Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Áp dụng án lệ giải quyết các vụ án tại Tòa án nhân dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (437.58 KB, 13 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>ÁP DỤNG ÁN LỆ TRONG GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN HÀNH CHÍNH TẠI TỊA ÁN NHÂN DÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY </b>

<small>ThS. NCS. Trần Thị Bích Nga1</small>

<small> Khoa Luật Kinh tế- Trường Đại học Ngân hàng Tp.HCM </small>

<b>Tóm tắt: Bài viết phân tích thực trạng áp dụng Án lệ trong giải quyết các vụ án </b>

hành chính tại Tịa án nhân dân ở Việt Nam trong thời gian qua, đánh giá những tồn tại, hạn chế trong việc áp dụng án lệ để giải quyết các vụ án hành chính trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng án lệ trong giải quyết các vụ án hành chính tại Tịa án nhân dân ở Việt Nam trong thời gian tới.

<i><b>Từ khóa: Án lệ; Tịa án nhân dân; Tố tụng hành chính; Vụ án hành chính </b></i>

<i><b>ABSTRACT— The article analyzes the current situation of applying precedent in the </b></i>

<i>settlement of administrative cases at the People's Courts in Vietnam in recent years, assessing the shortcomings and limitations in the application of precedent to settle cases. On that basis, some solutions are proposed to improve the effectiveness of the application of case law in the settlement of administrative cases at the People's Courts in Vietnam in the coming time. </i>

<i><b>Keywords: Case law; The People's Court; Administrative proceedings; Administrative </b></i>

<i>case </i>

<b>1. Đặt vấn đề </b>

Một trong những yêu cầu trong công cuộc cải cách tư pháp hiện nay là tăng cường hiệu quả giải quyết các vụ án của Tòa án nhân dân, trong đó Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2.6.2005 của Bộ Chính trị về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020” đã xác định<small>2</small>: “Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) có nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng pháp luật, phát triển án lệ và xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm...”. Thể chế hóa quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 đã quy định Hội đồng Thẩm phán Tịa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ “Lựa chọn quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, bản án,

<i>quyết định đã có hiệu lực pháp luật, có tính chuẩn mực của các Tòa án, tổng kết phát triển </i>

<i>thành án lệ và công bố án lệ…”; Chánh án Tòa án nhân dân tối cao “Chỉ đạo việc tổng kết thực tiễn xét xử…; tổng kết phát triển án lệ, công bố án lệ”. Để hoàn thiện cơ sở pháp lý cho </i>

việc áp dụng án lệ, nhiều đạo luật quan trọng được Quốc hội khóa XIII ban hành như Bộ luật Dân sự, Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính đã quy định về nguyên tắc áp dụng án lệ để điều chỉnh các quan hệ dân sự, viện dẫn án lệ trong giải quyết các vụ

<small>2 Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2.6.2005 của Bộ Chính trị về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020” </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

việc dân sự, vụ án hành chính. Trên cơ sở đó, ngày 28-10-2015, Tịa án nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐTP và sau đó là Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐTP ngày 18-6-2019 về quy trình lựa chọn, cơng bố và áp dụng án lệ.

Theo nguồn án lệ từ Tòa án nhân dân tối cao, hiện tại cả nước ta có 1.091 án lệ trong đó án lệ hành chính có 99 án lệ.<small>3</small> Như vậy, có thể thấy số lượng án lệ trong lĩnh vực hành chính ở Việt Nam hiện nay là quá ít so với nhu cầu giải quyết tranh chấp hành chính củaTòa án nhân dân. Để nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết các vụ án hành chính tại Tịa án nhân dân ở Việt Nam trong thời gian tới thì một trong những vấn đề đặt ra là cần đẩy mạnh hoạt động cải cách tư pháp đồng thời nâng cao hiệu quả áp dụng án lệ trong giải quyết các vụ án tại Tòa án nhân dân.

<b>2. Nội dung nghiên cứu </b>

<i><b>2.1. Khái niệm án lệ và áp dụng án lệ trong giải quyết các vụ án hành chính </b></i>

<i>2.1.1. Khái niệm án lệ </i>

* Án lệ theo quan niệm của hệ thống luật Common Law: Theo các học giả từ Anh và Mỹ - những quốc gia xây dựng hệ thống pháp luật theo trường phái Common Law - án lệ được xây dựng trên nguyên tắc stare decisis. Thuật ngữ stare decisis - viết đầy đủ là stare rationibus decidendis - có nghĩa ngun gốc là "khơng thay đổi một quyết định đã được lập". Trên cơ sở nghĩa nguyên gốc này, các học giả Anh đã xây dựng nguyên tắc stare decisis với nội dung như sau: khi một Tòa án đã ban hành phán quyết cho một vụ án thì khi giải quyết những vụ án có bản chất tương tự, Tòa án cùng cấp hoặc Tòa án cấp dưới phải công nhận và thực hiện theo phán quyết đó, nói cách khác, họ khơng thể thay đổi phán quyết đó bằng phán quyết của mình. Trong phạm vi điều chỉnh của nguyên tắc stare decisis, các vụ án có tình tiết tương tự nhau sẽ được giải quyết theo chiều hướng tương tự để đảm bảo tính ổn định và tiếp diễn của pháp luật. Nguyên tắc này giúp Tịa án đảm bảo rằng pháp luật sẽ khơng bị buộc phải thay đổi một cách đột ngột mà có thể phát triển ổn định và dễ tiếp cận hơn<small>4</small>. Bên cạnh đó, khái niệm "án lệ" cịn gắn liền với thuật ngữ ratio decidendi, trong đó ratio decidendi được dịch là cơ sở của quyết định hay quy tắc pháp lý của quyết định<small>5</small>.

* Án lệ theo quan niệm của hệ thống dân luật Civil Law: Các quốc gia thuộc hệ thống Civil Law cũng xây dựng cho mình nguyên tắc áp dụng án lệ riêng được gọi là jurisprudence constante. Nguyên tắc này được cấu thành từ thuật ngữ jurisprudence - có nghĩa là quan điểm pháp lý - và constante - có nghĩa là sự lặp đi lặp lại. Theo đó, về mặt nội dung của nguyên tắc, jurisprudence constance khơng cơng nhận việc hình thành quy

<small>3 anle.toaan.gov.vn/webcenter/portal/anle/nguonanle, truy cập ngày 14/08/2021 </small>

<small>4 The British East-West Centre (2010), Case law and the doctrine of precedent, tại địa chỉ: ngày truy cập 14/08/2021. </small>

<small>5 The British East-West Centre (2010), Case law and the doctrine of precedent, tại địa chỉ: ngày truy cập 14/08/2021. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

tắc pháp lý để áp dụng án lệ chỉ thông qua một quyết định giải quyết vụ án của Tòa án; ngược lại, chỉ khi nào một tập hợp các quyết định giải quyết các vụ án được ban hành có nội dung tương tự hoặc tương đồng nhau (hay nói cách khác là phương hướng giải quyết được lặp đi lặp lại trong các vụ án) thì khi đó một quy tắc pháp lý mới được rút ra để Tịa án thực hiện việc áp dụng án lệ<small>6</small>. Chính đặc điểm này đã làm nên giá trị của nguyên tắc jurisprudence constante, theo đó quy tắc pháp lý được đúc kết một cách cẩn trọng, kỹ lưỡng từ một tập hợp các quyết định giải quyết vụ án sẽ trở thành chuẩn mực vững chắc, ổn định để Tòa án áp dụng trong việc giải quyết các vụ án hành chính sau này.

* Án lệ theo quan niệm của các học giả luật học ở Việt Nam: Các nhà nghiên cứu về án lệ tại Việt Nam đưa ra các định nghĩa như sau: - “Án lệ là bản án hoặc quyết định của Tịa án, nó tạo lập quy tắc hoặc căn cứ pháp lý đáng tin cậy cho việc quyết định các vụ việc tương tự trong tương lai. Về mặt lý luận thì án lệ có những yếu tố có thể làm cho một bản án trở thành căn cứ cho các quyết định sau này của Tòa án là những tình tiết thực tế, sự kiện giống nhau, hoặc nếu sự kiện khác nhau thì những nguyên tắc được áp dụng trong vụ án đầu tiên có thể được áp dụng đối với nhiều sự kiện khác nhau”<small>7</small>. - “Theo nghĩa rộng, án lệ là một hệ thống các nguyên tắc bất thành văn đã được cơng nhận và hình thành thơng qua các quyết định của tồ án. Theo nghĩa hẹp, án lệ là cách thức sử dụng các nguyên tắc có sẵn như là những căn cứ áp dụng để quyết định các vụ việc sẽ xảy ra trong tương lai. Định nghĩa theo cách mô tả: “án lệ là tập hợp những tiền lệ xét xử đã được cơ quan có thẩm quyền của nhà nước tuyển chọn từ những bản án đã được xét xử trong thực tiễn, đúc kết làm thành mẫu để người xét xử sau tham khảo, noi theo”.

Ở Việt Nam, việc sử dụng khái niệm “án lệ” có từ trước năm 1960, và khái niệm “án lệ” đã tồn tại cũng như đã được sử dụng trong các văn bản pháp luật chính thức, các tạp chí chuyên ngành, đường lối xét xử của Tòa án về những vụ việc cùng loại được tập hợp, phân tích, bình luận. Tuy nhiên, từ sau năm 1960, khái niệm “án lệ” không được sử dụng, thay vào đó thuật ngữ “luật lệ” được sử dụng nhiều như sách Luật lệ của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa do Viện Kiểm sát nhân dân tối cao xuất bản, sách Tập luật lệ tư pháp của Bộ Tư pháp… Từ sau năm 1975 đến trước năm 2006, khái niệm án lệ hầu như khơng được sử dụng chính thức, tuy trong các sách báo pháp lý khái niệm án lệ vẫn được bàn luận nhưng chỉ mang tính chất nghiên cứu học thuật. Cho tới gần đây, khái niệm án lệ hay hệ thống án lệ được định nghĩa là: “chế độ trong đó Thẩm phán tiến hành xét xử khơng mâu thuẫn với quan điểm pháp lý được thể hiện trong phần xét xử của Tòa án cấp cao nhất của một nước đối với các vụ án tương tự”<small>8</small>.

<small>6 Lưu Ngọc Quang (2017), “Áp dụng án lệ trong giải quyết vụ án dân sự”, Luận văn thạc sĩ Luật học 7 Dương Bích Ngọc, Nguyễn Thị Thúy (2007), "Án lệ và khả năng áp dụng án lệ ở Việt Nam" tại địa chỉ: ngày truy cập 14/8/2021 8 Nguyễn Văn Cường, "Triển khai phát triển án lệ của Tòa án nhân dân tối cao", tại địa chỉ: ngày truy cập 14/08/2021</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<i>Như vậy, theo các cách hiểu trên thì án lệ được hiểu: là những quy tắc pháp lý được </i>

<i>thể hiện trong quyết định có hiệu lực của Tòa án để giải quyết một vụ án dân sự và được dùng làm cơ sở để các Tòa án cùng cấp hoặc Tòa án cấp dưới áp dụng trong quá trình giải quyết các vụ án hành chính khác có tính chất tương tự </i>

- Án lệ theo quy định của pháp luật Việt Nam: Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐTP TANDTC là văn bản quy phạm pháp luật đầu tiên đưa ra định nghĩa về án lệ, cụ thể như

<i>sau: Điều 1: “Án lệ là những lập luận, phán quyết trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp </i>

<i>luật của Tịa án về một vụ việc cụ thể được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao lựa chọn và được Chánh án Tịa án nhân dân tối cao cơng bố là án lệ để các Tòa án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử."<small>9</small>. </i>

<i>2.1.2. Khái niệm áp dụng án lệ trong giải quyết các vụ án hành chính </i>

Từ định nghĩa về án lệ nêu trên, có thể nhận định rằng án lệ là cơ sở pháp lý, nguồn luật hay bộ phận cấu thành pháp luật. Khái niệm "áp dụng án lệ" và "áp dụng pháp luật" có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, cụ thể hơn, "áp dụng án lệ" là một phần của "áp dụng pháp luật”. Do vậy, trước khi đưa ra định nghĩa về "áp dụng án lệ trong giải quyết vụ án hành chính", cần phải làm rõ khái niệm "áp dụng pháp luật". "Áp dụng pháp luật" là một trong bốn hình thức thực hiện pháp luật, bên cạnh ba hình thức còn lại gồm: "Tuân thủ pháp luật", "Thi hành (chấp hành) pháp luật", "Sử dụng pháp luật". Có quan điểm định nghĩa rằng: Áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó Nhà nước thơng qua các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tổ chức cho các chủ thể pháp luật thực hiện những quy định của pháp luật, hoặc tự mình căn cứ vào các quy định của pháp luật để tạo ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt những quan hệ pháp luật cụ thể. Xem xét mối liên hệ giữa khái niệm "án lệ" và "áp dụng pháp luật", có thể đưa

<i>ra định nghĩa khái quát nhất về "áp dụng án lệ" như sau: "Áp dụng án lệ là việc Tòa án áp </i>

<i>dụng những quy tắc pháp lý mới được chứa đựng trong các quyết định giải quyết vụ án đã có hiệu lực để giải quyết các vụ án hành chính khác có tính chất tương tự". </i>

Ở Việt Nam, dưới góc độ lý luận, cơ sở hình thành và áp dụng án lệ chính là những khiếm khuyết của hệ thống pháp luật. Khi có những khiếm khuyết của hệ thống pháp luật, Tịa án cần viện dẫn những căn cứ, chuẩn mực được thể hiện trong các bản án, quyết định đã tồn tại để làm cơ sở giải quyết vụ án Tòa đang thụ lý. Thông thường việc áp dụng án lệ chỉ xuất hiện khi có một sự kiện pháp lý mới nảy sinh mà chưa có những quy phạm pháp luật thực định điều chỉnh cụ thể hoặc do xung đột pháp luật mà chưa có các dẫn chiếu pháp luật rõ ràng. Bên cạnh đó, để làm rõ khái niệm án lệ, cần căn cứ theo các quy trình xây dựng án lệ nhằm xác định các tiêu chí cụ thể của án lệ. Án lệ được lựa chọn phải đáp ứng được các tiêu chí gồm (i) Chứa đựng lập luận để làm rõ quy định của pháp luật cịn có cách hiểu khác nhau; phân tích, giải thích các vấn đề, sự kiện pháp lý và chỉ ra nguyên tắc, đường lối xử lý, quy phạm pháp luật cần áp dụng trong một vụ việc cụ

<small>9 Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐTP TAND TC </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

thể; (ii) Có tính chuẩn mực và có giá trị hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử, bảo đảm những vụ việc có tình tiết, sự kiện pháp lý như nhau thì phải được giải quyết như nhau.

<i><b>2.2. Thực trạng áp dụng án lệ trong giải quyết các vụ án hành chính tại Tịa án nhân dân </b></i>

<i>2.2.1. Về nguyên tắc áp dụng án lệ trong giải quyết các vụ án hành chính tại Tịa án nhân dân </i>

Nguyên tắc áp dụng án lệ trong giải quyết các vụ án hành chính được quy định tại Điều 191 Luật tố tụng hành chính năm 2015 và được cụ thể hóa trong hướng dẫn tại Nghị quyết 04/2019/NQ- HĐTP TAND TC, ngày 18 tháng 06 năm 2019 về quy trình lựa chọn, cơng bố và áp dụng án lệ: “Khi xét xử, Thẩm phán, Hội thẩm phải nghiên cứu, áp dụng án lệ, bảo đảm những vụ việc có tình huống pháp lý tương tự thì phải được giải quyết như nhau. Trường hợp vụ việc có tình huống pháp lý tương tự nhưng Tịa án khơng áp dụng án lệ thì phải nêu rõ lý do trong bản án, quyết định của Tòa án. Trường hợp Tòa án áp dụng án lệ để giải quyết vụ việc thì số, tên án lệ, tình huống pháp lý, giải pháp pháp lý trong án lệ và tình huống pháp lý của vụ việc đang được giải quyết phải được viện dẫn, phân tích trong phần “Nhận định của Tịa án”; tùy từng trường hợp cụ thể có thể trích dẫn toàn bộ hoặc một phần nội dung của án lệ để làm rõ quan điểm của Tòa án trong việc xét xử, giải quyết vụ việc tương tự”<small>10</small>.

Cho đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã công bố 99 án lệ hành chính, trong đó có 64 nguồn án lệ được niêm yết công khai trên cổng thông tin điện tự của Tòa án nhân dân tối cao<small>11</small>. Tuy nhiên, việc áp dụng án lệ trong giải quyết các vụ án hành chính tại Tịa án nhân dân hiện vẫn còn mới mẻ đối với những người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng nên việc nghiên cứu nhằm nâng cao kỹ năng áp dụng án lệ là việc làm rất cần thiết hiện nay. Bởi lẻ, quá trình giải quyết các tranh chấp nhiều trường hợp thấy rằng việc hiểu nội dung án lệ còn mang tính chất chủ quan dẫn đến việc vận dụng pháp luật nội dung thường không thống nhất.

<i>2.2.2. Về việc áp dụng án lệ trong xét xử, giải quyết vụ án hành chính </i>

Để Tồ án thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hành chính đúng pháp luật, Luật TTHC

<i><b>2015 đã bổ sung quy định: “trong quá trình giải quyết vụ án hành chính, Tịa án có quyền xem </b></i>

<i><b>xét về tính hợp pháp của văn bản hành chính, hành vi hành chính có liên quan đến quyết định </b></i>

<i>hành chính, hành vi hành chính bị kiện và kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại văn bản hành chính, hành vi hành chính đó và trả lời kết quả cho Tòa án theo quy </i>

<small>10 Điều 8, Nghị quyết 04/2019/NQ- HĐTP TAND TC, ngày 18 tháng 06 năm 2019 về quy trình lựa chọn, cơng bố và áp dụng án lệ. </small>

<small>11 truy cập ngày 14/08/2021 </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<i>định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; Tịa án có quyền kiến nghị cơ quan, cá nhân có thẩm quyền xem xét, sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật nếu phát hiện văn bản đó có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan để bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Cơ quan, cá nhân có thẩm quyền có trách nhiệm trả lời Tòa án kết quả xử lý văn bản quy phạm pháp luật bị kiến nghị theo quy định của pháp luật làm cơ sở để Tòa án giải quyết vụ án”<small>12</small></i>.

Liên quan đến vấn đề này, Luật TTHC 2015 đã bổ sung nhiều quy định về việc xem xét, xử lý văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính có liên quan trong vụ án hành chính, như: quy định về trình tự, thẩm quyền kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật và trách nhiệm thực hiện kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật (Chương VIII); về việc Tòa án quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án khi cần đợi kết quả xử lý văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc giải quyết vụ án có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên mà Tòa án đã có văn bản kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản đó (Điều 141); về quyền của Hội đồng xét xử tạm ngừng phiên tòa trong trường hợp cần phải yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, xử lý văn bản hành chính liên quan đến quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khởi kiện hoặc phát hiện văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án hành chính mà có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và Hội đồng xét xử có quyền áp dụng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên để quyết định nếu quá thời hạn quy định mà không nhận được văn bản trả lời của cơ quan, người có thẩm quyền (Điều 193, Điều 241)...Đây là một trong những bổ sung có giá trị lớn cho các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng vận dụng một cách linh hoạt các quy phạm pháp luật trong q trình giải quyết vụ án hành chính, đồng thời đó cũng là yếu tố cơ bản để Tòa án tối cao xem xét việc lấy bản án đã có hiệu lực pháp luật làm căn cứ để xây dựng thành Án lệ.

Việc áp dụng án lệ trong giải quyết các vụ án hành chính tại Tịa án nhân dân các cấp ln ln đảm bảo các yếu tố: Khi xét xử, Thẩm phán, Hội thẩm phải nghiên cứu, áp dụng án lệ để giải quyết các vụ việc tương tự, bảo đảm những vụ việc có tình tiết, sự kiện pháp lý giống nhau phải được giải quyết như nhau; Trường hợp do có sự thay đổi của Luật, Nghị quyết của Quốc hội, Pháp lệnh, Nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Nghị định của Chính phủ mà án lệ khơng cịn phù hợp thì Thẩm phán, Hội thẩm khơng áp dụng án lệ; Trường hợp do chuyển biến tình hình mà án lệ khơng cịn phù hợp thì Thẩm phán, Hội thẩm không áp dụng án lệ, đồng thời phải kiến nghị ngay với Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (thông qua Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học) để xem xét hủy bỏ.

<small>12 Điều 6, Luật tố tụng hành chính năm 2015 </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

Trong thực tế, việc áp dụng án lệ để giải quyết các vụ án hành chính tại Tịa án nhân dân chưa nhiều. Báo cáo công tác xét xử án tại Tòa án các cấp của Tòa án nhân dân tối cao qua các năm cho thấy: Án lệ chủ yếu được áp dụng nhiều trong lĩnh vực dân sự, hơn nhân gia đình, hình sự…riêng lĩnh vực hành chính tỉ lệ áp dụng án lệ rất thấp. Thực tế vận dụng án lệ vào vụ án cụ thể cịn chưa có sự thống nhất khi áp dụng án lệ của án dân sự có áp dụng án hành chính, kinh tế, hơn nhân gia đình khơng và ngược lại. Đến nay những vẫn đề này chưa được hướng dẫn cụ thể nên theo quy định hiện hành Tòa án có quyền áp dụng các án lệ vào các quan hệ điều chỉnh có nội dung tương tự.

Trong thực tế, các Tòa án khi giải quyết các vụ án hành chính đã áp dụng án lệ vào các loại án khác nhau khi nội dung vụ việc có chứa tình tiết giống án lệ ở loại án

<i>khác. Ví dụ: Tại Bản án hành chính sơ thẩm số 06/2018 ngày 23/1/2018 của TAND thành </i>

phố Hà Nội đã viện dẫn Án lệ số 03/2016/AL về án dân sự để lập luận trong vụ án Hành

<i>chính. Nội dung: người khởi kiện (bà Vạn) yêu cầu hủy GCN QSDĐ mà trước đây chồng </i>

bà là ông Giảng đã làm thủ tục cho nhà đất cho con là ông Hải. Bản án đã lập luận khi cho con trai nhà đất, bà Vạn khơng có chữ ký nào trong hợp đồng, nhưng biết sự việc và từng sử dụng sổ đỏ cấp cho anh Hải để thế chấp ngân hàng, nên thuộc tình huống tương tự Án lệ số 03/2016<small>13</small><i> “Trường hợp cha mẹ đã cho vợ chồng người con một diện tích đất và vợ </i>

<i>chồng người con đã xây dựng nhà kiên cố trên diện tích đất đó để làm nơi ở, khi vợ chồng người con xây dựng nhà thì cha mẹ và những người khác trong gia đình khơng có ý kiến phản đối gì; vợ chồng người con đã sử dụng nhà, đất liên tục, công khai, ổn định và đã tiến hành việc kê khai đất, được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì phải xác định vợ chồng người con đã được tặng cho quyền sử dụng đất.” từ đó Tịa án án đã xử bác yêu cầu hủy giấy chứng </i>

nhận QSD đất của bà Vạn<small>14</small>.

Cũng có những vụ án hành chính trong q trình xem xét giải quyết Tịa án buộc phải lựa chọn quy phạm pháp luật viện dẫn để xác định Quyết định hành chính đó có phải là đối tượng khởi kiện của vụ án hành chính hay khơng nhằm đưa ra phán quyết đúng đắn về việc có áp dụng án lệ hay khơng áp dụng. Ví dụ: Căn cứ quy định tại khoản

<i>1, 2 Điều 3 Luật TTHC năm 2015: Quyết định hành chính về quản lý đất đai thuộc đối </i>

tượng khởi kiện vụ án hành chính để u cầu Tồ án giải quyết vụ án hành chính là văn

<i>bản (được thể hiện dưới hình thức quyết định hoặc dưới hình thức khác như thông báo, kết </i>

<i>luận, cơng văn) do cơ quan hành chính nhà nước, tổ chức được giao thực hiện quản lý nhà </i>

nước về đất đai ban hành hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó ban hành quyết định về vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý nhà nước về đất đai được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể làm phát sinh, thay đổi, hạn chế, chấm

<small>14 Phạm Thành Vân, Phòng 10 VKSND Thành phố Hà Nội, “Áp dụng án lệ trong giải quyết án dân sự, </small>

<b><small>hành chính” </small></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

dứt quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc có nội dung làm phát sinh nghĩa vụ, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

<i>Quyết định hành chính về quản lý đất đai thuộc đối tượng khởi kiện vụ án hành </i>

chính có thể bao gồm: + Quyết định hành chính được cơ quan hành chính nhà nước, tổ chức có thẩm quyền hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó ban hành trong khi giải quyết, xử lý những việc cụ thể trong hoạt động quản lý nhà nước về đất đai; + Quyết định hành chính được ban hành sau khi có khiếu nại và có nội dung sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định hành chính đã được cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó ban hành trong khi giải quyết, xử lý những việc cụ thể trong hoạt động quản lý nhà nước về đất đai. Ví dụ: Ngày 15/5/2019, Ủy ban nhân dân huyện M ban hành quyết định số 355/QĐ-UBND về việc bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư đối với hộ gia đình ơng Nguyễn Văn A do thu hồi đất. Không đồng ý quyết định số 355/QĐ-UBND nên ông A khởi kiện. Căn cứ khoản 1 Điều 3 của Luật TTHC thì quyết định số 355/QĐ-UBND ngày 15/5/2019 của Ủy ban nhân dân huyện M là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính<small>15</small>.

Theo đó cần lưu ý, Quyết định giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực quản lý đất đai đối với hành vi hành chính cũng là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính. Vì quyết định giải quyết khiếu nại đối với hành vi hành chính là văn bản do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hoặc người có thẩm quyền trong các cơ quan đó ban hành để giải quyết khiếu nại đối với hành vi hành chính trong quản lý đất đai, nhưng thực chất là quyết định về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý nhà nước về đất đai và được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể.

Theo công bố của Tòa án nhân dân tối cao, hiện các án lệ trong lĩnh vực hành chính điển hình là án lệ về các vụ án tranh chấp liên quan đến quyết định hành chính quản lý nhà nước về đất đai. Đây được xem là nguồn án lệ điển hình của án hành chính đang được Tịa án nhân dân các cấp áp dụng:

Một số án lệ điển hình trong giải quyết các vụ án hành chính hiện nay đã được Tịa án nhân dân tối cao thơng qua:

- Án lệ số 10/2016/AL về khiếu kiện Quyết định bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất. Nội dung án lệ: “Theo Điều 2 của Quyết định số 1216/QĐ-UBND ngày 04-6-2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long về việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cơng trình Trại giống vật ni nơng nghiệp tỉnh có quy định “Giám đốc Sở Tài chính chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh về kết quả các số liệu, khối lượng và đơn giá, trong tờ trình số 177/TTr.STC ngày 15-5-2009”. Theo Tờ trình 177/TTr ngày 15-5-2009 của Sở Tài chính có quy định phần bồi thường cụ thể cho

<small>15 Phạm Thành Vân, Phòng 10 VKSND Thành phố Hà Nội, “Áp dụng án lệ trong giải quyết án dân sự, hành chính” </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

hộ bà Lựu, nên phần phê duyệt đó tác động trực tiếp, cụ thể đến quyền và lợi ích của hộ bà Lựu, là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính”<small>16</small>

- Án lệ số 27/2019/AL về thụ lý, giải quyết vụ án hành chính liên quan đến nhà đất mà Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong q trình thực hiện chính sách quản lý

<i>nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01-7-1991. Nội dung án lệ: [6] </i>

<i>Đối với những trường hợp người khởi kiện quyết định hành chính của cơ quan có thẩm quyền, trong đó có nội dung khơng chấp nhận yêu cầu đòi lại nhà đất mà Nhà nước đã có quyết định quản lý, bố trí sử dụng trong q trình thực hiện các chính sách về quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa liên quan đến nhà đất trước ngày 01-7-1991 theo quy định tại Điều 1 Nghị quyết số 23/2003/QH11 ngày 26-11-2003 của Quốc hội mà quyết định đó đã được ban hành đúng thẩm quyền, nội dung, trình tự thủ tục thì Tịa án phải thụ lý để giải quyết, nhưng theo hướng “Bác yêu cầu khởi kiện ” theo điểm a khoản 2 Điều 193 Luật Tố tụng hành chính... ”<small>17</small></i>

<i>- Án lệ số 40/2021/AL được Hội đồng Thẩm phán Tịa án nhân dân tối cao thơng </i>

qua ngày 23/02/2021và được công bố theo Quyết định 42/QĐ-CA ngày 12/3/2021 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về công nhận việc chuyển đổi quyền sử dụng đất trên

<i>thực tế. Nội dung án lệ: “[8] Như vậy, với các tài liệu có trong hồ sơ vụ án cho thấy việc giao </i>

<i>đất cho các hộ nông dân của xã T là thực hiện theo chính sách của Nhà nước và được lập hồ sơ công khai. Khi Ủy ban nhân dân xã T và Ủy ban nhân dân thị xã B thực hiện chính sách giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 716 hộ nông dân của xã T, trong đó có hộ cụ U và hộ bà T2, cụ U và cụ K đều cịn sống nhưng khơng có đơn, khơng kê khai đối với thửa đất đang tranh chấp, hai cụ chỉ kê khai đối với thửa đất số 325 (theo ông D1, bà T2 khai là thửa đất đổi cho hai cụ) và hai cụ đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với thửa đất này, hộ bà T2 được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với thửa số 986a (là thửa 986 đang tranh chấp). Mặt khác, sau khi hộ bà T2 được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với thửa đất đang tranh chấp khơng có ai khiếu nại; chỉ đến năm 2008, khi cụ U, cụ K đã chết mới xảy ra tranh chấp giữa các con của hai cụ. Do đó, có căn cứ xác định cụ U và cụ K đã đổi đất cho bà T2, ơng D1. </i>

<i>Tịa án cấp sơ thẩm cho rằng theo bản đồ 299 năm 1985, cụ K, cụ U là người sử dụng đất đang tranh chấp, nên đất đang tranh chấp là di sản của cụ U, cụ K và đã chia thừa kế đất của cụ K là khơng đúng.<small>18</small>” </i>

Có thể thấy, trong thực tế hiện nay số lượng án lệ về giải quyết các vụ án hành chính đang quá ít, nội dung các án lệ chưa bao quát hết đối tượng khởi kiện của vụ án

<small>16 Án lệ số 10/2016/AL17 Án lệ số 27/2019/AL 18 Án lệ số 40/2021/AL </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

hành chính được quy định tại Điều 30 của Luật tố tụng hành chính năm 2015. Nguồn án lệ mà Tịa án tối cao đã cơng bố cịn rất ít điều này gây trở ngại cho cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trong việc áp dụng án lệ trong giải quyết các vụ án hành chính tại Tịa án nhân dân các cấp trong giai đoạn hiện nay.

<i>2.2.3. Một số tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại hạn chế trong việc áp dụng án lệ để giải quyết các vụ án hành chính tại Tịa án nhân dân </i>

<i><b>Thứ nhất, việc áp dụng án lệ trong giải quyết tranh chấp hành chính ở Việt Nam </b></i>

<b>hiện nay chưa nhiều, chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn xét xử. Mặt khác, theo </b>

<i>quy định tại Điều 6 BLTTHC năm 2015 thì “trong quá trình giải quyết vụ án hành chính, Tịa </i>

<i><b>án có quyền xem xét về tính hợp pháp của văn bản hành chính, hành vi hành chính có liên quan đến quyết định hành chính, hành vi hành chính bị kiện và kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá </b></i>

<i>nhân có thẩm quyền xem xét lại văn bản hành chính, hành vi hành chính đó và trả lời kết quả cho Tòa án theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan… pháp luật làm cơ sở để Tòa án giải quyết vụ án”<small>19</small>”. Quy định này đòi hỏi Tòa án phải căn cứ vào các </i>

loại nguồn khác của pháp luật như văn bản quy phạm pháp luật là nguồn của luật tố tụng hành chính, các văn bản l áp dụng tương tự pháp luật … để giải quyết, trong khi đó số lượng án lệ về án lệ nói chung và án lệ về giải quyết tranh chấp hành chính nói riêng q ít đã dẫn đến khó khăn khơng nhỏ trong việc giải quyết vụ án hành chính trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng, ví dụ: vụ án án ơng Lê Văn Lý – nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Hùng Vương khởi kiện Quyết định của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về việc khơng cơng nhận chức danh Hiệu trưởng Trường Đại học Hùng Vương đối với ơng Lý. Phiên tịa sơ thẩm vụ án hành chính diễn ra vào ngày 03, 04/12/2013. Tại phiên tòa ngày 04/12/2013, hội đồng xét xử đã ra quyết định hỗn phiên tịa theo đề nghị của đại diện Viện kiểm sát nhân dân với lý do để triệu tập thêm nhân chứng và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Những căn cứ hỗn phiên tịa vì lý do sức khỏe hay để triệu tập thêm nhân chứng và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nêu trên khơng thuộc căn cứ hỗn phiên tịa quy định tại Luật Tố tụng hành chính (Điều 136 Luật Tố tụng hành chính năm 2010, Điều 162 Luật Tố tụng hành chính năm 2015)<small>20</small>.

<i>Thứ hai, vẫn cịn nhiều trường hợp nảy sinh trong thực tiễn xét xử cần áp dụng án </i>

lệ nhưng Tòa án còn lúng túng dẫn đến án lệ không phát huy được vai trò là nguồn bổ trợ trong hệ thống nguồn luật. Như đã phân tích ở trên, do án lệ vẫn còn rất mới mẻ nên nhiều Thẩm phán còn e ngại, lúng túng trong việc áp dụng, viện dẫn án lệ dẫn đến việc viện dẫn án lệ không thống nhất, thậm chí nhiều Thẩm phán khơng viện dẫn án lệ trong bản án, quyết định của mình mà chỉ xét xử theo đường lối mà án lệ đưa ra.

<i>Thứ ba, hướng dẫn tại Điều 8 Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐTP về “Trường hợp </i>

khơng áp dụng án lệ thì phải phân tích, lập luận, nêu rõ lý do trong bản án, quyết định

<small>19 Điều 6 BLTTHC năm 2015 </small>

<small>20 Nguồn: Tạp chí Dân chủ và Pháp luật (www.tcdcpl.moj.gov.vn) </small>

</div>

×