Tải bản đầy đủ (.pdf) (142 trang)

Tài trợ dự án - Nguyễn Hoàng Vĩnh Lộc, Lê Hoài Ân, Đặng Trí Dũng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.93 MB, 142 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH KHOA NGÂN HÀNG </b>

Nguyễn Hồng Vĩnh Lộc (Chủ biên) Lê Hồi Ân (Đồng chủ biên)

Đặng Trí Dũng

<b>TÀI TRỢ DỰ ÁN </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<small>Khơng có phần nào của ấn phẩm này có thể được sao chép hoặc phân phối dưới bất kỳ hình thức nào hoặc bằng bất kỳ phương tiện nào, hoặc lưu trữ trong cơ sở dữ liệu hoặc hệ thống truy xuất, mà khơng có sự đồng ý trước bằng văn bản của các tác giả. Mọi hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ đều </small>

<small>phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<small>i </small>

<b><small>LỜI CẢM ƠN </small></b>

<small>Cuốn sách các bạn đang cầm trên tay là kết quả của một hành trình dài của tập thể giảng viên Bộ môn Nghiệp vụ Ngân hàng thuộc Khoa Ngân hàng của Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM qua nhiều thế hệ. Chúng tôi muốn bày tỏ những tri ân sâu sắc của mình với các cộng sự đã đồng hành cùng chúng tôi trong suốt nhiều năm, về sự trau chuốt và cầu thị để có được một cuốn sách thực sự hữu ích khơng chỉ trong việc đào tạo sinh viên, mà cịn cả cho những người đang làm thực tế trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Có một số quyển sách về tài trợ dự án trên thị trường, tuy nhiên, chúng tôi tin rằng các độc giả sẽ cảm nhận được những giá trị và thông điệp rất riêng biệt mà tập thể các tác giả chúng tôi muốn tạo ra cho các bạn thông qua cuốn sách này. </small>

<small>Chúng tôi muốn gởi lời cám ơn đến các bạn bè và cựu sinh viên Trường Đại học Ngân hàng TPHCM, những người đang công tác tại các ngân hàng và các tổ chức tài chính đã gửi gắm những phản biện hết sức chân thành, cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn, để cuốn sách này có thể đạt được sự cân bằng trong đào tạo. Những kinh nghiệm thực tế trên một thái độ làm việc rất khoa học của các bạn đã giúp cho cuốn sách này gia tăng khả năng ứng dụng vào trong các hoạt động tài trợ dự án tại các dự án. </small>

<small>Ngoài ra, chúng tôi cũng muốn gởi lời cảm ơn chân thành đến các bạn cộng tác viên khi đã hỗ trợ rất đắc lực cho chúng tôi trong việc xử lý các dữ liệu để các biểu đồ và đồ thị của sách được trình bày với mức độ chuyên nghiệp tốt nhất. Sự cẩn thận và tỉ mỉ của các bạn thật sự hỗ trợ rất nhiều để cuốn sách có thể đảm bảo mức độ thẩm mỹ và rất trẻ trung về phong cách trình bày. </small>

<small>Cuối cùng, chúng tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu và Ban Lãnh Đạo khoa đã luôn hỗ trợ chúng tôi trong việc biên soạn học liệu trong những năm qua. Đó là nguồn động viên lớn giúp chúng tơi vượt qua những khó khăn để hồn thành cuốn sách với kết quả tốt nhất. </small>

<small>Cuốn sách được kỳ vọng sẽ mở ra một chân trời kiến thức thực tế và lý luận cho sinh viên và cả giảng viên khám phá khoa học về tài trợ dự án. Hành trình này kết thúc nhưng chúng tơi đã sẵn sàng cho một hành trình tiếp theo, trên con đường xây dựng một nền giáo dục định hướng thực tiễn tại trường Đại học Ngân hàng TP.HCM.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<small>ii </small>

<b><small>LỜI MỞ ĐẦU </small></b>

<small>Tài trợ dự án có lịch sử từ cách đây hàng nghìn năm và đã có sự phát triển mạnh mẽ ở nhiều nước công nghiệp phát triển như ở Mỹ đầu những năm 1980. Tài trợ dự án cũng đã được áp dụng thành công ở nhiều nước công nghiệp phát triển khác như Vương Quốc Anh và Nhật Bản. Một trong những ứng dụng thành công của tài trợ dự án ở các nước này là hình thức đầu tư theo mơ hình đối tác cơng tư (PPP) và sau đó đã được các nước đang phát triển học hỏi và vận dụng. Tài trợ dự án cũng đã được sử dụng ở Việt Nam từ những năm 1990 dưới hình thức các dự án BOT ở lĩnh vực hạ tầng giao thông và tiện ích công cộng như cầu đường, cấp điện và cấp nước. Nhờ đó, đã giúp cho Việt Nam có được cơ sở hạ tầng cũng như đáp ứng được nhu cầu về các tiện ích cơng cộng thiết yếu cho người tiêu dùng. Hiện nay, mơ hình đối tác cơng-tư (PPP) đang được chính phủ đẩy mạnh để khuyến khích các thành phần kinh tế tư nhân trong và ngoài nước hợp tác cùng với chính phủ trong việc phát triển cơ sở hạ tầng và các tiện ích cơng cộng trên cơ sở chia sẻ hài hịa lợi ích và rủi ro giữa nhà nước – nhà đầu tư và người tiêu dùng trong nước. </small>

<small> Tài trợ dự án thường được sử dụng để tài trợ cho các dự lớn, có khả năng đứng độc lập, khả thi về kinh tế và kỹ thuật, có thể đạt được tỷ lệ tài trợ cao từ các tổ chức tín dụng, tuy nhiên, các cấu trúc tài trợ thường khá phức tạp và mức độ rủi ro sẽ cao hơn so với phương thức tài trợ truyền thống. </small>

<small> Trong lĩnh vực giáo dục đại học ở trong nước, tài trợ dự án là học phần được đào tạo chuyên sâu cho sinh viên chuyên ngành ngân hàng tại trường Đại học Ngân hàng TPHCM. Học phần này nhằm cung cấp cho người học những kiến thức, kỹ năng và thái độ để có được những hiểu biết cơ bản về tài trợ dự án, các chủ thể tham gia và các nguồn tài trợ cho một dự án, các hỗ trợ và bảo đảm để giảm thiểu rủi ro trong tài trợ dự án, khả năng vận dụng và lựa chọn được các cấu trúc tài trợ và cấu trúc sở hữu, thiết lập được một kế hoạch tài trợ nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra. </small>

<small> Tài liệu này được tổ chức biên soạn dựa trên kinh nghiệm nghiên cứu và giảng dạy nhiều năm của tập thể tác giả là các giảng viên của Bộ môn Nghiệp vụ Ngân hàng thuộc Khoa Ngân hàng của trường Đại học Ngân hàng TPHCM. Học liệu này cũng rất hữu ích cho các nhà đầu tư, nhà thầu, các tổ chức tín dụng và các quỹ đầu tư. </small>

<small> Với mục đích trang bị cho người đọc những kiến thức, kỹ năng và thái độ, quyển sách được thiết kế và cấu trúc thành những nội dung từ tổng quan đến chi tiết như sau: </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<small>iii Chương 1 trang bị cho người đọc những kiến thức mang tính tổng quan về tài trợ dự án, bao gồm các định nghĩa và đặc điểm, các điều kiện của tài trợ, những lợi ích và bất lợi của tài trợ dự án so với phương thức tài trợ truyền thống. </small>

<small> Chương 2 sẽ mô tả các giai đoạn của một dự án và các chủ thể tham gia vào từng giai đoạn của dự án. </small>

<small> Chương 3 trình bày các nguồn vốn tài trợ dự án bao gồm nguồn vốn chủ sở hữu và các nguồn vốn nợ. </small>

<small> Chương 4 hướng dẫn lựa chọn cấu trúc sở hữu phù hợp bao gồm các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn cấu trúc sở hữu của công ty dự án, đặc điểm pháp lý và ưu nhược điểm của từng loại hình cơng ty dự án, phương pháp hạch toán đầu tư của người khởi xưởng đối với khoản đầu tư vào công ty dự án. </small>

<small> Chương 5 giới thiệu những hình thức hỗ trợ và bảo đảm trong tài trợ dự án và việc vận dụng các hình hức hỗ trợ và bảo đảm này nhằm mục đích giảm thiểu rủi ro cho các bên tham gia trong tài trợ dự án. </small>

<small>Chương 6 mô tả các giai đoạn tài trợ và các cấu trúc tài trợ diển ra ở từng giai đoạn tài trợ. Người đọc sẽ lựa chọn được cấu trúc tài trợ phù hợp với đặc điểm của từng loại dự án. </small>

<small> Chương 7 hướng dẫn cách thức lập một kế hoạch tài trợ bao gồm mục tiêu, các yếu tố cần lưu ý, ước lượng năng lực vay mượn và các chỉ số đánh giá khả năng trả nợ của dự án. </small>

<small> Với kỳ vọng như trên nhưng do đây là lần đầu tiên biên soạn nên chắc rằng học liệu này vẫn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Các tác giả mong nhận được sự đóng góp hữu ích đến từ q đọc giả để kịp thời chỉnh sửa và hoàn thiện hơn cho những lần tái bản sau. </small>

<small> Chân thành cảm ơn sự quan tâm và ủng hộ từ quý đọc giả. Mọi ý kiến đóng góp xin vui lịng gửi đến hộp thư điện tử </small>

<small>Trân trọng Sài gòn, 2023 </small>

<small> CÁC TÁC GIẢ </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<small>iv </small>

<b><small>MỤC LỤC </small></b>

<b><small>MỤC LỤC </small></b>

<b><small>MỤC LỤC ... IV DANH MỤC HÌNH ... VIII DANH MỤC BẢNG ... IX </small></b>

<b><small>CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÀI TRỢ DỰ ÁN ... 1 </small></b>

<b><small>1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA TÀI TRỢ DỰ ÁN ... 1 </small></b>

<small>1.1.1 Định Nghĩa ... 1 </small>

<small>1.1.2 Phân Biệt Tài Trợ Dự Án và Tài Trợ Truyền Thống ... 3 </small>

<small>1.1.3 Đặc Điểm của Tài Trợ Dự Án ... 5 </small>

<small>1.1.4 Các Loại Tài Trợ Dự Án ... 6 </small>

<b><small>1.2 ĐIỀU KIỆN CỦA TÀI TRỢ DỰ ÁN ... 7 </small></b>

<small>1.2.1 Mức Độ Khả Thi về Thị Trường, Công Nghệ và Quản Lý Dự Án ở Mức Cao và Ổn Định. ... 7 </small>

<small>1.2.2 Các Rủi Ro của Dự Án Có Thể Xác Định Được ... 8 </small>

<small>1.2.3 Nguồn Tài Trợ Được Đảm Bảo ... 8 </small>

<small>1.2.4 Tính Ổn Định về Chính Trị ... 8 </small>

<b><small>1.3 LỢI ÍCH VÀ BẤT LỢI CỦA TÀI TRỢ DỰ ÁN ... 8 </small></b>

<small>1.3.1 Lợi Ích của Tài Trợ Dự Án ... 8 </small>

<small>1.3.2 Bất Lợi của Tài Trợ Dự Án... 9 </small>

<b><small>1.4 LỊCH SỬ CỦA TÀI TRỢ DỰ ÁN... 10 </small></b>

<small>1.4.1 Lịch Sử của Tài Trợ Dự Án trên Thế Giới ... 10 </small>

<small>1.4.2 Tài Trợ Dự Án ở Các Thị Trường Đang Phát Triển ... 12 </small>

<small>1.4.3 Các Lĩnh Vực Sử Dụng Phổ Biến Phương Thức Tài Trợ Dự Án ... 16 </small>

<b><small>CHƯƠNG 2: CÁC CHỦ THỂ TÀI TRỢ DỰ ÁN ... 22 </small></b>

<b><small>2.1 CÁC GIAI ĐOẠN CỦA MỘT DỰ ÁN TÀI TRỢ ĐIỂN HÌNH ... 22 </small></b>

<small>2.1.1 Giai Đoạn Chuẩn Bị Đầu Tư ... 22 </small>

<small>2.1.2 Giai Đoạn Xây Dựng ... 23 </small>

<small>2.1.3 Giai Đoạn Kết Thúc Xây Dựng ... 23 </small>

<small>2.1.4 Giai Đoạn Hoạt Động ... 24 </small>

<b><small>2.2 CÁC CHỦ THỂ THAM GIA TRONG TÀI TRỢ DỰ ÁN ... 24 </small></b>

<small>2.2.1 Người Khởi Xướng ... 25 </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<small>3.2.10 Công Ty Cho Thuê... 44 </small>

<small>3.2.11 Nhà Cung Cấp Tài Trợ Thiết Bị ... 44 </small>

<small>3.2.12 Nhà Thầu ... 44 </small>

<small>3.2.13 Người Khởi Xướng ... 44 </small>

<small>3.2.14 Tài Trợ của Nhà Cung Cấp ... 45 </small>

<small>3.2.15 Chính Quyền ... 45 </small>

<b><small>CHƯƠNG 4: LỰA CHỌN CẤU TRÚC SỞ HỮU ... 48 </small></b>

<b><small>4.1 LỰA CHỌN CẤU TRÚC SỞ HỮU ... 48 </small></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<small>vi </small>

<small>4.1.1 Nhu Cầu Sử Dụng Vốn ... 48 </small>

<small>4.1.2 Thứ Hạng của Khoản Đầu Tư ... 49 </small>

<small>4.1.3 Luật Thuế và Những Ưu Đãi về Thuế ... 49 </small>

<small>4.1.4 Quản Lý Dự Án ... 49 </small>

<small>4.1.5 Hạch Toán Kế Toán ... 49 </small>

<small>4.1.6 Ưu Tiên của Người Cho Vay ... 49 </small>

<small>4.1.7 Khả Năng Chuyển Nhượng Vốn Chủ Sở Hữu ... 49 </small>

<b><small>4.4 PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN CÁC KHOẢN ĐẦU TƯ ... 61 </small></b>

<small>4.4.1 Tỷ Lệ Góp Vốn và Việc Ghi Nhận Khoản Đầu Tư ... 61 </small>

<small>4.4.2 Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Lựa Chọn Tỷ Lệ Góp Vốn ... 65 </small>

<b><small>CHƯƠNG 5: ĐẢM BẢO TRONG TÀI TRỢ DỰ ÁN ... 69 </small></b>

<b><small>5.1 HỖ TRỢ VÀ BẢO ĐẢM TRONG TÀI TRỢ DỰ ÁN ... 69 </small></b>

<small>5.1.1 Bảo Lãnh Hoàn Thành ... 69 </small>

<small>5.1.2 Kiểm Tra Hoàn Thành ... 70 </small>

<small>5.1.3 Hợp Đồng Nhận Hàng hoặc Thanh Toán Định Kỳ và Hợp Đồng Nhận Hàng và Thanh Toán ... 71 </small>

<small>5.1.4 Thỏa Thuận Lưu Lượng Vận Chuyển và Thỏa Thuận Thu Phí ... 72 </small>

<small>5.1.5 Hợp Đồng Khơng Thể Hủy Bỏ (Hell-or-High Contract) và Hợp Đồng Chi Phí Dịch Vụ (Cost -of-Service Contract) ... 73 </small>

<small>5.1.6 Bảo Hiểm ... 73 </small>

<small>5.1.7 Bảo Hiểm Rủi Ro Chính Trị ... 74 </small>

<b><small>5.2 TỐI THIỂU HOÁ RỦI RO TRONG TÀI TRỢ DỰ ÁN ... 74 </small></b>

<small>5.2.1 Tối Thiểu Rủi Ro trong Giai Đoạn Xây Dựng và Phát Triển ... 75 </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<small>vii </small>

<small>5.2.2 Tối Thiểu Hoá Rủi Ro Thị Trường và Vận Hành ... 77 </small>

<small>5.2.3 Tối Thiểu Hóa Rủi Ro Tài Chính ... 78 </small>

<small>5.2.4 Tối Thiểu Rủi Ro Chính Trị ... 79 </small>

<small>5.2.5 Tối Thiểu Hóa Rủi Ro Môi Trường ... 82 </small>

<b><small>CHƯƠNG 6: CẤU TRÚC TÀI TRỢ DỰ ÁN ... 86 </small></b>

<b><small>6.1 CÁC GIAI ĐOẠN TÀI TRỢ DỰ ÁN ... 86 </small></b>

<small>6.1.1 Giai Đoạn Xây Dựng và Phát Triển ... 86 </small>

<small>6.1.2 Giai Đoạn Hoạt Động ... 86 </small>

<b><small>6.2 CÁC CẤU TRÚC TÀI TRỢ ... 87 </small></b>

<small>6.2.1 Cấu Trúc Cho Vay ... 87 </small>

<small>6.2.2 Cấu Trúc Cho Thuê ... 89 </small>

<small>6.2.3 Cấu Trúc BOT... 93 </small>

<small>6.2.4 Cấu Trúc Đồng Tài Trợ với Các Định Chế Đa Phương ... 95 </small>

<small>6.2.5 Cấu Trúc Thanh Toán Sản Phẩm ... 98 </small>

<b><small>CHƯƠNG 7: LẬP KẾ HOẠCH TÀI TRỢ ... 103 </small></b>

<b><small>7.1 MỤC TIÊU CỦA LẬP KẾ HOẠCH TÀI TRỢ ... 103 </small></b>

<small>7.1.1 Đảm Bảo Có Đủ Nguồn Vốn để Hoàn Thành Xây Dựng Dự Án ... 104 </small>

<small>7.1.2 Đảm Bảo Nguồn Vốn Có Chi Phí Thấp Nhất ... 104 </small>

<small>7.1.3 Tối Thiểu Hóa Rủi Ro Tín Dụng đối với Công Ty Khởi Xướng ... 105 </small>

<small>7.1.4 Thiết Lập Chính Sách Cổ Tức Tối Đa Hóa Mức Lợi Tức dành cho Cổ Đông trong Giới Hạn Cho Phép ... 105 </small>

<small>7.1.5 Tối Đa Hóa Các Lợi Ích về Thuế từ Dự Án đối với Chủ Sở Hữu ... 106 </small>

<small>7.1.6 Đảm Bảo Tuân Thủ Các Quy Định Pháp Lý Theo Hướng Có Lợi Nhất ... 106 </small>

<b><small>7.2 VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý TRONG LẬP KẾ HOẠCH ... 106 </small></b>

<small>7.2.1 Tuổi Thọ của Dự Án ... 106 </small>

<small>7.2.2 Chi Phí Đầu Tư Ban Đầu ... 110 </small>

<small>7.2.3 Thuế Giá Trị Gia Tăng ... 111 </small>

<small>7.2.4 Các Khoản Tài Trợ Công trong Các Dự Án Mơ Hình Đối Tác Cơng Tư ... 112 </small>

<small>7.2.5 Lạm Phát ... 113 </small>

<b><small>7.3 PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH DÒNG TIỀN ... 114 </small></b>

<b><small>7.4 ƯỚC LƯỢNG NĂNG LỰC VAY NỢ CỦA DỰ ÁN ... 116 </small></b>

<b><small>7.5 ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA DỰ ÁN ... 118 </small></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<small>viii </small>

<small>7.5.1 Hệ Số Đảm Bảo Nghĩa Vụ Nợ ... 118 </small>

<small>7.5.2 Hệ Số Đảm Bảo Nợ Trong Thời Gian Vay ... 118 </small>

<small>7.5.3 Hệ Số Đảm Bảo Nợ Trong Vòng Đời Dự Án ... 119 </small>

<small>7.5.4 Hệ Số Đảm Bảo Khả Năng Trả Lãi ... 119 </small>

<b><small>NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG: DỰ ÁN NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN PHÚ MỸ 2.2 121 NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG: DỰ ÁN CẦU PHÚ MỸ ... 126 </small></b>

<b><small>DANH MỤC HÌNH</small></b><small>Hình 1-1. Sự khác nhau giữa Tài Trợ Dự Án và Tài Trợ Truyền Thống ... 3 </small>

<small>Hình 1-2. Mức Độ Rủi Ro của Người Khởi Xướng trong Các Loại Tài Trợ ... 7 </small>

<small>Hình 1-3. Quy Mơ Tài Trợ Dự Án Năm 2010 trong Các Lĩnh Vực... 17 </small>

<small>Hình 1-4. Tài Trợ Dự Án Tiêu Biểu trên Thế Giới ... 19 </small>

<small>Hình 2-1. Các Chủ Thể Tham Gia trong Tài Trợ Dự Án ... 24 </small>

<small>Hình 2-2. Cấu trúc tài trợ TBV ... 26 </small>

<small>Hình 6-1. Cấu Trúc Cho Vay Giai Đoạn Xây Dựng ... 88 </small>

<small>Hình 6-2. Cấu Trúc Cho Vay Giai Đoạn Hoạt Động ... 89 </small>

<small>Hình 6-3. Cấu Trúc Cho Thuê Giai Đoạn Hợp Đồng ... 90 </small>

<small>Hình 6-4. Cấu Trúc Cho Thuê Giai Đoạn Cho Thuê ... 91 </small>

<small>Hình 6-5. Cấu Trúc Cho Thuê Giai Đoạn Lắp Đặt Thiết Bị ... 91 </small>

<small>Hình 6-6. Cấu Trúc Cho Thuê Giai Đoạn Hoạt Động ... 92 </small>

<small>Hình 6-7. Cấu Trúc Cho Thuê Giai Đoạn Cuối ... 92 </small>

<small>Hình 6-8. Cấu Trúc BOT Giai Đoạn Hợp Đồng ... 94 </small>

<small>Hình 6-9. Cấu Trúc BOT Giai Đoạn Xây Dựng ... 94 </small>

<small>Hình 6-10. Cấu Trúc BOT Giai Đoạn Tài Trợ ... 95 </small>

<small>Hình 6-11. Cấu Trúc BOT Giai Đoạn Hoạt Động ... 95 </small>

<small>Hình 6-12. Cấu Trúc Đồng Tài Trợ của Ngân Hàng Thương Mại với WB ... 97 </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<small>ix </small>

<small>Hình 6-13. Cấu Trúc Đồng Tài Trợ Với IFC Giai Đoạn Cấu Trúc Dự Án ... 97 </small>

<small>Hình 6-14. Cấu Trúc Đồng Tài Trợ với IFC Giai Đoạn Tài Trợ ... 98 </small>

<small>Hình 6-15. Cấu Trúc Thanh Toán Sản Phẩm Giai Đoạn Xây Dựng ... 99 </small>

<small>Hình 6-16. Cấu Trúc Thanh Tốn Sản Phẩm Giai Đoạn Hoạt Động ... 100 </small>

<small>Hình 7-1. Minh Họa Dịng Tiền Quan Điểm Tổng Đầu Tư ... 115 </small>

<small>Hình 7-2. Minh Họa Dòng Tiền Quan Điểm Tổng Đầu Tư Của Cầu ITIP ... 115 </small>

<small>Hình 7-3. Quy Trình Ước Lượng Năng Lực Vay Nợ và Mục Tiêu của Dự Án ... 117 </small>

<small>Hình 7-4. Minh Họa Tính PV* và D của Dự Án Cầu ITIP ... 117 </small>

<b><small>DANH MỤC BẢNG </small></b><small>Bảng 1-1. Tài Trợ Dự Án và Tài Trợ Truyền Thống ... 4 </small>

<small>Bảng 2-2. Vai Trị của Chính Phủ trong các Dự Án PPP ... 33 </small>

<small>Bảng 4-1. Các Phương Pháp Hoạch Toán Các Khoản Đầu Tư ... 64 </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

 Các điều kiện để thực hiện tài trợ dự án.

 Những lợi ích và bất lợi của tài trợ dự án so với tài trợ truyền thống.

 Lịch sử của tài trợ dự án và những lĩnh vực ứng dụng của tài trợ dự án.

<b>1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA TÀI TRỢ DỰ ÁN </b>

<i><b>1.1.1 Định Nghĩa </b></i>

Thuật ngữ tài trợ dự án thường được sử dụng để chỉ các nguồn tài trợ nói chung cho bất kỳ một dự án đầu tư nào, tuy nhiên, hầu như các nhà nghiên cứu về tài trợ dự án, kể cả các định chế tài chính chuyên thực hiện tài trợ dự án đã thống nhất với nhau và đã đưa ra được nhiều định nghĩa về tài trợ dự án, để phân biệt tài trợ dự án với tài trợ truyền thống. Ba trong số những định nghĩa như vậy về tài trợ dự án đã được phát biểu như sau:

<i>“Tài trợ dự án là việc người cho vay xem xét chủ yếu dòng tiền và thu nhập của </i>

<i>dự án đóng vai trị là nguồn trả nợ và tài sản của dự án đóng vai trị là vật thế chấp cho khoản vay. Nói chung, uy tín của cơng ty dự án thường không phải là nhân tố quan trọng, bởi vì cơng ty dự án là một cơng ty khơng có các tài sản khác hoặc bởi vì khoản tài trợ khơng truy địi trực tiếp đối với các cổ đông” (Fundamental of Project Finance). “Tài trợ dự án là việc dùng vốn để tài trợ một dự án độc lập về mặt kinh tế mà ở đó, người cung cấp vốn xem xét chủ yếu thu nhập của dự án đóng vai trị là nguồn trả nợ khoản vay và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu đã đầu tư vào dự án” (Fennerty, </i>

1996).

<i>“Tài trợ cho một đơn vị kinh tế riêng biệt mà ở đó người cho vay nhìn chủ yếu </i>

<i>dịng tiền và thu nhập của đơn vị kinh tế đó đóng vai trị là nguồn trả nợ vay và tài sản của dự án đóng vai trị là vật thế chấp cho khoản vay” (Nevitt và Fabozzi, 2000) </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<small>2 </small>

Từ ba định nghĩa trên đây, chúng ta nhận thấy rằng các ngân hàng sẽ xem xét chủ yếu đến dòng tiền và thu nhập của dự án để quyết định tài trợ chứ không phải là uy tín tín dụng của người vay như trong các phương thức cấp tín dụng truyền thống.

Để hiểu được rõ ràng về định nghĩa tài trợ dự án cũng như phân biệt được sự khác nhau cơ bản giữa tài trợ dự án với tài trợ truyền thống, chúng ta hãy xem xét một ví dụ như sau.

<b>Ví dụ 1-1. XYZ là một công ty lớn ăn nên làm ra và có tiếng tăm trên thị trường </b>

của ngành cơng nghiệp khai thác khống sản. Cơng ty hiện có tình hình tài chính lành mạnh và đang cần một khoản vay 100 triệu USD trong thời hạn 5 năm để thực hiện một dự án khai thác khoáng sản ở nước ngồi. Cơng ty XYZ cam kết chịu trách nhiệm về khoản nợ vay này bất kể sự thành công hay thất bại của dự án. Rõ ràng là với yêu cầu này, nếu ngân hàng đồng ý cho công ty XYZ vay tiền để thực hiện dự án thì cũng có nghĩa là ngân hàng sẽ thực hiện tài trợ dự án (dĩ nhiên là ngân hàng cũng muốn biết một cách chi tiết về dự án và dòng tiền sinh ra từ dự án trước khi quyết định tài trợ). Tuy nhiên, ngân hàng sẽ không hồn tồn đặt niềm tin duy nhất vào dịng tiền sinh ra từ dự án, bởi vì chúng ta đã biết rằng, bất cứ khoản vay nào để thực hiện dự án đều thuộc trách nhiệm của công ty XYZ khơng cần biết dự án đó thực hiện có được thành công hay không. Ở đây ngân hàng chỉ chú trọng đến uy tín của cơng ty XYZ là người khởi xướng dự án, chứ không chú trọng đến uy tín của cơng ty dự án là cơng ty sẽ vận hành dự án khi dự án đi vào hoạt động. Do vậy, khoản tài trợ cho dự án này không được xem là khoản tài trợ dự án theo nghĩa “thực” mà chỉ là phương thức tài trợ truyền thống

<i>do nó khơng thoả mãn được điều kiện chính của định nghĩa tài trợ dự án là “uy tín của </i>

<i>công ty dự án không phải là yếu tố quan trọng” để quyết định tài trợ. </i>

Ngoài phương thức tài trợ truyền thống nói trên, cơng ty XYZ có thể tìm kiếm khoản tài trợ bằng cách khác. Cơng ty XYZ có thể liên doanh với cơng ty khai thác khống sản khác để hình thành cơng ty liên doanh mới thực hiện dự án gọi là công ty dự án. Công ty dự án này sẽ là người vay và chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn góp của hai bên liên doanh. Điều này có nghĩa là hai bên liên doanh sẽ không chịu trách nhiệm về những thiệt hại vượt quá vốn góp của họ vào công ty dự án. Do vậy, ngân hàng không thể thưa kiện dựa vào tài sản của công ty XYZ hay bên liên doanh do việc công ty dự án khơng hồn trả được nợ vay. Ngồi việc dựa vào mức độ góp vốn ban đầu của những người khởi xướng cho dự án thì việc ngân hàng đồng ý cho vay dự án này vay hay không chỉ có thể dựa vào sự hài lịng về khả năng thành công của dự án và tin tưởng rằng dự án sẽ sinh ra đủ tiền để hoàn trả nợ vay. Nói cách khác, theo định nghĩa tài trợ dự án, ngân hàng sẽ xem xét chủ yếu dòng tiền và thu nhập của dự án đóng vai trị là nguồn hồn trả nợ vay và nói chung khơng dựa vào uy tín của cơng ty dự án.

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<small>3 </small>

Từ định nghĩa và ví dụ 1-1 trên đây, chúng ta nhận thấy rằng, trong tài trợ dự án, các ngân hàng sẽ không căn cứ vào hỗ trợ tín dụng của những người khởi xướng mà chỉ chú trọng vào việc thực hiện dự án. Nói cách khác, trong tài trợ dự án, người cho vay chỉ xem xét đến dòng tiền và thu nhập của dự án và uy tín của cơng ty dự án không phải là nhân tố quan trọng.

<i><b>1.1.2 Phân Biệt Tài Trợ Dự Án và Tài Trợ Truyền Thống </b></i>

<small>Chúng ta có thể mơ hình hố sự khác giữa tài trợ dự án và tài trợ truyền thống thông qua Hình 1-1 dưới đây. </small>

<b>Hình 1-1. Sự khác nhau giữa Tài Trợ Dự Án và Tài Trợ Truyền Thống</b>

Từ Hình 1-1 cho thấy, trong tài trợ truyền thống, người khởi xướng vừa đóng vai trị là chủ đầu tư, vừa đóng vai trị là người vay nợ các ngân hàng để thực hiện dự án và cam kết chịu toàn bộ trách nhiệm nợ với các ngân hàng bất kể dự án đầu tư thành công hay thất bại. Ngược lại, trong tài trợ dự án, những người khởi xướng chỉ đóng vai trị là các cổ đơng của công ty dự án và công ty dự án mới là người có trách nhiệm đi vay và có trách nhiệm hồn trả nợ vay cho các ngân hàng. Nói cách khác, cơng ty dự án hồn tồn độc lập về pháp lý và tài chính đối với người khởi xướng.

<small>Vốn vay Trách </small>

<small>nhiệm nợ Trách </small>

<small>nhiệm nợ </small>

<small>Vốn vay & Vốn cổ phần </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

<small>4 </small>

<b>Bảng 1-1. Tài Trợ Dự Án và Tài Trợ Truyền Thống </b>

<b><small>Tiêu chí Tài trợ truyền thống Tài trợ dự án </small></b>

<small>Tổ chức • Các cơng ty thường tổ chức dưới hình thức cơng ty cổ phần. • Dịng tiền từ các hoạt động của </small>

<small>cơng ty được gộp lại với nhau. </small>

<small>• Ngồi hình thức cơng ty cổ phần thì hình thức cơng ty trách nhiệm hữu hạn hoặc cơng ty hợp danh cũng có thể được sử dụng. • Dịng tiền và tài sản của dự án </small>

<small>được tách riêng so với công ty khởi xướng. </small>

<small>Quản lý và kiểm sốt </small>

<small>• Trách nhiệm quản lý và kiểm soát chủ yếu thuộc về ban giám đốc và hội đồng quản trị. </small>

<small>• Mức độ kiểm sốt của ngân hàng cao hơn. </small>

<small>• Các hợp đồng nợ và việc tách biệt tài sản giúp nâng cao tính minh bạch đối với nhà đầu tư vào dự án. Quản lý rủi ro • Đơn vị cho vay được quyền truy </small>

<small>địi cơng ty khởi xướng trong trường hợp dự án thất bại. </small>

<small>• Rủi ro được giảm thiểu thơng qua sự đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh của cơng ty khởi xướng. • Chỉ một số rủi ro có thể được </small>

<small>• Việc tài trợ có thể được dàn xếp nhanh chóng. </small>

<small>• Các nguồn vốn nội sinh có thể đủ tài trợ. </small>

<small>• Chi phí thơng tin và chi phí giao dịch cao, tốn kém nhiều thời gian. • Nguồn vốn nội bộ của đơn vị khởi </small>

<small>xướng là khơng đủ. Dịng tiền rịng • Ban quản lý có quyền quyết định </small>

<small>đối với dịng tiền rịng tạo ra. </small>

<small>• Ban quản lý có ít quyền quyết định và thường được phân phối cho cổ đông theo hợp đồng. </small>

<small>Khả năng vay nợ • Giới hạn trong năng lực của cơng ty khởi xướng. </small>

<small>• Cao hơn, phụ thuộc vào nhu cầu của dự án. </small>

<small>• Tận dụng hiệu quả lợi thế của lá chắn thuế từ lãi vay. </small>

<small>Người khởi xướng suy yếu </small>

<small>• Dự án sẽ bị ảnh hưởng. </small> <sup>• Dự án sẽ khơng bị ảnh hưởng. </sup>

<small>Đơn vị khởi xướng </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

<small>5 </small>

<b>1.1.3 Đặc Điểm của Tài Trợ Dự Án </b>

Từ thực tiễn tài trợ dự án cho thấy tài trợ dự án có các đặc điểm sau đây:

 Tài trợ dự án được sử dụng để tài trợ vốn cho những dự án lớn, có khả năng đứng độc lập về mặt kinh tế và pháp lý thơng qua hình thức thành lập một cơng ty riêng biệt được gọi là công ty dự án, khác với tài trợ truyền thống là tài trợ cho các chủ đầu tư đã được thành lập và đang hoạt động để thực hiện các dự án đầu tư mở rộng hay đổi mới, cải tiến máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ…

 Một hay nhiều nhà thầu được thuê để xây dựng dự án, một hay nhiều công ty được thuê để quản lý, vận hành hay bảo trì sau khi dự án đi vào hoạt động. Đặc điểm này hiếm khi xảy ra đối với các khoản tài trợ truyền thống do các dự án không được cấu trúc thành một tổ chức kinh tế độc lập và thường được quản lý bởi chủ đầu tư.

 Các ngân hàng, định chế tài chính phi ngân hàng cho công ty dự án vay tiền thường với tỷ lệ nợ cao. Tỷ lệ tài trợ cho các dự án theo phương thức tài trợ dự án thường đạt từ 75 – 80% nhu cầu vốn đầu tư của dự án. Đơi khi, tỷ lệ này có thể đạt từ 90 – 100% tổng nhu cầu vốn đầu tư của dự án. Việc hoàn trả nợ gốc và lãi được dựa hồn tồn vào dịng tiền của dự án. Tài sản của dự án được dùng làm vật thế chấp cho khoản vay. Trong khi đó, với các khoản tài trợ truyền thống, những người cho vay có thể yêu cầu người vay phải tham gia vốn chủ sở hữu với các tỷ lệ cao hơn và có thể phải dùng các tài sản khác để bảo đảm cho những người cho vay.

 Công ty dự án có thể tham gia các hợp đồng bảo hiểm khác nhau để bảo hiểm các rủi ro của dự án, trong khi đối với các khoản tài trợ truyền thống, chủ đầu tư thường không buộc phải tham gia vào nhiều hợp đồng bảo hiểm khác nhau.

 Các ngân hàng sẽ không căn cứ vào uy tín của những người khởi xướng hay của cơng ty dự án mà chỉ chú trọng vào tính khả thi của việc thực hiện dự án để đưa ra quyết định tài trợ, bởi vì khoản tài trợ thì thường khơng có truy địi đối với những người khởi xướng và cơng ty dự án khơng có các tài sản nào khác ngồi tài sản hình thành từ vốn vay.

 Cần có các chuyên gia đánh giá về phương diện kỹ thuật và tài chính của dự án một cách tỉ mỉ trước khi ký kết khoản vay và theo dõi thường xuyên triển vọng của dự án sau khi khoản vay đã được ký kết. Điều này là do tài trợ dự án thường có mức độ rủi ro về việc không thu hồi được số tiền đã tài trợ cao hơn đối với những người cho vay nếu so với các khoản tài trợ truyền thống. Mặt khác, khoản tài trợ dự án thường là tài trợ miễn truy đòi trong giai đoạn hoạt động trong khi tài trợ truyền thống là tài trợ truy đòi toàn bộ đối với những người khởi xướng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

<small>6 </small>

 Chứng từ vay và bảo đảm phức tạp do tính phức tạp của các cấu trúc so với phương thức tài trợ truyền thống. Lãi và phí chính vì thế cũng cao hơn các khoản tài trợ truyền thống, do việc các nhà tài trợ tốn kém chi phí cho việc thẩm định và thuê mướn các nhà tư vấn và các chuyên gia kỹ thuật nhiều hơn so với phương thức tài trợ truyền thống, thêm nữa, họ có thể gánh chịu thêm rủi ro so với tài trợ truyền thống. Bảng 1-1 cho thấy các đặc điểm khác của tài trợ dự án khác với tài trợ truyền thống.

<i><b>1.1.4 Các Loại Tài Trợ Dự Án </b></i>

Căn cứ vào mức độ truy đòi, tài trợ dự án được chia thành tài trợ truy đòi giới hạn hoặc tài trợ miễn truy đòi.

<b>Tài trợ miễn truy địi </b>

Tài trợ miễn truy địi (Non Recourse Finance) có nghĩa là khơng có truy địi đến các tài sản của những người khởi xướng dự án. Tài trợ dự án miễn truy địi phụ thuộc hồn tồn vào giá trị của dự án hơn là phụ thuộc vào uy tín của những người khởi xướng dự án. Thẩm định tín dụng vì thế căn cứ chủ yếu vào dịng tiền kỳ vọng của dự án và không căn cứ chủ yếu vào uy tín của những người khởi xướng dự án. Trong trường hợp như vậy, những người khởi xướng khơng có trách nhiệm pháp lý trực tiếp để hoàn trả nợ gốc và lãi cho những người cho vay. Nói cách khác, tất cả rủi ro sẽ được gánh chịu bởi những người cho vay nếu như dự án khơng trả được nợ.

<b>Tài trợ truy địi giới hạn </b>

Tài trợ truy đòi giới hạn (Limitted Recourse Finance) có nghĩa là những người khởi xướng được giới hạn về những nghĩa vụ và trách nhiệm giới hạn đối với những người cho vay. Chẳng hạn, những người cho vay nhận thấy rằng, có những rủi ro thật sự đang tồn tại trong giai đoạn xây dựng của dự án, họ sẽ truy địi tồn bộ đối với người khởi xướng hoặc yêu cầu những người khởi xướng dự án sẽ góp thêm vốn chủ sở hữu. Những kỹ thuật khác tùy theo thương lượng giữa ngân hàng đại diện và những người khởi xướng cũng có thể xảy ra.

Truy đòi bao nhiêu là cần thiết được xác định dựa trên những đặc tính riêng có của dự án. Rủi ro của dự án và việc có thêm những hỗ trợ từ những người khởi xướng sẽ tác động trực tiếp đến biên dạng rủi ro của dự án, cũng như là kế hoạch dàn xếp cho vay hợp vốn.

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

<small>7 </small>

<b>Hình 1-2. Mức Độ Rủi Ro của Người Khởi Xướng trong Các Loại Tài Trợ</b>

<b>1.2 ĐIỀU KIỆN CỦA TÀI TRỢ DỰ ÁN </b>

Để tài trợ dự án có thể được thực hiện thì dự án cần đáp ứng được các điều kiện sau:

<b>1.2.1 Mức Độ Khả Thi về Thị Trường, Công Nghệ và Quản Lý Dự Án ở Mức Cao và Ổn Định. </b>

Để ngân hàng có thể cho vay với tỷ lệ tài trợ nợ cao, dự án bắt buộc phải khả thi về mọi mặt. Đặc biệt, khi dự án được hoàn thành, nhu cầu của thị trường đối với sản phẩm của dự án vẫn còn cao và kéo dài trong suốt tuổi thọ của dự án.

<b><small>Truy đòi giới hạn </small></b>

<b><small>Miễn truy địi </small></b>

<b><small>Truy địi tồn bộ </small></b>

<small>Chủ nợ miễn truy địi đối với cơng ty khởi xướng </small>

<small>Người khởi xướng bị truy đòi truy đòi một phần trên cân đối kế tốn </small>

<small>Người khởi xướng chịu tồn bộ rủi ro tín dụng trên cân đối kế tốn của họ </small>

<b><small>Cam kết của công ty khởi xướng </small></b>

<b><small>Tài trợ dự án </small></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

<small>8 </small>

<b>1.2.2 Các Rủi Ro của Dự Án Có Thể Xác Định Được </b>

Các dự án trong tài trợ dự án có rủi ro cao. Tuy nhiên, khi xác định được các rủi ro có thể xảy ra đối với dự án, cơng ty dự án có thể thực hiện được các công tác quản trị rủi ro tốt hơn giúp dự án trở nên an toàn.

<b>1.2.3 Nguồn Tài Trợ Được Đảm Bảo </b>

Các dự án phải đảm bảo được khả năng tiếp cận được nguồn vốn trong suốt thời gian của dự án. Ví dụ như dự án Cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận trì trệ trong nhiều năm liền do các khó khăn về đảm bảo nguồn vốn.

<b>1.2.4 Tính Ổn Định về Chính Trị </b>

Vì dự án có tuổi thọ dài nên cần phải có sự ổn định về chính trị tại nơi đặt dự án. Ví dụ như Việt Nam là một trong những quốc gia được đánh giá là có sự ổn định về mặt chính trị nên đã thu hút được nhiều tổ chức tài chính quốc tế tham gia tài trợ cho nhiều dự án hạ tầng ở Việt nam trong thời gian qua.

<b>1.3 LỢI ÍCH VÀ BẤT LỢI CỦA TÀI TRỢ DỰ ÁN 1.3.1 Lợi Ích của Tài Trợ Dự Án </b>

<b>Miễn truy đòi/Truy đòi giới hạn. Tài trợ dự án miễn truy địi khơng tác động </b>

lớn đến nghĩa vụ bảo đảm hoàn trả nợ dự án của những người khởi xướng dự án. Do đó khơng có tác động bất lợi đến cấu trúc tài chính và xếp hạng tín nhiệm của những người khởi xướng.

<b>Hạch tốn ngoại bảng. Lý do chính cho việc lựa chọn tài trợ dự án là để tách </b>

riêng rủi ro của dự án ra khỏi bảng cân đối của người khởi xướng để những thất bại của dự án không gây thiệt hại đến tình hình tài chính của người khởi xướng/những người sở hữu. Mặt khác, sử dụng nợ sẽ có thuận lợi cho những người khởi xướng dự án thay vì phát hành thêm cổ phần sẽ làm pha loãng vốn sở hữu của những người khởi xướng.

<b>Tránh được các điều khoản giới hạn của các giao dịch khác. Bởi vì dự án </b>

được tài trợ độc lập và tách bạch với những hoạt động và dự án khác của những người khởi xướng, các điều khoản giới hạn hiện tại không được áp dụng đối với những khoản tài trợ dự án. Một khoản tài trợ dự án cho phép những người khởi xướng dự án tránh được những điều khoản giới hạn, chẳng hạn như những điều khoản và các tỷ lệ đảm đảm nợ để tránh vỡ nợ trong các hợp đồng và các điều khoản ràng buộc hiện tại của người khởi xướng.

<b>Tận dụng ưu đãi thuế. Tài trợ dự án thường được thực hiện bằng việc xem xét </b>

lợi ích thuế. Giảm thuế và miễn thuế cho đầu tư vốn có thể khuyến khích lựa chọn cấu

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

<small>9 </small>

trúc tài trợ dự án. Những dự án mà ký kết hợp đồng cung ứng dịch vụ cho một cơng ty nhà nước có thể sử dụng những ưu đãi này để làm tăng lợi nhuận của công ty dự án.

<b>Tận dụng những điều khoản tài trợ . Các cấu trúc tài trợ có thể làm tăng thêm </b>

hồ sơ rủi ro và vì thế có thể đạt được mức giá tốt hơn hoàn toàn mức đạt được của hồ sơ rủi ro của những người khởi xướng.

<b>Chia sẻ rủi ro. Phân bổ rủi ro trong một cấu trúc tài trợ dự án cho phép người </b>

khởi xướng phân chia rủi ro cho tất cả các bên tham gia dự án, kể cả người cho vay. Phân bổ rủi ro có thể làm tăng khả năng thành cơng của dự án bởi vì mỗi bên tham gia dự án chấp nhận rủi ro nào đó. Tuy nhiên, nhiều cơng ty tham gia có thể dẫn đến những người khởi xướng và những người tiêu dùng cuối cùng phải gánh chịu thêm chi phí, những người tiêu dùng sẽ được phục vụ tốt hơn bởi các dịch vụ công tốt hơn.

<b>Thế chấp giới hạn đối với tài sản của dự án. Các khoản tài trợ dự án miễn truy </b>

đòi chỉ dựa trên việc thế chấp từ tài sản của dự án. Thông thường là vậy, tuy nhiên, thỉnh thoảng thì truy địi giới hạn đối với tài sản của người khởi xướng cũng được yêu cầu như là một phương cách khuyến khích tài trợ dự án.

<b>Những người cho vay thích tham gia vào quá trình thực hiện dự án hơn là tịch biên tài sản trừ nợ. Hình thức miễn truy địi hay truy địi giới hạn của tài trợ dự </b>

án có nghĩa là thế chấp được giới hạn giá trị trong trường hợp phá sản. Do đó, nếu dự án khó khăn về thực hiện, cơ hội tốt nhất là tìm kiếm một tình huống hoạt động hơn là tịch biên tài sản trừ nợ. Những người cho vay vì lẽ đó sẽ thích hợp tác thực hiện hơn để giảm thiểu thiệt hại.

<b>1.3.2 Bất Lợi của Tài Trợ Dự Án </b>

<b>Sự phức tạp của phân bổ rủi ro.Tài trợ dự án có nhiều giao dịch phức tạp liên </b>

quan nhiều bên tham gia với nhiều lợi ích khác nhau. Điều này dẫn đến sự xung đột lợi ích phân chia rủi ro trong số các bên tham gia và quá trình thương lượng bị kéo dài và tăng thêm phụ phí cho bên thứ ba chấp nhận rủi ro.

<b>Tăng thêm rủi ro của người cho vay. Bởi vì ngân hàng không phải là những </b>

người nhận lấy rủi ro vốn chủ sở hữu, cho nên, có thể làm tăng thêm rủi ro tín dụng đến mức có thể chấp nhận đã được giới hạn. Điều này cũng cần quá trình tư vấn chuyên nghiệp bởi những luật sư, kỹ sư và các chuyên gia tư vấn chuyên nghiệp khác.

<b>Lãi và phí cao hơn. Lãi vay trên khoản tài trợ có thể cao hơn các khoản cho vay </b>

trực tiếp đã thực hiện đối với người khởi xướng bởi vì cấu trúc tài trợ phức tạp và chứng từ nhiều hơn. Tài trợ dự án thường đắc hơn cho vay truyền thống bởi vì:

 Thời gian tiêu tốn bởi những người cho vay, các chuyên gia kỹ thuật và các luật sư để đánh giá dự án và phát thảo chứng từ vay phức tạp;

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

<small>10 </small>

 Gia tăng bảo đảm bằng bảo hiểm, đặc biệt là bảo hiểu rủi ro chính trị;

 Chi phí thuê mướn chuyên gia kỹ thuật theo dõi tiến trình và hợp đồng vay;

 Phí tổn phải chịu bởi người cho vay và các bên khác do việc ước đoán rủi ro tăng thêm.

<b>Giám sát chặt chẽ của người cho vay. Để bảo vệ chính họ, những người cho </b>

vay muốn giám sát một cách chặt chẽ việc quản lý và vận hành của dự án. Sự giám sát này bao gồm giám sát của các kỹ sư và các tư vấn của người vay, báo cáo xây dựng, theo dõi tiến trình xây dựng và thực hiện kỹ thuật, cũng như là các hợp đồng tài trợ để đảm bảo rằng tiền tài trợ khơng bị chạy ra khỏi dự án. Tiến trình giám sát của người vay để bảo đảm rằng quá trình xây dựng và hoạt động như đúng kế hoạch đã lập bởi vì giá trị dự án chủ yếu do dịng tiền sinh ra từ hoạt động thành cơng của dự án.

<b>Yêu cầu báo cáo người cho vay. Những người cho vay sẽ yêu cầu công ty dự </b>

án cung cấp các số liệu tài chính và thơng tin kỹ thuật một cách rõ ràng để cho phép họ theo dõi tiến trình dự án. Báo cáo này bao gồm các báo cáo tài chính, báo cáo tạm thời, báo cáo tiến độ kỹ thuật, sự trì hỗn và khối lượng đã sửa chữa, và các thông báo khác chẳng hạn sự kiện vỡ nợ.

<b>Tăng thêm các bảo đảm bằng bảo hiểm. Hình thức miễn truy địi của tài trợ dự </b>

án đồng nghĩa với việc giảm thiểu rủi ro thông qua các tỷ lệ bảo hiểm thương mại có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, điều này có thể làm tăng thêm chi phí, chính việc tăng chi phí sẽ làm tăng thêm các hợp đồng bảo hiểm rủi ro khác chẳng hạn như bảo hiểm giá cả và hợp vốn thành cơng.

<b>Chi phí giao dịch có thể cao hơn lợi ích. Sự phức tạp của các hợp đồng tài trợ </b>

dự án có thể dẫn đến chi phí giao dịch cao hơn lợi ích của cấu trúc tài trợ dự án. Thời gian tiêu tốn cho hình thức thương lượng giữa các bên tham gia và các cơ quan của chính phủ khác nhau, các điều khoản hạn chế, kiểm soát giới hạn các tài sản của dự án, và chi phí pháp lý tăng thêm có thể làm cho báo cáo chi phí giao dịch không khả thi.

<b>1.4 LỊCH SỬ CỦA TÀI TRỢ DỰ ÁN </b>

<i><b>1.4.1 Lịch Sử của Tài Trợ Dự Án trên Thế Giới </b></i>

Hầu hết mọi người nghĩ rằng tài trợ dự án xảy ra gần đây nhưng lịch sử của nó khơng phải hàng trăm mà là hàng ngàn năm. Một trong những ứng dụng được ghi nhận sớm nhất của tài trợ dự án là sau 1299, khi Crown đăng ký khoản vay với ngân hàng bán bn Florentine cho mục đích khác thác mỏ bạc Devon. Ngân hàng đã chấp nhận hợp đồng mua 1 năm cho tất cả sản lượng khai thác mỏ đổi lại thanh tốn tồn bộ chi phí mà khơng có truy đòi đối với Crown nếu như giá trị hay sản lượng mỏ khai thác thấp hơn kỳ vọng. Ngày nay, loại cho vay này được gọi là cho vay thanh toán sản phẩm.

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

<small>11 </small>

Các cuộc thám hiểm thăm dò thương mại đầu thế kỷ 17 và 18 cũng được tài trợ dựa trên dự án. Các nhà đầu tư cung cấp tiền cho công ty Dutch East India và công ty Britist Dutch East India. Theo thời gian, do các hình thức khác trở nên phổ biến hơn, các công ty giảm bớt sử dụng tài trợ dự án.

Một vài ứng dụng tài trợ dự án sớm nhất ở Mỹ là ở lĩnh vực tài nguyên thiên nhiên và bất động sản. Vào những năm 1930, “Wilcat” nhà thám hiểm ở Texas và Oklahoma đã sử dụng cho vay thanh toán sản phẩm để tài trợ cho những dự án khai thác dầu hỏa. Tương tự, những người phát triển bất động sản đã xây dựng và tài trợ cho nhiều tài sản thương mại đứng độc lập trong thế kỷ 20 dựa trên cơ sở dự án. Trong cả hai trường hợp, những người cho vay chỉ truy đòi giới hạn đối vơi dự án.

Suốt những năm 1970, tài trợ dự án bắt đầu phát triển thành hình thức hiện đại, tham gia vào nhiều cuộc tìm kiếm nguồn tài nguyên thiên nhiên rộng khắp và tham gia vào việc làm tăng giá năng lượng và nhu cầu tìm kiếm nguồn năng lượng thay thế. Cơng ty dầu hỏa Anh cần thêm 495 triệu bảng cho một dự án vào đầu những năm 1970 để khai thác “Forties Field” ở Biến Bắc. Cùng khoảng thời gian đó, Freeport Minerals đã tài trợ cho dự án mỏ đồng Ertsberg ở Indonesia, trong khi đó Conzinc Riotionto của Úc đã tài trợ cho dự án mỏ đồng Bougainville ở Papua New Guinea.

Sự xuất hiện của tài trợ dự án hiện đại đã thực sự bắt đầu, bởi hầu hết các khoản tài trợ vào đầu những năm 1980 ở Mỹ đã mở rộng sang lĩnh vực xây dựng các nhà máy điện năng lượng mới. Sự kiên trì giá năng lượng cao trong suốt những năm 1970 đã thúc đẩy Quốc hội Mỹ thông qua đạo luật quy định chính sách dịch vụ cơng ích (PURPA) vào năm 1978 như một cách khuyến khích đầu tư vào các nhà máy năng lượng thay thế. Đạo luật này yêu cầu các công ty dịch vụ cơng ích địa phương mua tất cả sản phẩm đầu ra từ các nhà sản xuất có chất lượng theo hợp đồng dài hạn. Tài trợ dự án đã trở thành một cấu trúc được lựa chọn để tài trợ các nhà máy điện mới với các hợp đồng mua điện dài hạn. Nhà đầu tư vốn chủ sở hữu tạo mới các công ty độc lập để sở hữu các nhà máy điện và đã tài trợ miễn truy đòi. Những nhà máy này được gọi là các nhà sản suất điện độc lập (IPPs).

Tài trợ dự án thu hút đặc biệt đối với các IPP bởi vì nó cung cấp nợ giới hạn hoặc khơng truy địi đối với người khởi xướng. Những người cho vay hài lòng với các điều khoản được thỏa thuận bởi vì các IPP đã có dịng tiền dài hạn từ các cơng ty có uy tín. Trong suốt những năm 1980, tài trợ dự án được sử dụng tới hai phần ba trong tồng số các dự án đầu tư đã tài trợ, Vì lý do này, tài trợ dự án có tính thiết yếu tương tự như tài trợ năng lượng ở Mỹ đến đầu những năm 1990.

Tài trợ dự án hiện đại lúc đầu là sử dụng các trái phiếu đô thị miễn thuế ở khu vực công để tài trợ đường sá, các nhà máy xử lý nước, và các dự án hạ tầng khác. Trước những năm đầu 1990, nhiều đô thị bắt đầu kết nối tài trợ dự án với khu vực tư nhân.

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

<small>12 </small>

Khi mục tiêu được xác định là khuyến khích việc quản lý tốt hơn và khuyến khích chia sẻ rủi ro hiệu quả hơn, những cấu trúc công-tư được sử dụng để mở rộng sự hợp tác do ngân sách chính phủ bị giới hạn.

Quan hệ đối tác công tư (được việt tắt là PPP) đã trở nên phổ biến trong những năm gần đây. Chẳng hạn Vương quốc Anh đã thiết lập sáng kiến tài trợ tư nhân (PFI) vào năm 1992 bao gồm việc tài trợ và quản lý các dự án hạ tầng khu vực tư nhân. Trước năm 1999, Vương Quốc Anh đã ký các hợp đồng cho hơn 250 dự án PFI với tổng giá trị 16 tỷ bảng Anh. Trên cơ sở những thành công của nó, chính phủ Anh đã xác định hơn 1000 dự án khác thuộc chương trình PFI, bao gồm các kế hoạch đối với bệnh viện, trường học, và nhà tù. Trong những năm gần đây, nhiều nước như Úc, Ailen, Ý và Nam Phi đã thành lập chương trình PFI tương tự.

Từ đầu những năm 1990, tư nhân hóa và tồn cầu hóa đã khuyến khích việc sử dụng tài trợ dự án ở các các nước đang phát triển và các nước phát triển. Tư nhân hóa các công ty nhà nước đã trở nên phổ biến hơn, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Từ 1990 đến 1996, doanh số tư nhân hóa ở những thị trường mới nổi tổng cộng hơn 155 tỷ USD, đạt 25 tỷ USD chỉ trong năm 1996. Khi các chính phủ quan tâm đến kinh doanh, các công ty tư nhân đã tham gia để lắp đầy chỗ trống. Các công ty tư nhân mới như YPF (công ty gas và dầu sở hữu nhà nước ở Argentina) đã sử dụng tài trợ dự án để tài trợ cho nhiều dự án khác nhau. Cuối cùng, tồn cầu hóa thị trường sản phẩm đã làm tăng quy mô lấp đầy cho nhiều ngành công nghiệp, khi mà sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên hiện tại đã thúc đẩy các cơng ty tìm đến các nơi xa hơn để tìm kiếm các nguồn tài nguyên mới.

Kết quả của những thay đổi này, những người khởi xướng đã bắt đầu sử dụng tài trợ dự án cho nhiều loại tài sản khác nhau ở nhiều quốc gia khác nhau. Tài trợ dự án khơng cịn nhiều đối với các dự án năng lượng ở Mỹ. Chẳng hạn như khoản tài trợ 3,7 tỷ USD cho nhà máy năng lượng Paiton ở Indonneisa (1996), 217 triệu USD đường óng dẫn dầu Certragas ở Colombia (1994), 57 triệu USD mỏ vàng Andocollo ở Chi lê (1994), 1,6 tỷ USD dự án viễn thông FLAG (1995), và 3,4 tỷ USD đường cao tốc Bắc Nam Malaysia.

<b>1.4.2 Tài Trợ Dự Án ở Các Thị Trường Đang Phát Triển </b>

<i><b>Ấn Độ </b></i>

Nhận thức được các lợi ích của mơ hình đối tác cơng tư (PPP), từ những năm 1990 cho đến nay, Ấn Độ là quốc gia Châu Á đã áp dụng PPP rộng rãi cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng. Tại cuộc hội thảo về cấu trúc PPP trong đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng của Ấn Độ vào tháng 4/2006, ơng Montek Singh Ahluwalia – Phó Chủ tịch Ủy ban Kế hoạch Đầu tư Ấn Độ đã đánh giá rằng, sự tham gia của nguồn vốn tư nhân và

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

<small>13 </small>

cách quản lý hiệu quả của họ, với những kỹ thuật tiên tiến đã thực hiện đánh giá tốt hơn về rủi ro thị trường, ước lượng được những thay đổi trong nhu cầu và đề ra những giải pháp phù hợp, do đó, làm cho tính hữu dụng của các cơng trình dự án tăng lên và hiệu quả hơn, giải phóng áp lực cho nguồn vốn của chính phủ và tận dụng được các nguồn vốn khác trong xã hội.

<i><b>Trung Quốc </b></i>

Cũng như nhiều nền kinh tế khác, chính phủ Trung Quốc cũng khơng đủ ngân sách để đầu tư cho hệ thống hạ tầng giao thông đang bùng nổ ở quốc tỉ dân này. Vì thế, nhiều dự án giao thông đường bộ đã được thực hiện theo cấu trúc PPP.

Theo nghiên cứu của Qiao và các cộng sự về các dự án PPP được thực hiện tại Trung Quốc trong thời gian qua thì các nhân tố sau đây đã tạo nên tính thành cơng cho các dự án đó là dự án phù hợp, kinh tế – chính trị ổn định, mức thuế phù hợp, phân bổ rủi ro hợp lý, lựa chọn các nhà thầu phụ phù hợp, kiểm soát và quản lý các dự án một cách chặt chẽ, chuyển nhượng công nghệ mới. Tuy nhiên, cơ cấu tài trợ của nhiều dự án đường bộ theo hình thức PPP ở Trung Quốc là dựa trên các khoản vay và trái phiếu quốc tế, điều này tạo ra rủi ro tỷ giá cho Chính phủ, mức phí thu cao so với thu nhập bình qn đầu người. Do đó, các lợi ích kinh tế và tài chính để tạo tính hấp dẫn cho đầu tư vẫn chưa đạt được.

<i><b>Việt Nam </b></i>

Ở Việt Nam, tài trợ dự án cũng đã được thực hiện từ thập niên 90 thế kỷ XX dưới hình thức các dự án BOT (Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao), BTO (Xây dựng – Chuyển giao – Kinh doanh) và BT (Xây dựng – Chuyển giao). Nghị định đầu tiên của chính phủ về hình thức đầu tư theo mơ hình PPP là Nghị định 87/CP ngày 23 tháng 11 năm 1993 về quy chế đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT áp dụng đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Các doanh nghiệp Việt Nam muốn tham gia vào các Hợp đồng BOT phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép. Nghị định này không quy định về việc tham gia vốn nhà nước vào các dự án BOT với các nhà đầu tư nước ngồi mà chỉ có các quy định về ưu đãi và bảo đảm đầu tư của nhà nước.

Đến năm 1997, Chính phủ ban hành Nghị định 77/CP về Quy chế đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT áp dụng cho đầu tư trong nước. Nghị định này quy định nguồn vốn thực hiện dự án BOT có thể bao gồm vốn góp của ngân sách nhà nước và vốn góp của doanh nghiệp, cá nhân, kể cả vốn vay trong và ngoài nước.

Đến năm 1998, Chính phủ ban hành Nghị định 62/1998/NĐ-CP về quy chế đầu tư theo hợp đồng BOT, hợp đồng BTO và hợp đồng BT áp dụng cho đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thay thế Nghị định 87/CP. Nghị định này cũng khơng quy định gì về việc

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

Đến năm 2009, chính phủ ban hành Nghị định 108/2009/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2009 về đầu tư theo hình thức Hợp đồng BOT, Hợp đồng BTO, Hợp đồng BT thay thế Nghị định 78/2007/NĐ-CP quy định tỷ lệ vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư không được thấp hơn 15% tổng vốn đầu tư. Đối với dự án có tổng vốn đầu tư trên 1.500 tỷ đồng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu không được thấp hơn 10% đối với phần vốn trên 1.500 tỷ đồng. Tổng vốn nhà nước tham gia thực hiện dự án không được vượt quá 49% tổng vốn đầu tư của dự án. Đồng thời nguồn vốn hỗ trợ thực hiện của Nhà nước khơng tính vào tổng vốn đầu tư của dự án.

Một dấu mốc đánh dấu việc thí điểm thực hiện các dự án PPP theo cơ chế mới ở Việt Nam là vào ngày 9 tháng 11 năm 2010, Thủ tướng chính phủ đã ký Quyết định số 71/2010/QĐ-TTg về việc ban hành quy chế thí điểm đầu tư theo hình thức PPP. Theo đó mơ hình PPP được hiểu là việc Nhà nước và nhà đầu tư cùng phối hợp thực hiện dự án phát triển kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ công trên cơ sở hợp đồng dự án. Cũng theo Quyết định 71/2010/QĐ-TTg thì để thực hiện đầu tư theo hình thức PPP, nhà đầu tư phải có vốn đầu tư tham gia tối thiểu là 70% tổng mức đầu tư của dự án (trong đó phần vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư trong dự án phải đảm bảo tối thiểu bằng 30% phần vốn của khu vực tư nhân tham gia dự án). Nhà đầu tư có thể huy động vốn vay thương mại và các nguồn vốn khác (khơng có bảo lãnh của chính phủ) tới mức tối đa bằng 70% phần vốn của khu vực tư nhân tham gia dự án. Phần tham gia của Nhà nước không vượt quá 30% tổng mức đầu tư của dự án (trừ trường hợp khác do Thủ tướng chính phủ quyết định). Phần tham gia của Nhà nước là tổng hợp các hình thức tham gia của Nhà nước bao gồm: Vốn nhà nước, các ưu đãi đầu tư, các chính sách tài chính có liên quan, được tính trong tổng mức đầu tư (tổng vốn đầu tư) của dự án. Tuy nhiên, phần tham gia của Nhà nước khơng phải là phần góp vốn chủ sở hữu trong doanh nghiệp dự án, không gắn với quyền được chia lợi nhuận từ nguồn thu của dự án.

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

<small>15 </small>

Đến ngày 14 tháng 02 năm 2015, chính phủ ban hành Nghị định số CP về đầu tư theo hình thức PPP thay thế Nghị định số 108/2009/NĐ-CP kể cả Nghị định số 24/2011/NĐ-CP ngày 05/4/2011 của Chính phủ sửa đổi một số điều của Nghị định số 108/2009/NĐ-CP và Quyết định số 71/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, thống nhất các hình thức đầu tư theo Hợp đồng BOT, BTO và BT là các hình thức đầu tư theo mơ hình PPP cùng với các hình thức đầu tư khác như BOO (Xây dựng - Sở hữu - Kinh doanh), BTL (Xây dựng - Chuyển giao - Thuê dịch vụ) và BLT (Xây dựng - Thuê dịch vụ - Chuyển giao). Nghị định 15/2015/NĐ-CP đã tạo bước đột phá lớn khi xóa bỏ mức trần vốn nhà nước tham gia vào thực hiện dự án PPP thay vì khơng vượt q 49% tổng vốn đầu tư của dự án như quy định tại Nghị định số 108/2009/NĐ-CP và không quá 30% tổng mức đầu tư (TMĐT) của dự án theo Quyết định 71/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ.

15/2015/NĐ-Đến ngày 04 tháng 5 năm 2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 63/2018/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức đối tác công tư để thay thế Nghị định 15/2015/NĐ-CP. Một trong những điểm mới của Nghị định số 63/2018/NĐ-CP là quy định về tỷ lệ vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư theo hướng tăng tỷ lệ vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư so với quy định tại Nghị định 15/2015/NĐ-CP như sau: Đối với dự án có tổng vốn đầu tư đến 1.500 tỷ đồng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư không được thấp hơn 20% tổng vốn đầu tư; đối với phần vốn từ trên 1.500 tỷ đồng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu không được thấp hơn 10% tổng vốn đầu tư. Như vậy, có thể thấy quy định mới hướng đến việc lựa chọn nhà đầu tư có năng lực tài chính vững vàng hơn so với trước, tránh được tình trạng nhà đầu tư dựa phần lớn vào vốn vay ngân hàng để thực hiện dự án, dễ dẫn đến những hệ lụy như mất khả năng thanh toán, “treo” hoặc làm đội vốn dự án, tăng thời gian khai thác dự án.

Một trong những dấu mốc đánh dấu lần đầu tiên Quốc Hội Việt Nam ban hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư vào ngày 18 tháng 6 năm 2020. Đạo luật này được xem là văn bản có tính pháp lý cao nhất để thúc đẩy hoạt động đầu tư và tài trợ dự án theo mơ hình đối tác cơng tư (PPP) phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Tiếp theo đó, vào ngày 04 tháng 5 năm 2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 35/2021/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, đồng thời, bãi bỏ Nghị định số 63/2018/NĐ-CP của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác cơng tư.

Về tình hình thực hiện tài trợ dự án tại các tổ chức tín dụng ở Việt Nam thì theo một nghiên cứu của Nguyễn Hồng Vĩnh Lộc (2013), các tổ chức tín dụng chỉ thật sự bắt đầu thực hiện tài trợ dự án cho các dự án đầu tư ở Việt Nam từ khoảng đầu những năm 2000. Một trong những dự án đầu tư đầu tiên được các tổ chức tín dụng nước ngồi thực hiện cấp tín dụng theo phương thức tài trợ dự án cho dự án đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài ở Việt Nam là Dự án Nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ 2.2 nằm trong khu

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

<small>16 </small>

trung tâm điện lực Phú Mỹ thuộc tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Dự án Nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ 2.2 được xem là một điển hình thành cơng của tài trợ dự án ở Việt Nam và nó được xem như là một hình mẫu cho việc vận dụng phương thức tài trợ dự án ở Việt Nam những năm sau đó.

<i><b>Các nước đang phát triển khác </b></i>

Ở các nước đang phát triển, cấu trúc PPP bắt đầu phổ biến từ đầu thập niên 1990, nhất là ở khu vực Mỹ Latinh. Theo số liệu thống kê của Ngân hàng Thế giới, trong 20 năm (1990-2009), đã có 4.569 dự án được thực hiện theo phương thức PPP ở các nước đang phát triển với tổng vốn cam kết đầu tư 1.515 tỉ đô la Mỹ. Con số này bao gồm cả việc tư nhân hóa các doanh nghiệp Nhà nước.

Tổng mức đầu tư nêu trên chỉ tương đương với 1% GDP của các nước đang phát triển trong hai thập kỷ qua. Với mức đầu tư cho cơ sở hạ tầng vào khoảng 5-6% GDP thì đầu tư theo phương thức PPP chỉ chiếm khoảng 20%. Đây là một con số khá khiêm tốn.

Xét về vùng lãnh thổ, phương thức PPP phổ biến nhất ở các nước Mỹ Latinh trong 20 năm qua. Ở thời kỳ đỉnh điểm, khu vực này chiếm đến 80% lượng vốn cam kết. Hiện nay, các nước này vẫn đang dẫn đầu thế giới. Đối với khu vực Đơng Á và Thái Bình Dương, phương thức này khơng có nhiều tiến triển.

Xét về cơ cấu đầu tư theo lĩnh vực, năng lượng và viễn thơng là hai ngành có tỷ trọng cao nhất. Tỷ phần của ngành giao thơng vận tải có xu hướng tăng trong thời gian gần đây, nhưng vẫn thấp hơn khá nhiều so với hai ngành trên. Loại trừ phần tư nhân hóa, các dự án đầu tư theo phương thức xây dựng sở hữu vận hành (BOO) chiếm hơn một nửa, phần còn lại là các dự án xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT). Ở các nước đang phát triển, phương thức nhượng quyền hay thuê vận hành chưa phổ biến, chủ yếu do hạn chế của các cơ sở pháp lý và chế tài xử lý của các cơ quan Nhà nước.

<i><b>1.4.3 Các Lĩnh Vực Sử Dụng Phổ Biến Phương Thức Tài Trợ Dự Án </b></i>

Trên thế giới, tài trợ dự án đã được thực hiện ở rất nhiều lĩnh vực khác nhau, nhưng tập trung chủ yếu ở các lĩnh vực như là cấp điện, giao thơng và dầu khí. Theo các số liệu đã được công bố, quy mô tài trợ dự án lĩnh vực cấp điện năm 2010 đạt xấp xỉ 73 tỷ USD và chiếm 35,21% tổng quy mơ tài trợ dự án trên tồn cầu. Sau lĩnh vực điện là lĩnh vực giao thông với quy mô tài trợ dự án ở lĩnh vực này đạt xấp xỉ 52,515 tỷ USD và chiếm 25,13% tổng quy mô tài trợ dự án trên toàn cầu. Nổi tiếng nhất trong số các khoản tài trợ dự án cho lĩnh vực giao thông trong giai đoạn này là khoản tài trợ cho dự án xây đường hầm giữa hai nước Anh và Pháp có chi phí đầu tư lên đến 12 tỷ bảng Anh. Đứng thứ ba về quy mô tài trợ dự án là lĩnh vực khai thác dầu khí với tổng vốn tài trợ đạt 25,950 tỷ USD và chiếm 12,47% tổng quy mô tài trợ dự án trên tồn cầu.

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

<small>17 </small>

Hình 1-3 dưới đây cho thấy quy mô tài trợ dự án ở các lĩnh vực trên phạm vi toàn cầu đến năm 2010.

<b>Hình 1-3. Quy Mơ Tài Trợ Dự Án Năm 2010 trong Các Lĩnh Vực </b>

Hình 1-4 dưới đây là những dự án tiêu biểu được tài trợ theo phương thức tài trợ dự án trên thế giới trong thời gian qua.

<b><small>STT Dự án Hình ảnh dự án Thông tin dự án </small></b>

<small>1 Thượng Hải, Trung Quốc – Todtown </small>

<b><small>Dự án Todtown - Thượng Hải, </small></b>

<i><b><small>Trung Quốc </small></b></i>

<b><small>Phân loại: Cấu trúc BOT </small></b>

<b><small>Địa điểm: Thượng Hải, Trung Quốc Chi phí đầu tư: 1,5 tỷ USD </small></b>

<b><small>Mục tiêu dự án: Xây dựng khu đô </small></b>

<small>thị phát triển hỗn hợp mới với 1.000 căn hộ, 1 trung tâm mua sắm rộng 1,3 triệu m2, 1,5 triệu m2 diện tích văn phịng, 1 trung tâm văn hóa rộng 50.000m2 </small>

<small>2 Tái xây dựng Ga Shibuya - Tokyo, Nhật Bản </small>

<b><small>Phân loại: Cấu trúc cho vay Địa điểm: Tokyo, Nhật Bản Chi phí đầu tư: nhiều tỷ USD Mục tiêu dự án: Thúc đẩy tái xây </small></b>

<small>dựng lại một trong những khu vực phát triển của thành phố, nhằm phục vụ cho việc Tokyo đăng cai Thế vận hội mùa hè năm 2020 </small>

<small>010,00020,00030,00040,00050,00060,00070,00080,000Nông lâm nghiệp</small><sup>Xử lý nước thải</sup>

<small>Xử lý nướcCơng nghiệpKhai khống</small>

<small>Hỏa dầuViễn thơng</small><sup>Giải trí</sup><small>Dầu khíGiao thơngĐiện</small>

<i><small>Nguồn: HSBC-2010</small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

<small>18 </small>

<b><small>Tái xây dựng Ga Shibuya - Tokyo, </small></b>

<i><b><small>Nhật Bản </small></b></i>

<small>3 Phát triển trạm phát điện Battersea - </small>

<small>London, Anh </small>

<b><small>Trạm phát điện Battersea - London, Anh </small></b>

<b><small>Phân loại: Cấu trúc BOT Địa điểm: London, Anh Chi phí đầu tư: 16,5 tỷ USD </small></b>

<b><small>Mục tiêu dự án: Nâng cấp Nhà máy </small></b>

<small>điện Battersea – trở thành trọng tâm của dự án lớn hơn ở khu phú Nine Elms của London. Dự án sẽ bao gồm khu dân cư và thương mại mới </small>

<small>sắt Crossrail London </small>

<i><b><small>Đường sắt Crossrail, London </small></b></i>

<b><small>Phân loại: Cấu trúc BOT Địa điểm: London, Anh Chi phí đầu tư: 23 tỷ USD </small></b>

<b><small>Mục tiêu dự án: Mở rộng dự án </small></b>

<small>đường sắt dưới lòng đất đầu tiên trên thế giới thêm 42 km và kết nôi 40 nhà ga </small>

<small>5 Cầu Hong Kong - Châu Hải – Macau </small>

<b><small>Cầu Hong Kong - Châu Hải, </small></b>

<i><b><small>Macau </small></b></i>

<b><small>Phân loại: Cấu trúc cho vay Địa điểm: Châu Hải, Macau Chi phí đầu tư: 10,6 tỷ USD </small></b>

<b><small>Mục tiêu dự án: Xây dựng hệ thống </small></b>

<small>cầu và hầm dưới biển dài 50km để kết nối 4 thành phố lớn dọc vùng đồng bằng sông Châu Giang, Trung Quốc </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

<small>19 </small>

<small>6 Khu vực Trung tâm Thương mại Thế giới – New york, Mỹ </small>

<b><small>Khu vực Trung tâm Thương mại </small></b>

<i><b><small>Thế giới - New York, Mỹ </small></b></i>

<b><small>Phân loại: Cấu trúc cho thuê Địa điểm: New York, Mỹ </small></b>

<b><small>Mục tiêu dự án: Xây dựng khu vực </small></b>

<small>Trung tâm Thương mại Thế giới, bao gồm các trung tâm thương mại lớn, đài tưởng niệm và bảo tàng 11/9, khu mua sắm, cơng viên, các tịa tháp, một nhà thờ nhỏ và trung tâm biểu diễn nghệ thuật </small>

<i><b> Hình 1-4. Tài Trợ Dự Án Tiêu Biểu trên Thế Giới </b></i>

<b>Tóm Tắt Chương </b>

Có nhiều định nghĩa về tài trợ dự án. Một trong những định nghĩa tiêu biểu về tài

<i>trợ dự án dùng được phát biểu như sau: “Tài trợ dự án là việc người cho vay xem xét </i>

<i>chủ yếu dòng tiền và thu nhập của dự án đóng vai trị là nguồn trả nợ và tài sản của dự án đóng vai trị là vật thế chấp cho khoản vay. Nói chung, uy tín của cơng ty dự án thường khơng phải là nhân tố quan trọng, bởi vì cơng ty dự án là một cơng ty khơng có các tài sản khác hoặc bởi vì khoản tài trợ khơng truy địi trực tiếp đối với các cổ đông”. </i>

Một trong những điểm khác nhau cơ bản giữa tài trợ dự án và tài trợ truyền thống là ở chỗ người vay. Nếu trong tài trợ truyền thống, người khởi xướng cũng đồng thời là người vay thì trong tài trợ dự án, người khởi xướng đóng vai trị là cổ đơng của cơng ty dự án do người khởi xưởng góp vốn thành lập và công ty dự án sẽ là người vay chứ không phải là người khởi xướng như trong tài trợ truyền thống. Tài trợ dự án có thể là tài trợ miễn truy đòi hoặc là tài trợ truy đòi hạn chế trong khi tài trợ truyền thống là tài trợ truy địi tồn bộ đối với người khởi xướng.

Tài trợ dự án mang các đặc điểm như được sử dụng để tài trợ vốn cho những dự án lớn, có khả năng đứng độc lập về mặt kinh tế và pháp lý thơng qua hình thức thành lập một công ty riêng biệt được gọi là công ty dự án, các ngân hàng và định chế tài chính phi ngân hàng cho cơng ty dự án vay tiền thường với tỷ lệ nợ cao, công ty dự án có thể tham gia các hợp đồng bảo hiểm khác nhau để bảo hiểm các rủi ro của dự án,<small> c</small>ác ngân hàng sẽ không căn cứ vào uy tín của những người khởi xướng hay của cơng ty dự án mà chỉ chú trọng vào tính khả thi của việc thực hiện dự án để đưa ra quyết định tài trợ, cần có các chuyên gia đánh giá về phương diện kỹ thuật và tài chính của dự án một cách tỉ mỉ trước khi ký kết khoản vay và theo dõi thường xuyên triển vọng của dự án

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

Tài trợ dự án mang lại những lợi ích như tài trợ miễn truy địi hoặc truy địi giới hạn, hạch tốn ngoại bảng cân đối của người khởi xướng, tránh được các điều khoản giới hạn trong các giao dịch khác của người khởi xướng, tận dụng ưu đãi thuế và những điều khoản tài trợ,…

Bên cạnh những lợi ích, tài trợ dự án cũng có những bất lợi như phức tạp trong phân bổ rủi ro, tăng thêm rủi ro của người cho vay, lãi và phí cao hơn, giám sát chặt chẽ của người cho vay, yêu cầu báo cáo người cho vay nhiều hơn, tăng thêm các bảo đảm bằng bảo hiểm, chi phí giao dịch có thể cao hơn lợi ích.

Tài trợ có lịch sử từ cách nay hàng ngàn năm và đã có sự phát triển mạnh mẽ ở nhiều nước công nghiệp phát triển từ thập niên 1970. Tài trợ dự án phổ biến ở lĩnh vực cơ sở hạ tầng và ngày nay có thể được sử dụng để tài trợ cho bất kỳ lĩnh vực hay ngành nghề nào của nền kinh tế và xã hội. Tài trợ dự án cũng được nhiều nước đang phát triển vận dụng để phát triển cơ sở hạ tầng dưới hình thức mơ hình hợp tác cơng tư (PPP) trong đó có Việt Nam.

<b>Câu Hỏi Ôn Tập </b>

<b>1-1. Tài trợ dự án là gì? Các đặc điểm và các điều kiện của tài trợ dự án? 1-2. Sự khác nhau cơ bản giữa tài trợ dự án và tài trợ truyền thống là gì? </b>

<b>1-3. Tại sao trong tài trợ dự án, ngân hàng chỉ chú trọng đến dịng tiền của chính dự </b>

án?

<b>1-4. Tại sao tài trợ dự án rủi ro cao hơn tài trợ truyền thống? 1-5. Tại sao tài trợ dự án phức tạp hơn tài trợ truyền thống? 1-6. Những lợi ích và bất lợi của tài trợ dự án là gì? </b>

<b>1-7. Tại sao tài trợ dự án rất phổ biến ở lĩnh vực cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội? 1-8. Ngày nay, tài trợ dự án có thể được thực hiện ở bất cứ lĩnh vực nào của nền kinh </b>

tế và xã hội hay khơng? Giải thích.

<b>1-9. Mối quan hệ giữa tài trợ dự án và mơ hình đối tác cơng tư (PPP) như thế nào? </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

<small>21 </small>

<b>1-10. Tại sao phương thức tài trợ dự án ở Việt Nam chưa được nhiều tổ chức tín dụng </b>

nhận diện và phân biệt nó với phương thức tài trợ truyền thống?

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

 Các giai đoạn của dự án và các chủ thể liên quan đến từng giai đoạn của dự án.

 Chức năng và nhiệm vụ của mỗi chủ thể trong từng giai đoạn của dự án.

Chương này sẽ mô tả chi tiết các giai đoạn của một cấu trúc tài trợ dự án. Theo trình tự thực hiện, một dự án trải qua bốn giai đoạn bao gồm: (1) giai đoạn chuẩn bị đầu tư; (2) giai đoạn thực hiện xây dựng; (3) giai đoạn hoàn thành xây dựng; và (4) giai đoạn hoạt động. Mỗi giai đoạn sẽ có sự tham gia của rất nhiều bên được gọi là các chủ thể của dự án. Các chủ thể này sẽ đóng vai trò nhất định phù hợp với chức năng của các chủ thể đó trong từng giai đoạn của dự án. Một chủ thể có thể tham gia vào nhiều giai đoạn của dự án.

<b>2.1 CÁC GIAI ĐOẠN CỦA MỘT DỰ ÁN TÀI TRỢ ĐIỂN HÌNH </b>

Có nhiều tiêu thức để phân chia vòng đời dự án thành các giai đoạn khác nhau. Dựa theo trình tự thực hiện, vòng đời dự án được chia thành bốn giai đoạn bao gồm: (1) Giai đoạn chuẩn bị đầu tư; (2) Giai đoạn xây dựng; (3) Giai đoạn kết thúc xây dựng; và (4) Giai đoạn hoạt động. Ở mỗi giai đoạn trong vịng đời dự án sẽ có sự tham gia của một hoặc nhiều chủ thể, tuy nhiên, mỗi chủ thể cũng có thể tham gia vào nhiều giai đoạn khác nhau trong vòng đời dự án.

<b>2.1.1 Giai Đoạn Chuẩn Bị Đầu Tư </b>

Đây là giai đoạn chủ đầu tư hay chủ dự án phải thực hiện hàng loạt các công việc cần thiết từ lúc đề xuất dự án cho đến lúc đưa dự án vào giai đoạn thực hiện hay xây dựng. Các công việc cần phải thực hiện ở giai đoạn này bao gồm:

 Đề xuất dự án đầu tư;

 Lập, thẩm định và phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi;

 Đăng ký đầu tư và thành lập doanh nghiệp;

 Tìm kiếm nguồn tài trợ;

 Ký kết các hợp đồng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các cổ đơng góp vốn và các chủ nợ,…

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

<small>23 </small>

Ở giai đoạn này, người khởi xướng sẽ đề xuất dự án đối với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc cơ quan nhà nước sẽ đề xuất các dự án thực hiện theo mơ hình đối tác cơng tư với các nhà đầu tư. Đồng thời, người khởi xướng cũng phải thực hiện rất nhiều công việc khác như đã nói trên. Giai đoạn này là giai đoạn cũng có sự tham gia của nhiều chủ thể khác như các luật sư, những nhà tư vấn, những người cho vay, tổ chức xếp hạng trái phiếu, tùy theo vai trò tham gia của họ.

<b>2.1.2 Giai Đoạn Xây Dựng</b>

Đây là giai đoạn chủ đầu tư phải thực hiện công việc chính là lựa chọn nhà thầu xây dựng và cung cấp thiết bị để thực hiện xây dựng và hồn thành cơng trình xây dựng để đưa dự án vào giai đoạn vận hành. Các công việc cần phải thực hiện ở giai đoạn này bao gồm:

 Chuẩn bị mặt bằng xây dựng;

 Lập, thẩm định và phê duyệt thiết kế, dự tốn cơng trình;

 Lựa chọn nhà đầu tư, ký kết hợp đồng;

 Thi cơng xây dựng cơng trình;

 Giám sát thi công;

 Tạm ứng, thanh tốn khối lượng thi cơng;

 Vận hành thử;

 Nghiệm thu hồn thành cơng trình;

 Bàn giao cơng trình đưa vào sử dụng…

Giai đoạn này là giai đoạn có sự tham gia của cơng ty dự án làm nhiệm vụ tổ chức đấu thầu và quản lý dự án, tổ chức vận hành thử và nghiệm thu cơng trình hồn thành. Ngồi ra, giai đoạn này cũng có sự tham gia chính của cơng ty dự án, các nhà thầu, các nhà tư vấn và các kỹ sư kỹ thuật, các công ty bảo hiểm, các ngân hàng bảo lãnh và tài trợ cho dự án,…

<b>2.1.3 Giai Đoạn Kết Thúc Xây Dựng </b>

Đây là giai đoạn chứng nhận hồn thành và quyết tốn vốn đầu tư để đưa vào giai đoạn vận hành chính thức. Các công việc cần phải thực hiện ở giai đoạn này bao gồm:

 Quyết toán hợp đồng xây dựng;

 Chứng nhận hồn thành cơng trình;

 Bảo hành cơng trình;

 Quyết tốn vốn đầu tư…

Giai đoạn này là giai đoạn có sự tham gia của công ty dự án làm nhiệm vụ tiếp nhận bàn giao cơng trình và quyết tốn vốn đầu tư xây dựng. Giai đoạn này cũng ghi nhận có sự tham gia của các chủ thể như trong giai đoạn xây dựng như đã nói trên.

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

<small>24 </small>

<b>2.1.4 Giai Đoạn Hoạt Động</b>

Đây là giai đoạn công ty dự án đưa dự án vào giai đoạn vận hành chính thức. Các cơng việc cần phải thực hiện ở giai đoạn này bao gồm:

<b>2.2 CÁC CHỦ THỂ THAM GIA TRONG TÀI TRỢ DỰ ÁN </b>

<b>Hình 2-1. Các Chủ Thể Tham Gia trong Tài Trợ Dự Án </b>

<b><small>Công ty dự án </small></b>

<b><small> Người khởi xướng </small></b>

<small>(Cổ đông, Nhà đầu tư chiến lược, Nhà đầu tư thụ động) </small>

<b><small>NH Quốc tế </small></b>

<b><small>Ngân hàng địa phương </small></b>

<b><small>Định chế tài chính phi ngân hàng </small></b>

<b><small>Nhà đầu tư trái phiếu </small></b>

<b><small>Các tổ chức đa phương </small></b>

<b><small>Người mua </small></b>

<b><small>Nhà cung cấp nguyên vật liệu </small></b>

<b><small>Đơn vị bảo dưỡng & sửa chữa </small></b>

<b><small>Tổ hợp xây dựng </small></b>

<b><small>Đơn vị cung cấp thiết bị </small></b>

<b><small>Giấy phép & Pháp lý </small></b>

<small>HĐ mua Hợp </small>

<small>đồng vay </small>

<small>Hợp đồng góp vốn </small>

<small>Hợp đồng cung cấp nguyên vật liệu </small>

<small>Hợp Đồng EPC HĐ bảo </small>

<small>trì </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

<small>25 </small>

Tùy vào từng giai đoạn và quy mô cũng như sự phức tạp của các cấu trúc tài trợ mà có sự tham gia của các chủ thể khác nhau, trong đó có những chủ thể bắt buộc phải tham gia vào bất kỳ cấu trúc nào chẳng hạn như người khởi xướng, công ty dự án và các ngân hàng. Các chủ thể khác như luật sư, các nhà tư vấn hay các chính quyền sở tại đôi khi cũng tham gia vào các cấu trúc tài trợ cần đến vai trị của họ. Hình 2-1 biểu diễn một cấu trúc tài trợ có sự tham gia của nhiều chủ thể khác nhau để hình thành nên công ty dự án.

<i><b>2.2.1 Người Khởi Xướng </b></i>

<i>Những người khởi xướng (The sponsors) là những người cam kết hỗ trợ dự án. </i>

Người khởi xướng có thể là một cơng ty hoặc một nhóm các bên tham gia, chẳng hạn như các nhà thầu, những người cung cấp, những người mua hoặc những người sử dụng sản phẩm hay dịch vụ của dự án. Những người khởi xướng cũng có thể bao gồm các bên tham gia có những lợi ích gián tiếp, chẳng hạn như những người sở hữu đất đai muốn khởi xướng nên những dự án mà thơng qua đó giá trị tài sản của họ sẽ có xu hướng gia tăng.

<i><b>2.2.2 Cơng Ty Dự Án </b></i>

Công ty dự án (The project company) là công ty sẽ vận hành dự án khi dự án đi vào hoạt động. Thường thì trụ sở và hình thức pháp lý của cơng ty dự án sẽ được xác định bởi nhiều yếu tố. Trước hết là do khung pháp lý của chính quyền sở tại sẽ quyết định các hình thức đầu tư. Chẳng hạn như luật đầu tư nước ngoài của nước sở tại có thể quy định những lĩnh vực mà nhà đầu tư nước ngồi khơng được đầu tư 100% vốn mà phải đầu tư dưới hình thức liên doanh với các nhà đầu tư trong nước để hình hình các cơng ty liên doanh. Ở Việt Nam, theo quy định của Luật đầu tư nước ngồi tại Việt Nam thì các nhà đầu tư nước ngoài chỉ được đầu tư dưới các hình thức cơng ty cơng ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.

<i><b>2.2.3 Người Vay </b></i>

Người vay (The borrower) có thể hoặc khơng phải là cơng ty dự án. Trong một dự án, có thể có nhiều người vay, chẳng hạn cơng ty xây dựng, công ty hoạt động (công ty dự án), người cung cấp nguyên vật liệu đối với dự án hoặc những người mua sản phẩm của dự án.

Người vay có thể là một công ty được thành lập với mục đích được uỷ thác vay gọi là “Tổ chức vay tín thác” (TBV) do các cơng ty bị hạn chế về khả năng vay nợ hoặc cung cấp bảo đảm. Sau đây là ví dụ về cấu trúc vay tín thác:

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

<small>26 </small>

<b>Hình 2-2. Cấu trúc tài trợ TBV </b>

Từ Hình 2-1 trên đây cho thấy, TBV nhận tiền vay từ người cho vay để thanh tốn chi phí xây dựng cho các nhà thầu. Khi dự án đi vào hoạt động, TBV sẽ nhận tiền thanh tốn mua hàng từ người bao tiêu để hồn trả nợ vay cho người cho vay. Phần thặng dư cịn lại sẽ hồn trả cho DNDA. Lý do có sự xuất hiện các TBV có thể là do các DNDA đang có tỷ số nợ q cao nên khơng thể vay thêm nợ để thực hiện dự án hoặc cũng có thể do luật pháp nước sở tại khơng cho phép các doanh nghiệp nhà nước thành lập thêm các công ty con.

<i><b>2.2.4 Các Ngân Hàng </b></i>

Đối với các dự án có quy mơ lớn một ngân hàng khó có thể cho vay tồn bộ nhu cầu vay vốn của dự án. Trong trường hợp đó cần có sự tham gia của nhiều ngân hàng (The banks) mới có thể cho vay tồn bộ số tiền mà dự án cần vay. Các ngân hàng đồng tài trợ cần được chọn từ càng nhiều quốc gia càng tốt bởi vì điều này sẽ có tác dụng ngăn chính quyền sở tại muốn trưng dụng hoặc có những can thiệp bất lợi vào dự án. Trong một số trường hợp, các ngân hàng thương mại của nước sở tại có thể tham gia đồng tài trợ với các định chế đa quốc gia, đặc biệt đối với những quốc gia khơng cho phép các ngân hàng nước ngồi nhận tài sản đảm bảo là đất đai hoặc có sự hạn chế về việc ngân hàng nước ngoài nhận tài sản đảm bảo là đất đai thì nhất phải có sự tham gia đồng tài trợ của các ngân hàng trong nước. Trong trường hợp đó, tài sản đảm bảo được nhận bởi một ngân hàng trong nước sẽ có hiệu lực chung đối với tất cả các ngân hàng cho vay.

Trong một khoản đồng tài trợ, có thể có những khoản vay được đảm đảm, có những khoản vay khơng được đảm bảo, có những khoản vay ngắn hạn và những khoản vay dài hạn, kể cả tín dụng dự phịng.

<small>dự án (1b) Tiền vay </small>

<small>(3a) Trả nợ </small>

<small>(1c) Chi phí xây dựng </small>

<small>(1a) Hợp đồng xây dựng (3b) Thặng dư </small>

<small>(2b) Tiền mua sản phẩm </small>

<small>(2a) Sản phẩm của dự án </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

<small>27 </small>

<i><b>2.2.5 Người Dàn Xấp </b></i>

Người dàn xếp (The arranger) là ngân hàng dàn xếp khoản tài trợ và hợp vốn cho vay giữa các ngân hàng. Ngân hàng dàn xếp cũng thường đóng vai trị đầu mối trong việc việc thương lượng những điều kiện về thủ tục, khoản vay và chứng từ bảo đảm. Tuy nhiên, ngân hàng dàn xếp sẽ không bao giờ chịu trách nhiệm về các khoản thiệt hại nào của những ngân hàng đã tham gia cho vay hợp vốn.

<i><b>2.2.6 Người Quản Lý </b></i>

Đây là những người chịu trách nhiệm quản lý và điều hành dự án (The managers). Thường thì những người này cũng sẽ khơng chịu bất kỳ trách nhiệm cá nhân nào đối với người vay và những người cho vay.

<i><b>2.2.7 Ngân Hàng Đại Diện </b></i>

Ngân hàng đại diện (The agent) là ngân hàng chịu trách nhiệm điều phối rút vốn và giao dịch thông tin giữa các bên tham gia đồng tài trợ. Ngân hàng đại diện cũng thường thực hiện đảm bảo với tư cách là tổ chức được ủy thác đảm bảo. Tuy nhiên, cũng như ngân hàng dàn xếp, ngân hàng đại diện cũng sẽ khơng chịu trách nhiệm đối với các quyết định tín dụng của những ngân hàng cho vay hợp vốn.

<i><b>2.2.8 Ngân Hàng Kỹ Thuật </b></i>

Đối với các khoản cho vay hợp vốn, thường sẽ có một hoặc một số ngân hàng được chỉ định làm ngân hàng kỹ thuật để theo dõi q trình phân tích kỹ thuật và thực hiện dự án, phối hợp với các kỹ sư dự án và những chuyên gia độc lập.

<i><b>2.2.9 Uỷ Thác Đảm Bảo </b></i>

Như đã nói trên, các ngân hàng đại diện có thể đóng vai trị là tổ chức ủy thác đảm bảo thực hiện đảm bảo trong khả năng của nó. Tuy nhiên, trong một số dự án, có thể có những người cho vay sẽ yêu cầu có sự tham gia của một cơng ty tín thác độc lập đóng vai trị là một tổ chức được ủy thác đảm bảo.

<i><b>2.2.10 Tư Vấn Tài Chính </b></i>

Trong nhiều trường hợp, những người khởi xướng sẽ sử dụng dịch vụ tư vấn tài chính của các ngân hàng thương mại hay ngân hàng bán buôn. Thông thường, nhà tư vấn tài chính thuộc quốc gia mà dự án được thực hiện và có thể tư vấn về các cấu trúc và các điều kiện vay trong nước cũng như biết tìm cách bán dự án cho các ngân hàng cho vay. Nhà tư vấn tài chính thường chuẩn bị một bảng ghi nhớ tóm tắt tính chất và tính khả thi về khía cạnh tài chính của dự án, trình bày những đánh giá thích hợp có liên

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

<i><b>2.2.12 Các Tổ Chức Đa Quốc Gia </b></i>

Nhiều dự án ở các nước đang phát triển được liên kết tài trợ bởi ngân hàng thế giới, cơng ty tài chính quốc tế, các ngân hàng phát triển khu vực và các ngân hàng thương mại. Các tổ chức đa quốc gia sẽ có những chính sách và tiêu chuẩn riêng của họ về các vấn đề như đảm bảo, chấm dứt tài trợ và thúc ép trả nợ. Các định chế tài chính đa phương bao gồm

<b>Nhóm Ngân hàng Thế giới (World Bank Group) </b>

Thường được gọi tắt là Ngân hàng Thế giới (WB) và là một tổ chức tài chính đa phương có mục đích trung tâm là thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội ở các nước đang phát triển bằng cách nâng cao năng suất lao động ở các nước này. Nhóm Ngân hàng thế giới bao gồm 5 tổ chức:

<i> Ngân Hàng Quốc Tế về Khôi Phục và Phát Triển (IBRD) </i>

Là một tổ chức tài chính quốc tế cung cấp các khoản vay cho các nước đang phát triển có thu nhập trung bình. IBRD thành lập năm 1945 với mục tiêu xóa đói và duy trì sự phát triển bền vững cho các nước đang phát triển có thu nhập đầu người tương đối cao, và có mức tín dụng cao thơng qua các khoản vay, bảo lãnh và các dịch vụ nghiên cứu và tư vấn.

IBRD thường chỉ cung cấp một phần tài chính cho một dự án, chẳng hạn như Ngân hàng Phát triển Châu Á hoặc Ngân hàng Phát triển Châu Phi có thể đồng tài trợ cho một dự án cùng với IBRD. Các khoản vay IBRD nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế hơn là phát triển thương mại và có thể được thu xếp để tài trợ một phần chi phí phát triển cơ sở hạ tầng cho một dự án ở một quốc gia kém phát triển hơn. Hiện nay, IBRD có 188 nước thành viên. Tư cách thành viên của một quốc gia trong IBRD là điều kiện để được xem xét trở thành thành viên của IDA, IFC, ICSID, MIGA.

</div>

×