Tải bản đầy đủ (.docx) (238 trang)

nghiên cứu một số giải pháp phát huy tính tích cực trong việc học tập môn giáo dục thể chất của học sinh trung học phổ thông ở thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.49 MB, 238 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THỂ DỤC THỂ THAOTHÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH</b>

<b>NGUYỄN THỊ HỒNG LOAN</b>

<b>NGHIÊN CỨU MỘT SỐ GIẢI PHÁP </b>

<b>PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC TRONG VIỆC HỌC TẬPMÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC</b>

<b>PHỔ THƠNG Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH</b>

<b>LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC</b>

<b><small>THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2024</small></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THỂ DỤC THỂ THAOTHÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH</b>

<b>NGUYỄN THỊ HỒNG LOAN</b>

<b>NGHIÊN CỨU MỘT SỐ GIẢI PHÁP </b>

<b>PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC TRONG VIỆC HỌC TẬPMƠN GIÁO DỤC THỂ CHẤT CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC</b>

<b>PHỔ THÔNG Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH</b>

<b>Ngành: Giáo dục họcMã sớ: 9140101</b>

<b>Cán bộ hướng dẫn khoahọc:</b>

<b> 1. PGS.TS Đỗ Vĩnh 2. TS Nguyễn Văn Hùng</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>LỜI CAM ĐOAN</b>

Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệuvà kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trongbất kỳ cơng trình nào khác.

Tác giả luận án

<b> Nguyễn Thị Hồng Loan</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮTDANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

<b>PHẦN MỞ ĐẦU...1</b>

<b>CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...5</b>

<b>1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác giáo dục thể chất...5</b>

<b>1.2. Các khái niệm sử dụng trong nghiên cứu...12</b>

1.2.1. Giáo dục thể chất...12

1.2.2. Giải pháp...13

1.2.3. Tính tích cực...15

1.2.4. Một số khái niệm liên quan với tính tích cực...18

<b>1.3. Khái quát về công tác giáo dục thể chất...19</b>

1.3.1. Đặc điểm môn học giáo dục thể chất...19

1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác giáo dục thể chất...20

<b>1.4. Đặc điểm tâm sinh lý và thể lực của HS THPT...23</b>

<i>1.4.1. Đặc điểm tâm lý của HS THPT...23</i>

1.4.2. Đặc điểm giải phẫu sinh lý của HS THPT...24

1.4.3. Đặc điểm phát triển tố chất thể lực của HS THPT...26

<b>1.5. Khái quát về tính tích cực...29</b>

1.5.1. Tính tích cực trong học tập...29

1.5.2. Q trình phát triển của tính tích cực...33

1.5.3. Vai trị của tính tích cực trong học tập...35

1.5.4. Vai trị của tính tích cực trong giáo dục thể chất...38

1.5.5. Một vài đặc điểm về tính tích cực của HS...41

<b>1.6. Các cơng trình nghiên cứu liên quan...44</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

1.6.2. Các cơng trình nghiên cứu về tính tích cực trong GDTC....45

<b>CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊNCỨU...49</b>

<b>2.1. Đối tượng và khách thể nghiên cứu...49</b>

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu...49

2.1.2. Khách thể nghiên cứu...49

2.1.3. Phạm vi nghiên cứu...50

<b>2.2. Phương pháp nghiên cứu...50</b>

2.2.1. Phương pháp tham khảo tài liệu...50

2.2.2. Phương pháp điều tra xã hội học...50

2.2.3. Phương pháp chọn mẫu...51

2.2.4. Phương pháp quan sát sư phạm...52

2.2.5. Phương pháp kiểm tra sư phạm...52

2.2.6. Phương pháp thực nghiệm sư phạm...54

2.2.7. Phương pháp toán học thống kê...55

<b>2.3. Tổ chức nghiên cứu...58</b>

<b>CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN...60</b>

<b>3.1. Đánh giá thực trạng tính tích cực trong việc học tập môn GDTC của HSTHPT ở TP.HCM...60</b>

3.1.1. Thực trạng các điều kiện đảm bảo công tác giảng dạy GDTC cho HS THPTở TP.HCM...60

3.1.2. Thực trạng nhu cầu, mục đích, khó khăn của HS THPT ở TP.HCM khi họcGDTC...67

3.1.3. Thực trạng tính tích cực trong việc học tập mơn GDTC của HS THPT ởTP.HCM...69

3.1.4. Thực trạng thể lực của HS THPT ở TP.HCM...843.1.5. Bàn luận thực trạng tính tích cực trong việc học tập môn GDTC của HS

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>3.2. Đề xuất các giải pháp phát huy tính tích cực trong việc học tập mơn</b>

<b>GDTC của HS THPT tại TP.HCM...93</b>

3.2.1. Căn cứ đề xuất các giải pháp...93

3.2.2. Kết quả đề xuất các giải pháp phát huy tính tích cực trong việc học tập mơnGDTC của HS THPT tại TP.HCM...103

3.2.3. Bàn luận về kết quả đề xuất các giải pháp phát huy tính tích cực trong việchọc tập môn GDTC của HS THPT tại TP.HCM...116

<b>3.3. Đánh giá hiệu quả các giải pháp phát huy tính tích cực trong việc họctập môn GDTC của HS THPT tại TP.HCM...117</b>

3.3.1. Xây dựng chương trình, kế hoạch thực nghiệm...117

3.3.2. Đánh giá sự phát triển thể lực của HS THPT sau thời gian thực nghiệm cácgiải pháp...119

3.3.3. Đánh giá tính tích cực trong việc học tập môn GDTC của HS THPT tạiTP.HCM sau thời gian thực nghiệm các giải pháp...131

3.3.4 Bàn luận hiệu quả các giải pháp phát huy tính tích cực trong việc học tậpmôn GDTC của HS THPT tại TP.HCM...140

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>TỪ VIẾT TẮTTHUẬT NGỮ ĐẦY ĐỦ</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b><sub>Trang</sub></b>Bảng 3.1. Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ cho công tác GDTC ở

61Bảng 3.2. Thực trạng số lượng đội ngũ giáo viên GDTC ở các trường

THPT tại TP.HCM

62Bảng 3.3. Thực trạng giới tính, trình độ của đội ngũ giáo viên GDTC

ở các trường THPT tại TP.HCM

63Bảng 3.4. Thực trạng thâm niên giảng dạy và tỷ lệ giáo viên trên HS

của đội ngũ giáo viên GDTC ở các trường THPT tại TP.HCM

64Bảng 3.5. Thống kê chương trình giảng dạy GDTC chính khóa cho

HS trường THPT tại TP.HCM

66Bảng 3.6: Kết quả đề xuất các nội dung thang đo đánh giá tính tích

cực trong việc học tập môn GDTC của HS THPT ở TP.HCM

69Bảng 3.7: Kết quả phỏng vấn bảng hỏi thang đo thực trạng tính tích

cực trong việc học tập mơn GDTC của HS THPT ở TP.HCM.

70Bảng 3.8. Kết quả phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của

thang đo nhận thức trong việc học tập môn GDTC của HS TPHT ởTPHCM

Bảng 3.9. Kết quả phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha lần 2của thang đo nhu cầu trong việc học tập môn GDTC của HS TPHT ởTPHCM

Bảng 3.10: Kết quả phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha củathang đo động cơ trong việc học tập môn GDTC của HS TPHT ởTPHCM

Bảng 3.11. Kết quả phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha lần 2của thang đo hứng thú trong việc học tập môn GDTC của HS

74Bảng 3.12. Kết quả phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của

thang đo đánh giá hành vi tích cực trong việc học tập môn GDTCcủa HS

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

Bảng 3.15. Thống kê đánh giá của HS đối với nhóm nhận thứctrong việc học tập mơn GDTC

80Bảng 3.16. Thống kê đánh giá của HS đối với nhóm nhu cầu trong

việc học tập môn GDTC

81Bảng 3.17. Thống kê đánh giá của HS đối với nhóm động cơ trong

việc học tập môn GDTC

82Bảng 3.18. Thống kê đánh giá của HS đối với nhóm hứng thú trong

việc học tập mơn GDTC

83Bảng 3.19. Thống kê đánh giá của HS đối với nhóm hành vi trong

việc học tập mơn GDTC

83Bảng 3.20. Thực trạng thể lực của nam HS TP.HCM Sau trang

85Bảng 3.21. Thực trạng thể lực của nữ HS TP.HCM Sau trang

85Bảng 3.22. So sánh thể lực của nam HS TP.HCM cùng lứa tuổi Sau trang

85Bảng 3.23. So sánh thể lực của nữ HS TP.HCM cùng lứa tuổi Sau trang

85Bảng 3.24. Đánh giá thể lực của nam HS theo tiêu chuẩn phân loại

thể lực của Bộ GD&ĐT

90Bảng 3.25. Đánh giá thể lực của nữ HS theo tiêu chuẩn phân loại

thể lực của Bộ GD&ĐT

91Bảng 3.26. Kết quả phỏng vấn lựa chọn các giải pháp phát huy tính

tích cực trong việc học tập môn GDTC của HS THPT ở TP.HCM.

Sau trang103Bảng 3.27. Kết quả đánh giá tính khả thi của các giải pháp 113Bảng 3.28. Thực trạng thể lực của nam lớp 10 nhóm thực nghiệm

và nhóm đối chứng trước thực nghiệm

120

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

và nhóm đối chứng trước thực nghiệm

Bảng 3.30. Thực trạng thể lực của nam lớp 12 nhóm thực nghiệmvà nhóm đối chứng trước thực nghiệm

121Bảng 3.31. Thực trạng thể lực của nữ lớp 10 nhóm thực nghiệm và

nhóm đối chứng trước thực nghiệm

122Bảng 3.32. Thực trạng thể lực của nữ lớp 11 nhóm thực nghiệm và

nhóm đối chứng trước thực nghiệm

122Bảng 3.33. Thực trạng thể lực của nữ lớp 12 nhóm thực nghiệm và

nhóm đối chứng trước thực nghiệm

123Bảng 3.34: So sánh tiêu chuẩn xếp loại thể lực HS trước thực

nghiệm của hai nhóm nam đối chứng và thực nghiệm

124Bảng 3.35. So sánh tiêu chuẩn xếp loại thể lực HS trước thực

nghiệm của hai nhóm nữ đối chứng và thực nghiệm

125Bảng 3.36. Sự khác biệt thể lực của nam HS nhóm đối chứng và

thực nghiệm sau thực nghiệm

Sau trang127Bảng 3.37. Sự khác biệt thể lực của nữ HS nhóm đối chứng và thực

nghiệm sau thực nghiệm

Sau trang27Bảng 3.38. Sự tăng trưởng thể lực của nam HS nhóm thực nghiệm

sau thực nghiệm

Sau trang127Bảng 3.39. Sự tăng trưởng thể lực của nữ HS nhóm thực nghiệm

sau thực nghiệm

Sau trang127Bảng 3.40. Nhịp tăng trưởng của nam HS nhóm đối chứng và thực

nghiệm sau thực nghiệm

Sau trang127Bảng 3.41. Nhịp tăng trưởng của nữ HS nhóm đối chứng và thực

nghiệm sau thực nghiệm

Sau trang127Bảng 3.42. So sánh tiêu chuẩn xếp loại thể lực HS, SV sau thực

nghiệm của hai nhóm nam đối chứng và thực nghiệm

Sau trang

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

Bảng 3.43. So sánh tiêu chuẩn xếp loại thể lực HS, sinh viên sauthực nghiệm của hai nhóm nữ đối chứng và thực nghiệm

Sau trang130Bảng 3.44. Kết quả thống kê tính tích cực HS nhóm ĐC trước thời

gian TN

133Bảng 3.45. Kết quả thống kê tính tích cực HS nhóm TN trước thời

gian TN

Sau trang135Bảng 3.46. So sánh kết quả tính tích cực của HS nhóm ĐC và TN

trước thời gian TN

Sau trang135Bảng 3.47. So sánh kết quả tính tích cực của HS nhóm ĐC và TN sau

TP.HCM khi tham gia giờ học GDTC

68Biểu đồ 3.3: Kết quả thống kê thực trạng khó khăn HS THPT ở

TP.HCM khi học GDTC

69Biểu đồ 3.4: Kết quả thống kê đánh giá của HS đối với nhóm nhận

thức trong việc học tập môn GDTC

80Biểu đồ 3.5: Kết quả thống kê đánh giá của HS đối với nhóm nhu

cầu trong việc học tập môn GDTC

81Biểu đồ 3.6: Kết quả thống kê đánh giá của HS đối với nhóm động 82

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

Biểu đồ 3.7: Kết quả thống kê đánh giá của HS đối với nhóm hứngthú trong việc học tập môn GDTC

83Biểu đồ 3.8: Kết quả thống kê đánh giá của HS đối với nhóm hành

vi tích cực trong việc học tập môn GDTC

84Biểu đồ 3.9: Phân loại các tỷ lệ theo tiêu chuẩn phân loại thể lực

của Bộ GD&ĐT của nam HS lớp 10,11,12 TP.HCM

90Biểu đồ 3.10: Phân loại các tỷ lệ theo tiêu chuẩn phân loại thể lực

của Bộ GD&ĐT của nữ HS lớp 10,11,12 TP.HCM

91Biểu đồ 3.11: Kết quả đánh giá tính khả thi của các giải pháp dành

cho nhà trường

114Biểu đồ 3.12: Kết quả đánh giá tính khả thi của các giải pháp dành

cho GV TDTT

115Biểu đồ 3.13: Kết quả đánh giá tính khả thi của các giải pháp dành

cho HS

115Biểu đồ 3.14: Nhịp tăng trưởng trung bình của nam HS nhóm đối

chứng và thực nghiệm sau thực nghiệm

129Biểu đồ 3.15: Nhịp tăng trưởng trung bình của nữ HS nhóm đối

chứng và thực nghiệm sau thực nghiệm

130Biểu đồ 3.16: So sánh kết quả đánh giá sau TN của 2 nhóm ĐC, TN

đối với nhóm nhận thức trong việc học tập môn GDTC

137Biểu đồ 3.17: So sánh kết quả đánh giá sau TN của 2 nhóm ĐC, TN

đối với nhóm nhu cầu trong việc học tập mơn GDTC

138Biểu đồ 3.18: So sánh kết quả đánh giá sau TN của 2 nhóm ĐC, TN

đối với nhóm động cơ trong việc học tập môn GDTC

139Biểu đồ 3.19: So sánh kết quả đánh giá sau TN của 2 nhóm ĐC, TN

đối với nhóm hứng thú trong việc học tập mơn GDTC

139Biểu đồ 3.20: So sánh kết quả đánh giá sau TN của 2 nhóm ĐC, TN

đối với nhóm hành vi tích cực trong việc học tập mơn GDTC

140

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<b>PHẦN MỞ ĐẦU</b>

Trong suốt tiến trình cách mạng, Đảng và nhà nước đã luôn khẳng địnhgiáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là những chính sách trọng tâm, cóvai trị chính yếu của nhà nước.

Giáo dục thể chất (GDTC) là một trong những nội dung quan trọng, gópphần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện học sinh (HS) trong nhà trường.

<i>GDTC được hiểu là: “Quá trình sư phạm nhằm giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ,hoàn thiện về thể chất và nhân cách, nâng cao khả năng làm việc, và kéo dàituổi thọ của con người”.</i>

Giáo dục thể chất trong trường học các cấp là một bộ phận hữu cơ củanhiệm vụ giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ phát triển toàn diện, đồng thời là một bộphận quan trọng trong hệ thống GDTC quốc dân. GDTC trong trường học đanggóp phần cùng với Thể thao thành tích cao, đảm bảo cho nền Thể dục thể thao(TDTT) nước ta phát triển cân đối và đồng bộ, nhằm thực hiện mục tiêu chiếnlược củng cố, xây dựng và phát triển TDTT Việt Nam từ năm 2000 - 2025, đưanền TDTT nước ta hoà nhập và đua tranh với các nước trong khu vực và trên thếgiới. Nhà trường của chúng ta với mục tiêu đào tạo học sinh, sinh viên thànhnhững người công dân tốt, người lao động tốt, người chiến sĩ tốt, người cán bộtốt có kiến thức tồn diện, có sức khoẻ và có đầy đủ phẩm chất, năng lực để xâydựng và bảo vệ tổ quốc, nên càng phải coi trọng thể dục. Vì GDTC là một mặtcủa giáo dục tồn diện khơng thể thiếu được ở nhà trường phổ thơng. GDTC cịnlà một biện pháp tích cực nhằm bảo vệ và tăng cường sức khoẻ cho HS, SV, gópphần cải tạo nịi giống, đẩy mạnh sự phát triển toàn diện, nhịp nhàng, cân đốicủa cơ thể, tăng cường tố chất và nâng cao khả năng vận động.

Tính tích cực của con người góp phần quyết định hình thành và phát triểnxã hội lồi người. Tính tích cực của con người biểu hiện ở chỗ con người đã chủđộng sản xuất ra những của cải vật chất cần thiết cho sự tồn tại và phát triển xãhội; chủ động cải biến môi trường tự nhiên bắt chúng phục vụ mình, chủ động

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

cải biến xã hội để xã hội ngày càng phát triển theo chiều hướng tốt đẹp hơn.Trong hoạt động học tập tích cực là tính tích cực nhận thức, đặc trưng ở khátvọng hiểu biết, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình chiếm lĩnh tri thứckhoa học. Tính tích cực nhận thức có ảnh hưởng quyết định đến kết quả hoạtđộng, đặc biệt là hoạt động học tập.

Ở các trường THPT, học tập của HS là một quá trình nhận thức đặc biệttrong đó HS đóng vai trị chủ thể của hoạt động này. Tính tích cực học tập có vaitrị quyết định hiệu quả học tập của HS. Mặt khác trong hoạt động dạy học, tínhtích cực học tập khơng chỉ tồn tại như một trạng thái, một điều kiện mà nó còn làkết quả của hoạt động học tập, là mục đích của q trình dạy học. Tính tích cựchọc tập là một phẩm chất nhân cách, một thuộc tính của q trình nhận thứcgiúp cho q trình nhận thức ln ln đạt kết quả cao, giúp cho con người cókhả năng học tập không ngừng. Thực tiễn cho thấy, HS tại các trường THPT ởTP.HCM nói riêng cịn gặp nhiều khó khăn trong học tập, đặc biệt là khó khăntrong việc học tập các mơn GDTC. Do đó việc nghiên cứu tính tích cực học tậpcủa HS và tìm giải pháp để nâng cao tính tích cực học tập, góp phần nâng caochất lượng học tập là một việc làm có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn đối vớiviệc giảng dạy môn GDTC hiện nay ở các trường. Trên cơ sở đánh giá thựctrạng tích tích cực của HS, sẽ giúp việc nghiên cứu tìm ra các giải pháp có đủ cơsở khoa học, được kiểm chứng trong thực tế phù hợp với điều kiện hoạt độngGDTC cho HS sẽ góp phần thu hút đơng đảo HS tham gia tập luyện, nâng caođược thể lực cũng như kết quả học tập của HS trong thời gian học tập tại nhàtrường.

<i><b>Xuất phát từ những lý do nêu trên, việc tiến hành “Nghiên cứu một số</b></i>

<i><b>giải pháp phát huy tính tích cực trong việc học tập mơn GDTC của học sinhTrung học phổ thơng ở Thành phố Hồ Chí Minh” là cần thiết được thực hiện.</b></i>

Kết quả của nghiên cứu này sẽ là một trong những cơ sở quan trọng để xâydựng, cải tiến và nâng cao chất lượng công tác GDTC cho HS trong các trường

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

THPT tại TP.HCM trong tương lai.

<b>Mục đích nghiên cứu</b>

Mục đích nghiên cứu của đề tài trên cơ sở đánh giá thực trạng đề xuất mộtsố giải pháp phát huy tính tích cực trong việc học tập mơn GDTC của HS THPTở TP.HCM nhằm nâng cao hiệu quả giờ học GDTC.

<b>Mục tiêu nghiên cứu</b>

Để thực hiện mục đích nghiên cứu của đề tài, chúng tôi tiến hành giảiquyết các mục tiêu sau:

1. Đánh giá thực trạng tính tích cực trong việc học tập mơn GDTC củaHS THPT ở TP.HCM.

- Thực trạng các điều kiện đảm bảo công tác giảng dạy GDTC cho HSTHPT ở TP.HCM

- Thực trạng nhu cầu, mục đích, khó khăn của HS THPT ở TP.HCM khihọc GDTC

- Căn cứ đề xuất các giải pháp

- Phỏng vấn các chuyên gia, nhà chuyên môn, giáo viên để chọn giải pháp3. Đánh giá hiệu quả các giải pháp phát huy tính tích cực trong việc họctập môn GDTC của HS THPT tại TP.HCM.

- Xây dựng chương trình kế hoạch thực nghiệm một số giải pháp.- Tiến hành thực nghiệm

- Đánh giá kết quả thực nghiệm một số giải pháp.

<b>Giả thuyết khoa học</b>

Nếu chỉ rõ được những thành tố cơ bản và có yếu tố ảnh hưởng thì sẽ lý

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

giải được thực trạng tính tích cực trong giờ học GDTC của HS THPT ởTP.HCM. Trên cơ sở đó xây dựng các giải pháp phù hợp và hiệu quả thì sẽ gópphần phát huy tính tích cực trong giờ học GDTC trong giai đoạn hiện tại vàtương lai tốt hơn, góp phần thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo choHS THPT ở TP.HCM.

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

<b>CHƯƠNG 1</b>

<b>TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU</b>

<b>1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác giáo dục thể chất </b>

Nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của sức khỏe con người đối với vậnmệnh đất nước cũng như đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng Tổquốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã luôn chú trọng đếnviệc tăng cường và mở rộng các hoạt động TDTT và đặc biệt là công tác GDTCcho thanh thiếu niên.

Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng và Nhà nước luôn coi trọngcông tác TDTT trong trường học, bởi vì TDTT trường học là một bộ phận cấuthành quan trọng của giáo dục phát triển tồn diện. Vì thế TDTT trong trườnghọc là do nhu cầu của xã hội đối với giáo dục quyết định, nhằm đào tạo nhữnglớp người “Phát triển về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần,trong sáng về đạo đức….” Đó là mục tiêu của Đảng và Nhà nước, là ước nguyệncủa Bác Hồ đối với thế hệ trẻ Việt Nam – những người sẵn sàng kế tục sựnghiệp cách mạng, xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

<i>Mục tiêu của TDTT trường học nước ta là “nhằm tăng cường sức khoẻ,phát triển thể chất, góp phần hình thành và bồi dưỡng nhân cách, đáp ứng yêucầu giáo dục tồn diện cho người học” [14]. Đó là phương hướng chiến lược</i>

của TDTT trường học, trong đó địi hỏi tất cả các mặt giáo dục phải hướng tớiphát triển HS tồn diện về đức, trí, thể, mỹ và kỹ để họ trở thành những ngườimới xã hội chủ nghĩa.

Để tăng cường và mở rộng các hoạt động TDTT và trực tiếp chỉ đạo côngtác GDTC cho thế hệ trẻ, ngày 27/3/1946 Chủ Tịch Hồ Chí Minh ban hành Sắclệnh số 32 thành lập Nha Thanh niên và Thể dục thuộc Bộ Quốc gia Giáo dục.Đồng thời, Bác cũng viết Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục trong đó có nêu rõ:“Luyện tập thể dục bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi người dân yêu nước”,

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

“…Mỗi người dân mạnh khỏe làm cho cả nước mạnh khỏe, mỗi người dân yếuớt làm cho cả nước yếu ớt một phần, dân cường, nước thịnh. Tự tôi ngày nào

<i>cũng tập...”[4] Rèn luyện TDTT là một biện pháp quan trọng nhằm đem lại sức</i>

khỏe và thể chất cường tráng cho thế hệ trẻ hiện tại và mai sau. Bởi vậy việcchăm lo cho công tác giáo dục thể chất trong trường học là việc làm có tầm quantrọng đặc biệt trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo, nhằm chuẩn bị cho sự nghiệpcông nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

Hoạt động TDTT trong nhà trường ở các cấp cịn giữ vị trí quan trọng vàthen chốt trong chiến lược phát triển sự nghiệp TDTT. Về mặt này, trong Nghịđịnh 11 của chính phủ đã nêu rõ: “Hoạt động thể thao trong nhà trường là hoạtđộng tự nguyện của HS, SV, được tổ chức theo phương thức ngoại khóa, câu lạcbộ thể dục, thể thao, nhóm, cá nhân phù hợp với sở thích, giới tính, lứa tuổi vàsức khỏe, nhằm hồn thiện các kỹ năng vận động, hỗ trợ thực hiện mục tiêu giáodục thể chất thơng qua các hình thức luyện tập, thi đấu thể thao, tạo điều kiệncho HS, SV thực hiện quyền vui chơi, giải trí, phát triển năng khiếu thể thao;phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, tài năng thể thao.” [40]

Ngày 9/10/2000 Chủ Tịch Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Namcông bố lệnh về việc ban hành Pháp lệnh TDTT đã được ủy ban Thường vụQuốc hội khóa X thơng qua ngày 25/9/2000. Pháp lệnh có 9 chương, 59 điều.Trong đó có 1 chương, 6 điều quy định về TDTT trường học.

<i>Điều 14 của Pháp lệnh ghi rõ: “TDTT trường học bao gồm giáo dục thểchất và hoạt động TDTT ngoại khóa cho người học. Giáo dục thể chất trongtrường học là chế độ giáo dục bắt buộc nhằm tăng cường sức khỏe, phát triểnthể chất, góp phần hình thành và bồi dưỡng nhân cách, đáp ứng yêu cầu giáodục toàn diện cho người học. Nhà nước khuyến khích hoạt động TDTT ngoạikhóa trong trường” [32].</i>

<i>Điều 15 của pháp lệnh quy định “Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp vớiỦy ban TDTT thực hiện các nhiệm vụ: xây dựng, chỉ đạo thực hiện chương trình</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

<i>giáo dục thể chất. Quy định tiêu chuẩn rèn luyện thân thể và đánh giá kết quảrèn luyện thân thể của người học. Đào tạo, bồi dưỡng đảm bảo đủ giáo viên,giảng viên TDTT. Quy định hệ thống thi đấu TDTT trường học” [32].</i>

Để cụ thể hóa các văn bản pháp luật, có tính định hướng, chỉ đạo nói trên,

<i>Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành: “Quy chế Giáo dục thể chất trong nhàtrường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân”[5]. Trong quy định:</i>

- Nhiệm vụ của giáo dục thể chất là hình thành ở thế hệ trẻ nếp sống lànhmạnh, có tri thức, kỹ năng và phương pháp giữ gìn sức khỏe, phát triển thể lực,góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục đào tạo.

- Ngành giáo dục đào tạo phối hợp với ngành TDTT, y tế và các ngành cóliên quan tạo điều kiện để tất cả HS, SV được học tập và tham gia các hoạt độngTDTT, tham gia thi đấu các giải thể thao.

- Nội dung của hoạt động giáo dục thể chất bao gồm: dạy và học mơn thểdục nội khóa, các hoạt động TDTT trong và ngoài nhà trường, các hoạt độngngoại khóa để bảo vệ và tăng cường sức khỏe, vệ sinh cá nhân, môi trường vàdinh dưỡng.

- Dạy và học mơn thể dục là hình thức giáo dục thể chất cơ bản trong nhàtrường, được tiến hành chủ yếu bằng các giờ nội khóa.

- Nhà trường phải đảm bảo dạy đúng và đủ nội dung và thời gian mơn họctheo quy định của Bộ. Nội dung chương trình giáo dục thể chất nội khóa gồmphần bắt buộc và phần tự chọn. Phần tự chọn gồm các môn phù hợp với điềukiện cụ thể của từng trường.

- Hoạt động ngoại khóa về TDTT bao gồm các hình thức: tự tập luyện, tậpluyện có hướng dẫn, tập luyện trong và ngoài nhà trường, trong các câu lạc bộthể thao trường học.

- Nội dung hoạt động thể thao ngoại khóa bao gồm: tập luyện ngoài giờ đểhoàn chỉnh bài tập trong chương trình mơn học thể dục, các bài tập rèn luyện

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

thân thể theo tiêu chuẩn, các môn tự chọn, các môn theo tiêu chuẩn Hội KhỏePhù Đổng các cấp.

Ngoài ra, GDTC trường học được Đảng và nhà nước ta chính thức đưa vàoNghị quyết Trung ương VIII khóa III năm 1961: “Bắt đầu đưa việc dạy thể dụcvà một số môn thể thao cần thiết vào chương trình học tập của các trường phổthơng, chun nghiệp và đại học”. Ngày 2/6/1969 Thủ tướng chính phủ banhành chỉ thị số 48/TTg, trong đó phân tích cặn kẽ tình hình cơng tác GDTC choHS, ngun nhân các mặt thiếu sót trong thực hiện cơng tác này và đề ra cácbiện pháp lớn, nhằm đẩy mạnh việc nâng cao chất lượng GDTC trong nhàtrường các cấp. Kể từ đó đến năm 1975, có tới 3000 trường học bao gồm tiểuhọc, trung học, đại học và trung học chuyên nghiệp có phong trào GDTC nộikhóa và ngoại khóa một cách nề nếp.

Nghị quyết Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VI (1986) mở đầu thời kỳ đổimới đã khẳng định: “Mở rộng và nâng cao chất lượng phong trào TDTT quầnchúng, từng bước đưa rèn luyện thân thể (RLTT) thành thói quen hàng ngày củađơng đảo nhân dân trước hết là thế hệ trẻ. Nâng cao chất lượng GDTC trongtrường học...” .

Đại hội Đảng lần thứ VII (1991) tiếp tục nhấn mạnh: “Công tác TDTT cầncoi trọng nâng cao chất lượng GDTC trong trường học”. Trong quá trình đổimới, Hiến pháp năm 1992 đã nhấn mạnh “qui định chế độ GDTC bắt buộc trongtrường học”.

Ban Bí thư TW Đảng đã nêu lên những đánh giá của công tác TDTT nhữngnăm qua trong chỉ thị 36-CT/TW: “Những năm gần đây, cơng tác TDTT đã cónhiều tiến bộ. Phong trào TDTT từng bước được mở rộng với nhiều hình thức,nhiều mơn thể thao đạt thành tích đáng kích lệ, cơ sở vật chất, kỹ thuật TDTT ởmột số địa phương và ngành đã được chú ý đầu tư nâng cấp xây dựng mới. Tuynhiên, nền TDTT ở nước ta còn ở trình độ thấp, số người thường xuyên tập

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

luyện TDTT cịn rất ít, đặc biệt là thanh niên chưa tích cực tham gia tập luyện,hiệu quả giáo dục trong trường học và trong các lực lượng vũ trang còn thấp.Đội ngũ cán bộ TDTT còn thiếu và yếu nhiều mặt” [5].

Những năm đầu thế kỷ XXI, Ban Bí thư TW Đảng cộng sản Việt Nam đãban hành chỉ thị 17/CT-TW về phát triển TDTT đến 2010, trong đó có xác định:

“Đẩy mạnh hoạt động TDTT ở trường học. Tiến tới bảo đảm mỗi trườnghọc đều có giáo viên thể dục chuyên trách và lớp học thể dục đúng tiêu chuẩn,tạo điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục thể chất: xem đây là một tiêu chí xétcơng nhận trường chuẩn quốc gia”.

Ngày 28 tháng 4 năm 2011, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyếtđịnh số 641/QĐ-TTg về việc phê duyệt đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vócngười Việt Nam giai đoạn 2011 - 2030, trong đó nhấn mạnh: "Phát triển thể lực,tầm vóc bằng giải pháp tăng cường giáo dục thể chất đối với HS từ 03 tuổi đến18 tuổi"... [9]và Điều 20 Luật Thể dục, Thể thao khẳng định:

1. Giáo dục thể chất là mơn học chính thuộc chương trình giáo dục nhằmcung cấp kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản cho người học thông quacác bài tập và trị chơi vận động, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dụctoàn diện.

2. Hoạt động thể thao trong nhà trường là hoạt động tự nguyện của ngườihọc được tổ chức theo phương thức ngoại khoá phù hợp với sở thích, giớitính, lứa tuổi và sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người học thực hiệnquyền vui chơi, giải trí, phát triển năng khiếu thể thao.[6]

Ngày 01 tháng 12 năm 2011, Ban chấp hành Trung ương Đảng đã ban hànhNghị quyết số 08/NQ-TW về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bướcphát triển mạnh mẽ về TDTT đến năm 2020, trong đó nhấn mạnh: "Thể dục, thểthao trường học là bộ phận quan trọng của phong trào thể dục, thể thao, một mặtcủa giáo dục toàn diện nhân cách HS, SV cần được quan tâm đầu tư đúng mức."

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

và "Đổi mới chương trình và phương pháp giáo dục thể chất, gắn giáo dục thểchất với giáo dục ý chí, đạo đức, giáo dục quốc phòng, giáo dục sức khỏe và kỹnăng sống của HS, SV. Đãi ngộ hợp lý và phát huy năng lực đội ngũ giáo viênthể dục hiện có, mở rộng và nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũgiáo viên, hướng dẫn viên thể dục cho trường học; củng cố các cơ sở nghiên cứukhoa học về tâm sinh lý lứa tuổi và thể dục, thể thao trường học."... [17]

Ngày 17 tháng 6 năm 2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết địnhsố 1076/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án tổng thể phát triển Giáo dục thể chấtvà Thể thao trường học giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025, trongđó nêu rõ các quan điểm như sau: (1) Giáo dục thể chất và thể thao trường học làbộ phận quan trọng, nền tảng của nền thể dục, thể thao nước nhà; góp phần thựchiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho trẻ em, học sinh, sinh viên; (2) Phát triểngiáo dục thể chất và thể thao trường học là trách nhiệm của các cấp ủy đảng,chính quyền, đồn thể, tổ chức xã hội, các nhà trường và cộng đồng; (3) Pháttriển giáo dục thể chất và thể thao trường học bảo đảm tính khoa học và thựctiễn, có lộ trình triển khai phù hợp với từng vùng, miền, địa phương trong cảnước và (4) Nhà nước quan tâm đầu tư, đồng thời khuyến khích, đa dạng hóanguồn vốn đầu tư; phát huy mạnh mẽ sự tham gia của các tổ chức, cá nhân trongvà ngoài nước trong việc phát triển giáo dục thể chất và thể thao trường học. Đềán cũng đưa ra mục tiêu tổng quát đến năm 2025 là: Nâng cao chất lượng, hiệuquả giáo dục thể chất và thể thao trường học nhằm tăng cường sức khỏe, pháttriển thể lực toàn diện, trang bị kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản và hìnhthành thói quen tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên cho trẻ em, học sinh,sinh viên; gắn giáo dục thể chất, thể thao trường học với giáo dục ý chí, đạo đức,lối sống, kỹ năng sống; đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí, lành mạnh cho trẻ em,học sinh, sinh viên, đồng thời góp phần phát hiện, đào tạo năng khiếu và tàinăng thể thao cho đất nước. [41]

Ngày 31 tháng 01 năm 2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định số:

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

11/2015/NĐ-CP về việc Quy định về giáo dục thể chất và hoạt động thể thaotrong nhà trường. Nội dung nghị định đã quy định cụ thể về: Vị trí, mục tiêugiáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong nhà trường, Vị trí, mục tiêu giáodục thể chất và hoạt động thể thao trong nhà trường, Giáo viên, giảng viên thểdục, thể thao, Hoạt động thể thao và thi đấu thể thao, Tài chính và cơ sở vật chấtphục vụ giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong nhà trường, Xã hội hóagiáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong nhà trường.

Qua đó cho thấy trong giai đoạn hiện nay, GDTC trong nhà trường là nộidung giáo dục, mơn học bắt buộc, thuộc chương trình giáo dục của các cấp họcvà trình độ đào tạo, nhằm trang bị cho trẻ em, HS, SV các kiến thức, kỹ năngvận động cơ bản, hình thành thói quen luyện tập thể dục, thể thao để nâng caosức khỏe, phát triển thể lực, tầm vóc, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàndiện. [40]

Ngày 31 tháng 12 năm 2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thôngtư số 48/2020/TT-BGDĐT về việc Quy định về hoạt động thể thao trong nhàtrường. Nội dung thông tư quy định cụ thể về các nội dung tổ chức hoạt độngthể thao trong nhà trường, nhiệm vụ, quyền hạn của giáo viên, giảng viên GDTCvà người học, quy định về tài chính và cơ sở vật chất dành cho hoạt động thểthao trong nhà trường, Quy định trách nhiệm của các cơ sở giáo dục và đào tạo,của các nhà trường đối với hoạt động thể thao trong nhà trường. [8]

Để đưa công tác GDTC trong nhà trường trở thành một khâu quan trọng,cũng như xác định nhận thức đúng về vị trí GDTC trong nhà trường các cấp,phải được triển khai đồng bộ với các mặt giáo dục tri thức và nhân cách từ tuổithơ cho đến đại học. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có văn bản quyết định ban hànhquy chế về công tác GDTC trong nhà trường các cấp. Trong đó đã khẳng định:“GDTC được thực hiện trong hệ thống nhà trường từ mầm non đến đại học, gópphần đào tạo những cơng dân phát triển tồn diện. GDTC là một bộ phận hữu cơcủa mục tiêu giáo dục và đào tạo, nhằm giúp con người phát triển cao về trí tuệ,

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức: Thểchất - sức khoẻ tốt là nhân tố quan trọng trong việc phát triển sự nghiệp xâydựng và bảo vệ Tổ quốc”. Cũng như khẳng định: “GDTC trong nhà trường cáccấp nhằm từng bước nâng cao trình độ văn hố thể chất và thể thao của HS, SV.Góp phần phát triển sự nghiệp TDTT của đất nước đáp ứng nhiệm vụ giao tiếpcủa HS, SV Việt Nam và Quốc tế”.

Tóm lại, quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước về thể dục thể thaotrong trường học được thể hiện rõ và nhất quán trong Hiến pháp, Luật, Pháplệnh, Chỉ thị, Nghị quyết, Quyết định, Thông tư của Đảng, Chính phủ, Quốc hộivà các Bộ, Ngành, Đồn thể chính trị xã hội có liên quan. Qua đó công tácGDTC cho HS là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm bồi dưỡng sứckhỏe, tinh thần, trí thơng minh…. Hình thành một con người mới hồn thiện nềngiáo dục toàn diện, là tiền đề quan trọng trong hoạt động học tập, sinh hoạt củaHS. Thơng qua đó rèn luyện cho HS về đạo đức, ý thức kỷ luật và tinh thần tậpthể nhằm đào tạo con người vững vàng bước vào cuộc sống và thế kỷ của khoahọc hiện đại, với sức khoẻ tráng kiện để tồn tại trong hoàn cảnh xã hội khắcnghiệt.

<b>1.2. Các khái niệm sử dụng trong nghiên cứu 1.2.1. Giáo dục thể chất</b>

Theo Nô vi cốp A.Đ, Matveép L.P “Giáo dục thể chất là một quá trìnhgiải quyết những nhiệm vụ giáo dục - giáo dưỡng nhất định mà đặc điểm củaquá trình này là có tất cả các dấu hiệu chung của q trình sư phạm vai trị chỉđạo của nhà sư phạm, tổ chức hoạt động tương ứng với các nguyên tắc sưphạm”.

Theo quan điểm của A.M.Macximenko; B.C. Kyznhétxốp và Xơkhơlốpcho rằng: Giáo dục thể chất là một loại hình giáo dục mà nội dung chuyên biệt làdạy học động tác, giáo dục các tố chất thể lực, lĩnh hội các tri thức chun mơnvề TDTT và hình thành nhu cầu tập luyện tự giác ở con người [62].

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

Theo Stephen J. Virgilio (1997) cho rằng: “Giáo dục thể chất cũng nhưcác hình thức giáo dục khác, bản chất là một quá trình sư phạm với đầy đủnhững đặc trưng cơ bản của nó. Sự khác biệt chủ yếu của giáo dục thể chất vớicác hình thức giáo dục khác ở chỗ là quá trình hướng đến việc hình thành kỹnăng, kỹ xảo vận động, phát triển các tố chất thể lực, hồn thiện về hình thái vàchức năng của cơ thể, qua đó trang bị kiến thức và mối quan hệ giữa chúng. Nhưvậy có thể thấy, giáo dục thể chất như một hình thức độc lập tương đối của qtrình giáo dục tồn diện, có quan hệ khách quan với các hình thức giáo dục khácnhư: Giáo dục đạo đức, thẩm mỹ, trí tuệ và lao động…” [60].

Giáo dục thể chất được thực hiện chủ yếu bằng phương tiện hoạt độngvận động, giáo dục toàn diện và kỷ luật chặt chẽ, nhằm giúp HS có được nhữngkiến thức, thái độ, niềm tin và cách cư xử nhằm đạt được một phong cách sốngkhỏe mạnh, năng động lâu dài. Để đạt được mục tiêu này, cần có sự hợp tác củanhà trường, gia đình và cộng đồng cùng chia sẻ trách nhiệm cải thiện sức khỏecho HS [45].

<b>1.2.2. Giải pháp </b>

Theo từ điển Tiếng Việt định nghĩa “Giải pháp” được hiểu là phươngpháp giải quyết một vấn đề [54]. Ở đây giải pháp được hiểu là cách thức, là mộtcông cụ người ta dùng để giải quyết những vấn đề đặt ra trong thực tiễn. Trongcách hiểu này đôi khi người ta cũng dùng thuật ngữ “biện pháp” để thay thế.Theo từ điển Tiếng Việt “biện pháp là cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụthể” [18].

Tuy nhiên hai khái niệm này có thể dùng thay thế cho nhau trong thựctiễn, nhưng về bản chất, khái niệm “giải pháp” có nghĩa là nội dung rộng lớnhơn, có tính chất vĩ mơ hơn so với “biện pháp” thường để chỉ cách thức giảiquyết một công việc cụ thể nào đó. Theo nghĩa này, người ta cịn xem biện pháplà cách thức, cơng cụ thực hiện giải pháp để thực hiện giải pháp đó.

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

Trong quản lý, giải pháp dùng để giải quyết một vấn đề thường được đặtra trên nền tảng của việc phân tích các điểm mạnh (thành tựu), điểm yếu (hạnchế) của một tổ chức, những cơ hội và thách thức đối với tổ chức đó trong bốicảnh chung của xã hội ở phạm vi quốc gia và quốc tế. Giải pháp đồng thời cũngdựa trên các quan điểm, mục tiêu tổng quất và mục tiêu chung của vấn đề đượcđặt ra và giải quyết ở tầm vĩ mô.

Trong giáo dục, mọi vấn đề quan hệ giáo dục đều có tính quy luật. Giảipháp giáo dục là một hệ thống những quy luật, nhiệm vụ của các nhà khoa học,các nhà quản lý giáo dục là phải nghiên cứu tìm ra các quy luật đảm bảo chonhững thành cơng của cơng tác giáo dục. Điều này địi hỏi các nhà nghiên cứuphải phân tích được thực tiễn giáo dục Việt Nam nói riêng và các nền giáo dụctiên tiến trên thế giới, từ đó khái quát thành những giải pháp cơ bản, đúng đắn,phù hợp với nền giáo dục trong nước.

Giải pháp thường được gắn liền với từ "đột phá" hoặc "then chốt" nhằmnhấn mạnh tầm quan trọng của giải pháp đó. Có thể hiểu "giải pháp đột phá" làgiải pháp mở đường cho các giải pháp khác, còn "giải pháp then chốt" là giảipháp quan trọng, có tác dụng quan trọng đối với tồn bộ các vấn đề liên quan.Như trong các giải pháp Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020, Thủ tướngchính phủ đã xác định giải pháp "đổi mới quản lý giáo dục là giải pháp đột phá",còn "phát triển nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là giải pháp then chốt" [39]. Trong nghiên cứu này sử dụng khái niệm giải pháp với ý nghĩa là cáchthức để phát huy tính tích cực trong việc học tập mơn GDTC của HS THPT.Như vậy khái niệm giải pháp mà nghiên cứu sử dụng còn là một phương thức tổchức thực hiện gồm có mục đích, nội dung, đơn vị phối hợp, biện pháp tổ chứcthực hiện.

<b>1.2.3. Tính tích cực</b>

Trong từ điển tiếng Việt: tính tích cực được hiểu theo hai nghĩa: Một làchủ động hướng hoạt động nhằm tạo ra những thay đổi, phát triển (tư tưởng tích

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

cực, phương pháp tích cực). Hai là hăng hái, năng nổ với cơng việc (tích cực họctập, tích cực làm việc) [54]

Tính tích cực là khả năng thực hiện chuyển động có chủ định và thay đổicơ thể sống dưới tác động của những tác nhân kích thích bên trong và bên ngoài- đặc điểm chung của tất cả cơ thể sống, động thái riêng của chúng là nguồn biếnđổi hoặc hỗ trợ một cách sống động cho những mối liên hệ với môi trường.

Từ thời cổ đại, các triết gia như Khổng Tử, Socrate… đã quan tâm nghiêncứu về tính tích cực và xem việc phát huy tính tích cực người học là yếu tố quantrọng nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy và học. Do hạn chế lịch sử, nghiên cứucủa các triết gia thời cổ đại mới chủ yếu đi sâu tìm cách tác động nhằm nâng caotính tích cực của người học, cịn các vấn đề khác chưa được quan tâm nghiêncứu đầy đủ, nhất là tìm ra các yếu tố tâm lý thuộc về chủ thể người học.

Đầu thế kỷ XVII, J.A. Comenxki (1592 – 1670), với tác phẩm “Lý luậndạy học vĩ đại” đã chỉ ra nguyên tắc dạy học cơ bản đó là: phát huy tính tự giác,tính tích cực của người học. Đến đầu thế kỷ XIX, trong hệ thống lý luận dạy họccủa K.D. Usinxki (1824 - 1871) nhà sư phạm Nga, tư tưởng về tính tích cực vàtính độc lập được coi là yếu tố giữ vai trị quan trọng, ơng đánh giá rất cao vaitrị tính tích cực của người học trong q trình dạy học và nâng cao hiệu quả qtrình này. Quan điểm đó hoàn toàn phù hợp với xu hướng dạy học lấy người họclàm trung tâm hiện nay. Đó là quan điểm dựa trên cơ sở giáo viên giữ vai trò làngười hướng dẫn, định hướng, điều khiển người học, còn người học là chủ thểtích cực, chủ động và sáng tạo trong học tập. Từ cuối thế kỷ XIX đến nay,nghiên cứu về tính tích cực và cơ sở tâm lý của nó ngày càng được nhiều tác giảquan tâm nghiên cứu và có nhiều quan điểm khác nhau: [50]

Quan điểm của các nhà triết học cho rằng mỗi sự vật bao giờ cũng thểhiện tính tích cực của nó, bởi vật chất luôn vận động và phát triển không ngừng.Một cá nhân tích cực là một cá nhân hoạt động đến mức cao nhất, tham gia vàomọi mặt của cuộc sống. Hoạt động con người vốn đa dạng, chẳng những bao

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

gồm lĩnh vực hoạt động xã hội mà cịn có nhận thức. Cái được của cá nhân sẽđược cải biến, khái quát hóa và trở thành một thuộc tính của người đó [12].

C.Mác đã định nghĩa bản chất con người là “tổng hòa của các mối quanhệ xã hội”, theo đó bản chất của nhân cách có tính chất xã hội. Nguồn gốc pháttriển của các thuộc tính nhân cách, của hoạt động sáng tạo nằm ở trong môitrường xã hội chung quanh trong xã hội. Tồn tại xã hội quyết định nhân cách củacon người, nhờ đó mà các đặc điểm tâm lý của con người như các phẩm chấtđạo đức, năng lực, ý chí, hứng thú … và tính tích cực được hình thành. C.Macvà Ph. Ăngghen đã nhấn mạnh tính tích cực của con người, khi nói rằng hồncảnh sống xã hội là yếu tố quyết định của cá nhân con người và con người có thểcải tạo những hồn cảnh đó: “hồn cảnh tạo ra con người đến chừng mực nào,thì con người cũng tạo ra hồn cảnh ở chừng mực đó” [29].

Các nhà Tâm lý học Mác xít dựa vào nghiên cứu vấn đề tính tích cực hoạtđộng của cá nhân trên lập trường quyết định luận xã hội cho rằng các thái độhình thành nên trong quá trình phản ánh và trên cơ sở phản ánh sẽ trực tiếp biểuhiện ra ở mức độ hoạt động và ở đặc điểm số lượng, chất lượng của hiệu suấthoạt động.

Nhìn nhận tính tích cực theo góc độ này được thể hiện như sau: tính tíchcực được đề cập và nhấn mạnh như là một đặc điểm chung của sinh vật sống, làđộng lực đặc biệt của mối liên hệ giữa sinh vật sống và hoàn cảnh, là khả năngđặc biệt của tồn tại sống giúp cơ thể thích ứng với mơi trường [43].

Tính tích cực gắn liền với hoạt động và hồn cảnh bên ngồi, nó đượcbiểu hiện như: nó gắn liền với sự hoạt động, được thể hiện như là động lực đểhình thành và hiện thực hóa hoạt động. Ở mức độ cao, nó thể hiện ở tính chếước, chế định trạng thái bên trong của chủ thể. Nó thể hiện sự thích ứng mộtcách chủ động với hồn cảnh, mơi trường sống bên ngồi [43].

Tính tích cực được nghiên cứu trong mối quan hệ với hoạt động, nó làmxuất hiện động lực thúc đẩy con người hoạt động có hiệu quả.

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

Vì vậy tính tích cực có các tính chất sau:

- Hoạt động phản ứng - sự hoạt động của trạng thái bên trong của chủ thểvới mơi trường;

- Hoạt động ý chí thể hiện tính độc lập của chủ thể với mơi trường;

- Tính chất vượt khó khăn, trở ngại trong mọi hồn cảnh theo mục đíchcủa chủ thể;

- Tính ổn định - bền vững của hoạt động tạo thành kiểu phản ứng đối vớimơi trường bên ngồi của chủ thể [43].

Về mặt Tâm lý học theo quan điểm tiếp cận hoạt động - nhân cách - giaotiếp ta có thể hiểu khái quát về tính tích cực của cá nhân có nội dung tâm lý cơbản là:

- Tính tích cực gắn liền với hoạt động, hay nói cách khác tính tích cựcphải thể hiện trong trạng thái hoạt động và được biểu hiện trong những hànhđộng, hành vi cụ thể của con người.

- Tính tích cực chỉ tính sẵn sàng với hoạt động, là nhu cầu đối với hoạtđộng. Yếu tố nhu cầu có mối liên hệ chặt chẽ với tính tích cực - đây chính lànguồn gốc của tính tích cực.

- Tính tích cực chỉ tính chủ động, hành động một cách có ý thức, theo chủý của chủ thể để đối lập với sự bị động, thụ động.

Từ những phân tích trên, ta có thể hiểu tính tích cực bao gồm tính chủđộng, tính sáng tạo, tính có ý thức của chủ thể trong hoạt động. Tính tích cựccủa cá nhân là một thuộc tính của nhân cách được đặc trưng bởi sự chi phốimạnh mẽ của các hành động đang diễn ra đối với đối tượng, tính “trương lực”của những trạng thái bên trong của chủ thể ở thời điểm hành động, tính qui địnhcủa mục đích hành động trong hiện tại, tính siêu hồn cảnh và tính bền vữngtương đối của hành động trong sự tương quan với mục đích đã thơng qua.

Tính tích cực thể hiện ở sự nỗ lực cố gắng của bản thân, ở sự chủ động, tựgiác hoạt động và cuối cùng là kết quả cao của hoạt động có mục đích của chủ

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

thể. Tính tích cực được nảy sinh, hình thành, phát triển trong hoạt động [32].Như vậy, tính tích cực cần được nghiên cứu trong mối quan hệ với hoạtđộng, nó làm xuất hiện động lực thúc đẩy con người hoạt động có hiệu quả. Tínhtích cực cá nhân không chỉ đơn giản là một trạng thái tâm lý được huy động vàomột thời điểm hoặc một tình huống mà là một thuộc tính chung cho tất cả cácchức năng, khả năng và sức mạnh của cá nhân. Do đó, nguồn gốc của tính tíchcực chính là nhân tố bên trong của sự phát triển nhân cách. Vậy, nguồn gốc củatính tích cực là hứng thú, nhu cầu và động cơ nằm trong hoạt động chủ đạo củacá nhân, nhờ chúng mà cá nhân có thể đạt được kết quả cao trong hoạt động.[23].

<b>1.2.4. Một số khái niệm liên quan với tính tích cực [16]</b>

- Nhu cầu học tập: là những đòi hỏi tất yếu, khách quan, biểu hiện sự cầnthiết về một cái gì đó cần được thỏa mãn của người học trong cuộc sống và hoạtđộng. Từ rất lâu, các nhà nghiên cứu trên các lĩnh vực khác nhau đã quan tâmđến vấn đề này. Tuy nhiên, mỗi góc độ nghiên cứu họ lại có cái nhìn khác nhauvề nhu cầu học tập.

- Động cơ học tập: Hoạt động học tập của HS là loại hoạt động có mụcđích tự giác. Muốn hoạt động học tập diễn ra một cách thuận lợi và có kết quả,phải tạo cho hoạt động này một lực thúc đẩy mạnh mẽ, đó là động cơ học tập.Động cơ học tập chính là sự thể hiện cụ thể của nhu cầu học tập, là lực thúc đẩyhoạt động học tập của HS đạt kết quả cao theo các đòi hỏi do nhà trường đề ra.

Nhờ có động cơ học tập đúng đắn thơi thúc mà tính tích cực học tập củaHS tăng lên. Học sinh hiểu rõ hơn mục đích đến trường học tập, rèn luyện, traudồi tri thức để sau này ra trường, phục vụ đất nước hiệu quả hơn. Cũng nhờ cóđộng cơ học tập đúng đắn mà HS đấu tranh có hiệu quả với các động cơ sai trái,nỗ lực hết mình vì mục đích học tập do nhà trường đề ra; tự tin hơn, tích cựctrong học tập hơn, chủ động sắp xếp thời gian học tập, chủ động vượt qua cáckhó khăn, trở ngại mỗi khi gặp phải.

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

- Hứng thú học tập: Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đốitượng nào đó, vừa có ý nghĩa đối với cuộc sống, vừa có khả năng mang lại khốicảm cho cá nhân trong q trình hoạt động. Tính tích cực học tập của HS nếukhơng dựa trên hứng thú thì dễ không bền vững, dễ bị suy giảm trước các tácđộng tiêu cực.

<b>1.3. Khái quát về công tác giáo dục thể chất1.3.1. Đặc điểm môn học giáo dục thể chất</b>

Giáo dục thể chất là mơn học chính khóa thuộc chương trình giáo dục, làmơn học bắt buộc được thực hiện từ lớp 1 đến lớp 12, đảm nhiệm một trong bốnmặt giáo dục Đức, Trí, Thể, Mỹ [55].

Giáo dục thể chất góp phần hình thành các phẩm chất chủ yếu và năng lựcchung cho HS. Bên cạnh đó, thơng qua việc trang bị kiến thức về sức khoẻ, quảnlý sức khỏe và rèn luyện, giáo dục thể chất giúp HS:

- Hình thành và phát triển năng lực thể chất và văn hoá thể chất.

- Có ý thức trách nhiệm đối với sức khỏe của bản thân, gia đình và cộngđồng.

<b><small>- </small></b>Biết lựa chọn môn thể thao phù hợp với năng lực vận động của bản thânđể luyện tập.

- Biết thích ứng với các điều kiện sống, lạc quan và chia sẻ với mọi người.- Có cuộc sống khoẻ mạnh về thể lực và tinh thần.

Nội dung chủ yếu của môn giáo dục thể chất là rèn luyện kỹ năng vậnđộng và phát triển tố chất thể lực cho HS bằng những bài tập đa dạng như rèn kỹnăng vận động cơ bản, đội hình đội ngũ, các bài tập thể dục, các trị chơi vậnđộng, các mơn thể thao và phương pháp phịng tránh chấn thương trong hoạtđộng. Trong chương trình giáo dục phổ thông, nội dung giáo dục thể chất đượcphân chia theo hai giai đoạn:

- Trong giai đoạn giáo dục cơ bản, giáo dục thể chất là môn học bắt buộc,giúp HS biết cách chăm sóc sức khoẻ và vệ sinh thân thể; hình thành thói quen

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

tập luyện nâng cao sức khoẻ; thông qua các trò chơi vận động và tập luyện thểdục, thể thao hình thành các kỹ năng vận động cơ bản, phát triển các tố chất thểlực, làm cơ sở để phát triển toàn diện.

- Trong giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp, giáo dục thể chấtđược thực hiện thông qua hình thức câu lạc bộ thể thao, HS chọn nội dung hoạtđộng thể thao phù hợp với nguyện vọng của mình và khả năng đáp ứng của nhàtrường. Các em được tiếp tục phát triển kỹ năng chăm sóc sức khoẻ và vệ sinhthân thể, phát triển về nhận thức và năng khiếu thể thao, giúp những HS có năngkhiếu thể thao định hướng nghề nghiệp phù hợp [7].

<b>1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác giáo dục thể chất </b>

<i>1.3.2.1. Người học</i>

Thái Duy Tuyên [48] cho rằng: với lý luận và phương pháp dạy học lấyHS là trung tâm thì HS là 1 yếu tố quyết định đến kết quả học tập của người tròvà kết quả dạy học của người thầy. Song ông cũng cho rằng trong yếu tố củangười học ngoài các yếu tố di truyền và môi trường xã hội, môi trường giáo dụcảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập của người học, yếu tố về xác định độngcơ mục đích học tập và lựa chọn phương pháp học tập thích hợp cũng là yếu tốảnh hưởng to lớn đến kết quả học tập của HS. Ngày nay phần lớn các nước tiêntiến đều đổi mới phương pháp dạy học để tích cực hố q trình học tập của HS.

<i>1.3.2.2. Đội ngũ giảng dạy</i>

Các chuyên gia sư phạm trong và ngoài nước như Macarenco (Nga), TháiDuy Tuyên [48], Trần Bá Hoành [15] [16], (Việt Nam)... đều cho rằng ngườigiáo viên trước hết phải có phẩm chất, năng lực của một nhà giáo, có nhân cáchtốt, bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức lối sống trong sáng, lành mạnh, yêunghề, yêu thương học trị, cơng bằng, tơn trọng nhân cách của người học. Đồngthời, giáo viên phải có năng lực chun mơn tốt, có kiến thức chuyên sâu, làmchủ được tri thức, ham hiểu biết tri thức mới và khơng ngừng tìm tịi, học hỏinâng cao trình độ, kỹ năng. Bên cạnh đó, giáo viên phải nắm vững kiến thức và

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

kỹ năng về dạy và học, có phương pháp luận, kỹ thuật dạy và học nói chung vàtrong chuyên ngành giáo dục thể chất.

<i>1.3.2.3. Chương trình các mơn học</i>

Các nước có nền giáo dục phát triển như Nga, Mỹ, Trung Quốc… thì coichương trình là yếu tố quan trọng của q trình dạy học, là văn bản mang tínhpháp quy là thể hiện tính mục đích, mục tiêu trong những nhiệm vụ dạy học cụthể, là phương tiện tương tác giữa thầy và trị. Thơng qua đó HS nắm được vốntri thức về thể dục vệ sinh, các kỹ năng vận động cơ bản và nâng cao trình độphát triển về thể chất.

Một chương trình hợp lý và khoa học là một chương trình phải được xâydựng trên cơ sở lý luận về khoa học giáo dục chuyên ngành phù hợp với đặcđiểm tâm sinh lý lứa tuổi, điều kiện cơ sở vật chất nhất định để đưa ra các mụctiêu nhiệm vụ và nội dung giáo dục cụ thể. Một khi có được chương trình dạyhọc khoa học hợp lý sẽ có thể dễ dàng nâng cao được hiệu quả giáo dục của mônhọc [15], [17].

<i>1.3.2.4. Phương pháp dạy học</i>

Thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI là thời kỳ khoa học kỹ thuật và công nghệphát triển vô cùng mạnh mẽ đặc biệt là công nghệ thông tin đã tạo nên những cơhội mới, đã mang lại một cuộc cách mạng trong dạy học, đồng thời cũng manglại nhiều thách thức mới. Đứng trước thách thức đó nhiều chuyên gia giáo dụcđã và đang nghiên cứu xây dựng nên các phương pháp dạy học mới nhằm tíchcực hố q trình học tập theo hướng nâng cao hứng thú học tập, nâng cao sựtập trung chú ý trong học tập, nâng cao năng lực tự học, học tập theo nhómthơng qua các phương pháp thảo luận, dạy học gợi mở, dạy học ứng dụng côngnghệ thông tin…

Thực tế cơng tác đổi mới phương pháp dạy học nhằm tích cực hố qtrình học tập ở trong và ngồi nước đã bước đầu cho thấy đã đem lại hiệu quảkhá rõ rệt, hứa hẹn nhiều triển vọng tốt đẹp cho cơng việc dạy học nói chung và

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

mơn học giáo dục thể chất nói riêng [30].

<i>1.3.2.5. Điều kiện hỗ trợ</i>

Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học là điều kiện rất quan trọng để triển khaicông tác giáo dục thể chất trường học và đảm bảo chất lượng dạy và học của nhàtrường. Ngay từ đầu thế kỷ XXI, chiến lược phát triển giáo dục của Chính phủđã đề ra các giải pháp “Tăng cường nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước, huyđộng mọi nguồn lực trong xã hội để phát triển giáo dục, đổi mới cơ chế quản lýtài chính, chuẩn hố và hiện đại hoá trường sở, trang thiết bị giảng dạy, nghiêncứu và học tập… [38], [39].

Điều kiện sân bãi, cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện giảng dạy - tậpluyện của trường THPT cần phải được xây dựng một cách tiện nghi, khoa họcvà sạch sẽ nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục. Đặc biệt là trong xu thế đổi mớiphương pháp dạy học thì việc trang bị đồ dùng tập luyện và thiết bị dạy học,nhất là trang thiết bị công nghệ mới và hiện đại là hết sức cần thiết.

Tóm lại, các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến kết quả dạy học mơn giáo dụcthể chất nói chung và ở bậc THPT nói riêng bao gồm yếu tố người học, đội ngũgiảng dạy, yếu tố chương trình, phương pháp dạy học, yếu tố điều kiện hỗ trợ.

<b>1.4. Đặc điểm tâm sinh lý và thể lực của HS THPT</b>

<i><b>1.4.1. Đặc điểm tâm lý của HS THPT</b></i>

Độ tuổi thanh niên (HS THPT) là thời kì bắt đầu đạt được sự trưởng thànhvề mặt thể lực, nhưng sự phát triển cơ thể vẫn còn kém so với sự phát triển củacơ thể người trưởng thành. Tuổi thanh niên bắt đầu thời kì phát triển tương đốiêm ả về mặt sinh lý [19].

Thanh niên mới lớn có hình dáng người lớn, có những nét của người lớn,nhưng chưa phải là người lớn, thanh niên HS còn phụ thuộc vào người lớn,người lớn quyết định nội dung và xu hướng chính hành động của họ. Các emvẫn đến trường học tập dưới sự lãnh đạo của người lớn, vẫn phụ thuộc vào chamẹ về vật chất. Vị trí của thanh niên có tính chất khơng xác định (ở mặt này họ

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

được coi là người lớn, mặt khác lại khơng). Tính chất đó và những u cầu đề racho thanh niên được phản ánh một cách độc đáo vào tâm lý thanh niên. Ngườilớn phải tìm cách tạo điều kiện cho việc xây dựng một phương thức sống mớiphù hợp với mức độ phát triển chung của thanh niên, bằng cách khuyến khíchhành động có ý thức trách nhiệm riêng của thanh niên và khuyến khích sự giáodục lẫn nhau trong tập thể thanh niên mới lớn [19], [52].

Về mặt tâm lý, các em thích chứng tỏ mình là người lớn, muốn để chomọi người tơn trọng mình, đã có trình độ hiểu biết nhất định, có khả năng phântích tổng hợp, muốn hiểu biết nhiều, có nhiều hồi bão, nhưng cịn nhiều nhượcđiểm và thiếu kinh nghiệm trong cuộc sống. Tuổi này là tuổi chủ yếu hình thànhthế giới quan, tự ý thức, hình thành tính cách và hướng về tương lai. Đó cũng làtuổi của lãng mạn, mơ ước độc đáo và mong cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Đó làtuổi đầy nhu cầu sáng tạo, nảy nở tình cảm mới trong đó có mối tình đầu thườngđể lại dấu vết trong suốt cuộc đời [19], [52].

Hứng thú: Các em có thái độ tự giác tích cực trong học tập xuất phát từđộng cơ học tập đúng đắn và hướng tới việc lựa chọn nghề sau khi đã học xongTHPT. Song hứng thú học tập cũng còn do nhiều động cơ khác nhau: Giữ lờihứa với bạn, đôi khi do tự ái, hiếu danh. Cho nên giáo viên cần định hướng chocác em có được hứng thú bền vững trong học tập và trong cuộc sống [19], [52].

Tình cảm: HS THPT biểu lộ rõ rệt hơn tình cảm gắn bó và u q máitrường mà các em sắp từ giã, đặc biệt đối với những GV giảng dạy các em (yêughét rõ ràng). Việc giáo viên gây được thiện cảm và sự tôn trọng là một trongnhững thành cơng, điều đó giúp giáo viên thuận lợi hơn trong cơng việc giảngdạy, nó thúc đẩy các em tích cực, tự giác trong học tập và ham thích mơn họchơn… [19], [52].

Trí nhớ: Ở lứa tuổi này hầu như khơng cịn tồn tại việc ghi nhớ máy mócdo các em đã biết cách ghi nhớ có hệ thống, đảm bảo tính logic, tư duy chặt chẽhơn và lĩnh hội được bản chất của vấn đề cần học tập.

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

Các phẩm chất ý chí đã rõ ràng hơn và mạnh mẽ hơn so với các lứa tuổitrước đó. Tuy nhiên hiện nay do học sinh THPT đạt tới mức tư duy đặc trưngcho lứa tuổi này còn chưa nhiều, nhiều khi các em chưa phát huy hết năng lựcđộc lập suy nghĩ của bản thân, còn kết luận vội vàng theo cảm tính [19], [52].

<b>1.4.2. Đặc điểm giải phẫu sinh lý của HS THPT- Hệ thần kinh:</b>

Các tổ chức thần kinh của lứa tuổi 15-17 đang tiếp tục phát triển để đi đếnhoàn thiện. Tuy nhiên tổng khối lượng của vỏ não không tăng mấy, chủ yếu cấutạo trong vỏ não phức tạp hơn, khả năng tư duy nhất là khả năng phân tích, tổnghợp trừu tượng hóa phát triển rất thuận lợi cho hình thành phản xạ có điều kiện.Ngồi ra ở lứa tuổi này, do sự hoạt động mạnh của tuyến giáp trạng, tuyến sinhdục, tuyến yên làm cho tính hưng phấn của thần kinh chiếm ưu thế, giữa hưngphấn và ức chế không cân bằng làm ảnh hưởng đến phát triển thể chất, nhất lànữ sinh khiến các em tỏ ra kém trong các bài tập giữ thăng bằng, theo tốc độ vànhịp điệu nhất định, khả năng chịu đựng và bị ảnh hưởng theo.

Ngay từ tuổi thiếu niên đã diễn ra quá trình hồn thiện cơ quan phân tíchvà những chức năng vận động quan trọng nhất, đặc biệt là các cảm giác bản thểtrong điều kiện động tác. Khả năng phân biệt chính xác khơng gian của nam đạtmức cao nhất, cịn nữ thì từ tuổi 14-15 lại giảm xuống do thiếu tập luyện vậnđộng cần thiết, nếu tập thì có thể tránh được.

Các em đã có thể thực hiện được khá đầy đủ những bài tập cơ bản củagiáo viên gần như dựa theo chỉ dẫn bằng lời nói, bước đầu biết xác định nhữngkhâu đoạn then chốt trong vận động phức tạp, chỉ ra được khá rõ những sai sótcủa bản thân và bạn tập. Cần chú ý bồi dưỡng khả năng tự phân tích động tác, tựđánh giá trình độ tập luyện của các em. Khi dạy động tác kỹ thuật cần khéo léovận dụng đúng mức những hiểu biết về vật lý, sinh học…

<b>- Hệ vận động:</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

<b>+ Xương: Tiếp tục cốt hóa và bắt đầu giảm tốc độ phát triển, sụn ở hai</b>

đầu xương vẫn dài, nhưng sụn chuyển dần thành xương ít. Nếu như không rènluyện thân thể, nữ sau 20 tuổi nam 25 tuổi hầu như không cao hơn nữa, cácxương chi trên, xương chi dưới, xương hơng…,vẫn chưa cốt hóa hoàn toàn nêndễ bị biến dạng, các xương nhỏ như xương cổ tay, bàn tay đã kết thành xương,cột sống đã ổn định hình dáng nhưng vẫn chưa được củng cố, vẫn dễ bị congvẹo. Riêng các em nữ to và yếu hơn nam, bị chấn động mạnh dễ bị ảnh hưởngđến các cơ quan nằm trong khung chậu như dạ con, buồng trứng. Vì thế khơngđể cho các em nữ tập luyện có khối lượng, cường độ lớn như nam.

<b>+ Cơ: Ở lứa tuổi này cơ phát triển mạnh nên năng lực vận động được</b>

nâng cao, các bắp cơ phát triển tương đối nhanh (như: cơ đùi, cơ cánh tay…)còn các cơ nhỏ như cơ bàn tay, cơ ngón tay phát triển chậm hơn, khả năng coduỗi và thả lỏng cơ cao, các tổ chức mở dưới da của nữ phát triển mạnh nênphần nào ảnh hưởng đến sức mạnh của cơ thể.

<b>+ Hệ tuần hoàn: đang phát triển và hồn thiện, khả năng co bóp của cơ</b>

tim phát triển do đó nâng cao khá rõ lưu lượng máu/phút, tim của nam mỗi phútđập 70-80 lần, của nữ 75-85 lần cung cấp số lượng máu gần tương đương vớituổi trưởng thành. Phản ứng của tim đối với LVĐ thể lực đã khá chính xác, timtrở nên dẻo dai hơn. Nhưng cần lưu ý, lứa tuổi này sự phát triển khả năng điềuhòa thần kinh với hoạt động của tim cũng chưa kết thúc, do đó cũng tránh tậpluyện quá nặng dẫn đến rối loạn hoạt động của tim.

<b>+ Hệ hơ hấp: Hệ hơ hấp cũng được hồn thiện, tần số thở giống người</b>

lớn khoảng 10-20 lần/phút. Lồng ngực nở nang, dung tích sống lớn hơn các cơhơ hấp, sự điều hịa hơ hấp, khả năng hấp thụ oxy đều có tăng cường hoặc cảitiến. Vì vậy phát triển sức bền động ở lứa tuổi này rất thuận lợi.

<b>1.4.3. Đặc điểm phát triển tố chất thể lực của HS THPT</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

 <b> Sức nhanh:</b>

Là khả năng thực hiện động tác trong một khoảng thời gian ngắn nhất.Sức nhanh là tố chất tổng hợp của 3 yếu tố cấu thành: thời gian phản ứng, thờigian của động tác riêng lẻ và tần số hoạt động. Yếu tố quyết định tốc độ của tấtcả các dạng sức nhanh là độ linh hoạt của quá trình thần kinh và tốc độ co cơ.Sức nhanh chịu nhiều ảnh hưởng của di truyền, phát triển ở lứa tuổi từ 8-13, sau13 tuổi sự phát triển tố chất này có sự khác biệt theo giới tính, nếu khơng tậpluyện tốt thì đến 16-18 tuổi sẽ rất khó nâng cao. Vì vậy, ở lứa tuổi THPT cầntăng cường sức nhanh để bổ sung và duy trì sự phát triển đó.

Tốc độ của động tác đơn lẻ biến đổi rõ rệt trong quá trình phát triển, đến13-14 tuổi xấp xỉ ở mức độ người lớn, tuy nhiên ở tuổi 16-17 lại hơi giảm xuốngvà tuổi 20-25 lại tăng lên, nếu được tập luyện, tốc độ đơn lẻ sẽ phát triển tốt hơn.Sức nhanh trong phản ứng phụ thuộc rất lớn vào hệ thống thần kinh mangtính di truyền. Nhưng có thể phát triển lên một mức chuẩn mực nhất định bằngcác bài tập thích hợp. Cách có hiệu quả là tập chạy xuất phát, các mơn bóng vàcác trị chơi vận động…

Tần số động tác trong vận động có chu kỳ (chạy, bơi…) phụ thuộc nhiềukhơng chỉ vào đặc tính hệ thần kinh mà còn cả trạng thái của các cơ quan thamgia vận động đó. Do khả năng co duỗi của cơ trong lứa tuổi này cịn tiếp tục pháttriển, nên có thể nâng cao động tác và tốc độ thực hiện phần lớn những vận độngkhác nhau bằng các bài tập chuyên môn.

 <b>Sức mạnh:</b>

Là khả năng khắc phục trọng tải bên ngoài bằng sự căng cơ. Sức mạnhphụ thuộc vào số lượng đơn vị vận động tham gia vào quá trình căng cơ, chế độco cơ của các đơn vị vận động đó, chiều dài ban đầu của sợi cơ trước lúc co. Tốchất sức mạnh bao gồm sức mạnh tuyệt đối, sức mạnh tương đối, sức mạnh tốcđộ và sức mạnh bền.

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

Ở lứa tuổi HS THPT, cùng với sự phát triển của cơ thể, tiết diện của cơ conhanh chóng, cơ tập trung hơn nên sức mạnh cơ ở giai đoạn này tăng lên rõ rệt.Phát triển sức mạnh ở lứa tuổi này khá thuận lợi vì các cơ dễ biến đổi, khả năngco duỗi và thả lỏng cơ cao. Cơ quan vận động có thể chịu được những lượng vậnđộng tĩnh hoặc hoạt động khá lớn. Nếu được tập hệ thống, có em đã tập được cửtạ nặng hơn trọng lượng bản thân. Do đó trong tập luyện có thể dùng khối lượngtương đối lớn các bài tập mang trọng lượng, có sức đối kháng của đồng đội hoặckhắc phục trọng lượng của bản thân. Tuy nhiên cần thận trọng, vừa sức và cókhởi động tốt. Ngoài ra cũng cần những bài tập phát triển trọng lượng các cơcho nở nang, tập với tốc độ và nhịp điệu đều, nhất là HS thể trạng kém pháttriển, khơng bình thường.

Ở tuổi này các chức năng vận động ở nam và nữ rất khác nhau, do đó cósự phân biệt đúng về mức độ vận động. Đồng thời trong khi rèn luyện sức mạnhcũng cần lưu ý cách thở hợp lý trong lúc gắng sức. Cần chọn những bài tậpchuyên môn để củng cố các cơ lưng, bụng và hơng.

Q trình cốt hóa xương sống chưa hồn tất nên tránh tập với dụng cụ quámạnh. Khi tập sức mạnh cũng phải biết thả lỏng cơ bắp để dần dần có khả năngdùng sức tập trung khi cần thiết, tiết kiệm sức và chóng hồi phục.

 <b>Sức bền:</b>

Là khả năng khắc phục sự mệt mỏi trong hoạt động với thời gian dài,cường độ nhất định và có hiệu quả. Tố chất sức bền là điều kiện để nâng caonăng lực đề kháng mệt mỏi của cơ thể, khiến cho khả năng thay đổi tiết tấu củaquá trình hưng phấn và ức chế của vỏ đại não nâng lên cao, chức năng của hệthần kinh thực vật được nâng lên phát triển các tố chất sức mạnh, tốc độ linhhoạt…

Sức bền gồm sức bền hiếu khí và sức bền yếm khí, có liên quan mật thiếtđến các chức năng hệ thống tuần hồn, hơ hấp và khả năng ổn định của cơ thể…

</div>

×