Tải bản đầy đủ (.pdf) (216 trang)

Tài liệu tham khảo: Kế toán tài chính doanh nghiệp đặc thù - Dương Nguyễn Thanh Tâm, Lý Hoàng Oanh, Nguyễn Quỳnh Hoa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.25 MB, 216 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM </b>

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH </b>

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO</b>

<b>KẾ TỐN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP ĐẶC THÙ </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM </b>

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH </b>

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>

<b>KẾ TỐN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP ĐẶC THÙ </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>LỜI MỞ ĐẦU </b>

Các loại hình doanh nghiệp khác nhau tồn tại góp phần phát triển kinh tế. Kế tốn tài chính đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc quản lý các doanh nghiệp nói riêng và quản lý vĩ mơ nói chung. Kế tốn tài chính cung cấp thơng tin giúp người sử dụng thơng tin có một nhận thức rõ ràng, hệ thống và thực tế về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó rút ra những nhận xét giúp ích cho sự phát triển của doanh nghiệp. Kế tốn tài chính các doanh nghiệp đặc thù với sản phẩm đầu ra là báo cáo tài chính, giúp các nhà đầu tư, đối tác có các quyết định kinh tế phù hợp. Hơn nữa, kế toán tài chính các doanh nghiệp đặc thù cung cấp thơng tin cho các cơ quan quản lý Nhà nước như thuế, thanh tra tài chính để các cơ quan này có cơ sở kiểm tra, kiểm soát hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như đánh giá trách nhiệm của doanh nghiệp đặc thù đối với nền kinh tế.

Tài liệu tham khảo Kế toán tài chính doanh nghiệp đặc thù đã mang đến cho người đọc những kiến thức chuyên môn nền tảng cập nhật theo luật và chế độ kế toán hiện hành về kế tốn tại các loại hình doanh nghiệp như: thương mại, vận tải, nhà hàng, khách sạn, xây lắp; đáp ứng nhu cầu học tập, công tác. Tài liệu tham khảo này ngoài các vấn đề lý thuyết cốt lõi, chúng tơi cịn minh họa bằng các tình huống cụ thể, các câu hỏi trắc nghiệm và bài tập kèm hướng dẫn giải giúp người đọc, đặc biệt sinh viên thuộc khối ngành kinh tế tiếp cận Kế toán tài chính tại các doanh nghiệp đặc thù một cách hiệu quả. Hơn nữa, thông qua những bài tập thực hành, bài tập tình huống người đọc có thể tiếp cận và xử lý các nghiệp vụ thực tế và mở rộng sự hiểu biết của mình, góp phần vào việc hồn thiện kiến thức. Nội dung được trình bày trong tài liệu này gắn liền với kết cấu của đề cương mơn học Kế tốn tài chính tại các doanh nghiệp đặc thù.

Tài liệu tham khảo “Kế toán tài chính tại các doanh nghiệp đặc thù ” được trình bày thành 3 chương:

<i><b>Chương 1: Kế toán doanh nghiệp thương mại Chương 2: Kế toán các doanh nghiệp dịch vụ Chương 3: Kế toán doanh nghiệp xây lắp </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

Trong lần biên soạn này, chúng tôi đã cố gắng cập nhật những thay đổi trong các văn bản pháp lý cũng như cố gắng hoàn thành tài liệu tham khảo với tinh thần trách nhiệm cao nhất, song có thể khơng tránh khỏi những thiếu sót. Tập thể tác giả mong muốn nhận được những ý kiến chân thành từ đồng nghiệp và quý bạn đọc để tài liệu được hoàn thiện hơn.

Tập thể tác giả

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT </b>

<b>Từ viết tắt Nguyên nghĩa </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>Từ viết tắt Nguyên nghĩa </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>MỤC LỤC </b>

<b>LỜI MỞ ĐẦU ... IDANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ... IIIMỤC LỤC ... V</b>

<b>CHƯƠNG 1: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI ... 1</b>

1.1. Đặc điểm hoạt động thương mại 1 1.2. Kế toán hoạt động mua bán hàng hóa trong nước 1 1.2.1. Kế toán hoạt động mua hàng trong nước 1 1.2.2. Kế toán hoạt động bán hàng trong nước 13 1.3. Kế toán hoạt động xuất nhập khẩu 29 1.3.1. Kế toán hoạt động xuất – nhập khẩu trực tiếp 29 1.3.2. Kế toán hoạt động xuất – nhập khẩu ủy thác 37 1.4. Kế toán xác định kết quả kinh doanh 52 1.4.1. Kế toán doanh thu, thu nhập 52 1.4.2. Kế toán chi phí 59 1.4.3. Kế tốn xác định kết quả kinh doanh 81 1.5. Trình bày thơng tin trên báo cáo tài chính 84 <b>CÂU HỎI TỰ LUẬN ... 86</b>

<b>CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ... 87</b>

<b>HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ... 92</b>

<b>BÀI TẬP ... 93</b>

<b>HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP ... 98</b>

<b>KẾT LUẬN ... 101</b>

<b>CHƯƠNG 2: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP CÁC DỊCH VỤ ... 102</b>

2.1.2. Kế tốn tập hợp chi phí và tính giá thành dịch vụ vận tải 103 2.1.3. Kế toán xác định kết quả hoạt động vận tải. 112

2.2.2. Kế tốn tập hợp chi phí và tính giá thành dịch vụ nhà hàng 115

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

2.2.3. Kế toán xác định kết quả kinh doanh 123

2.3.2. Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành dịch vụ khách sạn 127

2.4. Trình bày thơng tin trên báo cáo tài chính 136

<b>CÂU HỎI TỰ LUẬN ... 138</b>

<b>CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ... 138</b>

<b>HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ... 143</b>

<b>CHƯƠNG 3: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP XÂY LẮP ... 164</b>

3.1. Đặc điểm hoạt động xây lắp 164 3.2. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp 165 3.2.1. Kế tốn chi phí sản xuất 165 3.2.2. Kế toán xác định giá trị sản phẩm xây lắp dở dang 174 3.2.3. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp 175 3.3. Kế toán doanh thu, chi phí của hợp đồng xây dựng 181 3.3.1. Doanh thu và chi phí của hợp đồng xây dựng 181 3.3.2. Nguyên tắc ghi nhận doanh thu và chi phí của hợp đồng xây dựng 184 3.3.3. Kế tốn doanh thu và chi phí của hợp đồng xây dựng 186 3.4. Kế toán xác định kết quả kinh doanh 189 3.5. Trình bày thơng tin trên báo cáo tài chính 189 <b>CÂU HỎI TỰ LUẬN ... 190</b>

<b>CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ... 190</b>

<b>HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ... 196</b>

<b>BÀI TẬP ... 197</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP ... 204KẾT LUẬN ... 206TÀI LIỆU THAM KHẢO ... I</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>CHƯƠNG 1: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI </b>

<i><b>MỤC TIÊU </b></i>

<i>Sau khi nghiên cứu xong chương này, người học sẽ: </i>

 <i>Khái quát được những đặc điểm của hoạt động mua bán hàng hóa trong nước, hoạt động xuất nhập khẩu trực tiếp và xuất nhập khẩu ủy thác trong doanh nghiệp thương mại. </i>

 <i>Vận dụng, giải thích được các cơng việc liên quan đến kế toán hoạt động mua bán hàng hóa trong nước, hoạt động xuất nhập khẩu trực tiếp và xuất nhập khẩu ủy thác doanh nghiệp thương mại </i>

 <i>Tổng hợp được các số liệu kế toán của doanh nghiệp thương mại để kế toán xác định kết quả kinh doanh, kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp thương mại. </i>

<b>1.1. . Đặc điểm hoạt động thương mại </b>

Doanh nghiệp thương mại là cầu nối trung gian giữa doanh nghiệp sản xuất và thị trường tiêu dùng. Chức năng chủ yếu của doanh nghiệp thương mại là tổ chức lưu thơng hàng hố, đưa hàng hố từ nơi sản xuất đến tiêu dùng thông qua mua và bán. Doanh nghiệp thương mại đáp ứng nhu cầu hàng hóa và dịch vụ của người tiêu dùng trên thị trường. Hàng hoá trong kinh doanh thương mại mua về với mục đích để bán. Hàng mua về có thể từ nhiều nguồn khác nhau, giá cả khác nhau. Phương thức bán hàng trong kinh doanh thương mại rất đa dạng. Doanh nghiệp thương mại cần chú ý đến thời gian lưu chuyển hàng hoá của các loại hàng để có kế hoạch dự trữ hợp lý.

<b>1.2. . Kế tốn hoạt động mua bán hàng hóa trong nước 1.2.1. Kế toán hoạt động mua hàng trong nước </b>

<i><b>1.2.1.1. Những vấn đề chung về kế toán mua hàng hóa trong nước </b></i>

Theo chuẩn mực kế tốn Việt Nam số 02 “Hàng tồn kho”, hàng hóa là một trong những tài sản thuộc nhóm hàng tồn kho. Hàng hóa trong nền kinh tế bao gồm các nhóm: hàng vật tư – thiết bị, hàng công nghệ thực phẩm tiêu dùng, hàng lương thực thực phẩm chế biến, hàng hóa bất động sản.

Mua hàng là giai đoạn đầu tiên của q trình lưu chuyển hàng hố, là quan hệ trao đổi giữa doanh nghiệp thương mại và người bán về trị giá hàng hố thơng qua quan hệ thanh tốn tiền hàng, là q trình vốn doanh nghiệp chuyển hố từ hình thái tiền tệ sang

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

hình thái hàng hố Doanh nghiệp nắm được quyền sở hữu về hàng hoá nhưng mất quyền sở hữu về tiền hoặc có trách nhiệm thanh tốn tiền cho nhà cung cấp.

Kế toán mua hàng cần ghi chép, phản ánh trung thực, chính xác, kịp thời tình hình thu mua, vận chuyển hàng hóa, xác định chính xác giá trị và số lượng thực tế nhập kho của hàng hóa, qua đó giám đốc chặt chẽ tình hình thu mua hàng hóa, tình hình nợ phải trả nhà cung cấp.

Doanh nghiệp cần kiểm tra chặt chẽ việc dự trữ hàng hóa, phát hiện kịp thời các mặt hàng thiếu hụt, thừa, ứ đọng, kém phẩm chất, tổ chức tốt hạch toán chi tiết nhằm hạn chế thiệt hại, động viên mọi nguồn vốn tại doanh nghiệp nhằm tăng nhanh tốc độ chu chuyển vốn.

Kế toán cung cấp thơng tin kịp thời về tình hình thu mua, dự trữ, tiêu thụ hàng hóa cho nhà quản trị để điều hành hoạt động mua hàng của doanh nghiệp và thơng tin về tình hình dự trữ hàng hóa, phương pháp hạch tốn hàng tồn kho trên báo cáo tài chính cho người sử dụng thơng tin bên ngoài doanh nghiệp.

Đối với hoạt động kinh doanh thương mại, hoạt động mua hàng bao gồm: mua hàng trong nước (hay mua hàng nội địa) và mua hàng nhập khẩu (mua hàng của các quốc gia khác). Phương thức mua hàng trong nước có thể là mua hàng trực tiếp, mua hàng theo phương thức chuyển hàng.

 Mua hàng trực tiếp: là phương thức mua hàng mà đại diện doanh nghiệp giao dịch trực tiếp với bên bán và hàng hóa được doanh nghiệp tự vận chuyển hoặc doanh nghiệp thuê đơn vị vận tải vận chuyển về kho.

 Mua hàng theo phương thức chuyển hàng: là phương thức mua hàng mà đại diện doanh nghiệp giao dịch với bên bán và bên bán có trách nhiệm vận chuyển hàng hóa đến kho của doanh nghiệp mua. Chi phí vận chuyển có thể do bên bán hoặc bên mua chịu tùy theo quy định của hợp đồng.

Hàng hóa mua về được tính theo giá gốc, trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được. (Đoạn 4, VAS 02). Giá gốc của hàng hóa bao gồm tất cả chi phí phát sinh từ lúc doanh nghiệp bắt đầu mua hàng hóa đến lúc hàng hóa được nhập kho.

Giá thực tế nhập kho của hàng hóa bao gồm hai thành tố: Giá mua của hàng hóa và chi phí thu mua hàng hóa. Việc phân chia giá gốc của hàng hóa nhập kho thành hai

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

thành tố như thế xuất phát từ thực tiễn phát sinh của chúng ở nhiều thời điểm khác nhau và có thể một chi phí thu mua hình thành nên giá của nhiều loại hàng hóa nhập kho nên việc tách riêng chi phí thu mua hàng hóa ra khỏi giá mua hàng hóa trong giá gốc là để phản ánh hai giá trị này vào hai tài khoản chi tiết của tài khoản hàng hóa riêng biệt, giúp tính tốn chính xác giá xuất kho của từng loại hàng hóa đã tiêu thụ.

<i>Giá mua của hàng hóa bao gồm: </i>

 Giá mua theo hóa đơn chưa bao gồm thuế trừ (-) các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng mua, giá trị hàng mua bị trả lại.

 Các khoản thuế khơng được Nhà nước hồn lại (thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp)

 Chi phí thu mua hàng hóa có liên quan (chi phí vận chuyển, bảo quản, bốc dỡ… trong q trình mua hàng)

 Phiếu chi, Giấy báo Nợ, Giấy thanh toán tạm ứng.

<i><b>1.2.1.3. Tài khoản kế toán </b></i>

Doanh nghiệp kế tốn hàng tồn kho có 02 phương pháp là kê khai thưởng xuyên và kiểm kê định kỳ. Tài liệu tham khảo này trình bày theo phương pháp kê khai thường xuyên.

Khi doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên thì tài khoản kế toán sử dụng cho nghiệp vụ mua hàng như sau:

 TK 151 – Hàng mua đang đi đường.

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<i><b>Bên Nợ Bên Có </b></i>

<b>Giá trị hàng hóa đã mua đang đi đường </b> Giá trị hàng hóa đang đi đường đã về

<b>nhập kho hoặc giao thẳng cho khách hàng </b>

<i><b>Số dư bên Nợ: Giá trị hàng hóa đã mua </b></i>

<b>nhưng chưa nhập kho </b>

 TK 156 – Hàng hóa

Trị giá mua vào của hàng hoá nhập kho theo hoá đơn mua hàng (kể cả thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp nếu có)

Chi phí thu mua hàng hoá thực tế phát sinh

Trị giá hàng hố th ngồi gia cơng, chế biến hoàn thành, nhập kho (gồm giá mua vào và chi phí gia cơng)

Trị giá hàng hố bị người mua trả lại đã nhập kho

Trị giá hàng hoá phát hiện thừa qua kiểm kê tại kho.

Trị giá thực tế của hàng hóa BĐS mua về để bán và của BĐS đầu tư chuyển thành hàng tồn kho

Trị giá mua thực tế của hàng hố xuất kho Chi phí thu mua phân bổ cho hàng hoá tiêu thụ trong kỳ

Các khoản giảm giá hàng mua được hưởng

Trị giá hàng hoá phát hiện thiếu, hư hỏng, mất phẩm chất tại kho, tại quầy

Trị giá thực tế của HH BĐS bán trong kỳ

<b>chuyển thành BĐS đầu tư. </b>

<i><b>Số dư bên Nợ: </b></i>

Trị giá mua vào của hàng hố tồn kho Chi phí thu mua của hàng hoá tồn kho Trị giá thực tế của hàng hóa BĐS tồn

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

đầu vào được khấu trừ, đã khấu trừ, đã hoàn lại và cịn được khấu trừ, cịn được hồn lại của hàng mua.

 Ngoài các tài khoản trên, trong q trình hạch tốn nghiệp vụ mua hàng trong nước, kế tốn cịn sử dụng các tài khoản có liên quan như 111, 112, 141, 331...

<i><b>1.2.1.4. Phương pháp kế tốn mua hàng hóa trong nước </b></i>

Theo quy định hiện hành các doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ trong giá thực tế của hàng mua khơng tính thuế GTGT đầu vào, ngược lại các doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp phải tính cả thuế GTGT trong giá thực tế của hàng mua.

<i><b>a. Trường hợp hàng hóa đã mua và nhập kho trong cùng kỳ kế toán. </b></i>

Trong trường hợp này kế tốn đã nhận được hóa đơn và hàng đã về nên thực hiện thủ tục nhập kho. Khi nhận được hàng, kế tốn và các bộ phận có liên quan thực hiện thủ tục nhận hàng và lập biên bản kiểm nghiệp vật tư. Căn cứ vào hóa đơn và phiếu nhập kho thực hiện các nghiệp vụ kế tốn.

Ví dụ như ngày 20/6/N DN nhận được hóa đơn về 500 hàng hóa A, đến ngày 30/6/N nhận được 500 hàng hóa A nhập kho. Kỳ kế tốn là q, vì vậy tình huống nêu trên là trường hợp hàng mua mua và nhập kho trong cùng kỳ kế toán.

 <i>Đối với hàng hóa mua trong nước nhập kho : </i>

+ DN tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, ghi:

Nợ TK 156 (1561) Hàng hóa: Giá mua HH (chưa có thuế GTGT) Nợ TK 133 (1331) Thuế GTGT được KT: Số tiền thuế GTGT được KT Có TK 111, 112, 331, 141… : Giá mua hàng hóa bao gồm thuế GTGT + DN tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, ghi:

Nợ TK 156 (1561): Giá mua hàng hóa bao gồm thuế GTGT

Có TK 111, 112, 331, 141: Giá mua hàng hóa bao gồm thuế GTGT

 <i>Đối với hàng hóa mua trong nước gửi đi bán thẳng hoặc giao ngay cho khách hàng: </i>

+ DN tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, ghi:

Nợ TK 157 – Hàng gửi bán (Giá trị HH gửi bán chưa bao gồm thuế GTGT) Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (Giá mua HH chưa có thuế GTGT) bán trực tiếp

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

Nợ TK 133 (1331) Thuế GTGT được KT: Số tiền thuế GTGT được KT Có TK 111, 112, 331, 141… : Giá thanh toán (bao gồm thuế GTGT) + DN tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, ghi:

Nợ TK 157 – Hàng gửi bán (Giá trị HH gửi bán bao gồm thuế GTGT) Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (Giá mua HH có thuế GTGT) bán trực tiếp Có TK 111, 112, 331, 141… : Giá thanh toán (bao gồm thuế GTGT)

 <i>Các khoản chi phí thu mua hàng hóa được theo dõi trên TK 1562: </i>

Nợ TK 156 (1562) – Chi phí thu mua hàng hóa (Giá chưa có thuế GTGT) Nợ TK 133 : Thuế GTGT

Có TK 111, 112, 141, 331 : Giá thanh toán

Hoặc ghi theo giá thanh tốn trong trường hợp doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp)

Nợ TK 156 (1562) Chi phí thu mua hàng hóa Có TK 111, 112, 141, 331…

<b>Ví dụ 1.1: Mua hàng đã có hóa đơn, phiếu nhập kho. </b>

Cơng ty long thực SAF tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, mua 10 tấn gạo giá mua 6.000.000đ/tấn, thanh toán sau 30 ngày. Chi phí vận chuyển chở về nhập kho 1.200.000đ, trả ngay bằng tiền mặt.

<i>Các bút toán trên sẽ được ghi vào các sổ kế tốn thích hợp </i>

<i><b>b. Trường hợp hàng hóa đã mua đi đường </b></i>

Khi nhận được hóa đơn về lơ hàng mua, kế tốn chưa ghi sổ ngay mà lưu hóa đơn vào tập hồ sơ riêng để theo dõi. Nếu trong kỳ kế tốn hàng về thì kế tốn ghi sổ như trường hợp hàng và hóa đơn cùng về. Trường hợp cuối kỳ kế toán hàng chưa về, ghi:

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

 Đối với DN tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:

Nợ TK 151 Hàng mua đang đi đường (Giá mua chưa bao gồm thuế GTGT) Nợ TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 331 – Phải trả người bán (Giá mua bao gồm thuế GTGT

 Đối với DN tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:

Nợ TK 151 Hàng đang đi đường: Giá mua hàng hóa bao gồm thuế GTGT Có TK 331 Phải trả cho người bán (Giá mua bao gồm thuế GTGT)

 Sang kỳ kế toán sau DN nhận được số hàng chưa về kỳ trước, ghi: Nợ TK 156 (1561)

Có TK 151 Hàng đang đi đường

<b>Ví dụ 1.2: Hàng mua đang đi đường </b>

DN nhận được giấy báo của bên bán yêu cầu thanh toán tiền mua hàng mà đại diện của bên mua đã nhận hàng, nhưng hàng chưa về nhập kho có trị giá chưa thuế GTGT 110.000.000đ, thuế suất GTGT 10%.

<i><b>Hướng dẫn xử lý (đơn vị tính 1.000đ) </b></i>

 Lưu hóa đơn trong tập hồ sơ “Hàng mua đang đi đường”, đến khi hàng về trong cùng kỳ kế toán sẽ ghi:

Nợ TK 156 – HH (1561) 110.000 Nợ TK 133 – TGTGTĐKT (1331) 11.000

<i><b>c. Trường hợp hàng hóa về trước hóa đơn. </b></i>

Trường hợp hàng về nhập kho chưa có hóa đơn, để có căn cứ ghi vào sổ kế toán phải tạm đánh giá cho số hàng đã về theo giá “tạm tính”. Giá tạm tính là giá do doanh nghiệp tự xây dựng nhằm tạm xác định giá trị của vật tư, hàng hóa nhập kho nhưng chưa

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

có hóa đơn để ghi sổ kế tốn kịp thời. Các chứng từ liên quan đến số hàng này được theo dõi trong một hồ sơ riêng. Trên thực tế các doanh nghiệp thường sử dụng giá hạch toán của vật tư, hàng hóa cùng loại để tạm tính giá. Khi tạm tính giá, ghi:

Nợ TK 1561: Giá tạm tính của hàng hóa

Có TK 331 Phải trả cho người bán: Giá tạm tính của hàng hóa Sang kỳ sau khi DN nhận được hóa đơn, có thể xảy ra hai trường hợp:

<i>* Trường hợp giá hóa đơn phù hợp với giá tạm tính: </i>

Trong trường hợp này kế tốn khơng phải điều chỉnh lại giá đã ghi sổ. Nhưng đối với các DN tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ kế toán cần ghi bổ sung số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ theo hóa đơn, ghi:

Nợ TK 133 Thuế GTGT được KT (1331) Có TK 331 Phải trả người bán

<i>* Trường hợp giá trên hóa đơn mua hàng khác với giá tạm tính: </i>

Kế tốn có thể điều chỉnh bằng một trong hai cách sau:

Cách 1: xóa bỏ giá đã tạm tính sau đó ghi lại giá theo hóa đơn:

Có 331 PTNB : Theo giá thanh toán

Hoặc, thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, ghi:

Nợ TK 1561 – Giá mua (Giá mua bao gồm thuế GTGT) Có TK 331 – PTNB

Cách 2: Điều chỉnh số chênh lệch giữa giá hóa đơn và giá tạm tính.

 Nếu giá hóa đơn > giá tạm tính , số chênh lệch dương (+), ghi:

Nợ TK 156 (1561) : Số chênh lệch theo giá bán chưa có thuế GTGT Nợ 133 (1331) : Thuế GTGT

Có TK 331 – PTNB : Số chênh lệch + Thuế GTGT

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

+ Phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp:

Chỉ cần ghi số âm phần chênh lệch theo giá thanh toán: Nợ TK 156 (1561)

Nợ TK 156 – HH (1561) : 40.000

Ghi âm số chênh lệnh giá

Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

Ghi âm số chênh lệnh theo giá thanh tốn

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

Có TK 331 – PTCNB : 40.000

 Tháng 4/N: điều chỉnh phiếu nhập kho số… ngày… tháng… Ghi bút toán bổ sung

Nợ TK 133 – TGTGTĐKT (1331) : 9.500 Nợ TK 156 – HH (1561) : 500 Có TK 331 – PTCNB : 10.000

Trường hợp giá chính thức nhỏ hơn giá tạm tính thì điều chỉnh bằng bút toán âm, nhưng vẫn ghi nhận thuế đầu vào đúng theo hóa đơn.

<i><b>d. Trường hợp hàng hóa nhập kho khơng đúng so với hóa đơn. </b></i>

Khi tiến hành các thủ tục nhập kho đối với hàng hóa mua nếu phát hiện có các trường hợp sai lệch so với hóa đơn kế tốn phải lập biên bản và ghi rõ nguyên nhân và cách thức xử lý. Sau đây là một số tình huống có thể xảy ra trên thực tế:

<i>d1. Hàng hóa về khơng đúng quy cách, phẩm chất so với hợp đồng (doanh nghiệp phát hiện sau khi đã làm thủ tục nhập kho). </i>

 Nếu người bán giảm giá hoặc DN trả lại hàng cho ngưới bán: + Thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, ghi:

Nợ TK 111,112, 331 : Số tiền giảm giá, giá trị hàng trả lại (giá có thuế GTGT) Có TK 156 (1561) : Số tiền giảm giá, giá trị hàng trả lại (chưa có thuế GTGT) Có TK 133 : Thuế GTGT của hàng bị trả lại

+ Thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, ghi giá trị hàng giảm giá hoặc bị trả lại theo giá thanh toán:

Nợ TK 111,112, 331 (theo giá thanh toán)

Có TK 156 (1561) – Giá mua (theo giá thanh toán)

<i>d2. Trường hợp hàng hóa về khơng đúng quy cách phẩm chất và được phát hiện trước khi nhập kho và quyết định trả lại người bán. </i>

Số hàng không đúng quy cách, phẩm chất DN tạm thời giữ hộ bên bán, ghi tăng sổ chi tiết Vật tư, hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công.

<i>d3. Trường hợp hàng về khi nhập kho phát hiện thiếu: </i>

+ Doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, ghi: Nợ TK 156 (1561) : Giá chưa có thuế của hàng thực nhập. Nợ TK 138 (1381, 1388) : Giá chưa có thuế của số hàng thiếu.

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

Nợ TK 133 : Thuế GTGT đầu vào theo HĐ.

Có TK 111, 112, 331 : Giá thanh tốn theo trên hóa đơn GTGT. + Doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, ghi: Nợ TK 156 (1561) : Giá thanh toán của hàng thực nhập Nợ TK 138 (1381, 1388) : Giá thanh toán của số hàng thiếu Có TK 111, 112, 331 : Tổng giá thanh tốn theo hóa đơn

<i><b>Ví dụ 1.4: Kế tốn mua hàng hóa về nhập kho bị thiếu hụt: </b></i>

15/3: Cơng ty ABC mua hàng hóa M, số lượng mua theo HĐ GTGT: 500 SP, đơn giá 12.000đ/SP, thuế suất thuế GTGT 10%. Công ty đã chấp nhận thanh tốn.

20/3: Hàng hóa M đã về và được làm thủ tục nhập kho. Khi nhập kho phát hiện thiếu 20 sản phẩm chưa rõ nguyên nhân. Công ty ABC đã lập biên bản và nhập kho số hàng thực có theo phiếu nhập kho số 1289.

Cơng ty ABC tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và kế toán hàng tồn kho theo phương pháp KKTX. Kỳ kế tốn: q

<i><b>Hướng dẫn xử lý (đơn vị tính 1.000đ) </b></i>

<i>15/3: Theo dõi hóa đơn </i>

<i>20/3: Rút hóa đơn nhận ngày 15/3 và các chứng từ có liên quan để xử lý hàng thiếu: </i>

<i>d4. Trường hợp hàng về khi nhập kho phát hiện thừa so với hợp đồng: </i>

* Hàng thừa đã xác định được nguyên nhân:

 Nếu doanh nghiệp không chấp nhận mua số hàng thừa thì ghi nhận giá trị hàng thừa:

Ghi tăng sổ chi tiết Hàng hóa, vật tư nhận giữ hộ nhận gia công

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

 Số hàng do bên bán giao thừa và doanh nghiệp chấp nhận mua số hàng thừa này thì ngồi việc ghi giá trị hàng theo đúng hóa đơn, kế tốn cịn phải phản ánh phần giá trị vật tư, hàng hóa thừa chấp nhận mua thêm:

Nợ TK 156 (1561) – giá mua

Có TK 331 – Phải trả người bán (giá trị hàng mua thêm chưa có thuế GTGT)

 Khi nhận được hóa đơn của bên bán về số hàng mua thêm kế toán ghi bổ sung số thuế GTGT được khấu trừ:

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 331 – Phải trả người bán

Hoặc:

Nợ TK 156 (1561) – giá mua

Có TK 331 – Phải trả người bán (giá trị hàng mua thêm có thuế GTGT) * Nếu hàng thừa chưa xác định được nguyên nhân doanh nghiệp nhập kho số hàng theo đúng hóa đơn và tạm thời giữ hộ số hàng thừa và theo dõi trên sổ chi tiết, ghi tăng sổ chi tiết Vật tư, hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia cơng.

<b>Ví dụ 1.5: mua hàng hóa có phát sinh thừa. </b>

Mua 10 tấn gạo giá mua chưa thuế 7.000.000đ/tấn tiền chưa trả, nhưng giả sử khi hàng về nhập kho phát hiện thừa 1 tấn hàng chưa rõ nguyên nhân. Doanh nghiệp đã thực hiện thủ tục nhập kho số hàng đã đặt mua. Hàng thừa giữ hộ.

<i><b> Hướng dẫn xử lý (đơn vị tính 1.000d) </b></i>

 Lập phiếu nhập kho theo số lượng hóa đơn, đồng thời lập biên bản giữ hộ 1 tấn hàng hóa thừa:

Nợ TK 156 – HH(1561) 70.000 Nợ TK 133 – TGTGTĐKT (1331) 7.000

Đồng thời, ghi tăng sổ chi tiết Vật tư, hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công: 7.000

<i>* Giải quyết hàng thừa: </i>

+ Do bên bán giao nhầm, DN xuất kho trả lại:

Ghi giảm sổ chi tiết Vật tư, hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công: 7.000 + Không rõ nguyên nhân, lập biên bản ghi vào thu nhập khác:

Nợ TK 156 – HH(1561) 7.000

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

Có TK 711 – TNK 7.000

Đồng thời, ghi giảm sổ chi tiết Vật tư, hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công: 7.000

<i><b>e. Trường hợp trả trước tiền hàng cho người bán. </b></i>

 Khi doanh nghiệp trả trước tiền cho người bán, ghi: Nợ TK 331 – Phải trả người bán

Có TK 111, 112 …

 Khi người bán giao hàng cho doanh nghiệp, ghi:

Nợ TK 156 (1561) – Giá mua (Giá chưa có thuế GTGT) Nợ TK 133 Thuế GTGT của hàng mua

Có TK 331 PTNB: Giá thanh toán của hàng mua

<i><b>f. Kế toán giảm giá hàng mua, chiết khấu thương mại hàng mua, hàng mua trả lại: </b></i>

Khoản giảm giá hàng mua là số tiền bên bán chấp thuận giảm cho bên mua do hàng thiếu phẩm chất hoặc sai quy cách so với hợp đồng.

Chiết khấu thương mại là tiền ưu đãi bên bán dành cho bên mua trong trường hợp mua hàng với lượng lớn.

Hàng mua trả lại do bên bán không thực hiện đúng cam kết trên hợp đồng đã ký kết, do vậy bên bán phải trả lại tiền cho doanh nghiệp hoặc ghi giảm nợ.

Căn cứ vào các chứng từ về giảm giá, chiết khấu thương mại hàng mua và hàng mua trả lại, ghi:

Nợ TK 331, 111, 112: Giá thanh tốn

Có TK 133 – Thuế GTGT được KT (nếu có). Có TK 156 (1561): Giá chưa có thuế.

Hoặc:

Nợ TK 331, 111, 112 Có TK 156 (1561)

<b>1.2.2. Kế toán hoạt động bán hàng trong nước </b>

<i><b>1.2.2.1. Những vấn đề chung về kế tốn bán hàng hóa * Các khái niệm </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

Bán hàng là khâu cuối cùng trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại, là quá trình người bán chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá cho người mua để nhận quyền sở hữu về tiền tệ hoặc quyền đòi tiền ở người mua. Như vậy, thông qua nghiệp vụ bán hàng, giá trị và giá trị sử dụng của hàng hoá được thực hiện; vốn của doanh nghiệp thương mại được chuyển từ hình thái hiện vật (hàng hố) sang hình thái giá trị (tiền tệ), doanh nghiệp thu hồi được vốn bỏ ra, bù đắp được chi phí và có nguồn tích luỹ để mở rộng kinh doanh.

Và cũng như đối với hoạt động mua hàng, hoạt động bán hàng trong doanh nghiệp thương mại cũng bao gồm: bán hàng trong nước (hay bán hàng nội địa) và bán hàng xuất khẩu (bán hàng cho các quốc gia khác). Phần này trình bày về kế tốn các nghiệp vụ bán hàng trong nước, kế toán xuất khẩu hàng hóa trình bày trong mục ….

Đối với cơng việc kế toán nghiệp vụ bán hàng, một số khái niệm được đề cập bao gồm: Doanh thu, Chiết khấu thanh toán, Chiết khấu thương mại, Giảm giá hàng bán, Giá trị hàng bán bị trả lại và doanh thu thuần.

<b> Doanh thu: là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ </b>

kế toán, phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh thơng thường của doanh nghiệp,

<b>góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu (VAS 14 – đoạn 3) </b>

<i>Các loại doanh thu của doanh nghiệp gồm có: </i>

<i>+ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: là giá trị sản phẩm, hàng hóa, dịch </i>

vụ mà doanh nghiệp đã bán, đã cung cấp cho khách hàng được xác định là tiêu thụ.

<i>+ Doanh thu nội bộ: là số tiền thu do bán hàng hóa, sản phẩm, cung ứng dịch </i>

vụ cho công nhân viên, cho các đơn vị trực thuộc trong cùng một công ty hay tổng cơng ty… trong điều kiện hạch tốn tồn ngành.

<i><b>+ Doanh thu hoạt động tài chính: bao gồm các khoản thu tiền lãi, tiền bản </b></i>

quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia và doanh thu hoạt động tài chính khác của doanh nghiệp.

<i>+ Doanh thu chưa thực hiện: bao gồm số tiền nhận trước nhiều năm về cho </i>

thuê tài sản (cho thuê hoạt động), lãi bán hàng trả chậm, trả góp, khoản lãi nhận trước

<b>khi cho vay vốn hay mua các công cụ nợ... </b>

 <b>Chiết khấu thanh toán: là khoản tiền người bán giảm trừ cho người mua, do </b>

người mua thanh toán tiền mua hàng trước thời hạn ghi trên hợp đồng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

 <b>Chiết khấu thương mại: là khoản doanh nghiệp giảm giá bán niêm yết cho </b>

khách hàng mua hàng với khối lượng lớn. Chiết khấu thương mại có thể được tính cho từng đợt mua hàng hoặc nhiều lần mua hàng mới đạt mức được hưởng CKTM, lúc này chiết khấu thương mại được tính cho đợt mua hàng lần cuối cùng (còn gọi là hồi khấu).

 <b>Giảm giá hàng bán: là số tiền giảm trừ cho khách hàng vì các lý do đặc biệt </b>

như: hàng kém phẩm chất, không đúng quy cách, không đúng chủng loại, giao hàng không đúng thời gian, địa điểm so với hợp đồng.

 <b>Giá trị hàng bán bị trả lại: là giá trị hàng đã tiêu thụ nhưng bị khách hàng trả </b>

lại và từ chối thanh tốn do khơng tôn trọng hợp đồng đã ký kết.

 <b>Doanh thu thuần: là doanh thu thực tế doanh nghiệp đã thực hiện trong một kỳ </b>

kế toán. Doanh thu thuần bằng (=) tổng doanh thu trừ (-) các khoản giảm trừ. Các khoản giảm trừ bao gồm: các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, doanh thu hàng bán bị trả lại và các khoản thuế (thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp).

<i><b>* Nhiệm vụ của kế toán bán hàng hóa </b></i>

 Ghi chép, phản ánh kịp thời, đầy đủ và chính xác tình hình bán hàng của doanh nghiệp trong kỳ, cả về giá trị và số lượng hàng bán trên tổng số và trên từng mặt hàng, từng địa điểm bán hàng, từng phương thức bán hàng.

 Tính tốn và phản ánh chính xác tổng giá thanh tốn của hàng hóa bán ra, bao gồm cả doanh thu bán hàng, thuế giá trị gia tăng đầu ra của từng nhóm mặt hàng, từng hố đơn, từng khách hàng, từng đơn vị trực thuộc (theo các cửa hàng, quầy hàng...).

 Xác định chính xác giá mua thực tế của lượng hàng đã tiêu thụ, đồng thời phân bổ chi phí thu mua cho hàng tiêu thụ nhằm xác định kết quả bán hàng.

 Kiểm tra, đôn đốc tính hình thu hồi và quản lý tiền hàng, quản lý khách nợ; theo dõi chi tiết theo từng khách hàng, lô hàng, số tiền khách nợ, thời hạn và tính hình trả nợ....

 Tập hợp đầy đủ, chính xác, kịp thời các khoản chi phí bán hàng thực tế phát sinh và kết chuyển (hay phân bổ) chi phí bán hàng cho hàng tiêu thụ, làm căn cứ để xác định kết quả kinh doanh.

 Cung cấp thơng tin cần thiết về tình hình bán hàng phục vụ cho việc chỉ đạo, điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

 Tham mưu cho lãnh đạo về các giải pháp để thúc đẩy quá trình bán hàng.

<i>* Các phương thức bán hàng hóa trong nước </i>

Việc bán hàng trong các doanh nghiệp thương mại nội địa có thể thực hiện theo hai phương thức: bán buôn và bán lẻ, được chi tiết dưới nhiều hình thức khác nhau (trực tiếp, chuyển hàng...). Cụ thể:

<b>Bán bn hàng hố là hình thức bán hàng cho các đơn vị thương mại, các doanh </b>

nghiệp sản xuất... Đặc điểm của hàng hố bán bn là hàng hố vẫn nằm trong lĩnh vực lưu thông, chưa đi vào lĩnh vực tiêu dùng, do vậy, giá trị và giá trị sử dụng của hàng hoá chưa được thực hiện. Hàng bán buôn thường được bán theo lô hàng hoặc bán với số lượng lớn. Giá bán biến động tuỳ thuộc vào số lượng hàng bán và phương thức thanh toán. Trong bán buôn thường bao gồm hai phương thức:

 Phương thức bán bn hàng hố qua kho: Bán bn hàng hố qua kho là phương thức bán bn hàng hố mà trong đó, hàng bán phải được xuất từ kho bảo quản của doanh nghiệp. Bán bn hàng hố qua kho có thể thực hiện dưới hai hình thức:

+ Bán bn hàng hố qua kho theo hình thức giao hàng trực tiếp: Theo hình thức này, bên mua cử đại diện đến kho của doanh nghiệp thương mại để nhận hàng. Doanh nghiệp thương mại xuất kho hàng hoá giao trực tiếp cho đại diện bên mua. Sau khi đại diện bên mua nhận đủ hàng, thanh toán tiền hoặc chấp nhận nợ, hàng hoá được xác định là tiêu thụ.

+ Bán bn hàng hố qua kho theo hình thức chuyển hàng: Theo hình thức này, căn cứ vào hợp đồng kinh tế đã ký kết hoặc theo đơn đặt hàng, doanh nghiệp thương mại xuất kho hàng hoá, dùng phương tiện vận tải của mình hoặc đi thuế ngồi, chuyển hàng đến kho của bên mua hoặc một địa điểm nào đó bên mua quy định trong hợp đồng. Hàng hoá chuyển bán vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp thương mại. Chỉ khi nào được bên mua kiểm nhận, thanh toán hoặc chấp nhận thanh tốn thì số hàng chuyển giao mới được coi là tiêu thụ, người bán mất quyền sở hữu về số hàng đã giao. Chi phí vận chuyển do doanh nghiệp thương mại chịu hay bên mua chịu là do sự thoả thuận từ trước giưa hai bên. Nếu doanh nghiệp thương mại chịu chi phí vận chuyển, sẽ được ghi vào chi phí bán hàng. Nếu bên mua chịu chi phí vận chuyển, sẽ phải thu tiền của bên mua.

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

 Phương thức bán bn hàng hố vận chuyển thẳng: Theo phương thức này, doanh nghiệp thương mại sau khi mua hàng, nhận hàng mua, không đưa về nhập kho mà chuyển bán thẳng cho bên mua. Phương thức này có thể thực hiện theo hai hình thức: + Bán bn hàng hố vận chuyển thẳng theo hình thức giao hàng trực tiếp (cịn gọi là hình thức giao tay ba): Theo hình thức này, doanh nghiệp thương mại sau khi mua hàng, giao trực tiếp cho đại diện của bên mua tại kho người bán. Sau khi đại diện bên mua ký nhận đủ hàng, bên mua đã thanh toán tiền hàng hoặc chấp nhận nợ, hàng hoá được xác nhận là tiêu thụ.

+ Bán bn hàng hố vận chuyển thẳng theo hình thức chuyển hàng: Theo hình thức này, doanh nghiệp thương mại sau khi mua hàng, nhận hàng mua, dùng phương tiện vận tải của mình hoặc thuê ngoài vận chuyển hàng đến giao cho bên mua ở địa điểm đã được thoả thuận. Hàng hoá chuyển bán trong trường hợp này vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp thương mại. Khi nhận được tiền của bên mua thanh toán hoặc giấy báo của bên mua đã nhận được hàng và chấp nhận thanh tốn thì hàng hoá chuyển đi mới được xác định là tiêu thụ.

<b>Bán lẻ hàng hoá là phương thức bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng hoặc các </b>

tổ chức kinh tế hoặc các đơn vị kinh tế tập thể mua về mang tính chất tiêu dùng nội bộ. Bán hàng theo phương thức này có đặc điểm là hàng hố đã ra khỏi lĩnh vực lưu thơng và đi vào lĩnh vực tiêu dùng, giá trị và giá trị sử dụng của hàng hoá đã được thực hiện. Bán lẻ thường bán đơn chiếc hoặc bán với số lượng nhỏ, giá bán thường ổn định. Bán lẻ có thể thực hiện dưới các hình thức sau:

 Hình thức bán lẻ thu tiền tập trung: Bán lẻ thu tiền tập trung là hình thức bán hàng mà trong đó tách rời nghiệp vụ thu tiền của người mua và nghiệp vụ giao hàng cho người mua. Mỗi quầy hàng có một nhân viên thu tiền làm nhiệm vụ thu tiền của khách, viết hoá đơn cho khách để khách đến nhận hàng ở quầy hàng do nhân viên bán hàng giao. Hết ca (hoặc hết ngày) bán hàng, nhân viên bán hàng căn cứ vào hoá đơn và giao hàng cho khách hoặc kiểm kê hàng hoá tồn quầy để xác định số lượng hàng đã bán trong ngày, trong ca và lập báo cáo bán hàng. Nhân viên thu tiền làm giấy nộp tiền và nộp tiền bán hàng cho thủ quỹ.

 Hình thức bán lẻ thu tiền trực tiếp: Theo hình thức này, nhân viên bán hàng trực tiếp thu tiền của khách và giao hàng cho khách. Hết ca, hết ngày bán hàng, nhân viên

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

bán hàng làm giấy nộp tiền và nộp tiền cho thủ quỹ. Đồng thời, kiểm kê hàng hoá tồn quầy để xác định số lượng hàng đã bán trong ca, trong ngày và lập báo cáo bán hàng.

 Hình thức bán lẻ tự phục vụ (tự chọn): Theo hình thức này, khách hàng tự chọn lấy hàng hố, mang đến bán tình tiền để tính tiền và thanh toán tiền hàng. Nhân viên thu tiền kiểm hàng, tính tiền, lập hố đơn bán hàng và thu tiền của khách hàng. Nhân viên bán hàng có trách nhiệm hướng dẫn khách hàng và bảo quản hàng hố ở quầy (kệ) do mình phụ trách. Hình thức này được áp dụng phổ biến ở các siêu thị.

 Hình thức bán trả góp: Theo hình thức này, người mua được trả tiền mua hàng thành nhiều lần. Doanh nghiệp thương mại, ngồi số tiền thu theo giá bán thơng thường cịn thu thêm ở người mua một khoản lãi do trả chậm. Đối với hình thức này, về thực chất, người bán chỉ mất quyền sở hữu khi người mua thanh toán hết tiền hàng. Tuy nhiên,về mặt hạch toán, khi giao hàng cho người mua, hàng hố bán trả góp được coi là tiêu thụ, bên bán ghi nhận doanh thu.

 Hình thức bán hàng tự động: Bán hàng tự động là hình thức bán lẻ hàng hố mà trong đó, các doanh nghiệp thương mại sử dụng các máy bán hàng tự động chuyên dùng cho một hoặc một vài loại hàng hố nào đó đặt ở các nơi công cộng. Khách hàng sau khi bỏ tiền vào máy, máy sẽ tự động đẩy hàng ra cho người mua.

 Hình thức gửi đại lý bán hay ký gửi hàng hoá: Gửi đại lý bán hay ký gửi hàng hố là hình thức bán hàng mà trong đó doanh nghiệp thương mại giao hàng cho cơ sở đại lý, ký gửi để các cơ sở này trực tiếp bán hàng. Bên nhận làm đại lý, ký gửi sẽ trực tiếp bán hàng, thanh toán tiền hàng và được hưởng hoa hồng đại lý. Số hàng chyển giao cho các cơ sở đại lý, ký gửi vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp thương mại cho đến khi doanh nghiệp thương mại được cơ sở đại lý, ký gửi thanh toán tiền hay chấp nhận thanh toán hoặc thông báo về số hàng đã bán được, doanh nghiệp mới mất quyền sở hữu về số hàng này.

<i><b>* Tính giá xuất hàng hóa </b></i>

Như đã trình bày ở phần Kế tốn mua hàng hóa trong nước, hàng hóa nhập kho được theo dõi bằng giá gốc trên hai tài khoản chi tiết của TK 156 – Hàng hóa là TK 1561 – Giá mua hàng hóa và TK 1562 – Chi phí thu mua hàng hóa. Vì vậy, khi hàng hóa xuất kho, giá thực tế xuất kho của hàng hóa được tính bao gồm hai yếu tố:

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

<i><b>Yếu tố 1: Giá mua của hàng hóa xuất kho: tính theo các cách tính Bình quân gia quyền cuối kỳ, bình quân gia quyền liên hoàn, nhập trước – xuất trước … </b></i>

Doanh nghiệp lựa chọn phương pháp tính giá nào thì phải đảm bảo tính nhất qn trong cả niên độ kế tốn.

<i><b>a. Tính giá xuất kho bình qn. </b></i>

Theo phương pháp này, trước tiên phải tính tốn, xác định đơn giá xuất kho bình qn gia quyền của hàng hóa theo cơng thức:

<b>Đơn giá xuất kho bình qn </b>

<b>= </b>

<b> Giá mua HH Tồn đầu kỳ + Giá mua HH nhập kho trong kỳ </b>

<b>Số lượng HH tồn đầu kỳ + Số lượng HH nhập kho trong kỳ </b>

Sau đó xác định giá mua hàng hóa xuất kho trong kỳ:

Giá mua của HH xuất kho = Số lượng HH xuất kho x đơn giá xuất kho

Trên thực tế, các doanh nghiệp có thể tính đơn giá xuất kho bình qn mỗi khi có nghiệp vụ xuất (bình qn liên hồn), hoặc có thể tính đơn giá xuất kho bình qn vào cuối kỳ kế tốn (bình qn cố định hay cịn gọi là bình qn cuối kỳ).

<i><b>b. Tính giá thực tế đích danh. </b></i>

Phương pháp này u cầu kế tốn phải tổ chức theo dõi để biết được những loại hàng hóa trong kho của doanh nghiệp thuộc những lần nhập kho nào, giá cả khi nhập kho là bao nhiêu. Khi xuất kho kế toán chỉ việc lấy số lượng hàng hóa xuất kho nhân với đơn giá nhập của mặt hàng đó.

<i><b>c. Tính giá nhập trước, xuất trước (FIFO). </b></i>

Phương pháp này chỉ áp dụng để xác định giá xuất kho của hàng hóa (khơng liên quan đến quản lý nhập, xuất hàng). Khi xuất kho một số lượng hàng thì kế tốn sẽ xác định giá xuất theo nguyên tắc lấy giá của hàng nhập trước.

<i><b>Yếu tố 2: Chi phí thu mua của hàng hóa xuất kho được phân bổ một lần vào thời điểm cuối kỳ kế toán theo một trong những tiêu thức như sau: </b></i>

 Phân bổ theo giá mua hàng hóa.

 Phân bổ theo khối lượng hay số lượng hàng hóa …

Cơng thức phân bổ chi phí thu mua hàng hóa (TMHH) như sau:

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

<b>Chi phí TMHH phân bổ hàng </b>

<b>bán trong kỳ kế tốn </b>

<b>= </b>

<b>Chi phí TMHH đầu kỳ <sup>+ </sup></b>

<b>Chi phí TMHH phát sinh trong kỳ </b>

<b>x </b>

<b>Khối lượng/giá </b>

<b>mua của hàng bán trong kỳ Khối lượng /giá </b>

<b>mua của hàng tồn đầu kỳ </b>

<b>Khối lượng /giá mua của hàng của hàng hóa </b>

Hàng gửi đi bán đầu tháng 4: 0

Tổng giá trị hàng hóa mua tháng 4 là: 1.980.000 Chi phí thu mua hàng hóa phát sinh tháng 4: 125.000

Tổng giá mua của hàng hóa bán ra trong tháng 4: 1.750.000 Chi phí thu mua hàng TL-1 phát sinh trong kỳ kế tốn:

<b>Chi phí thu mua phân bổ cho hàng hóa tiêu thụ tháng 4? Hướng dẫn giải </b>

 Chi phí TMHH phát sinh tháng 3: 37.000 (31.000 + 1.800 + 4.200)

 Chi phí TMHH phân bổ cho hàng tiêu thụ: 25.500 + 125.000

x 1.750.000 = 0,07 x 1.750.000 = 122.500 200.000 + 1.950.000

Chi phí TMHH phân bổ cho hàng tiêu thụ được kế toán sử dụng để ghi: Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán 122.500

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

 Doanh thu và chi phí liên quan đến cùng một giao dịch phải được ghi nhận đồng

<b>thời theo nguyên tắc phù hợp và phải theo năm tài chính. </b>

 Doanh thu được ghi nhận khi thỏa mãn đồng thời các điều kiện ghi nhận doanh thu theo chuẩn mực doanh thu và thu nhập khác (VAS, chuẩn mực số 14 – doanh thu và thu nhập khác, điểm 10, 16, 24)

<b> Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn tất cả 5 điều kiện </b>

(c) Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;

(d) Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng;

(e) Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.

 Đối với hàng hóa thuộc diện chịu thuế GTGT và doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ doanh thu được ghi nhận theo giá bán chưa có thuế GTGT.

 Đối với hàng hóa, dịch vụ không thuộc diện chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT nhưng doanh nghiệp tính thuế theo phương pháp trực tiếp thì doanh thu được ghi nhận theo giá thanh tốn (có thuế GTGT).

 Tất cả các loại doanh thu bán hàng phải được theo dõi chi tiết theo từng loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ nhằm xác định chính xác kết quả kinh doanh của các loại mặt hàng khác nhau, phục vụ cho công tác phân tích kinh tế.

 Các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá, hàng bán bị trả lại phải hạch toán riêng trên các tài khoản: 521 – Các khoản giảm trừ doanh thu

 Doanh nghiệp phải có quy chế quản lý và cơng bố cơng khai chính sách chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán cho mọi đối tượng khách hàng.

 Trường hợp doanh nghiệp có các đại lý bán hàng phải quy định rõ mức hoa hồng cho đại lý. Số hoa hồng cho đại lý được hạch tốn vào chi phí bán hàng.

Đối với các đại lý, hoa hồng được hưởng chính là doanh thu và được ghi vào bên Có của TK 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”.

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

 Trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp thì doanh thu bán hàng được ghi nhận theo giá bán trả ngay và ghi nhận vào doanh thu chưa thực hiện phần lãi tính trên khoản trả chậm.

<i><b>1.2.2.2. Chứng từ kế toán </b></i>

Để kế toán nghiệp vụ bán hàng, kế toán sử dụng các chứng từ kế toán sau:

 Hoá đơn GTGT (đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ)

 Hoá đơn bán hàng (đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc kinh doanh những mặt hàng không thuộc đối tương chịu thuế GTGT)

 Phiếu xuất kho hay Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ

 Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý

 Báo cáo bán hàng; Bảng kê bán lẻ hàng hoá, dịch vụ; Bảng thanh toán hàng đại lý (ký gửi)

 Thẻ quầy hàng; Giấy nộp tiền; Bảng kê nhận hàng và thanh toán hàng ngày

 Các Biên bản thừa thiếu hàng, Biên bản giảm giá hàng bán, Biên bản hàng bán bị trả lại

 Phiếu thu, giấy báo Có

 Các chứng từ khác có liên quan

<i><b>1.2.2.3. Tài khoản kế toán </b></i>

Tài khoản được sử dụng trong kế toán bán hàng trong nước như sau:

<i><b>Số dư bên Nợ: Trị giá thực tế của hàng </b></i>

hóa gửi đi bán chưa xác định tiêu thụ trong kỳ.

<b> TK 632 – Giá vốn hàng bán (đối với hoạt động SXKD) </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

+ Giá vốn của hàng hóa tiêu thụ trong kỳ. + Số trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

+ Các khoản hao hụt, mất mát hàng hóa tồn kho sau khi đã trừ phần bồi thường vật chất.

<b>Kết chuyển giá vốn hàng hóa, dịch </b>

vụ đã tiêu thụ trong kỳ sang TK 911. Khoản hoàn nhập dự phịng giảm giá hàng hóa tồn kho.

Giá vốn của hàng hóa đã bán bị trả lại.

<i>Các tài khoản trên được mở chi tiết theo từng loại hàng hóa </i>

<b> TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ </b>

Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế GTGT (phương pháp trực tiếp) tính trên doanh thu bán hàng. Kết chuyển các khoản giảm trừ cho khách hàng phát sinh trong kỳ từ các TK 521.

Tính và kết chuyển DTT sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh.

+ Doanh thu bán hàng phát sinh trong kỳ kế tốn: Giá chưa có thuế GTGT

(phương pháp khấu trừ); Giá có thuế GTGT (phương pháp trực tiếp)

Các TK cấp 2 của TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ:

 TK 5111 – Doanh thu bán hàng hóa (sử dụng cho hoạt động thương mại)

 TK 5112 – Doanh thu bán các sản phẩm

 TK 5113 – Doanh thu cung cấp dịch vụ

 TK 5114 – Doanh thu trợ cấp, trợ giá

 TK 5117 – Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư

* Doanh thu chưa thực hiện phát sinh trong kỳ kế toán.

<b> TK 521 – Các khoản giảm trừ doanh thu </b>

* Số tiền giảm trừ doanh thu đã chấp nhận thanh toán cho khách hàng.

* Kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu sang TK 511 để xác định doanh thu thuần của kỳ kế toán.

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

<i>Lưu ý: các TK 511, 521 khơng có số dư, vì vậy tồn bộ tổng số phát sinh trong kỳ kế toán phải kết chuyển sanh tài khoản có liên quan theo quy định. </i>

Ngồi ra kế tốn cịn sử dụng các TK: 3331, 131, 111, 112 …

<i><b>1.2.2.4. Kế toán bán hàng hóa trong nước </b></i>

<i>1.2.2.4.1. Trường hợp hàng bán qua kho tiêu thụ trực tiếp </i>

Đối với các phương thức bán hàng qua kho như bán buôn theo phương thức giao hàng trực tiếp, bán lẻ trực tiếp, khi xuất kho hàng hoá giao cho bên mua, đại diện bên mua đã ký nhận đủ hàng hoá và đã thanh toán tiền mua hàng hoặc chấp nhận nợ; đối với phương thức bán lẻ tại quầy hàng, cuối ngày căn cứ bảng kê, kế toán ghi các bút toán sau:

 Ghi nhận doanh thu bán hàng hóa thơng thường:

+ Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, kế toán ghi:

Nợ TK111, 112, 131...: Tổng giá thanh tốn của hàng bán

Có TK511(5111): Doanh thu bán hàng theo giá bán chưa có thuế GTGT Có TK333 (33311): Thuế GTGT đầu ra của hàng hóa đã bán

+ Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc đối với các đối tượng khơng chịu thuế GTGT, kế tốn ghi:

Nợ TK111, 112, 131...: Tổng giá thanh toán của hàng bán

Có TK511(5111): DTBH theo tổng giá thanh tốn của hàng bán ra

 Phản ánh trị giá thực tế của hàng xuất bán: Nợ TK632 Giá vốn hàng bán

Có TK156(1561): Trị giá thực tế của hàng xuất kho bán

<i><b>Ví dụ 1.7: Bán bn qua kho theo hình thức giao hàng trực tiếp (đơn vị tính </b></i>

<b>1.000đ) </b>

DN xuất bán một lô hàng với giá xuất kho 180.000, giá bán chưa thuế GTGT 210.000, thời gian bán chịu 90 ngày. Hợp đồng và hóa đơn ghi rõ chiết khấu thanh toán bán hàng là 1% giá bán chưa thuế, nếu người mua trả tiền vào tháng sau.

 Ghi nhận doanh thu bán hàng:

Nợ TK 131 – PTCKH : 231.000 Có TK 511 – DTBH (5111) : 210.000

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

Có TK333 – TVCKPNNN (3331) : 21.000

 Ghi nhận giá vốn của số hàng hóa đã giao:

Có TK156 – HH (1561) : 18.000

<i>1.2.2.4.2. Trường hợp bán qua kho theo hình thức chuyển hàng </i>

Đối với nghiệp vụ bán buôn, bán lẻ chờ chuyển hàng, bán hàng đại lý, ký gửi, khi xuất kho hàng hoá chuyển đến cho bên mua hay đại lý, căn cứ vào Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, kế toán phản ánh trị giá hàng hoá xuất kho chuyển đi bán như sau:

Nợ TK157 : Trị giá thực tế của hàng chuyển đi bán Có TK156 (1561) : Trị giá mua của hàng xuất kho

Khi hàng hoá được xác định là tiêu thụ (bên mua đã nhận hàng, đã chấp nhận thanh toán hoặc đã thanh toán, đại lý báo cáo hàng bán đã tiêu thụ), căn cứ vào Hoá đơn GTGT hay Hoá đơn bán hàng và các chứng từ liên quan, kế toán tiến hành phản ánh các bút toán sau:

Ghi nhận doanh thu bán hàng:

 Đối với các doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, kế toán ghi:

Nợ TK 111, 112, 131... : Tổng giá thanh tốn của hàng bán Có TK 511 (5111) : DTBH theo giá bán chưa có thuế GTGT Có TK 333 (33311) : Thuế GTGT đầu ra của hàng bán

 Đối với các doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc các đối tượng không thuộc diện chịu thuế GTGT, kế toán ghi:

Nợ TK 111, 112, 131... : Tổng giá thanh tốn của hàng bán

Có TK 511 (5111) : DTBH theo tổng giá thanh toán của hàng bán

+ Phản ánh trị giá thực tế của hàng chuyển đi bán đã được khách hàng chấp nhận:

Nợ TK632 : Trị giá vốn của hàng đã tiêu thụ

Có TK157 : Trị giá hàng chuyển đi đã được chấp nhận

+ Nếu hàng chuyển đi bán chưa được xác định là tiêu thụ, căn cứ vào biên bản và một số chứng từ liên quan khác do bên mua gửi đến, kế toán sẽ ghi nhận trị giá hàng bán bị trả lại như sau:

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

Nợ TK156(1561) : Trị giá hàng nhập kho

Có TK157 : Trị giá hàng chuyển đi bị trả lại đã nhận

<i><b>Ví dụ 1.8: bán bn qua kho theo hình thức chuyển hàng (đơn vị tính 1.000đ) </b></i>

12/3/N DN xuất gửi đi cho KH-C một lô hàng với giá xuất kho 180.000, giá bán chưa thuế GTGT 210.000, thời gian bán chịu 90 ngày.

20/3/N KH-C nhận được lô hàng trên và chấp nhận thanh toán.

 Xuất hàng ra gởi đi bán, KH-C chưa nhận hàng. Nợ TK157 – HGĐB 180.000

Có 156 – HH (1561) 180.000

 KH-C nhận hàng và chấp nhận thanh toán, DN ghi nhận doanh thu và giá vốn của lô hàng đã bán như sau:

a. Nợ TK 131 – TCKH 231.000 Có 511 – DTBH (5111) 210.000 Có 333 – TVCKPNNN (3331) 21.000

+ Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ: Nợ TK 632: Giá mua của hàng mua giao bán thẳng (chưa có thuế GTGT) Nợ TK 133 (1331): Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa mua

Có TK 111, 112, 331...: Tổng giá thanh tốn của số hàng mua giao bán trực tiếp + Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT:

Nợ TK 632: Giá của hàng mua giao bán trực tiếp (gồm cả thuế GTGT) Có TK 111, 112, 331...: Tổng giá thanh toán của số hàng mua giao bán thẳng

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

Đồng thời, doanh nghiệp thương mại phải lập Hoá đơn GTGT (hoặc Hoá đơn bán hàng) về lượng hàng chuyển bán thẳng. Căn cứ vào hoá đơn, kế toán sẽ phản ánh doanh thu bán hàng:

+ Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ: Nợ TK 111, 112, 131...Tổng giá thanh toán của số hàng chuyển bán thẳng Có TK 511 (5111): Doanh thu bán hàng theo giá bán chưa có thuế GTGT Có TK 333 (33311): Thuế GTGT đầu ra của hàng bán

+ Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc đối với các đối tượng không chịu thuế GTGT:

Nợ TK111, 112, 131...: Tổng giá thanh toán của số hàng chuyển bán thẳng Có TK 511 (5111): DTBH theo tổng giá thanh tốn của hàng bán ra

<i><b>Ví dụ 1.9: Mua hàng hóa chuyển bán thẳng (giao tay ba) – Đơn vị tính 1.000đ </b></i>

DN TNA tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, mua của công ty SAF một lô hàng giá mua chưa thuế 280.000, thuế GTGT 10%, giao bán ngay cho KH-BC, giá bán chưa có thuế GTGT 320.000, tiền mua và bán lơ hàng chưa thanh tốn.

+ Ghi nhận doanh thu bán hàng:

Có 511 – DTBH (5111) 320.000 Có 333 – TVCKPNNN (3331) 32.000

+ Mua hàng của SAF đồng thời giao hàng thẳng cho KH-BC

Nợ 133 – TGTGTĐKT (1331) 28.000 Có 331 – PTCNB (SAF) 308.000

<i>1.2.2.4.4. Trường hợp bán hàng theo phương thức gửi bán thẳng </i>

 Khi nhận hàng của bên bán và đang trong quá trình chuyển cho bên mua, căn cứ vào Hoá đơn GTGT (hoặc Hoá đơn bán hàng) do bên bán chuyển giao, kế toán ghi nhận tổng giá thanh toán của hàng mua chuyển đi như sau:

+ Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ: Nợ TK157: Giá mua của hàng mua chuyển bán thẳng (chưa có thuế GTGT) Nợ TK 133 (1331): Thuế GTGT đầu vào của hàng mua

Có TK111, 112, 331...: Tổng giá thanh toán của hàng mua chuyển bán thẳng

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

+ Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc đối với các đối tượng không chịu thuế GTGT:

Nợ TK157: Giá thực tế của hàng mua chuyển bán thẳng (gồm cả thuế GTGT) Có TK111, 112, 331...: Tổng giá thanh tốn của hàng mua chuyển bán thẳng

 Khi bên mua kiểm nhận hàng hoá và chấp nhận mua, doanh nghiệp thương mại phải lập Hoá đơn GTGT (hoặc Hoá đơn bán hàng) về lượng hàng chuyển bán. Căn cứ vào hoá đơn và các chừng từ liên quan khác, kế toán tiến hành ghi nhận các bút toán sau:

+ Ghi nhận doanh thu của hàng đã tiêu thụ:

 Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ: Nợ TK 111, 112, 131...: Tổng giá thanh tốn của hàng chuyển đi đã bán được Có TK 511(5111): DTBH theo giá bán chưa có thuế GTGT

Có TK 3331(33311): Thuế GTGT đầu ra của hàng đã bán

 Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc đối với các đối tượng không chịu thuế GTGT:

Nợ TK111, 112, 131...: Tổng giá thanh tốn của hàng chuyển đi đã bán được Có TK511 (5111): DTBH theo tổng giá thanh toán của hàng đã bán

+ Ghi nhận trị giá mua thực tế của số hàng đã được chấp nhận: Nợ TK632: Trị giá vốn của hàng đã bán

Có TK157: Trị giá mua thực tế của số hàng chuyển đi đã được chấp nhận

<i><b>1.2.2.5. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu </b></i>

 CKTM, giảm giá hàng bán và doanh thu hàng bán bị trả lại chấp thuận hoặc đã trả cho khách hàng phát sinh, ghi:

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

 Cuối kỳ kết chuyển toàn bộ số CKTM, giảm giá hàng bán và doanh thu hàng bán bị trả lại đã chấp thuận cho người mua sang bên Nợ TK 511, ghi:

Nợ TK 511 Có TK 521

 Khi nhận lại số hàng bán bị trả lại, ghi: Nợ TK 156 (1561) – Gía mua

Có TK 632 – Giá vốn hàng bán

Cuối kỳ xác định doanh thu thuần theo công thức:

<b>Doanh thu Thuần <sup>= </sup></b>

Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh

<b>1.3. . Kế toán hoạt động xuất nhập khẩu </b>

<b>1.3.1. Kế toán hoạt động xuất – nhập khẩu trực tiếp </b>

<i><b>1.3.1.1. Những vấn đề chung </b></i>

Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu là hoạt động mua bán hàng hóa giữa Việt Nam và các quốc gia khác hoặc với các khu chế xuất. Thời gian luân chuyển của hàng hóa trong phương thức xuất nhập khẩu thường dài hơn phương thức mua bán hàng hóa trong nước vì khoảng cách địa lý giữa hai quốc gia.

Hàng hoá trong kinh doanh xuất nhập khẩu bao gồm nhiều loại như: xuất khẩu những mặt hàng thuộc thế mạnh trong nước (gạo, cà phê, hải sản, thủ công mỹ nghệ...) và nhập khẩu những mặt hàng mà trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất chưa đáp ứng được nhu cầu cả về số lượng chất lượng, thị hiếu (hàng tư liệu sản xuất, hàng tiêu dùng...).

Thời điểm giao, nhận hàng và thời điểm thanh toán: thời điểm xuất nhập khẩu hàng hoá và thời điểm thanh tốn tiền hàng thường khơng trùng nhau.

Phương thức thanh toán trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu được sử dụng là phương thức thanh tốn bằng thư tín dụng chứng từ, nhờ thu, chuyển tiền.

Giá cả trong phương thức xuất nhập khẩu hàng hóa gắn liền với các điều kiện và cơ sở giao hàng khác nhau. Theo INCOTERMS 2020, các loại giá như:

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

1. EXW – Giao tại xưởng

2. FCA – Giao hàng cho người chuyên chở 3. CPT – Cước phí trả tới

4. CIP – Cước phí và bảo hiểm trả tới 5. DAP – Giao hàng tại nơi đến

6. DPU – Giao hàng tại địa điểm dỡ hàng 7. DDP – Giao hàng đã thông quan nhập khẩu 8. FAS – Giao dọc mạn tàu

9. FOB – Giao hàng trên tàu 10. CFR – Tiền hàng và cước phí

11. CIF – Tiền hàng, phí bảo hiểm và cước phí

Nếu doanh nghiệp sử dụng điều kiện giao hàng CIF thì trách nhiệm của các bên như sau:

<b>* Bên bán: Ký hợp đồng vận chuyển và thanh toán cước vận chuyển; Lấy giấy </b>

phép xuất khẩu và nộp thuế, lệ phí xuất khẩu; Giao hàng lên tàu và cung cấp vận đơn đường biển, hóa đơn; Thanh tốn tiền bảo hiểm hàng hoá.

<b>* Bên mua: Nhận hàng, nhận chứng từ; chịu mọi rủi ro khi hàng đã giao qua lan </b>

can tàu ở cảng bốc.

<b>* Nếu doanh nghiệp sử dụng điều kiện giao hàng FOB thì trách nhiệm của các </b>

bên như sau:

<b>* Bên bán: Lấy giấy phép xuất khẩu và nộp lệ phí xuất khẩu; Giao hàng lên tàu </b>

và cung cấp chứng từ vận tải; Thanh toán phí dỡ lên tàu.

<b>* Bên mua: Ký hợp đồng chuyên chở hàng và thanh toán cước vận chuyển, Lấy </b>

vận đơn; Chịu các chi phí cịn lại sau khi nhận hàng .

o <b>Đối với nghiệp vụ nhập khẩu trực tiếp, các công việc mà doanh nghiệp nhập khẩu phải thực hiện: </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

<b>* Thuê phương tiện vận tải </b>

<b>* Xin giấy chứng nhận xuất xứ, giấy chứng nhận kiểm dịch * Mở tờ khai hải quan và hoàn thành hồ sơ hải quan </b>

<b>* Mua bảo hiểm (nếu có), giao hàng và nhận tiền </b>

<i><b>1.3.1.2. Kế toán hoạt động nhập khẩu trực tiếp </b></i>

<i>1.3.1.2.1. Chứng từ kế tốn </i>

<b>* Chứng từ hàng hóa: </b>

 Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)

 Phiếu đóng gói (Packing List)

 Bảng kê chi tiết hàng hóa (Specification)

 Giấy chứng nhận số lượng (Certificate of quantity)

<b>* Chứng từ vận tải: </b>

 Vận đơn đường biển (Bill of Lading)

 Vận đơn đường sắt (Waybill, Railroadbill of Lading)

 Vận đơn đường không (Air Waybill)

<b>* Chứng từ bảo hiểm: </b>

 Bảo hiểm đơn (Insurance Policy)

 Giấy chứng nhận bảo hiểm (Insurance Certificate)

<i>1.3.1.2.2. Tài khoản kế tốn </i>

Kế tốn nhập khẩu hàng hóa trong nước sử dụng các tài khoản tương tự như nội dung kế toán mua hàng trong nước. Do đặc thù nghiệp vụ nhập khẩu hàng hóa, cịn có các tài khoản được sử dụng như: TK 244 – Cầm cố, ký quỹ, ký cược; TK 333(3) – Thuế xuất nhập khẩu

</div>

×