Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO các vấn đề tâm lý TRONG RA QUYẾT ĐỊNH và tổ CHỨC THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH TRONG LÃNH đạo QUẢN lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.64 KB, 23 trang )

1

Mở đầu:
Trong hoạt động LĐ-QL, chủ thể LĐ-QL thường xuyên phải đối mặt với rất
nhiều vấn đề nảy sinh trong cuộc sống và hoạt động hàng ngày. Trong phạm vi
chức trách, nhiệm vụ của mình, chủ thể LĐ-QL tiến hành phân tích tình hình, đề
ra các quyết định (dưới các hình thức như: Chỉ thị, mệnh lệnh, hướng dẫn…) và
chỉ đạo việc thực hiện các quyết định đó nhằm làm cho toàn bộ các hoạt động
của cơ quan, đơn vị diễn ra bình thường, có hiệu quả.
Do vậy, nghiên cứu những vấn đề tâm lí của việc ra quyết định và tổ chức
thực hiện quyết định trong hoạt động LĐ-QL có ý nghĩa rất quan trọng giúp cho
người LĐ-QL có những cơ sở cần thiết góp phần nâng cao hiệu quả LĐ-QL.
- Mục đích, yêu cầu:
Giúp cho người học nắm được những vấn đề tâm lí của việc ra quyết định
và tổ chức thực hiện quyết định của người LĐ-QL trong hoạt động LĐ-QL.
- Nội dung: Gồm 3 phần
I. Những vấn đề tâm lí của việc ra Q/Đ.
II. Những vấn đề tâm lí của việc tổ chức thực hiện Q/Đ.
III. Những vấn đề tâm lí trong kiểm tra, đánh giá, bổ sung, điều chỉnh việc
thực hiện Q/Đ.
- Tài liệu tham khảo:
1. TLH trong quản lí Nhà nước (Mai Hữu Khuê), NxbCTQG, HN, 1997.
2. TLH quản lí dành cho người lãnh đạo (Nguyễn Bá Dương)(CB)
NxbCTQG, HN, 2000, tr.58 - 67.
3. TLH LĐ - QL bộ đội (N.N.Phú)(CB), NxbQĐND, HN, 2002, tr.33 - 58.
4. Tư duy chiến lược và khoa học lãnh đạo - quản lý hiện đại, NxbCT hành chính, HN, 2010
5. Văn kiện đại hội đảng XI, NxbCTQG, HN, 2011


2


I. NHỮNG VẤN ĐỀ TÂM LÍ CỦA VIỆC RA Q/Đ TRONG LĐ-QL
1. Khái niệm về “ra quyết định” trong LĐ-QL
Vấn đề ra QĐ là 1 khâu quan trọng trong công tác LĐ-QL. Có nhiều quan
niệm khác nhau về ra Q/Đ trong LĐ-QL. Có thể khái quát thành 3 hướng nghiên
cứu chính sau đây:
* Quan điểm hành vi:
Tiếp cận vấn đề ra Q/Đ ở góc độ hành vi và hành động và cho rằng: “Ra
Q/Đ là sự đánh giá, lựa chọn phương án hành động của người LĐ-QL, khi xuất
hiện tình huống có vấn đề trong hoạt động LĐ-QL”.
Tiêu biểu là các tác giả:
- V.G.apharaxep: Ra Q/Đ quản lý là hành vi của cơ quan quản lý, hoặc của
người quản lý (viết hoặc nói) trong đó xác định mục tiêu, đề ra nhiệm vụ cho
khách thể quản lý.
Theo tác giả, năng lực chuẩn bị và ra Q/Đ là hình thức chủ yếu của cơng tác
quản lí. u cầu đối với người ra Q/Đ:
+ Phải phát hiện ra vấn đề, phân tích vấn đề một cách tỉ mỉ, khoa học.
+ Đề ra M.tiêu, N/vụ, thu thập, xử lí T.tin, trình bày V.đề 1 cách chính xác
+ Xây dựng và đánh giá những phương án có thể lựa chọn.
+ Phát hiện và đánh giá những hiệu quả có thể xảy ra của Q/Đ, xây dựng
thực hiện các Q/Đ.
- Haroldkootz: Ra quyết định là sự lựa chọn một trong số các phương án
hành động, là cốt lõi của việc xây dựng kế hoạch. Ra Q/Đ có hiệu quả địi hỏi
người quản lý phải biết lựa chọn phương án hành động tối ưu trong nhiều
phương án đựợc đạt ra.
- Nguyễn Đức Minh và Nguyễn Hải Khoát cho rằng: Quyết định là việc lựa
chọn một phương án hành động có khả năng đạt mục tiêu tốt nhất. Việc lựa
chọn đó địi hỏi q trình chuẩn bị, phân tích, so sánh, thơng qua và thực hiện.
Nhận xét: Quan niệm này chưa đi sâu nghiên cứu việc ra Q/Đ một cách tồn
diện, khơng xem xét các yếu tố và các khâu của quá trình ra Q/Đ.



3

* Quan điểm chức năng
“Ra Q/Đ là chức năng quan trọng nhất trong số các chức năng của cơ bản
của người LĐ-QL”.
Tiêu biểu là các tác giả:
- F.F.Aunapu: Ra Q/Đ quản lý là chức năng quan trọng nhất trong số các
chức năng cơ bản của người LĐ, mọi công việc của người LĐ đều liên quan đến
việc ra Q/Đ và tổ chức thực hiện Q/Đ.
Theo tác giả, ra Q/Đ gồm có 8 giai đoạn khác nhau: nêu sơ bộ vấn đề
nghiên cứu; chọn tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả của Q/Đ; thu thập các số liệu bổ
sung để chính xác N/vụ; nêu chính xác nhiệm vụ; xây dựng các phương án có thể
có của Q/Đ; xây dựng mơ hình tốn học; so sánh các phương án Q/Đ; ra Q/Đ.
- Mai Hữu Khuê cho rằng: Ra Q/Đ là vấn đề trung tâm của hoạt động quản
lý. Khía cạnh tâm lý quan trọng nhất của ra Q/Đ là phải làm sáng tỏ vấn đề.
- Nhận xét: Quan niệm này tập trung phân tích vai trị của ra Q/Đ, chưa đi
sâu nghiên cứu bản chất ra Q/Đ của người LĐ-QL.
* Quan niệm hoạt động
“ Ra Q/Đ là hoạt động sáng tạo nhất trong các hoạt động của người LĐ.
Nó sáng tạo ra mục tiêu, phương hướng, giải pháp và chương trình hành động
của mỗi tập thể”.
Tiêu biểu là các tác giả:
- V.I.Mekhaev: Ra Q/Đ quản lý là điều kiện then chốt của quản lý, là hoạt
động tư duy sáng tạo của chủ thể quản lý. Nó sáng tạo ra phương hướng, cách
thức và nội dung lao động của tập thể. Ra Q/Đ quản lí chịu sự tác động trực tiếp
của các yếu tố chủ quan và khách quan trong quản lí.
- A.I.Kitov: Quá trình ra Q/Đ và tổ chức thực hiện Q/Đ của người QL đều
có sự tham gia của năng lực chuẩn đoán, năng lực sáng tạo và năng lực tổ chức.
- Theo từ điển TLH (Vũ Dũng)(CB): Ra Q/Đ là hành động ý chí của người

quản lí hình thành theo trình tự của những hành động, nhằm thực hiện mục đích.


4

Các bước cơ bản của ra Q/Đ quản lí, gồm: chuẩn bị thơng tin, phân tích thơng
tin, xây dựng mơ hình thơng tin
- Phạm Cơng Đồn cho rằng: Q/Đ quản lý được hiểu là phương án giải
quyết 1 vấn đề mà nhà QL đưa ra cho cấp dưới thực hiện, dưới nhiều hình thức
khác nhau như: mệnh lệnh, chỉ thị, chỉ dẫn, các phương hướng thực hiện…
- Theo các nhà TLHQS: Q/Đ trong hoạt động LĐ-QL là phương án tối ưu
của nhà LĐ-QL nhằm xử lí mâu thuẫn giữa diễn biến của tình huống và hồn
cảnh, các địi hỏi của nhiệm vụ đơn vị phải hoàn thành cùng khả năng thực hiện
chúng. Thực chất của ra Q/Đ là tìm được phương án tối ưu để thực hiện nhiệm
vụ một cách có hiệu quả.
- Nhận xét: Nghiên cứu ra Q/Đ một cách tồn diện, có hệ thống. Ra Q/Đ
được thực hiện ở tất cả các cấp của hệ thống LĐ-QL và là hoạt động chủ đạo của
người LĐ-QL.
Trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu của các nhà TLH trong và ngồi
nước, chúng ta có thể đưa ra khái niệm về ra Q/Đ trong LĐ-QL như sau:
“Ra Q/Đ là sự lựa chọn và quyết định phương án hành động hợp lí của
người LĐ-QL nhằm giải quyết mâu thuẫn nảy sinh trong hoạt động thực
tiễn”
* Thực chất:
- Là sự lựa chọn, tìm ra phương án hành động hợp lí (phương án tối ưu)
(trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình N/vụ, khả năng thực hiện của đơn vị).
Phương án tối ưu: Có nhiều phương án, tuy nhiên phương án tối ưu là:
+ Phù hợp với tình huống, hồn cảnh.
+ Phản ánh được ý chí, nguyện vọng của CB, CS thuộc quyền.
+ Tính khả thi cao, có khả năng đạt mục tiêu tốt nhất.

- Ra Q/Đ là hành động trí tuệ, ý chí ở trình độ cao của người LĐ-QL nhằm
vào những mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể. Xác định những phương pháp và phương


5

tiện hành động tốt nhất để đạt đến mục tiêu; ý thức rõ và tuân theo những qui
luật của hoạt động.
* Ý nghĩa của việc ra Q/Đ trong hoạt động LĐ-QL
- Việc ra Q/Đ nằm ở trung tâm các hoạt động và thể hiện tập trung nhất hiệu
quả của hoạt động LĐ-QL. Hoạt động ra Q/Đ là 1 trong những hoạt động cơ bản
của người LĐ chính trị.
- Ra Q/Đ là khâu có ý nghĩa quan trọng hàng đầu của quá trình LĐ-QL, bởi
lẽ, cái cốt lõi của việc ra Q/Đ là tìm được phương án tối ưu để thực hiện các
nhiệm vụ đề ra một cách có hiệu quả.
- Sự đúng đắn và kịp thời của QĐ cá nhân người LĐ-QL có thể làm tăng
hiệu quả hành động của tập thể, thậm chí đưa lại các tính chất và hiệu quả mới
mà tưng thành viên của tập thể không bao giờ có được.
2. Các loại quyết định
Dựa theo cách tiếp cận khác nhau, người ta đưa ra các cách phân loại khác
nhau. Ở đây xin nêu ra 1 vài cách phân loại chủ yếu trong LĐ-QL.
Cách tiếp cận
Các loại Q/Đ
Nhận xét
Theo tính chất - Q/Đ chiến lược
- Liên quan mục tiêu tổng quát, hoặc dài hạn
- Q/Đ chiến thuật - Liên quan mục tiêu hẹp như mục tiêu của
các bộ phận chức năng.
- Liên quan đến điều hành công việc hàng
- Q/Đ tác nghiệp

ngày
Theo tính chất -Q/Đ kinh nghiệm - Dựa trên những kinh nghiệm chủ quan,
khoa học
cảm tính, bề ngồi…của người ra QĐ.
- Hình thành trên cơ sở lí luận, phương pháp,
- Q/Đ khoa học
trình tự khoa học.
Theo chức
- Q/Đ tổ chức
- Liên quan đến mục tiêu và phương hướng
năng quản lí
hoạt động
- Bộ máy tổ chức, phân quyền.
- Cách thức lãnh đạo và động viên.
- Q/Đ điều khiển
- Tiêu chuẩn kiểm sốt và hình thức kiểm sốt
- Q/Đ kiểm soát
Theo mức độ - Quyết định chủ - Dựa vào yếu tố chủ động trong tư duy và
chủ động hay động.
hành động của người LĐ,QL.


6

bị động

- Quyết định thụ
động.
- Quyết định bị
kích động.


- Người LĐ,QL bị lệ thuộc một yếu tố hay
tác nhân nào đó trong việc ra Q/Đ.
- Người LĐ,QL ra Q/Đ trong trạng thái tinh
thần bị lơi kéo, kích động từ yếu tố bên
ngoài.

Theo mức độ - Quyết định thận - Người LĐ,QL hay suy xét, tìm hiểu, tư
thận trọng khi trọng.
duy, lựa chọn yếu tố tối ưu nhất cho việc ra
ra Q/Đ
Q/Đ.
- Quyết định liều - Người LĐ,QL với tinh thần quyết đoán
mặc dù chưa xem xét hết các khả năng xảy
lĩnh mạo hiểm
ra hoặc diễn biến của sự vật hiện tượng.
Cụ thể là: Dựa theo tính chất khoa học của các QĐ, có thể có 2 loại:
- QĐ kinh nghiệm: Hình thành dựa trên những kinh nghiệm chủ quan, cảm
tính, bề ngồi…của người ra QĐ. Nó chỉ thích hợp trong điều kiện qui mơ vấn
đề nhỏ, ít MLH phức tạp.
- QĐ khoa học: Là QĐ hình thành trên cơ sở lí luận, phương pháp, trình tự
khoa học : Phải dựa trên các thơng tin đúng, trí tuệ tập thể, chun gia, qua các
bước nhất định (phát hiện, định mục tiêu, tập hợp trí tuệ, dân chủ thảo luạn, la]j
chọn phương án, điều chỉnh QĐ…Trong quá trình xây dựng các QĐ khoa học có
thể sử dụng các kin nghiệm.
3. Qui trình ra quyết định
Các bước của quá trình ra Q/Đ
Vấn đề cần chú ý
Bước 1: Xác định vấn đề cần - Nội dung vấn đề Q/Đ ?
Q/Đ

- Mục tiêu của Q/Đ ?
Bước 2: Liệt kê các yếu tố ảnh Phải xác định xem vấn đề cần Q/Đ phụ thuộc
hưởng đến việc ra Q/Đ
vào những yếu tố nào ?
Bước 3: Thu thập thơng tin về Xác định xem cần phải có những thơng tin
các yếu tố
gì ? Nguồn thơng tin ở đâu ?
Bước 4: Phát hiện khả năng lực Phải đề xuất nhiều phương án cho vấn đề cần
chọn
quyết định
Bước 5: Đánh giá các phương án - Định tính (Xác định ưu, nhược điểm của
mỗi phương án).


7

- Định lượng (So sánh giữa lựi ích và chi phí
của mỗi phương án)
Bước 6: Chọn phương án tốt Phương án có số điểm tổng hợp cao nhất
nhất và ra Q/Đ
Bước 7: Lập kế hoạch thực hiện Lựa chọn kế hoạch khả thi nhất
Bước 8: Thực hiện kế hoạch
Tổ chức thực hiện kế hoạch phải bảo đảm
mục tiêu đề ra, thường xun kiểm tra, kiểm
sốt q trình thực hiện kế hoạch
4. Các yếu tố ảnh hưởng đến tính chất của các quyết định
Q trình ra Q/Đ, ngừơi LĐ-QL ln chịu sự chi phối, ảnh hưởng bởi các
yếu tố khách quan và chủ quan. Cụ thể là:
a. Diễn biến của tình huống và hoàn cảnh.
- Nếu trong điều kiện, hoàn cảnh bình thường thì việc ra Q/Đ của người LĐ

ít phải cân nhắc, tính tốn.
- Ngược lại, nếu trong điều kiện, hồn cảnh cấp bách, khó khăn phức tạp
thì người LĐ ít phải có quyết đốn, ra Q/Đ khẩn trương, kịp thời, cân nhắc kĩ
mọi tình huống có thể xảy ra.
Chẳng hạn: Trong lĩnh vực HĐQS, đặc biệt trong tình huống C.Đấu, một
Q/Đ sai lầm của người chỉ huy, của CU có thể dẫn tới những hậu quả nghiêm
trọng, tổn hại đến sinh mạng của BĐ. Hay trong lĩnh vực kinh doanh….
b. Khả năng nhận thức tình huống của người LĐ-QL.
- Để ra được Q/Đ đúng đắn, kịp thời, đòi hỏi người LĐ-QL phải có khả
năng nhận thức rõ tình huống có vấn đề. Tình huống ở đây có thể là những sự
kiện, hiện tượng tạo ra sự quan tâm của người người LĐ.
Ví dụ: Trong 1 cơ quan, 1 đơn vị nào đó làm việc thiếu kế hoạch, kỉ luật
lỏng lẻo, mất đồn kết.v.v. Người LĐ-QL đã nắm được tình hình này. Người ta
nói, người LĐ-QL đã nhận thức được tình huống có vấn đề.


8

- Nếu người LĐ-QL có khả năng nhận thức tình huống sâu sắc, nhạy cảm sẽ
làm cho việc ra Q/Đ kịp thời, chính xác.
Ngược lại, nếu người LĐ-QL nhận thức tình huống nơng cạn, hời hợt,
khơng đầy đủ, thiếu cơ sở khoa học thì việc ra Q/Đ thường sai lầm, đặc biệt là
trong điều kiện, tình huống khẩn trương, phức tạp.
Thực tế LĐ-QL ở đơn vị cho thấy: nhiều khi do nghiên cứu vấn đề khơng
đầy đủ, thiếu chính xác, lại bị các yếu tố như kinh nghiệm, thói quen, sự ảnh
hưởng của người khác chi phối đã dẫn đến sự sai sót trong Q/Đ quản lý.
Ví dụ: Quyết định của CU trong đánh giá, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ; trong
thi đua, khen thưởng….
Yêu cầu:
Để ra được Q/Đ đúng đắn, kịp thời, người LĐ-QL cần khơng ngừng nâng

cao trình độ, năng lực tư duy, khả năng nhận thức tình huống có vấn đề đáp ứng
yêu cầu LĐ-QL.
c. Sự tác động qua lại của những người cùng tham gia Q/Đ.
Vì sao?
Vì: Nguyên tắc LĐ của đảng là: “Lãnh đạo tập thể đi đôi với cá nhân phụ
trách”. Do vậy, quá trình ra Q/Đ cần có sự tham gia của nhiều người trong ban
LĐ, cũng như trong cấp ủy.
+ Nếu cấp ủy, chỉ huy ln có sự thống nhất cao, mọi người đều thấu
suốt nhiệm vụ, hiểu rõ thuận lợi, khó khăn, dân chủ bàn bạc cùng đưa ra Q/Đ
thì Q/Đ sẽ mang tính chất tích cực, đúng đắn và có sức mạnh.
+ Ngược lại, nếu chỉ huy, lãnh đạo thiếu nhất trí, nhận thức thiếu nhất
qn thì Q/Đ sẽ khơng có sức mạnh.
d. Đặc điểm tâm lý cá nhân của người ra Q/Đ
Q trình ra Q/Đ của người LĐ-QL khơng chỉ phụ thuộc vào yếu tố khách
quan mà còn chịu sự chi phối, ảnh hưởng bởi nhân tố chủ quan đó là: Các đặc


9

điểm tâm lý cá nhân của người ra Q/Đ, trong đó, năng lực ra quyết định của
người LĐ có vai trò đặc biệt quan trọng.
* Hỏi: Những đặc điểm tâm lí nào của người LĐ có ảnh hưởng tới q
trình ra Q/Đ? Gồm:
- Phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức của người LĐ.
- Đặc điểm CX - T/C, ý chí.
- Trình độ tri thức, KX, KN.
- Các thuộc tính tâm lí của nhân cách: xu hướng, T/cách, K/chất, N. Lực.
- Thói quen, phong cách.v.v.
Thực tế cho thấy, nếu người LĐ-QL có bản lĩnh chính trị vững vàng, có
T.độ, NL chun mơn giỏi, nhạy cảm, quyết đốn, linh hoạt, sáng tạo, có trạng

thái TL cân bằng, có tính cách ổn định thì những Q/Đ đưa ra thường đúng đắn và
sáng suốt.
* Năng lực ra quyết định của người LĐ-QL.
- Năng lực ra Q/Đ trong LĐ-QL là một trong những yếu tố tâm lý chủ quan
quy định trực tiếp chất lượng, hiệu quả của các quyết định LĐ-QL (Trong những
điều kiện KQ như nhau, nếu người LĐ-QL nào có năng lực ra Q/Đ giỏi thì sẽ
đưa ra được những Q/Đ đúng đắn).
- Năng lực ra Q/Đ của người LĐ-QL được hình thành, biểu hiện và phát
triển trong hoạt động LĐ-QL. Nó được coi là một trong những thành tố cốt lõi
trong cấu trúc năng lực LĐ-QL. Đó là tổ hợp của sự thành thạo nghiệp vụ
chuyên môn cụ thể và các phẩm chất trí tuệ (sự thơng minh, linh hoạt, sáng tạo,
mềm dẻo).
- Tuy nhiên, năng lực ra Q/Đ của người LĐ-QL là 1 năng lực chuyên biệt,
nó cũng có cấu trúc riêng. Bao gồm:
+ Năng lực thu thập, sắp xếp và xử lý T.Tin (Nhạy cảm nắm bắt tình hình).


10

+ Năng lực dự báo, dự đoán các biện pháp giải quyết các nhiệm vụ đặt ra và
đặt chúng vào những ĐK, hồn cảnh hay tình huống LĐ thực hiện thực tế.
+ N.Lực phân tích dữ liệu để lựa chọn P/án tối ưu và ra Q/Đ có hiệu quả.
+ Biết vận dụng khéo léo các kiến nghị của bản thân, thường xuyên sử dụng
các kinh nghiệm nghề nghiệp và tình cảm trong q trình ra Q/Đ.
+ Tích cực sử dụng các chuyên gia vào việc nắm bắt, nghiên cứu các vấn đề
cụ thể có liên quan đến q trình ra Q/Đ.
+ Đánh giá được hiệu quả của những phương án hay khả năng để g/q V.Đề.
Trong thực tế, 1 số người LĐ-QL có đầy đủ những phẩm chất tâm lí cá
nhân, có năng lực chun mơn nhưng lại thiếu năng lực Q/Đ, không nắm bắt
được nghệ thuật ra Q/Đ dẫn tới Q/Đ đề ra hiệu quả khơng cao.

Tóm lại: Việc ra Q/Đ của người LĐ-QL chịu sự tác động, ảnh hưởng bởi
yếu tố KQ và CQ. Mỗi yếu tố có vai trị, vị trí riêng. Bởi vậy, khi ra Q/Đ, người
LĐ-QL phải tính tới các yếu tố ảnh hưởng và không ngừng học tập, rèn luyện
nâng cao năng lực ra Q/Đ, góp phần thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao.
5. Các khía cạnh tâm lý cần chú ý trong quá trình ra quyết định
Để ra được những Q/Đ chủ động, bình tĩnh, thận trọng, ln đúng đắn và
chính xác (Hay nói cách khác, đó là các QĐ khoa học), người LĐ-QL phải đặc
biệt chú ý tới những khía cạnh tâm lí sau:
a. Trong mọi trường hợp cần phải cân nhắc kỹ lưỡng các điều kiện, tình
huống, hồn cảnh.
- Vì: Q trình ra Q/Đ ln chịu sự tác động, ảnh hưởng nhiều yếu tố KQ,
CQ, thuận lợi, khó khăn… Do vậy, việc ra Q/Đ của người LĐ-QL cần phải tính
tới tất cả các yếu tố đó:
+ Phải tính tới các giai đoạn, các bước của quá trình ra Q/Đ (gồm 3 g/đ):
G/đ 1: Suy nghĩ và xây dựng nội dung Q/Đ trong đầu.


11

G/đ 2: Biến chúng thành văn bản.
G/đ 3: Thông qua đường công văn hay truyền miệng đến người thực hiện.
Tuy nhiên, tiến trình ra Q/Đ như trên khơng phải là đơn giản mà nó gặp
phải khá nhiều khó khăn KQ và CQ. Do vậy:
+ Phải tính tới các điều kiện khó khăn về KQ và CQ.
. Về KQ: là những khó khăn có liên quan đến các điều kiện V/C, kĩ thuật
cho việc thực hiện các Q/Đ; liên quan đến khả năng của đội ngũ LĐ-QL khi triển
khai Q/Đ; các hạn chế về T/gian, về thông tin và mức độ xử lí T.tin khi ra Q/Đ
. Về chủ quan: Đó là những khó khăn xuất phát từ bản thân người CU, thể
hiện ở việc hạn chế về phẩm chất tâm lí cá nhân (Phẩm chất chính trị, đạo đức,
tác phong, cá tính; phẩm chất trí tuệ; năng lực chun mơn…).

Ví dụ: Tư duy thiếu sâu sắc, không linh hoạt, nhạy bén và sáng tạo.
- Yêu cầu: người LĐ-QL cần không ngừng bồi dưỡng nâng cao trình độ
chun mơn và tích lũy kinh nghiệm HĐ thực tiễn.
b. Phải tính đến kế hoạch và đặc điểm công tác của người dưới quyền cũng
như khả năng thực hiện nhiệm vụ của họ.
- Vì: Cấp dưới là người trực tiếp thực hiện các Q/Đ, Chỉ thị, mệnh lệnh của
người LĐ-QL. Do vậy, nếu tính đến điều này thì các Q/Đ đề ra sẽ mang tính khả
thi, khơng mâu thuẫn và cản trở các kế hoạch đã có, đồng thời phát huy được sức
mạnh khả năng, sở trưởng của cấp dưới.
- Yêu cầu:
+ Người LĐ-QL phải sâu sát cấp dưới, đánh giá đúng P/C, NL của cấp dưới
+ Giao việc cho cấp dưới đúng tầm, đúng sở trường, đúng lúc và biết tạo
điều kiện cho cấp dưới hoàn thành nhiệm vụ.
+ Giải quyết tốt MQH cấp trên, cấp dưới. Có như vậy mới tạo ra sự nhất trí
cao, sự ủng hộ của cấp dưới làm cho các Q/Đ có sức mạnh thực sự.


12

c. Phải tính đến cả đặc điểm tâm lý cá nhân của người trực tiếp thừa hành
công việc để ra Q/Đ chính xác.
Vì: Mỗi cá nhân là 1 nhân cách có đặc điểm tâm lí khác nhau.
- Biểu hiện:
+ Nhận thức, CX - T/C, ý chí khác nhau.
+ Xu hướng, tính cách, khí chất, năng lực khác nhau.
- Trong thực tế:
+ Có người xu hướng chính trị, đạo đức, xu hướng nghề nghiệp tốt nhưng
trình độ năng lực chun mơn có thể khơng tốt.
+ Có người trung thực, thẳng thắn nhưng tính tình nóng nảy, hấp tấp, vội vàng.


+ Có người có K.năng hồn thành tốt N/vụ nhưng lại thiếu cẩn thận, tỉ mỉ…
Do vậy, việc ra Q/Đ, giao nhiệm vụ cho cấp dưới cần phải tính tới đặc điểm
tâm lí cá nhân của người thừa hành cơng việc để phát huy được sức mạnh của
từng người, phù hợp với trình độ, năng lực của họ, bảo đảm cho họ tiến hành
công việc trôi chảy, thuận lợi, tránh được rủi ro.
d. Khi ra Q/Đ phải tính đến hiệu quả giáo dục của các Q/Đ.
- Q/Định chỉ mang tính giáo dục khi nó phản ánh được ý chí chung của
cả tập thể, phản ánh được nguyện vọng của từng thành viên trong tập thể.
Những Q/Đ như vậy sẽ tạo cho mọi người tin tưởng, ủng hộ, thơi thúc họ
tích cực khắc phục khó khăn để hồn thành tốt mọi nhiệm vụ.
- Tính giáo dục của các Q/Đ được đặc biệt chú ý khi nó liên quan tới vấn
đề khen thưởng, kỉ luật, đề bạt, bổ nhiệm….Vì, đó là 1 lĩnh vực nhạy cảm
trong quan hệ người - người:
+ Nếu đúng người, đúng việc thì sẽ có tác dụng kích thích, thúc đẩy….
+ Ngược lại, thì sẽ triệt tiêu động lực, dẫn tới làm giảm sút hiệu quả làm
việc của cá nhân và tập thể.
Yêu cầu: Người LĐ-QL cần đưa ra Q/Đ có tính giáo dục cao thì mới thực
sự có sức mạnh và mang lại hiệu quả cao.


13

e. Phải tính đến một số khó khăn tâm lí khi ra Q/Đ
Q trình ra Q/Đ quản lí ln bị ảnh hưởng bởi các yếu tố TL-XH, những
khó khăn về mặt tâm lí mà việc khắc phục nó địi hỏi người LĐ-QL phải có đủ
phẩm chất và ý chí cần thiết. Một số yếu tố TL-XH với tư cách là những khó
khăn về mặt tâm lí mà người LĐ-QL cần phải chú ý để vượt qua, đó là:
- Do thiếu thơng tin và gắn việc xử lí nó với lợi ích, giá trị của cá nhân
hay nhóm người (cánh hẩu, thân quen…) nên việc ra Q/Đ không đúng đắn.
Ở đây, việc ra Q/Đ chủ yếu dựa trên cơ sở những biểu tượng, ý muốn của

người CU về sự vật KQ chứ không phải trên cơ sở hiện thực KQ về sự vật.
- Khắc phục tâm lí Q/Đ nào cũng phải “tối ưu”, cái gì cũng muốn được.
Đây là quan niệm thiếu khoa học và thường làm rối loạn khi ra Q/Đ.
Ví dụ: Ra Q/Đ xây 1 sở chỉ huy của Sư đồn, hoặc Q/Đ làm mơ hình học
cụ phục vụ cho huấn luyện. Yêu cầu phải rẻ, nhanh, bền, đẹp. Đó là 1 Q/Đ phi
thực tế, tưởng “Tối ưu” mà lại phi tối ưu.
Vì, trong thực tiễn cuộc sống, khơng có cái gì được tất cả, được cái này
thì phải mất cái khác. Vốn và cơng sức đầu tư ít thì khơng thể xây 1 sở chỉ
huy vừa to, vừa đẹp lại vừa bền được.
- Khắc phục tâm lí tiểu nông như: đại khái, qua loa, không dám chịu
trách nhiệm cá nhân, dựa dẫm, chủ nghĩa T/cảm (yêu nên tốt, ghét nên xấu).
- Tránh háo danh, uy quyền mà đưa ra những Q/Đ có tính chất độc tài,
trấn áp và làm cho cấp dưới sợ hãi.
- Sức ỳ về thói quen, sự chậm trễ trong việc nắm bắt H/C, tư tưởng mới.
Vì, khi Q/Đ mới ban hành và đưa vào thực hiện bao giờ cũng chứa đựng
những nhân tố mới, kèm theo những thay đổi về qui chế, qui trình làm việc
của tập thể, làm đảo lộn nếp nghĩ, thói quen làm việc theo qui chế cũ nên
thường gặp phải sự chống đối về mặt tâm lí của những người thừa hành nhiệm
vụ, muốn duy trì những thói quen làm việc cũ.
- Tránh ra nhiều Q/Đ chồng chéo, phủ định lẫn nhau vì dễ tạo nên tâm lí
nhàm chán, coi thường ở cấp dưới.


14

* Lưu ý : Tham khảo thêm «Trở ngại tâm lí của người LĐ khi ra
QĐ»(Giáo trình TLH quản trị kinh doanh, Trường Cao đẳng Cộng đồng, Hà
Nội, tr.46 - 52).
6. Một số kỹ thuật phân tích cơ bản trong việc ra quyết định
Việc ra các Q/Đ kịp thời, có suy tính cẩn thận là nhân tố quan trọng, có vai

trò Q/Đ hiệu quả LĐ. Phần này giới thiệu 1 số kỹ thuật phân tích, so sánh cơ
bản, thơng dụng mà người LĐ - QL cần biết trong hoạt động LĐ - QL.
1. Phân tích Pareto (Pareto Analysis)
- Bản chất: tập trung giải quyết 20% các nguyên nhân quan trọng nhất có
thể đạt được 80% hiệu quả (cịn gọi là nguyên tắc Pareto hay tảng băng chìm,
hay 80 - 20%)
- Quá trình thao tác: xác định mục tiêu cần thay đổi (hoàn thiện) - liệt kê
các yếu tố, nguyên nhân của khiếm khuyết - nhóm chúng lại thành số lượng nhỏ
các nhóm yếu tố (10 nhóm), cho điểm các nhóm theo khả năng lợi ích mà chúng
mang lại nếu được hồn thiện, chọn hai nhóm có điểm cao nhất để nghiên cứu và
đưa ra quyết định ( Bài tập số 1).
- Ý nghĩa: dùng phương pháp này sẽ đảm bảo tính hiệu quả của quyết định
khi chưa có đủ nguồn lực để giải quyết toàn bộ các nan giải đặt ra trong quá trình
lãnh đao quản lý.
2. So sánh theo cặp
- Bản chất: so sánh các phương án theo từng cặp để rút ra phương án tốt
nhất cho một mục tiêu.
- Quá trình thao tác: lập ma trận các phương án trên cơ sở đó so sánh từng
cặp.Xếp hạng sự khác biệt về hiệu quả. Lấy tổng số điểm, từ đó tìm được thứ tự
ưu tiên của các phương án để đi tới quyết định (Bài tập số 2).
- Ý nghĩa: so sánh được các phương án khó so sánh với nhau để lấy 1
phương án tốt nhất trong điều kiện nguồn lực hạn hẹp (chỉ cho phép triển khai 1
phương án). Thích hợp cho trường hợp các phương án khó so sánh T.tiếp với nhau


15

3. So sánh theo bảng (Grid Analysis)
- Bản chất: so sánh phương án theo nhiều mục tiêu để lựa chọn phương án
tốt nhất.

- Quá trình thao tác: lập ma trận các phương án và các mục tiêu. Cho
điểm từng phần tử của ma trận theo sự thỏa mãn từng mục tiêu của mỗi phương
án (kết hợp với hệ số về mức độ quan trọng do so sánh theo cặp). Lấy tổng số
làm thước đo khách quan cho việc thỏa mãn tổng thể các mục tiêu (Bài tập số 3).
- Ý nghĩa: tránh được sự chủ quan trong quyết định, khi mục tiêu đặt ra có
nhiều khía cạnh cần đạt được phù hợp cho các quyết định đa mục tiêu trong hoạt
động lãnh đạo quản lý.
4. Cây quyết định ( Decision Tree)
- Bản chất: đánh giá hậu quả của các phương án trên khả năng ( xác suất)
và kết quả mà chúng mang lại, từ đó có cơ sở lựa chọn khả năng tốt nhất,
phương án tối ưu.
- Quá trình thao tác: lập ra các phương án. Chỉ ra mọi tình huống có thể
xảy ra cho từng phương án. Lượng định xác suất của các khả năng và lợi ích của
từng khả năng. Xếp hạng các phương án theo khả năng lợi ích mà chúng mang
lại (Bài tập số 4).
- Ý nghĩa: sử dụng đầy đủ các thơng tin hiện có để ra quyết định có xác
suất thành cơng nhất. thích hợp cho các trường hợp khó xác định diễn biến tiếp
theo khi ra một quyết định.
5. Phân tích PMI (Plus/ Minus/Interesting Analysis)
- Bản chất: cân nhắc tổng thể các mặt được, mất và các hệ quả có thể xảy
ra của một quyết định. Các cân nhắc tổng thể có thể sử dụng các yếu tố đánh giá
chủ quan, vì khơng thể thu thập đủ thơng tin.
- Q trình thao tác: lập bảng theo ba cột: được, mất và các hậu quả tiềm
năng. Cho điểm theo từng cột (dương cho cột được và âm cho mất).Cộng lại để
xem hiệu quả tổng thể của quyết định. Nếu kết quả nhỏ hơn không cần cân nhắc
dừng việc ra quyết định đó.


16


- Ý nghĩa: sau khi đã có Q/Đ chi tiết về một vấn đề rất nhạy cảm và phức
tạp, người LĐ-QL có thể cần nhìn lại tổng thể một lần nữa các mặt chính để cân
nhắc lần cuối.
6. Phân tích chi phí - lợi nhuận
- Bản chất: ra quyết định dựa trên hiệu số lợi ích trừ chi phí.
- Quá trình thao tác: xác định mọi chi phí và lợi ích. Qui đổi thành tiền
hiện tại (sử dụng các thông số như lãi suất, tỉ giá, chi phí cơ hội, định mức lao
động). Ra quyết định dựa trên hiệu số (Bài tập số 6).
- Ý nghĩa: nâng cao tính khoa học của các quyết định trong việc sử dụng
các nguồn lực một cách hiệu quả nhất. Thích hợp cho các chính sách phức tạp.
Tuy nhiên cũng có thể dùng cho các quyết định, trong đó các khoản thu chi là rõ
ràng và dễ tính trong thời gian ngắn (1 năm).
* Bài tập thực hành: So sánh theo bảng (Grid Analysis)
(Đã có ở PowerPoint)
II. Những vấn đề tâm lý của quá trình tổ chức thực hiện quyết định
Chất lượng của hoạt động LĐ-QL không thể chỉ hiểu là chủ thể LĐ-QL đã
đề ra được bao nhiêu QĐ mà điều chủ yếu là họ đã lãnh đạo thực hiện có hiệu
quả các QĐ đó ra sao?
Hoạt động tổ chức thực hiện QĐ là HĐ có tính đặc thù và là HĐ cuối cùng
của 1 chu trình quản lý theo từng nhiệm vụ cụ thể. Nó diễn ra rất đa dạng, phức
tạp, tùy thuộc vào tình huống, hồn cảnh cụ thể, song có thể chỉ ra 1 số cơng việc
chính sau đây:
1. Lựa chọn người thực hiện quyết định
- Việc lựa chọn những người có sự phù hợp nhất định với việc thực hiện
QĐ là yêu cầu rất quan trọng. Vì thế, người LĐ-QL cần phải suy nghĩ, cân nhắc
cẩn thận đẻ có thể “Đặt người vào đúng việc, đúng lúc, đúng chỗ”. Muốn vậy,
CU cần phải:
+ Nắm được phẩm chất, năng lực của người thừa hành nhiệm vụ.



17

+ Cần phải chú ý tới sự tương hợp TL của những người cùng thực hiện N/V
- Sau khi đã lựa chọn được người có P/C, NL phù hợp với nhiệm vụ thì yêu
cầu người LĐ-QL cần phải:
+ Giao nhiệm vụ cho họ 1 cách rõ ràng, minh bạch, chi tiết.
+ Trao cho họ những quyền hạn tương ứng, ở 1 mức độ nhất định.
+ Khi giao nhiệm vụ cần phải tỏ ra tin tưởng vào thực hiện nhiệm vụ của
cấp dưới, tơn trọng tính tích cực, độc lập, sáng tạo và tự giác của họ.
2. Các vấn đề tâm lý của việc truyền đạt quyết định
* Truyền đạt QĐ là gì?
Truyền đạt QĐ được hiểu là “Sự tác động qua lại về mặt tâm lí giữa chủ
thể LĐ-QL với các khách thể LĐ-QL”. Trong đó, sự tác động qua lại về mặt ý
chí của người LĐ-QL tới cấp dưới là nhân tố tâm lí có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng.
* Vì sao quá trình truyền đạt QĐ, người LĐ-QL cần phải chú ý tới các vấn
đề tâm lí nảy sinh từ cấp dưới? Vì:
- Vì phải phục tùng ý chí của thủ trưởng, do đó dễ xuất hiện ở người thừa
hành trạng thái tâm lí tiêu cực, như: Cảm xúc bị coi nhẹ, sự mặc cảm, khó chịu,
sự tự ái, sự phát khùng vô cớ….Bởi vậy, người LĐ-QL cần hết sức thận trọng,
khơn khéo, tế nhị và có nghệ thuật cao khi truyền đạt QĐ.
- Việc truyền đạt QĐ sẽ phụ thuộc vào yếu tố KQ, CQ, nhưng phụ thuộc
nhiều vào trình độ phát triển của tập thể, P/C, NL của người thực hiện và các
điều kiện V/C-TT khác. Vì thế, để bảo đảm cho người thừa hành có thể nhận
thức được đầy đủ, đúng đắn và chính xác nội dung của các QĐ, khi truyền đạt
QĐ, người LĐ-QL cần phải chú ý tới 1 số khía cạnh tâm lí sau:
a. Người LĐ-QL khơng chỉ tiến hành thơng báo cho người thực hiện QĐ
biết rõ về nội dung cơ bản của QĐ, mà còn phải thuyết phục họ tin vào sự đúng
đắn, chính xác, hợp lý, cần thiết của QĐ.



18

Muốn vậy, người LĐ-QL cần phải:
- Phải có niềm tin vào thắng lợi của QĐ mà mình truyền đạt.
- Cần phải làm cho nội dung của niềm tin đó được truyền đạt sang tất cả
mọi người để họ cũng có được niềm tin như mình.
Niềm tin được coi là cơ sở tâm lí cho việc tạo lập ý chí, bảo đảm cho các
QĐ được trở thành hiện thực trong HĐ cùng nhau của tập thể.
b. Nghệ thuật truyền đạt quyết định
QĐ của người LĐ-QL được cấp dưới tiếp thu tốt hay khơng, có tạo nên sự
truyền cảm, hưng phấn của người thừa hành đến mức độ nào, phần lớn là do
nghệ thuật truyền đạt QĐ của người LĐ-QL. Muốn vậy, khi truyền đạt QĐ (giao
nhiệm vụ), cần phải chú ý:
- Truyền đạt N/vụ phải rõ, nêu bật được những yêu cầu chủ yếu cần phải
thực hiện.
- N/vụ phân công phải tương xứng với khả năng thừa hành của cấp dưới.
- Nhiệm vụ phân cơng phải kích thích được những tình cảm tốt đẹp của
từng cá nhân và cả tập thể hướng vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ.
- Phải duy trì được sự tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trên tình đồng chí, chia
ngọt, sẻ bùi cùng nhau hồn thành N/vụ. Chống tâm lí cục bộ trong HĐ của từng
cá nhân, từng bộ phận.
c. Về phương thức truyền đạt quyết định (giao nhiệm vụ)
- Việc sử dụng phương thức truyền đạt nào là tùy thuộc vào đặc điểm tâm lí
của những người thực hiện. Chẳng hạn:
+ Có những người chỉ cần nói ngắn gọn, khái quát, khêu gợi cách thực hiện
sáng tạo nhiệm vụ.
+ Nhưng có những người cần phải nói cụ thể, chi tiết, tồn bộ ý đồ, hướng
đi và cách thực hiện.



19

- Dù phương thức truyền đạt QĐ có khác nhau, song về cơ bản phải bảo
đảm cho người thừa hành hiểu rằng:
+ Họ sẽ làm gì? Làm như thế nào?
+ Việc đó thực hiện bằng phương tiện gì? Trong điều kiện nào?
+ Qui trình hành động ra sao? Do ai thực hiện?
+ Những khó khăn, thuận lợi khi thực hiện?...
Đồng thời cần phải chuẩn bị tâm lí tốt cho cấp dưới, tạo nên tâm thế sẵn
sàng thực hiện nhiệm vụ được giao.
d. Người LĐ-QL khi truyền đạt nhiệm vụ phải biết tác động mạnh vào hệ
động cơ của người dưới quyền hướng vào việc thực hiện nhiệm vụ một cách
hứng thú và có trách nhiệm.
Các Đ/Cơ cần tác động gồm:
- Động cơ chính trị - tư tưởng.
- Động cơ hoạt động nghề nghiệp.
- Động cơ hoạt động vì tập thể (Vì thành tích, uy tín tập thể).
- Động cơ vì lợi ích cá nhân.
Đặc biệt, người LĐ-QL khơng nên có định kiến với những Đ/cơ vì lợi ích cá
nhân mà cần quan tâm, tạo ĐK để nó phát triển theo hướng tích cực nhằm động
viên, khuyến khích khả năng tiềm tàng của cá nhân cống hiến cho sự nghiệp chung.
Chú ý: Chống tâm lí coi thường việc truyền đạt QĐ quản lí hay thiếu khả
năng truyền đạt QĐ quản lí.
Thực tiễn cho thấy :
+ Nếu người LĐ-QL có khả năng truyền đạt thông tin đến mọi người 1
cách cô đọng, đơn giản, dễ hiểu và phù hợp với đặc điểm TL của người thừa
hành thì QĐ sẽ đem lại hiệu quả cao.
+ Nếu người LĐ-QL chỉ chú ý đến hoạt động truyền đạt QĐ của mình mà
khơng chú ý tới đặc điểm tâm lí của cấp dưới, các khó khăn, thuận lợi...thì sẽ

ảnh hưởng xâú tới hiệu quả QĐ.


20

+ Để truyền đạt QĐ quản lí có hiệu quả, kinh nghiệm cho thấy, người
LĐ-QL phải hình dung được tồn bộ những khâu, công việc cần phải làm,
phải thấy trước được những khó khăn của người thực hiện sẽ gặp phải. Có như
thế trong q trình truyền đạt QĐ mới đi vào vấn đề trọng tâm, thiết yếu và
phù hợp nhất.
3. Động viên, cổ vũ cấp dưới thực hiện quyết định
- Thực chất của qúa trình này là bằng cách áp dụng hệ thống các biện pháp
giáo dục và tổ chức tác động vào hệ động cơ, nhu cầu, tình cảm của cấp dưới
nhằm xây dựng bầu khơng khí TL tích cực trong tập thể hướng vào việc thực
hiện thắng lợi QĐ đề ra.
- Yêu cầu đối với người LĐ-QL:
Nội dung động viên cổ vũ cấp dưới diễn ra trên nhiều mặt công tác khác
nhau, phù hợp với đặc điểm hoạt động của họ. Cụ thể:
Với cán bộ:
+ Động viên, cổ vũ với mọi đối tượng.
+ Lấy khích lệ, biểu dương khen thưởng mặt tốt là chủ yếu, qua đó hạn chế
và loại bỏ dần mặt chưa tốt.
+ Khi cấp trên và cấp dưới có cùng thành tích thì khen cấp dưới.
+ N/vụ càng khó khăn, phức tạp thì động viên, khen thưởng càng phải lớn.
+ Kết hợp hài hoà giữa động viên, khen thưởng về vật chất và tinh thần tuỳ
theo điều kiện của cơ quan, đơn vị.
+ Hình thức tổ chức động viên, khen thưởng phải trang trọng, có tác dụng
khơi dậy lịng tự hào, kích thích tính tích cực hoạt động của cấp dưới.
Với nhân viên:
+ Động viên, cổ vũ cả cá nhân và tập thể.

+ Nội dung phải có chiều sâu tư tưởng, gắn trực tiếp với nhiệm vụ cụ thể.
+ Hình thức động viên, cổ vũ đa dạng, phong phú tác động mạnh mẽ cả vào
nhận thức, tình cảm ý chí của đối tượng.


21

+ Phối hợp hoạt động của mọi tổ chức, mọi lực lượng để động viên cổ vũ.
+ Động viên, cổ vũ được cả trước, trong và sau khi họ thực hiện nhiệm vụ.
+ Mọi tác động phải phù hợp với đặc điểm đối tượng.
III. Những vấn đề tâm lý trong kiểm tra, đánh giá, bổ sung, điều chỉnh
việc thực hiện quyết định
1. Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quyết định
* Vì sao? Vì :
- Kiểm tra, đánh giá là một trong những yêu cầu đối với hoạt động của
người LĐ-QL.
- Thông qua công tác kiểm tra, đ/giá giúp cho người LĐ-QL kịp thời phát
hiện, uốn nắn những biểu hiện lệch lạc của cấp dưới, phát hiện các khó khăn và
những vấn đề nảy sinh cản trở quá trình thực hiện nhiệm vụ.
* Chức năng của HĐ kiểm tra, đánh giá: (có 3 chức năng)
- Chức năng liên hệ ngược:
+ Tức là giúp cho người LĐ-QL biết được chính xác thơng tin về q trình
thực hiện QĐ của người thừa hành như thế nào.
+ Tuy nhiên, các thông tin ngược này cũng có thể bị sai lệch, bị cắt xén,
thậm chí bị bóp méo do sự chủ quan của các cấp trung gian truyền tải thông tin
này, lúc này, người LĐ-QL có thể sẽ rơi vào tình trạng quan liêu hành chính giấy
tờ. Vấn đề đặt ra là người LĐ-QL phải biết tiến hành HĐ kiểm tra, kiểm sốt
thơng qua hệ thống tổ chức khơng chính thức của cơ quan, đơn vị.
- Chức năng định hướng hoạt động:
+ Là chức năng hướng dẫn HĐ của người thừa hành nhằm vào các lĩnh vực

chủ yếu của nhiệm vụ được giao, nhất là nhiệm vụ chung của tập thể, của đơn vị.
+ Cơng tác kiểm sốt phải chú ý tới tất cả các mặt hoạt động, dù là mặt thứ
yếu, tránh hiện tượng chỉ quan tâm tới những đối tượng nhất định mà làm lãng
quên những đối tượng khác.


22

- Chức năng động viên, khuyến khích:
+ Thực chất là thông qua K.Tra giúp cho người LĐ-QL đánh giá đúng ưu
điểm, nhựơc điểm của người thừa hành, từ đó có thái độ ủng hộ, đồng tình, khen
ngợi, cổ vũ động viên kịp thời những người hoàn thành tốt nhiệm vụ; khiển
trách, phê bình, thậm chí kỉ luật đối với những người khơng hồn thành N/Vụ.
+ Sự khiển trách, phê bình, kỉ luật....nếu được đưa ra với ý đồ tốt, cụ thể, có
chỉ dẫn khắc phục và đặc biệt là có thái độ tin tưởng vào những khả năng sửa
chữa, khắc phục khuyết điểm của người thừa hành thì cũng có tác dụng động
viên, khích lệ như sự đồng tình, ủng hộ.
Hay nói cách khác, người LĐ-QL cần thể hiện sự tơn trọng vào nhân cách
của người thừa hành. Nó sẽ là cho họ có tinh thần tơn trọng và tin tưởng vào
cơng việc của mình, vào người LĐ-QL của mình.
Tóm lại : Hoạt động Ktra, K.Soát việc thực hiện QĐ là quá trình giải quyết
MQH giữa con người với con người, giữa cấp trên với cấp dưới, vì vậy nó gây ra
những ảnh hưởng tâm lí nhất định đối với cả hai, nhất là gây ra những phản ứng
tâm lí của người bị kiểm tra, kiểm soát. Do vậy, người Ktra, K.sốt phải coi đó là
hình thức giúp đỡ về nghiệp vụ và nâng đỡ về tinh thần đối với người thừa hành,
từ đó xây dựng MQH hiểu biết và thơng cảm lẫn nhau. Có như vậy thì hiệu quả
của cơng tác Ktra, K.sốt mới đạt hiệu quả tốt.
2. Bổ sung, điều chỉnh việc thực hiện quyết định
- Bổ sung, điều chỉnh QĐ việc thực hiện QĐ cũng là 1 trong những mục
đích của việc Ktra, Đ/giá.

- Nguyên nhân dẫn tới sự điều chỉnh, bổ sung:
+ Do tình hình, nhiệm vụ có sự thay đổi.
+ Do việc thực hiện QĐ cịn có những yếu kém, hạn chế nào đó.
+ Do nhân lực, vật lực, tài lực được dùng trong thực hiện QĐ có sự thay đổi


23

+ Do nội dung QĐ có những hạn chế, thiếu đầy đủ và đúng đắn.
- Yêu cầu đối với người LĐ-QL:
+ Phải biết tập trung ý thức vào việc phân tích các thơng tin ngược, những ý
kiến, dư luận, tâm trạng của tập thẻ trước tất cả những vấn đề của QĐ và thực
hiện QĐ.
+ Phải có ý thức trách nhiệm cao, lương tâm nghề nghiệp trong sáng.
+ Cần phải thận trọng, huy động tối đa các phẩm chất tâm lí của cá nhân để
suy nghĩ, cân nhắc, bảo đảm tính chính xác của những thay đổi, bổ sung điều
chỉnh (Khi cần thiết phải tiến hành cuộc họp trong ban LĐ-QL hay những người
có trách nhiệm để dân chủ bàn bạc để đi tới thống nhất việc bổ sung, điều chỉnh
QĐ nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ đề ra).



×