Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

đổi mới tư tưởng và nghệ thuật truyện ngắn sau 1975 của nguyễn minh châu qua truyện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.58 MB, 56 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b> BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI</b>

<b>--- ---</b><sub></sub>

<b>VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945TÊN CHỦ ĐỀ: CHỦ ĐỀ 13</b>

<b>ĐỔI MỚI TƯ TƯỞNG VÀ NGHỆ THUẬT TRUYỆN NGẮN NGUYỄN</b>

<i><b>MINH CHÂU SAU 1975 QUA TÁC PHẨM “NGƯỜI ĐÀN BÀ TRÊN</b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<i>HÀ NỘI – 2023</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>MỤC LỤC</b>

<b>CHƯƠNG 1: QUÁ TRÌNH VẬN ĐỘNG VÀ ĐỔI MỚI VỀ Ý THỨC NGHỆ THUẬT CỦA </b>

<b>NGUYỄN MINH CHÂU...3</b>

I. Sự đổi mới quan niệm về nhà văn và văn học...3

1. Quan niệm về nhiệm vụ của nhà văn và văn chương...3

2. Mối quan hệ giữa nhà văn, nhân vật và bạn đọc...4

II. Sự đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người...6

III. Quá trình vận động và đổi mới quan niệm về hiện thực...9

IV. Nguyên nhân dẫn đến sự đổi mới...10

1. Nguyên nhân khách quan...10

2. Nguyên nhân chủ quan...11

<b>CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH VẬN ĐỘNG VÀ ĐỔI MỚI VỀ NỘI DUNG TRONG TRUYỆN</b> <i><b>NGẮN CỦA NGUYỄN MINH CHÂU ĐƯỢC THỂ HIỆN TRONG “NGƯỜI ĐÀN BÀ TRÊN CHUYẾN TÀU TỐC HÀNH”...13</b></i>

I. Sự chuyển hướng ngòi bút của Nguyễn Minh Châu về các vấn đề đời sống...13

1. Tiếp cận đời sống từ cái nhìn đa chiều...13

2. Tiếp cận đời sống từ cái nhìn thế sự, triết luận...15

II. Cái nhìn đổi mới của Nguyễn Minh Châu về hiện thực chiến tranh...18

1. Thể hiện sâu sắc nỗi đau của con người thời hậu chiến...18

2. Thái độ nhìn thẳng vào sự thật...21

<b>CHƯƠNG 3: QUÁ TRÌNH VẬN ĐỘNG VÀ ĐỔI MỚI VỀ NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN MINH CHÂU ĐƯỢC THỂ HIỆN TRONG “NGƯỜI ĐÀN BÀ TRÊN CHUYẾN TÀU TỐC HÀNH”...26</b>

I. Quá trình vận động, đổi mới về thế giới nhân vật...26

1. Nhận diện chung về thế giới nhân vật...26

2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật...26

3. Khắc họa hình tượng người đàn bà mộng du...33

II. Những vận động và đổi mới trong nghệ thuật trần thuật...37

1. Những vận động và đổi mới trong xây dựng cốt truyện...37

2. Những vận động và đổi mới về điểm nhìn trần thuật...43

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

3. Những vận động và đổi mới về giọng điệu trần thuật...48

<b>CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN...53TÀI LIỆU THAM KHẢO...54</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>CHƯƠNG 1: QUÁ TRÌNH VẬN ĐỘNG VÀ ĐỔI MỚI VỀ Ý THỨC NGHỆTHUẬT CỦA NGUYỄN MINH CHÂU</b>

<b>I. Sự đổi mới quan niệm về nhà văn và văn học 1. Quan niệm về nhiệm vụ của nhà văn và văn chương</b>

Trước 1975, đất nước ta vẫn đang trong cuộc đấu tranh giành độc lập đầy cam go và quyết liệt. Hồn cảnh chiến tranh địi hỏi văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận, khi đứng cùng với những người lính chung tay đánh giặc Nguyễn Minh Châu thấu hiểu trách nhiệm của người cầm bút là trách nhiệm công dân, người cầm bút phải phục vụ cho công cuộc chiến đấu dành quyền sống cho cả dân tộc. Trong thời kì chiến tranh, nhiệm vụ của nhà văn lúc này là “một cán bộ truyền đạt đường lối, chính sách bằng hình tượng văn học

<i>sinh động”, do đó nhà văn ln “đi tìm những hạt ngọc ẩn trong bề sâu tâm hồn conngười”. Bởi vậy, là một nhà văn chân chính cần phải khám phá những vẻ đẹp của con</i>

người thời đại, ấy là sự dũng cảm, gan trường, hi sinh quên mình của những chiến sĩ thanh niên, những cô thanh niên xung kích, những bà mẹ anh hùng dân tộc.

Đó chính là những chàng lính trẻ như Sơn và Lê trong <i>Những vùng trời khác nhau</i>, họ anh dũng, sẵn lịng chiến đấu vì tổ quốc dẫu trong tim vẫn luôn chất chứa một nỗi nhớ quê nhà sâu sắc. Cho đến khi trở thành đội trưởng, có dịp đến gần q nhà mình với nhiệm vụ bảo vệ con đập, Lê vẫn không lơ là nhiệm vụ hay bỏ trốn về quê, anh chỉ nhân lúc nghỉ phép mà về thăm nhà một chốc, sau đó cũng nhanh chóng trở lại nhiệm vụ trong nỗi luyến tiếc quê nhà. Bên cạnh những chàng lính trẻ cịn có những cơ gái thanh niên xung phong đang trong tuổi thanh xuân đẹp đẽ, vẫn hi sinh thời gian ấy để phục vụ tổ quốc như Nguyệt trong <i>Mảnh trăng cuối rừng</i>. Cô như đại diện cho bao cô gái thanh niên xung phong thời nổ súng, họ dũng cảm, mạnh mẽ, vứt bỏ những ích kỉ cá nhân để nỗ lực

<i>phục vụ tổ quốc. Hay người mẹ của tất cả anh hùng – mẹ Lân trong truyện ngắn Ngườimẹ xóm nhà thờ. Dẫu trong trái tim vẫn mang nỗi đau mất đi em Nết, nhưng nhiệm vụ</i>

vẫn phải hồn thành. Mẹ vẫn ln đón chào những chàng lính trẻ khi vào trú chân, vẫn chăm lo săn sóc cho họ.

Tuy nhiên, đến thời bình, với lương tâm của một người nghệ sĩ, với tinh thần tựnhìn lại mình và đội ngũ nhà văn, Nguyễn Minh Châu đã chỉ ra sự thiếu hụt về bản lĩnh,thói quen che chắn, rào đón do một cái sợ cố hữu, ln ám ảnh đến nỗi khơng ít người tựđánh mất mình. Cùng với đó là sự tự ý thức về bản thân và tự do sáng tác của người cầmbút, Nguyễn Minh Châu ý thức về trách nhiệm của nhà văn, đó phải là người thức tỉnhtỉnh xã hội, cảnh báo trước nguy cơ đến với nhân loại, đồng thời nhà văn phải là người có

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

tình yêu tha thiết với cuộc sống, nhất là tình yêu với con người, và chỉ khi có tình u ấy

<i>“nhà văn mới có khả năng cảm thơng sâu sắc với những nỗi đau khổ, bất hạnh củangười đời, giúp họ có thể vượt qua những khủng hoảng tinh thần và đứng vững đượctrước cuộc sống” (Phỏng vấn đầu xuân 1986)</i>

Bên cạnh đó, nhà văn có điều kiện để chiêm nghiệm hơn về cuộc đời, về con

<i>người. Nguyễn Minh Châu lại thấy bên trong mỗi con người là sự “lẫn lộn người tốt kẻxấu, rồng phượng lẫn rắn rết”. Bởi vậy, sứ mệnh của một người cầm bút là cần khai thác</i>

hiện thực trần trụi đa chiều kích ấy, để phản ánh một con người toàn diện và chân thực nhất với những mặt tốt, xấu, những nét phức tạp trong nội tâm con người. Trong truyện ngắn <i>Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành</i>, nhân vật Quỳ là một người con gái quyến rũ, nhanh nhẹn, thông minh. Cô là một bác sĩ trong khoa thần kinh nhưng cô cũng chính là một bệnh nhân mắc chứng mộng du - một căn bệnh về thần kinh, nhưng những chiến sĩ chữa bệnh khơng ai có thể tin nổi và là một con người hay đa sầu đa cảm, và lý tưởng hóa chuyện tình u. Hay nhân vật Hịa, dẫu là một người anh hùng lập biết bao chiến tích nhưng anh ta lại mắc phải căn bệnh mồ hơi tay, anh ta cũng đi nói xấu người khác. Hay trong truyện ngắn<i> Chiếc thuyền ngoài xa</i>, người đàn bà làng chài là một người ít học nhưng lại rất thấu hiểu lẽ đời và vô cùng bao dung, biết cảm thông và chia sẻ. Cô biết rằng căn ngun dẫn đến sự nóng nảy của chồng mình và cơ cũng biết vai trị của anh ấy với gia đình, với các con, trên đơi vai anh là gánh nặng mưu sinh ni sống cả đàn con.

Có thể thấy, chính sự thay đổi trong quan niệm về nhiệm vụ của một nhà văn và vai trò của văn chương, đã đưa đến cho người đọc cái nhìn đa chiều về con người, về cuộc sống. Thể hiện tác giả đã khai thác con người ở chiều sâu tâm tưởng mà trước đây chưa thấy được. Ông rất quan tâm đến các chi tiết nhỏ nhặt trong cuộc đời, làm hiện lên những con người trần trụi như cuộc sống đời thực. Nhìn con người một cách đa chiều, đa diện, đi sâu khai thác những góc khuất trong tâm hồn con người chính là quan niệm mới mẻ của Nguyễn Minh Châu về sứ mệnh của người cầm bút và vai trò của văn học.

<b> 2. Mối quan hệ giữa nhà văn, nhân vật và bạn đọc </b>

Từ sự thay đổi quan niệm về chức năng văn chương và người nghệ sĩ đã dẫn tới sựthay đổi trong mối quan hệ giữa nhà văn, nhân vật và bạn đọc. Trước năm 1975, NguyễnMinh Châu ln cho rằng, nhà văn lý tưởng phải nói lên tiếng nói của hiện thực, phải trởthành lương tri của xã hội, phải trả lời được những câu hỏi cấp bách của đời sống. Trongthời kì kháng chiến chống Mỹ, Nguyễn Minh Châu sáng tác văn học vừa nhằm cổ độngcho các thế hệ đương thời, vừa xây dựng những mẫu mực cho hậu thế. Cho nên vị thế củanhà văn được xác định trong cảm hứng chiêm ngưỡng, ngợi ca con người anh hùng và vai

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

trò giáo dục, hướng đạo cho người đọc. Cũng bởi nhà văn phải truyền tải những triết lý, những bài học đến người đọc, mà điều đó cũng tác động vào mối quan hệ giữa nhà văn và bạn đọc. Nhà văn ln đứng ở vị trí trên cao hơn bạn đọc để truyền tải những triết lý, bài học. Nhà văn phải đi tìm những điều tốt đẹp nhất trong mỗi con người để truyền tải, đưa đến sức mạnh, niềm tin cho người đọc. Bởi lẽ vậy mà những nhân vật trong thời kì trước năm 1975 hiện lên như một viên ngọc tồn bích đầy lộng lẫy và lý tưởng. Họ hi sinh quên mình vì nhiệm vụ cách mạng như ông già Lào trong <i>Nguồn suối</i>. Họ phục vụ tổ quốc, bỏ quên đi lợi ích cá nhân, trung thành, tận tâm tận lực hướng về tổ quốc như mẹ Lân trong

<i>Người mẹ xóm nhà thờ</i> hay Nguyệt - cô gái thanh niên xung phong trong <i>Mảnh trăngcuối rừng.</i>

Tuy nhiên, khi hịa bình lập lại, Nguyễn Minh Châu đã có một sự thay đổi về chức năng của văn chương và vai trò của người nghệ sĩ và điều đó cũng tạo nên một sự thay đổi trong tác phẩm văn học của Nguyễn Minh Châu về mối quan hệ giữa nhà văn, nhân vật và bạn đọc.

Giờ đây khi nhà văn đã khơng cịn ở vị trí trên cao để răn dạy, để đưa đến những bài học cho độc giả nữa, mà họ hướng đến làm một nhà tư tưởng, làm một người bạn tâm tình với người đọc, để đưa đến một câu chuyện thức tỉnh người đọc, đánh thức lịng cảm thơng, nhân đạo trong mỗi con người trước những cảnh đời đấy mất mát, khó khăn của con người sau thời chiến. Qua truyện ngắn <i>Chiếc thuyền ngoài xa</i>, Nguyễn Minh Châu đã đưa hiện thực trần trụi ra trước mắt người đọc, một hiện thực vốn hiện rõ ở đấy nhưng chẳng mấy ai để ý đến con người nhỏ bé ấy. Ông đã đánh động vào lòng đồng cảm, đồng cảm trước hành động tưởng chừng như ngu ngốc của chị , ấy là bị chồng đánh nhưng nhất quyết không ly hơn chồng. Ơng cho người đọc thấy một cuộc sống đa diện và khi nhìn ra được sự thật ấy, độc giả thấy cảm thương, xót xa và cũng vơ cùng đồng cảm cho

<i>số phận cũng như hành động của người đàn bà làng chài. Hay trong truyện ngắn Ngườiđàn bà trên chuyến tàu tốc hành, ấy là câu chuyện đằng sau thời nội chiến, với những nỗi</i>

ám ảnh, nỗi day dứt trong từng câu chuyện của nhân vật Quỳ, Nguyễn Minh Châu đã đưa đến độc giả những góc khuất bên trong nội tâm của con người đi qua thời chiến, dẫu bề ngoài là một người vui vẻ, thích chăm sóc vườn cây nhỏ, ln thân thiện, nhanh nhẹn, nhưng bên trong họ lại mang những nỗi đau, nỗi ám ảnh quá khứ.

Bên cạnh đó ta thấy được có sự thay đổi về vai trị và tính chất của nhân vật trongmối quan hệ với nhà văn và bạn đọc. Nhân vật ở đây khơng cịn đại diện cho cộng đồngmà đứng cùng một mặt bằng nhân bản với nhà văn và bạn đọc trong vai trị đại diện chochính bản thân mình với những khao khát đầy nhân tính, có những yếu đuối, va vấp

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

thường gặp. Nhân vật lúc này đã thốt ra khỏi mơ hình tính cách xác định, được miêu tả chân thực hơn, giàu sức thuyết phục hơn trong hiện thực xã hội lúc bấy giờ.

Ngồi ra, Nguyễn Minh Châu có sự đổi mới về vai trò của chủ thể tiếp nhận. Người đọc bây giờ không đơn thuần chỉ là đối tượng để nhà văn tuyên truyền và giáo dục ở vai trò tiếp nhận thụ động, xuôi chiều mà được nâng lên ngang hàng với nhà văn trong quan hệ giao tiếp và đối thoại bởi những vấn đề nhà văn đưa ra trong tác phẩm không phải luôn luôn là chân lý như khi họ phát ngôn nhân danh cộng đồng. Có thể thấy, Nguyễn Minh Châu đứng ở vị trí ngang hàng bình đẳng với bạn đọc, để cùng nhau chia sẻ những tâm tình, những nỗi đớn đau, dằn vặt thường trực trong nội tâm con người.

Như vậy ta có thể thấy mối quan hệ bình đẳng và dân chủ thực sự đã được thiết lập giữa nhà văn, nhân vật và bạn đọc. Qua từng sáng tác của Nguyễn Minh Châu, ông không chỉ đưa đến một hiện thực trần trụi và đa chiều kích mà cịn tạo nên sự thức tỉnh về lòng đồng cảm, lòng nhân đạo sâu sắc trong độc giả. Đây cũng chính là ảnh hưởng của khuynh hướng dân chủ trong văn học đã đưa đến việc dân chủ hóa sâu sắc mối quan hệ giữa nhà văn và bạn đọc, để rồi tác động đến các tác phẩm văn học thời kì này, trong đó cũng bao gồm những truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu.

<b> II. Sự đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người </b>

<i><b>● Trước 1975 : Con người lí tưởng mang đậm khuynh hướng sử thi</b></i>

Với hai cuộc chiến tranh tàn bạo, chống lại những đế quốc lớn mạnh như Mỹ và Pháp, nhân dân ta đã phải đổ ra biết bao xương máu. Đó là một cuộc chiến vô cùng cam go và đầy thử thách. Đứng trước tình hình đó, khơng chỉ tồn Đảng , tồn dân mà ngay cả người cầm bút cũng phải nỗ lực dốc sức, dốc lịng trên chiến trường của mình. Bởi vậy, văn chương thời kì này có thể nói là phục vụ cho chính trị, vì sự tiến bộ của con người mà ngợi ca, vì tiếp thêm sức mạnh quyết chiến và lòng quyết tâm vững vàng, mà văn chương luôn đề cao, ca ngợi con người và cuộc chiến. Bởi vậy mà văn chương mang đậm khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. Điều ấy, thể hiện đậm nét qua hình tượng các nhân vật.

Con người thời kì này ln mang vẻ đẹp lí tưởng hóa, với ý chí nghị lực phithường, với lòng dũng cảm và đầy gan dạ. Họ là những con người cách mạng, mang ý chíđấu tranh mãnh liệt, họ gạt bỏ đi những lợi ích cá nhân vì lợi chung của tổ quốc, khátvọng cá nhân hòa chung vào khát vọng thống nhất đất nước của tồn thể nhân dân. Đấycũng chính là những nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu. Ông xây dựng

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

nên những nhân vật lí tưởng, những nhân vật anh hùng thời đại, đại diện cho sức mạnh của cả một đất nước.

Đó là những người lính, những cơ gái thanh niên xung phong, họ dũng cảm, gan trường, lanh lợi và đầy nhiệt huyết. Tiêu biểu như Nguyệt – một cô gái thanh niên xung phong trong truyện ngắn <i>Mảnh trăng cuối rừng</i> . Nguyệt là một cơ gái nhỏ nhắn, dẫu tuổi cịn đang trẻ nhưng cơ lại có một lịng dũng cảm và thủy chung vô cùng. Khi đang cùng trên xe với Lãm vượt qua chặng đường nguy hiểm, bọn họ đã gặp đợt tấn công của địch. Trước khung cảnh tan tác của đạn bắn bom bay, không kể thân mình, cơ đã đẩy Lãm vào chỗ nấp mà chỉ có duy nhất một người có thể vừa đủ. Khơng chỉ vậy, khi chiếc xe đã thoát khỏi hiểm nguy của bọn địch, Nguyệt dám nhảy xuống xe đi dò trước, để Lãm lái xe vượt thốt hiểm. Có thể thấy, dẫu Nguyệt chỉ là một cô bé với tâm hồn non trẻ nhưng cơ rất sẵn lịng hi sinh, dũng cảm tiến về phía trước, gạt bỏ lợi ích thậm chí mạng sống của mình vì người khác và cũng là vì lợi ích dân tộc. Bởi lẽ, một phần cơ cứu Lãm khơng tiếc thân mình là vì cô hiểu rằng nếu anh mất, xe cũng mất. Trong thời chiến tranh, một chiếc xe chở hàng vốn vô cùng quan trọng, bởi vậy cô không thể để mất anh cũng như để mất chiếc xe quý giá này. Có thể thấy Nguyệt khơng chỉ là một người dũng cảm, thơng minh mà cơ cịn là người biết đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc – lợi ích chung, lên trên lợi ích cá nhân. Cũng giống như Nguyệt, cô xem việc phục vụ đất nước là lẽ sống của đời mình, để rồi vừa rời khỏi ghế nhà trường, cô đã tham gia vào đội xây cầu đầy vất vả và cũng vô cùng nguy hiểm. Nhân vật Sơn trong <i>Những vùng trời khác nhau</i> cũng như vậy. Anh là một thanh niên trí thức người Hà Nội, mang nước da trắng ngần và đôi mắt mơ mộng cùng bộ bút vẽ. Nhìn qua cũng thấy cuộc đời anh được nuôi trong đầy đủ và hạnh phúc. Ấy vậy nhưng khi tổ quốc gọi tên anh, anh sẵn sàng từ bỏ cuộc sống sung sướng ấy, để tiến vào vùng chiến trường mưa bom bão đạn đầy vất vả. Để rồi làn da trắng trẻo của một chàng thư sinh dần trở nên rám nắng như một anh lính thực thụ. Vẻ đẹp của Sơn, của Nguyệt, hay chính là tầng lớp thanh niên trẻ tuổi được khám phá cùng với q trình gắn bó với cuộc kháng chiến, tuổi trẻ của họ cùng trưởng thành với cách mạng nước nhà. Đó là mối quan hệ gắn bó thiêng liêng và đẹp đẽ.

Qua đó ta thấy, những con người được phản ánh, những nhân vật được xây dựng trong thời kì trước năm 1975 thật hào hùng và lí tưởng. Dẫu ở hồn cảnh nào đi nữa, các nhân vật vẫn luôn ưu tiên đặt nhiệm vụ cách mạng , nhiệm vụ chính trị của mình lên đầu, gạt bỏ hết những riêng tư cá nhân vì lợi ích chung của dân tộc với một lịng trung thành, ý chí chiến thắng kẻ thù mãnh liệt.

Như vậy, cách thể hiện quan điểm nghệ thuật về con người của Nguyễn MinhChâu trong giai đoạn này đẹp đẽ, tráng lệ là vậy nhưng vẫn cịn mang tính phiến diện,

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

một chiều, nhằm hướng tới việc khái quát bức tranh lịch sử với cảm hứng lãng mạn. Chính vì vậy, con người chủ yếu được thể hiện ở bình diện xã hội trong mơ hình đơn giản, vận động xi chiều. Tuy nhiên tâm hồn và số phận của con người cũng là một đối tượng để nhà văn quan sát và suy ngẫm, điều này sẽ được thể hiện rõ trong sáng tác của ông sau 1975.

<i><b>● Sau năm 1975 : Con người hiện lên một cách toàn diện và đa chiều</b></i>

Từ sau chiến tranh, dường như nhà văn có thời gian để nhìn sâu sắc và tồn diện hơn về đời sống cũng như con người. Cùng với sự thay đổi của nền văn học – văn học mang tinh thần nhân bản, con người được đề cao và được xem xét một cách toàn diện hơn, sâu sắc hơn. Nguyễn Minh Châu cũng vậy, là một nhà văn với lương tâm của một người nghệ sĩ, ông đã thấy được số phận của con người sau chiến tranh, khi họ hòa nhập vào cuộc sống đời thường, cuộc sống của họ hiện lên với những mất mát, tổn thương những nỗi ám ảnh cùng cực và cả những mặt tối bên trong con người lí tưởng.

Trong truyện ngắn <i>Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành</i>, nhân vật Hịa được hiện lên là một trung đồn trưởng đầy anh dũng, gan trường và có trí tuệ. Chỉ mới là một thanh niên hai mươi chín tuổi nhưng anh đã dẫn đội K giành bao chiến thắng lừng lẫy. Nội tâm của người anh hùng này thể hiện rõ nhất có lẽ là qua chi tiết anh bị thương đến

<i>dập mất hai tay nhưng đôi mắt anh vẫn tốt lên cái nhìn mạnh mẽ, kiên định “ ánh mắtanh điềm tĩnh lạ lùng như ánh thép”. Một người anh hùng được bao người dân ngưỡngmộ. Ấy vậy nhưng anh vẫn có những mặt đời thường như “vẫn hí hửng khi được thăngcấp”, “đánh một cái quần xà lỏn đi phát rẫy” , “nói xấu người kia sau lưng”, và đặc biệt</i>

trên đôi tay lừng lẫy đã đem lại bao chiến công cho đất nước ấy lại mắc căn bệnh mồ hôi tay, căn bệnh khiến cho Quỳ - người yêu của anh cũng phải ái ngại . Như vậy có thể thấy, qua truyện ngắn <i>Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành</i> đã thể hiện một sự đổi mới mạnh mẽ của nhà văn Nguyễn Minh Châu về quan niệm con người. Ơng đã nhìn con người một cách chân thật hơn với tất cả những khía cạnh của họ. Nếu trước đây, những người anh hùng hiện lên thật lí tưởng và mang vẻ đẹp tồn vẹn thì ở đây, Nguyễn Minh Châu đã nhìn người anh hùng dân tộc cũng rất đời thường, cũng có những khuyết điểm, cũng có những xúc cảm mà con người bình thường có.

Con người khơng cịn mang sự đơn điệu, một chiều mà mang nhiều mâu thuẫngiằng xé trong nội tâm. Như trong truyện ngắn <i>Bức tranh</i>, nhân vật người họa sĩ luônphải chịu sự dằn vặt dày vị của lương tâm vì đã thất hứa với anh lính thồ tranh cho mìnhvà anh ln nghĩ rằng mình là nguyên nhân gây nên sự mù lòa của người mẹ anh lính ấy.Trong thâm tâm người họa sĩ có lúc muốn trốn chạy nhưng lại không chạy mà vẫn đi vàotiệm cắt tóc của người lính thồ tranh cho mình năm xưa. Người họa sĩ mang sự phán xét

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<i>lương tâm và một nội tâm đầy mâu thuẫn, đến mức anh phải thốt lên rằng : “trong conngười tôi đang sống lẫn lộn người tốt kẻ xấu, rồng phượng lẫn rắn rết”</i>

Với sự thay đổi của nền văn học, sự thức tỉnh ý thức cá nhân là nền tảng tinh thần và là cảm hứng chủ đạo của văn học giai đoạn này. Nguyễn Minh Châu không chỉ quan tâm tới số phận người anh hùng dân tộc, ơng cịn quan tâm đến số phận những con người nhỏ bé, đi sâu vào số phận và đời sống cá nhân con người với những vấn đề riêng tư, những khát vọng riêng, cá tính riêng. Ơng đã phát hiện những bi kịch của con người cá nhân với tư cách là nạn nhân của con người và hoàn cảnh. Người đàn bà làng chài trong truyện ngắn <i>Chiếc thuyền ngoài xa</i>

Nguyễn Minh Châu so với thời kì trước, ơng đã nhìn con người trong những mối quan hệ phức tạp, trong những góc khuất ẩn sâu, trong những số phận nhỏ bé mà đôi khi không ai chú ý tới. Như vậy, con người trong văn học lúc này được thể hiện như những nhân cách cá nhân đích thực, tồn vẹn, đầy bất ngờ và bí ẩn, được để cao và sự thức tỉnh ý thức cá nhân. Chính điều ấy đã thể hiện sự tìm tịi đổi mới và chiều sâu nhân bản trong sáng tác của nhà văn. Đấy cũng chính là thay đổi lớn nhất trong quan điểm nghệ thuật về con người của Nguyễn Minh Châu.

<b>III. Quá trình vận động và đổi mới quan niệm về hiện thực</b>

<b>● Trước 1975 : Phạm vi phản ánh hiện thực tập trung vào cuộc chiếntranh vệ quốc và công cuộc xây dựng CNXH.</b>

Từ bối cảnh đất nước trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, hiện thực thể hiện qua văn chương cũng mang đầy màu sắc chính trị. Hiện thực bao trùm lên nền văn học trước năm 1975 là cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc và công cuộc xây dựng CNXH.

<i>Nguyễn Minh Châu cũng không là ngoại lệ, với những tác phẩm như Nguồn suối, Mảnhtrăng cuối rừng, Người mẹ xóm nhà thờ, Những vùng trời khác nhau,...đều tập trung xoay</i>

quanh những câu chuyện đấu tranh bảo vệ Tổ Quốc, đưa đến cho người đọc niềm tin yêu, lạc quan và động lực thúc đẩy tiến đến một ngày mai tươi sáng – một tương lai Nam Bắc thống nhất, đất nước độc lập.

<b> Sau năm 1975 : Mở rộng dần phạm vi phản ánh hiện thực dẫn tới hiệnthực được thể hiện một cách đa chiều, sinh động</b>

Phạm vi phản ánh hiện thực dần được rộng mở. Hiện thực khơng chỉ cịn xoay quanh vấn đề đời sống chính trị mà được mở rộng ra hiện thực trong đời sống nhân sinh,

<i>thế sự. Nguyễn Minh Châu, qua truyện ngắn Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành đã</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

phản ánh hiện thực đời sống cá nhân con người sau thời chiến. Ông đi sâu vào những diễn biến tâm lý, đầy phức tạp của một người con gái đa sầu, đa cảm như chị Quỳ, để rồi người ta nhận thấy hiện thực đời sống vốn phức tạp và khó đốn, khơng như vẻ bề ngồi. Qua việc mở rộng phạm vi phản ánh, hiện thực giờ đây khơng cịn được lý tưởng hóa và mang tính một chiều, giản đơn. Mà hiện thực được phản ánh một cách đa nghĩa, sinh động và nhiều tầng bậc. Từ đấy mà Nguyễn Minh Châu đã đưa đến những motip chủ đề mới, ấy là cô đơn, sám hối, nhận thức lại quá khứ,...Cũng giống như Quỳ, từ đầu câu chuyện cho đến cuối, bước qua cuộc chiến tàn khốc với bao kỉ niệm, cơ ln nhìn về q khứ và tự nhận thức để rồi rút ra những triết lý và nhìn nhận bản thân.

Như vậy, quan niệm về hiện thực và việc phản ánh nó qua văn chương có sự thay đổi theo thời gian và bối cảnh đất nước. Khi cuộc chiến đang ở những giây phút cam go và quyết liệt nhất, hiện thực được chú trọng là cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, nhưng khi đất nước giành độc lập, con người cá nhân dần được chú trọng, sự phức tạp của đời sống dần hiện lên, ảnh hưởng đến quan niệm về hiện thực. Hiện thực được mở rộng và chú trọng hơn đến cuộc sống nhân sinh, thế sự . Đó cũng chính là q trình vận động và đổi mới quan niệm về hiện thực của Nguyễn Minh Châu.

<b>IV. Nguyên nhân dẫn đến sự đổi mới 1. Nguyên nhân khách quan </b>

<b>● Bối cảnh xã hội:</b>

Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi về mặt xây dựng cốt truyện này trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu đầu tiên phải kể đến trước hết là nguyên nhân khách quan, sau khi kết thúc chiến tranh, con người trở về với cuộc sống đời thường – cái đời thường bản chất của nó vốn phồn tạp, mn vẻ lẫn lộn tốt xấu, trắng đen,.. ý thức cá nhân với mọi nhu cầu của con người trỗi dậy. Nếu như trong chiến tranh trăm người như một, đồng tâm nhất trí sẵn sàng hy sinh cho sự nghiệp chung thì sau chiến tranh khi con người trở về với cuộc sống đời thường, đối mặt với những lo toan cá nhân, những khó khăn của cuộc sống hiện tại, mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể, giữa lợi ích chung và riêng khơng cịn hồn tồn thống nhất như trước. Chính sự chuyển biến của lịch sử, đời sống xã hội văn hóa -tư -tưởng đã tác động mạnh mẽ đến những đổi thay trong nhu cầu và quan niệm thẩm mĩ đòi hỏi văn học phải được đổi mới để phù hợp với nguyện vọng của nhà văn và người đọc cũng như quy luật phát triển khách quan của nền văn học.

<b>● Người đọc: </b>

</div>

×