Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

lịch sử văn minh thế giới đề tài thành tựu về các lĩnh vực xã hội của hai nền văn minh hy lạp và la mã

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (429.22 KB, 10 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>HỌC VIỆN NGOẠI GIAO</b>

<b>KHOA TRUYỀN THÔNG VÀ VĂN HÓA ĐỐI</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>A. Giới thiệu tổng quan về 2 nền vănminh Hy Lạp và La Mã cổ đạiI. Hy Lạp</b>

<b>1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên</b>

Lãnh thổ của Hy Lạp cổ đại rộng hơn nước Hy Lạp ngày nay rất nhiều, bao gồm: miền Nam bán đảo Ban Căng, các đảo trên biển Êgiê và miền ven biển phía Tây Tiểu Á, trong đó quan trọng nhất là miền Nam bán đảo Ban Căng tức là vùng lục địa Hy Lạp. Địa hình Hy Lạp vừa tạo điều kiện thuận lợi cho trồng trọt vừa thuận lợi cho nghề đi biển. Hy Lạp còn được nối liền với các nước phương Đông phát triển nhờ Tiểu Á.

<b>2 Dân cư. </b>

Cư dân Hy Lạp cổ đại bao gồm nhiều tộc người: người Êôliêng; người Iôniêng; người Akêăng và người Đôniêng.

<b>3. Các thời kỳ </b>

Lịch sử Hy Lạp cổ đại có thể chia thành 4 thời kỳ sau đây: Thời kì văn hóa Crét – Myxen, Thời kỳ Hơme, Thời kì thành bang và Thời kỳ

<b>II. La Mã1.Vị trí địa lý</b>

La Mã (Rơma) là tên của một quốc gia cổ đại mà nơi phát nguyên là ở bán đảo Ý (Italia). Ý có nhiều đồng bằng màu mỡ và nhiều đồng cỏ thuận tiện cho việc chăn ni gia súc. Ý có nhiều kim loại như đồng, chì, sắt,... để chế tạo cơng cụ sản xuất và vũ khí. Bờ biển phía Đơng khơng thuận tiện cho thuyền bè đi lại nhưng bờ biển phía Nam có nhiều vịnh và cảng tốt, do đó có quan hệ sớm với Hy Lạp.

<b>2.Dân cư</b>

Cư dân chủ yếu và cũng là thành phần cư dân có mặt sớm nhất ở bán đảo Ý gọi là người Ý (Italotes). Trong đó, bộ phận sống ở vùng Latium gọi là người Latinh. Về sau, một nhánh của người Latinh đã dựng lên thành La Mã ở trên bờ sơng Tibrơ, từ đó họ được gọi là người La Mã. Ngồi ra, cịn có người Gơloa, người Êtơruxcơ, người Hy Lạp.

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>3.Các thời kỳ</b>

Lịch sử La Mã cổ đại có thể chia thành hai thời kì lớn là thời kì cộng hịa, từ năm 510 trước công nguyên đến năm 27 trước công nguyên và thời kỳ dân chủ, bắt đầu từ năm 29 trước cơng ngun khi Ơctavianút trở thành hồng đế và từ đó trở về sau là sự suy tàn và sụp đổ của đế quốc La

Thần thoại là một trong những hình thái văn học xuất hiện sớm nhất ở Hy Lạp. Người dân Hy Lạp cổ đại đã sáng tạo và truyền miệng những câu chuyện hoang đường, huyền ảo về đấng tối cao, những người sáng tạo ra thế giới, những vị thần trong các lĩnh vực của cuộc sống xã hội, và cả những vị anh hùng dũng sĩ Hy Lạp. Dù là những vị thần tối cao nhưng thần thánh Hy Lạp rất gần gũi với con người, cũng có những cảm xúc cũng như ưu khuyết điểm giống như con người.

Thần thoại Hy Lạp đã hình thành và phát triển suốt chiều dài lịch sử của nền văn minh Hy Lạp, mang tính chất phản ánh sâu sắc cuộc sống lao động và các hoạt động hàng ngày của người Hy Lạp, đồng thời thể hiện mong muốn và ý nguyện của nhân dân trong cuộc chiến chống lại sức mạnh của tự nhiên, làm rõ các hiện tượng tự nhiên đặc biệt.

Chính thần thoại đã trở thành nguồn cảm hứng dồi dào và không thể thiếu trong nghệ thuật Hy Lạp. Những câu chuyện về các vị thần và anh hùng trong thần thoại Hy Lạp đã trở thành chủ đề cho nhiều tác phẩm nghệ thuật, bao gồm cả văn học, điêu khắc, hội họa và kiến trúc và nhiều trong số đó đã trở thành tuyệt tác vẫn còn lưu truyền cho đến tận ngày nay.

Thơ là một thể loại văn học phổ biến và đóng vai trò quan trọng trong văn học Hy Lạp. Tập thơ lớn nhất và xuất hiện sớm nhất là hai tập thiên sử thi cổ đại I-li-át và Ôđixê – hai tập sử thi có giá trị trong văn đàn Hy Lạp. Không những được coi là trụ cột của văn học phương Tây cổ đại, mà Iliat và Ôđixê của Homer còn quan trọng trong kho tàng văn học thế giới, có giá trị về lịch sử. Bộ sử thi Iliat viết về cuộc chiến ở thành Troia và những

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

câu chuyện thần thoại liên quan. Iliat nổi bật với hình tượng chiến binh vĩ đại Achilles, đối mặt với vua Agamemnon. Ôđixê, xuất hiện sau Iliat, tiếp nối câu chuyện với cuộc phiêu lưu của Ơđixê, mơ tả hành trình khó khăn trở về quê hương sau khi chiến tranh Troia kết thúc. Sở dĩ hai tập sử thi này mang nhiều giá trị như vậy vì thể hiện sâu sắc về con người, số phận, và xã hội. Iliat tập trung vào chiến tranh, lòng dũng cảm, và nhân phẩm, trong khi Ôđixê khám phá cuộc phiêu lưu, sự kiên nhẫn, và khả năng chinh phục khó khăn. Cả hai sử thi đều đánh dấu những giá trị văn hóa cổ điển và đối thoại về những khía cạnh sâu sắc của trải nghiệm con người. Iliat gồm 15.783 câu thơ, chia thành 24 quyển. Ôđixê dài 12.110 câu thơ và cũng chia thành 24 quyển.

Thơ Hy Lạp cịn có thơ trữ tình. Thơ trữ tình của Hy Lạp có ảnh hưởng lớn đối với thơ ca của phương Tây sau này về phong cách sáng tác cũng như hình thức và đặt cơ sở cho một hình thức văn nghệ mới ở Hy Lạp là kịch. Có một vài số các thi sĩ tiêu biểu là Acsilôcút- được coi là người đặt cơ sở cho thơ trữ tình Hy Lạp, Xaphơ, Panhđa.

Ngồi thơ trữ tình ở Hy Lạp có một số nhà thơ cịn sáng tác về chủ đề chính trị, trong đó, bài Hành khúc của Tiếctê ca ngợi sự anh dũng của người Xpác được coi là mẫu mực của loại thơ ca chiến đấu.

Hy Lạp là nền văn minh sáng tạo ra hai thể loại kịch đó là bi kịch và hài kịch. Những bản hợp xướng “bi kịch” được cho là đã tồn tại ở Hy Lạp Dorian vào khoảng năm 600 TCN, và ở dạng kịch thô sơ, bi kịch đã trở thành một phần của lễ hội Dionysian nổi tiếng nhất, Lễ hội vĩ đại, hay Thành phố, Dionysia ở Athens, khoảng năm 534 TCN. Hài kịch cũng vậy, có nguồn gốc một phần ở Dorian Hy Lạp và phát triển ở Attica, nơi nó được chính thức cơng nhận muộn hơn là bi kịch. Cả hai đều có liên quan đến việc thờ cúng Dionysus, vị thần của rượu vang và sinh sôi nảy nở. Những vở kịch tiêu biểu như: “Orextơ”, “Prômêtê bị xiềng” của Etsin. Vở bi hài kịch: “Ơđip làm vua”, “Ơđip ở Colon”, “Antigôn” của Xôphốclơ. Không thể không nhắc đến đại biểu xuất sắc của hài kịch Hy Lạp là Arixtôphan (450 – 388 TCN), tác giả của 44 vở hài kịch (hiện còn 11 tác phẩm), nhất là các vở “Kị sĩ”, “Hịa bình”.

<b>II. Sử học</b>

Từ thế kỷ V TCN, người Hy Lạp bắt đầu có sử học thành văn và xuất hiện những người chép sử chuyên nghiệp. Sử học Hy Lạp là nguồn gốc của sử học phương Tây và Hêrôđốt được coi là “ người cha của sử học phương Tây”. Tác phẩm của Hêrơđốt gồm có 9 quyển, viết về lịch sử Hy Lạp và các nước phương Đông như Atxiri, Babilon, Ai Cập, nhưng trong đó quan trọng

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

nhất là bộ “Lịch sử của chiến tranh Hy Lạp – Ba Tư”. Trong tác phẩm này, Hêrơđốt ca ngợi lịng u nước và những chiến thắng lẫy lừng của người Hi Lạp trước quân Ba Tư, đề cao tính chính nghĩa của cuộc chiến đấu này.

Ngồi Hêrơđốt ra, cịn có nhà sử học Tuyxiđít. Ơng là người viết sử một cách nghiêm túc, chân thật, khác với Hêrôđốt ghi chép sử qua kể lại và cả tự tạo ra sự kiện lịch sử. Chính vì vậy bằng những trải nghiệm của bạn thân qua cuộc chiến tranh Pêlôpônedơ năm 431 TCN, ông đã viết nên tác phẩm “Cuộc chiến tranh Pêlôpônedơ”. Những tác phẩm của ông đáng tin cậy, được xem xét kỹ lưỡng.

Nhà sử học Xênơphơn cũng là nhà sử học có vị trí quan trọng trong sử học Hy Lạp. Ông chính là người đã viết cuốn “Lịch sử Hy Lạp”, nhằm mục đích viết tiếp lịch sử Hy Lạp mà Tuyxiđít đang bỏ dở.

<b>III. Nghệ thuật</b>

Hy Lạp là nơi vô số những kiệt tác nghệ thuật ra đời, ngày nay mặc dù nhiều tác phẩm bị hư tổn nhưng vẫn giữ được sự tráng lệ của nó. Có thể thấy trình độ điêu khắc, hội họa của người Hy Lạp cổ vô cùng điêu luyện, có kỹ thuật cao. Người Hy Lạp có rất nhiều đá cẩm thạch đẹp và sử dụng nó một cách thoải mái trong các đền thờ cũng như tác phẩm điêu khắc của họ. Tuy nhiên, họ không hài lịng với độ trắng lạnh lẽo của nó và sơn cả tượng và các tòa nhà của họ. Một số bức tượng đã được tìm thấy với màu sắc tươi sáng vẫn được bảo tồn, nhưng hầu hết chúng bị mất lớp sơn do thời tiết. Rất nhiều cơng trình kiến trúc đền thờ các vị thần như đền thần Athena ở Aten, đền thần Dớt ở Olimpia.

Nghệ thuật điêu khắc Hy Lạp đến thế kỉ V TCN có nhiều kiệt tác gắn liền với tên tuổi lừng lẫy như “lực sĩ ném đĩa sắt” của Mirông, “Pho tượng nữ thần Athena, Người chỉ huy chiến đấu,...” của Phiđiát, “Người cầm dáo, Nữ chiến sĩ Amadôn bị thương, đặc biệt là tượng thần Hêra khảm vàng và ngà” của Pôliclét. Các cơng trình điêu khắc của Hy Lạp nổi bật về sự tỉ mỉ, tinh tế trong từng chi tiết. Các nghệ nhân thường chú ý đến từng đường nét, biểu cảm và kỹ thuật tạo hình để tạo nên nét đẹp ấn tượng.

Nghệ thuật hội họa của Hy Lạp rất đẹp, nhưng cịn lại rất ít. Những họa sĩ tiêu biểu của Hy Lạp cổ đại là Pơlinhốt , Apơlơđo. Tác phẩm của Pơlinhốt cịn lại đến ngày nay chỉ là một số hình trang trí trên đồ gốm mà thơi. Tuy vậy, đó là những mẫu mực mà người đời sau thường bắt chước. Cịn Apơlơđo thì tương truyền chính ơng là người đã sáng tác ra luật sáng tối và viễn cận trong hội họa.

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>IV. Triết Học</b>

Hy Lạp cổ đại đã sản sinh ra những triết gia xuất sắc có ảnh hưởng sâu sắc đến tư tưởng phương Tây. Socrates, được biết đến với phương pháp đặt câu hỏi Socrates, nhằm mục đích kích thích tư duy phê phán và tự kiểm tra. Học trị của ơng là Plato đã khám phá những ý tưởng trừu tượng, phát triển các lý thuyết về cơng lý, các hình thức lý tưởng và bản chất của thực tế. Aristotle, một triết gia nổi tiếng khác, đã đóng góp vào nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm logic, đạo đức, chính trị và khoa học tự nhiên. Triết học Hy Lạp tìm cách tìm hiểu những câu hỏi cơ bản về vũ trụ, sự tồn tại của con người và bản chất của tri thức, và nó tiếp tục ảnh hưởng đến triết học ngày nay

<b>C. Thành tựu về các lĩnh vực xã hội của nền văn minh La Mã</b>

<b>I. Văn Học1. Thần thoại</b>

Người La Mã từ xưa đã có hệ thống các vị thần riêng của họ. Khi giao thoa và tiếp thu văn hóa với Hy Lạp, họ nhận thấy có những vị thần của mình có nét tương đồng với các thần Hy Lạp, và họ kết nối những cái tên đó với nhau và đặt lại tên như:”Thần Dớt của Hy Lạp trở thành thần Giupite của La Mã. Thần Hêra, vợ thần Dớt thành thần Giunông vợ của Giupite. Thần Đêmête, thần nghề nông của Hy Lạp trở thành thần Xêrét, thần ngũ cốc, thần bảo vệ mùa màng của La Mã. Thần Aphrơđit, thần sắc đẹp và tình u của Hy Lạp thành Vênut của La Mã,...”. Ngoài ra, người La Mã vẫn có những vị thần đặc trưng riêng của mình.

<b>2. Thơ</b>

Văn học La Mã chủ yếu tiếp thu và chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn học Hy Lạp nên hai tập sử thi nổi tiếng của Hy Lạp là Iliat và Ôđixê đã trở thành nguồn cảm hứng cho các nhà thơ La Mã. Thơ La Mã phát triển hưng thịnh nhất vào khoảng năm 100 TCN đến năm 40 sau công nguyên. Trong khoảng thời gian này, vị hoàng đế La Mã Ốctavianút đã bảo trợ cho các thi nhân văn sĩ vì ơng muốn dùng thơ ca phục vụ cho mục đích chính trị của mình. Do vậy, các nhà thơ có cơ hội để phát triển mạnh mẽ và trở thành các nhà thơ lớn, có thể kể đến như: “Viếcgiliút, Hơratiút, Ơviđiút ”.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>3. Kịch</b>

Nghệ thuật kịch La Mã, các nhà thơ như Anđrônicút, Nơviút, Enniút, Plantút, và Têxeiút cũng là những tác giả nổi tiếng về bi kịch và hài kịch. Họ thường xuyên dịch và sáng tạo lại các tác phẩm bi kịch và hài kịch Hy Lạp có yếu tố văn hóa La Mã, đồng thời sáng tác các vở kịch lịch sử La Mã hoặc tái hiện lại các tác phẩm Hy Lạp theo phong cách La Mã.

<b>II. Sử Học</b>

Nền sử học Roma đã phát triển mạnh mẽ, với các nhân vật nổi tiếng như Xêda và Taxituxơ. Vào đầu thế kỷ III TCN, lịch sử Roma bắt đầu được ghi chép thành văn bằng tiếng Hi Lạp. Tuy nhiên, từ cuối thế kỷ III TCN, tiếng Latinh trở nên phổ biến trong việc ghi chép lịch sử. Người đầu tiên dùng văn xuôi Latinh để viết sử là Catông (234-149 TCN). Ông là nhà sử học thực sự đầu tiên của La Mã. Từ Catông đầu tiên về sau, La Mã có nhiều nhà sử học xuất sắc: Pơlibius, Plutarch, Tacitus… Những thành tựu nói trên của sử học Hy Lạp và La Mã đã góp phần quan trọng vào sự phát triển của nền sử học thế giới.

<b>III. Nghệ Thuật</b>

Cũng giống Hy Lạp, La Mã cũng có đa dạng phong phú các cơng trình kiến trúc như tường thành, đền miếu, cung điện, rạp hát, khải hồn mơn, cột kỉ niệm, cầu đường, ống dẫn nước,…Các cơng trình nổi bật nhất của La Mã là đền thờ Pahtheon, đấu trường La Mã, nhà tắm Caracalla. Người La Mã học điêu khắc và hội họa phần lớn từ người Hy Lạp và giúp truyền tải nghệ thuật Hy Lạp đến các thời đại sau này. Về các tác phẩm điêu khắc, người La Mã chủ yếu khắc tượng bán thân và sẽ trưng bày những bức tượng này ở những nơi như đền miếu, trên vịm hồn khải mơn. Về hội họa, Lã Mã cũng Hy Lạp, còn lại rất ít tác phẩm. Các tác phẩm hội hoạ của La Mã cổ đại còn giữ lại chủ yếu là các bức bích hoạ, trên đó vẽ phong cảnh, các đồ trang sức, tĩnh vật…

<b>IV. Triết Học</b>

Trong lĩnh vực triết học, người La Mã không chỉ đơn thuần là những người kế thừa mà còn là những nhà phát triển tài năng, chủ yếu là nhờ việc khám phá và mở rộng những tư tưởng triết học Hy Lạp. Đến thế kỉ I TCN, triết học La Mã đã trở nên đặc sắc hơn, với những tác giả nổi bật đóng góp quan trọng vào sự phát triển của triết học. Một trong những nhà triết học nổi tiếng nhất của La Mã là Lucrêtiút (98-54 TCN), người đã góp phần quan trọng trong việc định hình triết lý duy vật. Lucrêtiút chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ tư tưởng của nhà triết học Epicurus, nhất là với thuyết khắc kỷ. Tác phẩm duy nhất mà ông để lại, “Về Bản Chất của Sự Vật,”

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

không chỉ là một tài liệu triết học quan trọng mà còn là nguồn cảm hứng cho nhiều triết gia sau này. Những đóng góp của Lucrêtiút và những nhà triết học La Mã khác đã tạo nên một bước phát triển quan trọng trong triết học duy vật, vốn là nền tảng cho nhiều triết lý và ý tưởng sau này trong lịch sử triết học.

<b>D. Kết luận</b>

Cả 2 nền văn minh Hy Lạp và La Mã được coi là hai nền văn minh cổ đại nổi tiếng và có ảnh hưởng lớn đối với nhân loại, khơng chỉ có sức ảnh hưởng lớn lúc đương thời mà còn đến tận ngày nay. Cả hai nền văn minh này đã đặt nền móng cho sự phát triển của các lĩnh vực xã hội như văn học, nghệ thuật, sử học và triết học trong thế giới cổ đại, tạo nên những thành tựu to lớn góp phần định hình xã hội thế giới cổ đại và để lại di sản lớn cho con người hiện đại. Những thành tựu về các lĩnh vực xã hội của hai nền văn minh Hy Lạp và La Mã cổ đại là một phần quan trọng trong sự tiến bộ của nhân loại và là nguồn cảm hứng cho văn minh hiện đại.

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO</b>

1.

Nguyễn Văn Ánh, 2015. Lịch sử văn minh thế giới, Hà Nội: NXB Giáo Dục. 2. Lương Ninh, Lịch sử văn hóa thế giới cổ trung đại, Nhà xuất bản Giáo dục.

3. Vũ Dương Ninh, 2003. Lịch sử văn minh thế giới. Hà Nội: NXB Giáo Dục.

</div>

×