Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Báo cáo sáng kiến khoa học cấp cơ sở: Ứng dụng CNTT trong tổ chức thi kết thúc học phần hình thức trắc nghiệm tại Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.57 MB, 128 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HCM </b>

<b>BÁO CÁO TỔNG KẾT SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ </b>

<b>ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THƠNG TIN CHUYỂN ĐỔI Q TRÌNH </b>

<b>TỔ CHỨC THI KẾT THÚC HỌC PHẦN HỆ ĐẠI HỌC CHÍNH QUY TẠI </b>

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HCM Mã số: <Mã số sáng kiến> </b>

<b>Chủ nhiệm sáng kiến: TS. ÔNG VĂN NĂM </b>

<b>TP. Hồ Chí Minh, 05/2023 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HCM </b>

<b>BÁO CÁO TỔNG KẾT SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ </b>

<b>ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CHUYỂN ĐỔI QUÁ TRÌNH </b>

<b>TỔ CHỨC THI KẾT THÚC HỌC PHẦN HỆ ĐẠI HỌC CHÍNH QUY TẠI </b>

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HCM Mã số: <Mã số sáng kiến> </b>

<b> Xác nhận của Chủ tịch HĐ nghiệm thu Chủ nhiệm sáng kiến </b>

<i> (ký, ghi rõ họ tên) (ký, họ tên) </i>

<i><b> </b></i>

<i><b> </b></i>

<b>TP.HCM, 05/2023 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HCM

<b>2. THỜI GIAN THỰC HIỆN 09 tháng </b>

<b>Chữ ký </b>

1 Ơng Văn Năm

Phịng KT&ĐBCL Triết học và Đảm bảo

chất lượng

Chủ nhiệm sáng kiến, Tập huấn CBCT, viết báo cáo

tổng hợp

2 <sup>Huỳnh Đỗ Bảo </sup>Châu

Phịng KT&ĐBCL Hệ thống thơng tin

quản lý

Thư ký sáng kiến Chuyển đổi NHCH thi, tổ chức thi theo hệ thống mới,

viết báo cáo tổng hợp

3 <sup>Nguyễn Phạm </sup>

Thanh Long Phòng KT&ĐBCL

Chuyển đổi NHCH thi và tổ chức thi theo hệ thống mới, xây dựng tài liệu sử dụng và tổ chức thi theo hệ

thống mới. 4 Lâm Thị Kim Liên <sup>Phòng Thanh tra </sup>

Quản lý giáo dục

Tập huấn CBCT, xây dựng tài liệu sử dụng và tổ chức

thi theo hệ thống mới 5 Trịnh Hồng Nam

Phịng QLCNTT Quản trị kinh doanh,

Khoa học máy tính

Tập huấn CBCT, viết báo cáo tổng hợp, phụ lục

hướng dẫn sử dụng

<b>5. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CỦA SÁNG KIẾN </b>

Thực hiện chủ trương chuyển đổi số của Đảng ủy, Ban giám hiệu trong việc tổ chức hoạt động thi kết thúc học phần nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác khảo thí tại trường.

Nhận thấy cơng tác tổ chức thi kết thúc học phần hiện tại chủ yếu thi trên giấy (trên 95% học phần), trong bối cảnh khối lượng lớp học phần ngày càng tăng, xu hướng chuyển đổi sang thi trắc nghiệm ở trên 60% các học phần thì việc áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động tổ chức thi là rất cấp thiết để giảm tải các khâu in ấn, chuẩn bị đề thi, cũng như giảm thiểu sai sót trong khâu chấm thi trắc nghiệm.

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

Việc triển khai ứng dụng công nghệ thơng tin (CNTT) chuyển đổi q trình tổ chức thi kết thúc học phần hệ đại học chính quy tại Trường Đại học Ngân hàng Tp. HCM là

<b>quá trình chuyển đổi tất yếu để nâng cao năng lực đào tạo của nhà trường. 6. TÍNH CẤP THIẾT CỦA SÁNG KIẾN </b>

<b>1. Yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục </b>

Việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới đang đặt ra ngày càng cấp thiết, do chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo ở nước ta còn thấp so với yêu cầu của công cuộc đổi mới, nhất là giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp.

Đổi mới phương pháp dạy và học mới không chỉ làm cho người học phát triển tư duy độc lập, sáng tạo mà còn giúp người thầy thêm tiến bộ, trưởng thành. Cùng với đó, cần đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan, công bằng.

<b>2. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 </b>

Đứng trước cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, trí tuệ nhân tạo hay những thay đổi nhanh chóng về nhu cầu lao động sẽ gây ra sức ép lớn cho ngành giáo dục. Các trường Đại học khơng thể dự đốn được kỹ năng mà thị trường lao động cần trong tương lai gần, do tốc độ thay đổi công nghệ quá nhanh. Để thay đổi kịp với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay, các trường phải chú trọng đổi mới mơ hình, chương trình đào tạo, phương thức tuyển sinh và kiểm tra đánh giá kết quả đào tạo. Bên cạnh đó, các trường Đại học cố gắng đầu tư thêm cơ sở vật chất, trang thiết bị để sinh viên có điều kiện nghiên cứu học tập tốt hơn.

Cách mạng 4.0 đòi hỏi phương thức và phương pháp đào tạo, kiểm tra đánh giá thay đổi với sự ứng dụng mạnh mẽ của CNTT. Đây sẽ là xu hướng giáo dục, đào tạo đại học, nghề nghiệp trong tương lai.

<b>3. Xu hướng chuyển đổi số trong giáo dục </b>

Vào năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định với dự án “Chương trình chuyển đổi số quốc gia tới năm 2025”, định hướng đến năm 2030, trong số đó giáo dục là một trong những lĩnh vực cần được ưu tiên trong việc thực hiện chuyển đổi số trước tiên, bởi giáo dục là lĩnh vực có tác động lớn liên quan trực tiếp và mang tính hàng ngày với người dân. Giáo dục được chuyển đổi số thành công sẽ giúp cho việc thay đổi nhận thức con người một cách nhanh nhất, mang tới hiệu quả, tiết kiệm khơng ít chi phí cho nhiều hoạt động đời sống – xã hội, đồng thời, tạo động lực thúc đẩy quá trình chuyển đổi số cho ngành nghề khác.

Khơng nằm ngồi xu thế chung của xã hội, Trường Đại học Ngân hàng Tp. HCM từng bước thực hiện chuyển đổi số trong nhiều hoạt động như: nghiên cứu khoa học, đào tạo, quản trị nội bộ… Đây là một trong những nền tảng để các trường xây dựng mơ hình trường đại học thơng minh.

Trong những năm qua, nhà trường đã tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, phòng máy và chuẩn hóa hệ thống Ngân hàng câu hỏi thi phục vụ cho công tác đánh giá người học. Trên nền tảng hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại, nhà trường đẩy mạnh phát triển các nền tảng dạy học và thi ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng mạng truyền thông nội bộ… với tính bảo mật cao, đảm bảo sự an toàn cho người dùng. Trường Đại học Ngân hàng Tp. HCM cũng đang triển khai mạnh mẽ, quyết liệt công tác chuyển đổi số trên mọi phương diện, trong đó khơng thể thiếu các mảng hoạt động

<b>chính là học tập và thi trên các ứng dụng công nghệ thông tin. 7. MỤC TIÊU CỦA SÁNG KIẾN </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

- Mục tiêu chung: Áp dụng hệ thống quản lý ngân hàng câu hỏi thi và tổ chức thi trắc nghiệm trên máy tính trong việc tổ chức thi kết thúc học phần đối với các học phần thi hình thức trắc nghiệm cho toàn thể sinh viên để tăng hiệu quả, giảm chi phí và thời gian, cơng sức trong cơng tác in ấn; chấm thi chính xác và khách quan hơn, vẫn đảm bảo phù hợp với quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo, quy định của Trường Đại học Ngân hàng Tp. HCM.

- Mục tiêu cụ thể:

+ Chuyển đổi các bộ Ngân hàng câu hỏi (NHCH) thi từ hệ thống quản lý NHCH hiện tại sang hệ thống quản lý ngân hàng câu hỏi thi và tổ chức thi trắc nghiệm trên máy tính .

+ Tổ chức tập huấn hình thành đội ngũ cán bộ coi thi tại phòng máy.

+ Triển khai thí điểm mơ hình thi trắc nghiệm trên máy tính độc lập từng phịng máy. + Triển khai mở rộng quy mô tổ chức thi và thi theo mô hình quản lý tập trung tại hội đồng thi thơng qua máy chủ.

+ Triển khai chính thức quy trình tổ chức thi trên phòng máy và tăng số lượng ca khi kết thúc học phần trong 1 ngày từ 4 ca lên 6 ca đối với các học phần thi trắc nghiệm trên máy tính

+ Xây dựng tài liệu hướng dẫn sử dụng các phân hệ của hệ thống và quy định các

<b>bước coi thi tại phòng máy </b>

<b>8. NỘI DUNG VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN </b>

<i><b>8.1. Nội dung sáng kiến (trình bày dưới dạng đề cương chi tiết) </b></i>

A. MỞ ĐẦU

1. Tổng quan tình hình nghiên cứu của sáng kiến 2. Tính cấp thiết của sáng kiến

3. Mục tiêu của sáng kiến

4. Cách tiếp cận, Phương pháp thực hiện

5. Đối tượng, phạm vi, lĩnh vực áp dụng của sáng kiến B. BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN I. THÔNG TIN CHUNG

II. NỘI DUNG

1. Tình trạng cơng việc khi chưa có sáng kiến và mục tiêu cải tiến 10 1.1. Hiện trạng công tác tổ chức thi kết thúc học phần hình thức trắc nghiệm: 1.2. Đối chiếu giữa trước và sau ứng dụng giải pháp

1.3. Cơ sở để xây dựng giải pháp 1.4. Mục tiêu của giải pháp

2. Nội dung chi tiết sáng kiến: Ứng dụng CNTT chuyển đổi quá trình tổ chức thi kết thúc học phần hệ đại học chính quy tại Trường Đại học Ngân hàng Tp.HCM

2.1. Chuyển đổi các bộ NHCH thi từ hệ thống quản lý NHCH hiện tại sang hệ thống quản lý ngân hàng câu hỏi thi và tổ chức thi trắc nghiệm trên máy tính.

2.2. Tổ chức tập huấn hình thành đội ngũ cán bộ coi thi tại phòng máy. 2.3. Triển khai áp dụng hệ thống

3. Hiệu quả đạt được trong quản lý – kinh tế 4. Khả năng tiếp tục duy trì, phát triển mở rộng III. KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

<b>8.2. Tiến độ thực hiện </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>TT </b>

<b>Các nội dung, công việc thực </b>

<b>hiện </b>

<b>Sản phẩm, Kết quả </b>

<b>Thời gian (bắt đầu – kết thúc) </b>

<b>Người thực hiện </b>

1

Chuyển đổi các bộ NHCH thi từ hệ

thống quản lý NHCH hiện tại sang hệ thống quản

lý ngân hàng câu hỏi thi và tổ chức thi trắc nghiệm

trên máy tính.

Các bộ NHCH có thể tích hợp vào

hệ thống mới

Tháng 5/2022–

Tháng 11/2022

Huỳnh Đỗ Bảo Châu, Nguyễn Phạm Thanh

Long

2

Tổ chức tập huấn hình thành đội ngũ

cán bộ coi thi tại phòng máy.

Đội ngũ CBCT đã được tập huấn

Tháng 4/2022

Ông Văn Năm, Trịnh Hoàng Nam, Lâm Thị

Kim Liên

3

Triển khai hệ thống Giai đoạn 1: Tổ chức thi theo mơ

hình điều khiển độc lập từng phịng

máy

Tổ chức thi thành cơng tại phịng máy trong HK II

năm học 2023

2021-Tháng 4/2022 đến

Tháng 7/2022

Ông Văn Năm, Huỳnh Đỗ Bảo Châu, Trịnh Hoàng Nam, Nguyễn

Phạm Thanh Long

4

Triển khai hệ thống Giai đoạn 2: Tổ chức thí điểm thi theo mơ hình quản lý tập trung tại hội đồng thi thông qua

máy chủ

Tổ chức thi thành cơng tại phịng máy trong HK Hè

năm học 2023

2021-Tháng 8/2022 đến

Tháng 9/2022

Ơng Văn Năm, Huỳnh Đỗ Bảo Châu, Trịnh Hồng Nam, Nguyễn

Phạm Thanh Long

5

Triển khai hệ thống Giai đoạn 3: Triển khai chính thức thi theo mơ hình quản lý tập trung tại hội đồng thi thông qua

máy chủ

Tổ chức thi thành cơng tại phịng máy trong HK I

đợt 1 năm học 2023-2023

Tháng 10/2022 đến Tháng

4/2023

Ông Văn Năm, Huỳnh Đỗ Bảo Châu, Trịnh Hồng Nam, Nguyễn

Ơng Văn Năm, Huỳnh Đỗ Bảo Châu 7 <sup>Viết phụ lục hướng </sup>

dẫn sử dụng

Tài liệu hướng dẫn sử dụng

Tháng 8/2022 đến

Tháng 10/2022

Trịnh Hoàng Nam

<b>9. HIỆU QUẢ (giáo dục và đào tạo, kinh tế - xã hội) </b>

- Tiết kiệm chi phí văn phịng phẩm trong cơng tác khảo thí và thời gian tác

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

nghiệp của bộ phận làm đề thi. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo mật đề thi, NHCH khi giảm bớt việc in đề thi ra bản giấy.

- Tăng cường hiệu quả và tính chính xác trong công tác tổ chức thi và chấm thi kết thúc học phần hệ chính quy. Sinh viên được biết ngay kết quả thi sau khi nộp bài và giảng viên rút ngắn thời gian chấm thi, trả điểm học phần.

- Dữ liệu lịch sử bài làm của sinh viên được lưu trữ dạng điện tử; có thể lưu trữ khối lượng bài thi lớn nhưng không tốn không gian kho vật ký, lưu trữ được qua nhiều kỳ thi là nguồn hỗ trợ hiệu quả cho cơng tác phân tích đánh giá đề thi về sau. - Quá trình quản lý, tổ chức thi được tự động hóa giúp giảm bớt được thời gian và công sức cho việc làm đề, in ấn, kiểm đếm bài thi, tránh được những sai sót, nhầm lẫn; giảm áp lực cơng việc thủ cơng cho đội ngũ chun viên khảo thí.

<b>10. PHƯƠNG THỨC CHUYỂN GIAO KẾT QUẢ, ĐỊA CHỈ ỨNG DỤNG </b>

Áp dụng tại Trường Đại học Ngân hàng Tp. HCM trong công tác thi kết thúc học phần đối với các môn thi trắc nghiệm có ngân hàng câu hỏi thi.

<b>Chuyển giao cho đơn vị đầu mối tổ chức thi là Phòng KT&ĐBCL. </b>

<i>Ngày tháng năm Ngày 05 tháng 05 năm 2023 </i>

<b>Đơn vị chủ trì Chủ nhiệm sáng kiến </b>

<i>(ký, họ và tên) (ký, họ và tên) </i>

<i>Ngày tháng năm </i>

<b>Cơ quan chủ quản duyệt </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc </b>

<b>ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÉT CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN </b>

Kính gửi: Viện Nghiên cứu khoa học và công nghệ 1. Tôi (chúng tôi) ghi tên dưới đây:

<b>TT Họ và tên Nơi công tác <sup>Chức danh </sup>tham gia </b>

1 Ông Văn Năm Trường ĐH Ngân hàng TP. HCM Chủ nhiệm 2 Huỳnh Đỗ Bảo Châu Trường ĐH Ngân hàng TP. HCM Thư ký 3 Nguyễn Phạm Thanh Long Trường ĐH Ngân hàng TP. HCM Thành viên 4 Lâm Thị Kim Liên Trường ĐH Ngân hàng TP. HCM Thành viên 5 Trịnh Hoàng Nam Trường ĐH Ngân hàng TP. HCM Thành viên

Là nhóm tác giả đề nghị xét cơng nhận sáng kiến:

<b>“Ứng dụng CNTT chuyển đổi quá trình tổ chức thi kết thúc học phần hệ đại học chính quy tại Trường Đại học Ngân hàng Tp.HCM” </b>

2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Cơng tác khảo thí 3. Nội dung sáng kiến:

Áp dụng hệ thống quản lý ngân hàng câu hỏi thi và tổ chức thi trắc nghiệm trên máy tính trong việc tổ chức thi kết thúc học phần đối với các học phần thi hình thức trắc nghiệm, bao gồm các nội dung đã thực hiện:

+ Chuyển đổi 13 bộ Ngân hàng câu hỏi (NHCH) thi từ hệ thống quản lý NHCH hiện tại sang hệ thống quản lý ngân hàng câu hỏi thi và tổ chức thi trắc nghiệm trên máy tính .

+ Tổ chức tập huấn 58 cán bộ coi thi tại phòng máy.

+ Triển khai chính thức quy trình tổ chức thi trên phòng máy và tăng số lượng ca khi kết thúc học phần trong 1 ngày từ 4 ca lên 6 ca đối với các học phần thi trắc nghiệm trên máy tính

+ Xây dựng tài liệu hướng dẫn sử dụng các phân hệ của hệ thống và quy định các bước coi thi tại phòng máy

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

Tôi (chúng tôi) xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

<b>TP.HCM, ngày 05 tháng 05 năm 2023 CHỦ NHIỆM SÁNG KIẾN </b>

<b>Ông Văn Năm </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG </b>

<b>TP. HỜ CHÍ MINH </b>

<b>CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc </b>

<b> </b> <i>Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 06 tháng 05 năm 2023 </i>

<b>GIẤY XÁC NHẬN </b>

<i><b>(V/v Ứng dụng sáng kiến) </b></i>

<b>Đơn vị ứng dụng sáng kiến là Phịng Khảo thí & Đảm bảo chất lượng, trường Đại học Ngân hàng Tp.HCM xác nhận: </b>

<i><b>1. Tên sáng kiến: Ứng dụng CNTT chuyển đổi quá trình tổ chức thi kết thúc </b></i>

<i><b>học phần hệ đại học chính quy tại Trường Đại học Ngân hàng Tp.HCM </b></i>

<i><b>2. Nhóm sáng kiến: Ông Văn Năm (CN), Huỳnh Đỗ Bảo Châu(TK), Lâm Thị </b></i>

<i><b>Kim Liên, Trịnh Hoàng Nam, Nguyễn Phạm Thanh Long. </b></i>

<i><b>3. Các nội dung chính: </b></i>

Áp dụng hệ thống quản lý ngân hàng câu hỏi thi và tổ chức thi trắc nghiệm trên máy tính trong việc tổ chức thi kết thúc học phần đối với các học phần thi hình thức trắc nghiệm cho tồn thể sinh viên để tăng hiệu quả, giảm chi phí và thời gian, công sức trong công tác in ấn; chấm thi chính xác và khách quan hơn, vẫn đảm bảo phù hợp với quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo, quy định của Trường Đại học Ngân hàng Tp. HCM gồm các nội dung hoạt động:

+ Chuyển đổi các bộ NHCH thi từ hệ thống quản lý NHCH hiện tại sang thệ thống quản lý ngân hàng câu hỏi thi và tổ chức thi trắc nghiệm trên máy tính .

+ Tổ chức tập huấn hình thành đội ngũ cán bộ coi thi tại phòng máy.

+ Triển khai thí điểm mơ hình thi trắc nghiệm trên máy tính độc lập từng phịng máy.

+ Triển khai mở rộng quy mô tổ chức thi và thi theo mơ hình quản lý tập trung tại hội đồng thi thông qua máy chủ.

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

+ Triển khai chính thức quy trình tổ chức thi trên phịng máy và tăng số lượng ca khi kết thúc học phần trong 1 ngày từ 4 ca lên 6 ca đối với các học phần thi trắc nghiệm trên máy tính

+ Xây dựng tài liệu hướng dẫn sử dụng các phân hệ của hệ thống và quy định các

<i><b>bước coi thi tại phòng máy </b></i>

<i><b>4. Hiệu quả kinh tế: </b></i>

- Tiết kiệm thời gian, chi phí: Việc tổ chức thi trắc nghiệm trên máy tính sẽ tiết kiệm được tối đa chi phí và thời gian như in ấn, vận chuyển, coi thi, chấm thi, chi phí tổ chức,... của Nhà trường.

- Tránh gian lận thi cử và ngăn chặn một cách hữu hiệu việc can thiệp của con người làm sai lệch kết quả thi. So với hình thức thi trên giấy, thi trên máy tính có ưu điểm là máy có khả năng trộn đề ngẫu nhiên, mỗi sinh viên dự thi đều có một mã đề riêng biệt, nên sẽ tránh được tình trạng quay cóp, gian lận. Đồng thời, kết quả thi sẽ trả về ngay sau nộp bài nên sẽ giảm được sự can thiệp của con người vào q trình thi cử.

- Thúc đẩy cơng nghệ: Thi trên máy tính sẽ góp phần làm tăng mức độ ứng dụng công nghệ trong nhà trường.

- Tăng khả năng ứng dụng công nghệ thông tin cho sinh viên: Việc triển khai thi trắc nghiệm trên máy tính sẽ giúp cho học sinh làm quen dần với công nghệ, và trong thời kỳ hiện đại việc thành thạo công nghệ sẽ là một lợi thế lớn cho việc học tập cũng như công việc và tương lai sau này.

<b>Xác nhận của đơn vị ứng dụng PHĨ TRƯỞNG PHỊNG KT&ĐBCL </b>

<b>Nguyễn Thị Thu Hường </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

-1- TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HCM

<b>PHỊNG KHẢO THÍ VÀ ĐBCL </b>

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

<b>Độc lập – Tự do – Hạnh phúc </b>

<i>Tp. Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 05 năm 2023 </i>

<b>DANH SÁCH THÀNH VIÊN & ĐƠN VỊ PHỐI HỢP </b>

<b>1. Danh sách thành viên tham gia: </b>

<b>TT Họ và tên Nơi công tác <sup>Chức danh </sup>tham gia </b>

1 Ông Văn Năm Trường ĐH Ngân hàng TP. HCM Chủ nhiệm 2 Huỳnh Đỗ Bảo Châu Trường ĐH Ngân hàng TP. HCM Thư ký 3 Nguyễn Phạm Thanh Long Trường ĐH Ngân hàng TP. HCM Thành viên 4 Lâm Thị Kim Liên Trường ĐH Ngân hàng TP. HCM Thành viên 5 Trịnh Hoàng Nam Trường ĐH Ngân hàng TP. HCM Thành viên

<b>2. Danh sách đơn vị phối hợp chính: </b>

- Phịng Quản lý Cơng nghệ thơng tin

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

1. Tổng quan tình hình nghiên cứu của sáng kiến ... 6

2. Tính cấp thiết của sáng kiến ... 6

2.1. Yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục ... 6

2.2. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ... 7

2.3. Xu hướng chuyển đổi số trong giáo dục ... 8

3. Mục tiêu của sáng kiến ... 8

4. Cách tiếp cận, Phương pháp thực hiện ... 9

5. Đối tượng, phạm vi, lĩnh vực áp dụng của sáng kiến ... 9

6. Cấu trúc nội dung sáng kiến ... 9

BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN ... 10

I. THÔNG TIN CHUNG... 10

II. NỘI DUNG ... 10

1. Tình trạng cơng việc khi chưa có sáng kiến và mục tiêu cải tiến ... 10

1.1. Hiện trạng công tác tổ chức thi kết thúc học phần hình thức trắc nghiệm: ... 10

1.2. Đối chiếu giữa trước và sau ứng dụng giải pháp ... 11

1.3. Cơ sở để xây dựng giải pháp... 12

1.3.1. Cơ sở pháp lý ... 12

1.3.2. Cơ sở thực tiễn ... 13

1.4. Mục tiêu của giải pháp ... 14

2. Nội dung chi tiết sáng kiến: Ứng dụng CNTT chuyển đổi quá trình tổ chức thi kết thúc học phần hệ đại học chính quy tại Trường Đại học Ngân hàng Tp.HCM ... 14

2.1. Chuyển đổi các bộ NHCH thi từ hệ thống quản lý NHCH hiện tại sang hệ thống quản lý ngân hàng câu hỏi thi và tổ chức thi trắc nghiệm trên máy tính. ... 15

2.2. Tổ chức tập huấn hình thành đội ngũ cán bộ coi thi tại phòng máy. ... 15

2.3. Triển khai áp dụng hệ thống: ... 16

2.3.1. Giai đoạn 1: Tổ chức thi theo mơ hình điều khiển độc lập từng phịng máy. ... 16

2.3.2. Giai đoạn 2: Tổ chức thi theo mơ hình quản lý tập trung tại hội đồng thi thông qua máy chủ. ... 18

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

-3-

2.3.3. Giai đoạn 3: Triển khai chính thức ... 19

3. Hiệu quả đạt được trong quản lý – kinh tế: ... 22

4. Khả năng tiếp tục duy trì, phát triển mở rộng: ... 23

III. KẾT LUẬN ... 23

TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 24

PHỤ LỤC 1: PHIẾU TÀI KHOẢN CBCT PHÒNG MÁY (từ HK I, 2022-2023) ... 25

PHỤ LỤC 2: DANH SÁCH ĐỘI NGŨ CBCT PHÒNG MÁY ĐƯỢC TẬP HUẤN ... 28

PHỤ LỤC 3: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ NGÂN HÀNG CÂU HỎI THI VÀ THI TRẮC NGHIỆM TRÊN MÁY TÍNH ... 33

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

-4-

<b>DANH MỤC BẢNG, HÌNH </b>

Bảng 1. Số liệu thống kê lượng đề thi cần cung cấp trong kỳ thi KTHP ... 10Bảng 2. Thống kê số lượng NHCH thi trắc nghiệm qua các giai đoạn biên soạn ... 15Bảng 3. Số liệu thống kê phòng thi áp dụng thi trắc nghiệm trên máy tính giai đoạn 1 ... 17Bảng 4. Số liệu thống kê phòng thi áp dụng thi trắc nghiệm trên máy tính giai đoạn 3 ... 21

Hình 1. Buổi tập huấn CBCT phòng máy ngày 13.04.2022 ... 16

<b>DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT </b>

CNTT Công nghệ thông tin Tp.HCM Thành phố Hồ Chí Minh NHCH Ngân hàng câu hỏi NHĐT Ngân hàng đề thi

KT&ĐBCL Khảo thí và Đảm bảo chất lượng QLCNTT Quản lý Công nghệ thông tin HTTT Hệ thống thông tin

KTHP Kết thúc học phần

CBCT Cán bộ coi thi

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

-5-

<b>THƠNG TIN TĨM TẮT KẾT QUẢ SÁNG KIẾN </b>

<i><b>Sáng kiến được áp dụng trong công tác thi kết thúc học phần kể từ học kỳ II năm học 2021 – 2022 cho các lớp học phần hệ chính quy chuẩn; và đến học kỳ I năm học 2022 – 2023 mở rộng áp dụng cho hệ chính quy chất lượng cao và quốc tế song bằng. </b></i>

<b>Tóm tắt kết quả sáng kiến “Ứng dụng CNTT chuyển đổi quá trình tổ chức thi kết thúc học phần hệ đại học chính quy tại Trường Đại học Ngân hàng Tp.HCM” đã thực hiện được các nội dung: </b>

+ Chuyển đổi các bộ NHCH thi từ hệ thống quản lý NHCH hiện tại sang thệ thống quản lý ngân hàng câu hỏi thi và tổ chức thi trắc nghiệm trên máy tính .

+ Tổ chức tập huấn hình thành đội ngũ cán bộ coi thi tại phòng máy.

+ Triển khai thí điểm mơ hình thi trắc nghiệm trên máy tính độc lập từng phịng máy.

+ Triển khai mở rộng quy mô tổ chức thi và thi theo mơ hình quản lý tập trung tại hội đồng thi thông qua máy chủ.

+ Triển khai chính thức quy trình tổ chức thi trên phịng máy và tăng số lượng ca khi kết thúc học phần trong 1 ngày từ 4 ca lên 6 ca đối với các học phần thi trắc nghiệm trên máy tính

+ Xây dựng tài liệu hướng dẫn sử dụng các phân hệ của hệ thống và quy định các bước coi thi tại phòng máy

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

-6-

<b>MỞ ĐẦU </b>

<b>1. Tổng quan tình hình nghiên cứu của sáng kiến </b>

Thực hiện chủ trương chuyển đổi số của Đảng ủy, Ban giám hiệu trong việc tổ chức hoạt động thi kết thúc học phần nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả cơng tác khảo thí tại trường.

Nhận thấy công tác tổ chức thi kết thúc học phần hiện tại chủ yếu thi trên giấy (trên 95% học phần), trong bối cảnh khối lượng lớp học phần ngày càng tăng, xu hướng chuyển đổi sang thi trắc nghiệm ở trên 60% các học phần thì việc áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động tổ chức thi là rất cấp thiết để giảm tải các khâu in ấn, chuẩn bị đề thi, cũng như giảm thiểu sai sót trong khâu chấm thi trắc nghiệm.

Việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) chuyển đổi quá trình tổ chức thi kết thúc học phần hệ đại học chính quy tại Trường Đại học Ngân hàng Tp. HCM là quá trình chuyển đổi tất yếu để nâng cao năng lực đào tạo của nhà trường.

<b>2. Tính cấp thiết của sáng kiến </b>

<b>2.1. Yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục </b>

Việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới đang đặt ra ngày càng cấp thiết, do chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo ở nước ta còn thấp so với yêu cầu của công cuộc đổi mới, nhất là giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp.

Chất lượng giáo dục đại học tùy thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó phải kể đến các yếu tố then chốt sau đây, các Trường cần phải ưu tiên giải quyết:

- Mơ hình quản trị nhà trường.

- Phương pháp giảng dạy và phương tiện giảng dạy. - Công nghệ áp dụng trong đào tạo

- Quan hệ chất lượng Thầy - Trị. - Chương trình Đào tạo.

- Cơ sở vật chất của nhà trường, - Kho học liệu phục vụ dạy và học, - Việc đánh giá kết quả đào tạo.

Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, đã từng được khẳng định trong các văn kiện của Đảng trước đây, đặc biệt là trong Nghị quyết số 29 của Hội nghị Trung ương 8, khóa XI, khẳng định đây không chỉ là quốc sách hàng đầu, là “chìa khóa” mở ra con đường đưa đất nước tiến lên phía trước, mà cịn là “mệnh lệnh” của cuộc sống.

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

-7-

Đổi mới phương pháp dạy và học mới không chỉ làm cho người học phát triển tư duy độc lập, sáng tạo mà còn giúp người thầy thêm tiến bộ, trưởng thành. Cùng với đó, cần đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan, công bằng. Cần gắn chặt giáo dục và đào tạo với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, với sản xuất, kinh doanh; gắn nhà trường, viện nghiên cứu với các cơ sở sản xuất, nhà máy, xí nghiệp; gắn lý luận với thực tiễn công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đó là những phương cách tốt nhất, hiệu quả nhất để đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nước nhà, như văn kiện trình Đại hội XII của Đảng đã đề ra.

<b>2.2. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 </b>

Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 là sự kết hợp giữa thành quả của 3 cuộc Cách mạng Cơng nghiệp trước đó với thế giới kỹ thuật số đang là xu thế lớn trên toàn cầu, với động lực là sự phát triển về khoa học - cơng nghệ sẽ tác động lên mọi khía cạnh của nền kinh tế. Đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là sự hợp nhất của nhiều loại công nghệ và làm xóa nhịa ranh giới giữa lĩnh vực vật lý, kỹ thuật số và sinh học, với trung tâm là sự phát triển của trí tuệ nhân tạo, Robot, Big Data, IoT (Internet vạn vật).

Dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 giáo dục đại học bị đặt trước nhiều thách thức rất lớn, hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học của các trường đại học sẽ phải đối mặt với những yêu cầu về cải cách và cạnh tranh mới, với sự thay đổi nhanh chóng của cơng nghệ trong cuộc cách mạng cơng nghiệp lần thứ 4 địi hỏi giáo dục phải đem lại cho người học những kỹ năng và kiến thức cơ bản lẫn tư duy sáng tạo, khả năng thích nghi với các thách thức và yêu cầu công việc thay đổi liên tục để tránh nguy cơ bị đào thải. Tất cả tạo ra một bức tranh giáo dục đào tạo sinh động mà các phương thức giáo dục truyền thống chắc chắn sẽ không thể đáp ứng.

Cuộc cách mạng 4.0 đã tạo ra thay đổi lớn đối với giáo dục, tạo ra cơ hội học tập và đánh giá kết quả đào tạo cho người học, đồng thời tạo ra thách thức đối với ngành giáo dục đào tạo để đáp ứng với yêu cầu của thời đại mới. Nó đang là xu thế lớn trên tồn cầu, mọi người có thể dễ dàng tiếp nhận thông tin và học theo cách mình mong muốn. Cuộc cách mạng này sẽ làm thay đổi lực lượng lao động trong tương lai. Mọi người có thể dễ dàng tiếp nhận thơng tin và học theo cách mình mong muốn. Cuộc cách mạng này sẽ làm thay đổi lực lượng lao động trong tương lai.

Đứng trước cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, trí tuệ nhân tạo hay những thay đổi nhanh chóng về nhu cầu lao động sẽ gây ra sức ép lớn cho ngành giáo dục. Các trường Đại học khơng thể dự đốn được kỹ năng mà thị trường lao động cần trong tương lai gần, do tốc độ thay đổi công nghệ quá nhanh. Để thay đổi kịp với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay, các trường phải chú trọng đổi mới mô hình, chương trình đào

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

-8-

tạo, phương thức tuyển sinh và kiểm tra đánh giá kết quả đào tạo. Bên cạnh đó, các trường Đại học cố gắng đầu tư thêm cơ sở vật chất, trang thiết bị để sinh viên có điều kiện nghiên cứu học tập tốt hơn.

Cách mạng 4.0 đòi hỏi phương thức và phương pháp đào tạo, kiểm tra đánh giá thay đổi với sự ứng dụng mạnh mẽ của CNTT. Đây sẽ là xu hướng giáo dục, đào tạo đại học, nghề nghiệp trong tương lai.

<b>2.3. Xu hướng chuyển đổi số trong giáo dục </b>

Vào năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định với dự án “Chương trình chuyển đổi số quốc gia tới năm 2025”, định hướng đến năm 2030, trong số đó giáo dục là một trong những lĩnh vực cần được ưu tiên trong việc thực hiện chuyển đổi số trước tiên, bởi giáo dục là lĩnh vực có tác động lớn liên quan trực tiếp và mang tính hàng ngày với người dân. Giáo dục được chuyển đổi số thành công sẽ giúp cho việc thay đổi nhận thức con người một cách nhanh nhất, mang tới hiệu quả, tiết kiệm khơng ít chi phí cho nhiều hoạt động đời sống – xã hội, đồng thời, tạo động lực thúc đẩy quá trình chuyển đổi số cho ngành nghề khác.

Khơng nằm ngồi xu thế chung của xã hội, Trường Đại học Ngân hàng Tp. HCM từng bước thực hiện chuyển đổi số trong nhiều hoạt động như: nghiên cứu khoa học, đào tạo, quản trị nội bộ… Đây là một trong những nền tảng để các trường xây dựng mơ hình trường đại học thơng minh.

Trong những năm qua, nhà trường đã tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, phòng máy và chuẩn hóa hệ thống Ngân hàng câu hỏi thi phục vụ cho công tác đánh giá người học. Trên nền tảng hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại, nhà trường đẩy mạnh phát triển các nền tảng dạy học và thi ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng mạng truyền thông nội bộ… với tính bảo mật cao, đảm bảo sự an toàn cho người dùng. Trường Đại học Ngân hàng Tp. HCM cũng đang triển khai mạnh mẽ, quyết liệt công tác chuyển đổi số trên mọi phương diện, trong đó khơng thể thiếu các mảng hoạt động chính là học tập và

<b>thi trên các ứng dụng công nghệ thông tin. 3. Mục tiêu của sáng kiến </b>

- Mục tiêu chung: Áp dụng hệ thống quản lý ngân hàng câu hỏi thi và tổ chức thi trắc nghiệm trên máy tính trong việc tổ chức thi kết thúc học phần đối với các học phần thi hình thức trắc nghiệm cho tồn thể sinh viên để tăng hiệu quả, giảm chi phí và thời gian, công sức trong công tác in ấn; chấm thi chính xác và khách quan hơn, vẫn đảm bảo phù hợp với quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo, quy định của Trường Đại học Ngân hàng Tp. HCM.

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

-9- - Mục tiêu cụ thể:

+ Chuyển đổi các bộ Ngân hàng câu hỏi (NHCH) thi từ hệ thống quản lý NHCH hiện tại sang hệ thống quản lý ngân hàng câu hỏi thi và tổ chức thi trắc nghiệm trên máy tính .

+ Tổ chức tập huấn hình thành đội ngũ cán bộ coi thi tại phòng máy.

+ Triển khai thí điểm mơ hình thi trắc nghiệm trên máy tính độc lập từng phịng máy.

+ Triển khai mở rộng quy mô tổ chức thi và thi theo mơ hình quản lý tập trung tại hội đồng thi thông qua máy chủ.

+ Triển khai chính thức quy trình tổ chức thi trên phịng máy và tăng số lượng ca khi kết thúc học phần trong 1 ngày từ 4 ca lên 6 ca đối với các học phần thi trắc nghiệm trên máy tính

+ Xây dựng tài liệu hướng dẫn sử dụng các phân hệ của hệ thống và quy định các bước coi thi tại phòng máy

<b>4. Cách tiếp cận, Phương pháp thực hiện </b>

- Cách tiếp cận: tiếp cận có sự tham gia và tiếp cận thực nghiệm.

- Phương pháp thực hiện: sáng kiến được thực hiện theo định hướng ứng dụng một hệ thống phần mềm vào thực tế, do đó phương pháp thực hiện trải qua các giai đoạn chính: (1) chuẩn bị nguồn lực, (2) thí điểm, (3) triển khai diện rộng.

<b>5. Đối tượng, phạm vi, lĩnh vực áp dụng của sáng kiến </b>

- Đối tượng áp dụng: Áp dụng với toàn thể sinh viên hệ đại học chính quy (bao gồm đại học chính quy chuẩn, đại học chính quy chất lượng cao, quốc tế song bằng) tại Trường Đại học Ngân hàng Tp. HCM trong các môn thi có hình thức đánh giá kết thúc học phần là trắc nghiệm và có Ngân hàng câu hỏi thi.

- Phạm vi áp dụng: Cấp trường.

- Lĩnh vực áp dụng: Công tác thi kết thúc học phần bậc đại học.

<b>6. Cấu trúc nội dung sáng kiến </b>

PHẦN I. THÔNG TIN CHUNG PHẦN II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN

1. Tình trạng cơng việc khi chưa có sáng kiến và mục tiêu cải tiến.

2. Nội dung chi tiết sáng kiến: Ứng dụng CNTT chuyển đổi quá trình tổ chức thi kết thúc học phần hệ đại học chính quy tại Trường Đại học Ngân hàng Tp. HCM.

3. Hiệu quả đạt được trong quản lý – kinh tế. 4. Khả năng tiếp tục duy trì, phát triển mở rộng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

-10- TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HCM

<b>PHỊNG KHẢO THÍ & ĐBCL </b>

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

<b>Độc lập – Tự do – Hạnh phúc </b>

<i>Tp. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 10 năm 2022 </i>

<b>BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN </b>

<b>ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CHUYỂN ĐỔI QUÁ TRÌNH </b>

<b>TỔ CHỨC THI KẾT THÚC HỌC PHẦN HỆ ĐẠI HỌC CHÍNH QUY TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH </b>

<b>I. THƠNG TIN CHUNG </b>

• Họ và tên chủ nhiệm sáng kiến: TS. Ông Văn Năm

• Chức vụ: Phó trưởng phịng phụ trách Phịng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng • Đơn vị: Phịng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng

• Nhiệm vụ được giao trong đơn vị: quản lý, điều hành, tổ chức công tác khảo thí và đảm bảo chất lượng trong tồn Trường.

• Tên sáng kiến: Ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng hệ thống đánh giá kết quả rèn luyện sinh viên Trường Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh.

CV. Nguyễn Phạm Thanh Long

ThS. Võ Văn Dòn

TS. Nguyễn Thị Ngọc Nga ThS. Lê Văn Sơn

<b>II. NỘI DUNG </b>

<b>1. Tình trạng cơng việc khi chưa có sáng kiến và mục tiêu cải tiến </b>

<b>1.1. Hiện trạng cơng tác tổ chức thi kết thúc học phần hình thức trắc nghiệm: </b>

Trước thời điểm áp dụng hệ thống thi trắc nghiệm trên máy tính, 100% các học phần thi theo hình thức trắc nghiệm đều thi trên giấy. Công tác tổ chức thi tốn nhiều thời gian và vật tư cho khâu in sao đóng gói đề thi trắc nghiệm.

<i>Bảng 1. Số liệu thống kê lượng đề thi cần cung cấp trong kỳ thi KTHP </i>

TT <b>Loại đề thi </b>

2020-2021 2021-2022 HKI (đợt 1) 2022-2023 Số phòng

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

-11-

Minh họa chi phí chuẩn bị đề thi đối với 01 phòng thi trắc nghiệm trên giấy lớp học phần chính quy:

• Một đề thi trắc nghiệm bao gồm 05 trang A4 ~ 3 tờ giấy, gồm:

- Phần đề thi trung bình 40 câu hỏi sau khi xuất đề từ hệ thống quản lý NHCH thi sẽ có độ dài 04 trang A4.

- Phần Phiếu tô trả lời trắc nghiệm được bố trí trên 01 trang A4 • Photo đề thi cho 01 phịng thi có sĩ số 40 sinh viên ước tính tốn:

- Vật tư: 120 tờ A4 ~ 1/4 gram giấy

- Thời gian: trung bình 20 ~ 25 phút xuất đề gốc, đề trộn từ phần mềm, in sao, bấm kim, kiểm đếm, đóng gói túi đề (chưa tính các trường hợp sự cố kẹt giấy, lỗi trang in, lỗi máy móc cần ngưng lại quy trình để xử lý).

Như vậy, với mức trung bình hiện nay của một kỳ thi KTHP hệ đại học chính quy khoảng 300 phịng thi sử dụng NHCH thì thời gian dành cho cơng tác làm đề là gần 13 ngày làm việc (8 tiếng/ngày). Mức tiêu thụ giấy in gần 72 gram giấy A4 (~ 7 triệu đồng), chưa tính các chi phí khác như điện, mực in, kim bấm, keo dán, túi đựng đề, túi đựng bài thi, khấu hao máy móc và ảnh hưởng độc hại đối với nhân viên làm công tác in sao, đóng gói đề thi. Đồng thời sau kỳ thi, cũng tốn không gian kho lưu trữ đối với bài thi giấy.

Với thực trạng đó, xu hướng chuyển đổi sang thi trắc nghiệm trên máy tính là tất yếu là có hiệu quả cả về kinh tế lẫn quản lý hoạt động khảo thí.

<b>1.2. Đối chiếu giữa trước và sau ứng dụng giải pháp Đặc điểm <sup>Trước HK II </sup></b>

<b>năm học 2021 – 2022 <sup>Sau khi thử nghiệm </sup></b>

<i><b>Công cụ </b></i> Hệ thống quản lý NHCH thi (mua từ Đại học kinh tế luật)

Sử dụng song song 2 hệ thống

<i><b>Hình thức Thi bằng bảng tơ trắc nghiệm </b></i> Duy trì song song 2 hình thức do số lượng phịng máy tính cịn hạn chế:

- Thi trắc nghiệm trên máy tính - Thi bằng bảng tơ trắc nghiệm

<i><b>Chấm thi </b></i> Giảng viên chấm tay dễ sai sót

Các lớp thi trắc nghiệm trên máy tính thì giảng viên chỉ cần vào điểm theo kết quả xuất từ hệ thống

<i><b>Quy trình chuẩn bị & </b></i>

<i><b>tổ chức thi </b></i>

1. Khoa/Bộ mơn xác nhận hình thức thi KTHP và quy định về sử dụng tài liệu.

2. Phòng Đào tạo chốt danh sách sinh viên tham gia lớp học phần và ban hành lịch thi, rải

Triển khai thí điểm quy trình tổ chức thi trắc nghiệm tại phịng máy có sự thay đổi từ bước 3 3. Phòng KT&ĐBCL xuất danh

sách thí sinh dự thi, tạo dữ liệu thi phịng máy, chạy cơng cụ

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

4. Tổ chức coi thi tại giảng đường

5. GV chấm thi trên giấy và vào điểm trên UIS

tạo đề thi trên máy chủ.

4. Tổ chức coi thi tại phòng máy 5. GV nhận bảng điểm và vào

điểm trên UIS

<i><b>Tính khách quan, bảo mật, chính </b></i>

<i><b>xác trong q trình thực hiện </b></i>

- Về đề thi: đề thi in ra giấy được niêm phong bảo mật trong phòng Ngân hàng đề thi. Tuy nhiên người làm đề sẽ biết nội dung đề thi. Đồng thời từ 01 đề gốc, hệ thống xuất đề trộn thành 02 mã đề, mặc dù thí sinh gần nhau sử dụng mã đề khác nhau nhưng vẫn có khả năng trao đổi giữa các thí sinh cùng mã đề.

- Về chấm thi: việc chấm trắc nghiệm trên giấy với số lượng câu hỏi từ trung bình 01 bài thi là 40 câu sẽ có rủi ro sai sót, đồng thời vẫn có thể xảy ra tình trạng tiêu cực trong chấm thi (chỉnh sửa phiếu tô trả lời)

- Về đề thi: đề thi được mã hóa với 3 lớp mật khẩu và lưu trữ trên máy chủ, người làm đề cũng không biết nội dung đề thi. Khi sinh viên truy cập hệ thống làm bài thì đề thi được trộn ngẫu nhiên gửi xuống từng máy của thí sinh, thí sinh gần như khơng có khả năng trao đổi vì có rất nhiều tổ hợp đề ngẫu nhiên.

- Về chấm thi: chấm trắc nghiệm tự động ngay sau khi thí sinh nộp bài, đảm bảo tính chính xác và khách quan của kết quả

<b>1.3. Cơ sở để xây dựng giải pháp 1.3.1. Cơ sở pháp lý </b>

- Quyết định 117/QĐ-TTg ngày 25/01/2017 của thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025”.

- Thông tư 12/2016/TT-BGDĐT ngày 22/04/2016 quy định ứng dụng CNTT trong quản lý, tổ chức đào tạo qua mạng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

-13-

- Công văn 4966/BGDĐT-CNTT ngày 31/10/2019 của bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc triển khai nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin đối với các cơ sở giáo dục đại học, các trường cao đẳng sư phạm và trung cấp sư phạm.

- Đề án chuyển đổi số của Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định với dự án “Chương

<i><b>trình chuyển đổi số quốc gia tới năm 2025”, định hướng đến năm 2030. </b></i>

- Chiến lược phát triển Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030 và tầm nhìn 2045.

- Quyết định số 1650/QĐ-NHNN ngày 20/08/2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mơ hình tổ chức, cơ cấu của Trường Đại học Ngân Hàng TP.Hồ Chí Minh.

- Thông tư số 08/2021/TT-BGDĐT ngày 18/03/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế đào tạo đại học

- Nghị quyết số 25/NQ-ĐHNH-HĐT ngày 10/05/2022 của Hội đồng Trường Đại học Ngân hang Tp. Hồ Chí Minh về việc ban hành Quy chế chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc, trực thuộc Trường Đại học Ngân hang TP. Hồ Chí Minh.

- Quyết định số 1583/QĐ-ĐHNH ngày 07/09/2021 của Hiệu trưởng Trường Đại học Ngân Hàng TP.Hồ Chí Minh về việc ban hành Quy chế tổ chức và đào tạo trình độ đại học tại Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM.

- Quyết định số 1610/QĐ-ĐHNH ngày 08/09/2021 của Hiệu trưởng Trường Đại học Ngân Hàng TP. Hồ Chí Minh về việc ban hành Bộ đề cương mơn học thuộc chương trình đào tạo trình độ đại học được xây dựng theo tiêu chuẩn AUN-QA năm 2021. - “Hướng dẫn xây dựng và quản lý ngân hàng câu hỏi thi kết thúc học phần” ban hành

kèm theo Quyết định 1225/QĐ-ĐHNH ngày 04/07/2017 của Hiệu trưởng Trường Đại học Ngân hàng TP.Hồ Chí Minh.

<b>1.3.2. Cơ sở thực tiễn </b>

Yêu cầu về kiểm định đánh giá cơ sở đào tạo theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục- Đào tạo (MOET) và kiểm định cấp chương trình và cấp cơ sở đào tạo theo bộ tiêu chuẩn AUN-QA cũng như các bộ tiêu chuẩn quốc tế trong tương lai đòi hỏi việc đánh giá kết quả đào tạo phải đáp ứng yêu cầu của chuẩn đầu ra mơn học và chương trình đào tạo. Các trường đại học nói chung và trường Đại học Ngân hàng TP.HCM đang đứng trước yêu cầu phải cải tiến phương pháp dạy và học, phương pháp kiểm tra đánh giá cho phù hợp.

Bên cạnh đó, trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh với định hướng tự chủ đại học cần phải tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhân sự, quản lý tài chính trong hoạt động làm đề thi, tổ chức thi, tổ chức chấm thi một cách tối ưu với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin là tất yếu khách quan. Trong bối cảnh nhà trường hiện nay,

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

- Tránh gian lận thi cử và ngăn chặn một cách hữu hiệu việc can thiệp của con người làm sai lệch kết quả thi. So với hình thức thi trên giấy, thi trên máy tính có ưu điểm là máy có khả năng trộn đề ngẫu nhiên, mỗi sinh viên dự thi đều có một mã đề riêng biệt, nên sẽ tránh được tình trạng quay cóp, gian lận. Đồng thời, kết quả thi sẽ trả về ngay sau nộp bài nên sẽ giảm được sự can thiệp của con người vào quá trình thi cử. - Thúc đẩy cơng nghệ: Thi trên máy tính sẽ góp phần làm tăng mức độ ứng dụng công

nghệ trong nhà trường.

- Tăng khả năng ứng dụng công nghệ thông tin cho sinh viên: Việc triển khai thi trắc nghiệm trên máy tính sẽ giúp cho học sinh làm quen dần với công nghệ, và trong thời kỳ hiện đại việc thành thạo công nghệ sẽ là một lợi thế lớn cho việc học tập cũng như công việc và tương lai sau này.

<b>1.4. Mục tiêu của giải pháp </b>

- Mục tiêu chung: Áp dụng hệ thống quản lý ngân hàng câu hỏi thi và tổ chức thi trắc nghiệm trên máy tính trong việc tổ chức thi kết thúc học phần đối với các học phần thi hình thức trắc nghiệm cho tồn thể sinh viên để tăng hiệu quả, giảm chi phí và thời gian, công sức trong công tác in ấn; chấm thi chính xác và khách quan hơn, vẫn đảm bảo phù hợp với quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo, quy định của Trường Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh.

- Mục tiêu cụ thể:

o Chuyển đổi các bộ NHCH thi từ hệ thống quản lý NHCH hiện tại sang thệ thống quản lý ngân hàng câu hỏi thi và tổ chức thi trắc nghiệm trên máy tính. o Tổ chức tập huấn hình thành đội ngũ cán bộ coi thi tại phòng máy.

o Triển khai thí điểm mơ hình thi trắc nghiệm trên máy tính độc lập từng phịng máy.

o Triển khai mở rộng quy mô tổ chức thi và thi theo mơ hình quản lý tập trung tại hội đồng thi thơng qua máy chủ.

o Triển khai chính thức quy trình tổ chức thi trên phịng máy và tăng số lượng ca khi kết thúc học phần trong 1 ngày từ 4 ca lên 6 ca đối với các học phần thi trắc nghiệm trên máy tính

<b>2. Nội dung chi tiết sáng kiến: Ứng dụng CNTT chuyển đổi quá trình tổ chức thi kết thúc học phần hệ đại học chính quy tại Trường Đại học Ngân hàng Tp.HCM </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

-15-

Việc thực hiện sáng kiến đã được nhóm thực hiện triển khai đồng bộ các mục tiêu nhằm đảm bảo các điều kiện áp dụng hệ thống quản lý NHCH hiện tại sang hệ thống quản lý ngân hàng câu hỏi thi và tổ chức thi trắc nghiệm trên máy tính vào tổ chức thi kết thúc học phần hệ đại học chính quy (chuẩn, chất lượng cao, quốc tế song bằng) từ học kỳ II, năm học 2021-2022. Nội dung và kết quả thực hiện từng mục tiêu cụ thể như sau:

<b>2.1. Chuyển đổi các bộ NHCH thi từ hệ thống quản lý NHCH hiện tại sang hệ thống quản lý ngân hàng câu hỏi thi và tổ chức thi trắc nghiệm trên máy tính. </b>

Hiện nay, tồn trường có 114 bộ NHCH đang còn hiệu lực sử dụng. Trong đó, có 70 bộ NHCH hình thức thi 100% trắc nghiệm. Tuy nhiên, 70 bộ NHCH này được biên soạn trong các giai đoạn xây dựng NHCH khác nhau trải dài từ tháng 8/2017 đến nay, số lượng cụ thể được thống kê tại bảng 1.

<i>Bảng 2. Thống kê số lượng NHCH thi trắc nghiệm qua các giai đoạn biên soạn </i>

<b>Giai đoạn <sup>Số bộ NHCH thi </sup>còn áp dụng </b>

<b>Số lượng câu hỏi trắc nghiệm </b>

Giai đoạn 1: tháng 8 / 2017 - tháng 6 / 2018 8 bộ 3339 câu Giai đoạn 2: tháng 11 / 2018 - tháng 12 / 2019 9 bộ 3982 câu Giai đoạn 3: tháng 3 / 2020 - tháng 11/2020 15 bộ 5476 câu Giai đoạn 4: tháng 6 / 2021 – tháng 11/2022 38 bộ 15.667 câu

Các bộ NHCH thi được thực hiện trong giai đoạn 1, 2, 3 theo các biểu mẫu của hệ thống quản lý NHCH được mua từ Đại học Kinh tế - Luật, phục vụ cho hình thức thi theo bảng tô phiếu trả lời trắc nghiệm trên giấy. Do đó, để có thể tiếp tục sử dụng các bộ NHCH này theo hệ thống quản lý NHCH hiện tại sang thệ thống quản lý ngân hàng câu hỏi thi và tổ chức thi trắc nghiệm trên máy tính cần thực hiện quá trình chuyển đổi biểu mẫu.

Trong giai đoạn từ tháng 4/2022 đến tháng 9/2022, nhóm thực hiện sáng kiến đã tổ chức thực hiện chuyển đổi biểu mẫu và đưa vào sử dụng tổ chức thi trên máy tính với 13 bộ NHCH được soạn theo biểu mẫu 3 giai đoạn đầu, với tổng số 5.348 câu hỏi trắc

<i>nghiệm (theo Quyết định cơng nhận hồn thành chỉnh sửa số 1620/QĐ-ĐHNH ngày </i>

<i>26/07/2022 và 2352/QĐ-ĐHNH ngày 22/09/2022). Hiện nay các bộ NHCH còn lại vẫn </i>

đang tiếp tục được chuyển đổi theo lộ trình sử dụng và kế hoạch thi KTHP từng đợt.

<b>2.2. Tổ chức tập huấn hình thành đội ngũ cán bộ coi thi tại phòng máy. </b>

Được sự chấp thuận của Ban giám hiệu, nhóm sáng kiến đã phối hợp với Phòng KT&ĐBCL, Phòng QLCNTT để tổ chức 02 khóa tập huấn cho đội ngũ cán bộ coi thi tại phòng máy: Đợt 1 vào ngày 13/04/2022 và Đợt 2 vào ngày 26/12/2022 tại phịng máy C301.

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

-16-

Thơng qua đợt tập huấn, đội ngũ nhân sự sẽ đảm nhiệm vai trò CBCT phòng máy trong các đợt thi KTHP đã được trang bị các kiến thức về quy trình coi thi phịng máy, tìm hiểu và thực hành kỹ năng sử dụng các phần mềm cơ bản tại phòng máy như: phần mềm thi trắc nghiệm trên máy tính, giám sát và quản lý phòng máy thông qua NetOp School và NetSupport School, hỗ trợ sinh viên các vấn đề cơ bản khi thao tác với máy tính, xử lý một số tình huống thường gặp trong thi phòng máy, …

<i>Đến nay, đã hình thành đội ngũ CBCT phòng máy gồm 157 CBCT (danh sách </i>

<i>theo phụ lục đính kèm), đây là nguồn lực để sẵn sàng huy động vào các kỳ thi KTHP. </i>

<i>Hình 1. Tập huấn CBCT phịng máy </i>

<b>2.3. Triển khai áp dụng hệ thống: </b>

<b>2.3.1. Giai đoạn 1: Tổ chức thi theo mơ hình điều khiển độc lập từng phòng máy. </b>

Từ tháng 4/2022 đến tháng 7/2022, công tác tổ chức thi KTHP đã triển khai theo mơ hình áp dụng hệ thống thi trắc nghiệm trên máy tính theo mơ hình điều khiển độc lập từng phòng máy, cụ thể như sau:

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

-17-

- Giai đoạn chuẩn bị thi: Phòng KT&ĐBCL làm dữ liệu thi và đề thi tại phòng làm đề và chép dữ liệu từng phòng thi vào USB kèm theo đĩa CD, các phiếu thông tin tài khoản, niêm phong để bàn giao cho cán bộ coi thi (CBCT).

- Giai đoạn tổ chức thi:

o Máy giáo viên là máy chủ điều khiển giám sát quá trình thi, và các máy tính của sinh viên là máy làm bài thi.

o CBCT tiếp nhận túi đựng USB, CD từ bộ phận trực thi: ▪ Tích hợp (đưa) dữ liệu thi vào hệ thống

▪ Điều hành phòng thi ▪ Xuất dữ liệu phòng thi

▪ Sao lưu kết quả phòng thi ra đĩa CD và bàn giao cho bộ phận trực thi. - Quy trình coi thi tại phịng máy giai đoạn này được thực hiện như sau:

o CBCT goi sinh viên vào phòng thi, kiểm tra thẻ sinh viên, hướng dẫn vị trí máy dự thi

o CBCT sử dụng máy chủ/máy giảng viên (server) để thực thi công cụ HUB_EOS-GEM-Quan ly Phong thi và thực hiện thao tác tích hợp dữ liệu phòng thi từ USB và phiếu thông tin tài khoản kèm theo túi đựng đề thi.

o Bằng công cụ HUB_EOS-GEM-Quan ly Phong thi, CBCT đăng nhập tài khoản/mật khẩu quản lý ca thi được cung cấp trong túi đề thi để điều hành ca thi. CBCT cung cấp cho sinh viên các thông tin đăng nhập vào hệ thống để làm bài thi qua công cụ HUB_EOS-PEA-Lam bai thi

o Sinh viên sử dụng thông tin do CBCT cung cấp, kèm theo MSSV để đăng nhập vào công cụ HUB_EOS-PEA-Lam bai thi và bắt đầu làm bài thi.

o Khi có SV nộp bài, CBCT thực hiện chức năng “Tải lại danh sách” để xem kết quả được ghi nhận lên máy chủ, cho SV ghi số câu trả lời đúng và ký tên vào Danh sách dự thi trước khi rời phòng thi.

o Hết giờ làm bài, CBCT thực hiện thao tác xuất dữ liệu phòng thi và ghi tồn bộ dữ liệu phịng thi vào đĩa CD trắng đã chuẩn bị sẵn trong túi đựng đề thi, đồng thời chép tồn bộ dữ liệu phịng thi vào USB đề thi.

o CBCT niêm phong túi đựng bài thi (01 CD và danh sách ký tên của sinh viên) và bàn giao cùng với USB đề thi cho bộ phận trực thi của Phòng KT&ĐBCL. - Trong giai đoạn thí điểm trong học kỳ II, năm học 2021-2022 đã tổ chức thành cơng

107 phịng thi của 14 môn thi, số liệu cụ thể theo bảng 3.

<i>Bảng 3. Số liệu thống kê phòng thi áp dụng thi trắc nghiệm trên máy tính giai đoạn 1 </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

-18-

3 Giải thuật ứng dụng trong kinh doanh 14

5 Logic ứng dụng trong kinh doanh 16

7 Phân tích thiết kế hệ thống thông tin 8 8 Thị trường tài chính và các định chế tài chính 6

14 Tiếng Anh chuyên ngành Quản lý nhân sự 1

- Giai đoạn chuẩn bị thi: Phòng KT&ĐBCL làm dữ liệu thi và đề thi tại phòng làm đề và đồng bộ lên máy chủ. Do là thời gian thí điểm, nhằm dự phịng rủi ro trong kết nối từ các phòng máy về máy chủ, bộ phận làm đề vẫn thực hiện đồng thời chép dữ liệu thi vào USB kèm theo đĩa CD, các phiếu thông tin tài khoản, niêm phong để bàn giao cho CBCT.

- Giai đoạn tổ chức thi:

o Máy giáo viên là máy trạm kết nối với máy chủ tổ chức thi để tải dữ liệu thi, gửi kết quả bài làm của sinh viên sau ca thi về máy chú, và thực hiện điều khiển giám sát quá trình thi tại phịng thi, và các máy tính của sinh viên là máy làm bài thi.

o Hội đồng thi: thực hiện tích hợp dữ liệu của ca thi, bao gồm tất cả các phòng thi phòng máy, tiến hành mở trạng thái phòng thi.

o CBCT tiếp nhận túi đựng USB, CD từ bộ phận trực thi: ▪ Tích hợp dữ liệu thi từ máy chủ về máy giáo viên ▪ Điều hành phòng thi

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

-19- ▪ Xuất dữ liệu phòng thi

▪ Sao lưu kết quả phòng thi ra đĩa CD và bàn giao cho bộ phận trực thi. - Quy trình coi thi tại phịng máy giai đoạn này được thực hiện như sau:

o CBCT goi sinh viên vào phòng thi, kiểm tra thẻ sinh viên, hướng dẫn vị trí máy dự thi

o CBCT sử dụng máy chủ/máy giảng viên (server) để thực thi công cụ HUB_EOS-GEM-Quan ly Phong thi và thực hiện thao tác tích hợp dữ liệu từ máy chủ theo chi tiết phiếu thông tin tài khoản.

o Bằng công cụ HUB_EOS-GEM-Quan ly Phong thi, CBCT đăng nhập tài khoản/mật khẩu quản lý ca thi được cung cấp trong túi đề thi để điều hành ca thi. CBCT cung cấp cho sinh viên các thông tin đăng nhập vào hệ thống để làm bài thi qua công cụ HUB_EOS-PEA-Lam bai thi

o Sinh viên sử dụng thông tin do CBCT cung cấp, kèm theo MSSV để đăng nhập vào công cụ HUB_EOS-PEA-Lam bai thi và bắt đầu làm bài thi.

o Khi có SV nộp bài, CBCT thực hiện chức năng “Tải lại danh sách” để xem kết quả được ghi nhận lên máy chủ, cho SV ghi số câu trả lời đúng và ký tên vào Danh sách dự thi trước khi rời phòng thi.

o Hết giờ làm bài, CBCT thực hiện thao tác xuất dữ liệu phịng thi và ghi tồn bộ dữ liệu phòng thi vào đĩa CD trắng đã chuẩn bị sẵn trong túi đựng đề thi, đồng thời chép toàn bộ dữ liệu phòng thi vào USB đề thi.

o CBCT niêm phong túi đựng bài thi (01 CD và danh sách ký tên của sinh viên) và bàn giao cùng với USB đề thi cho bộ phận trực thi của Phịng KT&ĐBCL. - Trong giai đoạn thí điểm trong học kỳ Hè, năm học 2021-2022 đã tổ chức thử nghiệm

thành cơng mơ hình này với 5 phịng thi môn Tiếng Anh chuyên ngành 1.

<b>2.3.3. Giai đoạn 3: Triển khai chính thức thi theo mơ hình quản lý tập trung tại hội đồng thi thông qua máy chủ </b>

Giai đoạn Học kỳ I, năm học 2022-2023, nhóm sáng kiến đã phối hợp với Phòng Đào tạo để bố trí lịch thi tăng số lượng ca khi kết thúc học phần trong 1 ngày từ 4 ca lên 6 ca đối với các học phần thi trắc nghiệm trên máy tính để khai thác tốt nhất cơng suất phịng máy.

Đồng thời, phối hợp với Phịng QLCNTT chính thức triển khai quy trình tổ chức thi trên phịng máy theo mơ hình quản lý tập trung tại hội đồng thi thơng qua máy chủ ở tất cả các phịng máy tại 2 khu vực Quận 1 và Thủ Đức; hội đồng thi điều khiển tập trung tại Thủ Đức.

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

-20-

- Giai đoạn chuẩn bị thi: Phòng KT&ĐBCL làm dữ liệu thi và đề thi tại phòng làm đề và đồng bộ lên máy chủ, đồng thời niêm phong phiếu thông tin tài khoản để bàn giao cho CBCT.

- Giai đoạn tổ chức thi:

o Máy giáo viên là máy trạm kết nối với máy chủ tổ chức thi để tải dữ liệu thi, gửi kết quả bài làm của sinh viên sau ca thi về máy chú, và thực hiện điều khiển giám sát q trình thi tại phịng thi, và các máy tính của sinh viên là máy làm bài thi.

o Hội đồng thi: thực hiện tích hợp dữ liệu của ca thi, bao gồm tất cả các phòng thi phòng máy, tiến hành mở trạng thái phòng thi.

o CBCT tiếp nhận túi đựng USB, CD từ bộ phận trực thi: ▪ Tích hợp dữ liệu thi từ máy chủ về máy giáo viên ▪ Điều hành phòng thi

▪ Xuất dữ liệu phòng thi

- Quy trình coi thi tại phịng máy giai đoạn này được thực hiện như sau:

o CBCT gọi sinh viên vào phòng thi, kiểm tra thẻ sinh viên, hướng dẫn vị trí máy dự thi.

o CBCT sử dụng máy giảng viên để thực thi công cụ HUB_EOS-GEM-Quan ly Phong thi và thực hiện thao tác tích hợp dữ liệu phịng thi từ server về máy giảng viên theo phiếu thông tin tài khoản trong túi đựng đề thi.

o Bằng công cụ HUB_EOS-GEM-Quan ly Phong thi, CBCT đăng nhập tài khoản/mật khẩu quản lý ca thi được cung cấp trong túi đề thi để điều hành ca thi để truy cập dữ liệu phòng thi. Trường hợp sai phòng thi, CBCT báo cho Phòng Hội đồng thi để xử lý Hủy bỏ phòng thi trước khi truy cập lại phòng thi đúng.

o Sinh viên mở phần mềm và đăng nhập vào hệ thống để làm bài thi qua công cụ HUB_EOS-PEA-Lam bai thi.

o Sinh viên sử dụng thông tin do CBCT cung cấp, kèm theo MSSV để đăng nhập vào hệ thống tin qua công cụ HUB_EOS-PEA-Lam bai thi và làm bài.

o Khi có SV nộp bài, CBCT thực hiện chức năng “Tải lại danh sách” để xem kết quả được ghi nhận lên máy chủ, cho SV TỰ GHI số câu trả lời đúng vào cột GHI CHÚ và ký tên vào Danh sách dự thi trước khi rời phòng thi.

o Hết giờ làm bài, CBCT thực hiện thao tác kết thúc bài thi, xuất dữ liệu phòng thi về lưu tại máy tính của giảng viên.

o CBCT nộp danh sách ký tên của sinh viên và phiếu thông tin tài khoản cho bộ phận trực thi của Phòng KT&ĐBCL. CBCT ký xác nhận vào bảng in kết quả.

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

-22-

46 Thị trường tài chính và các định chế tài chính 13

53 Tiếng Anh chuyên ngành quản lý nhân sự 2 54 Tiếng anh chuyên ngành Quản trị kinh doanh (CLC) 6

<b>3. Hiệu quả đạt được trong quản lý – kinh tế: </b>

- Tiết kiệm chi phí văn phịng phẩm trong công tác khảo thí và thời gian tác nghiệp của bộ phận làm đề thi. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo mật đề thi, NHCH khi giảm bớt việc in đề thi ra bản giấy.

- Tăng cường hiệu quả và tính chính xác trong cơng tác tổ chức thi và chấm thi kết thúc học phần hệ chính quy. Sinh viên được biết ngay kết quả thi sau khi nộp bài và giảng viên rút ngắn thời gian chấm thi, trả điểm học phần.

- Dữ liệu lịch sử bài làm của sinh viên được lưu trữ dạng điện tử; có thể lưu trữ khối lượng bài thi lớn nhưng không tốn không gian kho vật ký, lưu trữ được qua nhiều kỳ thi là nguồn hỗ trợ hiệu quả cho cơng tác phân tích đánh giá đề thi về sau.

- Quá trình quản lý, tổ chức thi được tự động hóa giúp giảm bớt được thời gian và công sức cho việc làm đề, in ấn, kiểm đếm bài thi, tránh được những sai sót, nhầm lẫn; giảm áp lực cơng việc thủ cơng cho đội ngũ chun viên khảo thí.

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

-23-

<b>4. Khả năng tiếp tục duy trì, phát triển mở rộng: </b>

Có thể tiếp tục sử dụng và triển khai thi KTHP trong các đợt tiếp theo; kèm theo đó tiếp tục chuyển đổi định dạng các bộ NHCH còn tồn đọng, tiếp tục xây dựng NHCH các học phần còn lại, đầu tư thêm số lượng máy tính để ngày càng tăng số lượng phòng thi trắc nghiệm được tổ chức tại phòng máy, hướng đến đồng bộ kết quả thi từ phần mềm thi trắc nghiệm vào hệ thống UIS.

<b>III. KẾT LUẬN </b>

Ứng dụng CNTT chuyển đổi quá trình tổ chức thi kết thúc học phần hệ đại học chính quy tại Trường Đại học Ngân hàng Tp. HCM là phù hợp với định hướng chuyển đổi số của Nhà trường, tạo sự công bằng, khách quan trong việc đánh giá sinh viên. Việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào quy trình tổ chức thi trắc nghiệm giúp giảm bớt thời gian, công sức trong công tác tổ chức thi và lưu trữ bài thi bản giấy, tránh được những áp lực công việc và những sai sót trong q trình thực hiện thủ công. Kết quả thi được xuất ra từ phần mềm giúp giảng viên hồn thành cơng tác vào điểm nhanh chóng, chính xác giúp rút ngắn thời gian hồn thành điểm trên UIS, thúc đẩy tiến độ của các mảng cơng tác liên quan tiếp theo. Tóm lại, kết quả của giải pháp hỗ trợ trực tiếp các mảng khảo thí của Phịng Khảo thí & Đảm bảo chất lượng, góp phần vào hiệu quả chung trong cơng tác đào tạo của Trường.

<b>Xác nhận của đơn vị quản lý trực tiếp sáng kiến Người thực hiện Phịng Khảo thí & Đảm bảo chất lượng </b>

<b>Xác nhận và ý kiến của Hội đồng </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

-24-

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>

- Quyết định 117/QĐ-TTg ngày 25/01/2017 của thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025”.

- Thông tư 12/2016/TT-BGDĐT ngày 22/04/2016 quy định ứng dụng CNTT trong quản lý, tổ chức đào tạo qua mạng.

- Công văn 4966/BGDĐT-CNTT ngày 31/10/2019 của bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc triển khai nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin đối với các cơ sở giáo dục đại học, các trường cao đẳng sư phạm và trung cấp sư phạm.

- Đề án chuyển đổi số của Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định với dự án “Chương

<i><b>trình chuyển đổi số quốc gia tới năm 2025”, định hướng đến năm 2030. </b></i>

- Chiến lược phát triển Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030 và tầm nhìn 2045.

- Quyết định số 1650/QĐ-NHNN ngày 20/08/2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mơ hình tổ chức, cơ cấu của Trường Đại học Ngân Hàng TP.Hồ Chí Minh.

- Thơng tư số 08/2021/TT-BGDĐT ngày 18/03/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế đào tạo đại học

- Nghị quyết số 25/NQ-ĐHNH-HĐT ngày 10/05/2022 của Hội đồng Trường Đại học Ngân hang Tp. Hồ Chí Minh về việc ban hành Quy chế chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc, trực thuộc Trường Đại học Ngân hang TP. Hồ Chí Minh.

- Quyết định số 1583/QĐ-ĐHNH ngày 07/09/2021 của Hiệu trưởng Trường Đại học Ngân Hàng TP.Hồ Chí Minh về việc ban hành Quy chế tổ chức và đào tạo trình độ đại học tại Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM.

- Quyết định số 1610/QĐ-ĐHNH ngày 08/09/2021 của Hiệu trưởng Trường Đại học Ngân Hàng TP. Hồ Chí Minh về việc ban hành Bộ đề cương mơn học thuộc chương trình đào tạo trình độ đại học được xây dựng theo tiêu chuẩn AUN-QA năm 2021. - “Hướng dẫn xây dựng và quản lý ngân hàng câu hỏi thi kết thúc học phần” ban hành

kèm theo Quyết định 1225/QĐ-ĐHNH ngày 04/07/2017 của Hiệu trưởng Trường Đại học Ngân hàng TP.Hồ Chí Minh.

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

-25-

<b>PHỤ LỤC 1: </b>

<b>PHIẾU TÀI KHOẢN CBCT PHÒNG MÁY (từ HK I, 2022-2023) </b>

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

<b>PHỊNG KHẢO THÍ VÀ ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG </b>

<b>CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc </b>

<b> PHIẾU THÔNG TIN TÀI KHOẢN THI PHỊNG MÁY PHỊNG THI: C301 </b>

<b>MƠN: Tài chính cơng ty đa quốc gia LỚP: FIN306_221_1_D06 </b>

<b>NGÀY THI: 17/11/2022 GIỜ THI: 16h00 </b>

<b>TÀI KHOẢN SINH VIÊN Tên tài khoản: MSSV Mật khẩu: MSSV </b>

<b>Mã phòng thi: FIN306.0004 Khóa đăng nhập: 594597 TÀI KHOẢN CÁN BỘ COI THI </b>

<b>Tên tài khoản: BUHModerator Mật khẩu: 123 </b>

<b>MÃ SỐ BUỔI THI: FIN306.0004 </b>

*****

<b>HƯỚNG DẪN THAO TÁC COI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN BẰNG HÌNH THỨC TRẮC NGHIỆM TRÊN MÁY TÍNH I.Trách nhiệm của CBCT </b>

1. Tích hợp (đưa) dữ liệu thi từ máy chủ về máy giáo viên 2. Điều hành phòng thi

3. Xuất dữ liệu kết quả thi lưu tại máy giáo viên

4. Nộp danh sách sinh viên ký tên và phiếu thơng tin tài khoản về phịng Hội đồng

- Tại phòng máy (phòng thi):

1. CBCT goi sinh viên vào phòng thi theo DS dự thi, kiểm tra thẻ sinh viên, hướng dẫn vị trí máy dự thi, yêu cầu SV khởi động máy (nếu máy chưa mở)

2. <b>CBCT sử dụng máy giảng viên để thực thi công cụ HUB_EOS-GEM-Quan ly Phong thi và thực hiện thao tác tích hợp dữ liệu phòng thi từ server về máy giảng viên </b>

theo phiếu thông tin tài khoản trong túi đựng đề thi.

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

-26- ➔ <b>Nhập Mã số buổi thi → </b>

➔ <b>Bấm Kiểm tra, và kiểm tra lại chính xác Mã số buổi thi, trạng thái phịng thi đã </b>

mở

<b>(nếu phòng thi hiển thị chưa mở thì thơng báo cho Phịng Hội đồng) → OK </b>

➔ <b>Bấm Tích hợp → Sau khi có thơng báo tích hợp thành cơng, bấm OK </b>

3. <b>Khởi động lại công cụ HUB_EOS-GEM-Quan ly Phong thi, CBCT đăng nhập </b>

tài khoản/mật khẩu quản lý ca thi được cung cấp trong túi đề thi để điều hành ca thi.

<b>4. CBCT nhập mã phòng thi để truy cập dữ liệu phòng thi. Kiểm tra chính xác thơng tin phịng thi trong thơng báo, nếu chính xác thì bấm Tiếp tục </b>

<i><b>Trường hợp sai thơng tin phịng thi, CBCT báo cho Phịng Hội đồng thi để xử lý Hủy bỏ phòng thi trước khi truy cập lại phòng thi đúng. </b></i>

5. CBCT yêu cầu sinh viên mở phần mềm làm bài và cung cấp cho sinh viên các

<b>thông tin đăng nhập vào hệ thống để làm bài thi qua công cụ HUB_EOS-PEA-Lam bai thi </b>

6. Sinh viên sử dụng thông tin do CBCT cung cấp, kèm theo MSSV để đăng nhập

<b>vào hệ thống tin qua công cụ HUB_EOS-PEA-Lam bai thi và bắt đầu làm bài thi. </b>

<b>7. Khi có SV nộp bài, CBCT thực hiện chức năng “Tải lại danh sách” để xem kết quả được ghi nhận lên máy chủ, cho SV TỰ GHI số câu trả lời đúng vào cột GHI CHÚ và ký tên vào Danh sách dự thi trước khi rời phòng thi. </b>

8. Hết giờ làm bài, CBCT thực hiện thao tác kết thúc bài thi, xuất dữ liệu phịng thi

<i><b>về lưu tại máy tính của giảng viên. (Lưu ý: khơng cần tắt máy tính của Giảng viên khi hết ca thi) </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

-27-

9. CBCT nộp danh sách ký tên của sinh viên và phiếu thông tin tài khoản cho bộ

<b>phận trực thi của Phòng KT&ĐBCL. 02 CBCT phải chờ Hội đồng in kết quả thi ra để ký xác nhận kết quả. </b>

<b>HỘI ĐỒNG THI KTHP </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

-29-

</div>

×