Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

giải phẩu học sinh lí người

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.35 MB, 79 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>MỤC LỤC </b>

<b>Chương I: DA ... 6 </b>

<b>1. CẤU TRÚC CỦA DA ... 6 </b>

1.1 Lớp biểu bì ... 6

1.1.1 Lớp đáy (lớp sinh sản) ... 6

1.1.2 Lớp gai (lớp sợi) ... 6

1.1.3 Lớp hạt ... 6

1.1.4 Lớp sừng ... 7

1.2 Lớp chân bì ... 7

1.3 Lớp hạ bì ... 7

1.4 Các tuyến của da ... 7

1.4.1 Tuyến nhờn (tuyến bã) ... 7

1.4.2 Tuyến mồ hơi ... 8

1.5 Lơng, tóc và móng... 9

1.5.1 Lơng/ tóc ... 9

1.5.2 Móng ... 9

<b>2. CHỨC NĂNG SINH LÝ CỦA DA ... 10 </b>

2.1 Bảo vệ cơ thể ... 10

2.2 Điều hòa thân nhiệt ... 10

<b>CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG SINH LÝ CỦA ... 12 </b>

<b>TẾ BÀO THẦN KINH (NEURON) ... 12 </b>

<b>1. CẤU TẠO NEURON ... 13 </b>

1.1 Thân neuron ... 13

1.2 Các nhánh neuron ... 14

1.2.1 Sợi nhánh (đuôi gai, dendrite) ... 14

1.2.2 Sợi trục (axon) ... 14

1.3 Đầu tận cùng thần kinh ... 15

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

1.4 Synapse (khớp thần kinh) ... 15

1.4.1 Phân loại synapse ... 15

1.4.2 Cấu tạo synapse ... 15

<b>2. CHỨC NĂNG SINH LÝ CỦA NEURON ... 16 </b>

2.1 Hiện tượng điện sinh học- bản chất của hưng phấn ... 16

2.2 Giải thích hiện tượng điện sinh học theo thuyết “ Ion-màng” ... 17

2.2.1 Điện thế nghỉ ... 18

2.2.2 Điện thế động ... 18

2.2.3 Điện tổn thương ... 21

2.3.2 Sự dẫn truyền hưng phấn qua sợi trục có myelin (dẫn truyền nhảy vọt) .. 22

2.3.3 Sự dẫn truyền hưng phấn qua synapse ... 22

2.3.3.1 Ở synapse điện ... 22

2.3.3.2 Ở synapse hóa ... 22

2.3.3.3 Ba đặc điểm dẫn truyền hưng phấn quyết định tính chất hoạt động ở trung ... 24

<b>Bài 2: CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG SINH LÝ CỦA HỆ THẦN KINH ... 25 </b>

<b>1. ĐẠI CƯƠNG VỀ HỆ THẦN KINH ... 25 </b>

1.1 Vai trò sinh lý của hệ thần kinh ... 25

1.2 Khái quát về cấu tạo của hệ thần kinh ... 25

1.3 Sự phát triển của hệ thần kinh trung ương ... 26

1.4 Phản xạ, cung phản xạ và vòng phản xạ ... 27

1.4.1 Phản xạ ... 27

1.4.2 Cung phản xạ ... 27

1.4.3 Vòng phản xạ ... 28

<b>2. SƠ LƯỢC CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG SINH LÝ CỦA HỆ THẦN KINH ... 29 </b>

2.1 Tủy sống ... 29

2.1.1 Cấu tạo ... 29

2.1.2 Chức năng ... 30

2.1.2.1 Chức năng dẫn truyền ... 30

2.1.2.2 Chức năng phản xạ ... 30

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

2.2.4 Não trung gian ... 34

2.2.4.1 Đồi thị ... 34

2.2.4.2 Vùng dưới đồi (Hypothalamus) ... 34

2.2.5 Não tận ... 35

2.2.5.1 Cấu tạo ... 35

2.2.5.2 Sinh lý vỏ não: ... 36

<b>3. HỆ THẦN KINH NGOẠI BIÊN ... 39 </b>

3.1 Hệ thần kinh động vật ... 39

3.2 Hệ thần kinh thực vật ... 40

3.2.1 Hệ giao cảm ... 41

3.2.2 Hệ phó giao cảm ... 41

<b>Chương III: THỤ QUAN ... 44 </b>

<b>1. ĐẠI CƯƠNG VỀ THỤ QUAN ... 44 </b>

1.1 Khái niệm ... 44

1.2 Cấu tạo chung ... 44

1.3 Phân loại thụ quan ... 45

1.3.1 Theo vị trí thụ cảm ... 45

1.3.2 Theo hình thức thu nhận kích thích ... 45

1.3.3 Theo bản chất kích thích ... 45

1.4 Sự mã hóa thơng tin ... 45

1.4.1 Tham số trong mã hóa thơng tin ... 45

1.4.2 Cơ chế thu nhận kích thích ở thụ quan (Cách mã hóa thơng tin) ... 45

<b>2. THỤ QUAN THỊ GIÁC ... 46 </b>

2.1 Cấu tạo và chức năng sinh lý của mắt ... 46

2.1.1 Cầu mắt ... 46

2.1.1.1 Thành ngoài cầu mắt ... 46

2.1.1.2 Hệ thống chiết quang của cầu mắt... 49

2.1.2 Các cấu tạo hỗ trợ cầu mắt ... 49

2.1.3 Cơ chế cảm thụ ánh sáng ... 49

2.1.3.1 Quang sắc tố ... 49

2.1.3.2 Cơ chế cảm thụ ánh sáng ... 49

2.1.4 Khả năng điều tiết của mắt ... 54

2.2 Các bệnh tật của mắt ... 56

2.2.1 Tật khúc xạ ... 56

2.2.2 Thiếu vitamin A ... 57

2.2.3 Bệnh mù màu ... 57

2.2.4 Tổn thương thần kinh thị giác ... 57

2.3 Vệ sinh mắt ... 57

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>3. THỤ QUAN THÍNH GIÁC VÀ THĂNG BẰNG ... 57 </b>

3.1 Cấu tạo và chức năng sinh lý của tai ... 57

3.1.3.1 Mê lộ xương ... 59

3.1.3.2 Mê lộ màng ... 60

3.1.4 Cách tiếp nhận âm thanh ... 61

3.1.4.1 Dẫn truyền âm thanh từ màng nhĩ tới ốc tai ... 61

3.1.4.2 Sự khuếch đại âm thanh ... 61

3.1.4.3 Sự định vị âm thanh ... 61

3.1.5 Cấu tạo và chức năng sinh lý của hệ thống tiền đình ... 61

3.2 Các bệnh tật ở tai ... 62

3.2.1 Điếc ... 62

3.2.2 Rối loạn tiền đình ... 63

3.3 Vệ sinh tai... 63

<b>4. THỤ QUAN KHỨU GIÁC ... 63 </b>

4.1 Cấu tạo ... 63

4.2 Cơ chế tiếp nhận mùi ... 63

<b>5. THỤ QUAN VỊ GIÁC ... 64 </b>

5.1 Cấu tạo ... 64

5.2 Cơ chế tiếp nhận vị ... 65

<b>6. THỤ QUAN CẢM GIÁC Ở DA ... 66 </b>

6.1 Cảm giác sờ ... 66

6.2 Cảm giác nhiệt ... 66

6.3 Cảm giác đau ... 67

6.4 Cảm giác bản thể ... 67

<b>Chương IV: HOẠT ĐỘNG THẦN KINH CẤP CAO ... 68 </b>

<b>1. ĐẠI CƯƠNG ... 68 </b>

<b>2. PHẢN XẠ CÓ ĐIỀU KIỆN ... 69 </b>

2.1 Định nghĩa ... 69

2.2 Phân biệt phản xạ có điều kiện với phản xạ khơng điều kiện ... 69

2.3 Điều kiện thành lập phản xạ có điều kiện ... 69

2.4 Phương pháp thành lập phản xạ có điều kiện ... 70

2.5 Cơ chế thành lập phản xạ có điều kiện... 70

2.6 Một số quan điểm sau Pavlov về bản chất của đường liên lạc tạm thời ... 71

2.6.1 Quan điểm sinh lý học ... 71

2.6.2 Quan điểm cấu trúc-hình thái ... 71

2.6.3 Quan điểm hóa học ... 72

2.6.4 Quan điểm hóa sinh học ... 72

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

2.7 Phân loại phản xạ có điều kiện (PXCĐK) ... 73

2.7.1 Lấy phản xạ không điều kiện làm tiêu chuẩn ... 73

2.7.2 Dựa vào kích thích có điều kiện của phản xạ là tự nhiên hay nhân tạo ... 73

2.7.3 Dựa vào cơ quan nhận cảm... 73

2.7.4 Dựa vào tính chất của tác nhân kích thích ... 73

2.8 Ý nghĩa và tầm quan trọng của phản xạ có điều kiện ... 74

2.8.1 Trong y học ... 74

2.8.2 Trong đời sống ... 74

2.8.3 Trong giáo dục ... 74

2.8.4 Trong quốc phòng ... 74

<b>3. CÁC QUY LUẬT HOẠT ĐỘNG THẦN KINH CẤP CAO ... 74 </b>

3.1 Quy luật tương quan giữa cường độ kích thích và cường độ đáp ứng ... 74

3.2 Quy luật chuyển từ trạng thái hưng phấn sang ức chế ... 74

3.3 Quy luật cảm ứng ... 75

3.4 Quy luật lan tỏa và tập trung ... 75

3.5 Quy luật hoạt động có hệ thống của vỏ não: ... 75

3.6 Quy luật định hình chức năng ... 76

<b>4. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG THẦN KINH CẤP CAO Ở NGƯỜI ... 76 </b>

4.1 Quan niệm về hệ thống tín hiệu thứ nhất và thứ hai ... 76

4.1.1 Giá trị tín hiệu của kích thích... 76

4.1.2 Phân loại hệ thống tín hiệu ... 76

4.1.2.1 Hệ thống tín hiệu thứ nhất ... 76

4.1.2.2 Hệ thống tín hiệu thứ hai ... 76

4.1.2.3 Mối quan hệ giữa hai hệ thống tín hiệu ... 76

4.2 Sự thành lập tư duy ... 77

4.2.1 Tư duy cảm tính ... 77

4.2.2 Tư duy lý tính ... 77

<b>5. VỆ SINH HỆ THẦN KINH ... 77 </b>

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO... ... .77 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>Chương I: </b>

<b>DA </b>

<b>1. CẤU TRÚC CỦA DA</b>

- Da có diện tích bề mặt khoảng 1,5-2 m<small>2</small>, dày 0,5–3 mm. - Từ nơng đến sâu gồm 3 lớp: Biểu bì, chân bì và hạ bì.

<b>Hình 1.1: Cấu trúc của da 1.1 Lớp biểu bì </b>

- Thuộc biểu mơ phủ kép sừng hóa. Dày 0,03 – 1,5 mm. - Từ sâu đến nông gồm 4 lớp:

<i><b>1.1.1 Lớp đáy (lớp sinh sản) </b></i>

- Gồm một lớp tế bào hình trụ, khối vng hay đa diện đính trên một màng đáy gấp nếp, lồi lõm.

- Đây là lớp tế bào mẹ, có khả năng phân chia không ngừng tạo ra các lớp trên. - Lớp này còn chứa nhiều tế bào hắc tố, sản sinh ra các hạt melanin tạo nên màu da.

<i><b>1.1.2 Lớp gai (lớp sợi) </b></i>

- Gồm 7 - 10 lớp tế bào đa diện. - Cùng với lớp đáy tạo nên màu da.

<i><b>1.1.3 Lớp hạt </b></i>

- Gồm 2 - 3 lớp tế bào dẹt, chứa rất nhiều hạt keratohyalin.

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

- Khi các tế bào tiến dần lên bề mặt da thì nhân tế bào bị mất dần, keratohyalin biến đổi thành keratin.

- Là lớp mơ xốp chứa đầy mỡ, có tác dụng cách nhiệt và đệm cơ học.

<b>1.4 Các tuyến của da</b>

<i><b>1.4.1 Tuyến nhờn (tuyến bã) </b></i>

- Cấu tạo kiểu túi đơn với ống bài xuất ngắn mở vào lỗ nang lơng (ở vùng da có lơng) hoặc trực tiếp trên da.

- Được tạo bởi các tế bào biểu bì chun hóa sản sinh ra dịch nhờn.

- Mỗi ngày, các tuyến bã tiết ra khoảng 20 g mỡ da, có tác dụng bơi trơn, làm mịn, mềm da, lơng/ tóc và bảo vệ da.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<i><b>1.4.2 Tuyến mồ hôi </b></i>

Gồm hai loại:

 <i>Tuyến eccrine (toàn vẹn): </i>

- Phân bố khắp bề mặt cơ thể, ngoại trừ môi và một số bộ phận của cơ quan sinh dục.

- Tiết ra mồ hơi đổ thẳng lên mặt da, giúp điều hịa thân nhiệt và đào thải các sản phẩm chuyển hóa..

- Mồ hôi là dịch lỏng chứa 98% nước, 2% chất vô cơ và hữu cơ (muối Na, acid uric, ure, ammoniac...).

-Mỗi ngày, cơ thể tiết ra khoảng 0,5 l mồ hơi. Khi làm việc nhiều hay thời tiết nóng, lượng mồ hơi có thể tăng lên, khoảng 2- 3 l/ ngày.

 <i>Tuyến apocrine (bán hủy): </i>

- Cuộn xoắn phức tạp hơn tuyến eccrine.

- Tập trung ở vùng nách, háng, quanh hậu môn và quầng vú... - Phát triển và bắt đầu hoạt động ở tuổi dậy thì.

- Tiết ra pheromone đổ vào lỗ nang lông, gây nên mùi của cơ thể.

 <i>Tuyến sưã: </i>

<b>Hình 1.3: Tuyến sữa (Thiết đồ đứng dọc) </b>

- Là dạng phát triển đặc biệt của tuyến mồ hôi.

- Đến tuổi dậy thì, tuyến sữa phát triển mạnh ở nữ giới.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

- Khi thai nghén và cho con bú, tuyến sữa phát triển đặc biệt và có khả năng tiết sữa.

- Q trình tiết sữa được điều hòa bởi hệ thần kinh và một số tuyến nội tiết (tuyến yên, tuyến trên thận, tuyến sinh dục).

- Mỗi tuyến sữa gồm 15 - 25 thùy được ngăn cách bởi mô liên kết thưa và mô mỡ. Mỗi thùy được chia thành nhiều tiểu thùy dạng chùm nho. Các nang tuyến có dạng túi tròn hoặc hơi dài, là nơi sản sinh sữa.

- Sữa là hỗn hợp dạng nhũ tương, giàu protein casein, nhiều hạt mỡ, đường, muối và nước.

<b>1.5 Lơng, tóc và móng </b>

- Lơng/ tóc và móng là 2 hình thức chun hóa của keratin.

<i><b>1.5.1 Lơng/ tóc </b></i>

<i>- Lơng/ tóc gồm 2 phần: Thân lông là phần lộ ra khỏi da và chân lơng là phần cắm </i>

sâu trong chân bì đến tận hạ bì.

<i>- Chân lơng nằm trong nang lơng. Phần dưới cùng của chân lơng hơi phình ra gọi là hành lơng. Dưới đáy hành lơng có một chỗ nhơ lên của bì, chứa nhiều mạch máu; </i>

lơng mọc dài ra là nhờ sự phát triển của phần nền này. - Nang lông cũng chứa tuyến nhờn và các cơ dựng lông.

<i>- Lông gồm hai loại: lơng tơ mịn có ở khắp cơ thể trừ lịng bàn tay, bàn chân; lơng cứng gồm có tóc, lơng mi, lơng mày, râu và lơng vùng sinh dục ngồi. </i>

<i><b>1.5.2 Móng </b></i>

<b>Hình 1.4: Cấu trúc của móng </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<i>- Móng gồm 2 phần: Thân móng lộ ra khỏi da và rễ móng là phần cắm sâu trong </i>

biểu bì.

- Móng được phát triển dài ra là nhờ sự phát triển và sừng hóa của các tế bào da

<i>sống trong khu vực bao quanh rễ móng (nền móng). </i>

<b>2. CHỨC NĂNG SINH LÝ CỦA DA 2.1 Bảo vệ cơ thể </b>

- Da là hàng rào ngăn cách cơ thể với môi trường ngoài, chống sự xâm nhập của vi sinh vật

- Lớp sừng cùng với chất nhờn ngăn nước và các chất hòa tan trong nước thấm qua da.

- Lớp sừng dày lên rất nhiều ở những nơi thường xuyên ma sát nhằm bảo vệ lớp tế bào sống bên dưới.

- Sắc tố melanin ở da góp phần bảo vệ da khỏi tác động của tia UV. - Mơ mỡ dưới da có tác dụng cách nhiệt và đệm cơ học.

<b>2.2 Điều hòa thân nhiệt </b>

- Bình thường thân nhiệt được duy trì ở nhiệt độ 37<small>o</small>C.

- Khi nhiệt độ bên ngoài tăng lên, da tiết ra mồ hôi làm giảm nhiệt độ cơ thể. Sự tiết mồ hôi phụ thuộc nhiệt độ, độ ẩm và sự đối lưu của khơng khí.

- Khi nhiệt độ bên ngoài giảm xuống, sự tiết mồ hôi giảm, các cơ dựng lông co khiến lông dựng lên, các lỗ chân lông của da bị thu hẹp, mạch máu dưới da co lại góp phần bảo tồn nhiệt độ cho cơ thể.

<b>2.3 Xuất tiết </b>

- Tuyến nhờn tiết chất nhờn giúp bảo vệ da.

- Tuyến mồ hôi bài tiết mồ hôi giúp cơ thể thải nhiệt và các chất thải. - Tuyến sữa tiết sữa nuôi con.

<b>2.4 Thu nhận cảm giác </b>

- Trên da có chứa 5 loại thụ quan:

 Vi thể Meissner thu nhận các kích thích đụng chạm.

 Vi thể Pacini thu nhận các kích thích áp lực.

 Vi thể Krause thu nhận các kích thích lạnh.

 Vi thể Ruffini thu nhận các kích thích nóng.

 Các đầu mút sợi thần kinh thu nhận các kích thích đau.

- Các thụ quan này phân bố ít nhiều tùy nơi (khoảng 300 điểm /1cm<small>2</small> da) - Ngưỡng thu nhận kích thích ở các vùng da cũng khác nhau.

<b>2.5 Chuyển hóa </b>

- Chuyển hóa protein, vitamin D.

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<b>Chương II: </b>

<b>HỆ THẦN KINH</b>

<b>Hình 2.1: Mơ thần kinh (Neuron và các tế bào thần kinh đệm) </b>

- Tế bào thần kinh đệm nằm xen kẽ giữa các neuron. Chúng có khả năng sinh sản nhanh. Khơng có vai trị dẫn truyền xung thần kinh mà chỉ có tác dụng trong việc hỗ trợ, dinh dưỡng, nâng đỡ và bảo vệ các neuron.

- Neuron là đơn vị cấu trúc và chức năng của hệ thần kinh. Đó là những tế bào có cấu tạo đặc trưng, thích ứng với chức năng tiếp nhận, xử lý và dẫn truyền xung động thần kinh.

- Theo hình thái, người ta phân neuron làm 3 loại: Neuron đơn cực, neuron lưỡng cực, neuron đa cực.

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

- Theo chức năng, phân neuron làm 3 loại: neuron cảm giác (hướng tâm), neuron trung gian (liên hợp), neuron vận động (ly tâm).

<b>Hình 2.2: Phân loại neuron 1. CẤU TẠO NEURON </b>

- Cấu tạo của neuron rất đa dạng. Tuy vậy neuron nào cũng có 3 phần chính: Thân neuron, các nhánh neuron (gồm sợi trục và sợi nhánh), đầu tận cùng thần kinh.

<b>1.1 Thân neuron </b>

- Thân neuron tập hợp thành chất xám của hệ thần kinh và các nhân xám.

- Kích thước: từ 4 - 6 m (vd: tế bào lớp hạt của tiểu não) cho đến 130 m (tế bào Betz ở vỏ bán cầu đại não).

- Hình dạng: Hình cầu, bầu dục, tháp... - Cấu tạo chủ yếu gồm:

 <i>Nhân tế bào: </i>

- Hình cầu, nằm ở tâm hoặc lệch tâm. - Chất nhiễm sắc ít nhuộm màu. - Có một vài hạt nhân khá lớn.

 <i>Tế bào chất: </i>

- Có đầy đủ các bào quan phổ biến của tế bào.

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

- Đặc biệt có các thể Nissl là vùng màu xám, giàu lưới nội chất nhám, nhiều ribosome tự do và polysome, có chức năng tổng hợp protein.

 <i>Bộ xương neuron: </i>

- Là mạng lưới gồm các tơ thần kinh, vi sợi, vi ống.

- Chức năng duy trì hình dáng neuron và vận chuyển các chất trong neuron.

<b>Hình 2.3: Cấu tạo của neuron 1.2 Các nhánh neuron </b>

<i><b>1.2.1 Sợi nhánh (đuôi gai, dendrite) </b></i>

- Là những nhánh neuron dẫn truyền xung thần kinh vào thân neuron.

- Sợi nhánh phân nhánh phong phú, có kích thước nhỏ, chiều dài khơng q 1 mm. - Vùng gốc sợi nhánh có ít thể Nissl.

- Hầu hết neuron có nhiều sợi nhánh, một số chỉ có một sợi nhánh hoặc khơng có sợi nhánh.

<i><b>1.2.2 Sợi trục (axon) </b></i>

- Thường là nhánh neuron dài nhất, chỉ có một sợi trên mỗi neuron, có thể chia thành một số nhánh bên chạy song song cùng chiều hoặc ngược chiều.

- Sợi trục dẫn truyền xung thần kinh từ thân neuron sang tế bào khác.

- Đường kính sợi trục từ 0,2 - 20 m. Đường kính càng lớn, dẫn truyền càng nhanh. - Bao quanh các sợi trục của hệ thần kinh ngoại biên là các tế bào Schwann.

 <i>Sợi trục không myelin: </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

- Sợi trục neuron chỉ ấn lõm bào tương của tế bào Schwann.

- Mỗi tế bào Schwann có thể bao bọc một hoặc một số nhánh neuron.

 <i>Sợi trục có myelin: </i>

- Bao myelin được hình thành do sự cuộn chặt nhiều lần của màng tế bào Schwann hoặc tế bào ít nhánh quanh sợi trục.

- Mỗi tế bào Schwann chỉ tạo bao myelin cho một đoạn sợi trục gọi là qng Ranvier.

- Nơi khơng có bao myelin - cũng là nơi tiếp xúc giữa hai tế bào Schwann - gọi là eo Ranvier. Tại eo này, sợi trục có thể trao đổi trực tiếp với mơi trường xung quanh tạo nên phương thức dẫn truyền nhảy bậc.

<b>1.3 Đầu tận cùng thần kinh </b>

- Đầu tận cùng của sợi trục chia thành nhiều nhánh.

- Tận cùng các nhánh là các cúc tận cùng, trong có chứa nhiều bọc nhỏ chứa các chất mơi giới (chất hóa học trung gian, chất dẫn truyền thần kinh).

<b>1.4 Synapse (khớp thần kinh) </b>

- Là nơi tiếp xúc của hai tế bào thần kinh hoặc giữa tế bào thần kinh với tế bào đích (tế bào cơ, tế bào tuyến).

- Synapse có cấu trúc đặc biệt để dẫn truyền xung thần kinh theo một chiều.

<i><b>1.4.1 Phân loại synapse </b></i>

- Có nhiều cách phân loại synapse.

 <i>Theo chỗ tiếp xúc: Synapse trục-nhánh, synapse trục-thân, synapse trục-trục... </i>

 <i>Theo chức năng: Synapse hưng phấn, synapse ức chế. </i>

 <i>Theo cơ chế dẫn truyền: Synapse hóa, synapse điện, synapse hỗn hợp. </i>

 <i>Theo chất môi giới: Synapse acetylcholin, synapse dopamin... </i>

 <i>Theo loại tế bào tạo synapse: Synapse neuron-neuron, synapse neuron-cơ, </i>

 <i>Khe synapse: </i>

- Là một khe hẹp nằm giữa tiền synapse và hậu synapse.

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

- Ở synapse hóa, khe synapse rộng khoảng 30 nm; còn ở synapse điện là khoảng 4 nm.

<b>Hình 2.4: Cấu tạo của synapse hóa 2. CHỨC NĂNG SINH LÝ CỦA NEURON</b>

<b> 2.1 Hiện tượng điện sinh học- bản chất của hưng phấn </b>

<i>- Hưng phấn: Là tổng hợp tất cả những biến đổi của tổ chức sống dưới tác dụng kích </i>

thích của mơi trường. Trong tất cả những biến đổi đó, biến đổi điện sinh học là quan trọng nhất và đặc trưng nhất.

<i>- Điện sinh học là bản chất của hưng phấn. </i>

<i>- Hiện tượng điện sinh học: Trong tất cả các tế bào sống ln tồn tại mộât dịng điện. </i>

Dịng điện này có khả năng biến đổi tùy vào tác dụng kích thích của mơi trường lên nó và trạng thái sinh lý của tế bào.

- Người ta đo điện thế bằng vi điện cực. Dòng điện này rất nhỏ nên phải tăng thế và gắn qua điện kế.

- Có 3 dạng điện sinh học: Điện tổn thương, điện nghỉ ngơi (điện thế màng), điện hoạt động (điện thế động).

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

<b>2.2 Giải thích hiện tượng điện sinh học theo thuyết “ Ion-màng” </b>

- Thuyết “Ion-màng” do Bernstein nêu ra (1902), sau đó được Hogkin, Huxley (1952) và Katz (1965) hoàn thiện.

- Cơ sở của thuyết dựa vào 3 điểm chính sau:

 <i>Sự phân bố các ion trong và ngoài màng tế bào không đồng đều: </i>

Đặc biệt là 3 ion K<small>+</small>, Na<small>+</small>, Cl<small>-</small>.

- Nồng độ K<small>+</small> trong màng cao hơn ngoài màng (20 lần). - Nồng độ Na<small>+</small> trong màng thấp hơn ngoài màng (8 lần). - Nồng độ Cl<small>-</small> trong màng thấp hơn ngoài màng.

- Sự chênh lệch nồng độ này được duy trì nhờ cơ chế bơm ion. Đây là sự vận chuyển tích cực nên cần năng lượng.

<i><b> Điện thế nghỉ Điện thế động </b></i>

<b>Hình 2.5: Hiện tượng điện sinh học </b>

 <i>Tính thấm chọn lọc của màng tế bào: </i>

- Kích thước lỗ lọc là 4 Å.

- Ưu tiên thấm cation hơn anion.

- Do kích thước của K<small>+</small> liên kết cùng 4 phân tử H<small>2</small>O nhỏ hơn kích thước Na<small>+</small> liên kết cùng 8 phân tử H<small>2</small>O nên K<small>+</small> qua màng dễ hơn.

 <i>Tính thấm hút đối với các cation: </i>

- Thay đổi tùy trạng thái chức năng của tế bào.

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

<i>* Trạng thái động: </i>

Hệ số thấm hút đối với K<small>+</small>: P<small>K</small><sup>+ </sup>= 1 Hệ số thấm hút đối với Na<small>+</small>: P<small>Na</small><sup>+</sup> = 20

<small></small>Ưu tiên thấm hút Na<small>+</small>

<i><b>2.2.2 Điện thế động </b></i>

- Khi tế bào bị kích thích chuyển sang trạng thái động, tính thấm hút của màng thay đổi. Na<small>+</small> thấm nhanh vào trong tế bào:

* Lúc đầu, lượng Na<small>+</small> đi vào đủ trung hịa điện tích âm trong tế bào, làm mất sự

<i>phân cực (khử cực). E = 0. </i>

* Sau đó, lượng Na<small>+ </small>trở nên dư thừa làm cho trong tế bào trở nên tích điện dương

<i>(đảo cực), phát sinh điện thế động E </i> +40mV.

- Sau khi phát sinh một điện thế động, kênh K<small>+</small> mở, dòng K<small>+</small> lại thấm mạnh ra

<i>ngồi, khơi phục lại trạng thái phân cực ban đầu (tái phân cực). </i>

- Sự duy trì điện thế nghỉ là nhờ bơm Na<small>+</small>-K<small>+</small>-ATPase. Sự khôi phục lại điện thế nghỉ cũng nhờ vào hoạt động của bơm này.

- Trước khi khôi phục được điện thế nghỉ, neuron ở trạng thái trơ, khơng đáp ứng với kích thích. Các kênh ion (kênh Na<small>+</small>) không mở ra.

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

<i><b> </b></i>

<i><b> Điện thế nghỉ và sự phân cực </b></i>

<i><b> </b></i>

<b>Hình 2.6: Hoạt động của bơm Na+ - K+ - ATPase và sự duy trì điện thế nghỉ </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

<i><b> </b></i>

<i><b> Kênh Na<small>+</small> mở, Na<small>+ </small>vào Kênh K<small>+</small> mở, K<small>+</small> ra </b></i>

<i><b> K<small>+</small> ra, tái phân cực Na<small>+</small> vào, khử cực rồi đảo cực </b></i>

<b>Hình 2.7: Sự lan truyền điện thế động qua sợi trục </b>

<i><b> </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

<i>Sơ đồ tóm tắt sự biến đổi điện thế: </i>

[-70mV] [-20mV] 0mV [+40mV] [< -70mV] [-70mV] Điện thế nghỉ Ngưỡng Điện thế động Giai đoạn trơ Điện thế nghỉ

<i> Khử cực Đảo cực Tái phân cực </i>

<i>* Quy luật “Không hoặc tất” (None or all): Kích thích tế bào với cường độ dưới </i>

ngưỡng thì khơng gây được điện thế động. Kích thích bằng ngưỡng thì gây được điện thế động tối đa (hưng phấn).

<b>Hình 2.8: Đồ thị của điện thế hoạt động trên dao động ký </b>

<i><b>2.2.3 Điện tổn thương </b></i>

- Khi tổ chức bị tổn thương, tính thấm của màng thay đổi cho một số anion ra ngoài màng, trung hịa một số điện tích dương tạo nên một điện thế bé hơn điện thế màng (ví dụ E -60mV) gọi là điện tổn thương.

<b>2.3 Sự dẫn truyền hưng phấn </b>

<i><b>2.3.1 Sự lan truyền hưng phấn qua sợi trục khơng có myelin (dẫn truyền cục bộ) </b></i>

- Khi có điện thế động, tại điểm hưng phấn (A) có mặt ngoài màng mang điện âm, trong màng mang điện dương.

- Phần màng kề liền vẫn ở trạng thái nghỉ, tại điểm n tĩnh (B) có mặt ngồi mang điện dương, trong màng mang điện âm.

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

- Sự chênh lệch điện thế giữa điểm hưng phấn và điểm yên tĩnh làm phát sinh dòng điện cục bộ (dòng điện vòng trong một thời gian rất ngắn). Dịng điện này là tác nhân kích thích, làm phát sinh điện thế động ở điểm (B).

- Điện thế động ở điểm (B) sẽ là tác nhân kích thích gây ra điện thế động cho điểm (C) kế tiếp. Cứ thế hưng phấn được lan truyền trong sợi trục.

-Vùng nào có hưng phấn vừa đi qua sẽ ở giai đoạn trơ.

<i><b>2.3.2 Sự dẫn truyền hưng phấn qua sợi trục có myelin (dẫn truyền nhảy vọt) </b></i>

- Myelin là chất cách điện. Chỉ ở eo Ranvier, màng sợi trục mới lộ ra. Do đó sự dẫn truyền hưng phấn vẫn xảy ra theo phương cách trên nhưng nhảy vọt từ eo Ranvier này đến eo Ranvier kế tiếp. Khoảng cách giữa các eo càng lớn, vận tốc dẫn truyền càng nhanh.

- Sự chuyển dịch của ion Na<small>+</small>, K<small>+</small> gây đảo cực chỉ diễn ra ở eo Ranvier chứ khơng lan truyền trên tồn bộ sợi trục như trong trường hợp của sợi trần. Do vậy, tốc độ dẫn truyền hưng phấn ở sợi có myelin nhanh hơn (khoảng 50 lần) và tiết kiệm năng lượng. - Sợi trục có thể dẫn truyền xung động theo 2 hướng. Nhưng trong cơ thể sống, xung thần kinh chỉ truyền một chiều từ nút tận cùng của tế bào này sang tế bào kia, chiều ngược lại khi đến thân tế bào sẽ bị dừng lại.

<i><b>2.3.3 Sự dẫn truyền hưng phấn qua synapse </b></i>

<i>2.3.3.1 Ở synapse điện </i>

- Màng của hai tế bào trước và sau synapse gần như dính liền nhau, nối với nhau bằng các kênh protein gọi là connexon. Những kênh này là con đường dẫn truyền ion trực tiếp từ tế bào này sang tế bào khác. Chúng còn cho phép AMP vòng, sucrose và các peptide nhỏ đi qua. Do đó các synapse điện vừa là kênh dẫn truyền hưng phấn, vừa cần thiết cho sự chuyển hóa nữa.

- Synapse điện dẫn truyền xung rất nhanh nhưng có thể dẫn truyền hai chiều. - Loại synapse này có nhiều trong cơ trơn và cơ tim.

<i>2.3.3.2 Ở synapse hóa </i>

- Q trình dẫn truyền qua synapse hóa gồm 4 giai đoạn:

 Tổng hợp và dự trữ chất môi giới.

 Phóng thích chất mơi giới vào khe synapse.

 Phản ứng giữa chất môi giới với thụ thể của màng sau synapse.

 Chấm dứt truyền qua synapse.

- Khi điện thế động (tin điện) lan truyền tới đầu tận cùng của neuron tiền synapse, nó khử cực màng tế bào, làm mở kênh Ca<small>2+</small> cho phép Ca<small>2+</small> di chuyển vào trong đầu tận cùng.

- Ca<small>2+</small> làm phóng thích chất mơi giới chứa trong các túi synapse bằng hiện tượng xuất bào.

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

<b>Hình 2.9: Dẫn truyền hưng phấn qua synapse hóa </b>

<i>* Tác động kích thích: Mở các kênh Na</i><small>+</small> cho phép Na<small>+</small> vào trong tế bào, gây khử cực rồi đảo cực tạo điện thế động.

<b> Hình 2.10: Tác động kích thích của chất mơi giới làm mở kênh Na<small>+</small></b>

<i>* Tác động kìm hãm: Cho phép K</i><small>+</small> ra ngồi hoặc Cl<small>-</small> chuyển vào trong tế bào khiến

<i>cho điện thế bên trong màng trở nên âm hơn (ưu phân cực), không tạo được điện thế </i>

động.

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

<i><b>EPSP (excitatory postsynaptic potential): Điện thế sau synapse có tác động kích thích IPSP (inhibitory postsynaptic potential): Điện thế sau synapse có tác động kìm hãm </b></i>

<b>Hình 2.11: Tác động cộng gộp của các điện thế sau synapse </b>

- Chấm dứt truyền qua synapse:

* Chất môi giới được hấp thu trở lại vào trong đầu tận cùng của neuron tiền synapse. * Hoặc chất môi giới bị enzyme tương ứng phân giải. Các chất chuyển hóa này được hấp thu vào đầu tận cùng của neuron tiền synapse, sau đó chúng được tổng hợp trở lại thành chất mơi giới, đóng gói và dự trữ trong các túi synapse. Ví dụ:

acetylcholinesterase

- Vì các chất mơi giới chỉ có ở đầu tận cùng của neuron tiền synapse nên sự dẫn truyền hưng phấn qua synapse hóa chỉ theo 1 chiều.

<i>2.3.3.3 Ba đặc điểm dẫn truyền hưng phấn quyết định tính chất hoạt động ở trungương thần kinh </i>

- Dẫn truyền 1 chiều từ màng trước đến màng sau synapse. Ở trung ương thần kinh, dẫn truyền từ neuron hướng tâm sang neuron ly tâm.

<i>- Các xung thần kinh khi dẫn truyền qua synapse sẽ có tốc độ chậm lại từ 1-3 ms (tính chất chậm synapse). Ở trung ương thần kinh, điều này quyết định thời gian phản xạ. - Hiện tượng mỏi synapse: Khi hệ thần kinh làm việc liên tục, chất môi giới được tổng </i>

hợp không kịp yêu cầu, khiến cho khả năng dẫn truyền hưng phấn yếu đi hoặc mất

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

<i><b>Bài 2: </b></i>

<b> CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG SINH LÝ CỦA HỆ THẦN KINH 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ HỆ THẦN KINH </b>

<b>1.1 Vai trò sinh lý của hệ thần kinh</b>

- Thực hiện sự thống nhất giữa cơ thể và môi trường.

- Điều phối hoạt động tất cả các cơ quan và môi trường bên trong cơ thể. - Phản ứng lại với các kích thích thu nhận từ các giác quan và thụ quan.

<b>1.2 Khái quát về cấu tạo của hệ thần kinh </b>

- Hệ thần kinh gồm 2 phân hệ:

 Hệ thần kinh trung ương gồm: + Tủy sống

+ Não bộ

 Hệ thần kinh ngoại biên gồm:

+ 31 đôi dây thần kinh xuất phát từ tủy sống + 12 đôi dây thần kinh xuất phát từ não.

<b>Hình 2.12 : Cấu tạo hệ thần kinh </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

<b>Hình 2.13 : Sơ đồ tổ chức hệ thần kinh của động vật hữu nhũ 1.3 Sự phát triển của hệ thần kinh trung ương </b>

- Hệ thần kinh có nguồn gốc ngoại phơi bì.

- Ở người hệ thần kinh trung ương bắt đầu phát triển từ rất sớm (tuần lễ thứ hai của phôi thai) và tiếp tục hồn chỉnh cơ bản về hình thái và giải phẫu cho tới lúc đứa trẻ chào đời.

- Sự phát triển này lặp lại các giai đoạn chủng loại phát sinh:

 Hai tuần đầu của phôi thai, từ ngoại phơi bì hình thành tấm thần kinh.

 Tuần thứ ba, tấm thần kinh lõm xuống thành máng thần kinh.

 Tuần thứ sáu và bảy, hai bờ máng gắn lại thành ống thần kinh.

 Phần trước ống thần kinh phát triển rất to thành bọng não, phần cịn lại ít thay đổi trở thành tủy sống.

 Tháng thứ ba, bọng não gồm 3 phần: bọng não trước, bọng não giữa và bọng não sau.

 Cuối tháng thứ chín, hệ não tủy đã phát triển hoàn chỉnh gồm 5 phần.

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

- Sự phát triển tiếp theo của não bộ sau khi chào đời:

 Khi chào đời não trẻ nặng khoảng 370 -390 gr.

 Tháng thứ sáu trọng lượng gấp đôi; đến 3 tuổi tăng gấp ba và khi 9 tuổi, não nặng khoảng 1300 gr (kém não người lớn 100 gr).

 1-2 tuổi, tiểu não của trẻ có khối lượng và kích thước gần như người lớn.

 Đến 2 tuổi, quá trình myelin hóa các sợi thần kinh hồn chỉnh.

 5-6 tuổi, hành tủy và não giữa có chức năng như của người lớn.

 Lúc 5 tuổi, sự hình thành các rãnh và hồi não diễn ra mạnh mẽ và hoàn chỉnh vào khoảng 7-14 tuổi.

 Từ tháng thứ ba, hệ giao cảm mới có tác dụng và chiếm ưu thế cho đến 7 tuổi.

 Khối lượng tủy sống thay đổi theo chiều cao.

 Sự phát triển của các đường dẫn truyền tăng lên theo độ tuổi cho đến 14-15 tuổi.

 Hoạt động thần kinh cấp cao phát triển cùng với sự trưởng thành về hình thái của não, đặc biệt trong các năm đầu. Các cơ quan cảm giác, các phần võ não của cơ quan phân tích và hệ thống tín hiệu thứ hai (ngôn ngữ) cũng được phát triển.

<b>Hình 2.14: Sự hình thành ống thần kinh 1.4 Phản xạ, cung phản xạ và vòng phản xạ </b>

<i><b>1.4.1 Phản xạ </b></i>

- Phản xạ là hoạt động đặc trưng nhất và thường xuyên nhất của hệ thần kinh. Phần lớn mọi hoạt động, kể cả hoạt động thần kinh cấp cao (tâm lý), đều là hoạt động phản xạ.

<i>- 1640, Descarter đã đưa ra định nghĩa phản xạ (reflexus): “là phản ứng của cơ thể đối với mơi trường” , nhưng việc giải thích cơ chế chưa được thỏa đáng (duy tâm). </i>

<i>- Định nghĩa: Phản xạ là sự trả lời của cơ thể đối với sự kích thích lên các cơ quan nhận cảm, được thực hiện qua hệ thần kinh trung ương. </i>

- Có hai loại phản xạ: Phản xạ có điều kiện Phản xạ không điều kiện.

<i><b>1.4.2 Cung phản xạ </b></i>

<i>- Định nghĩa: Đơn vị cấu trúc điều khiển một hoạt động phản xạ xác định nào đó gọi là cung phản xạ. </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

- Một cung phản xạ gồm 5 phần cơ bản:

 Bộ phận nhận cảm (thụ quan).

 Dây thần kinh hướng tâm.

 Trung khu phản xạ trong trung ương thần kinh.

 Dây thần kinh ly tâm.

 Cơ quan đáp ứng (tác quan).

- Phản xạ chỉ được hoàn chỉnh khi 5 yếu tố trên nguyên vẹn về mặt giải phẫu và chức năng.

<b>Hình 2.15: Một phản xạ khơng điều kiện </b>

<i><b>1.4.3 Vịng phản xạ </b></i>

- Phản xạ khơng mang tính độc lập mà chịu sự kiểm sốt chặt chẽ của cơ thể nhằm điều chỉnh phản xạ cho chính xác. Các cơ quan kiểm sốt phản xạ của cơ thể sẽ tạo ra

<i>các xung hướng tâm bậc 2 (đường liên hệ ngược) là tín hiệu phản hồi báo về trung </i>

ương thần kinh kết quả của phản xạ.

<i>- Như vậy, đường đi của phản xạ là một vịng khép kín hay xoắn ốc theo chiều mở rộng tùy vào kết quả của tín hiệu phản hồi . Đó là khái niệm “vịng phản xạ”. </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

<b>2. SƠ LƯỢC CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG SINH LÝ CỦA HỆ THẦN KINHTRUNG ƯƠNG </b>

<b>2.1 Tủy sống </b>

<i><b>2.1.1 Cấu tạo </b></i>

<i>- Tủy sống là một cột hình trụ với 2 chỗ phình là phình cổ và phình thắt lưng. </i>

- Tủy sống nằm bên trong cột sống, từ bờ trên đốt đội đến bờ dưới đốt thắt lưng I. Tuy

<i>vậy, các dây thần kinh tủy còn tiếp tục đi xuống dưới tạo thành chùm đuôi ngựa và dây tận cùng ( không phải dây thần kinh) do màng tủy mềm kéo dài từ chóp tủy sống </i>

đến hết đáy ống sống, ngang đốt cùng V.

- Tủy sống có cấu tạo phân đốt, chia thành 31 đoạn, mỗi đoạn ứng với một đốt sống.

<i>Từ mỗi đoạn phát ra một đôi dây thần kinh tủy (là dây pha) do rễ trước và rễ sau hợp </i>

lại.

<b>Hình 2.16: Cấu tạo tủy sống </b>

<i>- Bao bọc tủy sống là 3 lớp màng: màng cứng, màng xốp, màng mềm (màng mạch). Giữa các màng chứa đầy dịch não tủy giúp bảo vệ tủy sống khỏi sự va chạm. </i>

<i>- Chính giữa tủy sống là ống tủy, cũng chứa đầy dịch não tủy. </i>

- Tủy sống được cấu tạo từ chất xám và chất trắng:

 <i>Chất xám: </i>

- Trên lát cắt ngang, thấy chất xám gồm: 2 sừng trước, 2 sừng sau và 2 sừng bên.

<i> * Sừng trước: Gồm các neuron vận động. Sợi trục của chúng kéo dài thành rễ trước. * Sừng sau: Gồm các neuron cảm giác có kích thước bé hơn neuron vận động. Sợi </i>

trục của chúng kéo dài thành rễ sau.

<i> * Sừng bên: Gồm các neuron trung gian và các neuron của hệ thần kinh thực vật. </i>

 <i>Chất trắng: </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

- Bao quanh chất xám. Gồm 2 cột trước, 2 cột sau và 2 cột bên.

<i>- Mỗi cột lại chia thành nhiều bó, đó là các đường dẫn truyền thần kinh nối tủy sống </i>

với não bộ và giữa các tiết đoạn tủy sống với nhau.

<b>Hình 2.17: Tủy sống và cung phản xạ </b>

<i><b>2.1.2 Chức năng </b></i>

- Có 2 chức năng chính:

<i>2.1.2.1 Chức năng dẫn truyền </i>

- Tủy sống đảm nhiệm chức năng dẫn truyền 2 chiều giữa não và hệ thần kinh ngoại biên:

 <i>Đường dẫn truyền cảm giác (hướng tâm): Các bó chất trắng ở cột sau và một số bó </i>

ở cột bên dẫn truyền xung động từ thụ quan lên tủy sống và não.

 <i>Đường dẫn truyền vận động (ly tâm): Các bó chất trắng ở cột trước và một số bó ở </i>

cột bên dẫn truyền xung động từ các trung khu vận động ở não xuống tủy, đến cơ quan đáp ứng.

 <i>Đường trung gian: Liên hệ giữa các neuron của cung phản xạ trong một tiết đoạn </i>

tủy hoặc giữa các tiết đoạn tủy với nhau.

<i>2.1.2.2 Chức năng phản xạ </i>

- Là trung khu thần kinh cấp thấp điều khiển các phản xạ không điều kiện như phản xạ da, gân, cơ, trương lực…

- Tham gia điều khiển một số phản xạ tủy có liên quan đến hệ thần kinh thực vật như phản xạ tiết mồ hôi, nổi da gà, vận mạch, phản xạ bàng quang, cương sinh dục, chớp

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

- Là nơi giao tiếp của nhiều phản xạ vận động.

<b>2.2 Não bộ </b>

<b>Hình 2.18: Các phần của não </b>

- Não bộ là phần kéo dài và phình rộng từ tủy sống.

- Não bộ nằm trong hộp sọ và được bảo vệ bởi màng não tủy.

 Cấu trúc: Não bộ có cấu trúc phức tạp, nhưng đại thể gồm 5 phần:

<i>* Hành tủy </i>

<i>* Não sau: gồm tiểu não và cầu não. </i>

<i>* Não giữa: gồm cuống não và củ não sinh tư. </i>

<i>* Não trung gian: gồm đồi thị và các vùng quanh đồi. * Não tận: gồm hai bán cầu đại não. </i>

- Riêng não tận là phần phát triển sau cùng nhưng lại rất mạnh đến độ bao phủ các

<i>phần khác. Vì vậy, có thể chia não bộ thành 2 phần: Áo não (não tận) và Thân não (các phần còn lại) hoặc 3 phần: Đại não (não tận), Tiểu não, Trụ não (hành tủy, cầu </i>

não, cuống não).

 Chất xám và chất trắng:

- Vỏ 2 bán cầu đại não và vỏ tiểu não cấu tạo bởi chất xám (thân neuron). Ngoài ra,

<i>nằm rải rác trong các cấu trúc khác của não bộ là các nhân dưới vỏ cũng cấu tạo từ </i>

chất xám (nhân xám).

- Các phần còn lại cấu tạo bằng chất trắng (các nhánh neuron).

 Não thất:

- Vốn phát triển từ ống thần kinh nên trong lịng não bộ có những khoảng trống chứa đầy dịch não tủy, đó là các não thất.

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

- Các não thất thông thương với nhau và thông với ống tủy của tủy sống, bao gồm: 2

<i>não thất bên, não thất III, cống não (Sylvius) và não thất IV (nối liền ống tủy). </i>

 Hệ lưới (cấu trúc lưới):

- Là một cấu trúc đặc biệt gồm một đám neuron nằm quanh ống tủy, bắt đầu từ đoạn tủy cổ lên đến hành tủy, nở rộng thêm ở phần cầu não, chiếm khoảng trung tâm của não giữa và qua các nhân không chuyên của vùng đồi thị.

<b>Hình 2.19: Cấu tạo và chức năng chính của não </b>

<i><b>2.2.1 Hành tủy</b></i>

Cấu tạo:

-Hành tủy là phần dưới cùng của não bộ, nằm tựa trên lỗ lớn và phần nền của xương chẩm.

- Hình thể ngồi tương tự như tủy sống.

- Gồm các bó chất trắng là các đường dẫn truyền lên, xuống và các nhân xám là trung khu thần kinh điều khiển các phản xạ không điều kiện.

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

Chức năng:

 Chức năng dẫn truyền:

- Là một trạm của các đường dẫn truyền xung cảm giác từ tủy sống lên não và xung vận động từ não xuống.

- Là điểm xuất phát của các dây thần kinh não từ số IX đến XII.

 Chức năng phản xạ:

- Kiểm soát nhiều chức năng quan trọng như hơ hấp, tuần hồn, thăng bằng... và là trung tâm của nhiều phản xạ tiêu hóa (nhai, nuốt, nơn, tiết dịch tiêu hóa), vận động mắt (chảy nước mắt, chớp mắt).

- Là nơi giao tiếp và phối hợp nhiều phản xạ vận động phức tạp.

<i><b>2.2.2 Não sau </b></i>

<i>2.2.2.1 Cầu não </i>

- Nằm trên hành tủy, trước tiểu não. - Chia làm 2 phần: phần nền và phần mái. - Cấu tạo bởi chất trắng và một số nhân xám. - Xuất phát dây thần kinh não từ số V đến VIII.

- Một số nhân của cầu não cùng với hành tủy kiểm soát vận động và thăng bằng.

<i>2.2.2.2 Tiểu não </i>

Cấu tạo:

- Nằm sau cầu não và hành tủy, dưới thùy chẩm của bán cầu đại não. - Gồm một thùy nhộng (thùy giun) ở giữa 2 bán cầu tiểu não.

- Vỏ bán cầu tiểu não có nhiều nếp nhăn, cấu tạo bởi chất xám.

- Chất trắng nằm bên trong tạo thành các đường dẫn truyền nối liền 2 bán cầu tiểu não, nối tiểu não với cầu não, hành tủy và các phần trên của não bộ thông qua 3 đôi cuống tiểu não.

- Rải rác trong chất trắng là một số nhân xám. Chức năng:

 Điều hịa cử động:

- Kiểm sốt và điều chỉnh vận động không tùy ý như trương lực cơ, phối hợp động tác và duy trì tư thế trong khơng gian, kiểm sốt và điều chỉnh thăng bằng của cơ thể. - Kiểm soát và điều chỉnh vận động tùy ý: Điều chỉnh các hoạt động cho chính xác (đúng hướng, đúng tầm và nhịp nhàng).

 Tham gia các chức năng sinh lý của hệ thần kinh thực vật như dinh dưỡng, tim mạch, thân nhiệt, chuyển hóa... do có mối liên hệ chặt chẽ về giải phẫu và chức năng với vùng dưới đồi và thể lưới- hai nơi đóng vai trò quan trọng trong sự điều hòa các chức năng thực vật.

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

<i><b>2.2.3 Não giữa </b></i>

- Là nơi xuát phát dây thần kinh số III và IV. Gồm cuống não và củ não sinh tư.

<i>2.2.3.1 Cuống não </i>

- Nằm trên cầu não.

- Chất trắng là các bó từ hành tủy lên và từ đại não xuống. Có một số nhân xám nằm trong chất trắng.

- Các nhân này kiểm soát một số cử động như uốn, duỗi, vặn thân, xoay vòng. - Cuống não có vai trị trong điều hịa trương lực cơ, tư thế và vận động .

- Ngoài ra, cuống não cùng với cầu não và hành tủy (trụ não) còn tham gia điều hòa hoạt động của đại não thông qua hệ lưới hoặc hệ thống hormone thần kinh như norepinephrine, dopamin, serotonin...

<i>2.2.3.2 Củ não sinh tư </i>

- Là 4 gờ hình trịn chia làm hai đơi, nằm ở mặt trên của não giữa, trên cống Sylvius.

<i>- Đôi trên là trung khu thị giác dưới vỏ. Đôi dưới là trung khu thính giác dưới vỏ. </i>

- Như vậy não giữa là trung tâm cảm giác chính dưới vỏ.

<i><b>2.2.4 Não trung gian </b></i>

- Nhơ về phía trước so với não giữa và nằm dưới bán cầu đại não.

- Gồm 4 phần bao quanh não thất III: Đồi thị, vùng trên đồi, vùng dưới đồi và vùng sau đồi. Trong đó, đồi thị và vùng dưới đồi là 2 phần quan trọng nhất.

- Có nhiều cách phân chia các nhân của đồi thị. Dựa vào tính chất và ảnh hưởng của

<i>đồi thị với bán cầu đại não, người ta chia thành 3 nhóm: nhóm nhân chun, nhóm khơng chun và nhóm liên hợp. </i>

- Đồi thị là trung tâm thu nhận, xử lý và chuyển giao các xung cảm giác lên vỏ não và các nhân dưới vỏ.

- Là trung tâm cao cấp của cảm giác đau đớn.

- Có vai trị trong việc phối hợp và điều hịa cảm xúc.

<i>2.2.4.2 Vùng dưới đồi (Hypothalamus) </i>

- Nằm ở đáy não, là phần bụng của não trung gian. Giới hạn phía trước là mép trước của chéo thị giác, giới hạn phía sau là mép sau của thể vú, phía trên giáp đáy não thất III.

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

- Vùng dưới đồi chia làm 3 phần: Phần thị, phần khứu và phần dưới thị. Trong đó các nhân xám liên kết với nhau và liên hệ mật thiết với đồi thị, thể chai, hệ lưới và tuyến yên.

- Vùng dưới đồi, một mặt là một bộ phận của hệ thần kinh trung ương, do đó có điều kiện để tác động nhanh với các phần khác thuộc hệ thần kinh trung ương, mặt khác vùng dưới đồi có khả năng tổng hợp và tiết một số hormone đặc hiệu tác động đến tuyến yên và một số cơ quan khác.

- Vùng dưới đồi điều hòa hoạt động nội tiết.

- Là trung khu cao cấp điều hòa hoạt động của hệ thần kinh thực vật như điều hịa thân nhiệt, cảm giác đói khát, tập tính và hành vi… Phần sau của vùng dưới đồi là trung khu giao cảm, phần trước là trung khu phó giao cảm có chức năng đối kháng.

<i><b>2.2.5 Não tận </b></i>

<i>2.2.5.1 Cấu tạo </i>

<i>- Não tận (não cùng) là phần phát triển lớn nhất của não bộ, gồm 2 bán cầu đại não nối liền với nhau ở mặt đáy bằng một mạng lưới sợi thần kinh dày đặc gọi là thể chai. - Mỗi bán cầu đại não chia làm 5 thùy: Thùy trán, thùy đỉnh, thùy chẩm, thùy thái dương và thùy đảo (còn gọi là thùy Reil-nằm khuất sau một phần thùy thái dương và thùy trán). Mỗi thùy lại gồm nhiều tiểu thùy và nhiều hồi. </i>

<i>- Mặt dưới của thùy trán là dải khứu, vốn rất phát triển ở các lớp động vật có xương </i>

sống thấp hơn.

- Bán cầu đại não cấu tạo bởi chất xám và chất trắng:

 Chất xám:

<i>- Gồm vỏ bán cầu đại não và hệ thống hạch nền. </i>

- Vỏ bán cầu đại não chiếm 80% khối lượng não bộ, có diện tích khoảng 0,25 m<small>2</small>, dày từ 2 - 5 mm, với rất nhiều nếp nhăn, khúc cuộn.

- Cấu tạo từ 12 -18 tỉ neuron, chia làm 6 lớp khác nhau, từ nơng đến sâu có: +Lớp thứ 1: Lớp tế bào trục ngắn

+Lớp thứ 2: Lớp tế bào có nguyên sinh chất +Lớp thứ 3: Lớp tế bào tháp lớn và trung bình +Lớp thứ 4: Lớp tế bào hạt nhỏ

+Lớp thứ 5: Lớp tế bào tháp lớn +Lớp thứ 6: Lớp tế bào đa dạng

 Chất trắng:

Tạo nên 3 loại đường dẫn truyền:

<i>* Sợi liên hợp: Nối liền các miền vỏ não trong cùng một bán cầu. * Sợi liên bán cầu: Liên hệ giữa các miền đối diện của hai bán cầu. </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

<i>* Sợi liên lạc (ly tâm và hướng tâm): Nối liền các phần riêng biệt của vỏ não với các </i>

phần dưới của hệ thần kinh.

<i>2.2.5.2 Sinh lý vỏ não: </i>

 Chức năng sinh lý của các lớp tế bào vỏ não:

- Lớp thứ 1 và thứ 2: Liên hệ giữa các phần khác nhau của bán cầu đại não.

- Lớp thứ 3 và thứ 5: Tham gia vào việc hình thành các trung khu cấp cao về vận động.

- Lớp thứ 4: Có các tế bào cảm giác nhận các xung động từ ngoại biên. - Lớp thứ 6: Xuất phát các đường vận động tháp ngoài.

 Định khu chức năng của vỏ não:

<i>-Sự phân vùng vỏ não: Brodmann phân chia vỏ não thành 47 vùng và hiện nay người </i>

ta chia vỏ não thành 52 vùng. Mỗi vùng đảm nhận một chức phận chủ yếu:

<b>* Các vùng giác quan: </b>

<i><b>Vùng thị giác: </b></i>

Nằm ở thùy chẩm. Bao gồm:

+Vùng thị giác thông thường: Vùng 17 Brodmann (17B) cảm giác ánh sáng, cho phép nhìn thấy vật.

+Vùng thị giác nhận thức: Vùng 18 & 19B giúp nhận thức được vật nhìn thấy.

<i><b>Vùng thính giác: </b></i>

Thuộc thùy thái dương.

+Vùng thính giác thơng thường: Vùng 41,42 B cảm giác âm thanh, nghe được tiếng. +Vùng thính giác nhận thức: 22B nhận thức được ý nghĩa của âm thanh.

<i><b>Vùng khứu giác: </b></i>

Vùng 25, 27, 34B. Vùng này ít phát triển ở người.

<i> -Dải khứu phát nhiều nhánh tới thể hải mã (một cấu trúc thuộc vòm não, gần đồi thị), </i>

thùy thái dương, đồi thị, nhân dưới đồi thị: cho cảm giác về mùi, nhận thức các mùi và tạo ra những phản xạ căn bản của khứu giác (liếm mép, tiết nước bọt, cảm xúc thô sơ kết hợp với mùi).

<b>* Các vùng cảm giác: </b>

<i>- Thuộc hồi đỉnh lên của thùy đỉnh, gồm vùng cảm giác chính, vùng cảm giác I (1,2,3B) và vùng cảm giác II ở sau và dưới vùng I. </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

- Cho cảm giác xúc giác, nóng, lạnh và đau. Vùng cảm giác một bên chi phối cảm giác nửa thân bên kia. Bộâ phận nào của cơ thể có cảm giác tinh tế hơn thì vùng cảm giác tương ứng trên vỏ não sẽ rộng hơn.

<i>- Vùng cảm giác liên hợp 5,7B đóng vai trị giải thích ý nghĩa của tín hiệu cảm giác đi </i>

vào vùng cảm giác chính, giúp nhận biết những vật thể phức tạp qua cảm giác, nhận thức được hình thể cũng như sự hiện diện của chính thân thể mình qua cảm giác.

<b>* Vùng vận động: </b>

Thuộc thùy trán.

<i>- Vùng vận động chính :4B. Vùng vận động một bên chi phối vận động theo ý muốn </i>

nửa thân thể bên kia. Bộ phận nào có cử động tinh vi và nhiều thì vùng vận động tương ứng ở vỏ não rộng hơn. Kích thích lên vùng này sẽ gây ra những cử động đơn giản.

<i>- Vùng tiền vận động: Chiếm phần lớn vùng 6B. Kích thích vùng này sẽ gây ra các cử </i>

động phối hợp phức tạp.

<i>- Vùng vận động bổ túc: Phía trên và trước vùng tiền vận động. Vùng này cùng với </i>

vùng tiền vận động lập chương trình và cung cấp những cử động tinh vi, khéo léo của cơ thể.

<b>* Vùng ngôn ngữ: </b>

<i><b>- Vùng tiếp nhận và hiểu ngơn ngữ (vùng Wernicke): </b></i>

- Nằm phía sau vùng thính giác thơng thường, thuộc phần sau của hồi thái dương trên. - Tiếng nói và chữ viết được tai và mắt truyền về vùng thính giác và thị giác thơng thường, sau đó tín hiệu truyền qua vùng Wernicke để hiểu được ý nghĩa.

- Vùng này tham gia vào quá trình thành lập ý nghĩa và chọn lựa từ để diễn đạt.

- Còn là nơi hội tụ của những vùng giải thích cảm giác khác nhau, đóng vai trị quan trọng nhất so với các phần khác của vỏ não để quyết định sự thông minh (cịn gọi là

<i>vùng giải thích tổng qt, hay vùng hiểu biết). </i>

- Vùng này đặc biệt phát triển trên 2 bán cầu, ưu thế là bán cầu não trái ở người thuận tay phải và ngược lại.

<i><b>- Vùng phát âm (vùng Broca): </b></i>

- Vùng 44, 45B, nằm trong vùng tiền vận động chính, ngay trên rãnh Sylvius, thuộc thùy trán. Ưu thế là bán cầu não trái ở người thuận tay phải và ngược lại.

- Tín hiệu được truyền từ vùng Wernicke sang, tại đây có sẵn chương trình vận động khéo léo điều hòa sự thành lập chữ. Sau đó vùng Broca truyền tín hiệu thích hợp tới vỏ não vận động phụ trách cử động của thanh quản, môi, miệng, hệ thống hô hấp để phát âm hoặc bàn tay, cánh tay... để viết.

- Tiểu não, hạch nền não và vỏ não cảm giác giúp điều khiển diễn tiến và cường độ của chức năng này.

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

<b>Hình 2.20: Định khu chức năng của vỏ não </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

<b>3. Hệ thần kinh ngoại biên </b>

- Hệ thần kinh ngoại biên là hệ thống gồm các dây thần kinh, hạch thần kinh và đám

<i>rối thần kinh làm nhiệm vụ truyền đạt các xung thần kinh. </i>

<i>Dây thần kinh là một bó sợi vận động và (hoặc) cảm giác cùng với mô liên kết và </i>

mạch máu.

<b>Hình 2.21 : Cấu tạo của dây thần kinh </b>

<i>Hạch thần kinh là một nhóm neuron nằm ngồi thần kinh trung ương. </i>

<i>Đám rối thần kinh là mạng lưới sợi thần kinh đan xen chằng chịt trước khi vào một cơ </i>

quan.

- Hệ thần kinh ngoại biên chia làm 2 phần: * Hệ thần kinh động vật (thần kinh soma). * Hệ thần kinh thực vật (thần kinh tự trị).

<b>3.1 Hệ thần kinh động vật </b>

- Chức năng: dẫn truyền xung thần kinh từ thụ thể đến hệ thần kinh trung ương(thông qua sợi cảm giác) và từ hệ thần kinh trung ương đến hệ cơ xương (qua sợi vận động) để điều khiển chức năng vận động cơ thể.

- Gồm có 12 đơi dây thần kinh sọ và 31 đôi dây thần kinh tủy sống, cùng với các đám rối cổ, cánh tay, thắt lưng, cùng.

<i>* Các dây thần kinh sọ nối với não bộ, cung cấp chủ yếu cho các cơ quan cảm giác và </i>

các cơ vùng đầu mặt ngoại trừ dây thần kinh phế vị (dây số X)-một dây thần kinh rất quan trọng- cung cấp cho các cơ quan tiêu hóa, hơ hấp và tim.

Đặc biệt một số dây thần kinh sọ chỉ chứa sợi cảm giác (dây số I khứu giác, số II thị giác, số VIII tiền đình ốc tai), số khác chỉ chứa sợi vận động (Dây số III vận nhãn, số IV rịng rọc, số VI cơ vận nhãn ngồi, số XII hạ thiệt). Các dây còn lại là dây pha.

<i>* Mỗi dây thần kinh tủy (dây pha) nối với tủy sống bằng 2 rễ: rễ sau mang sợi cảm </i>

giác, rễ trước mang sợi vận động. Hai rễ tuy gộp lại tạo thành một dây thần kinh nhưng mỗi sợi lại hoạt động độc lập với nhau.

</div>

×