Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON THEO TIẾP CẬN LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM 10 ĐIỂM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (437.93 KB, 10 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<small>This paper is available online at </small>

<b>PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON THEO TIẾP CẬN LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM </b>

Nguyễn Thị Cẩm Bích

<small>1</small>

và Hoàng Thị Nho

<sup>2*</sup>

<i> </i>

<small>1</small><i>Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam </i>

<small>2</small><i>Khoa Các Khoa học Giáo dục, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội </i>

<b><small>Tóm tắt. Phát triển chương trình theo hướng tiếp cận lấy trẻ làm trung tâm đặt ra yêu cầu </small></b>

<small>phát triển chương trình mang tính tồn diện, linh hoạt, mở và hướng đến nguyện vọng, sở thích và hứng thú của trẻ. Xu hướng phát triển chương trình tiếp cận theo hướng mở, tồn diện, dựa trên nhu cầu và sở thích của trẻ ngày càng được chú trọng và được coi là tiêu chí quan trọng của chất lượng giáo dục trẻ mầm non. Tại Việt Nam, các cơ sở giáo dục/nhà trường đã có sự đáp ứng như thế nào với việc phát triển chương trình lấy trẻ làm những tâm, những yếu tố nào là thuận lợi và khó khăn với các nhà trường trong phát triển chương trình theo hướng tiếp cận này. Bài báo thực hiện khảo sát 478 giáo viên mầm non ở Hà Nội, Hải Phịng, Nam Định, Thái Ngun để có có cái nhìn khái qt về mức độ đáp ứng các nhà trường với việc phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo tiếp cận lấy trẻ làm trung tâm cho thấy: Giáo viên hầu hết đã hiểu và nhận thức được sự cần thiết của phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo tiếp cận lấy trẻ làm trung tâm, cịn có nhiều tiêu chí mà các nhà trường chưa đáp ứng tốt về tiếp cận lấy trẻ làm trung tâm nhất là nguyên vật liệu chưa đủ đáp ứng và các hoạt động tự do và ý tưởng hoạt động xuất phát từ trẻ chưa được coi là nguồn lực của chương trình, chưa tạo cơ hội hoạt động trải nghiệm và sáng tạo cho trẻ. Bên cạnh đó, các đề xuất của giáo viên chủ yếu tập trung về dành thời gian cho tổ chức và thực hiện cho trẻ, tăng cường nguyên vật liệu trong lớp học… </small>

<i><b><small>Từ khóa: Chương trình giáo dục mầm non, phát triển chương trình giáo dục nhà trường, </small></b></i>

<i><small>tiếp cận lấy trẻ làm trung tâm. </small></i>

<b>1. Mở đầu </b>

<i>Phát triển chương trình giáo dục nhà trường trong các văn bản chỉ đạo, định hướng của Bộ </i>

GD&ĐT trong thời gian từ năm 2013 đến nay tạo cơ hội cho các cơ sở giáo dục phát huy sức sáng tạo của đội ngũ giáo viên mầm non, cán bộ quản lí (GVMN, CBQL) nhằm nâng cao kết quả thực hiện mục tiêu giáo dục, tạo nên những giá trị và bản sắc đặc thù của mỗi cơ sở giáo dục [1].

Phát triển chương trình giáo dục nhà trường trong các cơ sở giáo dục mầm non (GDMN) đã được ghi rõ trong phần bốn của Chương trình GDMN: “Căn cứ vào Chương trình GDMN do Bộ GD&ĐT ban hành, các sở GD&ĐT, phòng GD&ĐT hướng dẫn các cơ sở GDMN xây dựng kế hoạch năm học, tổ chức thực hiện; phát triển chương trình GDMN phù hợp với văn hoá, điều kiện của địa phương, của nhà trường, khả năng và nhu cầu của trẻ” [1]. Như vậy, phát triển chương trình GDMN trong bối cảnh Chương trình GDMN quốc gia là chương trình khung là nhiệm vụ cần thiết của các cấp địa phương và mỗi cơ sở GDMN.

Xu hướng chương trình tiếp cận theo lấy trẻ làm trung tâm theo khái niệm của lí thuyết hoạt <small>Ngày nhận bài: 2/8/2022. Ngày sửa bài: 22/8/2022. Ngày nhận đăng: 10/9/2022. </small>

<small>Tác giả liên hệ: Hoàng Thị Nho. Địa chỉ e-mail: </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

động của và được một số chương trình thực hiện, trong đó phải kể đến chương trình mầm non Te Whariki, của NewZeland (MoE, 1996). Đây là chương trình giảng dạy toàn diện, kết hợp mục tiêu của kiến thức về thế giới, kĩ năng, biện pháp, thái độ và kì vọng (MoE, 1996, tr 44). Ban đầu, khái niệm này được phát triển từ quan niệm lí thuyết kiến tạo của Claxton (1990) về phương tiện giải thích cách con người xây dựng và kết nối các phần kiến thức và cách chúng dần dần được tổ chức thành các khuôn khổ ngày càng chặt chẽ. Học tập suốt đời bao gồm việc tích cực khám phá, tìm kiếm và phát triển kiến thức để hành động trong thế giới hàng ngày với sự hiểu biết và sự tự tin ngày càng tăng. Do đó, thuật ngữ “hoạt động” chỉ ra rằng tư duy và việc xây dựng kiến thức liên tục có liên quan là dự kiến, sáng tạo, khơng thể đốn trước, suy đốn và có tính mở cho việc tiếp tục sửa đổi, phát triển và lựa chọn liên tục [2].

Hầu hết các chương trình giảng dạy theo tiếp cận mới đều bao gồm ít nhất một số tính năng điển hình của phương pháp lấy trẻ em làm trung tâm theo tiếp cận xã hội-kiến tạo, chẳng hạn như cách nhìn tổng thể về trẻ em, cách tiếp cận tích hợp đối với nội dung học tập, nhấn mạnh vào tương tác xã hội và vui tươi, khám phá, trẻ em được khởi xướng, các hoạt động học qua trải nghiệm” giúp nâng cao khả năng tư duy, đặt câu hỏi, giải quyết vấn đề và trí tưởng tượng của chính trẻ em. Thay vì các khung cứng nhắc, nội dung học được linh hoạt phân loại theo “định hướng nội dung”, “lĩnh vực giáo dục/chủ đề “theo các lĩnh vực chính của sự phát triển dựa theo hướng dẫn Chương trình giáo dục Quốc gia . Các khái niệm cốt lõi, nội dung hoặc lĩnh vực hoạt động được tiếp cận tổng hòa và tích hợp, khơng tổ chức hoạt động học riêng biệt mà có sự kết nối lấn nhau và có với ý nghĩa thực tế [3].

Bài báo nhằm tìm hiểu CBQL, GVMN - những người phát triển chương trình và thực hiện chương trình GDMN có nhận thức như thế nào về vấn đề này và có nhận định gì về những tiêu chí cơ bản của chương trình giáo dục nhà trường theo tiếp cận lấy trẻ làm trung tâm, đồng thời có những đề xuất gì trong quá trình triển khai thực hiện. Xuất phát từ mục đích tìm hiểu cách nhìn nhận của GVMN trong phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo tiếp cận lấy trẻ làm trung tâm, việc tìm hiểu thực trạng nhận thức của các giáo viên, những đáp ứng của giáo viên với các yếu tố cơ bản của phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo tiếp cận lấy trẻ làm trung tâm và từ đó đề xuất một số kiến nghị sẽ có ý nghĩa khoa học thực tiễn.

<b>2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Các khái niệm </b>

<i>Chương trình giáo dục nhà trường là chương trình giáo dục do hiệu trưởng cơ sở giáo dục tổ </i>

chức biên soạn, với sự tham gia của cán bộ quản lí và giáo viên nhà trường/cơ sở giáo dục và các chuyên gia (nếu có), được nhà trường/cơ sở giáo dục thẩm định và hiệu trưởng phê duyệt [4].

<i>Chương trình giáo dục nhà trường bao gồm những cách thức mà nhà trường đưa chương </i>

trình giáo dục quốc gia vào thực tiễn nhà trường. Chương trình giáo dục nhà trường cần đảm bảo: Đáp ứng yêu cầu chung của chương trình quốc gia; Phù hợp với truyền thống, thế mạnh của nhà trường và nhu cầu, hứng thú, cách học khác nhau của trẻ; Phù hợp với những yêu cầu và kì vọng của cộng đồng và điều kiện thực tế về kinh tế, văn hố, chính trị của địa phương; Đảm bảo sự mềm dẻo, linh hoạt cho phép nhà trường cùng GV thiết kế chương trình phù hợp với nhu cầu học tập của trẻ, phù hợp với những thay đổi trong điều kiện kinh tế - xã hội [4].

Chương trình giáo dục nhà trường làm cơ sở cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ, là kim chỉ nam cho hoạt động giáo dục trong nhà trường, là công cụ hữu hiệu đối với người quản lí của cơ sở giáo dục [5], [6].

<i>Phát triển chương trình giáo dục nhà trường là quá trình nhà trường/cơ sở giáo dục cụ thể </i>

hố chương trình giáo dục quốc gia, làm cho chương trình giáo dục quốc gia phù hợp ở mức cao nhất với thực tiễn của cơ sở giáo dục. Trên cơ sở đảm bảo yêu cầu chung của chương trình giáo

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

dục quốc gia, cơ sở sẽ lựa chọn, xây dựng nội dung và xác định cách thức thực hiện phản ánh đặc trưng và phù hợp với thực tiễn nhà trường nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của người học, thực hiện có hiệu quả mục tiêu giáo dục [4], [6].

Phát triển chương trình giáo dục nhà trường trong các cơ sở GDMN là quá trình cơ sở GDMN cụ thể hố chương trình GDMN quốc gia, làm cho chương trình GDMN quốc gia phù hợp ở mức cao nhất với thực tiễn của cơ sở giáo dục. Trên cơ sở đảm bảo yêu cầu chung của chương trình GDMN quốc gia, cơ sở GDMN sẽ lựa chọn, xây dựng nội dung và xác định cách thức thực hiện phản ánh đặc trưng và phù hợp với thực tiễn nhà trường nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của trẻ em lứa tuổi mầm non, thực hiện có hiệu quả mục tiêu giáo dục. [4]

Kết quả của quá trình phát triển chương trình giáo dục nhà trường ở cơ sở GDMN là một chương trình giáo dục cụ thể của nhà trường chung cho mỗi khối nhóm nhà trẻ, khối lớp mẫu giáo theo độ tuổi nhóm/lớp và kế hoạch giáo dục của từng nhóm/lớp phù hợp với điều kiện thực tế của trường, lớp và đảm bảo thực hiện được mục tiêu giáo dục đã đề ra.

<i>Tiếp cận lấy trẻ làm trung tâm là giáo dục dựa trên sở thích, hứng thú/đam mê, thế mạnh </i>

và sự quan tâm của từng trẻ. Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tạo cơ hội giúp trẻ chủ động, tích cực hoạt động/học tập và phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tình cảm, kĩ năng xã hội và thẩm mĩ … bằng nhiều cách thức khác nhau phù hợp với nhu cầu, hứng thú, khả năng và thế mạnh của từng trẻ.[4] [7]

<i>Quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong phát triển chương trình giáo dục nhà trường ở cơ sở giáo dục mầm non được thể hiện ở một số điểm chính sau: Chương trình được </i>

xây dựng xuất phát từ trẻ, dựa trên những khả năng, nhu cầu, hứng thú và thế mạnh của trẻ; dựa trên những gì mà trẻ đã được biết và có thể làm được; tạo những cơ hội học cho trẻ bằng những cách khác nhau, đặc biệt là học qua chơi; thể hiện trẻ sẽ được theo dõi, đánh giá thường xuyên để trẻ được hiểu, được đánh giá đúng; hướng tới những cơ hội tốt nhất để mỗi trẻ em có thể tiến bộ và thành cơng [4] [8].

Mục đích phát triển CTGD của cơ sở GDMN theo hướng tiếp cận lấy trẻ làm trung tâm là làm cho chương trình GDMN quốc gia phù hợp với với khả năng, nhu cầu, điều kiện sống của trẻ em, điều kiện thực tiễn, văn hoá tại địa phương, đáp ứng nhu cầu, hứng thú, hiểu biết, kinh nghiệm, năng lực riêng của từng trẻ; chấp nhận, tôn trọng sự đa dạng của trẻ nhằm giúp nhà trường đạt được mục tiêu của GDMN.

Theo cách hiểu này, xây dựng chương trình lấy trẻ em làm trung tâm là hướng đến trẻ em là chủ thể hoạt động. Trẻ được tham gia vào quá trình lựa chọn nội dung, cách thức hoạt động, hướng tới giúp trẻ tự lập, chủ động và hứng thú trong quá trình học tập. Mỗi cơ sở giáo dụccần có một chương trình riêng giúp trẻ phát triển phù hợp với văn hóa của từng vùng miền, có khả năng thích ứng với mơi trường xã hội đa văn hóa, hình thành và phát triển các giá trị sống, giá trị nhân văn cần thiết.

<b>2.2. Phương pháp nghiên cứu </b>

Phiếu khảo sát đã được gửi đến 478 GVMN tại 14 trường, trong đó: Hà Nội là 269 người, Thái Nguyên là 108 người, Hải Phòng là 69 người, Nam Định là 31 người, trong đó có 96,% GV làm việc ở các trường cơng lập. Số GVMN có trình độ Đại học chiếm số lượng đông nhất (329 GVMN chiếm 69,0%), tiếp theo là nhóm GVMN có trình độ cao đẳng (113 GV chiếm 29,8%), nhóm GVMN có trình độ trung cấp là ít nhất (có 36 GV, chiếm 7,5 %).

Các GVMN đã thực hiện làm phiếu khảo sát từ 15 tháng 7 đến 8 tháng 8 năm 2022 với các câu hỏi về hiểu về khái niệm, các tiêu chí cơ bản về dạy học lấy trẻ làm trung tâm mà nhà trường và GVMN đã đáp ứng được, những thuận lợi và các đề xuất của GVMN về phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo tiếp cận lấy trẻ làm trung tâm.

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

Phỏng vấn trực tiếp một số giáo viên ở Hải Phòng và Thái Nguyên, Hà Nội để tìm hiểu rõ thêm về thực trạng phát triển chương trình theo tiếp cận lấy trẻ làm trung tâm.

Kết quả khảo sát được xử lí bằng phần mềm SPSS.

<b>2.3. Thực trạng nhận thức và đánh giá của GVMN về phát triển chương trình theo tiếp cận lấy trẻ làm trung tâm </b>

<b>2.3.1. Sự hiểu biết và đánh giá mức độ cần thiết của giáo viên mầm non về phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo tiếp cận lấy trẻ làm trung tâm </b>

<i>Khi được hỏi về cách hiểu khái niệm phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo tiếp cận lấy trẻ làm trung tâm cho thấy trong số 478 GVMN trả lời đã có: GV lựa chọn hiểu đúng </i>

thế nào là phát triển chương trình theo tiếp cận lấy trẻ là trung tâm chiếm số đông là 419 người

<i>chiếm 87,8%. </i>

Kết quả khảo sát sau khi trả lời câu hỏi về sự cần thiết khi phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo tiếp cận lấy trẻ làm trung tâm, trong số 478 GVMN ý kiến trả lời có đến 363 GV đánh giá ở mức rất cần thiết chiếm 78,1%. Kết quả cũng chỉ ra, mặc dù vậy có khá nhiều GVMN lựa chọn mức cần thiết (115 GV chiếm 24,1 %). Qua phỏng vấn chúng tôi thấy, GVMN hầu hết cho rằng việc phát triển chương trình tốt sẽ có những hoạt động thú vị cho trẻ và hoạt động giảng dạy của giáo viên cũng rất phong phú.

<b>2.3.2. Thực trạng ý nghĩa của phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo tiếp cận lấy trẻ làm trung tâm </b>

<i><b>Bảng 1. Đánh giá của giáo viên về ý nghĩa của phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo tiếp cận lấy trẻ làm trung tâm </b></i>

<b>Mức độ Ý nghĩa </b>

<b>Rất phù hợp </b>

<b>Khá phù hợp </b>

<b>Phù </b>

<b>hợp đối phù <sup>Tương </sup>hợp </b>

<b>Không phù </b>

<b>hợp </b>

<b>Thứ bậc </b>

1. Phù hợp với trẻ, với điều kiện thực tế tại trường/cơ sở giáo dục, tại địa phương

1

2. Nâng cao hiệu quả thực hiện mục tiêu giáo dục của chương trình giáo dục quốc gia

256 103 <sub>92 </sub> 11 1 <sub>4,19 </sub> <sub>5 </sub>3. Trẻ hứng thú với các hoạt động

4. Giáo viên tận dụng được ý tưởng của trẻ và gia đình trẻ trong tổ chức hoạt động

5. Giáo viên thực hiện chương trình giáo dục một cách chủ động, có mục đích, có hệ thống

6. Dễ dàng thiết kế các hoạt động

7. Thuận tiện trong phối hợp với gia

đình trong chăm sóc giáo dục trẻ <sup>269 </sup> <sup>89 </sup> <sub>96 </sub> <sup>9 </sup> <sup>1 </sup> <sub>4,21 </sub> <sub>3 </sub>8. Huy động, phát huy và kết nối

các nguồn lực trong thực hiện chương trình.

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

Kết quả bảng trên cho thấy, GVMN đánh giá ý nghĩa của phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo tiếp cận lấy trẻ làm trung tâm có ý nghĩa xếp thứ bậc cao nhất là: Phù hợp với trẻ, với điều kiện thực tế tại trường/cơ sở giáo dục, tại địa phương (𝑋 = 4,36)) và Trẻ hứng thú với các hoạt động của chương trình (𝑋 = 4,35). Các nội dung được GV đánh giá ở mức độ thấp hơn là: Giáo viên tận dụng được ý tưởng của trẻ và gia đình trẻ trong tổ chức hoạt động (𝑋 = 4,18), Dễ dàng thiết kế các hoạt động học tập cho trẻ (𝑋 = 4,12), Huy động, phát huy và kết nối các nguồn lực con người (𝑋 = 4,09). Điều này cho thấy, việc tận dụng ý tưởng của trẻ và huy động các nguồn lực để phát triển chương trình chưa được GVMN, CBQL chú trọng thực hiện. Tuy nhiên, GVMN chưa thấy được ý nghĩa của việc phát triển chương trình theo tiếp cận lậy trẻ làm trung tâm.

Phỏng vấn sâu và khảo sát thực tế cho thấy, hiện nay ở các trường cơng lập cho thấy nội dung chương trình hầu hết phụ thuộc vào ý tưởng của CBQL và GVMN thống nhất từ trước mà ít có sự linh hoạt trong đáp ứng ý tưởng của trẻ, mức độ này cho thấy cần có những cơ hội mở trong chương trình cho phép các hoạt động theo ý tưởng của trẻ được thực hiện nhiều hơn. Có thể thấy, để tận dụng được chương trình theo hướng lấy trẻ làm trung tâm, GVMN cũng đưa ra

<i>các ý kiến đề xuất về xây dựng chương trình như: “Chương trình cần đưa ra mục tiêu cụ thể và sát với thực tế với độ tuổi của trẻ hơn”; “Mong muốn được tiếp cận với nhiều chương trình giáo dục hiện đại”, “Việc tiếp cận lấy trẻ làm trung tâm cần giúp trẻ có cơ hội trải nghiệm nhiều với thực tế của cuộc sống. Giúp trẻ khắc sau hơn, nhớ lâu hơn những kiến thức mà trẻ học được”… </i>

<b>2.3.3. Đánh giá của giáo viên mầm non về mức độ ảnh hưởng các yếu tố đến phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo tiếp cận lấy trẻ làm trung tâm </b>

<i><b>Bảng 2. Bảng so sánh tương quan các yếu tố ảnh hưởng đế phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo tiếp cận lấy trẻ làm trung tâm </b></i>

<b><small>độ đào </small></b>

<b><small>tạo </small></b>

<b><small>Sự hỗ trợ của nhà trường, BGH </small></b>

<b><small>Nhận thức của CB, GV </small></b>

<b><small>Hợp tác của cha mẹ, cộng đồng </small></b>

<b><small>Đặc điểm phát triển của </small></b>

<b><small>trẻ </small></b>

<b><small>Không gian </small></b>

<b><small>lớp học </small></b>

<b><small>Đồ dùng, học liệu trong </small></b>

<b><small>lớp học </small></b>

<b><small>Sĩ số trẻ trong </small></b>

<b><small>lớp học </small></b>

<b><small>Trình độ chun </small></b>

<b><small>mơn của GV </small></b>

<small>Spearman's </small>

<small>rho </small>

<small>Trình độ đào tạo </small>

<small>Correlation </small>

<small>Coefficient </small> <sup>.086 </sup> <sup>1.000 </sup><small>.688*</small>

<small>của CB, GV </small>

<small>Correlation Coefficient </small> <sup>.101</sup>

<small>*.688**1.000 </small> <sup>.698</sup>

<small>*.550**.605**</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<small>của cha mẹ, cộng đồng </small>

<small>Sig. </small>

<small>Đặc điểm phát triển của </small>

<small>trẻ </small>

<small>Correlation Coefficient </small> <sup>.097</sup>

<small>lớp học </small>

<small>Correlation </small>

<small>Coefficient </small> <sup>.073 </sup> <sup>.539</sup>

<small>học liệu trong </small>

<small>lớp học </small>

<small>Correlation Coefficient </small> <sup>.109</sup>

<small>lớp học </small>

<small>Correlation Coefficient </small> <sup>.111</sup>

<small>môn của GV </small>

<small>Correlation Coefficient </small> <sup>.105</sup>

GVMN cũng đưa ra nhận xét đối với phát triển chương trình nhà trường theo tiếp cận lấy

<i>trẻ làm trung tâm như: “Việc phát triển chương trình nhà trường theo tiếp cận lấy trẻ làm trung tâm đơi khi cịn gặp phải khó khăn trong việc phối kết hợp với các bậc phụ huynh, cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi lâu ngày đã xuống cấp và hỏng; rất mong nhận được sự đầu tư, sửa chữa của các cấp”; “Chương trình mầm non cần nghiên cứu theo đặc điểm của trẻ cần dạy theo một hệ thống từ thấp lên cao phù hợp với từng độ tuổi, có các đồ dùng dạy học phù hợp theo chương trình, bỏ bớt vở của trẻ vì hiện tại quá nhiều vở”... </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>2.3.4. Đánh giá của giáo viên mầm non về sự đáp ứng các tiêu chí của chương trình giáo dục nhà trường theo tiếp cận lấy trẻ làm trung tâm </b>

<i><b>Bảng 3. Đánh giá của GVMN về mức độ đáp ứng với việc phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo tiếp cận lấy trẻ làm trung tâm tại các cơ sở </b></i>

<b>ứng tốt </b>

<b>Đáp ứng bình thường </b>

<b>Khơng đáp ứng </b>

8. Nguyên vật liệu và thiết bị chương trình giảng dạy được cung cấp cho tất cả trẻ em nhằm hỗ trợ trải nghiệm học tập sáng tạo

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<i>là: Chương trình học nhấn mạnh nội dung, cơ hội kết nối với trải nghiệm thực tế (Xtb =2,51); Nguyên vật liệu và thiết bị chương trình giảng dạy được cung cấp cho tất cả trẻ em nhằm hỗ trợ trải nghiệm học tập sáng tạo (Xtb =2,55); Hoạt động được xuất phát từ ý tưởng của trẻ em là một nguồn để lập kế hoạch chương trình (Xtb =2,56). Điều này cho thấy, CBQL và GVMN đã </i>

nhận thấy rõ mức đáp ứng các yếu tố quan trọng cho thực hiện chương trình lấy trẻ làm trung tâm như điều kiện học liệu, cơ hội để trẻ học trải nghiệm và cơ hội để phát triển chương trình dựa vào trẻ còn chưa được đáp ứng tốt.

GVMN chú trọng đến việc đề xuất dành nhiều thời gian hơn để làm cơng tác chun mơn

<i>và chăm sóc trẻ hơn là vướng vào làm số sách: “Cần cho trẻ được trải nghiệm thực tế, tránh hình thức và lưu giữ hồ sơ sổ sách quá nhiều gây lãng phí và mất thời gian” hay “Cần thực hiện cụ thể trong chăm sóc giáo dục trẻ tránh việc hình thức và nặng về hồ sơ giấy tờ nhiều”. </i>

<i><b>Bảng 4. So sánh đánh giá của GVMN giữa các tỉnh/thành phố về việc đáp ứng được phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo tiếp cận lấy trẻ làm trung tâm </b></i>

<b>(I) Thành phố/tỉnh </b>

<b>(J) Thành phố/tỉnh </b>

<b>Mean Differenc</b>

<b>e (I-J) Std. Error Sig. </b>

<b>95% Confidence Interval </b>

<i><b>Lower Bound </b></i>

<i><b>Upper Bound </b></i>

Bonferroni Hà Nội Hải Phòng -.12444 .04875 .066 -.2536 .0048 Nam Định -.07409 .07351 1.000 -.2689 .1207 Thái Nguyên -.16988<small>*</small> .04250 .000 -.2825 -.0572 Hải

Phòng

Hà Nội .12444 .04875 .066 -.0048 .2536 Nam Định .05035 .08253 1.000 -.1684 .2691 Thái Nguyên -.04545 .05669 1.000 -.1957 .1048 Nam

Định <sup>Hà Nội </sup>

.07409 .07351 1.000 -.1207 .2689 Hải Phòng -.05035 .08253 1.000 -.2691 .1684 Thái Nguyên -.09580 .07900 1.000 -.3052 .1136 Thái

Nguyên

Hà Nội .16988<small>*</small> .04250 .000 .0572 .2825 Hải Phòng .04545 .05669 1.000 -.1048 .1957 Nam Định .09580 .07900 1.000 -.1136 .3052 Kiểm định

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

chương trình giáo dục nhà trường theo tiếp cận lấy trẻ làm trung tâm của cơ sở GDMN. Điều này là do, GVMN ở các trường Hà Nội có nhiều ý kiến hiểu đúng và khắt khe hơn về chương trình giáo dục nhà trường theo tiếp cận lấy trẻ làm trung tâm. Mặt khác, khi xem xét ý kiến của GVMN ở Hà Nội đánh giá mức độ thuận lợi cho phát triển xây dựng lấy trẻ làm trung tâm hơn các vùng khác nhất là về chương trình cho trẻ chơi tự do và ngoài trời, sự tham gia và hợp tác của các bậc cha mẹ là thấp hơn (Hà Nội có 276 ý kiến với điểm trung bình là 4,16; các tỉnh khác có 179 ý kiến có điểm trung bình là 4,45).

<b>3. Kết luận </b>

Đánh giá chung về thực trạng nhận thức và khả năng đáp ứng của các cơ sở GDMN với phát triển chương trình giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho cho thấy: Bản thân GVMN đã có những hiểu biết nhất định, bước đầu đã có các giáo viên tổ chức một số hoạt động giáo dục trên cơ sở đáp ứng nhu cầu và thu hút sự tham gia của trẻ. Các cơ sở GDMN đã có hỗ trợ chuẩn bị thực hiện phát triển chương trình giáo dục lấy trẻ làm trung tâm nhưng chưa thực sự chủ động và còn thiếu nhiều về cơ sở vật chất, cách thức phân công công việc, bồi dưỡng chuyên mơn cho GVMN.

GVMN có những đề xuất khác nhau nhưng kết quả tập trung nhiều về việc mong muốn nâng cao chuyên môn tập huấn về phương pháp giáo dục tiên tiến, bố trí thời gian cơng việc để GVMN thực sự dành thời gian cho hoạt động với trẻ nhiều hơn, đảm bảo chất lượng giáo dục theo đúng tinh thần giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.

Từ những kết quả đề xuất của thực trạng trên, chúng tơi đề xuất cần có các chương trình bồi dưỡng nâng cao trình độ về phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo tiếp cận lấy trẻ làm trung tâm, vận dụng các phương pháp và các khóa bồi dưỡng đào tạo năng lực tổ chức hoạt động cho trẻ theo hướng tiếp cận lấy trẻ làm trung tâm và hiệu quả trong các chương trình bồi dưỡng GVMN cũng như đào tạo giáo sinh trong các cơ sở giáo dục.

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>

<i>[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2017. Chương trình giáo dục mầm non. Nxb Giáo dục. </i>

[2] Elizabeth Wooda and Helen Hedges, Curriculum in early childhood education: critical

<i>questions about content, coherence, and control. The Curriculum Journal, 2016 VOL. 27, </i>

NO. 3, 387405

[3] Leena Turja E Martina Endepohls-Ulpe Ỉ Marjolaine Chatoney, 2009. A conceptual framework for developing the curriculum and delivery of technology education in early

<i><b>childhood. Int J Technol Des Educ, 19:353–365 DOI 10.1007/s10798-009-9093-9. </b></i>

[4] Nguyễn Bá Minh - Trần Thị Ngọc Trâm - Nguyễn Thị Cẩm Bích - Hồng Thị Dinh - Vũ

<i>Ngọc Minh, 2019. Phát triển Chương trình giáo dục nhà trường trong các cơ sở giáo dục mầm non. Nxb Giáo dục. </i>

<i>[5] Trần Thanh Bình - Phan Tấn Trí, 2014. Năng lực quản lí và Phát triển chương trình giáo dục ở trung học phổ thơng, Dự án Phát triển Giáo dục Trung học phổ thông giai đoạn 2. [6] Nguyễn Đức Chính, 2008. Thiết kế và đánh giá chương trình giáo dục. Tập bài giảng, Đại </i>

học Quốc gia Hà Nội.

<i>[7] Jon Wiles - Joseph Bondi, 2005. Xây dựng chương trình học. Hướng dẫn thực hành (xuất </i>

bản lần thứ 6), Nguyễn Kim Dung dịch. Nxb Giáo dục.

[8] Leena Turja E Martina Endepohls-Ulpe Ỉ Marjolaine Chatoney, 2009. A conceptual framework for developing the curriculum and delivery of technology education in early

<i><b>childhood. Int J Technol Des Educ, 19:353–365 DOI 10.1007/s10798-009-9093-9. </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>ABSTRACT </b>

<b>Develop school educational programs in early education institutions based on the child-centered approach </b>

Nguyen Thi Cam Bich

<sup>1</sup>

và Hoang Thi Nho

<sup>2*</sup>

<i> </i>

<small>1</small><i>The Vietnam Institute of Educational Sciences </i>

<small>2</small><i>Faculty of Educational Sciences, VNU University of Education, Vietnam National University </i>

Developing the school program based on the child-centered approach requires comprehensive, flexible, open, and oriented toward children's aspirations, hobbies, and interests. The trend of developing comprehensive, open-access programs based on children's needs and interests is gradually focused and is considered an essential criterion of quality. Therefore, the article investigated schools’ responses to the development of child-centered programs and the advantages and disadvantages of developing the program according to this approach in Vietnam. The survey conducted opinions of 478 preschool teachers in Hanoi, Hai Phong, Nam Dinh, and Thai Nguyen to get an overview of the schools’ responses to program development based on the child-centered approach. The results show that: Most of the teachers understand and are aware of the necessity of developing programs according to the child-centered approach. Besides, the teacher's suggestions mainly focus on the time spent on organizing and implementing activities for the children, increasing the classroom’s materials…

<i><b>Keywords: early childhood education Curriculum, preschool education program </b></i>

development, child-centered approach.

</div>

×