Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Tài liệu hội thảo: Bàn về vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nhằm nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam theo Luật doanh nghiệp năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.59 MB, 21 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

TS. Nguyễn Thị Thu Thuỷ

<i><b>Khoa Luật Kinh tế, Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM </b></i>

7

2.

<b>Luận bàn về một số điểm mới của Luật doanh nghiệp năm 2020 </b>

<b> TS. Nguyễn Kiên Bích Tuyền </b>

<i>Khoa Luật Kinh tế, Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM </i>

17

3.

<b>Bàn về các điều kiện cơ bản khi thành lập doanh nghiệp đảm bảo quyền tự do kinh doanh theo Hiến định trong Luật doanh nghiệp năm 2020 ở nước ta </b>

Ths. Trần Linh Huân; Phạm Thị Minh Trang

<i><b> Khoa Luật Thương mại, Trường Đại học Luật TP.HCM </b></i>

<i><b>Khoa Luật Kinh tế, Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

TS. LS Lương Khải Ân

<i> Đoàn Luật sư TP.HCM </i>

Ths. NCS. Nguyễn Vương Quốc

<i>Khoa Luật kinh tế, Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM </i>

Ths.Vương Tuyết Linh

<i>Khoa Luật kinh tế, Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

14

<b>Bàn về vấn đề tỷ lệ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước theo pháp luật Việt Nam qua các thời kỳ </b>

Ths. Bùi Huy Tùng – Ths. Nguyễn Thanh Hà

<i>Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM </i>

<i>Khoa Luật Thương mại, Trường Đại học Luật TP. HCM </i>

Nguyễn Mậu Thương

<i><b>Cơng ty Luật TNHH Hồng Thu </b></i>

176

16

<b>Tỷ lệ vốn nhà nước trong doanh nghiệp nhà nước theo Luật doanh nghiệp 2020 và những tác động đến vấn đề quản lý vốn nhà nước </b>

<b>Ths.NCS. Hồ Thị Hải. </b>

<i><b>Giảng viên Khoa Luật, Trường Đại học Vinh </b></i>

186

17

<b>Nghĩa vụ góp vốn trong công ty TNHH 2 thành viên trở lên </b>

Ths.NCS. Nguyễn Thị Kim Thoa

<i><b>Khoa Luật kinh tế, Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM </b></i>

197

18

<b>Những điểm mới về chế định vốn và tài sản của công ty cổ phần trong Luật doanh nghiệp 2020 sửa đổi – nhìn nhận theo góc độ khoa học pháp lý </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

Ths. NCS. Nguyễn Vương Quốc

<i>Khoa Luật kinh tế, Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM </i>

GVC.TS. Nguyễn Ngọc Anh Đào

<i><b>Khoa Luật Kinh tế, Đại Học Ngân Hàng TP.HCM </b></i>

285

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>BÀN VỀ VẤN ĐỀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ NHẰM NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP </b>

<b>VIỆT NAM THEO LUẬT DOANH NGHIỆP NĂM 2020 GVC. TS. Nguyễn Ngọc Anh Đào</b><i><small>312</small></i>

<b>TĨM TẮT: </b>

<i>Quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) ngày càng có ý nghĩa quan trọng và mang tính sống cịn đối với doanh nghiệp trong q trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhất là trong thời đại khoa học và công nghệ phát triển như vũ bão. Do đó, việc đăng ký bảo hộ quyền SHTT là việc cần thiết, không chỉ giúp doanh nghiệp (DN) giữ vững được uy tín trên thị trường mà còn đem lại giá trị gia tăng cho doanh nghiệp. Luật Doanh nghiệp năm 2020 (được Quốc hội khóa XIV thông qua tại kỳ họp thứ 9 ngày 17/6/2020 và chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021) ra đời đã có nhiều quy định mới, tiến bộ so với Luật Doanh nghiệp năm 2014, tạo ra một khung pháp lý thống nhất cho tất cả các chủ thể kinh doanh môi trường kinh doanh tốt hơn. Trong đó, Khoản 7 Điều 7 Luật Doanh nghiệp năm 2020 có quy định về bảo hộ quyền SHTT của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Qua bài viết này, tác giả sẽ phân tích sự cần thiết của bổ sung điểm mới này và đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020. </i>

<i><b>Từ khóa: Luật doanh nghiệp, cạnh tranh, bảo hộ, sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp. </b></i>

<b>1. Đặt vấn đề </b>

Ở thời kỳ sản xuất nông nghiệp, phần lớn giá trị của nông sản là do lao động cơ bắp của người nông dân tạo ra. Tuy nhiên đến thời đại công nghiệp, máy móc đã dần dần được thay thế. Ngày nay, khi nhiều nước đã chuyển sang nền kinh tế tri thức thì hàm lượng trí tuệ trong sản phẩm và dịch vụ ngày càng lớn lên, trở thành một yếu tố quyết định tính cạnh tranh. Tại Việt Nam, dư địa tăng trưởng dựa vào các nguồn lực lao động và tài ngun khơng cịn nhiều, do đó bắt buộc phải phát triển kinh tế tri thức dựa vào tài sản trí tuệ để đạt được mục tiêu phát triển bền vững. Sở hữu trí tuệ là một trong những nội dung quan trọng tại các diễn đàn kinh tế quốc tế cũng như trong các hiệp định thương mại tự do trên thế giới. Trong đó phải kể đến, hai hiệp định thương mại tự do rất quan trọng gần đây mà Việt Nam tham gia ký kết là Hiệp định CPTPP và Hiệp định EVFTA thì vấn đề

<small>312 Khoa Luật Kinh tế - Trường Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

liên quan đến sở hữu trí tuệ là một trong những nội dung được quan tâm và mang ra thảo luận.

<b>2. Nhu cầu phát triển tài sản trí tuệ cho giai đoạn mới </b>

Ngày 22/8/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1068/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược Sở hữu trí tuệ đến năm 2030 đánh dấu một bước phát triển mới trong lĩnh vực SHTT, nhấn mạnh đây là công cụ quan trọng góp phần đẩy mạnh hoạt động đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước. Phát triển hệ thống sở hữu trí tuệ phải đồng bộ ở tất cả các khâu: sáng tạo, xác lập quyền, khai thác và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Trong đó, việc khai thác và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đang là vấn đề ngày càng “nóng”, mang tính thời sự khơng chỉ ở Việt Nam mà là vấn đề của quốc tế.

Ví dụ: Tranh chấp thương mại Mỹ - Trung hiện nay đang làm nền kinh tế thế giới chao đảo, bất ổn định cũng có một phần nguyên nhân xuất phát từ tranh chấp về SHTT. Những sự kiện gần đây ở Việt Nam trong gian lận thương mại thuộc lĩnh vực hàng hóa điện tử như vụ việc ASANZO cũng có dấu hiệu của vi phạm liên quan đến SHTT.

Thực tế đã chứng minh rằng năng lực đổi mới sáng tạo là động lực phát triển và nâng cao tính cạnh tranh của nền kinh tế. Theo các kết quả nghiên cứu, quá trình phát triển kinh tế phải đi kèm với khả năng khuyến khích, thúc đẩy và duy trì đổi mới sáng tạo. Để tối ưu hóa giá trị của đổi mới sáng tạo, mỗi nền kinh tế cần tập trung xây dựng một hệ thống pháp lý rõ ràng, trong đó ghi nhận vai trò của SHTT, đồng thời xác định và bảo hộ các quyền sở hữu trí tuệ. Hệ thống bảo hộ quyền SHTT của một quốc gia là một trong những nền tảng để phát huy tối đa năng lực sáng tạo của quốc gia đó và mang lại hiệu quả trong khai phóng tiềm năng của các nhà đầu tư và tác giả quyền SHTT, nâng cao năng lực để doanh nghiệp phát triển ý tưởng thành các sản phẩm, dịch vụ chất lượng, tạo việc làm và thúc đẩy kinh tế phát triển. Lợi ích kinh tế từ việc bảo hộ các quyền SHTT và vai trò của bảo hộ quyền SHTT trong phát triển kinh tế, chuyển giao công nghệ và nâng cao tốc độ đổi mới sáng tạo ngày càng được thừa nhận rộng rãi. Việc bảo hộ quyền SHTT sẽ thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, thúc đẩy nghiên cứu & phát triển và chuyển giao công nghệ tại các quốc gia đang phát triển và đảm bảo tăng trưởng các hoạt động giá trị gia tăng và thương mại quốc tế. Những quốc gia đang phát triển như Việt Nam cần có một hệ thống bảo hộ quyền SHTT hiệu quả như các nước có trình độ phát triển cao hơn để tạo đà cho những bước tiến mới. Thách

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

thức trong quá trình phát triển hệ thống bảo hộ quyền SHTT tại Việt Nam bao gồm xây dựng khung pháp lý, thể chế phù hợp và nâng cao nhận thức về vai trò của các quyền SHTT. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đóng vai trị quan trọng trong phát triển kinh tế thông qua chuyển giao công nghệ và các kĩ năng quản trị cũng như tạo dựng nhiều cơ hội việc làm. Hệ thống bảo hộ quyền SHTT của một quốc gia là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chuyển giao công nghệ hoặc đầu tư vào một quốc gia của các doanh nghiệp.

Ví dụ, Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đã chỉ ra rằng, mức độ bảo hộ các quyền khai thác bằng sáng chế tăng tỉ lệ thuận với mức đầu tư FDI vào một quốc gia. Theo các nhà kinh tế, nếu mức độ bảo hộ các quyền với bằng sáng chế tại một quốc gia tăng 1%, tỉ lệ đầu tư FDI sẽ tăng 2,8%. Tương tự, nếu mức độ bảo hộ thương hiệu và bản quyền tăng 1%, tỉ lệ đầu tư FDI sẽ tăng tương ứng 3,8 và 6,8%. Tốc độ tăng trưởng FDI vẫn là động lực chính để tăng cường bảo hộ các quyền SHTT tại Việt Nam. Việt Nam đã thu hút FDI rất thành công trong nhiều năm qua sau khi mở cửa nền kinh tế và nhờ khoảng cách địa lý tương đối gần với các quốc gia láng giềng như Đài Loan và Nhật Bản. Theo dự án nghiên cứu chung giữa WIPO-UNU, các doanh nghiệp FDI đóng góp tổng cộng khoảng 27% kim ngạch xuất khẩu (không kể dầu thô) và 35% tổng sản lượng công nghiệp của Việt Nam, tương đương khoảng 13% GDP của cả nước. Tỷ trọng thu ngân sách nhà nước(NSNN) từ khu vực FDI cũng gia tăng đáng kể, từ 1,8 tỷ USD trong giai đoạn 1994-2000 lên 23,7 tỷ USD trong giai đoạn 2011-2015, chiếm gần 14% tổng thu NSNN. Riêng năm 2017, khu vực FDI đã đóng góp vào NSNN hơn 8 tỷ USD, chiếm 17,1% tổng thu NSNN.

Dù hiện tại vẫn duy trì mức độ thu hút đầu tư ở mức cao, khoảng 18,5 tỉ USD mỗi năm trong vòng 5 năm qua, Việt Nam còn nhiều tiềm năng để thu hút thêm nguồn lực FDI. Dù sản xuất vẫn là lĩnh vực chính đóng góp vào tốc độ phát triển GDP tại Việt Nam, hầu hết doanh nghiệp vẫn phụ thuộc vào cơng nghệ nhập khẩu. Do đó, việc bảo hộ hiệu quả các quyền SHTT có thể thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong nước cũng như chuyển giao công nghệ vào Việt Nam. Ngoài ra, các doanh nghiệp FDI thường thận trọng hơn trong vấn đề bảo hộ các quyền SHTT của họ và Việt Nam chắc chắn sẽ thu hút thêm nguồn lực FDI nếu cam kết và bảo hộ hiệu quả các tài sản SHTT của mỗi doanh nghiệp FDI. Bảo hộ quyền SHTT để thúc đẩy sáng tạo, tăng trưởng, phát triển kinh tế bền vững và tạo thêm việc làm.

Theo ước tính của nhiều nghiên cứu, đổi mới sáng tạo đóng góp 80% vào tăng trưởng năng suất của nền kinh tế tại các quốc gia có thu nhập cao<small>.</small> dù chưa có

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

nhiều đánh giá về tác động của đổi mới sáng tạo tại các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, những nghiên cứu hiện tại chỉ ra rằng, các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo tại những nền kinh tế này đạt năng suất cao hơn so với các doanh nghiệp còn lại. Các quốc gia trên thế giới đều ghi nhận vai trò của bảo hộ quyền SHTT trong các chiến lược thúc đẩy đổi mới sáng tạo và chuyển giao công nghệ. Tại Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ cũng nhấn mạnh vai trò quan trọng này. Phát triển kinh tế bền vững đòi hỏi đổi mới sáng tạo trong tất cả các lĩnh vực như dịch vụ dựa vào tri thức, tổ chức kinh doanh, marketing và nhiều lĩnh vực khác. Một thị trường vận hành hiệu quả cần phải đảm bảo cơ chế phối hợp, tương tác thường xuyên giữa các doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ, các trường đại học, viện nghiên cứu và các đơn vị sáng tạo tri thức độc lập. Những hình thức hợp tác cơng-tư như vậy sẽ thúc đẩy phát triển công nghệ. Bảohộ các quyền SHTT sẽ làm đa dạng văn hóa, nhân rộng các cơng nghệ mới và tốc độ phát triển và là điều kiện tiên quyết để các nhà đầu tư quốc tế chia sẻ bí mật công nghệ với các đơn vị được cấp phép tại các quốc gia đang phát triển - đặc biệt trong các lĩnh vực liên quan có sử dụng cơng nghệ dễ bị sao chép như phần mềm và dược phẩm.... Các quyền SHTT cũng là công cụ thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu độc lập của doanh nghiệp trong nước thực hiện việc đầu tư nguồn lực nghiên cứu & phát triển và nâng cấp cơng nghệ. Do đó, quyền SHTT đã dần trở thành hạt nhân trong các chiến lược đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp.

Nhu cầu cấp bằng sáng chế đã tăng từ 800.000 hồ sơ đăng ký toàn cầu vào đầu những năm 1980 lên 2,7 triệu hồ sơ năm 2015. Việt Nam đã có sự tăng trưởng ngồi mong đợi về nhu cầu cấp bằng sáng chế, với số lượng hồ sơ đăng ký bằng sáng chế và giải pháp hữu ích tăng từ 96 năm 1989 lên 5.483 năm 2015, tức tăng trên 500%, (trung bình 9,86%/năm đối với đơn nộp và 20,05%/năm đối với bằng được cấp tính đến năm 2018). Nhiều doanh nghiệp lớn đã sở hữu trong tay một số sáng chế và rất nhiều nhãn hiệu được bảo hộ độc quyền. Nhiều viện trường đã kết nối với doanh nghiệp để ứng dụng các sáng chế, giải pháp hữu ích vào hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Bảo hộ quyền SHTT giúp doanh nghiệp tăng trưởng doanh thu từ sáng chế của họ. Các doanh nghiệp sử dụng quyền SHTT để phát triển, tạo dựng giá trị, thực hiện các hoạt động thương mại và tăng trưởng doanh thu từ hoạt động. Quyền SHTT của mỗi doanh nghiệp giúp nhà đầu tư an tâm và đầu tư tài chính vào doanh nghiệp đó.

Việc sử dụng quyền SHTT để thu hút đầu tư không chỉ áp dụng với các

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

doanh nghiệp lâu đời, vốn dựa vào bằng sáng chế, thương hiệu và bản quyền để giữ vững giá trị, đổi mới sáng tạo và danh tiếng doanh nghiệp, mà còn phù hợp hơn với các doanh nghiệp non trẻ đang tìm kiếm nguồn vốn đầu tư và động lực đổi mới sáng tạo. Đây là các doanh nghiệp được Chính phủ và các chuyên gia phát triển đánh giá là động lực chính của phát triển kinh tế. Khối doanh nghiệp này cũng chính là cơng cụ chính để đa dạng hóa và phân bố cân bằng, bền vững các ngành cơng nghiệp, đóng góp đến q trình đổi mới sáng tạo. Lý thuyết kinh tế truyền thống và các nghiên cứu thực nghiệm đã chứng minh rằng các doanh nghiệp lớn là nguồn quan trọng của đổi mới sáng tạo do họ có nguồn lực tài chính mạnh để đầu tư vào nghiên cứu & phát triển, khả năng kiểm soát rủi ro liên quan đến hoạt động đổi mới sáng tạo và đạt hiệu quả kinh tế theo quy mơ lớn hơn, do đó giảm chi phí biên cho đổi mới sáng tạo. Tuy nhiên, nhiều bằng chứng cũng chỉ ra rằng các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là các doanh nghiệp mới hoạt động, tăng dần tỉ lệ đóng góp vào hệ thống đổi mới sáng tạo, thông qua giới thiệu các sản phẩm mới và điều chỉnh các sản phẩm hiện có theo nhu cầu của người tiêu dùng. Cũng cần lưu ý, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường xuyên áp dụng quyền SHTT ở phạm vi rộng hơn so với các doanh nghiệp lớn. Ví dụ, với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực công nghệ thông tin ở châu Âu phát triển dựa trên các quyền SHTT, doanh thu, thị phần, số lượng việc làm tăng trưởng 10% so với các doanh nghiệp khơng sử dụng quyền SHTT và đóng góp trên một nửa tổng lao động, doanh thu và giá trị thặng dư, đồng thời là động lực chính của phát triển công nghiệp tự chủ dựa trên khả năng tạo dựng văn hóa doanh nghiệp bản địa, cũng chính là một trong những đối tượng trọng tâm trong các chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tập trung vào các mục tiêu tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, an ninh lương thực, cơng nghiệp hóa và di cư ngược. Hiện nay, số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện chiếm trên 90% số lượng doanh nghiệp tại Việt Nam. Tuy nhiên, phần lớn họ đều chưa có chiến lược xây dựng thương hiệu để có thể duy trì mức độ cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.

Ở các nước phát triển, sở hữu trí tuệ (SHTT) được đánh giá là một loại tài sản quan trọng, có giá trị nhất đối với mỗi doanh nghiệp. Nhiều công ty, doanh nghiệp trên thế giới đã rất thành công và trở nên nổi tiếng nhờ khai thác hiệu quả quyền SHTT phải kể đến như: Coca Cola, Microsoft, IBM…với giá trị thương hiệu - tài sản SHTT lên tới hàng chục tỷ Đơ la Mỹ. Khi DN có nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghệ... áp dụng cho sản phẩm và được bảo hộ, các đối tượng sở hữu trí tuệ này sẽ trở thành tài sản của DN và mang lại khá nhiều lợi thế cho DN, cụ thể như:

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<i>- Lợi thế phát triển sản phẩm: Sở hữu trí tuệ nâng cao niềm tin, sự tự tin và </i>

lòng trung thành với người tiêu dùng; cung cấp hình ảnh, danh tiếng và sự nhận diện khác biệt cho DN, nhờ đó khách hàng có thể nhận diện, phân biệt được.

<i>- Lợi thế cạnh tranh: khi nắm giữ độc quyền về nhãn hiệu, kiểu dáng và </i>

sáng chế cho một sản phẩm thì đương nhiên các đối thủ cạnh tranh sẽ không được phép khai thác, sử dụng các nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp và sáng chế đó để sản xuất sản phẩm, vì thế DN duy trì được vị thế cạnh tranh đối với sản phẩm đó trên thị trường.

<i>- Nâng cao giá trị DN: Quyền sở hữu trí tuệ khi được bảo hộ sẽ trở thành tài </i>

sản và vì thế sở hữu trí tuệ cũng có thể chuyển giao, chuyển nhượng. Các DN đang sở hữu những nhãn hiệu có danh tiếng, bên cạnh việc tự khai thác độc quyền sử dụng quyền sở hữu trí tuệ để sản xuất, kinh doanh sản phẩm hoặc chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu thông qua việc nhượng quyền kinh doanh. Quyền sở hữu trí tuệ còn làm tăng giá trị DN một cách đáng kể khi mua bán sáp nhập DN; nâng cao giá trị của DN trong mắt các nhà đầu tư và tổ chức tài trợ...

Tài sản trí tuệ đã trở thành một bộ phận không thể tách rời trong kết cấu giá trị của các doanh nghiệp cũng như của nền kinh tế. Bên cạnh tài sản có trình độ sáng tạo cao là sáng chế, các tài sản trí tuệ khác như nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý cũng được các tổ chức, cá nhân quan tâm, đăng ký bảo hộ và đưa vào khai thác thương mại. Phần lớn doanh nghiệp đã nhận thức được tầm quan trọng của nhãn hiệu và chủ động đăng ký bảo hộ nhãn hiệu từ sớm. Các địa phương trong cả nước đều triển khai nhiều chương trình, dự án thúc đẩy sử dụng chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận hay nhãn hiệu tập thể, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế.

Một số dấu hiệu tích cực như trong khn khổ Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 14/06/2016 đã có gần 200 sản phẩm nông nghiệp chủ lực, đặc thù của địa phương được hỗ trợ đăng ký bảo hộ quyền SHTT và đưa vào sản xuất kinh doanh. Nhiều sản phẩm sau khi được bảo hộ đã được người tiêu dùng biết đến rộng rãi, uy tín sản phẩm được nâng cao, giá trị sản phẩm gia tăng đáng kể như cam Cao Phong, nước mắm Phú Quốc, vải thiều Lục Ngạn, bưởi Năm Roi Bình Minh…

Tuy đạt được những nền tảng quan trọng như vậy, nhưng đánh giá một cách khách quan thì hoạt động SHTT vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ các đòi hỏi ngày càng cao của sự phát triển kinh tế - xã hội, chưa thực sự phát huy vai trò động lực cho phát triển KH&CN và đổi mới sáng tạo. Số lượng tài sản trí tuệ của Việt

</div>

×