta thấy tam giác đều là tam giác có ba cạnh bằng nhau và tam giác có ba cạnh bằng nhau là tam giác đều. Vì vậy, hai khái niệm này có ngoại diên trùng nhau.

Khi xem xét sự đồng nhất giữa hai khái niệm phải xem xét tư duy trong cùng một chất và lượng, nếu không sẽ dẫn tới sai lầm sự vật, hiện tượng có số lượng đối tượng bằng nhau nhưng nội hàm hoàn toàn khác nhau. Ví dụ khái niệm “học viên lớp A” có ngoại diên là 50 người và “học viên lớp B” có ngoại diên cũng là 50 người. Hai khái niệm này mặc dù có số lượng đối tượng bằng nhau nhưng khơng có quan hệ đồng nhất.

<i>Quan hệ bao hàm (quan hệ phụ thuộc) là quan hệ giữa các khái niệm màngoại diên của khái niệm này nằm trong ngoại diên của khái niệm kia và ngoạidiên của khái niệm kia có chỉ có một phần thuộc ngoại diên của khái niệm này.</i>

Trong quan hệ bao hàm, khái niệm có ngoại diên rộng hơn gọi là khái niệm giống, khái niệm chi phối, khái niệm bậc trên, khái niệm loại; tương ứng khái niệm có ngoại diên hẹp hơn là khái niệm loài, khái niệm phụ thuộc, khái niệm

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

A B bậc dưới, khái niệm chủng.

Quan hệ bao hàm có cơng thức và mơ hình hóa sau:

Trong đó, A là khái niệm loài, B là khái niệm giống, dấu “<i><small>⊂</small></i>” biểu thị quan hệ bao hàm. Ví dụ khái niệm “con người”(B) và “người Việt Nam” (A). Trong hai khái niệm trên, “con người” có ngoại diên rộng hơn và bao hàm khái niệm “người Việt Nam”.

<i>Quan hệ giao nhau là quan hệ giữa các khái niệm mà ngoại diên củachúng có một phần trùng nhau.Trong quan hệ giao nhau, các khái niệm có</i>

chung một phần ngoại diên, phần ngoại diên còn lại là những dấu hiệu chỉ có ở riêng mỗi khái niệm. Quan hệ giao nhau cócơng thức và mơ hình hóa sau:

Từ ví dụ trên ta có sơ đồ sau:

Trong đó, A là khái niệm thứ nhất, B là khái niệm loại thứ hai, dấu “” biểu thị quan hệ giao nhau. Ví dụ khái niệm “sĩ quan” (A) và “bác sỹ” (B). Trong hai khái niệm trên, ta thấy, trong sĩ quan có một bộ phận là bác sĩ, trong bác sĩ có một bộ phận là sĩ quan. Vì vậy, hai khái niệm này nằm trong quan hệ giao nhau. A giao với B hay B giao với A.

<b>3.3.2. Nhóm quan hệ khơng phù hợp</b>

<i>Quan hệ khơng phù hợp là quan hệ giữa các khái niệm mà ngoại diên củachúng khơng có phần nào trùng nhau và chúng cùng nằm trong ngoại diên mộtkhái niệm rộng hơn. Trong nhóm quan hệ khơng phù hợp, có ba loại quan hệ là</i>

quan hệ tách rời, quan hệ đối lập và quan hệ mâu thuẫn.

<i>Quan hệ tách rời là quan hệ giữa các khái niệm mà ngoại diên của chúnghoàn tồn nằm ngồi nhau. Quan hệ tách rời có mơ hình hố sau:</i>

<i><small>A B</small></i>

B A

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

Ví dụ: Khái niệm “cái bàn” (A) và “bút bi” (B).

Trong quan hệ tách rời, nếu các khái niệm tách rời là khái niệm loài thuộc cùng một khái niệm giống nào đó thì gọi là khái niệm tách rời ngang hàng. Mơ hình hố quan hệ tách rời ngang hàng:

Ví dụ: khái niệm “hoa” (A), “hoa hồng” (A1), “hoa lan” (A2), “hoa mai” (A3), “hoa cúc”(A4). Trong ví dụ trên, khái niệm “hoa” (A) là khái niệm giống, các khái niệm A1,A2,A3,A4 là những khái niệm loài cùng thuộc ngoại diên của khái niệm “hoa”.

<i>Quan hệ đối lập là quan hệ giữa hai khái niệm có nội hàm trái ngượcnhau, tổng ngoại diên của hai khái niệm đó nhỏ hơn ngoại diên của khái niệmgiống chung. Trong quan hệ đối lập, nội hàm hai khái niệm đó đối lập, trái</i>

ngược nhau, cịn ngoại diên thì tách rời nhau và tổng ngoại diên của hai khái niệm nhỏ hơn ngoại diên của khái niệm giống chung. Nếu ngoại diên của hai khái niệm đối lập là A và B, còn ngoại diên của khái niệm giống chung là C, thì A+B<C. Quan hệ đối lập có mơ hình hố sau:

Ví dụ: khái niệm “màu trắng” (A) và “màu đen” (B). Khái niệm “màu trắng” (A) có dấu hiệu nội hàm trái ngược với “màu đen” (B) và tổng ngoại diên của hai khái niệm “màu trắng” (A) và “màu đen” (B) nhỏ hơn ngoại diên của khái niệm “màu sắc” (C). Vì vậy, khái niệm màu trắng (A) và màu đen (B) nằm trong quan hệ đối lập.

<i>Quan hệ mâu thuẫn là quan hệ giữa hai khái niệm có nội hàm phủ địnhnhau, tổng ngoại diên của hai khái niệm này bằng ngoại diên của khái niệmgiống chung. Nếu khái niệm thứ nhất là A, thì khái niệm thứ hai là phủ định A</i>

(Ā), ngoại diên của khái niệm giống chung là B, khi đó, A+Ā=B. Quan hệ mâu thuẫn có mơ hình hố sau:

Ví dụ: khái niệm “số tự nhiên” (B), “số chẵn” (A), “số lẻ” (Ā). Ngoại diên của khái niệm “số chẵn”, cộng với ngoại diên của “số lẻ” bằng ngoại diên của “số tự nhiên”. Tương tự, có các khái niệm như “chiến tranh chính nghĩa” (A) và “chiến tranh phi nghĩa” (Ā); “động vật có xương sống” (A) và “động vật khơng có xương sống” (Ā).

<b>3.4. CÁC THAO TÁC LƠGIC CỦA KHÁI NIỆM3.4.1. Định nghĩa khái niệm</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

<i>Định nghĩa khái niệm là thao tác lôgic nhằm xác định nội hàm và địnhhình khái niệm.</i>

Trong thực tiễn, con người ln có nhu cầu nhận thức về các sự vật, hiện tượng và phân biệt nó với sự vật, hiện tượng khác. Để phân biệt chính xác các sự vật, hiện tượng cần phải dùng từ hoặc thuật ngữ khoa học để làm rõ khái niệm về sự vật, hiện tượng đó. Q trình này gọi là định nghĩa khái niệm. Do đó, khi định nghĩa khái niệm cần chỉ ra nội hàm của khái niệm, tức là chỉ ra đầy đủ những thuộc tính, mối liên hệ bản chất của đối tượng. Đồng thời, làm rõ nghĩa của các thuật ngữ thể hiện trong khái niệm đó, tức là phân biệt đối tượng được thể hiện trong khái niệm với các đối tượng khác. Chức năng của định nghĩa khái niệm là vạch ra nội hàm của khái niệm cần định nghĩa và phân biệt được đối tượng cần định nghĩa với những đối tượng khác. Ví dụ: định nghĩa “Hình vng là hình chữ nhật có hai cạnh kề bằng nhau”. Trong định nghĩa này đã chỉ ra nội hàm của hình vng và phân biệt hình vng với các loại hình học khác.

<i>Cấu trúc của định nghĩa khái niệm. Trong mỗi định nghĩa bao giờ cũng</i>

có hai thành phần là khái niệm cần định nghĩa (Definiendum - Dfd) và khái niệm dùng để định nghĩa (Definience - Dfn). Khái niệm cần định nghĩa (Dfd) là khái niệm chưa biết, cần phải làm rõ nội hàm của nó. Khái niệm dùng để định nghĩa (Dfn) là khái niệm đã biết, thơng qua đó để làm rõ nội hàm của khái niệm cần định nghĩa. Công thức: Dfd = Dfn. Mối liên hệ lôgic giữa khái niệm cần định nghĩa và khái niệm dùng để định nghĩa được thể hiện bằng từ “là” hoặc dấu gạch ngang “-” và cũng có thể thay bằng “khi và chỉ khi”.

<i><b>Các quy tắc định nghĩa khái niệm</b></i>

<i>Quy tắc 1, định nghĩa khái niệm phải cân đối.</i>

Định nghĩa khái niệm cân đối là định nghĩa mà ngoại diên của khái niệm cần định nghĩa (Ngd Dfd) bằng ngoại diên của khái niệm dùng để định nghĩa (Ngd Dfn). Công thức: Ngd Dfd = Ngd Dfn.

Ví dụ: hình thoi là hình bình hành có hai cạnh liên tiếp bằng nhau. “Hình thoi” là khái niệm cần định nghĩa, “hình bình hành có hai cạnh liên tiếp bằng nhau” là khái niệm dùng để định nghĩa. Định nghĩa này cân đối vì ngoại diên của hai khái niệm này bằng nhau (Ngd Dfd = Ngd Dfn).

Nếu vi phạm quy tắc này sẽ dẫn tới định nghĩa quá rộng hoặc quá hẹp. Định nghĩa quá rộng là định nghĩa mà ngoại diên của khái niệm dùng để định nghĩa lớn hơn ngoại diên của khái niệm cần định nghĩa. (Ngd Dfd < Ngd Dfn).

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

Ví dụ: súng cối là vũ khí mà nịng khơng có rãnh xoắn. Khái niệm, “súng cối” là khái niệm cần định nghĩa, “vũ khí mà nịng khơng có rãnh xoắn” là khái niệm dùng để định nghĩa. “Vũ khí mà nịng khơng có rãnh xoắn” gồm rất nhiều loại, như súng cối, ĐKZ, 105… Vì vậy, ngoại diên của khái niệm dùng để định nghĩa lớn hơn ngoại diên của khái niệm cần định nghĩa (Ngd Dfd < Ngd Dfn).

Định nghĩa quá hẹplà định nghĩa mà ngoại diên của khái niệm dùng để định nghĩa nhỏ hơn ngoại diên của khái niệm cần định nghĩa (Ngd Dfd > Ngd Dfn). Ví dụ: học viên là những người đang học ở Trường Sĩ quan Chính trị. Trong định nghĩa trên, “học viên” là khái niệm cần định nghĩa, “những người đang học ở Trường Sĩ quan Chính trị” là khái niệm dùng để định nghĩa. “Học viên” không chỉ là những người đang học ở Trường Sĩ quan Chính trị, mà còn là những người đang học ở các học viện, nhà trường khác, như Học viện Kỹ thuật Quân sự, Học viện Hậu cần... Vì vậy, ngoại diên của khái niệm dùng để định nghĩa nhỏ ngoại diên của khái niệm cần định nghĩa (Ngd Dfd > Ngd Dfn).

<i>Quy tắc 2, định nghĩa khái niệm khơng được vịng quanh.</i>

Định nghĩa vòng quanh là định nghĩa mà khái niệm dùng để định nghĩa được giải thích qua khái niệm cần định nghĩa. Tức là khái niệm dùng để định nghĩa không rõ ràng, không độc lập với khái niệm cần định nghĩa. Vi phạm nguyên tắc này sẽ dẫn đến trùng lặp, mà thực chất không định nghĩa được gì.

Ví dụ: “Sự quay là sự chuyển động xung quanh trục của mình” và “Trục là một đường thẳng mà xung quanh nó diễn ra sự quay”. Trong định nghĩa này, khái niệm cần định nghĩa “sự quay” và khái niệm dùng để định nghĩa “sự chuyển động xung quanh trục của mình”, hai khái niệm này khơng rõ ràng và độc lập với nhau. Vì vậy, định nghĩa khái niệm đó luẩn quẩn, vịng quanh.

<i>Quy tắc 3, định nghĩa khái niệm phải rõ ràng, ngắn gọn, chính xác.</i>

Định nghĩa khái niệm rõ ràng, ngắn gọn, chính xác là định nghĩa diễn đạt bằng những từ (thuật ngữ) chuẩn xác, tường minh, khơng được dài dịng, khơng sử dụng những từ mập mờ, đa nghĩa, ví von, khơng dùng hình tượng nghệ thuật. Ngắn gọn trong định nghĩa khơng có nghĩa là nói đến số lượng từ ngữ mà nói đến hình thức diễn đạt. Thuật ngữ diễn đạt trong khái niệm phải được sắp xếp tuần tự, làm nổi bật các dấu hiệu khác biệt của đối tượng cần định nghĩa. Nếu vi phạm quy tắc này sẽ dẫn đến nhận thức sai về bản chất, hiểu lầm về đối tượng cần định nghĩa.

Ví dụ: trẻ em là mầm non của đất nước. Trong định nghĩa này, “trẻ em” là khái niệm cần định nghĩa, “mầm non của đất nước” là khái niệm dùng để định

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

nghĩa. Đây là định nghĩa khái niệm dùng từ ngữ ví von, hình tượng, nên khơng rõ ràng, vi phạm quy tắc trên.

<i>Quy tắc 4, định nghĩa khái niệm không nên phủ định.</i>

Định nghĩa phủ định là định nghĩa khái niệm thông qua phủ định cái đối lập với cái cần định nghĩa. Sự phủ định được biểu thị bằng những từ “không phải là”, “không là”. Vi phạm quy tắc này sẽ không vạch ra được dấu hiệu trong nội hàm khái niệm cần định nghĩa. Do đó, khơng thể phát hiện bản chất của đối tượng, khơng thể chỉ ra được đối tượng đó là gì.

Ví dụ: sĩ quan trẻ khơng phải là sĩ quan già. Trong định nghĩa này, “sĩ quan trẻ” là khái niệm cần định nghĩa, “sĩ quan già” là khái niệm dùng để định nghĩa, “không phải là” là thuật ngữ phủ định. Định nghĩa này chưa chỉ ra nội hàm của khái niệm “sĩ quan trẻ”, chưa làm rõ được khái niệm cần định nghĩa, không chỉ ra được đối tượng đó là gì.

Tuy nhiên, trong những trường hợp cụ thể có thể phải định nghĩa khái niệm theo hình thức phủ định để khẳng định sự vật cần định nghĩa. Ví dụ định nghĩa trong tốn học “hai đường thẳng song song là hai đường thẳng nằm trong cùng một mặt phẳng và khơng có điểm chung”.

<i><b>Các hình thức định nghĩa</b></i>

<i>Định nghĩa thông qua giống khác biệt về lồi.</i>

Định nghĩa thơng qua giống khác biệt về lồi là hình thức quy khái niệm cần định nghĩa vào khái niệm giống gần nó nhất và chỉ ra dấu hiệu bản chất của khái niệm cần định nghĩa. Đây là hình thức được sử dụng phổ biến nhất, bản chất của hình thức định nghĩa khái niệm này là chỉ ra khái niệm giống gần nhất của khái niệm cần định nghĩa và chỉ ra những thuộc tính bản chất, khác biệt giữa

<i>khái niệm cần định nghĩa với các loài khác trong giống đó.</i>

Cơng thức: A là B (a + α))

Trong đó, A là khái niệm cần định nghĩa (lồi), B là khái niệm dùng để định nghĩa (giống), (a + α)) là dấu hiệu cơ bản khác biệt.

Ví dụ: hình chữ nhật là hình bình hành có một góc vng. Trong định

<i>nghĩa này, “hình chữ nhật” là khái niệm cần định nghĩa (A), “hình bình hành” là</i>

khái niệm giống (B), “có một góc vng” là dấu hiệu cơ bản khác biệt (a + α)). Trong khái niệm giống (hình bình hành) có các khái niệm lồi như hình thoi, hình chữ nhật, hình vng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

<i>Định nghĩa theo nguồn gốc.</i>

Định nghĩa theo nguồn gốc là hình thức định nghĩa vạch ra nguồn gốc, cách thức tạo thành đối tượng cần định nghĩa. Định nghĩa theo nguồn gốc được sử dụng rộng rãi trong các mơn khoa học tự nhiên, như hình học, vật lý, hố học…

Cơng thức: A là B x́t hiện bằng cách.

Ví dụ: “Hình trụ là hình được tạo thành khi quay một hình chữ nhật quanh một cạnh cố định”.

<i>Định nghĩa thông qua quan hệ.</i>

Định nghĩa thông qua quan hệ là hình thức định nghĩa khái niệm được thực hiện thơng qua quan hệ của nó với khái niệm khác. Hình thức này thường dùng để định nghĩa những khái niệm rộng lớn như phạm trù, bởi khơng có khái niệm nào có ngoại diên rộng hơn các phạm trù. Hình thức định nghĩa này cịn được áp dụng với những khái niệm có dấu hiệu đặc trưng quan hệ. Quan hệ này có thể là quan hệ đối lập, quan hệ tương đồng, quan hệ chi phối như hiện tượng -bản chất, vợ - chồng, nguyên nhân - kết quả...

Cơng thức: A có quan hệ R với B.

Ngồi những hình thức định nghĩa cơ bản trên, trong những trường hợp cần thiết có thể sử dụng hình thức định nghĩa mơ tả, liệt kê; định nghĩa so sánh… Những hình thức này có thể chưa thể hiện đầy đủ đặc điểm của khái niệm, nhưng do các hình thức định nghĩa trên khơng thể áp dụng nên để đáp ứng nhu cầu nhận thức cần phải sử dụng những hình thức này.

<b>3.4.2. Mở rộng và thu hẹp khái niệm</b>

Trong tư duy con người ln có nhu cầu chuyển từ một khái niệm này sang một khái niệm khác có nội hàm và ngoại diên thay đổi so với nội hàm và ngoại diên của khái niệm ban đầu. Sự chuyển đổi như vậy theo hai chiều trái ngược nhau dựa trên mối quan hệ giữa nội hàm và ngoại diên của khái niệm. Thao tác lơgic chuyển đổi đó là mở rộng hay thu hẹp khái niệm.

<i><b>Mở rộng khái niệm</b></i>

<i>Là thao tác lôgic chuyển khái niệm có ngoại diên hẹp sang khái niệm cóngoại diên rộng hơn bằng cách thu hẹp nội hàm của khái niệm đó.</i>

Cách thức tiến hành: bỏ bớt các dấu hiệu nội hàm của khái niệm ban đầu, càng bớt đi nhiều dấu hiệu thì ngoại diên của khái niệm càng được mở rộng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

Việc bỏ đi các dấu hiệu này không phải là tùy tiện mà ta chỉ bỏ đi những dấu hiệu đặc trưng riêng chỉ có ở khái niệm ban đầu, cịn các dấu hiệu chung, bản chất mà có ở khái niệm cần mở rộng thì giữ nguyên.

Mở rộng khái niệm đáp ứng nhu cầu khái qt hố, đi tìm những tri thức chung, bản chất về lớp đối tượng, đó là khuynh hướng đi từ cái đơn lẻ tới cái chung. Giới hạn cuối cùng của mở rộng khái niệm là phạm trù vật chất.

Ví dụ: mở rộng khái niệm “nhà giáo ưu tú Việt Nam” (C) ta bỏ đi dấu hiệu về phẩm chất “ưu tú” của nhà giáo được khái niệm “nhà giáo Việt Nam” (B), tiếp tục bỏ đi dấu hiệu “Việt Nam” được khái niệm “nhà giáo” (A).

Mơ hình hóa:

<i><b>Thu hẹp khái niệm</b></i>

<i>Là thao tác lơgic chuyển khái niệm có ngoại diên rộng sang khái niệm cóngoại diên hẹp hơn bằng cách mở rộng nội hàm của khái niệm đó.</i>

Cách thức tiến hành: thêm vào nội hàm của khái niệm ban đầu những dấu hiệu mới. Việc thêm các dấu hiệu này không phải là tùy tiện mà phải thêm những dấu hiệu đặc trưng riêng của đối tượng.

Càng thêm nhiều dấu hiệu thuộc nội hàm khái niệm ban đầu thì ngoại diên của khái niệm càng thu hẹp. Giới hạn cuối cùng của thu hẹp khái niệm là khái niệm đơn nhất.

Ví dụ: thu hẹp khái niệm “Máy bay” (A). Từ khái niệm (A), thêm dấu hiệu “quân sự”, ta thu được khái niệm “Máy bay quân sự” (B). Từ khái niệm (B), tiếp tục thêm dấu hiệu “Việt Nam”, ta thu được khái niệm “Máy bay qn sự Việt Nam” (C).

Mơ hình hóa:

<b>3.4.3. Phân chia khái niệm</b>

<i>Là thao tác lôgic phân ngoại diên của khái niệm giống thành ngoại diêncủa các khái niệm loài ngang hàng trên cơ sở xác định.</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

Mục đích của việc phân chia khái niệm là để củng cố và mở rộng sự hiểu biết về một đối tượng mà ta cần nghiên cứu. Cấu tạo gồm ba bộ phận: khái niệm bị phân chia là khái niệm giống ban đầu, khái niệm xuất phát. Khái niệm thành phần là những khái niệm loài thu được sau khi phân chia. Cơ sở phân chia là cơ sở, tiêu chí cụ thể để dựa vào đó phân chia khái niệm. Cơ sở khác nhau thì từ một khái niệm giống ban đầu sẽ thu được khái niệm loài thành phần khác nhau.

Ví dụ: phân chia khái niệm “Chiến tranh” dựa vào cơ sở tính chất chính trị, xã hội được các khái niệm “Chiến tranh chính nghĩa” và “Chiến tranh phi nghĩa”; dựa vào cơ sở quy mô chiến tranh được các khái niệm “Chiến tranh thế giới” và “Chiến tranh cục bộ”.

<i><b> Các quy tắc phân chia khái niệm</b></i>

<i>Quy tắc 1, phân chia khái niệm phải cân đối.</i>

Yêu cầu của quy tắc là sau khi thực hiện phân chia khái niệm, tổng ngoại diên của các khái niệm thành phần thu được bằng ngoại diên của khái niệm bị phân chia. Nếu vi phạm quy tắc này sẽ dẫn tới một trong hai lỗi lôgic là phân chia thiếu hoặc phân chia thừa.

Phân chia thiếu là tổng ngoại diên của khái niệm thành phần nhỏ hơn ngoại diên của khái niệm bị phân chia. Ví dụ: phân chia khái niệm “Người Việt Nam” theo cơ sở dân tộc ta chỉ thu được hai khái niệm thành phần là: “Dân tộc Kinh” và “Dân tộc Mường” là phân chia thiếu vì cịn bỏ sót 52 dân tộc cịn lại.

Phân chia thừa là tổng ngoại diên của khái niệm thành phần lớn hơn ngoại diên của khái niệm bị phân chia. Ví dụ: phân chia khái niệm “Yếu tố hoá học” thành các khái niệm thành phần là: “Kim loại”, “Phi kim” và “Khống sản” thì khái niệm “Khống sản” là khái niệm thành phần thừa của khái niệm “Yếu tố hoá học”.

<i>Quy tắc 2, các khái niệm thành phần phải loại trừ nhau.</i>

Nội dung quy tắc này chỉ rõ ngoại diên khái niệm thành phần phải nằm trong quan hệ tách rời ngang hàng. Vi phạm quy tắc này khi ngoại diên các khái niệm thành phần có quan hệ giao nhau, phụ thuộc, chi phối.

<i>Quy tắc 3, phân chia khái niệm phải liên tục.</i>

Khi phân chia khái niệm phải tiến hành theo thứ tự từng cấp, nghĩa là từ khái niệm được phân chia, chia thành khái niệm lồi của nó, sau đó mới đến khái niệm lồi kế tiếp. Thực chất tính liên tục trong quá trình phân chia khái

</div>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×